Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Vĩnh Biệt Tugumi

Chương 7: Bơi với bố

Tác giả: Banana Yoshimoto

Tình yêu bên bờ biển giữa Kyoichi và Tugumi đã thu hút sự chú ý của mọi người. Đúng thế, 2 người nổi bật 1 cách kì lạ. Cho dù từ xưa mọi người đã quen thấy cảnh cặp kè giữa “Tugumi và con trai” và chắc chắn kô có cảm giác khác biệt gì, nhưng kô hiểu sao việc 2 người dạo chơi trong cái thị trấn nhỏ bé này trông lóe sáng ngắn ngủi như đôi tình nhân thơ thẩn nơi xứ lạ. Lúc nào cũng dắt theo hai con chó, ở đâu đó trên bãi biển. cái nhìn đăm đắm của 2 người về 1 nơi xa xăm dường như khơi gợi trong lòng những ai nhìn thấy cảnh tượng đó về 1 điều gì rất đỗi thân thuộc như thể đã từng thấy trong mơ.

Trong nhà, Tugumi vẫn giận cá chém thớt với mọi người như trước, đá vung thức ăn của Pochi kô chút áy náy và phơi bụng ngủ khò khò ngay đó, nhưng những khi đi chơi với Kyoichi, Tugumi lại rạng ngời hạnh phúc, thậm chí kô hiểu sao trông như đang sống gấp gáp. Nó khiến ta có cảm giác bất an, 1 thứ bất an mơ hồ nhói đau trong ngực như ánh sáng chiếu qua tầng mây.

Cách sống của Tugumi bao giờ cũng đáng sợ như thế.

Như tình cảm lôi kéo xác thịt, như kết thúc cuộc sống trong 1 sát-na, thật chói lọi.

– Maria!

Từ cửa sổ xe buýt , bố vẫy tay gọi to đến mức tôi xấu hổ, kinh ngạc kô nói được gì. Tôi đứng dậy, đi đến chỗ xuống xe. Tôi nhìn chằm chằm vào chiếc xe buýt to lớn vừa phả ra hơi nóng vừa phát ra tiếng ồn ĩ đang chậm rãi từ đường cái vòng vào. Trong ánh nắng, nó trông thật nặng nề. Cửa xe mở ra, lẫn trong đám khách du lịch nhiều màu sắc đang nối thành hàng, bố xuống xe.

Mẹ kô đến. Mẹ nói qua điện thoại nếu đi biển vào mùa hè, mẹ sẽ cảm thấy nhớ nhung, buồn và khóc mất. Có lẽ mẹ định sẽ lẳng lặng đến khi chuyển nhà lúc sang thu để dõi theo nhà nghỉ Yamamoto lần cuối. Bố nén bực bội, quyết định sẽ dến dù chỉ có 1 mình. Ông mơ tới “1 kì nghỉ với cô con gái lớn” và đến đây để nghỉ 1 đêm. Việc mọi thứ thay đổi có chút gì đó kì lạ. Mới chỉ gần đây thôi bố vẫn còn từ Tokyo đến thăm mẹ và tôi vào mỗi cuối tuần. Đúng thế, từ khi còn nhỏ, vào mùa hè, tôi đội mũ, đi xăng đan cảm thấy rất vui vẻ khi ngồi trên cầu thang bê tông nóng rát bồn chồn đợi chiếc xe buýt chở bố đến. Bố say sóng nên lúc nào cũng đến bằng xe buýt. Đó là sự chờ đợi yên lặng cảnh tái ngộ ngắn ngủi của 2 bố con sống xa nhau. Thường thì mẹ kô thể bỏ dở công việc nên chỉ có tôi đi đón bố vào giữa trưa. Rồi tôi tìm kiếm gương mặt bố qua các ô cửa sổ của những chiếc xe buýt khổng lồ đang lần lượt đi đến.

Vào mùa thu hay mùa đông cũng vẫn như vậy nhưng mỗi khi hồi tưởng lại tôi đều cảm thấy lúc nào cũng là mùa hè. Trong ánh nắng chói chang, bố bao giờ cũng cười tươi như kô thể nén được, bước xuống xe.

Trời rất nóng nên bố đeo kính râm, ăn mặc trẻ trung, còn tôi khi vừa nhìn thấy bố như thế đã kinh ngạc, từ kí ức trẻ thơ đã vụt quay lại tuổi 19, đứng dậy, tất cả giống như những chuyện đang mơ hoa cả mắt. Đó là cảm giác kô thể diễn tả bằng lời.

– Aaa, gió biển!- Mái tóc của bố bay lòa xòa trên vầng trán cao, bố nói như thở dài.

– Chào mừng bố đã đến.- Tôi nói.

– Con đã hoàn toàn trở lại là đứa trẻ địa phương rồi, đen hơn.

– Mẹ đâu ạ?

– Mẹ bảo là ngại, đang thư giãn ở nhà. Mẹ gửi lời hỏi thăm con đấy.

– Vâng, con cũng nghĩ thế. Dì Masako cũng nói vậy. Con cảm thấy đã lâu lắm rồi mới đi đón bố.

– Đúng thế nhỉ.- Bố nói khẽ.

– Làm gì bây giờ nhỉ, trước tiên đi cất hành lí đã, rồi chào dì, sau đó mình làm gì, hay là đi đâu đó bằng oto?

– Kô, đi bơi.- Bố nói. Giọng háo hức rõ ràng như thể đã chờ đợi từ lâu.

– Dù sao bố đến đây để đi bơi mà.

Ngày trước, bố kô bơi.

Bố từ chối ngay cả việc để “biển” len vào trong những khoảng thời gian hạnh phúc của gia đình chúng tôi. Dường như bố sợ sự yên bình nhỏ nhoi của gia đình chúng tôi sẽ tan biến trong đám đông náo nhiệt, uể oải, chói chang nắng nơi bãi biển lúc giữa hè. Dù chỉ là người tình nhưng mẹ tôi hoàn toàn kô sự bị để ý, hàng chiều khi công việc nấu nướng đã xong, mẹ sửa sang lại đầu tóc, thay quần áo sung sướng dẫn tôi ra ngoài đi dạo cùng với bố. Những lúc 3 người đi dạo trên bờ biển trong ánh chiều nhập nhoạng là khoảng thời gian hạnh phúc nhất của gia đình chúng tôi. Những bóng chuồn chuồn bay lượn trên bầu trời xanh thẫm, tôi ăn chiếc kem mát lạnh được bố mẹ mua cho. Thường thì trời lặng gió, mùi biển với khí nóng ngột ngạt vẫn còn bao trùm trên bãi biển. Kem kô hiểu sao lúc nào cũng có vị trống rỗng. Khuôn mặt của mẹ trắng mơ hồ, hiện lên rất đẹp với đường nét dịu dàng dưới ánh sáng của những áng mây tàn phía Tây xa xa. Còn bố sánh bước bên mẹ, ung dung tự tại đến mức kô thể nghĩ là ông vừa từ Tokyo đến.

