Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Từ Chiến Trường Khốc Liệt

Chương 1

Tác giả: Peter Arnett

Phần thứ nhất: 1934 – 1970

Thời Thơ Ấu

Tôi trải qua tuổi thơ ở Bluff, một thị trấn lộng gió nằm phía dưới cùng của New Zealand cũng là phía dưới cùng của trái đất. Bluff đặt theo tên của một mỏm rừng nhìn ra hải cảng. Từ nơi đó tôi có thể nhìn về vùng đất rộng lớn của Nam Cực. Băng trôi và những vùng đất bỏ hoang xa xôi với khoảng cách 1.600 dặm nhưng tôi vẫn cảm nhận miền đất đó rất gần với tầm mắt. Nam Cực luôn hiện ra trong những đợt sóng xô bờ đầy đá mang theo cái lạnh của băng tan và những chú chim cánh cụt mắt vàng nóng tính làm tổ dọc theo phần đất nhô ra của đường biển đập cánh phần phật bày tỏ sự tức giận và lao về phía tôi khi một đứa trẻ tò mò như tôi quấy rầy tổ của chúng.

Từ mỏm đất lộng gió biển khơi, thời thơ ấu của tôi lớn lên chứng kiến những chú cá voi thường hếch mắt lên tìm kiếm vòi rồng để báo hiệu hay bóng đen của loaì cá voi đen khi chúng bơi qua eo biển Foveaux từ tháng 5 tới tháng 8, tìm kiếm vùng trú ngụ sinh sản.

Tôi coi Bluff là quê hương, nhưng tôi sinh ra ở Reverton ngày 13-11-1934 – một cộng đồng nhỏ 14 km về phía tây. Tôi có nhiều họ hàng sống ở Reverton. Bố tôi, Eric là người uống bia ít, ông chỉ uống rượu ở mức xã giao vào các buổi chiều thứ bảy. Ông xử lý mỗi lần say của mình rất tốt, lảo đảo leo lên các bậc bê tông lên cửa sau nhà bên đồi của chúng tôi sau khi các quán rượu đóng cửa và về ngủ sớm. Bố tôi là người đàn ông hiền lành, làm việc nhiều giờ một tuần với cách sắp xếp đáng phục và luôn trả các hoá đơn của gia đình đúng hạn. Ông để dành tiền tiết kiệm chính xác như dành những quả trứng lót ổ cho những ngày mệt mỏi sau này. Jan, mẹ tôi là một người phụ nữ chịu đựng, bà nói rất thích Bluff bởi đó là nơi bản thân bà, bà ngoại và cả cụ ngoại của tôi từng sống.

Thuở nhỏ, tôi tới lớp với thân hình thấp bé. Sự thiếu hụt về thể chất kéo tôi rời xa sân thể thao. Mũi tôi bị đấm vỡ trong cả môn đấm bốc và Cricket. Tôi hồ hởi chứng minh trí tuệ học hành của mình khi giành giải thưởng học tập Kinh thánh của nhà thờ người Anglica ở Bluff 5 năm liên tiếp, nhằm thắng lại điểm yếu về thể chất. Tôi tham gia vào Đội do thám biển và giành được một số huy hiệu kỹ năng mà tôi tự hào đeo trên tay áo hải quân màu xanh. Tôi nhận được các chứng chỉ học tập đặc biệt suốt hai năm Chiến tranh thế giới thứ hai từ Khoa giáo dục New Zealand về chiến thắng trồng vườn ở sân sau thuộc một phần tư hecta trong khối tài sản của chúng tôi, được bà ngoại tôi, Nana trồng và làm cỏ, nhưng luôn luôn dành cho tôi.

Khi những con tàu Tự do Mỹ/American Liberty tới hải cảng chở thịt cừu, bò và bơ phục vụ chiến tranh, tôi thường là người đầu tiên lên tầu xin kẹo cao su Juicy fruit và thuốc lá Camel. Để kỷ niệm ngày chiến thắng phát xít Nhật năm 1945 tôi ăn trộm nguyên một thùng nước ngọt ở lối ra vào cửa hàng rau quả của Willie Wong. Để chứng minh dũng khí của mình với Johny Jamieson và Owen McQuarrie, tôi trở thành kẻ ăn trộm táo giỏi nhất trong vùng, là nỗi kinh hoàng của những chủ vườn khắp mọi nơi. Truyện “Từ Chiến Trường Khốc Liệt (Live from the battlefield) “

Thời gian trôi qua, tôi nhận ra tôi chỉ là người thui thủi một mình chứ không phải là một lãnh đạo, có lẽ bởi tôi quá ích kỷ chia sẻ vinh quang hay không dám mạo hiểm với sự quở trách từ chúng bạn. Marlon Brando trở thành thần tượng của tôi những năm đầu tuổi hai mươi, tôi mặc áo jacket màu đen, áo sơ mi chấm đen và cà vạt màu trắng mà anh ta yêu thích như một tay cờ bạc Sky Masterson trong phim “Guys and Dolls”. Tôi quan hệ tốt với bọn con trai và giải quyết tốt với bọn con gái. Truyện “Từ Chiến Trường Khốc Liệt (Live from the battlefield) “

Cha mẹ tôi không chia sẻ với những kinh nghiệm cuộc sống lớn dần trong tôi nhưng họ biết thành phố khó khăn này đủ mang tôi ra khỏi đó trước khi tôi trưởng thành quá sớm. Cha tôi trung thành với Bluff như bất kỳ một người dân nào, phục vụ đội cứu hoả trong nhiều năm và giúp đỡ thành lập Câu lạc bộ Sư tử địa phương. Nhưng ông lập kế hoạch giáo dục con cái thành đạt hơn bất kỳ ai trong gia đình hoặc thị trấn trước đây. Ông chọn một trong những trường tư thục tốt nhất trong cả nước, Trường Trung học Waitaki nằm ở Oamaru bở biển phía Đông Bắc tỉnh Otago cho các con theo học. Tường khu khuôn viên có cây thường xuân bao quanh và những con đường lái xe với hàng tuyết tùng, Waitaki là phiên bản New Zealand của trường học công cộng danh tiếng của Anh, một Eton hòn đảo Nam.

