Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Máu Lạnh (Chuyện Có Thật)

Chương 2

Tác giả: Truman Capote

Lúc này ông Clutter đang cho Babe ăn lõi quả táo mình ăn, cao giọng chào một người cào rác ở trong bãi thả -Alfred Stoecklein, ngườilàm công duy nhất trú tại nhà ông. Vợ chồng ông Stoecklein và ba đứa con sống trong mộtcăn nhà cách tòa nhà chính không đến trăm mét, trừ họ ra, trong vòng nửa dặm không cómột nhà hàng xóm nào.Stoecklein, một người mặt dài, răng dài màu nâu, hỏi, “Ông đã nghĩ ra việc gì đặc biệt để làm hôm nay chưa? Vì nhà tôi có người ốm. Con bé út. Suốt cả đêm tôi với bà xã cứ xoay mòng mòng vì nó. Tôi đang tính đưa nó đi bácsĩ.” Tỏ ra thông cảm, ông Clutter nói đằng nào thì cũng đã hết buổi sáng, nếu như thấy vợ chồng ông có thể đỡ đần được gì thì xin cứ bảo. Rồi ông đi ra đồng về phía Nam, con chó chạy trước, lúc này đồng đang nổi màuda sư tử, vàng lóa lên với những cọng rạ sau vụ gặt.

Con sông nằm ở hướng này; gần bờ sông có một khu rừng nho nhỏ toàn cây ăn quả – đào, lê, anh đào, táo. Theo trí nhớ của người sở tại,cách đây năm chục năm, một người thợ xẻ chỉ cần mười phút là chặt sạch được cây cối vùng Tây Kansas này. Ngay cả bây giờ, cũng chỉ có bạch dương và du Tàu – những cây lưu niên hờ hững với nước giống như xương rồng – là được trồng rộng rãi. Nhưng như ông Clutter thường nhận xét, “mưa thêm chừng hai phân rưỡi nữa thôi là vùng đất này sẽ thành thiên đàng – Vườn Địa đàng.” Sưu tập nho nhỏ các thứ cây ăn quả mọc bên sông này là ý đồ của ông, mưa hay không mưa cũng mặc, cứ xoay lấy một lối đi vào Thiên đàng, cái Vườn Địa đàng xanh thơm mùi táo, ông hìnhdung như vậy. Một lần vợ ông đã nói: “Ông chồng tôi trông nom cáccây ấy còn hơn cả các con,” và ai ở Holcomb thảy đều nhớ hôm một chiếc máy bay nhỏ bị hỏng hóc đâm xuống các cây đào: “Herb đángbị trói lại! Chứ sao nữa, động cơ chưa kịp tắt, ông ấy đã đâm đơn kiện viên phi công.”

Xuyên qua vườn cây, ông Clutter đi dọc con sông, khúc này nông và rải rác những hòn đảo -những doi cát mềm mịnở giữa dòng mà vào những Chủ nhật dần qua, những lễ Sabbath nóng nực, khi Bonnie đến, giỏ đồ ăn picnic bày ra, cả buổi chiều cảnhà miên man chờ đầu dây câu khẽ giật. Ông Clutter ít gặp kẻ xâm nhập ở trên vùng đất của ông; cách xa lộ một dặm rưỡi và đến đây chỉ có thể bằng những con đường u tối, đó không phải là một nơi mà người ta tới tình cờ. Nay, thình lình cả một đám họ hiện ra, và con chó Teddy liền lao lên khiêu chiến. Nhưng conTeddy này kỳ cục. Tuy nó là một quân canh tốt, lanh lẹ, luôn sẵn sàng la lối ầm ĩ nhưng lòng dũng cảm của nó có một khiếm khuyết: để nó nhác thấy một khẩu súng, như lúc này – vì những kẻ xâm nhậpđều có súng – thì đầu nó liền gục xuống, đuôi quặp lại. Không ai hiểu tại sao, vì không ai biết tiểu sử của nó, ngoài chuyện nó là một con chó lang thang được Kenyon đem về nuôi cách đây mấy năm. Hóara các vị khách là năm tay săn trĩ từ bang Oklahoma. Mùa săn trĩ ở Kansas, sự kiện nổi tiếng của tháng Mười một đã dụ dỗ hàng đàn nhà thể thao từ các bang lân cận và trong suốt tuần qua, hàng đoàn người đầu quấn khăn vải Xcốtlen đã diễu qua các khoảng đất trống trải đang độ thu hoạch rồi thì, bằng những loạt đạn ghém, làm rụng và bôi đỏ lòm lòm những đàn chim bát ngát màu đồng điếubéo múp nhờ hạt lúa mì. Theo lệ, nếu không phải khách mời thì những người đi săn phải trả cho chủ đất một khoản phí để được phép theo đuôi con mồiở trên đất của ông, nhưng khi đám người Oklahoma ngỏ ý thuê lấy quyền săn bắn, ông Clutter bật cười. “Tôi không nghèo như cái mã ngoài của tôi đâu. Cứ bắn đi, lấy được baonhiêu cứ lấy tất,” ông nói. Rồi chạm tay vào vành mũ, ông quay về nhà với việc làm hôm đó, không biết đó là việc cuối cùng của mình.

