Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm. Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản

Kim Bình Mai – Tập 2

Hồi 85

Tác giả: Tiếu Tiếu Sinh

Trong thời gian Nguyệt nương vắng nhà, Kim Liên và Kính Tế mặc sức làm yêu làm quỷ, ngày đêm ôm ấp không rời.

Một hôm Kim Liên thấy trong người mệt mỏi, mắt nặng không muốn mở, lười ăn uống, bụng thì càng ngày càng lớn, bèn gọi Kính Tế tới bảo:

Tôi có chuyện này muốn nói cùng chàng, ít hôm nay tôi mệt mỏi rã rượi, mắt nặng trĩu chỉ muốn ngủ, cơm cháo chằng muốn ăn, mà bụng thì cứ lớn ra. Hồi gia gia sinh tiền, tôi mong có thai mà không được, lại nhờ Tiết sư bà cho thuốc cầu tự cũng chằng thấy công hiệu gì. Nay gia gia không còn, đi lại với chàng chín mười tháng nay thì lại có con. Thật ra thì tôi tắt đường kinh từ hồi tháng ba, nay như vậy là cái thai đã được sáu tháng. Từ trước tới nay tôi luôn nói xấu người khác, bây giờ thì chính thân tôi như thế này, biết tính làm sao. Chi bằng nhân lúc Đại nương vắng nhà, chàng phải mau mau tìm thuốc phá thai chứ không còn cánh nào nữa. Nếu không thì tôi chỉ còn cái chết, chứ không còn mặt mũi nào nhìn thiên hạ đâu.

Kính Tế ngẫm nghĩ rồi nói:

Thuốc phá thai thì ngoài tiệm mình cũng có ít vị, nhưng không biết là những vị nào, lại không biết đơn thuốc phá thai ra làm sao. Nhưng nàng yên tâm, huyện này có Hồ thái y chuyên trị bệnh đàn bà, lại từng quen biết với nhà này, để tôi tới xin đơn phá thai cho nàng vậy.

Kim Liên bảo:

Vậy thì chàng đi mau đi, cứu mạng cho tôi.

Kính Tế gói ba tiền, tới nhà Hồ thái ỵ Hồ thái y niềm nở ra tiếp đón vì biết Kính Tế là con rể Tây Môn Khánh. Thi lễ xong xuôi, Hồ thái y mời Kính Tế ngồi dùng trà rồi hỏi:

Lâu quá không gặp, chằng hay hôm nay đại nhân hạ cố tới có điều chi dạy bảo? Kính Tế đáp:

Chằng giấu gì tiên sinh, hôm nay vãn sinh tới đây là để xin tiên sinh cho thuốc hạ thai, nguyện mong tiên sinh hết lòng giúp cho.

Nói xong đưa gói bạc ba tiền lên bàn. Hồ thái y nghiêm giọng bảo:

Đức của thiên hạ lấy sự hiếu sinh làm gốc, mọi người trong thiên hạ chỉ cầu thuốc an thai, sao đại nhân lại hỏi thuốc phá thai? thuốc đó thì quả tôi không có, quả tôi không có.

Kính Tế hoảng lên, vội đưa thêm hai tiền nữa rồi nói:

Xin tiên sinh chớ để ý chuyện đó làm gf, thuốc nào thì cũng có chỗ dùng nó, người đàn bàn này sinh đẻ không được bình thường, nhờ tôi xin thuốc phá thai, chớ thật tình không có làm hại ai cả.

Hồ thái y thấy đưa thêm tiền mới đổi sắc mặt thấp giọng bảo:

Nếu vậy thì được, để tôi cho đơn này, uống vào không sao cả. Người đàn bà chỉ hơi mệt một chút rồi cái thai tự nhiên ra.

Nói xong kê đơn cho Kính Tế. Kính Tế hết lòng cảm tạ. Về ngay tiệm thuốc nhà, cân đúng theo đơn, đem về cho Kim Liên.

Tối hôm đó, Kim Liên sai sắc thuốc. Uống xong, thì bụng đau như thắt, lăn lộn trên giường. Xuân Mai phải tận tình chăm sóc.

Gần nửa đêm thì cái thai bị tống ra. Xuân Mai thấy cái thai sáu tháng đã thành hình, nhận ra là con trai, vội thu dọn kỹ lưỡng rồi sai Thu Cúc bỏ vào cầu tiêu.

Hôm sau Kính Tế tới, biết là cái thai đã ra thì yên tâm lắm. Kim Liên mừng rỡ vì trút được gánh nặng.

Nhưng ở đời:

Chuyện lành chằng được nói ra

Chuyện ác lại thấy bay xa nghìn trùng.

Cho nên chỉ vài hôm sau là lớn nhỏ trong nhà tự nhiên đều biết chuyện Kim Liên ăn ở với Kính Tế đến mang thai rồi dùng thuốc phá thai.

Ít ngày sau thì Nguyệt nương về tới nhà. Vừa đi vừa về cũng mất nửa tháng. Gia nhân ùa ra tiếp đón lạy mừng.

Thay quần áo xong, Nguyệt nương lập bàn thờ giữa sân lạy tạ trời đất, rồi vào lạy tạ trước linh vị chồng, sau đó mới trở lại thượng phòng. Mọi người quây quần hỏi thăm. Nguyệt nương kể lại chuyện không may trong miếu Đại Nhạc cho mọi người nghe, kể xong thì khóc nức nở. Mọi người phải hết lòng an ủi. Như Ý bồng Hiếu ca nhi ra, mẹ con gặp nhau, mừng mừng tủi tủi. Sau đó Nguyệt nương sai dọn rượu, mời Ngô Đại cữu tới để cảm tạ.

Đến tối là một tiệc khác, mọi người trong nhà ăn mừng Nguyệt nương trở về bình an. Hôm sau, Nguyệt nương vì đi đường mệt nhọc vất vả, phơi gió sương, lại gặp chuyện sợ hãi, nên trong người mệt mỏi hâm hấp sốt. Vài ngày sau mới bình phục.

Thu Cúc định lên kể cho Nguyệt nương nghe về chuyện Kính Tế và Kim Liên phá thai mà nó được mục kích tận mắt, nhưng vừa tới cửa thượng phòng đã gặp ngay Tiểu Ngọc. Tiểu Ngọc biết ngay ý định của Thu Cúc, liền chặn Thu Cúc lại, đánh hai bạt tai rồi mắng:

Con khốn, có cút ngay không, Đại nương mới đí xa về ốm đau mệt nhọc, mấy hôm nay chưa dậy được, bây giờ mày định vào làm Đại nương giận mà ốm thêm phải không?

Thu Cúc nuốt giận lui ra.