Gió tạo trên cát những hoa văn như sóng, trên bãi biển vắng bóng người, chỉ có tiếng sóng vang vọng ầm ào.

Việc ai đó cứ đến rồi đi quá thường xuyên thật là buồn. Tôi có cảm giác mơ hồ rằng sự vắng mặt của bố kô hiểu sao gợi nên 1 nỗi buồn như đang ngợi ca hình bóng của cái chết.

Sáng thứ hai, khi tôi mở mắt, người bố ở đây lúc cuối tuần đã biến mất kô để lại 1 dấu tích gì. Những lúc đó, khi vẫn còn là trẻ con, tôi sợ kô dám ra khỏi chăn. Tôi hỏi mẹ và cố trì hoãn sự thực là bố đã ra đi. Khi tôi sắp chìm lại vào giấc ngủ khó chịu với nỗi buồn nhè nhẹ, thì mẹ kéo chăn ra và cười: “lại muộn tập thể dục rồi đấy, dậy đi!”

Khuôn mặt cười rạng rỡ đó gọi tôi quay trở lại cuộc sống thường nhật như mọi khi kô có bố, tôi thở phào.

– Bố đâu rồi ạ?- Bằng giọng ngái ngủ tôi hỏi mẹ. Mẹ cười thoáng chút buồn rầu rồi nói.

– Bố về Tokyo bằng chuyến xe buýt sớm nhất rồi.

Tôi ngắm buổi sớm bên ngoài cửa sổ bằng đôi mắt ngái ngủ, rồi thoáng nghĩ tới bố. Nhớ lúc đi đón bố, nhớ khuôn mặt tươi cười hồn nhiên, bàn tay to lớn của bố nắm chặt tay tôi kô rời khi tôi than thở nóng bức, nhớ cảnh 3 người cùng đi bộ lúc hoàng hôn.

Bao giờ cũng thế, đúng lúc đó Yoko đến gọi rồi chúng tôi cùng nhau ra công viên tập thể dục theo đài trong buổi sáng vẫn còn mát mẻ.

Khi tôi chăm chú dõi theo bố đang biến mất dần trong những con sóng phía xa, đột nhiên cái cảm giác lúc sáng sớm như thế hiện lên 1 cách sống động.

Đến bãi biển, ngay sau khi thay quần áo xong, bố kô thể chờ được, hét to: “Maria, bố đi trước đây,” rồi chạy xuống biển. Nhìn thấy hình dáng cánh tay của bố từ khuỷu tay xuống phía dưới rất giống mình, đột nhiên tôi sững sờ. Vừa thoa kem chống nắng tôi vừa nghĩ quả nhiên cái người kô thể lẫn vào đâu kia là bố tôi thật.

Mặt trời lên cao chói chang, làm trắng xóa tất cả mọi thứ trên bờ biển. Lao xuống mặt biển kô hề gợn sóng như mặt hồ, bố hét lên “lạnh quá, lạnh quá” như đứa trẻ rồi dần dần biến mất. Bố bơi ra ngoài xa như thể đang bị kéo vào lòng biển. Một màu xanh quá đỗi bao la kô giới hạn đến nỗi 1 người sẽ ngay lập tức bị nuốt vào trong khung cảnh đó. Tôi cũng đứng dậy nhảy xuống biển đuổi theo bố. Tôi yêu khoảnh khắc khi mới nhảy xuống biển, làn nước mát lạnh mơn man da thịt. Khi ngước mắt lên, tôi bị mê hoặc bởi màu xanh của những dãy núi bao quanh biển cùng nền trời xanh. Có thể nhìn thấy rõ màu xanh lá cây rất đậm của bờ biển.

Bố đã bơi khá xa ở phía trước. Tuy vẫn còn trẻ nhưng bố đã ở độ tuổi quá đủ để có gia đình riêng. Mặc dù ở ngay gần, chỉ cách vài mét ở phía trước nhưng cái đầu của bố khi bơi trông rất nhỏ, cứ lúc ẩn lúc hiện giữa những con sóng xanh và những con sóng lấp lánh mặt trời ở phía xa đã khiến tôi nghĩ như vậy. Một nỗi lo lắng vô cớ tràn ngập trong lòng tôi. Có lẽ là vì nước lạnh, cũng có lẽ là do bơi ở nơi nước sâu kô chạm chân tới. Hoặc giả, phải chăng những đám mây cứ thay đổi hình dạng sau mỗi lần chớp mắt và ánh mặt trời đã làm cho những suy nghĩ đó len lỏi vào trong tâm trí tôi .Cứ thế tôi lạc mất bố, lẫn vào trong những con sóng không quay trở lại và biến mất… mà kô, kô phải vậy. Kô phải vấn đề vật lý như thế mà là vì tôi vẫn thực sự kô hiểu rõ cuộc sống hiện tại ở Tokyo. Trong lòng biển như thế này, trong làn nước với lá cờ đỏ ở phía xa căng lên trong gió, gia đình ở Tokyo chỉ như 1 giấc mơ. Cho dù bố vừa vuốt nước vừa bơi ở trước mắt nhưng đó cũng chỉ là 1 phần của ước mơ xa xôi. Ở sâu trong lòng tôi, mọi thứ chưa được xếp dọn tươm tất và phải căng tôi vẫn là cô bé 1 mình đợi bố vào cuối tuần. Hồi trước, mỗi lần bố đến đây với gương mặt mệt mỏi vì công việc bận rộn, mẹ kô khó chịu cũng kô tỏ vẻ lo lắng, chỉ khẽ mỉm cười nói.

– Nếu bây giờ dù anh đổ bệnh ra đấy, mẹ con em cũng kô có tư cách nào để chạy lên Tokyo chăm sóc, và đương nhiên cũng chẳng thể xuất hiện ở đám ma được đâu. Em kô vui vẻ gì những chuyện như thế nên xin anh hãy chú ý đến sức khỏe giúp em.

