Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Từ Chiến Trường Khốc Liệt

Chương 30

Tác giả: Peter Arnett
Thể loại: Hồi Ký - Tuỳ Bút

Phần thứ ba: 1975 – 1990

TRONG HẦM HÀO CÙNG CNN

Tôi nói rõ với CNN tôi muốn ở trong những vùng chiến sự nóng nhưng đồng ý rằng đầu tiên tôi phải học làm quen với phương tiện mới. CNN chấp nhận. Lần đầu tiên bước vào phòng tin và được một nhà sản xuất lâu năm chào đón, Ted Kavanau, người làm tôi hoảng khi tuyên bố: “Tôi sẽ làm cho cậu nổi tiếng trên hình. Chỉ cần cậu nhớ là “Có công mài sắt có ngày nên kim!”. Truyện “Từ Chiến Trường Khốc Liệt (Live from the battlefield) “

Ông ta nắm vững huyết mạch và công việc làm tin của bản tin lúc 10 giờ Metromedta thành công ở thành phố New York. Ông ta muốn CNN trở nên khác biệt mà hệ thống truyền hình truyền thống không làm được, mang đến tinh thần cạnh tranh và thú vị cho bản tin địa phương tới những kênh quốc gia. Sự nhiệt tình của ông ta khó mà diễn tả.

Một quan điểm khác của CNN giống với tôi hơn đó là từ Reese Schonfeld người Ted Turner đã chọn điểu hành công ty. Ông ta muốn CNN có mặt đầu tiên tại hiện trường trong mọi câu chuyện lớn và phát hình trước các hãng khác cho dù là chính trị hay ngộ độc thức ăn.

Tôi rất vui làm quen với phương tiện truyền thông mới. Tôi phát hiện ra giọng nói là nhân tố quan trọng hơn vì nhiều người lắng nghe tin tức, thậm chí không xem hình. Tôi cũng mất một thời gian để làm quen với khuôn mặt mình trên hình. Tôi không dám công nhận với các đồng nghiệp trước đây rằng tôi trang điểm.

Nhiệm vụ truyền hình đầu tiên ở nước ngoài của tôi là tới El Salvador mùa thu năm 1981. Một số nhà quan sát sợ rằng nó đang trở thành một “Việt Nam thứ hai” bởi Mỹ ủng hộ một chính phủ hà khắc chống lại lực lượng du kích cánh tả. Reese Schonfield cử tôi đi chủ yếu chứng minh quan điểm mà ông ta sẽ đưa ra ở hội nghị quốc gia những nhà truyền hình vào tháng 10: hệ thống hoàn chỉnh của ông ta sẽ làm tin về những điểm nóng của thế giới.

Tôi biết ơn được quay trở lại làm tin về chiến tranh. Đó là những gì tôi đã được hứa. Tôi vui mừng sử dụng video và âm thanh để kể những câu chuyện, nhưng truyền hình trực tiếp vẫn là điều không thể vào lúc đó. Chúng tôi đi lại ít. Chúng tôi không có thiết bị biên tập do vậy tôi chuyển toàn bộ video về Atlanta vài ngày một lần cùng bản đọc phát thanh mà tôi viết và ghi âm. Tôi làm việc dưới sự hướng dẫn chung từ CNN. Tôi phát hiện ra bản tin truyền hình là sự cố gắng của cả đội.

Tại El Salvador, chúng tôi đã chứng kiến những dã man gây sốc. Những đội quân tử thần cánh hữu hoạt động về đêm dưới sự bảo vệ của quân đội bắt những người nghi ngờ không trung thành với chế độ. Chúng tôi lái xe vòng quanh mỗi buổi sáng, chụp hình những thi thể mới chết của nông dân và sinh viên trên vỉa hè. Ở bờ lở dung nham cũ phía sau núi San Salvador, chúng tôi đi bộ giữa những bộ xương người lớn và trẻ em bị giết gần đây vẫn mặc những bộ đồ rách nát, xương của họ được róc sạch sẽ bởi những chú kền kền đậu trong rừng cây gần đó.

