Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm. Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản

Kim Bình Mai – Tập 2

Hồi 97

Tác giả: Tiếu Tiếu Sinh

Tới phủ Thủ Bị, hai người xuống ngựa, Trương Thắng chạy vào thưa với Xuân Mai là đã tìm được Kính Tế mời về phủ. Xuân Mai bảo Trương Thắng dọn cho Kính Tế một phòng riêng để ở, sai a hoàn nấu nước thơm cho Kính Tế tắm gội, lại lấy ra một bộ quần áo, một cái mũ mới, một đôi giày mới, bảo a hoàn đem tới cho Kính Tế thay.

Lúc đó Chu Thủ bị đang làm việc tại công đường. Xuân Mai trang điểm thật đẹp rồi cho mời Kính Tế vào hậu đường.

Kính Tế tắm rửa sạch sẽ, ăn mặc bảnh bao rồi vào lạy bốn lạy, vái tám vái mà chào.

Xuân mai mời ngồi. Đôi bên rơi lệ kể lể nỗi niềm trong những ngày ly biệt.

Chuyện trò một lát, Xuân Mai đề phòng chồng nghi ngờ, bèn nhìn xung quanh, thấy vắng người, thì thấp giọng dặn:

Tôi dặn chàng điều này, nên nhớ kỹ, lão gia có hỏi thì phải nói chàng là em cô cậu của tôi, tôi lớn hơn chàng một tuổi, sinh ngày hai mươi lăm tháng tư, giờ Ngọ.

Kính Tế gật đầu:

Tôi nhớ rồi.

A hoàn đem thêm trà ra, Xuân Mai mời Kính Tế uống thêm rồi hỏi:

– Tại sao có một dạo lại xuất gia làm đạo sĩ vậy?

Kính Tế còn đang lúng túng, chưa biết trả lời sao thì Xuân Mai lại nói:

Hồi đó biết cữu cữu là thân thích của tôi thì lão gia đây hối hận lắm, tha ra ngay. Đáng lẽ hồi đó tôi muốn mời cậu vào gặp mặt, nhưng hiềm vì Tuyết Nga đang là gia nhân trong nhà này, sợ không tiện. Nay thì tôi đã đuổi Tuyết Nga đi rồi, nên mới sai Trương Thắng tìm cậu. Tìm khắp nơi trong bao ngày cũng không gặp, ngờ đâu cậu lại làm công ở chùa Thuỷ Nguyệt. Tại sao lại đến nông nổi ấy?

Kính Tế buồn rầu đáp:

Thư thư đã hỏi thì tôi chẳng dám giấu, nhưng câu chuyện dài lắm. Từ khi thư thư ra đi, tôi định cưới Kim Liên, nhưng lại gặp đúng lúc phụ thân tôi từ trần ở Đông Kinh, tôi về đây trễ quá, vì Kim Liên đã bị tên Võ Tòng sát hại. Sau biết là Kim Liên được thư thư thương tình cho chôn cất tại chùa Vĩnh Phúc, tôi có tới thắp hương đốt vàng. Tiếp đó thì mẫu thân tôi cũng tạ thế, vừa tang ma xong thì bị tên bạn lừa hết vốn liếng. Sau đó thì Đại Thư chết, rồi bị con dâm phụ mẹ kết Đại Thư làm đơn tố cáo là tôi cố sát vợ, do đó mới bị đem tới đây, bị giam, bị đánh khổ cực trăm điều. Nhà cửa bán hết, của cải sạch trơn, may nhờ có người bạn cũ của phụ thân tôi là Vương lão bá giúp đỡ, đưa tôi vào miếu của Nhiệm đạo sĩ tu hành cho yên thân. Nào ngờ tôi lại bị bọn côn đồ hành hung rồi trói dẫn tới phủ đây. Sau khi ở đây ra, tôi tìm đến người thân thì người thân lánh mặt, tìm về bằng hữu thì bằng hữu đuổi xô, không biết tựa nương nhờ vả vào đâu, phải tìm vào làm công cho nhà chùa. Không ngờ lại được thư thư đoái tưởng mà cho Trương Thắng đi tìm, hôm nay nhờ vậy mà mới được thấy mặt thư thư, thật là đúng như chết đi mà được cứu sống vậy.

Nói tới đây thì thương tâm, hai hàng nước mắt ròng ròng.

Hai người đang hàn huyên trò chuyện thì gia nhân vén mành lên, Chu Thủ bị bước vào. Kính Tế vội quỳ xuống sụp lạy. Chu Thủ bị hoảng lên, vội bước tới nâng dậy chào hỏi rồi bảo:

Lúc trước tôi không được biết cữu cữu nên bọn thuộc hạ của tôi mới dám làm phiền, xin cữu cữu chớ giận.

Kính Tế vòng tay đáp:

Tôi bất tài vô đức nên mới phải thọ nhục. Từ đó tới nay cũng không có lễ tới thăm, cúi xin tha thứ.

Nói xong lại sụp lạy. Chu Thủ bị lại lật đật nâng dậy mời ngồi. Kính Tế không dám ngồi đối diện, chỉ kéo cái đôn ngồi ghé một bên. Gia nhân đem trà lên. Chu Thủ bị mời Kính Tế rồi hỏi:

Năm nay cữu cữu được bao nhiêu tuổi, sao tôi không được biết cữu cữu, mà tại sao lại xuất gia vậy?

Kính Tế đáp:

Tiểu đệ năm nay hai mươi bốn tuổi, kém thư thư đây một tuổi, thư thư sinh giờ Ngọ ngày hai mươi lăm tháng tư. Nhân vì phụ mẫu qua đời sớm, gia sản tan tác, tiện nội cũng từ trần, nên buồn mà xuất gia, do đó không biết là thư thư đây đã về quý phủ, nên không tới mừng được, thật là thất lễ.

Chu Thủ bị nói:

Từ sau ngày cữu cữu rời phủ này thì thư thư đây suốt ngày buồn rầu. Tôi đã có cho gia nhân tìm cữu cữu khắp nơi mà không gặp, nào ngờ hôm nay lại được hội diện như thế này, thật là tam sinh hữu hạnh.

Thật ra, trước đây Chu Thủ bị với Tây Môn Khánh là chỗ tương giao, thường hay lui tới, nếu để ý, Chu Thủ bị có thể nhận ra Kính Tế, nhưng Chu Thủ bị là người thật thà hiền lành, tuy tới nhà Tây Môn Khánh luôn nhưng chẳng bao giờ để ý tới những người trong nhà, do đó không nhận ra được. Vả lại, lần đầu gặp Kính Tế thì thấy là đạo sĩ, dù có gặp mặt, nhưng cách ăn mặc khác đi thì cũng khó nhận ra. Chính vì vậy mà bây giờ Chu Thủ bị mới bị hai người toa rập lừa dối dễ dàng, làm sao Chu Thủ bị ngờ được rằng Kính Tế chính là con rể của Tây Môn Khánh, lại đã từng dan díu ăn nằm với vợ mình, mà chỉ yên trí Kính Tế là em con cô con cậu của Xuân Mai.

Qua vài tuần trà, vài câu chuyện, Chu Thủ bị quát gia nhân a hoàn dọn tiệc. Chỉ chốc lát, bàn tiệc thịnh soạn đã được bày xong, cao lương mũ vị chật bàn, bình ngọc chén vàng la liệt, Chu Thủ bị đích thân rót rượu mời Kính Tế. Ba người vui vẻ ăn uống cho tới chiều, khi trong nhà lên đèn mới dứt.

Chu Thủ bị sai đại quản gia Chu Nhân dọn dẹp thư phòng ở phía tây cho Kính Tế nghỉ ngơi, nơi đây giường màn chăn gối sẵn sàng, tất cả đều do Xuân Mai đích thân xem lại. Xuân Mai cũng chọn một bộ quần áo lụa để Kính Tế thay, lại sai một tiểu gia nhân là Hy Nhi túc trực hầu hạ.

Hàng ngày, cứ tới giờ cơm, Xuân Mai lại sai a hoàn tới mời Kính Tế vào hậu đường cùng ăn.

Thế mới biết:

Một sớm một chiều thời vận đến Chuyện này chuyện khác chẳng do người.

Quang âm thấm thoắt, thời gian đi tựa tên bay. Kính Tế ở tại phủ Thủ Bị đã được hơn một tháng.

Hôm đó là ngày hai mươi lăm tháng tư, sinh nhật của Xuân Mai, Nguyệt nương cho người đem lễ vật tới mừng, gồm hoa quả bánh trái mấy mâm, hai cặp gà, hai cặp vịt và một vò rượu. Đại An đem lễ vật và thiếp tới.

Chu Thủ bị ngồi trên đại sảnh thì gia nhân vào thưa:

– Tây Môn phu nhân cho người đem lễ tới.

Rồi Đại An bước lên đưa thiếp mà lạy chào. Chu Thủ bị đọc thiếp rồi bảo:

Cảm tạ phu nhân ngươi đã phí tâm. Đoạn quay lại bảo gia nhân:

Cất lễ vật đi, đem trà ra rồi cầm thiếp ngày vào trình cho cữu cữu nhờ cữu cữu viết thiếp cảm tạ, nhớ lấy một cái khăn tay và ba tiền ra đây để ta thưởng cho gia nhân của Tây Môn phu nhân.

