Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Kim Bình Mai – Tập 2

Hồi 95

Tác giả: Tiếu Tiếu Sinh

Lại nói về trong nhà Tây Môn Khánh, sau khi Tây Môn Đại Thư tự ải chết, thì ít lâu sau, đại quản gia Lai Chiêu cũng bị bệnh mà qua đời. Vợ Lai Chiêu đem con là Thiết Côn đi lấy chồng khác. Lai Hưng thay thế Lai Chiêu, cai quản đám gia nhân và trông coi nhà cửa.

A hoàn Tú Xuân lại xuất gia đầu Phật, theo Vương sư bà làm đồ đệ.

Lai Hưng từ khi vợ là Huệ Tú chết, vẫn ở một mình. Về sau, nhũ mẫu Như Ý thường bồng Hiếu ca nhi tới phòng Lai Hưng chơi. Lai Hưng thấy Như Ý không đẹp nhưng có duyên, thường mời ăn thức này thức kia, dần dần hai người quyến luyến, ăn nằm với nhau. Nguyệt nương biết chuyện, gọi cả hai lên mắng cho một trận, rồi chọn ngày tốt, cho Như Ý một bộ quần áo mới và bốn cây trâm bạc, cho về làm vợ Lai Hưng. Từ đó ban ngày, vợ chồng mỗi người một việc, nhưng ban đem thì sum họp đầm ấm.

Thời gian qua mau, thấm thoát đã tới rằm tháng tám, sinh nhật của Nguyệt nương. Ngô Đại cữu mẫu, Nhị cữu mẫu và ba vị sư bà cùng tới đưa lễ mừng và ở lại ăn tiệc sinh nhật. Đến tối, mọi người ngồi cả tại phòng cũ của Ngọc Lâu uống trà trò chuyện. Lát sau thì ba vị sư bà thay nhau giảng Phật pháp và đọc kệ.

Khoảng canh hai, Nguyệt nương gọi đem trà, chẳng có a hoàn nào thưa, Nguyệt nương phải trở lên thượng phòng tự mình lấy trà. Nhưng vừa đẩy cửa bước vào, thì thấy ngọn đèn trong phòng đượ vặn nhỏ lại, Đại An và Tiểu Ngọc đang ôm nhau ngồi trên tràng kỷ thầm thì trò chuyện. Hai đứa thấy chủ vào, vội buông nhau ra. Nguyệt nương chỉ mắng:

Đồ khốn, không coi trà nước gì cả, cứ ngồi đây mà làm yêu làm quỷ hay sao? Tiểu Ngọc vặn đèn lên rồi ngượng ngùng đáp:

Để tôi bảo Trung Thu nó pha trà đem lên.

Nói xong lủi ra ngoài mất. Đại An cũng nhân dịp lẻn ra theo.

Hôm sau, khi khách khứa về hết, Nguyệt nương gọi Lai Hưng lên, bảo dọn nhà ra căn nhà Lai Chiêu ở trước để tiện cho Đại An. Nguyệt nương lại gọi Đại An lên cho một cái giường, một bộ quần áo mới, một cái mũ mới, một đôi hài mới, cũng gọi Tiểu Ngọc tới cho hai cái trâm bạc, hai món nữ trang bằng vàng và hai bộ quần áo lụa, rồi chọn ngày tốt, cho hai người thành vợ chồng. Ban ngày mỗi người một việc, ban đem thì vợ chồng sum họp đầm ấm.

Từ đó Tiểu Ngọc thường lén lấy đồ ăn bánh trái trong phòng Nguyệt nương đem về phòng cho chồng ăn. Nguyệt nương biết nhưng cứ lời đi. Thật đúng như người ta thường nói:

Qúa yêu không còn sáng suốt,

Tham lam không biết chán chê,

Làm chủ mà quá dễ dãi,

Gia nhân đâu biết nể vì.

Về phần Bình An, thấy Đại An được lấy Tiểu Ngọc làm vợ, lại được Nguyệt nương cho áo quần đồ đạc, thì trong lòng không vui. Bình An năm nay hai mươi hai tuổi, nghĩa là lớn hơn Đại An hai tuổi, vậy mà chưa được chủ lo cho yên bề gia thất.

Nguyên tiệm dược phẩm của Tây Môn Khánh cũng còn là tiềm cầm đồ. Một hôm có người tới cầm hai món nữ trang để lấy ba chục lạng bạc, hẹn là một tháng sau sẽ trả cả vốn lẫn lời để chuộc đồ về. Phó quản lý cất đồ vào tủ như thường lệ. Không ngờ Bình An thấy của tối mắt, lòng tham nổi dậy, đánh cắp hai món nữ trang đó, bán lấy tiền, tới nhà một kỹ nữ, gọi luôn một lượt hai kỹ nữ ngủ đêm với mình và ở luôn đó hai đêm.

Chủ chứa thấy Bình An lạ mặt, lại tiêu tiền như rác thì nghi ngờ, sợ liên luỵ, liền báo với lính tuần. Lính tuần tới đánh Bình An hai bạt tai, trói lại mà dẫn đi.

Lại nói về Ngô Điển Ân, mới thăng chức Tuần kiểm, đang cưỡi ngựa đi trên đường, tình cờ trông thấy đám lính tuần đang dẫn một người đi thì gọi là hỏi:

Người này là ai, phạm tội gì vậy? Lính tuần quỳ thưa:

Tên này ở đâu tới xóm kỹ nữ, ăn tiêu phung phí, trong người nhiều tiền bạc, rất khả nghi, nên bắt lại tra hỏi.

Ngô Điển Ân bảo:

Dẫn nó lại phủ cho ta thẩm vấn.

Nói xong cưỡi ngựa về trước. Bình An bị dẫn vào phủ Tuần kiểm. Ngô Điển Ân ngồi vào án thư tại sảnh đường, quân hầu đeo cung tên cầm giáo mác đứng dọc hai bên. Bình An quỳ trước án thư, nhận ra Ngô Điển Ân, nghĩ bụng:

Lúc trước người này là quản lý của gia gia mình, nếu nhận ra mình tất sẽ tha ngay. Do đó thưa rằng:

Tiểu nhân là Bình An, gia nhân trong nhà Tây Môn lão gia.

Ngươi đã là gia nhân, sao lại lấy cắp nữ trang tiền bạc của chủ? Bình An đáp:

Mấy món nữ trang đó là do Đại nương tôi cho một người thân thích ở ngọai thành mượn, hôm qua sai tôi đi đòi về, nhưng đường xa về trễ, cổng thành đã đóng, không vào thành được, nên tôi phải ngủ đỡ một đêm ở ngàoi, không ngờ lại bị hiểu lầm mà phải tới đây.

Ngô Điển Ân quát:

Đừng nói láo, chủ mày nữ trang nhiều, tiền bạc lắm, đồ đạc vật dụng bằng kim ngân trong nhà không thiếu, nhất định là mày đã ăn cắp để tới xóm yên hoa vui thú. Có gì thì khai thật hết ra, đừng để ta phải dùng tới cực hình.

Bình An nói:

Quả là Đại nương tôi sai tôi đòi mấy món nữ trang đó, tôi không dám nói dối.

Ngô Điển Ân đập bàn thét:

Thằng này gớm thật, không đánh không được. Nói xong quát tả hữu:

Đem đại côn ra trị tên này cho ta.

Tức thì lính tráng đem côn ra đè Bình An xuống mà đánh, Bình An đau quá kêu rống lên rồi nói lớn:

Xin cho ngừng tay, tôi xin khai thật. Ngô Điển Ân ra lệnh ngưng đánh mà bảo:

Ngươi khai thật thì khỏi bị đòn thêm. Bình An nói:

Tôi lấy cắp ngoài tiệm của chủ. Đó là mấy món nữ trang do người ta đem đến cầm thế.

Ngô Điển Ân hỏi:

Vì cớ gì mày lại lấy cắp của chủ như thế?

Chẳng giấu gì lão gia, năm nay tôi đã hai mưoi hai tuổi rồi mà Đại nương chưa lo gia thất cho tôi, vậy mà thằng Đại An cũng là gia nhân trong nhà, năm nay mới hai mươi tuổi, lại được Đại nương gả a hoàn cho nó, lại cho nó nơi ăn chốn ở, đồ đạc của cải, vì thế mà tôi uất ức, mới lấy trộm mấy món đó.

Ngô Điển Ân ngẫm nghĩ rồi bảo:

Chắc là thằng Đại An và chủ mày là Ngô thị có tình ý gì với nhau nên mới gả a hoàn cho nó để có người liên lạc che mặt thế gian. Có thật như thế thì mày cứ khai ra, mày sẽ không liên can gì cả, ta thả mày ra ngay.

Bình An nói:

Chuyện đó có hay không thì quả tôi không được biết.

Ngô Điển Ân bảo:

– Mày không nói thật thì tao kẹp mày.

Nói xong thét tả hữu lấy kẹp ra. Bình An hoảng lên:

Xin đừng dùng cực hình, để tôi nói vậy. Ngô Điển Ân bảo tả hữu cất kẹp đi rồi nói:

Mày nói thật thì được yên lành, chớ có cứng đầu mà khổ. Bình An không biết nói sao, chỉ thưa:

Quả là Đại nương tôi và thằng Đại An có tư tình. Đại An đòi lấy con a hoàn Tiểu Ngọc, Đại nương bằng lòng ngay, lại còn cho nó quần áo nữ trang nữa.

Ngô Điển Ân sai thư lại lấy khẩu cung của Bình An, ghi vào giấy đàng hoàng, rồi cho giam Bình An lại. Đoạn cho trát gọi Nguyệt nương, Đại An và Tiểu Ngọc tới.

Lại nói về Phó Quản lý khi thấy mấy món nữ trang trong tủ biến mất thì hoảng lên, hỏi Đại An. Đại An đáp:

Đồ đạc cầm thế tôi có biết gì đâu.

Phó quản lý bảo:

– Ta để trong tủ này mà sao biến đi đâu mất.

