Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Lịch Sử Việt Nam – Từ Nguồn Gốc Đến Năm 1884

Nhà Hồ – giai đoạn Thuộc Minh (1400-1428)

Tác giả: Nguyễn Phan Quang, Võ Xuân Đàn

I.  Nhà Hồ (1400-1407)

1. Những hoạt động của Hồ Quý Ly 1400 Hồ Hán Thương 1401

Quý Ly lên làm vua, lấy lại họ Hồ của Tổ tiên, đổi tên nước là Đại Ngu (vì họ Hồ vốn dòng dõi nhà Ngu bên Trung Hoa). Chưa đầy một năm thì bắt chước nhà Trần, Hồ Quý Ly nhường ngôi cho con, lên làm Thái thượng hoàng. Tuy thế, Hồ Quý Ly vẫn nắm quyền trị nước.

Con thứ của Quý Ly là Hồ Hán Thương lên làm vua. Hồ Hán Thương có mẹ là công chúa Huy Ninh, con của vua Trần Minh Tông. Vì thế, khi sai sứ sang cáo với nhà Minh, Quý Ly lấy cớ là nhà Trần đã tuyệt tự nên phải cho cháu ngoại lên thay, tạm giữ quyền điều hành quốc sự. Nhà Minh phong cho Hán Thương làm An Nam Quốc vương. Quý Ly thực hiện được nhiều công trình đáng kể dù thời gian nắm quyền của họ Hồ không bao nhiêu (7 năm).

Trước hết phải kể đến việc cải cách dùng tiền giấy của . Cách dùng tiền giấy đã được Hồ Quý Ly cho áp dụng từ năm 1396. Song song với việc phát hành tiền giấy là hủy bỏ việc dùng tiền đồng. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam có việc dùng tiền giấy. Sử liệu cho ta biết chi tiết về tiền giấy của  như sau:

Về việc giáo dục,  có một số cải cách. Ngay sau khi lên ngôi được 5 tháng, Hồ Quý Ly đã cho tổ chức kỳ thi Thái học sinh, chọn được 20 người đỗ, trong đó có Nguyễn Trãi.

Ba năm sau, nhà Hồ ấn định cách thức thi cử. Lệ thi tiến hành liền trong ba năm, vào tháng 8 hàng năm. Thí sinh đậu thi hương rồi thì được miễn lao dịch nhưng năm sau phải thi lại ở bộ Lễ, ai đỗ được bổ dụng. Qua năm thứ ba mới thi hội, nếu đậu, mới được gọi là Thái học sinh. Trong chương trình thi có môn toán và viết tập. Ngoài ra còn có thi Lại viên để tuyển người làm việc trong các lãnh vực sự vụ, hành chính. Quân nhân, phường chèo, người có tội không được dự thi.

ở các châu phủ đều có quan giáo thụ trông coi việc học hành. Giới nhà giáo được quan tâm một cách thiết thực. Các quan làm giáo chức đều được cấp ruộng từ 10 mẫu trở lên. Mỗi cuối năm phải chọn kẻ học giỏi tiến vào triều để nhà vua sát hạch bổ sung.

Chính sách khuyến học của nhà Hồ đã đưa đến kết quả đáng kể. Năm 1405 có đến 170 người thi đỗ và được bổ dụng vào bộ máy quan chức của nhà Hồ.

Chế độ thuế má: Các thuyền buôn bán đều phải chịu thuế tùy theo hạng. Hạng nhất phải đóng 5 quan, hạng nhì 4 quan, hạng ba 3 quan.

Nhà Hồ ban hành chính sách hạn điền, quy định số ruộng đất mà các vương hầu, quan lại cùng địa chủ được phép có. Không ai có quyền sỡ hữu trên 10 mẫu ruộng. Nếu quá con số ấy thì biến thành tài sản của nhà nước. Chế độ hạn nô cũng được ban hành, quy định mỗi hạng người chỉ có được một số nô tỳ nhất định.

