Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ! Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản

Kim Bình Mai – Tập 2

Hồi 71

Tác giả: Tiếu Tiếu Sinh

Nói về đám quân hầu do Hạ Đề hình và Tây Môn Khánh sai tới phủ Hoài Khánh, tìm gặp Lâm Thiên hộ để hỏi tin tức thưởng phạt do triều đình quyết định trong năm. Tới nơi, đám quân hầu được Lâm Thiên hộ trao cho một bản sao công văn, thưởng cho năm tiền mà về.

Mấy hôm sau, về tới huyện Thanh Hà, đúng lúc Hạ Đề hình và Tây Môn Khánh đang đăng đường làm việc. Quân hầu đưa bản sao tờ công văn lên, thấy chép rằng:

Về Binh bộ, để khảo xét nghiêm minh hầu làm sáng tỏ việc thánh trị, quan Kim Ngô Vệ Thái úy Thái Bảo kiêm Thái tử Thái Bảo được ủy nhiệm khảo xét tư cách hành động và công tội của các quan trong Binh bộ các sở Đề hình nội ngoại, các chứng Chỉ huy Thiên hộ, Bách hộ, các chức Trấn phủ các nơi. Nay quan thái úy phụng thánh chỉ tra xét công minh, chỉ căn cứ vào sự thật tai nghe mắt thấy, chẳng dám tính chuyện riêng tư,ân uy thưởng phạt xuất tự triều đình nên cứ theo lệ cũ mà thi hành. Nay thông báo… Chánh Thiên hộ Hạ Diên Linh thuộc sở Đề hình Sơn Đông tại chức lâu năm, giảo giang mẫn cán, coi việc hình pháp tạo được thanh danh khiến dân gian trong vùng yên ổn, rất đáng được khích lệ, nay thăng chức Chỉ huy Quản Lỗ bạ… Đề hình Phó Thiên hộ Tây Môn Khánh, tài đức đáng khen, lo việc hình pháp mẫn cán mà chẳng tham lam, khiến phép nước được tôn trọng, dân tình ngưỡng mộ, đáng được tưởng thưởng nay thăng chức Chánh Thiên hộ Chưởng Hình danh… Chánh Thiên hộ Lâm Thừa Huân thuộc sở Đề hình Hoài Khánh, tuổi trẻ đa tài, tốt nghiệp vũ khoa, nối chức cha ông,xét việc hình ngục nghiêm minh, đáng được khích lệ… Còn Phó Thiên hộ Tạ ân tuổi tác già nua, lúc trước ở tại quân binh còn có vẻ khả quan, nhưng sau coi việc hình pháp thì chậm chạp, nhiều lỗi lầm, đáng bị cách chức…

Tây Môn Khánh đọc xong, thấy mình được thăng Chánh Thiên hộ Chưởng hình thì mừng rỡ vô hạn, trái lại Hạ Đề hình nghe mình được thăng chức Chỉ huy Quản Lỗ bạ thì mặt mày thất sắc, ngồi yên chẳng nói năng gì. Hai người lại xem đến công văn thăng thưởng về vụ sông ngòi đê điều thì thấy nhờ vụ này mà Thái Kinh được gia thăng Thái sư, ý Bang Nhan được gia phong Trụ Quốc Thái tử Thái sư, Vương Vỹ được thăng Thái phó, Trịnh Cư Trung được thăng Thái bảo, mỗi người được thưởng năm chục lạng bạc. Chu Thái úy được gia phong Thái phó kiêm Thái tử Thái phó, một người con được hưởng tập ấm chức Kim Ngô Vệ Chánh Thiên hộ. Các Nội thị như Lý Nhan, Mạnh Xương Linh, Giả Tường… được thưởng mãng y ngọc đài, một người em hay cháu được hưởng tập chức Phó Thiên hộ. Lễ bộ Thượng thư Trương Bang Xương, Tả Thị lang kiêm học sĩ Thái Du, Hữu Thị lang Bạch Thời Trung, Binh Bộ Thượng thư Kim Thâm và Công bộ Thượng thư Lâm Trữ đều được gia phong Thái tử Thái bảo, mỗi người còn được thưởng bốn chục lạng bạc… Tuần phủ lưỡng Triết kiêm Đô Ngự sử Trương Các được thăng Công bộ Tả thị lang, Tuần phủ Sơn Đông Đô Ngự sử Hầu Mông thăng Thái thường Chính khanh, Tuần phủ Lưỡng Triết Sơn Đông Giám sát Ngự sử Tống Kiều Niên và Đô Thủy ty Lang trung An Thầm, mỗi người được thăng một cấp và được thưởng hai chục lạng bạc… Những người có công trong việc giúp triều đình vận chuyển đường sông như các chức Thiên hộ Ngụy Thừa Động, Từ Tương, Dương Diên Bội, Tư Phụng Nghi, Triệu Hữu Lan, Tây Môn Khánh… mỗi người được thăng một cấp. Đám nội thị Vương Hữu được thưởng mỗi người một lạng bạc. Các quan sở tại như Tiết Hiển Trung, mỗi người được thưởng năm lạng bạc. Các Hiệu úy như Vương Xương mỗi người được thưởng hai xấp lụa quý…

Tây Môn Khánh xem xong lại mừng hơn nữa. Lát sau thì chia tay với Hạ Đề hình mà về.

Về tới nhà thì có Vĩnh Định và Văn tẩu do Vương Tam sai đem thư đến mời Tây Môn Khánh ngày mười một tới dự tiệc để tạ ơn. Tây Môn Khánh coi thư mừng lắm, nghĩ bụng phen này thế nào cũng chiếm được vợ Vương Tam.

Nào ngờ đến ngày mười một có giấy từ triều đình sức về các địa phương, bắt các quan chức tân thăng phải kịp tới kinh để triều kiến tạ ơn vua, ai chậm trễ sẽ bị tội. Ngay khi nhận được tư văn, Tây Môn Khánh phải hội với Hạ Đề hình và các quan tân thăng trong tỉnh để bàn ngày giờ lên đường, rồi ai về nhà nấy chuẩn bị hành lý và lễ vật. Tây Môn Khánh lại sai Đại An gọi Văn tẩu đến bảo:

Nhờ tẩu tẩu đến nói với Vương Tam công tử rằng hôm nay ta không thể tới được, vì phải chuẩn bị để tới kinh ngay, hầu triều kiến tạ ơn thánh thượng cho kịp ngày.

Văn tẩu ba chân bốn cẳng chạp đến thưa với Vương Tam.Vương Tam nói:

Nếu dịp này lão bá bận việc thì để sẽ xin thỉnh lão bá vào dịp khác.

Trong khi đó Tây Môn Khánh cho gọi Bôn Tứ đến, bảo đi theo mình, và cho năm lạng bạc để về nhà sửa soạn hành lý.

Đại An và Vương Kinh cũng đi theo để hầu hạ. Xuân Hồng thì ở nhà coi thư phòng. Tây Môn Khánh sai chọn bốn con ngựa thật tốt để chủ tớ cưỡi, lại viết thiếp nói với Chu Thủ Bị phái bốn tên quân đầy đủ binh khí đi theo.

Hạ đề hình thì có gia nhân thân tín là Hạ Thọ và mấy gia nhân khác đi theo. Đôi bên cộng cả thảy hơn hai chục người, sáng sớm hôm sau là ngày mười hai thì lên đường trảy kinh, giữa buổi cuối ngày tuyết sương lạnh lẽo.

Hai người ghé phủ Hoài Khánh để cùng đi với Lâm Thiên hộ cho vui, nhưng Lâm Thiên hộ đã lên đường hôm trước.

Trời đông lạnh giá, đường trường ngày đi đêm nghỉ, khi tới Đông Kinh, qua cổng Vạn Thọ môn, Tây Môn Khánh định tạm trú tại chùa Tướng Quốc, nhưng Hạ Đề hình nhất định mời Tây Môn Khánh tới nhà thân quyến của mình là Thôi Trung thư.

Tây Môn Khánh đành phải sai đưa thiếp bái kiến tới trước, rồi cùng Hạ Đề hình chậm bước đến sau.

Hôm đó Thôi Trung thư có nhà, vội bước ra nghênh tiếp. Mọi người vào đại sảnh thi lễ. Thôi Trung thư chào hỏi Tây Môn Khánh và hàn huyên cùng Hạ Đề hình. Gia nhân đem trà lên, mọi người uống trà nói chuyện. Thôi Trung thư chắp tay hỏi Tây Môn Khánh:

Dám xin cho biết tôn hiệu. Tây Môn Khánh đáp:

Tên hiệu là Tứ Tuyền, cũng xin hỏi tôn hiệu tiên sinh. Thôi Trung thư đáp: .

