Bệnh nhân đầu tiên, Teri Washburn, đang ngồi đợi ở hành lang. Hai mươi năm trước, Teri là một trong những ngôi sao sáng chói nhất ở phim trường Hollywood. Ngôi sao này mờ nhạt nhanh và nàng lấy một người buôn gỗ ở Oregon rồi lại gãy gánh giữa đường. Từ đó đến nay đã năm hoặc sáu lần lập gia đình và hiện nàng đang sống ở New York với người chồng sau chót, một nhà nhập cảng hàng hoá. Khi Judd đến hành lang, nàng ngước lên giận dữ.
– À, bác sĩ – nàng nói với giọng định trách móc nhưng khi trông thấy ông nàng im bặt.
– Bác sĩ có chuyện gì vậy? – Nàng hỏi dồn dập – Trông ông cứ như vừa đấu quyền anh xong ấy.
– Chỉ một tai nạn xe sơ sơ vậy thôi. Xin lỗi tôi đã đến trễ hẹn nhé.
Ông mở cửa, đưa Teri vào phòng khách. Trước mặt ông. lờ mờ bàn ghế trống vắng của Carol.
– Em có đọc bài báo viết về Carol – Teri nói, giọng xúc động – một vụ giết người vì tình hả bác sĩ?
– Không – Judd đáp cộc lốc và mở cửa phòng khám bệnh bên trong. – Xin chờ tôi 10 phút nhé.
Ông đi vào văn phòng, trả lại lịch hẹn và bắt đầu quay số điện thoại đến từng bệnh nhân thông báo ông đã làm việc lại trừ 3 người. Ngực và tay ông đau nhói mỗi lần ông cử động, đầu ông bắt đầu nhức trở lại. Ông mở ngăn keolâys hai viên Darvan uống với một ly nước. Ông bước ra phòng khách mời Teri vào. Ông cố bình thản gạt đi hết mọi chuyện để thanh thản nói chuyện với bệnh nhân. Teri nằm xuống tràng kỷ, váy vén cao và bắt đầu nói chuyện.
Cách đây 20 năm, sắc đẹp của Teri Washburn đã gây sóng gió cho biết bao gã si tình, bây ggiờ nàng vẫn chưa phai nét quyến rũ. Judd chưa từng thấy ai có đôi mắt to dịu dàng và ngây thơ đến như vậy. Chung quanh đôi môi nóng bỏng ấy đã xếp hàng vài nếp nhăn nhưng vẫn còn khiêu gợi. Ngực nàng tròn lẳn và chắc nịch dưới lớp áo hoa bó sát người. Judd nghi nàng có bơm ngực nhưng ông đang chờ nàng tự khai ra. Thân hình thư giãn của nàng vẫn còn đẹp, có điều chân nàng hơi to.
Lúc này hoặc lúc khác, hầu hết các nữ bệnh nhân của Judd đều nghĩ là họ yêu ông, một biết chuyển tự nhiên giữa bệnh nhân – bác sĩ thành ra bệnh nhân – người bảo hộ – tình nhân. Nhưng ở Teri thì khác hẳn ngay từ phút đầu tiên bước vào phòng bác sĩ, nàng luôn cố gợi chuyện yêu đương với Judd, bằng mọi cách nàng cố hết sức quyến rũ ông – quả thật Teri quá sức sành sỏi trong chuyện này. Cuối cùng Judd phải cảnh báo nàng nếu ko đứng đắn lại thì ông sẽ chuyển nàng đến một bác sĩ khác. Từ đó nàng đối xử với ông có đứng đắn hơn cố ngắm nghía ông, cố chờ dịp chộp được sơ hở, yếu điểm của ông.
Một y sĩ người Anh nổi tiếng đã chuyển nàng đến Judd sau khi xảy ra một vụ xì-căng-đan nhơ nhuốc ở Antibes. Một phóng viên người Pháp của một tờ báo lá cải đã phỉ báng Teri đi nghỉ cuối tuần trên du thuyền của một trùm tư bản nổi tiếng người Hy Lạp. Cô ta đã ngủ cả với ba người em của ông này khi ông phải đáp máy bay sang Rome một ngày để giải quyết công việc. Câu chuyện được ém nhẹm ngay lập tức, anh chàng phóng viên ấy phải rút lại bài chỉ trích của mình đã đăng trên báo rồi sau đó bị sa thải một cách êm thấm. Ngay từ buổi gặp gỡ đầu tiên với Judd, Teri đã khoe khoang rằng chuyện ấy có thực.
