Đã có một thời, nhiều năm trước đây – đúng ra là hai mươi năm trước đây – tôi đã sống trong một khu học xá. Tôi mười tám tuổi và là sinh viên năm thứ nhất. Tôi mới đến Tokyo và chưa sống một mình bao giờ nên cha mẹ tôi rất lo, và họ thu xếp cho tôi ở trong một khu học xá tư nhân chứ không thuê một căn phòng riêng cho tôi như hầu hết các sinh viên khác. Khu học xá phục vụ cả ăn uống và nhiều tiện nghi khác nên có thể sẽ giúp đứa con mười tám tuổi đầu còn lớ ngớ của họ sống sót được. Và còn cả chuyện chi phí nữa. Ở khu học xá rẻ hơn nhiều so với thuê phòng riêng. Chỉ cần chăn chiếu và một cái đèn thôi là đủ, không phải mua thêm đồ đạc gì nhiều. Riêng tôi vẫn muốn thuê một căn hộ và sống thoải mái một mình, nhưng biết rằng cha mẹ còn phải trả tiền học và các thứ lệ phí khác cho cái trường đại học tư mà mình đã đỗ vào, nên tôi không dám đòi hỏi gì thêm. Ngoài ra, thực tình tôi cũng chẳng mấy quan tâm đến nơi ăn chốn ở của mình.
Nằm trên một quả đồi ở trung tâm thành phố với tầm nhìn rộng rãi, khu học xá có
[2]
một khuôn viên vuông vức và có tường bê-tông bao quanh. Một cái cây zelkova khổng lồ cao vút mọc ngay ở sau chỗ cổng trước. Người ta nói nó đã một trăm năm mươi tuổi là ít. Đứng dưới gốc mà nhìn lên thì những tán lá xanh dày đặc của nó che kín hết cả trời.
Lối đi lát gạch từ cổng vào chạy vòng quanh cái cây ấy rồi tiếp tục thẳng tuột qua giữa khu đất vuông của khu học xá. Hai dãy nhà ba tầng bằng bê-tông nằm đối diện nhau qua lối đi ấy. Chúng to lừng lững với rất nhiều cửa sổ và làm người ta có ấn tượng như chúng là những toà chung cư được cải tạo thành nhà tù hoặc là nhà tù cải tạo thành khu chung cư. Tuy nhiên chúng không có vẻ gì là bẩn thỉu, mà cũng không gây cảm giác tăm tối. Có thể nghe thấy tiếng radio vọng ra từ những cửa sổ để mở, và tất cả cửa sổ đều mắc một loại rèm màu kem mà nắng không thể làm bạc thêm được nữa.
Qua khỏi hai dãy nhà đó, lối đi dẫn đến một toà nhà sinh hoạt chung có hai tầng, tầng dưới là nhà ăn và khu nhà tắm, tầng trên có một giảng đường, các phòng họp, và bảy phòng dành cho khách mà tôi không bao giờ biết họ là ai. Bên cạnh toà nhà sinh hoạt chung ấy lại là một khu nhà ở nữa, cũng ba tầng. Khắp khuôn viên vuông vức ấy phủ đầy những sân cỏ rộng rãi, và nước phun từ các vòi tưới xoay tròn lấp loá dưới nắng trời. Phía sau toà nhà sinh hoạt chung là một sân có dùng để chơi bóng chày và bóng bầu dục, và sáu sân bóng quần. Khu học xá có đủ thứ ta có thể cần đến.
Nó chỉ có mỗi một vấn đề: mùi vị chính trị của chính nó. Khu học xá được đặt dưới quyền của một kiểu tổ chức mờ ám xoay quanh một nhân vật cực hữu, và đối với tôi thì có một cái gì đó rất xiên xẹo trong cách họ điều hành cơ sở này. Có thể thấy điều đó trong cuốn sách nhỏ họ phát cho sinh viên mới đến và trong cả nội quy của khu học xá. Họ tuyên bố rằng khu học xá được thành lập theo “tinh thần chủ đạo” là “nỗ lực bồi dưỡng nguồn nhân lực quốc dân thông qua chất lượng tối cao của những cơ sở giáo dục”, và nhiều đại gia tài chính ủng hộ “tinh thần” này đã đóng góp tiền riêng của họ vào việc xây dựng nó. Đó là bộ mặt công khai của dự án, mặc dù bên dưới đó là gì thì còn cực kỳ mơ hồ. Có người nói đây là một kiểu công trình trốn thuế, có người lại coi đây là một màn trình diễn lấy danh tiếng của những nhân vật góp vốn, lại cũng có người nói rằng việc xây khu học xá chỉ là để che đậy hành vi chiếm đoạt một miếng gan miếng tiết của bất động sản công cộng. Nhưng có một chuyện chắc chắn là có thật: trong kí túc xá có một câu lạc bộ đặc tuyển gồm toàn những sinh viên thượng lưu từ nhiều trường đại học khác nhau. Họ lập ra nhưng “nhóm học tập” họp nhau nhiều lần một tháng với sự tham gia của cả nhiều sáng lập viên. Thành viên nào của câu lạc bộ này cũng chắc chắn sẽ có công ăn việc làm ngon lành sau khi tốt nghiệp. Tôi cũng chẳng biết trong những lý thuyết này, nếu có thể gọi thế, có cái nào đúng không, nhưng tất cả chúng đều có chung một giả định rằng có gì đó mờ ám về cơ sở này.
Dù sao, tôi cũng đã có hai năm – từ mùa xuân 1968 đến mùa xuân 1970 – sống trong cái khu học xá “mờ ám” ấy. Cũng không thể giải thích được tại sao tôi lại chịu đựng được nó lâu đến thế. Về mặt sinh hoạt hàng ngày thì dù nó có là hữu khuynh hay tả khuynh hoặc gì gì đi nữa thì cũng chẳng khác gì đối với tôi.
Ngày nào cũng khởi đầu bằng một lễ kéo cờ trịnh trọng. Họ chơi cả nhạc quốc thiều, tất nhiên rồi. Hai việc ấy không thể thiếu nhau được. Cột cờ trồng ở chính giữa khu học xá, có thể nhìn thấy từ cửa sổ của cả ba khu nhà ở.
Trưởng khu nhà ở phía đông (nơi tôi kí túc) là người phụ trách lá cờ. Ông ta cao lớn, mắt diều hâu, tuổi trạc già năm mươi non sáu mươi. Mớ tóc xù của ông đã điểm bạc, và cái cổ rám nắng của ông có một vết sẹo dài. Người ta kháo nhau rằng ông đã tốt nghiệp trường huấn luyện tình báo Nakano từ thời chiến tranh, nhưng không ai biết chắc cả. Đứng cạnh ông là một sinh viên trợ lí. Cả anh chàng này cũng không ai biết rõ lai lịch. Anh ta có mái đầu húi cua ngắn nhất thế giới và lúc nào cũng mặc đồng phục sinh viên màu xanh thuỷ quân. Tôi không biết tên anh ta, cũng chẳng biết anh ta ở phòng nào, không bao giờ gặp anh ta trong nhà ăn hoặc nhà tắm. Thậm chí tôi không chắc anh ta có phải là sinh viên hay không nữa, mặc dù ai cũng nghĩ anh ta phải là sinh viên, vì cái bộ đồng phục ấy, vốn đã nhanh chóng trở thành biệt hiệu của anh ta. Trái ngược với Ngài Nakano, “Đồng phục” lùn tè, phục phịch, mặt mũi nhợt nhạt. Hai con người làm thành một cặp trông ghê ghê ấy ngày nào cũng kéo lá cờ Mặt trời mọc lên vào lúc sáu giờ sáng.
Khi tôi mới vào khu học xá, cái mới lạ của sự kiện đó thường khiến tôi dậy sớm để kịp chứng kiến nghi thức ái quốc này. Hai người sẽ xuất hiện dưới sân hầu như đúng vào lúc đài phát thanh phát đi tín hiệu sáu giờ.
“Đồng phục” mặc đồng phục, tất nhiên rồi, với giày da đen, còn Nakano thì xách theo bên mình một máy ghi âm hiệu Sony. Ông đặt cái máy xuống cạnh chân cột cờ trong khi “Đồng phục” mở một cái hộp để lộ lá cờ được gấp gọn gàng ở bên trong. Anh ta kính cẩn dâng lá cờ cho Nakano. Ông này mắc nó vào dây trên cột cờ, để lộ hình tròn đỏ chói của Mặt trời mọc trên nền trắng tinh khiết.
Sau đó, “Đồng phục” bấm nút cho chạy nhạc quốc thiều.
“Cầu cho Chúa tể chúng ta sẽ ngự trị…”
Và lá cờ sẽ leo lên.
“Cho đến khi sổi cuội thành đá tảng…”
Nó sẽ lên đến nửa cột.
“Và được rêu xanh bao phủ…”
Bây giờ thì nó đã ở trên ngọn cột. Hai người ấy đứng nghiêm, im phăng phắc, ngẩng nhìn lá cờ lúc ấy đã là cả một hình ảnh kì vỹ trong những ngày đẹp trời lộng gió.
Lễ hạ cờ được cử hành lúc chiều tối với cùng một vẻ trang nghiêm như thế, nhưng theo trình tự ngược lại. Lá cờ sẽ trèo xuống và tìm về chỗ của nó trong chiếc hộp.
Quốc kỳ không tung bay trong đêm tối.
Tôi không biết tại sao lá cờ phải được hạ xuống vào ban đêm. Quốc dân vẫn tiếp tục tồn tại qua đêm tối, và biết bao nhiêu người vẫn làm việc suốt đêm – thợ xây dựng đường sắt và những người lái taxi, rồi chủ các quán bar, lính cứu hoả, người gác đêm. Tôi thấy có vẻ thật bất công khi những người này bị tước mất quyền được lá cờ bảo vệ. Hoặc giả chuyện này cũng chẳng hệ trọng đến thế mà cũng chẳng có ai quan tâm – trừ tôi. Cũng chẳng phải là tôi thực sự quan tâm. Chỉ vì nó tình cờ đi qua tâm trí tôi thế thôi.
Nội quy bắt buộc sinh viên năm đầu và năm thứ hai phải ở hai người một phòng, còn sinh viên năm thứ ba và năm cuối thì được ở riêng mỗi người một phòng. Phòng đôi thì dài hơn và hẹp hơn cỡ phòng bề ba mét bề bốn mét một chút, với một cửa sổ khung nhôm kính trên bức tường đối diện cửa ra vào và hai chiếc bàn kê cạnh đó theo lối để hai người ngồi học quay lưng vào nhau. Bên trái cửa ra vào kê một bộ giường tầng khung thép. Đồ đạc đi liền với phòng đều chắc chắn và giản dị, bao gồm hai tủ sắt đựng quần áo có khoá, một bàn nước nhỏ, và một số giá đỡ liền tường. Ngay cả người dễ tính nhất cũng khó lòng gọi cách bài trí ấy là thơ mộng. Trên giá đỡ của hầu hết các phòng đều thấy để những đồ như đài bán dẫn, máy sấy tóc, ấm đun nước và nồi cơm điện, cà-phê tan, trà túi, đường miếng, và những nồi bát đơn giản để nấu mì ăn liền. Trên tường treo đầy những ảnh cắt từ tạp chí dành cho con gái hoặc bích chương quảng cáo phim ảnh khiêu dâm ăn trộm được. Một gã có hình chụp lợn đang đi tơ nhau, nhưng đó là một ngoại lệ đặc biệt so với đa số hình ảnh đàn bà trần truồng bình thường, các nữ ca sĩ phổ thông hoặc nữ diễn viên. Giá sách phía trên bàn học thì đựng sách giáo khoa, tự điển và tiểu thuyết.
Rác rưởi của những căn phòng toàn bọn con trai này thật khủng khiếp. Vỏ quýt mốc meo dính chặt vào đáy những bồ đựng giấy loại. Những vỏ đồ hộp dùng làm gạt tàn chất đầy đầu mẩu thuốc lá, và khi chúng bắt lửa âm ỉ cháy thì liền bị giội cà-phê hoặc bia rồi đề mặc đó cho đến lúc bốc mùi chua loét. Bụi đen và những vụn bẩn vô tăm tích bám đầy bát đĩa trên, các giá đỡ, và sàn nhà thì đầy những vỏ mì ăn lỉền và hộp bia rỗng cùng những nắp đậy của thứ này thứ kia vứt lung tung. Không ai nghĩ đến việc quét nhà và dọn rác. Cơn gió nào thổi qua phòng cũng làm bụi bốc lên mù mịt. Mỗi phòng có một mùi gớm guốc riêng của mình, nhưng cấu phần của cái mùi ấy thì đều như nhau: mồ hôi, mùi thân thế bẩn thỉu, và mùi rác rưỡi. Quần áo bẩn chất đống dưới gầm giường, và vì không có ai thèm phơi phóng chăn nệm thường xuyên nên những thứ vải vóc ngấm đẫm mồ hôi ấy bốc mùi hôi hầm không thể cứu chữa nổi. Nghĩ lại, có vẻ thật kì diệu là những đống hôi thối ấy không làm nay sinh dịch bệnh chết người nào.
