Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Kim Bình Mai – Tập 2

Hồi 82

Tác giả: Tiếu Tiếu Sinh

Nói về Hàn Đạo Quốc và Lai Bảo, sau khi mua bốn ngàn lạng bạc hàng ở Giang Nam, trên đường về ghé Dương Châu, tìm đến nhà Miêu Thanh. Miêu Thanh thấy có thư của Tây Môn Khánh thì mừng lắm, lại nghĩ tới ơn cứu mạng của Tây Môn Khánh, nên cung phụng hai người quản lý thập phần chu đáo. Miêu Thanh đã mua được một thiếu nữ tuyệt sắc tên là Sở Vân, nuôi tại nhà để gởi về cho Tây Môn Khánh.

Trong thời gian ở nhà Miêu Thanh, Đạo Quốc và Lai Bảo chẳng nghĩ gì tới chuyện về hay chuyện buôn bán làm ăn, mà chỉ ngày đêm tầm hoa vấn liễu, la cà nơi tửu điếm trà đình, ngủ đêm tại các nhà ca nhi kỹ nữ.

Một hôm, Đạo Quốc mời một ca nhi là Ngọc Kỹ, Lai Bảo mời một ca nhi là Tiểu Hồng, cùng một người buôn muối ở Dương Châu là Vương Hải Phong và Miêu Thanh tới du ngọan tại hồ Ứng Bảo suốt một ngày. Hôm sau lại là sinh nhật của Vương ma, mụ tú bà cai quản Ngọc Kỹ, Đạo Quốc bỏ tiền làm tiệc thật lớn mừng sinh nhật của Vương mạ Lại sai đàn em là Hồ Tú mời thêm hai khách buôn là Uông, Đông Kiều và Tiền Tình Xuyên. Nhưng Uông, Tiền và Vương Hải Phong đã tới, còn Hồ Tú thì mãi tới chiều mới thấy về. Đạo Quốc mắng:

Thằng khốn đi la cà ăn uống ở đâu mà giờ này mới dẫn xác về, mồm miệng sặc sụa mùi rượu thế kiả khách mời đã đến tự bao giờ mà mày thì mất mặt. Để rồi ta sẽ xử tội mày.

Hồ Tú lườm Đạo Quốc rồi vào trong nhà, miệng lẩm bẩm:

Mày tưởng hay lắm hay sao mà lên mặt mắng tao. Mày làm dơi làm chuột ở đây thì vợ mày ở nhà cũng làm yêu làm quỷ. Lão gia muốn rảnh rang lui tới với vợ mày nên sai mày đem tiền mua hàng xa, mày đâu có biết, cứ tưởng là ghê gớm lắm.

Vương ma nghe được, vội lôi Hồ Tú vào trong nhà bảo:

– Chết, Hồ gia say quá rồi, hay là vào trong phòng mà ngủ đi.

Hồ Tú quát tháo ầm lên, không chịu vào phòng. Đạo Quốc đang thù tạc cùng bạn bè bên ngoài, nghe Hồ Tú la lối thì giận lắm, xồng xộc chạy vào đạp cho Hồ Tú mấy đạp mà mắng:

Thằng khốn khiếp, tao cấp cho mày một ngày mấy tiền mà mày dám hỗn láo như vậy hay sao? tao đuổi mày ra khỏi đây.

Nói xong định xô Hồ Tú ra. Hồ Tú không vừa, la lên rằng:

Tôi làm gì mà anh đuổi tôi? tôi ăn tàn phá hại hay làm hỏng chuyện buôn bán gì đâu, hay là anh mê chơi rồi đuổi tôi? để rồi về nhà tôi nói với lão gia cho mà xem.

Lai Bảo vội chạy vào khuyên Hàn Đạo Quốc:

Thôi, làm ầm lên làm gì.

Đoạn lôi Hồ Tú vào trong mà bảo:

Còn thằng chó chết này nữa, mày say mèm rồi ăn nói bậy bạ. Hồ Tú ương ngạnh nói:

Bảo thúc cứ kệ tôi, tôi uống rượu cũng mặc kệ tôi, để xem Đạo Quốc làm gì tôi.

Lai Bảo vội lôi Hồ Tú vào phòng trong, rồi trở ra. Đạo Quốc sợ bạn bè chê cười, cũng theo Lai Bảo ra, cùng mọi người vui vẻ ăn uống. Ngọc Kỹ và hai chị em Thái Hồng, Tiểu Hồng đàn hát ca múa. Trong tiệc bẻ cành mai mà làm tửu lệnh, ăn uống ồn ào. Bữa tiệc tới canh ba mới vãn.

Hôm sau, Đạo Quốc định đánh Hồ Tú. Hồ Tú tỉnh rượu, van xin mà nói:

– Hôm qua quả là tôi không biết gì hết.

Miêu Thanh cũng hết lời khuyên can, Đạo Quốc mới thôi.

Mấy hôm sau, chơi đã chán, Đạo Quốc và Lai Bảo tính chuyện chở hàng về, nhưng nàng Sở Vân lại bị bệnh thình lình, chưa thể đi được. Miêu Thanh nói:

Thôi, nhị vị ca về trước vậy, cho khỏi lỡ công việc, để hôm nào nó khỏi bệnh, tôi sẽ nhờ người đưa tới sau cũng được.

Nói xong sai sọan lễ vật thật hậu, viết thư cho Tây Môn Khánh, rồi đưa hai người lên đường.

Ngọc Kỹ và chị em Thái Hồng, Tiểu Hồng bày tiệc tại bến sông mà đưa tiễn.

Khởi hành từ Dương Châu ngày mồng mười tháng giêng, lên đường bình an vô sự. Một hôm, thuyền tới Lâm Giang. Đạo Quốc ra đứng đầu thuyền ngắm cảnh hai bên bờ. Bỗng thấy một chiếc thuyền nhỏ từ phia trước lướt tới, người ngồi trên thuyền là Nghiêm Tứ Lang, cũng quen biết Đạo Quốc. Hai thuyền tới gần nhau, Nghiêm Tứ Lang nhận ra Đạo Quốc, bèn khoát tay nói lớn:

– Hàn đại ca, lão gia ở nhà mất rồi, mới cách nay mấy hôm thôi.

Nói vừa xong thì hai thuyền qua khỏi nhau. Đạo Quốc im lặng suy nghĩ.

Thời gian đó đang gặp lúc các tỉnh Hà Nam, Sơn Đông bị đại hạn, ruộng đất bỏ hoang, cảnh thóc cao gạo kém khiến cho vật giá gia tăng, thứ gì cũng đắt như vàng. Mỗi xấp vải lụa có thể lời gấp bạ Thương gia các nơi đổ xô tới bến Lâm Thanh mà mua hàng.

Đạo Quốc liền gọi Lai Bảo bàn rằng:

Bây giờ giá hàng đang lên, hàng mình đem bán lúc này có thể lời gấp ba, chi bằng mình bán ngay đi, đem về nhà cũng chỉ bán được vậy là cùng, mà còn phải nạp thuế nữa, Bảo ca tính sao?

Lai Bảo đáp:

Hàn đại ca nói rất đúng, có điều mình không phải là chủ nên không quyết định được, bây giờ mình bán đi rồi về biết ăn nói làm sao?

Đạo Quốc bảo:

Lão gia có nói gì, tôi xin nhận hết.

Lai Bảo thấy Đạo Quốc quyết ý nên cũng chiều theo, hai người đem hàng lên bến bán, nhưng chỉ bán một phần tư số hàng mà thôi, tiền tu được cũng trên hai ngàn lạng. Tới huyện Thanh Hà, Đạo Quốc bảo:

Bảo ca ở lại thuyền lo việc nạp thuế, để tôi về nhà trước bảo cho lão gia biết. Lai Bảo dặn:

Hàn đại ca về nhớ thứ với lão gia là viết một phong thư cho Tiền Chủ sự lão gia, nhờ chuyện thuế mà để dỡ hàng sớm.