– Thật là ngông cuồng – cô ta nói – Lúc nào em cũng nghĩ đến tình dục và chẳng bao giờ thấy đủ cả.
Nàng ta xoa tay vào hông, tốc váy lên và đưa mắt ngây thơ nhìn Judd.
– Có hiểu ý em ko, cưng của em ơi? – Cô nàng õng ẹo hỏi.
Từ lần đầu tiên, Judd đã biết khá nhiều về Teri. Cô ta từ một tỉnh nhỏ khai thác mỏ than ở vùng Pensyl-Vania.
– Cha em là một người Polack lầm lì ít nói. Ông luôn say xỉn mỗi tối thứ bảy từ chỗ làm – nghề thợ máy xe lửa – rồi lại về leo lên người mẹ già cỗi của em.
Mới 13 tuổi, Teri đã có thân hình nảy nở trên khuôn mặt thiên thần. Nàng đi theo sau thùng rác đổ than cùng với thợ mỏ để kiếm tiền. Một ngày kia khi cha nàng biết chuyện, ông đến túp lều bé nhỏ của họ gào thét văng tục rồi đuổi mẹ Teri đi. Ông đã khoá cửa lai, lôi dây thắt lưng to bản ra bắt đầu đánh đập Teri. Khi ngừng tay, ông đè ra cưỡng hiếp luôn nàng.
Judd nhìn chằm chặp Teri, nghe nàng tả lại cái hình tượng ấy với nét mặt bình thản, chẳng mảy may xúc động hay giận dữ.
– Đó là lần cuối cùng em gặp cha mẹ.
– Cô bỏ đi nơi khác à? – Judd nói.
Teri vặn người trên tràng kỷ với vẻ ngạc nhiên.
– Bác sĩ hỏi gì em?
– Sau khi cha cô cưỡng hiếp cô…
– Chạy đi à? – Teri nói xong, ngửa đầu ra sau cười một tràng dài. – Em thích điều đó mà bà mẹ nanh ác của em lại đuổi em đi!
Judd bật máy ghi âm, ông hỏi:
– Cô thích nói về chuyện gì?
– Trời đất ơi, tại sao chúng mình ko phân tích ông để hiểu xem tại sao ông lại quá chân thật đến thế.
Bác sĩ cứ phớt lờ đi.
– Tại sao cô lại cho rằng cái chết của Carol là một vụ án vì tình.
– Bởi vì đối với em mọi thứ đều gợi đến tình dục thôi cưng ạ.
Nàng ta uốn éo làm cái váy tốc lên cao tí nữa.
– Kéo váy xuống đi Teri à.
Nàng ngây thơ nhìn ông.
– Em xin lỗi… bác sĩ, ông lại quên mất một bữa tiệc sinh nhật đáng kể hôm tối thứ bảy vừa rồi.
– Cô hãy kể đi nào.
Nàng do dự, giọng nàng có pha chút lo lắng bất thường.
– Bác sĩ ko ghét em chứ?
– Tôi đã nói với cô là cô ko cần sự đồng ý của tôi mà. Duy nhất chỉ cần chính cô đồng ý là được rồi. Dù phải hay quấy đi nữa thì cũng là thứ luật lệ do chúng ta tự đặt ra để chơi trò chơi với người khác. Nếu ko có thứ luật chơi ấy, ko thể có trò chơi được, nhưng cũng đừng bao giờ quên luật chơi do chính chúng ta tạo ra.
Đột nhiên im lặng. Một lúc sau, nàng nói:
– Bữa tiệc ấy có nhạc sống. Chồng em thuê một ban nhạc 6 người.
Judd chờ nàng nói tiếp. nàng lại vặn người nhìn bác sĩ.
– Có chắc rằng bác sĩ ko xem thường em ko?
