Ba ngày sau, Phong vẫn chưa trở lại.
Lúc đầu Hà Ni chỉ hơi lo thôi, nhưng sang ngày thứ ba thì cô không thể nào chịu nổi nữa. Cô tự nhủ với lòng là rõ tàng chàng khách lạ kia đã chính thức ngự trị trong con tim mình. Nó không như Tuấn, nhà nhiếp ảnh giang hồ trước đây, lần đó Hà Ni mới chỉ có cảm tình với anh ta, lâu lâu không thấy anh ta ghé thì nhớ nhớ, mong mong chứ không bồn chồn lo lắng như lần này với Phong.
Sáng sớm ngày thứ tư thì Hà Ni chủ động đi tìm anh lái xe thồ tên Tư Lương và đề nghị:
– Anh đưa giùm tôi tới đèo Đầu Voi và trở về đây kịp bán bữa trưa. Tư Lương đoán biết ngay mục đích của cô, nên nhận lời ngay:
– Tôi sẽ chở cô đi, nhưng chỉ tới phía bên này dốc thôi, tôi không chạy qua bên kia.
Hà Ni thật sự chưa từng đi qua con đường quốc lộ 27 này, nên gật đầu:
– Chỉ cần anh đưa tới đó thôi, để tôi…
– Cô đi tìm anh chàng bữa trước phải không? Hà Ni không muốn giấu:
– Anh ấy đi đã ba ngày rồi không thấy về. Mà tôi cung quên hỏi anh: người
đưa anh Phong đi hôm đó đâu rồi?
Tư Lương giật mình:
– Mấy hôm nay bận công chuyện nên tôi cũng quên hỏi nó xem hôm đó đưa cậu kia đi ra sao. Vậy cô lên xe đi, tôi chở đi tìm anh ta hỏi, rồi mình liệu mà đi tìm luôn.
Chạy một vòng chỗ các tay xe thồ hay đậu xe đợi khách, không tìm thấy Ba Long, Tư Lương ngạc nhiên bảo:
– Thằng này siêng lắm, ít khi bỏ cữ chạy xe, vậy mà hôm nay không thấy! Anh ta hỏi một tay quen thì được trả lời:
– Nghe nói Ba Long đưa khách đi Bảo Lộc mấy hôm rồi chưa về, vợ con nó
đan lo sốt vó ở nhà!
Hà Ni hốt hoảng:
– Có chuyện gì hay sao vậy?
Tư Lương cũng cuống lên, anh ta không đợi Hà Ni bảo cũng chạy thẳng tới nhà Ba Long. Vợ anh này vừa trông thấy Lương đã oà lên khóc:
– Anh có biết nhà tôi đi đâu không? Hà Ni vụt hỏi:
– Mấy hôm nay anh ấy không về hay sao?
Thấy Hà Ni, vợ Ba Long ngạc nhiên, Tư Lương phải giới thiệu:
– Đây là cô Hà Ni, chủ quán cà phê ở dốc 30, mấy bữa trước cô ấy có nhờ Ba Long đưa giùm bạn của cô ấy đi đèo Đầu Voi, tới hôm nay bạn cô ấy cũng chưa trở về.
Vợ Ba Long càng hốt hoảng:
– Vậy nguy to rồi! Sao mấy hôm nay anh không nói cho tôi biết để đi tìm! Chị giục đứa con lớn:
– Chở má tới chỗ đó ngay!
Hai chiếc xe phóng như bay tới đèo Đầu Voi. Hà Ni luống cuống không thua gì vợ Ba Long. Khi vừa tới nơi, trong lúc mọi người còn đang đứng từ trên cao nhìn xuống vực sâu thì Hà Ni đã đi đại xuống theo một lối mòn, khiến Tư Lương phải la lên:
– Không xuống kiểu đó được đâu!
Anh ta chặn một người qua đường lại hỏi thì người đó chỉ tay xuống vực sâu nói liền:
– Mới có một chiếc xe gắn máy lọt xuống đây cách mấy ngày, rồi sáng nay có người nói ở xóm rẫy phía dưới phát hiện mấy cái xác.
Vợ Ba Long gào lên:
– Trời ơi, ông ơi!
Hà Ni cũng cuống cuồng:
– Mình phải xuống dưới đó mới được!