Nhưng buồng tôi ở lại sạch tinh tươm như một phòng ướp xác. Sàn nhà và cửa sổ không một vết bẩn, chăn nệm tuần nào cũng được phơi phóng, tất cả bút chì đều đứng ngay ngắn trong hộp đựng của chúng, thậm chí màn cửa cũng được giặt mỗi tháng một lần. Bạn cùng phòng với tôi là một gã sạch sẽ đến mức bệnh hoạn. Khỏng có ai trong khu học xá tin lời tôi khi tôi kề chuyện giặt màn cửa phòng mình. Chúng không biết rằng màn cửa lại có thể giặt được. Hình như chúng tin rằng màn cửa là một bộ phận bán thường xuyên của kết cấu cửa sổ.
“Thằng cha đó hỏng rồi,” chúng nói, và đặt biệt danh cho anh bạn tôi là một thằng lính phát xít, một tên Quốc-xã.
Thậm chí chúng tôi không có cả ảnh trên tường. Không, chúng tôi có bức ảnh chụp một con kênh đào ở Amsterdam. Trước đấy tôi đã ghim một tấm ảnh khoả thân lên rồi, nhưng bạn cùng phòng với tôi lại hạ nó xuống. “Này, Watanabe,” hắn nói, “tơ-tơ-tớ không khoái mấy của này lắm đâu,” rồi găm luôn cái ảnh kênh đào lên thay. Tôi cũng không mặn mà gì với cái ảnh khoả thân, nên chẳng buồn phản đối làm gì.
“Cái quái gì thế kia hả?” Đó là câu cảm thán đôi với bức ảnh kênh đào Amsterdam của tất cả bọn con trai đã từng vào phòng tôi.
“À, Quốc-xã nó thích vừa nhìn cái đó vừa cho ra bằng tay,” tôi nói.
Tôi chỉ định đùa thôi, nhưng tất cả bọn chúng lại tin là thật – đến nỗi chính tôi cũng bắt đầu tin đó là chuyện thật.
Ai cũng tỏ vẻ thương tôi vì phải ở chung với Quốc-xã, nhưng thực tình tôi không khó chịu gì chuyện đó. Hắn để tôi yên thân chừng nào tôi giữ chỗ của mình thật sạch sẽ, và thực tế là ở cùng phòng với hắn lại dễ chịu hơn trong nhiều chuyện. Hắn làm tất các việc dọn dẹp, hắn phơi phóng chăn nệm, hắn thu dọn và đổ rác. Hắn hít hít mấy cái và khuyên tôi nên đi tắm nếu tôi đã quá bận đến nỗi mấy ngày rồi chưa tắm. Thậm chí hắn còn nhắc tôi đã đến lúc phải đi cắt tóc hoặc tỉa lông mũi. Chỉ có một thứ làm tôi khó chịu, đó là cái lối hắn phun thuốc trừ sâu mù mịt mỗi khi phát hiện ra dù chỉ một con ruồi thôi ở trong phòng, vì lúc ấy tôi sẽ phải tị nạn sang một cái chuồng chỗ hàng xóm nào đó.
Quốc-xã học địa lý ở một trường đại học quốc gia.
Như lời hắn nói ở buổi sơ giao, “Tớ học về bờ-bờ-bản-bản đồ.”
“Cậu thích bản đồ à?” Tôi hỏi.
“Đúng vậy. Khi tốt nghiệp, tớ sẽ vào làm việc cho Viện Địa Đạc và làm bờ-bờ-bản-ban đồ.”
Tôi bị ấn tượng rất mạnh khi thấy cuộc đời có thể cho người ta nhiều ước mơ và mục đích khác nhau đến thế. Đó là một trong những ấn tượng đầu tiên của tôi khi lần đầu đặt chân đến Tokyo. Một ý nghĩ chợt đến với tôi là xã hội cần một vài người – chỉ vài người thôi – có ý thích và thậm chí say mê việc làm bản đồ. Kể cũng lạ, vì cái người muốn làm việc cho Viện Địa Đạc lại cứ lắp bắp mỗi khi nói đến chữ “bản đồ”. Quốc-xã thường không lắp bắp bao giờ, chỉ trừ mỗi khi hắn phát âm từ
“bản đồ”, mà chắc chắn trăm phần trăm là hắn phải lắp bắp cái từ ấy.
“Cậu sẽ học ca-ca-cái gì?” hắn hỏi tôi.
“Sản khấu,” tôi đáp.
“Cậu sẽ dàn dựng các vở kịch à?”
“Không, chỉ đọc kịch bản và nghiên cứu thôi. Racine, Ionesco, Shakespeare, đại loại thế.”
Hắn nói đã nghe tiếng Shakespeare, nhưng không biết những người khác. Tôi cũng chẳng biết gì mấy về những tác giả kia, mới chỉ thấy tên họ trong các giấy tờ giới thiệu bài giảng.
“Cậu thích kịch à?” hắn hỏi.
“Cũng không hẳn thế.”
Thế là hắn thấy lẫn lộn, và khi lẫn lộn thì hắn lắp bắp tợn. Tôi thấy hối hận vì đã nói vậy với hắn.
“Tớ có thể chọn bất kỳ môn gì,” tôi nói. “Nhân chủng học, lịch sử châu Á. Tớ chọn sân khấu chỉ là tình cờ thôi, chẳng có gì khác.” Thật là một cách giải thích không mấy thuyết phục.
“Tớ chịu không hiểu nổi,” hắn nói, mặt mũi có vẻ như không hiểu thật. “Tớ thích bờ- bản-ban đồ, nên tớ quyết định đến Tokyo và xin bố mẹ tớ gửi tiền để tớ có thể học về bờ-ban-bản đồ. Nhưng cậu lại không thế, hả?”
Cách đặt vấn đề của hắn có lí hơn của tôi. Tôi chịu không thể giải thích được cho mình. Thế rồi chúng tôi rút thăm (bằng que diêm) để chọn giường. Hắn trúng tầng trên.
Cao lớn, với một cái đầu của và hai gò má cao, lúc nào hắn cũng đóng một bộ: sơ-mi trắng, quần dài đen, giày đen, áo len cộc tay màu xanh thuỷ quân. Đi học thì hắn thêm cái áo tây đồng phục và mang theo một chiếc cặp đen: một sinh viên hữu khuynh điển hình. Chính thế mà mọi người gọi hắn là Quốc-xã. Nhưng thực ra thì hắn hoàn toàn không để ý gì đến chính trị. Hắn mặc đồng phục để khỏi phải nghĩ ngợi về quần áo. Hắn chỉ quan tâm đến những chuyện như biến động bờ biển hoặc sự kiện hoàn thành một đường hầm cho xe lửa chạy xuyên qua núi. Không có gì khác. Một khi đã nói đến chuyện như thế thì hắn sẽ thao thao bất tuyệt hàng nhiều giờ liền, cho đến lúc ta phải bỏ đi chỗ khác hoặc ngủ thiếp lúc nào không hay.
Sáng nào hắn cũng dậy lúc sáu giờ theo hồi quốc thiều kéo cờ. Có nghĩa là cái lễ kéo cờ khoa trương kia cũng không phải hoàn toàn vô dụng. Hắn mặc quần áo, vào nhà tắm rửa mặt – lâu không thể tả được. Đôi khi tôi có cảm giác như hắn đang tháo từng cái răng ra và chải rửa lần lượt từng cái một. Trở lại phòng, hắn sẽ vuốt phẳng chiếc khăn mặt và trải lên dàn sưởi cho khô, rồi để bàn chải đánh răng và xà-phòng vào chỗ của chúng ở trên kệ. Cuối cùng, hắn tập bài thể dục theo đài phát thanh cùng với nhân dân cả nước.
Tôi quen đọc sách khuya và ngủ đến tám giờ mới dậy, nên dù hắn có lục sục trong phòng và bắt đầu tập thể dục, tôi vẫn cứ không biết gì – cho đến khi hắn vào động tác nhảy. Hắn làm động tác này một cách nghiêm chỉnh, thình thịch rung hết cả giường. Tôi chịu đựng trong ba ngày, vì người ta đã dặn chúng tôi rằng sống chung là phải biết nhường nhịn nhau cho chừng mực, nhưng đến buổi sáng thứ tư thì tôi không thể chịu nổi nữa.
“Này, cậu có thể làm động tác ấy ở trên mái nhà hoặc ở đâu đó không hử?” tôi bảo. “Tớ không thể ngủ được.”
“Nhưng đã sáu rưỡi rồi còn gì?” hắn đáp, miệng há hốc.
“Phải, tớ biết đã sáu rưỡi rồi. Nhưng tớ vẫn phải ngủ. Tớ không biết nói thế nào, nhưng phải như vậy tớ mới sống được.”
“Nhưng mà tớ không thể lên mái nhà được. Sẽ có người ở tầng ba họ phàn nàn. Chỗ này của bọn mình ở bên dưới chỉ là nhà kho.”
“Thế thì cậu ra sân. Ra bãi cỏ ấy.”
“Thế cũng không được. Tớ không có đài chạy pin. Tớ phải cắm điện. Mà tập thể dục buổi sáng thì phải theo nhạc mới được.”
Đúng vậy, cái đài của hắn cũ rích và không chạy pin. Đài của tôi là bán dẫn di động được, nhưng lại chỉ có sóng FM để nghe nhạc mà thôi.
“Thôi được rồi, mình nhượng bộ nhau nhé,” tôi nói. “Cậu cứ việc tập thể dục nhưng bỏ cái động tác nhẩy ấy đi! Nó ầm ĩ bỏ mẹ. Được chứ.”
“Nh-nha-nhảy ư? Là động tác nào thế?”
“Nhảy là nhảy chứ còn gì nữa. Cứ nẩy lên nẩy xuống ấy mà.”
“Nhưng làm gì có động tác nhảy.”
Đầu tôi bắt đầu thấy nhức nhối. Tôi đã định đầu hàng, nhưng lại muốn làm rõ ý mình. Tôi ra khỏi giường và bắt đầu nhảy tưng tưng, miệng hát điệu nhạc mở đầu của chương trình thể dục buổi sáng của đài NHK. “Là cái này này,” tôi nói.
“Ô, cái đó. Có lẽ cậu nói đúng. Tớ chưa bao giờ để ý chuyện đó.”
“Cậu hiểu ý tớ chưa? tôi nói, ngồi xuống mép giường. “Cứ bỏ cái động tác ấy thôi. Tới
có thể chịu được những cái khác. Đừng nhảy nữa để cho tớ ngủ.”
“Nhưng không thể thế được,” hắn nói, giọng tỉnh bơ. “Tớ không thể bỏ một động tác nào. Tớ đã tập thế này mỗi sáng trong suốt mười năm qua, và hễ bắt đầu là mọi thứ cứ thế tự động diên ra một cách vô thức. Bỏ một động tác nào là tớ phải bỏ hết mất.”
Tôi không biết nói gì thêm. Còn nói gì được nữa? Cách nhanh nhất để chấm dứt tình trạng ấy là đợi cho hắn ra khỏi phòng và quăng cái đài chết tiệt của hắn qua cái cửa sổ chết dẫm kia, nhưng tôi biết nếu làm vậy thì mọi việc sẽ tá hoả tam tinh. Quốc-xã quý hoá đồ của hắn lắm. Hắn mỉm cười khi thấy tôi ngồi thừ trên mép giường, và cố an ủi tôi.
“Này, Watanabe, sao cậu không dậy tập thể dục cùng với tớ cho xong?” Rồi hắn đi ăn sáng.
Naoko chặc lưỡi khi tôi kể cho nàng về Quốc-xã và những bài tập thể dục theo đài của hắn. Tôi không định làm nàng cười, nhưng chính tôi lại phì cười vì câu chuyện của mình. Nàng chỉ hơi mỉm cười một chút, nhưng đó là lần đầu tôi thấy một nụ cười ở nàng và cảm thấy vui vì nó trong một lúc thật lâu.
Chúng tôi vừa xuống tàu ở ga Yotsuya và đang đi bộ dọc bờ kè bên ngoài nhà ga. Đó là một chiều Chủ nhật khoang giữa tháng Năm. Nhưng trận mưa rào ngắn ngủi suốt buổi sáng đã tạnh hẳn, và gió nam đã xua tan những đám mây là là mặt đất. Những đám lá anh đào xanh biếc xào xạc trong không trung, long lanh hắt nắng đi tứ phía. Đó là một ngày đầu hè. Nhưng người đi ngang chúng tôi đều vắt áo len hoặc áo ngoài của họ trên vai, hoặc cầm ở tay. Ai cũng có vẻ đang vui hướng một chiều Chủ nhật đầy nắng ấm. Đám thanh niên chơi bóng quần trong khu sân ở phía bên kia bờ kè đã cởi trần mặc quần cộc. Chỉ có chỗ hai bà sơ vẫn mặc trang phục mùa đông đang ngồi chuyện trò trên một chiếc ghế dài là có vẻ chưa có mùa hè, mặc dù họ đều ngồi ngay dưới nắng.