Nói xong dặn Đại An ngồi lại uống trà, rồi đứng dậy mặc áo bước ra. Đại An đứng vơ vẩn trên đại sảnh, tay cầm chung trà, mắt nhìn lơ đãng ra ngoài để chờ hồi thiếp. Bỗng Đại An thấy từ dãy nhà phía tây, một thanh niên bước ra, đội mũ thư sinh, mặt áo sa xanh, đưa hồi thiếp và tiền thưởng cho một gia nhân, sau đó quay vào ngay. Đại An giật mình nghĩ thầm:

Quái lạ, sao lại có chuyện này, người vừa rồi sao giống cậu Kính Tế quá.

Nhưng làm sao cậu ta lại ở đây?

Đang nghĩ ngợi thì gia nhân tới đưa tiền thưởng, khăn thưởng và hồi thiếp cho Đại An để đem về cho chủ. Tấm thiếp viết: “Chu môn Bàng thị bái tạ”.

Đại An đem thiếp về đưa cho chủ. Nguyệt nương coi thiếp xong hỏi:

Ngươi không gặp phu nhân Xuân Mai sao? Đại An đáp:

Cô Xuân Mai thì không thấy, chỉ thấy cậu ấy mà thôi. Nguyệt nương cười:

Thằng khỉ ăn nói hay nhỉ, cậu nào vào đây, Chu lão gia là người có tuổi rồi, dù là chồng Xuân Mai mày cũng không được gọi là cậu mới phải.

Đại An vội nói:

Tôi đâu có nói là Chu lão gia, cậu ấy là cậu Kính Tế nhà mình cơ mà.

Lúc tôi tới thì chỉ có Chu lão gia ở đại sảnh. Tôi bước lên đưa thiếp rồi lạy chào.

Lão gia coi xong nói là cảm tạ Đại nương đã phí tâm, rồi sai gia nhân đem trà cho tôi uống. Chu lão gai lại bảo gia nhân vào nói với “cữu cữu” viết hồi thiếp và lầy tiền thưởng cho tôi. Nói xong thì Chu lão gia mặc áo bước ra, không biết là có việc đi đâu. Tôi đứng trên đại sảnh mà chờ, lát sau thấy từ hậu đường một người bước ra đưa thiếp và tiền thưởng cho một gia nhân để tới đưa lại cho tôi.

Tôi nhìn kỹ thì đúng là cậu Kính Tế chứ không còn ai vào đó nữa.

Nguyệt nương cau mày:

Thằng khốn ăn nói hàm hồ thế nào chứ làm gì có chuyện đó. Tên Kính Tế lưu lạc khổ cực, không chết rét thì cũng chết đói lâu rồi, sao lại ở trong phủ Chu lão gia được, mà nó ở đó làm gì? Chẳng lẽ Chu lão gia hay Xuân Mai lại nuôi nó.

Đại An nói:

Xin Đại nương đừng mắng oan tôi, tôi nhìn kỹ lắm, không thể nào lầm lẫn được. Mà dù cậu Kính Tế có thay hình đổi dạng thế nào tôi cũng nhìn ra, chứ đừng nói là rõ ràng ban ngày ban mặt.

Nguyệt nương hỏi:

Nó ăn mặc thế nào? Đại An đáp:

Đội mũ thư sinh, mặc áo sa xanh, trông sang trọng lịch sự lắm. Nguyệt nương bảo:

Ngươi nói vậy chứ ta thì ta nhất định không tin. Người giống người là thường mà. Hai chủ tớ cứ nói chuyện dây dưa.

Trong khi đó, Kính Tế viết hồi thiếp, sai đưa cho Đại An xong thì vào hậu đường thăm Xuân Mai. Xuân Mai đang ngồi trước gương trang điểm. Kính Tế đưa thiếp của Nguyệt nương cho Xuân Mai coi rồi hỏi:

Sao bên đó lại đem lễ vật tới đây? tôi chẳng hiểu gì cả.

Xuân Mai kể lại đầu đuôi từ việc gặp Nguyệt nương ở ngoại thành trong chùa Vĩnh Phúc, tới chuyện Bình An ăn cắp đồ vật, vu oan cho chủ, rồi Ngô Tuần kiểm làm khó, Chu Thủ bị giúp đỡ, Nguyệt nương đem lễ đến tạ ơn, rồi nói thêm:

Từ đó hai nhà thường thường đi lại thăm hỏi nhau. Hồi tháng giêng vừa rồi tôi cũng có tới thăm Tây Môn phu nân, vừa để giỗ Tây Môn lão gia, vừa để mừng sinh nhật Hiếu ca nhi. Hôm đó Tây Môn phu nhân có hứa là ngày sinh nhật của tôi sẽ đích thân tới đây dự tiệc mừng.

Kính Tế nghe xong lườm Xuân Mai:

Thư thư à, thư thư còn nghĩ tới con dâm phụ dó mà giao thiệp với nó làm gì. Chính nó đã đuổi Kim Liên để nàng phải chết oan, chính nó khiến chúng mình phải xa nhau. Đáng lẽ ra là suốt đời không nên nhìn mặt, không nên tới lui mới phải, đằng này thư thư lại còn giúp đỡ cho nó nữa. Sao không để cho Ngô Điển Ân bắt thằng Đại An tới đánh đập tra khảo cho nó khai hết chuyện gian dâm ra có hơn không. Nếu con dâm phụ đo không có tình ý gì với thằng Đại An thì tại sao lại gả a hoàn thân tín là Tiểu Ngọc cho Đại An? Nếu lúc đó mà tôi có mặt ở đây, nhất định là tôi không chịu để thư thư giúp đỡ con dâm phụ đó. Nó là kẻ thù của thư thư lẫn Kinh Liên và tôi, lui tới giao thiệp với nó làm gì?

Kính Tế nói một thôi một hồi, Xuân Mai im lặng, không nói được gì, sau mới bảo:

Chuyện gì đã qua rồi thì cho qua đi là hơn. Vả lại tôi không còn nghĩ gì tới thù oán ngày trước nữa.

Kính Tế nói:

Vẫn biết thư thư là người tốt, nhưng chẳng biết người ta có tốt lại với thư thư không. Xuân Mai đáp:

Thì người ta đã sai đem lễ vật lại đó. Vả lại người ta đem biếu, mình không nhận hay sao? Đại nương giờ này chắc là đang chờ tôi cho người đem thiếp tới mời đó.

Kính Tế bực bội:

Mời làm gì mới được chứ? Từ nay đừng giao thiệp gì với con dâm phụ đó là hơn. Cứ mặc kệ nó.

Xuân Mai bảo:

Không mời coi sao được, cứ gửi thiếp tới, người ta đến hay không đến là tuỳ ý người ta chứ mình mời thì vẫn phải mời. Nếu người ta đến thì cậu cứ tạm lánh mặt ở trong là được rồi. Sau lần này, tôi không mời mọc gì nữa.

Kính Tế vẫn còn giận, không nói gì, bỏ về thư phòng viết thiếp. Kính Tế viết xong, Xuân Mai sai gia nhân Chu Nghĩa đem thiếp tới mời Nguyệt nương.

Được thiếp mời, Nguyệt nương trang điểm lộng lẫy, ăn mặc sang trọng, ngồi một cỗ kiệu lớn, Như Ý bồng Hiếu ca nhi ngồi một cỗ kiệu nhỏ, Đại An theo hầu, chủ tớ đến phủ Chu Thủ bị.

Xuân Mai và Tôn Nhị nương khăn áo chỉnh tề nghênh tiếp Nguyệt nương vào hậu đường. Chủ khách thi lễ rồi an toạ. Đại An và Như Ý cũng lạy chào, rồi Đại An thì đứng ngoài thềm, Như Ý bồng Hiếu ca nhi đứng trong phòng, phía sau Nguyệt nương. Kính Tế nghe nói Nguyệt nương tới thì nằm chết dí trong thư phòng, không dám ló mặt ra ngoài.

Tại hậu đường, sau vài tuần trà, Xuân Mai cho lệnh dọn tiệc lớn, gọi hai ca nữ tới đàn hát là Hàn Ngọc Xuyến và Trịnh Kiều Nhi.

Đại An cũng được mời xuống nhà dưới ăn uống. Thấy một gia nhân từ thư phòng phía tây bước ra, Đại An gọi lại hỏi:

Huynh đi đâu vậy? Gia nhân nọ đáp:

Tôi đi dọn đồ ăn cho cữu cữu. Đại An hỏi:

Cữu cữu đây quý tính là gì vậy? Gia nhân đáp:

Họ Trần.

Nói xong vào trong lấy đồ ăn.

Lát sau bưng đồ ăn trở ra để đem tới thư phòng cho Kính Tế. Đại An cũng đứng dậy đi theo gia nhân đó. Tới nơi, gia nhân vén màn lên, bước vào. Đại An nép mình ngoài thềm nhìn vào, thấy rõ ràng là Trần Kính Tế đang nằm trên giường. Gia nhân dọn đồ ăn lên bàn, Kính Tế ngồi dậy, bước tới bàn, bắt đầu ăn uống.

Đại An thấy hai năm rõ mười thì không còn hồ nghi gì nữa, vội nhẹ nhàng trở về nhà dưới ngồi ăn uống như cũ.

Tới lúc lên đèn, bữa tiệc trong hậu đường mới vãn. Nguyệt nương cáo từ lên kiệu mà về.