Tôi bắt đầu nhận ra kích động là một phần trong cơn đau đẻ của CNN và đam mê là nhân tố trong quá trình sáng tạo của tất cả các bản tin truyền hình. Những cơn thịnh nộ của Reese Schonfeld xung quanh phòng truyền hình trực tiếp ở Atlanta là triệu chứng của sự điên cuồng hoang dại. Khi tôi gợi ý với Schonfeld rằng tôi cần vài chỉ dẫn khi giải quyết với phương tiện truyền thông mới, ông ta cười: “Cậu đã đi tới trường: trường học bơi – hoặc – chìm của bản tin truyền hình”.

Tôi nói với CNN tôi sẵn sàng mọi nhiệm vụ, mọi nơi và rằng tôi thích hành động hơn, rằng tôi muốn làm tin về các cuộc chiến nhỏ đang lan ra toàn cầu. Tôi nghi ngờ sẽ có một cuộc xung đột khác quan trọng như Việt Nam, nhưng miễn là có các cuộc chiến đang diễn ra thì cần làm tin về chúng. Tôi không thấy công việc của mình có gì khác những phóng viên chuyên mục.

Ed Turner, Phó chủ tịch của CNN cử tôi tới Afghanistan viết về cuộc đấu tranh du kích chống lại quân đội Xôviết nhưng ông ta nói rất khó mang theo thiết bị truyền hình cồng kềnh vào đất nước đó. “Cậu là người sẽ đi tới Afghanistan” và đó là những gì tôi đã làm vào tháng 9-1982, cho nhiệm vụ viết bài từ tạp chí Parade. Tôi đi tới thành phố biên giới của Pakistan, Peshawar cùng phóng viên ảnh tự do Ed Hille và tham gia cùng sự hộ tống của nhóm Hồi giáo Jamiat.

Trong trang phục địa phương, chúng tôi lê bước 13 giờ qua đèo ở núi vào thung lũng Kunar. Những viên đá sỏi lớn trên đường làm cho chuyến đi như địa ngục. Chúng tôi lội qua con sông chảy siết Kunar vào nửa đêm trên một chiếc bè làm từ lốp xe tải đã bị thủng. Chúng tôi không thể chịu được sự trừng trị từ những tảng đá và chúng tôi ướt sũng khi sang tới bờ bên kia. Chúng tôi ở một tuần cùng đội lính chiến đấu du kích người Hồi giáo mà nhiệm vụ của họ là mai phục đội hình quân đội Liên Xô trên con đường Jalalabad. Chúng tôi ăn bánh mì làm bằng ngô, hạt đậu đỏ và ngủ trong những hang đá.

Làm tin về những câu chuyện nguy hiểm cho truyền hình là một gánh nặng lớn hơn so với trước đây vì tôi luôn cần một đội đi cùng. CNN cử tôi tới Iran năm 1982 trong một chuyến thăm được chính phủ tài trợ, và trên đường về, nhóm chúng tôi được cử làm tin về cuộc xâm chiếm Leban của Israel.

Các thành viên trong nhóm của tôi, Vito Maggiolo và George McCarger từ bỏ dù được tăng lương. Vito nói với tôi: “Chúng tôi không ký hợp đồng với CNN để bị bắn”. Tôi đã cãi nhau với họ để tiếp tục hành trình. Tôi biết hệ thống sẽ không trả thêm tiền cho họ và nhiệm vụ sẽ đổ vỡ nếu họ khước từ. Cuối cùng, tôi thuyết phục họ đi cùng với tôi tới Beirut, và khi chúng tôi bay vào Damascus, Syria, bước chân đầu tiên của cuộc hành trình, tôi biết rằng sự an toàn của họ là trách nhiệm của tôi.