Quyết tâm của cha tôi cho chúng tôi trên con đường học hành cao hơn sau khi chính những cố gắng của ông thoát khỏi xiềng xích của cuộc sống không sóng gió sụp đổ cùng với thị trường chứng khoán cuối những năm 1920. Ông sinh ra trong thị trấn vùng quê Mataura năm 1903, và giữa tuổi hai mươi ông tìm đường tới thủ đô Wellington, nơi ông mua một cửa hàng nhỏ để kinh doanh bánh kẹo và những đồ không đắt tiền. Buộc phải quay về do tình trạng sụt giá, ông cưới mẹ tôi năm 1929 và định cư ở Reverton. Trải qua những năm tháng khủng hoảng, cha tôi cóp nhặt kiếm sống với kỹ năng thợ mộc và lát gạch mà ông học được như người học việc thương mại. Kinh doanh phục hồi khi sản phẩm thường ngày của New Zealand trở nên quan trọng với một Châu Âu đang lo lắng trên bờ Chiến tranh thế giới thứ hai và việc bùng nổ xây dựng đã cải thiện vận may của gia đình tôi. Chúng tôi chuyển vào một ngôi nhà bằng bê tông vững chắc ở Bluff mà cha tôi thiết kế xây dựng với cầu thang phía ngoài dốc, dẫn ra hiên rộng và mở, nơi các anh em tôi thích ngủ trong thời tiết có bão vì giống như cắm trại ngoài trời. Cha tôi ở nhà không tham gia cuộc chiến vì bệnh tim, nhưng ông tham gia đội lính canh gác thị trấn. Tôi thích đứng gác cùng ông ở ngọn đồi Bluff trông chừng tầu ngầm của Nhật, như cách mà những người ta đánh bắt cá voi canh chừng con mồi một trăm năm về trước. Cha tôi có khẩu súng bằng gỗ ở vị trí sẵn sàng; những khẩu súng thật tất cả đều ở tiền tuyến. Khi chiến tranh kết thúc, ông gửi những đứa con đi học, điều mà ông chưa bao giờ có. Truyện “Từ Chiến Trường Khốc Liệt (Live from the battlefield) “

Mặc dù tôi rất yêu họ nhưng tôi không bao giờ hối hận vì rời xa họ để bước tiếp những bước đi của anh tôi, trên chuyến tàu dài đến Oamaru và bốn năm học trường nội trú với những hy vọng lớn hơn cho tương lai của tôi. Tôi mười ba tuổi. Mẹ tôi than phiền là tôi không khóc ở sân ga như John đã khóc khi anh ấy ra đi.

Trường trung học Nam Waitaki giống như một doanh trại huấn luyện lính thuỷ cho những đứa trẻ ngang ngược. Trường học thu hút khách hàng là những cha mẹ thượng lưu lo lắng người kế nghiệp của họ lên nấc thang xã hội, những doanh nhân thành công và những người nông dân tìm kiếm môi trường giáo dục tốt nhất cho con trai của họ. Trường có những nhân viên cảm thông, tài năng, lớp học và khu thể thao là hạng nhất. Những khu vườn Anh đẹp và mặt tiền bằng sa thạch tráng lệ che giấu quyền lực hà khắc, quyết tâm kiểm soát và ngự trị những điều quá giới hạn của tuổi trẻ. Cách nhìn nhận này làm tươi sáng cuốn tiểu thuyết “Những ngày tới trường của Tom Brow” nhưng chỉ để đọc chứ không phải để sống với nó.

Tôi nhớ phần tăm tối dữ dội trong những ngày ở trường nội trú của mình. Lịch sử sẽ cho thấy hầu hết học sinh sống qua những trải nghiệm, và thực tế người ta tin rằng điều đó làm chúng trở thành những công dân và những người đàn ông tốt hơn; họ hối hận đã xoá bỏ những quy định nghiêm khắc trong những năm gần đây. Tôi thì không. Trong một trường học điên rồ về thể thao, sự thiếu hụt những kỹ năng đó không làm giới hạn hoạt động toàn diện của tôi, thậm chí tôi làm đội trưởng đội bóng bầu dục năm cuối Nhà Don và giành cúp vô địch sau một dịch cúm nhẹ hạ gục hầu hết cầu thủ của phía đối phương. Tuy nhiên, tôi đã kết bạn và nhận được điểm A, học tiếng Latinh, tiếng Pháp và mở rộng chân trời của mình khi nghiên cứu nhạc cổ điển. Tôi tốt nghiệp Trung học Waitaki vào cuối năm thứ ba và chuyển sang năm lớp sáu tiền đại học. Khi tôi sẵn sàng cho kỳ thi đầu vào đại học thì tôi bị đuổi ra khỏi trường.

Tên cô ấy là Dawn. Tôi đã vi phạm kỷ luật khi hẹn hò với cô ấy. Khi tôi kéo lê chiếc túi về nhà, cha tôi sững hồn nhìn tôi.

Khởi Nghiệp

Những gì tôi còn nhớ là tờ Southland Times nằm trên bàn ăn sáng của chúng tôi hàng ngày trừ chủ nhật. Giống hầu hết các tờ báo của New Zealand vào thời đó đều theo khuôn mẫu tờ Times của London, với các mẩu quảng cáo nhỏ trên trang nhất và sau cùng, hầu hết tin chính trị và thể thao địa phương ở phía trong. Đó là khuôn mẫu đúng đắn cho các bản tin trong ngày không nhạy cảm và không có tên người viết. Chỉ có một trường hợp ngoại lệ – mục thể thao được gọi là “người xem” do Albie Keast, một trong những nhân vật truyền thông nổi tiếng hiếm có trong vùng viết. Albie đưa tin về môn bóng bầu dục quốc tế do những cầu thủ da đen yêu thích của ông ta chơi, viết về mỗi trò chơi như sự tái hiện của Jesu với tư cách là quan toà phán quyết cuối cùng. Ông ta là một ngòi bút độc trong những tay viết về môn bóng bầu dục và người ta nói rằng những vấn đề động chạm không tử tế trong mục của Albie có thể giết chết tương lai của những cầu thủ đang lên hay sẽ trở thành cầu thủ.