Đạo Quốc gật đầu, thu hết tiền hàng bán được, vào huyện Thanh Hà rồi về nhà.

Lúc đó trời đã về chiều, trên đường về, Đạo Quốc tình cờ gặp một người quen là Trương An. Trương An thấy Hàn Đạo Quốc thì gọi bảo:

Hàn đại thú đã về đấy à? ngày mai là ngày làm lễ cho Tây Môn lão gia đó.

Đạo Quốc càng yên tâm là Tây Môn Khánh đã chết thật, nhưng chỉ đáp:

– Thật tội nghiệp cho gia gia tôi quá.

Trên đường đi, Đạo Quốc nghe dân trong huyện bàn tán xôn xao về cái chết của Tây Môn Khánh, lại càng tin chắc là Tây Môn Khánh chết thật rồi, bèn hối hả đi mau về nhà để bàn tính với vợ. Đạo Quốc nghĩ bụng:

Cứ về nhà xem vợ mình nó tính thế nào, rồi nghỉ một đêm ở nhà mai tới nhà Tây Môn Khánh lão gia cũng không muộn, chứ bây giờ cũng gần tối rồi.

Nghĩ xong, cho Tiểu Lang về trước, rồi cùng Vương Hán trực chỉ đường Sư Tử, tới cổng nhà gọi vợ.

Vương thị mừng rỡ chạy ra đón chồng. Vương Hán khệ nệ Ôm hành lý vào nhà. Vương thị trước hết đưa chồng vào lạy bàn thờ Phật rồi giúp chồng thay áo, lại gọi a hoàn đem trà ra. Đạo Quốc ngồi uống trà kể hết chuyện buôn bán trong thời gian qua rồi nói:

Trên đường về tôi gặp Nghiêm Tứ ca, vừa rồi lại gặp Trương An, đều nói là lão gia đã từ trần, không hiểu tại sao lão gia lại từ trần mau vậy?

Vương thị bảo:

Trời đất còn có khi mưa gió bất thường thì trách sao con người chẳng có họa phúc bất ngờ. Ai có thể tự cho mình luôn luôn bình an vô sự.

Hàn Đạo Quốc không nói gì, mở bao ra, lấy cho vợ xem nhiều quần áo mua cho vợ tại Giang Ninh và nhiều món đồ khác, lại lấy ra mấy gói bạc, cộng là hai ngàn lạng đưa cho vợ. Vương thị thấy bạc nhiều quá, lấp lánh như tuyết thì trố mắt mà nhìn, rồi sau mới hỏi:

– Ở đâu ra đây?

Đạo Quốc thấp giọng đáp:

– Trên đường về, tôi nghe tin lão gia từ trần nên đã tự ý bán trước một ít hàng.

Nói xong lại đưa ra mấy túi bạc vụn nữa, chừng mấy trăm lạng, đưa cả cho vợ rồi hỏi:

Trong thời gian tôi vắng nhà, lão gia có hay tới đây không? Vương thị cúi đầu nói lảng:

Lão gia còn thì không nói làm gì, bây giờ lão gia mất rồi, chàng cũng định đem hết số bạc này đến cho đại nương hay sao?

Đạo Quốc đáp:

Chính vì vậy mà tôi phải về nhà trước để bàn tính với nàng. Hay là mình giữ lại một nửa, chỉ đưa một nửa mà thôi?

Vương thị cười khảy:

Chàng đã ngốc quá rồi, lần này chằng nên ngốc nữa. Sao chàng lại có thể tính toán nực cười như vậy? người ta đã chết rồi, thì mình coi như không còn liên hệ gì nữa. Bây giờ chàng đem một nửa lại, vợ con người ta lại hạch hỏi lôi thôi rồi làm sao? chi bằng bây giờ vợ chồng đã nắm số bạc lớn này, thì liệu mau mau lên kinh đô mà sống, lại được gần con gái mình, có phải hay hơn không. Lại còn Địch thân gia trong phủ Thái sư giúp đỡ mình nữa. Mình đã đi xa rồi thì chẳng còn phải lo sợ gì cả.

Đạo Quốc nghe xong bảo:

Mình đi gấp quá, còn ngôi nhà này thì sao? chẳng lẽ bỏ à?

Vương thị bảo:

– Chàng sao vụng tính quá, mình gọi người nào tới, cho ít tiền, bảo coi nhà cho mình, rồi sẽ tính sau, chứ ở đây mà chờ bán nhà hay sao? trường hợp mà gia nhân của Tây Môn Khánh có tới tìm thì mình chỉ cần nói là con gái mình mời mình lên Đông Kinh

Như vậy thì có ba đầu sáu tay, vợ Tây Môn Khánh cũng chẳng dám tìm lên phủ Thái sư tìm mình, mà có dám lên chăng nữa thì lúc đó mình cũng chằng sợ.

Đạo Quốc nói:

– Chẳng gì thì từ trước tới nay vợ chồng mình cũng chịu ơn Tây Môn lão gia nhiều, nay trở mặt quá như vậy thì khó coi.

Vương thị nguýt chồng:

– Cứ làm gì cũng phải cho dễ coi thì đến không có cơm mà ăn. Người ta chiếm đoạt tôi rồi bỏ ra ít lạng bạc, như vậy là tốt lắm hay sao? hôm nọ, tôi nghĩ tình, cũng soạn lễ vật tới điếu tang, con dâm phụ vợ lớn của hắn đã không chịu ra tiếp lại không cho ai ra tiếp, mà còn ở trong nhà chửi mắng tôi nữa. Lúc đó thật tôi đi cũng dở mà ở không xong. Mãi sau con vợ thứ ba của hắn mới miễn cưỡng ra tiếp tôi. Tôi chỉ nói vài ba câu rồi lên kiệu về ngaỵ Thật là vừa tốn tiền lại vừa tức mình. Đấy, nhân nghĩa đấy.

Đạo Quốc không nói gì. Vương thị dọn cơm rượu ra hai vợ chồng ăn uống rồi đi ngủ. Vợ chồng xa nhau lâu ngày, chuyện chăn gối vô cùng nồng đượm.

Hôm sau, mới canh năm, Đạo Quốc đã cho gọi em là Hàn Nhị tới, kể sơ mọi chuyện, bảo coi nhà rồi cho hai chục lạng bạc để làm vốn. Tên du thủ du thực này vui vẻ nhận lời ngay, lại nói:

– Ca ca và tẩu tẩu cứ việc đi, để đó tôi lo cho.

Đạo Quốc bèn gọi hai cỗ xe lớn, chất rương hòm hành lý. Trời vừa sáng thì vợ chồng đem theo tên Vương Hán và hai đứa a hoàn, ngồi xe trực chỉ kinh đô.

Cũng hôm đó, Nguyệt nương bồng con trai là Hiếu ca nhi, cùng Ngọc Lâu, Kim Liên, Tây Môn Đại thư, nhũ mẫu Như Ý và Kính Tế tới mộ phần Tây Môn Khánh làm lễ dâng hương đốt vàng.

Dọc đường, gặp Trương An tới báo:

Hàn Đại thúc về rồi đó, hôm qua tôi có gặp. Nguyệt nương ngạc nhiên:

Hắn về rồi sao không tới gặp tả chắc là hôm nay hắn tới. Nói xong làm lễ mau chóng rồi vội vã trở về nhà.

