Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Lần đầu tôi nhìn thấy Catherine là khi cô mặc bộ váy đỏ thắm và đang nôn nóng lật một cuốn tạp chí trong phòng chờ của tôi. Cô ấy đang thở gấp. Trước đó 20 phút, cô đã đi lại ngoài hành lang văn phòng khoa Tâm thần, cố thuyết phục mình không hủy cuộc hẹn với tôi và bỏ chạy.

Tôi đi ra phòng đợi chào cô và chúng tôi bắt tay nhau. Tôi nhận thấy tay cô ấy lạnh và ẩm ướt, thể hiện sự hồi hộp. Thực sự, cô đã mất hai tháng để lấy can đảm cho cuộc hẹn gặp tôi, ngay cả khi hai bác sỹ trong bệnh viện mà cô tin tưởng ra sức khuyên cô ấy nhờ tôi giúp. Cuối cùng thì cô cũng đã ở đây.

Catherine là một phụ nữ cực kỳ hấp dẫn với mái tóc vàng ngang vai và đôi mắt nâu. Vào lúc đó, cô là kỹ thuật viên phòng thí nghiệm của bệnh viện mà tôi là trưởng khoa Tâm thần và cô kiếm thêm thu nhập bằng việc trình diễn áo tắm.

Tôi dẫn cô ấy vào văn phòng của mình, đi ngang qua chiếc sô pha để đến chiếc ghế bành da lớn. Chúng tôi ngồi đối diện nhau qua chiếc bàn hình bán nguyệt của tôi. Catherine ngã người trên ghế của mình, im lặng và không biết bắt đầu từ đâu. Tôi chờ đợi, mong cô ấy chọn được cách mở đầu, nhưng sau vài phút, tôi đành bắt đầu hỏi về quá khứ của cô ấy. Trong cuộc gặp đầu tiên đó, chúng tôi bắt đầu tìm hiểu cô ấy là ai và tại sao cô lại đến gặp tôi.

Để trả lời những câu hỏi của tôi, Catherine đã kể chuyện của mình. Cô là con giữa, lớn lên trong một gia đình Công giáo bảo thủ tại một thành phố nhỏ của Massachusetts. Anh của cô – sinh trước cô ba năm – rất mạnh mẽ và vui thích với sự tự do mà cô không bao giờ được phép. Em cô ấy là con cưng của bố mẹ.

Khi chúng tôi bắt đầu nói về những triệu chứng của cô thì cô ấy hồi hộp và căng thẳng hơn thấy rõ. Cô nói nhanh, nghiêng người về phía trước và chống hai cùi chỏ lên bàn. Cuộc sống của cô luôn trĩu nặng những nỗi sợ hãi. Cô sợ nước, sợ ngạt đến mức không thể nuốt các viên thuốc, sợ máy bay, sợ bóng tối và khiếp hãi cái chết. Trong thời gian gần đây, nỗi sợ của cô trở nên tồi tệ hơn. Để tạo cảm giác an toàn, cô thường ngủ trong phòng chứa đồ của nhà mình. Cô bị trằn trọc khoảng hai đến ba giờ đồng hồ mới ngủ được. Giấc ngủ của cô nông, chập chờn và thường thức giấc. Ác mộng và tình trạng mộng du từng hủy hoại tuổi thơ của cô đang trở lại. Khi những triệu chứng đó và nỗi sợ ngày càng đè nặng, cô càng trở nên trầm cảm.