Cũng như ông Clutter, người trẻ tuổi đang ăn điểm tâm trong quán càphê Tiểu Kim hoàn không bao giờ uống cà phê. Hắn thích bia không cồn hơn. Ba viên aspirin, bia không cồn ướp lạnh và một loạt điếu Pall Mall liền tù tì -đó là quan niệm của hắn về một “bữa trôi được” thực thụ. Vừa nhấp bia hút thuốc, hắn vừa nghiên cứu một tấm bản đồ trải trên mặt quầy trước mặt – một tấm bản đồ Phillips 66 của Mexico – nhưng hắn khó lòng tậptrung xem vì còn đang chờ một người bạn, và người này đến muộn. Hắn nhìn ra cửa sổ, ra cái phố thị nhỏ bé im lặng, một con phố hắn chưa hề thấy cho tới tốihôm qua. Vẫn chẳng thấy tăm hơi Dick đâu. Nhưng chắc chắn Dick phải thò mặt ra, muốn gì thì mục đích của cuộcgặp này là ý của Dick, “vụ trúng quả” của hắn cơ mà. Và khi đã ngã ngũ – thì là Mexico. Tấmbản đồ chắp vá, bị sờ mó vào nhiều quá đến nỗi hóa ra mềm như một miếng da nai. Quanh cái xó này, tronggian phòng của cái khách sạn hắn đang trọ,có hàng trăm tấm như thế nữa – những tấm bản đồ rách bươm về mỗi bang của Liên bangMỹ, về mỗi tỉnh ở Canada, về mỗi nước Nam Mỹ – bởi vì người trẻ tuổi này là một kẻ không ngừng ngẫm nghĩtới các chuyến đi, khôngít chuyến trong số đó hắn đã thực sự tiến hành: đến Alaska, đến Hawaii, đến Nhật Bản, đến Hồng Kông. Nay, nhờ một bức thư, lời mời đến với một vụ “trúng quả”, hắn đang ởđây cùng với những vật sở hữu đời thường của hắn: một va li bằng các tông, một cây ghi ta và hai thùng bự đựng sách, bản đồ và bài hát,thơ ca và thư từ cũ, nặng một phần tư tấn (mặt Dick sẽ thế nào khinhìn thấy những cái thùng này nhỉ! “Lạy Chúa, Perry. Cậu mang cái của đồng nát này theo đi khắp nơi đấy à?” Và Perry nói: “Đồng nát nào? Một trong những quyển sách này làm tớ chi những ba chục đô đấy ạ.”) Đây, hắn đang ở ngay tại thị trấn Olathe tí tẹo bang Kansas này. Ngộ thật, nghĩ mà xem; thử tưởng tượng hắn trở về Kansas khi chỉ mới bốn tháng trước hắn đã thề,trước hết với Tòa án Tạm tha của bang, rồi sau đó với bản thân, rằng hắn sẽ không bao giờ đặt chân lại vào trong ranh giới bang Kansas nữa. À, mà có phải đã lâu la gì đâu.