Văn sinh đầu óc ngu muội nên phụ mẫu đặt tên là Thủ Ngu, còn tiện hiệu là Tốn Trai.

Đoạn chỉ vào Hạ Đề hình nói tiếp:

Thân quyến vãn sinh đây vẫn thường ca tụng tiên sinh, nói rằng được tiên sinh cộng tác việc quan, lại đối xử thâm hậu lắm.

Tây Môn Khánh nói:

Thường ngày vãn sinh vẫn được Hạ đại nhân giúp đỡ chỉ bảo, nay lại được tới đây tạm trú, thật lấy làm cảm kích lắm.

Hạ Đề hình nói:

Sao quan anh lại dậy thế, bây giờ thì tất cả đều là chỗ tương tri.

Ba người chuyện trò vui vẻ. Thôi Trung thư sai gia nhân cất dọn hành lý của Tây Môn Khánh và Hạ Đề hình và sửa soạn chỗ ở chu đáo cho hai người.

Chiều hôm đó Thôi Trung thư đãi tiệc vô cùng thịnh soạn, sơn hào hải vị bất tất phải kể. Tiệc tùng đến khuya, ba người mới chia tay về phòng mà nghỉ.

Hôm sau, Tây Môn Khánh và Hạ Đề hình chuẩn bị lễ vật và thiếp rồi cùng gia nhân tới phủ Thái sư, nhưng Thái sư ở triều chưa về. Quan lại các nơi về tạ ơn rất đông, thảy đều đang dừng ngồi chờ đợi.

Tây Môn Khánh cho tiền viên quan coi cổng để được gặp lại Địch quản gia gia. Địch quản gia nghe nói Tây Môn Khánh tới vội mời về nhà riêng, cũng nằm trong phạm vi phủ Thái sư.

Ba người thi lễ rồi phân ngôi chủ khách ngồi trò chuyện uống trà. Tây Môn Khánh và Hạ Đề hình nhờ Địch quản gia thâu nhận lễ vật dâng lên Thái sư. Hạ Đề hình đưa thiếp lên, trong thiếp ghi hai xấp kim đoạn vân hạc, hai xấp đoạn màu, còn tặng riêng Địch quản gia mười lạng bạc. Tấm thiếp của Tây Môn Khánh ghi một xấp gấm đại hồng, một xấp lụa huyền, hai xấp kinh đoạn, lại tặng riêng một xấp lụa vân rất quý. Địch quản gia quát bảo gia nhân:

– Đem lễ vật của lão gia vào phủ, nhớ ghi vào sổ tử tế.

Riêng phần mình. Địch quản gia chỉ nhận xấp lụa vân, còn trả lại mười lạng bạc cho

Hạ Đề và ba chục lạng cho Tây Môn Khánh, rồi nói:

Đã là chỗ thân tình, sao lại có chuyện tiền bạc, mà đã có chuyện tiền bạc thì không còn là thân tình nữa. .

Nói xong gọi gia nhân dọn tiệc. Lát sau ba người nhập tiệc. Địch quản gia nói:

Hôm nay trong triều có việc. Thái sư phải ở trong đó tới trưa, sau đó lại cùng Lý lão gia tới dự tiệc tại tư dinh Trịnh Hoàng Thân, sợ ráng thân gia và Hạ Đại nhân đây chờ quá lâu rồi.lỡ cả các việc khác đi. Thôi thì để Thái sư về, tôi nói lại cũng thế.

Tây Môn Khánh nói:

Thật làm thân gia phí tâm quá.

Địch quản gia hỏi:

– Thân gia tạm trú tại đâu ?

Tây Môn Khánh kể lại việc Hạ Đề hình mời mình về tạm trú tại nhà Thôi Trung thư. Hai người ăn uống một lúc rồi đứng dậy cáo từ. Địch quản gia không lưu giữ, nhưng mời thêm mỗi người một chung rượu lớn nữa. Lúc sắp ra về, Tây Môn Khánh hỏi:

Thân gia có biết là bao giờ thì chúng tôi được vào triều không ? Địch quản gia đáp:

Bây giờ chỉ có mình thân gia phải triều kiến mà thôi, còn Hạ Đại nhân đây bây giờ đã là quan tại kinh rồi, nên không chịu lệ này. Hiện vị Phó Thiên hộ tân thăng Hà

Vĩnh Thọ là cháu của Hà Thái giám đã vào triều kiến rồi, nhưng Hà Thiên hộ và thân gia là chỗ đồng liêu, sẽ dẫn thân gia vào triều. Thân gia cần biết gì, cứ hỏi Hà Thiên hộ là được.

Hạ Đề hình nghe vậy thì im lặng. Tây Môn Khánh lại hỏi:

Thân gia này, hay là tôi lại đợi tới ngày đông chí, sau khi thánh thượng tế thiên địa rồi vào triều tạ ân cũng được.

Địch quản gia nói:

Không được đâu, ngày đông chí sau khi tế thiên địa, các quan đại thần nội ngoại dâng biểu triều hạ, rồi sau đó là thánh thượng đãi yến, không có thời giờ đâu. Theo tôi thì ngay hôm nay thân gia tới Hồng Lô Tự ghi tên trước rồi ngày mai vào triều tạ ân là tốt nhất.

Tây Môn Khánh nói:

Đa tạ thân gia đã chỉ giáo, thật tôi chẳng biết lấy gì báo đáp.

Nói xong cùng Hạ Đề hình bước ra. Địch quản gia kéo nhẹ Tây Môn Khánh lại sau trách rằng:

Hôm trước trong thư tôi đã dặn thân gia là tin mừng thăng quan tiến chức, thân gia nên giữ kín, không được nói với ai, dù là bạn đồng liêu. Vậy mà sao thân gia lại tiết lộ cho Hạ đại nhân biết, bây giờ Hạ Đại nhân đã nhờ Lâm Chân nhân viết thiếp gửi cho Chu Thái úy để nói với Thái Sư là Hạ Đại nhân không chịu nhận thức Lỗ bạ, mà lại xin chỉ nhận chức hàm Chỉ huy để ở lại nhiệm sở lo hình pháp trong ba năm. Rồi một mặt Hà Thái giám trong cung lại nhờ vị phi đang được sủng ái là An phi Lưu nương nương nói giùm cho người cháu là Hà Vĩnh Thọ được về Sơn Đông làm việc trong Sở Đề hình. Đôi bên đều nhờ người nói, khiến Thái sư không biết quyết định làm sao, thật khó quá.

Lâm Chân nhân lại bảo là nếu Hà Vĩnh Thọ về thì để đưa thân gia đi chỗ khác, có giữ Hạ Đại nhân lại. Tôi phải hết lời xin với Thái sư mới giữ được thân gia đó.

Tây Môn Khánh nghe xong toát mồ hôi, vội gập mình chấp tay vái Địch quản gia mà bảo:

Thật quả tôi không dám nói gì, đây là Hạ Đại nhân tự nhờ người hỏi mà biết. Địch quản gia dặn:

Nhưng từ rày về sau, chuyện gì thân gia cũng phải cẩn thận giữ kín mới được. Chuyện không kín thì khó thành là vậy.

Tây Môn Khánh thiên ân vạn tạ rồi rảo bước theo Hạ Đề hình về nhà Thôi Trung thư, rồi sai Bôn Tứ đến Hồng Lô Tự ghi tên triều kiến cho mình.

Hôm sau, Tây Môn Khánh được dẫn tới Ngọ Môn tạ ơn, có cả Hạ Đề hình cùng đi. Tạ ơn xong, vừa ra khỏi Tây Quan môn thì thấy một người từ xa đi tới hỏi:

Trong liệt vị, vị nào là Sơn Đông Đề hình Tây Môn lão gia?

Ngài là người ở phủ nào ? Người lạ đáp:

Chúng tôi là người của Hà công công trong nội phủ. Hà công công chúng tôi thỉnh Tây Môn lão gia tới thưa chuyện.

Vừa dứt lời thì thấy một vị thái giám bước tới, mình mặc áo gấm đại hồng thêu hình mãng xà, đầu đội mũ tam sơn, chân dận hài phấn, lớn tiếng gọi:

Xin thỉnh Tây Môn lão gia.

Hạ Đề hình thấy vậy cáo từ về trước. Tây Môn Khánh theo gia nhân của Hà Thái giám vào một tòa nhà sang trọng gần đó.

Hà Thái giám bước tới vái chào, Tây Môn Khánh lật đật đáp lễ.

