Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Vĩnh Biệt Tugumi

Chương 8: Lễ hội

Tác giả: Banana Yoshimoto

Lễ hội mùa hè của thị trấn này được tổ chức khi lượng khách du lịch đi nghỉ hè lên đến đỉnh điểm. Đây là lễ hội mang lại niềm vui cho hầu hết người dân ở nơi đây. Nó được tổ chức chủ yếu ở ngôi đền thờ Thần đạo lớn trên núi, còn ở quảng trường là những dãy hàng quán bán trong ngày hội lễ, sân khấu múa Bon và hát múa cúng tế được dựng lên. Ở bờ biển cũng tiến hành 1 lễ hội pháo hoa hoành tráng.

Khi cả thị trấn hối hả chuẩn bị cho lễ hội, đột nhiên tôi nhận thấy mùa thu bắt đầu len lỏi tới mỗi ngày. Mặc dù nắng vẫn còn gay gắt nhưng gió biển đã dịu đi và cát trở nên mát hơn. Mưa mang theo mùi mây ngột ngạt, lặng lẽ hắt vào những con thuyền đang xếp thành dãy bên bờ biển. Tôi biết rõ rằng mùa hè đang trôi qua.

Vào 1 ngày khi lễ hội đang tới gần, có lẽ do chơi bời hăng quá, tôi đột nhiên sốt, nằm bê bết. Ngẫu nhiên, Tugumi cũng ốm liệt giường, thế là Yoko cứ như 1 nữ y tá chạy qua chạy lại giữa phòng của tôi và Tugumi, hết mang gối mát lại mang cháo. Và Yoko cứ nói đi nói lại: “Đến lễ hội là phải khỏe đấy.”

Tôi hầu như kô sốt bao giờ nên khi biết mình bị sốt trên 38 độ, tôi thấy chóng mặt. Cứ thế, người nóng đỏ và chỉ có ngủ.

Lúc xế chiều, Tugumi đột ngột mở cửa vào phòng tôi mà chẳng nói năng gì như mọi lần. Ngoài cửa sổ là 1 sắc đỏ trải tận tới phía bên kia bầu trời, trông rất đáng sợ, tôi đăm đăm nhìn nó. Toàn thân nhức mỏi nên tôi thấy khó chịu nếu phải nói chuyện với Tugumi, vì vậy tôi kô quay đầu lại, cứ nhìn ra ngoài.

– Mày vẫn sốt à?

Vừa hỏi, Tugumi vừa lấy chân đá vào người tôi. Cực chẳng đã, tôi xoay người lại, nhìn nó. Trông nó khỏe khoắn trong bộ pajama màu nước biển sáng và tóc buộc lại.

– Có thật là mày bị sốt kô?- tôi hỏi

– Nhiệt độ như thế này, đối với tao là thường. Tugumi cười nói và siết chặt bàn tay để bên ngoài chăn của tôi.

– Cũng gần bằng tao.

Khi sốt, tay của Tugumi thường nóng đến kinh ngạc nhưng quả nhiên, lần này tôi kô cảm thấy thế.

– Tugumi quen với sốt rồi nhỉ!

Phải chăng nó lúc nào cũng sống trong trạng thái như thế này, tôi chợt nghĩ rồi cảm thấy thương thương. Khi sốt, thế giới hiện lên mạnh mẽ. Cơ thể càng nặng thì tâm hồn càng bay bổng nhẹ nhàng và cứ tập trung nghĩ đi nghĩ lại những điều ngày thường kô nghĩ đến.

– Ừ. Nhưng vì tao thể lực kém nên kiệt sức ngay.

Tugumi nói, đầu nghiêng nghiêng bên chỗ chiếc gối của tôi.

– Dường như mày có sức mạnh tinh thần nhiều hơn người bình thường nhỉ!- tôi cười

– Mày muốn nói tao sống chỉ bằng sức mạnh tinh thần chứ gì?- Tugumi cũng cười theo.

Vào mùa hè năm đó, Tugumi đẹp tuyệt vời. Kô biết bao lần được người ta kinh ngạc, ngưỡng mộ. Hơn thế, gương mặt cười vui vẻ trông cao quý, thanh khiết như thể làn mây mờ trên đỉnh núi.

– Những lúc sốt ấy mà, trông mọi thứ sẽ rất lạ phải kô? Vui lắm đấy.

Tugumi dịu dàng lạ lùng, nheo mắt nói với tôi. Dáng điệu đó giống như 1 con thú nhỏ bé vui mừng vì tìm được bạn.

– Ừ, cái gì trông cũng tươi mới.- tôi nói

– Nếu hay sốt như tao thì có lẽ sẽ phải đi đi về về suốt giữa cảnh tượng đó với hiện thực. Chẳng thể biết đâu là thế giới thực và rồi đời người sẽ trôi qua hơi bị nhanh đấy.

– Thế nên mày lúc nào cũng ngà ngà như say rượu đúng kô?

– Đúng thế.- Tugumi cười, đứng dậy rồi đột ngột ra khỏi phòng. Bóng dáng Tugumi từ phía sau in dấu trong tâm tưởng tôi rõ mồn một như 1 dư ảnh.

Đến tận buổi tối diễn ra lễ hội, 2 chúng tôi mới hoàn toàn khỏe lại. 4 chúng tôi sẽ đi chơi lễ hội .Tugumi, Kyoichi, tôi và Yoko. Tugumi hào hứng nói sẽ kể cho Kyoichi về lễ hội của thị trấn này.