Nói xong sai Đại An tìm Bình An, nhưng tìm mãi cũng không thấy. Phó quản lý càng hoảng. Người cầm đồ lại tới hỏi chuộc lại, phó quản lý cứ hẹn lần hẹn lữa. Người này tới lui mấy lần không chuộc được, bèn không chịu về, cứ đứng tại tiệm làm rầm lên:

Tôi cầm thì tôi chuộc lại, món đồ của tôi trị giá bảy tám chục lạng chứ có ít đâu. Tiền vốn tiền lời tôi trả đủ, sao không cho tôi chuộc?

Phó quản lý phải năn nỉ hết lời, người này mới chịu về và hẹn là hôm sau sẽ tới.

Bình An đi cả mấy ngày đêm không về, Phó quản lý biết chắc là Bình An đã lấy cắp, bèn cho người đi tìm kiếm khắp nơi trong huyện.

Hôm sau người cầm đồ lại tới làm rầm lên. Phó quản lý không biết làm sao, đành phải thưa thật với Nguyệt nương là Bình An ăn trộm đồ rồi trốn đi. Nguyệt nương bảo Phó quản lý lấy năm chục lạng bạc mà đền, nhưng người cầm đồ không chịu, nói:

– Món đồ của tôi trị giá bảy tám chục lạng chứ đâu có rẻ như thế.

Phó quản lý đề nghị thêm mười lạng nữa nhưng người này vẫn không chịu, đòi đúng bảy chục lạng. Đôi bên đang lời qua tiếng lại thì có người tới báo:

Thằng Bình An ăn cắp đồ nữ trang, đem tới nhà kỹ nữ mua vui, hiện đang bị giam tại ty Tuần kiểm, sao không cho người tới lãnh nó ra?

Phó quản lý vội sai Đại An vào báo với chủ. Nguyệt nương bảo:

Ngô Tuần kiểm là quản lý cũ của nhà này, chuyện có gì đáng lo.

Nói xong sai mời Ngô Đại cữu tới bàn tính. Ngô Đại cữu bảo là nên làm đơn xin lại những đồ vật đã bị trộm.

Hôm sau Phó quản lý cầm đơn tới ty Tuần kiểm, nghĩ bụng là Ngô Điển Ân nghĩ tình cũ, công việc sẽ dễ dàng, nào ngờ Ngô Điển Ân quát mắng thậm tệ, lại còn dọa đánh đòn, sau thì bảo:

Thằng gia nhân đó khai là Ngô thị và Đại An thông gian, ta đang cho gọi Ngô thị tới để xét hỏi, vậy mà mày dám dẫn xác tới đây đòi nọ đòi kia hay sao?

Phó quản lý đã không lấy lại được vật bị trộm, lại còn bị một phen hoảng vía, liền ba chân bốn cẳng chạy về thưa lại hết với Nguyệt nương, không dám giấu giếm. Nguyệt nương nghe xong lạnh tóat cả người, chưa biết tính sao. Trong khi đó, người cầm đồ tìm tới cổng la lối:

Mấy người tính sao đây? đồ của tôi không trả mà cũng không chịu đền là thế nào? cứ hẹn lần hẹn lữa dối gạt tôi, hôm nay nói là đi lấy lại đồ vật, rút cục cũng không có cho tôi. Hôm nay mà tính không xong thì biết.

Phó quản lý phải chạy ra dùng lời ngọt ngào nói:

Xin cứ để cho chúng tôi thêm một hai ngày nữa, đồ vật sẽ được trả lại, làm sao mà mất được, mà nếu không lấy lại đựoc thì chúng tôi xin bồi thường xứng đáng.

Người này vùng vằng bỏ về.

Nguyệt nương trong lòng hết sức lo ngại, cho mời ngay Ngô Đại cữu tới để tìm người tới nói với Ngô Điển Ân, cho dẹp vụ này đi.

Ngô Đại cữu bảo:

Chỉ sợ là hắn cố tình từ chối, có lẽ mình nên cho hắn ít tiền bạc phẩm vật. Nguyệt nương bảo:

Lúc hắn chưa làm quan thì hắn là quản lý cũ của nhà này, lúc đó gia gia tôi có cho hắn vay một trăm lạng, nhưng lại vị tình nên không làm giấy tờ gì cả, nay hắn nỡ lấy ân làm oán như thế này hay sao.

Ngô đại cữu nói:

Hắn là kẻ vong ân bội nghĩa như vậy thì biết làm sao.

Xin ca ca tính giùm cho chuyện này, hay là mình cho hắn chục lạng bạc để hắn dẹp vụ này đi, cho mình lãnh lại vật mất trộm mà còn trả lại cho ngừoi ta chứ.

Nói xong sai a hoàn dọn cơm rượu mời Ngô Đại cữu. Ăn xong, Ngô Đại cữu ra về. Nguyệt nương tiễn anh ra cổng.

Tình cờ trông thấy Tiết tẩu dẫn một a hoàn đi ngang. Nguyệt nương gọi lại hỏi:

Tiết tẩu đi đâu mà ngang đây vậy? sao lâu quá không thấy lại chơi?

Đại nương trách cũng phải, nhưng hồi này quả là tôi bận quá, chẳng có lúc nào rảnh rang mà đi được tới đâu.

Nguyệt nương hỏi:

Tiểu phu nhân Xuân Mai hồi này thế nào?

Không còn là tiểu phu nhân nữa mà là đại phu nhân rồi. Nguyệt nương ngạc nhiên:

Làm sao mà trở thành đại phu nhân được?

Tiết tẩu đáp:

Nếu vậy thì Đại nương chưa biết, Xuân Mai thật là tốt số lắm, sinh được con trai ít tháng thì vị đại phu nhân bị bệnh qua đời, Chu lão gia nâng ngay Xuân Mai lên hàng chính thất, rồi lại mua riêng cho Xuân Mai hai nhũ mẫu trông con, bốn a hoàn để hầu hạ, lại còn a hoàn thân tín biết đàn hát nữa. Ôi thôi, bây giờ thì đại phu nhân muốn đánh ai thì đánh, muốn đuổi ai thì đuổi. Chu lão gia chỉ nhất nhất theo lời, vì chỉ sợ đại phu nhân giận. Cách nay ít lâu, chằng hiểu vì sao đại phu nhân sai lôi Tuyết Nga ra, lột áo đánh cho một trận nhừ tử rồi đang đêm cũng cho gọi tôi đến, bảo đem Tuyết Nga đi bán. Hôm nay cũng là vì chuyện đại phu nhân sai mà tôi phải tất tả thế này đây, vậy mà về chưa chắc đã khỏi bị mắng.

Nguyệt nương hỏi:

Mà sai đi chuyện gì vậy?

Thì đại phu nhân đưa tiền cho tôi, bảo là đặt làm mấy thứ nữ trang, hôm nay đi lấy về.

Nguyệt nương bảo:

Mời Tiết tẩu vào trong này, cho ta xem qua mấy thứ đó được chăng?

Nói xong dẫn Tiết tẩu vào thượng phòng. Tiết tẩu mở chiếc khăn tay đưa ra mấy món nữ trang mới đặt làm cho Xuân Mai. Món nào cũng hình phượng hình rồng, thập phần tinh xảo, lại nhận hạt trân châu, rất sang trọng quý phái. Tiết tẩu cầm từng món, nói giá tiền và tiền công, khoe khoang hết lời.

Hai người đang nói chuyện thì Đại An bước vào.

Hai người đang nói chuyện thì Đại An bước vào.

Nguyệt nương bảo:

Người cầm đồ lại mới đến đây la lối om sòm, nhất định đòi đồ lại, còn đòi làm dữ nữa chứ. Phó quản lý phải hết lời năn nỉ mới tạm yên. Phó quản lý buồn rầu lắm, về tiệm rồi.

Đại An chưa kịp nói ghì thì Tiết tẩu đã hỏi:

Có chuyện gì rắc rối vậy? Nguyệt nương thở dài kể.

Thằng khốn Bình An cạy tủ trộm mấy món nữ trang do người ta đem cầm rồi đem ra ngoại thành ăn chơi với mấy con kỹ nữ, sau đó thì nó bị bắt giam tại ty Tuần kiểm. Người cầm đồ tới chuộc đồ không được, năm lần bảy lượt tới tiệm rồi tới cả đây làm dữ. Vậy mà Ngô Tuần kiểm lại làm khó, không cho Phó quản lý nhận đồ về trả lại cho người ta, hình như Ngô Tuần kiểm có ý làm tiền. Bây giờ tôi chưa biết tính sao. Phận goá bụa thật khổ, chồng chết đi bị đủ mọi người áp bức khinh bỉ.

Nói xong tủi thân mà khóc, hai hàng nước mắt ròng ròng. Tiết tẩu nói:

Đại nương à, có chỗ để Đại nương nhờ cậy, sao không tìm kiếm, lại buồn rầu khóc lóc làm gì. Phu nhân Xuân Mai bây giờ danh giá, lại là người tốt, không quên tình xưa nghĩa cũ, sao Đại nương không cho viết một tấm thiếp rồi tôi đem đi chọ Phu nhân sẽ nhờ Chu lão gia nói với Ngô Tuần kiểm một câu thì chuyện gì cũng xong chứ đừng nói chuyện nhỏ như thế này.

Nguyệt nương bảo:

Chu Thủ bị là võ quan, đâu có cai quản ty Tuần kiểm.

Vậy là Đại nương không biết rồi, triều đình vừa mới gởi sắc thư về, uỷ quyền rộng rãi cho Chu lão gia, hiện lão gia có trách nhiệm về đủ mọi việc, từ việc sông ngòi, việc tiền gạo xe ngựa cho đến việc an ninh tại địa phương. Hôm nọ vụ trộm đạo ở mãi tận Hà Đông mà cũng do tay lão gia xét xử đó.

Nguyệt nương nghe xong bảo:

Nếu vậy thì phiền tẩu tẩu tới nói với đại phu nhân nhờ lão gia can thiệp gìum tôi. Nếu Ngô Tuần kiểm chịu cho nhận lại những đồ đã bị trộm thì tôi sẽ tặng riêng tẩu tẩu năm lạng để đền ơn.

Tiết tẩu bảo:

Đại nương nói chuyện tiền bạc làm gì. Chẳng qua là tôi tình cờ biết được chuyện này thì góp ý kiến vậy thôi, chứ đâu trông hòng tiền bạc gì. Thấy Đại nương lo buồn như vậy tôi đâu đành lòng. Bây giờ Đại nương cho viết thiếp rồi tôi đem về nói với phu nhân chọ Có tin tức gì, thành hay không thành, tôi cũng trở lại báo cho Đại nương biết.