Hà Thái giám nói:

Chắc đại nhân không biết tôi, tôi là Hà Thái giám, tên Nghi, hiện hầu hạ Thụy phi Mã nương nương. Trong vụ thăng thưởng năm nay, mong ơn thánh thượng, cháu tôi là Hà Vĩnh Thọ được thăng chức Kim Ngô Vệ Phó thiên hộ, hiện sắp được về quý sở để lo việc hình pháp và hân hạnh được là đồng liêu của đại nhân.

Tây Môn Khánh nghiêng mình nói: .

Thì ra đây là Hà công công, vãn sinh không được biết, xin công công thứ tội. Ngừng lại vái dài một vái, Tây Môn Khánh nói tiếp:

Nơi đây không tiện hành lễ ra mắt, xin để sẽ tới tư dinh công công để lạy chào.

Hà thái giám mời ngồi nói chuyện, uống trà, lát sau tiệc được dọn ra, bàn tiệc toàn đĩa ngọc chén vàng, cao lương mỹ vị. Hà thái giám nói:

Tôi biết đại nhân vừa từ trong triều ra, trời lạnh nên có chén rượu nóng thỉnh đại nhân dùng cho ấm, còn đồ ăn thì chẳng có gì, xin đại nhân dùng cho.

Tây Môn Khánh khiêm nhượng:

Vãn sinh quả không đáng được hậu đãi như thế này.

Hà thái giám tự tay rót đầy một chung rượu lớn rồi nâng lên mời. Tây Môn Khánh nói:

Công công ban tứ thì vãn sinh xin uống, nhưng chỉ sợ còn phải bái kiến các quan, lỡ mặt đỏ lên thì thật là vô lễ lắm.

Hà Thái giám nói:

Uống một chung rượu nóng cho ấm người tưởng cũng chẳng hại gì.

Tệ điệt trẻ người non dạ lại chưa hiểu việc hình pháp, kính xin đại nhân một là vì tôi, hai là vì tình đồng liêu với tệ điệt mà chỉ giáo cho nó, được vậy thì tôi cảm kích lắm.

Tây Môn Khánh đáp:

Vãn sinh đâu dám. Công công khiêm nhượng mà dạy như vậy chứ lệnh điệt quan anh tuy trẻ tuổi nhưng chắc chắn là tài đức hơn người.

Hà Thái giám nói:

Đại nhân quá khen, chứ người ta thường nói bảy mươi học bảy mươi mốt, vả lại việc đời mênh mông có ai tự cho là hiểu biết hết, đến ngay Khổng Tử mà còn phải thú nhận là chưa biết hết, mà còn phải tìm học ở người khác nữa là, vậy xin đại nhân cứ lưu tâm chỉ giáo cho tệ điệt.

Tây Môn Khánh nói:

Công công đã dạy như vậy thì vãn sinh xin bái lãnh. Tiện đây cũng xin hỏi tư dinh của công công tại đâu để vãn sinh tới lạy chào công công và ra mắt lệnh điệt.

Hà Thái giám đáp:

Hàn gia tại phường Văn Hoa ở phía đông cầu Thiên Hán. Còn đại nhân hiện ngụ tại đâu để tôi cho người tới thỉnh.

Tây Môn Khánh đáp: .

Vãn sinh hiện tạm trú tại nhà Thôi Trung thư.

Hai người nói vài câu chuyện nữa thì Tây Môn Khánh đứng dậy cáo từ.

Hà Thái giám tiễn ra, chắp tay vái chào mà nói:

Lời tôi vừa nói xin đại nhân lưu tâm cho, còn bây giờ nếu đại nhân cần gì, cứ cho biết, chúng tôi và tệ điệt sẽ hết lòng giúp đỡ.

Tây Môn Khánh nói:

Đa tạ công công.

Nói xong vái chào bước ra, thẳng đường tới Binh bộ, tại đây lại gặp Hạ Đề hình, hai người cùng nhau đi bái kiến các quan bộ, sau đó được dẫn vào yết kiến Chu Thái úy. Xong xuôi thì cũng tới giờ Thân, hai người cùng ra khỏi bộ, nhưng Tây Môn Khánh không dám đi cùng Hạ Đề hình, mà thỉnh Hạ Đề hình lên ngựa trước để đi trước, mình sẽ lên ngựa đi đằng sau, nhưng Hạ Đề hình không chịu, đòi hai người cùng đi song hàng để trò chuyện. Tây Môn Khánh lại gọi Hạ Đệ hình là “Đường tôn”. Hạ Đề hình, bây giờ là Hạ Chỉ huy, bảo:

Tôi và quan anh bao lâu nay là chỗ đồng liêu, sao lại xưng hô cách xa như thế. Tây Môn Khánh đáp:

Danh phận đã định, xưng hô cho đúng danh phận là chuyện tự nhiên, sao lại phải quá khiêm tốn như thế.

Lát sau lại hỏi:

Đường tôn nay được cao thăng, lại nhậm chức tại nhiệm sở mới, vậy bảo quyến chừng nào thì đi theo?

Hạ chỉ huy đáp:

Bây giờ thì chưa thể đem theo ngay được, nhà cửa chưa chuẩn bị kịp, nên tôi định cứ tạm trú tại nhà thân quyến là quan Trung thư họ Thôi, rồi sang năm sẽ sai người về đón gia đình lên. Trong thời gian đó, xin quan anh để tâm coi sóc gia đình giùm tôi. Tiện nội tôi cần gì, sẽ cho gia nhân tới thưa, quan anh cố giúp giùm cho, ơn ấy tôi xin báo đáp. Còn ngôi nhà của tôi ở huyện Thanh Hà, nếu có ai muốn mua, cũng xin quan anh thay mặt tôi đứng ra bán giúp.

Tây Môn Khánh đáp:

Lời đường tôn dạy, tôi xin ghi nhớ, nhưng chẳng hay quý tư dinh định giá là bao nhiêu ?

Hạ Chỉ huy nói:

Ngôi nhà đó lúc trước tôi mua với giá một ngàn hai trăm lạng, sau này lại làm thêm một dãy nhà ở phía trong tốn hết ba trăm lạng, nay chỉ xin bán theo giá cũ mà thôi. Hai người về tới nhà Thôi Trung thư, Vương Kinh chạy ra thưa:

Phó Thiên hộ tân thăng là Hà lão gia tới bái kiến, nhưng tôi thưa là lão gia chưa về. Sau đó Hà lão gia ra về, quá trưa lại sai người đem thiếp và mười xấp kim đoạn tới làm lễ ra mắt.

Nói xong đưa thiếp của Hà Vĩnh Thọ lên, tấm thiếp viết:

“Vãn sinh Hà Vĩnh Thọ cúi lạy, và có ít lễ vật ra mắt”. Tây Môn Khánh xem xong, vội vào nhà viết thiếp, lại sai Vương Kinh lấy ra hai xấp lụa Nam Kinh ngũ sắc để làm vật tạ lại họ Hà. Ăn cơm xong, Tây Môn Khánh đem lễ vật, dẫn gia nhân tới nhà họ Hà, Hà Thiên hộ chạy ra nghênh tiếp. Hà Thiên hộ tuổi khoảng hai mươi, mặt như thoa phấn môi đỏ như son, cung kính vái chào, mời Tây Môn Khánh lên đại sảnh. Tây Môn Khánh vái một vái, rồi bảo Đại An đen lễ vật lên mà nói:

Đa tạ trưởng quan có lòng hạ cố, vãn sinh lại không có mặt để nghênh tiếp thật là đắc tội. Hồi sáng vãn sinh được lão công công ban rượu, thật lấy làm cảm kích lắm. Hà Thiên hộ vội vái trả mà nói:

Vãn sinh may mắn được thăng chức, nay mai sẽ được là việc tại quý sở, chắc chắn phải thỉnh giáo trưởng quan rất nhiều để học hỏi những điều bổ ích, thật là tam sinh hữu hạnh. Chính vì vậy phải xin tới bái kiến, nhưng không được gặp. Không ngờ trưởng quan lại hạ cố tới đây, thật vinh hạnh cho vãn sinh lắm.

Nói xong sai gia nhân đem lễ vật vào rồi bưng trà ra. Chủ khách dùng trà nói chuyện. Hà Thiên hộ hỏi:

Xin mạo muội được hỏi tôn hiệu.

Tiện hiệu là Tứ Tuyền. Hà Thiên hộ nói:

Còn tiện hiệu là Thiên Tuyền. Chẳng hay trưởng quan hôm nay đã bái kiến hết các quan trong bộ chưa?