Anh trai tôi – John làm phóng viên cho tờ báo đó sau khi tốt nghiệp trung học. Mặc dù cha tôi phàn nàn những tay phóng viên thường chỉ ngồi đâu đó quanh các cuộc gặp gỡ trong thị trấn và nhậu nhẹt quá nhiều, nhưng ông đã gọi điện cho Albie Keast là phóng viên chính của tờ Times nói rằng ông có một đứa con trai nữa cần việc nếu tờ báo có nhu cầu. Mọi việc được sắp xếp và tôi có cuộc hẹn với Tổng biên tập Grimaldi. Với giọng nghiêm trọng ông hỏi thẳng tôi có phải là người sẵn sang tuân theo các mệnh lệnh và hướng dẫn không. Rõ ràng ông ta đã liên lạc qua điện thoại với Hiệu trưởng Trường Waitaki và tôi lo sợ điều tồi tệ nhất. Ông ta mỉm cười trước sự lúng túng của tôi. Khi đồng ý thuê tôi, ông ta nói có thể hẹn hò với bao nhiêu cô gái tuỳ thích nhưng không phải trong giờ làm việc. Tôi bắt đầu làm việc vào ngày 7-1-1951, tôi vẫn nhớ rõ cảm giác vui sướng leo lên xe buýt từ Bluff dọc con đường nông thôn lộng gió tới Invercargill nơi có toà báo. Tôi trải bước trong ánh nắng chan hoà đường Dee, băng qua vòi nước ở tượng đài chiến tranh, qua mái vòm của khu mua sắm tới toà nhà làm việc ba tầng bằng gạch đỏ và giới thiệu mình với mọi người ở đó.

Thực tế cho tôi thấy tôi có sở trường làm báo. Cuối cùng tôi cũng được bắt đầu công việc làm tin hàng ngày, những mẩu ghi chú và bút chì gắn với tôi như đôi găng tay. Tôi viết những sự kiện lặt vặt, những vụ cháy nhỏ, những sự kiện thể thao đơn giản, nhiều lễ kỷ niệm và cuộc họp của hầu hết các tổ chức vô danh. Đây là tờ báo địa phương và mọi người trong cộng đồng này chỉ cần nhìn thấy tên trên mặt báo. Albie Keast là người đàn ông rất tỷ mỉ với lịch làm việc nhưng lại ít trí tưởng tượng. Ông ta luôn giữ một cuốn sổ giao việc khổ Fôlio và mỗi buổi tối ông ta viết vội những công việc giao cho chúng tôi vào ngày hôm sau. Những người kỳ cựu thề rằng bạn có thể so sánh những cuốn sổ qua các năm mà không bỏ lỡ một nhiệm vụ nào.

Tôi kính trọng người cho tôi công việc đầu tiên nhưng luôn giữ khoảng cách. Như một đồng nghiệp từng quan sát, vấn đề của Albie là ông ta đối xử với nhân viên như những nô lệ khổ sai, đẩy họ làm việc tối đa sáu ngày một tuần rồi sau đó ông ta thắt chặt hơn khi tỏ ra thông cảm không thành với những người khốn khổ có nợ với nghề viết làm việc cho ông ta.

Khi tôi bắt đầu làm tin, Albie giao thêm cho tôi hàng đống công việc vào cuối ngày khiến tôi phải vật lộn hoàn thành. Tôi thường làm xong việc vào đêm muộn. Ông ta hay dò xét từ phía sau và lẩm nhẩm khi tôi ngồi gõ câu chuyện của mình trên máy đánh chữ. Ông ta thường phàn nàn tôi viết quá chậm, tôi đáp lại vì ông ta giao cho tôi quá nhiều việc trong khi cần thời gian sáng tạo mới làm câu chuyện trở nên thú vị. Ông ta nói chuyện thân tình trên điện thoại với cha tôi nhưng lại đối xử với tôi như thằng đần tình cờ có được công việc này mà tôi không có lý do nào tốt hơn có được.

Tờ Southland Times trả tôi 30 Shilling một tuần. Tôi ở chung phòng có một giường và đồ ăn sáng với một qúy ông đẫy đà gần công viên Queen với giá 40 Shilling, vì vậy tôi vẫn cần cha tôi hỗ trợ trong năm đầu tiên và sau đó. Tiền không quá quan trọng với tôi vì tôi không có nhiều nhu cầu. Sau khi xong việc, tôi thường ăn muộn ở quầy hàng rong bán bánh, một cửa hàng di động trên xe phân phát những chiếc bánh nhân thịt không rõ nguồn gốc kẹp cà chua cẩu thả và những hạt đậu đầy mỡ.

Tuy rất bận rộn nhưng tôi cũng không muốn nghỉ ngơi. Không phải vì Albie Keast làm cho cuộc sống công việc của tôi tồi tệ mà tôi đã cảm nhận báo chí đang ở điểm đầu tiên tại Invercargill. Tôi nộp đơn xin làm việc ở tờ Standard – tờ báo tuần của phong trào công đoàn ở Wellington. Tôi được nhận công việc đó vì là người duy nhất nộp đơn. Tôi không nhớ Albie. Ông ta có một phòng ở khách sạn Deschler phía bên kia đường đối diện với tờ báo và rất nhiều năm sau đó tôi có tới thăm ông ta. Ông ta đã nghỉ hưu từ lâu và sau này tôi được biết ông ta bị chứng viêm khớp và tăng cân nhiều nên ít khi có thể đứng đó chào tôi. Cha tôi nói rằng Albie nói rất nhiều điều tốt về tôi sau khi tôi dời đi nhưng ông ta chẳng thân thiện gì khi gặp tôi. Làm sao tôi có thể nói rằng người đàn ông có phong cách hà khắc đó đã làm tôi trở thành một nhà báo chuyên nghiệp, thậm chí giúp tôi đối mặt những tính cách mà ông ta không bao giờ tưởng tượng tới?