Cô quên cả hiểm nguy tuôn xuống theo con đường mòn. Tư Lương chưa kịp ngăn lại thì vợ Ba Long cũng chạy theo. Có mấy người khách qua đường nhìn thấy, họ hét lớn:
– Không xuống bằng lối đó được, leo lên rồi đi vòng chỗ kia kìa!
Cũng may là họ chỉ kịp thời, chứ nếu không thì chỉ vài chục bước nữa thôi hai người đã gặp nguy, bởi đó là một vực sâu không có lối xuống, mà bên dưới cách hơn trăm mét là cây cao và đá lởm chởm.
Hơn nửa giờ sau, theo đường được chỉ, họ cung xuống được bên dưới. Đó là một xóm nhà của đồng bào H’Mông. Vừa bước vào ngôi nhà đầu tiên ở cái xóm chừng hơn chục nóc nhà, Hà Ni đã kêu lên khi thấy người đàn ông đang ngồi xếp bằng giữa nhà:
– Kìa, ông là…
Đó là vị khách từng uống cà phê và chỉ đường cho Phong tới tìm nhà bà Dã Quỳ. Ông không ngạc nhiên khi thấy sự xuất hiện của Hà Ni, mà bình thản nói:
– Tôi biết sớm muộn gì cô cũng tới đây! Mà tới là phải và kịp lúc. Cậu ấy chờ cô tới để đưa về.
Một lần nữa Hà Ni kinh ngạc bởi ngay trước mắt cô là Phong đang nằm im như xác chết:
– Kìa, anh ấy có sao không?
Cô ngồi xuống ngay bên cạnh và đưa tay sờ lên ngực, lên mũi Phong, như cử chỉ của một người vợ. Rồi reo Iên:
– Còn thở!
Ông thầy Tàu lên tiếng:
– Tôi tới chậm một bước là cậu ấy mất mạng rồi! Thuận tay, ông chỉ vào túi áo của Phong:
– Cũng may nhờ có vật này.
Hà Ni móc ra đoá hoa Dã Quỳ khô, cô bảo:
– Chính cô gái con bà dã quỳ tặng cho anh ấy.
Ông thầy Tàu gật đầu:
– Ít ra thì bà ấy cũng đã làm được việc ấy. Rồi ông đứng lên, giục:
– Cô nên đưa anh ấy về ngay đi. Có mấy người tôi đã nhờ, họ sẽ giúp cô đưa cậu ấy lên.
Chờ đợi nãy giờ mà không thấy chồng đâu, vợ Ba Long vụt hỏi:
– Chồng tôi đâu?
Không nhìn chị ta, ông thầy Tàu nói:
– Người lái xe thồ đã về nhà từ sáng sớm nay rồi, sao chị còn ở đó? Mau về mà lo cho sức khoẻ anh ta đi. Anh ấy cũng may mắn nên mới thoát nạn. Phải nói là nhờ hồng phúc của cậu Phong đây.
Nghe vậy, chị ta không đợi Hà Ni, đã cùng con trai trở lên ngay, Tư Lương cũng lên theo. Lúc này ông thầy Tàu mới gọi riêng Hà Ni ra ngoài nhà, chỉ tay về phía một ngôi nhà sàn nhỏ nằm đơn độc ở một góc:
– Lúc nãy do có mặt người đàn bà kia nên tôi không tiện nói, còn bây giờ cô không vội đưa cậu Phong về đâu. Cậu ấy còn cần phải lưu lại nơi đây cho đến khi nào giải quyết xong chuyện với người trong ngôi nhà kia.
Hà Ni ngạc nhiên:
– Ai ở trong đó?
– Người mà trước sau gì cô cũng cần phải gặp. Nếu tôi nói đó là tình địch của cô thì cô có tin không?
Hà Ni càng bối rối hơn:
– Từ nào đến giờ tôi chưa có người yêu. Người có thể nói có chút liên hệ tình cảm với tôi thời gian qua là anh chàng nhiếp ảnh sống lang bạt, nhưng đó cũng chỉ là tình bạn không hơn không kém. Tuy nhiên, gần đây thì giữa tôi với anh ta cũng không còn liên hệ gì với nhau nữa. Vả lại anh ấy là người sống độc thân, như vậy làm sao có ai là tình địch của tôi được?
Ông thầy Tàu nghiêm giọng:
– Vậy mà có đó! Lại là tình địch mà nếu không giải quyết xong rắc rối giữa cô với cô ta thì cô sẽ còn khổ dài dài…
Ông nói xong lặng lẽ ngồi xuống ngay bên cạnh Phong, để cho Hà Ni lúng túng:
– Ông chỉ cho tôi bây giờ tôi phải làm sao? Ông ta đáp cộc lốc:
– Cô hãy sang nhà đó gặp người cô cần gặp trước đã.