Trong tâm hồn trẻ thơ, tôi thầm nghĩ thật thế sao. Trong những ngày đó, tôi thấy bố dường như sẽ đi đến 1 nơi xa và kô quay trở lại.

Trong khi tôi nghĩ lại những chuyện như thế, bố nheo mắt như thể bị chói bởi ánh mặt trời, quay mặt lại và ngừng bơi. Rẽ qua những con sóng, tôi dần dần đuổi kịp bố. Bố bơi lại gần tôi, cười nói: “Bố đã đợi con đấy”.

Ánh sáng lấp lánh muôn ngàn mảnh bao quanh đến nghẹt thở. Vừa bơi song song cùng bố đến chỗ chiếc phao nổi lềnh bềnh, tôi đã nghĩ: Ngày mai chắc chắn bố sẽ ôm kô xuể 1 đống đồ khô và sò hình khăn xếp lên Shinkansen. Còn mẹ sẽ đứng trong bếp ngoái đầu lại, hỏi thăm tình hình của tôi và mọi người. Cảnh tượng này hiện lên lờ mờ như ảo giác khiến tôi trở thành 1 đứa con gái hạnh phúc đến quay cuồng. Đúng vậy, cho dù mất đi vùng quê ven biển này thì tôi cũng đã có 1 ngôi nhà vững trãi, 1 nơi để trở về.

Sau khi lên bờ, lúc đang nằm lăn trên bãi biển, tôi cảm thấy 1 bàn chân trần giẫm mạnh vào lòng bàn tay mình. Mở mắt ra, Tugumi đang cúi nhìn tôi. Ngược sáng nên đôi mắt to sáng rực và làn da trắng của Tugumi thật chói lòa.

– Sao tự nhiên lại giẫm vào tao?- Tôi hỏi và chẳng còn cách nào khác đành ngồi dậy.

– Chỉ cần tao kô để nguyên xăng đan giẫm thì mày cũng phải cảm ơn tao rồi.

Cuối cùng thì Tugumi cũng rút bàn chân còn âm ấm ra khỏi tay tôi, xỏ vào xăng đan. Bên cạnh, bố ậm ừ ngồi dậy.

– A, Tugumi.

– Chào bác ạ, đã lâu kô gặp.

Tugumi cúi gập người bên cạnh tôi, nhìn bố và cười. Vì đã lâu kô đi học cùng nhau nên nụ cười của nó trên gương mặt lịch thiệp như thế trông thân thuộc lạ lùng và tôi nhớ lại hình dáng của nó trong bộ đồng phục nữ sinh. Giả nai ở trường là sở thích của Tugumi. Tôi thoáng nghĩ nếu Kyoichi học cùng trường với Tugumi trong khoảng thời gian ngắn thì có lẽ cậu ấy đã phát hiện ra nó. Ừ, chắc chắn là vậy. Giống như tugumi, ở cậu ấy cũng có thứ cảm giác kô cân bằng như thể chỉ nghiền ngẫm cuộc sống trong 1 cái gì đó duy nhất. Những người như thế dù có bịt mắt cũng nhìn thấy nhau.

– Tugumi này, đi đâu đấy?- Tôi hỏi. gió thổi mạnh, cát cứ chạy tuột qua lòng bàn chân.

– Hẹn hò, được chưa?- Với nụ cười lấp lánh trên khuôn mặt, Tugumi đáp.- Khác với đứa nằm lăn lóc ở biển với bố đấy.

Tôi im lặng như mọi khi nhưng bố có vẻ kô hiểu Tugumi nên hơi bối rối, nói.

– Kô đâu, chỉ là nếu cháu sống xa cách như thế thì cháu sẽ thấy con gái lớn như là người yêu vậy. Nếu tugumi rảnh rỗi thì ngồi đây ngắm biển đi.

– Chẳng có gì thay đổi cả, vẫn là 1 ông chuyên nói những chuyện đùa thô thiển. Được rồi, ngồi đây 1 chút vậy. Chỉ vì ra đây hơi sớm.

Nói xong, tugumi ngồi phịch xuống tấm nilong, nheo mắt nhìn biển. Phía trước Tugumi, riềm của những chiếc ô nổi bật trên nền trời xanh đang phát ra những tiếng lật phật trong gió và căng phồng dữ dội. Cảnh rất đẹp nên tôi cứ nằm yên kô hề rời mắt. Như bay về nơi xa, đến tận cùng tâm trí.

– mà này, tugumi đang yêu đấy à?

Bố hỏi. Ông là người hiền lành. Trước đây, sự hiền lành đã khiến ông phải đương đầu với nhiều khó khăn trong cuộc đời, nhưng khi yên bình trở lại, ông lại điềm tĩnh, rạng ngời như những ngọn núi kia tiếp nhận ánh sáng mặt trời và tỏa sáng. Nếu nhìn nhận như thế thì việc thể hiện sức mạnh đó ở những nơi mà mọi thứ đã được sắp đặt ổn định lại là 1 điều gì đó thần thánh và tốt đẹp.

– Ồ , cháu nghĩ là đang.- Tugumi nói rồi nằm lăn ra cạnh tôi, thản nhiên gối đầu đánh uỵch lên đống đồ của tôi.

– Cứ phơi nắng là mày lại sốt đấy.- tôi nói

– Với cô gái đang yêu thì vô tư. – Tugumi cười. Tôi im lặng chụp chiếc mũ của mình lên mặt Tugumi.

– Rồi, rồi, tôi có thể sống vô sự đến tuổi này, có làn da trắng như thế này, có thể ăn uống ngon miệng, tất cả là nhờ sự quan tâm của Maria đấy.- Tugumi nói và đội mũ.

– Tugumi cũng đã khỏe nhiều rồi đấy nhỉ.- bố nói.

– Nhờ trời ạ.- Tugumi đáp.

3 người nằm cạnh nhau ngắm bầu trời, có cái gì đó thật lạ lùng. Thỉnh thoảng ở phía xa có những đám mấy mỏng trong suốt lững lờ trôi qua.

– Tình yêu lớn đến mức ấy cơ à?

– Kô, cháu thì thua bác rồi. Dù gì thì bác cũng là người chồng đi làm xa rồi. Nếu nghĩ sẽ làm gì nữa thì phải là hoàn tất mối tình đó.

