Sáng sớm hôm sau Kinh Đô giám đã cưỡi ngựa tới bái tạ, nói:
Hôm qua nhận được tin mừng, vãn sinh thấy quả là đại nhân có lòng ưu ái lắm, nên đã phi tâm lo cho, ơn này nguyện ghi khắc không quên.
Hai người uống trà nói chuyện một lúc thì Kinh Đô giám đứng dậy cáo từ. Lúc sắp ra về hỏi:
Vân đại nhân chừng nào cho chúng mình uống rượu mừng? chắc là cũng sắp rồi, không mời đâu được. Nói xong tiễn Kinh Đô giám ra về.
Trở lại đại sảnh, Tây Môn Khánh sai giết một con lợn, một con dê, soạn một vò rượu ngon, một xấp đại hồng thêu, một xấp lụa xanh và một trăm cái bánh, rồi sai Xuân Hồng cầm thiếp đem tới phủ Giám sát tạ Ơn Tống ngự sử.
Xuân Hồng đem lễ tới, Tống Ngự sử cho gọi vào hậu sảnh, thưởng trà và ba tiền, rồi sai đem hồi thiếp về cho chủ.
Xuân Hồng đem thiếp về, Tây Môn Khánh mở ra xem thấy viết:
“Kính gửi đại cẩm y Tây Môn Khánh tiên sinh, đã hai lần vãn sinh quấy rầy quý phủ, được tiên sinh lo cho thập phần chu đáo, nay lại cho lễ hậu như thế này, vãn sinh luống những hổ thẹn, chẳng biết lấy gì báo đáp. Việc của nhị vị Kinh, Ngô như vậy là xong, vãn sinh cũng bớt phần lo lắng. Nay có thiếp này đa tạ đại nhân. Vãn sinh Tống Kiều Niên kính bái”.
Sau đó gia nhân của Tống ngự sử đem tới một trăm cuốn lịch năm mới, một xấp giấy tốt gồm một vạn tờ và một con lợn để đáp lễ.
Ít hôm sau thì có văn thư về, thăng Ngô Đại cữu lên chức chỉ huy Kiểm sự. Tây Môn Khánh đưa cho anh vợ ba chục lạng bạc để lo làm tiệc mừng.
Ngày hai mươi bốn thì Ngô Đại cữu nhận được ấn tín mới. Tây Môn Khánh lại sai đem một con dê một vò rượu, và nhờ người viết một áng văn chúc mừng trên lụa, sai gia nhân đem tới mừng.
Sau khi Ngô Đại cữu nhậm chức mới, Tây Môn Khánh lại bày tiệc mời Ngô Đại cữu tới để chúc mừng.
Tiếp đó thì gia quyến của Hà Thiên hộ từ kinh tới. Tây Môn Khánh sai viết thiếp, đề tên Nguyệt nương, rồi cho gia nhân đem trà và bánh tới mừng gia quyến họ Hà.
Ngày hai mươi sáu, Tây Môn Khánh mời Ngô Đạo quan và mười hai vị đạo sĩ của miếu Ngọc Hoàng tới nhà tụng kinh làm lễ trăm ngày cho Bình Nhị Thân bằng quyến thuộc đều đem lễ vật tới. Tây Môn Khánh cho bày tiệc khoản đãi mọi người. Tiệc kéo dài tới tối mới vãn.
Ngày hai mươi bảy, Tây Môn Khánh sai gia nhân đem biếu quà tết cho mọi người. Ứng Bá Tước, Tạ Hy Đại, Thường Trĩ Tiết, các quản lý Phó, Hàn, Cam, Bôn Tứ và Thôi Bản, mỗi nhà được biếu một con lợn, nửa con dê, một vò rượu, một bao gạo và một lạng bạc. Đám ca nữ Quế Thư, Ngân Nhi, Ái Nguyệt mỗi người được tặng một bộ xiêm y và ba lạng bạc.
Nguyệt nương thì sai Lai An đem gạo, mì, hương nến và tiền bạc tới cho hai sư bà Vương, Tiết để làm lễ cuối năm.
Trong nhà bận rộn suốt từ sáng đến tối.
Thấm thóat đã đến ngày cuối năm, nhà nhà rộn rịp đón xuân vui tết, cảnh tưng bừng nhộn nhịp về khắp nơi nơi. Những câu đối viết trên giấy đỏ, dán tại cổng mọi nhà nổi bật dưới trời tuyết trắng.
Tây Môn Khánh làm lễ cúng tất niên cho Bình Nhi, sau đó cho bày tiệc trong hậu đường, cả nhà quây quần ăn uống chuyện trò vui vẻ. Gia nhân a hoàn lớn nhỏ trong nhà kéo nhau tới lạy chào chúc tụng. Tây Môn Khánh và Nguyệt nương đã chuẩn bị sẵn quà như vải lụa, khăn tay và những phong bao đựng tiền để thưởng cho khắp lượt gia nhân.
Hôm sau, ngày Nguyên đán của năm Trùng hoá Nguyên niên, Tây Môn Khánh dậy sớm, mũ áo chỉnh tề, cân đại rực rỡ, làm lễ tế trời đất tại nhà, rồi ăn sáng. Sau đó cưỡi ngựa tới chúc tết Tuần án Ngự sử và các quan trên. nhà, đám tiểu nương cũng dậy sớm, ăn mặc xiêm y mới, trang điểm lộng lẫy, mỗi người như một đoá hoa tươi, kéo nhau vào thượng phòng lạy mừng chúc tết Nguyệt nương.
Bình An và vài viên tiết cấp mặc áo mới, đứng ở cổng để nhận thiếp chúc tết và đưa đón các quan chức cùng khách khứa ra vào. Đại An và Vương Kính ở đại sảnh lo trà nước, cả hai đều đội khăn, đi hài và mặc quần áo mới. Các quản lý, chủ quản, các bạn hàng buôn bán kéo tới chúc tết như nước chảy. Một mình Kính Tế lo việc tiếp khách, mệt bở hơi tai.
Tới trưa, Tây Môn Khánh chúc tết các quan trong phủ huyện xong, vừa về tới nhà thì Vương Tam mũ áo chỉnh tề tới chúc tết. Tây Môn Khánh mời lên đại sảnh. Vương Tam lạy bốn lạy, vái tám vái rồi xin thỉnh Nguyệt nương ra để lạy mừng. Nhưng Tây Môn Khánh dẫn Vương Tam vào thượng phòng bái kiến. Xong lại mời ra đại sảnh uống rượu.
Đang uống rượu trò chuyện thì thấy Hà Thiên hộ tới chúc tết. Tây Môn Khánh gọi Kính Tế ra tiếp chuyện Vương Tam, còn mình thì nghênh tiếp Hà Thiên hộ.
Vương Tam uống vài chung rượu rồi cáo từ, Kính Tế tiễn ra ngoài.
Lát sau thì Kinh Đô giám, Vân chỉ huy, Kiều đại hộ và nhiều quan chức khác tới. Tây Môn Khánh cho dọn tiệc khoản đãi tới chiều.
Tối mồng một tết, Tây Môn Khánh ngủ tại thượng phòng với Nguyệt nương.
Hôm sau, mồng hai tết, Tây Môn Khánh uống rượu tân niên ở ngoài, tới chiều tối mới về, thì Hàn di phu, Bá Tước, Hy Đại, Trĩ Tiết và Hoa Tử Do tới chúc tết. Tây Môn
Khánh sai dọn tiệc khoản đãi, Hàn Di phu và Hoa Tử Do nhà ở ngọai thành nên cáo từ về trước. Mấy người khác tiếp tục ngồi lại uống rượu trò chuyện.
Lát sau Ngô Nhị cữu tới chúc tết mọi người, rồi vào trong chúc tết chị, sau đó mới trở ra dự tiệc. Bữa tiệc kéo dài tới canh một mới vãn. Tây Môn Khánh tiễn khách về, quay vào thấy Đại An đứng hầu, bèn hất hàm ra hiệu. Đại An hiểu ý bước tới ghé tai chủ nói nhỏ:
– Hiện không có ai ở đó.
Nói xong đi trước, Tây Môn Khánh theo sau, vào phòng vợ Bôn Tứ. Vợ Bôn Tứ mặc xiêm y mới, trang điểm đẹp đẽ ra nghênh tiếp. Hai người vui say ân ái. Sau cuộc mây mưa, Tây Môn Khánh hỏi:
Tiểu danh nàng là gì nhỉ? Vợ Bôn Tứ đáp:
Tôi họ Diệp, là con thứ năm trong nhà nên có tiểu danh là Diệp Ngũ Thư.
Nguyên Diệp Ngũ Thư xuất thân là vú em, sau tư thông với Bôn Tứ mà thành vợ chồng, được Bôn Tứ đem về ở chung trong dãy nhà Tây Môn Khánh dựng cho gia nhân ở. Diệp thị năm nay ba mươi hai tuổi, bản tính dốt nát. Lát sau Diệp thị hỏi:
Sao Bôn Tứ đi mà giờ này chưa thấy về. Tây Môn Khánh đáp:
Đáng lẽ thì phải về rồi, nhưng rất có thể Hạ đại nhân giữ hắn ở lại ít ngày. Sau đó cho Diệp thị vài lạng bạc rồi nói:
Ta muốn cho nàng một bộ quần áo, nhưng sợ Bôn Tứ biết thì không tiện, chi bằng nàng cầm ít tiền này mua lụa vải mà may.
Nói xong bước ra. Diệp thị cảm tạ rồi đưa ra cửa. Đại An đã chờ sẵn bên ngoài để đưa chủ vào hậu phòng.
Nghĩ cũng nực cười, trước khi thông gian với Tây Môn Khánh, thì Diệp thị đã thông gian với Đại An trong một thời gian. Bây giờ thì Diệp thị thông gian cùng lúc với cả hai chủ tớ.
Đưa chủ vào trong xong. Đại An trở ra đem một ít rượu thịt, rủ Bình An tới phòng
Diệp thị ăn uống cười giỡn cho tới canh hai. No say, Bình An ra căn phòng ngoài cổng mà ngủ. Đại An ngủ lại với Diệp thị.
Diệp thị bảo:
Tôi hầu hạ gia gia như thế này, chỉ sợ Hàn tẩu ở cạnh đây biết, lỡ có gì xảy ra, các nương nương đánh mắng tôi rồi làm sao?
Đại An bảo:
Trong nhà này ngoài đại nương và ngũ nương ra thì không đáng sợ. Tuy nhiên, đại nương coi vậy mà còn dễ chịu, có gì cũng đỡ, chỉ ngại nhất là ngũ nương. Bây giờ nàng nghe tôi, nhân tiết xuân, mua cái gì tới chúc mừng đại nương trước đi. Đại nương thì không thiếu gì, nhưng lại thích nhất bánh sữa, nàng mua một ít bánh sữa và với thứ khác đem tới lạy mừng, chắc chắn sẽ được đại nương hậu đãi. Rồi tới mồng chín này là sinh nhật ngũ nương, nàng cũng phải có lễ vật tới chúc thọ, có vậy ngũ nương mới bớt cái miệng gìum nàng một khi chuyện này bị lộ.
Diệp thị nhất nhất theo lời Đại An.
Hôm sau, mồng ba tết, nhân lúc Tây Môn Khánh ăn tiệc tân niên ở ngoài, Đại An mua giùm cho Diệp thị một quả đựng đầy bánh sữa, và các món ăn khác, đem đến thượng phòng. Nguyệt nương hỏi:
Cái gì đây?
Đại An đáp:
Đây là Bôn Tứ tẩu nhờ tôi đem tới biếu kính Đại nương. Nguyệtn nương bảo:
Chồng nó không có nhà, lấy tiền đâu mà bày vẽ thế này, phí tâm quá.
Nói xong sai a hoàn thâu nhận, lại sai soạn một quả đồ ăn và bánh trái, cho Đại An đem tặng vợ Bôn Tứ, rồi dặn:
– Ngươi bảo nó là ta có lời cám ơn.
Đại An vâng lời, đem các thứ xuống cho Diệp thị.
Tây Môn Khánh về tới nhà thì Ngô Đạo quan tới chúc tết. Hai người uống rượu tại đại sảnh. Lát sau Ngô Đạo quan cáo từ. Tiễn Ngô Đạo quan xong trở vào bảo Đại An:
Ngươi tìm gặp Văn tẩu, bảo là ta muốn tới chúc tết Lâm thái thái xem Văn tẩu nói sao.
Đai An thưa:
Gia gia khỏi phải tới, hôm nay Văn tẩu có cưỡi lừa tới đây. Gặp tôi ngoài cổng Văn tẩu có dặn rằng, ngày mai mồng bốn, Vương tam sẽ đi Đông Kinh chúc tết Lục Hoàng thái uý, Lâm thái thái có nhắn là mồng sáu thỉnh gia gia tới thưởng xuân.
Tây Môn Khánh mừng lắm, hỏi lại:
Có thật Văn tẩu nói vậy không?
Đại An đáp:
– Chẳng lẽ tôi dám bịa chuyện nói dối gia gia hay sao.
Tây Môn Khánh gật đầu, quay vào thượng phòng. Vừa ngồi xuống thì Lai An vào báo:
– Ngô Đại cữu tới.
Tây Môn Khánh chưa kịp bước ra thì đã thấy Ngô Đại cữu cân đai mũ mãng rực rỡ, vào vái chào chúc tết Tây Môn Khánh rồi nói:
Ngô Khải tôi đội ơn dượng tiến cử, đã quấy rầy dượng nhiều, lại được cho lễ quá hậu, thật không biết lấy gì báo đáp. Hôm qua dượng có quang lâm tới tôi nhưng tôi lại vắng nhà, nay tôi tới đây trước là chúc tết dượng, sau là lạy tạ về tội thất lễ hôm qua.
Nói xong sụp xuống lạy. Tây Môn Khánh hoảng lên, đành sụp xuống lạy trả rồi nâng anh vợ lên mà bảo:
Xin chúc mừng Đại cữu về việc thăng chức. Còn chỗ anh em trong nhà, Đại cữu phải xử sự tự nhiên thân mật thì vợ chồng tôi mới được yên lòng.
Nói xong lại vái dài, Ngô Đại cữu vội vái trả.
Nguyệt nương xiêm y sang trọng bước ra, phục xuống lạy mừng anh. Ngô Khải vội xua tay:
Thôi, đại khái là được rồi, chỗ anh em ruột thịt việc gì phải khách sáo, vả lại thường ngày tôi vẫn nhờ vả vợ chồng cô và dượng đây nhiều, cô đừng khiến tôi khó nghĩ. Nguyệt nương lạy xong đứng dậy nói:
Giúp đỡ ca ca là bổn phận của vợ chồng tôi.
Ngô Khải nói:
– Cô nói vậy chứ tôi nhờ và nhiều quá, cũng làm phiền cô và dượng lắm chứ.
Ngọc Lâu và Kim Liên nghe nói Ngô Khải đang ở thượng phòng, bèn rủ nhau tới lạy chào chúc tết, rồi ai về phòng nấy.
Bây giờ chắc Đại cữu cũng chẳng đi đâu nữa, xin Đại cữu cởi áo uống rượu với vợ chồng tôi.
Nói xong gọi a hoàn dọn tiệc. Ngọc Tiêu và Tiểu Ngọc bước ra lạy mừng Ngô Khải rồi dọn tiệc. Ba người ngồi vào bàn. Nguyệt nương dùng chung vàng rót rượu mời anh và chồng. Tây Môn Khánh cũng rót rượu mời anh vợ rồi nói:
Việc đáo nhậm của Đại cữu đã xong xuôi chưa?
Cũng xong cả rồi, chỉ còn vài cái đồn là chưa tới thăm được thôi. Ngày mai tốt ngày, tôi sẽ làm lễ khai ấn tại Vệ Môn, dọn một tiệc nhỏ, gọi các thuộc cấp các nơi tới để gặp gỡ, nhất là các quan chức trưởng đồn, sau đó sẽ đi một lượt các đồn để xem công việc. Vị chỉ huy tiền nhiệm Đinh đại nhân làm hỏng mọi việc, nghe đâu đang bị Ngự sử đàn hặc. Nay tôi thay thế thì phải dốc lòng lo việc, đốc thúc thuộc cấp trong việc lương thực thuế má và khai báo minh bạc tại các đồn các kho mới được.
Tây Môn Khánh hỏi:
Tổng cộnng có khoảng chừng bao nhiêu đồn điền tất cả? Ngô Khải đáp:
Thời Thái tổ, cho lập đồn điền làm kế nuôi binh. Từ trước hàng năm chỉ phải nộp lúa một kỳ vào mùa thu gọi là thu lương, sau này vì phép Thanh Miêu của Tể tướng Vương An Thạch, tăng thêm một kỳ vào mùa hạ nữa gọi là hạ thuế. Trong vùng Tế Châu thuộc quyền cai quản của tôi hiện nay, không kể những nơi bỏ hoang thì tổng cộng có chừng hai vạn bảy ngàn đồn điền. Thu lượng hạ thuế bây giờ lại phải nộp bằng tiền, mỗi đồn điền nộp một lạng tám tiền, như vậy tổng cộng số thuế cũng lên tới năm vạn lạng mỗi năm, cứ cuối năm thì phải gom đủ nộp cho phủ Đông Bình để sung vào việc nuôi quân mã.