Ít hôm sau, Kính Tế có việc lên lầu lấy hàng, Kim Liên đã chờ sẵn, hai người diễn cảnh mây mưa. Thu Cúc biết rõ, vội tới gặp Nguyệt nương mà thưa:

Kẻ nô tỳ bao lần nói mà Đại nương không chịu tin. Trong lúc Đại nương vắng nhà, hai người công khai ăn ngủ cùng nhau cả ngày lẫn đêm, lại có cả Xuân Mai quanh quẩn chung vui. Hôm nọ hai người đem thuốc phá thai về, Ngũ nương uống vào, nửa đêm truỵ thai, đó là con trai. Vậy mà bây giờ họ lại đang ăn nằm với nhau trên lầu, tôi không dám nói dối, xin Đại nương tới ngay sẽ bắt gặp quả tang.

Nguyệt nương biết là không thể đừng được, vội rảo bước qua hoa viên mà tới. Xuân Mai ở dưới nhà thấy Nguyệt nương từ xa, vội chạy lên lầu, hai người vẫn chưa rời nhau. Xuân Mai kêu lên:

– Nguy rồi, Đại nương tới.

Hai người kinh hoàng rời nhau ra, nhưng không có chỗ nào lẩn trốn. Kính Tế vội mặc quần áo rồi xuống thang lầu mà chạy, nhưng bị Nguyệt nương bắt gặp, gọi lại mắng:

Thằng khốn kiếp kia, mày vào đây làm gì? Kính Tế luống cống đáp:

Thưa con lên lầu lấy hàng.

Ta đã dặn rằng muốn lấy gì thì cứ việc sai gia nhân, tại sao mày vào phòng của người góa bụa? mày vào làm gì? thằng khốn kiếp vô liêm sỉ kia?

Kính Tế không biết nói sao, vội ba chân bốn cẳng lủi mất. Kim Liên thì hổ thẹn quá, không dám xuống lầu, nhưng bị Nguyệt nương gọi xuống mà mắng:

Ngũ muội, từ nay phải ngưng trò vô liêm sỉ đó đi, muội muội cũng như tôi đều là quả phu, không thể so sánh với những người có chồng được. Sao muội muội làm điều bất chính với thằng khốn đó để gia nhân đầy tớ nó bàn tán xôn xao. Gia nhân đầy tớ nó nói bao lần, tôi đều không tin, nhưng hôm nay thì chính tôi bắt gặp quả tang, muội muội không còn chối cãi gì được nữa. Từ nay muội muội phải sửa đổi đừng để thiên hạ chê cười là loài trắc nết. Đàn bà phải đoan chính, đến như tôi bị cường tặc cưỡng bức mà còn giữ được lòng đoan chính, nếu không thì đã không mặt mũi nào trở lại cái nhà này nhìn thấy mọi người. Tôi nói ít, muội muội phải hiểu nhiều.

Kim Liên nghe Nguyệt nương mắng, mặt cứ đỏ lên rồi tái đi từng chập, mãi mới cúi gầm mặt xuống mà nói lí nhí:

Tôi đang thắp hương trên lầu thì cậu Kính Tế cũng tình cờ lên lầu lấy hàng. Làm gì có chuyện này kia.

Nguyệt nương nghe vậy thì đùng đùng nổi giận, mắng cho một hồi nữa. Thấy Kim Liên nín lặng, không dám đối đáp, mới chịu về phòng.

Tối hôm đó Tây Môn Đại thư lại gọi chồng vào phòng trà mắng:

Đồ khốn nạn vô luân, vô liêm sỉ, chuyện rành ràng ra vậy mà từ trứoc tới giờ cái miệng cứ chối leo lẻo. Con dâm phụ đó muốn cướp chồng tôi mà trước mặt mọi người thì nói xấu hết người này người nọ, thật đáng tởm. Còn chàng, chuyện đã như thế này, chàng còn mặt mũi nào ăn hột cơm nhà này nữa.

Kính Tế thẹn quá, hoá giận mắng lại:

Đồ lăng loàn, tôi ăn tiền của tôi chứ không ăn nhờ ai hết, tôi cũng đem về nhà này bao nhiêu tiền của chứ có phải không đâu.

Nói xong giận dữ bước ra.

Từ đó Kính Tế không dám lén lút tới phòng Kim Liên, cần lấy hàng chỉ sai Đại An và Bình An về lấy. Cửa ngõ trong nhà ljai được đóng kỹ và do chính tay Nguyệt nương đích thân kiểm soát. Chuyện tư thông giữa Kính Tế và Kim Liên lại bị gián đọan.

Cũng trong thời gian đó, Trương Đoàn luyện, vốn là cậu của Kính Tế, bị cách chức nằm nhà, ngày ngày Kính Tế thường qua bên nhà cậu ăn cơm. Nguyệt nương cũng chằng thèm hỏi.

Thấm thoát hai người đã xa cách nhau được hơn một tháng, Kim Liên ra vào thẩn thơ, thấy ngày dài đằng đẳng, đêm tối lạnh lùng, chỉ mong ước được gặp gỡ giao hoan. Nhưng càng mong đợi thì âm tích càng cách tuyệt, Kính Tế cũng vô kế khả thi.

Một hôm, Kính Tế chợt nghĩ nên viết một bức thư tỏ tình thương nhớ để nhờ Tiết tẩu lén đưa cho Kim Liên.

Hôm sau Kính Tế lấy cớ ra ngoại thành có việc, cưỡi lừa tìm tới nhà riêng của Tiết tẩu mà hỏi:

– Tiết ma ma có nhà không?

Con dâu của Tiết tẩu là Kim Đại thư, vợ của Tiết Kỷ con trai Tiết tẩu, đang bồng con, nghe người gọi thì chạy ra hỏi:

Ai vậy? Kính Tế đáp:

Tôi đây, tôi hỏi Tiết ma ma có nhà không?

Ma ma tôi tới nhà dượng tôi rồi, đại nhân có chuyện gì xin cứ nhắn lại cũng được. Vừa nói xong thì Tiết tẩu về, hỏi:

Cậu tới có gì dạy bảo không?

Tất nhiên là có chuyện mới tới đây phiền Tiết ma mạ Nguyên là tôi và Ngũ nương ở nhà đi lại với nhau nhưng bị con a hoàn Thu Cúc tố cáo, khiến Đại nương và Đại thư lãnh đạm với tôi, lại cấm đường cấm nẻo ra vào khiến tôi và ngũ nương không trao đổi tin tức gì được. Nay thì thời gian xa cách cũng đã lâu, muốn gửi vài chữ cho nhau cũng chằng biết nhờ ai. Hôm qua tôi đã nhờ ma ma đây đưa giùm, nay tới đây hỏi tin tức, nhân gặp chị thì xin chị giúp tôi.

Nói xong lấy ra một lạng bạc, đặt lên bàn mà bảo:

Đây là chút lễ mọn, nhờ chị đưa lại cho ma ma.

Đời thuở nhà ai, chàng rể lại tằng tịu với vợ bế của cha vợ bao giờ. Thế gian thật có lắm chuyện nực cười. Này, nhưng mà tôi hỏi thật, đại nhân làm thế nào mà dụ được Ngũ nương vậy?

