Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ! Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản

Từ Chiến Trường Khốc Liệt

Chương 2

Tác giả: Peter Arnett

Phần thứ hai: 1962-1975

SÀI GÒN

Tôi bắt đầu thực hiện nhiệm vụ tại Việt Nam ngày 26-6-1962. Tôi đến Sài Gòn từ Viêng Chăn trên chuyến bay của Hãng Hàng không Việt Nam ngày thứ 3, biến khỏi sân bay trong chiếc xe buýt cũ kỹ sau trận mưa như trút trên các đại lộ. Tôi nhận phòng tại Khách sạn Caravelle nhìn ra Quảng trường Lam Sơn và Khách sạn Continental; toà nhà Quốc hội màu trắng duyên dáng ngay phía dưới cửa sổ phòng tôi.

Hoàn cảnh của tôi bây giờ khác nhiều so với lần đầu tiên tới thăm Sài Gòn cùng Myrtle trước đó bốn năm như một khách du lịch không xu dích túi. Lần này tôi với tư cách phóng viên của một hãng tin quốc tế và cũng có chút tiền chi tiêu. Tuy nhiên bốn năm cũng có giá phải trả, tôi đã trở thành kẻ nghiện thuốc lá và chung sống với chứng đau dạ daỳ kinh niên. Hút thuốc thường xuyên và những bữa ăn đầy gia vị tàn phá hàm răng mà tôi tìm kiếm vô vọng phương pháp chữa trị.

Mọi thứ tôi sở hữu chỉ trong hai chiếc va li méo mó gồm một bộ đồ màu xanh sẫm cũ kỹ vải Pôliexte, một áo khoác cotton màu be, hai chiếc quần thể thao, một số áo sơ mi cộc tay, cùng hai con dao găm Kris, tượng phật bằng đồng thiếc loại nhỏ tôi đào từ đống đổ nát ở Ayuthya, trung tâm vương quốc Thái cổ phía bắc Bangkok, và một thanh kiếm nghi lễ bộ lạc có tua màu đỏ tôi mua ở Lào, treo trong phòng khách sạn. Tôi cũng không có ý định ở đây lâu. Tôi vẫn nhớ chuyến thăm đầu tiên của mình vẫn còn những đặc trưng về đất nước và con người nơi đây được viết ra dưới những nhan đề các bài báo từ thời gian đó như những âm mưu đảo chính chống lại chế độ gia đình trị và những cuộc chiến tranh du kích dữ dội mà các sự kiện hỗn loạn tôi đã chứng kiến trong khu vực lân cận Thái Lan, Lào và Indonesia nếu so sánh thì chẳng thấm vào đâu. Bạo lực nơi này làm tôi hoảng sợ. Hàng nghìn người chết và bị thương được thông báo hàng tháng vào năm 1962. Tôi chỉ mới nhìn thấy một người đàn ông bị giết, đó là một người tù ở Viêng Chăn bị còng cả tay và chân nhảy xuống từ phía sau xe quân đội, cố gắng trốn thoát qua khoảng sân nhà thờ, đi tập tễnh kiệt sức qua những bụi cây trong vườn. Tôi chứng kiến từ bên kia đường khi một người bảo vệ mặc thường phục thong thả chĩa súng trường bấm cò, người đàn ông đó ngã xuống đất, máu vấy đầy những bụi hoa hồng. Những bạo lực như vậy xuất hiện thường xuyên ở Việt Nam. Tôi tự vấn bản thân liệu có đủ can đảm để bơi tiếp trong vùng nước hỗn loạn này hay có thể làm nên những đột phá huyền thoại như những phóng viên thường trú nước ngoài mà tôi đã đọc.

Một lý do nữa khiến tôi không muốn ở đây lâu. Đó là tin đồn phóng viên thường trú chủ chốt của AP, Malcolm Browne điều hành văn phòng ở Sài Gòn như một sỹ quan được huấn luyện. Browne có sự hậu thuẫn của Trưởng ban nhân sự Wes Gallagher ở New York và anh ta luôn tận dụng điều đó. Những bài viết của anh ta luôn khác lạ về chi tiết. Dịch vụ bán tin luôn yêu cầu ngắn gọn còn riêng anh ta được cho phép khá dài.

Sáng sớm thứ 4 tôi đi gặp Browne, qua bốn khu phố tới văn phòng tại đại lộ Pasteur, đầu tiên đi dọc đường Tự do qua Khách sạn Continental nơi những thanh niên trẻ đầu húi cua mặc áo sơ mi mà tôi đoán là các cố vấn quân sự Mỹ đang uống cà phê trên tầng thượng. Sau này tôi được biết đó được gọi là “Continental Shelf”. Văn phòng ở số 158/D3 đại lộ Pasteur tầng 1 trong căn hộ ba tầng, cách Dinh Gia Long một khoảng ngắn, nơi Tổng thống Ngô Đình Diệm đang sống.

Khi tôi bước vào, Browne đang đánh máy với tiếng gõ hai ngón tay trên máy Remington cổ. Anh ta không thèm nhìn lên cho tới khi tôi giới thiệu mình với Bill Hà Văn Trần, người quản lý văn phòng, một người Việt Nam mũm mĩm tóc húi cua với phong cách đĩnh đạc. Khi nghe tên tôi Mal rời khỏi bàn, đứng lên tiến về phía tôi, vòng tay mở rộng. Anh ta hướng về phía tôi, kêu lên với nụ cười toe toét “Chào mừng một con cừu hèn nhát nữa”. Tôi nghĩ anh ta nhân cách hoá vì tôi đến từ New Zealand nơi cừu nhiều hơn người, nhưng Mal giải thích chính quyền địa phương luôn coi phóng viên là những kẻ mang bệnh dịch truyền nhiễm và tránh xa họ. Tôi có cảm xúc mãnh liệt khi tiếp xúc với Mal, ngọn lửa loé lên trong mắt anh ta, sự thẳng thắn đối lập với những quan điểm dễ dãi của những phóng viên Mỹ mà tôi đã gặp tới thời điểm đó.