Chuyện 3 chị em mặc yukata cho nhau đã cách đây 1 năm. Mỗi người dù có thể thắt đai lưng cho người khác nhưng kô thể tự thắt cho mình. Trên chiếc chiếu rộng trong nhà Yamamoto, chúng tôi để chiếc đai lưng bóng láng, mềm mại màu đỏ và hồng trải rộng trên nền xanh nước biển của chiếc yukata có những hình hoa to màu trắng. Tôi thắt cho Tugumi chiếc đai lưng màu đỏ. Lúc đó, tôi cảm nhận rất rõ Tugumi gầy như thế nào. Cảm giác như thể kô biết buộc ở đâu , như thể trong tay tôi chỉ còn có mỗi cái đai lưng trơ khấc, nhẹ bỗng. Trong thoáng chốc tôi sửng sốt.

Thay quần áo xong, chúng tôi xuống dưới nhà xem TV thì Kyoichi đến đón. Cậu ta mặc quần áo như thường ngày nhưng khi Kyoichi trách: “Cái này thì khác!” và cho chúng tôi thấy đôi guốc gỗ đi ở chân. Đôi chân trần to đùng trông có vẻ rất mùa hè. Tugumi vẫn như mọi khi kô hề tỏ vẻ xúng xính trong bộ yukata, cánh tay trắng trẻo nắm lấy tay Kyoichi, vừa lắc vừa hối thúc như trẻ con: “Đi nhanh lên thôi, còn xem hàng quán đêm trước khi có pháo hoa .” Bộ dạng nó có gì đó rất đáng yêu.

– Này!Kyoichi, chỗ đó làm sao thế?- chúng tôi hoàn toàn kô chú ý cho đến khi Yoko nói ra. Phía dưới mắt của Kyoichi lúc này đứng trong góc tối ở cửa ra vào nổi lên 1 vết thâm đã nhạt bớt.

– Bố em biết việc anh qua lại với em nên anh đã bị đánh à?- Tugumi nói.

– Đúng thế đấy.- Kyoichi cười khổ sở.

– Thật kô?- tôi hỏi.

– Đùa đấy. Kô biết đâu. Thứ nhất, có lẽ bố mình kô thể có tình yêu to lớn đến thế đâu.- Tugumi vừa cười vừa nói vẻ buồn rầu nên chúng tôi kô hỏi thêm nữa và ra khỏi nhà.

Ngẩng đầu nhìn dải thiên hà nhờ nhờ sáng trên bầu trời, chúng tôi đi xuyên qua các ngõ phố và bãi biển. Âm thanh của điệu múa Bon phát ra từ loa phóng thanh theo gió bay tới mọi nơi trong thị trấn. Biển trông đen và dậy sóng hơn mọi khi, có lẽ là do biển được chiếu sáng bơi những dãy đèn *g sáng rực xếp dọc bờ cát. Mọi người chầm chậm chầm chậm đi trong mà đêm như thể nuối tiếc mùa hè. Ở bất kì ngõ phố nào cũng đầy ắp người, dường như trong tối hôm nay tất cả mọi người trong thị trấn đều đổ ra ngoài đường.

Chúng tôi gặp 1 vài người bạn cũ.

Những người bạn thời tiểu học, cấp 2, cấp 3. Tất cả trông đều ra dáng người lớn, dù giáp mặt nhau nhưng vẫn cảm thấy như người trong mơ, hiện lên khi nhìn qua khe hở của kí ức hỗn loạn. Mỉm cười, nắm tay, nói vài lời ngắn ngủi rồi đi qua nhau. Tiếng sáo, những chiếc quạt tròn, phong cảnh lộng gió biển cứ chầm chậm phản chiếu trong đêm, trôi qua như những chiếc đèn.

Nếu kô phải vào dịp lễ hội thì kô thể nhớ lại được kô khí của đêm lễ hội. Dù chỉ thiếu đi 1 cái gì đó rất nhỏ nhặt thì cũng kô thể nhớ lại cái hình ảnh toàn vẹn và “cái cảm giác này”. Giờ này năm sau tôi có lại đến đây kô? Hay đang ở dưới bầu trời Tokyo, ngậm ngùi nhớ tới 1 lễ hôị kô vẹn tòan trong lòng?

Vừa nhìn quanh những dãy quán đêm, tôi chợt nghĩ như thế.

Khi đứng trong hàng dài để viếng thăm tòa nhà chính điện, có một sự kiện nhỏ đã xảy ra.

Tugumi khó chịu với việc xếp hàng, cứ chực nhảy ra còm tôi và Yoko một mực thuyết phục.

– Dù thế nào cũng không được rời khỏi đây.

Tugumi buộc phải xếp hàng nhưng cứ luôn miệng càu nhàu những lời xấc láo.

– Các người có thực sự tin thần thánh không hả? Có thực sự kông? Năm nay mới thế chứ gì? Bỏ tiền vào đấy, chắp tay lạy, liệu có linh nghiệm không?

Vào những lúc như thế, Kyoichy thường khẽ mỉm cười và im lặng, nhưng cái im lặng đó rất tự nhiên, rất thực. Tugumi biết rất rõ nên tự tung tự tác đến mức độ trước mặt cậu. Tugumi bao giờ cũng rất giỏi trong việc dẫn dụ lôi kéo những người như thế, có lẽ bởi vì điều đó cực kì cần thiết đối với nó.

Bên trong đền thờ Thần đạo đông kín người, mọi người xếp hàng đến tận cầu thang. Tiếng lắc chuông và tiếng ném những đồng tiền cúng vang lên không ngớt, hàng người xếp hàng cứ dần tắc lại. Trong khi lề rề tiến gần đến trước thần thánh như thế, có vài bận những người khác chen vào hàng, đi qua trước mắt chúng tôi đang nói chuyện phiếm. Trong hàng nguời chật chội, việc đó chẳng ra sao cả. Rồi một lúc, có một thằng con trai chen ngang qua như thể thình lình đẩy mạnh Kyoichy và Tugumi.Đó là một thằng trông nhếch nhác kiểu côn đồ, theo sau là hai ba đứa bạn giống thế.