Kính Tế hơi khó chịu:

Thôi chị đừng cười giưỡn nữa. Tôi có đem theo thêm một lá thư nữa đây, ngày mai nếu chị có tới đó thì tìm cách đưa giùm tôi.

Nói xong lấy bức thư trong tay áo ra. Kim Đại thư, tức Tiét tẩu, cầm lầy phong thư rồi nói:

Từ hôm Đại nương đi Thái An Châu dâng hương tới giờ tôi cũng chưa gặp, thôi được, để ngày mai tôi tới thăm Đại nương sẽ đưa giúp cho, cũng là một công đôi việc. Kính Tế hỏi:

Tôi phải tới đâu để nhận tin của Tiết tẩu?

Tôi sẽ tới tiệm tìm gặp cậu. Kính Tế cáo từ mà về.

Hôm sau Tiết tẩu tới thăm Nguyệt nương, nói chuyện một hồi rồi sang phfong Ngọc Lâu, sau đó mới tới phòng Kim Liên, làm như lần lượt thăm hỏi mọi người.

Lúc đó Kim Liên đang ngồi ăn cháo, mặt mày ủ dột. Xuân Mai đứng bên cạnh nói:

Nương nương chớ quá sầu si, ai muốn nói gì cũng mặc, nay thì gia gia đã mất, Đại nương cũng chẳng có thể giữ được chủ tớ mình. Nương nương phải vui lên mà tính chuyện sau này. Ở đời sống phong lưu sung sướngn được ngày nào hay ngày nấy.

Nói xong đem rượu ra rót mời chủ:

Nương nương dùng chung rượu này cho ấm bụng giải phiền.

Kim Liên thờ thẫn cầm chung rượu, nhìn hai con chó đang đùa giỡn trước thềm mà bảo:

Loài súc sinh kia mà còn được cùng nhau vui sướng, con ngừoi lại không đựoc như vậy hay sao?

Chủ tớ đang uống rượu chuyện trò thì Tiết tẩu bước vào vái chào cười bảo:

Gớm, thầy trò vui quá nhỉ.

Nhân thấy hai con chó đùa giỡn trước thềm, bèn nói:

– Nương nương nhìn xem, thế này là có điềm lành tin vui rồi đấy nhé.

Kim Liên hỏi:

Lâu quá không thấy Tiết tẩu lại chơi, hôm nay đi đâu mà tới đây? Nói xong chỉ ghế mời ngồi. Tiết tẩu ngồi xuống đáp:

Tôi bận rộn suốt ngày, có lúc nào được nhàn hạ đâu. Nhân lâu ngày không tới thăm Đại nương, lại gặp lúc Đại nương mới đi dâng hương về, nên tới chào hỏi kẻo Đại nương giận. Tôi cũng vừa thăm Tam nương xong, Tam nương cho tôi mấy cái thoa cài đầu, lại cho tám tiền, chỉ có Tứ nương chằng cho được gì, gớm người sao mà bần tiện thế, mà sao hôm nay không thấy Ngũ nương ở trong hậu phòng vậy?

Kim Liên đáp:

Tôi mấy hôm nay trong người khó ở nên lừoi, chằng muốn đi đâu.

Nương nương tử tế quá, tôi tới lần nào cũng được uống rượu. Kim Liên bảo:

Tiết tẩu sao không sanh thêm lấy một đứa con gái cho cvui. Tiết tẩu đáp:

Tôi mà còn sanh đẻ gì được. Con dâu tôi là Kim Đại thư vừa sinh được đứa cháu gái, bây giờ mới hai tháng.

Chuyện trò một lát, Tiết tẩu bảo:

Lão gia mất đi, nương nương ở đây chắc cũng lạnh lùng lắm nhỉ.

Tất nhiên làm sao so được với lúc gia gia tôi còn sống. Chằng có giấu gì Tiết tẩu, nhà này người đông lắm chuyện, Đại nương tôi lại mới có con trai nên cách đối xử với chúng tôi cũng thay đổi, chỗ chị em không được thân mật như ngày trứoc. Ít hôm nay phần tôi trong người khó ở, phần vì chuyện này chuyện kia, tôi cũng chằng vào hậu phòng làm gì.

Xuân Mai ngồi bên nói:

-Cũng chỉ tại con Thu Cúc nhà này đặt điều bịa chuyện cho nương nương tôi, cả tôi cũng bị dính vào nữa.

Tiết tẩu nói:

Thì ra cũng tại nó, xưa nay gia nhân là phải bênh vực chủ chứ sao lại hành động như vậy bao giờ.

Kim Liên quay bảo Xuân Mai:

Coi xem con khốn đó đâu, nó dám lén lắm đó.

Nó đang ở dưới bếp, thật không ai như con khốn khiếp đó, chủ có chuyện gì là đem đi học lại với người khác hết.

Tiết tẩu uống một chung rượu rồi nói:

Bây giờ không có ai thì để tôi xin thưa chuyện. Hôm qua cậu Kính Tế có tới gặp tôi kể hết mọi chuyện, lại nói rằng Đại nương sai đóng hết các cửa ngỏ, chẳng còn cách gì ra vào. Lâu nay cậu ấy không gặp được nương nương, trong lòng thương nhớ lắm, mới khẩn khảon nhờ tôi tới thăm nương nương và đưa thư cho nương nương. Tôi nghĩ là gia gia đã mất, nương nương đầu còn xanh tuổi còn trẻ, chẳng việc gì phải sợ, đã đốt hương sao còn sợ khói.

Nói xong lấy bức thư trong tay áo ra đưa cho Kim Liên. Kim Liên mở ra coi, thấy vắn tắt mấy câu:

Lửa đâu đốt cháy gan ruột

Buồn khổ đâu chất nghẹn yết hầu. Tiêu hao vắng bặt

Nhớ nhung lã chã giọt châu Chuyện cũ đã như vậy Đằng nào cũng đã chịu nhơ

Chằng bằng gần nhau cho thoa? ước mơ.

Bên dưới đề bốn chữ “Kính Tế bách bái”. Kim Liên đọc xong bỏ lá thư vào tay áo.

Tiết tẩu bảo:

Nương nương có viết hồi thư hay có gửi vật gì không, kẻo cậu ấy lại bảo là tôi không đưa thư cho nương nương.

Kim Liên bảo Xuân Mai ngồi tiếp Tiết tẩu, rồi vào trong lấy một cái khăn tay, dùng son viết lên ít chữ, gói lại cẩn thận rồi trở ra đưa cho Tiết tẩu rồi dặn:

Tiết tẩu nói lại với cậu ấy rằng đừng nên giận mà qua bên nhà cậu mợ ăn cơm như vậy, rồi bên đó bảo là đang ở nhà vợ buôn bán, sao lại phải tới đó ăn cơm, như vậy rồi phiền thêm ra. Nếu Đại thư trong này không cho đem cơm ra thì cứ bảo là lấy tiền bán mà mua cơm, cùng ăn với Phó quản lý. Nếu giận mà không chịu về nhà thì chỉ có nghĩa là nhận mình có lỗi mà thôi.