Nguyệt nương gọi Tiểu Ngọc đem trà thêm. Tiết tẩu xua tay:

Thôi, tôi không uống nữa đâu, Đại nương bảo viết thiếp ngay đi, tôi bận rộn nhiều việc lắm, Đại nương không biết.

Nguyệt nương bảo:

Không uống trà thì tẩu tẩu dùng ít điểm tâm vậy.

Nói xong bảo Tiểu Ngọc dọn bánh trái hoa quả ra mời Tiết tẩu. Nguyệt nương cũng ăn. Tiết tẩu chọn hai cái bánh cho Tiểu Ngọc, bảo cùng ăn. Nguyệt nương cho gọi a hoàn đi theo Tiết tẩu vào phòng, bảo ngồi ăn điểm tâm rồi hỏi:

Con nhỏ này bao nhiêu tuổi rồi? Tiết tẩu ngừng ăn đáp:

Nó mới mười hai, còn nhỏ lắm.

Trong khi Tiết tẩu ăn uống thì Nguyệt nương bảo Đại An viết thiếp. Viết xong vào đưa cho Tiết tẩu. Tiết tẩu bỏ tấm thiếp vào tay áo, rồi đứng dậy cáo từ, đem nữ trang và dắt a hoàn về phủ Chu Thủ bị.

Xuân Mai đang nằm trên giường, đại a hoàn Nguyệt Quế vào thưa:

– Có Tiết tẩu lại.

Xuân Mai ngồi dậy, bảo Nguyệt Quế gọi Tiết tẩu vào, đồng thời sai Tiết tẩu a hoàn

Thúy Hoa mở hết các cửa trong phòng. Ánh nắng tràn vào rực rỡ.

Tiết tẩu bước vào tưoi cười:

– Giờ này mà pu nhân chưa dậy hay sao?

Nói xong giở gói nữ trang ra cung kính đưa lên. Xuân Mai bảo:

Tẩu tẩu cứ tự nhiên, đừng quá chấp lễ như thế, hôm nay trong người tôi hơi mệt mỏi nên dậy trễ quá.

Đọan hỏi:

Mấy món nữ trang làm xong rồi đấy à?

Mãi tối hôm qua họ mới làm xong, tôi phải chờ ở đó xem họ làm, rồi lấy về, hôm nay đem tới trình phu nhân. Chắc là phu nhân đợi lắm.

Xuân Mai hờ hững liếc mắt ngó qua mấy món nữ trang, chê là làm chưa vừa ý, bảo Nguyệt Quế cất đi, và gọi đem trà lên.

Tiết tẩu gọi đứa a hoàn mười hai tuổi vào, bảo lạy chào. Xuân Mai hỏi:

Ở đâu đem tới vậy?

Nhị nương ở đây và tôi có bàn chuyện là a hoàn Hà Hoa thì chỉ lo việc cơm nước, cần thêm một đứa nữa cho học may vá để sai bảo. Hôm nay tôi dẫn con này tới, nó là con nhà tử tế chất phát ở nhà quê, năm nay mười hai tuổi, ngoan ngoãn chịu khó lắm, mà mặt mũi cũng dễ coi.

Xuân Mai bảo:

Tìm cho nhị nương thì sao không tìm đứa nào ở thành thị, lanh lợi thạo việc hơn, chứ thứ quê mùa như thế này thì biết gì.

Đoạn hỏi:

Bao nhiêu đây?

Tiết tẩu đáp:

– Nó quê mùa nên chỉ xin có bốn lạng thôi.

Xuân Mai bảo Hải Đường:

– Ngươi đưa nó qua phòng nhị nương. Tiền bạc ta sẽ trả sau.

Đoạn sai Nguyệt Quế dọn ít đồ ăn và lấy rượu Kim hoa ra mời, nhưng Tiết tẩu vội bảo

Nguyệt Quế:

Xin Nguyệt thư đừng dọn ra vội, để tôi có chuyện này thưa với phu nhân đã. Vả lại hồi nãy tôi cũng có ăn rồi, bây giờ chưa đói.

Xuân Mai hỏi:

Mới sáng ra đã ăn ở đâu vậy?

Chằng giấu gì phu nhân, hồi nãy Tây Môn Đại nương có gọi tôi vào mời ăn điểm tâm rồi. Thật đáng thương cho Đại nương, ngồi nói chuyện với tôi mà cứ khóc. Chẳng là thằng khốn Bình An ăn cắp cái gì không ăn cắp, lại nhè ngay đồ nữ trang người ta đem tới cầm mà ăn cắp, rồi đem ra ngoại thành vui chơi với mấy con kỹ nữ. Sau đó thì nó bị bắt giam tại ty Tuần kiểm, người cầm đồ tới đòi chuộc lại, không có đồ nên làm ầm cả lên. Đại nương có sai Phó quản lý làm đơn tới ty xin lãnh đồ vật đã mất, nhưng Ngô Tuần kiểm không cho, lại còn làm khó dễ đủ điều. Thật không biết sao mà nói, Ngô Tuần kiểm trước là quản lý của Tây Môn lão gia, nhờ lão gia giúp đỡ mà được như ngày nay, vậy mà nỡ vô ân bội nghĩa, đánh đập thằng Bình An, nạt nộ Phó quản lý và còn muốn đòi hối lộ. Đại nương bây giờ góa bụa chằng biết cậy nhờ ai, nên hồi sáng có khóc lóc nhờ tôi thưa lại với phu nhân, xin phu nhân nghĩ tình, nói với lão gia để lão gia bảo Ngô Tuần kiểm trả lại đồ vật cho Đại nương, hầu Đại nương trả lại cho người tạ Xong việc, Đại nương sẽ tới đây bái tạ phu nhân.

Xuân Mai bảo:

Được rồi, lão gia hôm nay đi khám xét ở ngoài, chắc đến tối mới về, để tôi nói cho, mà có thiếp gì không?

Tiết tẩu đáp:

– Đại nương có nhờ tôi trình phu nhân tấm thiếp này đây.

Nói xong lấy tấm thiếp trong tay áo ra. Xuân Mai đọc xong tiện tay để lên bàn phấn ở đầu giường.

Lát sau a hoàn dọn rượu thịt ra, rót rượu đầy chung mời Tiết tẩu. Tiết tẩu nói:

Tôi làm sao uống hết chỗ này? Xuân Mai cười:

Không uống hết thì không xong với tôi đâu. Uống mà phải ăn nữa. Đoạn bảo Nguyệt Quế:

Tiết tẩu không uống hết thì ngươi cứ đổ rượu vào mũi Tiết tẩu cho ta. Tiết tẩu nói:

Phải để tôi ăn miếng gì lót lòng trước rồi mới uống rượu được.

Con mụ này nói chuyện hay thật, vừa rồi nói là ăn điểm tâm tại nhà Tây Môn Đại nương rồi, bây giờ lại đòi ăn lót lòng trước rồi mới uống rượu, thế là thế nào?

Tiết tẩu đáp:

Cũng có ăn, nhưng không bao nhiêu, uống rượu phải ăn nhiều mới không say. Nguyệt Quế nói:

Tẩu tẩu phải uống hết chung lớn này đã, nếu không tôi sẽ đổ rượu vảo mũi cho mà xem. Phu nhân đã dặn, tôi không làm theo, phu nhân sai đánh đòn tôi rồi sao?

Tiết tẩu không biết sao đành nhắm mắt uống cạn chung rượu lớn. Uống xong thì mặt đỏ rần lên, mắt hoa đầu váng, ngồi không vững.

Xuân Mai bĩu môi, rồi bảo Hải Đường:

Rót đầy một chung lớn như vậy để ta uống. Rồi rót một chung nữa cho Tiết tẩu.

Thôi thôi, thỉnh phu nhân dùng, tôi không uống được nữa đâu. Hải Đường cười:

Chị Nguyệt Quế rót mời thì tẩu tẩu uống, còn tôi rót thì tẩu tẩu chê hay sao? tôi mời mà tẩu tẩu không chịu uống rồi phu nhân sai đánh đòn tôi làm sao?

Tiết tẩu hoảng lên vội quỳ ngay xuống van xin, Xuân Mai bật cười:

Thôi, ngồi dậy ăn món gì đi vậy. Mà phải vừa ăn vừa uống rượu mới được.

Có ai quý tẩu tẩu như tôi không, tôi để dành cho tẩu tẩu ít bánh mai côi ngon lắm. Nói xong bưng một đĩa bánh ra. Tiết tẩu chỉ ăn một cái. Xuân Mai bảo:

Còn bao nhiêu đem về cho ông ấy ở nhà ăn.

Nguyệt Quế gói ít bánh cho Tiết tẩu. Hải Đường lại ép Tiết tẩu uống rượu, đến lúc Tiết tẩu ói ra mới thôi.

Hai a hoàn dọn dẹp bát đĩa thì Tiết tẩu đứng dậy cáo từ. Xuân Mai dặn:

Sáng mai tới đây sớm để biết chuyện thằng Bình An, rồi tôi trả tiền về con a hoàn luôn.

Tiết tẩu lạy chào bước ra. Xuân Mai dặn theo:

Mấy món nữ trang hôm nay làm chưa khéo, để rồi tôi bỏ tiền ra làm mấy món khác cho tôi.

Tiết tẩu đáp:

Thưa vâng.

Đoạn dừng lại nói:

À, mà xin phu nhân cho ai đưa tôi ra kẻo chó cắn tôi. Xuân Mai cười:

Chó phủ này có mắt lắm, chỉ cắn kẻ gian mà thôi. Nói xong sai Lan Hoa đưa ra cổng.

Đến gần tối, Chu Thủ bị về tới phủ là vào ngay hậu sảnh, vào thăm Xuân Mai. A hoàn xúm xít xung quanh cởi mũ áo.

Chu Thủ bị nhìn vợ nhìn con, vui vẻ ngồi xuống. Hải Đường đem trà tới trong khi Nguyệt Quế dọn cơm rượu.

Chu Thủ bị kể chuyện đi khám xét các nơi cho vợ nghe. Qua vài tuần trà thì ăn cơm.