Tây Môn Khánh đáp:

Sau khi được lão công công ban rượu thì vãn sinh tới bộ ngay và đã bái kiến hết lượt rồi. Sau đó về nơi tạm trú để sửa soạn tới bái kiến trưởng quan thì đã hay trưởng quan tới mà vãn sinh không có mặt, do đó phải vội tới đây tạ lỗi ngay.

Hà Thiên hộ lại hỏi:

Chẳng hay Hạ lão gia hôm nay có cùng vào triều với đại nhân không?

Hạ Đại nhân thăng chức Chỉ huy tại kinh nên không phải vào triều, mà chỉ tới bái kiến các quan trong bộ thôi.

Hà Thiên hộ hỏi:

Chúng mình còn phải tiến lễ bản chủ lão gia nữa chứ. Tây Môn Khánh bảo:

Theo như lời Địch thân gia của vãn sinh thì mình nên tiến lễ tại tư dinh của Vệ chủ thì hơn.

Hà Thiên hộ nói:

Nếu vậy thì sáng sớm mai chúng mình phải đi.

Nói xong bàn định với Tây Môn Khánh về số lễ vật đem đi. Lễ vật của Hà Thiên hộ gồm hai tấm áo gấm mãng xà và một cái đai ngọc. Lễ vật của Tây Môn Khánh gồm một xấp lụa đại hồng kỳ lân kim đoạn, một tấm áo gấm mãng xà xanh, một chiếc vòng ngọc nạm vàng và bốn vò rượu Kim Hoa.

Sau mấy tuần trà, hai người hẹn nhau là sáng sớm mai cùng đến tư dinh Chu Thái úy, rồi Tây Môn Khánh cáo từ.

Về tới nhà Thôi Trung thư, Tây Môn Khánh không cho Hạ Chỉ huy biết về vụ biếu lễ vật cho Chu Thái úy ngày mai.

Sáng sớm hôm sau, Tây Môn Khánh đã tới nhà Hà Thiên hộ.Hà Thiên hộ chuẩn bị sẵn một tiệc nhỏ, cùng Tây Môn khánh chén tạc chén thù, sau đó hai người mới tới phủ Chu thái úy. Nhưng hôm đó vì Chu Thái úy cũng vừa thăng chức Thái Bảo nên còn vào triều tạ ơn chưa về. Quan lại các nơi tới mừng đều phải đợi. Hà Thiên hộ mời Tây Môn Khánh vào nghỉ chân tại nhà một người quen gần đó rồi dặn gia nhân:

Các ngươi xem chừng nào Chu Lão gia về thì báo cho chúng ta biết. Chờ đến quá trưa mới thấy gia nhân vào bảo:

Chu lão gia đã về phủ.

Vừa nói xong thì nghe bên ngoài chiêng trống inh ỏi, quân hầu la hét dẹp đường, rồi một toán chấp sự mang kỳ bài đi trước hô hoán hồi lâu, mãi sau mới thấy Chu Thái úy ngồi trên cỗ đại kiệu tám người khiêng từ xa tiến đến, đầu đội mũ ô sa, mình mặc áo gấm tinh hồng, lưng đeo đai bạch ngọc, trước kiệu treo tấm thẻ ngà Thái bảo, muôn phần hiển hách uy nghi. Kiệu Chu Thái úy tiến vào cổng phủ thì các quan lại đứng chờ quỳ hết xuống hai bên. Chu Thái úy cho đứng dậy, đám quan lại lúc đó mới lao xao ồn ào. Bỗng nghe có tiếng nhạc tấu lên, thì ra mấy vị Thái úy khác thấy Chu Thái úy gia thăng Quang lộc Đại phu Thái bảo, một người con được tập ấm chức Thiên hộ, thì sai gia nhân đem lễ vật tới, lại gọi một ban nhạc tới trình tấu.

Chu Thái úy xuống kiệu bước vào đại sảnh. Các quan lục tục chuẩn bị vào dâng lễ vật chúc mừng. Bỗng có một chức việc cưỡi ngựa dừng trước cổng,đưa hai tấm. thiếp cho viên quan coi cổng mà bảo:

– Trương gia ở Lễ bộ và Thái học sĩ tới bái kiến.

Quan coi cổng lật đật vào bẩm. lát sau, hai cỗ đại kiệu tiến vào Lễ bộ Thượng thư Trương Bang Xương cùng Thị lang Thái Du mặc cát phục đại hồng, một người đeo đai kim tê, một người đeo dai vàng dát ngọc, cùng bước lên đại sảnh thi lễ, chúc mừng. Uống trà xong, hai người ra về. Tiếp đó là Lại bộ Thượng thư Vương Tổ Đạo cùng Tả Thị lang Hàn Lữ, Hữu thị lang Đoàn Kinh tới chúc mừng. Chu Thái úy đãi trà rồi tiễn về. Sau đó là Hoàng thân Hy quốc công Xu Mật sứ Trịnh Cư Trung và Phó Mã chưởng Tông nhân phủ Vương Tấn Khanh, cùng đeo đai tử hoa ngọc tới chúc mừng. Kế đó lại là sáu vị Thái úy tới chúc mừng. Vị thứ nhất là Đề đốc Đề sát sứ Tôn Vinh. Vị thứ nhì là quản cơ sát Lương ứng Long. Vị thứ ba là Đồng Thiên Duẫn, cháu của Đồng Thái úy. Vị thứ tư là Đề đốc Tuần sát sứ Hoàng Kinh Thần. Vị thứ năm là Tập sát Hoàng thành sứ Đậu Giam. Vị thứ sáu là Tuần phủ sứ Trần Tông Thiện. Tất cả đều mặc cát phục đại hồng. Riêng Tôn Vinh còn là Thái tử Thái bảo nn deo đai ngọc, những người khác đều đeo đai vàng. Các Thái úy được đãi rượu nghe tấu nhạc. Nhạc công tấu xong thì bốn năm ca công, kẻ đàn tranh, người đàn tỳ bà cùng cao giọng hát khúc “Hưởng phú quý, thọ Hoàng ân”. Sau vài tuần rượu các Thái úy đứng dậy cáo từ. Chu Thái úy thân tiễn xuống thềm,rồi trở lên đại sảnh.

Nhạc tạm ngừng, viên quản lý thưa việc. Chu Thái úy cho lệnh các quan vào bái kiến dâng lễ vật chúc mừng. Các quan theo thứ tự mà vào. Bắt đầu là các quan tại triều, sau đó là các quan thuộc Nam Bắc nha, ngũ sở, thất ty các quan Đề sát,Quan sát, Tuần sát, các quan Điển mục, Chỉ huy, cuối cùng là các quan Thiên hộ, Bá hộ. Tiếp đó mới đến các quan thuộc mười ba Sở Đề hình Nam Hoài, Lưỡng Triết, Sơn Đông, Sơn Tây,Quan Đông, Quan Tây, Hà Đông, Hà Bắc, Phúc Kiến, Quảng Nam và Tứ Xuyên.

Tây Môn Khánh và Hà Thiên hộ cũng theo thứ tự mà vào.Viên quản gia đặt tấm thiếp ghi lễ vật và tên tuổi chức tước lên án thư. Hai người đứng chắp tay dưới thềm chờ được gọi lên đại sảnh. Tây Môn Khánh liếc nhìn lên, thấy đại sảnh là tòa nhà năm gian vàng son rực rơ, giữa treo tấm hoành phi có bốn chữ đại tự “Kim Ngô Đường Đẩu là ngự bút của vua Huy Tông ban tứ. Cách trang trí trong đại sảnh cực kỳ lộng lây huy hoàng.

Nghe gọi tên, hai người bước lên thềm, tiến đến trước án thư, lạy một lạy, vái bốn vái, rồi cung thân chờ đợi.

Chu Thái úy bảo:

Hai viên Thiên hộ này tới đây là quý, sao lại phiền cả lão thái giám đem lễ tới nữa. Nói xong bảo tả hữu nhận lễ vật, đoạn bảo:

Tại địa phương phải nên cẩn thận cư quan, ta ở đây theo dõi sẽ tâu bày thăng thưởng cho.

Nói xong sai tả hữu đưa ra. Hai người lạy chào lui ra. Vừa tới cổng ngoài thì nghe quân hầu la lên:

Vương lão gia và Cao lão gia tới.

Tây Môn Khánh và Hà Thiên họ vội nép vào một bên, thấy vị Tổng đốc của tám mươi vạm cấm quân là Lũng tây công Vương Hoa và vị Tổng binh Ngự Lâm quân là Thái úy họ Cao, cả hai đều đeo đại ngọc, ngồi đại kiệu mà vào.