Nói xong đưa tặng năm tiền. Tiết tẩu nhận tiền, cảm ơn rồi bảo:

Để tôi sẽ nói lại.

Sau đó Tiết tẩu tới tiệm thuốc gọi Kính Tế ra chỗ vắng, đưa cái khăn của Kim Liên mà bảo:

Ngũ nương dặn tôi nói lại rằng cậu đừng giận mà bỏ nhà sang bên Trương cữu ăn cơm như vậy, chỉ thêm phiền. Cậu cứ việc đi đi về về ăn uống cho đầy đủ, nếu không thì lấy tiền bán hàng ra mà ăn.

Đoạn lại lấy thêm năm tiền đưa cho Kính Tế coi mà bảo:

Cái này là Ngũ nương thưởng cho tôi đấy.

Kính Tế nói:

– Thật là phiền Tiết ma ma nhiều quá.

Nói xong cáo từ. Vừa đi được vài bước thì Tiết tẩu gọi lại mà bảo:

Còn chuyện này tôi quên nói; hồi nãy hầu chuyện với Đại nương, lúc tôi cáo từ thì Đại nương cho Tú Xuân gọi tôi trở vào bảo là tối nay tôi trở lại đem Xuân Mai đi bán cho nhà khác, vì Xuân Mai toa rập với cậu và Ngũ nương.

Kính Tế hơi giật mình, ngẫm nghĩ rồi bảo:

Ma ma cứ đem Xuân Mai về nhà, tôi sẽ đến gặp Xuân Mai bàn tính. Nói xong bước đi.

Tối hôm đó Tiết tẩu tới nhà Tây Môn Khánh, vào gặp Nguyệt nương, Nguyệt nương bảo:

Hồi trước tôi đưa cho tẩu tẩu mười sáu lạng mua nó thì bây giờ tẩu tẩu cũng bán nó với giá mười sáu lạng cho tôi.

Nói xong quay lại bảo Tiểu Ngọc:

Ngươi ra bảo nó sửa soạn mà đi, không cho nó mang theo cái gì cả, chỉ mặc quần áo trên người mà thôi.

Tiết tẩu tới gặp Kim Liên bảo:

Đại nương sai tôi tới lãnh Xuân Mai đem bán, nói là Xuân Mai toa rập với nương nương tác tệ. Lại dặn tôi là phải bán lại đúng giá như cũ.

Kim Liên nghe nói đem Xuân Mai đi bán bàng hoàng không nói được lời nào, chỉ thấy hai hàng lệ dài mãi sau mới bảo:

Tiết tẩu coi đó, gia gia mất đi, tôi đã sầu khổ bao nhiêu, chỉ có Xuân Mai làm bạn, vậy mà Đại nương lại bắt bán nó đi, thật là người không còn biết tình nghĩa là gì. Đại nương cậy có tí con trai mà coi người khác như đất bùn. Lý Bình Nhi lúc trước cũng vậy mà sau chết cả mẹ lẫn con, cho hay trời cũng có mắt lắm.

Tiết tẩu hỏi:

Nghe nói lúc sinh tiền, gia gia yêu quý Xuân Mai lắm phải không?

Còn phải nối, Xuân Mai nó đòi một là được mười, nó nói gì gia gia cũng nghe. Tiết tẩu bảo:

Nếu vậy thì Đại nương hành động sai lầm rồi. Người được gia gia yêu quý như thế mà nỡ đuổi đi, lại dặn là không cho đem theo gì ngoài quần áo trên người, như vậy thì luân lý xóm giềng họ sẽ nghĩ sao?

Kim Liên hỏi:

Đại nương dặn tẩu tẩu như vậy phải không? Tiết tẩu đáp:

Đại nương không nói với tôi nhưng dặn Tiểu Ngọc như vậy, lại sai Tiểu Ngọc tới đây kiểm soát xem Xuân Mai có đem gì theo không.

Kim Liên không nói gì, chỉ khóc. Xuân Mai đứng nghe từ nãy, nhưng vẫn bình thản như thường, thấy chủ khóc thì bảo:

Nương nương việc gì phải khóc cho hại sức khỏe, nương nương cứ buồn phiền như vậy rồi thành bệnh, tôi đi rôi lấy ai săn sóc cho nương nương. Đại nương đuổi tôi đi, không cho đem quần áo đồ đạc gì cũng chằng sao, tôi có đến nỗi gì thiếu cơm ăn áo mặc đâu.

Đang nói thì Tiểu Ngọc tới nói:

Ngũ nương thấy Đại nương hành độg như vậy có lạ không, Xuân Mai hầu hạ Ngũ nương mấy năm nay, bây giờ tự nhiên đem bán đi, lại không cho đem theo thứ gì. Thôi thì Ngũ nương xem có quần áo nào đẹp lấy ra tặng Xuân Mai một hai bộ gọi là kỷ niệm rồi đưa Tiết tẩu cầm giùm chọ Đó cũng là tình chủ tới mầy năm nay.

Kim Liên bảo”

Ngươi cư xử như vậy mới là người nhân nghĩa.

Thì ở đời có ai biết chắc là mình lúc nào cũng vô sự, vả lại thế tử hồ bi, tình chị em làm sao quên được.

Nói xong tự tay mở rương quần áo của Xuân Mai, lấy ra những đồ trâm thoa, bảo Xuân Mai giấu đi, Kim Liên cũng chọn mấy bộ quần áo đẹp, vài đôi hài, gói lại đưa cho Tiết tẩu giữ giùm. Lại tặng Xuân Mai ít trâm thoa và một cái nhẫn. Tiểu Ngọc cũng rút hai cây trâm trên đầu mình mà tặng Xuân Mai.

Ngoài ra, những quần áo tốt và nữ trang sắm cho Xuân Mai từ trước vẫn để nguyên trong rương, không đụng chạm tới, và sẽ được Tiểu Ngọc đem vào hậu phòng.

Lúc từ biệt, Xuân Mai cúi lạy Kim Liên và vái chào Tiểu Ngọc, mới nước mắt dầm dề. Kim Liên bảo Xuân Mai nên tới chào Nguyệt nương và mọi người, nhưng Tiểu Ngọc xua tay nói là không cần.

Tiết tẩu cũng cáo từ, Xuân Mai theo Tiết tẩu mà đi, không ngoái cổ lại. Tiểu Ngọc nhờ một gia nhân đem rương quần áo đồ đạc của Xuân Mai vào hậu phòng rồi thưa với Nguyệt nương:

Xuân Mai đi rồi, đi người không, tôi không cho đem theo gì cả. Các thứ trong rương vẫn y nguyên.

Về phần Kim Liên, Xuân Mai đi rồi, Kim Liên thấy trống vắng lạ lùng, nhớ tới lúc trước chuyện gì chủ tớ cũng có nhau, nay nhất đán chia lìa, tránh sao khỏi tiếc nhớ thương tâm, càng nghĩ, nước mắt càng tuôn rơi lã chã…

Trong thời gian Nguyệt nương vắng nhà, Kim Liên và Kính Tế mặc sức làm yêu làm quỷ, ngày đêm ôm ấp không rời.