Chi chít trên bản đồ là những cái tên được khoanh tròn bằng bút mực. COZUMEL, một hòn đảo ngoài bờ biển Yucatán, ở đó, như hắn đọc thấy trên một tờ tạp chí cho đàn ông, bạn có thể “lột hết quần áo ra, phô một nụcười thoải mái ngoác đến mang tai, sống nhưmột tiểu vương Ấn Độ, và có tất cả những người đàn bà bạn muốn với 50 đô la một tháng!” Cũng từ bài báođó hắn ghi nhớ những lời tuyên bố hấp dẫn khác: “Cozumel là một dinh lũy chống lại sức ép xã hội, kinh tế và chính trị. Không có viên chức nào cưỡng bách bất cứ ai trên hòn đảo này,” và “Hằng năm, từng đàn vẹt bay từ đấtliền ra đây đẻ trứng.” ACAPULO gợi ý về câu cá biển sâu, sòng bạc, đám đàn bà giàu có nhấp nhổm; và SIERRA MADRE nghĩa là vàng, nghĩa là Kho vàng Sierra Madre, một bộ phim hắn xem tám lần. (Đó là phim hay nhất của Humphrey Bogart, nhưng Walter Huston, cái lão đóng người tìm kho vàng, cái lão làm cho Perry nhớ lại bố hắn, thì cũng oách. Đúng, và điều hắn nói với Dick là thật: hắn đã biết rành đầu đuôi xuôingược việc săn vàng, ấylà do bố hắn, một ngườilùng kho vàng chuyên nghiệp, dạy cho hắn. Thế cho nên tại sao hai đứa lại không mua lấy một cặp ngựa thô mà thử vận may ở trong dãy Sierra Madre? Nhưng Dick, thằng cha Dick đầu óc thực tế, đã nói, “Ôi chao, bồ ơi. Tớ thấy cái tuồng đó rồi, cuối cùng thằng nào cũng rồ dại hết. Vì sốt rét, vì vắt đỉa, các điều kiện khốn nạn tứ bề. Rồi khi có được vàng thì- một cơn gió lớn sẽ tới thổi tung hết – còn nhớ không?”) Perry gập tấm bản đồ lại. Hắn trả tiền bia rồi đứng dậy. Khi ngồi, hắn nom có vẻ một người tầm vóc trên trung bình, khỏe mạnh,với đôi vai, đôi tay và thân mình đầy chắc hơigò vào trong của một lực sĩ cử tạ – mà đúng làhắn mê môn cử tạ thật. Nhưng một vài chỗ trênngười hắn lại không cânđối với những chỗ khác.Lồng trong đôi ủng ngắn cổ màu đen có những mắt khóa bằng thép, hai bàn chân nhỏ bé của hắn có thể xoẳn vừa được đôi giày khiêuvũ của các bà các cô; khi đứng lên, hắn không cao hơn đứa nhóc mười hai tuổi, và bất thình lình, nom lệnh khệnh với hai cẳngchân còi xem ra bất xứng đến buồn cười vớicái khối to đùng mà chúng đỡ ở trên, hắn trông lại không giống một tay lái xe tải lực lưỡng mà giống một dô kề đua ngựa về hưu đã tàn tạ mà vai u thịt bắp.

Bên ngoài cửa hàng, Perry đứng giữa trời nắng. Đã chín giờ kém mười lăm, Dick muộn nửa giờ rồi; nhưng giá như Dick không nhắc đi nhắc lại cho hắn hiểu tầm quan trọng của từng giây phút một trong hai mươi tư giờ sắp tới thì hắn đã chẳng màng chuyện thời gian của hắn đang trôi.