Mal là người hiếm có của AP, một thành viên trong tổ chức ủng hộ những người phía Nam và Trung Bắc Hoa kỳ đôi khi thiếu thành tích trí tuệ. Anh ta quẳng cho tôi cuốn sách bìa mềm 24 trang khi quay lại với máy đánh chữ. Đó là tài liệu anh ta viết và sao bằng máy rô-nêo cho các nhân viên tới thăm có tên là Hướng dẫn làm tin ở VIệt Nam với những kiến thức thu lượm từ những năm anh ta ở văn phòng Sài Gòn. Tôi đã nghe về tài liệu này ở hệ thống thông tin mật của AP. Những lời bình luận thường là chê bai, đặc biệt những phóng viên kỳ cựu cho rằng họ chẳng cần học gì ở đó cả.

Tôi ngồi trên chiếc ghế mây bắt đầu đọc phần giới thiệu. Phần đó nói rằng “làm tin ở Việt Nam cần gây cấn, tài xoay sở và đôi lúc tác nghiệp không phải là bám sát những gì được gọi là thông minh chuyên nghiệp. Bạn nhận được rất ít sự giúp đỡ từ các nguồn tin Chính phủ và khai thác nguồn tin này rất khó khăn. Tuy nhiên, người Việt Nam rất thân thiện và dễ chịu, các nguồn tin cá nhân cần được gây dựng. Do vấn đề chính trị nên bảo vệ nguồn tin là điều quan trọng sống còn, đặc biệt là với những người mang quốc tịch Việt Nam. Một số phóng viên ở Việt Nam đã tiết lộ nguồn tin một cách vô lý, điều đó sẽ phá hoại nghề nghiệp của chính họ hoặc tệ hơn thế. Những nguồn tin từ quân đội Mỹ cũng nên được bảo vệ tương tự. Chúc may mắn, bạn sẽ cần điều đó”.

Phần nội dung gồm các mục từ vấn đề sức khỏe, tiền nong tới nhiệm vụ tác nghiệp rồi cách thức giải quyết với bạn bè và kẻ thù. “Đừng tin bất cứ thông tin nào nhận được khi chưa kiểm tra bằng cách tốt nhất có thể, kể cả những thông tin trong cuốn sách này. Bạn sẽ nhanh chóng nhận ra hầu hết “thực tế” ở Việt Nam ít nhất dựa vào một phần những thông tin sai lệch hoặc hiểu lầm”. Mal khuyên những người mới đến “tránh xa đám đông. Nam phóng viên và nữ phóng viên đến Việt Nam hàng trăm người và họ có xu hướng tụ tập ở các quán bar, trong các văn phòng, trong các chiến dịch, v.v…”. Anh ta cảnh báo những người tới thăm, “Văn phòng AP tại Sài Gòn là một văn phòng nhỏ, đông đúc và luôn trong tình trạng làm việc quá tải. Bạn luôn luôn được chào mừng nếu bạn muốn làm nên câu chuyện, nhưng nếu bạn đến chỉ để hít thở thì bạn đang liều mạng với chính mình”.

Cuốn sách của Mal được xây dựng trên khuôn mẫu viết cho nhân viên quân sự nhưng đưa ra những lời khuyên hữu ích về cách đưa tin cuộc chiến tranh và danh sách hàng tá những vật dụng cần thiết khi đi làm tin về chiến trường, tất cả gói gọn trong ba lô của lính bộ binh có thể mua ở chợ đen Sài Gòn cùng một số thứ nêu ra như: màn ngụy trang chống muỗi, đồ nấu ăn cắm trại, dao xếp, thức ăn đóng hộp đủ loại, đệm không khí bằng cao su và nệm trải, một số đồ lót và tất, giấy vệ sinh, đèn pin nhỏ, chăn nhẹ, dụng cụ cứu thương, thuốc làm sạch nước uống, thuốc, một cái bản đồ thích hợp, tiền, giấy tờ chứng minh, bao cao su, súng lục bỏ túi và các đồ cần thiết khác.

Nguyên nhân cần súng lục được giải thích “nếu bạn đi cùng chiến dịch của Chính phủ thì bạn sẽ là mục tiêu của kẻ thù, chính xác như khi bạn là lính tham chiến. Nếu bạn bị thương trong đoàn hộ tống hoặc ở vị trí đã bị chiếm đóng bạn có thể bị bắn chết. Trang bị vũ khí cá nhân là có ích nếu đi cùng một đơn vị nhỏ mà lại rơi vào cuộc tấn công lớn thì mọi người đều phải tham gia chiến đấu để tránh bị nuốt chửng. Mang theo súng lục về mặt hình thức không được chính quyền Việt Nam hay Mỹ chấp nhận nhưng các sỹ quan Mỹ đồng ý về mặt cá nhân. Trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng nên cố gắng thoát khỏi Việt Cộng nếu bạn đơn phương. Họ luôn luôn có số lượng nhiều hơn và thường mang theo súng tiểu liên”.

Còn mang theo bao cao su được giải thích như sau” “khi băng qua suối, kênh đào hoặc hào, cổ thường chìm sâu dưới nước và bùn. Mọi thứ cần được bảo vệ để khỏi ướt. Máy ảnh phải được giơ cao trên đầu hoặc ném cho người bên kia bờ trước khi vượt sang. Những dụng cụ nhỏ bỏ túi như diêm, giấy tờ chứng minh và phim có thể được giữ khô bằng dụng cụ ngừa thai GI. Những vật này đặt trong bao cao su và nút chặt đầu. Truyện “Từ Chiến Trường Khốc Liệt (Live from the battlefield) “

Trong mục có nhan đề “Một số lời khuyên về thông tin Chính phủ”, Mal vẽ ra chân dung khung cảnh địa phương tràn đầy tính hai mặt và xuyên tạc. “Không Chính phủ nào bóp méo hoặc che đậy thông tin phục vụ cho mục đích cuối cùng, nhưng ở Việt Nam thực tế này đang thách thức những người làm tin. Hầu hết các nguồn tin Chính phủ không chỉ từ chính quyền Sài Gòn và các cơ quan thông tấn mà những nguồn tin nước ngoài cũng không đáng tin cậy. Con số tử vong và các báo cáo liên quan tới quân đội đặc biệt bị bóp méo. Khi đưa tin liên quan đến quân đội, bạn nên đếm số người trước khi chấp nhận bảng kết quả đưa ra. Trong mọi trường hợp, kiểm tra chéo bảng tin tử vong của Mỹ và người Việt, thường có sự khác biệt rất lớn. Cẩn thận với các thông tin chiến thắng từ phía quân đội. Đây không phải là cuộc chiến tranh mà chiến thắng thực sự thường dành về một trong hai bên. Sài Gòn và Hà Nội thường quá khích và cường điệu về những thông tin này”.