Một hôm Kim Liên thấy trong người mệt mỏi, mắt nặng không muốn mở, lười ăn uống, bụng thì càng ngày càng lớn, bèn gọi Kính Tế tới bảo:

Tôi có chuyện này muốn nói cùng chàng, ít hôm nay tôi mệt mỏi rã rượi, mắt nặng trĩu chỉ muốn ngủ, cơm cháo chằng muốn ăn, mà bụng thì cứ lớn ra. Hồi gia gia sinh tiền, tôi mong có thai mà không được, lại nhờ Tiết sư bà cho thuốc cầu tự cũng chằng thấy công hiệu gì. Nay gia gia không còn, đi lại với chàng chín mười tháng nay thì lại có con. Thật ra thì tôi tắt đường kinh từ hồi tháng ba, nay như vậy là cái thai đã được sáu tháng. Từ trước tới nay tôi luôn nói xấu người khác, bây giờ thì chính thân tôi như thế này, biết tính làm sao. Chi bằng nhân lúc Đại nương vắng nhà, chàng phải mau mau tìm thuốc phá thai chứ không còn cánh nào nữa. Nếu không thì tôi chỉ còn cái chết, chứ không còn mặt mũi nào nhìn thiên hạ đâu.

Kính Tế ngẫm nghĩ rồi nói:

Thuốc phá thai thì ngoài tiệm mình cũng có ít vị, nhưng không biết là những vị nào, lại không biết đơn thuốc phá thai ra làm sao. Nhưng nàng yên tâm, huyện này có Hồ thái y chuyên trị bệnh đàn bà, lại từng quen biết với nhà này, để tôi tới xin đơn phá thai cho nàng vậy.

Kim Liên bảo:

Vậy thì chàng đi mau đi, cứu mạng cho tôi.

Kính Tế gói ba tiền, tới nhà Hồ thái ỵ Hồ thái y niềm nở ra tiếp đón vì biết Kính Tế là con rể Tây Môn Khánh. Thi lễ xong xuôi, Hồ thái y mời Kính Tế ngồi dùng trà rồi hỏi:

Lâu quá không gặp, chằng hay hôm nay đại nhân hạ cố tới có điều chi dạy bảo? Kính Tế đáp:

Chằng giấu gì tiên sinh, hôm nay vãn sinh tới đây là để xin tiên sinh cho thuốc hạ thai, nguyện mong tiên sinh hết lòng giúp cho.

Nói xong đưa gói bạc ba tiền lên bàn. Hồ thái y nghiêm giọng bảo:

Đức của thiên hạ lấy sự hiếu sinh làm gốc, mọi người trong thiên hạ chỉ cầu thuốc an thai, sao đại nhân lại hỏi thuốc phá thai? thuốc đó thì quả tôi không có, quả tôi không có.

Kính Tế hoảng lên, vội đưa thêm hai tiền nữa rồi nói:

Xin tiên sinh chớ để ý chuyện đó làm gf, thuốc nào thì cũng có chỗ dùng nó, người đàn bàn này sinh đẻ không được bình thường, nhờ tôi xin thuốc phá thai, chớ thật tình không có làm hại ai cả.

Hồ thái y thấy đưa thêm tiền mới đổi sắc mặt thấp giọng bảo:

Nếu vậy thì được, để tôi cho đơn này, uống vào không sao cả. Người đàn bà chỉ hơi mệt một chút rồi cái thai tự nhiên ra.

Nói xong kê đơn cho Kính Tế. Kính Tế hết lòng cảm tạ. Về ngay tiệm thuốc nhà, cân đúng theo đơn, đem về cho Kim Liên.

Tối hôm đó, Kim Liên sai sắc thuốc. Uống xong, thì bụng đau như thắt, lăn lộn trên giường. Xuân Mai phải tận tình chăm sóc.

Gần nửa đêm thì cái thai bị tống ra. Xuân Mai thấy cái thai sáu tháng đã thành hình, nhận ra là con trai, vội thu dọn kỹ lưỡng rồi sai Thu Cúc bỏ vào cầu tiêu.

Hôm sau Kính Tế tới, biết là cái thai đã ra thì yên tâm lắm. Kim Liên mừng rỡ vì trút được gánh nặng.

Nhưng ở đời:

Chuyện lành chằng được nói ra

Chuyện ác lại thấy bay xa nghìn trùng.

Cho nên chỉ vài hôm sau là lớn nhỏ trong nhà tự nhiên đều biết chuyện Kim Liên ăn ở với Kính Tế đến mang thai rồi dùng thuốc phá thai.

Ít ngày sau thì Nguyệt nương về tới nhà. Vừa đi vừa về cũng mất nửa tháng. Gia nhân ùa ra tiếp đón lạy mừng.

Thay quần áo xong, Nguyệt nương lập bàn thờ giữa sân lạy tạ trời đất, rồi vào lạy tạ trước linh vị chồng, sau đó mới trở lại thượng phòng. Mọi người quây quần hỏi thăm. Nguyệt nương kể lại chuyện không may trong miếu Đại Nhạc cho mọi người nghe, kể xong thì khóc nức nở. Mọi người phải hết lòng an ủi. Như Ý bồng Hiếu ca nhi ra, mẹ con gặp nhau, mừng mừng tủi tủi. Sau đó Nguyệt nương sai dọn rượu, mời Ngô Đại cữu tới để cảm tạ.

Đến tối là một tiệc khác, mọi người trong nhà ăn mừng Nguyệt nương trở về bình an. Hôm sau, Nguyệt nương vì đi đường mệt nhọc vất vả, phơi gió sương, lại gặp chuyện sợ hãi, nên trong người mệt mỏi hâm hấp sốt. Vài ngày sau mới bình phục.

Thu Cúc định lên kể cho Nguyệt nương nghe về chuyện Kính Tế và Kim Liên phá thai mà nó được mục kích tận mắt, nhưng vừa tới cửa thượng phòng đã gặp ngay Tiểu Ngọc. Tiểu Ngọc biết ngay ý định của Thu Cúc, liền chặn Thu Cúc lại, đánh hai bạt tai rồi mắng:

Con khốn, có cút ngay không, Đại nương mới đí xa về ốm đau mệt nhọc, mấy hôm nay chưa dậy được, bây giờ mày định vào làm Đại nương giận mà ốm thêm phải không?

Thu Cúc nuốt giận lui ra.