Hai ngày sau khi chúng tôi tới, người Israel tiến về bờ biển và bao vây phía tây Beirut cùng xe tăng và pháo binh. Chúng tôi nhìn thấy những khẩu súng lớn trên đường đi và trong những khu vườn bên sườn đồi. Chúng tôi lái xe tới vị trí của họ mỗi buổi sáng để xem họ bắn phá những người Palestin. Sau đó chúng tôi lái xe trở lại phía tây Beirut, kiểm tra mức độ tàn phá và chứng kiến người Palestin bắn trả.

Những buổi chiều muộn, các đoàn phóng viên truyền hình tụ tập trên nóc khách sạn, những chiếc camera chốt trên giá ba chân, chĩa lên bầu trời khi những máy bay Israel tới với nhiệm vụ thả bom hàng ngày. Chiếc camera quay trong khi chúng tôi rút vào vị trí trú ẩn khi những mảnh đạn như mưa rơi trên mái nhà. .

Đội CNN nhỏ của chúng tôi sát cánh bên nhau mọi lúc. Chúng tôi thuê một taxi Mercedes với một lái xe tin cậy đi vòng quanh vùng mặt trận. Lãnh đạo PLO, Yasser Arafat, có một văn phòng trong tòa nhà cao luôn dưới làn đạn của Israel. Khi chúng tôi muốn phỏng vấn ông ta, chúng tôi lái xe trong phạm vi một khu phố và chờ đợi cho lượt đạn nổ dừng lại. Sau đó chúng tôi lái xe dọc con đường tối, lối vào có bao bọc cát trước hàng rào chiếm giữ.

Hàng ngày chúng tôi đều vào trại người lánh nạn của Sabra nơi một chỉ huy quân đội người Palestin lập ra trụ sở chỉ huy ở trong một giáo đường và sẵn sàng tóm tắt cho chúng tôi về tình hình quân sự. Tôi may mắn và vui mừng vì không phóng viên ảnh hay kĩ thuật viên truyền hình nào bị thương khi làm nhiệm vụ cùng tôi.

Nhưng cuối cùng, ở Santiago, Chile, vào mùa thu năm 1983 sự may mắn đã không đến khi chúng tôi làm tin về sự quấy rối của người dân xung quanh lễ kỉ niệm thứ 10 của chế độ độc tài quân sự của Tổng thống Augusto Pinochet. Willis Perry người quay phim của tôi và là một gã người Mỹ lai Phi cao lớn.

Trong suốt cuộc biểu tình ở bãi họp chợ, một đội xe cảnh sát tấn công đám đông. Chúng tôi chạy sang bên đường. Willis quay sang giơ camera lên vai vừa khi chiếc xe bus cảnh sát chạy qua điểm giao phía sau tôi. Súng nổ ra từ cửa sổ. Tôi nghe thấy tiếng rít của đạn cao su. Wlillis đứng ngay phía sau tôi và tôi nghe thấy anh ta thở hổn hển: “Tôi bị bắn”, khi anh ta ngã xuống đất, thả camera của mình vào tay tôi. Anh ta bị bắn vào ngực, vết thương khá sâu.

Nếu tôi cao hơn 7,6cm thì tôi đã bị bắn vào mặt.

Tôi đề nghị giao nhiệm vụ quay phim cho người phụ trách âm thanh Tyron Edward bởi vì CNN không có tiến để thay thế Willis – người đã được đưa về nhà phục hồi sức khỏe.

Chúng tôi đi vào sáng sớm Chủ nhật ngày 25-9 khi hầu hết giới báo chí đang thư giãn. Tôi cần băng hình cho bài phân tích tin về những lựa chọn chính sách của Mỹ ở Trung Mỹ, và tôi đang hy vọng có thêm một số hình ảnh về người lính trong chiến dịch. Mỹ đang tiêu tốn hàng triệu đô la hỗ trợ quân đội cho Chính phủ Salvador nhưng những kẻ phản công cánh tả đang chiến đấu lại.