2 người này hợp tính nhau quả là tốt. Là tuýt người rất đàn ông, khắt khe, bố của Tugumi thường tức điên lên với những lời nói chẳng suy nghĩ của nó, đã nhiều lần tôi nhìn thấy cảnh ông cứ im lặng suốt rồi đột ngột đứng dậy rời bàn ăn trong bữa tối. Tất nhiên Tugumi vẫn sống mà chẳng nghĩ ngợi gì những chuyện đó, nhưng bố tôi kô chỉ thiếu quyết đoán mà còn biết phân biệt tốt xấu. Vì vậy, bố hiểu Tugumi kô có ác ý gì. Sự trao đổi giữa 2 người rất dễ thương, có cái gì đó rất đáng yêu, tôi vừa nghĩ vừa lắng nghe.

– 1 phần là do tính cách kô thể bỏ dở giữa chừng 1 việc gì đấy nhưng tất nhiên, phần nhiều cũng tùy thuộc vào tính khí của đối phương nữa nhỉ.- bố nói

– Bác gái cũng có vẻ kiên trì đấy chứ, dù nói thế nào cũng là người xinh đẹp. Cháu đã từng nghĩ chắc bác ấy sẽ sống ở đây suốt đời còn bác sẽ mãi là 1 người chồng đi làm xa. Đấy chẳng phải là cách giải quyết tốt nhất khi có người tình hay sao?

– Nếu có thể nhìn thấy kết cục thì có lẽ cũng đã có chuyện như thế.- Bố nói nghiêm túc. Trông như đang nói chuyện với nữ thần của vận mệnh chứ kô phải với 1 cô bé.

– Tình yêu là cái mà khi ta nhận ra ta đã trót làm rồi., dù là ở tuổi nào cũng thế. Nhưng nó được phân chia rõ ràng thành loại có thể nhìn thấy và loại kô nhìn thấy được kết cục, điều đó thì bản thân mình chắc chắn là hiểu rõ nhất. Trường hợp kô nhìn thấy được là dấu hiệu của 1 tình yêu lớn đấy nhé. Khi bác quen bác gái bây giờ, đột nhiên ta có cảm giác tương lai là vô hạn. Vì thế có lẽ kô hề gì dù cả hai sống cách xa hay ở bên nhau.

– Nếu thế thì con sẽ thế nào?- Tôi thử hỏi dù ngốc nghếch.

– Con cũng có, bây giờ hạnh phúc đấy chứ nhỉ.- Bố vươn người như chàng thiếu niên, ngắm nhìn 1 lượt biển cả, núi và trời.

– Dù sao, kô có chuyện để nói là tuyệt vời nhất!

– Cháu thích sự bỗ bã mà bác nói thẳng tưng như thế, bác là 1 người hiếm có mà cháu phải phục đấy.- Tugumi nói nghiêm chỉnh. Bố cười có vẻ sung sướng rồi nói.

– Tugumi cho đến bây giờ chắc cũng có nhiều người để ý rồi nhỉ. Lần này yêu có khác trước kô?

Tugumi hơi nghiêng đầu, nửa như lẩm bẩm, nửa như thì thào.

– Ừ…có lẽ dường như giống với cái đã có mà cũng có thể nói là chưa từng có bao giờ. Mà, cho đến bây giờ nhé, dù cho bất kì điều gì xảy ra, dù đối phương có nức nở khóc trước mặt cháu, dù cái đứa thích cháu đến điên cuồng bảo hãy cho nó nắm lấy tay hay sờ vào tay, thì cháu luôn có cảm giác, thế nào nhỉ…, à, ở bên rìa. Như đang đứng bên bờ sông tối tăm nhìn sang đám cháy ở bờ bên kia. Xem đến khi nào thì tắt lửa, chán đến buồn ngủ. Vì những việc như thế rồi sẽ đâu vào đấy cả thôi. Cháu đã nghĩ kô biết mình đang tìm kiếm điều gì ở tình yêu vào cái tuổi này.

– Ừ, đúng thế đấy. Con người nếu kô nhận được phần đã cho thì chắc chắn 1 lúc nào đó sẽ ra đi.- bố nói.

– Nhưng mà lần này, cháu có cảm giác mình đang nhập cuộc. Có lẽ là bởi tại con chó, cũng có lẽ vì cháu sắp chuyển nhà. Nhưng với Kyoichi thì khác. Dù gặp bao nhiêu lần cũng kô thấy chán, thích đến mức cứ nhìn thấy mặt là cháu muốn thoa miết lên mặt Kyoichi lớp kem mềm hay 1 thứ gì đó mà lúc đó cháu đang cầm trên tay.

– 1 vd phiền toái rồi đây.- Tôi nói hơi chút rưng rưng xúc động. Cát nóng chạm lạo xạo vào gan bàn chân mềm mại. Đó là cảm xúc muốn lặp lại mãi lời cầu xin với tiếng sóng để mong toàn chuyện tốt lành đến với Tugumi.

– Thế à, thế à!- bố nói.- này, lúc nào cho bác gặp anh chàng đó nhé!

– Vâng!- Tugumi gật đầu.

Ngày hôm sau tôi tiễn bố lên xe buýt tốc hành về Tokyo.

Khuôn mặt rám nắng, bố gật đầu khi tôi nói: “Cho con gửi lời hỏi thăm mẹ ”. Quả nhiên bố mang nhiều đồ hải sản đến mức 2 tay kô thể ôm hết, mà ai có thể ăn hết từng ấy thứ cơ chứ. Có lẽ mẹ sẽ khổ công đi phân phát cho từng nhà hàng xóm. Bây giờ, quang cảnh đó đã bám rễ chắc chắn, rõ ràng trong lòng tôi. Những dãy phố ở Tokyo, bữa cơm tối yên ả lạ lùng và cả tiếng chân đi làm về của bố.

Bến xe buýt tràn ngập nắng chiều, ánh sáng màu cam phản xạ chói lòa. Chiếc xe buýt giống như khi đến chậm rãi lăn bánh vào, để bố lên xe rồi lại chậm rãi lăn bánh ra ngoài đường. Bố cứ vẫy tay mãi.

Một mình trở về nhà Yamamoto, tôi bước đi trong bóng chiều nhập nhoạng, lòng buồn man mác. Tôi muốn lưu lại sự mệt mỏi có thực khi đi lại trên con đường quê hương mà tôi biết sẽ kô còn vào cuối mùa hè. Tôi kô muốn quên đi 1 điều gì trong cái thế giới đầy rẫy các kiểu chia ly, giống như bầu trời chiều thay đổi dáng vẻ qua từng giây phút.