Ít hôm sau, Kính Tế có việc lên lầu lấy hàng, Kim Liên đã chờ sẵn, hai người diễn cảnh mây mưa. Thu Cúc biết rõ, vội tới gặp Nguyệt nương mà thưa:

Kẻ nô tỳ bao lần nói mà Đại nương không chịu tin. Trong lúc Đại nương vắng nhà, hai người công khai ăn ngủ cùng nhau cả ngày lẫn đêm, lại có cả Xuân Mai quanh quẩn chung vui. Hôm nọ hai người đem thuốc phá thai về, Ngũ nương uống vào, nửa đêm truỵ thai, đó là con trai. Vậy mà bây giờ họ lại đang ăn nằm với nhau trên lầu, tôi không dám nói dối, xin Đại nương tới ngay sẽ bắt gặp quả tang.

Nguyệt nương biết là không thể đừng được, vội rảo bước qua hoa viên mà tới. Xuân Mai ở dưới nhà thấy Nguyệt nương từ xa, vội chạy lên lầu, hai người vẫn chưa rời nhau. Xuân Mai kêu lên:

– Nguy rồi, Đại nương tới.

Hai người kinh hoàng rời nhau ra, nhưng không có chỗ nào lẩn trốn. Kính Tế vội mặc quần áo rồi xuống thang lầu mà chạy, nhưng bị Nguyệt nương bắt gặp, gọi lại mắng:

Thằng khốn kiếp kia, mày vào đây làm gì? Kính Tế luống cống đáp:

Thưa con lên lầu lấy hàng.

Ta đã dặn rằng muốn lấy gì thì cứ việc sai gia nhân, tại sao mày vào phòng của người góa bụa? mày vào làm gì? thằng khốn kiếp vô liêm sỉ kia?

Kính Tế không biết nói sao, vội ba chân bốn cẳng lủi mất. Kim Liên thì hổ thẹn quá, không dám xuống lầu, nhưng bị Nguyệt nương gọi xuống mà mắng:

Ngũ muội, từ nay phải ngưng trò vô liêm sỉ đó đi, muội muội cũng như tôi đều là quả phu, không thể so sánh với những người có chồng được. Sao muội muội làm điều bất chính với thằng khốn đó để gia nhân đầy tớ nó bàn tán xôn xao. Gia nhân đầy tớ nó nói bao lần, tôi đều không tin, nhưng hôm nay thì chính tôi bắt gặp quả tang, muội muội không còn chối cãi gì được nữa. Từ nay muội muội phải sửa đổi đừng để thiên hạ chê cười là loài trắc nết. Đàn bà phải đoan chính, đến như tôi bị cường tặc cưỡng bức mà còn giữ được lòng đoan chính, nếu không thì đã không mặt mũi nào trở lại cái nhà này nhìn thấy mọi người. Tôi nói ít, muội muội phải hiểu nhiều.

Kim Liên nghe Nguyệt nương mắng, mặt cứ đỏ lên rồi tái đi từng chập, mãi mới cúi gầm mặt xuống mà nói lí nhí:

Tôi đang thắp hương trên lầu thì cậu Kính Tế cũng tình cờ lên lầu lấy hàng. Làm gì có chuyện này kia.

Nguyệt nương nghe vậy thì đùng đùng nổi giận, mắng cho một hồi nữa. Thấy Kim Liên nín lặng, không dám đối đáp, mới chịu về phòng.

Tối hôm đó Tây Môn Đại thư lại gọi chồng vào phòng trà mắng:

Đồ khốn nạn vô luân, vô liêm sỉ, chuyện rành ràng ra vậy mà từ trứoc tới giờ cái miệng cứ chối leo lẻo. Con dâm phụ đó muốn cướp chồng tôi mà trước mặt mọi người thì nói xấu hết người này người nọ, thật đáng tởm. Còn chàng, chuyện đã như thế này, chàng còn mặt mũi nào ăn hột cơm nhà này nữa.

Kính Tế thẹn quá, hoá giận mắng lại:

Đồ lăng loàn, tôi ăn tiền của tôi chứ không ăn nhờ ai hết, tôi cũng đem về nhà này bao nhiêu tiền của chứ có phải không đâu.

Nói xong giận dữ bước ra.

Từ đó Kính Tế không dám lén lút tới phòng Kim Liên, cần lấy hàng chỉ sai Đại An và Bình An về lấy. Cửa ngõ trong nhà ljai được đóng kỹ và do chính tay Nguyệt nương đích thân kiểm soát. Chuyện tư thông giữa Kính Tế và Kim Liên lại bị gián đọan.

Cũng trong thời gian đó, Trương Đoàn luyện, vốn là cậu của Kính Tế, bị cách chức nằm nhà, ngày ngày Kính Tế thường qua bên nhà cậu ăn cơm. Nguyệt nương cũng chằng thèm hỏi.

Thấm thoát hai người đã xa cách nhau được hơn một tháng, Kim Liên ra vào thẩn thơ, thấy ngày dài đằng đẳng, đêm tối lạnh lùng, chỉ mong ước được gặp gỡ giao hoan. Nhưng càng mong đợi thì âm tích càng cách tuyệt, Kính Tế cũng vô kế khả thi.

Một hôm, Kính Tế chợt nghĩ nên viết một bức thư tỏ tình thương nhớ để nhờ Tiết tẩu lén đưa cho Kim Liên.

Hôm sau Kính Tế lấy cớ ra ngoại thành có việc, cưỡi lừa tìm tới nhà riêng của Tiết tẩu mà hỏi:

– Tiết ma ma có nhà không?

Con dâu của Tiết tẩu là Kim Đại thư, vợ của Tiết Kỷ con trai Tiết tẩu, đang bồng con, nghe người gọi thì chạy ra hỏi:

Ai vậy? Kính Tế đáp:

Tôi đây, tôi hỏi Tiết ma ma có nhà không?

Ma ma tôi tới nhà dượng tôi rồi, đại nhân có chuyện gì xin cứ nhắn lại cũng được. Vừa nói xong thì Tiết tẩu về, hỏi:

Cậu tới có gì dạy bảo không?

Tất nhiên là có chuyện mới tới đây phiền Tiết ma mạ Nguyên là tôi và Ngũ nương ở nhà đi lại với nhau nhưng bị con a hoàn Thu Cúc tố cáo, khiến Đại nương và Đại thư lãnh đạm với tôi, lại cấm đường cấm nẻo ra vào khiến tôi và ngũ nương không trao đổi tin tức gì được. Nay thì thời gian xa cách cũng đã lâu, muốn gửi vài chữ cho nhau cũng chằng biết nhờ ai. Hôm qua tôi đã nhờ ma ma đây đưa giùm, nay tới đây hỏi tin tức, nhân gặp chị thì xin chị giúp tôi.

Nói xong lấy ra một lạng bạc, đặt lên bàn mà bảo:

Đây là chút lễ mọn, nhờ chị đưa lại cho ma ma.

Đời thuở nhà ai, chàng rể lại tằng tịu với vợ bế của cha vợ bao giờ. Thế gian thật có lắm chuyện nực cười. Này, nhưng mà tôi hỏi thật, đại nhân làm thế nào mà dụ được Ngũ nương vậy?

Kính Tế hơi khó chịu:

Thôi chị đừng cười giưỡn nữa. Tôi có đem theo thêm một lá thư nữa đây, ngày mai nếu chị có tới đó thì tìm cách đưa giùm tôi.