Albie Keast là sự may mắn cho những người chủ tương lai của tôi. Chưa ai từng cho tôi những mệnh lệnh hà khắc hơn ông ta, và tôi biết ơn vì điều đó.

Tờ Standard nằm trong toà nhà năm tầng ở trung tâm Wellington. Tay biên tập viên có dáng người mảnh khảnh Sid Pickering khá thân thiện và ba hoa. Ông ta thông báo rằng tôi không những là người duy nhất nộp đơn mà còn là phóng viên duy nhất của tờ tuần báo, chịu trách nhiệm làm việc với Liên đoàn Lao động và chính quyền bù nhìn đã hết quyền lực từ ba năm nay của Đảng Lao động nhưng lại muốn thắng vào lần bầu cử tới. Ông ta dành cho tôi phòng làm việc riêng có điện thoại, gần phòng làm việc của Phó Tổng biên tập. Đối với tôi những điều này đều vô lý và tôi đủ khôn ngoan nhận ra tờ Standard là tờ báo lá cải, tờ báo tuyên truyền cho những người công nhân tụ tập nhau mỗi tuần bởi một nhân viên gầy gò với tiền lương còm cõi. Tôi được cử tới hội trường hoành tráng nhà Quốc hội để phỏng vấn lãnh đạo Đảng Lao động Walter Nash và các nhân viên khác của Đảng nhiểu lần đến mức tôi trang bị ngay một thẻ thành viên của Đảng luôn đeo trên cổ.

Tôi có chân trong các chiến dịch khác, một trong các thành viên của Nội các, Bộ trưởng Bộ Y tế Ralph Hanan là anh trai bác sỹ nha khoa của tôi ở Invercargill, Roy Hanan. Dựa vào mối thâm tình mà ông ta gọi là “mối kết giao đã có”, ông ta dành cho tôi tới các cuộc phỏng vấn và xì ra thông tin về những điều đang xảy ra xung quanh thành phố, nhờ điều đó tôi có được cái nhìn toàn cảnh về tình hình chính trị nơi đây.

Tôi tham gia vào Câu lạc bộ Esperanto, gặp gỡ các cô gái nhưng nhận ra giao tiếp với họ bằng ngoại ngữ thậm chí còn khó khăn hơn. Tôi thử tham gia Hội Đóng kịch, gia nhập Câu lạc bộ jazz Wellington, bắt đầu chơi bóng rổ và một chút cầu lông. Nhưng những điều này chẳng mang lại cho tôi cơ hội là bao và tôi chỉ gặp những người bạn trai cũng đến từ Invercargill đều thất bại theo đuổi những cuộc tình lãng mạng. Tôi thích cảm giác vênh vang làm phóng viên ở thủ đô, tham dự các bữa ăn tối tại nhà Quốc hội vào các dịp Phó Thủ tưởng tới thăm, những buổi trình chiếu phim cá nhân tại Đại sứ quán Nhật và các bữa tiệc cocktail do Đoàn ngoại giao tổ chứciir Truyện “Từ Chiến Trường Khốc Liệt (Live from the battlefield) “

Biên tập viên tờ Standard tức giận với việc sa thải một nhà cải cách xã hội, ông ta bảo vệ các bài xã luận nóng bất lợi và đẩy tôi trở thành người chịu báng. Khi tôi viết về Chính phủ quốc gia nắm quyền đưa ra những quy định an toàn mới cho những người thợ sửa chữa điện, Pickering giám sát khi tôi đánh bài báo, hạn bài đang tới và ông ta giục tôi tăng tốc miêu tả. Khi bài báo của tôi in ra, chúng tôi buộc tội Bộ trưởng Xã hội. Nhan đề khủng khiếp của một trang báo vin ngày vào và đưa ra lập luận không đúng sự thật “Án giết người, bản án phải có tội”. Bộ trưởng rất tức giận và kiện tờ Standard tội vu khống và đó là trường hợp đầu tiên như vậy trong cộng đồng người Anh từ cuối thế kỷ XIX. Lúc đó tôi còn quá trẻ để hầu toà. Chúng tôi đã thắng nhờ chi tiết chuyên môn.

Tháng 1-1956, tôi có chuyến đi hai tuần hàng năm tới vùng Waiouru hoang vắng ở trung tâm đảo phía bắc. Tập huấn quân sự là điều bắt buộc với tất cả thanh niên trẻ. Tôi ở trong đội pháo, được trang bị những vũ khí bằng sắt han rỉ thường không nổ và tôi rất sợ nếu đi vào chiến trường với chúng. Nhóm chúng tôi tập hợp lại lều cắm trại ở Baggush, cách sa mạc tám dặm. Chúng tôi ở lại vùng đồi gập nghềnh gió và bụi trong hai tuần. Một nhóm những người hướng dẫn quân sự cố gắng xoá đi những khoảnh khắc thờ ơ của chúng tôi nhưng không thành, thậm chí họ doạ chúng tôi có thể chứng kiến chiến sự ở Malaysia, nơi người Anh đang đàn áp các cuộc nổi dậy của những người cộng sản. Tôi thề rằng không bao giờ tham gia chiến tranh vì bất kỳ lý do gì bởi tôi nghĩ quân đội là trò vớ vẩn. Đợt luyện tập ngắn ngủi này chúng tôi bị cắt khẩu phần ăn chẳng vì lý do gì, vệ sinh thực phẩm thì kinh khủng và một người mắc bệnh nhiễm khuẩn. Đó là nơi tồi tệ và sút kém tinh thần tới mức tôi quyết định viết một bài trên tờ Standard. Khi tôi về Wellington, thiếu tá Healey gọi cho tôi từ văn phòng quan hệ công chúng quân sự cảnh báo rằng bất kỳ câu chuyện không rõ ràng nào đều là “vi phạm bí mật quân sự” và tôi sẽ bị truy tố theo Luật Thông tin bí mật. Tôi cảm thấy buộc phải thoả hiệp với quân đội và chán tờ Standard. Vào giữa mùa đông năm 1956 tôi rời tờ báo và bắt đầu một hành trình mới tới Australia.