Khi Catherine tiếp tục nói, tôi có thể cảm nhận được cô ấy đã phải chịu đựng nhiều như thế nào. Trong nhiều năm, tôi đã từng giúp nhiều bệnh nhân như Catherine vượt qua nỗi thống khổ của sự sợ hãi và tôi cảm thấy tự tin rằng mình cũng có thể giúp cô ấy. Tôi quyết định là chúng tôi sẽ đi sâu tìm hiểu tuổi thơ, xác định nguồn gốc những vấn đề của cô. Thường thì sự thấu hiểu như thế có thể giúp giải tỏa sự kích động. Trong trường hợp cần thiết, nếu cô ấy có thể uống thuốc viên được, tôi sẽ kê một vài loại thuốc chống kích động loại nhẹ giúp cô dễ chịu hơn. Đây là biện pháp chữa trị thông thường theo giáo khoa cho những triệu chứng của Catherine, tôi cũng chưa bao giờ ngần ngại phải dùng thuốc an thần hay thậm chí thuốc chống trầm cảm để chữa trị chứng sợ hãi, hồi hộp trầm trọng mãn tính. Hiện thời tôi dùng những toa thuốc này một cách hết sức hạn chế và mang tính tạm thời nếu cần. Không có loại thuốc nào có thể chữa được tận gốc những triệu chứng này. Kinh nghiệm của tôi với Catherine và những người khác giống cô đã chứng tỏ điều đó. Giờ đây tôi biết rằng có những cách chữa trị chứ không chỉ là ngăn chặn hay che đậy các triệu chứng như thế.

Trong buổi chữa trị đầu tiên, tôi thử nhẹ nhàng đưa cô trở lại thời thơ ấu. Vì Catherine nhớ được rất ít sự kiện trong những năm đó nên tôi đã ghi chú về khả năng sử dụng biện pháp thôi miên để khắc phục tình trạng khó khăn này. Cô ấy không thể nhớ được bất kỳ sự kiện gây chấn thương đặc biệt nào trong tuổi thơ có thể giải thích được nỗi sợ hãi lan tràn này.

Khi cô cố gắng và căng óc để nhớ thì những mảnh ký ức rời rạc xuất hiện. Lúc khoảng năm tuổi, cô đã sợ đến đờ người khi có ai đó xô cô khỏi cầu nhảy xuống hồ bơi. Tuy nhiên, cô nói rằng ngay cả trước tai nạn này thì mình cũng chưa bao giờ cảm thấy thoải mái khi ở dưới nước. Lúc Catherine được bảy tuổi, mẹ cô bị trầm cảm rất nặng. Sự xa cách lạ lùng của bà mẹ với gia đình nghiêm trọng đến mức phải nhờ đến bác sỹ tâm lý và những liệu pháp trị liệu bằng sốc điện. Những đợt trị liệu này đã làm mẹ cô khó nhớ được mọi chuyện. Trải nghiệm của mẹ làm Catherine khiếp sợ nhưng khi tình trạng của bà khá lên và trở lại là “chính mình” thì Catherine cho biết là nỗi sợ của cô cũng dần biến mất. Cha cô có tiền sử nghiện rượu và thỉnh thoảng anh cô phải đến quán rượu để đưa ông về nhà. Cha cô ngày càng uống nhiều hơn và càng thường xuyên gây gổ với mẹ cô nên sau đó bà trở nên thất thường và khép kín. Tuy nhiên, Catherine coi đây là kiểu mẫu gia đình có thể chấp nhận được.

Mọi chuyện bên ngoài gia đình lại tốt đẹp hơn. Cô bắt đầu hẹn hò khi học trung học và dễ dàng hòa đồng với bạn bè của mình – những người hầu hết cô đã quen biết trong nhiều năm. Tuy nhiên, cô thấy khó tin tưởng người khác, nhất là những người không thuộc nhóm bạn thân cận của mình.

Tín ngưỡng của cô đơn giản và không có gì đáng ngờ. Cô được nuôi dạy để tin vào tập tục và tín điều công giáo, cô cũng chưa bao giờ mảy may nghi ngờ tính đúng đắn và hợp lý trong niềm tin của mình. Cô tin rằng nếu là một giáo dân tốt và sống hợp đạo bằng cách giữ đức tin và nghi lễ thì sẽ được tưởng thưởng bằng việc được lên thiên đàng; nếu không sẽ bị vào luyện ngục hay địa ngục. Đức Chúa cha và con sẽ phán xét sau cùng. Sau này tôi biết được rằng Catherine không tin vào tái sinh; thực tế, cô biết rất ít về khái niệm này dù cô có đọc một chút về Ấn Độ giáo. Tái sinh là ý tưởng trái ngược với niềm tin và hiểu biết của cô. Cô chưa từng đọc tác phẩm nào về siêu hình học hay huyền bí và cũng không có hứng thú với chúng. Cô an ổn trong đức tin của mình.