Người lái xe đưa chúng tôi đi dọc đại lộ Pan American phía đông thành phố. Chúng tôi nhìn thấy những máy bay thả bom ở phía xa những ngọn đồi. Chúng tôi lái xe về phía ném bom tới chỗ đường giao nhau đầy bùn có lính canh gác từ chối cho chúng tôi qua. Ngay sau đó vài nhóm người dân đi vội vã trên đường mang theo những người thân bị thương và kêu ca rằng máy bay chính phủ bắn vào họ trong thị trấn Tenancingo. Tôi cảm thấy không thể chờ đợi ở bùng binh nữa và không có lựa chọn nào khác là đi bộ để có câu chuyện. Chúng tôi phân phối thiết bị nặng và đi bộ.

Tới gần Tenanctngo, chúng tôi nhìn thấy những trực thăng định vị ngay phía trên đầu và chúng tôi trốn vào khu rừng bên đường. Khi tới gần thành phố, máy bay ném bom A-37 của chính phủ hiện ra trên bầu trời gầm rú, lao vào đường ném bom. Một trực thăng có vũ trang ở trên tầm ngọn cây với nòng súng bắn lóe và chúng tôi chạy vào một ngôi nhà đá cổ nơi lực lượng du kích cánh tả có vũ trang đã chiếm đóng. Họ bắt chúng tôi vào canh gác, kiểm tra thẻ báo chí và sau đó hộ tống chúng tôi qua thành phố.

Gần góc tòa nhà cuối phố bị bom oanh tạc trên con đường đầy sỏi, xác rất nhiều phụ nữ và trẻ em nằm ngang trên đường. Tôi chứng kiến Edwards bị sốc nhưng anh ta đã ghi được hình ảnh hiện trường. Có nhiều nhóm lính du kích xung quanh đó. Họ chiếm đóng Tenacingo sáng hôm đó và chiếm lấy khu đồn trú quân đội chính phủ: Ném bom là tiếp sau phản ứng tức giận. Rõ ràng thương vong trên đường và bên trong những ngôi nhà bị tàn phá là người dân thường đáng lẽ ra chính phủ phải bảo vệ họ.

Khi chúng tôi rời đi, lính du kích đang rút khỏi thành phố. Một sĩ quan nói với tôi, “Nếu chúng tôi ở lại đây sẽ có nhiều trận ném bom hơn nữa và nhiều dân thường sẽ bị chết”‘ Tàn phá Tenancingo là biểu hiện của sự leo thang khác trong chiến tranh Salvador.

Chúng tôi trở lại khách sạn ở thủ đô vào nửa đêm và xem lại đoạn băng đã quay. Tôi viết lời bình bắt đầu bằng “Thần Chết đã ghé thăm Tenancingo vào ngày Chủ nhật. Thần Chết nán lại cả ngày hôm đó ở thành phố xa xôi này của Salvador, cướp lấy mạng sống nhiều phụ nữ, trẻ em và đàn ông”. Kĩ thuật viên âm thanh Duncan Finch, làm hai nhiệm vụ như một người biên tập hình. Mặc dù anh ta kiệt sức nhưng vẫn ngồi trước máy biên tập và bắt đầu chắp nối các đoạn hình theo lời bình của tôi. Anh ta là một kĩ thuật viên cẩn thận. Khi tôi tỉnh dậy vào bình minh thì anh ta đang làm đoạn video cuối cùng.

Mặt trời mọc khi tôi lái xe dọc đường bờ biển tới sân bay quốc tế và chuyển câu chuyện bằng chuyến bay của Taca Airline sớm nhất tới Miami. Nó tới Mỹ vào khoảng buổi trưa và được phát lần đầu trên CNN ngay chiều hôm đó và được phát lại nhiều lần sau này. Đó là câu chuyện bi kịch nhất mà tôi từng làm cho truyền hình. Một nhà phê bình của tờ Los Angeles hàng tuần nhận xét: “Cảnh phim thật tới mức tôi quá ngạc nhiên khi nó được chiếu. Một lời khen ngợi cho CNN”.