Mười lăm phút đi bộ và tôi đã toát mồ hôi đến mức phải cởi cả chiếc sơ-mi vải bông dày của mình và đi tiếp với chiếc áo phông còn lại trên người. Naoko đã xắn cao tay áo chiếc sơ-mi màu xám nhạt của nàng. Chiếc sơ-mi phai màu rất đẹp, rõ ràng đã giặt rất nhiều lần. Tôi cảm thấy như đã thấy nàng mặc chiếc sơ-mi ấy từ rất lâu rồi.
Chỉ là cảm giác thế thôi, tôi nhớ không rõ lắm. Lúc ấy tôi vẫn chưa có gì nhiều để nhớ về Naoko.
“Sống tập thể thế cậu có thích không? Nàng hỏi. “Sống chung với nhiều người thế có vui không?”
“Mình không biết, mình mới sống thế chừng một tháng. Không đến nỗi tệ như người ta tưởng, mình có thể chịu được.”
Nàng dừng lại bên một vòi nước uống và nhấp một ngụm, lau miệng bằng một chiếc khăn tay trắng lấy từ túi quần ra. Rồi nàng cúi xuống và cẩn thận buộc lại dây giày.
“Cậu nghĩ mình có sống thế được không?”
“Cái gì kia? Sống trong một khu học xá ấy à?”
“Ờ”
“Mình nghĩ chỉ là vấn đề thái độ thôi. Nếu muốn thì có rất nhiều thứ có thể làm ta bực bội – nào nội quy, nào những thằng ngốc mà lại tưởng mình là ghê lắm, ấy là chưa kể bạn cùng phòng nhất định tập thể dục theo đài vào lúc sáu rưỡi sáng. Nhưng thật ra ở đâu thì cũng vậy thôi, rồi cũng xong cả.”
“Có lẽ thế,” nàng gật đầu. Hình như nàng đang suy nghĩ điều gì đó. Rồi nàng nhìn thẳng vào mắt tôi như thể đang xoáy vào một thứ gì lạ lẫm lắm. Lúc ấy tôi mới thấy mắt nàng sâu thăm và trong vắt đến mức chúng làm tôi như ngộp thở. Tôi chợt nhận ra mình đã chưa khi nào có dịp nhìn vào mắt nàng như thế. Đó là lần đầu tiên hai chúng tôi đi bộ với nhau và nói chuyện lâu như vậy.
“Cậu đang nghĩ sẽ vào một khu học xá sống hay sao đấy?” tôi hỏi.
“Ờ,” nàng đáp. “Mình chỉ đang không biết sống tập thể sẽ ra sao. Với lại…” Có vẻ như nàng đang cố tìm từ hoặc cách diễn đạt cho chính xác mà chưa được. Rồi nàng thở dài, mắt nhìn xuống. “Ôi chao, mình cũng không biết nữa. Cậu đừng để ý làm gì.”
Cuộc nói chuyện đến đấy là hết. Nàng tiếp tục đi về phía đông, và tôi bước ngay sau nàng.
Đã gần một năm rồi tôi mới gặp lại Naoko, và nàng đã sút cân đến nỗi trông như một người khác. Cặp má phinh phính rất đặc biệt của nàng hầu như không còn nữa, và cổ nàng đã mảnh dẻ hẳn đi. Không phải nàng có vẻ gầy gò hoặc ốm yếu: cái vẻ thanh mảnh ấy của nàng có cái gì rất tự nhiên và bình thản, như thể nàng đã ẩn náu trong một không gian hẹp và dài cho đến lúc bản thân nàng trở thành hẹp và dài vậy. Và xinh đẹp ra nhiều. Tôi muốn nói với nàng điều đó, nhưng không thể tìm được cách nói cho hay.
Chúng tôi đã không hẹn mà tình cờ gặp nhau trên tuyến tàu Chuo vẫn đưa chúng tôi đi học hàng ngày. Nàng đã quyết định đi xem phim một mình, còn tôi đang trên đường đến mấy hiệu sách ở Kanda – cả hai đứa đều chẳng có việc gì gấp. Nàng nêu ý kiến bỏ tàu ra ngoài phố, và chúng tôi đã làm vậy ở ga Yotsuya, nơi có thể đi bộ rất hay dọc bờ kè có trồng cây của con hào bao quanh một lâu đài cổ. Khi còn hai đứa với nhau, chúng tôi chẳng có chuyện gì đặc biệt để nói, và tôi cũng chẳng biết tại sao Naoko lại thích ra khỏi tàu. Từ trước chúng tôi cũng đã chẳng có gì nhiều để nói cùng nhau.
Vừa ra đến phố là Naoko bắt đầu bước đi, và tôi phải rảo bước mới theo kịp, cách nàng vài bước. Tôi có thể đuổi kịp nàng, nhưng có cái gì đó ngăn tôi lại. Tôi bước đi, mắt nhìn bờ vai nàng và mái tóc đen buông thẳng của nàng. Nàng dùng một dai buộc tóc màu nâu rộng bản, và mỗi khi nàng quay đầu, tôi lại thoáng thấy một vành tai trắng nhỏ của nàng. Thỉnh thoảng nàng nhìn lại sau và nói điều gì đó. Có khi là một câu nhận xét mà tôi có thể đáp lại được; có khi là cái gì đó tôi chịu không thể hiểu và đáp được. Một khi đã nói xong điều muốn nói, nàng lại hướng về phía trước và tiếp tục bước đi ôi chao, thì có làm sao, tôi tự nhủ, chẳng phải là một ngày đẹp trời để đi dạo đó sao.
Nhưng với Naoko thì đó không phải chỉ là một cuộc dạo chơi đơn thuần. Cứ đề ý thì thấy ngay: nàng rẽ phải ở Iidabashi, ra chỗ hào nước, vượt ngã tư ở Jinbocho, lên quả đồi ở Ochanomizu và ra khỏi khu vực đó ở Hongo. Từ đó nàng đi theo đường tàu điện đến tận Komagome. Một lộ trình rất mệt. Lúc chúng tôi đến Komagome thì đã xế chiều và ngày đầu hè ấy đã thành ra một tối mùa xuân dìu dịu.
“Chúng mình đang ở đâu ấy nhỉ?” Naoko hỏi, có vẻ như vừa sực tỉnh và nhìn quanh mình lần đầu tiên.
“Komagome,” tôi nói. “Cậu không biết ư? Chúng mình đã đi một vòng lớn.”
“Sao mình lại đến đây?”
“Cậu dẫn đường mà. Mình chỉ đi theo cậu thôi.”
Chúng tôi đến một cửa hàng cạnh ga tàu điện để ăn một bát mì. Khát quá, tôi uống hết cả một chai bia. Không đứa nào nói gì từ lúc gọi đồ ăn cho tới lúc ăn xong. Tôi mệt lử sau cuốc đi bộ dài ấy, còn nàng thì ngồi dể hai tay lên bàn, miệng lại lẩm nhẩm chuyện gì đó. Bản tin trên TV đang nói rằng tất cả những địa điểm vui chơi giải trí trong ngày Chủ nhật ấm áp đó đều đã đông nghịt người. Còn chúng tôi thì đã đi bộ từ Yotsuya cho đến tận Komagome, tôi tự nhủ.
“Này, cậu khỏe thật đấy,” tôi lên tiếng sau khi đã ăn hết bát mì.
“Ngạc nhiên không?”
“Có”
“Mình đã từng là vận động viên chạy đường dài ở trường trung học. Nói để cậu biết thế. Mình thường chạy những chặng mười cây số một. Và từ lúc mình bắt đầu có kí ức thì Chủ nhật nào bố mình cũng đưa mình đi leo núi. Cậu biết nhà mình không, ở ngay kia kìa, cạnh núi ấy. Chân mình lúc nào cũng khỏe.”
“Nhìn cậu thì không biết được,” tôi nói.
“Mình biết,” nàng đáp. “Mọi người đều tưởng mình chỉ là một con nhóc yếu ớt. Nhưng không thể nhìn bìa mà đánh giá cuốn sách được.” Rồi nàng thêm một thoáng mỉm cười vào câu nói ấy.”
“Điều ấy đúng với mình quá,” tôi nói. “Mình mệt nhoài ra rồi.”
“Thôi chết, xin lỗi nhé, mình đã lôi cậu đi quanh quẩn suốt cả ngày.”
“Dù sao, mình rất vui là chúng ta đã có dịp chuyện trò. Hai đứa mình chưa có dịp nào thế này, chỉ có hai đứa với nhau,” tôi nói, cố nghĩ xem chúng tôi đã nói những chuyện gì với nhau mà không được.
Nàng đang nghịch cái gạt tàn trên bàn.
“Không biết…” nàng bắt đầu, “…nếu cậu không phản đối… mình muốn nói là, nếu thực sự cậu không thấy phiền… Cậu nghĩ chúng mình có nên gặp lại nhau nữa không? Mình biết mình chẳng có quyền gì mà hỏi cậu chuyện này.”
“Có quyền gì ư? Cậu nói gì thế?”
Nàng đỏ bừng mặt. Phản ứng của tôi với lời đề nghị của nàng có lẽ hơi mạnh.
“Mình không biết… Thực là mình không thể giải thích được,” nàng nói, trong khi kéo tay áo lên quá khuỷu rồi lại hạ xuống. Lớp lông mịn trên cánh tay nàng ánh lên một màu vàng thật đáng yêu dưới ánh đèn của cửa hàng.
“Mình không định nói “quyền” theo nghĩa chính xác của từ đó. Mình đang tìm cách nói khác.”
Hai khuỷu tay đặt trên bàn, nàng chăm chú nhìn lên tờ lịch treo trên tường, gần như thể đang hy vọng sẽ tìm thấy cách diễn đạt thích hợp nhất ở đó. Không thấy gì nàng thở dài, nhắm mắt và mân mê dải buộc tóc.
“Đừng bận tâm thế,” tôi nói. “Có lẽ mình đã hiểu cậu muốn nói gì. Mình cũng chẳng biết nói điều đó như thế nào nữa.”
“Chẳng bao giờ mình có thể nói được điều mình muốn nói,” Naoko tiếp lời. “Như vậy cũng lâu lâu rồi. Mình cố nói một điều gì đó, nhưng nói ra từ nào là sai từ ấy chúng đều không đúng hoặc ngược hẳn lại với điều mình định nói. Mình cố khắc phục, nhưng chỉ càng tệ hơn. Thứ nhất là mình quên luôn cả điều định nói. Giống như mình bị chẻ ra làm hai và phải theo dõi lẫn nhau. Nửa này đang đuổi theo nửa kia, vòng quanh một cái cột to bự. Nửa kia của mình có những từ đúng, nhưng nửa này của mình lại không thể bắt được nó.” Nàng ngẩng lên nhìn vào mắt tôi. “Chuyện đó có tí ý nghĩa gì với cậu không?”
“Nhưng ở một chừng mực nào đó thì ai cũng cảm thấy thế cả,” tôi nói. “Ai cũng đều cố diễn đạt mình và đều thấy phiền lòng khi không thể làm tốt được việc đó.”
Naoko có vẻ thất vọng vì câu đáp của tôi. “Không, càng không phải là như vậy?” nàng nói và không giải thích gì thêm.
“Nhưng mà mình sẽ rất thích được gặp lại cậu,” tôi nói. “Chủ nhật nào mình cũng rảnh, và đi bộ sẽ rất tốt với mình.
Chúng tôi lên tàu chạy đường Yamanote, và Naoko chuyển sang tuyến Chuo ở ga Shinjuku. Nàng sống trong một căn hộ tí xíu ở mãi khu ngoại ô phía tây Kokubunji.
“Này cậu, nàng nói lúc chia tay.” Lối nói chuyện của mình có gì khác trước không?”
“Mình nghĩ là có,” tôi nói, “nhưng không biết rõ thế nào. Nói thật với cậu, mình biết là hồi trước mình gặp cậu rất nhiều, nhưng hình như cũng chẳng chuyện trò nhiều nhặn gì lắm thì phải.”
“Đúng vậy, nàng nói. “Thôi nhỉ, mình gọi cậu thứ Bảy tới được chứ.”
“Tất nhiên rồi. Mình sẽ đợi đấy.”
Tôi gặp Naoko lần đầu tiên lúc còn học lớp Sáu trung học. Nàng cũng đang lớp Sáu nhưng học ở một trường nữ sinh Cơ Đốc giáo vào loại hạng nhất. Cái trường ấy sang đến mức nếu học gạo quá sẽ bị coi là thô thiển. Naoko là bạn gái của người bạn thân nhất (và duy nhất) của tôi là Kizuki. Naoko và Kizuki đã thân thiết với nhau gần như từ hồi mới đẻ, hai gia đình sống cách nhau chưa đầy hai trăm mét.