Xuân Mai ngồi bên cùng ăn và tiếp cho chồng.

Cơm xong, trời vừa tối, a hoàn đốt đèn lên, Chu Thủ bị và Xuân Mai uống trà, sau đó lại bày rượu, vừa uống rượu vừa trò chuyện. Chu Thủ bị hỏi: – Hôm nay ở nhà có chuyện gì lạ không?

Xuân Mai lấy tấm thiếp của Ngô Nguyệt nương ra đưa cho chồng mà nói:

Tên gia nhân của Tây Môn Đại nương là thằng Bình An lấy trộm nữ trang, bị Ngô Tuần kiểm bắt giam và đánh đập. Đại nương sai người làm đơn tới xin lãnh vật mất trộm về, Ngô Tuần kiểm đã không chịu, lại còn đòi hối lộ rồi vu cáo cho Đại nương là thông gian với tên gia nhân Đại An, lại doa. là đem chuyện này lên phủ lên huyện.

Chu Thủ bị coi thiếp xong nói:

Việc này là thuộc thẩm quyền của tôi, đem lên phủ lên huyện nào? tên Ngô Tuần kiểm như vậy là gian ác, để mai tôi cho nắm đầu nó lại đây. Tôi biết tên Ngô Tuần kiểm này trước là quản lý của Tây Môn Khánh được chủ sai đem lễ lên phủ Thái sư ở Đông Kinh rồi được chủ xin xỏ cho mà có chức tước, sao bây giờ lại dám vu cáo cho vợ chủ.

Xuân Mai bảo:

Chính vì vậy mà ngày mai chàng nên xử vụ này cho Tây Môn Đại nương được nhờ. Uống rượu trò chuyện một lát, vợ chồng vào giường an nghỉ.

Hôm sau, Chu Thủ bị cho làm công văn sai Trương Thắng và Lý An đòi Nguyệt nương và cả Ngô Tuần kiểm tới hầu.

Trương, Lý tới nhà Nguyệt nương trước, được Nguyệt nương sai dọn rượu thịt thết đãi. Mỗi người lại được thưởng một lạng bạc gọi là đền công nhọc mệt. Phó quản lý không khoẻ nên Ngô Nhị cữu đi thay.

Ngô Tuần kiểm thì mấy hôm liền, không thấy Nguyệt nương cho người tới hối lộ, đang định cho làm văn thư trình lên huyện và phủ thì nghe có hai người công sai của phủ Thủ bị mang công văn tới.

Ngô Tuần kiểm đọc công văn, thấy triện son đỏ chói, bút phê của Chu Thủ bị rành rành đòi lên hầu thì hoảng lên, biết là bị Nguyệt nương phản công, liền dúi cho Trương, Lý mỗi người hai lạng bạc, rồi lật đật tới phủ Thủ bị đứng chờ, không quên cho lính dẫn Bình An đi theo.

Chu Thủ bị đăng đường, quan lại ngồi hai bên nghiêm chỉnh, quân lính gươm giáo sáng quắc đứng hầu. Chu Thủ bị gọi Ngô Tuần kiểm vào trình nội vụ. Ngô Tuần kiểm khúm núm đưa hồ sơ lên. Chu Thủ bị coi xong cau mày bảo:

Chuyện này là thuộc thẩm quyền của ta, sao Tuần kiểm không trình sớm, mà cứ giam người tại ty là thế nào? thật là tệ.

Tuần kiểm khúm núm:

Bẩm đại quan, tiện chức đang cho làm văn thư, đợi làm xong thì trình ngay.

Ngươi là tên cẩu quan đáng ghét, dám lộng quyền khinh mạn phép vuạ Ta nhận sắc thư của triều đình lo mọi việc tại địa phương này, vừa coi quân vụ, vừa giữ gìn an ninh, trừng trị trộm cướp, vừa coi việc sông ngòi, chức chưởng của ta được ấn định rõ ràng, ngươi cố tình không biết, dám tự động bắt giam người, đánh đập người, lại còn vu cáo cho người nữa, rõ ràng là ngươi hành động tác tệ, còn chối cãi gì?

Ngô Tuần kiểm lật đật lột mũ ra, quỳ xuống rập đầu thưa:

Xin thượng quan minh xét chọ.

Đáng lẽ là bản chức phải trừng trị ngươi, nhưng vì tình mà tha cho lần này, lần tới tái phạm, bản chức quyết không dung.

Nói xong, cho gọi Bình An tới, đập án thư mà quát:

Tên nô tài kia, mày đã trộm đồ vật của chủ lại còn vu oan cho chủ. Đứa nào cũng như mày, thế gian này còn ai dám nuôi kẻ ăn người ở nữa?

Đoạn quay lại quát tả hữu:

Lôi cổ nó ra đánh ba chục trượng cho tạ Bao nhiêu đồ vật trộm được sẽ giao hoàn khổ chủ, đồ vật nào lỡ bán đi cũng phải lấy lại.

Một mặt gọi Ngô Nhị cữu lên, trả lại lá đơn đã có lời phê, rồi sai cùng Trương Thắng đem thiếp của mình tới báo cho Nguyệt nương biết.

Nguyệt nương dọn rượu thịt khoản đãi Trương Thắng rồi thưởng thêm một lạng bạc nữa. Trương Thắng ăn uống xong, nhận bạc rồi cảm tạ, trở về thưa lại với Chu Thủ bị và Xuân Mai.

Tới chiều, người cầm đồ tới đòi, Nguyệt nương trả đủ số vật đã mất, người này nhận lại rồi đi, không nói một lời.

Phó quản lý mới đầu cảm sốt rồi sau thành thương hàn, điều trị không bớt, bảy ngày sau thì từ trần. Nguyệt nương sai Nhị cữu và Đại An trông coi tiệm dược phẩm để kiếm lời sông qua ngày.

Ít hôm sau, Nguyệt nương cho gọi Tiết tẩu tới đền ơn mấy lạng bạc, nhưng Tiết tẩu từ chối:

Tôi không dám lấy đâu, lấy như vậy rồi ăn nói làm sao với phu nhân Chu lão gia. Nguyệt nương bảo:

Tẩu tẩu cũng có công lao mệt nhọc, tôi còn phiền luỵ nhiều, cứ lấy đi, tôi không nói ra thì làm sao phu nhân biết được.

Nói xong lại nhờ Tiết tẩu đem lễ vật, gồm bốn món ăn, nửa con lợn, nửa con dê, một vò rượu và một xấp đoạn, đem tới phủ Thủ bị tạ Ơn Xuân Mai. Đại An ăn mặc tử tế cầm thiếp đi theo.

Hai người đem lễ vật vào hậu đường, Xuân Mai bước ra, đầu đội mũ kim lương, mình mặc quần áo gấm thêu, a hoàn xúm xít xung quanh.

Đại An bước tới sụp lạy mà đưa thiếp. Xuân Mai nhận thiếp rồi sai a hoàn đem trà mời uống. Đoạn bảo:

Chuyện không đáng gì mà Đại nương ở nhà phải phí tâm, xin miễn đi cho mới phải. Đại nương cho quá nhiều như thế này, làm sao ta dám nhận, sợ lão gia ta không bằng lòng.

Đại An thưa:

Đại nương tôi nói rằng chuyện tên Bình An khiến cho lão gia và phu nhân đây phải phí tâm, chẳng biết lấy gì báo đáp, chỉ có chút lễ mọn, xin phu nhân nhận cho, để thưởng cho người dưới.

Xuân Mai lắc đầu:

Nhận làm sao được.

Tiết tẩu ngồi bên nói:

– Nếu phu nhân không nhận rồi tôi biết ăn nói làm sao với Đại nương?

Xuân Mai đành nhận món ăn và rượu thịt, còn xấp đọan thì trả về, lại thưởng cho Đại

An mấy cái khăn và ba tiền, đọan hỏi:

Ca nhi ở nhà mạnh không? Đại An đáp:

Ca nhi chơi đùa mạnh khoẻ lắm. Xuân Mai lại hỏi:

Ta nghe nói ngươi và Tiểu Ngọc đã thành vợ chồng, từ bao giờ vậy? Đại An đáp:

Mới hồi tháng tám.

Ngươi về thưa với Đại nương là lão gia và ta cám ơn lắm, hôm nào rảnh, thỉnh Đại nương sang đây chơi. Hồi này ta cũng rảnh, đợi ra giêng, ca nhi ở đây đầy năm xong là ta cũng tới thăm Đại nương.

Đại An nói:

Để tôi về thưa lại, Đại nương tôi sẽ tới thăm phu nhân. Nói xong đứng dậy cáo từ. Tiết tẩu bảo:

Chú mày cứ về trước, ta còn ở lại hầu chuyện phu nhân đây. Đại An ra về. Tới nhà thưa với chủ:

Phu nhân tiếp đãi tử tế lắm, nói là hôm nào thỉnh Đại nương quá bộ qua chơi. Phu nhân mời tôi uống trà, hỏi thăm ca nhi, cho tôi mấy chiếc khăn và ba tiền, lại dặn là cảm ơn Đại nương nhiều lắm, ra giêng sẽ qua thăm Đại nương.

Nguyệt nương chưa kịp nói gì, Đại An đã kể tiếp:

Phu nhân sang trọng lắm, một mình ở nguyên một toà hậu đường năm gian đồ sộ, đầu đội mũ kim lương, mặc toàn quần áo gấm thêu, hồi này mập mạp hơn trước, gia nhân a hoàn chật nhà.

Nguyệt nương hỏi:

Có thật Xuân Mai nói là ra giêng sẽ tới thăm ta không?

Đại An đáp:

Thật mà, phu nhân dặn tôi phải thưa lại như vậy. Nguyệt nương bảo:

Nếu vậy thì ta sẽ cho người tới rước.

À, còn Tiết tẩu đâu, sao không thấy? Đại An đáp:

Lúc tôi về thì Tiết tẩu còn ngồi lại nói chuyện với phu nhân. Từ đó hai nhà đi lại với nhau mật thiết lắm.

Thật là:

Thế thái nhiều khi ấm lạnh, Nhân tình có lúc nhạt nồng.

Nói cho cùng, trò đời là như vậy, ăn ở tiền khinh hậu trọng đâu phải chỉ có một mình Nguyệt nương.