“Cẩn thận sự giống nhau trong các bản báo cáo chính thức của người Mỹ về những điều này. Người Mỹ thường chẳng báo cáo gì ngoài những lời phàn nàn của người Việt Nam dù điều này đã giảm vì các cố vấn Mỹ đã báo cáo một cách hiệu quả hơn. Đặc biệt chú ý bất cứ thông tin nào có được từ một số viên chức cụ thể đều có thể được xếp vào loại nói dối 180 độ. Danh sách những viên chức này và mức độ tin tưởng của họ đều có ở văn phòng AP. Thật không may là một số người của họ giữ vị trí khá cao. Nhìn chung nên lưu ý bất kỳ thông tin nào được tiết lộ từ chính quyền Sài Gòn đều là công cụ tuyên truyền và sẽ không được đưa ra nếu không có hiệu quả tuyên truyền”. Truyện “Từ Chiến Trường Khốc Liệt (Live from the battlefield) “

“Về cơ bản hãy dựa vào các nguồn tin cá nhân và những nguồn tin đến tự phát ngoài khu vực Hà Nội. Thậm trí ở chiến trường, cẩn thận những ấn tượng từ những điều do các sĩ quan chỉ cho bạn. Nếu được mời đi xem một thôn bị thảm họa và được các sĩ quan đưa đi thì rõ ràng họ muốn chỉ cho bạn theo cách họ muốn. Bạn không có ai ngoài bản thân tự suy xét xem đó có phải là thôn bị thảm sát đặc biệt hay không. Cũng đừng quá hoài nghi vì như vậy bạn tự động chối bỏ những thông tin và đầu mối. Kiểm tra từng cái một, đôi khi sự thật sẽ làm bạn ngạc nhiên”

Browne gợi ý tôi tự mình ra ngoài làm tin, bản ghi chú anh ta đưa cho tôi vài hướng dẫn những cơ hội có sẵn “Nguồn tin ở các Đại sứ quán nhìn chung rất có ích. Các cuộc phỏng vấn tại văn phòng, hẹn ăn trưa hay tiệc cocktail có thể ghi âm. Một phóng viên thường trú tại Sài Gòn thường được mời ba đến năm tiệc cocktail hàng tuần, đôi khi nhiều hơn. Đi càng nhiều càng tốt dù các khuôn mặt hay chủ đề các cuộc nói chuyện không thay đổi nhiều, nhưng những người bạn không thể phỏng vấn thì bằng cách khác vẫn khai thác được ở các tiệc chiêu đãi”.

“Đây là một số nhận xét chủ quan về giá trị thông tin từ rất nhiều Đại sứ quán ở Sài Gòn: Đại sứ quán Mỹ, rất đa dạng, vị trí càng cao thì thông tin càng mù mờ. Đại sứ quán Anh, nhìn chung rất ít tiết lộ nhưng thông tin hoàn tòan có ích và là nguồn tin tuyệt vời. Đại sứ quán Pháp, ngoại trừ là ngài Đại sứ chẳng bao giờ tiết lộ gì, thì thông tin nghèo nàn và luôn nghi ngờ giới báo chí. Đại sứ quán Đức, là nơi hợp tác tốt, những bữa chiêu đãi báo chí tuyệt vời nhưng chẳng có giá trị về thông tin. Đại sứ quán Nhật, nhìn chung thông tin đầy đủ nhưng lại lo lắng khi trao đổi thông tin với các phóng viên thường trú. Đại sứ quán Indonesia thông tin ít, nói rất nhiều nhưng không chính xác. Đại sứ quán Philipin, thông tin nghèo nàn và chủ yếu chỉ quan tâm tới thúc đẩy quan hệ với chính quyền Việt Nam. Đại sứ quán Ba Lan, tiệc tốt, ít thông tin”.

Tôi đọc xong và ngắm nghía cách bài trí văn phòng nhỏ của AP tại Sài Gòn. Những gì khiến tôi chú ý là đôi bàn tay người bị đốt cháy được tìm thấy trong một trận đánh do phóng viên ảnh bán thời gian của AP tên là Lê Minh Trang mang về. Một ống nước bằng tre nhuốm màu đỏ sẫm. Bill Hà Văn Trần giải thích đó là máu người. Mal vẫn đang gõ máy đánh chữ.

Phóng viên ảnh Horst Faas của AP đến cùng ngày với tôi, bay từ Bangkok trong chuyến thăm Việt Nam lần đầu tiên giải quyết những trở ngại trong tác nghiệp điện báo truyền ảnh. Faas là người Đức hơn tôi một tuổi và có tiếng làm tin gây cấn ở Cônggô và Algeria. Tôi cũng từng làm việc với anh ta ở Lào. Anh ta rất cá nhân và cạnh tranh thô bạo. Khi tôi khen ngợi một trong những bức ảnh ở Châu Phi, anh ta đáp lại đơn giản bằng giọng nhấn mạnh “Những nhiếp ảnh gia lớn không phải tự nhiên sinh ra, họ chỉ thức dậy vào sáng sớm”.

Trong những năm đó, những hình ảnh đi vào lòng người là những bức ảnh đen trắng trên trang nhất của các tờ báo và tạp chí Life, Look và Ap đã cạnh tranh tin ảnh một cách nghiêm trọng như đã làm với tin viết. Năm 1962, nhiều quân tới miền Nam Việt Nam hơn và mọi người trên thế giới quan tâm nhiều hơn tới điều đó, AP muốn những bức ảnh báo chí ở Sài Gòn tương đương với các bản tin. AP gần đây đầu tư hệ thống bán tin ảnh cho phép chuyển ngay lập tức những bức ảnh đen trắng từ bất kỳ nơi nào bằng đường điện thoại quốc tế.