Sau khi tốt nghiệp trung học, Catherine hoàn tất chương trình hai năm về kỹ thuật và trở thành kỹ thuật viên phòng thí nghiệm. Có nghề nghiệp và được anh trai khuyến khích chuyển đến Tampa, Catherine tìm được công việc tại Miami trong một bệnh viện có phối hợp đào tạo với trường Y của đại học Miami. Cô chuyển đến Miami mùa xuân năm 1974 lúc 21 tuổi.

Cuộc sống ở thành phố nhỏ của Catherine dễ chịu hơn cuộc sống ở Miami nhưng cô vui mừng vì đã thoát khỏi những vấn đề của gia đình mình.

Trong năm đầu tiên ở Miami, Catherine gặp Stuart. Theo đạo Do Thái, đã kết hôn và có hai con, anh ta khác hẳn những người đàn ông cô từng hẹn hò. Anh là một bác sỹ thành đạt, mạnh mẽ và tham vọng. Giữa họ có sự thu hút không thể cưỡng lại được nhưng cuộc tình cũng đầy trắc trở và nhiều cung bậc cảm xúc. Anh có một số điểm khiến cô đam mê và như thể bị bỏ bùa. Thời gian Catherine bắt đầu trị liệu, cuộc tình của cô với Stuart đã ở vào năm thứ sáu và hết sức nồng nàn, nếu không muốn nói là tuyệt vời. Catherine không thể cưỡng lại Stuart dù anh ta đối xử tệ với cô còn cô cũng từng giận dữ vì sự dối trá, thất hứa và thiếu thành thật của anh ta.

Một vài tháng trước cuộc hẹn với tôi, Catherine đã được yêu cầu phẫu thuật thanh quản vì u lành tính. Cô đã hồi hộp trước cuộc giải phẫu và trở nên hoàn toàn khiếp sợ khi tỉnh lại trong phòng mổ. Nhân viên điều dưỡng phải mất hàng giờ để giúp cô bình tĩnh trở lại. Sau cuộc giải phẫu ở bệnh viện, cô đã tìm bằng được bác sỹ Edward Poole. Ed là một bác sỹ nhi khoa tốt bụng mà Catherine đã gặp khi làm ở bệnh viện. Cả hai đều cảm thấy gắn bó ngay lập tức và đã phát triển một tình bạn mật thiết. Catherine trò chuyện thoải mái với Ed, kể cho anh nghe về nỗi sợ hãi, mối quan hệ với Stuart và cảm giác đang đánh mất khả năng kiểm soát cuộc đời mình. Anh ấy khẩn thiết yêu cầu cô xin một cuộc hẹn với tôi và chỉ với tôi chứ không phải với bất kỳ bác sỹ tâm lý nào khác trợ lý cho tôi. Khi Ed gọi để báo cho tôi đề nghị của mình, anh giải thích rằng vì một vài lý do nào đó anh nghĩ chỉ có tôi mới có thể thực sự hiểu Catherine, dù rằng những bác sỹ tâm lý khác cũng có kỹ năng và chuyên môn xuất sắc. Tuy nhiên, Catherine đã không gọi cho tôi.

Tám tuần trôi qua. Ngập trong những công việc bận rộn của trưởng khoa Tâm thần, tôi quên mất cuộc gọi của Ed. Sự sợ hãi và chứng hoảng loạn vô cớ của Catherine ngày càng tệ hơn. Bác sỹ Frank Acker – trưởng bộ môn giải phẫu – đã quen biết Catherine nhiều năm và thường trêu đùa thân thiện mỗi khi ông đến thăm phòng thí nghiệm mà cô làm việc. Ông ấy cũng nhận thấy tình trạng không vui và cảm nhận được sự căng thẳng của cô trong thời gian gần đây. Vài lần ông định nói với cô nhưng ngại ngần nên thôi. Một chiều nọ, Frank lái xe đến một bệnh viện nhỏ xa thành phố để giảng bài. Trên đường đi, ông trông thấy Catherine đang lái xe về nhà cũng ở gần bệnh viện đó và bất ngờ vẫy cô tấp vào vệ đường. Ông đã hét qua cửa xe “Tôi muốn cô đến gặp bác sỹ Weiss ngay”, “Không chậm trễ”. Mặc dù các bác sỹ giải phẫu thường hành động nhanh nhẹn nhưng Frank cũng cảm thấy ngạc nghiên về sự mạnh bạo quá mức của mình.