Về tới nhà, gọi gia nhân lên hỏi, gia nhân nói là chưa thấy Đạo Quốc tới. Nguyệt nương sai ngay Kính Tế tới nhà Đạo Quốc gọi.

Kính Tế tới nhà Đạo Quốc hỏi thì Hàn Nhị ra trả lời:

Cháu gái tôi ở kinh đô mời vợ chồng đại ca tôi lên ở đó rồi.

Còn thuyền hàng hiện ở đâu? Hàn Nhị đáp:

Chuyện đó tôi không được biết.

Kính Tế hoảng lên, vội về thưa lại với Nguyệt nương. Nguyệt nương cũng hết hồn, sai Kính Tế cưỡi ngựa dọc bờ sông hỏi thăm. Kính Tế cưỡi ngựa đi một hồi lâu, gặp ai cũng hỏi, mãi sau mới tìm được thuyền hàng. Gặp Lai Bảo, Lai Bảo đã hỏi ngay:

Hàn quản lý đã đem hai ngàn lạng bạc hàng tơi nhà chưa? Kính Tế đáp:

Có thấy tông tíhc hắn đâu. Mãi sáng nay Đại nương trên đường tới phần mộ lão gia, tình cờ gặp Trương An, Trương An nói là hôm qua có gặp Hàn Đạo Quốc tại huyện. Đại nương sai tôi tới nhà tìm, thì mới hay là vợ chồng hắn lên Đông kinh ở rồi. Do đó đại nương mới phải sai tôi đi tìm ca ca đây.

Lai Bảo nghe xong không nói được lời nào, trong bụng nghĩ thầm:

Thằng khốn này đã lừa mình, thì ra nó đã biết trước mà sắp đặt kế gian rồi.

Thật là:

Mặt gần nhau gang tấc

Lòng xa cách nghìn trùng.

Nghĩ ngợi một lúc, Lai Bảo mời Kính Tế vào một tửu lầu gần bến sông, gợi rượu thịt và ca nữ, bảo Kính Tế ăn uống để mình lo việc, rồi nhân đó chuyển ngầm một ít hàng trị giá chừng một ngàn lạng, đem vào gửi lại tửu lầu, sau đó mới lo khai báo thuế má, rồi cùng Kính Tế gọi xe chở hàng về.

Từ khi Tây Môn Khánh chết, tiệm tơ lụa ở đường Sư Tử đóng cửa. Còn tiệm tơ lụa ở đối diện nhà thì Thôi Bản và Cam quản lý bán hết hàng xong, giao tiền bạc minh bạch rồi cáo từ mà đi. Ngôi nhà đó cũng được bán đi. Chỉ còn tiệm thuốc là được duy trì, do Phó quản lý và Kính Tế trông coi.

Nguyên là Lai Bảo và vợ là Huệ Tường có đứa con trai năm tuổi đặt tên là Tăng Bảo. Vương thị, vợ Hàn Bảo Quốc có đứa cháu gái bốn tuổi, do đó hai bên kết làm thông gia, Nguyệt nương không biết chuyện này.

Lại nói về Lai Bảo, sau khi chở hàng về, gặp Nguyệt nương, mọi việc đổ hết lên đầu Đạo Quốc, nói là Đạo Quốc đã bán hàng lấy tiền trốn đi.

Nguyệt nương liền sai Lai Bảo lên Đông Kinh tìm Đạo Quốc. Lai Bảo nói:

Trời ơi, vợ chồng hắn bây giờ ở trong phủ Thái sư, ai mà dám vào hỏi. Trước kia là lão gia sai đi có việc thì mới dám vào chứ bây giờ thì chịu.

Nguyệt nương bảo:

Địch quản lý gia dầu sao cũng là chỗ thân tình với lão gia trước, chẳng lẽ không giúp đỡ được gì sao.

Lai Bảo đáp:

Đại nương nói tới Địch quản lý gia làm gì, con gái vợ chồng Đạo Quốc được thời, hiện là vợ cưng của Địch quản gia, thì một bên là cha mẹ vợ, một bên là nhà mình, chẳng lẽ Địch quản gia chịu giúp nhà mình hay sao? có khi mình gây chuyệ lại còn mang hoa. nữa. Thôi thì đại nương cứ coi như không có số bạc đó, đừng nên nhắc tới nữa.

Nguyệt nương vô kế khả thi, đành nén giận mà bỏ quan, sau đó gọi Kính Tế vào cùng

Lai BẢo bàn tính chuyện bán số hàng mới đem về. Bàn tới chuyện chia lời, Lai Bảo thấy phần mình ít nên không chịu, nói rằng:

Cậu không buôn bán, không biết chuyện buôn bán cực như thế nào. Tôi kinh nghiệm buôn bán ở chốn giang hồ, biết bao nhiêu vất vả khổ nhọc mới mua được hàng tốt giá rẻ đem về bán được lời nhiều. Giả sử sai một người khác, trẻ người non dạ, thiếu kinh nghiệm, ham ăn chơi thì đừng nói gì lời lãi, mà cả đến tiền vốn cũng không còn. Bây giờ cậu tính thế nào thì tính.

Nguyệt nương bảo:

Mình không còn tiệm để mà bán hàng, vả lại cũng không thể bán từ từ như trước, bây giờ cứ gọi nhà buôn nào tới, đắt rẻ gì mình bán luôn số hàng cho người ta, rồi sẽ tính sau.

Lai Bảo và Kính Tế đi gọi người, bán được số hàng với giá ngoài hai nghìn lạng, bán đổ bán tháo cho mau mà thôi. Kính Tế đem tiền đưa cho Nguyệt nương. Nguyệt nương thưởng cho Lai Bảo ba chục lạng. Lai Bảo vênh mặt không nhận, nói:

Bấy nhiêu thì đại nương nên cất đi làm vốn. Lão gia đã mất, đại nương cũng nên có chút ít sống qua ngày, đưa tôi làm gì. Đại nương cứ cất đi, tôi không cần đâu.

Nói xong bỏ ra ngoài uống rượu.

Lát sau trở và gặp Nguyệt nương trắng trợn hỏi:

Lão gia chết rồi, đại nương còn đang tuổi thanh xuân, chằng lẽ ôm ca nhi đây mà chịu lạnh lùng hay sao?

Nguyệt nương giận uất người lên, không nói được tiếng nào. Lai Bảo cười ha hả bỏ đi. Một hôm, nhận được thư của Địch quản gai từ Đông Kinh gửi về, trước là chia buồn về cái chết của Tây Môn Khánh, sau thì cho biết là Hàn Đạo Quốc nói Tây Môn Khánh hiện có bốn a hoàn là ca nữ, giỏi đàn hát mà lại xinh đẹp, nên muốn hỏi giá tiền để mua lên Đông Kinh hầu hạ lão thái thái vợ Thái sư.

Nguyệt nương xem thư xong hoảng lên, gọi Lai Bảo tới bàn tính. Lai Bảo nghênh ngang bước vào. Nguyệt nương kể rõ sự việc rồi hỏi:

– Bây giờ nên cho chúng nó đi hay là giữ lại?

Lai Bảo không gọi Nguyệt nương là đại nương nữa mà gọi bằng nương tử. Hắn nói:

Nương tử nghĩ sao mà lại hỏi như vậy? giữ chúng nó lại để mà rước hoa. vào thân hay sao? tôi nói cho nương tử biết, con gái vợ chồng Đạo Quốc hiện hầu Lão Thái sư thái thái, vợ chồng Đạo Quốc lại sống chung với con, thì chuyện gì trong nhà này mà phủ Thái sư chẳng biết. Lúc trước, quan nhân nhà này đưa con gái Đạo Quốc lên Đông Kinh làm thiếp của Địch quản gia, tôi đã nói là như vậy chỉ gây mầm họa mà thôi, bây giờ mới thấy lời tôi nói là đúng. Nương tử muốn giữ bốn đứa chúng nó lại cũng không được. Bởi vì phủ Thái sư sẽ sức giấy cho phủ huyện này sai người tới đem đi, lúc đó nương tử không chịu cũng không được, hoặc có muốn gì thì cũng trễ rồi. Chỉ còn cách thế này, là chọn hai đứa gửi đi, thay vì phải gửi bốn đứa. Như vậy còn tạm.