– Tôi muốn giúp cô. Chúng ta cũng làm nhiều việc đáng xấu hổ rồi nhưng điều đó ko có nghĩa là chúng ta cứ tiếp tục làm nữa đâu.
Nàng nhìn ông chăm chú một lúc rồi lại nằm xuống tràng kỷ.
– Em đã bao giờ nói cho bác sĩ biết là em nghi chồng em, Harry, bị liệt dương chưa nhỉ?
– Rồi.
Nàng nói liên miên.
– Ông chồng em thật tình chẳng làm gì em suốt từ khi cưới nhau đến giờ. Ông ta luôn luôn bào chữa bằng những lý do chết tiệt… à…. – Môi nàng cong cớn với vẻ cay đắng. – Ừ… tối thứ bảy em đã ngủ với ban nhạc trong lúc Harry đang xem.
Nàng ta bắt đầu khóc.
Judd đưa cho nàng một ít khăn giấy và ngồi nhìn nàng một cách chăm chú. Teri luôn phải trả một giá rất đắt về những thứ nàng có được trên đời. Lần đầu tiên đặt chân đến phim trường Hollywood, nàng đã phải nhận công việc chạy bàn cho một quầy ăn phục vụ khách trong xe hơi, để kiếm tiền đi học một ông thầy dạy kịch loại tồi hạng bét. Trong vòng một tuần, nàng đã tấn công ông thầy tới tấp, làm tất cả việc vặt trong nhà thầy và giữ rịt thầy trong phòng ngủ. Vài tuần sau, nàng nhận ra ông thầy chẳng thể nào tạo được cho nàng một công việc hào hứng mặc dù ông rất cố sức, thế là nàng bỏ ông ta và xin làm thủ quỹ cho một cửa hàng bách hóa trong khách sạn Beverly Hills. Nhân dịp lễ giáng sinh, một vị cũng thuộc hàng chức sắc trong làng phim tình cờ đến mua vét quà cho vợ, đã đưa cho Teri tấm danh thiếp và hạn nàng gọi điện cho ông ta. Một tuần sau, Teri được gọi đến trắc nghiệm tài năng diễn xuất. Nàng rất vụng về và cũng chẳng có bài bản nhưng nàng được đến ba ưu điểm: một khuôn mặt và một thân hình quyến rũ được người quay phim yêu và giám đốc phim trường đang giữ nàng trong tay.
Trong năm đầu, Teri Washburn xuất hiện trong từng đoạn phim ngắn của hàng chục bộ phim. Nàng bắt đầu nhận thư từ tới tấp. Những đoạn phim nàng đóng ngày càng dài hơn. Đến cuối năm vị ân nhân của nàng chết vì nhồi máu cơ tim, Teri lo sợ bị sa thải khỏi phim trường. Nhưng thay vào đấy, vị giám đốc mới lại gọi nàng vào phòng và báo cho nàng biết ông đã vạch cả một kế hoạch quy mô cho nàng. Nàng ký hợp đồng mới, thu nhập cao hơn, có nhà lớn và đẹp hơn với phòng ngủ gắn toàn kính.
Những vai diễn của Teri từ từ lên đến đỉnh cao trong hãng phim loại B và cuối cùng khi công chúng bày tỏ lòng ngưỡng mộ bằng cách đem tiền đến đặt sẵn ở văn phòng để được xem phim mới do Teri Washburn diễn xuất, nàng bắt đầu trở thành minh tinh điện ảnh hạng A.
Thời ấy đã xưa lắm rồi.
Judd cảm thấy hối tiếc cho nàng giờ đây đang nằm trên tràng kỷ, cố nén tiếng thổn thức.
– Cô uống chút nước nhé? – Ông hỏi.
– Kh… Không – nàng nói – em kh… khoẻ mà bác sĩ.
Nàng rút trong ví ra chiếc khăn tay hỷ mũi.
– Em thành thật xin lỗi bác sĩ – nàng nói – em đã xử sự như một con ngốc chết tiệt.
Nàng ngồi dậy.
Judd ngồi yên, chờ nàng bình tĩnh trở lại.
– Tại sao em lại lấy một người như Harry nhỉ bác sĩ?
– Đó là một câu hỏi quan trọng cô có nghĩ là tại sao ko?