Tây Môn Khánh lại hỏi:
Thế còn chỗ lợi tức dư ra thì sao?
Dư thì kể cũng có dư, nhưng còn phải bù đắp vào những năm mất mùa, lại còn phải giúp đỡ cho dân chúng trong vùng. Mọi việc đều có sổ sách đàng hòang để tránh việc công luận đàm tiếu.
Tây Môn Khánh nói:
Nhưng làm sao mà đúng theo sổ sách được, mình cũng phải có chút ít bù đắp công khó nhọc chứ
Ngô Khải gật đầu:
Thì cũng có chút đỉnh, chẳng giấu gì dượng, năm nào mà khá thì cuối năm cũng có được khoảng trăm lạng, rồi thuộc cấp nó biếu gà, vịt, dê, lợn, rượu trà kể cũng tàm tạm. Nhưng mọi chuyện thì cũng đều nhờ dượng đây để ý che chở phù trì cho.
Tây Môn Khánh nói:
Thì tôi cũng chỉ mong đại cữu được dư giả mà mát mặt với người ta, còn chỗ anh em trong nhà, lúc nào tôi chẳng hết lòng.
Anh em vợ chồng uống rượu nói chuyện cho tới canh một, Ngô Khải mới cáo từ. Tây Môn Khánh tiễn anh vợ rồi xuống phòng Kim Liên.
Hôm sau, vợ Hà Thiên hộ là Lam thị sai gia nhân đem thiếp tới mời Nguyệt nương và các tiểu nương mồng sau tới dự tiệc.
Hôm đó Tây Môn Khánh cùng Ngô Khải và Ứng Bá Tước đến dự tiệc tại nhà Vân chỉ huy, trong tiệc có ca công vũ nữ giúp vui.
Sau đó nhân Nguyệt nương và các tiểu thiếp tới nhà Hà Thiên hộ, Tây Môn Khánh cưỡi ngựa tới phủ Vương Chiêu Tuyên, có Đại An và Cầm Đồng đi theo. Vương Tam vắng nhà.
Vân tẩu đã chờ sẵn, đem thiếp của Tây Môn Khánh vào thưa với Lâm thái thái, rồi trở ra mời Tây Môn Khánh vào. Tây Môn Khánh theo Văn tẩu đi qua đại sảnh, vào thẳng hậu phòng. Lâm thái thái mặc lễ phục đại hồng, châu giăt ngọc đeo, trang điểm lộng lẫy nghênh tiếp. Đôi bên thi lễ, rồi phân ngôi chủ khách mà ngồi, a hoàn đem trà ra, Lâm thái thái mời Tây Môn Khánh uống trà rồi sai gia nhân đem ngựa của chủ tớ Tây Môn Khánh vào đằng sau.
Qua vài tuần trà, Lâm thái thái mời Tây Môn Khánh cởi áo ngoài ra nhập tiệc, đoạn nói:
Tiện nam đã lên Đông Kinh từ hôm mồng bốn để chúc tết chú vợ của nó là Lục hoàng thái uý, chắc cũng phải sau Nguyên tiêu mới về được.
Tây Môn Khánh cởi áo ngoài đưa cho Đại An cầm, bên trong, Tây Môn Khánh mặc áo đoạn bạch thêu hình phi ngư màu thiên thanh, trông thập phần lịch sự, Lâm thái thái rót rượu vào chung vàng hai tay nâng mời, ánh mắt long lanh bằng muôn vạn câu nói. Tây Môn Khánh vui vẻ ăn uống. Trên bàn tiệc, đũa ngọc chén vàng, sơn hào hải vị la liệt.
Rượu được vài tuần, Tây Môn Khánh tỏ ý mời Lâm thái thái và vợ Vương Tam ngày mai tới dự tiệc và xem đèn. Lâm thái thái đã quá say mê Tây Môn Khánh. Tây Môn Khánh nói gì mà chẳng nghe, do đó vui vẻ nhận lời ngaỵ Tây Môn Khánh mừng lắm. Hai người kề vai áp má mắt đi mày lại mà chén tạc chén thù. Lát sau men rượu nồng nàn, lòng xuân phơi phới, Lâm thái thái cầm tay Tây Môn Khánh dắt vào giường cộng lực truy hoan.
Mây qua mưa tạnh, hai người lại tiếp tục uống rượu cho tới canh hai. Tây Môn Khánh đứng dậy cáo từ. Đại An dẫn ngựa ra cổng sau, cùng Cầm Đồng đưa chủ về. Tây Môn Khánh về tới cổng. Bình An mở cổng thưa:
Hôm nay có người của Tiết công công tới đưa thiếp, thỉnh gia gia sáng mai tới hoa viên ở ngoại thành thưởng xuân. Lại có gia nhân của Vân đại nhân đem năm tấm thiếp tới thỉnh các nương nương dự tiệc.
Tây Môn Khánh gật đầu xuống ngựa vào nhà, rồi vào thẳng phòng Nguyệt nương, thấy cả Ngọc Lâu và Kim Liên cũng đang có mặt.
Nguyệt nương và đám tiểu thiếp cũng vừa tới từ nhà Hà Thiên hộ về, đang ngồi nói chuyện thì Tây Môn Khán vào. Mọi người đứng dậy chào. Nguyệt nương hỏi:
Hôm nay chàng đi những đâu mà giờ này mới về?
Ứng Nhị ca cứ giữ lại uống rượu, bây giờ mới dứt ra mà về được đấy. Nguyệt nương nói:
Tiệc hôm nay tại nhà Hà Thiên hộ cũng vui lắm. Hà nương nương cũng còn nhỏ tuổi, năm nay mới có mười tám, nhan sắc xinh đẹp lắm, mà đức tính nhu mì, tài học thông kim bác cổ, mới về với Hà đại nhân chừng hai năm nay thôi. Trong nhà gia nhân đầy tớ nhiều lắm, hầu hạ riêng Hà nương nương cũng có tới bốn a hòan thân tín và hai người bô già. Rõ là gia đình trâm anh thế phiệt lâu đời.
Tây Môn Khánh ngồi xuống nói:
Thì Hà nương nương là cháu của Lâm thái thái trong nội cung mà. Nghe nói là sau đám cưới, Hà nương nương đem về nhà chồng nhiều tiền của lắm.
Nguyệt nương hỏi:
Vân chỉ huy vừa mới sai người đem năm tấm thiếp mời chị em chúng tôi ngày mai tới dự tiệc, chàng có cho chúng tôi đi hay không?
Tây Môn Khánh đáp:
Bên đó đã mời thì các nàng cứ đi cho đông đủ. Việc gì còn phải hỏi nữa.
Như vậy thì cũng phải để tứ nương ở nhà để lo tiếp khách chứ. Ngày tết ngày nhất, khách khứa tấp nập, chẳng lẽ trong nhà không có ai tiếp đãi hay sao?
Tây Môn Khánh gật đầu:
Để Tuyết Nga ở nhà cũng được, bốn chị em cứ đi đi. Ngày mai Tiết thái giám cũng mời tôi ra ngoại thành thưởng xuân. Tôi lười đi quá, không hiểu thời tiết mùa xuân thế nào mà bệnh đau lưng của tôi lại có vẻ gia tăng.
Nguyệt nương bảo:
Lưng chàng đau nhiều, sợ là năm trước chàng ngã ở bờ tường, năm nay làm đau lại chăng, nên mời Nhiệm Y quan tới coi rồi cho thuốc thì hơn, cứ ở đó mà than hay sao. Tây Môn Khánh cười:
Mặc kệ nó, không sao đâu, vài hôm chắc hết.
Đoạn bàn với vợ:
Bây giờ cũng bắt đầu tiết hoa đăng, chẳng lẽ ngày mai mình không soạn tiệc mời các bà các cô hay sao. Ít nhất cũng phải mời Hà nương nương, Chủ Thủ bị phu nhân, Kinh Đô giám phu nhân, cụ thân sinh Trương Đoàn luyện, rồi nhị vị cữu mẫu, mẫu thân Thôi Bản, và cả mẫu thân của Vương Tam nữa chứ. Rồi cũng phải gọi đoàn hát trong phủ Vương Hoàng thân tới và ít nhạc công ca nữ. Lại còn chuyện làm dàn pháo bông nữa. Mọi năm Bôn Tứ lo việc đó, năm nay đi Đông Kinh giờ này cũng chưa về, biết sai ai đây.
Nguyệt nương chưa kịp nói gì thì Kim Liên đã mau miệng:
Bôn Tứ không có nhà thì sai vợ Bôn Tứ cũng được chứ gì. Tây Môn Khánh lườm Kim Liên:
Ai hỏi mà nói? có cái miệng cứ bép xa bép xép.
Đã đành là phải làm tiệc thưởng đăng, nhưng mẹ của Vương Tam thì chúng tôi chưa một lần quen biết. Người ta không quen với mình, làm sao mà mời, chỉ sợ người ta không tới.
Tây Môn Khánh làm vẻ tự nhiên:
Lâm thái thái đã bắt con trai nhận tôi là cha nuôi, như vậy cũng là chỗ thân thích, mà đã là thân thích thì mình cứ mời cho người ta khỏi trách, còn tới hay không mặc kệ người ta.
Nguyệt nương nói sang chuyện khác:
Ngày mai tôi không tới nhà Vân chỉ huy đâu, có thai có nghén mà tết nhất cứ vác bụng đi hết nhà này sang nhà khác rồi người ta nói.
Ngọc Lâu bảo:
Sợ gì mà sợ, bụng đại nương cũng chưa rõ lắm đâu. Người ta mời thì mình cứ đi, không sao cả, tết nhất thì cũng phải đi đây đi đó cho vui.
Mọi người uống trà nói chuyện. Lát sau Tây Môn Khánh vào phòng Tuyết Ngạ Kim Liên thấy Tây Môn Khánh đến với Tuyết Nga thì giận lắm, bỏ về phòng ngay.
Tây Môn Khánh vào với Tuyết Ngạ Sau phút chuyện trò là giây ân ái. Tây Môn Khánh ít đến với Tuyết Nga, nên đêm đo được Tuyết Nga đối xử rất mặn nồng.
Sáng sớm hôm sau Bá Tước tới, nói với Tây Môn Khánh:
Hôm qua Vân đại nhân có gửi thiếp tới mời tiện nội hôm nay đi hầu tiệc các tẩu tẩu ở đây. Nhưng tiện nội thì quần áo đã thiếu, lại toàn đồ cũ, nữ trang lại chẳng có gì, ngày tết ngày nhất như vậy sợ người ta cười, nhưng chẳng lẽ lại từ chối không đi. Cho nên tôi phải dậy sớm, nói với đại ca, xem các tẩu tẩu có quần áo nữ trang trâm thoa gì không dùng đến, làm ơn cho tiện nội tôi mượn đỡ để đi dự tiệc. Tây Môn Khánh quay lại bảo Vương Kinh:
Ngươi vào trong thưa với Đại nương đi. Bá Tước nói:
Ứng Bảo nó đang đợi ở ngoài, có gì đại ca cho gói kỹ lại rồi đưa cho nó. Vương Kinh vào trong, lúc lâu sau ôm ra một gói lớn, đưa cho Ứng Bảo mà dặn:
Trong này có hai bộ quần áo bằng đoạn hồng thêu kim tuyến, trâm hoa lớn nhỏ năm cái, và một đôi vòng vàng.
Ứng Bảo gật đầu đem về.
Trên đại sảnh, Tây Môn Khánh mời Bá Tước uống trà rồi nói:
Hôm nay Tiết thái giám mời tôi ra ngọai thành uống rượu thưởng xuân, nhưng tôi ngại đi quá. Ngô Đạo quan cũng gửi thiếp mời ngày mồng chín tới dự lễ khai xuân, chắc tôi không đi được, để thằng rể tôi đi thay vậy. Mấy hôm nay, chẳng hiểu có phải tôi uống nhiều rượu quá hay không mà đau lưng quá, ngồi đứng đã đau, mà nằm cũng đau nữa.
Bá Tước bảo:
Có lẽ tại đại ca uống nhiều rượu quá nên hỏa nó tụ Ở hạ bộ, đại ca nên bớt rượu đi thì hơn.
Tây Môn Khánh cười:
Ngày tư ngày tết, đến nhà nào chẳng bị ép uống rượu, làm sao mà bớt được.
Đang nói chuyện thì Đại An đem thiếp vào thưa:
Hà đại nhân thỉnh gia gia mồng chín tới dự tiệc thưởng xuân. Tây Môn Khánh bảo Bá Tước:
Đó, nhị ca thấy chưa, người ta mời như thế này, không đi sao được.
Nói xong cầm thiếp lên coi, thì thấy có ba cái, một cái mời mình, một cái mời Ngô Khải, một cái mời Bá Tước, mỗi thiếp đều có hàng chữ “vãn sinh Hà Thừa Thọ lạy mời”.
Đại An đứng bên nói:
Gia nhân bên đó nói là Hà đại nhân chưa quen biết nhiều với Ngô Đại cữu và Ứng Nhị gia nên không dám đường đột mời, phải nhờ gia gia cho chuyển giùm.
Tây Môn Khánh đưa thiếp cho Bá Tước, Bá Tước cầm coi rồi tắc lưỡi:
Thế này là làm sao đây, tôi chưa có chút lễ nào đưa tới Hà đại nhân, làm sao mà đi được.
Tây Môn Khánh bảo:
Không sao, để tôi soạn lễ vật rồi nhị ca sai Ứng Bảo nó đem tới cho Hà đại nhân là được.
Đoạn quay lại bảo Vương Kinh:
Ngươi soạn hai lạng bạc, hai tấm khăn lụa, rồi viết thiếp, đề tên nhị gia đây cho ta. Lại bảo Bá Tước:
Thiếp mời của Vân chỉ huy, nhị ca cầm rồi đấy nhé, tôi khỏi phải sai người đưa đi. Nói xong gọi Lai An, bảo đem thiếp mời của Vân chỉ huy tới cho Ngô Khải, Vương Kinh viết thiếp xong, đưa cả thiếp và lễ vật cho Bá Tước, Bá Tước thâu nhận rồi đứng dậy nói:
Cảm tạ đại ca bất tận, đại ca cho tôi về, rồi ngày kia tôi tới đây sớm, cùng đi với đại ca.
Nói xong cáo từ mà về.
Tới trưa, Nguyệt nương và ba tiểu nương trang điểm lộng lẫy, ngồi một cỗ kiệu lớn, và ba cỗ kiệu nhỏ, vợ Lai Tước là Huệ Nguyên cũng được ngồi một kiệu nhỏ đi theo để hầu hạ. Bốn quân hầu dẹp đường đi phía trước, bốn gia nhân là Cầm Đồng, Kỳ Đồng, Xuân Hồng và Đại An đi phía sau, trực chỉ nhà Vân chỉ huy.
Thê thiếp đi rồi, Tây Môn Khánh gọi gia nhân coi cổng là Bình An vào dặn:
Bất cứ ai tới hỏi đều nói là ta vắng nhà, có thiếp đưa thì nhận là được rồi. Bình An vâng lời trở ra canh cổng, không dám lơ là.
Tây Môn Khánh lại thấy đau lưng, chợt nghĩ tới mấy viên thuốc Diên thọ đan do Nhiệm Y quan cho, bèn sai nhân lấy ra uống, rồi xuống phòng Bình Nhi.
Như Ý mặc quần áo mới, đeo nữ trang, mặt tươi như hoa ra nghênh tiếp. Tây Môn Khánh bước vào sai Nghênh Xuân dọn rượu và đồ ăn ra. Nghênh Xuân dọn rượu xong, sang bên Kim Liên, cùng Xuân Mai đánh cờ giải trí.
Bên này, Tây Môn Khánh cùng Như Ý uống rượu, sau đó mặc dầu lưng đang đau, Tây Môn Khánh vẫn cùng Như Ý bày cuộc truy hoan.
Đến tối Nguyệt nương và ba tiểu thiếp mới về nhà. Nguyệt nương nói với chồng:
Hôm nay tiệc bên Vân chỉ huy vui lắm. Vân phu nhân cũng đang có mang. Hai chúng tôi mời rượu nhau từ đầu tới cuối, rồi vui miệng ước hẹn là nếu một người sinh trai một người sinh gái thì sẽ trở thành thông gia, nếu cùng sinh con trai thì cho học cùng lớp cùng trường, mà cùng sinh con gái thì cho chúng nó kết làm chị em. Ứng nhị tẩu đứng ra làm bảo chứng. Chàng thấy thế nào?
Tây Môn Khánh cười dài.
Hôm sau sinh nhật Kim Liên, Tây Môn Khánh dậy sớm, trước khi ra nha môn, gọi gia nhân dặn dò treo đèn kết hoa các nơi trong nhà, chuẩn bị tiệc mừng sinh nhật và gọi ca nhạc công tới đàn hát.
Kim Liên trang điểm rực rỡ, mặc xiêm y mới, lên đại sảnh thấy Đại An và Cầm Đồng đang treo đèn thì cười bảo:
Ta cứ tưởng ai đang làm gì trên này, hoá ra hai đứa ngươi treo đèn.