Lại nói về trong nhà Tây Môn Khánh, sau khi Tây Môn Đại Thư tự ải chết, thì ít lâu sau, đại quản gia Lai Chiêu cũng bị bệnh mà qua đời. Vợ Lai Chiêu đem con là Thiết Côn đi lấy chồng khác. Lai Hưng thay thế Lai Chiêu, cai quản đám gia nhân và trông coi nhà cửa.

A hoàn Tú Xuân lại xuất gia đầu Phật, theo Vương sư bà làm đồ đệ.

Lai Hưng từ khi vợ là Huệ Tú chết, vẫn ở một mình. Về sau, nhũ mẫu Như Ý thường bồng Hiếu ca nhi tới phòng Lai Hưng chơi. Lai Hưng thấy Như Ý không đẹp nhưng có duyên, thường mời ăn thức này thức kia, dần dần hai người quyến luyến, ăn nằm với nhau. Nguyệt nương biết chuyện, gọi cả hai lên mắng cho một trận, rồi chọn ngày tốt, cho Như Ý một bộ quần áo mới và bốn cây trâm bạc, cho về làm vợ Lai Hưng. Từ đó ban ngày, vợ chồng mỗi người một việc, nhưng ban đem thì sum họp đầm ấm.

Thời gian qua mau, thấm thoát đã tới rằm tháng tám, sinh nhật của Nguyệt nương. Ngô Đại cữu mẫu, Nhị cữu mẫu và ba vị sư bà cùng tới đưa lễ mừng và ở lại ăn tiệc sinh nhật. Đến tối, mọi người ngồi cả tại phòng cũ của Ngọc Lâu uống trà trò chuyện. Lát sau thì ba vị sư bà thay nhau giảng Phật pháp và đọc kệ.

Khoảng canh hai, Nguyệt nương gọi đem trà, chẳng có a hoàn nào thưa, Nguyệt nương phải trở lên thượng phòng tự mình lấy trà. Nhưng vừa đẩy cửa bước vào, thì thấy ngọn đèn trong phòng đượ vặn nhỏ lại, Đại An và Tiểu Ngọc đang ôm nhau ngồi trên tràng kỷ thầm thì trò chuyện. Hai đứa thấy chủ vào, vội buông nhau ra. Nguyệt nương chỉ mắng:

Đồ khốn, không coi trà nước gì cả, cứ ngồi đây mà làm yêu làm quỷ hay sao? Tiểu Ngọc vặn đèn lên rồi ngượng ngùng đáp:

Để tôi bảo Trung Thu nó pha trà đem lên.

Nói xong lủi ra ngoài mất. Đại An cũng nhân dịp lẻn ra theo.

Hôm sau, khi khách khứa về hết, Nguyệt nương gọi Lai Hưng lên, bảo dọn nhà ra căn nhà Lai Chiêu ở trước để tiện cho Đại An. Nguyệt nương lại gọi Đại An lên cho một cái giường, một bộ quần áo mới, một cái mũ mới, một đôi hài mới, cũng gọi Tiểu Ngọc tới cho hai cái trâm bạc, hai món nữ trang bằng vàng và hai bộ quần áo lụa, rồi chọn ngày tốt, cho hai người thành vợ chồng. Ban ngày mỗi người một việc, ban đem thì vợ chồng sum họp đầm ấm.

Từ đó Tiểu Ngọc thường lén lấy đồ ăn bánh trái trong phòng Nguyệt nương đem về phòng cho chồng ăn. Nguyệt nương biết nhưng cứ lời đi. Thật đúng như người ta thường nói:

Qúa yêu không còn sáng suốt,

Tham lam không biết chán chê,

Làm chủ mà quá dễ dãi,

Gia nhân đâu biết nể vì.

Về phần Bình An, thấy Đại An được lấy Tiểu Ngọc làm vợ, lại được Nguyệt nương cho áo quần đồ đạc, thì trong lòng không vui. Bình An năm nay hai mươi hai tuổi, nghĩa là lớn hơn Đại An hai tuổi, vậy mà chưa được chủ lo cho yên bề gia thất.

Nguyên tiệm dược phẩm của Tây Môn Khánh cũng còn là tiềm cầm đồ. Một hôm có người tới cầm hai món nữ trang để lấy ba chục lạng bạc, hẹn là một tháng sau sẽ trả cả vốn lẫn lời để chuộc đồ về. Phó quản lý cất đồ vào tủ như thường lệ. Không ngờ Bình An thấy của tối mắt, lòng tham nổi dậy, đánh cắp hai món nữ trang đó, bán lấy tiền, tới nhà một kỹ nữ, gọi luôn một lượt hai kỹ nữ ngủ đêm với mình và ở luôn đó hai đêm.

Chủ chứa thấy Bình An lạ mặt, lại tiêu tiền như rác thì nghi ngờ, sợ liên luỵ, liền báo với lính tuần. Lính tuần tới đánh Bình An hai bạt tai, trói lại mà dẫn đi.

Lại nói về Ngô Điển Ân, mới thăng chức Tuần kiểm, đang cưỡi ngựa đi trên đường, tình cờ trông thấy đám lính tuần đang dẫn một người đi thì gọi là hỏi:

Người này là ai, phạm tội gì vậy? Lính tuần quỳ thưa:

Tên này ở đâu tới xóm kỹ nữ, ăn tiêu phung phí, trong người nhiều tiền bạc, rất khả nghi, nên bắt lại tra hỏi.

Ngô Điển Ân bảo:

Dẫn nó lại phủ cho ta thẩm vấn.

Nói xong cưỡi ngựa về trước. Bình An bị dẫn vào phủ Tuần kiểm. Ngô Điển Ân ngồi vào án thư tại sảnh đường, quân hầu đeo cung tên cầm giáo mác đứng dọc hai bên. Bình An quỳ trước án thư, nhận ra Ngô Điển Ân, nghĩ bụng:

Lúc trước người này là quản lý của gia gia mình, nếu nhận ra mình tất sẽ tha ngay. Do đó thưa rằng:

Tiểu nhân là Bình An, gia nhân trong nhà Tây Môn lão gia.

Ngươi đã là gia nhân, sao lại lấy cắp nữ trang tiền bạc của chủ? Bình An đáp:

Mấy món nữ trang đó là do Đại nương tôi cho một người thân thích ở ngọai thành mượn, hôm qua sai tôi đi đòi về, nhưng đường xa về trễ, cổng thành đã đóng, không vào thành được, nên tôi phải ngủ đỡ một đêm ở ngàoi, không ngờ lại bị hiểu lầm mà phải tới đây.

Ngô Điển Ân quát:

Đừng nói láo, chủ mày nữ trang nhiều, tiền bạc lắm, đồ đạc vật dụng bằng kim ngân trong nhà không thiếu, nhất định là mày đã ăn cắp để tới xóm yên hoa vui thú. Có gì thì khai thật hết ra, đừng để ta phải dùng tới cực hình.

Bình An nói:

Quả là Đại nương tôi sai tôi đòi mấy món nữ trang đó, tôi không dám nói dối.

Ngô Điển Ân đập bàn thét:

Thằng này gớm thật, không đánh không được. Nói xong quát tả hữu:

Đem đại côn ra trị tên này cho ta.

Tức thì lính tráng đem côn ra đè Bình An xuống mà đánh, Bình An đau quá kêu rống lên rồi nói lớn:

Xin cho ngừng tay, tôi xin khai thật. Ngô Điển Ân ra lệnh ngưng đánh mà bảo:

Ngươi khai thật thì khỏi bị đòn thêm. Bình An nói:

Tôi lấy cắp ngoài tiệm của chủ. Đó là mấy món nữ trang do người ta đem đến cầm thế.

Ngô Điển Ân hỏi:

Vì cớ gì mày lại lấy cắp của chủ như thế?

Chẳng giấu gì lão gia, năm nay tôi đã hai mưoi hai tuổi rồi mà Đại nương chưa lo gia thất cho tôi, vậy mà thằng Đại An cũng là gia nhân trong nhà, năm nay mới hai mươi tuổi, lại được Đại nương gả a hoàn cho nó, lại cho nó nơi ăn chốn ở, đồ đạc của cải, vì thế mà tôi uất ức, mới lấy trộm mấy món đó.

Ngô Điển Ân ngẫm nghĩ rồi bảo:

Chắc là thằng Đại An và chủ mày là Ngô thị có tình ý gì với nhau nên mới gả a hoàn cho nó để có người liên lạc che mặt thế gian. Có thật như thế thì mày cứ khai ra, mày sẽ không liên can gì cả, ta thả mày ra ngay.

Bình An nói:

Chuyện đó có hay không thì quả tôi không được biết.

Ngô Điển Ân bảo:

– Mày không nói thật thì tao kẹp mày.

Nói xong thét tả hữu lấy kẹp ra. Bình An hoảng lên:

Xin đừng dùng cực hình, để tôi nói vậy. Ngô Điển Ân bảo tả hữu cất kẹp đi rồi nói:

Mày nói thật thì được yên lành, chớ có cứng đầu mà khổ. Bình An không biết nói sao, chỉ thưa:

Quả là Đại nương tôi và thằng Đại An có tư tình. Đại An đòi lấy con a hoàn Tiểu Ngọc, Đại nương bằng lòng ngay, lại còn cho nó quần áo nữ trang nữa.

Ngô Điển Ân sai thư lại lấy khẩu cung của Bình An, ghi vào giấy đàng hoàng, rồi cho giam Bình An lại. Đoạn cho trát gọi Nguyệt nương, Đại An và Tiểu Ngọc tới.

Lại nói về Phó Quản lý khi thấy mấy món nữ trang trong tủ biến mất thì hoảng lên, hỏi Đại An. Đại An đáp:

Đồ đạc cầm thế tôi có biết gì đâu.

Phó quản lý bảo:

– Ta để trong tủ này mà sao biến đi đâu mất.

Nói xong sai Đại An tìm Bình An, nhưng tìm mãi cũng không thấy. Phó quản lý càng hoảng. Người cầm đồ lại tới hỏi chuộc lại, phó quản lý cứ hẹn lần hẹn lữa. Người này tới lui mấy lần không chuộc được, bèn không chịu về, cứ đứng tại tiệm làm rầm lên:

Tôi cầm thì tôi chuộc lại, món đồ của tôi trị giá bảy tám chục lạng chứ có ít đâu. Tiền vốn tiền lời tôi trả đủ, sao không cho tôi chuộc?