– Em biết thế nào được cái quái quỷ ấy – Teri gào lên – Ông là bác sĩ tâm lý. Nếu em biết sự thể như vậy thì em lấy làm gì cái thứ ghê tởm ấy, bác sĩ nghĩ xem có phải ko?
– Cô nghĩ điều gì?
Nàng nhìn ông chòng chọc, sửng sốt.
– Bác sĩ cho rằng tôi cứ lấy ư?
Nàng giận dữ đứng phắt lên.
– Tại sao, thật là ghê tởm! Bác sĩ nghĩ là tôi thích ăn nằm với ban nhạc sao?
– Mà cô có làm ko?
Điên tiết, nàng vồ lấy lọ hoa và ném vào ông, nhưng chạm phải cạnh bàn vỡ tan.
– Trả lời ông rồi đấy chứ, bác sĩ?
– Không, lọ hoa ấy trị giá 200 đôla. Tôi sẽ gửi vào hoá đơn của cô.
Nàng tuyệt vọng nhìn Judd.
– Thật tình tôi thích nó ư? – Nàng thì thào.
– Cô hãy nói đi.
Nàng hạ thấp giọng hơn:
– Chắc em bệnh quá. Ôi, lạy Chúa. Em bị bệnh rồi, xin hãy cứu giúp em Judd ơi, hãy cứu em!
Judd đi qua chỗ nàng.
– Cô phải giúp tôi mới được.
Nàng gật đầu ngơ ngác:
– Tôi muốn cô về nhà và suy nghĩ những cảm tưởng của cô, Teri, ko phải trong lúc cô đang làm việc mà là trước khi làm. Hãy nghĩ xem tại sao cô muốn làm thế. Khi cô biết được điều đó, cô sẽ biết về chính mình rất nhiều.
Nàng nhìn Judd một lúc, nét mặt dần giãn ra. Nàng lại lấy khăn tay ra hỷ mũi.
– Bác sĩ thật tuyệt vời – nàng nói đồng thời cầm ví và găng tay – tuần sau gặp lại bác sĩ nhé!
– Vâng, tuần sau – Ông mở cửa bên hành lang, Teri bước ra.
Ông đã thấy được giải đáp cho vấn đề của Teri, nhưng nàng phải tự làm việc mới được. Nàng phải học được rằng tình yêu ko phải mua được mà nophá tự hiến dâng. Nàng ko thể chấp nhận một sự thật: tình yêu tự dâng hiến đến nàng trừ khi nàng tin tưởng rằng nàng đã xứng đáng đón nhận nó thì lúc đó Teri mới tiếp tục mua nó bằng cách sử dụng vốn quý giá duy nhất nàng có: thân thể nàng. Ông biết nỗi đau nàng đã vượt qua, nỗi thất vọng ê chề vì tự kinh tởm mình, ông thấy thương hại nàng. Nhưng chỉ còn cách duy nhất ông giúp được nàng là mang đến cho nàng một thái độ bàng quan và chẳng lệ thuộc vào ai. Ông biết đối với bệnh nhân, dường như ông xa vời và cách biệt với những vấn đề của họ, ở từ trên cao ban phát chút khôn ngoan. Nhưng đó là một phần rất cần thiết cho sinh mệnh, nếu nhìn từ lớp vỏ ngoài của phương thức chữa trị. Chứ thật ra, ông để tâm đến từng ly từng tí những vấn đề của bệnh nhân. Họ sẽ vô cùng sửng sốt nếu biết rằng trong những cơn ác mộng, Judd thường mơ thấy toàn những điều quái quỷ của họ.
Trong suốt 6 tháng đầu tiên thực tập làm bác sĩ tâm thần, rồi lại chịu đựng 2 năm thực hành phân tích cần thiết để trở thành bác sĩ tâm lý, Judd đã mắc phải chứng bệnh nhức đầu ko rõ nguồn cơn. Ông mạnh dạn chấp nhận những triệu chứng của tất cả các bệnh nhân và ông phải mất cả năm trời mới có thể làm chủ được tình trạng căng thẳng, xúc động.