Đại sứ người Salvador ở Washington, Rivas Gallont ngay lập tức phản đối rằng câu chuyện đó là giả, đổ lỗi cho lính du kích về sự tàn phá và phủ định bất kì cuộc ném bom nào. Đại sứ quán Mỹ ở Salvador lúc đầu cho rằng việc ném bom chỉ là tình cờ nhưng khi điều tra cho thấy trách nhiệm thuộc về Lực lượng Không quân Salvador. Tôi lại giành được một giải thưởng báo chí cho câu chuyện đó, giải thường Công việc xuất sắc Sigma Delta Chi thứ ba của mình.

Nếu là một phóng viên báo in, tôi sẽ cố gắng viết về vụ đánh bom sử dụng lời nói từ những nhân chứng còn sống nhưng bản tin truyền hình chỉ có thể thuyết phục được khi có hình ảnh trên hình. Do vậy tôi đã hiểu những điều khoản với phương tiện truyền thông rằng tôi có vai trò ngang hàng với kĩ thuật của truyền hình.

Trong câu Chuyện về Tenancingo, tôi đã học được sự nhấn mạnh của hình ảnh và đánh bại chiều hướng thiên về miêu tả của mình. Hình ảnh tự nói câu chuyện của nó. Morey Safer từng khuyên tôi viết từ góc độ truyền hình để đảm bảo mọi hình ảnh được sử dụng đúng mục đích. Tôi cố gắng bù đắp điểm yếu bằng những xoay sở học được từ AP. Tôi ở lại cùng với nhóm để chỉ dẫn về những câu chuyện.

Tôi cố gắng gửi những bản tin được chỉnh sửa hoàn chỉnh sẵn sàng sử dụng tới trụ sở Atlanta hàng ngày từ bất kì nơi nào, thường là chuyển theo đường hàng không để tiết kiệm tiền. Đối với những câu chuyện lớn, tôi thấy các hệ thống lớn thường lãng phí hàng nghìn thước phim để chọn cho được hình ảnh hoàn hảo. Nếu có thể tôi sử dụng từng inh trong mỗi hình ảnh của máy quay. Các hệ thống khác hay thay đổi về sở thích tin tức của họ, thường bỏ qua những thông tin hay khi họ tập trung vào mối quan tâm tin tức ngày hôm đó. CNN thì có rất nhiều thời gian để phát hình, mọi thứ tôi gửi về đều lên hình sớm hay muộn.

Cạnh tranh về khối lượng, ban quản lí CNN cố gắng thúc ép tất cả các văn phòng làm việc theo cách đó bởi chi phí bỏ ra có hiệu quả. Lấy được tin phát hình đầu tiên và nhiều về số lượng quan trọng hơn là làm cho nó hay. những hệ thống khác cố gắng làm bản tin theo một khuôn mẫu nghệ thuật, chắt lọc trong bản tin khoảng 30 phút hàng ngày. Họ là tạp chí giấy bóng. CNN là hệ thống cung cấp tin và tôi đã quen, một tờ báo với hàng tá phiên bản, bắt đầu câu chuyện từ sáng sớm và nói về nó cả ngày.

Một số nhà phê bình bắt đầu nhận ra hệ thống truyền hình không độc quyền về độ trôi chảy. Tháng 12-1984, nhà phê bình của Thời báo Los Angeles, Howard Rosenberg chỉ ra bản tin của tôi về nạn đói của người Ethiopi: “At và đội của anh ta đã thêm vào danh mục truyền hình những hình ảnh có sức nặng”. Khối lượng thông tin của CNN truyền tải cùng dung lượng của nó. Hàng triệu người Mỹ bắt đầu đăng kí truyền hình cáp.

Tôi bắt đầu thoải mái với việc tập hợp hình ảnh và chuẩn bị bản tin truyền hình hoàn chỉnh. Tôi thấy rằng truyền hình trực tiếp khó hơn. Reese Schonfeld bắt đầu điều hành CNN với lời hứa về những bản tin truyền hình trực tiếp khắp thế giới. Về lý thuyết điều này là có thể nhưng thực tế rất khó thực hiện.