Phó quản lý phải năn nỉ hết lời, người này mới chịu về và hẹn là hôm sau sẽ tới.

Bình An đi cả mấy ngày đêm không về, Phó quản lý biết chắc là Bình An đã lấy cắp, bèn cho người đi tìm kiếm khắp nơi trong huyện.

Hôm sau người cầm đồ lại tới làm rầm lên. Phó quản lý không biết làm sao, đành phải thưa thật với Nguyệt nương là Bình An ăn trộm đồ rồi trốn đi. Nguyệt nương bảo Phó quản lý lấy năm chục lạng bạc mà đền, nhưng người cầm đồ không chịu, nói:

– Món đồ của tôi trị giá bảy tám chục lạng chứ đâu có rẻ như thế.

Phó quản lý đề nghị thêm mười lạng nữa nhưng người này vẫn không chịu, đòi đúng bảy chục lạng. Đôi bên đang lời qua tiếng lại thì có người tới báo:

Thằng Bình An ăn cắp đồ nữ trang, đem tới nhà kỹ nữ mua vui, hiện đang bị giam tại ty Tuần kiểm, sao không cho người tới lãnh nó ra?

Phó quản lý vội sai Đại An vào báo với chủ. Nguyệt nương bảo:

Ngô Tuần kiểm là quản lý cũ của nhà này, chuyện có gì đáng lo.

Nói xong sai mời Ngô Đại cữu tới bàn tính. Ngô Đại cữu bảo là nên làm đơn xin lại những đồ vật đã bị trộm.

Hôm sau Phó quản lý cầm đơn tới ty Tuần kiểm, nghĩ bụng là Ngô Điển Ân nghĩ tình cũ, công việc sẽ dễ dàng, nào ngờ Ngô Điển Ân quát mắng thậm tệ, lại còn dọa đánh đòn, sau thì bảo:

Thằng gia nhân đó khai là Ngô thị và Đại An thông gian, ta đang cho gọi Ngô thị tới để xét hỏi, vậy mà mày dám dẫn xác tới đây đòi nọ đòi kia hay sao?

Phó quản lý đã không lấy lại được vật bị trộm, lại còn bị một phen hoảng vía, liền ba chân bốn cẳng chạy về thưa lại hết với Nguyệt nương, không dám giấu giếm. Nguyệt nương nghe xong lạnh tóat cả người, chưa biết tính sao. Trong khi đó, người cầm đồ tìm tới cổng la lối:

Mấy người tính sao đây? đồ của tôi không trả mà cũng không chịu đền là thế nào? cứ hẹn lần hẹn lữa dối gạt tôi, hôm nay nói là đi lấy lại đồ vật, rút cục cũng không có cho tôi. Hôm nay mà tính không xong thì biết.

Phó quản lý phải chạy ra dùng lời ngọt ngào nói:

Xin cứ để cho chúng tôi thêm một hai ngày nữa, đồ vật sẽ được trả lại, làm sao mà mất được, mà nếu không lấy lại đựoc thì chúng tôi xin bồi thường xứng đáng.

Người này vùng vằng bỏ về.

Nguyệt nương trong lòng hết sức lo ngại, cho mời ngay Ngô Đại cữu tới để tìm người tới nói với Ngô Điển Ân, cho dẹp vụ này đi.

Ngô Đại cữu bảo:

Chỉ sợ là hắn cố tình từ chối, có lẽ mình nên cho hắn ít tiền bạc phẩm vật. Nguyệt nương bảo:

Lúc hắn chưa làm quan thì hắn là quản lý cũ của nhà này, lúc đó gia gia tôi có cho hắn vay một trăm lạng, nhưng lại vị tình nên không làm giấy tờ gì cả, nay hắn nỡ lấy ân làm oán như thế này hay sao.

Ngô đại cữu nói:

Hắn là kẻ vong ân bội nghĩa như vậy thì biết làm sao.

Xin ca ca tính giùm cho chuyện này, hay là mình cho hắn chục lạng bạc để hắn dẹp vụ này đi, cho mình lãnh lại vật mất trộm mà còn trả lại cho ngừoi ta chứ.

Nói xong sai a hoàn dọn cơm rượu mời Ngô Đại cữu. Ăn xong, Ngô Đại cữu ra về. Nguyệt nương tiễn anh ra cổng.

Tình cờ trông thấy Tiết tẩu dẫn một a hoàn đi ngang. Nguyệt nương gọi lại hỏi:

Tiết tẩu đi đâu mà ngang đây vậy? sao lâu quá không thấy lại chơi?

Đại nương trách cũng phải, nhưng hồi này quả là tôi bận quá, chẳng có lúc nào rảnh rang mà đi được tới đâu.

Nguyệt nương hỏi:

Tiểu phu nhân Xuân Mai hồi này thế nào?

Không còn là tiểu phu nhân nữa mà là đại phu nhân rồi. Nguyệt nương ngạc nhiên:

Làm sao mà trở thành đại phu nhân được?

Tiết tẩu đáp:

Nếu vậy thì Đại nương chưa biết, Xuân Mai thật là tốt số lắm, sinh được con trai ít tháng thì vị đại phu nhân bị bệnh qua đời, Chu lão gia nâng ngay Xuân Mai lên hàng chính thất, rồi lại mua riêng cho Xuân Mai hai nhũ mẫu trông con, bốn a hoàn để hầu hạ, lại còn a hoàn thân tín biết đàn hát nữa. Ôi thôi, bây giờ thì đại phu nhân muốn đánh ai thì đánh, muốn đuổi ai thì đuổi. Chu lão gia chỉ nhất nhất theo lời, vì chỉ sợ đại phu nhân giận. Cách nay ít lâu, chằng hiểu vì sao đại phu nhân sai lôi Tuyết Nga ra, lột áo đánh cho một trận nhừ tử rồi đang đêm cũng cho gọi tôi đến, bảo đem Tuyết Nga đi bán. Hôm nay cũng là vì chuyện đại phu nhân sai mà tôi phải tất tả thế này đây, vậy mà về chưa chắc đã khỏi bị mắng.

Nguyệt nương hỏi:

Mà sai đi chuyện gì vậy?

Thì đại phu nhân đưa tiền cho tôi, bảo là đặt làm mấy thứ nữ trang, hôm nay đi lấy về.

Nguyệt nương bảo:

Mời Tiết tẩu vào trong này, cho ta xem qua mấy thứ đó được chăng?

Nói xong dẫn Tiết tẩu vào thượng phòng. Tiết tẩu mở chiếc khăn tay đưa ra mấy món nữ trang mới đặt làm cho Xuân Mai. Món nào cũng hình phượng hình rồng, thập phần tinh xảo, lại nhận hạt trân châu, rất sang trọng quý phái. Tiết tẩu cầm từng món, nói giá tiền và tiền công, khoe khoang hết lời.

Hai người đang nói chuyện thì Đại An bước vào.

Hai người đang nói chuyện thì Đại An bước vào.

Nguyệt nương bảo:

Người cầm đồ lại mới đến đây la lối om sòm, nhất định đòi đồ lại, còn đòi làm dữ nữa chứ. Phó quản lý phải hết lời năn nỉ mới tạm yên. Phó quản lý buồn rầu lắm, về tiệm rồi.

Đại An chưa kịp nói ghì thì Tiết tẩu đã hỏi:

Có chuyện gì rắc rối vậy? Nguyệt nương thở dài kể.

Thằng khốn Bình An cạy tủ trộm mấy món nữ trang do người ta đem cầm rồi đem ra ngoại thành ăn chơi với mấy con kỹ nữ, sau đó thì nó bị bắt giam tại ty Tuần kiểm. Người cầm đồ tới chuộc đồ không được, năm lần bảy lượt tới tiệm rồi tới cả đây làm dữ. Vậy mà Ngô Tuần kiểm lại làm khó, không cho Phó quản lý nhận đồ về trả lại cho người ta, hình như Ngô Tuần kiểm có ý làm tiền. Bây giờ tôi chưa biết tính sao. Phận goá bụa thật khổ, chồng chết đi bị đủ mọi người áp bức khinh bỉ.

Nói xong tủi thân mà khóc, hai hàng nước mắt ròng ròng. Tiết tẩu nói:

Đại nương à, có chỗ để Đại nương nhờ cậy, sao không tìm kiếm, lại buồn rầu khóc lóc làm gì. Phu nhân Xuân Mai bây giờ danh giá, lại là người tốt, không quên tình xưa nghĩa cũ, sao Đại nương không cho viết một tấm thiếp rồi tôi đem đi chọ Phu nhân sẽ nhờ Chu lão gia nói với Ngô Tuần kiểm một câu thì chuyện gì cũng xong chứ đừng nói chuyện nhỏ như thế này.

Nguyệt nương bảo:

Chu Thủ bị là võ quan, đâu có cai quản ty Tuần kiểm.

Vậy là Đại nương không biết rồi, triều đình vừa mới gởi sắc thư về, uỷ quyền rộng rãi cho Chu lão gia, hiện lão gia có trách nhiệm về đủ mọi việc, từ việc sông ngòi, việc tiền gạo xe ngựa cho đến việc an ninh tại địa phương. Hôm nọ vụ trộm đạo ở mãi tận Hà Đông mà cũng do tay lão gia xét xử đó.

Nguyệt nương nghe xong bảo:

Nếu vậy thì phiền tẩu tẩu tới nói với đại phu nhân nhờ lão gia can thiệp gìum tôi. Nếu Ngô Tuần kiểm chịu cho nhận lại những đồ đã bị trộm thì tôi sẽ tặng riêng tẩu tẩu năm lạng để đền ơn.

Tiết tẩu bảo:

Đại nương nói chuyện tiền bạc làm gì. Chẳng qua là tôi tình cờ biết được chuyện này thì góp ý kiến vậy thôi, chứ đâu trông hòng tiền bạc gì. Thấy Đại nương lo buồn như vậy tôi đâu đành lòng. Bây giờ Đại nương cho viết thiếp rồi tôi đem về nói với phu nhân chọ Có tin tức gì, thành hay không thành, tôi cũng trở lại báo cho Đại nương biết.