Horst trình bày những cải tiến kỹ thuật. Hầu hết phóng viên ảnh Mỹ chỉ mới được sử dụng từ máy ảnh khó sử dụng Speed Graphíc trong chiến tranh Hàn Quốc tới loại máy ảnh Rolleifex ngu ngốc nhỏ hơn. Horst đã dụng đến lọai Leica 35 mm, những chiếc máy ảnh động cơ tốt và nhỏ anh ta đeo quanh cổ như vòng hoa cuốn cổ của người Hawaii. Tại bữa sang đầu tiên của chúng tôi trong thành phố, Horst nói New York đang kêu ca những sản phẩm ảnh báo chí từ Sài Gòn trong những tháng gần đây thiếu sự đa dạng và anh ta được chỉ đạo cải cách điều đó. Cuối ngày hôm đó, Horst phát hiện phóng viên ảnh Lê Minh Trang sử dụng lại phim mà anh ta đã chụp ở những chiến dịch quân đội trước đó bằng việc cắt xén bản âm từ những cái đã được gửi đi. Horst phát hiện ra khi thấy cùng hình ảnh các cố vấn quân sự Mỹ xuất hiện trong nửa tá những chiến dịch quân sự khác nhau.

Horst tuyên bố anh ta sẽ thiết kế một phòng ở Sài Gòn để đảm bảo tính trong sạch của những sản phẩm ảnh. Không may cho tất cả chúng tôi là khoảng trống duy nhất để làm điều đó cũng là nơi có vòi nước và là nhà vệ sinh nhỏ bé của văn phòng. Horst đã biến nó thành phòng tối vĩnh viễn với lôn xộn đồ đạc – bình đựng dung môi và dung dịch, kẹp treo phim kim loại được treo lên dây phơi quần áo, máy sấy, và máy cắt xén bản in. Vậy là, khâu tráng phim rửa được ưu tiên hơn cả những nhu cầu cần thiết của con người. Bill Hà Văn Trần lẩm nhẩm Faas là kẻ bắt nạt, nhưng quan điểm này không được một nhân viên Việt Nam khác ủng hộ. Phạm Văn Huân, cậu thanh niên nhỏ bé của văn phòng được Faas phân công ở phòng tối. Huân là người Việt Nam theo đạo Thiên chúa giáo có một đại gia đình với mức lương ít ỏi và rất vui được đảm nhiệm thêm công việc này để tăng thu nhập.

Sau khi nói chuyện với Conrad Fink, một phóng viên thường trú AP đang tới thăm từ văn phòng Tokyo, anh ta bước vào văn phòng đầy bùn, đầy những câu chuyện tào lao về trận đánh ở đồng bằng sông Mê Kông. Faas không còn đủ kiên nhẫn để tham gia chiến trường tác nghiệp. Horst đồng ý một số câu chuyện tào lao của Fink với một số chuyện của chính anh ta. Nhiều tháng trước đó, những người lính Katang ở Cônggô đã buộc anh ta phải ăn thẻ nhựa nhà báo Liên Hợp quốc. Anh ta nói mang thêm một chai nước sốt Tabasco ở ba lô trong trường hợp bị bắt làm điều đó một lần nữa.

Khi công hàm của Chính phủ đến vài ngày sau đó, Mal gợi ý chúng tôi đi thăm Tây Nguyên nơi CIA đang tuyển mộ đàn ông dân tộc tham gia lực lượng dân quân địa phương. Chúng tôi đi trên chiếc C-47 tới thủ phủ Buôn Ma Thuột, một cộng đồng nông thôn bụi bẩn và xa xôi, nơi những con đường gập nghềnh và con người lôi thôi, lạnh nhạt. Chúng tôi ở lại một khách sạn bằng gỗ hai tầng nhỏ nhắn có phòng tắm cuối hành lang và trà nóng trong bình sứ tại các phòng. Horst rất thích sự đạm bạc đó. Anh ta nói điều đó nhắc anh ta nhớ tới Cônggô.

Chúng tôi hướng xuống con đường chính dẫn tới khu cố vấn quân sự Mỹ đặt tại nơi trú ngụ bằng gỗ tếch rộng lớn của vua Bảo Đại trước kia. Trước khi chúng tôi tới được đó, một phóng viên thường trú nổi tiếng người Australia, Dennis Warner ngăn chúng tôi lại và nói các cố vấn đang tổ chức Ngày 4-7 và những ai không phải người Mỹ thì không được mời. Chúng tôi đành bước vào một quán bar nhếch nhác chỉ phục vụ mỗi loại bia 333. Horst đã kể những câu chuyện về Cônggô và tôi tham gia bằng vài câu chuyện của mình ở Indonesia. Tối muộn hôm đó, Horst hơi say và bắt đầu kể những ngày đầu với AP với tư cách là phóng viên ảnh thể thao ở Đức nơi thường bị điều đi xa và lái xe với tốc độ nguy hiểm để thực hiện nhiệm vụ của mình. Tôi hỏi anh ta cảm giác sống ở Đức trong Chiến tranh Thế giới thứ hai ra sao và anh ta bắt đầu nói về thời gian phục vụ trong Phong trào giới trẻ Hitler. Horst nhận thấy phản ứng của tôi và giải thích “Này, lúc đó tối mới chỉ chín tuổi thôi”.

Là phóng viên ảnh khu vực, Horst tự do đi lại những nơi anh ta muốn còn tôi thì bó buộc với các bản tin hàng ngày, và phải viết một hoặc hai câu chuyện mỗi ngày. Khi anh ta khám phá các thung lũng cỏ lau cao tới đầu vùng bờ biển miền Trung cùng các anh lính thủy đánh bộ người Việt thì tôi đang mải mê đọc những thông cáo của Chính phủ và phỏng vấn các nhà kinh tế ở Sài Gòn. Khi Horst trở về cháy nắng từ đồng bằng sông Mê Kông bùn dính tới vai và những câu chuyện tào lao về hành động gan dạ của các cố vấn Mỹ, tôi chỉ có thể đưa ra những câu chuyện về các vụ tấn công khủng bố nhỏ ở các khu chợ trong thành phố và một buổi tối trong một thôn thảm sát ở ngoại ô cùng những người lính Việt Nam trẻ tuổi, những người còn sợ bóng tối hơn tôi. Những công việc hàng ngày buộc tôi phải hiểu những lực lượng chủ chốt làm việc trong đất nước này, vào lúc đó không phải là cuộc chiến do Việt Cộng gây ra ở vùng nông thôn mà chính là Chính quyền Ngô Đình Diệm.