Những cơn hoảng hốt và lo lắng của Catherine ngày càng tăng cả về tần suất lẫn thời gian. Cô bắt đầu gặp đi gặp lại hai cơn ác mộng. Trong một cơn ác mộng, chiếc cầu sụp đổ khi cô lái xe ngang qua đó. Chiếc xe đâm xuống nước, cô bị kẹt trong đó và chết đuối. Trong ác mộng thứ hai, cô bị kẹt trong một căn phòng tối đen, vấp té lên đồ vật và không thể tìm được đường thoát ra ngoài. Cuối cùng, cô đến gặp tôi.

Vào thời điểm buổi trị liệu đầu tiên của tôi với Catherine bắt đầu, tôi không bao giờ nghĩ rằng đời mình rồi sẽ thay đổi hoàn toàn mà chất xúc tác là người phụ nữ sợ sệt, bối rối ngồi đối diện với mình qua chiếc bàn này và tôi sẽ không bao giờ trở lại như trước đây được nữa.

Lần đầu tôi nhìn thấy Catherine là khi cô mặc bộ váy đỏ thắm và đang nôn nóng lật một cuốn tạp chí trong phòng chờ của tôi. Cô ấy đang thở gấp. Trước đó 20 phút, cô đã đi lại ngoài hành lang văn phòng khoa Tâm thần, cố thuyết phục mình không hủy cuộc hẹn với tôi và bỏ chạy.

Tôi đi ra phòng đợi chào cô và chúng tôi bắt tay nhau. Tôi nhận thấy tay cô ấy lạnh và ẩm ướt, thể hiện sự hồi hộp. Thực sự, cô đã mất hai tháng để lấy can đảm cho cuộc hẹn gặp tôi, ngay cả khi hai bác sỹ trong bệnh viện mà cô tin tưởng ra sức khuyên cô ấy nhờ tôi giúp. Cuối cùng thì cô cũng đã ở đây.

Catherine là một phụ nữ cực kỳ hấp dẫn với mái tóc vàng ngang vai và đôi mắt nâu. Vào lúc đó, cô là kỹ thuật viên phòng thí nghiệm của bệnh viện mà tôi là trưởng khoa Tâm thần và cô kiếm thêm thu nhập bằng việc trình diễn áo tắm.

Tôi dẫn cô ấy vào văn phòng của mình, đi ngang qua chiếc sô pha để đến chiếc ghế bành da lớn. Chúng tôi ngồi đối diện nhau qua chiếc bàn hình bán nguyệt của tôi. Catherine ngã người trên ghế của mình, im lặng và không biết bắt đầu từ đâu. Tôi chờ đợi, mong cô ấy chọn được cách mở đầu, nhưng sau vài phút, tôi đành bắt đầu hỏi về quá khứ của cô ấy. Trong cuộc gặp đầu tiên đó, chúng tôi bắt đầu tìm hiểu cô ấy là ai và tại sao cô lại đến gặp tôi.

Để trả lời những câu hỏi của tôi, Catherine đã kể chuyện của mình. Cô là con giữa, lớn lên trong một gia đình Công giáo bảo thủ tại một thành phố nhỏ của Massachusetts. Anh của cô – sinh trước cô ba năm – rất mạnh mẽ và vui thích với sự tự do mà cô không bao giờ được phép. Em cô ấy là con cưng của bố mẹ.