Tây Môn Khánh và Hà Thiên hộ chờ hai vị đại thần vào xong, mới rụt rè ra khỏi cổng, tìm gia nhân của mình rồi lên ngựa mà về…

Nói về đám quân hầu do Hạ Đề hình và Tây Môn Khánh sai tới phủ Hoài Khánh, tìm gặp Lâm Thiên hộ để hỏi tin tức thưởng phạt do triều đình quyết định trong năm. Tới nơi, đám quân hầu được Lâm Thiên hộ trao cho một bản sao công văn, thưởng cho năm tiền mà về.

Mấy hôm sau, về tới huyện Thanh Hà, đúng lúc Hạ Đề hình và Tây Môn Khánh đang đăng đường làm việc. Quân hầu đưa bản sao tờ công văn lên, thấy chép rằng:

Về Binh bộ, để khảo xét nghiêm minh hầu làm sáng tỏ việc thánh trị, quan Kim Ngô Vệ Thái úy Thái Bảo kiêm Thái tử Thái Bảo được ủy nhiệm khảo xét tư cách hành động và công tội của các quan trong Binh bộ các sở Đề hình nội ngoại, các chứng Chỉ huy Thiên hộ, Bách hộ, các chức Trấn phủ các nơi. Nay quan thái úy phụng thánh chỉ tra xét công minh, chỉ căn cứ vào sự thật tai nghe mắt thấy, chẳng dám tính chuyện riêng tư,ân uy thưởng phạt xuất tự triều đình nên cứ theo lệ cũ mà thi hành. Nay thông báo… Chánh Thiên hộ Hạ Diên Linh thuộc sở Đề hình Sơn Đông tại chức lâu năm, giảo giang mẫn cán, coi việc hình pháp tạo được thanh danh khiến dân gian trong vùng yên ổn, rất đáng được khích lệ, nay thăng chức Chỉ huy Quản Lỗ bạ… Đề hình Phó Thiên hộ Tây Môn Khánh, tài đức đáng khen, lo việc hình pháp mẫn cán mà chẳng tham lam, khiến phép nước được tôn trọng, dân tình ngưỡng mộ, đáng được tưởng thưởng nay thăng chức Chánh Thiên hộ Chưởng Hình danh… Chánh Thiên hộ Lâm Thừa Huân thuộc sở Đề hình Hoài Khánh, tuổi trẻ đa tài, tốt nghiệp vũ khoa, nối chức cha ông,xét việc hình ngục nghiêm minh, đáng được khích lệ… Còn Phó Thiên hộ Tạ ân tuổi tác già nua, lúc trước ở tại quân binh còn có vẻ khả quan, nhưng sau coi việc hình pháp thì chậm chạp, nhiều lỗi lầm, đáng bị cách chức…

Tây Môn Khánh đọc xong, thấy mình được thăng Chánh Thiên hộ Chưởng hình thì mừng rỡ vô hạn, trái lại Hạ Đề hình nghe mình được thăng chức Chỉ huy Quản Lỗ bạ thì mặt mày thất sắc, ngồi yên chẳng nói năng gì. Hai người lại xem đến công văn thăng thưởng về vụ sông ngòi đê điều thì thấy nhờ vụ này mà Thái Kinh được gia thăng Thái sư, ý Bang Nhan được gia phong Trụ Quốc Thái tử Thái sư, Vương Vỹ được thăng Thái phó, Trịnh Cư Trung được thăng Thái bảo, mỗi người được thưởng năm chục lạng bạc. Chu Thái úy được gia phong Thái phó kiêm Thái tử Thái phó, một người con được hưởng tập ấm chức Kim Ngô Vệ Chánh Thiên hộ. Các Nội thị như Lý Nhan, Mạnh Xương Linh, Giả Tường… được thưởng mãng y ngọc đài, một người em hay cháu được hưởng tập chức Phó Thiên hộ. Lễ bộ Thượng thư Trương Bang Xương, Tả Thị lang kiêm học sĩ Thái Du, Hữu Thị lang Bạch Thời Trung, Binh Bộ Thượng thư Kim Thâm và Công bộ Thượng thư Lâm Trữ đều được gia phong Thái tử Thái bảo, mỗi người còn được thưởng bốn chục lạng bạc… Tuần phủ lưỡng Triết kiêm Đô Ngự sử Trương Các được thăng Công bộ Tả thị lang, Tuần phủ Sơn Đông Đô Ngự sử Hầu Mông thăng Thái thường Chính khanh, Tuần phủ Lưỡng Triết Sơn Đông Giám sát Ngự sử Tống Kiều Niên và Đô Thủy ty Lang trung An Thầm, mỗi người được thăng một cấp và được thưởng hai chục lạng bạc… Những người có công trong việc giúp triều đình vận chuyển đường sông như các chức Thiên hộ Ngụy Thừa Động, Từ Tương, Dương Diên Bội, Tư Phụng Nghi, Triệu Hữu Lan, Tây Môn Khánh… mỗi người được thăng một cấp. Đám nội thị Vương Hữu được thưởng mỗi người một lạng bạc. Các quan sở tại như Tiết Hiển Trung, mỗi người được thưởng năm lạng bạc. Các Hiệu úy như Vương Xương mỗi người được thưởng hai xấp lụa quý…

Tây Môn Khánh xem xong lại mừng hơn nữa. Lát sau thì chia tay với Hạ Đề hình mà về.

Về tới nhà thì có Vĩnh Định và Văn tẩu do Vương Tam sai đem thư đến mời Tây Môn Khánh ngày mười một tới dự tiệc để tạ ơn. Tây Môn Khánh coi thư mừng lắm, nghĩ bụng phen này thế nào cũng chiếm được vợ Vương Tam.

Nào ngờ đến ngày mười một có giấy từ triều đình sức về các địa phương, bắt các quan chức tân thăng phải kịp tới kinh để triều kiến tạ ơn vua, ai chậm trễ sẽ bị tội. Ngay khi nhận được tư văn, Tây Môn Khánh phải hội với Hạ Đề hình và các quan tân thăng trong tỉnh để bàn ngày giờ lên đường, rồi ai về nhà nấy chuẩn bị hành lý và lễ vật. Tây Môn Khánh lại sai Đại An gọi Văn tẩu đến bảo:

Nhờ tẩu tẩu đến nói với Vương Tam công tử rằng hôm nay ta không thể tới được, vì phải chuẩn bị để tới kinh ngay, hầu triều kiến tạ ơn thánh thượng cho kịp ngày.

Văn tẩu ba chân bốn cẳng chạp đến thưa với Vương Tam.Vương Tam nói:

Nếu dịp này lão bá bận việc thì để sẽ xin thỉnh lão bá vào dịp khác.

Trong khi đó Tây Môn Khánh cho gọi Bôn Tứ đến, bảo đi theo mình, và cho năm lạng bạc để về nhà sửa soạn hành lý.

Đại An và Vương Kinh cũng đi theo để hầu hạ. Xuân Hồng thì ở nhà coi thư phòng. Tây Môn Khánh sai chọn bốn con ngựa thật tốt để chủ tớ cưỡi, lại viết thiếp nói với Chu Thủ Bị phái bốn tên quân đầy đủ binh khí đi theo.

Hạ đề hình thì có gia nhân thân tín là Hạ Thọ và mấy gia nhân khác đi theo. Đôi bên cộng cả thảy hơn hai chục người, sáng sớm hôm sau là ngày mười hai thì lên đường trảy kinh, giữa buổi cuối ngày tuyết sương lạnh lẽo.

Hai người ghé phủ Hoài Khánh để cùng đi với Lâm Thiên hộ cho vui, nhưng Lâm Thiên hộ đã lên đường hôm trước.

Trời đông lạnh giá, đường trường ngày đi đêm nghỉ, khi tới Đông Kinh, qua cổng Vạn Thọ môn, Tây Môn Khánh định tạm trú tại chùa Tướng Quốc, nhưng Hạ Đề hình nhất định mời Tây Môn Khánh tới nhà thân quyến của mình là Thôi Trung thư.

Tây Môn Khánh đành phải sai đưa thiếp bái kiến tới trước, rồi cùng Hạ Đề hình chậm bước đến sau.

Hôm đó Thôi Trung thư có nhà, vội bước ra nghênh tiếp. Mọi người vào đại sảnh thi lễ. Thôi Trung thư chào hỏi Tây Môn Khánh và hàn huyên cùng Hạ Đề hình. Gia nhân đem trà lên, mọi người uống trà nói chuyện. Thôi Trung thư chắp tay hỏi Tây Môn Khánh:

Dám xin cho biết tôn hiệu. Tây Môn Khánh đáp:

Tên hiệu là Tứ Tuyền, cũng xin hỏi tôn hiệu tiên sinh. Thôi Trung thư đáp: .