Nguyệt nương ngẫm nghĩ, Lan Hương và Xuân Mai còn phải hầu hạ Ngọc Lâu và Kim Liên, nên không thể cho đi được, Tú Xuân thì phải coi giữ Hiếu ca nhi, chỉ còn Ngọc Tiêu và Nghênh Xuân mà thôi, bèn cho gọi hai đứa vào hỏi xem có chịu đi Đông Kinh hay không. Hai đứa bằng lòng. Nguyệt nưogn bèn sai thu dọn quần áo hành trang, rồi thuê xe, sai Lai Bảo đưa hai đứa lên Đông Kinh. Nào ngờ, trên đường đi, Lai Bảo lần lượt thông gian nhiều lần với cả Ngọc Tiêu lẫn Nghênh Xuân.

Tới kinh đô, tìm vào phủ Thái sư, gặp vợ chồng Hàn Đạo Quốc, Lai Bảo đem hết chuyện ra kể lại, không quên kể công là mình đã che chở cho Đạo Quốc. Đạo Quốc mừng lắm, tạ Ơn Lai Bảo rồi nói:

Nếu không có ca ca đỡ đần cho thì cũng mệt cho tôi. Đành rằng tôi không sợ gì, nhưng cũng mất công lắm.

Về phần Địch quản gia, thấy Ngọc Tiêu và Nghênh Xuân mới chỉ mười bảy mười tám tuổi, xinh đẹp lại giỏi đàn hát thì mừng lắm, vội dẫn ngay vào hầu hạ lão thái thái vợ Thái sư, rồi trở ra đưa hai đĩnh bạc cho Lai Bảo. Lai Bảo ở chơi vài ngày rồi trở về huyện Thanh Hà.

Tới nhà, Lai Bảo giấu đi một đĩnh, chỉ đưa cho Nguyệt nương một đĩnh bạc, rồi tìm đủ cách làm cho Nguyệt nương sợ hãi, đoạn nói:

Nếu không phải tôi mà sai người khác đi thì chẳng được chút bạc nào đâu. Nương tử không biết, bây giờ vợ chồng Đạo Quốc vinh hoa phú quý, hai vợ chồng được ở riêng một toà nhà nguy nga trong phủ Thái sư, gia nhân đầy tớ chật nhà. Địch quản gia xưng hô thì một điều nhạc gia, hai điều nhạc mẫu cung kính lắm. Đứa con gái là Hàn Ái Thư thì phần được Địch quản gia cưng chiều, phần lại được Lão Thái sư thái thái quý mến, nên muốn gì được nấy, muốn một thì được mười, nói một tiếng là ai cũng phải sợ. Bây giờ nó lại trổ mã nữa, đẹp như tiên nga giáng thế, thôi thì gấm lụa đầy thân, vàng đeo ngọc giắt khắp mình, phú quý không sao nói hết. Vậy mà nó nói chuyện với tôi thì một điều Bảo thúc, hai điều Bảo thúc, lễ phép lắm.

Nguyệt nương nghe xong, vội cảm ơn Lai Bảo rồi sai a hoàn dọn rượu thịt thết đãi, sau đo tặng vài lạng bạc nhưng Lai Bảo không thèm nhận. No say xong, Lai Bảo về nhà, đưa một đỉnh bạc cho vợ.

Hôm sau, Lai Bảo cùng đứa em vợ là Lưu Thương ngầm trở lại tửu lầu ở bến sông, lấy số hàng cất giấu ra bán được khoảng ngàn lạng, về mua một ngôi nhà lịch sự Ở ngoài, gần nhà em vợ, mở tiệm tạp hoá. Lai Bảo chỉ ngày ngày uống rượu rong chơi.

Một hôm, vợ Lai Bảo là Huệ Tưởng muốn tới nhà mẹ Vương thị chơi, bèn giả vờ xin Nguyệt nương cho nghỉ một ngày, nói là về thăm mẹ mình, nhưng lại trở về nhà riêng, mặc quần áo sang trọng, trang điểm lộng lẫy, đeo nữ trang đỏ ối, ngồi kiệu mà đi. Lúc về, lại về nhà riêng trước, trút bỏ hết các thứ ra, mặc quần áo cũ rách rồi mới đi bộ về nhà chủ, Nguyệt nương hoàn toàn không hay biết.

Lai Bảo thì thường uống rượu say, vào phòng Nguyệt nương buông lời thô lỗ chọc ghẹo tán tỉnh, nhưng điều bị Nguyệt nương mắng, phải quay ray.

Đám nữ gia nhân trong nhà lại nói với Nguyệt nương:

Vợ chồng Lai Bảo kết thông gia với nhà họ Vương, bên vợ của Hàn Đạo Quốc. Hôm nọ vợ Lai Bảo mặc quần áo đẹp, trang điểm loè loẹt, ngồi kiệu mà đến thăm Vương lão, mẹ vợ Đạo Quốc.

Kim Liên cũng biết chuyện đó, có nói với Nguyệt nương mấy lần, nhưng Nguyệt nương không nói gì. Huệ Tường biết chuyện, tức giận lắm, thường nói đông nói tây, chửi xiên chửi xéo. Lai Bảo thì thường nói với đám gia nhân rằng:

Chúng bay ở nhà mà biết gì, đừng có chõ mõm vào việc người tạ Như Đạo Quốc đó, nó lấy tiền của chủ cả mấy ngàn lạng bạc rồi lên Đông Kinh ở sung sướng, có đứa nào dám động đến lông chân nó đâu. Vợ chồng tao đàng hoàng tử tế thì lại nói là ăn cắp tiền của chủ mà may mặc sắm sửa. Rõ là ở đời người ta chỉ nghe lời nói dối chứ chẳng ai chịu nghe lời nói thật, do đó mới có đứa dám đặt điều cho vợ chồng tao.

Có lúc lại mắng:

Thật đáng ghét cho con dâm phụ nào thối miệng, bảo vợ chồng tao chuyển tiền của chủ về nhà, có biết đâu là vợ chồng tao thiếu thốn, phải vay tiền của bà dì mà may mặc sắm sửa đấy chứ. Vậy mà có những con dâm phụ nói ra nói vào, chắc là chúng nó muốn vợ chồng tao ra khỏi nhà này. Được rồi, vợ chồng tao đi chứ chẳng sợ gì, đi rồi chống mắt nhìn xem mấy con dâm phụ đó có ở được lâu trong nhà Tây Môn Khánh này hay không.

Vợ chồng Lai Bảo ngày càng làm quá, ăn nói vô lễ, hành động hỗn láo ngang ngược. Nguyệt nương giận lắm, nhưng biết là không thể trừng trị được, đành gọi vợ chồng Lai Bảo lên, đuổi ra khỏi nhà.

Vợ chồng Lai Bảo vênh váo dọn đồ đạc đi, vừa dọn vừa mắng mèo quèo chó. Sau đó hai vợ chồng nghiễm nhiên làm chủ cửa tiệm tạp hoá đồ sộ.

Thật là:

Thế bại, tớ khinh chủ,

Vận suy, quỷ hại người.

Gia nhân đày tớ là như vậy, cho nên nuôi gia nhân đầy tớ trong nhà cũng nên cẩn thận phòng xa.