Nói xong lấy bức thư trong tay áo ra. Kim Đại thư, tức Tiét tẩu, cầm lầy phong thư rồi nói:

Từ hôm Đại nương đi Thái An Châu dâng hương tới giờ tôi cũng chưa gặp, thôi được, để ngày mai tôi tới thăm Đại nương sẽ đưa giúp cho, cũng là một công đôi việc. Kính Tế hỏi:

Tôi phải tới đâu để nhận tin của Tiết tẩu?

Tôi sẽ tới tiệm tìm gặp cậu. Kính Tế cáo từ mà về.

Hôm sau Tiết tẩu tới thăm Nguyệt nương, nói chuyện một hồi rồi sang phfong Ngọc Lâu, sau đó mới tới phòng Kim Liên, làm như lần lượt thăm hỏi mọi người.

Lúc đó Kim Liên đang ngồi ăn cháo, mặt mày ủ dột. Xuân Mai đứng bên cạnh nói:

Nương nương chớ quá sầu si, ai muốn nói gì cũng mặc, nay thì gia gia đã mất, Đại nương cũng chẳng có thể giữ được chủ tớ mình. Nương nương phải vui lên mà tính chuyện sau này. Ở đời sống phong lưu sung sướngn được ngày nào hay ngày nấy.

Nói xong đem rượu ra rót mời chủ:

Nương nương dùng chung rượu này cho ấm bụng giải phiền.

Kim Liên thờ thẫn cầm chung rượu, nhìn hai con chó đang đùa giỡn trước thềm mà bảo:

Loài súc sinh kia mà còn được cùng nhau vui sướng, con ngừoi lại không đựoc như vậy hay sao?

Chủ tớ đang uống rượu chuyện trò thì Tiết tẩu bước vào vái chào cười bảo:

Gớm, thầy trò vui quá nhỉ.

Nhân thấy hai con chó đùa giỡn trước thềm, bèn nói:

– Nương nương nhìn xem, thế này là có điềm lành tin vui rồi đấy nhé.

Kim Liên hỏi:

Lâu quá không thấy Tiết tẩu lại chơi, hôm nay đi đâu mà tới đây? Nói xong chỉ ghế mời ngồi. Tiết tẩu ngồi xuống đáp:

Tôi bận rộn suốt ngày, có lúc nào được nhàn hạ đâu. Nhân lâu ngày không tới thăm Đại nương, lại gặp lúc Đại nương mới đi dâng hương về, nên tới chào hỏi kẻo Đại nương giận. Tôi cũng vừa thăm Tam nương xong, Tam nương cho tôi mấy cái thoa cài đầu, lại cho tám tiền, chỉ có Tứ nương chằng cho được gì, gớm người sao mà bần tiện thế, mà sao hôm nay không thấy Ngũ nương ở trong hậu phòng vậy?

Kim Liên đáp:

Tôi mấy hôm nay trong người khó ở nên lừoi, chằng muốn đi đâu.

Nương nương tử tế quá, tôi tới lần nào cũng được uống rượu. Kim Liên bảo:

Tiết tẩu sao không sanh thêm lấy một đứa con gái cho cvui. Tiết tẩu đáp:

Tôi mà còn sanh đẻ gì được. Con dâu tôi là Kim Đại thư vừa sinh được đứa cháu gái, bây giờ mới hai tháng.

Chuyện trò một lát, Tiết tẩu bảo:

Lão gia mất đi, nương nương ở đây chắc cũng lạnh lùng lắm nhỉ.

Tất nhiên làm sao so được với lúc gia gia tôi còn sống. Chằng có giấu gì Tiết tẩu, nhà này người đông lắm chuyện, Đại nương tôi lại mới có con trai nên cách đối xử với chúng tôi cũng thay đổi, chỗ chị em không được thân mật như ngày trứoc. Ít hôm nay phần tôi trong người khó ở, phần vì chuyện này chuyện kia, tôi cũng chằng vào hậu phòng làm gì.

Xuân Mai ngồi bên nói:

-Cũng chỉ tại con Thu Cúc nhà này đặt điều bịa chuyện cho nương nương tôi, cả tôi cũng bị dính vào nữa.

Tiết tẩu nói:

Thì ra cũng tại nó, xưa nay gia nhân là phải bênh vực chủ chứ sao lại hành động như vậy bao giờ.

Kim Liên quay bảo Xuân Mai:

Coi xem con khốn đó đâu, nó dám lén lắm đó.

Nó đang ở dưới bếp, thật không ai như con khốn khiếp đó, chủ có chuyện gì là đem đi học lại với người khác hết.

Tiết tẩu uống một chung rượu rồi nói:

Bây giờ không có ai thì để tôi xin thưa chuyện. Hôm qua cậu Kính Tế có tới gặp tôi kể hết mọi chuyện, lại nói rằng Đại nương sai đóng hết các cửa ngỏ, chẳng còn cách gì ra vào. Lâu nay cậu ấy không gặp được nương nương, trong lòng thương nhớ lắm, mới khẩn khảon nhờ tôi tới thăm nương nương và đưa thư cho nương nương. Tôi nghĩ là gia gia đã mất, nương nương đầu còn xanh tuổi còn trẻ, chẳng việc gì phải sợ, đã đốt hương sao còn sợ khói.

Nói xong lấy bức thư trong tay áo ra đưa cho Kim Liên. Kim Liên mở ra coi, thấy vắn tắt mấy câu:

Lửa đâu đốt cháy gan ruột

Buồn khổ đâu chất nghẹn yết hầu. Tiêu hao vắng bặt

Nhớ nhung lã chã giọt châu Chuyện cũ đã như vậy Đằng nào cũng đã chịu nhơ

Chằng bằng gần nhau cho thoa? ước mơ.

Bên dưới đề bốn chữ “Kính Tế bách bái”. Kim Liên đọc xong bỏ lá thư vào tay áo.

Tiết tẩu bảo:

Nương nương có viết hồi thư hay có gửi vật gì không, kẻo cậu ấy lại bảo là tôi không đưa thư cho nương nương.

Kim Liên bảo Xuân Mai ngồi tiếp Tiết tẩu, rồi vào trong lấy một cái khăn tay, dùng son viết lên ít chữ, gói lại cẩn thận rồi trở ra đưa cho Tiết tẩu rồi dặn:

Tiết tẩu nói lại với cậu ấy rằng đừng nên giận mà qua bên nhà cậu mợ ăn cơm như vậy, rồi bên đó bảo là đang ở nhà vợ buôn bán, sao lại phải tới đó ăn cơm, như vậy rồi phiền thêm ra. Nếu Đại thư trong này không cho đem cơm ra thì cứ bảo là lấy tiền bán mà mua cơm, cùng ăn với Phó quản lý. Nếu giận mà không chịu về nhà thì chỉ có nghĩa là nhận mình có lỗi mà thôi.