El Salvador, mùa hè 1983. Biên tập ngoại sự Von Essen quyết định CNN là hãng đầu tiên có chương trình truyền hình trực tiếp bản tin về bùng nổ chiến tranh. Chúng tôi dựng máy quay trên mái nhà của Khách sạn Camino Real, kết nối bằng dây cáp xuống tường nhà và cắm vào máy phát tín hiệu sóng ngắn trong phòng chúng tôi.

Khi tôi đứng trước máy quay trong ánh nắng chói chang buổi trưa, nhà sản xuất Gerlind Younts cố gắng lắng nghe lời chỉ dẫn từ đạo diễn. Tôi không thể nghe được những gì họ nói đành thực hiện ba phút bình luận trực tiếp theo ám hiệu. Gerlind cố gắng hết sức nhưng những lời chỉ đạo trên điện thoại không rõ ràng. Cô ta ra kí hiệu tay bắt đầu phần truyền hình của tôi quá muộn.

Tôi đã đứng trên truyền hình vài phút và bị câm tiếng. Khi tôi bắt đầu, đạo diễn nói với Gerlind đẩy nhanh phần của tôi và cô ta ra hiệu tay nhiều hơn. Tôi nhìn chằm chằm vào cô ta, máy quay và khung cảnh nông thôn sáng sủa phía sau mái nhà khách sạn và tôi muốn ở nơi nào đó khác trên thế giới hơn là trực tiếp trên CNN.

Thời gian trôi qua, tôi tiến bộ hơn. Sự thành thạo của tôi ngày càng tăng dường như gây ấn tượng cho Burt Reinhaut. Ông ta cứ tôi tới Nhật cuối mùa hè năm 1985 để chuẩn bị chương trình truyền hình trực tiếp thời lượng một tiếng về lễ kỉ niệm lần thứ 40 vụ ném bom nguyên tử Hiroshima. Chương trình phát sóng vào đầu buổi tối trước hai chương trình quan trọng nhất của hệ thống, Moneyline và Crossfire. Trưởng phân xã ở Tokyo John Lewis nói rằng chúng tôi có kinh phí quá nhỏ nên chúng tôi phải phụ thuộc vào sự sắp xếp của các tổ chức truyền hình địa phương. Truyện “Từ Chiến Trường Khốc Liệt (Live from the battlefield) “

Khi tới thời gian phát sóng, tôi cảm thấy mình đang bị sức ép với những trách nhiệm nặng nề vì chương trình quá lớn, rất khó để hoàn thành. Đội sản xuất nhỏ và tôi làm việc suốt đêm để hoàn thành những yêu cầu cuối cùng của câu chuyện. Tôi kiệt sức khi đứng ở vị trí cao của Công viên Hòa bình, Hiroshima. Máy quay cách xa 200 thước vì giới hạn vị trí, quá xa để quay cận cảnh tôi hoặc vị trí của những chuyên gia mà tôi sẽ nói chuyện.

Tình hình còn tệ hơn khi lễ kỉ niệm bắt đầu muộn vài phút làm hỏng mọi kế hoạch của CNN. Và tôi một lần nữa không thể liên lạc được với đạo diễn Bod Furnad của CNN ở vùng Atlanta xa xôi.

Gerlind và Elsa cố gắng giúp đỡ tôi giải quyết vấn đề khi đứng lẫn vào đám đông bên dưới, giơ lên những kí hiệu bằng bìa cứng mà trên đó họ viết ám thị. Khi tôi liên lạc được với Furnad trên điện thoại, ông ta hỏi tôi chuyện khỉ gì đang diễn ra và tôi trả lời bằng một lời chửi thề. Ông ta đáp lại gay gắt: “Tất cả chúng tôi đều nghe thấy điều đó” điều đó có nghĩa nó được phát trực tiếp.