Cũng như hầu hết những cặp trai gái đã chơi với nhau từ thuở ấu thơ, quan hệ của Kizuki và Naoko có một không khí cởi mở rất thoải mái và họ cũng chẳng thấy cần phải được bên nhau một mình. Họ luôn đến nhà nhau, ăn uống và chơi mạt chược với mọi người khác trong gia đình nhau. Tôi đã đi chơi tay bốn cùng họ rất nhiều lần. Naoko sẽ dẫn một bạn ở trường nàng đến cho tôi và bốn chúng tôi cùng đi chơi bách thú hoặc đánh bi-a hoặc xem phim với nhau. Những cô bạn nàng dẫn về cho tôi đều xinh đẹp nhưng hơi sang trọng quá so với thị hiểu của tôi. Tôi dễ chơi hơn với những cô gái có vẻ thô thiển hơn ở cùng trường công với tôi, thấy dễ chuyện trò hơn. Tôi chưa bao giờ đoán được chuyện gì đang diễn ra trong những cái đầu xinh đẹp của các cô gái mà Naoko dẫn theo nàng, và có thể là họ cũng không thể hiểu được tôi.
Được một thời gian thì Kizuki từ bỏ ý định ghép bạn cho tôi, và thế là ba chúng tôi chơi cùng nhau. Kizuki và Naoko và tôi: cũng lạ, nhưng đó lại là một cấu hình thoải mái nhất. Đưa thêm một người thứ tư vào cấu hình đó lúc nào cũng khiến mọi chuyện thành vụng về khó xử. Chúng tôi giống như đội làm chương trình gặp gỡ chuyện trò trên TV, với tôi đóng vai khách, Kizuki làm người dẫn chương trình, và Naoko là trợ lí của cậu ta. Kizuki giỏi việc thủ những vai trò trung tâm như thế. Thực tình, cậu ấy có một vẻ giễu cợt thường khiến mọi người nghĩ là cậu ngạo mạn, nhưng thật sự thì cậu là một người rất công bình và chu đáo. Cậu biết phân phát những lời nhận xét và đùa bỡn một cách công bằng cho cả Naoko và tôi, cẩn thận để không đứa nào cảm thấy bị bỏ rơi. Nếu một trong hai đứa im lặng quá lâu, cậu sẽ hướng câu chuyện về đó để người ấy phải lên tiếng. Cậu biết cách theo dõi và điều chỉnh không khí xung quanh từng giây một, và chuyện đó chắc chắn không dễ dàng như ta thấy chút nào. Ngoài ra, cậu còn có một cái tài rất hiếm là biết tìm thấy những cái thú vị trong những câu nói chung chung chẳng thú vị chút nào của người khác, cho nên khi chuyện trò với
Kizuki, ta cẳm thấy như mình là một con người đặc biệt thú vị với một cuộc sống đặc biệt thú vị.
Ấy vậy, mà cậu lại chẳng quảng giao chút nào. Tôi là thằng bạn thực sự duy nhất của cậu ở trường. Tôi không thể hiểu tại sao một diễn giả thông minh và đầy năng lực như thế lại không hướng tài năng của mình vào cái thế giới mênh mông ở ngoài kia mà lại bằng lòng tập trung vào bộ ba nhỏ bé của chúng tôi. Mà tôi cũng không biết tại sao cậu chọn tôi làm bạn. Tôi chỉ là một thằng nhóc bình thường thích đọc sách, nghe nhạc và không hề có gì nổi bật để có thể khiến cho một người như Kizuki phải để ý đến. Thế mà chúng tôi đã thân nhau ngay lập tức. Cha cậu là một nha sĩ, nổi tiếng thạo nghề và lấy tiền công rất cao.
“Chủ nhật này có muốn đi chơi cặp đôi với bọn tớ không?” Cậu hỏi tôi ngay sau khi mới gặp nhau. “Bạn gái tớ học trường nữ sinh, cô ấy sẽ dẫn theo một người đẹp cho cậu.”
“Được thôi,” tôi nói. Tôi đã gặp Naoko như vậy đấy!”
Ba đứa chúng tôi chơi với nhau rất nhiều, nhưng hễ Kizuki cứ ra khỏi phòng là Naoko và tôi lại thấy lúng túng chẳng biết nói gì với nhau. Chúng tôi chưa bao giờ biết nên nói vđi nhau về chuyện gì. Và sự thực là chúng tôi không có chung một chủ đề nào để cùng trò chuyện. Thay vì nói chuyện, chúng tôi hết uống nước lại nghịch ngợm gì đó trên bàn và đợi Kizuki về để lại bắt đầu tán chuyện. Naoko không phải là người hay nói, còn tôi thì nghe giỏi hơn nói, nên tôi luôn thấy lúng túng khi một mình với nàng. Không phải chúng tôi không hợp nhau. Chúng tôi chỉ không có gì để nói.
Naoko và tôi chỉ gặp nhau một lần sau tang lễ của Kizuki. Hai tuần sau sự kiện đó, chúng tôi gặp nhau tại một quán cà-phê để giải quyết vài việc nhỏ, và khi xong rồi thì chúng tôi chẳng còn gì để nói. Tôi cố đưa ra nhiều chủ đề khác nhau nhưng chẳng đi đến đâu. Và khi Naoko mở miệng thì giọng nàng gay gắt thế nào đó. Nàng có vẻ giận dữ với tôi, nhưng tôi chịu không biết tại sao. Chúng tôi không gặp lại nhau lần nào nữa, cho mãi đến một năm sau, khi chúng tôi tình cờ thấy nhau trên tuyến tàu Chuo ở
Tokyo ngày đó.
Có lẽ Naoko đã giận tôi vì chính tôi, chứ không phải nàng, đã là người cuối cùng gặp Kizuki. Có lẽ nói thế cũng chưa chính xác, nhưng tôi hiểu tình cảm của nàng, không ít thì nhiều. Nếu có thể, tôi đã đánh đổi địa vị ấy với nàng, nhưng nói cho cùng thì chuyện gì xảy ra cũng đã xảy ra rồi, và tôi chẳng thể làm gì được nữa.
Đó là một chiều tháng Năm đẹp trời. Sau bữa trưa, Kizuki gợi ý chúng tôi bỏ lớp để chơi bi-a hoặc đi đâu đó. Tôi cũng chẳng quan tâm gì đến những giờ học buổi chiều của mình, và thế là chúng tôi cùng ra khỏi trường, lững thững xuống đồi tới một phòng bi-a ngoài bến cảng và chơi bốn ván. Khi tôi thắng ván chơi thoải mái đầu tiên, Kizuki trở nên trang nghiêm và thắng liền ba ván tiếp theo. Có nghĩa là tôi phải trả tiền theo thông lệ vẫn có giữa chúng tôi. Kizuki không nói đùa câu nào khi chúng tôi chơi với nhau. Điều đó rất bất thường. Chơi xong chúng tôi hút thuốc.
“Sao cậu nghiêm trang thế?” tôi hỏi.
“Tớ không muốn bị thua hôm nay,” Kizuki nói với một nụ cười thoả mãn.
Cậu chết đêm hôm đó, trong nhà để xe. Cậu đã đưa một đường ống cao su từ miệng ống xả chiếc N-360 của mình vào một cửa sổ của chiếc xe, lấy băng dính bịt kín các chỗ hở, rồi nổ máy. Tôi không biết phải bao nhiêu lâu cậu mới chết được. Cha mẹ cậu đang đi thăm một người họ hàng bị ốm, và khi họ mở cửa vào thì cậu đã chết rồi. Radio trên xe vẫn kêu, và một cái hoá đơn mua xăng thì kẹp dưới một cần gạt nước ở kính xe.
Kizuki không để lại một dòng tuyệt mệnh nào, và không ai có thể nghĩ ra lí do tự tử của cậu là gì. Vì là người cuối cùng đã gặp cậu nên tôi bị cảnh sát triệu lên hỏi. Tôi nói với viên sĩ quan điều tra rằng Kizuki đã không biểu lộ tí dấu hiệu nào của việc cậu sắp làm, rằng cậu đã vẫn hệt như mọi khi. Viên cảnh sát trước đây đã có ấn tượng không hay về cả Kizuki và tôi, như thể người ta hễ cứ hay bỏ học và chơi bi-a thì dĩ nhiên là sẽ có ngày tự tử vậy. Một bài báo ngắn đã kết thúc sự vụ. Cha mẹ Kizuki tống
khứ chiếc N-360 màu đỏ của cậu đi. Trong một thời gian, chỗ bàn cậu vẫn ngồi trong lớp lúc nào cũng có một đoá hoa trắng.
Trong khoảng mười tháng kể từ lúc Kizuki chết đến kỳ thi của tôi, tôi không biết mình đang ở đâu trong cái thế giới này. Tôi bắt đầu ngủ với một người trong đám hạn gái ở trường, nhưng quan hệ ấy chẳng được đến sáu tháng. Chẳng có gì ở cô ta can hệ được đến tôi. Tôi nộp đơn vào một trường đại học tư ở Tokyo, một loại trường mà tôi không phải học gì nhiều cũng thi vào được, và đỗ mà chẳng thấy vui mừng gì hết. Cô gái kia xin tôi đừng đi Tokyo – “Cách đây những năm trăm dặm!” Cô ta nài nỉ : nhưng tôi phải đi khỏi Kobe bằng bất cứ giá nào. Tôi muốn bắt đầu một cuộc sống mới ở một nơi mà tôi không biết một ma nào hết.
“Anh không còn nghĩ gì đến tôi nữa, sau khi đã ngủ với tôi” cô ta vừa nói vừa khóc.
“Không phải thế,” tôi cương quyết. “Nhưng tôi nhất định phải đi khỏi thành phố này.” Nhưng cô ta đã không chịu hiểu tôi. Và cứ thế chúng tôi giã biệt nhau.
Khi ngồi trên tàu hoả cao tốc đi Tokyo, nhớ đến tất cả những gì đã làm cô hay hơn nhiều so với các cô gái khác ở nhà, tôi cảm thấy hành vi của mình thật kinh khủng, nhưng chẳng có cách gì gỡ lại được nữa. Tôi sẽ cố quên cô ta.
Có một điều duy nhất mà tôi phải làm khi bắt đầu cuộc sống mới của mình trong khu học xá, đó là thôi không coi chuyện gì ở đời là quan trọng nữa, và thiết lập một khoảng cách thích hợp giữa bản thân với tất cả mọi chuyện. Hãy quên những chiếc bàn bi-a màu xanh nâu và những chiếc N-360 màu đỏ cùng những đoá hoa trắng trên bàn học; quên đám khói bốc lên từ những ống khói ngất ngưởng của lò thiêu xác, những cục chặn giấy kếch xù trong phòng hỏi cũng của cảnh sát. Lúc đầu việc đó có vẻ hiệu nghiệm. Tôi đã cố gắng để quên, nhưng bên trong tôi vẫn có một chút khí vón cục lại một cách mơ hồ. Và khi thời gian cứ trôi đi, cục khí vón ấy bắt đầu có hình hài rõ rệt và đơn giản, một hình hài mà tôi có thể ta được bằng lời, như sau:
Cái chết là có thực, nó không phải là đối nghịch của cuộc sống, mà là một phần của cuộc sống.
Nói ra như vậy nghe thật sáo mòn, nhưng đã có thời tôi cảm thấy cái hình hài ấy không phải bằng lời mà như một cục khí vón lại ở trong tôi. Cái chết là có thực – trong một cục chặn giấy, trong bốn trái bóng đỏ và trắng trên mặt bàn bi-a – và chúng ta tiếp tục sống và hít thở nó vào phổi như những làn bụi mịn.
Trước đó, tôi đã hiểu cái chết như một cái gì hoàn toàn tách biệt và độc lập với sự sống. Bàn tay của sự chết nhất định sẽ túm lấy chúng ta, tôi cảm thấy thế, nhưng cho tới ngày nó tìm đến ta, nó vẫn để ta được yên thân. Điều đó dường như là một chân lý đơn giản và hợp logic đối với tôi. Sự sống ở đây, sự chết thì ở kia. Tôi đang còn ở đây, chưa phải ở đó.
Tuy nhiên, đêm hôm Kizuki chết, tôi đã mất khả năng nhìn nhận sự chết (và sự sống) một cách giản dị như vậy/ Chết không phải là đối nghịch của sống. Nó đã đang ở đây rồi, ngay bên trong tôi, nó đã luôn luôn ở đây, và không có gì có thể cho phép tôi quên được điều đó. Khi nó lấy đi Kizuki mới mười bảy tuổi đầu trong cái đêm tháng Năm ấy, sự chết đã túm được cả tôi.
Tôi sống qua mùa xuân sau đó, ở tuổi mười tám, với cục khí vón trong ngực mình, nhưng không lúc nào ngưng tranh đấu chống lại sự hồi sinh của thái độ coi trọng mọi sự ở đời. Coi trọng sự đời không phải là cách tiếp cận chân lý, tôi cảm thấy như vậy, cho dù vẫn mơ hồ. Nhưng sự chết là một thực tế, một thực tế nghiêm cẩn, dù ta có nhìn nhận nó kiểu gì đi nữa. Mắc kẹt trong mối mâu thuẫn nghẹt thở ấy, tôi lẩn quẩn trong một vòng tròn vô tận. Bây giờ nhìn lại, những ngày ấy thật lạ lùng. Ở đoạn giữa của cuộc đời, mọi thứ đều xoay quanh sự chết.