Nói về Hàn Đạo Quốc và Lai Bảo, sau khi mua bốn ngàn lạng bạc hàng ở Giang Nam, trên đường về ghé Dương Châu, tìm đến nhà Miêu Thanh. Miêu Thanh thấy có thư của Tây Môn Khánh thì mừng lắm, lại nghĩ tới ơn cứu mạng của Tây Môn Khánh, nên cung phụng hai người quản lý thập phần chu đáo. Miêu Thanh đã mua được một thiếu nữ tuyệt sắc tên là Sở Vân, nuôi tại nhà để gởi về cho Tây Môn Khánh.

Trong thời gian ở nhà Miêu Thanh, Đạo Quốc và Lai Bảo chẳng nghĩ gì tới chuyện về hay chuyện buôn bán làm ăn, mà chỉ ngày đêm tầm hoa vấn liễu, la cà nơi tửu điếm trà đình, ngủ đêm tại các nhà ca nhi kỹ nữ.

Một hôm, Đạo Quốc mời một ca nhi là Ngọc Kỹ, Lai Bảo mời một ca nhi là Tiểu Hồng, cùng một người buôn muối ở Dương Châu là Vương Hải Phong và Miêu Thanh tới du ngọan tại hồ Ứng Bảo suốt một ngày. Hôm sau lại là sinh nhật của Vương ma, mụ tú bà cai quản Ngọc Kỹ, Đạo Quốc bỏ tiền làm tiệc thật lớn mừng sinh nhật của Vương mạ Lại sai đàn em là Hồ Tú mời thêm hai khách buôn là Uông, Đông Kiều và Tiền Tình Xuyên. Nhưng Uông, Tiền và Vương Hải Phong đã tới, còn Hồ Tú thì mãi tới chiều mới thấy về. Đạo Quốc mắng:

Thằng khốn đi la cà ăn uống ở đâu mà giờ này mới dẫn xác về, mồm miệng sặc sụa mùi rượu thế kiả khách mời đã đến tự bao giờ mà mày thì mất mặt. Để rồi ta sẽ xử tội mày.

Hồ Tú lườm Đạo Quốc rồi vào trong nhà, miệng lẩm bẩm:

Mày tưởng hay lắm hay sao mà lên mặt mắng tao. Mày làm dơi làm chuột ở đây thì vợ mày ở nhà cũng làm yêu làm quỷ. Lão gia muốn rảnh rang lui tới với vợ mày nên sai mày đem tiền mua hàng xa, mày đâu có biết, cứ tưởng là ghê gớm lắm.

Vương ma nghe được, vội lôi Hồ Tú vào trong nhà bảo:

– Chết, Hồ gia say quá rồi, hay là vào trong phòng mà ngủ đi.

Hồ Tú quát tháo ầm lên, không chịu vào phòng. Đạo Quốc đang thù tạc cùng bạn bè bên ngoài, nghe Hồ Tú la lối thì giận lắm, xồng xộc chạy vào đạp cho Hồ Tú mấy đạp mà mắng:

Thằng khốn khiếp, tao cấp cho mày một ngày mấy tiền mà mày dám hỗn láo như vậy hay sao? tao đuổi mày ra khỏi đây.

Nói xong định xô Hồ Tú ra. Hồ Tú không vừa, la lên rằng:

Tôi làm gì mà anh đuổi tôi? tôi ăn tàn phá hại hay làm hỏng chuyện buôn bán gì đâu, hay là anh mê chơi rồi đuổi tôi? để rồi về nhà tôi nói với lão gia cho mà xem.

Lai Bảo vội chạy vào khuyên Hàn Đạo Quốc:

Thôi, làm ầm lên làm gì.

Đoạn lôi Hồ Tú vào trong mà bảo:

Còn thằng chó chết này nữa, mày say mèm rồi ăn nói bậy bạ. Hồ Tú ương ngạnh nói:

Bảo thúc cứ kệ tôi, tôi uống rượu cũng mặc kệ tôi, để xem Đạo Quốc làm gì tôi.

Lai Bảo vội lôi Hồ Tú vào phòng trong, rồi trở ra. Đạo Quốc sợ bạn bè chê cười, cũng theo Lai Bảo ra, cùng mọi người vui vẻ ăn uống. Ngọc Kỹ và hai chị em Thái Hồng, Tiểu Hồng đàn hát ca múa. Trong tiệc bẻ cành mai mà làm tửu lệnh, ăn uống ồn ào. Bữa tiệc tới canh ba mới vãn.

Hôm sau, Đạo Quốc định đánh Hồ Tú. Hồ Tú tỉnh rượu, van xin mà nói:

– Hôm qua quả là tôi không biết gì hết.

Miêu Thanh cũng hết lời khuyên can, Đạo Quốc mới thôi.

Mấy hôm sau, chơi đã chán, Đạo Quốc và Lai Bảo tính chuyện chở hàng về, nhưng nàng Sở Vân lại bị bệnh thình lình, chưa thể đi được. Miêu Thanh nói:

Thôi, nhị vị ca về trước vậy, cho khỏi lỡ công việc, để hôm nào nó khỏi bệnh, tôi sẽ nhờ người đưa tới sau cũng được.

Nói xong sai sọan lễ vật thật hậu, viết thư cho Tây Môn Khánh, rồi đưa hai người lên đường.

Ngọc Kỹ và chị em Thái Hồng, Tiểu Hồng bày tiệc tại bến sông mà đưa tiễn.

Khởi hành từ Dương Châu ngày mồng mười tháng giêng, lên đường bình an vô sự. Một hôm, thuyền tới Lâm Giang. Đạo Quốc ra đứng đầu thuyền ngắm cảnh hai bên bờ. Bỗng thấy một chiếc thuyền nhỏ từ phia trước lướt tới, người ngồi trên thuyền là Nghiêm Tứ Lang, cũng quen biết Đạo Quốc. Hai thuyền tới gần nhau, Nghiêm Tứ Lang nhận ra Đạo Quốc, bèn khoát tay nói lớn:

– Hàn đại ca, lão gia ở nhà mất rồi, mới cách nay mấy hôm thôi.

Nói vừa xong thì hai thuyền qua khỏi nhau. Đạo Quốc im lặng suy nghĩ.

Thời gian đó đang gặp lúc các tỉnh Hà Nam, Sơn Đông bị đại hạn, ruộng đất bỏ hoang, cảnh thóc cao gạo kém khiến cho vật giá gia tăng, thứ gì cũng đắt như vàng. Mỗi xấp vải lụa có thể lời gấp bạ Thương gia các nơi đổ xô tới bến Lâm Thanh mà mua hàng.

Đạo Quốc liền gọi Lai Bảo bàn rằng:

Bây giờ giá hàng đang lên, hàng mình đem bán lúc này có thể lời gấp ba, chi bằng mình bán ngay đi, đem về nhà cũng chỉ bán được vậy là cùng, mà còn phải nạp thuế nữa, Bảo ca tính sao?

Lai Bảo đáp:

Hàn đại ca nói rất đúng, có điều mình không phải là chủ nên không quyết định được, bây giờ mình bán đi rồi về biết ăn nói làm sao?

Đạo Quốc bảo:

Lão gia có nói gì, tôi xin nhận hết.

Lai Bảo thấy Đạo Quốc quyết ý nên cũng chiều theo, hai người đem hàng lên bến bán, nhưng chỉ bán một phần tư số hàng mà thôi, tiền tu được cũng trên hai ngàn lạng. Tới huyện Thanh Hà, Đạo Quốc bảo:

Bảo ca ở lại thuyền lo việc nạp thuế, để tôi về nhà trước bảo cho lão gia biết. Lai Bảo dặn:

Hàn đại ca về nhớ thứ với lão gia là viết một phong thư cho Tiền Chủ sự lão gia, nhờ chuyện thuế mà để dỡ hàng sớm.