Hôm nay là sinh nhật của ngũ nương mà, gia gia sai chúng tôi treo đèn cho đẹp. Thế nào chúng tôi cũng lạy mừng chúc thọ và ngũ nương nhớ thưởng cho chúng tôi đấy nhé.
Kim Liên bảo:
Mày muốn đánh đòn thì ta có chứ còn thưởng thì không có đâu. Cầm Đồng bảo:
Trời đất ơi, hễ nghe ngũ nương nói là chỉ toàn thấy đánh với mắng. Chúng tôi cũng như con cái ngũ nương, ngũ nương phải thương chúng tôi chứ sao lại doa. đánh?
Kim Liên bảo:
Thôi đi thằng khốn, đừng có nhiều lời, lo treo đèn cho tử tế đi. Hôm nọ mày đi tìm gia gia cho Thôi Bản, mày đứng giữa sân nói ầm lên khiến gia gia bực mình, tội mày rành rành ra đấy, mày chưa bị đòn là phúc lắm, còn nói gì nữa.
Cầm Đồng nói:
Ngũ nương cứ nói đùa hoài, tôi nhát lắm, ngũ nương đừng dọa tôi.
Đại An hơi giật mình, nhưng vờ tự nhiên hỏi:
Làm sao ngũ nương biết được chuyện đó? Kim Liên bĩu môi:
Chuyện lớn nhỏ, chuyện xa gần gì ở đâu ta còn biết, huống hồ chuyện trong nhà này. Hôm nọ gia gia nói với đại nương là mọi năm có Bôn Tứ ở nhà lo dàn pháo bông, năm nay Bôn Tứ đi vắng, không biết phải sai ai, ta mới nói ngay là Bôn Tứ đi vắng thì sai vợ Bôn Tứ cũng được chứ sao. Ta nói vậy là ngươi đủ hiểu.
Đại An giả vờ:
Nương nương nói sao chứ Bôn Tứ làm quản lý trong nhà, vợ hắn đâu dám làm chuyện đó.
Kim Liên cười khảy:
Thế mà chuyện lại xảy ra hai năm rõ mười, giữa ban ngày ban mặt mới là lạ chứ. Cầm Đồng nói:
Dù sao thì ngũ nương cũng chẳng nên nói ra, Bôn Tứ về nghe được thì còn ra thế nào.
Kim Liên trừng mắt:
Bộ ngươi tưởng dối gạt mãi được Bôn Tứ hay sao? Bôn Tứ nó ngốc một chút chứ không có ngu như chúng bay tưởng đâu. Nó đi Đông Kinh, bỏ vợ Ở nhà lâu ngày, bọ nó yên tâm được hay sao? chúng bay là gớm lắm, luôn che chở cho thằng già chủ chúng bay làm yêu làm quỷ ở cái nhà này mà tưởng tao không biết hay sao? còn cái con dâm phụ vợ thằng Bôn Tứ nữa, nó cũng gớm lắm, nó đã biếu bánh trái cho đại nương lại còn đem lễ vật đến chúc thọ tao, hy vọng tao sẽ làm ngợ Tao nghĩ trong vụ này chỉ có thằng Đại An khốn kiếp kia đứng ra bày mưu thiết kế cho gia gia mày với vợ thằng Bôn Tứ mà thôi, chứ không còn ai vào đây nữa.
Đại An kêu lên:
Ngũ nương nói vậy là chết tôi rồi, tôi có biết chuyện gì đâu. Ngũ nương đừng có ghe lời thóc mách của Hàn tẩu, con mụ đó ăn không nói có ghê lắm. Nhà Bôn Tứ ở gần cổng, gia nhân lớn nhỏ trong nhà này ai cũng quen biết, những lúc ra vào thường ghé nhà Bôn Tứ uống chén trà nói câu chuyện, tôi có thỉnh thoảng ghé nhà Bôn Tứ cũng chỉ như những người khác mà thôi.
Kim Liên bảo:
Con vợ thằng Bôn Tứ, con mắt ướt rườn rượt là tao biết ngay nó đúng là loài dâm phụ, thật y như con vợ thằng Hàn Đạo Quốc, một loài dâm phụ như nhau có khác. Kim Liên đang đứng nói thì Tiểu Ngọc chạy tới thưa:
Đại nương tôi cho thỉnh ngủ nương, Phan lão lão cùng tới rồi, đang cần tiền trả cho phu kiệu.
Kim Liên bảo:
Quái lạ, ta đứng đây nãy giờ mà bà cụ đến, sao ta không biết?
Cầm Đồng mau miệng:
– Có lẽ phu kiệu đưa lão lão tới theo cổng sau cho gần, từ đó tới đây trả chừng sáu tiền cho phu kiệu là vừa.
Kim Liên bảo:
Nhưng ta làm gì có tiền mang sẵn đây. Bà cụ thật lạ quá, đến nhà người ta mà không đem tiền trả tiền kiệu là thế nào.
Nói xong vào hậu phòng chào Nguyệt nương và mẹ mình, nhưng làm lơ chuyện trả tiền cho phu kiệu, Phan bà hỏi thì Kim Liên chỉ đáp:
Không có.
Ngũ nương cứ đưa tiền cho lão bà rồi tính vào tiền mua thức ăn cũng được. Kim Liên đáp:
Gia gia đưa tiền cho tôi là để mua thức ăn làm tiệc chứ không phải để trả tiền kiệu cho ai hết.
Lần lữa mãi, ngoài sân, đám phu kiệu giục trả tiền. Ngọc Lâu thấy vậy bèn lấy trong tay áo ra một tiền, bảo a hoàn đem trả cho phu kiệu để họ đi. Kim Liên cũng chẳng nói gì.
Lát sau thì Đại cữu mẫu, Nhị cữu mẫu và sư bà Đại sư phụ tới. Phan bà trở về phòng con gái, bị Kim Liên cằn nhằn một hồi, Kim Liên nói:
Không có tiền trả tiền kiệu thì ai bảo lại đây làm gì cho người ta cười như vậy?
Con ơi, con không cho tiền thì làm sao ta có tiền? Kim Liên cau có:
Lần nào đến là cũng đòi tiền, tôi đào đâu ra tiền mà cho bây giờ. Mẹ thấy đấy, tiêu xài cái gì là có cả chục con mắt dòm ngó, làm sao suy suyển đi đâu được một đồng một chữ của người ta được. Lần sau mẹ có tiền trả tiền kiệu thì hãy tới, còn không thì đừng tới làm gì. Nhà này không cần thứ thân thích khốn cùng như mẹ đâu. Tôi không muốn vì mẹ mà phải nghe những lời chó má nói động đến tôi. Lần trước cũng vậy, chỉ vì mẹ mà tôi bị người ta chửi mắng đủ điều, mẹ tưởng tôi ở đây sung sướng lắm sao, mẹ có nằm trong chăn đâu mà biết chăn có rận.
Kim Liên dứt lời thì Phan bà khóc hu hụ Xuân Mai đứng cạnh nói:
– Nương nương hôm nay làm sao vậy?
Nói xong an ủi Phan bà rồi bưng trà lại mời. Phan bà uống trà xong thì giận dữ bỏ sang phòng bên nằm. Lát sau, a hoàn ra mời vào ăn cơm, Phan bà mới vào hậu phòng với Nguyệt nương.
Tây Môn Khánh cũng vừa từ nha môn trở về, đang sửa soạn ăn cơm thì Đại An vào thưa:
– Kỉnh lão gia vừa được thăng Đông nam thống chế, đang tới bái kiến gia gia.
Nói xong đưa thiếp lên, Tây Môn Khánh cầm xem, thấy viết “Đông nam thống chế tân thăng kiêm đốc tào vận tổng binh Kih Trung cúi lạy”. Tây Môn Khánh vừa cởi bỏ mũ áo, lại phải mặc vào bước ra nghênh tiếp. Kinh Thống chế mặc lễ phục kỳ lân đại hồng, đeo đai vàng bước vào, theo sau là đám tùy tùng. Tây Môn Khánh mời lên đại sảnh thi lễ. Đôi bên phân ngôi chủ khách, ngồi uống trà nói chuyện. Kinh Thống chế nói:
Văn thư thăng chức mới tới hôm nọ nên vãn sinh cũng chưa đáo nhậm chức vụ mới, nhưng phải tới tạ Ơn đại nhân trước đã.
Tây Môn Khánh nói:
Vãn sinh xin chia mừng cùng tân Thống chế, thế mới biết đại tài thì đại dụng, đó là lẽ tự nhiên. Chúng tôi đây cũng được thơm lây, để hôm khác vãn sinh sẽ tới chúc mừng.
Nói xong sai gia nhân dọn rượu rồi nói tiếp:
Thỉnh đại nhân cởi áo ngoài, dùng cùng vãn sinh chén rượu xuân.
Kinh Thống chế cám ơn rồi từ chối:
– Vãn sinh tới đây cáo với đại nhân trước hết để tỏ lòng kính trọng cho nen còn phải đi bái kiến nhiều nơi nữa, hôm khác sẽ tới hầu chuyện đại nhân lâu hơn.
Nói xong định đứng dậy cáo từ, nhưng Tây Môn Khánh nhất định giữ lại. Kinh Thống chế đành cởi áo ngoài, ngồi lại uống rượu. Bữa tiệc xuân gồm toàn cao lương mỹ vị, thịt béo rượu nồng. Mới qua một tuầu rượu thì thấy hai ca công Trịnh Xuân và Vương Tương vào lạy chào.
Tây Môn Khánh hỏi:
Sao giờ này mới tới? còn tên kia là ai? Trịnh Xuân đáp:
Đó là Vương Tương, em trai của Vương Quế Nhi.
Tây Môn Khánh gật đầu, bảo hai ca công đàn hát. Lại sai gia nhân đem hai mâm đồ ăn và hai hũ rượu lớn ra khoản đãi đám tùy tùng của Kinh Thống chế. Kinh Thống chế nói:
Thế này thì quấy quả đại nhân quá, vãn sinh đã được uống rượu mà đám thuộc hạ cũng được khoản đãi, thật không biết lấy gì báo đáp.
Nói xong gọi đám thuộc hạ lên lạy tạ Tây Môn Khánh. Bữa tiệc lại tiếp tục, Tây Môn Khánh nói:
Một hai hôm nữa tiện nội sẽ mạo muội thỉnh lệnh phu nhân hạ cố tới xem đèn và dự tiệc thưởng xuân, thế nào cũng xin lệnh phu nhân dời gót tới chọ Hôm đó cũng chỉ có lệnh phu nhân, Trương Đoàn luyện phu nhân, Hà thiên hộ phu nhân và vài thân thích của tiện nội mà thôi.
Kinh Thống chế nói:
Nếu lệnh phu nhân đây đã có lòng như vậy thì tiện nội nhất định phải đến.
Chẳng hay Chu đại nhân có tin tức thăng thưởng gì không? Kinh Thống chế đáp:
Tôi nghe noi là cuối xuân này, Chu Thủ bị đại nhân sẽ được thăng chức và thuyên chuyển về kinh.
Tây Môn Khánh nói:
– Vậy cũng mừng.
Ăn uống một lúc lâu, Kinh Thống chế đứng dậy cáo từ, đám tùy tùng la hét dẹp đường mà về.
Tối hôm đó, tiệc mừng sinh nhật Kim Liên được tổ chức tại hậu đường. Tiệc xong, Tây Môn Khánh đến với Kim Liên.
Tây Môn Khánh đi rồi, Nguyệt nương mời Phan bà, Tây Môn Đại Thư, Úc Đại Thư và hai vị sư bà ngồi lại uống rượu chuyện trò.
Trong khi đó, tại phòng riêng, Kim Liên sai Xuân Mai dọn tiệc mới, cùng Tây Môn Khánh thù tạc.
Lát sau Phan bà về phòng con gái, nhưng Kim Liên bảo Thu Cúc đưa Phan bà sang ngủ tại phòng Bình Nhị Phan bà được Như Ý, Nghênh Xuân và Tú Xuân đón tiếp niềm nở, Phan bà nhìn ngắm bàn thờ, và chân dung Bình Nhi ở phòng ngoài rồi vào phòng trong ngồi, nói với Như Ý và Nghênh Xuân:
Nương nương của các ngươi mất đi, được quan nhân lo thờ phượng săn sóc như thế này, quả là nương nương có phúc lắm.
Như Ý bảo:
Hôm nọ làm lễ trăm ngà cho nương nương tôi, gia gia tôi có cho mời lão lão, sao không thấy lão lão đến. Hoa Đại cữu mẫu và Ngô Đại cữu mẫu cũng có tới. Hôm đó làm lễ lớn lắm, có mười hai vị đạo sĩ tụng kinh, tới tối mới xong.
Phan bà nói:
Năm cùng tháng tận bận nhiều việc, hôm đó thằng con trai tôi lại vắng nhà, nhà không có ai nên không bỏ mà đi được.
Đoạn hỏi:
À mà sao hôm nay không thấy Dương cô nương tới?
Như Ý đáp:
Vậy thì lão lão không biết rồi, Dương cô nương bệnh mà mất từ hồi trong năm, các nương nương đều có tới lo dùm việc ma chay.
Phan bà nói:
Tội nghiệp, hèn gì hôm nay không thấy tới, Dương lão cũng bằng tuổi tôi đấy.
Có sẵn rượu ngon đây, lão lão dùng vài chung cho vui. Đoạn quay lại bảo Nghênh Xuân:
Em dọn bàn dọn rượu mời lão lão dùng.
Lục nương quả là người nhân nghĩa. Mỗi lần tôi tới, lục nương đều đối xử ân cần kính trọng, không hề xem tôi là người ngoài. Lần nào cũng mời ăn uống, tối đến lại cùng tôi trò chuyện tới khuya, lúc tôi về nhà lại tặng này tặng nọ, chẳng bao giờ để tôi về tay không. Người như thế mà trời không cho thọ. Chằng giấu gì các thư thư, cái áo tôi đang mặc đây cũng là của lục nương cho tôi ngày trước đó. Thật chẳng bù cho con gái ruột của tôi, chẳng bao giờ nó cho tôi được cái gì. Tôi không phải nói gì chứ, Ai Di Đà Phật, nó mà cho tôi được một đồng một chữ nào, cứ gọi là chặt đầu tôi đi. Đã thế, mỗi lần lục nương cho tôi cái gì, nó lại còn bảo tôi là tham lam, thấy của người khác thì tối mắt lại mà nhận. Cũng như hôm nay đó, có chút ít tiền trả phu kiệu, mà nó cũng nhất định không chịu cho tôi, tôi hỏi hai ba lần, nó một mực bảo là không có. Về sau tam nương phải bỏ tiền ra trả phu kiệu cho tôi. Về tới phòng nó lại còn chửi mắng tôi một hồi, bảo là lần sau không có tiền trả tiền kiệu thì đừng đến nữa. Lần này tôi về, sẽ không bao giờ tới đây nữa, tới làm gì với đứa con vô phúc đó. Thiên hạ nhiều người xấu, nhưng chắc chắn chẳng ai xấu như đứa con chết tử chết tiệt đó đâu. Chắc nay mai tôi chết nó cũng không thèm biết đến nữa. Tôi thường bảo nó là cha mày chết năm mày mới bảy tuổi, vậy mà tao chịu gáo bụa nuôi mày, dạy mày vá may nấu nướng, lại cho đến trường nữ học của Từ tú tài học chữ, đến nay mày mới được thông minh lanh lợi như vậy, thế mà mày nỡ xử tệ với tao, không thèm ngó ngàng đến tao. Con với cái thế đấy.
Như Ý bảo:
Thì ra ngũ nương lúc nhỏ có được đi học, hèn gì bây giờ giỏi chữ lắm. Phan bà nói:
Năm nó bảy tuổi tôi đã cho tới trường nữ học, được ba năm thì nó đọc hay viết giỏi mà thi từ ca phú gì cũng biết ít nhiều.
Đang nói chuyện thì nghe bên ngoài có tiếng gọi cổng, Như Ý hỏi vọng ra:
Ai đó?
Đoạn quay lại bảo Tú Xuân:
Em chạy ra xem ai ở ngoài đó vậy? Tú Xuân bước ra rồi trở vào bảo:
Chị Xuân Mai tới.
Thôi lão lão đừng nói gì nữa, Xuân Mai nó sang đấy. Phan bà bĩu môi:
Tôi biết rồi, nó với đứa con bất hiếu của tôi là cùng một phe mà.
Như Ý mời Xuân Mai vào cùng ngồi nói chuyện uống rượu, Xuân Mai nói:
Tôi sang bên này nói chuyện với lão lão cho vui. Phan bà hỏi:
Gia gia và nương nương ngủ chưa?
Tôi vừa hầu cho gia gia và nương ngương ngủ xong thì sang đây, cũng có ít đồ ăn, và một bình rượu để lão lão dùng.
Đoạn quay lại bảo Tú Xuân:
– Phiền thư thư sang bảo Thu Cúc nó đem qua đây cho tôi mời lão lão.