– Nhưng mà…
Ông thầy Tàu chừng như cố ý không nghe, nên ông nhắm nghiền mắt lại và ngồi bất động mặc cho Hà Ni hỏi gì ông cũng im lặng…
Chẳng còn cách nào hơn. Hà Ni đành phải một mình bước đến ngôi nhà kia. Đầu óc cô hoang mang, chưa biết chuyện gì sẽ xảy ra nên vừa bước đi mà trong lòng lo lắng, sợ hãi..
Tuy nhiên, khi bước hẳn vào bên trong ngôi nhà nhỏ ấy thì Hà Ni ngạc nhiên, bởi bên trong nhà không có ai. Một ngôi nhà trống, chỉ có một số vật dụng mà vừa thoạt nhìn Ni lại càng ngạc nhiên hơn, bởi đó là đồ dùng của phụ nữ, mà là phụ nữ người Kinh!
– Ai ở đây?
Nhìn bộ quần áo màu xanh ngọc còn mới, rất đẹp mắt treo trên vách, bên cạnh đó là chiếc nón vải của người thành thị. Hà Ni đoán chắc nơi này là chỗ ở của một cô gái không phải là cô gái người H’ Mông. Ở một góc phòng còn có một cái rương bằng da còn mới, trên nắp rương có một khung ảnh.
Tò mò, cô bước lại gần và nhìn thấy ảnh một cô gái rất đẹp trong khung hình. Mắt Hà Ni mở tròn xoe khi đọc được dòng chữ viết khá bay bướm dưới góc ảnh: Phong Lan!
– Phong Lan! Người mà Phong đã kể…
Không kiềm chế được, Hà Ni vừa thốt lên thì chợt nghe từ phía sau lưng có người lên tiếng:
– Cô cũng biết tên tôi nữa sao?
Giật mình, Hà Ni quay lại nhìn và sững sờ, bởi người đang đứng trước mặt cô đúng là cô gái trong bức ảnh bán thân kia!
– Cô chưa trả lời câu hỏi của tôi!
Cô ta lặp lại câu hỏi khiến cho Hà Ni lúng túng:
– Tôi… tôi nghe…
– Phong đã kể cho cô nghe chứ gì! Anh ta dám đem chuyện riêng về tôi mà kể với người khác, rõ ràng lòng dạ anh ta không còn gì để nói nữa rồi!
Cô ta giận dỗi, bước đi thật mạnh, nhưng sao mà Ni không nghe động sàn nhà…
Cô còn đang ngạc nhiên thì đã nghe cô ta quát lớn:
– Cô muốn gì mà tới đây?
Cảm giác sợ hãi bỗng dưng biến mất, Hà Ni đáp gọn:
– Để gặp cô!
– Tôi sẽ giết chết bất cứ ai giành người tôi yêu! Tôi chờ và hôm nay cô dẫn xác tới đây tức là tự cô tìm lấy giây phút cuối của đời mình rồi đó!
Hà Ni không còn ngại, nên cô dám nhìn thẳng vào người đang nói chuyện với mình. Tuy nhiên, điều làm cô ngạc nhiên là tuy nghe tiếng nói, nhưng nhìn khắp chung quanh Hà Ni vẫn không thấy ai, ngoài những lay động nhẹ ở phía cửa sổ, như có người nào đang đứng đó và thở vào bức màn vải mỏng.
– Cô là…
Giọng sắc lạnh đáp ngay:
– Người không còn chân dung! Cô không biết sợ ma ư? Tự dưng Hà Ni bạo dạn hẳn lên:
– Trước đây thì có, nhưng từ lúc này thì không. Cô biết tại sao không?
Đang ở thế là người chủ động tấn công, bỗng cô gái xưng mình là Lan kia đã có vẻ khựng lại và nhẹ giọng hơn:
– Cô nghĩ mình có ông thầy Tàu kia che chở sao?
Thật ra Hà Ni không hề nghĩ điều đó, tuy nhiên nghe cô ta hỏi, cô đáp liền:
– Có thể là như vậy! Hơn nữa, còn có Phong ở đây. Anh ấy chưa biết là người hay ma, nhưng tôi biết chắc đó là một người đàn ông chung tình, tốt bụng.