Đạo Quốc gật đầu, thu hết tiền hàng bán được, vào huyện Thanh Hà rồi về nhà.

Lúc đó trời đã về chiều, trên đường về, Đạo Quốc tình cờ gặp một người quen là Trương An. Trương An thấy Hàn Đạo Quốc thì gọi bảo:

Hàn đại thú đã về đấy à? ngày mai là ngày làm lễ cho Tây Môn lão gia đó.

Đạo Quốc càng yên tâm là Tây Môn Khánh đã chết thật, nhưng chỉ đáp:

– Thật tội nghiệp cho gia gia tôi quá.

Trên đường đi, Đạo Quốc nghe dân trong huyện bàn tán xôn xao về cái chết của Tây Môn Khánh, lại càng tin chắc là Tây Môn Khánh chết thật rồi, bèn hối hả đi mau về nhà để bàn tính với vợ. Đạo Quốc nghĩ bụng:

Cứ về nhà xem vợ mình nó tính thế nào, rồi nghỉ một đêm ở nhà mai tới nhà Tây Môn Khánh lão gia cũng không muộn, chứ bây giờ cũng gần tối rồi.

Nghĩ xong, cho Tiểu Lang về trước, rồi cùng Vương Hán trực chỉ đường Sư Tử, tới cổng nhà gọi vợ.

Vương thị mừng rỡ chạy ra đón chồng. Vương Hán khệ nệ Ôm hành lý vào nhà. Vương thị trước hết đưa chồng vào lạy bàn thờ Phật rồi giúp chồng thay áo, lại gọi a hoàn đem trà ra. Đạo Quốc ngồi uống trà kể hết chuyện buôn bán trong thời gian qua rồi nói:

Trên đường về tôi gặp Nghiêm Tứ ca, vừa rồi lại gặp Trương An, đều nói là lão gia đã từ trần, không hiểu tại sao lão gia lại từ trần mau vậy?

Vương thị bảo:

Trời đất còn có khi mưa gió bất thường thì trách sao con người chẳng có họa phúc bất ngờ. Ai có thể tự cho mình luôn luôn bình an vô sự.

Hàn Đạo Quốc không nói gì, mở bao ra, lấy cho vợ xem nhiều quần áo mua cho vợ tại Giang Ninh và nhiều món đồ khác, lại lấy ra mấy gói bạc, cộng là hai ngàn lạng đưa cho vợ. Vương thị thấy bạc nhiều quá, lấp lánh như tuyết thì trố mắt mà nhìn, rồi sau mới hỏi:

– Ở đâu ra đây?

Đạo Quốc thấp giọng đáp:

– Trên đường về, tôi nghe tin lão gia từ trần nên đã tự ý bán trước một ít hàng.

Nói xong lại đưa ra mấy túi bạc vụn nữa, chừng mấy trăm lạng, đưa cả cho vợ rồi hỏi:

Trong thời gian tôi vắng nhà, lão gia có hay tới đây không? Vương thị cúi đầu nói lảng:

Lão gia còn thì không nói làm gì, bây giờ lão gia mất rồi, chàng cũng định đem hết số bạc này đến cho đại nương hay sao?

Đạo Quốc đáp:

Chính vì vậy mà tôi phải về nhà trước để bàn tính với nàng. Hay là mình giữ lại một nửa, chỉ đưa một nửa mà thôi?

Vương thị cười khảy:

Chàng đã ngốc quá rồi, lần này chằng nên ngốc nữa. Sao chàng lại có thể tính toán nực cười như vậy? người ta đã chết rồi, thì mình coi như không còn liên hệ gì nữa. Bây giờ chàng đem một nửa lại, vợ con người ta lại hạch hỏi lôi thôi rồi làm sao? chi bằng bây giờ vợ chồng đã nắm số bạc lớn này, thì liệu mau mau lên kinh đô mà sống, lại được gần con gái mình, có phải hay hơn không. Lại còn Địch thân gia trong phủ Thái sư giúp đỡ mình nữa. Mình đã đi xa rồi thì chẳng còn phải lo sợ gì cả.

Đạo Quốc nghe xong bảo:

Mình đi gấp quá, còn ngôi nhà này thì sao? chẳng lẽ bỏ à?

Vương thị bảo:

– Chàng sao vụng tính quá, mình gọi người nào tới, cho ít tiền, bảo coi nhà cho mình, rồi sẽ tính sau, chứ ở đây mà chờ bán nhà hay sao? trường hợp mà gia nhân của Tây Môn Khánh có tới tìm thì mình chỉ cần nói là con gái mình mời mình lên Đông Kinh

Như vậy thì có ba đầu sáu tay, vợ Tây Môn Khánh cũng chẳng dám tìm lên phủ Thái sư tìm mình, mà có dám lên chăng nữa thì lúc đó mình cũng chằng sợ.

Đạo Quốc nói:

– Chẳng gì thì từ trước tới nay vợ chồng mình cũng chịu ơn Tây Môn lão gia nhiều, nay trở mặt quá như vậy thì khó coi.

Vương thị nguýt chồng:

– Cứ làm gì cũng phải cho dễ coi thì đến không có cơm mà ăn. Người ta chiếm đoạt tôi rồi bỏ ra ít lạng bạc, như vậy là tốt lắm hay sao? hôm nọ, tôi nghĩ tình, cũng soạn lễ vật tới điếu tang, con dâm phụ vợ lớn của hắn đã không chịu ra tiếp lại không cho ai ra tiếp, mà còn ở trong nhà chửi mắng tôi nữa. Lúc đó thật tôi đi cũng dở mà ở không xong. Mãi sau con vợ thứ ba của hắn mới miễn cưỡng ra tiếp tôi. Tôi chỉ nói vài ba câu rồi lên kiệu về ngaỵ Thật là vừa tốn tiền lại vừa tức mình. Đấy, nhân nghĩa đấy.

Đạo Quốc không nói gì. Vương thị dọn cơm rượu ra hai vợ chồng ăn uống rồi đi ngủ. Vợ chồng xa nhau lâu ngày, chuyện chăn gối vô cùng nồng đượm.

Hôm sau, mới canh năm, Đạo Quốc đã cho gọi em là Hàn Nhị tới, kể sơ mọi chuyện, bảo coi nhà rồi cho hai chục lạng bạc để làm vốn. Tên du thủ du thực này vui vẻ nhận lời ngay, lại nói:

– Ca ca và tẩu tẩu cứ việc đi, để đó tôi lo cho.

Đạo Quốc bèn gọi hai cỗ xe lớn, chất rương hòm hành lý. Trời vừa sáng thì vợ chồng đem theo tên Vương Hán và hai đứa a hoàn, ngồi xe trực chỉ kinh đô.

Cũng hôm đó, Nguyệt nương bồng con trai là Hiếu ca nhi, cùng Ngọc Lâu, Kim Liên, Tây Môn Đại thư, nhũ mẫu Như Ý và Kính Tế tới mộ phần Tây Môn Khánh làm lễ dâng hương đốt vàng.

Dọc đường, gặp Trương An tới báo:

Hàn Đại thúc về rồi đó, hôm qua tôi có gặp. Nguyệt nương ngạc nhiên:

Hắn về rồi sao không tới gặp tả chắc là hôm nay hắn tới. Nói xong làm lễ mau chóng rồi vội vã trở về nhà.

Về tới nhà, gọi gia nhân lên hỏi, gia nhân nói là chưa thấy Đạo Quốc tới. Nguyệt nương sai ngay Kính Tế tới nhà Đạo Quốc gọi.