Thuế đinh căn cứ vào số ruộng. Ai có 2 mẫu 6 sào trở lên thì đóng 3 quan, ai có ít hơn số ấy thì đóng ít hơn, ai không có ruộng thì được miễn. Thuế ruộng được định như sau: tư điền đóng mỗi mẫu 5 thăng. Ruộng dâu cũng chia làm ba hạng để đóng thuế.

Hộ tịch: Để tăng quân số hòng chống giữ với nhà Minh, nhà Hồ bắt tất cả mọi người từ hai tuổi trở lên đều phải ghi vào sổ hộ tịch. Nhờ thế quân số tăng thêm.

Nhà Hồ lập ra bốn kho và trưng tập các thợ thủ công giỏi vào làm ở đấy.

Nhà Hồ còn cải cách đóng chiến thuyền. Thuyền có sàn, trên sàn dùng để đi lại, dưới sàn là nơi để chèo chống.

Cương vực của Đại Việt dưới thời nhà Hồ được mở rộng về phương Nam. Năm 1042. Hồ Hán Thương thân chinh đi đánh Champa. Vua Chăm dâng đất Chiêm Động để xin hàng. Hồ Quý Ly bắt vua Chăm phải nhường thêm đất Cổ Lũy, gộp lại thành bốn châu Thăng, Hoa, Tư, Nghĩa (sau này ghép tên lại thành Thăng Hoa và Tư Nghĩa, tương ứng với vùng Quảng Nam, Đà Nẵng ngày nay).

2. Thất bại của nhà Hồ

Trong lúc nhà Hồ đang ra sức xây dựng đất nước thì lại có một thế lực khác lại vận động để lật đổ nhà Hồ. Có người tên là Trần Thiêm Bình, tự xưng là con của vua Trần Nghệ Tông, vượt biên giới sang Trung Hoa, tố cáo với nhà Minh việc họ Hồ cướp ngôi nhà Trần. Nhà Minh nhân cớ ấy cũng muốn xuất thân đánh họ Hồ.

Hồ Quý Ly biết tin nên tăng cường phòng thủ. Ông cho đắp thành Đa Bang (Ba Vì, Hà Nội), đóng cọc gỗ trong lòng sông Bạch Hạc và chia quân đi trấn giữ các nơi hiểm yếu.

Năm 1406, nhà Minh sai tướng cùng 5.000 quân đưa Trần Thiêm Bình về nước. Hồ Quý Ly cho quân chận đánh quân Minh ở Chi Lăng, bắt được Thiêm Bình, đem giết đi rồi một mặt sai sứ sang nhà Minh biện bạch việc Thiêm Bình nói dối, xin theo lệ tiến công như cũ, một mặt cho tăng cường phòng thủ, mộ thêm lính, đóng cư ở phía Nam sông Nhị Hà dài đến hơn 700 dặm.

Nhà Minh cử các danh tướng như Mộc Thạnh, Trương Phụ, Lý Bân đem hai đạo quân sang đánh nhà Hồ. Hai đạo quân ấy vượt biên giới tới đóng ở bờ Bắc sông Bạch Hạc. Biết rằng lòng dân còn luyến tiếc nhà Trần, tướng nhà Minh sai viết kịch kể tội nhà Hồ, tuyên truyền là quân Minh sang để lập nhà Trần lên làm vua. Hịch được khắc vào các tấm ván nhỏ và thả trôi sông. Quân Việt bắt được, lòng chiến đấu tan rã, vì thế quân Minh đi đến đâu thắng đến đấy. Hồ Quý Ly phải vào cố thủ trong thành Đa Bang (Ba Vì, Hà Nội), nhưng không bao lâu sau, Trương Phụ vào Mộc Thạnh phá được thành Đa Bang, Hồ Quý Ly phải chạy lên Hoàng Giang rồi về Nghệ An, đến cửa Kỳ La (Cửa Nhượng, Hà Tĩnh) thì bị quân Minh bắt được. Hồ Quý Ly, Hồ Hán Thương cùng gia quyến bị đưa về Kim Lăng (Trung Hoa, 1407).