Judd đang lấy cuộn băng ghi âm của Teri ra, tâm trí ông lại quay về tình trạng tiến thoái lưỡng nan của chính mình. Ông đến chỗ để điện thoại quay số gọi khu vực cảnh sát số 19.
Người trực tổng đài nối dây cho ông gặp thám tử Bureau. Giọng trầm trầm của Mc Greavy ở bên kia đầu dây:
– Trung uý Mc Greavy nghe đây.
– Xin vui lòng cho gặp thám tử Angeli.
– Chờ máy nhé.
Judd nghe tiếng lách cách đặt máy xuống ở đầu dây bên kia. Một lát sau, giọng Angeli vang lên:
– Thám tử Angieli nghe đây.
– Judd Stevens đây. Tôi ko biết là anh tìm được tin tức gì chưa.
Sau một chút do dự Angeli mới cẩn thận trả lời.
– Tôi đã kiểm tra cả rồi.
– Tất cả tôi chỉ cần anh trả lời là “có” hay “không” thôi.
Trống ngực Judd đang đập thình thịch. Phải cố gắng lắm ông mới hỏi thêm được một câu nữa.
– Zifflen vẫn còn ở Matteawan chứ?
Thời gian như ngừng trôi trước khi Angieli trả lời.
– Vâng, hắn ta vẫn còn ở đó.
Một làn sóng thất vọng dâng tràn.
– Ồ, tôi biết mà! – Judd cố nén thở dài.
– Tôi rất tiếc, bác sĩ ạ.
– Cảm ơn nhé – Judd từ từ gác máy xuống.
Vậy là còn lại Harrison Burke. Harrison Burke, một kẻ hoang tưởng tuyệt vọng lúc nào cũng tưởng mọi người tìm cách giết mình. Chắc là Burke đã quyết định tấn công trước chứ gì? John Hanson rời khỏi văn phòng Judd lúc 10 giờ 50 ngày thứ hai rồi bị giết sau đó vài phút. Judd phải tìm xem lúc đó Harrison có mặt ở văn phòng ông hay ko? Ông tìm thấy số điện thoại ở văn phòng của Burke và quay số.
– Công ty Thép quốc tế đây – một giọng nói từ xa, ko phải của người máy.
– Xin vui lòng cho gặp ông Harrison Burke.
– Ông Harrison à… Cảm ơn ông… Xin ông chờ một lát.
Judd đoán là thư ký của Burke nhấc máy. Nếu cô ta đi ra ngoài một chút thì Burke phải tự trả lời chứ.
– Văn phòng của ông Burke đây ạ – giọng một cô gái.
– Tôi là bác sĩ Stevens đây! Cô vui lòng cho tôi hỏi thăm một số tin tức được ko ạ?
– Ồ, vâng thưa bác sĩ! – giọng cô nhẹ nhõm pha chút sợ hãi. Hẳn cô biết Judd là bác sĩ chữa bệnh cho Burke. Cô ấy đang mong đợi ông giúp đỡ chăng? Hay Burke đã làm cô bực mình?
– Tôi muốn hỏi về chương trình làm việc của ông Burke ấy mà. – Judd bắt đầu.
– Chương trình của ông ấy à? – cô ta chẳng cần che giấu nỗi thất vọng.
Judd nói nhanh.
– Cô nhân viên của tôi ko còn làm việc nữa và tôi đang hệ thống lại sổ sách. Tôi thấy cô ta ghi buổi hẹn cho ông Burke vào lúc 9 giờ 30 ngày thứ hai tuần trước, xin cô vui lòng xem lại lịch của ông Burke vào sáng hôm ấy?
– Xin ông chờ cho một lát – cô nói với giọng hơi bất bình.
Judd đọc được những ý nghĩ của cô. Rằng ông chủ của cô sắp phá sản, còn vị bác sĩ của ông thì chỉ toàn quan tâm về tiền bạc. Vài phút sau, cô trỏ lại điện thoại:
– Tôi sợ là nhân viên của bác sĩ có ghi nhầm chăng? – Cô nói với vẻ chanh chua – Ông Burke ko thể có mặt ở văn phòng bác sĩ sáng thứ hai được.