Đến nhà, Đại An thuật lại tất cả sự thật cho chủ nghe.

Từ đó, Xuân Mai bị Kính Tế ngăn cản, không cho giao thiệp với Nguyệt nương nữa, hai nhà trở nên lạt lẽo, không lui tới với nhau như trước.

Cũng từ đó, Kính Tế và Xuân Mai lén lút thông gian, nhưng chưa một ai hay biết.

Những lúc Chu Thủ bị vì việc quan phải vắng nhà thì Xuân Mai ngang nhiên mời

Kính Tế vào phòng uống rượu đánh cờ, nói cười trò chuyện, bày tiệc nguyệt hoa.

Những ngày Chu Thủ bị ở nhà, Xuân Mai vẫn đích thân tới thư phòng trò chuyện cả buổi với Kính Tế. Hai người nối lại tình xưa, xem chừng còn tha thiết mặn nồng hơn trước. Xuân Mai thì chỉ cần lừa dối một mình Chu Thủ bị, vì mọi người trong nhà, dù biết cũng chẳng ai dám hé răng.

Một hôm vào tiết Đoan ngọ tháng năm, Chu Thủ bị dẫn tùy tùng tới các địa phương tra xét công việc. Xuân Mai cho dọn tiệc rượu tại ngôi nhà mát trong hoa viên, cùng Kính Tế ăn uống vui chơi. Tôn Nhị nương cũng được mời tới chung vui. A hoàn gia nhân đứng dài hai bên hầu tiệc. Thời gian này, hai a hoàn Hải Đường và Nguyệt Quế đã được nâng lên hàng hầu thiếp của Chu Thủ bị. Xuân Mai sai hai người đàn hát trước tiệc làm vui.

Bữa tiệc kéo dài tới xế chiều, trận mưa nhẹ hạt khiến không khí mùa hè được mát mẻ, Xuân Mai nâng chén hà hoa mà mời Tôn Nhị nương liên tiếp. Chỉ lát sau, Tôn Nhị nương say mèm, phải đứng dậy cáo từ về phòng nằm nghỉ. Chỉ còn Xuân Mai và Kính Tế chén tạc chén thù.

Tới lúc lên đèn thì hai nhũ mẫu Kim Quy và Ngọc Đường bồng con Xuân Mai là Kim ca nhi đi ngủ.

Lát sau thì Kính Tế lấy cớ say rượu, về thư phòng mà nằm. Xuân Mai ngồi uống rượu mà chờ, nhưng mãi không thấy Kính Tế trở ra, bèn sai Hải Đường vào mời. Kính Tế không chịu ra, Xuân Mai bảo Nguyệt Quế:

Ngươi vào mời lần nữa xem sao, nếu cữu cữu không chịu ra thì ngươi lôi cữu cữu ra cho ta. Ngươi không lôi được cữu cữu ra đây thì ta cho đánh ngươi mừoi bàn vả. Nguyệt Quế tới thư phòng, đẩy cửa bước vào, thấy Kính Tế nằm yên trên giường, bèn nói:

Phu nhân sai tôi vào thỉnh cữu cữu ra, cữu cữu không ra thì tôi bị đòn.

Kính Tế càu nhàu:

– Ngươi bị đòn thì có ăn thua gì đến ta, ta say quá rồi, không uống được nữa.

Nguyệt Quế sấn ngay lại lôi Kính Tế dậy mà nói:

– Cữu cữu không dậy thì tôi lôi dậy xem cữu cữu có chịu đi hay không cho biết.

Kính Tế giả vờ nửa say nửa tỉnh, nửa đùa nửa thật giở tò trêu hoa ghẹo liễu. Nguyệt Quế nổi giận:

Cữu cữu làm gì vậy? Tôi vào đây là vâng lệnh phu nhân thỉnh cữu cữu mà cữu cữu dám giở trò bất chính đó hay sao?

Kính Tế giả lả:

Nàng ơi, xin bớt giận, nếu nàng chịu thì càng tốt đẹp chứ sao.

Nói xong dắt tay Nguyệt Quế, cùng trở ra hoa viên.

Tới trước tiệc, Nguyệt Quế nói:

– Phu nhân doạ dánh đòn nên tôi phải lôi bằng được cữu cữu ra đây.

Xuân Mai sai Hải Đường rót rượu mời Kính Tế. Hai người uống rượu mà mắt qua mày lại.

Lát sau, trời gần khuya, Xuân Mai cho đám a hoàn đi ngủ hết, chỉ còn hai hầu thiếp Hải Đường và Nguyệt Quế. Xuân Mai lại sai hai người vào trong nấu nước pha trà. Ngoài này, Xuân Mai và Kính Tế âu yếm lả lơi. Một bên xuất thân nghèo hèn nay được giàu sang, ham trò hưởng thụ, một bên vốn là phường hiếu sắc giỏi chuyện nguyệt hoa. Một bên quen với hành động lẳng lơ của chủ cũ là Kim Liên, một bên bắt chước thói đa tình của cha vợ là Tây Môn Khánh. Thôi thì ý tình dào dạt không sao kể xiết.

Đang lúc kề sai áp má như vậy thì Hải Đường bước ra đằng hắng rồi thưa:

– Mời phu nhân vào hậu phòng, ca nhi thức giấc đang khóc đòi phu nhân.

Xuân Mai quyến luyến chưa nỡ rời, nên nán lại mời Kính Tế vài chung nữa rồi mới chịu đứng dậy vào hậu đường với con. Kính Tế cũng ngẩn ngơ trở lại thư phòng. Ngày tháng thoi đưa, ít hôm sau triều đình hạ sắc chỉ, sai Chu Thủ bị đem quân binh bản bọ hợp cùng Tri phủ Tế Châu là Trương Thúc Dạ chinh phục giặc Tống Giang ở Lương Sơn. Việc binh gấp rút, chỉ vài ngày sẽ lên đường. Chu Thủ bị dặn vợ:

Nàng ở nhà coi sóc ca nhi, rồi nhờ mai mối tính chuyện hôn nhân cho cữu cữu. Phen này đánh giặc, tôi sẽ ghi tên cữu cữu trong quân, nếu mã đáo thành công, tâu lên thánh thượng thì cữu cữu cũng được một chức quan, nàng chắc cũng vui mừng.

Xuân Mai nhất nhất vâng dạ.

Chu Thủ bị kiểm điểm binh mã xong thì kéo quân đi, gia nhân Chu Nhân được đi theo hầu. Trương Thắng và Lý An ở lại coi soc việc phủ.

Ít hôm sau, Xuân Mai cho gọi Tiết tẩu đến bảo:

Lúc lâm hành, lão gia có dặn ta phải lo việc hôn nhân cho cữu cữu, vậy nhờ tẩu tẩu tìm giùm cho một nơi môn đăng hộ đối, xinh đẹp hiền lành, chừng mười sáu mười bảy tuổi là được. Nhớ là phải xinh đẹp thông minh lanh lợi đấy.

Tiểu tẩu đáp:

Tôi hiểu rồi, phu nhân không cần dặn nhiều. Tính nết cữu cữu thế nào tôi đã biết, đến ngay Tây Môn Đại thư đẹp đẽ là thế mà cữu cữu còn chưa vừa bụng nữa là.

Xuân Mai cười:

Nếu tìm người không đẹp thì không xứng đáng làm em dâu của ta đâu.

Nói xong gọi a hoàn đem trà ra mời. Lát sau thì Kính Tế bước vào. Tiết tẩu đứng dậy vài chào nói:

– Chào cậu, lâu quá không gặp cậu, bây giờ biết cậu ở đây, tôi mừng lắm.

Vừa rồi phu nhân có sai tôi tìm người đẹp đẽ xứng đáng để lo chuyện hôn nhân cho cậu đấy, cậu định đền ơn tôi thế nào đây?

Kính Tế xịu mặt xuống không đa’p. Tiết tẩu bảo:

Lạ nhỉ, chuyện vui mừng mà sao cậu chẳng nói chẳng rằng vậy? Xuân Mai bảo:

Tẩu tẩu đừng gọi bằng cầu nữa, bây giờ không phải là ngày trước, nên kêu bằng cữu cữu mới phải.

Tiết tẩu lật đật đáp:

Chết, thật tôi vụng về quá, cái miệng tôi thật đáng bị vả, vâng thì từ nay tôi xin gọi là cữu gia.

Kính Tế bật cười:

Vậy mới là hợp ý ta.

Tiết tẩu vừa tát vào miệng mình vừa nói:

– Cái miệng này thật không biết ăn nói giữ gìn hết, khiến cữu gia đây phiền hạ.

Xuân Mai và Kính Tế cười nghiêng ngả. Xuân Mai sau đó sai Nguyệt Quế dọn rượu thịt ra khoản đãi Tiết tẩu. Tiết tẩu ăn uống no say rồi nói:

Để tôi ráng tìm một người thật xinh đẹp xứng đáng với cữu gia đây rồi sẽ tới trình phu nhân và cữu gia.

Xuân Mai dặn:

Không cần giàu có sang trọng gì hết, không cần đồ đạc của cải đem theo, chỉ cần thật đẹp là được, không đẹp thì không thể vào phủ này đâu.

Tiết tẩu đáp:

Tôi hiểu rồi, xin phu nhân và cữu gia cứ tin cậy nơi tôi.