Nói xong đưa tặng năm tiền. Tiết tẩu nhận tiền, cảm ơn rồi bảo:

Để tôi sẽ nói lại.

Sau đó Tiết tẩu tới tiệm thuốc gọi Kính Tế ra chỗ vắng, đưa cái khăn của Kim Liên mà bảo:

Ngũ nương dặn tôi nói lại rằng cậu đừng giận mà bỏ nhà sang bên Trương cữu ăn cơm như vậy, chỉ thêm phiền. Cậu cứ việc đi đi về về ăn uống cho đầy đủ, nếu không thì lấy tiền bán hàng ra mà ăn.

Đoạn lại lấy thêm năm tiền đưa cho Kính Tế coi mà bảo:

Cái này là Ngũ nương thưởng cho tôi đấy.

Kính Tế nói:

– Thật là phiền Tiết ma ma nhiều quá.

Nói xong cáo từ. Vừa đi được vài bước thì Tiết tẩu gọi lại mà bảo:

Còn chuyện này tôi quên nói; hồi nãy hầu chuyện với Đại nương, lúc tôi cáo từ thì Đại nương cho Tú Xuân gọi tôi trở vào bảo là tối nay tôi trở lại đem Xuân Mai đi bán cho nhà khác, vì Xuân Mai toa rập với cậu và Ngũ nương.

Kính Tế hơi giật mình, ngẫm nghĩ rồi bảo:

Ma ma cứ đem Xuân Mai về nhà, tôi sẽ đến gặp Xuân Mai bàn tính. Nói xong bước đi.

Tối hôm đó Tiết tẩu tới nhà Tây Môn Khánh, vào gặp Nguyệt nương, Nguyệt nương bảo:

Hồi trước tôi đưa cho tẩu tẩu mười sáu lạng mua nó thì bây giờ tẩu tẩu cũng bán nó với giá mười sáu lạng cho tôi.

Nói xong quay lại bảo Tiểu Ngọc:

Ngươi ra bảo nó sửa soạn mà đi, không cho nó mang theo cái gì cả, chỉ mặc quần áo trên người mà thôi.

Tiết tẩu tới gặp Kim Liên bảo:

Đại nương sai tôi tới lãnh Xuân Mai đem bán, nói là Xuân Mai toa rập với nương nương tác tệ. Lại dặn tôi là phải bán lại đúng giá như cũ.

Kim Liên nghe nói đem Xuân Mai đi bán bàng hoàng không nói được lời nào, chỉ thấy hai hàng lệ dài mãi sau mới bảo:

Tiết tẩu coi đó, gia gia mất đi, tôi đã sầu khổ bao nhiêu, chỉ có Xuân Mai làm bạn, vậy mà Đại nương lại bắt bán nó đi, thật là người không còn biết tình nghĩa là gì. Đại nương cậy có tí con trai mà coi người khác như đất bùn. Lý Bình Nhi lúc trước cũng vậy mà sau chết cả mẹ lẫn con, cho hay trời cũng có mắt lắm.

Tiết tẩu hỏi:

Nghe nói lúc sinh tiền, gia gia yêu quý Xuân Mai lắm phải không?

Còn phải nối, Xuân Mai nó đòi một là được mười, nó nói gì gia gia cũng nghe. Tiết tẩu bảo:

Nếu vậy thì Đại nương hành động sai lầm rồi. Người được gia gia yêu quý như thế mà nỡ đuổi đi, lại dặn là không cho đem theo gì ngoài quần áo trên người, như vậy thì luân lý xóm giềng họ sẽ nghĩ sao?

Kim Liên hỏi:

Đại nương dặn tẩu tẩu như vậy phải không? Tiết tẩu đáp:

Đại nương không nói với tôi nhưng dặn Tiểu Ngọc như vậy, lại sai Tiểu Ngọc tới đây kiểm soát xem Xuân Mai có đem gì theo không.

Kim Liên không nói gì, chỉ khóc. Xuân Mai đứng nghe từ nãy, nhưng vẫn bình thản như thường, thấy chủ khóc thì bảo:

Nương nương việc gì phải khóc cho hại sức khỏe, nương nương cứ buồn phiền như vậy rồi thành bệnh, tôi đi rôi lấy ai săn sóc cho nương nương. Đại nương đuổi tôi đi, không cho đem quần áo đồ đạc gì cũng chằng sao, tôi có đến nỗi gì thiếu cơm ăn áo mặc đâu.

Đang nói thì Tiểu Ngọc tới nói:

Ngũ nương thấy Đại nương hành độg như vậy có lạ không, Xuân Mai hầu hạ Ngũ nương mấy năm nay, bây giờ tự nhiên đem bán đi, lại không cho đem theo thứ gì. Thôi thì Ngũ nương xem có quần áo nào đẹp lấy ra tặng Xuân Mai một hai bộ gọi là kỷ niệm rồi đưa Tiết tẩu cầm giùm chọ Đó cũng là tình chủ tới mầy năm nay.

Kim Liên bảo”

Ngươi cư xử như vậy mới là người nhân nghĩa.

Thì ở đời có ai biết chắc là mình lúc nào cũng vô sự, vả lại thế tử hồ bi, tình chị em làm sao quên được.

Nói xong tự tay mở rương quần áo của Xuân Mai, lấy ra những đồ trâm thoa, bảo Xuân Mai giấu đi, Kim Liên cũng chọn mấy bộ quần áo đẹp, vài đôi hài, gói lại đưa cho Tiết tẩu giữ giùm. Lại tặng Xuân Mai ít trâm thoa và một cái nhẫn. Tiểu Ngọc cũng rút hai cây trâm trên đầu mình mà tặng Xuân Mai.

Ngoài ra, những quần áo tốt và nữ trang sắm cho Xuân Mai từ trước vẫn để nguyên trong rương, không đụng chạm tới, và sẽ được Tiểu Ngọc đem vào hậu phòng.

Lúc từ biệt, Xuân Mai cúi lạy Kim Liên và vái chào Tiểu Ngọc, mới nước mắt dầm dề. Kim Liên bảo Xuân Mai nên tới chào Nguyệt nương và mọi người, nhưng Tiểu Ngọc xua tay nói là không cần.

Tiết tẩu cũng cáo từ, Xuân Mai theo Tiết tẩu mà đi, không ngoái cổ lại. Tiểu Ngọc nhờ một gia nhân đem rương quần áo đồ đạc của Xuân Mai vào hậu phòng rồi thưa với Nguyệt nương:

Xuân Mai đi rồi, đi người không, tôi không cho đem theo gì cả. Các thứ trong rương vẫn y nguyên.

Về phần Kim Liên, Xuân Mai đi rồi, Kim Liên thấy trống vắng lạ lùng, nhớ tới lúc trước chuyện gì chủ tớ cũng có nhau, nay nhất đán chia lìa, tránh sao khỏi tiếc nhớ thương tâm, càng nghĩ, nước mắt càng tuôn rơi lã chã…

Bình luận