Tình yêu bên bờ biển giữa Kyoichi và Tugumi đã thu hút sự chú ý của mọi người. Đúng thế, 2 người nổi bật 1 cách kì lạ. Cho dù từ xưa mọi người đã quen thấy cảnh cặp kè giữa “Tugumi và con trai” và chắc chắn kô có cảm giác khác biệt gì, nhưng kô hiểu sao việc 2 người dạo chơi trong cái thị trấn nhỏ bé này trông lóe sáng ngắn ngủi như đôi tình nhân thơ thẩn nơi xứ lạ. Lúc nào cũng dắt theo hai con chó, ở đâu đó trên bãi biển. cái nhìn đăm đắm của 2 người về 1 nơi xa xăm dường như khơi gợi trong lòng những ai nhìn thấy cảnh tượng đó về 1 điều gì rất đỗi thân thuộc như thể đã từng thấy trong mơ.

Trong nhà, Tugumi vẫn giận cá chém thớt với mọi người như trước, đá vung thức ăn của Pochi kô chút áy náy và phơi bụng ngủ khò khò ngay đó, nhưng những khi đi chơi với Kyoichi, Tugumi lại rạng ngời hạnh phúc, thậm chí kô hiểu sao trông như đang sống gấp gáp. Nó khiến ta có cảm giác bất an, 1 thứ bất an mơ hồ nhói đau trong ngực như ánh sáng chiếu qua tầng mây.

Cách sống của Tugumi bao giờ cũng đáng sợ như thế.

Như tình cảm lôi kéo xác thịt, như kết thúc cuộc sống trong 1 sát-na, thật chói lọi.

– Maria!

Từ cửa sổ xe buýt , bố vẫy tay gọi to đến mức tôi xấu hổ, kinh ngạc kô nói được gì. Tôi đứng dậy, đi đến chỗ xuống xe. Tôi nhìn chằm chằm vào chiếc xe buýt to lớn vừa phả ra hơi nóng vừa phát ra tiếng ồn ĩ đang chậm rãi từ đường cái vòng vào. Trong ánh nắng, nó trông thật nặng nề. Cửa xe mở ra, lẫn trong đám khách du lịch nhiều màu sắc đang nối thành hàng, bố xuống xe.

Mẹ kô đến. Mẹ nói qua điện thoại nếu đi biển vào mùa hè, mẹ sẽ cảm thấy nhớ nhung, buồn và khóc mất. Có lẽ mẹ định sẽ lẳng lặng đến khi chuyển nhà lúc sang thu để dõi theo nhà nghỉ Yamamoto lần cuối. Bố nén bực bội, quyết định sẽ dến dù chỉ có 1 mình. Ông mơ tới “1 kì nghỉ với cô con gái lớn” và đến đây để nghỉ 1 đêm. Việc mọi thứ thay đổi có chút gì đó kì lạ. Mới chỉ gần đây thôi bố vẫn còn từ Tokyo đến thăm mẹ và tôi vào mỗi cuối tuần. Đúng thế, từ khi còn nhỏ, vào mùa hè, tôi đội mũ, đi xăng đan cảm thấy rất vui vẻ khi ngồi trên cầu thang bê tông nóng rát bồn chồn đợi chiếc xe buýt chở bố đến. Bố say sóng nên lúc nào cũng đến bằng xe buýt. Đó là sự chờ đợi yên lặng cảnh tái ngộ ngắn ngủi của 2 bố con sống xa nhau. Thường thì mẹ kô thể bỏ dở công việc nên chỉ có tôi đi đón bố vào giữa trưa. Rồi tôi tìm kiếm gương mặt bố qua các ô cửa sổ của những chiếc xe buýt khổng lồ đang lần lượt đi đến.

Vào mùa thu hay mùa đông cũng vẫn như vậy nhưng mỗi khi hồi tưởng lại tôi đều cảm thấy lúc nào cũng là mùa hè. Trong ánh nắng chói chang, bố bao giờ cũng cười tươi như kô thể nén được, bước xuống xe.

Trời rất nóng nên bố đeo kính râm, ăn mặc trẻ trung, còn tôi khi vừa nhìn thấy bố như thế đã kinh ngạc, từ kí ức trẻ thơ đã vụt quay lại tuổi 19, đứng dậy, tất cả giống như những chuyện đang mơ hoa cả mắt. Đó là cảm giác kô thể diễn tả bằng lời.

– Aaa, gió biển!- Mái tóc của bố bay lòa xòa trên vầng trán cao, bố nói như thở dài.

– Chào mừng bố đã đến.- Tôi nói.

– Con đã hoàn toàn trở lại là đứa trẻ địa phương rồi, đen hơn.

– Mẹ đâu ạ?

– Mẹ bảo là ngại, đang thư giãn ở nhà. Mẹ gửi lời hỏi thăm con đấy.

– Vâng, con cũng nghĩ thế. Dì Masako cũng nói vậy. Con cảm thấy đã lâu lắm rồi mới đi đón bố.

– Đúng thế nhỉ.- Bố nói khẽ.

– Làm gì bây giờ nhỉ, trước tiên đi cất hành lí đã, rồi chào dì, sau đó mình làm gì, hay là đi đâu đó bằng oto?

– Kô, đi bơi.- Bố nói. Giọng háo hức rõ ràng như thể đã chờ đợi từ lâu.

– Dù sao bố đến đây để đi bơi mà.

Ngày trước, bố kô bơi.

Bố từ chối ngay cả việc để “biển” len vào trong những khoảng thời gian hạnh phúc của gia đình chúng tôi. Dường như bố sợ sự yên bình nhỏ nhoi của gia đình chúng tôi sẽ tan biến trong đám đông náo nhiệt, uể oải, chói chang nắng nơi bãi biển lúc giữa hè. Dù chỉ là người tình nhưng mẹ tôi hoàn toàn kô sự bị để ý, hàng chiều khi công việc nấu nướng đã xong, mẹ sửa sang lại đầu tóc, thay quần áo sung sướng dẫn tôi ra ngoài đi dạo cùng với bố. Những lúc 3 người đi dạo trên bờ biển trong ánh chiều nhập nhoạng là khoảng thời gian hạnh phúc nhất của gia đình chúng tôi. Những bóng chuồn chuồn bay lượn trên bầu trời xanh thẫm, tôi ăn chiếc kem mát lạnh được bố mẹ mua cho. Thường thì trời lặng gió, mùi biển với khí nóng ngột ngạt vẫn còn bao trùm trên bãi biển. Kem kô hiểu sao lúc nào cũng có vị trống rỗng. Khuôn mặt của mẹ trắng mơ hồ, hiện lên rất đẹp với đường nét dịu dàng dưới ánh sáng của những áng mây tàn phía Tây xa xa. Còn bố sánh bước bên mẹ, ung dung tự tại đến mức kô thể nghĩ là ông vừa từ Tokyo đến.