Kính Tế bước ra, về thư phòng. Tiết tẩu hỏi nhỏ Xuân Mai:

– Cậu Kính Tế tới đây bao giờ vậy?

Xuân Mai kể hết đầu đuôi cho Tiết tẩu nghe, không giấu chuyện gì, đoạn nói:

Bây giờ ta cho tìm về, nhận là em họ của ta. Tiết tẩu nheo mắt cười:

Hay lắm hay lắm, phu nhân quả là có mắt tinh đời. Đoạn hỏi:

Hôm trước, sinh nhật phu nhân, nghe nói là Đại nương có tới đây dự tiệc phải không?

Xuân Mai đáp:

Đại nương cho người đem lễ vật tới nên ta mời gửi thiếp mời đến dự tiệc. Tiết tẩu nói:

Hôm đó không phải là tôi dám quên sinh nhật của phu nhân, nhưng vì bận rộn quá, muốn lại lạy mừng mà không thể lại được.

Đoạn hỏi:

Hôm đó Trần cữu cữu có ra gặp mặt Đại nương không? làm gì có chuyện đó, đến việc mời Đại nương tới đây mà cậu Kính Tế cũng không chịu nữa là, cũng vì chuyện đó mà tôi và cậu ta lời qua tiếng lại đó.

Cậu ta còn trách tôi là đã giúp đỡ Đại nương, đáng lẽ để mặc cho Ngô Điển Ân làm khó Đại nương mới phải, vì trước kia Đại nương đối xử với cậu ta chẳng ra gì.

Tiết tẩu nói:

Vậy đâu được, gì thì gì chứ chuyện thù oán cũ nên quên đi mới phải.

Thì phải vậy chớ sao, người ta đã đem lễ tới, mình không mời coi sao được. Người ta đã mang tiếng là bất nhân, chẳng lẽ ta đây mang tiếng bất nghĩa hay sao?

Tiết tẩu bảo:

Lòng dạ phu nhân quảng đại như vậy, hèn gì phu nhân được hưởng phúc lớn như thế này.

Chuyện trò thêm vài câu nữa thì Tiết tẩu cáo từ mà về. Hai hôm sau, Tiết tẩu tới nói:

Nhà Chu Thiên hộ trong thành này có một vị tiểu thư, năm nay mới mười lăm tuổi, cực kỳ xinh đẹp, nhưng hiềm là mất mẹ từ nhỏ.

Xuân Mai chê còn nhỏ quá. Tiết tẩu lại nói:

Nếu vậy thì đưa con gái thứ nhì của Ứng Bá Tước, năm nay hai mươi hai tuổi, cũng xinh đẹp lắm.

Nhưng lúc đó Bá Tước cũng đã chết rồi, Xuân Mai sợ rằng chẳng còn gì để lại cho con gái đem về nhà chồng, nên không thuận.

Mấy hôm sau, Tiết tẩu lại tìm đến, đưa ra một vuông đoạn đại hồng, trên ghi: “Con gái Cát viên ngoại, sinh giờ Tý ngày rằm tháng mười một năm Dậu”. Đoạn nói:

Người này thì chẳng những rất xinh đẹp mà tính tình ôn nhu hiền hậu, năm nay mới hai mươi tuổi, giỏi chuyện may vá thêu thùa, ngôn công dung hạnh thật hoàn toàn, cha mẹ lại còn đầy đủ, gia tư giàu có, hiện đang có một cửa tiệm buôn tơ lụa rất lớn tại huyện này, thường đi buôn hàng từ Tô Châu, Hàng Châu và Nam Kinh của cải đem về nhà chồng chắc là nhiều.

Xuân Mai bảo:

Nếu quả như vậy thì nên lo đám này đi.

Tiết tẩu vội ba chân bốn cẳng tới thông báo cho gia đình Cát viên ngoại.

Thật là:

Dầu mong lựa được người nhan sắc, Cũng phải tùy theo sự mối manh.

Chuyện nhân duyên, dù là cách xa thiên ý, nhưng nếu thành tựu thì chỉ trong một sớm một chiều. Được Tiết tẩu tới thông báo, Cát viên ngoại mừng lắm, nhờ thêm một bà mai họ Trương, cho theo Tiết tẩu tới phủ Chu Thủ bị để bàn tính.

Sau đó Xuân Mai cho soạn lễ vật rất hậu, sai Tôn Nhị nương ngồi kiệu tới nhà Cát viên ngoại xem mặt cô dâu.

Tôn Nhị nương trở về nói:

Quả là trang tuyệt sắc, rõ ràng là đoá hoa quỳ xinh tươi, xứng đáng lắm, gia đình bên đó cũng giàu có nữa.

Xuân Mai liền chọn ngày tốt làm lễ hỏi, gồm mười sáu mâm bánh trái phẩm vật, bốn vò rượu, hai con dê, một mâm nữ trang các loại, bốn bộ y phục bốn mùa cùng hai chục lạng bạc, cho đem đằng gái.

Thầy bói cho biết ngày mồng tám tháng sáu là ngày tốt, nên làm đám cưới. Xuân Mai lại hỏi Tiết tẩu:

Bên nhà gái có cho a hoàn theo không? Tiết tẩu đáp:

Của cải đem theo thì nhiều, nhưng không có a hoàn theo, vì nhà người ta tuy giàu có, nhưng là nhà buôn bán, không nuôi nhiều gia nhân đầy tớ.

Xuân Mai bảo:

Nếu vậy thì nhờ tẩu tẩu tìm mua cho ta một đứa a hoàn chừng mười ba mười bốn tuổi để hầu hạ cữu cữu.

Tiết tẩu đáp:

Được rồi, có ngay. Ngày mai tôi sẽ dẫn tới.

Nói xong cáo tự.

Hôm sau, Tiết tẩu dẫn một đứa a hoàn tới nói:

– Đây là đứa a hoàn lúc trước hầu hạ con trai của thương gia Hoàng Tứ.

Chẳng hiểu Hoàng Tứ làm ăn buôn bán ra sao, vì chuyện tiền bạc thế nào mà bị bắt lên quan, giam giữ cả năm nay, bây giờ gia sản khánh tận, nhà cửa cũng bán hết, Lý Tam cũng bị tố cáo, nhưng đã chết, nên con trai là Lý Mạnh phải ở tù thay cha. Còn con Lai Bảo là Tăng Bảo hiện cũng lưu lạc, làm đày tớ cho người ta, Lai Bảo thì bây giờ đổi tên là Thang Bảo rồi.

Thì ra con a hoàn này trước ở cho Hoàng Tứ, bây giờ đòi bao nhiều đây? Tiết tẩu đáp:

Hoàng Tứ trong nhà giam cầm tiền, nên chỉ bán với giá bốn lạng rưỡi mà thôi. Xuân Mai bĩu môi:

gì mà tới bốn lạng rưỡi, thôi để cho ta ba lạng rưỡi đi.

Nói xong sai lấy ba lạng rưỡi ra trả cho Tiết tẩu, lại sai làm giấy tờ đàng hoàng, đổi tên đứa a hoàn này là Kim Tiền.

Thấm thoát đã tới ngày mồng tám tháng sau, Xuân Mai đội mũ thuý phụng, mặc áo gấm đại hồng, đeo dây lưng kim nhưỡng bích ngọc, ngồi trên đại kiệu, tới nhà Cát viên ngoại đón dâu. Kính Tế cưỡi bạch mã theo sau. quân hầu tiền hô hậu ủng. Hoàn cảnh Kítnh Tế lúc đó thật là:

Hạn hán gặp mưa lớn Tha hương gặp cố tri.

Đêm động phòng hoa chúc, Thua gì lúc vinh quy.

Đám rước dâu trở về phủ Thủ Bị, tới cổng thì hạ kiệu, cô dâu xinh đẹp tuyệt vời, ăn mặc sang trọng, trang điểm lộng lẫy, bước xuống kiệu và được dẫn vào lễ đường tế lạy trời đất, sau đó thì tiệc tùng, cuối cùng là giây phút động phòng. Đêm đó Kính Tế và Cát tiểu thư vui vầy không sao kể xiết.

Liền trong ba hôm sau, Xuân Mai cho soạn tiệc lớn khoản đãi tất cả thân bằng quyến thuộc của hai họ.

Tử đó, Kính Tế có vợ, Xuân Mai lại càng ngang nhiên thông gian mà không nể nang e dè gì. Ngày ngày, cả hai vợ chồng Kính Tế đều vào hậu đường cùng ăn cơm với Xuân Mai, riêng Cát tiểu thư và Xuân Mai thì thân thiết lắm.

Đám a hoàn đầy tớ tuy phong phanh biết chuyện nhưng chẳng ai dám hé môi.

Vợ chồng Kính Tế được Xuân Mai cho ở gian nhà phía tây, sau thư phòng.

Nơi đó đồ đạc sang trọng, trang hoàng lộng lẫy, mà Kính Tế ra thư phòng làm việc cũng tiện. Kính Tế từ đó chuyên lo việc ghi chép, viết lách và giao dịch cho phủ Thủ Bị.

Xuân Mai cũng hay lui tới thư phòng trò chuyện cùng Kính Tế. Hai người lả lơi âu yếm, rồi bày chuyện gió trăng, lúc thì ở thư phòng, lúc thì ngay trong phòng Xuân Mai.