Trong số người bị bắt, có con trưởng của Hồ Quý Ly là Hồ Nguyên Trừng, một nhà sáng chế ra súng thần công và là tác giả của tác phẩm “Nam Ông Mộc Lục”, viết về 31 nhân vật nổi tiếng trong lịch sử của Đại Việt. Sau này, nhờ Hồ Nguyên Trừng dâng lên cho Hoàng đế nhà Minh cách thức chế súng thần công, mà cha con Hồ Quý Ly được thả và sinh sống tại Trung Hoa cho đến chết. Triều Hồ đã thất bại dù có nhiều cải cách tiến bộ. Những cải cách của Hồ Quý Ly đụng chạm đến hầu hết các giai tầng xã hội, nhất là tầng lớp quý tộc với các phép hạn điền, hạn nô. Vì thế phản ứng của tầng lớp này rất quyết liệt. Những biện pháp kinh tế của Hồ Quý Ly lại chưa có thời gian để trở thành hiện thực nên chưa lôi kéo được quần chúng nhân dân. Bên cạnh đó, việc cướp ngôi nhà Trần đã làm bất bình giới nho sĩ từng thấm nhuần tư tưởng trung quân ái quốc. Do đó nhà Hồ đã không động viên được sự đoàn kết toàn dân, cuộc chiến chống Minh vì thế thất bại.

3. Thành nhà Hồ

Nhà Hồ tuy nắm quyền trong thời gian ngắn ngủi nhưng đã kịp để lại một công trình kiến trúc quan trọng. Đó là thành nhà Hồ.

Tòa thành này được Hồ Quý Ly cho xây từ trước khi đoạt ngôi nhà Trần vào năm 1397. Vào năm ấy, Hồ Quý Ly sai Thượng thư Lại bộ là Đỗ Tỉnh đến động An Tôn (Thanh Hóa) khảo sát thực địa rồi xây thành và cung điện. Thành xây trên địa phận ấy nên được gọi là thành An Tôn. Ngày nay, thành nhà Hồ thuộc hai xã Vinh Long và Vinh Tiến, huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa.

Thành xây xong, Hồ Quý Ly cho đổi trấn Thanh Hóa thành trấn Thanh Đô và bức vua Trần Thuận Tông bỏ Thăng Long dời đô về đấy (1397). Năm sau, Hồ Quý Ly ép vua phải nhường ngôi cho con là Trần án, mới ba tuổi. Trần án lên ngôi tại thành An Tôn. Từ đấy thành An Tôn được xem như kinh đô mới và được đổi tên là Tây Đô.

Vào năm 1400, sau khi phế Trần án, lên làm vua, Hồ Quý Ly cũng đóng đô ở đấy. Tây Đô được đổi tên thành Quốc Đô. Cũng từ đây Hồ Quý Ly điều hành đất nước, đưa ra những chương trình cải cách của mình. Các khoa thi năm Canh Thìn (1400), năm ất Dậu (1400) đều được tổ chức tại đây. Cũng từ đây, Hồ Hán Thương cầm đầu đại binh xuất phát từ cửa chính Nam lên đường tấn công Champa, lấy được hai đất Chiêm Động và Cổ Lũy (1402).

Cuộc chiến kháng Minh của nhà Hồ thất bại, quân Minh vào chiếm lấy Quốc Đô, đổi tên Quốc Đô thành phủ Thanh Hóa. Đến sau khi Lê Lợi chiến thắng quân Minh, lên ngôi vua, đóng đô tại Đông Kinh (Thăng Long), thành Thanh Hóa được trở lại tên cũ của thời nhà Trần là Tây Đô. Vào thờ nhà Nguyễn, nhiều địa danh tỉnh, huyện, thành, l?sở được thay đổi để phù hợp với chế độ chính trị của triều Nguyễn. Thành Thăng Long được đổi thành tỉnh Hà Nội, thành Tây Đô lấy tên của làng ở phía cửa Tây của thành là Tây Nhai. Đến đời Minh Mạng (1820-1840) lại đổi thành Tây Giai.