Đó quả không phải là một cách di chuyển ngang qua dễ chịu gì nên chúng đều cảm thấy bực tức. Nhưng phản ứng của Kyoichy không dễ dãi đến thế, cậu ấy thình lình rút ra một chiếc guốc gỗ đang đi, từ đằng sau, gõ vào đầu của thằng đứng trước mạnh đến nỗi phát ra cả tiếng “cốp”.

Sửng sốt.

Gã con trai hét lên “oái” rồi ôm đầu nhìn Kyoichi. Con mắt kinh ngạc rồi hốt hoảng bỏ chạy vao trong bóng tối. Tiếp đó, những kẻ đi cùng cũng xô đẩy mọi người , 3 chân 4 cẳng xuống cầu thang hẹp.

Tiếng ồn ào của đám đông xung quanh chứng kiến mọi chuyện từ đầu đến cuối đột nhiên ngừng bặt chỉ trong vài giây cho đến khi lũ con trai kia biến mất. Ngay lập tức, mọi người lại hướng lên phía trước hàng và tiếng rì rầm nổi lên.

Chỉ có chúng tôi là vẫn còn sửng sốt.

Tugumi khơi mào.

– Này, cái thằng đó, ai cho nó cứ chen ngang qua bọn mình… Tao ấy à, bây giờ thì tha cho nó đấy.

Tôi và Yoko phì cười khi nghe những lời đó, còn Kyoichi nói:

– Kô phải thế đâu.

Khuôn mặt nhìn nghiêng được chiếu sáng sầm lại, chỉ có giọng nói là nghiêm túc. Tuy nhiên, ngay tức khắc cậu ta rạng rỡ trở lại.

– Tớ đã bị cái bọn lúc nãy đánh, đây này.

Cậu chỉ vào quầng thâm dưới mắt.

– Bọn nó đã đánh tớ tới tấp ở 1 chỗ tối nên mãi tớ mới chỉ nhớ được có 1 đứa, nhưng chắc chắn là cái thằng vừa rồi.

– Tại sao lại thế?- tôi hỏi.

– Ở đất này, bố tớ bị tiếng xấu. Cậu biết đấy, khách sạn nhà tớ còn thu mua đất đai. Mà, tự dưng có 1 người lạ xây 1 cái khách sạn to đùng, thu hút hết khách du lịch thì chắc kô thể tốt rồi. Có lẽ bây giờ sự chỉ trích mạnh mẽ đây. Cả bố mẹ và tớ đều hiểu rõ điều đó. Chắc ở đây khoảng 10 năm thì sẽ quen thôi.

– Kyoichi chẳng can hệ gì mà.- tôi nói. Nhưng dù nói vậy, tôi thầm nghĩ có lẽ trong con người này ẩn giấu 1 điều gì đó khiến cho người khác ghen tức. Luôn đi cùng với 1 con chó cưng, sống 1 mình ở nhà trọ, hàng ngày ngắm nghía cái thị trấn mà mình sẽ sống, ngay lập tức có được người con gái được cho là xinh đẹp nhất vùng. Cái khách sạn vĩ đại sắp xây xong trong tương lai cũng sẽ là của cậu ta. Trên thế gian có tồn tại loại người chỉ ghen ghét những người như thế. Có lẽ là như vậy.

– Kô sao đâu.- Yoko nói.- Chúng tớ kô phải sẽ đi khỏi nơi này ngay đâu. Mẹ mình rất quý Kyoichi, có lần bà nói với bố rằng nếu trong tương lai những đứa như thằng bé này đến đây thì vùng này dần dần sẽ tốt lên. Còn nữa, những người trong gia đình Nakayama mà Kyoichi ở trọ chắc cũng biết xuất thân của Kyoichi và Kengoro đó sao. Kyoichi cũng giúp việc cho nhà trọ nữa mà. Trong 1 mùa hè mà có từng ấy người bạn, sẽ ổn thôi. Cứ sống rồi khắc thành người ở đây.

Khi nói những điều này, Yoko kô nói rành mạch nhưng nghiêm túc đến phát sợ, có những chỗ khiến người ta phải bật khóc. Kyoichi chỉ nói: “Uh, đúng vậy,” còn tôi im lặng gật đầu. Tugumi từ đầu tới cuối kô nói gì, chỉ nhìn ra phía trước nhưng tôi biết cái lưng nhỏ nhắn thắt đai lưng đỏ đang chăm chú lắng nghe.

Cuối cùng đã đến lượt. Chúng tôi rung chuông và chắp tay cầu nguyện.

Cho đến lễ hội pháo hoa vẫn còn thời gian nên Tugumi nói muốn đến chơi với Kengoro và tất cả chúng tôi cùng đến nhà trọ nơi Kyoichi nghỉ trọ. Chỗ đó gần biển, nếu bắn pháo hoa thì ngay lập tức chúng tôi có thể chạy ra bãi biển.

Kengoro bị buộc ở trong vườn, vừa nhìn thấy Kyoichi nó nhẩy cẫng lên vui sướng. Tugumi lại gần, kô để ý đến gấu áo của chiếc yukata đã chạm xuống đất, nói: ‘Oa, Kengoro đây rồi!’ và đùa với nó.

Nhìn thấy cảnh tượng đó, Yoko xúc động nói:

– Tugumi từng yêu chó lắm đấy!

– Thế mà chẳng ai biết cả.- tôi cười nói. Tugumi vẻ khó chịu ngoảnh mặt lại nói: ‘ Vì chó kô bao giờ phản bội cả.’

– A, tớ hiểu điều đó.- Kyoichi nói.- Mỗi khi vuốt ve bụng Kengoro, tớ thỉnh thoảng hay nghĩ tới điều đó. Nó là con chó con nên có lẽ cho đến chết, nó sẽ suốt đời ăn cơm từ bàn tay của tớ, sẽ luôn ở bên tớ. Điều đó thật tuyệt phải kô? Vô tâm nhưng ít ra nó là điều khó có ở con người.