Tú Xuân bước ra, lát sau đem bình rượu Kim Hoa về. Thu Cúc bưng một mâm đồ ăn theo sau. Như Ý bày rượu và đồ ăn lên bàn. Xuân Mai dặn Thu Cúc:
Mày về phòng đi, gia gia hay nương nương có gọi thì sang đây kêu tao. Thu Cúc quay ra, mọi người tiếp tục ăn uống. Cá thịt đầy ăm ắp một bàn.
Tú Xuân ra đóng cổng rồi vào ngồi cùng mọi người. Xuân Mai rót rượu ra chung, hai tay nâng mời Phan bà và Như Ý, rồi gắp đồ ăn vào bát cho Nghênh Xuân và Tú Xuân, đoạn bảo Phan bà:
Đây toàn là thức ăn ngon từ hậu phòng đem ra, lão lão dùng nhiều đi mới được. Phan bà đáp:
Cám ơn thư thư, cứ để tôi tự nhiên. Thật chẳng bao giờ con gái tôi nó dọn tiệc đãi tôi hoặc mời tôi được một tiếng. Thư thư nếu biết thương cha thương mẹ, biết kính trọng người già thì đừng bắt chước con gái tôi, nó là đứa bất hiếu bất nhân, vô ơn vô nghĩa, là thứ oan gia của tôi mà thooi. Hễ tôi khuyên bảo nó thì nó lại sừng sộ với tôi, như hôm nay có thư thư biết đấy, thật nhục nhã cho tôi quá.
Xuân Mai đáp;
Thôi lão lão cũng đừng chấp nhất. Lão lão biết một mà chẳng biết hai. Nương nương tôi tính tình coi vậy chứ tâm địa chằng có gì, chẳng qua là hơi cứng cỏi, không chịuw nhịn người khác mà thôi. Nương nương tôi làm sao so được với đại nương. Đại nương một tay nắm giữ tiền bạc, còn nương nương tôi làm gì có tiền. Người khác không biết, nhưng tôi biết rõ ràng như vậy. Cho nên lão đừng trách là nương nương tôi có tiền mà không cho lão lão. Gia gia tôi tuy lắm tiền nhiều của thật, nhưng nương nương tôi chẳng bao giờ thèm ngó tới. Cần tiêu pha mua sắm thứ gì thì nương nương thẳng thắn hỏi gia gia, không hề có chuyện giấu giếm tiền bạc làm của riêng bao giờ. Vậy mà lão lão trách là không phải, khong phải là tôi bênh nương nương tôi, nhưng cứ công bằng vô tư mà nói sự thật vậy đó.
Như Ý vờ nói:
Xuân Mai đây nói phải, mẹ con ruột thịt, nếu ngũ nương có tiền bạc thì chỉ cho lão lão chứ còn cho ai bây giờ, cho nên lão lão cũng đừng phiền trách ngũ nương.
Phan bà đáp;
Tôi gần đất xa trời, sống nay chết mai, chẳng biết lúc nào, cho nên tôi cũng chẳng thèm giận hờn phiền trách nó làm gì.
Nói xong nâng chung mà uống. Xuân Mai thấy Phan bà uống rượu được, liền bảo Nghênh Xuân:
Thư thư đem con súc sắc ra đây, mình búng súc sắc uống rượu cho vui.
Nghênh Xuân đem súc sắc ra, mọi người lần lượt gieo súc sắc, uống rượu vui vẻ. Lát sau thì bình rượu lớn đã cạn, người nào cũng có vẻ saỵ Nhưng Nghênh Xuân lại vào trong lấy ra một vò rượu nữa. Mọi người tiếp tục ăn uống. Khoảng canh hai thì Phan bà uống nhiều, vừa say vừa mệt, phải dựa vào gối mới ngồi nổi. Mọi người thấy vậy mới chịu đứng dậy, sửa soạn chỗ ngủ.
Xuân Mai về tới phòng, thì thấy Thu Cúc đang ghé mắt ấp tai vào khe cửa mà nhìn nghe chuyện bên trong của Tây Môn Khánh và Kim Liên. Thu Cúc say mê theo dõi đễn nỗi Xuân Mai bước tới sau lưng cũng không hay biết, Xuân Mai giận quá, đánh Thu Cúc một bạt tai nẩy đom đóm mà mắng:
Con chêt đâm chết dịch, con dâm phụ voi giầy ngựa xé kia, mày nhìn cái gì? Thu Cúc bị đanh đau nhưng không dám khóc, chỉ ấp úng:
Đâu có, tôi có nhìn cái gfi đâu, sao thư thư lại đánh tôi?
Chuyện gì vậy? Xuân Mai đáp lớn:
Thưa không có chuyện gì, tôi bảo Thu Cúc ra đóng cổng, nó không chịu ra nên tôi mắng nó mấy câu mà thôi.
Thu Cúc lầu bầu ra đóng cổng, Xuân Mai lên giường ngủ.
Hôm sau, đám đàn bà như vợ của các quản lý Phó, Cam, Bôn Tứ, Thôi Bản, Đoạn Lục Thư, Trịnh Tam Thư, và Ngô Nhị cữu mẫu đều có mặt.
Lát sau thì Ngô Đại cữu và Bá Tước đến, cùng Tây Môn Khánh cưỡi ngựa, có quân hầu dẹp đường tới nhà Hà thiên hộ dự tiệc. Chu Thủ bị cũng tới. Tiệc gồm đủ các quan trong phủ huyện, canh tiệc có bốn ca nữ đàn hát. Tối hôm đó, Tây Môn Khánh mới về nhà, nhưng ngủ tại phòng Bình Nhi với Như Ý.
Hôm sau, Tây Môn Khánh sai gia nhân đem thiếp tới mời các phu nhân vợ các quan ngày mười hai tới dự tiệc thưởng đăng. Nguyệt nương bảo chồng:
Mình cũng phải mời Mạnh đại di và đại di của tôi, kẻo sau này hai người đó trách là mời đủ mọi người mà không mời họ.
Tây Môn Khánh nói:
Cũng may là nàng nhắc sớm chứ không thì quên bẵng đi mất.
Đoạn bảo Kính Tế viết thiếp rồi sai Cầm Đồng đi.
Kim Liên ngồi trong phòng suy nghĩ một hồi, rồi lên thượng phòng giục mẹ về nhà.
Nguyệt nương bảo:
Lão lão việc gì phải vội về như vậy, xin ở lại chơi một hai ngày nữa. Kim Liên nói:
Nhà không có ai, xin đại nương để mẫu thân tôi về trông coi nhà cửa.
Nguyệt nương vội sai a hoàn lấy một cái quả lớn ra xếp đồ ăn và bánh trái tặng Phan bà, lại biếu thêm một tiền để trả tiền kiệu rồi tiễn về. Kim Liên quay lại nói với Kiều Nhi:
Hôm nay và mấy ngày nữa, nhà này toàn là khách giàu có sang trọng tới, không để bà lão về thì còn giữ lại làm gì. Bà lão nghèo nàn, áo quần chẳng có, xốc xa xốc xếch cứ như con mụ vú già, thật bực cả mình.
Kiều Nhi không nói gì, Nguyệt nương hơi khó chịu nhưng cũng im lặng.
Tây Môn Khánh gọi Đại An vào, sai cầm hai tấm thiếp tới mời Lâm thái thái và vợ Vương Tam tại phủ Vương Chiêu Tuyên. Lại sai gọi bốn ca nữ Quế Nhi, Ngân Nhi, Ái Nguyệt và Hồng Tứ cùn các ca công Lý Minh, Ngô Huệ, và Trịnh Xuân.
Cũng hôm đó, Bôn Tứ từ Đông Kinh về tới. Sau khi ghé nhà tắm rửa, ăn mặc sạch sẽ, khăn áo chỉnh tề, Bôn Tứ tới đại sảnh lạy chào chủ và đưa thư của Hạ chỉ huy, Tây Môn Khánh hỏi:
– Sao bây giờ ngươi mới về?
Bôn Tứ cho biết là bị cảm hàn ở kinh, đoạn nói tiếp:
Cho nên mãi tới mồng hai tết tôi mới lên đường trở về được. Hạ chỉ huy dặn đi dặn lại là thưa với gia gia rằng rất cảm ơn về sự giúp đỡ của gia gia.
Tây Môn Khánh lại trao chìa khoá cửa tiệm tơ lụa cho Bôn Tứ. Lại mở thêm một tiệm tơ lụa khác để cho Ngô Nhị cữu trông nom. Trao chìa khoá xong, Tây Môn Khánh dặn:
Hôm nào thuyền hàng ở Tùng Giang về thì chứa hàng tại tiệm ở đường Sư Tử, người cùng với Lai Bảo đứng bán. Ngươi cùng gọi thợ, làm dàn pháo bông tại sân, để tới mười hai này ngươi đốt cho khách xem.
Lát sau, Ứng Bá Tước dẫn Lý Tam tới. Tây Môn Khánh mời hai người uống trà nói chuyện, Bá Tước mở lời:
Lý Tam đây có chuyện buôn bán muốn thưa với đại ca, chẳng biết đại ca có chịu không?
Tây Môn Khánh hỏi:
Buôn bán gì vậy?
Ở kinh vừa sức văn thư đi mười ba tỉnh, nói là mỗi tỉnh bỏ ra hai vạn lạng bạc để mua những đổ cổ khí. Phủ Đông Bình mình đây lớn, nên cũng xuất ra hai vạn lạng. Hiện Trương Nhị Ở gần huyện đường muốn đứng ra lãnh làm các đồ cổ ngoạn đó để nhận một vạn lạng. Hiện hãy còn một vạn lạng nữa lưu tại phủ Tuần án. Nay tôi bàn với nhị gia đây, thưa với lão gia là một bên là lão gia, cùng với tôi, Hoàng Tứ và một hai người nữa hùn vốn với Trương Nhị, đứng ra nhận làm, tiền lời thì chia đôi. Vụ này lợi lớn trông thấy, chẳng hay tôn ý thế nào? Tây Môn Khánh hỏi:
Đồ cổ ngoạn, nhưng là những đồ gì? Lý Tam đáp:
Nếu vậy thì lão gia chưa biết, hiện ở kinh, trong hoàng thành mới dựng thêm hai khu gọi là Thọ Nhạc, gồm rất nhiều đền đài điện các, lại xây thêm Thanh Bảo lục cung, Tuyền Thần điện và một ngôi các làm chỗ trang điểm cho An phi nương nương, cần rất nhiều tới các đồ để bày biện như đỉnh, lư, mâm, bình phong, bàn ghế, tràng kỷ, nhưng phải là thứ thật quý và thật tinh xảo.
Tây Môn Khánh bảo:
Nếu vậy thì tôi chẳng cần phải hùn hạp với ai, tôi lo một mình việc này cũng được, tôi dám bỏ tiền ra mà.
Lý Tam nói:
Nếu lão gia đứng ra lo một mình lại càng tốt, lão gia có cần gì thì đã có chúng tôi và nhị gia đây. Chúng tôi và nhị gia đâu phải là người ngoài.
Tây Môn Khánh lại hỏi:
Văn thư đó hiện ở đâu?
Hiện ở phủ Tuần án, chưa có công bố. Tây Môn Khánh bảo:
Được rồi, để tôi viết phong thư và soạn ít lễ, nhờ Tống Ngự sử là được. Lý Tam nói:
Xin lão gia đừng chậm trễ, thời buổi bây giờ nhanh chân nhanh tay mới kiếm ăn được, tôi e rằng có thể người khác sẽ đứng ra tranh mất.
Tây Môn Khánh cười:
Không lo, ngoài Tống Ngự sử thì Tri huyện hay Phủ doãn cũng là chỗ quen biết, tôi không làm thì thôi, chứ không ai tranh được hết.
Nói xong giữ hai người ở lại ăn cơm uống rượu, lại nói:
Hôm nay tôi viết thư, ngày mai sẽ sai người đem đi.
Nhưng còn chuyện này, là Tống công hiện không có ở đây, nghe nói là đã tới Duyện Châu tra xét công việc rồi.
Tây Môn Khánh bảo:
Nếu vậy thì ngày mai Lý ca theo người của tôi tới Duyện Châu.
Như vậy vừa đi vừa về cũng năm sáu ngày, nhưng không sao, để tôi cùng đi cũng được, lão gai cứ viết thư, sai ai đi thì bảo người đó đêm nay tới nghỉ tại nhà tôi, sáng mai đi cho sớm.
Tây Môn Khánh bảo:
Các gia nhân của tôi thì Tống công không nhớ mặt, ngày thường Tống công tỏ ra quý mến Xuân Hồng, để tôi bảo Xuân Hồng và Lai Tước cùng đi.
Bá Tước nói:
Đại ca làm việc mau mắn như vậy mới được, mình chậm một chút là lỡ việc ngay. Cơm rượu dọn ra, hai người ăn uống no nê rồi cáo từ.
Tây Môn Khánh gọi Kính Tế, sai viết thư, rồi lấy ra mười lạng vàng lá, đưa thư và vàng cho Xuân Hồng và Lai Tước rồi dặn:
Đi đường nên cẩn thận, gặp Tống công thì xin mượn bản văn thư đó, nếu văn thư đã chuyển lên phủ rồi thì nói với Tống công lấy về gìum cho, rồi nhớ về cho sớm.
Lai Tước nói:
Xin gia gia yên tâm, chúng tôi hiểu rồi, tôi cũng từng hầu hạ Từ Tham nghị Ở Duyện Châu, cũng biết đường đi nước bước.
Nói xong cùng Xuân Hồng nhận thư và vàng, tới nhà Lý Tam ngủ.
Hôm sau, ngày mười một, Xuân Hồng, Lai Tước và Lý Tam từ canh năm đã lên đường đi Duyện Châu.
Ngày mười hai, Tây Môn Khánh ở nhà lo tiệc thưởng đăng khoản đãi phu nhân các quan và đám thân thích đàn bà. Cũng mời Ngô Đại cữu, Ứng Bá Tước, Tạ Hy Đại và Thường Trĩ Tiết tới uống rượu xem đèn với mình.
Đoàn hát tại phủ Vương Hoàng thân đã dọn đồ đạc tới từ sớm.
Chu Thủ bị phu nhân bị đau mắt, không tới được, có sai gia nhân tới báo. Kính Thống chế phu nhân, Trương Đoàn luyện phu nhân, Vân chỉ huy phân nhân, Kiều Đại nương, mẹ Thôi Bản, Ngô Đại di, Mạnh Đại di tới trước. Chỉ còn thiếu Hà Thiên hộ phu nhân, Lâm thái thái và vợ Vương Tam. Tây Môn Khánh vội sai Đại An, Cầm Đồng và mấy quân hầu đi mời một lần nữa. Lại sai cả Văn tẩu tới giục Lâm thái thái và vợ Vương Tam.
Tới trưa mới thấy Lâm thái thái ngồi đại kiệu tới. Thi lễ xong, Tây Môn Khánh hỏi:
Vương Tam nương sao không thấy tới?
Lâm thái thái đáp:
– Tiện nam vắng nhà, nhà không có ai, nó phải ở nhà coi nhà.
Lát sau thì Hà Thiên hộ phu nhân ngồi trên cỗ đại kiệu bốn người khiêng, gia nhân a hoàn ngồi hàng chục kiệu nhỏ đi theo. Đoàn kiệu tiến vào sân, Hà Thiên hộ phu nhân xuống kiệu. Trong này dàn nhạc thổi lên chào mừng. Nguyệt nương và đám tiểu nương bước ra nghênh tiếp vào thượng phòng. Hà Thiên hộ phu nhân xin mời Tây Môn Khánh vào để bái kiến. Bái kiến xong, Tây Môn Khánh vào hoa viên, Nguyệt nương mời khách ra đại sảnh nhập tiệc. Mọi người phân ngôi thứ mà ngồi.
Tiệc bắt đầu, đoàn hát diễn tích “Tiểu Thiên Hương bán dạ triều nguyên”. Sau đó bốn ca nữ đàn hát.
Trong khi đó, tại nhà khách trong hoa viên, Tây Môn Khánh cùng anh vợ và bạn bè nhập tiệc, có ba ca công đàn hát.
Tới tối, tiệc lại được dọn ra, gia nhân đốt đền hoa khắp nơi.
Tại nhà khách trong hoa viên, mọi người tiếp tục ăn uống thì Tây Môn Khánh ngủ gà ngủ gật, Bá Tước hỏi:
Bộ hôm nay đại ca không vui hay sao mà buồn ngủ vậy? Tây Môn Khánh đáp:
Cả đêm hôm qua không hiểu sao mất ngủ nên hôm nay buồn ngủ quá.
Lát sau thì đám ca công vào đàn hát trên đại sảnh, bốn ca nữ vào đàn hát trong nhà khách hoa viên. Bá Tước bảo Ái Nguyệt và Hồng Tứ đàn hát, còn Quế Thư và Ngân Thư chuốc rượu.
Tiệc đang vui thì Đại An vào ghé tai chủ nói nhỏ:
– Lâm thái thái và Hà phu nhân ra về.
Tây Môn Khán bèn bước ra lén nhìn hai người đó lên kiệu.
Hà phu nhân đã thay áo đại hồng kim tuyến. Lâm thái thái thì thay áo đoạn bạch, đeo kiềng vàng vòng ngọc.
Nguyệt nương và đám tiểu thiếp tiễn ra tới cổng mới quay vào.