Tên thành nhà Hồ mới xuất hiện sau này, từ khi triều đại nhà Hồ được xem là triều đại chính thống trong lịch sử.

Theo mô tả của các sách sử cũ thì trong thành nhà Hồ đã từng có nhiều công trình kiến trúc như điện Hoàng Nguyên, cung Diên Thọ, cung Phù Cực, Thái Miếu… Nhưng hiện nay không còn một dấu tích gì đáng kể. Chỉ còn tồn tại bức tường thành đồ sộ, chu vi dài tới hơn 3 km, cao trung bình 5-6m.

Thành nhà Hồ được xây với một bình đồ gần vuông. Chiều dài (Bắc và Nam) có 90m, chiều rộng (Đông và Tây) hơn 700m. Bốn mặt thành đều còn tương đối đủ. Mặt ngoài ốp đá, phía trong là tường đất đắp thoải xuống để quân lính di chuyển dễ dàng. Nét đặc sắc của các bức tường thành này là phần ốp bằng những khối đá xanh ở bên ngoài. Các khối đá được đẽo vuông vức, phần nhiều có chiều dài là 1,4m, rộng 0,7m và dày 1m. Riêng ở cửa Tây có những khối đá rất to, dài đến 5,1m, cao và dày 1,2m, nặng hơn 15 tấn. Các khối đá được xếp theo hình chữ công chồng lên nhau, tạo nên độ dốc thẳng đứng ở mặt ngoài, gây trở ngại đến mức tối đa cho kẻ địch muốn vượt thành.

Đá được lấy ở dãy núi đá cách thành về phía Nam chừng vài cây số. Đá được chế tác, đẽo gọt tại đây rồi mới được vận chuyển về thành.

Người xưa đã vận chuyển và chồng những khối đá to lớn và nặng nề ấy như thế nào? Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy những hòn bi bằng đá ở quanh thành và đưa ra giả thuyết là người xưa có thể sử dụng các hòn bi đá này để di chuyển đá. Khối đá được đặt trên các hòn bi đá, người vận chuyển dùng đòn bẩy để bẩy cho đá trượt trên các hòn bi ấy. Sau khi đã trượt qua một số hòn, người ta lại đem bi đặt đón phía trước cho khối đá tiếp tục trượt qua. Và cứ thế, khối đá nhích lần lần đến nơi. Ngoài ra còn có giả thuyết cho là đá được vận chuyển bằng những chiếc cộ, tức là loại xe bốn bánh bằng gỗ, bên trên có sàn để hàng hóa.

Còn việc xếp chồng các khối đá lên nhau theo hình chữ công lại được phối hợp với việc đắp tường đất bên trong. Tường đất được đắp thành những con đường thoai thoải để bẩy đá lên được dễ dàng, sau đó các khối đá được xếp, lớp sau chồng lên lớp trước. Công việc này rất nặng nhọc và đã gây ra tai nạn. Người ta đã tìm thấy một bộ xương người ở một chỗ tường đá lở. Hẳn là người xấu số ấy bị đè giữa hai khối mà đồng đội không thể nào lấy thây ra được vì khối đá quá nặng.

Trước kia, trên mặt thành có phần gạch xây lên bên trên mặt đá theo lệnh của Hồ Hán Thương (1401), nhưng ngày nay không còn nữa. Nhiều đoạn mặt thành bị phá lấy đá, chiều cao chỉ còn 0,5m. Có đoạn mất hẳn.