Con tàu MV Wanganella cập bến Sydney ngày 16-7-1956, mợôn mất 11 tiếng so với hành trình vì gió phương Nam thổi tạt. Thành phố có tiếng tăm từ xưa. Người New Zealand cảm nhận về Australia giống người Canada cảm nhận về Mỹ – “Hữu danh vô thực”. Tôi đi bộ qua năm dãy phố tới văn phòng làm việc của tờ Sydney Sun trên đường Broardway giống các con đường có những toà nhà cao chọc trời đầu tiên tôi nhìn thấy trong đời. Không có gì để mất, tôi nói thẳng với thư ký toà soạn tôi muốn có một công việc. Người biên tập không rỗi nên tôi phải chờ phỏng vấn ở góc phòng tin nơi trú ngụ cho cả tờ Southland Times, gồm cả bộ phận in. Văn phòng của tờ Sun trải dài một tầng toà nhà, ngăn bằng kính giữa phòng quản lý và dãy bàn làm việc cho phóng viên và biên tập, nơi họ đang bận rộn chuẩn bị tài liệu cho tuần báo sắp ra. Mệnh lệnh thét ra hoà lẫn tiếng ồn của máy telex kêu lách cách cùng tiếng chuông điện thoại reo. Tờ Sun là tờ báo lá cải tích cực xuất bản nửa tá những ấn phẩm thông tin vỉa hè trong thời kỳ cạnh tranh khắc nghiệt với đối thủ, tờ Syney Daily Mirror.

Tôi được tuyển ngay lập tức với mức lương 6 đô la Úc một ngày. Biên tập người Australia rất thích những người New Zealand trẻ từng trải qua trường học báo chí phong cách của Albie Keast. Jack Touhy, biên tập tin giao nhiệm vụ cho tôi viết về những khủng hoảng trong ngày, tìm kiếm những âm mưa giết người đáng nghi trên các đường phố của Paddington.

Tôi chạy xuống tầng dưới, nhảy vào xe ô tô nhân viên cùng một phóng viên ảnh và chúng tôi tiến tới hiện trường. Tay phóng viên ảnh đoán tôi chưa từng làm loại công việc này và khi tôi công nhận hắn kêu lên “chết tiệt”, ngó ra ngoài cửa sổ khi chúng tôi qua những khu nhà ổ chuột lộn xộn có các quán bar và các cửa hàng cầm đồ ở địa phận Paddington. Người lái xe phanh gấp ở đoạn đường cắt có đám đông bu lại.

“Anh ta kia” một phụ nữ hoảng sợ hét lên chỉ vào cửa hàng trước mặt bên kia đường. Máu đầy trên vỉa hè và không có cảnh sát tại hiện trường. Lúc đó tôi biết cần chớp lấy câu chuyện nhưng mặt tôi bỗng trở nên trắng bệch khi đối mặt với tên giết người bằng rìu vào ngày đầu tiên đi làm. Trước khi tôi có thể chen vào thì ba cảnh sát đã tới, còi báo động rú lên, tay thanh tra tống cổ tôi xuống đường bởi tôi không có thẻ nhà báo.

Tôi mượn điện thoại và gọi cho phòng tin với chút thông tin it ỏi có được. Khi tôi trở lại văn phòng, Jack Touhy rất gay gắt: “Này nhóc! Con làm cái chết tiệt gì ở đó vậy?”. Anh ta cầm tờ báo mới nhất của Daily Mirror đăng đầy đủ lời thú tội của tên giết người bằng rìu với một phóng viên của tờ Mirror ở hiện trường đầy máu. Tôi phản bác rằng tờ Miror không có ở đó mà họ bịa toàn bộ câu chuyên. Tay biên tập tin ve vẩy ngón tay trỏ vào tôi: “Này nhóc! Nếu cần phải làm điều đó trong kinh doanh tin tức thì con nên học cách làm đó”.

Tôi đã không có cơ hội để chuộc lỗi với tờ Sun dù họ giữ tôi lại trở thành nhân viên trong ba tháng tiếp theo và trả cao hơn lương thông thường. Tôi chính là đứa trẻ đã để tên giết người bằng rìu chạy thoát ngày đó. Cuối cùng một mảnh giấy hồng cùng tiền lương và tôi ra đường không có việc làm. Truyện “Từ Chiến Trường Khốc Liệt (Live from the battlefield) “

Sau đó, tôi được một nhà kinh doanh bắt đầu gây dựng tờ báo truyền hình hàng tuần thuê. Tờ tạp chí Truyền hình Sydney gồm các chương trình truyền hình cho trẻ con và những bài phỏng vấn dài về các ngôi sao. Một chiều tôi lái xe đến sân bay Kingford Smith tham dự họp báo do Mike Todd và Elizabeth Taylor tổ chức nhằm quảng bá bộ phim “80 ngày vòng quanh thế giới” đang được hâm mộ và đạt doanh thu khổng lồ. Họ nói rất ít về bộ phim, chủ yếu tranh cãi các vấn đề cá nhân.