Cuộc sống của Kính Tế thật vô cùng sung sướng đầy đủ…

Tới phủ Thủ Bị, hai người xuống ngựa, Trương Thắng chạy vào thưa với Xuân Mai là đã tìm được Kính Tế mời về phủ. Xuân Mai bảo Trương Thắng dọn cho Kính Tế một phòng riêng để ở, sai a hoàn nấu nước thơm cho Kính Tế tắm gội, lại lấy ra một bộ quần áo, một cái mũ mới, một đôi giày mới, bảo a hoàn đem tới cho Kính Tế thay.

Lúc đó Chu Thủ bị đang làm việc tại công đường. Xuân Mai trang điểm thật đẹp rồi cho mời Kính Tế vào hậu đường.

Kính Tế tắm rửa sạch sẽ, ăn mặc bảnh bao rồi vào lạy bốn lạy, vái tám vái mà chào.

Xuân mai mời ngồi. Đôi bên rơi lệ kể lể nỗi niềm trong những ngày ly biệt.

Chuyện trò một lát, Xuân Mai đề phòng chồng nghi ngờ, bèn nhìn xung quanh, thấy vắng người, thì thấp giọng dặn:

Tôi dặn chàng điều này, nên nhớ kỹ, lão gia có hỏi thì phải nói chàng là em cô cậu của tôi, tôi lớn hơn chàng một tuổi, sinh ngày hai mươi lăm tháng tư, giờ Ngọ.

Kính Tế gật đầu:

Tôi nhớ rồi.

A hoàn đem thêm trà ra, Xuân Mai mời Kính Tế uống thêm rồi hỏi:

– Tại sao có một dạo lại xuất gia làm đạo sĩ vậy?

Kính Tế còn đang lúng túng, chưa biết trả lời sao thì Xuân Mai lại nói:

Hồi đó biết cữu cữu là thân thích của tôi thì lão gia đây hối hận lắm, tha ra ngay. Đáng lẽ hồi đó tôi muốn mời cậu vào gặp mặt, nhưng hiềm vì Tuyết Nga đang là gia nhân trong nhà này, sợ không tiện. Nay thì tôi đã đuổi Tuyết Nga đi rồi, nên mới sai Trương Thắng tìm cậu. Tìm khắp nơi trong bao ngày cũng không gặp, ngờ đâu cậu lại làm công ở chùa Thuỷ Nguyệt. Tại sao lại đến nông nổi ấy?

Kính Tế buồn rầu đáp:

Thư thư đã hỏi thì tôi chẳng dám giấu, nhưng câu chuyện dài lắm. Từ khi thư thư ra đi, tôi định cưới Kim Liên, nhưng lại gặp đúng lúc phụ thân tôi từ trần ở Đông Kinh, tôi về đây trễ quá, vì Kim Liên đã bị tên Võ Tòng sát hại. Sau biết là Kim Liên được thư thư thương tình cho chôn cất tại chùa Vĩnh Phúc, tôi có tới thắp hương đốt vàng. Tiếp đó thì mẫu thân tôi cũng tạ thế, vừa tang ma xong thì bị tên bạn lừa hết vốn liếng. Sau đó thì Đại Thư chết, rồi bị con dâm phụ mẹ kết Đại Thư làm đơn tố cáo là tôi cố sát vợ, do đó mới bị đem tới đây, bị giam, bị đánh khổ cực trăm điều. Nhà cửa bán hết, của cải sạch trơn, may nhờ có người bạn cũ của phụ thân tôi là Vương lão bá giúp đỡ, đưa tôi vào miếu của Nhiệm đạo sĩ tu hành cho yên thân. Nào ngờ tôi lại bị bọn côn đồ hành hung rồi trói dẫn tới phủ đây. Sau khi ở đây ra, tôi tìm đến người thân thì người thân lánh mặt, tìm về bằng hữu thì bằng hữu đuổi xô, không biết tựa nương nhờ vả vào đâu, phải tìm vào làm công cho nhà chùa. Không ngờ lại được thư thư đoái tưởng mà cho Trương Thắng đi tìm, hôm nay nhờ vậy mà mới được thấy mặt thư thư, thật là đúng như chết đi mà được cứu sống vậy.

Nói tới đây thì thương tâm, hai hàng nước mắt ròng ròng.

Hai người đang hàn huyên trò chuyện thì gia nhân vén mành lên, Chu Thủ bị bước vào. Kính Tế vội quỳ xuống sụp lạy. Chu Thủ bị hoảng lên, vội bước tới nâng dậy chào hỏi rồi bảo:

Lúc trước tôi không được biết cữu cữu nên bọn thuộc hạ của tôi mới dám làm phiền, xin cữu cữu chớ giận.

Kính Tế vòng tay đáp:

Tôi bất tài vô đức nên mới phải thọ nhục. Từ đó tới nay cũng không có lễ tới thăm, cúi xin tha thứ.

Nói xong lại sụp lạy. Chu Thủ bị lại lật đật nâng dậy mời ngồi. Kính Tế không dám ngồi đối diện, chỉ kéo cái đôn ngồi ghé một bên. Gia nhân đem trà lên. Chu Thủ bị mời Kính Tế rồi hỏi:

Năm nay cữu cữu được bao nhiêu tuổi, sao tôi không được biết cữu cữu, mà tại sao lại xuất gia vậy?

Kính Tế đáp:

Tiểu đệ năm nay hai mươi bốn tuổi, kém thư thư đây một tuổi, thư thư sinh giờ Ngọ ngày hai mươi lăm tháng tư. Nhân vì phụ mẫu qua đời sớm, gia sản tan tác, tiện nội cũng từ trần, nên buồn mà xuất gia, do đó không biết là thư thư đây đã về quý phủ, nên không tới mừng được, thật là thất lễ.

Chu Thủ bị nói:

Từ sau ngày cữu cữu rời phủ này thì thư thư đây suốt ngày buồn rầu. Tôi đã có cho gia nhân tìm cữu cữu khắp nơi mà không gặp, nào ngờ hôm nay lại được hội diện như thế này, thật là tam sinh hữu hạnh.

Thật ra, trước đây Chu Thủ bị với Tây Môn Khánh là chỗ tương giao, thường hay lui tới, nếu để ý, Chu Thủ bị có thể nhận ra Kính Tế, nhưng Chu Thủ bị là người thật thà hiền lành, tuy tới nhà Tây Môn Khánh luôn nhưng chẳng bao giờ để ý tới những người trong nhà, do đó không nhận ra được. Vả lại, lần đầu gặp Kính Tế thì thấy là đạo sĩ, dù có gặp mặt, nhưng cách ăn mặc khác đi thì cũng khó nhận ra. Chính vì vậy mà bây giờ Chu Thủ bị mới bị hai người toa rập lừa dối dễ dàng, làm sao Chu Thủ bị ngờ được rằng Kính Tế chính là con rể của Tây Môn Khánh, lại đã từng dan díu ăn nằm với vợ mình, mà chỉ yên trí Kính Tế là em con cô con cậu của Xuân Mai.

Qua vài tuần trà, vài câu chuyện, Chu Thủ bị quát gia nhân a hoàn dọn tiệc. Chỉ chốc lát, bàn tiệc thịnh soạn đã được bày xong, cao lương mũ vị chật bàn, bình ngọc chén vàng la liệt, Chu Thủ bị đích thân rót rượu mời Kính Tế. Ba người vui vẻ ăn uống cho tới chiều, khi trong nhà lên đèn mới dứt.

Chu Thủ bị sai đại quản gia Chu Nhân dọn dẹp thư phòng ở phía tây cho Kính Tế nghỉ ngơi, nơi đây giường màn chăn gối sẵn sàng, tất cả đều do Xuân Mai đích thân xem lại. Xuân Mai cũng chọn một bộ quần áo lụa để Kính Tế thay, lại sai một tiểu gia nhân là Hy Nhi túc trực hầu hạ.

Hàng ngày, cứ tới giờ cơm, Xuân Mai lại sai a hoàn tới mời Kính Tế vào hậu đường cùng ăn.

Thế mới biết:

Một sớm một chiều thời vận đến Chuyện này chuyện khác chẳng do người.

Quang âm thấm thoắt, thời gian đi tựa tên bay. Kính Tế ở tại phủ Thủ Bị đã được hơn một tháng.

Hôm đó là ngày hai mươi lăm tháng tư, sinh nhật của Xuân Mai, Nguyệt nương cho người đem lễ vật tới mừng, gồm hoa quả bánh trái mấy mâm, hai cặp gà, hai cặp vịt và một vò rượu. Đại An đem lễ vật và thiếp tới.

Chu Thủ bị ngồi trên đại sảnh thì gia nhân vào thưa:

– Tây Môn phu nhân cho người đem lễ tới.

Rồi Đại An bước lên đưa thiếp mà lạy chào. Chu Thủ bị đọc thiếp rồi bảo:

Cảm tạ phu nhân ngươi đã phí tâm. Đoạn quay lại bảo gia nhân:

Cất lễ vật đi, đem trà ra rồi cầm thiếp ngày vào trình cho cữu cữu nhờ cữu cữu viết thiếp cảm tạ, nhớ lấy một cái khăn tay và ba tiền ra đây để ta thưởng cho gia nhân của Tây Môn phu nhân.