Tổng thống Ngô Đình Diệm là một người đàn ông nhỏ, mập mạp, ít cười. Ông ta lên cầm quyền năm 1954, coi thường lời tiên đoán của một người xem bói rằng ông ta sẽ chỉ giữ được chiếc ghế của mình trong sáu tháng. Tôi tham dự lễ kỷ niệm Tổng thống của ông ta vào ngày 7-7, bước tới Dinh Gia Long, dọc các con đường sài Gòn cờ đỏ sọc vàng bay phấp phới cùng những khẩu hiệu yêu nước. Những công dân khá giả cũng diễu hành qua các đại lộ, mua những vật rẻ tiền từ những người bán rong vỉa hè hay dừng tại các cửa hàng bán kem ở trung tâm thành phố. Một nhóm khách du lịch nước ngoài ở khách sạn Caravelle ngạc nhiên chứng kiến cảnh tượng hòa bình long trọng và linh đình của thành phố trong khi họ đã nghĩ sẽ thấy những cảnh hỗn loạn tan tác của chiến tranh. Lính Mỹ mặc thường phục nhưng không mang vũ khí.

Tôi được phép tham gia nhóm các nhà ngoại giao nước ngoài và các nhóm thể thao chuyên nghiệp khác được mời tới Dinh bày tỏ sự kính trọng với Tổng thống. Diệm trong bộ đồ mầu đen gọn gàng ôm sát phần giữa, đang lặng lẽ mỉm cười khi ông ta đón nhận lời chào mừng từ đám đông. Từ năm 1954 có nhiều lời đồn đại về một nhóm đảo chính chống lại ông ta. Chính vì vậy, ông ta luôn cố gắng kiểm soát tình hình, sống sót ít nhất ba lần trong bốn cuộc binh biến có vũ trang và rất nhiều âm mưu chống lại chính quyền ông ta cả trong và ngoài Việt Nam.

Phía sau hình thức nghi lễ chính là cú đấm thép của nhà độc tài nhằm thanh trừng những kẻ thù chính trị và tấn công bằng quân sự. Ở một số điểm thì Diệm sáu mươi tuổi được xem là một trong những người đàn ông có kỷ luật cao nhất và đó cũng là một trong những lý do Mỹ đã “chọn” ông ta để chống Cộng tại miến Nam. Nhưng ông ta mơ hồ và xa rời với những hoạt động thực tế của chính quyền và luôn sẵn sàng giao lại quyền điều hành cho anh em của mình, những người được bổ nhiệm vào những vị trí quyền lực. Em trai của ông ta, Ngô Đình Nhu là cố vấn thân cận cao nhất.

Diệm là kẻ độc thân. Bà vợ hấp dẫn, cá tính của cố vấn Nhu là đệ nhất phu nhân không chính thức của miền Nam Việt Nam. Bà ta là chủ đề của những cuộc bàn tán không ngớt. Người ta đồn rằng bà ta lộng quyền và giật dây người anh chồng mình. Người Sài Gòn gắn biệt danh cho bà là “con rồng cái”. Madame Nhu làm việc tích cực với vai trò cố vấn cho Quốc hội và người đi đầu phong trào “Phụ nữ Liên đới”, người phát ngôn đứng đầu cho quyền phụ nữ ở Việt Nam Cộng hòa và người chỉ trích Mỹ gay gắt. Một ngày trong gió, tôi quan sát thấy bà ta diễu hành cùng các thành viên trong tổ chức, cơn gió thổi tung vạt áo dài màu xanh thẫm bám sát thân hình để lộ chiếc quần satanh thót ống nhưng chưa thấm tháp so với kiểu tóc quăn bóng nhoáng của bà ta.

Madame Nhu cấm khiêu vũ trong các câu lạc bộ đêm thành phố bằng cách buộc Quốc hội thông qua Sắc lệnh đơn giản “Nếu người Mỹ muốn khiêu vũ thì họ có thể đến Hồng Kông”, bà ta tuyên bố, thậm trí dọa bắt bất cứ ai cả gan nhảy nhót ở chính nhà họ. Chuyện bé xé ra to làm cho một số tin bài của AP sống động nhưng dù sao tôi cũng không phải là người thích thú chuyện nhảy nhót. Nửa đêm, giờ giới nghiêm, một số câu lạc bộ vẫn khóa trái cửa và để mọi người vào bên trong nhảy nhót tới sáng.

Một tối, Horst và tôi tới Bar Papillon ở Catinat cuốn vào cùng đám chè chén trong phòng với chín cô gái bar và một anh chàng phục vụ sẵn sàng thực hiện công việc của mình. Horst đang cao hứng uống rất nhiều rượu Scotch và nhảy nhót. Còn tôi vẫn bia 333, một thứ thuốc độc nhiều người tin được pha chế với hóa chất formaldehyde, có phản ứng giảm ham muốn tình dục. Truyện “Từ Chiến Trường Khốc Liệt (Live from the battlefield) “

Sau đó chúng tôi nhớ rằng đã được sắp xếp bay với một người bạn phi công tới Sóc Trăng ở đồng bằng sông Mê Kông trong ngày. Sáng sớm tinh mơ chúng tôi lếch thếch tới sân bay. Tại Sóc Trăng chúng tôi được biết 28 máy bay ném bom bị rơi xuống sông Mê Kông cách đó vài dặm và chúng tôi lên một chiếc trực thăng tìm kiếm máy bay mất tích. Tôi động viên Horst tham gia vào cuộc tìm kiếm lội qua rừng ngập mặn bên dưới trong khi tôi trở lại căn cứ không quân truyền tin qua điện thoại và nhanh chóng chui vào lều tre ngủ suốt thời gian còn lại trong ngày. Horst thấy tôi nghỉ ngơi thư thái và ăn tối trong khu của sĩ quan còn anh ta lấm đầy bùn rất tức giận vì sự láu cá của tôi

TRẬN ĐÁNH ĐẦU TIÊN

Tôi thức dậy sáng sớm ngày 29-8-1962, để viết tin về diễn biến trận đánh đầu tiên của mình. Chiếc sơ mi đẫm mồ hôi khi tôi bò ra khỏi chiếc màn chống muỗi mắc trên chiếc võng quân sự. Tôi vốc nước lên mặt từ chiếc bình chứa treo trên cột lều và xếp hàng ăn sáng theo chế độ quân sự. Tôi ăn cùng “Rathrun’s Ridge Runner”, đội trực thăng 163 của Quân đoàn Lính thủy đánh bộ Mỹ được cử tới Sóc Trăng, một thị xã nhỏ ở Đồng bằng sông Cửu Long. Đại tá Robert L.Rathbun, cựu phi công trong Chiến tranh Thế giới thứ hai và Hàn Quốc đã cho tôi một lều ngủ qua đêm.