Tôi chợt nhận ra Syney dần trở nên nhàm chán. Đó không phải là hành trình mạo hiểm mà tôi từng khao khát khi dời New Zealand. Tôi nhớ đến những cuốn sách mạo hiểm đầy kích động do những phóng viên ngôi sao của Fleet Street viết, chúng kích thích tôi muốn thử tham gia. Nhưng ý nghĩ tôi còn thậm chí không thể dồn bắt tên giết người bằng rìu lại ùa tới. Myrtle Mackenzie, cô bạn gái đưa ra ý kiến. Cô ấy tới từ Anh và đã đi du lịch một số nơi, biết một công ty đường biển Hà Lan không chân chính vận chuyển hàng hoá và hành khách tới phương Đông. Chúng tôi có thể tham gia chuyến đi đó. Tôi vốn luôn là người dễ bị thuyết phục, nhất lại là với một người phụ nữ mạnh mẽ.

Tháng 3-1958, sau khi xin cha mẹ đủ tiền chi trả cho chuyến đi, tôi thề rằng đó sẽ là lần cuối cùng tôi tấn công ngân quỹ gia đình. Myrtle và tôi lên thuyền tới Châu Á.

Sự nuôi dưỡng không trang bị cho tôi hành trang cảm nhận về phương Đông, nhất là với một đất nước như Thái Lan, nơi dừng chân đầu tiên của tôi trong hành trình tới Châu Á. Nếu như New Zealand là màu xanh xám co thắt chống cái lạnh, bốc hơi ẩm thấp của trái đất và mỡ cừu thì Thái Lan là màu vàng đỏ, là chiếc áo jean thấm đầy mồ hôi, men say của hoa quả chín nẫu và cây dâm bụt hoang dại. Nếu những bữa ăn ở nhà là thịt, rau luộc và bánh mỳ nướng thì giờ là canh khoai xả “Gang tom”, Cà ri cay “Geang phet”. Cơm nếp và xoài. Tôi lang thang trên những con đường Bangkok, mê đắm cuộc sống đường phố và mùi cay từ những sào huyệt thuốc phiện hợp pháp, cùng những ngôi chùa tráng lệ giống như cảnh tượng bằng sứ trên dòng song Chao Phraya.

Mỗi buổi sáng tôi đều mua tờ Thế giới Bangkok với giá 2 bath. Tờ báo chỉ có 12 trang, kiểu chữ dày đặc giống như bản in chưa hoàn chỉnh, mực in chưa hoàn chỉnh, mực in bám cả vào tay tôi. Tờ Thế giới Bangkok là một trong hai tờ nhật báo bằng tiếng Anh của thành phố phục vụ cộng đồng phương Tây và giới trí thức Thái. Do vậy tôi muốn thử vận may tại đây.

Ông chủ của tờ báo tên là Berrigan nhận tôi vào làm việc với 60 đô la 1 tuần bao gồm việc đặt tiêu đề cho những câu chuyện mua tin, dàn trang và viết bản tin địa phương.

Thời gian trôi đi và tôi bắt đầu viết về những cơ quan sau những cụm từ viết tắt như SEATO, ECAPE, UNESCO, và USOM. Tôi viết những câu chuyện từ người lái xe buýt công cộng còi cọc hàng ngày tới những câu chuyện về các đền thờ hẻo lánh và những thành phố thưa thớt. Tôi viết rất nhiều về các lễ hội ở Bangkok như lễ hội té nước, đua thuyền chuối, lễ hội cày lúa. Tôi tìm kiếm những câu chuyện về văn hoá nông trại, văn hoá ngư nghiệp và các loại văn hoá tôn giáo…

Khi phóng viên thường trú AP, David Lancashire, đề nghị tôi làm cộng tác viên vào đầu năm 1959, tôi chộp ngay lấy cơ hội đó, kiếm thêm khoảng 50 đô la một tháng viết những câu chuyện ngắn gọn về kinh tế và chính trị khi anh ta đi khỏi thành phố.

Tờ Thế giới Bangkok đang thành công và tôi cảm thấy có thế đẩy mình thoát khỏi cám dỗ đầy ma lực của Berrigan. Tôi đang ngẫm nghĩ tới lời đề nghị từ nơi khác lạ hơn, làm chủ bút một tờ báo tuần ở Lào. Chức vụ có vẻ lớn lao nhưng thực chất không hẳn vậy. Tôi sẽ phải đảm đương toàn bộ từ biên tập tới xuất bản.

Sau cuộc hành trình dài bằng tàu qua những vùng đất sét đỏ bụi rậm, qua con sông Mê Kông đầy bùn phù sa, tôi tới Viêng Chăn, thủ đô Vương quốc Lào, cái tên dịch sang có nghĩa là “thành phố của Mặt trăng”.

Tôi được trả 90 đô la một tháng làm cộng tác viên AP ở Lào, nhưng ngoài ra tôi lặng lẽ thoả thuận làm thay phóng viên UPI vì anh ta đang ở thăm Bangkok, Tôi cũng có thoả thuận giúp đỡ phóng viên Bruce Russell của Hãng tin Reuters ở Sài Gòn, người đang tìm kiếm vô vọng vị trí thay thế cho một cộng tác viên đã nghỉ việc. Sự kiện “Hoàng tử đỏ”, biệt danh người Mỹ dành cho Suphanuvông trốn thoát đã cho tôi cơ hội làm tin thể hiện trách nhiệm với AP, UPI và Reuters. Ngày hôm sau, tôi được AP chúc mừng là người đầu tiên trước 8 phút so với tất cả các hãng khác viết về câu chuyện trốn thoát. Tiếp theo là từ UPI phàn nàn tôi chậm trễ có câu chuyện đầu tiên nhưng cung cấp thông tin đầy đủ hơn. Và Reuters cảm ơn tôi đã giúp đỡ họ.

Tờ Thế giới Viêng Chăn được xuất bản lần đầu tiên vào ngày 9-4-1960. Thế giới Viêng Chăn là cố gắng khiêm tốn nhưng là của tôi. Yêu cầu mỗi tuần lấp đủ 25 chuyên mục với tin tức địa phương ngốn hết sức lực của tôi. Và tôi không có kế hoạch để tờ Thế giới Viêng Chăn liên quan đến các vấn đề xã hội và chính trị lớn lúc đó bởi thực tình tôi không có khả năng cung cấp loại báo chí đó. Truyện “Từ Chiến Trường Khốc Liệt (Live from the battlefield) “

Ngày 8-8-1960, Đại uý Kong Le bất ngờ chỉ huy Tiểu đoàn lính dù quân đội Lào tiến hành cuộc đảo chính tại thủ đô. Tôi viết vội câu chuyện cho AP và chạy tới phòng gửi điện tín. Vô ích. Một xe tăng chắn ở cửa vào toà nhà và một đội lính đẩy tôi đi với báng súng của họ.