Nói xong dặn Đại An ngồi lại uống trà, rồi đứng dậy mặc áo bước ra. Đại An đứng vơ vẩn trên đại sảnh, tay cầm chung trà, mắt nhìn lơ đãng ra ngoài để chờ hồi thiếp. Bỗng Đại An thấy từ dãy nhà phía tây, một thanh niên bước ra, đội mũ thư sinh, mặt áo sa xanh, đưa hồi thiếp và tiền thưởng cho một gia nhân, sau đó quay vào ngay. Đại An giật mình nghĩ thầm:

Quái lạ, sao lại có chuyện này, người vừa rồi sao giống cậu Kính Tế quá.

Nhưng làm sao cậu ta lại ở đây?

Đang nghĩ ngợi thì gia nhân tới đưa tiền thưởng, khăn thưởng và hồi thiếp cho Đại An để đem về cho chủ. Tấm thiếp viết: “Chu môn Bàng thị bái tạ”.

Đại An đem thiếp về đưa cho chủ. Nguyệt nương coi thiếp xong hỏi:

Ngươi không gặp phu nhân Xuân Mai sao? Đại An đáp:

Cô Xuân Mai thì không thấy, chỉ thấy cậu ấy mà thôi. Nguyệt nương cười:

Thằng khỉ ăn nói hay nhỉ, cậu nào vào đây, Chu lão gia là người có tuổi rồi, dù là chồng Xuân Mai mày cũng không được gọi là cậu mới phải.

Đại An vội nói:

Tôi đâu có nói là Chu lão gia, cậu ấy là cậu Kính Tế nhà mình cơ mà.

Lúc tôi tới thì chỉ có Chu lão gia ở đại sảnh. Tôi bước lên đưa thiếp rồi lạy chào.

Lão gia coi xong nói là cảm tạ Đại nương đã phí tâm, rồi sai gia nhân đem trà cho tôi uống. Chu lão gai lại bảo gia nhân vào nói với “cữu cữu” viết hồi thiếp và lầy tiền thưởng cho tôi. Nói xong thì Chu lão gia mặc áo bước ra, không biết là có việc đi đâu. Tôi đứng trên đại sảnh mà chờ, lát sau thấy từ hậu đường một người bước ra đưa thiếp và tiền thưởng cho một gia nhân để tới đưa lại cho tôi.

Tôi nhìn kỹ thì đúng là cậu Kính Tế chứ không còn ai vào đó nữa.

Nguyệt nương cau mày:

Thằng khốn ăn nói hàm hồ thế nào chứ làm gì có chuyện đó. Tên Kính Tế lưu lạc khổ cực, không chết rét thì cũng chết đói lâu rồi, sao lại ở trong phủ Chu lão gia được, mà nó ở đó làm gì? Chẳng lẽ Chu lão gia hay Xuân Mai lại nuôi nó.

Đại An nói:

Xin Đại nương đừng mắng oan tôi, tôi nhìn kỹ lắm, không thể nào lầm lẫn được. Mà dù cậu Kính Tế có thay hình đổi dạng thế nào tôi cũng nhìn ra, chứ đừng nói là rõ ràng ban ngày ban mặt.

Nguyệt nương hỏi:

Nó ăn mặc thế nào? Đại An đáp:

Đội mũ thư sinh, mặc áo sa xanh, trông sang trọng lịch sự lắm. Nguyệt nương bảo:

Ngươi nói vậy chứ ta thì ta nhất định không tin. Người giống người là thường mà. Hai chủ tớ cứ nói chuyện dây dưa.

Trong khi đó, Kính Tế viết hồi thiếp, sai đưa cho Đại An xong thì vào hậu đường thăm Xuân Mai. Xuân Mai đang ngồi trước gương trang điểm. Kính Tế đưa thiếp của Nguyệt nương cho Xuân Mai coi rồi hỏi:

Sao bên đó lại đem lễ vật tới đây? tôi chẳng hiểu gì cả.

Xuân Mai kể lại đầu đuôi từ việc gặp Nguyệt nương ở ngoại thành trong chùa Vĩnh Phúc, tới chuyện Bình An ăn cắp đồ vật, vu oan cho chủ, rồi Ngô Tuần kiểm làm khó, Chu Thủ bị giúp đỡ, Nguyệt nương đem lễ đến tạ ơn, rồi nói thêm:

Từ đó hai nhà thường thường đi lại thăm hỏi nhau. Hồi tháng giêng vừa rồi tôi cũng có tới thăm Tây Môn phu nân, vừa để giỗ Tây Môn lão gia, vừa để mừng sinh nhật Hiếu ca nhi. Hôm đó Tây Môn phu nhân có hứa là ngày sinh nhật của tôi sẽ đích thân tới đây dự tiệc mừng.

Kính Tế nghe xong lườm Xuân Mai:

Thư thư à, thư thư còn nghĩ tới con dâm phụ dó mà giao thiệp với nó làm gì. Chính nó đã đuổi Kim Liên để nàng phải chết oan, chính nó khiến chúng mình phải xa nhau. Đáng lẽ ra là suốt đời không nên nhìn mặt, không nên tới lui mới phải, đằng này thư thư lại còn giúp đỡ cho nó nữa. Sao không để cho Ngô Điển Ân bắt thằng Đại An tới đánh đập tra khảo cho nó khai hết chuyện gian dâm ra có hơn không. Nếu con dâm phụ đo không có tình ý gì với thằng Đại An thì tại sao lại gả a hoàn thân tín là Tiểu Ngọc cho Đại An? Nếu lúc đó mà tôi có mặt ở đây, nhất định là tôi không chịu để thư thư giúp đỡ con dâm phụ đó. Nó là kẻ thù của thư thư lẫn Kinh Liên và tôi, lui tới giao thiệp với nó làm gì?

Kính Tế nói một thôi một hồi, Xuân Mai im lặng, không nói được gì, sau mới bảo:

Chuyện gì đã qua rồi thì cho qua đi là hơn. Vả lại tôi không còn nghĩ gì tới thù oán ngày trước nữa.

Kính Tế nói:

Vẫn biết thư thư là người tốt, nhưng chẳng biết người ta có tốt lại với thư thư không. Xuân Mai đáp:

Thì người ta đã sai đem lễ vật lại đó. Vả lại người ta đem biếu, mình không nhận hay sao? Đại nương giờ này chắc là đang chờ tôi cho người đem thiếp tới mời đó.

Kính Tế bực bội:

Mời làm gì mới được chứ? Từ nay đừng giao thiệp gì với con dâm phụ đó là hơn. Cứ mặc kệ nó.

Xuân Mai bảo:

Không mời coi sao được, cứ gửi thiếp tới, người ta đến hay không đến là tuỳ ý người ta chứ mình mời thì vẫn phải mời. Nếu người ta đến thì cậu cứ tạm lánh mặt ở trong là được rồi. Sau lần này, tôi không mời mọc gì nữa.

Kính Tế vẫn còn giận, không nói gì, bỏ về thư phòng viết thiếp. Kính Tế viết xong, Xuân Mai sai gia nhân Chu Nghĩa đem thiếp tới mời Nguyệt nương.

Được thiếp mời, Nguyệt nương trang điểm lộng lẫy, ăn mặc sang trọng, ngồi một cỗ kiệu lớn, Như Ý bồng Hiếu ca nhi ngồi một cỗ kiệu nhỏ, Đại An theo hầu, chủ tớ đến phủ Chu Thủ bị.

Xuân Mai và Tôn Nhị nương khăn áo chỉnh tề nghênh tiếp Nguyệt nương vào hậu đường. Chủ khách thi lễ rồi an toạ. Đại An và Như Ý cũng lạy chào, rồi Đại An thì đứng ngoài thềm, Như Ý bồng Hiếu ca nhi đứng trong phòng, phía sau Nguyệt nương. Kính Tế nghe nói Nguyệt nương tới thì nằm chết dí trong thư phòng, không dám ló mặt ra ngoài.

Tại hậu đường, sau vài tuần trà, Xuân Mai cho lệnh dọn tiệc lớn, gọi hai ca nữ tới đàn hát là Hàn Ngọc Xuyến và Trịnh Kiều Nhi.

Đại An cũng được mời xuống nhà dưới ăn uống. Thấy một gia nhân từ thư phòng phía tây bước ra, Đại An gọi lại hỏi:

Huynh đi đâu vậy? Gia nhân nọ đáp:

Tôi đi dọn đồ ăn cho cữu cữu. Đại An hỏi:

Cữu cữu đây quý tính là gì vậy? Gia nhân đáp:

Họ Trần.

Nói xong vào trong lấy đồ ăn.

Lát sau bưng đồ ăn trở ra để đem tới thư phòng cho Kính Tế. Đại An cũng đứng dậy đi theo gia nhân đó. Tới nơi, gia nhân vén màn lên, bước vào. Đại An nép mình ngoài thềm nhìn vào, thấy rõ ràng là Trần Kính Tế đang nằm trên giường. Gia nhân dọn đồ ăn lên bàn, Kính Tế ngồi dậy, bước tới bàn, bắt đầu ăn uống.

Đại An thấy hai năm rõ mười thì không còn hồ nghi gì nữa, vội nhẹ nhàng trở về nhà dưới ngồi ăn uống như cũ.

Tới lúc lên đèn, bữa tiệc trong hậu đường mới vãn. Nguyệt nương cáo từ lên kiệu mà về.