Sáng sớm hôm sau Kinh Đô giám đã cưỡi ngựa tới bái tạ, nói:
Hôm qua nhận được tin mừng, vãn sinh thấy quả là đại nhân có lòng ưu ái lắm, nên đã phi tâm lo cho, ơn này nguyện ghi khắc không quên.
Hai người uống trà nói chuyện một lúc thì Kinh Đô giám đứng dậy cáo từ. Lúc sắp ra về hỏi:
Vân đại nhân chừng nào cho chúng mình uống rượu mừng? chắc là cũng sắp rồi, không mời đâu được. Nói xong tiễn Kinh Đô giám ra về.
Trở lại đại sảnh, Tây Môn Khánh sai giết một con lợn, một con dê, soạn một vò rượu ngon, một xấp đại hồng thêu, một xấp lụa xanh và một trăm cái bánh, rồi sai Xuân Hồng cầm thiếp đem tới phủ Giám sát tạ Ơn Tống ngự sử.
Xuân Hồng đem lễ tới, Tống Ngự sử cho gọi vào hậu sảnh, thưởng trà và ba tiền, rồi sai đem hồi thiếp về cho chủ.
Xuân Hồng đem thiếp về, Tây Môn Khánh mở ra xem thấy viết:
“Kính gửi đại cẩm y Tây Môn Khánh tiên sinh, đã hai lần vãn sinh quấy rầy quý phủ, được tiên sinh lo cho thập phần chu đáo, nay lại cho lễ hậu như thế này, vãn sinh luống những hổ thẹn, chẳng biết lấy gì báo đáp. Việc của nhị vị Kinh, Ngô như vậy là xong, vãn sinh cũng bớt phần lo lắng. Nay có thiếp này đa tạ đại nhân. Vãn sinh Tống Kiều Niên kính bái”.
Sau đó gia nhân của Tống ngự sử đem tới một trăm cuốn lịch năm mới, một xấp giấy tốt gồm một vạn tờ và một con lợn để đáp lễ.
Ít hôm sau thì có văn thư về, thăng Ngô Đại cữu lên chức chỉ huy Kiểm sự. Tây Môn Khánh đưa cho anh vợ ba chục lạng bạc để lo làm tiệc mừng.
Ngày hai mươi bốn thì Ngô Đại cữu nhận được ấn tín mới. Tây Môn Khánh lại sai đem một con dê một vò rượu, và nhờ người viết một áng văn chúc mừng trên lụa, sai gia nhân đem tới mừng.
Sau khi Ngô Đại cữu nhậm chức mới, Tây Môn Khánh lại bày tiệc mời Ngô Đại cữu tới để chúc mừng.
Tiếp đó thì gia quyến của Hà Thiên hộ từ kinh tới. Tây Môn Khánh sai viết thiếp, đề tên Nguyệt nương, rồi cho gia nhân đem trà và bánh tới mừng gia quyến họ Hà.
Ngày hai mươi sáu, Tây Môn Khánh mời Ngô Đạo quan và mười hai vị đạo sĩ của miếu Ngọc Hoàng tới nhà tụng kinh làm lễ trăm ngày cho Bình Nhị Thân bằng quyến thuộc đều đem lễ vật tới. Tây Môn Khánh cho bày tiệc khoản đãi mọi người. Tiệc kéo dài tới tối mới vãn.
Ngày hai mươi bảy, Tây Môn Khánh sai gia nhân đem biếu quà tết cho mọi người. Ứng Bá Tước, Tạ Hy Đại, Thường Trĩ Tiết, các quản lý Phó, Hàn, Cam, Bôn Tứ và Thôi Bản, mỗi nhà được biếu một con lợn, nửa con dê, một vò rượu, một bao gạo và một lạng bạc. Đám ca nữ Quế Thư, Ngân Nhi, Ái Nguyệt mỗi người được tặng một bộ xiêm y và ba lạng bạc.
Nguyệt nương thì sai Lai An đem gạo, mì, hương nến và tiền bạc tới cho hai sư bà Vương, Tiết để làm lễ cuối năm.
Trong nhà bận rộn suốt từ sáng đến tối.
Thấm thóat đã đến ngày cuối năm, nhà nhà rộn rịp đón xuân vui tết, cảnh tưng bừng nhộn nhịp về khắp nơi nơi. Những câu đối viết trên giấy đỏ, dán tại cổng mọi nhà nổi bật dưới trời tuyết trắng.
Tây Môn Khánh làm lễ cúng tất niên cho Bình Nhi, sau đó cho bày tiệc trong hậu đường, cả nhà quây quần ăn uống chuyện trò vui vẻ. Gia nhân a hoàn lớn nhỏ trong nhà kéo nhau tới lạy chào chúc tụng. Tây Môn Khánh và Nguyệt nương đã chuẩn bị sẵn quà như vải lụa, khăn tay và những phong bao đựng tiền để thưởng cho khắp lượt gia nhân.
Hôm sau, ngày Nguyên đán của năm Trùng hoá Nguyên niên, Tây Môn Khánh dậy sớm, mũ áo chỉnh tề, cân đại rực rỡ, làm lễ tế trời đất tại nhà, rồi ăn sáng. Sau đó cưỡi ngựa tới chúc tết Tuần án Ngự sử và các quan trên. nhà, đám tiểu nương cũng dậy sớm, ăn mặc xiêm y mới, trang điểm lộng lẫy, mỗi người như một đoá hoa tươi, kéo nhau vào thượng phòng lạy mừng chúc tết Nguyệt nương.
Bình An và vài viên tiết cấp mặc áo mới, đứng ở cổng để nhận thiếp chúc tết và đưa đón các quan chức cùng khách khứa ra vào. Đại An và Vương Kính ở đại sảnh lo trà nước, cả hai đều đội khăn, đi hài và mặc quần áo mới. Các quản lý, chủ quản, các bạn hàng buôn bán kéo tới chúc tết như nước chảy. Một mình Kính Tế lo việc tiếp khách, mệt bở hơi tai.
Tới trưa, Tây Môn Khánh chúc tết các quan trong phủ huyện xong, vừa về tới nhà thì Vương Tam mũ áo chỉnh tề tới chúc tết. Tây Môn Khánh mời lên đại sảnh. Vương Tam lạy bốn lạy, vái tám vái rồi xin thỉnh Nguyệt nương ra để lạy mừng. Nhưng Tây Môn Khánh dẫn Vương Tam vào thượng phòng bái kiến. Xong lại mời ra đại sảnh uống rượu.
Đang uống rượu trò chuyện thì thấy Hà Thiên hộ tới chúc tết. Tây Môn Khánh gọi Kính Tế ra tiếp chuyện Vương Tam, còn mình thì nghênh tiếp Hà Thiên hộ.
Vương Tam uống vài chung rượu rồi cáo từ, Kính Tế tiễn ra ngoài.
Lát sau thì Kinh Đô giám, Vân chỉ huy, Kiều đại hộ và nhiều quan chức khác tới. Tây Môn Khánh cho dọn tiệc khoản đãi tới chiều.
Tối mồng một tết, Tây Môn Khánh ngủ tại thượng phòng với Nguyệt nương.
Hôm sau, mồng hai tết, Tây Môn Khánh uống rượu tân niên ở ngoài, tới chiều tối mới về, thì Hàn di phu, Bá Tước, Hy Đại, Trĩ Tiết và Hoa Tử Do tới chúc tết. Tây Môn
Khánh sai dọn tiệc khoản đãi, Hàn Di phu và Hoa Tử Do nhà ở ngọai thành nên cáo từ về trước. Mấy người khác tiếp tục ngồi lại uống rượu trò chuyện.
Lát sau Ngô Nhị cữu tới chúc tết mọi người, rồi vào trong chúc tết chị, sau đó mới trở ra dự tiệc. Bữa tiệc kéo dài tới canh một mới vãn. Tây Môn Khánh tiễn khách về, quay vào thấy Đại An đứng hầu, bèn hất hàm ra hiệu. Đại An hiểu ý bước tới ghé tai chủ nói nhỏ:
– Hiện không có ai ở đó.
Nói xong đi trước, Tây Môn Khánh theo sau, vào phòng vợ Bôn Tứ. Vợ Bôn Tứ mặc xiêm y mới, trang điểm đẹp đẽ ra nghênh tiếp. Hai người vui say ân ái. Sau cuộc mây mưa, Tây Môn Khánh hỏi:
Tiểu danh nàng là gì nhỉ? Vợ Bôn Tứ đáp:
Tôi họ Diệp, là con thứ năm trong nhà nên có tiểu danh là Diệp Ngũ Thư.
Nguyên Diệp Ngũ Thư xuất thân là vú em, sau tư thông với Bôn Tứ mà thành vợ chồng, được Bôn Tứ đem về ở chung trong dãy nhà Tây Môn Khánh dựng cho gia nhân ở. Diệp thị năm nay ba mươi hai tuổi, bản tính dốt nát. Lát sau Diệp thị hỏi:
Sao Bôn Tứ đi mà giờ này chưa thấy về. Tây Môn Khánh đáp:
Đáng lẽ thì phải về rồi, nhưng rất có thể Hạ đại nhân giữ hắn ở lại ít ngày. Sau đó cho Diệp thị vài lạng bạc rồi nói:
Ta muốn cho nàng một bộ quần áo, nhưng sợ Bôn Tứ biết thì không tiện, chi bằng nàng cầm ít tiền này mua lụa vải mà may.
Nói xong bước ra. Diệp thị cảm tạ rồi đưa ra cửa. Đại An đã chờ sẵn bên ngoài để đưa chủ vào hậu phòng.
Nghĩ cũng nực cười, trước khi thông gian với Tây Môn Khánh, thì Diệp thị đã thông gian với Đại An trong một thời gian. Bây giờ thì Diệp thị thông gian cùng lúc với cả hai chủ tớ.
Đưa chủ vào trong xong. Đại An trở ra đem một ít rượu thịt, rủ Bình An tới phòng
Diệp thị ăn uống cười giỡn cho tới canh hai. No say, Bình An ra căn phòng ngoài cổng mà ngủ. Đại An ngủ lại với Diệp thị.
Diệp thị bảo:
Tôi hầu hạ gia gia như thế này, chỉ sợ Hàn tẩu ở cạnh đây biết, lỡ có gì xảy ra, các nương nương đánh mắng tôi rồi làm sao?
Đại An bảo:
Trong nhà này ngoài đại nương và ngũ nương ra thì không đáng sợ. Tuy nhiên, đại nương coi vậy mà còn dễ chịu, có gì cũng đỡ, chỉ ngại nhất là ngũ nương. Bây giờ nàng nghe tôi, nhân tiết xuân, mua cái gì tới chúc mừng đại nương trước đi. Đại nương thì không thiếu gì, nhưng lại thích nhất bánh sữa, nàng mua một ít bánh sữa và với thứ khác đem tới lạy mừng, chắc chắn sẽ được đại nương hậu đãi. Rồi tới mồng chín này là sinh nhật ngũ nương, nàng cũng phải có lễ vật tới chúc thọ, có vậy ngũ nương mới bớt cái miệng gìum nàng một khi chuyện này bị lộ.
Diệp thị nhất nhất theo lời Đại An.
Hôm sau, mồng ba tết, nhân lúc Tây Môn Khánh ăn tiệc tân niên ở ngoài, Đại An mua giùm cho Diệp thị một quả đựng đầy bánh sữa, và các món ăn khác, đem đến thượng phòng. Nguyệt nương hỏi:
Cái gì đây?
Đại An đáp:
Đây là Bôn Tứ tẩu nhờ tôi đem tới biếu kính Đại nương. Nguyệtn nương bảo:
Chồng nó không có nhà, lấy tiền đâu mà bày vẽ thế này, phí tâm quá.
Nói xong sai a hoàn thâu nhận, lại sai soạn một quả đồ ăn và bánh trái, cho Đại An đem tặng vợ Bôn Tứ, rồi dặn:
– Ngươi bảo nó là ta có lời cám ơn.
Đại An vâng lời, đem các thứ xuống cho Diệp thị.
Tây Môn Khánh về tới nhà thì Ngô Đạo quan tới chúc tết. Hai người uống rượu tại đại sảnh. Lát sau Ngô Đạo quan cáo từ. Tiễn Ngô Đạo quan xong trở vào bảo Đại An:
Ngươi tìm gặp Văn tẩu, bảo là ta muốn tới chúc tết Lâm thái thái xem Văn tẩu nói sao.
Đai An thưa:
Gia gia khỏi phải tới, hôm nay Văn tẩu có cưỡi lừa tới đây. Gặp tôi ngoài cổng Văn tẩu có dặn rằng, ngày mai mồng bốn, Vương tam sẽ đi Đông Kinh chúc tết Lục Hoàng thái uý, Lâm thái thái có nhắn là mồng sáu thỉnh gia gia tới thưởng xuân.
Tây Môn Khánh mừng lắm, hỏi lại:
Có thật Văn tẩu nói vậy không?
Đại An đáp:
– Chẳng lẽ tôi dám bịa chuyện nói dối gia gia hay sao.
Tây Môn Khánh gật đầu, quay vào thượng phòng. Vừa ngồi xuống thì Lai An vào báo:
– Ngô Đại cữu tới.
Tây Môn Khánh chưa kịp bước ra thì đã thấy Ngô Đại cữu cân đai mũ mãng rực rỡ, vào vái chào chúc tết Tây Môn Khánh rồi nói:
Ngô Khải tôi đội ơn dượng tiến cử, đã quấy rầy dượng nhiều, lại được cho lễ quá hậu, thật không biết lấy gì báo đáp. Hôm qua dượng có quang lâm tới tôi nhưng tôi lại vắng nhà, nay tôi tới đây trước là chúc tết dượng, sau là lạy tạ về tội thất lễ hôm qua.
Nói xong sụp xuống lạy. Tây Môn Khánh hoảng lên, đành sụp xuống lạy trả rồi nâng anh vợ lên mà bảo:
Xin chúc mừng Đại cữu về việc thăng chức. Còn chỗ anh em trong nhà, Đại cữu phải xử sự tự nhiên thân mật thì vợ chồng tôi mới được yên lòng.
Nói xong lại vái dài, Ngô Đại cữu vội vái trả.
Nguyệt nương xiêm y sang trọng bước ra, phục xuống lạy mừng anh. Ngô Khải vội xua tay:
Thôi, đại khái là được rồi, chỗ anh em ruột thịt việc gì phải khách sáo, vả lại thường ngày tôi vẫn nhờ vả vợ chồng cô và dượng đây nhiều, cô đừng khiến tôi khó nghĩ. Nguyệt nương lạy xong đứng dậy nói:
Giúp đỡ ca ca là bổn phận của vợ chồng tôi.
Ngô Khải nói:
– Cô nói vậy chứ tôi nhờ và nhiều quá, cũng làm phiền cô và dượng lắm chứ.
Ngọc Lâu và Kim Liên nghe nói Ngô Khải đang ở thượng phòng, bèn rủ nhau tới lạy chào chúc tết, rồi ai về phòng nấy.
Bây giờ chắc Đại cữu cũng chẳng đi đâu nữa, xin Đại cữu cởi áo uống rượu với vợ chồng tôi.
Nói xong gọi a hoàn dọn tiệc. Ngọc Tiêu và Tiểu Ngọc bước ra lạy mừng Ngô Khải rồi dọn tiệc. Ba người ngồi vào bàn. Nguyệt nương dùng chung vàng rót rượu mời anh và chồng. Tây Môn Khánh cũng rót rượu mời anh vợ rồi nói:
Việc đáo nhậm của Đại cữu đã xong xuôi chưa?
Cũng xong cả rồi, chỉ còn vài cái đồn là chưa tới thăm được thôi. Ngày mai tốt ngày, tôi sẽ làm lễ khai ấn tại Vệ Môn, dọn một tiệc nhỏ, gọi các thuộc cấp các nơi tới để gặp gỡ, nhất là các quan chức trưởng đồn, sau đó sẽ đi một lượt các đồn để xem công việc. Vị chỉ huy tiền nhiệm Đinh đại nhân làm hỏng mọi việc, nghe đâu đang bị Ngự sử đàn hặc. Nay tôi thay thế thì phải dốc lòng lo việc, đốc thúc thuộc cấp trong việc lương thực thuế má và khai báo minh bạc tại các đồn các kho mới được.
Tây Môn Khánh hỏi:
Tổng cộnng có khoảng chừng bao nhiêu đồn điền tất cả? Ngô Khải đáp:
Thời Thái tổ, cho lập đồn điền làm kế nuôi binh. Từ trước hàng năm chỉ phải nộp lúa một kỳ vào mùa thu gọi là thu lương, sau này vì phép Thanh Miêu của Tể tướng Vương An Thạch, tăng thêm một kỳ vào mùa hạ nữa gọi là hạ thuế. Trong vùng Tế Châu thuộc quyền cai quản của tôi hiện nay, không kể những nơi bỏ hoang thì tổng cộng có chừng hai vạn bảy ngàn đồn điền. Thu lượng hạ thuế bây giờ lại phải nộp bằng tiền, mỗi đồn điền nộp một lạng tám tiền, như vậy tổng cộng số thuế cũng lên tới năm vạn lạng mỗi năm, cứ cuối năm thì phải gom đủ nộp cho phủ Đông Bình để sung vào việc nuôi quân mã.