TIẾP

Thời giờ ít có giá trịvới hắn vì hắn có nhiều cách để giết thì giờ – trong số đó có cách soi gương. Dick đã có lần nhận xét: “Mỗi bận soi gương cậu cứ như nhậpđồng, y như vậy thật. Y như cậu đang nhìn vào một cái đít núng nính đấy. Lạy Chúa, tớ muốnnói là cậu không thấy chán bao giờ à?” Còn lâu; hắn mê mệt bộ mặtcủa chính hắn. Mỗi góc độ của nó lại đưa ra một ấn tượng khác. Đó là một bộ mặt biến hóa,và những thực nghiệm nhờ gương soi chỉ dẫn đã dạy hắn rung chuông biến hóa, sao cho hắn trông lúc thì đáng gờm, lúc thì tinh quái, lúc thì có hồn; một khẽ nghiêng đầu, một mấp máy môi, thế là tên di gan hư đốn liền trở thành kẻ lãng mạn đáng yêu. Mẹ hắn là người da đỏ Cherokee chính cống; chính từ bà mà hắn thừa hưởng cái màu sắcnày – nước da nâu đỏ xỉn, cặp mắt tối, ướt, râu tóc đen mà hắn không ngừng bôi sáp vàđủ sum suê để cho hắn có hai hàng râu quai nón và một hàng tóc xòe ngang trán trơn nhờn. Ân huệ của mẹ hắn là rõ rệt; ân huệ của bố hắn, một người Ái Nhĩ Lan mặt tàn hương tóc hoe đó thì không rõ rệt bằng. Tựa như dòng máu da đỏ đã triệt hết mọi dấu vếtcủa tông giống Celtic. Dẫu vậy, đôi môi hồng và cái mũi lõ vẫn còn xác nhận sự có mặt của nó, cũng như một chất hiếu động lưu manh, vàóc tự tôn Ái Nhĩ Lan caocao tại thượng vẫn thường kích hoạt bộ mặt nạ Cherokee lên vàhoàn toàn kiểm soát khihắn hát và chơi ghi ta. Hát, và nghĩ đến chuyện hát trước công chúng, là một cách tự mê hoặc khác nữa để mà tiêu hao thời giờ. Hắn luôn dùng cùng một phông cảnh trong đầu – một hộp đêm ở Las Vegas mà chả hiểu thế nào lại hóa ra là thị trấn quê hương hắn. Đólà một gian phòng sang trọng đầy ắp những nhân vật lẫy lừng háo hức chú tâm vào ngôi sao mới đang ăn khách trình diễn bài hát nổi tiếng “Anh đang nhìn em” có viôlông đệm theo của hắn, và lại cònđược đòi nghe thêm bàithơ hắn tự biên tự diễn gần đây nhất nữa:

Cứ tháng Tư từng đàn chim vẹt

Đỏ và xanh bay ở trên đầu

Xanh màu vỏ quýt

Tôi nhìn chúng bay, tôi nghe chúng hát

Đàn vẹt hót mang tới tháng Tư, tháng của mùa xuân…

(Lần đầu tiên nghe bài hát này, Dick đã bình, “Vẹt làm gì hót. Nói thì có thể. Choen choét. Nhưng chắc chắn là không hót, mẹ kiếp.” Dĩ nhiên Dick là gã phàm phu, cực phàm phu ấy -hắn không hiểu âm nhạc, thơ ca gì đâu – nhưng khi cần phải làmtới số thì cái phàm phu,cái lối tiếp cận thực dụng của Dick đối với mọi vấn đề, lại là lý do đầu tiên lôi kéo Perry, vì nó làm cho Dick so với hắn xem chừng cứng rắn hơn, bất khả bại hơn thật, “trượng phu toàn diện”.)

Nhưng dù thú vị đến thế nào thì giấc mơ Las Vegas đó cũng bị mờ nhạt đi ở bên một viễn cảnh khác của hắn. Từ thời trẻ con, suốt nửa cuộc đời ba mươi mốt năm, hắn đã học văn chương hàm thụ (“Kho báu trong việc lặn! Tập luyện tại nhà vào thời gian nhàn rỗi. Kiếm tiềnvừa nhiều vừa mau lẹ bằng cách lặn trần truồng không bình khí. Sách hướng dẫn không mất tiền…”), trả lời quảng cáo (“Kho vàng đắm! Năm mươi tấm bản đồ gốc! Quà tặng kinh ngạc…”), cái đã nung nấu niềm khao khát thực hiện chuyến mạo hiểm phiêu lưu mà óc tưởng tượng maumắn của hắn đã cho hắn không ngừng có thểtrải qua: giấc mơ ngao du xuống các vùng nước lạ, lặn đến một vùng biển đen xanh thẳm, trườn lướt qua những kẻ bảo vệ có vảy và con mắt man dại củamột boong tàu hiện ra lù lù trước mặt, một contàu cổ Tây Ban Nha – một tàu chở kim cương và ngọc bị đắm, chất đống những hòm vàng.

Tiếng còi xe. Cuối cùng thì Dick kia rồi.

“Trời đất Kenyon! Bác đang nghe cháu đây.”

Như thường lệ, ma quỷ ở trong Kenyon. Tiếng cậu hét cứ leo tiếp lên cầu thang: “Nancy! Có điện thoại!”

Chân đất, quần áo ngủ, Nancy chạy vụt xuống cầu thang. Trong nhà cóhai máy nói – một máy ở gian phòng bố cô dùng làm bàn giấy, mộtở bếp. Cô nhấc chiếc máy nói kéo dài vào bếp: “A lô? Ô, dạ, cháu chào bà Katz ạ.”

