Nhắc lới Tào Tháo thấy Hà Tiến muốn gọi binh mã các nơi về triều, thì nói rằng:
– Xưa nay những bọn gian nịnh thì đời vua nào chẳng có, ấy là việc thường sự trong đời. Nhưng vì Vua gần đây quá sủng ái, cho chúng nó giữ quyền bính mà không nỡ tước bỏ, nên mới đến nỗi này. Còn muốn trừ chúng nó thì chỉ cần trị tội đứa cầm đầu là đủ, và chỉ cần một tên quản ngục bắt giam cũng xong. Việc gì phải triệu quân ngoài ùn ùn kéo về? Nếu cố giết hết bọn chúng, việc ắt tiết lộ. Tôi e rằng thất bại đấy. Hà Tiến bực tức gắt:
– Mạnh Đức cũng có một ý khác trong bụng nữa sao? Tào Tháo bỏ ra ngoài, nói một mình:
– Kẻ làm cho thiên hạ loạn, chính là thằng Tiến. Hà Tiến bèn ngầm sai sứ đem mật chiếu, ngày đêm đi tới các Trấn… Đây nhắc lới Tiền Tướng Quân Ngao Lương Hầu, Tây Lương Thứ Sử là Đổng Trác vì trước kia đánh giặc Khăn Vàng không có công lao gì, bị thua luôn Trương Giác mấy trận nên triều đình triệu về buộc tội. Nhưng Trác đã đem của đút lót cho bọn Thập Thường Thị nên khỏi tội. Sau lại khéo luồn cúi bọn quyền quý trong triều nên Trác lới được thăng quan vùn vụt: từ Trung Lang Tướng, nhảy lên Tiền Tướng Quân, Ngao Hương Hầu, Tây Lương Thứ Sử! Từ lúc trấn thủ ở ngoài, trong tay thống lãnh hơn hai mươi vạn quân tới Tây Lương, Đổng Trác đã có lòng phản nghịch, nhưng chưa dám. Lúc ấy, lại được chiếu triệu về, thật là dịp may hiếm có, Đổng Trác mừng như cọp gặp mồi, liền điểm binh mã, lục tục kéo về triều. Trác cử con rể là Ngưu Phụ làm Trung Lang Tướng ở lại trấn đóng Thiểm Tây, còn mình tự dẫn Lý Thôi, Quách Dĩ, Phàn Trù, Trương Tế đều nhắm Lộc Dương tấn phát. Mưu sĩ Lý Nhu, cũng là con rể của Đổng Trác, bàn rằng:
– Nay mặc dầu tuy có chiếu triệu , song việc nầy xem ra có hơi ám muội, nếu muốn nên việc lớn thì phải sai người dâng biểu làm cho danh chánh ngôn thuận thì mới xong Đổng Trác nghe Lý Nhu nói thế, cười vang:
– Mưu sĩ thật đáng là kẻ tài ba xuất chúng. Nói rồi, Đổng Trác lập tức làm sớ như sau:
“Nay trộm nghe triều đình lộn xộn, dân chúng oán than bởi lũ Thập Thường Thị ỷ quyền thế, hiếp chế vua nên mới sanh ra như vậy. Giết rắn không nên chừa độc, đốn cây phải bại cho tận gốc. Mổ nhọt tuy đau nhưng một lần lành bệnh còn hơn nuôi dưỡng bệnh hoạn trong mình. Nay Hạ thần xin khua chiêng gióng trống, đem binh về Lộc Dương quyết diệt trừ bọn Trương Nhượng để cứu nguy cho xã tắc, cho thiên hạ được an, ấy là vạn hạnh.” Hà Tiến tiếp được biểu ấy, vội vã triệu tập các quan văn võ đến thương nghị. Quan Thị Ngự Sử là Trịnh Thái can rằng:
– Đổng Trác là giống sài lang, nếu để hắn về triều, ắt nó sẽ ăn thịt người Hà Tiến nhìn Trịnh Thái cười:
– Ngươi lấy chi làm bằng cớ. Công việc lớn mà đa nghi như thế thì bao giờ mới thành sự được. Lư Thực thấy vậy, bước ra can:
– Tôi vốn biết Đổng Trác là hạng mặt người mà lòng thú dữ, một khi vào cấm đình sẽ gây họa hoạn. Phải mau mau chận hắn lại, đừng cho vào, thì mới được yên. Các quan văn võ đều cố can ngăn Hà Tiến, nhưng Tiến vẫn khăng khăng một mực không nghe. Trịnh Thái, Lư Thực đều bỏ quan mà về. Các quan đại thần thấy vậy, cũng lần lượt bỏ đi quá nửa. Hà Tiến lại cho người đi đón Đổng Trác tới Dẵn Trì. Trác đóng quân lại, không tiến nữa. Bọn Trương Nhượng hay được việc ấy, liền bàn với nhau:
– Ấy là mưu của Hà Tiến. Chúng ta hiện bây giờ như cá nằm trong chậu, nếu chẳng lo ra tay trước, đợi nước đến trôn mới nhảy thì sẽ bị chết ba họ. Liền cho năm mươi tên đao phủ mai phục ở cung Trường Lộc, phía trong điện Gia Đức, rồi kéo cả bọn vào quỳ trước mặt Hà Thái Hậu, khóc lóc thưa:
– Nay Đại Tướng quân phát chiếu triệu quân ngoài về kinh để giết lũ thần. Vậy mong Thái Hậu mở lòng từ bi, cứu mạng cho. Hà Thái Hậu nói:
– Việc ấy bọn ngươi hãy đến phủ Đại Tướng quân mà tạ tội để cho người cứu vớt cho. Bọn Trương Nhượng vừa khóc vừa nói:
– Nếu lũ Hạ thần đem thân tới Tướng phủ, ắt sẽ nát thịt tan xương ngaỵ Xin Thái Hậu thương chúng tôi mà tuyên triệu Đại Tướng quân vào cung mà phủ dụ. Nếu bấy giờ, Đại Tướng quân không nghe nữa, thì lũ thần xin chịu chết trước mặt Thái hậu Thái hậu liền giáng chiếu đòi Hà Tiến vào. Tiến được chiếu, vừa muốn ra đi thì Trần Lâm can:
– Chiếu của Thái hậu đây ắt là mưu của lũ Thập Thường Thị, thiết nghĩ không nên vào. Vào ắt mang họa. Tiến nói:
– Rõ ràng là chiếu của Thái hậu đây, sợ tai vạ gì nữa? Viên Thiệu cũng xen vào:
– Nay cơ mưu đã bại lộ, Đại Tướng quân còn vào cung làm gì? Tào Tháo nói:
– Hãy đòi hết lũ Thập Thường Thị ra đây rồi Đại Tướng quân sẽ vào thì chẳng can chi. Nhưng Hà Tiến gạt đi:
– Đó là ý kiến trẻ con. Ta nắm việc thiên hạ trong tay, lũ Thập Thường Thị dám động đến mình ta sao? Các người đừng nghi ngờ như thế! Viên Thiệu nói:
– Nếu Đại Tướng Quân muốn vào thì chúng tôi xin dẫn giáp sĩ theo hộ tống, để phòng bất trắc. Nói rồi, Viên Thiệu, Tào Tháo mỗi người nai nịt hẳn hòi, đem binh khí theo mình, lới tuyển năm trăm tinh binh, giao cho em Thiệu là Viên Thuật chỉ huỵ Viên Thuật nai nịt gọn ghẽ, đem binh mai phục nơi Thanh Tỏa. Còn Tháo và Thiệu cầm gươm hộ tống Tiến vào trước cung Trường Lộc. Vừa đến cửa cung thì có Hoàng Môn Quan truyền chỉ rằng:
– Thái Hậu chỉ vời một mình Đại Tướng quân. Ngoài ra, không ai được vào. Thế là Thiệu và Tháo bị cản lới ngoài cửa. Còn Hà Tiến cứ ngang nhiên vào không có chút e ngại… Khi đến trước điện Gia Đức thì bỗng bọn Trương Nhượng, Đoàn Khuê xong ra đón chặn, miệng hô tả hữu vây chặt. Trương Nhượng lớn tiếng mắng:
– Bớ Hà Tiến! Đổng Thái Hậu có tội gì mà mày nỡ phục độc giết hại? Ngày lễ táng vị Quốc Mẫu, sao mày giả đau không thèm ra dự? Mày chỉ là đồ con nhà hàng thịt hèn hạ, nhờ có bọn tao tiến cử lên Thiên Tử, mày mới được tôn quý đến mực này chứ! Thế mà mày đã không nghĩ đến báo đáp thì thôi, sao lới còn mưu hại bọn tả Mày chửi bọn ta là đồ ô trọc, vậy thì ai là mặt thanh cao? Bây giờ Hà Tiến mới biết nguy, vội tìm lối thoát nhưng các cửa cung đều đóng chặt. Hà Tiến chưa biết xử trí cách nào, đã bị phục quân đổ ra chém Tiến một đao đứt làm hai đoạn Người sau có thơ rằng: Vận Hán lâm nguy, khiến giữa trào Ngu như Hà Tiến nắm quyền cao. Khù khờ chẳng chịu nghe can gián, Mắc nạn trong đền, chết dưới đao Bên ngoài Viên Thiệu, Tào Tháo đứng đợi mãi không thấy Hà Tiến trở ra, trong lòng sanh nghi. Viên Thiệu bèn hô lớn:
– Mời Đại Tướng quân lên xe trở về! Bỗng bọn Trương Nhượng xách thủ cấp của Hà Tiến ném qua mặt tường ra ngoài, rồi lên tiếng tuyên dụ:
– Đứa ngịch thần Hà Tiến mưu phản, đã bị giết rồi, còn tất cả bọn a tòng đều được tha thứ. Nghe nói, Viên Thiệu đùng đùng nổi giận, thét lớn:
– Bọn yêm hoạn dám mưu sát đại thần! Ai muốn tru diệt ác đảng, phò xã tắc, hãy tới đây trợ chiến. Bộ tướng của Tiến là Ngô Khuông liền nổi lửa đốt cửa Thanh Tỏa. Viên Thuật liền dẫn binh sấn vào trong cung, hễ gặp tên yêm hoạn nào là giết liền, chẳng kể lớn nhỏ già trẻ. Viên Thiệu, Tào Tháo cũng vung gươm, chém khóa phá cửa, xông vào trong cung, lại gặp bọn Triệu Trung, Trình Khoáng, Hạ Huy, Quách Thắng toan chạy, liền đuổi đến Thúy Hoa Lâu, rồi bằm thây bọn nầy nát như tương. Lúc ấy, trong cung đình lửa cháy ngất trời. Bọn Trương Nhượng, Đoàn Khuê, Tào Tiết, Hầu Lãm bốn tên lập tức băng mình theo khói lửa, ép Thái hậu, Thiếu Đế, và Trần Lưu Vương ra phía nội tỉnh, theo lối sau, chạy về Bắc Cung. Nói về Lư Thực tuy đã bỏ quan tước, nhưng cũng còn ở tại triều, lúc bấy giờ nghe trong cung có biến, liền mặc giáp cầm thương, chạy tới chờ ở dưới lầu. Vừa gặp Đoàn Khuê đem Hà Thái Hậu chạy tới, Lư Thực thét lớn:
– Nghịch tặc! Mày bức bách Thái Hậu đi đâu? Khuê quay đầu chạy trốn. Hà Thái Hậu liều nhào qua cửa sổ nhảy ra, được Lư Thực cứu thoát. Ngô Khuông chém giết tới nội đình thì gặp Hà Miêu cầm gươm chạy ra. Khuông hô lớn:
– Thằng Miêu đồng mưu hại anh, hãy giết nó đi! Quân sĩ đồng thanh hô theo:
– Mau chém thằng giặc phản anh! Miêu toan chạy, nhưng bốn mặt quân vây kín, băm xác ra như bùn. Viên Thiệu lới sai quân sĩ chia nhau lùng bắt các gia thuộc của mười tên Thường Thị, bất luận lớn nhỏ đều giết hết. Lúc ấy, tất cả những người không có râu, đều bị nghi là gia quyến của Thập Thường Thị, nên bị giết lầm vô số. Còn, Tào Tháo thì lo chữa lửa trong cung, cho mời Thái Hậu về triều để nhiếp chánh việc nước. Mặt khác, Tháo sai quân đuổi theo bọn Trương Nhượng để tìm vua Thiếu Đế. Nói về Trương Nhượng, Đoàn Khuê cướp Vua và Trần Lưu Vương, băng qua khói lửa, suốt đêm chạy không nghỉ ra núi Bắc Mang. Vào khoảng canh ba, bỗng nghe mặt sau có tiếng quân reo ó vang trời, một đoàn binh mã đuổi tới. Thì ra là quan Trung Bộ Duyện Lại ở Hà Nam là Mẫn Cống. Cống phóng ngựa lên chẹn đường, thét lớn:
– Phản thần chớ chạy! Có ta đến để bắt chúng bây đây! Trương Nhượng hoảng vía, biết đã đến nước cuối cùng không thể nào trốn thoát được nữa, liền liều mạng nhảy xuống sông tự tử. Còn Vua và Trần Lưu Vương bơ vơ một mình, chẳng biết việc hung kiết thế nào, nên không dám lên tiếng. Cả hai dắt nhau nép mình nơi bờ sông, trong đám cỏ gai gần đấy. Mẫn Cống không thấy Vua đâu, bèn phân quân đi tứ tán kiếm tìm, nhưng rốt cuộc không thấy, đành phải kéo nhau trở về. Còn Vua và Trần Lưu Vương núp đó chờ cho đến đầu canh tư, thấy bốn bề vắng vẻ mới dám bò ra. Đêm ấy, sương xuống như mưa, hai người lạnh lẽo đói khát, buồn khổ ôm nhau mà khóc. Nhưng lại sợ có người hay được nên không dám khóc to. Trần Lưu Vương nói vại Vua:
– Chốn nầy không thể ở lâu được, phải đi nơi khác gấp, mới sống được. Thế là Vua và Trần Lưu Vương lấy chéo áo buộc lới vại nhau cho khỏi lạc, rồi mò mẫm lên mặt đê, gai góc đây đất, cố mà len chân, nhưng bóng tối dầy đặc không nhìn thấy đường lối gì cả. Trong lúc đang lo sợ, bỗng có hàng ngàn đom đóm tụ tập lới, chiếu tỏa sáng như sao sa trước mặt Vua. Thấy vậy, Trần Lưu Vương nói:
– Hoàng huynh ơi, đây là trời giúp anh em ta! Liền theo ánh sáng đom đóm mà đi, dần dần tìm thấy con đường. Tới canh năm thì chân đau quá, không thể đi được nữa, thấy bên chân núi có một gò cỏ cao, Thiếu Đế và Trần Lưu Vương đành tạm ẩn vào trong gò ấy. Gò này nằm ngay phía sau một trang viện. Trang chủ đêm ấy nằm mộng thấy có hai bóng mặt trời sa xuống đồng cỏ sau nhà, liền giật mình thức giấc, vội mặc áo ra ngoài, nhìn ngó bốn phía, thấy trên gò phía sau trang có hồng quan rực trời. Trang chủ lòng hoang mang kinh lạ, vội tới xem thì thấy có hai thiếu niên nằm trong đám cỏ, bèn hỏi:
– Hai cậu là con nhà ai? Thiếu Đế lo sợ, không dám nói gì. Trần Lưu Vương trỏ vào anh mà đáp:
– Đây chính là đương kim Hoàng đế, vì bị bọn Thập Thường Thị làm loạn nên phải lánh mình nơi đây. Còn ta là Hoàng đệ Trần Lưu Vương. Trang chủ nghe nói thất kinh, vội sụp xuống đất lạy hai lạy, rồi thưa:
– Hạ thần tên là Thôi Nghị, em của quan Tư Đồ Thôi Liệt, nhân vì bọn Thập Thường Thị buôn quan bán tước, ghét người hiền, nên Hạ thần mới buồn lòng về ẩn dật nơi đây. Nói xong phò Vua về nhà dâng rượu thịt cho vua dùng đỡ đói. Nói về Mẫn Cống đuổi theo Đoàn Khuê, khi trời hừng sáng thì bắt được được Đoàn Khuê, liền cật vấn:
– Thiên tử ở đâu? Khuê khai rằng khi chạy tới nửa đường thì lạc mất, không biết Vua đi về phía nào nữa. Mẫn Cống liền giết Đoàn Khuê, cắt lấy đầu, treo dưới cổ ngựa, rồi chia quân đi bốn mặt tìm kiếm. Còn Mẫn Cống thì một mình một ngựa, lần đi hỏi dò. Bỗng Cống đi tới nhà Thôi Nghị. Nghị ra đón, thấy một chiếc thủ cấp treo lủng lẳng trên cổ ngựa, liền hỏi duyên cớ. Cống thuật lại rõ ràng. Thôi Nghị mới dẫn Cống vào ra mắt Vuạ Chúa tôi cùng khóc. Mẫn Cống tâu:
– Một ngày không thể thiếu Vuạ Xin Bệ Hạ hãy hồi triều. Bấy giờ nhà Thôi Nghị chỉ có một con ngựa gầy, để riêng Vua ngự. Trần Lưu Vương phải cưỡi chung ngựa với Mẫn Cống. Đi được vài dặm gặp được Tư Đồ Vương Doãn, Thái úy Dương Bưu, Tả Quân Hiệu úy Thuần Vu Quỳnh, Hữu Quân Hiệu úy Triệu Manh, Hậu Quân Hiệu úy Bảo Tín, Trung Quân Hiệu úy Viên Thiệu cùng một đoàn khoảng trăm người ngựa đến nghinh tiếp thánh giá. Mừng mừng tủi tủi, Vua tôi đều khóc. Trước hết, các quan sai đem thủ cấp Đoàn Khuê về bêu ngoài cửa thành làm lệnh. Rồi chọn ngựa tốt để Thiếu Đế và Trần Lưu Vương ngự, cùng rước về kinh. Trước đó ít lâu, trẻ con ở Lộc dương thường hát mấy câu đồng dao rằng: Đế không ra đế, Vương chẳng phải Vương. Ngàn xe vạn ngựa, Chạy đến Bắc mang. Tức là điềm sau này đế bị truất làm Vương, Vương được lên ngôi đế. đến bấy giờ biết ứng nghiệm vào việc đó. Xa giá đi chưa được vài dặm, bỗng đàng xa có tiếng trống vang lừng, tinh kỳ rợp đất, bụi bay mù trời, rồi một đoàn binh mã ào ào kéo đến. Bá quan đều thất sắc. Vua cũng sợ hãi. Viên Thiệu vội thúc ngựa ra trước thét hỏi:
– Binh mã của ai đấy? Từ dưới bóng ngọn cờ thêu rực rỡ, một tướng bên kia thúc ngựa ra, lớn tiếng hỏi lại:
– Thiên tử đâu? Vua càng sợ, không dám lên tiếng. Trần Lưu Vương quất ngựa sấn ra, nớt rằng:
– Nhà ngươi là ai? Tướng ấy đáp:
– Thứ Sử Tây Lương là Đổng Trác đây. Trần Lưu Vương gằn giọng hỏi:
– Ngươi đến đây bảo giá hay cướp giá? Thấy vẻ mặt oai nghiêm của Trần Lưu Vương, Đổng Trác khiếp sợ, thưa:
– Hạ thần đến đây để bảo giá. Trần Lưu Vương hạch rằng:
– Đã tới hộ giá, vậy Thiên Tử ngồi kia, sao ngươi không xuống ngựa mà thi lễ? Đổng Trác sợ hãi, lật đật xuống ngựa, khấu đầu bên đường, miệng tung hô “vạn tuế”. Trần Lưu Vương lại lấy lời ngọt ngào mà phủ úy Đổng Trác. Từ đầu chí cuối, lời lẽ đường hoàng, không ngập ngừng lầm lỡ một tiếng nào. Đổng Trác thầm lấy làm lạ, sinh lòng khâm phục vô cùng. Và từ đó, Trác đã có ý định phế Thiếu Đế mà lập Trần Lưu Vương lên làm vua. Hôm ấy, các quan phò Thiếu Đế về cung ra mắt Hà Thái Hậu. Mẹ con khóc lóc với nhau, mọi người đều ứa lệ. Khi kiểm điểm lới trong cung, không thấy cái ấn ngọc “truyền quốc” ở đâu nữa! Bấy giờ Đổng Trác đem binh đóng ngoài thành. Ngày ngày dẫn giáp sĩ cưỡi ngựa vào thành, hoành hành khắp phố xá, chợ búa. Nhân dân trăm họ lo sợ, hoang mang. Trác lại ra vào tự do nơi chốn cung đình, không kiêng kỵ gì hết. Quan Hậu Quân Hiệu úy là Bảo Tín tới bảo Viên Thiệu:
– Đổng Trác ắt manh tâm làm loạn, nên kíp trừ đi. Viên Thiệu nói:
– Triều đình đã bị hoang mang, nay vừa mới được yên, chớ nên khinh động. Bảo Tín lới tới gặp Vương Doãn để bàn về việc ấy. Doãn cũng nói:
– Hãy thong thả, để tính kỹ xem đã. Bảo Tín thấy tình thế như vậy, liền bỏ triều đình, kéo hết quân bản bộ vào núi Thái Sơn. Nói về Đổng Trác lại đi chiêu dụ bọn bộ Hạ anh em Hà Tiến. Bao nhiêu binh mã của họ Hà đều về tay Trác hết. Ngày kia, Đổng Trác bàn riêng vội hỏi Lý Nhu:
– Ta muốn phế bỏ Vua xuống mà lập Trần Lưu Vương lên ngôi có được chăng? Lý Nhu nói:
– Nay đang lúc triều đình vô chủ, nên thừa thời cơ mà làm gấp đi, nếu để chậm e sinh biến. Ngày mai hãy triệu tập bá quan tới điện ôn Minh trong vườn, nói rõ việc phế lập. Kẻ nào không nghe theo, cứ chém đầu. Lấy quyền uy mà làm, kế sách hiện tới phải thế mới xong. Đổng Trác nghe nói, lòng mừng khấp khởi. Qua hôm sau, khiến quân bày yến tiệc nơi vườn ôn Minh và mời tất cả các quan đại thần đến đó để phó hội. Các quan lúc nầy đều sợ Đổng Trác, nên không có ai dám từ chối. Trác để cho các quan tới đông đủ rồi mới cỡi ngựa thẳng đến trước cửa viên mới chịu xuống ngựa, lại mang gươm vào tiệc. Uống vừa đặng vài tuần rượu, Trác ra lệnh ngừng rót, im tiếng nhạc, rồi lớn tiếng nói:
– Hôm nay ta mời các quan đến đây với mục đích là bày tỏ một ý kiến. Bá quan ai nấy cũng đều lắng tai nghe, Trác nói tiếp:
– Thiên tử là chúa tể muôn dân, nếu không có uy nghi xứng đáng, không thể phụng sự tông miếu, xã tắc được. Nay đức Kim Thượng là kẻ nhu nhược không đáng mặt cầm quyền chấp chánh. Còn Trần Lưu Vương vốn là bậc thông minh, hiếu học, có đủ tài đức để trị dân, đáng mặt kế vị ngôi cả. Vậy ý ta muốn phế Vua, mà lập Trần Lưu Vương lên ngôi báu, chẳng hay ý các quan đới thần nghĩ như thế nào? Các quan đại thần nghe nói đều im lặng, chưa ai dám nói gì, bỗng có một người đứng dậy, xô ghế bước ra nói lớn:
– Không được! Không được! Ngươi là hạng người gì mà dám làm đại ngôn như thế? Vả chăng đức Kim Thượng là con trưởng của Tiên Đế, sửa trị ngôi trời là lẽ phải, vả lại Người cũng chưa có việc gì lỗi lầm thì sao ngươi dám nghĩ đến chuyện phế lập? Ngươi muốn mưu đồ soán nghịch chăng? Các quan chăm chú nhìn ra người ấy là quan Thứ Sử Kinh Châu Đinh Nguyên, Trác nổi giận nạt lớn:
– Nơi đây nếu có kẻ nào nghịch ý ta thì chắc không còn tánh mạng. Cả tiệc rượu ai nấy nhao nhao, còn Đổng Trác cầm gươm toan bước tới chém Đinh Nguyên. Lúc ấy, Lý Nhu đứng thấy sau lưng Đinh Nguyên có một người khí vũ hiên ngang, oai phong lẫm liệt, tay cầm một cây “Phương thiên họa kích”, trừng trừng con mắt mà nhìn Đổng Trác. Nho biết việc chẳng xong, liền bước đến giả vờ can Đổng Trác:
– Hôm nay trong yến ẩm không nên đem việc nước ra bàn, vậy xin để ngày mai cũng chẳng muộn. Các quan cùng khuyên giải Đinh Nguyên, nên Đinh Nguyên xô ghế bỏ ra về. Đổng Trác tay vẫn cầm kiếm, quay lại hỏi các quan:
– Lời ta nói có hợp công đạo hay không? Lư Thực bước ra, nghiêm nghị nói:
– Ông nói sai rồi. Việc phế lập vua phải có duyên cớ. Xưa vua Thái Giáp vì bất minh nên ông Y Doãn mới đuổi ra Đồng cung. Xương Ấp Vương lên ngôi mới có hai mươi bảy ngày mà làm hơn ba mươi điều ác, nên ông Hoắt Quang mới phải tế cáo nhà Thái Miếu mà phế đi. Nay Thánh Thượng tuy còn thơ ấu nhưng thông minh nhân trí, chưa lầm lỗi mảy maỵ Ông chỉ là một vị quan ở ngoài, chưa từng tham dự triều chính, lới không có tài như Y Doãn, Hoắt Quang, mà dám bàn đến chuyện phế lập sao được? Thánh nhân có dạy rằng: “Có chí như Y Doãn thì được. Không có chí như Y Doãn mà bắt chước làm Y Doãn, ấy là kẻ soán nghịch.” Đổng Trác nổi giận rút gươm toan chém Lư Thực, thì quan Nghị lang là Bành Bá vội can:
– Lư Thượng thư là bậc có danh vọng, hải nội chư nhân đều mong mỏi. Nếu giết đi, e làm náo động thiên hạ. Bấy giờ Trác mới ngừng taỵ Quan Tư Đồ Vương Doãn nói:
– Việc phế lập rất quan trọng, không nên đem bàn lúc trà dư tửu hậu. Để một ngày khác. Khi tiệc tan, bá quan ra về, Trác mặt còn hầm hầm, tay cầm gươm đứng ở viên môn. Bỗng Trác thấy có một người lực lưỡng, cầm kích rong ngựa đi đi lới lới phía ngoài, bèn hỏi Lý Nhu:
– Người nào đấy? Lý Nhu đáp:
– Đó là con nuôi của Đinh Nguyên, họ Lữ tên Bố, tự là Phụng Tiên, người ấy là một anh hùng trên đời có một không hai. Tướng quân nên tránh nó kẻo mang họa. Đổng Trác nghe nói liền lánh mặt vào trong vườn. Rạng ngày có quân vào báo vại Đổng Trác:
– Quân của Đinh Nguyên đến bên thành khiêu chiến đòi Tướng Quân phải ra binh. Đổng Trác tức giận, hiệp với Lý Nhu dẫn quân ra thành nghênh chiến. Hai bên giàn trận, rồi thấy Lữ Bố hiện ra, đầu búi tóc, đội kim quan, mình mặc bào gấm trăm hoa lồng giáp đường nghê, lưng thắt bảo đới Ti loan, tay cầm tay cầm Phương Thiên Họa Kích, giu.c ngựa phò Đinh Nguyên ra trước trận. Đinh Nguyên chỉ vào mặt Đổng Trác mắng:
– Quốc gia gặp lúc không may, lũ yêm hoạn lộng quyền đến nỗi muôn dân đồ thán, mi không hề có thước tấc công lao nào, sao dám nói càn chuyện phế lập, làm loạn triều đình? Đổng Trác chưa kịp trả lời thì sau lưng Đinh Nguyên, Lữ Bố đã phi ngựa vung kích đánh tràn sang. Binh tướng của Đổng Trác không một người nào dám ra nghinh địch. Cây kích của Lữ Bố đến đâu là quân Trác chết đến đó, làm cho quân của Đổng Trác cả loạn. Trác hoảng sợ quay đầu chạy. Đinh Nguyên thúc quân đánh giết. Quân Trác đại bại một trận, phải lui hơn ba mươi dặm mới dám hạ trại, kiểm điểm binh mã thấy hao hơn phân nửa. Trác họp các tướng, bàn rằng:
– Ta thấy Lữ Bố quả là tay phi thường. Nếu được người ấy, ta còn lo gì việc thiên hạ? Trong lúc ấy có một người bước đến thưa:
– Chúa công đừng lọ Tôi với Lữ Bố vốn cùng quê quán, biết rõ hắn tuy có tài xuất chúng, song là kẻ hữu dũng vô mưu, thấy lợi mà quên nghĩa. Vậy tôi xin đem ba tất lưỡi đi thuyết, khiến hắn phải chắp tay về hàng Chúa công. Trác nghe nói mừng rỡ, xem lới thì thấy người ấy là Hổ Bôn Trung Lang Tướng Lý Túc. Trác hỏi:
– Cần đem theo vật gì để dụ hắn? Túc nói:
– Tôi nghe Chúa công có con ngựa Xích Thố, ngày đi ngàn dặm. Nếu được ngựa ấy với ít vàng ngọc để lấy lòng hắn, rồi tôi lựa lời thuyết dụ, ắt Lữ Bố phản Đinh Nguyên, hàng Chúa công. Trác hỏi Lý Nhu:
– ý ấy thế nào? Nhu đáp:
– Chúa công muốn gồm thâu thiên hạ lại tiếc chi một con ngựa. Trác nghe nói, truyền quân dắt con ngựa Xích Thố đến, lới cho lấy ra một ngàn lạng vàng, mươi hạt minh châu, và một cái đai ngọc giao cho Túc. Túc tức thì mang tất cả lễ vật thẳng đến trới Lữ Bố. Dọc đường bị quân phục bao vây, Túc nói:
– Các ngươi kíp vào báo với Lữ Tướng quân rằng: “Có cố nhân muốn đến thăm.” Quân vào báo, Bố ra lệnh cho Túc vào. Chào hỏi xong, Túc nói:
– Bấy lâu nay xa cách hiền đệ, tôi rất thương nhớ, khi biết được hiền đệ Ở đây nên tôi đến thăm viếng. Nay thấy hiền đệ vẫn khang kiện, tôi rất mừng. Lữ Bố nắm tay Lý Túc thân mật nói:
– Đã hằng lâu xa cách nhau, nay hiền huynh ở nơi nào? Lý Túc đáp:
– Hiện nay tiện huynh đang làm chức Hổ Bôn Trung Lang Tướng, nghe hiền đệ có lòng khuôn phò xã tắc nên tiện huynh vui mừng khôn xiết. Nay có một con ngựa quý, ngày đi ngàn dặm có dư, lới có tài vượt nước trèo non như đi trên đất bằng, tên là Xích Thố, nên đem tới biếu cho hiền đệ, để thêm oai cho hùm đây. Lữ Bố bèn khiến quân dắt ngựa đến, quả nhiên con ngựa ấy cả mình đều đỏ như lửa, không bợn một sợi lông tạp màu. Từ đầu tới đuôi dài một trượng, từ móng lên đầu cao tám thước. Rồi bỗng nó gầm hí vang rền, giậm vó rung mặt đất, như sắp bay bổng lên không, băng mình qua bể vậy. Người sau có thơ vịnh ngựa Xích thố rằng: Ngàn dặm phi đằng, cát bụi tung, Băng sông vượt núi, xé sương hồng. Khác chi rồng lửa trên trời xuống, Muốn rứt cương tơ, vỡ nhạc đồng. Lữ Bố thấy ngựa tốt, lòng mừng khấp khởi, bèn tạ Ơn Lý Túc:
– Hiền huynh có lòng tốt, cho con ngựa quý này, tôi chẳng biết lấy gì báo đáp? Lý Túc nói:
– Tôi vì nghĩa khí mà đến đây há cần đâu ân huệ? Bố sai dọn rượu thết đãi. Rượu ngà ngà, Túc nói:
– Tuy ít gặp hiền đệ, nhưng lệnh tôn thì Túc được gặp luôn. Bố đáp:
– Hiền huynh say rồi! Cha tôi đã mất từ lâu, còn gặp làm sao được? Túc cười lớn:
– Không phải thế. Tôi nói “lệnh tôn” tức là Đinh Thứ Sử đấy chứ. Bố buồn bã nói:
– Tôi theo Đinh Kiến Dương cũng là bất đắc dĩ, bỏ đi chưa nỡ đấy thôi! Túc nói:
– Hiền đệ là người tài ba lỗi lạc, sức mạnh hơn người, anh hùng xuất chúng, bốn bể biết tên. Lẽ ra phải được hưởng chức trọng quyền cao, có lý đâu lới phải cam chịu ở dưới trướng người ta vậy? Lữ Bố nói:
– Tôi cũng muốn thế, ngặt vì chưa gặp được một đấng minh quân. Lý Túc cười bảo:
– Chim khôn lựa cây mà đậu, tôi hiền chọn chúa mà thờ. Nếu không sớm tìm thời cơ, e khi hối ra thì đã muộn đấy. Bố hỏi:
– Hiền huynh đã ở trong triều, vậy có thấy ai xứng đáng là anh hùng đời nay? Túc đáp:
– Hiện tới triều đình, các đới thần ai nấy tranh giành ngôi thứ, Vua thì còn nhỏ bị kẻ sàm nịnh chiếm đoạt quyền hành. Tôi thấy khắp mặt bá quan, không ai bằng Đổng công. Đổng công là người biết kính hiền ái sĩ, thưởng phạt công minh, lới có lòng diệt nịnh phò Vuạ Thế nào về sau cũng nên nghiệp lớn, vậy hiền đệ còn đợi gì mà không theo phò để lập thân. Lữ Bố nói:
– Tôi cũng muốn theo về Đổng công ngặt vì không ai tiến cử. Bấy giờ, Túc biết công việc đã có kết quả, lập tức đem cái đai ngọc và vàng bạc bày ra trước mặt Lữ Bố. Bố giật mình hỏi:
– Hiền huynh đem những thứ này tới làm gì? Túc bảo cho tả hữu lui hết ra ngoài, rồi mới nói:
– Đây là của Đổng công. Đổng công mộ tiếng lớn của hiền đệ từ lâu. Nay sai Túc này đem lễ vật tới kính biếu. Con Xích Thố kia cũng là của Đổng công sai đem tặng hiền đệ vậy. Bố nói:
– Đổng công có lòng yêu thế này, tôi biết lấy gì đền đáp? Túc nói:
– Tài thường sức mọn như Túc này, mà còn được phong chức Hổ Bôn Trung Lang Tướng, thì tài như hiền đệ, nếu theo về, ắt được quyền cao chức trọng, phú quý chưa biết đến bậc nào? Bố ngần ngừ nói:
– Tôi chưa có chút công trạng nào mà làm lễ ra mắt Đổng công. Khó nghĩ quá. Túc lửng lơ nói:
– Công trạng ấy đối với người khác thì khó thật, chứ như đối với hiền đệ thì dễ như trở bàn tay, có gì mà phải lọ Chỉ sợ hiền đệ không chịu làm đấy thôi. Bố trầm ngâm một lúc rồi nói:
– Tôi muốn giết Đinh Nguyên rồi dẫn quân ra hàng Đổng công, chẳng biết có nên không? Hiền huynh xét thử? Túc vội xuýt xoa nói:
– Hiền đệ làm được việc ấy thì còn công nào lớn bằng. Nhưng việc đó cốt phải khẩn mật mới được. Bố hẹn với Túc nội trong đêm ấy thế nào cũng xong việc. Túc rất hoan hỉ, từ giã ra về. Đêm ấy, vào lúc canh hai, Lữ Bố cầm gươm bước vào trong trướng Đinh Nguyên. Lúc ấy, Nguyên đang thức chong đèn xem sách, thấy Bố vào, bèn hỏi:
– Đêm khuya, con vào đây có việc gì? Bố trở mặt mắng rằng:
– Ta đường đường một kẻ trượng phu, há lại đi làm con của ngươi sao? Nguyên kinh ngớc, trố mắt nhìn Bố hỏi:
– Phụng Tiên, cớ sao con lại đổi lòng như vậy? Bố chẳng đáp chẳng rằng, bước tới vung gươm chém Đinh Nguyên một nhát, đầu rơi xuống đất. Người sau có thơ than Đinh Nguyên rằng: Thuơng thay! Hán mạt có Đinh công, Nuôi được con tài, tưởng cậy trông… Ai biết nòi nào ra giống ấy, Nuôi hùm, hùm cắn, xót xa lòng. Lại có thơ than Lữ Bố rằng: Tiếc thay! Mặt đẹp, lực vô song, Cử đỉnh bớt sơn nức tiếng hùng. Quen thói bạo tàn, không chút nghĩa, Trách gì thiên hạ chẳng ai dung Chém xong, Lữ Bố xách đầu Đinh Nguyên ra ngoài, hô lớn:
– Đinh Nguyên là kẻ bất nhân vô đạo, ta đã giết chết rồi. Vậy thì ai muốn theo ta thì theo, ai không theo thì cứ tự tìm chỗ khác mà đi. Quân sĩ thấy vậy bỏ đi hơn phân nửa. Hôm sau, Lữ Bố xách đầu Đinh Nguyên đến gặp Lý Túc. Túc vội dẫn Bố vào dinh ra mắt Đổng Trác. Đổng Trác lòng mừng khôn xiết, hối quân bày rượu thịt thết đãi Lữ Bố, và bước đến trước mặt Bố, cúi đầu nói:
– Trác này được Tướng quân hôm nay chẳng khác đại hạn gặp mưa rào vậy. Lữ Bố vội vàng đứng dậy thi lễ, mời Trác ngồi lên, rồi sụp lạy mà tạ rằng:
– Minh công đãi Bố này rất hậu, ơn ấy không biết lấy gì đền đáp. Nếu Minh công cho phép, Bố này xin bái Minh công làm nghĩa phụ. Trác mừng lắm, sai lấy giáp vàng, bào gấm ban thưởng cho Bố, rồi cùng Bố yến ẩm say sưa tối ngày. Từ đó, Đổng Trác oai quyền lừng lẫy, không biết nể nang ai nữa. Trác tự lĩnh công việc của Tiền Tướng Quân, phong cho em ruột là Đổng Mân làm Tả Tướng Quân tước Hổ Hầu, phong cho Lữ Bố làm Kỵ Đô úy Trung Lang Tướng tước Đô Đình Hầu. Lý Nhu khuyên Trác sớm định ngay mưu kế phế lập. Trác liền lập tiệc tới đình trung, rồi viết thiệp mời các quan đến phó yến. Lại sai Lữ Bố dẫn hơn ngàn quân giáp sĩ, nai nịt đầy đủ, mai phục xung quanh. Hôm ấy, quan Thái Phó Viên Ngỗi cùng bá quan đều đến. Rượu được vài tuần, Đổng Trác đứng dậy chống gươm nói:
– Nay Vua nhu nhược, hôn ám, không thể phụng sự tôn miếu được. Ta noi gương Y Doãn, Hoắt Quang, phế Vua xuống làm Hoằng Nông Vương, lập Trần Lưu Vương lên làm Hoàng đế. Ai không thuận, ta chém đầu? Quần thần sợ hãi ngồi lặng thinh. Trung Quân Hiệu úy Viên Thiệu đứng dậy, bước ra khỏi ghế nói:
– Đức Kim Thượng tức vị chưa bao lâu, chưa làm gì lỗi đạo, ngài muốn bỏ trưởng lập thứ, chính là muốn tạo phản rồi. Trác nổi giận mắng lớn:
– Việc nước hiện ở trong tay tạ Ta muốn làm gì thì làm, ai dám không thuận? Ngươi tưởng lưỡi gươm của ta không bén chăng? Thiệu cũng rút gươm ra khỏi vỏ, nói lớn:
– Gươm ngươi bén thật, nhưng gươm của ta đây cũng không phải là loại sắt cùn. Hai người toan đối địch trước tiệc. Đó chính là: Đinh Nguyên trượng nghĩa, thân vừa thác, Viên Thiệu tranh phong, thế cũng nguy.