Đã có một thời, nhiều năm trước đây – đúng ra là hai mươi năm trước đây – tôi đã sống trong một khu học xá. Tôi mười tám tuổi và là sinh viên năm thứ nhất. Tôi mới đến Tokyo và chưa sống một mình bao giờ nên cha mẹ tôi rất lo, và họ thu xếp cho tôi ở trong một khu học xá tư nhân chứ không thuê một căn phòng riêng cho tôi như hầu hết các sinh viên khác. Khu học xá phục vụ cả ăn uống và nhiều tiện nghi khác nên có thể sẽ giúp đứa con mười tám tuổi đầu còn lớ ngớ của họ sống sót được. Và còn cả chuyện chi phí nữa. Ở khu học xá rẻ hơn nhiều so với thuê phòng riêng. Chỉ cần chăn chiếu và một cái đèn thôi là đủ, không phải mua thêm đồ đạc gì nhiều. Riêng tôi vẫn muốn thuê một căn hộ và sống thoải mái một mình, nhưng biết rằng cha mẹ còn phải trả tiền học và các thứ lệ phí khác cho cái trường đại học tư mà mình đã đỗ vào, nên tôi không dám đòi hỏi gì thêm. Ngoài ra, thực tình tôi cũng chẳng mấy quan tâm đến nơi ăn chốn ở của mình.
Nằm trên một quả đồi ở trung tâm thành phố với tầm nhìn rộng rãi, khu học xá có
[2]
một khuôn viên vuông vức và có tường bê-tông bao quanh. Một cái cây zelkova khổng lồ cao vút mọc ngay ở sau chỗ cổng trước. Người ta nói nó đã một trăm năm mươi tuổi là ít. Đứng dưới gốc mà nhìn lên thì những tán lá xanh dày đặc của nó che kín hết cả trời.
Lối đi lát gạch từ cổng vào chạy vòng quanh cái cây ấy rồi tiếp tục thẳng tuột qua giữa khu đất vuông của khu học xá. Hai dãy nhà ba tầng bằng bê-tông nằm đối diện nhau qua lối đi ấy. Chúng to lừng lững với rất nhiều cửa sổ và làm người ta có ấn tượng như chúng là những toà chung cư được cải tạo thành nhà tù hoặc là nhà tù cải tạo thành khu chung cư. Tuy nhiên chúng không có vẻ gì là bẩn thỉu, mà cũng không gây cảm giác tăm tối. Có thể nghe thấy tiếng radio vọng ra từ những cửa sổ để mở, và tất cả cửa sổ đều mắc một loại rèm màu kem mà nắng không thể làm bạc thêm được nữa.
Qua khỏi hai dãy nhà đó, lối đi dẫn đến một toà nhà sinh hoạt chung có hai tầng, tầng dưới là nhà ăn và khu nhà tắm, tầng trên có một giảng đường, các phòng họp, và bảy phòng dành cho khách mà tôi không bao giờ biết họ là ai. Bên cạnh toà nhà sinh hoạt chung ấy lại là một khu nhà ở nữa, cũng ba tầng. Khắp khuôn viên vuông vức ấy phủ đầy những sân cỏ rộng rãi, và nước phun từ các vòi tưới xoay tròn lấp loá dưới nắng trời. Phía sau toà nhà sinh hoạt chung là một sân có dùng để chơi bóng chày và bóng bầu dục, và sáu sân bóng quần. Khu học xá có đủ thứ ta có thể cần đến.
Nó chỉ có mỗi một vấn đề: mùi vị chính trị của chính nó. Khu học xá được đặt dưới quyền của một kiểu tổ chức mờ ám xoay quanh một nhân vật cực hữu, và đối với tôi thì có một cái gì đó rất xiên xẹo trong cách họ điều hành cơ sở này. Có thể thấy điều đó trong cuốn sách nhỏ họ phát cho sinh viên mới đến và trong cả nội quy của khu học xá. Họ tuyên bố rằng khu học xá được thành lập theo “tinh thần chủ đạo” là “nỗ lực bồi dưỡng nguồn nhân lực quốc dân thông qua chất lượng tối cao của những cơ sở giáo dục”, và nhiều đại gia tài chính ủng hộ “tinh thần” này đã đóng góp tiền riêng của họ vào việc xây dựng nó. Đó là bộ mặt công khai của dự án, mặc dù bên dưới đó là gì thì còn cực kỳ mơ hồ. Có người nói đây là một kiểu công trình trốn thuế, có người lại coi đây là một màn trình diễn lấy danh tiếng của những nhân vật góp vốn, lại cũng có người nói rằng việc xây khu học xá chỉ là để che đậy hành vi chiếm đoạt một miếng gan miếng tiết của bất động sản công cộng. Nhưng có một chuyện chắc chắn là có thật: trong kí túc xá có một câu lạc bộ đặc tuyển gồm toàn những sinh viên thượng lưu từ nhiều trường đại học khác nhau. Họ lập ra nhưng “nhóm học tập” họp nhau nhiều lần một tháng với sự tham gia của cả nhiều sáng lập viên. Thành viên nào của câu lạc bộ này cũng chắc chắn sẽ có công ăn việc làm ngon lành sau khi tốt nghiệp. Tôi cũng chẳng biết trong những lý thuyết này, nếu có thể gọi thế, có cái nào đúng không, nhưng tất cả chúng đều có chung một giả định rằng có gì đó mờ ám về cơ sở này.
Dù sao, tôi cũng đã có hai năm – từ mùa xuân 1968 đến mùa xuân 1970 – sống trong cái khu học xá “mờ ám” ấy. Cũng không thể giải thích được tại sao tôi lại chịu đựng được nó lâu đến thế. Về mặt sinh hoạt hàng ngày thì dù nó có là hữu khuynh hay tả khuynh hoặc gì gì đi nữa thì cũng chẳng khác gì đối với tôi.
Ngày nào cũng khởi đầu bằng một lễ kéo cờ trịnh trọng. Họ chơi cả nhạc quốc thiều, tất nhiên rồi. Hai việc ấy không thể thiếu nhau được. Cột cờ trồng ở chính giữa khu học xá, có thể nhìn thấy từ cửa sổ của cả ba khu nhà ở.
Trưởng khu nhà ở phía đông (nơi tôi kí túc) là người phụ trách lá cờ. Ông ta cao lớn, mắt diều hâu, tuổi trạc già năm mươi non sáu mươi. Mớ tóc xù của ông đã điểm bạc, và cái cổ rám nắng của ông có một vết sẹo dài. Người ta kháo nhau rằng ông đã tốt nghiệp trường huấn luyện tình báo Nakano từ thời chiến tranh, nhưng không ai biết chắc cả. Đứng cạnh ông là một sinh viên trợ lí. Cả anh chàng này cũng không ai biết rõ lai lịch. Anh ta có mái đầu húi cua ngắn nhất thế giới và lúc nào cũng mặc đồng phục sinh viên màu xanh thuỷ quân. Tôi không biết tên anh ta, cũng chẳng biết anh ta ở phòng nào, không bao giờ gặp anh ta trong nhà ăn hoặc nhà tắm. Thậm chí tôi không chắc anh ta có phải là sinh viên hay không nữa, mặc dù ai cũng nghĩ anh ta phải là sinh viên, vì cái bộ đồng phục ấy, vốn đã nhanh chóng trở thành biệt hiệu của anh ta. Trái ngược với Ngài Nakano, “Đồng phục” lùn tè, phục phịch, mặt mũi nhợt nhạt. Hai con người làm thành một cặp trông ghê ghê ấy ngày nào cũng kéo lá cờ Mặt trời mọc lên vào lúc sáu giờ sáng.
Khi tôi mới vào khu học xá, cái mới lạ của sự kiện đó thường khiến tôi dậy sớm để kịp chứng kiến nghi thức ái quốc này. Hai người sẽ xuất hiện dưới sân hầu như đúng vào lúc đài phát thanh phát đi tín hiệu sáu giờ.
“Đồng phục” mặc đồng phục, tất nhiên rồi, với giày da đen, còn Nakano thì xách theo bên mình một máy ghi âm hiệu Sony. Ông đặt cái máy xuống cạnh chân cột cờ trong khi “Đồng phục” mở một cái hộp để lộ lá cờ được gấp gọn gàng ở bên trong. Anh ta kính cẩn dâng lá cờ cho Nakano. Ông này mắc nó vào dây trên cột cờ, để lộ hình tròn đỏ chói của Mặt trời mọc trên nền trắng tinh khiết.
Sau đó, “Đồng phục” bấm nút cho chạy nhạc quốc thiều.
“Cầu cho Chúa tể chúng ta sẽ ngự trị…”
Và lá cờ sẽ leo lên.
“Cho đến khi sổi cuội thành đá tảng…”
Nó sẽ lên đến nửa cột.
“Và được rêu xanh bao phủ…”
Bây giờ thì nó đã ở trên ngọn cột. Hai người ấy đứng nghiêm, im phăng phắc, ngẩng nhìn lá cờ lúc ấy đã là cả một hình ảnh kì vỹ trong những ngày đẹp trời lộng gió.
Lễ hạ cờ được cử hành lúc chiều tối với cùng một vẻ trang nghiêm như thế, nhưng theo trình tự ngược lại. Lá cờ sẽ trèo xuống và tìm về chỗ của nó trong chiếc hộp.
Quốc kỳ không tung bay trong đêm tối.
Tôi không biết tại sao lá cờ phải được hạ xuống vào ban đêm. Quốc dân vẫn tiếp tục tồn tại qua đêm tối, và biết bao nhiêu người vẫn làm việc suốt đêm – thợ xây dựng đường sắt và những người lái taxi, rồi chủ các quán bar, lính cứu hoả, người gác đêm. Tôi thấy có vẻ thật bất công khi những người này bị tước mất quyền được lá cờ bảo vệ. Hoặc giả chuyện này cũng chẳng hệ trọng đến thế mà cũng chẳng có ai quan tâm – trừ tôi. Cũng chẳng phải là tôi thực sự quan tâm. Chỉ vì nó tình cờ đi qua tâm trí tôi thế thôi.
Nội quy bắt buộc sinh viên năm đầu và năm thứ hai phải ở hai người một phòng, còn sinh viên năm thứ ba và năm cuối thì được ở riêng mỗi người một phòng. Phòng đôi thì dài hơn và hẹp hơn cỡ phòng bề ba mét bề bốn mét một chút, với một cửa sổ khung nhôm kính trên bức tường đối diện cửa ra vào và hai chiếc bàn kê cạnh đó theo lối để hai người ngồi học quay lưng vào nhau. Bên trái cửa ra vào kê một bộ giường tầng khung thép. Đồ đạc đi liền với phòng đều chắc chắn và giản dị, bao gồm hai tủ sắt đựng quần áo có khoá, một bàn nước nhỏ, và một số giá đỡ liền tường. Ngay cả người dễ tính nhất cũng khó lòng gọi cách bài trí ấy là thơ mộng. Trên giá đỡ của hầu hết các phòng đều thấy để những đồ như đài bán dẫn, máy sấy tóc, ấm đun nước và nồi cơm điện, cà-phê tan, trà túi, đường miếng, và những nồi bát đơn giản để nấu mì ăn liền. Trên tường treo đầy những ảnh cắt từ tạp chí dành cho con gái hoặc bích chương quảng cáo phim ảnh khiêu dâm ăn trộm được. Một gã có hình chụp lợn đang đi tơ nhau, nhưng đó là một ngoại lệ đặc biệt so với đa số hình ảnh đàn bà trần truồng bình thường, các nữ ca sĩ phổ thông hoặc nữ diễn viên. Giá sách phía trên bàn học thì đựng sách giáo khoa, tự điển và tiểu thuyết.
Rác rưởi của những căn phòng toàn bọn con trai này thật khủng khiếp. Vỏ quýt mốc meo dính chặt vào đáy những bồ đựng giấy loại. Những vỏ đồ hộp dùng làm gạt tàn chất đầy đầu mẩu thuốc lá, và khi chúng bắt lửa âm ỉ cháy thì liền bị giội cà-phê hoặc bia rồi đề mặc đó cho đến lúc bốc mùi chua loét. Bụi đen và những vụn bẩn vô tăm tích bám đầy bát đĩa trên, các giá đỡ, và sàn nhà thì đầy những vỏ mì ăn lỉền và hộp bia rỗng cùng những nắp đậy của thứ này thứ kia vứt lung tung. Không ai nghĩ đến việc quét nhà và dọn rác. Cơn gió nào thổi qua phòng cũng làm bụi bốc lên mù mịt. Mỗi phòng có một mùi gớm guốc riêng của mình, nhưng cấu phần của cái mùi ấy thì đều như nhau: mồ hôi, mùi thân thế bẩn thỉu, và mùi rác rưỡi. Quần áo bẩn chất đống dưới gầm giường, và vì không có ai thèm phơi phóng chăn nệm thường xuyên nên những thứ vải vóc ngấm đẫm mồ hôi ấy bốc mùi hôi hầm không thể cứu chữa nổi. Nghĩ lại, có vẻ thật kì diệu là những đống hôi thối ấy không làm nay sinh dịch bệnh chết người nào.