Thành có bốn cửa Đông, Tây, Nam, Bắc. Mỗi cửa đều ở vị trí chính giữa các mặt thành và được xây thành vòm cuốn bằng đá khối, kích thước rất lớn. Riêng cửa Nam là cửa chính, lại có đến ba vòm cuốn, vòm giữa to hơn hai vòm hai bên. Cửa Nam là cửa lớn nhất, rộng 38m, coa hơn 10m, xây nhô ra ngoài tường thành 4m. Cả ba vòm cuốn đều rộng 5,8m. Vòm cửa giữa cao 8,5m, hai vòm bên cao 7,8m. Phía trên cửa Nam có lát đá bằng phẳng, nguyên là nền của lầu cửa, nơi vua ngự để duyệt binh hoặc chủ trì các nghi lễ.

Các cửa Đông, Tây và Bắc rộng 5,8m, sâu khoảng hơn 13m, cao 5,4m. Mỗi vòm cuốn đều có hai cánh cửa gỗ nặng, dầy và chắc. Dấu vết của các cánh cửa ấy là những lỗ đục vào đá và những lỗ cối lắp ngưỡng cửa.

Có thể giải thích cách xây các vòm cuốn như sau: Trước hết, đất được đắp thành hình vòm cửa, sau đó đá mới được xếp lên. Đá ghép vòm được đẽo theo hình múi bưởi. Các chất kết dính được miết vào các khe hở. Xây xong, phần đất bên trong được moi ra để lộ vòm cuốn.

Thành được bao quanh bốn mặt bởi một con hào rộng đến 50m, nhưng ngày nay nhiều chỗ đã bị lấp. Đường qua hào chạy thẳng vào bốn cửa thành được xây cống gạch. Hiện nay ở cửa Tây còn loại cống gạch này.

Thành còn có một vòng tre gai bao quanh về phía Tây và phía Bắc, còn phía Nam và Đông có một lũy đất cách vòng hào khoảng 1km. Lũy khá lớn, chạy suốt hai phía mặt thành. Tất cả tạo thành một hệ thống tuyến phòng ngự tiền duyên, bảo vệ cho thành.

Thành nhà Hồ được nhà nước công nhận là di tích lịch sử văn hóa vào đợt đầu tiên, năm 1962. Thành được quy định làm hai khu vực: Khu vực bất khả xâm phạm là toàn bộ bức thành. Tuy đã được quy định bằng văn bản, nhưng khu tích này vẫn bị xâm phạm. Cần thiết phải có biện pháp bảo vệ di sản văn hóa này tích cực hơn.

Quân Minh chiếm được Đại Việt rồi chia ra làm 17 phủ và đặt chính sách cai trị. Con cháu nhà Trần nổi lên (Giản Định Đế, Trần Quý Khoách) chống cự nhưng không thành công.

Cuộc đô hộ của nhà Minh có ngắn ngủi nhưng cũng để lại những hậu quả tai hại cho Đại Việt. Ta có thể đơn cử:

Sau khi thắng được nhà Hồ, quân Minh đã bắt rất nhiều phụ nữ, trẻ em, thầy thuốc, thợ giỏi về Trung Quốc. Chúng phá nhiều công trình văn hóa như chuông Quy Điền, vạc Phổ Minh…

Cùng với việc trên, quân Minh đem rất nhiều sách vở của Đại Việt về Kim Lăng và thiêu hủy. Một số trong những sách của ta bị thất truyền cho đến ngày nay có thể kể:

Hình Thư của Lý Thái Tông, Hình Luật của Trần Thái Tông, Khóa Hư Lục của Trần Thái Tông, Binh Gia Yếu Lược và Vạn Kiếp Bí truyền của Trần Hưng Đạo, Tiểu ẩn Thi của Chu An Lạc, Đạo Tập của Trần Quang Khải, Băng Hồ Ngọc Hán tập của Trần Nguyên Đán, Đại Việt Sử Ký (30 quyển) của Lê Văn Hưu, Nhị Khê thi tập của Nguyễn Phi Khanh, Phi Sa tập của Hàn Thuyên.