Gió tạo trên cát những hoa văn như sóng, trên bãi biển vắng bóng người, chỉ có tiếng sóng vang vọng ầm ào.

Việc ai đó cứ đến rồi đi quá thường xuyên thật là buồn. Tôi có cảm giác mơ hồ rằng sự vắng mặt của bố kô hiểu sao gợi nên 1 nỗi buồn như đang ngợi ca hình bóng của cái chết.

Sáng thứ hai, khi tôi mở mắt, người bố ở đây lúc cuối tuần đã biến mất kô để lại 1 dấu tích gì. Những lúc đó, khi vẫn còn là trẻ con, tôi sợ kô dám ra khỏi chăn. Tôi hỏi mẹ và cố trì hoãn sự thực là bố đã ra đi. Khi tôi sắp chìm lại vào giấc ngủ khó chịu với nỗi buồn nhè nhẹ, thì mẹ kéo chăn ra và cười: “lại muộn tập thể dục rồi đấy, dậy đi!”

Khuôn mặt cười rạng rỡ đó gọi tôi quay trở lại cuộc sống thường nhật như mọi khi kô có bố, tôi thở phào.

– Bố đâu rồi ạ?- Bằng giọng ngái ngủ tôi hỏi mẹ. Mẹ cười thoáng chút buồn rầu rồi nói.

– Bố về Tokyo bằng chuyến xe buýt sớm nhất rồi.

Tôi ngắm buổi sớm bên ngoài cửa sổ bằng đôi mắt ngái ngủ, rồi thoáng nghĩ tới bố. Nhớ lúc đi đón bố, nhớ khuôn mặt tươi cười hồn nhiên, bàn tay to lớn của bố nắm chặt tay tôi kô rời khi tôi than thở nóng bức, nhớ cảnh 3 người cùng đi bộ lúc hoàng hôn.

Bao giờ cũng thế, đúng lúc đó Yoko đến gọi rồi chúng tôi cùng nhau ra công viên tập thể dục theo đài trong buổi sáng vẫn còn mát mẻ.

Khi tôi chăm chú dõi theo bố đang biến mất dần trong những con sóng phía xa, đột nhiên cái cảm giác lúc sáng sớm như thế hiện lên 1 cách sống động.

Đến bãi biển, ngay sau khi thay quần áo xong, bố kô thể chờ được, hét to: “Maria, bố đi trước đây,” rồi chạy xuống biển. Nhìn thấy hình dáng cánh tay của bố từ khuỷu tay xuống phía dưới rất giống mình, đột nhiên tôi sững sờ. Vừa thoa kem chống nắng tôi vừa nghĩ quả nhiên cái người kô thể lẫn vào đâu kia là bố tôi thật.

Mặt trời lên cao chói chang, làm trắng xóa tất cả mọi thứ trên bờ biển. Lao xuống mặt biển kô hề gợn sóng như mặt hồ, bố hét lên “lạnh quá, lạnh quá” như đứa trẻ rồi dần dần biến mất. Bố bơi ra ngoài xa như thể đang bị kéo vào lòng biển. Một màu xanh quá đỗi bao la kô giới hạn đến nỗi 1 người sẽ ngay lập tức bị nuốt vào trong khung cảnh đó. Tôi cũng đứng dậy nhảy xuống biển đuổi theo bố. Tôi yêu khoảnh khắc khi mới nhảy xuống biển, làn nước mát lạnh mơn man da thịt. Khi ngước mắt lên, tôi bị mê hoặc bởi màu xanh của những dãy núi bao quanh biển cùng nền trời xanh. Có thể nhìn thấy rõ màu xanh lá cây rất đậm của bờ biển.

Bố đã bơi khá xa ở phía trước. Tuy vẫn còn trẻ nhưng bố đã ở độ tuổi quá đủ để có gia đình riêng. Mặc dù ở ngay gần, chỉ cách vài mét ở phía trước nhưng cái đầu của bố khi bơi trông rất nhỏ, cứ lúc ẩn lúc hiện giữa những con sóng xanh và những con sóng lấp lánh mặt trời ở phía xa đã khiến tôi nghĩ như vậy. Một nỗi lo lắng vô cớ tràn ngập trong lòng tôi. Có lẽ là vì nước lạnh, cũng có lẽ là do bơi ở nơi nước sâu kô chạm chân tới. Hoặc giả, phải chăng những đám mây cứ thay đổi hình dạng sau mỗi lần chớp mắt và ánh mặt trời đã làm cho những suy nghĩ đó len lỏi vào trong tâm trí tôi .Cứ thế tôi lạc mất bố, lẫn vào trong những con sóng không quay trở lại và biến mất… mà kô, kô phải vậy. Kô phải vấn đề vật lý như thế mà là vì tôi vẫn thực sự kô hiểu rõ cuộc sống hiện tại ở Tokyo. Trong lòng biển như thế này, trong làn nước với lá cờ đỏ ở phía xa căng lên trong gió, gia đình ở Tokyo chỉ như 1 giấc mơ. Cho dù bố vừa vuốt nước vừa bơi ở trước mắt nhưng đó cũng chỉ là 1 phần của ước mơ xa xôi. Ở sâu trong lòng tôi, mọi thứ chưa được xếp dọn tươm tất và phải căng tôi vẫn là cô bé 1 mình đợi bố vào cuối tuần. Hồi trước, mỗi lần bố đến đây với gương mặt mệt mỏi vì công việc bận rộn, mẹ kô khó chịu cũng kô tỏ vẻ lo lắng, chỉ khẽ mỉm cười nói.

– Nếu bây giờ dù anh đổ bệnh ra đấy, mẹ con em cũng kô có tư cách nào để chạy lên Tokyo chăm sóc, và đương nhiên cũng chẳng thể xuất hiện ở đám ma được đâu. Em kô vui vẻ gì những chuyện như thế nên xin anh hãy chú ý đến sức khỏe giúp em.