– Kô phản bội á?- tôi hỏi

– Con người dù thế nào cũng sẽ lần lượt gặp những thứ mới mẻ và dần thay đổi. Dù thế nào cũng sẽ quên lãng hay vứt đi nhiều thứ. Có lẽ bởi vì con người có quá nhiều việc để làm.

– À, hóa ra là như vậy.- tôi nói

– Là như vậy đấy,- Tiếp tục ngắt lời Kyoichi, Tugumi nói.

Trong khu vườn nhà trọ, có rất nhiều chậu hoa được chăm sóc cẩn thận. Có ánh đèn sáng nơi cửa sổ, ở chỗ cửa ra vào kô ngớt vang lên tiếng ồn ào và tiếng guốc gỗ qua lại của những người đi chơi hội.

– Hôm nay sao đẹp quá!

Yoko ngẩng lên nhìn bầu trời. Xung quanh dải ngân hà nhờ nhờ sáng, ánh sáng của hằng hà sa số những vì sao dày đặc đan xen vào nhau như loang ra, rải khắp bầu trời.

– Kyoichi đang ở trong vườn đấy à?

Chúng tôi nhìn ra phía cửa có giọng nói vang lên, đó là nhà bếp. 1 cô chăc slaf người làm trong nhà trọ ló mặt qua khung cửa sổ.

– Vâng ạ! – Kyoichi trả lời như 1 cậu thiếu niên.

– Có cả bạn nữa hả? cô nghe thấy có tiếng người mà!- cô hỏi.

– Vâng ạ!, có 3 người.

– Thế thì mọi người ăn cái này đi!- Nói rồi cô chìa ra 1 đĩa thủy tinh lớn có nhiều miếng dưa hấu được cắt nhỏ.

– Cháu cảm ơn cô ạ.- Kyoichi cầm lấy.

– Đừng ở chỗ tối như thế, ra phòng khách mà ăn!

– Dạ, kô sao đâu ạ. Cháu cảm ơn cô.- Kyoichi tươi cười. Khi chúng tôi cúi đầu nói “Xin phép cô”, cô cười bảo:

– Kô có gì, cậu ấy luôn giúp cô việc này việc kia mà. Dù là con của chủ khách sạn ta cũng kô để ý. Thằng bé này được nhiều người quý lắm đấy. Này cậu, khách sạn có xây xong thì cũng cố gắng đều đặn gửi khách về nhà này nhé! Trong 3 số điện thoại đặt phòng, nhớ giữ lại 1 số: “xin lỗi quý khách, khách sạn chúng tôi đã kín chỗ. Chúng tôi xin giới thiệu quý khách đến nhà nghỉ Nakahama” nhé!

– Vâng ạ, cháu biết rồi.- Kyoichi nói. Người phụ nữ cười và đóng cửa sổ lại.

– Anh là loại người được mấy bà thích đấy nhỉ!- ngay khi vừa lấy miếng dưa hấu , Tugumi nói.

– Nói gì thế? Kô có cách nói khác à?- Yoko tiếp nhưng Tugumi vẻ như kô biết, vừa để mặc mồ hôi chảy vừa ăn dưa hấu.

– Cậu giúp nhiều việc đến thế cơ à?-tôi hỏi. Tôi chưa bao giờ nghe thấy việc khách trọ giúp làm công việc ở nhà nghỉ.

– Ừ, tớ cũng chẳng có việc gì khác để làm nên làm giúp thôi. ở đây hình như thiếu người nên buổi sáng và tối rất bận rộn. Đổi lại, con chó được ở đây và được cho thức ăn.- Kyoichi cười nói. Tôi cảm thấy đúng như lời của dì Masako nói,dù chúng tôi có ra đi nhưng nếu có người này ở lại đây thì mọi chuyện sẽ tốt đẹp.

Dưa hấu mọng nước, ngọt dịu. Trong bóng tối, chúng tôi ngồi xổm ăn hết miếng dưa này đến miếng dưa khác. Nước từ vòi rửa tay mát lạnh, chảy thành dòng sông nhỏ trên nền đất tối. Kengoro lúc đầu nhìn chúng tôi ăn vẻ ghen tị nhưng rồi ngay sau đó, nó lặng lẽ đặt thân hình nhỏ nhắn lên đám cỏ, mắt nhắm lại.

Chúng tôi đã quan sát rất nhiều thứ và lớn lên. Rồi dần dần thay đổi theo từng giây phút. Tiến lên phía trước trong lúc nghiền ngẫm và thấu hiểu những điều đó theo nhiều cách khác nhau. Dù vậy, nếu có 1 thứ mà chúng tôi muốn lưu giữ lại thì đó chính là buổi tối ngày hôm nay. Ở đó ngập tràn thứ hạnh phúc nhỏ bé, lặng yên, tưởng chừng như kô cần biết thêm bất cứ điều gì khác.

Mùa hè năm nay thật tuyệt vời nhỉ?- Kyoichi nói. Dường như định đáp lại, Tugumi nói: “Dưa hấu cũng ngon tuyệt nhỉ?”

Ngay sau đó, 1 tiếng nổ lớn vang trên bầu trời và những tiếng hoan hô rộ lên.

– Pháo hoa kìa!- Tugumi mắt sáng lấp lánh đứng vụt dậy. Ngẩng lên là những bông pháo hoa to hiện ra sau những tòa nhà rồi nở bung ra. Chúng tôi chạy ra bãi biển như muốn đuổi theo những âm thanh đến ngay sau đấy.

Pháo hoa nở trên mặt biển kô có gì cản trở tầm nhìn trông thật lạ lùng,hệt như những vật thể của vũ trụ. Đứng dàn hàng trên bãi biển, chúng tôi hầu như kô nói gì, dán mắt nhìn những bông pháo hoa lần lượt được bắn ra.