Dọc đường băng là những chiếc trực thăng H34 xếp thành hàng ngang, cái tên “Marine” được sơn màu trắng ở phần đuôi. Các đội ngồi cạnh chiếc máy bay trong bộ đồng phục rằn ri và mũ kaki mềm tiện lợi. Tôi quan sát những hàng lính Việt Nam nhốn nháo của Sư đoàn Bộ binh 21 tập trung bên cạnh máy bay. Hầu hết đội mũ kim loại và đồng phục kaki cotton nhẹ. Họ được trang bị súng tiểu liên, Garand M1s, ống bơm mỡ và đủ các loại vũ khí cũ hơn mà tôi cũng phân biệt được. Họ nói chuyện liên mồm với nhau trong bộ dạng không lo lắng mặc dù biết rằng sắp bị ném vào trận đánh.

Những người lính cười toe toét khi thấy tôi đến, làm tôi cảm thấy mình lạc lõng. Tôi đội chiếc mũ của người Australia, vành khâu đính lược một bên, chiếc quần mầu nâu xám tôi đã mua ở Sài Gòn, áo sơ mi cộc tay bằng vải kaki và đôi giầy chiến trường bằng da mới. Ba lô của tôi gồm những vật dụng mà Browne ghi chú trong cuốn sách giới thiệu ngoại trừ súng lục, vì tôi nghi ngờ mình có thể sử dụng được dù trường hợp tồi tệ nhất xảy ra.

Để giết thời gian, tôi đọc mục “Những lời khuyên trong chiến tranh du kích” trong sách giới thiệu của Brown. “Khi ở trong trận chiến , bạn nên hành động như một người lính, làm mọi điều để sống sót và không bị thương. Cố gắng trong tình trạng sức khỏe tốt để hành quân hoặc chạy ở khoảng cách an toàn. Về mặt nào đó bạn sẽ an toàn nếu làm được điều này. Bạn nên biết bơi vì các kênh rạch và mương rạch đều ngập quá đầu. Nếu nghe thấy tiếng súng không phải từ phía mình thì đừng đứng dậy mà hãy nhìn xung quanh xem nó đến từ hướng nào, tiếng súng thứ hai có thể hướng tới bạn. nằm sấp xuống đất và chỉ di chuyển bằng phần bụng. Tìm nơi che chắn và di chuyển về phía đó. Khi đi cùng đoàn không nên đi gần người đi đầu đội hình hàng dọc hoặc người đi đầu đội hình. Lính chuyên nghiệp được trả lương để làm điều này. Không nên đứng hoặc đi cạnh người mang radio hoặc nhân viên cứu thương vì họ là mục tiêu hàng đầu của kẻ thù. Hãy bám sát người chỉ huy vì họ luôn ở vị trí an toàn nhất. Bạn sẽ học được nhiều điều ở người chỉ huy hơn bất kỳ ai”.

“Mục đích chính làm tin về trận chiến là lấy được thông tin và hình ảnh về chứ không phải đóng vai trò một người lính. Khi đi qua lãnh địa của kẻ thù hãy chú ý bước chân. Chông gai, mìn, hố ngụy trang và bẫy mìn ở khắp nơi. Hãy bước chính xác theo người lính đi trước bạn vì nếu anh ta không bị nổ tung thì bạn cũng không. Nếu bạn mắc kẹt ở hàng rào súng cối hoặc trong trận tấn công không quân về phía bạn thì nơi tốt nhất là ở dưới hào. Những cái hố không tốt hơn điều gì cả. Hầu hết lều của người Việt Nam đều có hầm bên trong là nơi trú ngụ rất tốt. Nếu bạn đi bằng chiếc xe bọc sắt M113 thì đừng ngó đầu ra khỏi cửa khi xe trong vùng bắn phá. Chỉ có người bắn súng làm vậy vì đó là nhiệm vụ của anh ta.

“Đừng nhặt cờ Việt Cộng hay các đồ vật khác ở các đống cỏ, cành cây hay các cột. Chúng thường là bẫy lựu đạn. Đừng bao giờ là người đầu tiên bước vào lều. Hãy cẩn thận với trâu nước. Khi chúng bị kích động sẽ cuồng loạn và có thể gây sát thương. Lực lượng lính Việt Nam Cộng hòa bị tổn thất nhiều vì trâu nước. Đừng bị đánh lạc hướng bởi những đứa trẻ đùa chơi trên lưng trâu. Trẻ em và trâu là bạn với nhau”.

Tôi rất vui thú với những hướng dẫn của Brown. Chẳng điều gì đề cập đến lòng dũng cảm, điều quan trọng là sống sót và mang tin tức trở về. Tôi quan sát cánh quạt bắt đầu quay và lính thiết giáp người Việt bắt đầu nhảy lên. Tới lượt tôi, tôi đi cùng với một sỹ quan tuyên úy. Ông ta đội mũ sắt sơn hình thánh giá màu trắng phía trước, bộ đồng phục kaki có hình thánh giá khâu ở cổ áo và ông ta mang theo súng ngắn 12 li. Ông ta nói “Đừng nghĩ rằng tôi sẽ sử dụng nó nếu không bắt buộc phải làm vậy”. Theo quy định, trang bị vũ khí cá nhân thường là bất hợp pháp đối với các cố vấn Mỹ tại Việt Nam, tôi nghĩ cần đặt câu hỏi về những người đàn ông của chúa vào bất cứ thời điểm nào. “Đôi khi Việt Cộng không bắn chúng ta vì họ biết chúng ta chỉ buộc phải bắn trả lại. Tôi chỉ đang giúp chúa canh chừng chúng ta!”. Truyện “Từ Chiến Trường Khốc Liệt (Live from the battlefield) “