Đầu năm 1416 tại Lũng Nhai thuộc vùng rừng núi Lam Sơn (huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa), Lê Lợi và 18 người cùng chí hướng làm lễ ăn thề nguyện cùng sống chết để đánh đuổi quân Minh do Mã Kỳ cầm đầu tiến đánh Lam Sơn. Sau khi phục binh đánh thắng trận đầu, nghĩa quân hãy còn yếu sức, chưa quá 2000 người, không chống cự nổi. Bình Định Vương phải bỏ cả vợ con cho địch bắt, cùng nghĩa quân rút lên núi Chí Linh. Khi quân Minh rút đi, nghĩa quân lại trở về Lam Sơn, xây dựng căn cứ, lực lượng chỉ còn khoảng 100 người.

Tháng 4 năm 1419, Lê Lợi đem quân đánh chiếm đồn Nga Lạc (Nga Sơn, Thanh Hóa). Quân Minh đem lực lượng đến đánh nghĩa quân phải rút lên núi Chí Linh lần thứ hai và bị quân Minh vây chặt. Trong tình hình nguy cấp đó, Lê Lai đã tình nguyệt mặc ngự bào, giả làm Lê Lợi cưỡi voi xông trận để bị giặc bắt. Giết xong Lê Lai, tưởng là đã trừ được Lê Lợi, quân Minh rút đi. Nghĩa quân chuyển về Lư Sơn (phía Tây huyện Quang Hóa) để xây dựng căn cứ khác.

Năm 1420, sau khi đánh thắng quân Minh một trận lớn ở Thi Lang, Bình Định Vương cho đóng bản doanh tại Lỗi Giang (tên của một đoạn sông Mã). Tại đây, Nguyễn Trãi đã đến yết kiến Lê Lợi và dâng tập Bình Ngô sách (bản chiến lược đánh đuổi quân Minh). Lê Lợi phong Nguyễn Trãi làm tham mưu.

Cuối năm 1422, quân Minh tiến đánh nghĩa quân ở Quan Gia (có nơi ghi là Quan Du). Lê Lợi phải rút quân về Chí Linh lần thứ ba. Nghĩa quân thiếu lương thực, Lê Lợi phải giết cả con ngựa đang cưỡi để nuôi quân. Trước tình thế khó khăn đó, để củng cố lực lượng, Lê Lợi xin hòa với quân Minh. Đề nghị ấy được quân Minh chấp nhận vì đã đánh nhau với nghĩa quân mãi mà vẫn không tiêu diệt được (tháng 5.1423).

Lui về phía Nam

Qua năm 1424, sau nhiều lần mua chuộc dụ dỗ nghĩa quân bất thành, quân Minh chuẩn bị dùng võ lực đàn áp. Theo lời bàn của Nguyễn Chích, Bình Định Vương tiến vào Nghệ An để xây dựng căn cứ mới. Tháng 10 năm 1424, Lê Lợi cho quân đi đánh chiếm đồn Đa Căng (Thanh Hóa). Nghĩa quân đánh tan quân Minh ở Bồ Liệp và Trịnh Sơn (Nghệ An).

Đầu năm 1425 tướng nhà Minh là Trần Trí huy động lực lượng ở Nghệ An chặn đánh nghĩa quân làm chủ cả vùng Nghệ An. Bình Định Vương một mặt sai Đinh Lễ đem quân đánh Diễn Châu rồi tiến ra vây thành Tây Đô, một mặt sai Trần Nguyên Hãn, Lê Nỗ đem quân vào Nam giải phóng hai châu Tân Bình, Thuận Hóa, uy thế của Bình Định Vương ngày càng lớn, dân chúng gia nhập nghĩa quân càng nhiều. Các tướng gọi ông là Đại Thiên Hành Hóa (thay trời làm mọi việc).

Bình luận