Lễ hội mùa hè của thị trấn này được tổ chức khi lượng khách du lịch đi nghỉ hè lên đến đỉnh điểm. Đây là lễ hội mang lại niềm vui cho hầu hết người dân ở nơi đây. Nó được tổ chức chủ yếu ở ngôi đền thờ Thần đạo lớn trên núi, còn ở quảng trường là những dãy hàng quán bán trong ngày hội lễ, sân khấu múa Bon và hát múa cúng tế được dựng lên. Ở bờ biển cũng tiến hành 1 lễ hội pháo hoa hoành tráng.

Khi cả thị trấn hối hả chuẩn bị cho lễ hội, đột nhiên tôi nhận thấy mùa thu bắt đầu len lỏi tới mỗi ngày. Mặc dù nắng vẫn còn gay gắt nhưng gió biển đã dịu đi và cát trở nên mát hơn. Mưa mang theo mùi mây ngột ngạt, lặng lẽ hắt vào những con thuyền đang xếp thành dãy bên bờ biển. Tôi biết rõ rằng mùa hè đang trôi qua.

Vào 1 ngày khi lễ hội đang tới gần, có lẽ do chơi bời hăng quá, tôi đột nhiên sốt, nằm bê bết. Ngẫu nhiên, Tugumi cũng ốm liệt giường, thế là Yoko cứ như 1 nữ y tá chạy qua chạy lại giữa phòng của tôi và Tugumi, hết mang gối mát lại mang cháo. Và Yoko cứ nói đi nói lại: “Đến lễ hội là phải khỏe đấy.”

Tôi hầu như kô sốt bao giờ nên khi biết mình bị sốt trên 38 độ, tôi thấy chóng mặt. Cứ thế, người nóng đỏ và chỉ có ngủ.

Lúc xế chiều, Tugumi đột ngột mở cửa vào phòng tôi mà chẳng nói năng gì như mọi lần. Ngoài cửa sổ là 1 sắc đỏ trải tận tới phía bên kia bầu trời, trông rất đáng sợ, tôi đăm đăm nhìn nó. Toàn thân nhức mỏi nên tôi thấy khó chịu nếu phải nói chuyện với Tugumi, vì vậy tôi kô quay đầu lại, cứ nhìn ra ngoài.

– Mày vẫn sốt à?

Vừa hỏi, Tugumi vừa lấy chân đá vào người tôi. Cực chẳng đã, tôi xoay người lại, nhìn nó. Trông nó khỏe khoắn trong bộ pajama màu nước biển sáng và tóc buộc lại.

– Có thật là mày bị sốt kô?- tôi hỏi

– Nhiệt độ như thế này, đối với tao là thường. Tugumi cười nói và siết chặt bàn tay để bên ngoài chăn của tôi.

– Cũng gần bằng tao.

Khi sốt, tay của Tugumi thường nóng đến kinh ngạc nhưng quả nhiên, lần này tôi kô cảm thấy thế.

– Tugumi quen với sốt rồi nhỉ!

Phải chăng nó lúc nào cũng sống trong trạng thái như thế này, tôi chợt nghĩ rồi cảm thấy thương thương. Khi sốt, thế giới hiện lên mạnh mẽ. Cơ thể càng nặng thì tâm hồn càng bay bổng nhẹ nhàng và cứ tập trung nghĩ đi nghĩ lại những điều ngày thường kô nghĩ đến.

– Ừ. Nhưng vì tao thể lực kém nên kiệt sức ngay.

Tugumi nói, đầu nghiêng nghiêng bên chỗ chiếc gối của tôi.

– Dường như mày có sức mạnh tinh thần nhiều hơn người bình thường nhỉ!- tôi cười

– Mày muốn nói tao sống chỉ bằng sức mạnh tinh thần chứ gì?- Tugumi cũng cười theo.

Vào mùa hè năm đó, Tugumi đẹp tuyệt vời. Kô biết bao lần được người ta kinh ngạc, ngưỡng mộ. Hơn thế, gương mặt cười vui vẻ trông cao quý, thanh khiết như thể làn mây mờ trên đỉnh núi.

– Những lúc sốt ấy mà, trông mọi thứ sẽ rất lạ phải kô? Vui lắm đấy.

Tugumi dịu dàng lạ lùng, nheo mắt nói với tôi. Dáng điệu đó giống như 1 con thú nhỏ bé vui mừng vì tìm được bạn.

– Ừ, cái gì trông cũng tươi mới.- tôi nói

– Nếu hay sốt như tao thì có lẽ sẽ phải đi đi về về suốt giữa cảnh tượng đó với hiện thực. Chẳng thể biết đâu là thế giới thực và rồi đời người sẽ trôi qua hơi bị nhanh đấy.

– Thế nên mày lúc nào cũng ngà ngà như say rượu đúng kô?

– Đúng thế.- Tugumi cười, đứng dậy rồi đột ngột ra khỏi phòng. Bóng dáng Tugumi từ phía sau in dấu trong tâm tưởng tôi rõ mồn một như 1 dư ảnh.

Đến tận buổi tối diễn ra lễ hội, 2 chúng tôi mới hoàn toàn khỏe lại. 4 chúng tôi sẽ đi chơi lễ hội .Tugumi, Kyoichi, tôi và Yoko. Tugumi hào hứng nói sẽ kể cho Kyoichi về lễ hội của thị trấn này.

Chuyện 3 chị em mặc yukata cho nhau đã cách đây 1 năm. Mỗi người dù có thể thắt đai lưng cho người khác nhưng kô thể tự thắt cho mình. Trên chiếc chiếu rộng trong nhà Yamamoto, chúng tôi để chiếc đai lưng bóng láng, mềm mại màu đỏ và hồng trải rộng trên nền xanh nước biển của chiếc yukata có những hình hoa to màu trắng. Tôi thắt cho Tugumi chiếc đai lưng màu đỏ. Lúc đó, tôi cảm nhận rất rõ Tugumi gầy như thế nào. Cảm giác như thể kô biết buộc ở đâu , như thể trong tay tôi chỉ còn có mỗi cái đai lưng trơ khấc, nhẹ bỗng. Trong thoáng chốc tôi sửng sốt.