Cánh quạt thổi tung lớp bụi ở đường băng đầy cát ngạt thở, tôi đóng cửa vào khoang của những người lính Việt nam đang cầm vũ khí. Tôi sẽ không đi theo họ ở mặt đất mà sẽ tiến theo bộ chỉ huy sâu hơn vào vùng đầm lấy ở cà Mau. Vị sỹ quan tuyên úy tự thu xếp một chỗ cạnh cửa sổ, đẩy cò bang súng và ngắm súng một cách chuyên nghiệp. Tôi lắng nghe cuộc sống bay qua khi trực thăng uốn lượn và nghiêng mình gia nhập đội hình nới rộng cùng hàng tá chiếc khác khi cách mặt đất khoảng một nghìn thước. Tiếng rú chói tai và liên hồi của chiếc Sikorsky-34 làm cho mọi suy nghĩ tắt ngấm. Mal đã quên đề cấp tới tai nghe trong danh sách những vật cần có của anh ta. Tôi nhìn qua cửa mở nơi ba người lính Việt Nam ngồi đung đưa chân như ngồi bên bờ suối. Tôi cảm nhận thấy những ruộng lúa bên dưới lần lượt nhường chỗ cho những khoảng đất ngập cây đước đánh dấu vùng bán đầm lầy. Truyện “Từ Chiến Trường Khốc Liệt (Live from the battlefield) “

Chúng tôi đáp xuống một khoảng đất khô nhỏ trong vùng hạ cánh chiến trường, làm nhào lộn cả ruột gan và đẩy máu dữ dội làm tim tôi nhói đau. Ba chiếc trực thăng trên mặt đất đang thả lính, những chiếc khác đang lượn vòng quanh chờ tới lượt. Máy bay của chúng tôi bay cách đó vài thước trên mặt đất. Lính đổ ra vào các bụi cỏ bạt gió, một số nhảy xuống đứng vững bằng chân, một số cắm mặt hoặc mông xuống đất. Sau đó chúng tôi lại cất cánh bay trên những rừng đước và cây hoang cằn cỗi. Chúng tôi bay qua bãi đất trống khác có kênh hẹp bao quanh. Tôi ngộp thở. Cách hai trăm thước phía dưới là nhóm người mặc áo đen đi chân trần đang vận chuyển vũ khí, trốn chạy vào các bụi cây hoặc nhảy xuống nước ở kênh. Chúng tôi làm náo loạn một trung đội Việt Cộng. Tôi liếc nhìn tay sỹ quan tuyên úy, ông ta vẫn đang ngắm mục tiêu qua bang súng lục, nhưng không bắn và chúng tôi nhanh chóng thoát ra khỏi khu vực đó tới gần điểm đến của tôi, Cà Mau. Đó là trung tâm quân sự tỉnh An Xuyên, một ngôi làng nhỏ có tường bao cát, hàng rào thép gai và vọng gác bao quanh.

Bên trong dinh chỉ huy, tôi được Đại tá Phạm Văn Đông, Tổng Tham mưu Quân đoàn III của Quân đội Cộng hòa chào đón. Đó là tay đại tá nhã nhặn, là sợi dây liên lạc duy nhất của chúng tôi ở Sài Gòn với chỉ huy quân sự tối cao phía Việt Nam Cộng hòa, tổ chức thường tiếp giới báo chí một cách miễn cưỡng. Ông ta đón tiếp chúng tôi bằng những ly trà xanh, hai hoặc ba lần một tuần cung cấp những thông tin hạn chế hoặc một ít con số thống kê. Chiến dịch hiện tại đã được hai tuần và là chiến dịch lớn nhất từ trước đây trong vùng chỉ huy của ông ta và ông ta lấy tư cách cá nhân mời chúng tôi tới. Browne đã ở đó vài ngày trước đấy. Chiến dịch này có tên “Đại bình định”. Theo Đại tá Đông, khoảng bốn nghìn lính thiết giáp Việt Nam tham gia vào chiến dịch này.

Dù gì thì đây là cơ hội hiếm có được chứng kiến một trận đánh thực sự và rất nhiều phóng viên khác cũng đi theo hành trình vất vả này. Một trong số họ là Michel Renard, tay báo ảnh tự do to cao bgười Bỉ có thái độ hung hăng và cũng lang thang trong văn phòng của AP. Hắn đang mặc bộ quân phục rằn ri vấy bùn, có vỏ để dao rất to treo ở thắt lưng và tay cầm một đống hộp phim mà hắn mang về Sài Gòn chiều hôm đó. Renard đi cùng lính Việt Nam vì hắn nói tiếng Pháp và thường đùa cợt ra lệnh họ như một sỹ quan quân sự thực dân.

Renard là nguồn gốc của những khôn ngoan bất ngờ về chiến tranh và thường giải khuây cho chúng tôi bằng những câu chuyện mạo hiểm gần đây như cuộc viễn chinh vài ngày trước đó cùng với một đại đội biệt kích người Việt. Mục tiêu là ngôi làng tranh ngập nước vùng đầm lầy được cho là nơi trú ẩn của Việt Cộng. Khi lính biệt kích lội qua đầm lầy họ gọi trực thăng hỗ trợ bắn phá ngôi làng. Renard nói rằng anh ta nhìn thấy một bé gái khóc hoảng loạn trong đống dổ nát, trong khi hai tay đang bịt lỗ tai. Cô bé chạy về phía đê cuối làng, gào gọi “Cha! Cha”. Một người đàn ông bước ra khỏi bụi cỏ cao, một tay cầm súng trường chĩa về những người lính, tay còn lại níu lấy bé gái. Nhưng một loạt súng đã hạ gục ông ta. “Tôi đã ghi lại tất cả trong cuộn phim này, Ap chắc phải trả khá cho vụ này”, Renard kêu lên.

Peter Kalischer của CBS cũng ở Cà Mau, không ngừng giục giã Đại tá Đông cung cấp phương tiện cho chúng tôi ra mặt trận. Người quay phim của ông ta đang sử dụng chiếc máy quay to và nặng hiệu Oricon cùng thiết bị phụ để dễ mang ra chiến trường hơn.

Cuối cùng Đại tá Đông cũng bố trí đưa chúng tôi đi cùng Đại đội trực thăng vận 57 của quân đội Mỹ vận chuyển lính vào trận đánh. Chiếc trực thăng H36s đáp xuống đường băng bụi nhỏ. Những chiếc trực thăng to nhất trong bản kê quân sự đang vút khỏi mặt đất trong tiếng gầm gào của cánh quạt.