Nhưng buồng tôi ở lại sạch tinh tươm như một phòng ướp xác. Sàn nhà và cửa sổ không một vết bẩn, chăn nệm tuần nào cũng được phơi phóng, tất cả bút chì đều đứng ngay ngắn trong hộp đựng của chúng, thậm chí màn cửa cũng được giặt mỗi tháng một lần. Bạn cùng phòng với tôi là một gã sạch sẽ đến mức bệnh hoạn. Khỏng có ai trong khu học xá tin lời tôi khi tôi kề chuyện giặt màn cửa phòng mình. Chúng không biết rằng màn cửa lại có thể giặt được. Hình như chúng tin rằng màn cửa là một bộ phận bán thường xuyên của kết cấu cửa sổ.
“Thằng cha đó hỏng rồi,” chúng nói, và đặt biệt danh cho anh bạn tôi là một thằng lính phát xít, một tên Quốc-xã.
Thậm chí chúng tôi không có cả ảnh trên tường. Không, chúng tôi có bức ảnh chụp một con kênh đào ở Amsterdam. Trước đấy tôi đã ghim một tấm ảnh khoả thân lên rồi, nhưng bạn cùng phòng với tôi lại hạ nó xuống. “Này, Watanabe,” hắn nói, “tơ-tơ-tớ không khoái mấy của này lắm đâu,” rồi găm luôn cái ảnh kênh đào lên thay. Tôi cũng không mặn mà gì với cái ảnh khoả thân, nên chẳng buồn phản đối làm gì.
“Cái quái gì thế kia hả?” Đó là câu cảm thán đôi với bức ảnh kênh đào Amsterdam của tất cả bọn con trai đã từng vào phòng tôi.
“À, Quốc-xã nó thích vừa nhìn cái đó vừa cho ra bằng tay,” tôi nói.
Tôi chỉ định đùa thôi, nhưng tất cả bọn chúng lại tin là thật – đến nỗi chính tôi cũng bắt đầu tin đó là chuyện thật.
Ai cũng tỏ vẻ thương tôi vì phải ở chung với Quốc-xã, nhưng thực tình tôi không khó chịu gì chuyện đó. Hắn để tôi yên thân chừng nào tôi giữ chỗ của mình thật sạch sẽ, và thực tế là ở cùng phòng với hắn lại dễ chịu hơn trong nhiều chuyện. Hắn làm tất các việc dọn dẹp, hắn phơi phóng chăn nệm, hắn thu dọn và đổ rác. Hắn hít hít mấy cái và khuyên tôi nên đi tắm nếu tôi đã quá bận đến nỗi mấy ngày rồi chưa tắm. Thậm chí hắn còn nhắc tôi đã đến lúc phải đi cắt tóc hoặc tỉa lông mũi. Chỉ có một thứ làm tôi khó chịu, đó là cái lối hắn phun thuốc trừ sâu mù mịt mỗi khi phát hiện ra dù chỉ một con ruồi thôi ở trong phòng, vì lúc ấy tôi sẽ phải tị nạn sang một cái chuồng chỗ hàng xóm nào đó.
Quốc-xã học địa lý ở một trường đại học quốc gia.
Như lời hắn nói ở buổi sơ giao, “Tớ học về bờ-bờ-bản-bản đồ.”
“Cậu thích bản đồ à?” Tôi hỏi.
“Đúng vậy. Khi tốt nghiệp, tớ sẽ vào làm việc cho Viện Địa Đạc và làm bờ-bờ-bản-ban đồ.”
Tôi bị ấn tượng rất mạnh khi thấy cuộc đời có thể cho người ta nhiều ước mơ và mục đích khác nhau đến thế. Đó là một trong những ấn tượng đầu tiên của tôi khi lần đầu đặt chân đến Tokyo. Một ý nghĩ chợt đến với tôi là xã hội cần một vài người – chỉ vài người thôi – có ý thích và thậm chí say mê việc làm bản đồ. Kể cũng lạ, vì cái người muốn làm việc cho Viện Địa Đạc lại cứ lắp bắp mỗi khi nói đến chữ “bản đồ”. Quốc-xã thường không lắp bắp bao giờ, chỉ trừ mỗi khi hắn phát âm từ
“bản đồ”, mà chắc chắn trăm phần trăm là hắn phải lắp bắp cái từ ấy.
“Cậu sẽ học ca-ca-cái gì?” hắn hỏi tôi.
“Sản khấu,” tôi đáp.
“Cậu sẽ dàn dựng các vở kịch à?”
“Không, chỉ đọc kịch bản và nghiên cứu thôi. Racine, Ionesco, Shakespeare, đại loại thế.”
Hắn nói đã nghe tiếng Shakespeare, nhưng không biết những người khác. Tôi cũng chẳng biết gì mấy về những tác giả kia, mới chỉ thấy tên họ trong các giấy tờ giới thiệu bài giảng.
“Cậu thích kịch à?” hắn hỏi.
“Cũng không hẳn thế.”
Thế là hắn thấy lẫn lộn, và khi lẫn lộn thì hắn lắp bắp tợn. Tôi thấy hối hận vì đã nói vậy với hắn.
“Tớ có thể chọn bất kỳ môn gì,” tôi nói. “Nhân chủng học, lịch sử châu Á. Tớ chọn sân khấu chỉ là tình cờ thôi, chẳng có gì khác.” Thật là một cách giải thích không mấy thuyết phục.
“Tớ chịu không hiểu nổi,” hắn nói, mặt mũi có vẻ như không hiểu thật. “Tớ thích bờ- bản-ban đồ, nên tớ quyết định đến Tokyo và xin bố mẹ tớ gửi tiền để tớ có thể học về bờ-ban-bản đồ. Nhưng cậu lại không thế, hả?”
Cách đặt vấn đề của hắn có lí hơn của tôi. Tôi chịu không thể giải thích được cho mình. Thế rồi chúng tôi rút thăm (bằng que diêm) để chọn giường. Hắn trúng tầng trên.
Cao lớn, với một cái đầu của và hai gò má cao, lúc nào hắn cũng đóng một bộ: sơ-mi trắng, quần dài đen, giày đen, áo len cộc tay màu xanh thuỷ quân. Đi học thì hắn thêm cái áo tây đồng phục và mang theo một chiếc cặp đen: một sinh viên hữu khuynh điển hình. Chính thế mà mọi người gọi hắn là Quốc-xã. Nhưng thực ra thì hắn hoàn toàn không để ý gì đến chính trị. Hắn mặc đồng phục để khỏi phải nghĩ ngợi về quần áo. Hắn chỉ quan tâm đến những chuyện như biến động bờ biển hoặc sự kiện hoàn thành một đường hầm cho xe lửa chạy xuyên qua núi. Không có gì khác. Một khi đã nói đến chuyện như thế thì hắn sẽ thao thao bất tuyệt hàng nhiều giờ liền, cho đến lúc ta phải bỏ đi chỗ khác hoặc ngủ thiếp lúc nào không hay.
Sáng nào hắn cũng dậy lúc sáu giờ theo hồi quốc thiều kéo cờ. Có nghĩa là cái lễ kéo cờ khoa trương kia cũng không phải hoàn toàn vô dụng. Hắn mặc quần áo, vào nhà tắm rửa mặt – lâu không thể tả được. Đôi khi tôi có cảm giác như hắn đang tháo từng cái răng ra và chải rửa lần lượt từng cái một. Trở lại phòng, hắn sẽ vuốt phẳng chiếc khăn mặt và trải lên dàn sưởi cho khô, rồi để bàn chải đánh răng và xà-phòng vào chỗ của chúng ở trên kệ. Cuối cùng, hắn tập bài thể dục theo đài phát thanh cùng với nhân dân cả nước.
Tôi quen đọc sách khuya và ngủ đến tám giờ mới dậy, nên dù hắn có lục sục trong phòng và bắt đầu tập thể dục, tôi vẫn cứ không biết gì – cho đến khi hắn vào động tác nhảy. Hắn làm động tác này một cách nghiêm chỉnh, thình thịch rung hết cả giường. Tôi chịu đựng trong ba ngày, vì người ta đã dặn chúng tôi rằng sống chung là phải biết nhường nhịn nhau cho chừng mực, nhưng đến buổi sáng thứ tư thì tôi không thể chịu nổi nữa.
“Này, cậu có thể làm động tác ấy ở trên mái nhà hoặc ở đâu đó không hử?” tôi bảo. “Tớ không thể ngủ được.”
“Nhưng đã sáu rưỡi rồi còn gì?” hắn đáp, miệng há hốc.
“Phải, tớ biết đã sáu rưỡi rồi. Nhưng tớ vẫn phải ngủ. Tớ không biết nói thế nào, nhưng phải như vậy tớ mới sống được.”
“Nhưng mà tớ không thể lên mái nhà được. Sẽ có người ở tầng ba họ phàn nàn. Chỗ này của bọn mình ở bên dưới chỉ là nhà kho.”
“Thế thì cậu ra sân. Ra bãi cỏ ấy.”
“Thế cũng không được. Tớ không có đài chạy pin. Tớ phải cắm điện. Mà tập thể dục buổi sáng thì phải theo nhạc mới được.”
Đúng vậy, cái đài của hắn cũ rích và không chạy pin. Đài của tôi là bán dẫn di động được, nhưng lại chỉ có sóng FM để nghe nhạc mà thôi.
“Thôi được rồi, mình nhượng bộ nhau nhé,” tôi nói. “Cậu cứ việc tập thể dục nhưng bỏ cái động tác nhẩy ấy đi! Nó ầm ĩ bỏ mẹ. Được chứ.”
“Nh-nha-nhảy ư? Là động tác nào thế?”
“Nhảy là nhảy chứ còn gì nữa. Cứ nẩy lên nẩy xuống ấy mà.”
“Nhưng làm gì có động tác nhảy.”
Đầu tôi bắt đầu thấy nhức nhối. Tôi đã định đầu hàng, nhưng lại muốn làm rõ ý mình. Tôi ra khỏi giường và bắt đầu nhảy tưng tưng, miệng hát điệu nhạc mở đầu của chương trình thể dục buổi sáng của đài NHK. “Là cái này này,” tôi nói.
“Ô, cái đó. Có lẽ cậu nói đúng. Tớ chưa bao giờ để ý chuyện đó.”
“Cậu hiểu ý tớ chưa? tôi nói, ngồi xuống mép giường. “Cứ bỏ cái động tác ấy thôi. Tới
có thể chịu được những cái khác. Đừng nhảy nữa để cho tớ ngủ.”
“Nhưng không thể thế được,” hắn nói, giọng tỉnh bơ. “Tớ không thể bỏ một động tác nào. Tớ đã tập thế này mỗi sáng trong suốt mười năm qua, và hễ bắt đầu là mọi thứ cứ thế tự động diên ra một cách vô thức. Bỏ một động tác nào là tớ phải bỏ hết mất.”
Tôi không biết nói gì thêm. Còn nói gì được nữa? Cách nhanh nhất để chấm dứt tình trạng ấy là đợi cho hắn ra khỏi phòng và quăng cái đài chết tiệt của hắn qua cái cửa sổ chết dẫm kia, nhưng tôi biết nếu làm vậy thì mọi việc sẽ tá hoả tam tinh. Quốc-xã quý hoá đồ của hắn lắm. Hắn mỉm cười khi thấy tôi ngồi thừ trên mép giường, và cố an ủi tôi.
“Này, Watanabe, sao cậu không dậy tập thể dục cùng với tớ cho xong?” Rồi hắn đi ăn sáng.
Naoko chặc lưỡi khi tôi kể cho nàng về Quốc-xã và những bài tập thể dục theo đài của hắn. Tôi không định làm nàng cười, nhưng chính tôi lại phì cười vì câu chuyện của mình. Nàng chỉ hơi mỉm cười một chút, nhưng đó là lần đầu tôi thấy một nụ cười ở nàng và cảm thấy vui vì nó trong một lúc thật lâu.
Chúng tôi vừa xuống tàu ở ga Yotsuya và đang đi bộ dọc bờ kè bên ngoài nhà ga. Đó là một chiều Chủ nhật khoang giữa tháng Năm. Nhưng trận mưa rào ngắn ngủi suốt buổi sáng đã tạnh hẳn, và gió nam đã xua tan những đám mây là là mặt đất. Những đám lá anh đào xanh biếc xào xạc trong không trung, long lanh hắt nắng đi tứ phía. Đó là một ngày đầu hè. Nhưng người đi ngang chúng tôi đều vắt áo len hoặc áo ngoài của họ trên vai, hoặc cầm ở tay. Ai cũng có vẻ đang vui hướng một chiều Chủ nhật đầy nắng ấm. Đám thanh niên chơi bóng quần trong khu sân ở phía bên kia bờ kè đã cởi trần mặc quần cộc. Chỉ có chỗ hai bà sơ vẫn mặc trang phục mùa đông đang ngồi chuyện trò trên một chiếc ghế dài là có vẻ chưa có mùa hè, mặc dù họ đều ngồi ngay dưới nắng.