Thay quần áo xong, chúng tôi xuống dưới nhà xem TV thì Kyoichi đến đón. Cậu ta mặc quần áo như thường ngày nhưng khi Kyoichi trách: “Cái này thì khác!” và cho chúng tôi thấy đôi guốc gỗ đi ở chân. Đôi chân trần to đùng trông có vẻ rất mùa hè. Tugumi vẫn như mọi khi kô hề tỏ vẻ xúng xính trong bộ yukata, cánh tay trắng trẻo nắm lấy tay Kyoichi, vừa lắc vừa hối thúc như trẻ con: “Đi nhanh lên thôi, còn xem hàng quán đêm trước khi có pháo hoa .” Bộ dạng nó có gì đó rất đáng yêu.

– Này!Kyoichi, chỗ đó làm sao thế?- chúng tôi hoàn toàn kô chú ý cho đến khi Yoko nói ra. Phía dưới mắt của Kyoichi lúc này đứng trong góc tối ở cửa ra vào nổi lên 1 vết thâm đã nhạt bớt.

– Bố em biết việc anh qua lại với em nên anh đã bị đánh à?- Tugumi nói.

– Đúng thế đấy.- Kyoichi cười khổ sở.

– Thật kô?- tôi hỏi.

– Đùa đấy. Kô biết đâu. Thứ nhất, có lẽ bố mình kô thể có tình yêu to lớn đến thế đâu.- Tugumi vừa cười vừa nói vẻ buồn rầu nên chúng tôi kô hỏi thêm nữa và ra khỏi nhà.

Ngẩng đầu nhìn dải thiên hà nhờ nhờ sáng trên bầu trời, chúng tôi đi xuyên qua các ngõ phố và bãi biển. Âm thanh của điệu múa Bon phát ra từ loa phóng thanh theo gió bay tới mọi nơi trong thị trấn. Biển trông đen và dậy sóng hơn mọi khi, có lẽ là do biển được chiếu sáng bơi những dãy đèn *g sáng rực xếp dọc bờ cát. Mọi người chầm chậm chầm chậm đi trong mà đêm như thể nuối tiếc mùa hè. Ở bất kì ngõ phố nào cũng đầy ắp người, dường như trong tối hôm nay tất cả mọi người trong thị trấn đều đổ ra ngoài đường.

Chúng tôi gặp 1 vài người bạn cũ.

Những người bạn thời tiểu học, cấp 2, cấp 3. Tất cả trông đều ra dáng người lớn, dù giáp mặt nhau nhưng vẫn cảm thấy như người trong mơ, hiện lên khi nhìn qua khe hở của kí ức hỗn loạn. Mỉm cười, nắm tay, nói vài lời ngắn ngủi rồi đi qua nhau. Tiếng sáo, những chiếc quạt tròn, phong cảnh lộng gió biển cứ chầm chậm phản chiếu trong đêm, trôi qua như những chiếc đèn.

Nếu kô phải vào dịp lễ hội thì kô thể nhớ lại được kô khí của đêm lễ hội. Dù chỉ thiếu đi 1 cái gì đó rất nhỏ nhặt thì cũng kô thể nhớ lại cái hình ảnh toàn vẹn và “cái cảm giác này”. Giờ này năm sau tôi có lại đến đây kô? Hay đang ở dưới bầu trời Tokyo, ngậm ngùi nhớ tới 1 lễ hôị kô vẹn tòan trong lòng?

Vừa nhìn quanh những dãy quán đêm, tôi chợt nghĩ như thế.

Khi đứng trong hàng dài để viếng thăm tòa nhà chính điện, có một sự kiện nhỏ đã xảy ra.

Tugumi khó chịu với việc xếp hàng, cứ chực nhảy ra còm tôi và Yoko một mực thuyết phục.

– Dù thế nào cũng không được rời khỏi đây.

Tugumi buộc phải xếp hàng nhưng cứ luôn miệng càu nhàu những lời xấc láo.

– Các người có thực sự tin thần thánh không hả? Có thực sự kông? Năm nay mới thế chứ gì? Bỏ tiền vào đấy, chắp tay lạy, liệu có linh nghiệm không?

Vào những lúc như thế, Kyoichy thường khẽ mỉm cười và im lặng, nhưng cái im lặng đó rất tự nhiên, rất thực. Tugumi biết rất rõ nên tự tung tự tác đến mức độ trước mặt cậu. Tugumi bao giờ cũng rất giỏi trong việc dẫn dụ lôi kéo những người như thế, có lẽ bởi vì điều đó cực kì cần thiết đối với nó.

Bên trong đền thờ Thần đạo đông kín người, mọi người xếp hàng đến tận cầu thang. Tiếng lắc chuông và tiếng ném những đồng tiền cúng vang lên không ngớt, hàng người xếp hàng cứ dần tắc lại. Trong khi lề rề tiến gần đến trước thần thánh như thế, có vài bận những người khác chen vào hàng, đi qua trước mắt chúng tôi đang nói chuyện phiếm. Trong hàng nguời chật chội, việc đó chẳng ra sao cả. Rồi một lúc, có một thằng con trai chen ngang qua như thể thình lình đẩy mạnh Kyoichy và Tugumi.Đó là một thằng trông nhếch nhác kiểu côn đồ, theo sau là hai ba đứa bạn giống thế.