– Có chắc vậy ko cô? – Judd khămg khăng hỏi lại – Tôi thấy trong sổ ghi từ 9 giờ 30 đến…
– Tôi chẳng cần biết sổ của ông ghi gì ở đấy, bác sĩ à – nàng đã nổi giậ, bực mình vì sự lì lợm của ông – Ông Burke bận họp ở văn phòng suốt buổi sáng thứ hai bắt đầu từ lúc 8 giờ.
– Ông ấy ko thể chuồn đi độ một tiếng đồng hồ sao cô?
– Ko đâu, thưa bác sĩ – cô nói – Ông Burke ko bao giờ rời văn phòng trong suốt ngày hôm đó – giọng cô pha vẻ buộc tội – bác sĩ ko thấy ông ấy đau à? Ông làm được gì để giúp ông ấy, Tôi sẽ báo với ông ấy là ông có gọi.
– Cũng ko cần đâu, cô ạ – Judd nói – Xin cám ơn cô nhé! Ông định nói thêm vài câu để cô ta yên tâm và thoải mái một chút nhưng ông chẳng biết nói gì cả. Ông gác máy.
Thế là hết, bao hy vọng tiêu tan. Cả Ziffren lẫn Harrison đều ko thể là thủ phạm. Vậy thì còn ai khác nữa mà có động cơ thúc đẩy họ. Ông đã bị ném trở lại lúc khởi đầu. Một tên hay một bọn giết cô nhân viên và bệnh nhân của ông. Tai nạn chớp nhoáng kia là do chúng tính toán sắp đặt hay là ngẫu nhiên, nó đã xảy ra vào thời điểm đó thì hình như đã được cân nhắc cẩn thận. Nếu khách quan mà nói, Judd phải tự thú nhận rằng mình có lỗi là do biến cố mấy ngày qua chi phối. Nhưng trong thâm tâm, ông muốn xem đó là một tai nạn rủi ro. Sự thật đơn giản là chẳng ai có thể vì một động lực nào đó để giết ông. Ông quan hệ tuyệt vời với mọi bệnh nhân, nồng hậu với bạn bè. Ông ko hề dựa vào hiểu biết của mình để hãm hại ai. Chuông điện thoại reo vang. Ông nhận ngay ra giọng nói thấp hơi khàn của Anne.
– Bác sĩ có bận lắm ko?
– Ồ ko đâu. Tôi sẵn sàng tiếp chuyện cô mà.
Giọng cô hơi thoáng lo lắng:
– Tôi đọc báo thấy tin anh bị tai nạn xe. Tôi định gọi anh sớm hơn nhưng chẳng biết gặp anh ở đâu hết!
Ông cố gắng nói giọng nhẹ nhàng.
– Không có gì trầm trọng cả. Nó chỉ huấn luyện cho tôi đừng nên đi ẩu nữa thôi cô ạ.
– Báo nói rằng đây là một tai nạn chớp nhoáng rồi thủ phạm chạy mất hả bác sĩ?
– Đúng vậy.
– Họ đã tìm ra thủ phạm chưa anh?
– Chưa. Chắc là có kẻ chơi khăm nào đó muốn bông đùa vậy thôi. ” Hừ, trong 1 chiếc xe hòm đen ko đèn” – Judd nghĩ thầm.
– Anh có chắc như vậy ko? – Anne hỏi.
Câu nàng hỏi làm ông ngạc nhiên.
– Ý cô muốn nói sao?
– Thật tình tôi cũng ko biết nữa – giọng nàng có vẻ ngờ vực – Carol vừa mới bị giết xong và bây giờ lại đến chuyện này.
Thì ra nàng ghép hai chuyện này thành một vấn đề.
– Nghe như thể có một gã điên lảng vảng quanh đây?
– Nếu có thì cảnh sát đã tóm cổ hắn rồi – Judd trấn an nàng.
– Anh có đang bị nguy hiểm gì ko vậy bác sĩ?
Lòng ông chợt ấm lại.
– Tất nhiên là ko cô ạ.
Tự nhiên có một sự yên lặng lúng túng. Ông muốn nói với nàng nhiều nữa nhưng ko tài nào nói được.