Văn sinh đầu óc ngu muội nên phụ mẫu đặt tên là Thủ Ngu, còn tiện hiệu là Tốn Trai.

Đoạn chỉ vào Hạ Đề hình nói tiếp:

Thân quyến vãn sinh đây vẫn thường ca tụng tiên sinh, nói rằng được tiên sinh cộng tác việc quan, lại đối xử thâm hậu lắm.

Tây Môn Khánh nói:

Thường ngày vãn sinh vẫn được Hạ đại nhân giúp đỡ chỉ bảo, nay lại được tới đây tạm trú, thật lấy làm cảm kích lắm.

Hạ Đề hình nói:

Sao quan anh lại dậy thế, bây giờ thì tất cả đều là chỗ tương tri.

Ba người chuyện trò vui vẻ. Thôi Trung thư sai gia nhân cất dọn hành lý của Tây Môn Khánh và Hạ Đề hình và sửa soạn chỗ ở chu đáo cho hai người.

Chiều hôm đó Thôi Trung thư đãi tiệc vô cùng thịnh soạn, sơn hào hải vị bất tất phải kể. Tiệc tùng đến khuya, ba người mới chia tay về phòng mà nghỉ.

Hôm sau, Tây Môn Khánh và Hạ Đề hình chuẩn bị lễ vật và thiếp rồi cùng gia nhân tới phủ Thái sư, nhưng Thái sư ở triều chưa về. Quan lại các nơi về tạ ơn rất đông, thảy đều đang dừng ngồi chờ đợi.

Tây Môn Khánh cho tiền viên quan coi cổng để được gặp lại Địch quản gia gia. Địch quản gia nghe nói Tây Môn Khánh tới vội mời về nhà riêng, cũng nằm trong phạm vi phủ Thái sư.

Ba người thi lễ rồi phân ngôi chủ khách ngồi trò chuyện uống trà. Tây Môn Khánh và Hạ Đề hình nhờ Địch quản gia thâu nhận lễ vật dâng lên Thái sư. Hạ Đề hình đưa thiếp lên, trong thiếp ghi hai xấp kim đoạn vân hạc, hai xấp đoạn màu, còn tặng riêng Địch quản gia mười lạng bạc. Tấm thiếp của Tây Môn Khánh ghi một xấp gấm đại hồng, một xấp lụa huyền, hai xấp kinh đoạn, lại tặng riêng một xấp lụa vân rất quý. Địch quản gia quát bảo gia nhân:

– Đem lễ vật của lão gia vào phủ, nhớ ghi vào sổ tử tế.

Riêng phần mình. Địch quản gia chỉ nhận xấp lụa vân, còn trả lại mười lạng bạc cho

Hạ Đề và ba chục lạng cho Tây Môn Khánh, rồi nói:

Đã là chỗ thân tình, sao lại có chuyện tiền bạc, mà đã có chuyện tiền bạc thì không còn là thân tình nữa. .

Nói xong gọi gia nhân dọn tiệc. Lát sau ba người nhập tiệc. Địch quản gia nói:

Hôm nay trong triều có việc. Thái sư phải ở trong đó tới trưa, sau đó lại cùng Lý lão gia tới dự tiệc tại tư dinh Trịnh Hoàng Thân, sợ ráng thân gia và Hạ Đại nhân đây chờ quá lâu rồi.lỡ cả các việc khác đi. Thôi thì để Thái sư về, tôi nói lại cũng thế.

Tây Môn Khánh nói:

Thật làm thân gia phí tâm quá.

Địch quản gia hỏi:

– Thân gia tạm trú tại đâu ?

Tây Môn Khánh kể lại việc Hạ Đề hình mời mình về tạm trú tại nhà Thôi Trung thư. Hai người ăn uống một lúc rồi đứng dậy cáo từ. Địch quản gia không lưu giữ, nhưng mời thêm mỗi người một chung rượu lớn nữa. Lúc sắp ra về, Tây Môn Khánh hỏi:

Thân gia có biết là bao giờ thì chúng tôi được vào triều không ? Địch quản gia đáp:

Bây giờ chỉ có mình thân gia phải triều kiến mà thôi, còn Hạ Đại nhân đây bây giờ đã là quan tại kinh rồi, nên không chịu lệ này. Hiện vị Phó Thiên hộ tân thăng Hà

Vĩnh Thọ là cháu của Hà Thái giám đã vào triều kiến rồi, nhưng Hà Thiên hộ và thân gia là chỗ đồng liêu, sẽ dẫn thân gia vào triều. Thân gia cần biết gì, cứ hỏi Hà Thiên hộ là được.

Hạ Đề hình nghe vậy thì im lặng. Tây Môn Khánh lại hỏi:

Thân gia này, hay là tôi lại đợi tới ngày đông chí, sau khi thánh thượng tế thiên địa rồi vào triều tạ ân cũng được.

Địch quản gia nói:

Không được đâu, ngày đông chí sau khi tế thiên địa, các quan đại thần nội ngoại dâng biểu triều hạ, rồi sau đó là thánh thượng đãi yến, không có thời giờ đâu. Theo tôi thì ngay hôm nay thân gia tới Hồng Lô Tự ghi tên trước rồi ngày mai vào triều tạ ân là tốt nhất.

Tây Môn Khánh nói:

Đa tạ thân gia đã chỉ giáo, thật tôi chẳng biết lấy gì báo đáp.

Nói xong cùng Hạ Đề hình bước ra. Địch quản gia kéo nhẹ Tây Môn Khánh lại sau trách rằng:

Hôm trước trong thư tôi đã dặn thân gia là tin mừng thăng quan tiến chức, thân gia nên giữ kín, không được nói với ai, dù là bạn đồng liêu. Vậy mà sao thân gia lại tiết lộ cho Hạ đại nhân biết, bây giờ Hạ Đại nhân đã nhờ Lâm Chân nhân viết thiếp gửi cho Chu Thái úy để nói với Thái Sư là Hạ Đại nhân không chịu nhận thức Lỗ bạ, mà lại xin chỉ nhận chức hàm Chỉ huy để ở lại nhiệm sở lo hình pháp trong ba năm. Rồi một mặt Hà Thái giám trong cung lại nhờ vị phi đang được sủng ái là An phi Lưu nương nương nói giùm cho người cháu là Hà Vĩnh Thọ được về Sơn Đông làm việc trong Sở Đề hình. Đôi bên đều nhờ người nói, khiến Thái sư không biết quyết định làm sao, thật khó quá.

Lâm Chân nhân lại bảo là nếu Hà Vĩnh Thọ về thì để đưa thân gia đi chỗ khác, có giữ Hạ Đại nhân lại. Tôi phải hết lời xin với Thái sư mới giữ được thân gia đó.

Tây Môn Khánh nghe xong toát mồ hôi, vội gập mình chấp tay vái Địch quản gia mà bảo:

Thật quả tôi không dám nói gì, đây là Hạ Đại nhân tự nhờ người hỏi mà biết. Địch quản gia dặn:

Nhưng từ rày về sau, chuyện gì thân gia cũng phải cẩn thận giữ kín mới được. Chuyện không kín thì khó thành là vậy.

Tây Môn Khánh thiên ân vạn tạ rồi rảo bước theo Hạ Đề hình về nhà Thôi Trung thư, rồi sai Bôn Tứ đến Hồng Lô Tự ghi tên triều kiến cho mình.

Hôm sau, Tây Môn Khánh được dẫn tới Ngọ Môn tạ ơn, có cả Hạ Đề hình cùng đi. Tạ ơn xong, vừa ra khỏi Tây Quan môn thì thấy một người từ xa đi tới hỏi:

Trong liệt vị, vị nào là Sơn Đông Đề hình Tây Môn lão gia?

Ngài là người ở phủ nào ? Người lạ đáp:

Chúng tôi là người của Hà công công trong nội phủ. Hà công công chúng tôi thỉnh Tây Môn lão gia tới thưa chuyện.

Vừa dứt lời thì thấy một vị thái giám bước tới, mình mặc áo gấm đại hồng thêu hình mãng xà, đầu đội mũ tam sơn, chân dận hài phấn, lớn tiếng gọi:

Xin thỉnh Tây Môn lão gia.

Hạ Đề hình thấy vậy cáo từ về trước. Tây Môn Khánh theo gia nhân của Hà Thái giám vào một tòa nhà sang trọng gần đó.

Hà Thái giám bước tới vái chào, Tây Môn Khánh lật đật đáp lễ.