Đó quả không phải là một cách di chuyển ngang qua dễ chịu gì nên chúng đều cảm thấy bực tức. Nhưng phản ứng của Kyoichy không dễ dãi đến thế, cậu ấy thình lình rút ra một chiếc guốc gỗ đang đi, từ đằng sau, gõ vào đầu của thằng đứng trước mạnh đến nỗi phát ra cả tiếng “cốp”.

Sửng sốt.

Gã con trai hét lên “oái” rồi ôm đầu nhìn Kyoichi. Con mắt kinh ngạc rồi hốt hoảng bỏ chạy vao trong bóng tối. Tiếp đó, những kẻ đi cùng cũng xô đẩy mọi người , 3 chân 4 cẳng xuống cầu thang hẹp.

Tiếng ồn ào của đám đông xung quanh chứng kiến mọi chuyện từ đầu đến cuối đột nhiên ngừng bặt chỉ trong vài giây cho đến khi lũ con trai kia biến mất. Ngay lập tức, mọi người lại hướng lên phía trước hàng và tiếng rì rầm nổi lên.

Chỉ có chúng tôi là vẫn còn sửng sốt.

Tugumi khơi mào.

– Này, cái thằng đó, ai cho nó cứ chen ngang qua bọn mình… Tao ấy à, bây giờ thì tha cho nó đấy.

Tôi và Yoko phì cười khi nghe những lời đó, còn Kyoichi nói:

– Kô phải thế đâu.

Khuôn mặt nhìn nghiêng được chiếu sáng sầm lại, chỉ có giọng nói là nghiêm túc. Tuy nhiên, ngay tức khắc cậu ta rạng rỡ trở lại.

– Tớ đã bị cái bọn lúc nãy đánh, đây này.

Cậu chỉ vào quầng thâm dưới mắt.

– Bọn nó đã đánh tớ tới tấp ở 1 chỗ tối nên mãi tớ mới chỉ nhớ được có 1 đứa, nhưng chắc chắn là cái thằng vừa rồi.

– Tại sao lại thế?- tôi hỏi.

– Ở đất này, bố tớ bị tiếng xấu. Cậu biết đấy, khách sạn nhà tớ còn thu mua đất đai. Mà, tự dưng có 1 người lạ xây 1 cái khách sạn to đùng, thu hút hết khách du lịch thì chắc kô thể tốt rồi. Có lẽ bây giờ sự chỉ trích mạnh mẽ đây. Cả bố mẹ và tớ đều hiểu rõ điều đó. Chắc ở đây khoảng 10 năm thì sẽ quen thôi.

– Kyoichi chẳng can hệ gì mà.- tôi nói. Nhưng dù nói vậy, tôi thầm nghĩ có lẽ trong con người này ẩn giấu 1 điều gì đó khiến cho người khác ghen tức. Luôn đi cùng với 1 con chó cưng, sống 1 mình ở nhà trọ, hàng ngày ngắm nghía cái thị trấn mà mình sẽ sống, ngay lập tức có được người con gái được cho là xinh đẹp nhất vùng. Cái khách sạn vĩ đại sắp xây xong trong tương lai cũng sẽ là của cậu ta. Trên thế gian có tồn tại loại người chỉ ghen ghét những người như thế. Có lẽ là như vậy.

– Kô sao đâu.- Yoko nói.- Chúng tớ kô phải sẽ đi khỏi nơi này ngay đâu. Mẹ mình rất quý Kyoichi, có lần bà nói với bố rằng nếu trong tương lai những đứa như thằng bé này đến đây thì vùng này dần dần sẽ tốt lên. Còn nữa, những người trong gia đình Nakayama mà Kyoichi ở trọ chắc cũng biết xuất thân của Kyoichi và Kengoro đó sao. Kyoichi cũng giúp việc cho nhà trọ nữa mà. Trong 1 mùa hè mà có từng ấy người bạn, sẽ ổn thôi. Cứ sống rồi khắc thành người ở đây.

Khi nói những điều này, Yoko kô nói rành mạch nhưng nghiêm túc đến phát sợ, có những chỗ khiến người ta phải bật khóc. Kyoichi chỉ nói: “Uh, đúng vậy,” còn tôi im lặng gật đầu. Tugumi từ đầu tới cuối kô nói gì, chỉ nhìn ra phía trước nhưng tôi biết cái lưng nhỏ nhắn thắt đai lưng đỏ đang chăm chú lắng nghe.

Cuối cùng đã đến lượt. Chúng tôi rung chuông và chắp tay cầu nguyện.

Cho đến lễ hội pháo hoa vẫn còn thời gian nên Tugumi nói muốn đến chơi với Kengoro và tất cả chúng tôi cùng đến nhà trọ nơi Kyoichi nghỉ trọ. Chỗ đó gần biển, nếu bắn pháo hoa thì ngay lập tức chúng tôi có thể chạy ra bãi biển.

Kengoro bị buộc ở trong vườn, vừa nhìn thấy Kyoichi nó nhẩy cẫng lên vui sướng. Tugumi lại gần, kô để ý đến gấu áo của chiếc yukata đã chạm xuống đất, nói: ‘Oa, Kengoro đây rồi!’ và đùa với nó.

Nhìn thấy cảnh tượng đó, Yoko xúc động nói:

– Tugumi từng yêu chó lắm đấy!

– Thế mà chẳng ai biết cả.- tôi cười nói. Tugumi vẻ khó chịu ngoảnh mặt lại nói: ‘ Vì chó kô bao giờ phản bội cả.’

– A, tớ hiểu điều đó.- Kyoichi nói.- Mỗi khi vuốt ve bụng Kengoro, tớ thỉnh thoảng hay nghĩ tới điều đó. Nó là con chó con nên có lẽ cho đến chết, nó sẽ suốt đời ăn cơm từ bàn tay của tớ, sẽ luôn ở bên tớ. Điều đó thật tuyệt phải kô? Vô tâm nhưng ít ra nó là điều khó có ở con người.