Mười lăm phút đi bộ và tôi đã toát mồ hôi đến mức phải cởi cả chiếc sơ-mi vải bông dày của mình và đi tiếp với chiếc áo phông còn lại trên người. Naoko đã xắn cao tay áo chiếc sơ-mi màu xám nhạt của nàng. Chiếc sơ-mi phai màu rất đẹp, rõ ràng đã giặt rất nhiều lần. Tôi cảm thấy như đã thấy nàng mặc chiếc sơ-mi ấy từ rất lâu rồi.
Chỉ là cảm giác thế thôi, tôi nhớ không rõ lắm. Lúc ấy tôi vẫn chưa có gì nhiều để nhớ về Naoko.
“Sống tập thể thế cậu có thích không? Nàng hỏi. “Sống chung với nhiều người thế có vui không?”
“Mình không biết, mình mới sống thế chừng một tháng. Không đến nỗi tệ như người ta tưởng, mình có thể chịu được.”
Nàng dừng lại bên một vòi nước uống và nhấp một ngụm, lau miệng bằng một chiếc khăn tay trắng lấy từ túi quần ra. Rồi nàng cúi xuống và cẩn thận buộc lại dây giày.
“Cậu nghĩ mình có sống thế được không?”
“Cái gì kia? Sống trong một khu học xá ấy à?”
“Ờ”
“Mình nghĩ chỉ là vấn đề thái độ thôi. Nếu muốn thì có rất nhiều thứ có thể làm ta bực bội – nào nội quy, nào những thằng ngốc mà lại tưởng mình là ghê lắm, ấy là chưa kể bạn cùng phòng nhất định tập thể dục theo đài vào lúc sáu rưỡi sáng. Nhưng thật ra ở đâu thì cũng vậy thôi, rồi cũng xong cả.”
“Có lẽ thế,” nàng gật đầu. Hình như nàng đang suy nghĩ điều gì đó. Rồi nàng nhìn thẳng vào mắt tôi như thể đang xoáy vào một thứ gì lạ lẫm lắm. Lúc ấy tôi mới thấy mắt nàng sâu thăm và trong vắt đến mức chúng làm tôi như ngộp thở. Tôi chợt nhận ra mình đã chưa khi nào có dịp nhìn vào mắt nàng như thế. Đó là lần đầu tiên hai chúng tôi đi bộ với nhau và nói chuyện lâu như vậy.
“Cậu đang nghĩ sẽ vào một khu học xá sống hay sao đấy?” tôi hỏi.
“Ờ,” nàng đáp. “Mình chỉ đang không biết sống tập thể sẽ ra sao. Với lại…” Có vẻ như nàng đang cố tìm từ hoặc cách diễn đạt cho chính xác mà chưa được. Rồi nàng thở dài, mắt nhìn xuống. “Ôi chao, mình cũng không biết nữa. Cậu đừng để ý làm gì.”
Cuộc nói chuyện đến đấy là hết. Nàng tiếp tục đi về phía đông, và tôi bước ngay sau nàng.
Đã gần một năm rồi tôi mới gặp lại Naoko, và nàng đã sút cân đến nỗi trông như một người khác. Cặp má phinh phính rất đặc biệt của nàng hầu như không còn nữa, và cổ nàng đã mảnh dẻ hẳn đi. Không phải nàng có vẻ gầy gò hoặc ốm yếu: cái vẻ thanh mảnh ấy của nàng có cái gì rất tự nhiên và bình thản, như thể nàng đã ẩn náu trong một không gian hẹp và dài cho đến lúc bản thân nàng trở thành hẹp và dài vậy. Và xinh đẹp ra nhiều. Tôi muốn nói với nàng điều đó, nhưng không thể tìm được cách nói cho hay.
Chúng tôi đã không hẹn mà tình cờ gặp nhau trên tuyến tàu Chuo vẫn đưa chúng tôi đi học hàng ngày. Nàng đã quyết định đi xem phim một mình, còn tôi đang trên đường đến mấy hiệu sách ở Kanda – cả hai đứa đều chẳng có việc gì gấp. Nàng nêu ý kiến bỏ tàu ra ngoài phố, và chúng tôi đã làm vậy ở ga Yotsuya, nơi có thể đi bộ rất hay dọc bờ kè có trồng cây của con hào bao quanh một lâu đài cổ. Khi còn hai đứa với nhau, chúng tôi chẳng có chuyện gì đặc biệt để nói, và tôi cũng chẳng biết tại sao Naoko lại thích ra khỏi tàu. Từ trước chúng tôi cũng đã chẳng có gì nhiều để nói cùng nhau.
Vừa ra đến phố là Naoko bắt đầu bước đi, và tôi phải rảo bước mới theo kịp, cách nàng vài bước. Tôi có thể đuổi kịp nàng, nhưng có cái gì đó ngăn tôi lại. Tôi bước đi, mắt nhìn bờ vai nàng và mái tóc đen buông thẳng của nàng. Nàng dùng một dai buộc tóc màu nâu rộng bản, và mỗi khi nàng quay đầu, tôi lại thoáng thấy một vành tai trắng nhỏ của nàng. Thỉnh thoảng nàng nhìn lại sau và nói điều gì đó. Có khi là một câu nhận xét mà tôi có thể đáp lại được; có khi là cái gì đó tôi chịu không thể hiểu và đáp được. Một khi đã nói xong điều muốn nói, nàng lại hướng về phía trước và tiếp tục bước đi ôi chao, thì có làm sao, tôi tự nhủ, chẳng phải là một ngày đẹp trời để đi dạo đó sao.
Nhưng với Naoko thì đó không phải chỉ là một cuộc dạo chơi đơn thuần. Cứ đề ý thì thấy ngay: nàng rẽ phải ở Iidabashi, ra chỗ hào nước, vượt ngã tư ở Jinbocho, lên quả đồi ở Ochanomizu và ra khỏi khu vực đó ở Hongo. Từ đó nàng đi theo đường tàu điện đến tận Komagome. Một lộ trình rất mệt. Lúc chúng tôi đến Komagome thì đã xế chiều và ngày đầu hè ấy đã thành ra một tối mùa xuân dìu dịu.
“Chúng mình đang ở đâu ấy nhỉ?” Naoko hỏi, có vẻ như vừa sực tỉnh và nhìn quanh mình lần đầu tiên.
“Komagome,” tôi nói. “Cậu không biết ư? Chúng mình đã đi một vòng lớn.”
“Sao mình lại đến đây?”
“Cậu dẫn đường mà. Mình chỉ đi theo cậu thôi.”
Chúng tôi đến một cửa hàng cạnh ga tàu điện để ăn một bát mì. Khát quá, tôi uống hết cả một chai bia. Không đứa nào nói gì từ lúc gọi đồ ăn cho tới lúc ăn xong. Tôi mệt lử sau cuốc đi bộ dài ấy, còn nàng thì ngồi dể hai tay lên bàn, miệng lại lẩm nhẩm chuyện gì đó. Bản tin trên TV đang nói rằng tất cả những địa điểm vui chơi giải trí trong ngày Chủ nhật ấm áp đó đều đã đông nghịt người. Còn chúng tôi thì đã đi bộ từ Yotsuya cho đến tận Komagome, tôi tự nhủ.
“Này, cậu khỏe thật đấy,” tôi lên tiếng sau khi đã ăn hết bát mì.
“Ngạc nhiên không?”
“Có”
“Mình đã từng là vận động viên chạy đường dài ở trường trung học. Nói để cậu biết thế. Mình thường chạy những chặng mười cây số một. Và từ lúc mình bắt đầu có kí ức thì Chủ nhật nào bố mình cũng đưa mình đi leo núi. Cậu biết nhà mình không, ở ngay kia kìa, cạnh núi ấy. Chân mình lúc nào cũng khỏe.”
“Nhìn cậu thì không biết được,” tôi nói.
“Mình biết,” nàng đáp. “Mọi người đều tưởng mình chỉ là một con nhóc yếu ớt. Nhưng không thể nhìn bìa mà đánh giá cuốn sách được.” Rồi nàng thêm một thoáng mỉm cười vào câu nói ấy.”
“Điều ấy đúng với mình quá,” tôi nói. “Mình mệt nhoài ra rồi.”
“Thôi chết, xin lỗi nhé, mình đã lôi cậu đi quanh quẩn suốt cả ngày.”
“Dù sao, mình rất vui là chúng ta đã có dịp chuyện trò. Hai đứa mình chưa có dịp nào thế này, chỉ có hai đứa với nhau,” tôi nói, cố nghĩ xem chúng tôi đã nói những chuyện gì với nhau mà không được.
Nàng đang nghịch cái gạt tàn trên bàn.
“Không biết…” nàng bắt đầu, “…nếu cậu không phản đối… mình muốn nói là, nếu thực sự cậu không thấy phiền… Cậu nghĩ chúng mình có nên gặp lại nhau nữa không? Mình biết mình chẳng có quyền gì mà hỏi cậu chuyện này.”
“Có quyền gì ư? Cậu nói gì thế?”
Nàng đỏ bừng mặt. Phản ứng của tôi với lời đề nghị của nàng có lẽ hơi mạnh.
“Mình không biết… Thực là mình không thể giải thích được,” nàng nói, trong khi kéo tay áo lên quá khuỷu rồi lại hạ xuống. Lớp lông mịn trên cánh tay nàng ánh lên một màu vàng thật đáng yêu dưới ánh đèn của cửa hàng.
“Mình không định nói “quyền” theo nghĩa chính xác của từ đó. Mình đang tìm cách nói khác.”
Hai khuỷu tay đặt trên bàn, nàng chăm chú nhìn lên tờ lịch treo trên tường, gần như thể đang hy vọng sẽ tìm thấy cách diễn đạt thích hợp nhất ở đó. Không thấy gì nàng thở dài, nhắm mắt và mân mê dải buộc tóc.
“Đừng bận tâm thế,” tôi nói. “Có lẽ mình đã hiểu cậu muốn nói gì. Mình cũng chẳng biết nói điều đó như thế nào nữa.”
“Chẳng bao giờ mình có thể nói được điều mình muốn nói,” Naoko tiếp lời. “Như vậy cũng lâu lâu rồi. Mình cố nói một điều gì đó, nhưng nói ra từ nào là sai từ ấy chúng đều không đúng hoặc ngược hẳn lại với điều mình định nói. Mình cố khắc phục, nhưng chỉ càng tệ hơn. Thứ nhất là mình quên luôn cả điều định nói. Giống như mình bị chẻ ra làm hai và phải theo dõi lẫn nhau. Nửa này đang đuổi theo nửa kia, vòng quanh một cái cột to bự. Nửa kia của mình có những từ đúng, nhưng nửa này của mình lại không thể bắt được nó.” Nàng ngẩng lên nhìn vào mắt tôi. “Chuyện đó có tí ý nghĩa gì với cậu không?”
“Nhưng ở một chừng mực nào đó thì ai cũng cảm thấy thế cả,” tôi nói. “Ai cũng đều cố diễn đạt mình và đều thấy phiền lòng khi không thể làm tốt được việc đó.”
Naoko có vẻ thất vọng vì câu đáp của tôi. “Không, càng không phải là như vậy?” nàng nói và không giải thích gì thêm.
“Nhưng mà mình sẽ rất thích được gặp lại cậu,” tôi nói. “Chủ nhật nào mình cũng rảnh, và đi bộ sẽ rất tốt với mình.
Chúng tôi lên tàu chạy đường Yamanote, và Naoko chuyển sang tuyến Chuo ở ga Shinjuku. Nàng sống trong một căn hộ tí xíu ở mãi khu ngoại ô phía tây Kokubunji.
“Này cậu, nàng nói lúc chia tay.” Lối nói chuyện của mình có gì khác trước không?”
“Mình nghĩ là có,” tôi nói, “nhưng không biết rõ thế nào. Nói thật với cậu, mình biết là hồi trước mình gặp cậu rất nhiều, nhưng hình như cũng chẳng chuyện trò nhiều nhặn gì lắm thì phải.”
“Đúng vậy, nàng nói. “Thôi nhỉ, mình gọi cậu thứ Bảy tới được chứ.”
“Tất nhiên rồi. Mình sẽ đợi đấy.”
Tôi gặp Naoko lần đầu tiên lúc còn học lớp Sáu trung học. Nàng cũng đang lớp Sáu nhưng học ở một trường nữ sinh Cơ Đốc giáo vào loại hạng nhất. Cái trường ấy sang đến mức nếu học gạo quá sẽ bị coi là thô thiển. Naoko là bạn gái của người bạn thân nhất (và duy nhất) của tôi là Kizuki. Naoko và Kizuki đã thân thiết với nhau gần như từ hồi mới đẻ, hai gia đình sống cách nhau chưa đầy hai trăm mét.