Trong tâm hồn trẻ thơ, tôi thầm nghĩ thật thế sao. Trong những ngày đó, tôi thấy bố dường như sẽ đi đến 1 nơi xa và kô quay trở lại.

Trong khi tôi nghĩ lại những chuyện như thế, bố nheo mắt như thể bị chói bởi ánh mặt trời, quay mặt lại và ngừng bơi. Rẽ qua những con sóng, tôi dần dần đuổi kịp bố. Bố bơi lại gần tôi, cười nói: “Bố đã đợi con đấy”.

Ánh sáng lấp lánh muôn ngàn mảnh bao quanh đến nghẹt thở. Vừa bơi song song cùng bố đến chỗ chiếc phao nổi lềnh bềnh, tôi đã nghĩ: Ngày mai chắc chắn bố sẽ ôm kô xuể 1 đống đồ khô và sò hình khăn xếp lên Shinkansen. Còn mẹ sẽ đứng trong bếp ngoái đầu lại, hỏi thăm tình hình của tôi và mọi người. Cảnh tượng này hiện lên lờ mờ như ảo giác khiến tôi trở thành 1 đứa con gái hạnh phúc đến quay cuồng. Đúng vậy, cho dù mất đi vùng quê ven biển này thì tôi cũng đã có 1 ngôi nhà vững trãi, 1 nơi để trở về.

Sau khi lên bờ, lúc đang nằm lăn trên bãi biển, tôi cảm thấy 1 bàn chân trần giẫm mạnh vào lòng bàn tay mình. Mở mắt ra, Tugumi đang cúi nhìn tôi. Ngược sáng nên đôi mắt to sáng rực và làn da trắng của Tugumi thật chói lòa.

– Sao tự nhiên lại giẫm vào tao?- Tôi hỏi và chẳng còn cách nào khác đành ngồi dậy.

– Chỉ cần tao kô để nguyên xăng đan giẫm thì mày cũng phải cảm ơn tao rồi.

Cuối cùng thì Tugumi cũng rút bàn chân còn âm ấm ra khỏi tay tôi, xỏ vào xăng đan. Bên cạnh, bố ậm ừ ngồi dậy.

– A, Tugumi.

– Chào bác ạ, đã lâu kô gặp.

Tugumi cúi gập người bên cạnh tôi, nhìn bố và cười. Vì đã lâu kô đi học cùng nhau nên nụ cười của nó trên gương mặt lịch thiệp như thế trông thân thuộc lạ lùng và tôi nhớ lại hình dáng của nó trong bộ đồng phục nữ sinh. Giả nai ở trường là sở thích của Tugumi. Tôi thoáng nghĩ nếu Kyoichi học cùng trường với Tugumi trong khoảng thời gian ngắn thì có lẽ cậu ấy đã phát hiện ra nó. Ừ, chắc chắn là vậy. Giống như tugumi, ở cậu ấy cũng có thứ cảm giác kô cân bằng như thể chỉ nghiền ngẫm cuộc sống trong 1 cái gì đó duy nhất. Những người như thế dù có bịt mắt cũng nhìn thấy nhau.

– Tugumi này, đi đâu đấy?- Tôi hỏi. gió thổi mạnh, cát cứ chạy tuột qua lòng bàn chân.

– Hẹn hò, được chưa?- Với nụ cười lấp lánh trên khuôn mặt, Tugumi đáp.- Khác với đứa nằm lăn lóc ở biển với bố đấy.

Tôi im lặng như mọi khi nhưng bố có vẻ kô hiểu Tugumi nên hơi bối rối, nói.

– Kô đâu, chỉ là nếu cháu sống xa cách như thế thì cháu sẽ thấy con gái lớn như là người yêu vậy. Nếu tugumi rảnh rỗi thì ngồi đây ngắm biển đi.

– Chẳng có gì thay đổi cả, vẫn là 1 ông chuyên nói những chuyện đùa thô thiển. Được rồi, ngồi đây 1 chút vậy. Chỉ vì ra đây hơi sớm.

Nói xong, tugumi ngồi phịch xuống tấm nilong, nheo mắt nhìn biển. Phía trước Tugumi, riềm của những chiếc ô nổi bật trên nền trời xanh đang phát ra những tiếng lật phật trong gió và căng phồng dữ dội. Cảnh rất đẹp nên tôi cứ nằm yên kô hề rời mắt. Như bay về nơi xa, đến tận cùng tâm trí.

– mà này, tugumi đang yêu đấy à?

Bố hỏi. Ông là người hiền lành. Trước đây, sự hiền lành đã khiến ông phải đương đầu với nhiều khó khăn trong cuộc đời, nhưng khi yên bình trở lại, ông lại điềm tĩnh, rạng ngời như những ngọn núi kia tiếp nhận ánh sáng mặt trời và tỏa sáng. Nếu nhìn nhận như thế thì việc thể hiện sức mạnh đó ở những nơi mà mọi thứ đã được sắp đặt ổn định lại là 1 điều gì đó thần thánh và tốt đẹp.

– Ồ , cháu nghĩ là đang.- Tugumi nói rồi nằm lăn ra cạnh tôi, thản nhiên gối đầu đánh uỵch lên đống đồ của tôi.

– Cứ phơi nắng là mày lại sốt đấy.- tôi nói

– Với cô gái đang yêu thì vô tư. – Tugumi cười. Tôi im lặng chụp chiếc mũ của mình lên mặt Tugumi.

– Rồi, rồi, tôi có thể sống vô sự đến tuổi này, có làn da trắng như thế này, có thể ăn uống ngon miệng, tất cả là nhờ sự quan tâm của Maria đấy.- Tugumi nói và đội mũ.

– Tugumi cũng đã khỏe nhiều rồi đấy nhỉ.- bố nói.

– Nhờ trời ạ.- Tugumi đáp.

3 người nằm cạnh nhau ngắm bầu trời, có cái gì đó thật lạ lùng. Thỉnh thoảng ở phía xa có những đám mấy mỏng trong suốt lững lờ trôi qua.

– Tình yêu lớn đến mức ấy cơ à?

– Kô, cháu thì thua bác rồi. Dù gì thì bác cũng là người chồng đi làm xa rồi. Nếu nghĩ sẽ làm gì nữa thì phải là hoàn tất mối tình đó.