Hà Thái giám nói:

Chắc đại nhân không biết tôi, tôi là Hà Thái giám, tên Nghi, hiện hầu hạ Thụy phi Mã nương nương. Trong vụ thăng thưởng năm nay, mong ơn thánh thượng, cháu tôi là Hà Vĩnh Thọ được thăng chức Kim Ngô Vệ Phó thiên hộ, hiện sắp được về quý sở để lo việc hình pháp và hân hạnh được là đồng liêu của đại nhân.

Tây Môn Khánh nghiêng mình nói: .

Thì ra đây là Hà công công, vãn sinh không được biết, xin công công thứ tội. Ngừng lại vái dài một vái, Tây Môn Khánh nói tiếp:

Nơi đây không tiện hành lễ ra mắt, xin để sẽ tới tư dinh công công để lạy chào.

Hà thái giám mời ngồi nói chuyện, uống trà, lát sau tiệc được dọn ra, bàn tiệc toàn đĩa ngọc chén vàng, cao lương mỹ vị. Hà thái giám nói:

Tôi biết đại nhân vừa từ trong triều ra, trời lạnh nên có chén rượu nóng thỉnh đại nhân dùng cho ấm, còn đồ ăn thì chẳng có gì, xin đại nhân dùng cho.

Tây Môn Khánh khiêm nhượng:

Vãn sinh quả không đáng được hậu đãi như thế này.

Hà thái giám tự tay rót đầy một chung rượu lớn rồi nâng lên mời. Tây Môn Khánh nói:

Công công ban tứ thì vãn sinh xin uống, nhưng chỉ sợ còn phải bái kiến các quan, lỡ mặt đỏ lên thì thật là vô lễ lắm.

Hà Thái giám nói:

Uống một chung rượu nóng cho ấm người tưởng cũng chẳng hại gì.

Tệ điệt trẻ người non dạ lại chưa hiểu việc hình pháp, kính xin đại nhân một là vì tôi, hai là vì tình đồng liêu với tệ điệt mà chỉ giáo cho nó, được vậy thì tôi cảm kích lắm.

Tây Môn Khánh đáp:

Vãn sinh đâu dám. Công công khiêm nhượng mà dạy như vậy chứ lệnh điệt quan anh tuy trẻ tuổi nhưng chắc chắn là tài đức hơn người.

Hà Thái giám nói:

Đại nhân quá khen, chứ người ta thường nói bảy mươi học bảy mươi mốt, vả lại việc đời mênh mông có ai tự cho là hiểu biết hết, đến ngay Khổng Tử mà còn phải thú nhận là chưa biết hết, mà còn phải tìm học ở người khác nữa là, vậy xin đại nhân cứ lưu tâm chỉ giáo cho tệ điệt.

Tây Môn Khánh nói:

Công công đã dạy như vậy thì vãn sinh xin bái lãnh. Tiện đây cũng xin hỏi tư dinh của công công tại đâu để vãn sinh tới lạy chào công công và ra mắt lệnh điệt.

Hà Thái giám đáp:

Hàn gia tại phường Văn Hoa ở phía đông cầu Thiên Hán. Còn đại nhân hiện ngụ tại đâu để tôi cho người tới thỉnh.

Tây Môn Khánh đáp: .

Vãn sinh hiện tạm trú tại nhà Thôi Trung thư.

Hai người nói vài câu chuyện nữa thì Tây Môn Khánh đứng dậy cáo từ.

Hà Thái giám tiễn ra, chắp tay vái chào mà nói:

Lời tôi vừa nói xin đại nhân lưu tâm cho, còn bây giờ nếu đại nhân cần gì, cứ cho biết, chúng tôi và tệ điệt sẽ hết lòng giúp đỡ.

Tây Môn Khánh nói:

Đa tạ công công.

Nói xong vái chào bước ra, thẳng đường tới Binh bộ, tại đây lại gặp Hạ Đề hình, hai người cùng nhau đi bái kiến các quan bộ, sau đó được dẫn vào yết kiến Chu Thái úy. Xong xuôi thì cũng tới giờ Thân, hai người cùng ra khỏi bộ, nhưng Tây Môn Khánh không dám đi cùng Hạ Đề hình, mà thỉnh Hạ Đề hình lên ngựa trước để đi trước, mình sẽ lên ngựa đi đằng sau, nhưng Hạ Đề hình không chịu, đòi hai người cùng đi song hàng để trò chuyện. Tây Môn Khánh lại gọi Hạ Đệ hình là “Đường tôn”. Hạ Đề hình, bây giờ là Hạ Chỉ huy, bảo:

Tôi và quan anh bao lâu nay là chỗ đồng liêu, sao lại xưng hô cách xa như thế. Tây Môn Khánh đáp:

Danh phận đã định, xưng hô cho đúng danh phận là chuyện tự nhiên, sao lại phải quá khiêm tốn như thế.

Lát sau lại hỏi:

Đường tôn nay được cao thăng, lại nhậm chức tại nhiệm sở mới, vậy bảo quyến chừng nào thì đi theo?

Hạ chỉ huy đáp:

Bây giờ thì chưa thể đem theo ngay được, nhà cửa chưa chuẩn bị kịp, nên tôi định cứ tạm trú tại nhà thân quyến là quan Trung thư họ Thôi, rồi sang năm sẽ sai người về đón gia đình lên. Trong thời gian đó, xin quan anh để tâm coi sóc gia đình giùm tôi. Tiện nội tôi cần gì, sẽ cho gia nhân tới thưa, quan anh cố giúp giùm cho, ơn ấy tôi xin báo đáp. Còn ngôi nhà của tôi ở huyện Thanh Hà, nếu có ai muốn mua, cũng xin quan anh thay mặt tôi đứng ra bán giúp.

Tây Môn Khánh đáp:

Lời đường tôn dạy, tôi xin ghi nhớ, nhưng chẳng hay quý tư dinh định giá là bao nhiêu ?

Hạ Chỉ huy nói:

Ngôi nhà đó lúc trước tôi mua với giá một ngàn hai trăm lạng, sau này lại làm thêm một dãy nhà ở phía trong tốn hết ba trăm lạng, nay chỉ xin bán theo giá cũ mà thôi. Hai người về tới nhà Thôi Trung thư, Vương Kinh chạy ra thưa:

Phó Thiên hộ tân thăng là Hà lão gia tới bái kiến, nhưng tôi thưa là lão gia chưa về. Sau đó Hà lão gia ra về, quá trưa lại sai người đem thiếp và mười xấp kim đoạn tới làm lễ ra mắt.

Nói xong đưa thiếp của Hà Vĩnh Thọ lên, tấm thiếp viết:

“Vãn sinh Hà Vĩnh Thọ cúi lạy, và có ít lễ vật ra mắt”. Tây Môn Khánh xem xong, vội vào nhà viết thiếp, lại sai Vương Kinh lấy ra hai xấp lụa Nam Kinh ngũ sắc để làm vật tạ lại họ Hà. Ăn cơm xong, Tây Môn Khánh đem lễ vật, dẫn gia nhân tới nhà họ Hà, Hà Thiên hộ chạy ra nghênh tiếp. Hà Thiên hộ tuổi khoảng hai mươi, mặt như thoa phấn môi đỏ như son, cung kính vái chào, mời Tây Môn Khánh lên đại sảnh. Tây Môn Khánh vái một vái, rồi bảo Đại An đen lễ vật lên mà nói:

Đa tạ trưởng quan có lòng hạ cố, vãn sinh lại không có mặt để nghênh tiếp thật là đắc tội. Hồi sáng vãn sinh được lão công công ban rượu, thật lấy làm cảm kích lắm. Hà Thiên hộ vội vái trả mà nói:

Vãn sinh may mắn được thăng chức, nay mai sẽ được là việc tại quý sở, chắc chắn phải thỉnh giáo trưởng quan rất nhiều để học hỏi những điều bổ ích, thật là tam sinh hữu hạnh. Chính vì vậy phải xin tới bái kiến, nhưng không được gặp. Không ngờ trưởng quan lại hạ cố tới đây, thật vinh hạnh cho vãn sinh lắm.

Nói xong sai gia nhân đem lễ vật vào rồi bưng trà ra. Chủ khách dùng trà nói chuyện. Hà Thiên hộ hỏi:

Xin mạo muội được hỏi tôn hiệu.

Tiện hiệu là Tứ Tuyền. Hà Thiên hộ nói:

Còn tiện hiệu là Thiên Tuyền. Chẳng hay trưởng quan hôm nay đã bái kiến hết các quan trong bộ chưa?

Tây Môn Khánh đáp:

Sau khi được lão công công ban rượu thì vãn sinh tới bộ ngay và đã bái kiến hết lượt rồi. Sau đó về nơi tạm trú để sửa soạn tới bái kiến trưởng quan thì đã hay trưởng quan tới mà vãn sinh không có mặt, do đó phải vội tới đây tạ lỗi ngay.