Giọng của Lan gắt lên:
– Anh ta không chung tình! Bởi nếu chung tình thì đã không bỏ đi và quen biết với cô trong lúc biết tôi bị nạn. Một người tốt thì sao lại bỏ người yêu của mình nằm dưới vực sâu này mà đi một mình?
– Cô nói anh ta đi đâu một mình?
– Thì đi tìm cô, gặp cô rồi khiến cô mò đến tận đây để tìm, trong lúc tôi đã thành ma, đã là một oan hồn đói lạnh ở chốn này!
Hà Ni vốn hiền lành, không thích đôi co tranh luận hơn thua với ai, nhưng cũng phải phá lên cười:
– Cô chỉ biết yêu và ích kỷ thôi, còn ngoài ra không hiểu gì về giá trị của tình yêu cả. Cô nói mình là một oan hồn mà đến việc người yêu của mình bị thương suýt chết, bị người khác mang xác đi bỏ đường bỏ chợ cũng không biết! Cô biết ai đã cứu anh ấy không?
Đến phiên Lan cất tiếng cười vang:
– Cô dám nói mình chính là người cứu lắm!
– Điều ấy đúng!
Câu nói này là của ông thầy Tàu. Ông ta xuất hiện lúc nào hai người đang tranh luận không hay biết. Hà Ni chưa kịp quay lại thì ông đã tới và càng ngạc nhiên hơn khi giọng nói của Lan kêu lên vẻ sửng sốt:
– Ba nói sao, cô này…
– Chính cô ấy đã cứu Phong, nếu không, cậu ta đã chết mất xác dưới vực sâu khác rồi! Bọn buôn lậu thuốc phiện, những kẻ hại con đã mang Phong đi tới chỗ của cô này và bỏ lại đó, nếu cô ấy không tốt bụng ra tay cứu thì Phong đâu còn mạng. Cũng vì cứu Phong mà suýt nữa cô ấy cũng mang hoạ lây, bởi bọn kia mượn bàn tay của thầy mo A Lúng ở rừng Yok Đôn, định biến cô này thành ma trành. Cũng may là có anh chàng người yêu cũ của cô ấy đã thế mạng…
Ông vừa nói tới đây thì Hà Ni thét lên:
– Chẳng lẽ Tuấn đã…
Ông thầy Tàu nhẹ lắc đầu:
– Thương cho cậu ấy, nhưng cũng là cái số. Bọn kia biết được anh chàng Tuấn đó đem lòng yêu thương cô nên đã dụ đưa cậu ấy về để cùng chịu chung số phận với cô, nhưng do cô chưa tận số, nên hôm đó chỉ có Tuấn là bị chết thôi. Tuấn chết mà cũng kịp liều mạng, kéo theo con ma nữ vốn là tay sai của
lão thầy mo A Lúng cùng chết. Bởi vậy từ hôm đó cô mới được hiện hữu như ngày hôm nay. Chẳng qua…
Ông định nói gì thêm, nhưng bỗng dừng lại rồi im lặng, bước tới ngồi xếp bằng giữa sàn nhà. Giọng của Lan lại run run vang Iên:
– Ba, ba không thương con gái mình sao? Ba…
Đến lượt Hà Ni ngơ ngác:
– Cô Lan là con của ông?
Ông thầy Tàu thở dài, trả lời với con trước:
– Nếu không thương con thì cha đâu đã lặn lội tới dây. Nếu không thương con thì cha đây suýt mất mạng vì con ma trành của lão thầy mo A Lúng! Con có biết là để cứu được Phong, cứu cô Hà Nl, đem họ tới được đây đâu phải chuyện dễ!
– Nhưng cô Hà Ni này sẽ… Ông thầy Tàu chặn lời con:
– Cô này không có ý tranh giành gì người con yêu. Nhưng đây là duyên số. Cha làm nghề trừ tà ma, cha biết rõ chuyện này, kể cả sự vắn số của con. Hôm con cùng thằng Phong đi Ban Mê Thuột trên chuyến xe của mụ Hai Nương đó, cha không kịp cản ngăn, suýt nữa làm liên luỵ đến sinh mạng của Phong.
Lan la lên:
– Còn mạng của con thì cha để mặc phải không?
– Cha không để mặc, mà cha đành bó tay. Bởi số con đã tận, con không chết giờ đó thì vài giờ sau cũng chết!