Những người lính trung thành của Tiểu đoàn lính dù 2 giờ đã kiểm soát sân bay, tất cả các toà nhà Chính phủ trong thành phố và trạm xăng. Sư đoàn thiết giáp ở Doanh trại quân sự Chainaimo và hàng trăm tiểu đội hỗ trợ đã bị những kẻ nổi loạn đánh bại và họ đang hưởng thụ quyền lợi chiến thắng. Tôi không thể tưởng tượng điều gì là động lực cho Kong Le đứng ra để tìm hiểu. Đây là câu chuyện lớn nhất trong đời tôi từ trước đến nay và tôi phải tìm ra bất cứ nơi nào để gửi nó đi.

Hy vọng duy nhất cho tin sốt dẻo đó nằm ở bờ sông Mê Kông bên phía Thái Lan. Tôi đi tìm thuyền và thấy rằng lính nhảy dù tham gia vào hành trình trốn thoát xếp hàng dọc bờ sông và biển. Tôi chạy dọc đường bờ sông về phía Sala Khoktane, câu lạc bộ bơi và chèo thuyền do Kaye Ando làm chủ và được cộng đồng nước ngoài ở đây yêu thích. Chẳng có thuyền cũng như chẳng có người lính nào. Quản lý và nhân viên ngạc nhiên khi tôi tự nhảy xuống sông từ boong, nước ngập lên tới ngực và cổ, câu chuyện viết cho AP đã được đánh máy. Hộ chiếu và hoá đơn 20 đô la kẹp ở răng tôi.

Dòng chảy nhanh và ấm đưa tôi tới quán bar đầy cát ở trung tâm dòng sông, tôi bò lên, vẫy và ra hiệu về phía bờ đối diện. Một chiếc thuyền ba ván có động cơ, kiểu dáng đẹp do một cảnh sát Thái điều khiển nhấc tôi lên. Khi vào bờ, tôi nhận ra lính quân đội đang nằm trong rừng tre, súng của họ hướng về Viêng Chăn. Chính quyền Thái Lan lo lắng về tiến trình chính trị ở bờ bên kia sông và lưỡng lự để tôi đi, tôi đồng ý đưa họ bản sao phần tin của mình và nhanh chóng lên đường.

Tôi đi nhờ xe đến phòng điện tín gần nhất ở Udorn Thani, trên một xe tải chở gỗ, ngồi nhét vào chỗ của người lái xe cạnh hai cô gái nông dân trẻ bùn ruộng bám lên cả đùi trần và nụ cười tinh nghịch trên khuôn mặt của họ khi xe xóc và quẹo trên đường đi. Tại trại điện tín, tôi gửi bài, đưa cho nhân viên ở đó một trăm đô la để chuyển thông điệp và trong vài giờ, một số tờ báo buổi sáng của Hoa kỳ mua tin của AP đã có câu chuyện của tôi về vụ đảo chính, thậm chí có báo còn lịch sự để cả tên của tôi.

Tôi lặp lại hành trình vào hôm sau, mang theo không chỉ những bài viết của mình mà rất nhiều cuộn phim cho AP, 18 trang tư liệu từ Tillman Durdin cho tờ Thời báo New York và một câu chuyện của Jame Wilde cho tạp chí Times, hai phóng viên đã tới Lào sau vụ đảo chính. Họ nghĩ tôi thần kinh khi bơi qua sông nhưng điều đó lại có ý nghĩa với tôi. Tôi phải chuyển câu chuyện ra ngoài càng nhanh càng tốt.

Khi đại uý Kong Le sẵn sàng cho buổi phỏng vấn, anh ta tuyên bố mình bị buộc làm đảo chính vì anh ta và lính bị lợi dụng bởi một Chính phủ không có gì khác ngoài việc chỉ lo làm giàu cho bản thân ở Viêng Chăn trong khi những người lính đang chết dần trong rừng. Dù động cơ của anh ta là gì đi nữa thì tay đại uý nhỏ bé sẽ bị những lực lượng lớn hơn từ cánh tả nuốt chửng. Một hôm anh ta gọi tôi vào văn phòng ở Dinh Quốc gia tuyên bố một cách hối tiếc rằng tờ Thế giới Viêng Chăn sẽ bị đóng cửa vì CIA ngừng cung cấp tài chính. Tôi cũng không có ý phản đối. Đó không phải là lý do những người Viêng Chăn mà tôi biết đã không còn như vậy nữa.

Năm 1961, AP đã thuê tôi trở thành phóng viên thường trú cho họ ở Jakarta, Indonesia. “Trong tổ hợp vô khối của tổ chức tin tức Mỹ, tôi là một trong những cái cựa nhỏ nhất của con gà trống” do vậy mà tiền lương cũng khiêm tốn, 87,5 đô la một tuần.

Tôi cố gắng đáp ứng mong đợi của AP ở Indonesia và cách duy nhất tôi biết là nỗ lực hơn bất cứ ai. Trong cuộc chạy đua hàng ngày tôi tìm kiếm các thông tin từ PIA, Antara – các hãng thông tấn của Chính phủ Indonesia và từ các báo địa phương.

Các bản tin đầu ra của chúng tôi tập trung vào Sukarno. Một vị Tổng thống trung niên, là nhân vật sáng chói trên chính trường quốc tế với áo quân đội, gậy sỹ quan và chiếc mũ pitjik màu đen ngộ nghĩnh trên đầu. Tổng thống Kennedy gọi Sukarno là “George Washington của Indonesia” và tặng ông một chiếc trực thăng cho mục đích sử dụng cá nhân.