Cũng như hầu hết những cặp trai gái đã chơi với nhau từ thuở ấu thơ, quan hệ của Kizuki và Naoko có một không khí cởi mở rất thoải mái và họ cũng chẳng thấy cần phải được bên nhau một mình. Họ luôn đến nhà nhau, ăn uống và chơi mạt chược với mọi người khác trong gia đình nhau. Tôi đã đi chơi tay bốn cùng họ rất nhiều lần. Naoko sẽ dẫn một bạn ở trường nàng đến cho tôi và bốn chúng tôi cùng đi chơi bách thú hoặc đánh bi-a hoặc xem phim với nhau. Những cô bạn nàng dẫn về cho tôi đều xinh đẹp nhưng hơi sang trọng quá so với thị hiểu của tôi. Tôi dễ chơi hơn với những cô gái có vẻ thô thiển hơn ở cùng trường công với tôi, thấy dễ chuyện trò hơn. Tôi chưa bao giờ đoán được chuyện gì đang diễn ra trong những cái đầu xinh đẹp của các cô gái mà Naoko dẫn theo nàng, và có thể là họ cũng không thể hiểu được tôi.
Được một thời gian thì Kizuki từ bỏ ý định ghép bạn cho tôi, và thế là ba chúng tôi chơi cùng nhau. Kizuki và Naoko và tôi: cũng lạ, nhưng đó lại là một cấu hình thoải mái nhất. Đưa thêm một người thứ tư vào cấu hình đó lúc nào cũng khiến mọi chuyện thành vụng về khó xử. Chúng tôi giống như đội làm chương trình gặp gỡ chuyện trò trên TV, với tôi đóng vai khách, Kizuki làm người dẫn chương trình, và Naoko là trợ lí của cậu ta. Kizuki giỏi việc thủ những vai trò trung tâm như thế. Thực tình, cậu ấy có một vẻ giễu cợt thường khiến mọi người nghĩ là cậu ngạo mạn, nhưng thật sự thì cậu là một người rất công bình và chu đáo. Cậu biết phân phát những lời nhận xét và đùa bỡn một cách công bằng cho cả Naoko và tôi, cẩn thận để không đứa nào cảm thấy bị bỏ rơi. Nếu một trong hai đứa im lặng quá lâu, cậu sẽ hướng câu chuyện về đó để người ấy phải lên tiếng. Cậu biết cách theo dõi và điều chỉnh không khí xung quanh từng giây một, và chuyện đó chắc chắn không dễ dàng như ta thấy chút nào. Ngoài ra, cậu còn có một cái tài rất hiếm là biết tìm thấy những cái thú vị trong những câu nói chung chung chẳng thú vị chút nào của người khác, cho nên khi chuyện trò với
Kizuki, ta cẳm thấy như mình là một con người đặc biệt thú vị với một cuộc sống đặc biệt thú vị.
Ấy vậy, mà cậu lại chẳng quảng giao chút nào. Tôi là thằng bạn thực sự duy nhất của cậu ở trường. Tôi không thể hiểu tại sao một diễn giả thông minh và đầy năng lực như thế lại không hướng tài năng của mình vào cái thế giới mênh mông ở ngoài kia mà lại bằng lòng tập trung vào bộ ba nhỏ bé của chúng tôi. Mà tôi cũng không biết tại sao cậu chọn tôi làm bạn. Tôi chỉ là một thằng nhóc bình thường thích đọc sách, nghe nhạc và không hề có gì nổi bật để có thể khiến cho một người như Kizuki phải để ý đến. Thế mà chúng tôi đã thân nhau ngay lập tức. Cha cậu là một nha sĩ, nổi tiếng thạo nghề và lấy tiền công rất cao.
“Chủ nhật này có muốn đi chơi cặp đôi với bọn tớ không?” Cậu hỏi tôi ngay sau khi mới gặp nhau. “Bạn gái tớ học trường nữ sinh, cô ấy sẽ dẫn theo một người đẹp cho cậu.”
“Được thôi,” tôi nói. Tôi đã gặp Naoko như vậy đấy!”
Ba đứa chúng tôi chơi với nhau rất nhiều, nhưng hễ Kizuki cứ ra khỏi phòng là Naoko và tôi lại thấy lúng túng chẳng biết nói gì với nhau. Chúng tôi chưa bao giờ biết nên nói vđi nhau về chuyện gì. Và sự thực là chúng tôi không có chung một chủ đề nào để cùng trò chuyện. Thay vì nói chuyện, chúng tôi hết uống nước lại nghịch ngợm gì đó trên bàn và đợi Kizuki về để lại bắt đầu tán chuyện. Naoko không phải là người hay nói, còn tôi thì nghe giỏi hơn nói, nên tôi luôn thấy lúng túng khi một mình với nàng. Không phải chúng tôi không hợp nhau. Chúng tôi chỉ không có gì để nói.
Naoko và tôi chỉ gặp nhau một lần sau tang lễ của Kizuki. Hai tuần sau sự kiện đó, chúng tôi gặp nhau tại một quán cà-phê để giải quyết vài việc nhỏ, và khi xong rồi thì chúng tôi chẳng còn gì để nói. Tôi cố đưa ra nhiều chủ đề khác nhau nhưng chẳng đi đến đâu. Và khi Naoko mở miệng thì giọng nàng gay gắt thế nào đó. Nàng có vẻ giận dữ với tôi, nhưng tôi chịu không biết tại sao. Chúng tôi không gặp lại nhau lần nào nữa, cho mãi đến một năm sau, khi chúng tôi tình cờ thấy nhau trên tuyến tàu Chuo ở
Tokyo ngày đó.
Có lẽ Naoko đã giận tôi vì chính tôi, chứ không phải nàng, đã là người cuối cùng gặp Kizuki. Có lẽ nói thế cũng chưa chính xác, nhưng tôi hiểu tình cảm của nàng, không ít thì nhiều. Nếu có thể, tôi đã đánh đổi địa vị ấy với nàng, nhưng nói cho cùng thì chuyện gì xảy ra cũng đã xảy ra rồi, và tôi chẳng thể làm gì được nữa.
Đó là một chiều tháng Năm đẹp trời. Sau bữa trưa, Kizuki gợi ý chúng tôi bỏ lớp để chơi bi-a hoặc đi đâu đó. Tôi cũng chẳng quan tâm gì đến những giờ học buổi chiều của mình, và thế là chúng tôi cùng ra khỏi trường, lững thững xuống đồi tới một phòng bi-a ngoài bến cảng và chơi bốn ván. Khi tôi thắng ván chơi thoải mái đầu tiên, Kizuki trở nên trang nghiêm và thắng liền ba ván tiếp theo. Có nghĩa là tôi phải trả tiền theo thông lệ vẫn có giữa chúng tôi. Kizuki không nói đùa câu nào khi chúng tôi chơi với nhau. Điều đó rất bất thường. Chơi xong chúng tôi hút thuốc.
“Sao cậu nghiêm trang thế?” tôi hỏi.
“Tớ không muốn bị thua hôm nay,” Kizuki nói với một nụ cười thoả mãn.
Cậu chết đêm hôm đó, trong nhà để xe. Cậu đã đưa một đường ống cao su từ miệng ống xả chiếc N-360 của mình vào một cửa sổ của chiếc xe, lấy băng dính bịt kín các chỗ hở, rồi nổ máy. Tôi không biết phải bao nhiêu lâu cậu mới chết được. Cha mẹ cậu đang đi thăm một người họ hàng bị ốm, và khi họ mở cửa vào thì cậu đã chết rồi. Radio trên xe vẫn kêu, và một cái hoá đơn mua xăng thì kẹp dưới một cần gạt nước ở kính xe.
Kizuki không để lại một dòng tuyệt mệnh nào, và không ai có thể nghĩ ra lí do tự tử của cậu là gì. Vì là người cuối cùng đã gặp cậu nên tôi bị cảnh sát triệu lên hỏi. Tôi nói với viên sĩ quan điều tra rằng Kizuki đã không biểu lộ tí dấu hiệu nào của việc cậu sắp làm, rằng cậu đã vẫn hệt như mọi khi. Viên cảnh sát trước đây đã có ấn tượng không hay về cả Kizuki và tôi, như thể người ta hễ cứ hay bỏ học và chơi bi-a thì dĩ nhiên là sẽ có ngày tự tử vậy. Một bài báo ngắn đã kết thúc sự vụ. Cha mẹ Kizuki tống
khứ chiếc N-360 màu đỏ của cậu đi. Trong một thời gian, chỗ bàn cậu vẫn ngồi trong lớp lúc nào cũng có một đoá hoa trắng.
Trong khoảng mười tháng kể từ lúc Kizuki chết đến kỳ thi của tôi, tôi không biết mình đang ở đâu trong cái thế giới này. Tôi bắt đầu ngủ với một người trong đám hạn gái ở trường, nhưng quan hệ ấy chẳng được đến sáu tháng. Chẳng có gì ở cô ta can hệ được đến tôi. Tôi nộp đơn vào một trường đại học tư ở Tokyo, một loại trường mà tôi không phải học gì nhiều cũng thi vào được, và đỗ mà chẳng thấy vui mừng gì hết. Cô gái kia xin tôi đừng đi Tokyo – “Cách đây những năm trăm dặm!” Cô ta nài nỉ : nhưng tôi phải đi khỏi Kobe bằng bất cứ giá nào. Tôi muốn bắt đầu một cuộc sống mới ở một nơi mà tôi không biết một ma nào hết.
“Anh không còn nghĩ gì đến tôi nữa, sau khi đã ngủ với tôi” cô ta vừa nói vừa khóc.
“Không phải thế,” tôi cương quyết. “Nhưng tôi nhất định phải đi khỏi thành phố này.” Nhưng cô ta đã không chịu hiểu tôi. Và cứ thế chúng tôi giã biệt nhau.
Khi ngồi trên tàu hoả cao tốc đi Tokyo, nhớ đến tất cả những gì đã làm cô hay hơn nhiều so với các cô gái khác ở nhà, tôi cảm thấy hành vi của mình thật kinh khủng, nhưng chẳng có cách gì gỡ lại được nữa. Tôi sẽ cố quên cô ta.
Có một điều duy nhất mà tôi phải làm khi bắt đầu cuộc sống mới của mình trong khu học xá, đó là thôi không coi chuyện gì ở đời là quan trọng nữa, và thiết lập một khoảng cách thích hợp giữa bản thân với tất cả mọi chuyện. Hãy quên những chiếc bàn bi-a màu xanh nâu và những chiếc N-360 màu đỏ cùng những đoá hoa trắng trên bàn học; quên đám khói bốc lên từ những ống khói ngất ngưởng của lò thiêu xác, những cục chặn giấy kếch xù trong phòng hỏi cũng của cảnh sát. Lúc đầu việc đó có vẻ hiệu nghiệm. Tôi đã cố gắng để quên, nhưng bên trong tôi vẫn có một chút khí vón cục lại một cách mơ hồ. Và khi thời gian cứ trôi đi, cục khí vón ấy bắt đầu có hình hài rõ rệt và đơn giản, một hình hài mà tôi có thể ta được bằng lời, như sau:
Cái chết là có thực, nó không phải là đối nghịch của cuộc sống, mà là một phần của cuộc sống.
Nói ra như vậy nghe thật sáo mòn, nhưng đã có thời tôi cảm thấy cái hình hài ấy không phải bằng lời mà như một cục khí vón lại ở trong tôi. Cái chết là có thực – trong một cục chặn giấy, trong bốn trái bóng đỏ và trắng trên mặt bàn bi-a – và chúng ta tiếp tục sống và hít thở nó vào phổi như những làn bụi mịn.
Trước đó, tôi đã hiểu cái chết như một cái gì hoàn toàn tách biệt và độc lập với sự sống. Bàn tay của sự chết nhất định sẽ túm lấy chúng ta, tôi cảm thấy thế, nhưng cho tới ngày nó tìm đến ta, nó vẫn để ta được yên thân. Điều đó dường như là một chân lý đơn giản và hợp logic đối với tôi. Sự sống ở đây, sự chết thì ở kia. Tôi đang còn ở đây, chưa phải ở đó.
Tuy nhiên, đêm hôm Kizuki chết, tôi đã mất khả năng nhìn nhận sự chết (và sự sống) một cách giản dị như vậy/ Chết không phải là đối nghịch của sống. Nó đã đang ở đây rồi, ngay bên trong tôi, nó đã luôn luôn ở đây, và không có gì có thể cho phép tôi quên được điều đó. Khi nó lấy đi Kizuki mới mười bảy tuổi đầu trong cái đêm tháng Năm ấy, sự chết đã túm được cả tôi.
Tôi sống qua mùa xuân sau đó, ở tuổi mười tám, với cục khí vón trong ngực mình, nhưng không lúc nào ngưng tranh đấu chống lại sự hồi sinh của thái độ coi trọng mọi sự ở đời. Coi trọng sự đời không phải là cách tiếp cận chân lý, tôi cảm thấy như vậy, cho dù vẫn mơ hồ. Nhưng sự chết là một thực tế, một thực tế nghiêm cẩn, dù ta có nhìn nhận nó kiểu gì đi nữa. Mắc kẹt trong mối mâu thuẫn nghẹt thở ấy, tôi lẩn quẩn trong một vòng tròn vô tận. Bây giờ nhìn lại, những ngày ấy thật lạ lùng. Ở đoạn giữa của cuộc đời, mọi thứ đều xoay quanh sự chết.