Đến nhà, Đại An thuật lại tất cả sự thật cho chủ nghe.

Từ đó, Xuân Mai bị Kính Tế ngăn cản, không cho giao thiệp với Nguyệt nương nữa, hai nhà trở nên lạt lẽo, không lui tới với nhau như trước.

Cũng từ đó, Kính Tế và Xuân Mai lén lút thông gian, nhưng chưa một ai hay biết.

Những lúc Chu Thủ bị vì việc quan phải vắng nhà thì Xuân Mai ngang nhiên mời

Kính Tế vào phòng uống rượu đánh cờ, nói cười trò chuyện, bày tiệc nguyệt hoa.

Những ngày Chu Thủ bị ở nhà, Xuân Mai vẫn đích thân tới thư phòng trò chuyện cả buổi với Kính Tế. Hai người nối lại tình xưa, xem chừng còn tha thiết mặn nồng hơn trước. Xuân Mai thì chỉ cần lừa dối một mình Chu Thủ bị, vì mọi người trong nhà, dù biết cũng chẳng ai dám hé răng.

Một hôm vào tiết Đoan ngọ tháng năm, Chu Thủ bị dẫn tùy tùng tới các địa phương tra xét công việc. Xuân Mai cho dọn tiệc rượu tại ngôi nhà mát trong hoa viên, cùng Kính Tế ăn uống vui chơi. Tôn Nhị nương cũng được mời tới chung vui. A hoàn gia nhân đứng dài hai bên hầu tiệc. Thời gian này, hai a hoàn Hải Đường và Nguyệt Quế đã được nâng lên hàng hầu thiếp của Chu Thủ bị. Xuân Mai sai hai người đàn hát trước tiệc làm vui.

Bữa tiệc kéo dài tới xế chiều, trận mưa nhẹ hạt khiến không khí mùa hè được mát mẻ, Xuân Mai nâng chén hà hoa mà mời Tôn Nhị nương liên tiếp. Chỉ lát sau, Tôn Nhị nương say mèm, phải đứng dậy cáo từ về phòng nằm nghỉ. Chỉ còn Xuân Mai và Kính Tế chén tạc chén thù.

Tới lúc lên đèn thì hai nhũ mẫu Kim Quy và Ngọc Đường bồng con Xuân Mai là Kim ca nhi đi ngủ.

Lát sau thì Kính Tế lấy cớ say rượu, về thư phòng mà nằm. Xuân Mai ngồi uống rượu mà chờ, nhưng mãi không thấy Kính Tế trở ra, bèn sai Hải Đường vào mời. Kính Tế không chịu ra, Xuân Mai bảo Nguyệt Quế:

Ngươi vào mời lần nữa xem sao, nếu cữu cữu không chịu ra thì ngươi lôi cữu cữu ra cho ta. Ngươi không lôi được cữu cữu ra đây thì ta cho đánh ngươi mừoi bàn vả. Nguyệt Quế tới thư phòng, đẩy cửa bước vào, thấy Kính Tế nằm yên trên giường, bèn nói:

Phu nhân sai tôi vào thỉnh cữu cữu ra, cữu cữu không ra thì tôi bị đòn.

Kính Tế càu nhàu:

– Ngươi bị đòn thì có ăn thua gì đến ta, ta say quá rồi, không uống được nữa.

Nguyệt Quế sấn ngay lại lôi Kính Tế dậy mà nói:

– Cữu cữu không dậy thì tôi lôi dậy xem cữu cữu có chịu đi hay không cho biết.

Kính Tế giả vờ nửa say nửa tỉnh, nửa đùa nửa thật giở tò trêu hoa ghẹo liễu. Nguyệt Quế nổi giận:

Cữu cữu làm gì vậy? Tôi vào đây là vâng lệnh phu nhân thỉnh cữu cữu mà cữu cữu dám giở trò bất chính đó hay sao?

Kính Tế giả lả:

Nàng ơi, xin bớt giận, nếu nàng chịu thì càng tốt đẹp chứ sao.

Nói xong dắt tay Nguyệt Quế, cùng trở ra hoa viên.

Tới trước tiệc, Nguyệt Quế nói:

– Phu nhân doạ dánh đòn nên tôi phải lôi bằng được cữu cữu ra đây.

Xuân Mai sai Hải Đường rót rượu mời Kính Tế. Hai người uống rượu mà mắt qua mày lại.

Lát sau, trời gần khuya, Xuân Mai cho đám a hoàn đi ngủ hết, chỉ còn hai hầu thiếp Hải Đường và Nguyệt Quế. Xuân Mai lại sai hai người vào trong nấu nước pha trà. Ngoài này, Xuân Mai và Kính Tế âu yếm lả lơi. Một bên xuất thân nghèo hèn nay được giàu sang, ham trò hưởng thụ, một bên vốn là phường hiếu sắc giỏi chuyện nguyệt hoa. Một bên quen với hành động lẳng lơ của chủ cũ là Kim Liên, một bên bắt chước thói đa tình của cha vợ là Tây Môn Khánh. Thôi thì ý tình dào dạt không sao kể xiết.

Đang lúc kề sai áp má như vậy thì Hải Đường bước ra đằng hắng rồi thưa:

– Mời phu nhân vào hậu phòng, ca nhi thức giấc đang khóc đòi phu nhân.

Xuân Mai quyến luyến chưa nỡ rời, nên nán lại mời Kính Tế vài chung nữa rồi mới chịu đứng dậy vào hậu đường với con. Kính Tế cũng ngẩn ngơ trở lại thư phòng. Ngày tháng thoi đưa, ít hôm sau triều đình hạ sắc chỉ, sai Chu Thủ bị đem quân binh bản bọ hợp cùng Tri phủ Tế Châu là Trương Thúc Dạ chinh phục giặc Tống Giang ở Lương Sơn. Việc binh gấp rút, chỉ vài ngày sẽ lên đường. Chu Thủ bị dặn vợ:

Nàng ở nhà coi sóc ca nhi, rồi nhờ mai mối tính chuyện hôn nhân cho cữu cữu. Phen này đánh giặc, tôi sẽ ghi tên cữu cữu trong quân, nếu mã đáo thành công, tâu lên thánh thượng thì cữu cữu cũng được một chức quan, nàng chắc cũng vui mừng.

Xuân Mai nhất nhất vâng dạ.

Chu Thủ bị kiểm điểm binh mã xong thì kéo quân đi, gia nhân Chu Nhân được đi theo hầu. Trương Thắng và Lý An ở lại coi soc việc phủ.

Ít hôm sau, Xuân Mai cho gọi Tiết tẩu đến bảo:

Lúc lâm hành, lão gia có dặn ta phải lo việc hôn nhân cho cữu cữu, vậy nhờ tẩu tẩu tìm giùm cho một nơi môn đăng hộ đối, xinh đẹp hiền lành, chừng mười sáu mười bảy tuổi là được. Nhớ là phải xinh đẹp thông minh lanh lợi đấy.

Tiểu tẩu đáp:

Tôi hiểu rồi, phu nhân không cần dặn nhiều. Tính nết cữu cữu thế nào tôi đã biết, đến ngay Tây Môn Đại thư đẹp đẽ là thế mà cữu cữu còn chưa vừa bụng nữa là.

Xuân Mai cười:

Nếu tìm người không đẹp thì không xứng đáng làm em dâu của ta đâu.

Nói xong gọi a hoàn đem trà ra mời. Lát sau thì Kính Tế bước vào. Tiết tẩu đứng dậy vài chào nói:

– Chào cậu, lâu quá không gặp cậu, bây giờ biết cậu ở đây, tôi mừng lắm.

Vừa rồi phu nhân có sai tôi tìm người đẹp đẽ xứng đáng để lo chuyện hôn nhân cho cậu đấy, cậu định đền ơn tôi thế nào đây?

Kính Tế xịu mặt xuống không đa’p. Tiết tẩu bảo:

Lạ nhỉ, chuyện vui mừng mà sao cậu chẳng nói chẳng rằng vậy? Xuân Mai bảo:

Tẩu tẩu đừng gọi bằng cầu nữa, bây giờ không phải là ngày trước, nên kêu bằng cữu cữu mới phải.

Tiết tẩu lật đật đáp:

Chết, thật tôi vụng về quá, cái miệng tôi thật đáng bị vả, vâng thì từ nay tôi xin gọi là cữu gia.

Kính Tế bật cười:

Vậy mới là hợp ý ta.

Tiết tẩu vừa tát vào miệng mình vừa nói:

– Cái miệng này thật không biết ăn nói giữ gìn hết, khiến cữu gia đây phiền hạ.

Xuân Mai và Kính Tế cười nghiêng ngả. Xuân Mai sau đó sai Nguyệt Quế dọn rượu thịt ra khoản đãi Tiết tẩu. Tiết tẩu ăn uống no say rồi nói:

Để tôi ráng tìm một người thật xinh đẹp xứng đáng với cữu gia đây rồi sẽ tới trình phu nhân và cữu gia.

Xuân Mai dặn:

Không cần giàu có sang trọng gì hết, không cần đồ đạc của cải đem theo, chỉ cần thật đẹp là được, không đẹp thì không thể vào phủ này đâu.

Tiết tẩu đáp:

Tôi hiểu rồi, xin phu nhân và cữu gia cứ tin cậy nơi tôi.