Tây Môn Khánh lại hỏi:
Thế còn chỗ lợi tức dư ra thì sao?
Dư thì kể cũng có dư, nhưng còn phải bù đắp vào những năm mất mùa, lại còn phải giúp đỡ cho dân chúng trong vùng. Mọi việc đều có sổ sách đàng hòang để tránh việc công luận đàm tiếu.
Tây Môn Khánh nói:
Nhưng làm sao mà đúng theo sổ sách được, mình cũng phải có chút ít bù đắp công khó nhọc chứ
Ngô Khải gật đầu:
Thì cũng có chút đỉnh, chẳng giấu gì dượng, năm nào mà khá thì cuối năm cũng có được khoảng trăm lạng, rồi thuộc cấp nó biếu gà, vịt, dê, lợn, rượu trà kể cũng tàm tạm. Nhưng mọi chuyện thì cũng đều nhờ dượng đây để ý che chở phù trì cho.
Tây Môn Khánh nói:
Thì tôi cũng chỉ mong đại cữu được dư giả mà mát mặt với người ta, còn chỗ anh em trong nhà, lúc nào tôi chẳng hết lòng.
Anh em vợ chồng uống rượu nói chuyện cho tới canh một, Ngô Khải mới cáo từ. Tây Môn Khánh tiễn anh vợ rồi xuống phòng Kim Liên.
Hôm sau, vợ Hà Thiên hộ là Lam thị sai gia nhân đem thiếp tới mời Nguyệt nương và các tiểu nương mồng sau tới dự tiệc.
Hôm đó Tây Môn Khánh cùng Ngô Khải và Ứng Bá Tước đến dự tiệc tại nhà Vân chỉ huy, trong tiệc có ca công vũ nữ giúp vui.
Sau đó nhân Nguyệt nương và các tiểu thiếp tới nhà Hà Thiên hộ, Tây Môn Khánh cưỡi ngựa tới phủ Vương Chiêu Tuyên, có Đại An và Cầm Đồng đi theo. Vương Tam vắng nhà.
Vân tẩu đã chờ sẵn, đem thiếp của Tây Môn Khánh vào thưa với Lâm thái thái, rồi trở ra mời Tây Môn Khánh vào. Tây Môn Khánh theo Văn tẩu đi qua đại sảnh, vào thẳng hậu phòng. Lâm thái thái mặc lễ phục đại hồng, châu giăt ngọc đeo, trang điểm lộng lẫy nghênh tiếp. Đôi bên thi lễ, rồi phân ngôi chủ khách mà ngồi, a hoàn đem trà ra, Lâm thái thái mời Tây Môn Khánh uống trà rồi sai gia nhân đem ngựa của chủ tớ Tây Môn Khánh vào đằng sau.
Qua vài tuần trà, Lâm thái thái mời Tây Môn Khánh cởi áo ngoài ra nhập tiệc, đoạn nói:
Tiện nam đã lên Đông Kinh từ hôm mồng bốn để chúc tết chú vợ của nó là Lục hoàng thái uý, chắc cũng phải sau Nguyên tiêu mới về được.
Tây Môn Khánh cởi áo ngoài đưa cho Đại An cầm, bên trong, Tây Môn Khánh mặc áo đoạn bạch thêu hình phi ngư màu thiên thanh, trông thập phần lịch sự, Lâm thái thái rót rượu vào chung vàng hai tay nâng mời, ánh mắt long lanh bằng muôn vạn câu nói. Tây Môn Khánh vui vẻ ăn uống. Trên bàn tiệc, đũa ngọc chén vàng, sơn hào hải vị la liệt.
Rượu được vài tuần, Tây Môn Khánh tỏ ý mời Lâm thái thái và vợ Vương Tam ngày mai tới dự tiệc và xem đèn. Lâm thái thái đã quá say mê Tây Môn Khánh. Tây Môn Khánh nói gì mà chẳng nghe, do đó vui vẻ nhận lời ngaỵ Tây Môn Khánh mừng lắm. Hai người kề vai áp má mắt đi mày lại mà chén tạc chén thù. Lát sau men rượu nồng nàn, lòng xuân phơi phới, Lâm thái thái cầm tay Tây Môn Khánh dắt vào giường cộng lực truy hoan.
Mây qua mưa tạnh, hai người lại tiếp tục uống rượu cho tới canh hai. Tây Môn Khánh đứng dậy cáo từ. Đại An dẫn ngựa ra cổng sau, cùng Cầm Đồng đưa chủ về. Tây Môn Khánh về tới cổng. Bình An mở cổng thưa:
Hôm nay có người của Tiết công công tới đưa thiếp, thỉnh gia gia sáng mai tới hoa viên ở ngoại thành thưởng xuân. Lại có gia nhân của Vân đại nhân đem năm tấm thiếp tới thỉnh các nương nương dự tiệc.
Tây Môn Khánh gật đầu xuống ngựa vào nhà, rồi vào thẳng phòng Nguyệt nương, thấy cả Ngọc Lâu và Kim Liên cũng đang có mặt.
Nguyệt nương và đám tiểu thiếp cũng vừa tới từ nhà Hà Thiên hộ về, đang ngồi nói chuyện thì Tây Môn Khán vào. Mọi người đứng dậy chào. Nguyệt nương hỏi:
Hôm nay chàng đi những đâu mà giờ này mới về?
Ứng Nhị ca cứ giữ lại uống rượu, bây giờ mới dứt ra mà về được đấy. Nguyệt nương nói:
Tiệc hôm nay tại nhà Hà Thiên hộ cũng vui lắm. Hà nương nương cũng còn nhỏ tuổi, năm nay mới có mười tám, nhan sắc xinh đẹp lắm, mà đức tính nhu mì, tài học thông kim bác cổ, mới về với Hà đại nhân chừng hai năm nay thôi. Trong nhà gia nhân đầy tớ nhiều lắm, hầu hạ riêng Hà nương nương cũng có tới bốn a hòan thân tín và hai người bô già. Rõ là gia đình trâm anh thế phiệt lâu đời.
Tây Môn Khánh ngồi xuống nói:
Thì Hà nương nương là cháu của Lâm thái thái trong nội cung mà. Nghe nói là sau đám cưới, Hà nương nương đem về nhà chồng nhiều tiền của lắm.
Nguyệt nương hỏi:
Vân chỉ huy vừa mới sai người đem năm tấm thiếp mời chị em chúng tôi ngày mai tới dự tiệc, chàng có cho chúng tôi đi hay không?
Tây Môn Khánh đáp:
Bên đó đã mời thì các nàng cứ đi cho đông đủ. Việc gì còn phải hỏi nữa.
Như vậy thì cũng phải để tứ nương ở nhà để lo tiếp khách chứ. Ngày tết ngày nhất, khách khứa tấp nập, chẳng lẽ trong nhà không có ai tiếp đãi hay sao?
Tây Môn Khánh gật đầu:
Để Tuyết Nga ở nhà cũng được, bốn chị em cứ đi đi. Ngày mai Tiết thái giám cũng mời tôi ra ngoại thành thưởng xuân. Tôi lười đi quá, không hiểu thời tiết mùa xuân thế nào mà bệnh đau lưng của tôi lại có vẻ gia tăng.
Nguyệt nương bảo:
Lưng chàng đau nhiều, sợ là năm trước chàng ngã ở bờ tường, năm nay làm đau lại chăng, nên mời Nhiệm Y quan tới coi rồi cho thuốc thì hơn, cứ ở đó mà than hay sao. Tây Môn Khánh cười:
Mặc kệ nó, không sao đâu, vài hôm chắc hết.
Đoạn bàn với vợ:
Bây giờ cũng bắt đầu tiết hoa đăng, chẳng lẽ ngày mai mình không soạn tiệc mời các bà các cô hay sao. Ít nhất cũng phải mời Hà nương nương, Chủ Thủ bị phu nhân, Kinh Đô giám phu nhân, cụ thân sinh Trương Đoàn luyện, rồi nhị vị cữu mẫu, mẫu thân Thôi Bản, và cả mẫu thân của Vương Tam nữa chứ. Rồi cũng phải gọi đoàn hát trong phủ Vương Hoàng thân tới và ít nhạc công ca nữ. Lại còn chuyện làm dàn pháo bông nữa. Mọi năm Bôn Tứ lo việc đó, năm nay đi Đông Kinh giờ này cũng chưa về, biết sai ai đây.
Nguyệt nương chưa kịp nói gì thì Kim Liên đã mau miệng:
Bôn Tứ không có nhà thì sai vợ Bôn Tứ cũng được chứ gì. Tây Môn Khánh lườm Kim Liên:
Ai hỏi mà nói? có cái miệng cứ bép xa bép xép.
Đã đành là phải làm tiệc thưởng đăng, nhưng mẹ của Vương Tam thì chúng tôi chưa một lần quen biết. Người ta không quen với mình, làm sao mà mời, chỉ sợ người ta không tới.
Tây Môn Khánh làm vẻ tự nhiên:
Lâm thái thái đã bắt con trai nhận tôi là cha nuôi, như vậy cũng là chỗ thân thích, mà đã là thân thích thì mình cứ mời cho người ta khỏi trách, còn tới hay không mặc kệ người ta.
Nguyệt nương nói sang chuyện khác:
Ngày mai tôi không tới nhà Vân chỉ huy đâu, có thai có nghén mà tết nhất cứ vác bụng đi hết nhà này sang nhà khác rồi người ta nói.
Ngọc Lâu bảo:
Sợ gì mà sợ, bụng đại nương cũng chưa rõ lắm đâu. Người ta mời thì mình cứ đi, không sao cả, tết nhất thì cũng phải đi đây đi đó cho vui.
Mọi người uống trà nói chuyện. Lát sau Tây Môn Khánh vào phòng Tuyết Ngạ Kim Liên thấy Tây Môn Khánh đến với Tuyết Nga thì giận lắm, bỏ về phòng ngay.
Tây Môn Khánh vào với Tuyết Ngạ Sau phút chuyện trò là giây ân ái. Tây Môn Khánh ít đến với Tuyết Nga, nên đêm đo được Tuyết Nga đối xử rất mặn nồng.
Sáng sớm hôm sau Bá Tước tới, nói với Tây Môn Khánh:
Hôm qua Vân đại nhân có gửi thiếp tới mời tiện nội hôm nay đi hầu tiệc các tẩu tẩu ở đây. Nhưng tiện nội thì quần áo đã thiếu, lại toàn đồ cũ, nữ trang lại chẳng có gì, ngày tết ngày nhất như vậy sợ người ta cười, nhưng chẳng lẽ lại từ chối không đi. Cho nên tôi phải dậy sớm, nói với đại ca, xem các tẩu tẩu có quần áo nữ trang trâm thoa gì không dùng đến, làm ơn cho tiện nội tôi mượn đỡ để đi dự tiệc. Tây Môn Khánh quay lại bảo Vương Kinh:
Ngươi vào trong thưa với Đại nương đi. Bá Tước nói:
Ứng Bảo nó đang đợi ở ngoài, có gì đại ca cho gói kỹ lại rồi đưa cho nó. Vương Kinh vào trong, lúc lâu sau ôm ra một gói lớn, đưa cho Ứng Bảo mà dặn:
Trong này có hai bộ quần áo bằng đoạn hồng thêu kim tuyến, trâm hoa lớn nhỏ năm cái, và một đôi vòng vàng.
Ứng Bảo gật đầu đem về.
Trên đại sảnh, Tây Môn Khánh mời Bá Tước uống trà rồi nói:
Hôm nay Tiết thái giám mời tôi ra ngọai thành uống rượu thưởng xuân, nhưng tôi ngại đi quá. Ngô Đạo quan cũng gửi thiếp mời ngày mồng chín tới dự lễ khai xuân, chắc tôi không đi được, để thằng rể tôi đi thay vậy. Mấy hôm nay, chẳng hiểu có phải tôi uống nhiều rượu quá hay không mà đau lưng quá, ngồi đứng đã đau, mà nằm cũng đau nữa.
Bá Tước bảo:
Có lẽ tại đại ca uống nhiều rượu quá nên hỏa nó tụ Ở hạ bộ, đại ca nên bớt rượu đi thì hơn.
Tây Môn Khánh cười:
Ngày tư ngày tết, đến nhà nào chẳng bị ép uống rượu, làm sao mà bớt được.
Đang nói chuyện thì Đại An đem thiếp vào thưa:
Hà đại nhân thỉnh gia gia mồng chín tới dự tiệc thưởng xuân. Tây Môn Khánh bảo Bá Tước:
Đó, nhị ca thấy chưa, người ta mời như thế này, không đi sao được.
Nói xong cầm thiếp lên coi, thì thấy có ba cái, một cái mời mình, một cái mời Ngô Khải, một cái mời Bá Tước, mỗi thiếp đều có hàng chữ “vãn sinh Hà Thừa Thọ lạy mời”.
Đại An đứng bên nói:
Gia nhân bên đó nói là Hà đại nhân chưa quen biết nhiều với Ngô Đại cữu và Ứng Nhị gia nên không dám đường đột mời, phải nhờ gia gia cho chuyển giùm.
Tây Môn Khánh đưa thiếp cho Bá Tước, Bá Tước cầm coi rồi tắc lưỡi:
Thế này là làm sao đây, tôi chưa có chút lễ nào đưa tới Hà đại nhân, làm sao mà đi được.
Tây Môn Khánh bảo:
Không sao, để tôi soạn lễ vật rồi nhị ca sai Ứng Bảo nó đem tới cho Hà đại nhân là được.
Đoạn quay lại bảo Vương Kinh:
Ngươi soạn hai lạng bạc, hai tấm khăn lụa, rồi viết thiếp, đề tên nhị gia đây cho ta. Lại bảo Bá Tước:
Thiếp mời của Vân chỉ huy, nhị ca cầm rồi đấy nhé, tôi khỏi phải sai người đưa đi. Nói xong gọi Lai An, bảo đem thiếp mời của Vân chỉ huy tới cho Ngô Khải, Vương Kinh viết thiếp xong, đưa cả thiếp và lễ vật cho Bá Tước, Bá Tước thâu nhận rồi đứng dậy nói:
Cảm tạ đại ca bất tận, đại ca cho tôi về, rồi ngày kia tôi tới đây sớm, cùng đi với đại ca.
Nói xong cáo từ mà về.
Tới trưa, Nguyệt nương và ba tiểu nương trang điểm lộng lẫy, ngồi một cỗ kiệu lớn, và ba cỗ kiệu nhỏ, vợ Lai Tước là Huệ Nguyên cũng được ngồi một kiệu nhỏ đi theo để hầu hạ. Bốn quân hầu dẹp đường đi phía trước, bốn gia nhân là Cầm Đồng, Kỳ Đồng, Xuân Hồng và Đại An đi phía sau, trực chỉ nhà Vân chỉ huy.
Thê thiếp đi rồi, Tây Môn Khánh gọi gia nhân coi cổng là Bình An vào dặn:
Bất cứ ai tới hỏi đều nói là ta vắng nhà, có thiếp đưa thì nhận là được rồi. Bình An vâng lời trở ra canh cổng, không dám lơ là.
Tây Môn Khánh lại thấy đau lưng, chợt nghĩ tới mấy viên thuốc Diên thọ đan do Nhiệm Y quan cho, bèn sai nhân lấy ra uống, rồi xuống phòng Bình Nhi.
Như Ý mặc quần áo mới, đeo nữ trang, mặt tươi như hoa ra nghênh tiếp. Tây Môn Khánh bước vào sai Nghênh Xuân dọn rượu và đồ ăn ra. Nghênh Xuân dọn rượu xong, sang bên Kim Liên, cùng Xuân Mai đánh cờ giải trí.
Bên này, Tây Môn Khánh cùng Như Ý uống rượu, sau đó mặc dầu lưng đang đau, Tây Môn Khánh vẫn cùng Như Ý bày cuộc truy hoan.
Đến tối Nguyệt nương và ba tiểu thiếp mới về nhà. Nguyệt nương nói với chồng:
Hôm nay tiệc bên Vân chỉ huy vui lắm. Vân phu nhân cũng đang có mang. Hai chúng tôi mời rượu nhau từ đầu tới cuối, rồi vui miệng ước hẹn là nếu một người sinh trai một người sinh gái thì sẽ trở thành thông gia, nếu cùng sinh con trai thì cho học cùng lớp cùng trường, mà cùng sinh con gái thì cho chúng nó kết làm chị em. Ứng nhị tẩu đứng ra làm bảo chứng. Chàng thấy thế nào?
Tây Môn Khánh cười dài.
Hôm sau sinh nhật Kim Liên, Tây Môn Khánh dậy sớm, trước khi ra nha môn, gọi gia nhân dặn dò treo đèn kết hoa các nơi trong nhà, chuẩn bị tiệc mừng sinh nhật và gọi ca nhạc công tới đàn hát.
Kim Liên trang điểm rực rỡ, mặc xiêm y mới, lên đại sảnh thấy Đại An và Cầm Đồng đang treo đèn thì cười bảo:
Ta cứ tưởng ai đang làm gì trên này, hoá ra hai đứa ngươi treo đèn.