Và bà Clarence Katz, vợ một ông chủ trại sống ở trên xa lộ, nói: “Bác đã bảo bố cháu đừng đánh thức cháu dậy mà. Bác nói là Nancy chắc phải mệt nhoài sau buổi diễn tuyệt vời của nó tối hôm qua. Cháu đáng yêu lắm, cưng ạ. Mấy ruy băng trắng ở trên đầu cháu kia! Rồi thì cái đoạn cháu ngỡ Tom Sawyer bị chết – cháu chảy nước mắt ra thật đấy. Hay như trên ti vi ấy. Nhưng bố cháu nói đã đến lúc cháu dậy rồi; ừ,sắp chín giờ còn gì. Bâygiờ đến cái chuyện bác muốn đây, cưng ơi, con bé nhà bác, con Jolene ấy, nó đang phát cuồng lên muốn làm bánh anh đào, thấy cháu làmbánh anh đào vô địch như thế nào, luôn luôn được giải, bác mới nghĩ hay là sáng nay đem nótới đằng nhà cháu để cháu bày cho nó được không?”

Bình thường thì Nancy sẽ vui lòng dạy Jolene làm hẳn một bữa ăn tốivới món gà tây; cô cảm thấy phận sự mình là sẵn sàng có mặt khi đám con gái trẻ hơn muốn nhờ cô giúp đỡ việc nấu nướng, vá mayhay âm nhạc – hoặc hayxảy ra hơn, là cần cô đểtrút bầu tâm sự. Cô lấy thì giờ ở đâu ra mà vẫn xoay xở để vừa “trông nom ngôi nhà lớn này”, vừa là học sinh hạng A cứng, lại là trưởng lớp, người lãnh đạo trong chương trình 4-H và Liên đoàn Thanh niên Giám lý, một tay ngựa giỏi, một nhạc công xuất sắc (piano, kèn clarinet), người đoạt giải hằng năm ở chợ phiên tỉnh (bánh ngọt, mứt, may thêu, cắm hoa) – một thiếu nữ chưa tới mười bảy làm thế nào gánh vác được một núi việc như thế vàlại không có vẻ “ta đây”,mà chỉ thấy ánh rờ rỡ trên mặt, điều này là một bí ẩn mà cộng đồngthắc mắc và giải thích bằng cách nói, “Cô gái này có cá tính. Có được cái đó từ ông già.” Chắc chắn rằng nét mạnh nhất của cô, cái tài vốn đỡ nâng cho các tài khác là đến từ ông bố cô thật: một khiếu tổ chức được trui rèn kỹ. Giờ nào việc ấy, cô biết chính xác lúc nào cô làm cái gì, mất bao lâu. Và đó mới là chỗ lôi thôicho ngày hôm nay: lịch cô kín đặc rồi. Cô đã nhận giúp con một người hàng xóm khác, Roxie Lee Smith, tập một bài độc tấu kèn trompet mà Roxie dự định chơi ở buổi hòa nhạc của nhà trường; đã hứa chạy cho mẹ mấy việc vặt phức tạp và đã bố trí dự một cuộc họp 4-H với bố ở Garden City. Rồi thì phải nấu bữa trưa, sau bữa trưa, phải xong bộ váy phù dâu cho đám cưới của Beverly mà cô tự tay vẽ kiểu và khâu lấy. Việc đã xếp đặt rồi, chẳng còn chỗ nào cho bài học làm bánh anh đào của Jolene. Trừ phi bỏ đi một việc gì.

“Bác Katz ơi, bác giữ máy một lát được không, phiền bác nhé?”

Cô đi hết chiều dài ngôinhà tới bàn giấy của bố.Có một lối vào ở bên ngoài dành cho khách bình thường, bàn giấy này được ngăn cách vớiphòng khách bằng một tấm cửa trượt; tuy ông Clutter thỉnh thoảng có chia sẻ bàn giấy với Gerald Van Vleet, ngườithanh niên giúp ông quản lý trang trại, căn phòng cơ bản vẫn là nơi ông rút lánh vào – một thánh địa ngăn nắp, lát gỗ hồ đào, có các phong vũ biểu, biểulượng mưa, một đôi ốngnhòm vây quanh, ông ngồi như vị thuyền trưởng trong cabin, mộtnhà hàng hải lái tàu qua những đoạn đôi khihiểm nghèo của Trại Lũng Sông suốt các mùa.