Kính Tế tới nhà Đạo Quốc hỏi thì Hàn Nhị ra trả lời:

Cháu gái tôi ở kinh đô mời vợ chồng đại ca tôi lên ở đó rồi.

Còn thuyền hàng hiện ở đâu? Hàn Nhị đáp:

Chuyện đó tôi không được biết.

Kính Tế hoảng lên, vội về thưa lại với Nguyệt nương. Nguyệt nương cũng hết hồn, sai Kính Tế cưỡi ngựa dọc bờ sông hỏi thăm. Kính Tế cưỡi ngựa đi một hồi lâu, gặp ai cũng hỏi, mãi sau mới tìm được thuyền hàng. Gặp Lai Bảo, Lai Bảo đã hỏi ngay:

Hàn quản lý đã đem hai ngàn lạng bạc hàng tơi nhà chưa? Kính Tế đáp:

Có thấy tông tíhc hắn đâu. Mãi sáng nay Đại nương trên đường tới phần mộ lão gia, tình cờ gặp Trương An, Trương An nói là hôm qua có gặp Hàn Đạo Quốc tại huyện. Đại nương sai tôi tới nhà tìm, thì mới hay là vợ chồng hắn lên Đông kinh ở rồi. Do đó đại nương mới phải sai tôi đi tìm ca ca đây.

Lai Bảo nghe xong không nói được lời nào, trong bụng nghĩ thầm:

Thằng khốn này đã lừa mình, thì ra nó đã biết trước mà sắp đặt kế gian rồi.

Thật là:

Mặt gần nhau gang tấc

Lòng xa cách nghìn trùng.

Nghĩ ngợi một lúc, Lai Bảo mời Kính Tế vào một tửu lầu gần bến sông, gợi rượu thịt và ca nữ, bảo Kính Tế ăn uống để mình lo việc, rồi nhân đó chuyển ngầm một ít hàng trị giá chừng một ngàn lạng, đem vào gửi lại tửu lầu, sau đó mới lo khai báo thuế má, rồi cùng Kính Tế gọi xe chở hàng về.

Từ khi Tây Môn Khánh chết, tiệm tơ lụa ở đường Sư Tử đóng cửa. Còn tiệm tơ lụa ở đối diện nhà thì Thôi Bản và Cam quản lý bán hết hàng xong, giao tiền bạc minh bạch rồi cáo từ mà đi. Ngôi nhà đó cũng được bán đi. Chỉ còn tiệm thuốc là được duy trì, do Phó quản lý và Kính Tế trông coi.

Nguyên là Lai Bảo và vợ là Huệ Tường có đứa con trai năm tuổi đặt tên là Tăng Bảo. Vương thị, vợ Hàn Bảo Quốc có đứa cháu gái bốn tuổi, do đó hai bên kết làm thông gia, Nguyệt nương không biết chuyện này.

Lại nói về Lai Bảo, sau khi chở hàng về, gặp Nguyệt nương, mọi việc đổ hết lên đầu Đạo Quốc, nói là Đạo Quốc đã bán hàng lấy tiền trốn đi.

Nguyệt nương liền sai Lai Bảo lên Đông Kinh tìm Đạo Quốc. Lai Bảo nói:

Trời ơi, vợ chồng hắn bây giờ ở trong phủ Thái sư, ai mà dám vào hỏi. Trước kia là lão gia sai đi có việc thì mới dám vào chứ bây giờ thì chịu.

Nguyệt nương bảo:

Địch quản lý gia dầu sao cũng là chỗ thân tình với lão gia trước, chẳng lẽ không giúp đỡ được gì sao.

Lai Bảo đáp:

Đại nương nói tới Địch quản lý gia làm gì, con gái vợ chồng Đạo Quốc được thời, hiện là vợ cưng của Địch quản gia, thì một bên là cha mẹ vợ, một bên là nhà mình, chẳng lẽ Địch quản gia chịu giúp nhà mình hay sao? có khi mình gây chuyệ lại còn mang hoa. nữa. Thôi thì đại nương cứ coi như không có số bạc đó, đừng nên nhắc tới nữa.

Nguyệt nương vô kế khả thi, đành nén giận mà bỏ quan, sau đó gọi Kính Tế vào cùng

Lai BẢo bàn tính chuyện bán số hàng mới đem về. Bàn tới chuyện chia lời, Lai Bảo thấy phần mình ít nên không chịu, nói rằng:

Cậu không buôn bán, không biết chuyện buôn bán cực như thế nào. Tôi kinh nghiệm buôn bán ở chốn giang hồ, biết bao nhiêu vất vả khổ nhọc mới mua được hàng tốt giá rẻ đem về bán được lời nhiều. Giả sử sai một người khác, trẻ người non dạ, thiếu kinh nghiệm, ham ăn chơi thì đừng nói gì lời lãi, mà cả đến tiền vốn cũng không còn. Bây giờ cậu tính thế nào thì tính.

Nguyệt nương bảo:

Mình không còn tiệm để mà bán hàng, vả lại cũng không thể bán từ từ như trước, bây giờ cứ gọi nhà buôn nào tới, đắt rẻ gì mình bán luôn số hàng cho người ta, rồi sẽ tính sau.

Lai Bảo và Kính Tế đi gọi người, bán được số hàng với giá ngoài hai nghìn lạng, bán đổ bán tháo cho mau mà thôi. Kính Tế đem tiền đưa cho Nguyệt nương. Nguyệt nương thưởng cho Lai Bảo ba chục lạng. Lai Bảo vênh mặt không nhận, nói:

Bấy nhiêu thì đại nương nên cất đi làm vốn. Lão gia đã mất, đại nương cũng nên có chút ít sống qua ngày, đưa tôi làm gì. Đại nương cứ cất đi, tôi không cần đâu.

Nói xong bỏ ra ngoài uống rượu.

Lát sau trở và gặp Nguyệt nương trắng trợn hỏi:

Lão gia chết rồi, đại nương còn đang tuổi thanh xuân, chằng lẽ ôm ca nhi đây mà chịu lạnh lùng hay sao?

Nguyệt nương giận uất người lên, không nói được tiếng nào. Lai Bảo cười ha hả bỏ đi. Một hôm, nhận được thư của Địch quản gai từ Đông Kinh gửi về, trước là chia buồn về cái chết của Tây Môn Khánh, sau thì cho biết là Hàn Đạo Quốc nói Tây Môn Khánh hiện có bốn a hoàn là ca nữ, giỏi đàn hát mà lại xinh đẹp, nên muốn hỏi giá tiền để mua lên Đông Kinh hầu hạ lão thái thái vợ Thái sư.

Nguyệt nương xem thư xong hoảng lên, gọi Lai Bảo tới bàn tính. Lai Bảo nghênh ngang bước vào. Nguyệt nương kể rõ sự việc rồi hỏi:

– Bây giờ nên cho chúng nó đi hay là giữ lại?

Lai Bảo không gọi Nguyệt nương là đại nương nữa mà gọi bằng nương tử. Hắn nói:

Nương tử nghĩ sao mà lại hỏi như vậy? giữ chúng nó lại để mà rước hoa. vào thân hay sao? tôi nói cho nương tử biết, con gái vợ chồng Đạo Quốc hiện hầu Lão Thái sư thái thái, vợ chồng Đạo Quốc lại sống chung với con, thì chuyện gì trong nhà này mà phủ Thái sư chẳng biết. Lúc trước, quan nhân nhà này đưa con gái Đạo Quốc lên Đông Kinh làm thiếp của Địch quản gia, tôi đã nói là như vậy chỉ gây mầm họa mà thôi, bây giờ mới thấy lời tôi nói là đúng. Nương tử muốn giữ bốn đứa chúng nó lại cũng không được. Bởi vì phủ Thái sư sẽ sức giấy cho phủ huyện này sai người tới đem đi, lúc đó nương tử không chịu cũng không được, hoặc có muốn gì thì cũng trễ rồi. Chỉ còn cách thế này, là chọn hai đứa gửi đi, thay vì phải gửi bốn đứa. Như vậy còn tạm.