Tôi viết về mọi hoạt động công khai của Sukarno, đặc biệt là sự xuất hiện tại các buổi gặp chính trị, luôn là nhan đề tốt cho các câu chuyện.

Chuyến thăm của Robert Kennedy tới Indonesia có sức thu hút lớn đối với trụ sở chính AP. Sự xuất hiện công khai đầu tiên của ông ta là Trường Đại học Indonesia nơi Robert Kennedy đối mặt với nhóm sinh viên hỗn loạn bằng sự hài hước, thẳng thừng và duyên dáng. Từ vị trí cạnh sàn sân khấu, tôi quan sát thấy một thanh niên gầy xen vào tìm lối đi qua đám đông ném một vật vào mũi của Kennedy đang ngạc nhiên. Ông ta dừng ở giữa bài phát biểu. Nhân viên an ninh tiến vào đẩy gã thanh niên trẻ đi, dành thời gian cho người phát biểu đang run lên lấy lại bình tĩnh kết thúc bài phát biểu của mình. Bài viết của tôi bắt đầu “Robert Kennedy, anh trai của Tổng thống bị tấn công vào mặt bằng một quả trứng rán nguội khi ông ta bắt đầu chuyến đi dài hàng tuần ở Indonesia hôm nay với bài phát biểu tại phòng thính giả của Trường Đại học đông đúc”. Thông điệp từ văn phòng New York vào sáng hôm sau công nhận mức độ rộng rãi bài tin của tôi.

Kết thúc chuyến thăm Indonesia của Kennedy, tôi viết: “Robert và Ethel Kennedy kết thúc chuyến đi Indonesia hôm nay với chuyến thăm nhanh chóng quần đảo Bali truyền thuyết nơi những cô gái nông thôn ngực trần vẫy tay các xe diễu hành của họ từ những cánh đồng bên đường cao tốc”. Bài viết của tôi gây sốc với phóng viên ảnh Fred Waters vì thông điệp từ New York: “cần một số bức hình về các cô gái người Bali ngực trần lập tức” và anh ta không có.

Fred bực mình gửi thư tới New York rằng chẳng có cô gái ngực trần nào vẫy tay với Robert Kennedy và thách đố tôi tranh cãi chuyện đó. Bị bôi nhọ về lòng tin luôn dày vò tôi, sau này khi Fred đã rời khỏi thành phố, tôi bay tới Bali với chiếc máy ảnh Rolleiflex cũ kỹ, tôi đã chụp những phụ nữa Bali ở nhiều tư thế không mặc áo. Ở chợ Denpasar tôi bấm máy những phụ nữ bán heo con mà họ cho chúng bú sữa của mình để tăng cân, trên đường hướng ra những khách sạn mới trên biển tôi chụp nhiều nhóm lao động nữ trẻ, vén trang phục lên để tránh bẩn khi họ bận rộn sử dụng búa đập đá làm đường và trên cánh đồng lúa những phụ nữ trẻ duyên dáng rõ ràng để ngực trần. Tôi đóng gói ba cuộn phim và gửi tới New York.

Sau đó một năm, AP tăng lương cho tôi 50 đô la một tháng. Trong tập san hàng tuần ngày 4-1-1962, tôi được “giới thiệu” với nhân viên còn lại khắp toàn cầu. Tôi vui mừng vì vừa được tăng lương, vừa được ghi nhận.

Ngày 6-2-1962, tôi viết một bài phân tích tới tất cả các báo thành viên của AP với đoạn văn mở đầu “Người chống cộng sản cay đắng trở thành người kế thừa tiếp theo của Tổng thống Sukarno và là nhân vật có quyền lực thứ hai ở nước Indonesia xã hội chủ nghĩa bởi vì xung đột West New Guinea. Sukarno đã buộc phải nhường lại quyền lực to lớn của mình cho Bộ trưởng An ninh quốc gia, Tướng Abdul Haris Nasution, để đảm bảo sự hậu thuẫn đầy đủ như ngòi nổ với Bộ Ngoại giao của Subandrio, người cũng được xem là người đàn ông của tương lai. Subandrio tức giận gọi tôi trên điện thoại, cao giọng, “Mọi người liên kết vì Irian Barat (West New Guinea) làm sao cậu lại cho chiến dịch được sử dụng với mục đích thăng tiến cá nhân của vài người Indonesia?”. Sự tức giận của ông luôn có quyền lực luật pháp.

Tôi tiếp tục đổ thêm dầu vào lửa khi viết bài phân tích quan trọng từ tập hợp những thông tin chính xác” “Tổng thống Sukarno của Indonesia đã dành quá nhiều tiền bạc và thời gian trong chiến dịch quân sự tại West New Guinea trong khi nạn đói càn quyét qua quốc gia lại không được chú ý. Trong nhiều tháng, Sukarno nói với người dân của ông ta rằng chiến dịch quân sự chống lại Hà Lan là ưu tiên hàng đầu dù khó khăn trong nước ra sao”.

Hậu quả của bài báo đập lên tôi tơi bời. Tôi bị trục xuất khỏi Indonesia và văn phòng AP tại Jakarta trong tương lai sẽ chỉ được viết những gì lãnh đạo nói công khai.

Những gì tôi không tính đến là sự giận dữ của một tổ chức tin tức bị khinh miệt. AP bao bọc tôi như một trong những con chiên bị bỏ rơi của chính nó. Chủ tịch AP, Frank Starzel tuyên bố: “Sự thực khi anh ta nói ra điều đó, những bài tin của anh ta là chính xác nhưng Chính phủ phẫn nộ với mức độ lan truyền thông tin”

Tôi nhận ra rằng nghề nghiệp với AP vẫn còn khi gặp Don Huth ở văn phòng và anh ta nói: “Pedro, cậu nghĩ cậu chịu khó phải không? Tôi vừa có một chỗ cho cậu đấy. Việt Nam!”

Bình luận
× sticky