Kính Tế bước ra, về thư phòng. Tiết tẩu hỏi nhỏ Xuân Mai:

– Cậu Kính Tế tới đây bao giờ vậy?

Xuân Mai kể hết đầu đuôi cho Tiết tẩu nghe, không giấu chuyện gì, đoạn nói:

Bây giờ ta cho tìm về, nhận là em họ của ta. Tiết tẩu nheo mắt cười:

Hay lắm hay lắm, phu nhân quả là có mắt tinh đời. Đoạn hỏi:

Hôm trước, sinh nhật phu nhân, nghe nói là Đại nương có tới đây dự tiệc phải không?

Xuân Mai đáp:

Đại nương cho người đem lễ vật tới nên ta mời gửi thiếp mời đến dự tiệc. Tiết tẩu nói:

Hôm đó không phải là tôi dám quên sinh nhật của phu nhân, nhưng vì bận rộn quá, muốn lại lạy mừng mà không thể lại được.

Đoạn hỏi:

Hôm đó Trần cữu cữu có ra gặp mặt Đại nương không? làm gì có chuyện đó, đến việc mời Đại nương tới đây mà cậu Kính Tế cũng không chịu nữa là, cũng vì chuyện đó mà tôi và cậu ta lời qua tiếng lại đó.

Cậu ta còn trách tôi là đã giúp đỡ Đại nương, đáng lẽ để mặc cho Ngô Điển Ân làm khó Đại nương mới phải, vì trước kia Đại nương đối xử với cậu ta chẳng ra gì.

Tiết tẩu nói:

Vậy đâu được, gì thì gì chứ chuyện thù oán cũ nên quên đi mới phải.

Thì phải vậy chớ sao, người ta đã đem lễ tới, mình không mời coi sao được. Người ta đã mang tiếng là bất nhân, chẳng lẽ ta đây mang tiếng bất nghĩa hay sao?

Tiết tẩu bảo:

Lòng dạ phu nhân quảng đại như vậy, hèn gì phu nhân được hưởng phúc lớn như thế này.

Chuyện trò thêm vài câu nữa thì Tiết tẩu cáo từ mà về. Hai hôm sau, Tiết tẩu tới nói:

Nhà Chu Thiên hộ trong thành này có một vị tiểu thư, năm nay mới mười lăm tuổi, cực kỳ xinh đẹp, nhưng hiềm là mất mẹ từ nhỏ.

Xuân Mai chê còn nhỏ quá. Tiết tẩu lại nói:

Nếu vậy thì đưa con gái thứ nhì của Ứng Bá Tước, năm nay hai mươi hai tuổi, cũng xinh đẹp lắm.

Nhưng lúc đó Bá Tước cũng đã chết rồi, Xuân Mai sợ rằng chẳng còn gì để lại cho con gái đem về nhà chồng, nên không thuận.

Mấy hôm sau, Tiết tẩu lại tìm đến, đưa ra một vuông đoạn đại hồng, trên ghi: “Con gái Cát viên ngoại, sinh giờ Tý ngày rằm tháng mười một năm Dậu”. Đoạn nói:

Người này thì chẳng những rất xinh đẹp mà tính tình ôn nhu hiền hậu, năm nay mới hai mươi tuổi, giỏi chuyện may vá thêu thùa, ngôn công dung hạnh thật hoàn toàn, cha mẹ lại còn đầy đủ, gia tư giàu có, hiện đang có một cửa tiệm buôn tơ lụa rất lớn tại huyện này, thường đi buôn hàng từ Tô Châu, Hàng Châu và Nam Kinh của cải đem về nhà chồng chắc là nhiều.

Xuân Mai bảo:

Nếu quả như vậy thì nên lo đám này đi.

Tiết tẩu vội ba chân bốn cẳng tới thông báo cho gia đình Cát viên ngoại.

Thật là:

Dầu mong lựa được người nhan sắc, Cũng phải tùy theo sự mối manh.

Chuyện nhân duyên, dù là cách xa thiên ý, nhưng nếu thành tựu thì chỉ trong một sớm một chiều. Được Tiết tẩu tới thông báo, Cát viên ngoại mừng lắm, nhờ thêm một bà mai họ Trương, cho theo Tiết tẩu tới phủ Chu Thủ bị để bàn tính.

Sau đó Xuân Mai cho soạn lễ vật rất hậu, sai Tôn Nhị nương ngồi kiệu tới nhà Cát viên ngoại xem mặt cô dâu.

Tôn Nhị nương trở về nói:

Quả là trang tuyệt sắc, rõ ràng là đoá hoa quỳ xinh tươi, xứng đáng lắm, gia đình bên đó cũng giàu có nữa.

Xuân Mai liền chọn ngày tốt làm lễ hỏi, gồm mười sáu mâm bánh trái phẩm vật, bốn vò rượu, hai con dê, một mâm nữ trang các loại, bốn bộ y phục bốn mùa cùng hai chục lạng bạc, cho đem đằng gái.

Thầy bói cho biết ngày mồng tám tháng sáu là ngày tốt, nên làm đám cưới. Xuân Mai lại hỏi Tiết tẩu:

Bên nhà gái có cho a hoàn theo không? Tiết tẩu đáp:

Của cải đem theo thì nhiều, nhưng không có a hoàn theo, vì nhà người ta tuy giàu có, nhưng là nhà buôn bán, không nuôi nhiều gia nhân đầy tớ.

Xuân Mai bảo:

Nếu vậy thì nhờ tẩu tẩu tìm mua cho ta một đứa a hoàn chừng mười ba mười bốn tuổi để hầu hạ cữu cữu.

Tiết tẩu đáp:

Được rồi, có ngay. Ngày mai tôi sẽ dẫn tới.

Nói xong cáo tự.

Hôm sau, Tiết tẩu dẫn một đứa a hoàn tới nói:

– Đây là đứa a hoàn lúc trước hầu hạ con trai của thương gia Hoàng Tứ.

Chẳng hiểu Hoàng Tứ làm ăn buôn bán ra sao, vì chuyện tiền bạc thế nào mà bị bắt lên quan, giam giữ cả năm nay, bây giờ gia sản khánh tận, nhà cửa cũng bán hết, Lý Tam cũng bị tố cáo, nhưng đã chết, nên con trai là Lý Mạnh phải ở tù thay cha. Còn con Lai Bảo là Tăng Bảo hiện cũng lưu lạc, làm đày tớ cho người ta, Lai Bảo thì bây giờ đổi tên là Thang Bảo rồi.

Thì ra con a hoàn này trước ở cho Hoàng Tứ, bây giờ đòi bao nhiều đây? Tiết tẩu đáp:

Hoàng Tứ trong nhà giam cầm tiền, nên chỉ bán với giá bốn lạng rưỡi mà thôi. Xuân Mai bĩu môi:

gì mà tới bốn lạng rưỡi, thôi để cho ta ba lạng rưỡi đi.

Nói xong sai lấy ba lạng rưỡi ra trả cho Tiết tẩu, lại sai làm giấy tờ đàng hoàng, đổi tên đứa a hoàn này là Kim Tiền.

Thấm thoát đã tới ngày mồng tám tháng sau, Xuân Mai đội mũ thuý phụng, mặc áo gấm đại hồng, đeo dây lưng kim nhưỡng bích ngọc, ngồi trên đại kiệu, tới nhà Cát viên ngoại đón dâu. Kính Tế cưỡi bạch mã theo sau. quân hầu tiền hô hậu ủng. Hoàn cảnh Kítnh Tế lúc đó thật là:

Hạn hán gặp mưa lớn Tha hương gặp cố tri.

Đêm động phòng hoa chúc, Thua gì lúc vinh quy.

Đám rước dâu trở về phủ Thủ Bị, tới cổng thì hạ kiệu, cô dâu xinh đẹp tuyệt vời, ăn mặc sang trọng, trang điểm lộng lẫy, bước xuống kiệu và được dẫn vào lễ đường tế lạy trời đất, sau đó thì tiệc tùng, cuối cùng là giây phút động phòng. Đêm đó Kính Tế và Cát tiểu thư vui vầy không sao kể xiết.

Liền trong ba hôm sau, Xuân Mai cho soạn tiệc lớn khoản đãi tất cả thân bằng quyến thuộc của hai họ.

Tử đó, Kính Tế có vợ, Xuân Mai lại càng ngang nhiên thông gian mà không nể nang e dè gì. Ngày ngày, cả hai vợ chồng Kính Tế đều vào hậu đường cùng ăn cơm với Xuân Mai, riêng Cát tiểu thư và Xuân Mai thì thân thiết lắm.

Đám a hoàn đầy tớ tuy phong phanh biết chuyện nhưng chẳng ai dám hé môi.

Vợ chồng Kính Tế được Xuân Mai cho ở gian nhà phía tây, sau thư phòng.

Nơi đó đồ đạc sang trọng, trang hoàng lộng lẫy, mà Kính Tế ra thư phòng làm việc cũng tiện. Kính Tế từ đó chuyên lo việc ghi chép, viết lách và giao dịch cho phủ Thủ Bị.

Xuân Mai cũng hay lui tới thư phòng trò chuyện cùng Kính Tế. Hai người lả lơi âu yếm, rồi bày chuyện gió trăng, lúc thì ở thư phòng, lúc thì ngay trong phòng Xuân Mai.

Cuộc sống của Kính Tế thật vô cùng sung sướng đầy đủ…

Bình luận