Nguyệt nương ngẫm nghĩ, Lan Hương và Xuân Mai còn phải hầu hạ Ngọc Lâu và Kim Liên, nên không thể cho đi được, Tú Xuân thì phải coi giữ Hiếu ca nhi, chỉ còn Ngọc Tiêu và Nghênh Xuân mà thôi, bèn cho gọi hai đứa vào hỏi xem có chịu đi Đông Kinh hay không. Hai đứa bằng lòng. Nguyệt nưogn bèn sai thu dọn quần áo hành trang, rồi thuê xe, sai Lai Bảo đưa hai đứa lên Đông Kinh. Nào ngờ, trên đường đi, Lai Bảo lần lượt thông gian nhiều lần với cả Ngọc Tiêu lẫn Nghênh Xuân.

Tới kinh đô, tìm vào phủ Thái sư, gặp vợ chồng Hàn Đạo Quốc, Lai Bảo đem hết chuyện ra kể lại, không quên kể công là mình đã che chở cho Đạo Quốc. Đạo Quốc mừng lắm, tạ Ơn Lai Bảo rồi nói:

Nếu không có ca ca đỡ đần cho thì cũng mệt cho tôi. Đành rằng tôi không sợ gì, nhưng cũng mất công lắm.

Về phần Địch quản gia, thấy Ngọc Tiêu và Nghênh Xuân mới chỉ mười bảy mười tám tuổi, xinh đẹp lại giỏi đàn hát thì mừng lắm, vội dẫn ngay vào hầu hạ lão thái thái vợ Thái sư, rồi trở ra đưa hai đĩnh bạc cho Lai Bảo. Lai Bảo ở chơi vài ngày rồi trở về huyện Thanh Hà.

Tới nhà, Lai Bảo giấu đi một đĩnh, chỉ đưa cho Nguyệt nương một đĩnh bạc, rồi tìm đủ cách làm cho Nguyệt nương sợ hãi, đoạn nói:

Nếu không phải tôi mà sai người khác đi thì chẳng được chút bạc nào đâu. Nương tử không biết, bây giờ vợ chồng Đạo Quốc vinh hoa phú quý, hai vợ chồng được ở riêng một toà nhà nguy nga trong phủ Thái sư, gia nhân đầy tớ chật nhà. Địch quản gia xưng hô thì một điều nhạc gia, hai điều nhạc mẫu cung kính lắm. Đứa con gái là Hàn Ái Thư thì phần được Địch quản gia cưng chiều, phần lại được Lão Thái sư thái thái quý mến, nên muốn gì được nấy, muốn một thì được mười, nói một tiếng là ai cũng phải sợ. Bây giờ nó lại trổ mã nữa, đẹp như tiên nga giáng thế, thôi thì gấm lụa đầy thân, vàng đeo ngọc giắt khắp mình, phú quý không sao nói hết. Vậy mà nó nói chuyện với tôi thì một điều Bảo thúc, hai điều Bảo thúc, lễ phép lắm.

Nguyệt nương nghe xong, vội cảm ơn Lai Bảo rồi sai a hoàn dọn rượu thịt thết đãi, sau đo tặng vài lạng bạc nhưng Lai Bảo không thèm nhận. No say xong, Lai Bảo về nhà, đưa một đỉnh bạc cho vợ.

Hôm sau, Lai Bảo cùng đứa em vợ là Lưu Thương ngầm trở lại tửu lầu ở bến sông, lấy số hàng cất giấu ra bán được khoảng ngàn lạng, về mua một ngôi nhà lịch sự Ở ngoài, gần nhà em vợ, mở tiệm tạp hoá. Lai Bảo chỉ ngày ngày uống rượu rong chơi.

Một hôm, vợ Lai Bảo là Huệ Tưởng muốn tới nhà mẹ Vương thị chơi, bèn giả vờ xin Nguyệt nương cho nghỉ một ngày, nói là về thăm mẹ mình, nhưng lại trở về nhà riêng, mặc quần áo sang trọng, trang điểm lộng lẫy, đeo nữ trang đỏ ối, ngồi kiệu mà đi. Lúc về, lại về nhà riêng trước, trút bỏ hết các thứ ra, mặc quần áo cũ rách rồi mới đi bộ về nhà chủ, Nguyệt nương hoàn toàn không hay biết.

Lai Bảo thì thường uống rượu say, vào phòng Nguyệt nương buông lời thô lỗ chọc ghẹo tán tỉnh, nhưng điều bị Nguyệt nương mắng, phải quay ray.

Đám nữ gia nhân trong nhà lại nói với Nguyệt nương:

Vợ chồng Lai Bảo kết thông gia với nhà họ Vương, bên vợ của Hàn Đạo Quốc. Hôm nọ vợ Lai Bảo mặc quần áo đẹp, trang điểm loè loẹt, ngồi kiệu mà đến thăm Vương lão, mẹ vợ Đạo Quốc.

Kim Liên cũng biết chuyện đó, có nói với Nguyệt nương mấy lần, nhưng Nguyệt nương không nói gì. Huệ Tường biết chuyện, tức giận lắm, thường nói đông nói tây, chửi xiên chửi xéo. Lai Bảo thì thường nói với đám gia nhân rằng:

Chúng bay ở nhà mà biết gì, đừng có chõ mõm vào việc người tạ Như Đạo Quốc đó, nó lấy tiền của chủ cả mấy ngàn lạng bạc rồi lên Đông Kinh ở sung sướng, có đứa nào dám động đến lông chân nó đâu. Vợ chồng tao đàng hoàng tử tế thì lại nói là ăn cắp tiền của chủ mà may mặc sắm sửa. Rõ là ở đời người ta chỉ nghe lời nói dối chứ chẳng ai chịu nghe lời nói thật, do đó mới có đứa dám đặt điều cho vợ chồng tao.

Có lúc lại mắng:

Thật đáng ghét cho con dâm phụ nào thối miệng, bảo vợ chồng tao chuyển tiền của chủ về nhà, có biết đâu là vợ chồng tao thiếu thốn, phải vay tiền của bà dì mà may mặc sắm sửa đấy chứ. Vậy mà có những con dâm phụ nói ra nói vào, chắc là chúng nó muốn vợ chồng tao ra khỏi nhà này. Được rồi, vợ chồng tao đi chứ chẳng sợ gì, đi rồi chống mắt nhìn xem mấy con dâm phụ đó có ở được lâu trong nhà Tây Môn Khánh này hay không.

Vợ chồng Lai Bảo ngày càng làm quá, ăn nói vô lễ, hành động hỗn láo ngang ngược. Nguyệt nương giận lắm, nhưng biết là không thể trừng trị được, đành gọi vợ chồng Lai Bảo lên, đuổi ra khỏi nhà.

Vợ chồng Lai Bảo vênh váo dọn đồ đạc đi, vừa dọn vừa mắng mèo quèo chó. Sau đó hai vợ chồng nghiễm nhiên làm chủ cửa tiệm tạp hoá đồ sộ.

Thật là:

Thế bại, tớ khinh chủ,

Vận suy, quỷ hại người.

Gia nhân đày tớ là như vậy, cho nên nuôi gia nhân đầy tớ trong nhà cũng nên cẩn thận phòng xa.

Bình luận
720
× sticky