2 người này hợp tính nhau quả là tốt. Là tuýt người rất đàn ông, khắt khe, bố của Tugumi thường tức điên lên với những lời nói chẳng suy nghĩ của nó, đã nhiều lần tôi nhìn thấy cảnh ông cứ im lặng suốt rồi đột ngột đứng dậy rời bàn ăn trong bữa tối. Tất nhiên Tugumi vẫn sống mà chẳng nghĩ ngợi gì những chuyện đó, nhưng bố tôi kô chỉ thiếu quyết đoán mà còn biết phân biệt tốt xấu. Vì vậy, bố hiểu Tugumi kô có ác ý gì. Sự trao đổi giữa 2 người rất dễ thương, có cái gì đó rất đáng yêu, tôi vừa nghĩ vừa lắng nghe.

– 1 phần là do tính cách kô thể bỏ dở giữa chừng 1 việc gì đấy nhưng tất nhiên, phần nhiều cũng tùy thuộc vào tính khí của đối phương nữa nhỉ.- bố nói

– Bác gái cũng có vẻ kiên trì đấy chứ, dù nói thế nào cũng là người xinh đẹp. Cháu đã từng nghĩ chắc bác ấy sẽ sống ở đây suốt đời còn bác sẽ mãi là 1 người chồng đi làm xa. Đấy chẳng phải là cách giải quyết tốt nhất khi có người tình hay sao?

– Nếu có thể nhìn thấy kết cục thì có lẽ cũng đã có chuyện như thế.- Bố nói nghiêm túc. Trông như đang nói chuyện với nữ thần của vận mệnh chứ kô phải với 1 cô bé.

– Tình yêu là cái mà khi ta nhận ra ta đã trót làm rồi., dù là ở tuổi nào cũng thế. Nhưng nó được phân chia rõ ràng thành loại có thể nhìn thấy và loại kô nhìn thấy được kết cục, điều đó thì bản thân mình chắc chắn là hiểu rõ nhất. Trường hợp kô nhìn thấy được là dấu hiệu của 1 tình yêu lớn đấy nhé. Khi bác quen bác gái bây giờ, đột nhiên ta có cảm giác tương lai là vô hạn. Vì thế có lẽ kô hề gì dù cả hai sống cách xa hay ở bên nhau.

– Nếu thế thì con sẽ thế nào?- Tôi thử hỏi dù ngốc nghếch.

– Con cũng có, bây giờ hạnh phúc đấy chứ nhỉ.- Bố vươn người như chàng thiếu niên, ngắm nhìn 1 lượt biển cả, núi và trời.

– Dù sao, kô có chuyện để nói là tuyệt vời nhất!

– Cháu thích sự bỗ bã mà bác nói thẳng tưng như thế, bác là 1 người hiếm có mà cháu phải phục đấy.- Tugumi nói nghiêm chỉnh. Bố cười có vẻ sung sướng rồi nói.

– Tugumi cho đến bây giờ chắc cũng có nhiều người để ý rồi nhỉ. Lần này yêu có khác trước kô?

Tugumi hơi nghiêng đầu, nửa như lẩm bẩm, nửa như thì thào.

– Ừ…có lẽ dường như giống với cái đã có mà cũng có thể nói là chưa từng có bao giờ. Mà, cho đến bây giờ nhé, dù cho bất kì điều gì xảy ra, dù đối phương có nức nở khóc trước mặt cháu, dù cái đứa thích cháu đến điên cuồng bảo hãy cho nó nắm lấy tay hay sờ vào tay, thì cháu luôn có cảm giác, thế nào nhỉ…, à, ở bên rìa. Như đang đứng bên bờ sông tối tăm nhìn sang đám cháy ở bờ bên kia. Xem đến khi nào thì tắt lửa, chán đến buồn ngủ. Vì những việc như thế rồi sẽ đâu vào đấy cả thôi. Cháu đã nghĩ kô biết mình đang tìm kiếm điều gì ở tình yêu vào cái tuổi này.

– Ừ, đúng thế đấy. Con người nếu kô nhận được phần đã cho thì chắc chắn 1 lúc nào đó sẽ ra đi.- bố nói.

– Nhưng mà lần này, cháu có cảm giác mình đang nhập cuộc. Có lẽ là bởi tại con chó, cũng có lẽ vì cháu sắp chuyển nhà. Nhưng với Kyoichi thì khác. Dù gặp bao nhiêu lần cũng kô thấy chán, thích đến mức cứ nhìn thấy mặt là cháu muốn thoa miết lên mặt Kyoichi lớp kem mềm hay 1 thứ gì đó mà lúc đó cháu đang cầm trên tay.

– 1 vd phiền toái rồi đây.- Tôi nói hơi chút rưng rưng xúc động. Cát nóng chạm lạo xạo vào gan bàn chân mềm mại. Đó là cảm xúc muốn lặp lại mãi lời cầu xin với tiếng sóng để mong toàn chuyện tốt lành đến với Tugumi.

– Thế à, thế à!- bố nói.- này, lúc nào cho bác gặp anh chàng đó nhé!

– Vâng!- Tugumi gật đầu.

Ngày hôm sau tôi tiễn bố lên xe buýt tốc hành về Tokyo.

Khuôn mặt rám nắng, bố gật đầu khi tôi nói: “Cho con gửi lời hỏi thăm mẹ ”. Quả nhiên bố mang nhiều đồ hải sản đến mức 2 tay kô thể ôm hết, mà ai có thể ăn hết từng ấy thứ cơ chứ. Có lẽ mẹ sẽ khổ công đi phân phát cho từng nhà hàng xóm. Bây giờ, quang cảnh đó đã bám rễ chắc chắn, rõ ràng trong lòng tôi. Những dãy phố ở Tokyo, bữa cơm tối yên ả lạ lùng và cả tiếng chân đi làm về của bố.

Bến xe buýt tràn ngập nắng chiều, ánh sáng màu cam phản xạ chói lòa. Chiếc xe buýt giống như khi đến chậm rãi lăn bánh vào, để bố lên xe rồi lại chậm rãi lăn bánh ra ngoài đường. Bố cứ vẫy tay mãi.

Một mình trở về nhà Yamamoto, tôi bước đi trong bóng chiều nhập nhoạng, lòng buồn man mác. Tôi muốn lưu lại sự mệt mỏi có thực khi đi lại trên con đường quê hương mà tôi biết sẽ kô còn vào cuối mùa hè. Tôi kô muốn quên đi 1 điều gì trong cái thế giới đầy rẫy các kiểu chia ly, giống như bầu trời chiều thay đổi dáng vẻ qua từng giây phút.

Bình luận
2880
× sticky