Không được ngộ nhận cú điện thoại thăm hỏi thân mật này nhé, đó chỉ là mối quan tâm tự nhiên của một bệnh nhân dành cho bác sĩ, ko hơn ko kém. Anne thuộc tuýp người sẵn sàng thăm hỏi bất kỳ ai trong cơn hoạn nạn. Vậy là chẳng có gì hơn thế nữa?
– Thứ sáu này cô vẫn đến chứ? – Judd hỏi.
– Vâng – nàng bỏ lửng câu nói, liệu nàng có thay đổi ý định ko nhỉ?
– Đúng hẹn cô nhé – ông vụt nói nhanh. Tất nhiên đó ko phải lời hẹn hò, mà là vì công việc.
– Vâng, xin chào bác sĩ.
– Xin chào bà Blake. Xin cám ơn đã gọi cho tôi, cám ơn rất nhiều – Ông gác máy, rồi miên man nghĩ về Anne. Chẳng biết chồng nàng có nghĩ rằng hắn là một người đàn ông may mắn lạ thường hay ko?
Chồng nàng như thế nào nhỉ? Anne nói rất ít về anh ta, Judd hình dung ra một người đàn ông sâu sắc và lôi cuốn, anh ta là một nhà thể thao sáng giá, một nhà kinh doanh thành đạt, một mạnh thường quân hâm mộ nghệ thuật. Anh ta đúng là tuýp người Judd thích kết bạn nhưng ở một hoàn cảnh khác kia.
Vấn đề của Anne là gì mà nàng lại sợ bàn với chồng nhỉ? Và với cả bác sĩ tâm lý của nàng nữa? Với một người có nhân cách như Anne thì có thể là bị cảm giác tội lỗi về một vấn đề gì đó lúc trước khi cưới hoặc sau khi đã kết hôn. Judd ko thể tưởng tượng ra được một việc làm vô ý, cẩu thả của nàng. Có lẽ nàng sẽ kể cho ông nghe vào thứ sáu, buổi cuối cùng ông gặp nàng.
Giờ nghỉ trưa qua thật nhanh. Judd phải tiếp một số bệnh nhân ko thể hoãn được. Khi bệnh nhân cuối cùng ra về, ông lấy cuộn băng mới nhất của Harrison, mở máy nghe lại và thỉnh thoảng lưu ý đến những điểm cần thiết.
Nghe xong, ông tắt máy. Chẳng chọn được cách nào hơn nữa. Sáng mai ông phải gọi điện cho giám đốc của Burke để thông báo về tình trạng của ông ta. Liếc nhìn qua cửa sổ, ông ngạc nhiên, đêm đã xuống tự bao giờ.
Gần 8 giờ tối, chẳng còn chú tâm đến công việc nữa, ông mới chợt thấy rã rời mệt mỏi. Bên xương sườn đau nhói, còn cánh tay bắt đầu nhức nhối. Phải về nhà thôi, và cần trầm mình trong bồn nước nóng dễ chịu.
Ông cất hết băng ghi âm vào một ngăn bàn có khoá, ngoại trừ cuốn băng của Burke. Ông sẽ chuyển nó đến một bác sĩ tâm thần do toà án bổ nhiệm. Ông mặc áo khoác vào đi ra đến gần của thì chuông điện thoại reo.
Ông quay trở lại nhấc máy lên.
– Bác sĩ Stevens đây.
Đầu dây bên kia ko có tiếng trả lời. Ông chỉ nghe thấy được tiếng thở nặng nề.
– Ai đấy?
Vẫn ko co người đáp lại. Judd gác máy. Ông đứng lại một lúc, cau mày suy nghĩ. Chắc là ai đó gọi nhầm số. Ông tắt đèn, khoá cửa và đi về phía thang máy. Tất cả những người giúp việc đã về từ lâu. Còn những nhân viên bảo vệ ca đêm thì chưa đến vì quá sớm, duy chỉ còn Bigelow, người gác cửa còn ngồi đó.
Judd bước vào thang máy và nhấn nút. Ko một dấu hiệu chuyển động. Ông nhấn nút lại lần nữa. Vẫn ko nhúc nhích.
Vừa lúc đó, tất cả đèn trong hành lang vụt tắt.