Giọng của Lan khóc lên rấm rứt, cô cố gào lên:
– Vậy sao không để Phong cùng chết với con! Anh ấy yêu con mà… Ông thầy Tàu lại thở dài, lần này nghe não ruột hơn:
– Thà như vậy mà tốt hơn, tránh một chuyện còn thảm khốc hơn là cái chết
nữa. Con có biết Phong là gì của con không?
– Là người yêu của con chứ còn gì nữa!
Nếu cha chậm một bước thôi là mọi chuyện đã hỏng hết rồi! Con và Phong chính là… anh em cùng cha khác mẹ với nhau.
– Ba!
Tiếng kêu thảng thốt của Lan làm cho Hà Ni cũng phải bàng hoàng:
– Ông nói… nói là…
Giọng của Lan đầy kích động:
– Ba… ba nói gì? Ba gạt con phải không?
– Con còn nhớ đêm hôm trước khi con bỏ trốn đi Ban Mê Thuột với thằng Phong cha đã rầy và đòi đánh con một trận nếu con không chấm dứt tình yêu với Phong không?
Giọng Lan nức nở:
– Con không ngờ ba nhẫn tâm chia lìa tụi con. Bởi vậy con và Phong mới quyết định bỏ đi Ban Mê Thuột. Tụi con tính chung sống ở đó vĩnh viễn.
Ông thầy Tàu cất giọng buồn thảm:
– Cha đã sững sờ khi hay tin con và Phong yêu nhau. Trước đó cha cứ nghĩ hai đứa chỉ là bạn. Vả lại hôm đó cha mới được biết Phong chính là giọt máu rơi của cha với một phụ nữ người dân tộc ở thôn Ea Rya.
Tự dưng Hà Ni kêu lên:
– Bà Leng? Bà Dã Quỳ! Ông thầy Tàu gật đầu:
– Phải. Chính là bà ấy. Hồi xưa lúc đi làm rừng ở vùng đó, ta có yêu một cô
gái Thượng tên là Ya Leng, có biệt danh là hoa Dã Quỳ. Ta có với cô ấy một
đứa con trai, nhưng khi vừa sinh con ra thì do một tai nạn lở núi, bà ấy chết, ta cứ ngỡ là đứa con đó cũng bị chôn vùi theo với mẹ nó. Nào ngờ cách đây không
lâu, ta được hồn bà ấy hiện về báo cho biết khi tai nạn xảy ra, đứa con không chết, nó được một người chạy xe khách đem về nuôi và nó đã lớn lên, tên là
Phong. Bà ấy buộc ta phải ngăn chuyện yêu đương giữa hai anh em chúng lại và ta đã làm, suýt nữa không kịp…
Rồi ông quay sang phía có tiếng nói của Lan, hỏi giọng khẩn trương:
– Giữa con và Phong đã có gì với nhau chưa?
Lan đáp rất nhanh:
– Chưa! Tụi con chỉ yêu nhau với tình yêu trong trắng. Anh Phong là người
đàng hoàng.
Có hai tiếng thở phào cùng lúc. Một là của ông thầy Tàu và của Hà Ni. Cả hai nở nụ cười mãn nguyện. Ông già nói giọng phấn khởi:
– Con vắn số thì có trời mới thay đổi được. Thôi, dẫu cha có thương con, nhớ con thì cũng phải chấp nhận. Giờ đây chỉ còn lại chuyện của thằng Phong và cô gái này…
Ông quay sang Hà Ni:
– Không phải tự dưng mà hôm đó bọn xấu chở xác Phong tới quán của cô
đâu. Mà đó là do sự chỉ bảo của vong hồn bà Dã Quỳ.
Hà Ni thốt lên:
– Bởi vậy ngay sau đó bà ấy có mặt liền!
– Cho tới bây giờ bà ấy vẫn có mặt bên Phong, bên cô để ngăn chặn bọn kia hãm hại hai người. Tội nghiệp bà ấy…
Ông lại hướng về phía Lan:
– Cha không muốn đưa vong con về bên cha là bởi con cần ở đây một thời gian nữa. Nơi này từng xảy ra quá nhiều tai nạn, oan hồn uổng tử quá đông, con là người sẽ giúp hoá giải bốn âm khí, oan hồn nơi này, để bớt những cái chết đi. Rồi khi nào cha thấy dược thì sẽ rước vong con về nhà ở Đà Lạt.
Có tiếng khóc nức nở của Lan…