Nguyệt nương gọi Tiểu Ngọc đem trà thêm. Tiết tẩu xua tay:

Thôi, tôi không uống nữa đâu, Đại nương bảo viết thiếp ngay đi, tôi bận rộn nhiều việc lắm, Đại nương không biết.

Nguyệt nương bảo:

Không uống trà thì tẩu tẩu dùng ít điểm tâm vậy.

Nói xong bảo Tiểu Ngọc dọn bánh trái hoa quả ra mời Tiết tẩu. Nguyệt nương cũng ăn. Tiết tẩu chọn hai cái bánh cho Tiểu Ngọc, bảo cùng ăn. Nguyệt nương cho gọi a hoàn đi theo Tiết tẩu vào phòng, bảo ngồi ăn điểm tâm rồi hỏi:

Con nhỏ này bao nhiêu tuổi rồi? Tiết tẩu ngừng ăn đáp:

Nó mới mười hai, còn nhỏ lắm.

Trong khi Tiết tẩu ăn uống thì Nguyệt nương bảo Đại An viết thiếp. Viết xong vào đưa cho Tiết tẩu. Tiết tẩu bỏ tấm thiếp vào tay áo, rồi đứng dậy cáo từ, đem nữ trang và dắt a hoàn về phủ Chu Thủ bị.

Xuân Mai đang nằm trên giường, đại a hoàn Nguyệt Quế vào thưa:

– Có Tiết tẩu lại.

Xuân Mai ngồi dậy, bảo Nguyệt Quế gọi Tiết tẩu vào, đồng thời sai Tiết tẩu a hoàn

Thúy Hoa mở hết các cửa trong phòng. Ánh nắng tràn vào rực rỡ.

Tiết tẩu bước vào tưoi cười:

– Giờ này mà pu nhân chưa dậy hay sao?

Nói xong giở gói nữ trang ra cung kính đưa lên. Xuân Mai bảo:

Tẩu tẩu cứ tự nhiên, đừng quá chấp lễ như thế, hôm nay trong người tôi hơi mệt mỏi nên dậy trễ quá.

Đọan hỏi:

Mấy món nữ trang làm xong rồi đấy à?

Mãi tối hôm qua họ mới làm xong, tôi phải chờ ở đó xem họ làm, rồi lấy về, hôm nay đem tới trình phu nhân. Chắc là phu nhân đợi lắm.

Xuân Mai hờ hững liếc mắt ngó qua mấy món nữ trang, chê là làm chưa vừa ý, bảo Nguyệt Quế cất đi, và gọi đem trà lên.

Tiết tẩu gọi đứa a hoàn mười hai tuổi vào, bảo lạy chào. Xuân Mai hỏi:

Ở đâu đem tới vậy?

Nhị nương ở đây và tôi có bàn chuyện là a hoàn Hà Hoa thì chỉ lo việc cơm nước, cần thêm một đứa nữa cho học may vá để sai bảo. Hôm nay tôi dẫn con này tới, nó là con nhà tử tế chất phát ở nhà quê, năm nay mười hai tuổi, ngoan ngoãn chịu khó lắm, mà mặt mũi cũng dễ coi.

Xuân Mai bảo:

Tìm cho nhị nương thì sao không tìm đứa nào ở thành thị, lanh lợi thạo việc hơn, chứ thứ quê mùa như thế này thì biết gì.

Đoạn hỏi:

Bao nhiêu đây?

Tiết tẩu đáp:

– Nó quê mùa nên chỉ xin có bốn lạng thôi.

Xuân Mai bảo Hải Đường:

– Ngươi đưa nó qua phòng nhị nương. Tiền bạc ta sẽ trả sau.

Đoạn sai Nguyệt Quế dọn ít đồ ăn và lấy rượu Kim hoa ra mời, nhưng Tiết tẩu vội bảo

Nguyệt Quế:

Xin Nguyệt thư đừng dọn ra vội, để tôi có chuyện này thưa với phu nhân đã. Vả lại hồi nãy tôi cũng có ăn rồi, bây giờ chưa đói.

Xuân Mai hỏi:

Mới sáng ra đã ăn ở đâu vậy?

Chằng giấu gì phu nhân, hồi nãy Tây Môn Đại nương có gọi tôi vào mời ăn điểm tâm rồi. Thật đáng thương cho Đại nương, ngồi nói chuyện với tôi mà cứ khóc. Chẳng là thằng khốn Bình An ăn cắp cái gì không ăn cắp, lại nhè ngay đồ nữ trang người ta đem tới cầm mà ăn cắp, rồi đem ra ngoại thành vui chơi với mấy con kỹ nữ. Sau đó thì nó bị bắt giam tại ty Tuần kiểm, người cầm đồ tới đòi chuộc lại, không có đồ nên làm ầm cả lên. Đại nương có sai Phó quản lý làm đơn tới ty xin lãnh đồ vật đã mất, nhưng Ngô Tuần kiểm không cho, lại còn làm khó dễ đủ điều. Thật không biết sao mà nói, Ngô Tuần kiểm trước là quản lý của Tây Môn lão gia, nhờ lão gia giúp đỡ mà được như ngày nay, vậy mà nỡ vô ân bội nghĩa, đánh đập thằng Bình An, nạt nộ Phó quản lý và còn muốn đòi hối lộ. Đại nương bây giờ góa bụa chằng biết cậy nhờ ai, nên hồi sáng có khóc lóc nhờ tôi thưa lại với phu nhân, xin phu nhân nghĩ tình, nói với lão gia để lão gia bảo Ngô Tuần kiểm trả lại đồ vật cho Đại nương, hầu Đại nương trả lại cho người tạ Xong việc, Đại nương sẽ tới đây bái tạ phu nhân.

Xuân Mai bảo:

Được rồi, lão gia hôm nay đi khám xét ở ngoài, chắc đến tối mới về, để tôi nói cho, mà có thiếp gì không?

Tiết tẩu đáp:

– Đại nương có nhờ tôi trình phu nhân tấm thiếp này đây.

Nói xong lấy tấm thiếp trong tay áo ra. Xuân Mai đọc xong tiện tay để lên bàn phấn ở đầu giường.

Lát sau a hoàn dọn rượu thịt ra, rót rượu đầy chung mời Tiết tẩu. Tiết tẩu nói:

Tôi làm sao uống hết chỗ này? Xuân Mai cười:

Không uống hết thì không xong với tôi đâu. Uống mà phải ăn nữa. Đoạn bảo Nguyệt Quế:

Tiết tẩu không uống hết thì ngươi cứ đổ rượu vào mũi Tiết tẩu cho ta. Tiết tẩu nói:

Phải để tôi ăn miếng gì lót lòng trước rồi mới uống rượu được.

Con mụ này nói chuyện hay thật, vừa rồi nói là ăn điểm tâm tại nhà Tây Môn Đại nương rồi, bây giờ lại đòi ăn lót lòng trước rồi mới uống rượu, thế là thế nào?

Tiết tẩu đáp:

Cũng có ăn, nhưng không bao nhiêu, uống rượu phải ăn nhiều mới không say. Nguyệt Quế nói:

Tẩu tẩu phải uống hết chung lớn này đã, nếu không tôi sẽ đổ rượu vảo mũi cho mà xem. Phu nhân đã dặn, tôi không làm theo, phu nhân sai đánh đòn tôi rồi sao?

Tiết tẩu không biết sao đành nhắm mắt uống cạn chung rượu lớn. Uống xong thì mặt đỏ rần lên, mắt hoa đầu váng, ngồi không vững.

Xuân Mai bĩu môi, rồi bảo Hải Đường:

Rót đầy một chung lớn như vậy để ta uống. Rồi rót một chung nữa cho Tiết tẩu.

Thôi thôi, thỉnh phu nhân dùng, tôi không uống được nữa đâu. Hải Đường cười:

Chị Nguyệt Quế rót mời thì tẩu tẩu uống, còn tôi rót thì tẩu tẩu chê hay sao? tôi mời mà tẩu tẩu không chịu uống rồi phu nhân sai đánh đòn tôi làm sao?

Tiết tẩu hoảng lên vội quỳ ngay xuống van xin, Xuân Mai bật cười:

Thôi, ngồi dậy ăn món gì đi vậy. Mà phải vừa ăn vừa uống rượu mới được.

Có ai quý tẩu tẩu như tôi không, tôi để dành cho tẩu tẩu ít bánh mai côi ngon lắm. Nói xong bưng một đĩa bánh ra. Tiết tẩu chỉ ăn một cái. Xuân Mai bảo:

Còn bao nhiêu đem về cho ông ấy ở nhà ăn.

Nguyệt Quế gói ít bánh cho Tiết tẩu. Hải Đường lại ép Tiết tẩu uống rượu, đến lúc Tiết tẩu ói ra mới thôi.

Hai a hoàn dọn dẹp bát đĩa thì Tiết tẩu đứng dậy cáo từ. Xuân Mai dặn:

Sáng mai tới đây sớm để biết chuyện thằng Bình An, rồi tôi trả tiền về con a hoàn luôn.

Tiết tẩu lạy chào bước ra. Xuân Mai dặn theo:

Mấy món nữ trang hôm nay làm chưa khéo, để rồi tôi bỏ tiền ra làm mấy món khác cho tôi.

Tiết tẩu đáp:

Thưa vâng.

Đoạn dừng lại nói:

À, mà xin phu nhân cho ai đưa tôi ra kẻo chó cắn tôi. Xuân Mai cười:

Chó phủ này có mắt lắm, chỉ cắn kẻ gian mà thôi. Nói xong sai Lan Hoa đưa ra cổng.

Đến gần tối, Chu Thủ bị về tới phủ là vào ngay hậu sảnh, vào thăm Xuân Mai. A hoàn xúm xít xung quanh cởi mũ áo.

Chu Thủ bị nhìn vợ nhìn con, vui vẻ ngồi xuống. Hải Đường đem trà tới trong khi Nguyệt Quế dọn cơm rượu.

Chu Thủ bị kể chuyện đi khám xét các nơi cho vợ nghe. Qua vài tuần trà thì ăn cơm.

Xuân Mai ngồi bên cùng ăn và tiếp cho chồng.