Hà Thiên hộ lại hỏi:

Chẳng hay Hạ lão gia hôm nay có cùng vào triều với đại nhân không?

Hạ Đại nhân thăng chức Chỉ huy tại kinh nên không phải vào triều, mà chỉ tới bái kiến các quan trong bộ thôi.

Hà Thiên hộ hỏi:

Chúng mình còn phải tiến lễ bản chủ lão gia nữa chứ. Tây Môn Khánh bảo:

Theo như lời Địch thân gia của vãn sinh thì mình nên tiến lễ tại tư dinh của Vệ chủ thì hơn.

Hà Thiên hộ nói:

Nếu vậy thì sáng sớm mai chúng mình phải đi.

Nói xong bàn định với Tây Môn Khánh về số lễ vật đem đi. Lễ vật của Hà Thiên hộ gồm hai tấm áo gấm mãng xà và một cái đai ngọc. Lễ vật của Tây Môn Khánh gồm một xấp lụa đại hồng kỳ lân kim đoạn, một tấm áo gấm mãng xà xanh, một chiếc vòng ngọc nạm vàng và bốn vò rượu Kim Hoa.

Sau mấy tuần trà, hai người hẹn nhau là sáng sớm mai cùng đến tư dinh Chu Thái úy, rồi Tây Môn Khánh cáo từ.

Về tới nhà Thôi Trung thư, Tây Môn Khánh không cho Hạ Chỉ huy biết về vụ biếu lễ vật cho Chu Thái úy ngày mai.

Sáng sớm hôm sau, Tây Môn Khánh đã tới nhà Hà Thiên hộ.Hà Thiên hộ chuẩn bị sẵn một tiệc nhỏ, cùng Tây Môn khánh chén tạc chén thù, sau đó hai người mới tới phủ Chu thái úy. Nhưng hôm đó vì Chu Thái úy cũng vừa thăng chức Thái Bảo nên còn vào triều tạ ơn chưa về. Quan lại các nơi tới mừng đều phải đợi. Hà Thiên hộ mời Tây Môn Khánh vào nghỉ chân tại nhà một người quen gần đó rồi dặn gia nhân:

Các ngươi xem chừng nào Chu Lão gia về thì báo cho chúng ta biết. Chờ đến quá trưa mới thấy gia nhân vào bảo:

Chu lão gia đã về phủ.

Vừa nói xong thì nghe bên ngoài chiêng trống inh ỏi, quân hầu la hét dẹp đường, rồi một toán chấp sự mang kỳ bài đi trước hô hoán hồi lâu, mãi sau mới thấy Chu Thái úy ngồi trên cỗ đại kiệu tám người khiêng từ xa tiến đến, đầu đội mũ ô sa, mình mặc áo gấm tinh hồng, lưng đeo đai bạch ngọc, trước kiệu treo tấm thẻ ngà Thái bảo, muôn phần hiển hách uy nghi. Kiệu Chu Thái úy tiến vào cổng phủ thì các quan lại đứng chờ quỳ hết xuống hai bên. Chu Thái úy cho đứng dậy, đám quan lại lúc đó mới lao xao ồn ào. Bỗng nghe có tiếng nhạc tấu lên, thì ra mấy vị Thái úy khác thấy Chu Thái úy gia thăng Quang lộc Đại phu Thái bảo, một người con được tập ấm chức Thiên hộ, thì sai gia nhân đem lễ vật tới, lại gọi một ban nhạc tới trình tấu.

Chu Thái úy xuống kiệu bước vào đại sảnh. Các quan lục tục chuẩn bị vào dâng lễ vật chúc mừng. Bỗng có một chức việc cưỡi ngựa dừng trước cổng,đưa hai tấm. thiếp cho viên quan coi cổng mà bảo:

– Trương gia ở Lễ bộ và Thái học sĩ tới bái kiến.

Quan coi cổng lật đật vào bẩm. lát sau, hai cỗ đại kiệu tiến vào Lễ bộ Thượng thư Trương Bang Xương cùng Thị lang Thái Du mặc cát phục đại hồng, một người đeo đai kim tê, một người đeo dai vàng dát ngọc, cùng bước lên đại sảnh thi lễ, chúc mừng. Uống trà xong, hai người ra về. Tiếp đó là Lại bộ Thượng thư Vương Tổ Đạo cùng Tả Thị lang Hàn Lữ, Hữu thị lang Đoàn Kinh tới chúc mừng. Chu Thái úy đãi trà rồi tiễn về. Sau đó là Hoàng thân Hy quốc công Xu Mật sứ Trịnh Cư Trung và Phó Mã chưởng Tông nhân phủ Vương Tấn Khanh, cùng đeo đai tử hoa ngọc tới chúc mừng. Kế đó lại là sáu vị Thái úy tới chúc mừng. Vị thứ nhất là Đề đốc Đề sát sứ Tôn Vinh. Vị thứ nhì là quản cơ sát Lương ứng Long. Vị thứ ba là Đồng Thiên Duẫn, cháu của Đồng Thái úy. Vị thứ tư là Đề đốc Tuần sát sứ Hoàng Kinh Thần. Vị thứ năm là Tập sát Hoàng thành sứ Đậu Giam. Vị thứ sáu là Tuần phủ sứ Trần Tông Thiện. Tất cả đều mặc cát phục đại hồng. Riêng Tôn Vinh còn là Thái tử Thái bảo nn deo đai ngọc, những người khác đều đeo đai vàng. Các Thái úy được đãi rượu nghe tấu nhạc. Nhạc công tấu xong thì bốn năm ca công, kẻ đàn tranh, người đàn tỳ bà cùng cao giọng hát khúc “Hưởng phú quý, thọ Hoàng ân”. Sau vài tuần rượu các Thái úy đứng dậy cáo từ. Chu Thái úy thân tiễn xuống thềm,rồi trở lên đại sảnh.

Nhạc tạm ngừng, viên quản lý thưa việc. Chu Thái úy cho lệnh các quan vào bái kiến dâng lễ vật chúc mừng. Các quan theo thứ tự mà vào. Bắt đầu là các quan tại triều, sau đó là các quan thuộc Nam Bắc nha, ngũ sở, thất ty các quan Đề sát,Quan sát, Tuần sát, các quan Điển mục, Chỉ huy, cuối cùng là các quan Thiên hộ, Bá hộ. Tiếp đó mới đến các quan thuộc mười ba Sở Đề hình Nam Hoài, Lưỡng Triết, Sơn Đông, Sơn Tây,Quan Đông, Quan Tây, Hà Đông, Hà Bắc, Phúc Kiến, Quảng Nam và Tứ Xuyên.

Tây Môn Khánh và Hà Thiên hộ cũng theo thứ tự mà vào.Viên quản gia đặt tấm thiếp ghi lễ vật và tên tuổi chức tước lên án thư. Hai người đứng chắp tay dưới thềm chờ được gọi lên đại sảnh. Tây Môn Khánh liếc nhìn lên, thấy đại sảnh là tòa nhà năm gian vàng son rực rơ, giữa treo tấm hoành phi có bốn chữ đại tự “Kim Ngô Đường Đẩu là ngự bút của vua Huy Tông ban tứ. Cách trang trí trong đại sảnh cực kỳ lộng lây huy hoàng.

Nghe gọi tên, hai người bước lên thềm, tiến đến trước án thư, lạy một lạy, vái bốn vái, rồi cung thân chờ đợi.

Chu Thái úy bảo:

Hai viên Thiên hộ này tới đây là quý, sao lại phiền cả lão thái giám đem lễ tới nữa. Nói xong bảo tả hữu nhận lễ vật, đoạn bảo:

Tại địa phương phải nên cẩn thận cư quan, ta ở đây theo dõi sẽ tâu bày thăng thưởng cho.

Nói xong sai tả hữu đưa ra. Hai người lạy chào lui ra. Vừa tới cổng ngoài thì nghe quân hầu la lên:

Vương lão gia và Cao lão gia tới.

Tây Môn Khánh và Hà Thiên họ vội nép vào một bên, thấy vị Tổng đốc của tám mươi vạm cấm quân là Lũng tây công Vương Hoa và vị Tổng binh Ngự Lâm quân là Thái úy họ Cao, cả hai đều đeo đại ngọc, ngồi đại kiệu mà vào.

Tây Môn Khánh và Hà Thiên hộ chờ hai vị đại thần vào xong, mới rụt rè ra khỏi cổng, tìm gia nhân của mình rồi lên ngựa mà về…

Bình luận