Tôi bò lên sau hàng tá lính thiết giáp Việt Nam, chen qua lối cửa hẹp và cố gắng giúp tay camera với một đống đồ nặng lên boong. Chiếc trực thăng nhảy lên giống như con trâu đực khi nó vào vị trí cất cánh, tròng trành về phía trước để lấy đà vút lên đường chân trời. Trong khoảng vài phút chúng tôi bắt đầu hạ xuống. Lần này tôi đi ra ngoài cùng lính chiến để tận mắt chứng kiến cuộc chiến.

Lính thiết giáp người Việt nhảy xuống trước, băng qua vài thước chạy tới đám cỏ phía dưới, họ dốc sức đối mặt gió tạt từ cánh quạt khi di chuyển về phía rừng thưa. Sau đó tới nhóm phóng viên của CBS và đến lượt tôi. Tôi cảm thấy bùn rỉ chân mình khi chạm mặt đất. Kalischer thét lên “đường này” khi anh ta chạy lên phía trước bám theo lưng người lính, nhưng tay quay phim cùng đống thiết bị nặng đã bước phải hố nước và bị nhấn chìm tới tận nách. Hai người lính phải tới cứu anh ta. Tôi thấy vui vì sự tác nghiệp nghề báo viết của mình khi được đi cùng nhóm chỉ huy và bỏ xa những đồng nghiệp truyền hình cồng kềnh ở phía sau.

Không có lối thoát ở vùng đầm lầy sâu trũng. Bùn ngập tới đầu gối ở khu rừng thưa, giờ đã lấp đến bụng khi chúng tôi bơi qua rừng đước trên đường tới mục tiêu đầu tiên, một ngôi làng nằm ở phía trước một dặm. Khi chúng tôi luồn vào khu rừng tre nhỏ rậm rạp, mọi thứ còn tồi tệ hơn và mỗi đơn vị được phép nghỉ một trăm thước một lần. Lính thở bì bõm trong nước trong vài phút còn tôi thì quá đỗi mất sức. Truyện “Từ Chiến Trường Khốc Liệt (Live from the battlefield) “

Cuối buổi chiều chúng tôi đã tới ven làng, cuối cùng cũng được đi bộ qua những khu vườn đang trong mùa vụ, sau đó là những hào sâu có cắm cọc tre vót nhọn. Không có sự phản kích nào cả khi đội quân tiến vào, nhưng thật ngạc nhiên vì có nhiều biểu ngữ bằng vải màu trắng với khẩu hiệu sơn màu đỏ bằng tiếng Việt bắc qua những ngôi nhà mái lá, kêu gọi tấn công chính quyền và kháng chiến chống Mỹ. Bên trong là những tờ rơi tuyên truyền của cộng sản và bức hình nhà lãnh đạo Hồ Chí Minh treo trên tường khung kết bằng hoa. Chúng tôi chỉ phát hiện có một người dân ở đây là một ông già đàn trốn trong hố và được phép thả tự do. Cộng đồng ở đây là bức tranh minh chứng cho việc mở rộng tấn công của Việt Cộng.

Được chỉ đạo tiến hành tàn phá toàn bộ những thôn đã được kiên cố, những người lính thực hiện nhiệm vụ một cách nhiệt tình, tay cầm dao đi lùng soát một cách thành thạo. Chúng tôi bỏ lại những đống lửa phía sau lưng trong buổi hoàng hôn, tìm nơi cắm trại cho buổi tối. Đơn vị chỉ huy quyết định dựng trại trên một bãi đất khô gần con sông nhỏ, và vừa lúc ổn định vào chập tối thì tôi đã hứng chịu trận bắn phá đầu tiên trong đời mình. Một tay bắn tỉa mở màn vào đội chỉ huy, đạn bay rào rào vào những bụi cây quanh chúng tôi. Màn đáp trả chói tai của toàn bộ đơn vị phản công trở lại. Khi bị một tay Việt Cộng bắn tỉa bám sát, người chỉ huy ra hiệu cho một trực thăng chiến đấu dạy cho anh ta một bài học: hai chiếc T-28 ném bom oanh tạc và thả bom nê pan dọc bờ sông gần đó suốt một tiếng đồng hồ, khuôn mặt chúng tôi héo úa, để lại khoảng không đen ngòm đầy khói. Tôi nghĩ chẳng thứ gì có thể sống sót. Vào 4h30 sáng, sau một đêm ẩm ướt và không được nghỉ ngơi gói gọn trong một tấm ni lông, tôi bị một tay bắn tỉa đánh thức khi tiếp tục bắn phá nơi cắm trại của chúng tôi. Những người lính của Việt Nam Cộng hòa cũng quá mệt mỏi để đáp trả.

Chúng tôi lại tiếp tục lên đường vào bình minh. Không có dấu hiệu các cuộc tấn công du kích nhưng có vô số kiến lửa cách nhau vài centimét trên cây và bụi trên chặng đường chúng tôi hành quân. Kiến rơi, bò vào quần áo, rúc sâu trong người, cắn cổ, ngực. Đội hình hàng dọc thường xuyên dừng lại khi những người lính nhờ nhau loại bỏ những con vật đáng ghét đó. Cuối buổi chiều tôi đã đủ thấm mệt. Một chiếc trực thăng hải quân viện trợ đến mang theo pin cho thiết bị bộ đàm và tôi xin đi nhờ trở ra vì đã kiệt sức, người lấm đầy bùn và đói.

Tôi học được rất nhiều thử thách trực tiếp đầu tiên với chiến tranh Việt Nam. Tôi thấy cuốn sách hướng dẫn của Mal thật vô giá. Tôi cũng nhận thấy dù bộ quần áo tôi mặc khác lạ hay tôi không có chút kinh nghiệm nào, thì những người lính Việt Nam trong chiến trường và những cố vấn Mỹ đều rất thân thiện và luôn sẵn sàng hỗ trợ. Tôi nhận ra những tóm tắt sơ sài tại các tổng hành dinh không thấm tháp gì so với những thực tế trong chiến trường. Tôi không bị kích động bởi những hành động giơí hạn đã nhìn thấy. Tôi chỉ cảm thấy xa vời những điều đó khi quan sát. Không giống như những người lính, tôi có thể rời bỏ bất kỳ lúc nào muốn. Đó là bài học đầu tiên khi lâm trận

Bình luận