Tôi nhục nhã bởi toàn bộ trình diễn ở Hiroshima và cảm thấy đau khổ trong nhiều tuần. Ed Turner và Jeannee Von Essen cố gắng làm tôi cảm thấy tốt hơn khi tôi trở về Atlanta. Họ đảm bảo với tôi chuyện đó không tệ đến vậy. Nhưng Reinhardt đã có quyết định cuối cùng. Khi tôi bước vào văn phòng của ông ta, Chủ tịch CNN gào lên: “Đó là một tiếng đồng hồ truyền hình tệ nhất mà tôi từng xem trong đời mình”.

Ở nơi khác thì đó là kết thúc nghề nghiệp nhưng với CNN lại là khởi đầu của bản tin trực tiếp truyền hình. Tôi chỉ phải thử lại lần nữa. Tôi đã ở El Salvador đầu mùa thu khi thành phố Mexico chịu trận động đất lớn. Chúng tôi bay tới thành phố đêm đó. Lửa bùng ra khỏi phạm vi điều khiển, gạch ngói từ các tòa nhà văn phòng và căn hộ đổ đầy trên các đường phố lớn.

Chúng tôi tham gia cùng hệ thống truyền hình khác khi sử dụng vệ tinh truyền hình di động mới để truyền tín hiệu về Mỹ. Chúng tôi truyền hình trực tiếp tại một điểm từ đống đổ nát của một tòa nhà nơi những đứa trẻ mới sinh được cứu. Các phóng viên thường trú của CNN xếp hàng cùng Tom Brokaw của NBC và Peter Jennings của ABC để tới lượt lên hình trực tiếp.

Tháng 10, núi lửa phun trong vùng núi phía trên dòng sông định cư của người Comlombia ở Armero, bùn, tàn tro đổ xuống các ngọn đồi dốc, thung lũng và chôn vùi cộng đồng trong hai mươi thước tạp chất. Von Essen đưa tôi 5.000 đô la và nói trở về nhà khi tiêu hết tiền.

Tôi chi tiêu tốt nhất có thể, thuê taxi mỗi buổi sáng vào thành phố của Bogota và lái xe nhiều giờ trên những con đường lộng gió Andean tới khi chúng tôi tới nơi thảm họa. Chúng tôi lội hai giờ qua đám bùn, kéo máy quay và thiết bị âm thanh tới Armero nơi 20 nghìn người bị chôn vùi trong đống đổ nát. Đó là một bản tin hấp dẫn.

Các hệ thống khác làm tin về Armero với máy bay được thuê ở sân bay Bogota để chở đội của họ và nhà sản xuất tới đường băng gần hiện trường thảm họa. Họ chuẩn bị xe bốn bánh chạy qua đám bùn của Armero. Họ dời đi khi chúng tôi tới. Họ sẽ trở lại Bogota đúng lúc cho truyền hình buổi tối và có một đêm ngủ ngon. Một nhà sản xuất ABC nói với tôi rằng ông ta tiêu tốn 100.000 đô la thuê máy bay trong tuần đầu tiên của thảm họa. Truyện “Từ Chiến Trường Khốc Liệt (Live from the battlefield) “

Tôi và cả đội kiệt sức trở về khi khoản tiền chi tiêu đạm bạc của chúng tôi hết sau tám ngày. Tôi cảm thấy kiệt sức. Được ở trên đường với những bản tin lớn là giấc mơ đã thành sự thật của tôi, nhưng CNN đòi hỏi cố gắng của những người siêu phàm. Lần đầu tiên trong đời tôi nghĩ tới chuyện từ bỏ.

Sau khi tôi được biết CNN đang tìm một Trưởng phân xã mới ở Mátxcơva, tôi nộp đơn cho vị trí đó. Von Essen cảnh báo tôi vị trí đó sẽ không đi lại nhiều bởi việc làm tin của chúng tôi tập trung vào thủ đô. Điều đó tốt với tôi lúc này

Bình luận