“Không phải lo,” ông nói, trả lời cho thắc mắccủa Nancy. “Dẹp vụ 4-H đi. Bố sẽ đưa Kenyon đi.”

Vậy là, nhấc máy nói bàn giấy lên, Nancy bảobà Katz: “Dạ, tốt lắm, bác đưa Jolene đến đâyngay nhé bác.” Nhưng cô nhăn mặt treo máy lên. “Lạ thật,” cô nói, nhìn quanh căn phòng và thấy bố ở trong đó đang giúp Kenyon ghi thêm một cột con số, vàở bàn làm việc cạnh cửa sổ, ông Van Vleet, người có vẻ ngoài suy nghĩ và lôi cuốn trông hay hay khiến cô gọi ông là Heathcliff ở sau lưng. “Nhưng tôi vẫn ngửi thấy khói thuốc lá.”

“Ở hơi thở của ông ư?” Kenyon hỏi.

“Không, của cậu, thế mới hay.” Điều đó làm cậu yên tâm, với Kenyon, vì cậu biết là côbiết cậu đã một lần hút trộm một hơi – nhưng lúc ấy, Nancy cũng thế.

Ông Clutter vỗ tay. “Thế thôi. Đây là văn phòng”

TIẾP

Bây giờ, ở trên gác, cô thay áo quần, mặc vào một chiếc quần bò Levisđã bạc và chiếc áo ba lỗmàu xanh lá cây, đeo vào cổ tay vật sở hữu cógiá trị hàng thứ ba của cô, một chiếc đồng hồ vàng; con mèo bạn thâncủa cô, Evinrude, được xếp ở trên nó, và trên cả Evinrude là chiếc nhẫn con triện, bằng chứng về tình trạng “hoa đã có chủ”, mà cô đeo (một cách ít-lộ-liễu-nhất) ở ngón cái, vì ngay cả khi dùng băng dính thì vòng nhẫn cỡ đàn ông cũng không làm sao vừa được với ngón nào khác ngoài ngón ấy. Nancy là một cô gái xinh đẹp, thanh mảnh, nhanh nhẹn kiểu một cậu thiếu niên, và những thứ đẹpnhất ở cô là mớ tóc màu hạt dẻ ánh mượt hơi gợn chải sóng (chải một trăm nhát mỗi buổisáng và cũng ngần ấy nhát buổi tối) và nước da sạch nhẵn vì xà phòng, vẫn còn nhàn nhạt chút tàn nhang và ánh rám hồng của mặt trời mùa hè. Nhưng chính là đôi mắt cô, cách xa nhau, long lanhtối, giống như rượu mạch giơ lên trong ánh sáng, nó làm cô lập tức đáng yêu, nó lập tức cho ta biết là cô tin người, cô có một lòng tốt cũng biết cân nhắc nhưng dễ dàng được khơi gợi lắm.

“Nancy!” Kenyon gọi, “Susan gọi điện đấy.

”Susan Kidwell, bạn tâm sự của cô. Cô lại trả lời trong bếp.

“Nói đi,” Susan nói, bao giờ cũng mở đầu một hiệp trò chuyện ở điện thoại bằng mệnh lệnh này. “Mở đầu, hãy kể tại sao cậu lại tán tỉnh Jerry Roth xem nào.” Giống Bobby, Jerry Rothlà một ngôi sao bóng rổ của trường.

“Tối qua ấy hả? Ôi trời, tớ có tán tỉnh đâu. Cậu nói thế vì chúng tớ cầm tay nhau chứ gì? Trong khi đang diễn, cậu ta đi vào hậu trường và tớ thì đang hồi hộp quá. Thế là cậu ta nắm tay tớ. Để cho tớ dũng cảm lên.”

“Ngọt ngào lắm. Rồi sao?”

“Bobby đưa tớ đi xem phim ma. Và bọn tớ nắm tay nhau.”

“Có sợ không? Không phải Bobby. Phim ấy.”

“Bobby không nghĩ thế; tên ấy cười toáng lên thì có. Nhưng cậu biết tớ đấy. Ui! Tớ ngã lăn rakhỏi ghế.”

“Cậu đang ăn gì đấy?”

“Chả gì cả.”

Bình luận