Hôm nay là sinh nhật của ngũ nương mà, gia gia sai chúng tôi treo đèn cho đẹp. Thế nào chúng tôi cũng lạy mừng chúc thọ và ngũ nương nhớ thưởng cho chúng tôi đấy nhé.
Kim Liên bảo:
Mày muốn đánh đòn thì ta có chứ còn thưởng thì không có đâu. Cầm Đồng bảo:
Trời đất ơi, hễ nghe ngũ nương nói là chỉ toàn thấy đánh với mắng. Chúng tôi cũng như con cái ngũ nương, ngũ nương phải thương chúng tôi chứ sao lại doa. đánh?
Kim Liên bảo:
Thôi đi thằng khốn, đừng có nhiều lời, lo treo đèn cho tử tế đi. Hôm nọ mày đi tìm gia gia cho Thôi Bản, mày đứng giữa sân nói ầm lên khiến gia gia bực mình, tội mày rành rành ra đấy, mày chưa bị đòn là phúc lắm, còn nói gì nữa.
Cầm Đồng nói:
Ngũ nương cứ nói đùa hoài, tôi nhát lắm, ngũ nương đừng dọa tôi.
Đại An hơi giật mình, nhưng vờ tự nhiên hỏi:
Làm sao ngũ nương biết được chuyện đó? Kim Liên bĩu môi:
Chuyện lớn nhỏ, chuyện xa gần gì ở đâu ta còn biết, huống hồ chuyện trong nhà này. Hôm nọ gia gia nói với đại nương là mọi năm có Bôn Tứ ở nhà lo dàn pháo bông, năm nay Bôn Tứ đi vắng, không biết phải sai ai, ta mới nói ngay là Bôn Tứ đi vắng thì sai vợ Bôn Tứ cũng được chứ sao. Ta nói vậy là ngươi đủ hiểu.
Đại An giả vờ:
Nương nương nói sao chứ Bôn Tứ làm quản lý trong nhà, vợ hắn đâu dám làm chuyện đó.
Kim Liên cười khảy:
Thế mà chuyện lại xảy ra hai năm rõ mười, giữa ban ngày ban mặt mới là lạ chứ. Cầm Đồng nói:
Dù sao thì ngũ nương cũng chẳng nên nói ra, Bôn Tứ về nghe được thì còn ra thế nào.
Kim Liên trừng mắt:
Bộ ngươi tưởng dối gạt mãi được Bôn Tứ hay sao? Bôn Tứ nó ngốc một chút chứ không có ngu như chúng bay tưởng đâu. Nó đi Đông Kinh, bỏ vợ Ở nhà lâu ngày, bọ nó yên tâm được hay sao? chúng bay là gớm lắm, luôn che chở cho thằng già chủ chúng bay làm yêu làm quỷ ở cái nhà này mà tưởng tao không biết hay sao? còn cái con dâm phụ vợ thằng Bôn Tứ nữa, nó cũng gớm lắm, nó đã biếu bánh trái cho đại nương lại còn đem lễ vật đến chúc thọ tao, hy vọng tao sẽ làm ngợ Tao nghĩ trong vụ này chỉ có thằng Đại An khốn kiếp kia đứng ra bày mưu thiết kế cho gia gia mày với vợ thằng Bôn Tứ mà thôi, chứ không còn ai vào đây nữa.
Đại An kêu lên:
Ngũ nương nói vậy là chết tôi rồi, tôi có biết chuyện gì đâu. Ngũ nương đừng có ghe lời thóc mách của Hàn tẩu, con mụ đó ăn không nói có ghê lắm. Nhà Bôn Tứ ở gần cổng, gia nhân lớn nhỏ trong nhà này ai cũng quen biết, những lúc ra vào thường ghé nhà Bôn Tứ uống chén trà nói câu chuyện, tôi có thỉnh thoảng ghé nhà Bôn Tứ cũng chỉ như những người khác mà thôi.
Kim Liên bảo:
Con vợ thằng Bôn Tứ, con mắt ướt rườn rượt là tao biết ngay nó đúng là loài dâm phụ, thật y như con vợ thằng Hàn Đạo Quốc, một loài dâm phụ như nhau có khác. Kim Liên đang đứng nói thì Tiểu Ngọc chạy tới thưa:
Đại nương tôi cho thỉnh ngủ nương, Phan lão lão cùng tới rồi, đang cần tiền trả cho phu kiệu.
Kim Liên bảo:
Quái lạ, ta đứng đây nãy giờ mà bà cụ đến, sao ta không biết?
Cầm Đồng mau miệng:
– Có lẽ phu kiệu đưa lão lão tới theo cổng sau cho gần, từ đó tới đây trả chừng sáu tiền cho phu kiệu là vừa.
Kim Liên bảo:
Nhưng ta làm gì có tiền mang sẵn đây. Bà cụ thật lạ quá, đến nhà người ta mà không đem tiền trả tiền kiệu là thế nào.
Nói xong vào hậu phòng chào Nguyệt nương và mẹ mình, nhưng làm lơ chuyện trả tiền cho phu kiệu, Phan bà hỏi thì Kim Liên chỉ đáp:
Không có.
Ngũ nương cứ đưa tiền cho lão bà rồi tính vào tiền mua thức ăn cũng được. Kim Liên đáp:
Gia gia đưa tiền cho tôi là để mua thức ăn làm tiệc chứ không phải để trả tiền kiệu cho ai hết.
Lần lữa mãi, ngoài sân, đám phu kiệu giục trả tiền. Ngọc Lâu thấy vậy bèn lấy trong tay áo ra một tiền, bảo a hoàn đem trả cho phu kiệu để họ đi. Kim Liên cũng chẳng nói gì.
Lát sau thì Đại cữu mẫu, Nhị cữu mẫu và sư bà Đại sư phụ tới. Phan bà trở về phòng con gái, bị Kim Liên cằn nhằn một hồi, Kim Liên nói:
Không có tiền trả tiền kiệu thì ai bảo lại đây làm gì cho người ta cười như vậy?
Con ơi, con không cho tiền thì làm sao ta có tiền? Kim Liên cau có:
Lần nào đến là cũng đòi tiền, tôi đào đâu ra tiền mà cho bây giờ. Mẹ thấy đấy, tiêu xài cái gì là có cả chục con mắt dòm ngó, làm sao suy suyển đi đâu được một đồng một chữ của người ta được. Lần sau mẹ có tiền trả tiền kiệu thì hãy tới, còn không thì đừng tới làm gì. Nhà này không cần thứ thân thích khốn cùng như mẹ đâu. Tôi không muốn vì mẹ mà phải nghe những lời chó má nói động đến tôi. Lần trước cũng vậy, chỉ vì mẹ mà tôi bị người ta chửi mắng đủ điều, mẹ tưởng tôi ở đây sung sướng lắm sao, mẹ có nằm trong chăn đâu mà biết chăn có rận.
Kim Liên dứt lời thì Phan bà khóc hu hụ Xuân Mai đứng cạnh nói:
– Nương nương hôm nay làm sao vậy?
Nói xong an ủi Phan bà rồi bưng trà lại mời. Phan bà uống trà xong thì giận dữ bỏ sang phòng bên nằm. Lát sau, a hoàn ra mời vào ăn cơm, Phan bà mới vào hậu phòng với Nguyệt nương.
Tây Môn Khánh cũng vừa từ nha môn trở về, đang sửa soạn ăn cơm thì Đại An vào thưa:
– Kỉnh lão gia vừa được thăng Đông nam thống chế, đang tới bái kiến gia gia.
Nói xong đưa thiếp lên, Tây Môn Khánh cầm xem, thấy viết “Đông nam thống chế tân thăng kiêm đốc tào vận tổng binh Kih Trung cúi lạy”. Tây Môn Khánh vừa cởi bỏ mũ áo, lại phải mặc vào bước ra nghênh tiếp. Kinh Thống chế mặc lễ phục kỳ lân đại hồng, đeo đai vàng bước vào, theo sau là đám tùy tùng. Tây Môn Khánh mời lên đại sảnh thi lễ. Đôi bên phân ngôi chủ khách, ngồi uống trà nói chuyện. Kinh Thống chế nói:
Văn thư thăng chức mới tới hôm nọ nên vãn sinh cũng chưa đáo nhậm chức vụ mới, nhưng phải tới tạ Ơn đại nhân trước đã.
Tây Môn Khánh nói:
Vãn sinh xin chia mừng cùng tân Thống chế, thế mới biết đại tài thì đại dụng, đó là lẽ tự nhiên. Chúng tôi đây cũng được thơm lây, để hôm khác vãn sinh sẽ tới chúc mừng.
Nói xong sai gia nhân dọn rượu rồi nói tiếp:
Thỉnh đại nhân cởi áo ngoài, dùng cùng vãn sinh chén rượu xuân.
Kinh Thống chế cám ơn rồi từ chối:
– Vãn sinh tới đây cáo với đại nhân trước hết để tỏ lòng kính trọng cho nen còn phải đi bái kiến nhiều nơi nữa, hôm khác sẽ tới hầu chuyện đại nhân lâu hơn.
Nói xong định đứng dậy cáo từ, nhưng Tây Môn Khánh nhất định giữ lại. Kinh Thống chế đành cởi áo ngoài, ngồi lại uống rượu. Bữa tiệc xuân gồm toàn cao lương mỹ vị, thịt béo rượu nồng. Mới qua một tuầu rượu thì thấy hai ca công Trịnh Xuân và Vương Tương vào lạy chào.
Tây Môn Khánh hỏi:
Sao giờ này mới tới? còn tên kia là ai? Trịnh Xuân đáp:
Đó là Vương Tương, em trai của Vương Quế Nhi.
Tây Môn Khánh gật đầu, bảo hai ca công đàn hát. Lại sai gia nhân đem hai mâm đồ ăn và hai hũ rượu lớn ra khoản đãi đám tùy tùng của Kinh Thống chế. Kinh Thống chế nói:
Thế này thì quấy quả đại nhân quá, vãn sinh đã được uống rượu mà đám thuộc hạ cũng được khoản đãi, thật không biết lấy gì báo đáp.
Nói xong gọi đám thuộc hạ lên lạy tạ Tây Môn Khánh. Bữa tiệc lại tiếp tục, Tây Môn Khánh nói:
Một hai hôm nữa tiện nội sẽ mạo muội thỉnh lệnh phu nhân hạ cố tới xem đèn và dự tiệc thưởng xuân, thế nào cũng xin lệnh phu nhân dời gót tới chọ Hôm đó cũng chỉ có lệnh phu nhân, Trương Đoàn luyện phu nhân, Hà thiên hộ phu nhân và vài thân thích của tiện nội mà thôi.
Kinh Thống chế nói:
Nếu lệnh phu nhân đây đã có lòng như vậy thì tiện nội nhất định phải đến.
Chẳng hay Chu đại nhân có tin tức thăng thưởng gì không? Kinh Thống chế đáp:
Tôi nghe noi là cuối xuân này, Chu Thủ bị đại nhân sẽ được thăng chức và thuyên chuyển về kinh.
Tây Môn Khánh nói:
– Vậy cũng mừng.
Ăn uống một lúc lâu, Kinh Thống chế đứng dậy cáo từ, đám tùy tùng la hét dẹp đường mà về.
Tối hôm đó, tiệc mừng sinh nhật Kim Liên được tổ chức tại hậu đường. Tiệc xong, Tây Môn Khánh đến với Kim Liên.
Tây Môn Khánh đi rồi, Nguyệt nương mời Phan bà, Tây Môn Đại Thư, Úc Đại Thư và hai vị sư bà ngồi lại uống rượu chuyện trò.
Trong khi đó, tại phòng riêng, Kim Liên sai Xuân Mai dọn tiệc mới, cùng Tây Môn Khánh thù tạc.
Lát sau Phan bà về phòng con gái, nhưng Kim Liên bảo Thu Cúc đưa Phan bà sang ngủ tại phòng Bình Nhị Phan bà được Như Ý, Nghênh Xuân và Tú Xuân đón tiếp niềm nở, Phan bà nhìn ngắm bàn thờ, và chân dung Bình Nhi ở phòng ngoài rồi vào phòng trong ngồi, nói với Như Ý và Nghênh Xuân:
Nương nương của các ngươi mất đi, được quan nhân lo thờ phượng săn sóc như thế này, quả là nương nương có phúc lắm.
Như Ý bảo:
Hôm nọ làm lễ trăm ngà cho nương nương tôi, gia gia tôi có cho mời lão lão, sao không thấy lão lão đến. Hoa Đại cữu mẫu và Ngô Đại cữu mẫu cũng có tới. Hôm đó làm lễ lớn lắm, có mười hai vị đạo sĩ tụng kinh, tới tối mới xong.
Phan bà nói:
Năm cùng tháng tận bận nhiều việc, hôm đó thằng con trai tôi lại vắng nhà, nhà không có ai nên không bỏ mà đi được.
Đoạn hỏi:
À mà sao hôm nay không thấy Dương cô nương tới?
Như Ý đáp:
Vậy thì lão lão không biết rồi, Dương cô nương bệnh mà mất từ hồi trong năm, các nương nương đều có tới lo dùm việc ma chay.
Phan bà nói:
Tội nghiệp, hèn gì hôm nay không thấy tới, Dương lão cũng bằng tuổi tôi đấy.
Có sẵn rượu ngon đây, lão lão dùng vài chung cho vui. Đoạn quay lại bảo Nghênh Xuân:
Em dọn bàn dọn rượu mời lão lão dùng.
Lục nương quả là người nhân nghĩa. Mỗi lần tôi tới, lục nương đều đối xử ân cần kính trọng, không hề xem tôi là người ngoài. Lần nào cũng mời ăn uống, tối đến lại cùng tôi trò chuyện tới khuya, lúc tôi về nhà lại tặng này tặng nọ, chẳng bao giờ để tôi về tay không. Người như thế mà trời không cho thọ. Chằng giấu gì các thư thư, cái áo tôi đang mặc đây cũng là của lục nương cho tôi ngày trước đó. Thật chẳng bù cho con gái ruột của tôi, chẳng bao giờ nó cho tôi được cái gì. Tôi không phải nói gì chứ, Ai Di Đà Phật, nó mà cho tôi được một đồng một chữ nào, cứ gọi là chặt đầu tôi đi. Đã thế, mỗi lần lục nương cho tôi cái gì, nó lại còn bảo tôi là tham lam, thấy của người khác thì tối mắt lại mà nhận. Cũng như hôm nay đó, có chút ít tiền trả phu kiệu, mà nó cũng nhất định không chịu cho tôi, tôi hỏi hai ba lần, nó một mực bảo là không có. Về sau tam nương phải bỏ tiền ra trả phu kiệu cho tôi. Về tới phòng nó lại còn chửi mắng tôi một hồi, bảo là lần sau không có tiền trả tiền kiệu thì đừng đến nữa. Lần này tôi về, sẽ không bao giờ tới đây nữa, tới làm gì với đứa con vô phúc đó. Thiên hạ nhiều người xấu, nhưng chắc chắn chẳng ai xấu như đứa con chết tử chết tiệt đó đâu. Chắc nay mai tôi chết nó cũng không thèm biết đến nữa. Tôi thường bảo nó là cha mày chết năm mày mới bảy tuổi, vậy mà tao chịu gáo bụa nuôi mày, dạy mày vá may nấu nướng, lại cho đến trường nữ học của Từ tú tài học chữ, đến nay mày mới được thông minh lanh lợi như vậy, thế mà mày nỡ xử tệ với tao, không thèm ngó ngàng đến tao. Con với cái thế đấy.
Như Ý bảo:
Thì ra ngũ nương lúc nhỏ có được đi học, hèn gì bây giờ giỏi chữ lắm. Phan bà nói:
Năm nó bảy tuổi tôi đã cho tới trường nữ học, được ba năm thì nó đọc hay viết giỏi mà thi từ ca phú gì cũng biết ít nhiều.
Đang nói chuyện thì nghe bên ngoài có tiếng gọi cổng, Như Ý hỏi vọng ra:
Ai đó?
Đoạn quay lại bảo Tú Xuân:
Em chạy ra xem ai ở ngoài đó vậy? Tú Xuân bước ra rồi trở vào bảo:
Chị Xuân Mai tới.
Thôi lão lão đừng nói gì nữa, Xuân Mai nó sang đấy. Phan bà bĩu môi:
Tôi biết rồi, nó với đứa con bất hiếu của tôi là cùng một phe mà.
Như Ý mời Xuân Mai vào cùng ngồi nói chuyện uống rượu, Xuân Mai nói:
Tôi sang bên này nói chuyện với lão lão cho vui. Phan bà hỏi:
Gia gia và nương nương ngủ chưa?
Tôi vừa hầu cho gia gia và nương ngương ngủ xong thì sang đây, cũng có ít đồ ăn, và một bình rượu để lão lão dùng.
Đoạn quay lại bảo Tú Xuân:
– Phiền thư thư sang bảo Thu Cúc nó đem qua đây cho tôi mời lão lão.