Cơm xong, trời vừa tối, a hoàn đốt đèn lên, Chu Thủ bị và Xuân Mai uống trà, sau đó lại bày rượu, vừa uống rượu vừa trò chuyện. Chu Thủ bị hỏi: – Hôm nay ở nhà có chuyện gì lạ không?

Xuân Mai lấy tấm thiếp của Ngô Nguyệt nương ra đưa cho chồng mà nói:

Tên gia nhân của Tây Môn Đại nương là thằng Bình An lấy trộm nữ trang, bị Ngô Tuần kiểm bắt giam và đánh đập. Đại nương sai người làm đơn tới xin lãnh vật mất trộm về, Ngô Tuần kiểm đã không chịu, lại còn đòi hối lộ rồi vu cáo cho Đại nương là thông gian với tên gia nhân Đại An, lại doa. là đem chuyện này lên phủ lên huyện.

Chu Thủ bị coi thiếp xong nói:

Việc này là thuộc thẩm quyền của tôi, đem lên phủ lên huyện nào? tên Ngô Tuần kiểm như vậy là gian ác, để mai tôi cho nắm đầu nó lại đây. Tôi biết tên Ngô Tuần kiểm này trước là quản lý của Tây Môn Khánh được chủ sai đem lễ lên phủ Thái sư ở Đông Kinh rồi được chủ xin xỏ cho mà có chức tước, sao bây giờ lại dám vu cáo cho vợ chủ.

Xuân Mai bảo:

Chính vì vậy mà ngày mai chàng nên xử vụ này cho Tây Môn Đại nương được nhờ. Uống rượu trò chuyện một lát, vợ chồng vào giường an nghỉ.

Hôm sau, Chu Thủ bị cho làm công văn sai Trương Thắng và Lý An đòi Nguyệt nương và cả Ngô Tuần kiểm tới hầu.

Trương, Lý tới nhà Nguyệt nương trước, được Nguyệt nương sai dọn rượu thịt thết đãi. Mỗi người lại được thưởng một lạng bạc gọi là đền công nhọc mệt. Phó quản lý không khoẻ nên Ngô Nhị cữu đi thay.

Ngô Tuần kiểm thì mấy hôm liền, không thấy Nguyệt nương cho người tới hối lộ, đang định cho làm văn thư trình lên huyện và phủ thì nghe có hai người công sai của phủ Thủ bị mang công văn tới.

Ngô Tuần kiểm đọc công văn, thấy triện son đỏ chói, bút phê của Chu Thủ bị rành rành đòi lên hầu thì hoảng lên, biết là bị Nguyệt nương phản công, liền dúi cho Trương, Lý mỗi người hai lạng bạc, rồi lật đật tới phủ Thủ bị đứng chờ, không quên cho lính dẫn Bình An đi theo.

Chu Thủ bị đăng đường, quan lại ngồi hai bên nghiêm chỉnh, quân lính gươm giáo sáng quắc đứng hầu. Chu Thủ bị gọi Ngô Tuần kiểm vào trình nội vụ. Ngô Tuần kiểm khúm núm đưa hồ sơ lên. Chu Thủ bị coi xong cau mày bảo:

Chuyện này là thuộc thẩm quyền của ta, sao Tuần kiểm không trình sớm, mà cứ giam người tại ty là thế nào? thật là tệ.

Tuần kiểm khúm núm:

Bẩm đại quan, tiện chức đang cho làm văn thư, đợi làm xong thì trình ngay.

Ngươi là tên cẩu quan đáng ghét, dám lộng quyền khinh mạn phép vuạ Ta nhận sắc thư của triều đình lo mọi việc tại địa phương này, vừa coi quân vụ, vừa giữ gìn an ninh, trừng trị trộm cướp, vừa coi việc sông ngòi, chức chưởng của ta được ấn định rõ ràng, ngươi cố tình không biết, dám tự động bắt giam người, đánh đập người, lại còn vu cáo cho người nữa, rõ ràng là ngươi hành động tác tệ, còn chối cãi gì?

Ngô Tuần kiểm lật đật lột mũ ra, quỳ xuống rập đầu thưa:

Xin thượng quan minh xét chọ.

Đáng lẽ là bản chức phải trừng trị ngươi, nhưng vì tình mà tha cho lần này, lần tới tái phạm, bản chức quyết không dung.

Nói xong, cho gọi Bình An tới, đập án thư mà quát:

Tên nô tài kia, mày đã trộm đồ vật của chủ lại còn vu oan cho chủ. Đứa nào cũng như mày, thế gian này còn ai dám nuôi kẻ ăn người ở nữa?

Đoạn quay lại quát tả hữu:

Lôi cổ nó ra đánh ba chục trượng cho tạ Bao nhiêu đồ vật trộm được sẽ giao hoàn khổ chủ, đồ vật nào lỡ bán đi cũng phải lấy lại.

Một mặt gọi Ngô Nhị cữu lên, trả lại lá đơn đã có lời phê, rồi sai cùng Trương Thắng đem thiếp của mình tới báo cho Nguyệt nương biết.

Nguyệt nương dọn rượu thịt khoản đãi Trương Thắng rồi thưởng thêm một lạng bạc nữa. Trương Thắng ăn uống xong, nhận bạc rồi cảm tạ, trở về thưa lại với Chu Thủ bị và Xuân Mai.

Tới chiều, người cầm đồ tới đòi, Nguyệt nương trả đủ số vật đã mất, người này nhận lại rồi đi, không nói một lời.

Phó quản lý mới đầu cảm sốt rồi sau thành thương hàn, điều trị không bớt, bảy ngày sau thì từ trần. Nguyệt nương sai Nhị cữu và Đại An trông coi tiệm dược phẩm để kiếm lời sông qua ngày.

Ít hôm sau, Nguyệt nương cho gọi Tiết tẩu tới đền ơn mấy lạng bạc, nhưng Tiết tẩu từ chối:

Tôi không dám lấy đâu, lấy như vậy rồi ăn nói làm sao với phu nhân Chu lão gia. Nguyệt nương bảo:

Tẩu tẩu cũng có công lao mệt nhọc, tôi còn phiền luỵ nhiều, cứ lấy đi, tôi không nói ra thì làm sao phu nhân biết được.

Nói xong lại nhờ Tiết tẩu đem lễ vật, gồm bốn món ăn, nửa con lợn, nửa con dê, một vò rượu và một xấp đoạn, đem tới phủ Thủ bị tạ Ơn Xuân Mai. Đại An ăn mặc tử tế cầm thiếp đi theo.

Hai người đem lễ vật vào hậu đường, Xuân Mai bước ra, đầu đội mũ kim lương, mình mặc quần áo gấm thêu, a hoàn xúm xít xung quanh.

Đại An bước tới sụp lạy mà đưa thiếp. Xuân Mai nhận thiếp rồi sai a hoàn đem trà mời uống. Đoạn bảo:

Chuyện không đáng gì mà Đại nương ở nhà phải phí tâm, xin miễn đi cho mới phải. Đại nương cho quá nhiều như thế này, làm sao ta dám nhận, sợ lão gia ta không bằng lòng.

Đại An thưa:

Đại nương tôi nói rằng chuyện tên Bình An khiến cho lão gia và phu nhân đây phải phí tâm, chẳng biết lấy gì báo đáp, chỉ có chút lễ mọn, xin phu nhân nhận cho, để thưởng cho người dưới.

Xuân Mai lắc đầu:

Nhận làm sao được.

Tiết tẩu ngồi bên nói:

– Nếu phu nhân không nhận rồi tôi biết ăn nói làm sao với Đại nương?

Xuân Mai đành nhận món ăn và rượu thịt, còn xấp đọan thì trả về, lại thưởng cho Đại

An mấy cái khăn và ba tiền, đọan hỏi:

Ca nhi ở nhà mạnh không? Đại An đáp:

Ca nhi chơi đùa mạnh khoẻ lắm. Xuân Mai lại hỏi:

Ta nghe nói ngươi và Tiểu Ngọc đã thành vợ chồng, từ bao giờ vậy? Đại An đáp:

Mới hồi tháng tám.

Ngươi về thưa với Đại nương là lão gia và ta cám ơn lắm, hôm nào rảnh, thỉnh Đại nương sang đây chơi. Hồi này ta cũng rảnh, đợi ra giêng, ca nhi ở đây đầy năm xong là ta cũng tới thăm Đại nương.

Đại An nói:

Để tôi về thưa lại, Đại nương tôi sẽ tới thăm phu nhân. Nói xong đứng dậy cáo từ. Tiết tẩu bảo:

Chú mày cứ về trước, ta còn ở lại hầu chuyện phu nhân đây. Đại An ra về. Tới nhà thưa với chủ:

Phu nhân tiếp đãi tử tế lắm, nói là hôm nào thỉnh Đại nương quá bộ qua chơi. Phu nhân mời tôi uống trà, hỏi thăm ca nhi, cho tôi mấy chiếc khăn và ba tiền, lại dặn là cảm ơn Đại nương nhiều lắm, ra giêng sẽ qua thăm Đại nương.

Nguyệt nương chưa kịp nói gì, Đại An đã kể tiếp:

Phu nhân sang trọng lắm, một mình ở nguyên một toà hậu đường năm gian đồ sộ, đầu đội mũ kim lương, mặc toàn quần áo gấm thêu, hồi này mập mạp hơn trước, gia nhân a hoàn chật nhà.

Nguyệt nương hỏi:

Có thật Xuân Mai nói là ra giêng sẽ tới thăm ta không?

Đại An đáp:

Thật mà, phu nhân dặn tôi phải thưa lại như vậy. Nguyệt nương bảo:

Nếu vậy thì ta sẽ cho người tới rước.

À, còn Tiết tẩu đâu, sao không thấy? Đại An đáp:

Lúc tôi về thì Tiết tẩu còn ngồi lại nói chuyện với phu nhân. Từ đó hai nhà đi lại với nhau mật thiết lắm.

Thật là:

Thế thái nhiều khi ấm lạnh, Nhân tình có lúc nhạt nồng.

Nói cho cùng, trò đời là như vậy, ăn ở tiền khinh hậu trọng đâu phải chỉ có một mình Nguyệt nương.

Bình luận
720
× sticky