– Kô phản bội á?- tôi hỏi

– Con người dù thế nào cũng sẽ lần lượt gặp những thứ mới mẻ và dần thay đổi. Dù thế nào cũng sẽ quên lãng hay vứt đi nhiều thứ. Có lẽ bởi vì con người có quá nhiều việc để làm.

– À, hóa ra là như vậy.- tôi nói

– Là như vậy đấy,- Tiếp tục ngắt lời Kyoichi, Tugumi nói.

Trong khu vườn nhà trọ, có rất nhiều chậu hoa được chăm sóc cẩn thận. Có ánh đèn sáng nơi cửa sổ, ở chỗ cửa ra vào kô ngớt vang lên tiếng ồn ào và tiếng guốc gỗ qua lại của những người đi chơi hội.

– Hôm nay sao đẹp quá!

Yoko ngẩng lên nhìn bầu trời. Xung quanh dải ngân hà nhờ nhờ sáng, ánh sáng của hằng hà sa số những vì sao dày đặc đan xen vào nhau như loang ra, rải khắp bầu trời.

– Kyoichi đang ở trong vườn đấy à?

Chúng tôi nhìn ra phía cửa có giọng nói vang lên, đó là nhà bếp. 1 cô chăc slaf người làm trong nhà trọ ló mặt qua khung cửa sổ.

– Vâng ạ! – Kyoichi trả lời như 1 cậu thiếu niên.

– Có cả bạn nữa hả? cô nghe thấy có tiếng người mà!- cô hỏi.

– Vâng ạ!, có 3 người.

– Thế thì mọi người ăn cái này đi!- Nói rồi cô chìa ra 1 đĩa thủy tinh lớn có nhiều miếng dưa hấu được cắt nhỏ.

– Cháu cảm ơn cô ạ.- Kyoichi cầm lấy.

– Đừng ở chỗ tối như thế, ra phòng khách mà ăn!

– Dạ, kô sao đâu ạ. Cháu cảm ơn cô.- Kyoichi tươi cười. Khi chúng tôi cúi đầu nói “Xin phép cô”, cô cười bảo:

– Kô có gì, cậu ấy luôn giúp cô việc này việc kia mà. Dù là con của chủ khách sạn ta cũng kô để ý. Thằng bé này được nhiều người quý lắm đấy. Này cậu, khách sạn có xây xong thì cũng cố gắng đều đặn gửi khách về nhà này nhé! Trong 3 số điện thoại đặt phòng, nhớ giữ lại 1 số: “xin lỗi quý khách, khách sạn chúng tôi đã kín chỗ. Chúng tôi xin giới thiệu quý khách đến nhà nghỉ Nakahama” nhé!

– Vâng ạ, cháu biết rồi.- Kyoichi nói. Người phụ nữ cười và đóng cửa sổ lại.

– Anh là loại người được mấy bà thích đấy nhỉ!- ngay khi vừa lấy miếng dưa hấu , Tugumi nói.

– Nói gì thế? Kô có cách nói khác à?- Yoko tiếp nhưng Tugumi vẻ như kô biết, vừa để mặc mồ hôi chảy vừa ăn dưa hấu.

– Cậu giúp nhiều việc đến thế cơ à?-tôi hỏi. Tôi chưa bao giờ nghe thấy việc khách trọ giúp làm công việc ở nhà nghỉ.

– Ừ, tớ cũng chẳng có việc gì khác để làm nên làm giúp thôi. ở đây hình như thiếu người nên buổi sáng và tối rất bận rộn. Đổi lại, con chó được ở đây và được cho thức ăn.- Kyoichi cười nói. Tôi cảm thấy đúng như lời của dì Masako nói,dù chúng tôi có ra đi nhưng nếu có người này ở lại đây thì mọi chuyện sẽ tốt đẹp.

Dưa hấu mọng nước, ngọt dịu. Trong bóng tối, chúng tôi ngồi xổm ăn hết miếng dưa này đến miếng dưa khác. Nước từ vòi rửa tay mát lạnh, chảy thành dòng sông nhỏ trên nền đất tối. Kengoro lúc đầu nhìn chúng tôi ăn vẻ ghen tị nhưng rồi ngay sau đó, nó lặng lẽ đặt thân hình nhỏ nhắn lên đám cỏ, mắt nhắm lại.

Chúng tôi đã quan sát rất nhiều thứ và lớn lên. Rồi dần dần thay đổi theo từng giây phút. Tiến lên phía trước trong lúc nghiền ngẫm và thấu hiểu những điều đó theo nhiều cách khác nhau. Dù vậy, nếu có 1 thứ mà chúng tôi muốn lưu giữ lại thì đó chính là buổi tối ngày hôm nay. Ở đó ngập tràn thứ hạnh phúc nhỏ bé, lặng yên, tưởng chừng như kô cần biết thêm bất cứ điều gì khác.

Mùa hè năm nay thật tuyệt vời nhỉ?- Kyoichi nói. Dường như định đáp lại, Tugumi nói: “Dưa hấu cũng ngon tuyệt nhỉ?”

Ngay sau đó, 1 tiếng nổ lớn vang trên bầu trời và những tiếng hoan hô rộ lên.

– Pháo hoa kìa!- Tugumi mắt sáng lấp lánh đứng vụt dậy. Ngẩng lên là những bông pháo hoa to hiện ra sau những tòa nhà rồi nở bung ra. Chúng tôi chạy ra bãi biển như muốn đuổi theo những âm thanh đến ngay sau đấy.

Pháo hoa nở trên mặt biển kô có gì cản trở tầm nhìn trông thật lạ lùng,hệt như những vật thể của vũ trụ. Đứng dàn hàng trên bãi biển, chúng tôi hầu như kô nói gì, dán mắt nhìn những bông pháo hoa lần lượt được bắn ra.

Bình luận
2880
× sticky