Tú Xuân bước ra, lát sau đem bình rượu Kim Hoa về. Thu Cúc bưng một mâm đồ ăn theo sau. Như Ý bày rượu và đồ ăn lên bàn. Xuân Mai dặn Thu Cúc:
Mày về phòng đi, gia gia hay nương nương có gọi thì sang đây kêu tao. Thu Cúc quay ra, mọi người tiếp tục ăn uống. Cá thịt đầy ăm ắp một bàn.
Tú Xuân ra đóng cổng rồi vào ngồi cùng mọi người. Xuân Mai rót rượu ra chung, hai tay nâng mời Phan bà và Như Ý, rồi gắp đồ ăn vào bát cho Nghênh Xuân và Tú Xuân, đoạn bảo Phan bà:
Đây toàn là thức ăn ngon từ hậu phòng đem ra, lão lão dùng nhiều đi mới được. Phan bà đáp:
Cám ơn thư thư, cứ để tôi tự nhiên. Thật chẳng bao giờ con gái tôi nó dọn tiệc đãi tôi hoặc mời tôi được một tiếng. Thư thư nếu biết thương cha thương mẹ, biết kính trọng người già thì đừng bắt chước con gái tôi, nó là đứa bất hiếu bất nhân, vô ơn vô nghĩa, là thứ oan gia của tôi mà thooi. Hễ tôi khuyên bảo nó thì nó lại sừng sộ với tôi, như hôm nay có thư thư biết đấy, thật nhục nhã cho tôi quá.
Xuân Mai đáp;
Thôi lão lão cũng đừng chấp nhất. Lão lão biết một mà chẳng biết hai. Nương nương tôi tính tình coi vậy chứ tâm địa chằng có gì, chẳng qua là hơi cứng cỏi, không chịuw nhịn người khác mà thôi. Nương nương tôi làm sao so được với đại nương. Đại nương một tay nắm giữ tiền bạc, còn nương nương tôi làm gì có tiền. Người khác không biết, nhưng tôi biết rõ ràng như vậy. Cho nên lão đừng trách là nương nương tôi có tiền mà không cho lão lão. Gia gia tôi tuy lắm tiền nhiều của thật, nhưng nương nương tôi chẳng bao giờ thèm ngó tới. Cần tiêu pha mua sắm thứ gì thì nương nương thẳng thắn hỏi gia gia, không hề có chuyện giấu giếm tiền bạc làm của riêng bao giờ. Vậy mà lão lão trách là không phải, khong phải là tôi bênh nương nương tôi, nhưng cứ công bằng vô tư mà nói sự thật vậy đó.
Như Ý vờ nói:
Xuân Mai đây nói phải, mẹ con ruột thịt, nếu ngũ nương có tiền bạc thì chỉ cho lão lão chứ còn cho ai bây giờ, cho nên lão lão cũng đừng phiền trách ngũ nương.
Phan bà đáp;
Tôi gần đất xa trời, sống nay chết mai, chẳng biết lúc nào, cho nên tôi cũng chẳng thèm giận hờn phiền trách nó làm gì.
Nói xong nâng chung mà uống. Xuân Mai thấy Phan bà uống rượu được, liền bảo Nghênh Xuân:
Thư thư đem con súc sắc ra đây, mình búng súc sắc uống rượu cho vui.
Nghênh Xuân đem súc sắc ra, mọi người lần lượt gieo súc sắc, uống rượu vui vẻ. Lát sau thì bình rượu lớn đã cạn, người nào cũng có vẻ saỵ Nhưng Nghênh Xuân lại vào trong lấy ra một vò rượu nữa. Mọi người tiếp tục ăn uống. Khoảng canh hai thì Phan bà uống nhiều, vừa say vừa mệt, phải dựa vào gối mới ngồi nổi. Mọi người thấy vậy mới chịu đứng dậy, sửa soạn chỗ ngủ.
Xuân Mai về tới phòng, thì thấy Thu Cúc đang ghé mắt ấp tai vào khe cửa mà nhìn nghe chuyện bên trong của Tây Môn Khánh và Kim Liên. Thu Cúc say mê theo dõi đễn nỗi Xuân Mai bước tới sau lưng cũng không hay biết, Xuân Mai giận quá, đánh Thu Cúc một bạt tai nẩy đom đóm mà mắng:
Con chêt đâm chết dịch, con dâm phụ voi giầy ngựa xé kia, mày nhìn cái gì? Thu Cúc bị đanh đau nhưng không dám khóc, chỉ ấp úng:
Đâu có, tôi có nhìn cái gfi đâu, sao thư thư lại đánh tôi?
Chuyện gì vậy? Xuân Mai đáp lớn:
Thưa không có chuyện gì, tôi bảo Thu Cúc ra đóng cổng, nó không chịu ra nên tôi mắng nó mấy câu mà thôi.
Thu Cúc lầu bầu ra đóng cổng, Xuân Mai lên giường ngủ.
Hôm sau, đám đàn bà như vợ của các quản lý Phó, Cam, Bôn Tứ, Thôi Bản, Đoạn Lục Thư, Trịnh Tam Thư, và Ngô Nhị cữu mẫu đều có mặt.
Lát sau thì Ngô Đại cữu và Bá Tước đến, cùng Tây Môn Khánh cưỡi ngựa, có quân hầu dẹp đường tới nhà Hà thiên hộ dự tiệc. Chu Thủ bị cũng tới. Tiệc gồm đủ các quan trong phủ huyện, canh tiệc có bốn ca nữ đàn hát. Tối hôm đó, Tây Môn Khánh mới về nhà, nhưng ngủ tại phòng Bình Nhi với Như Ý.
Hôm sau, Tây Môn Khánh sai gia nhân đem thiếp tới mời các phu nhân vợ các quan ngày mười hai tới dự tiệc thưởng đăng. Nguyệt nương bảo chồng:
Mình cũng phải mời Mạnh đại di và đại di của tôi, kẻo sau này hai người đó trách là mời đủ mọi người mà không mời họ.
Tây Môn Khánh nói:
Cũng may là nàng nhắc sớm chứ không thì quên bẵng đi mất.
Đoạn bảo Kính Tế viết thiếp rồi sai Cầm Đồng đi.
Kim Liên ngồi trong phòng suy nghĩ một hồi, rồi lên thượng phòng giục mẹ về nhà.
Nguyệt nương bảo:
Lão lão việc gì phải vội về như vậy, xin ở lại chơi một hai ngày nữa. Kim Liên nói:
Nhà không có ai, xin đại nương để mẫu thân tôi về trông coi nhà cửa.
Nguyệt nương vội sai a hoàn lấy một cái quả lớn ra xếp đồ ăn và bánh trái tặng Phan bà, lại biếu thêm một tiền để trả tiền kiệu rồi tiễn về. Kim Liên quay lại nói với Kiều Nhi:
Hôm nay và mấy ngày nữa, nhà này toàn là khách giàu có sang trọng tới, không để bà lão về thì còn giữ lại làm gì. Bà lão nghèo nàn, áo quần chẳng có, xốc xa xốc xếch cứ như con mụ vú già, thật bực cả mình.
Kiều Nhi không nói gì, Nguyệt nương hơi khó chịu nhưng cũng im lặng.
Tây Môn Khánh gọi Đại An vào, sai cầm hai tấm thiếp tới mời Lâm thái thái và vợ Vương Tam tại phủ Vương Chiêu Tuyên. Lại sai gọi bốn ca nữ Quế Nhi, Ngân Nhi, Ái Nguyệt và Hồng Tứ cùn các ca công Lý Minh, Ngô Huệ, và Trịnh Xuân.
Cũng hôm đó, Bôn Tứ từ Đông Kinh về tới. Sau khi ghé nhà tắm rửa, ăn mặc sạch sẽ, khăn áo chỉnh tề, Bôn Tứ tới đại sảnh lạy chào chủ và đưa thư của Hạ chỉ huy, Tây Môn Khánh hỏi:
– Sao bây giờ ngươi mới về?
Bôn Tứ cho biết là bị cảm hàn ở kinh, đoạn nói tiếp:
Cho nên mãi tới mồng hai tết tôi mới lên đường trở về được. Hạ chỉ huy dặn đi dặn lại là thưa với gia gia rằng rất cảm ơn về sự giúp đỡ của gia gia.
Tây Môn Khánh lại trao chìa khoá cửa tiệm tơ lụa cho Bôn Tứ. Lại mở thêm một tiệm tơ lụa khác để cho Ngô Nhị cữu trông nom. Trao chìa khoá xong, Tây Môn Khánh dặn:
Hôm nào thuyền hàng ở Tùng Giang về thì chứa hàng tại tiệm ở đường Sư Tử, người cùng với Lai Bảo đứng bán. Ngươi cùng gọi thợ, làm dàn pháo bông tại sân, để tới mười hai này ngươi đốt cho khách xem.
Lát sau, Ứng Bá Tước dẫn Lý Tam tới. Tây Môn Khánh mời hai người uống trà nói chuyện, Bá Tước mở lời:
Lý Tam đây có chuyện buôn bán muốn thưa với đại ca, chẳng biết đại ca có chịu không?
Tây Môn Khánh hỏi:
Buôn bán gì vậy?
Ở kinh vừa sức văn thư đi mười ba tỉnh, nói là mỗi tỉnh bỏ ra hai vạn lạng bạc để mua những đổ cổ khí. Phủ Đông Bình mình đây lớn, nên cũng xuất ra hai vạn lạng. Hiện Trương Nhị Ở gần huyện đường muốn đứng ra lãnh làm các đồ cổ ngoạn đó để nhận một vạn lạng. Hiện hãy còn một vạn lạng nữa lưu tại phủ Tuần án. Nay tôi bàn với nhị gia đây, thưa với lão gia là một bên là lão gia, cùng với tôi, Hoàng Tứ và một hai người nữa hùn vốn với Trương Nhị, đứng ra nhận làm, tiền lời thì chia đôi. Vụ này lợi lớn trông thấy, chẳng hay tôn ý thế nào? Tây Môn Khánh hỏi:
Đồ cổ ngoạn, nhưng là những đồ gì? Lý Tam đáp:
Nếu vậy thì lão gia chưa biết, hiện ở kinh, trong hoàng thành mới dựng thêm hai khu gọi là Thọ Nhạc, gồm rất nhiều đền đài điện các, lại xây thêm Thanh Bảo lục cung, Tuyền Thần điện và một ngôi các làm chỗ trang điểm cho An phi nương nương, cần rất nhiều tới các đồ để bày biện như đỉnh, lư, mâm, bình phong, bàn ghế, tràng kỷ, nhưng phải là thứ thật quý và thật tinh xảo.
Tây Môn Khánh bảo:
Nếu vậy thì tôi chẳng cần phải hùn hạp với ai, tôi lo một mình việc này cũng được, tôi dám bỏ tiền ra mà.
Lý Tam nói:
Nếu lão gia đứng ra lo một mình lại càng tốt, lão gia có cần gì thì đã có chúng tôi và nhị gia đây. Chúng tôi và nhị gia đâu phải là người ngoài.
Tây Môn Khánh lại hỏi:
Văn thư đó hiện ở đâu?
Hiện ở phủ Tuần án, chưa có công bố. Tây Môn Khánh bảo:
Được rồi, để tôi viết phong thư và soạn ít lễ, nhờ Tống Ngự sử là được. Lý Tam nói:
Xin lão gia đừng chậm trễ, thời buổi bây giờ nhanh chân nhanh tay mới kiếm ăn được, tôi e rằng có thể người khác sẽ đứng ra tranh mất.
Tây Môn Khánh cười:
Không lo, ngoài Tống Ngự sử thì Tri huyện hay Phủ doãn cũng là chỗ quen biết, tôi không làm thì thôi, chứ không ai tranh được hết.
Nói xong giữ hai người ở lại ăn cơm uống rượu, lại nói:
Hôm nay tôi viết thư, ngày mai sẽ sai người đem đi.
Nhưng còn chuyện này, là Tống công hiện không có ở đây, nghe nói là đã tới Duyện Châu tra xét công việc rồi.
Tây Môn Khánh bảo:
Nếu vậy thì ngày mai Lý ca theo người của tôi tới Duyện Châu.
Như vậy vừa đi vừa về cũng năm sáu ngày, nhưng không sao, để tôi cùng đi cũng được, lão gai cứ viết thư, sai ai đi thì bảo người đó đêm nay tới nghỉ tại nhà tôi, sáng mai đi cho sớm.
Tây Môn Khánh bảo:
Các gia nhân của tôi thì Tống công không nhớ mặt, ngày thường Tống công tỏ ra quý mến Xuân Hồng, để tôi bảo Xuân Hồng và Lai Tước cùng đi.
Bá Tước nói:
Đại ca làm việc mau mắn như vậy mới được, mình chậm một chút là lỡ việc ngay. Cơm rượu dọn ra, hai người ăn uống no nê rồi cáo từ.
Tây Môn Khánh gọi Kính Tế, sai viết thư, rồi lấy ra mười lạng vàng lá, đưa thư và vàng cho Xuân Hồng và Lai Tước rồi dặn:
Đi đường nên cẩn thận, gặp Tống công thì xin mượn bản văn thư đó, nếu văn thư đã chuyển lên phủ rồi thì nói với Tống công lấy về gìum cho, rồi nhớ về cho sớm.
Lai Tước nói:
Xin gia gia yên tâm, chúng tôi hiểu rồi, tôi cũng từng hầu hạ Từ Tham nghị Ở Duyện Châu, cũng biết đường đi nước bước.
Nói xong cùng Xuân Hồng nhận thư và vàng, tới nhà Lý Tam ngủ.
Hôm sau, ngày mười một, Xuân Hồng, Lai Tước và Lý Tam từ canh năm đã lên đường đi Duyện Châu.
Ngày mười hai, Tây Môn Khánh ở nhà lo tiệc thưởng đăng khoản đãi phu nhân các quan và đám thân thích đàn bà. Cũng mời Ngô Đại cữu, Ứng Bá Tước, Tạ Hy Đại và Thường Trĩ Tiết tới uống rượu xem đèn với mình.
Đoàn hát tại phủ Vương Hoàng thân đã dọn đồ đạc tới từ sớm.
Chu Thủ bị phu nhân bị đau mắt, không tới được, có sai gia nhân tới báo. Kính Thống chế phu nhân, Trương Đoàn luyện phu nhân, Vân chỉ huy phân nhân, Kiều Đại nương, mẹ Thôi Bản, Ngô Đại di, Mạnh Đại di tới trước. Chỉ còn thiếu Hà Thiên hộ phu nhân, Lâm thái thái và vợ Vương Tam. Tây Môn Khánh vội sai Đại An, Cầm Đồng và mấy quân hầu đi mời một lần nữa. Lại sai cả Văn tẩu tới giục Lâm thái thái và vợ Vương Tam.
Tới trưa mới thấy Lâm thái thái ngồi đại kiệu tới. Thi lễ xong, Tây Môn Khánh hỏi:
Vương Tam nương sao không thấy tới?
Lâm thái thái đáp:
– Tiện nam vắng nhà, nhà không có ai, nó phải ở nhà coi nhà.
Lát sau thì Hà Thiên hộ phu nhân ngồi trên cỗ đại kiệu bốn người khiêng, gia nhân a hoàn ngồi hàng chục kiệu nhỏ đi theo. Đoàn kiệu tiến vào sân, Hà Thiên hộ phu nhân xuống kiệu. Trong này dàn nhạc thổi lên chào mừng. Nguyệt nương và đám tiểu nương bước ra nghênh tiếp vào thượng phòng. Hà Thiên hộ phu nhân xin mời Tây Môn Khánh vào để bái kiến. Bái kiến xong, Tây Môn Khánh vào hoa viên, Nguyệt nương mời khách ra đại sảnh nhập tiệc. Mọi người phân ngôi thứ mà ngồi.
Tiệc bắt đầu, đoàn hát diễn tích “Tiểu Thiên Hương bán dạ triều nguyên”. Sau đó bốn ca nữ đàn hát.
Trong khi đó, tại nhà khách trong hoa viên, Tây Môn Khánh cùng anh vợ và bạn bè nhập tiệc, có ba ca công đàn hát.
Tới tối, tiệc lại được dọn ra, gia nhân đốt đền hoa khắp nơi.
Tại nhà khách trong hoa viên, mọi người tiếp tục ăn uống thì Tây Môn Khánh ngủ gà ngủ gật, Bá Tước hỏi:
Bộ hôm nay đại ca không vui hay sao mà buồn ngủ vậy? Tây Môn Khánh đáp:
Cả đêm hôm qua không hiểu sao mất ngủ nên hôm nay buồn ngủ quá.
Lát sau thì đám ca công vào đàn hát trên đại sảnh, bốn ca nữ vào đàn hát trong nhà khách hoa viên. Bá Tước bảo Ái Nguyệt và Hồng Tứ đàn hát, còn Quế Thư và Ngân Thư chuốc rượu.
Tiệc đang vui thì Đại An vào ghé tai chủ nói nhỏ:
– Lâm thái thái và Hà phu nhân ra về.
Tây Môn Khán bèn bước ra lén nhìn hai người đó lên kiệu.
Hà phu nhân đã thay áo đại hồng kim tuyến. Lâm thái thái thì thay áo đoạn bạch, đeo kiềng vàng vòng ngọc.
Nguyệt nương và đám tiểu thiếp tiễn ra tới cổng mới quay vào.