Khi chúng tôi bắt đầu nói về những triệu chứng của cô thì cô ấy hồi hộp và căng thẳng hơn thấy rõ. Cô nói nhanh, nghiêng người về phía trước và chống hai cùi chỏ lên bàn. Cuộc sống của cô luôn trĩu nặng những nỗi sợ hãi. Cô sợ nước, sợ ngạt đến mức không thể nuốt các viên thuốc, sợ máy bay, sợ bóng tối và khiếp hãi cái chết. Trong thời gian gần đây, nỗi sợ của cô trở nên tồi tệ hơn. Để tạo cảm giác an toàn, cô thường ngủ trong phòng chứa đồ của nhà mình. Cô bị trằn trọc khoảng hai đến ba giờ đồng hồ mới ngủ được. Giấc ngủ của cô nông, chập chờn và thường thức giấc. Ác mộng và tình trạng mộng du từng hủy hoại tuổi thơ của cô đang trở lại. Khi những triệu chứng đó và nỗi sợ ngày càng đè nặng, cô càng trở nên trầm cảm.

Khi Catherine tiếp tục nói, tôi có thể cảm nhận được cô ấy đã phải chịu đựng nhiều như thế nào. Trong nhiều năm, tôi đã từng giúp nhiều bệnh nhân như Catherine vượt qua nỗi thống khổ của sự sợ hãi và tôi cảm thấy tự tin rằng mình cũng có thể giúp cô ấy. Tôi quyết định là chúng tôi sẽ đi sâu tìm hiểu tuổi thơ, xác định nguồn gốc những vấn đề của cô. Thường thì sự thấu hiểu như thế có thể giúp giải tỏa sự kích động. Trong trường hợp cần thiết, nếu cô ấy có thể uống thuốc viên được, tôi sẽ kê một vài loại thuốc chống kích động loại nhẹ giúp cô dễ chịu hơn. Đây là biện pháp chữa trị thông thường theo giáo khoa cho những triệu chứng của Catherine, tôi cũng chưa bao giờ ngần ngại phải dùng thuốc an thần hay thậm chí thuốc chống trầm cảm để chữa trị chứng sợ hãi, hồi hộp trầm trọng mãn tính. Hiện thời tôi dùng những toa thuốc này một cách hết sức hạn chế và mang tính tạm thời nếu cần. Không có loại thuốc nào có thể chữa được tận gốc những triệu chứng này. Kinh nghiệm của tôi với Catherine và những người khác giống cô đã chứng tỏ điều đó. Giờ đây tôi biết rằng có những cách chữa trị chứ không chỉ là ngăn chặn hay che đậy các triệu chứng như thế.

Trong buổi chữa trị đầu tiên, tôi thử nhẹ nhàng đưa cô trở lại thời thơ ấu. Vì Catherine nhớ được rất ít sự kiện trong những năm đó nên tôi đã ghi chú về khả năng sử dụng biện pháp thôi miên để khắc phục tình trạng khó khăn này. Cô ấy không thể nhớ được bất kỳ sự kiện gây chấn thương đặc biệt nào trong tuổi thơ có thể giải thích được nỗi sợ hãi lan tràn này.

Khi cô cố gắng và căng óc để nhớ thì những mảnh ký ức rời rạc xuất hiện. Lúc khoảng năm tuổi, cô đã sợ đến đờ người khi có ai đó xô cô khỏi cầu nhảy xuống hồ bơi. Tuy nhiên, cô nói rằng ngay cả trước tai nạn này thì mình cũng chưa bao giờ cảm thấy thoải mái khi ở dưới nước. Lúc Catherine được bảy tuổi, mẹ cô bị trầm cảm rất nặng. Sự xa cách lạ lùng của bà mẹ với gia đình nghiêm trọng đến mức phải nhờ đến bác sỹ tâm lý và những liệu pháp trị liệu bằng sốc điện. Những đợt trị liệu này đã làm mẹ cô khó nhớ được mọi chuyện. Trải nghiệm của mẹ làm Catherine khiếp sợ nhưng khi tình trạng của bà khá lên và trở lại là “chính mình” thì Catherine cho biết là nỗi sợ của cô cũng dần biến mất. Cha cô có tiền sử nghiện rượu và thỉnh thoảng anh cô phải đến quán rượu để đưa ông về nhà. Cha cô ngày càng uống nhiều hơn và càng thường xuyên gây gổ với mẹ cô nên sau đó bà trở nên thất thường và khép kín. Tuy nhiên, Catherine coi đây là kiểu mẫu gia đình có thể chấp nhận được.

Mọi chuyện bên ngoài gia đình lại tốt đẹp hơn. Cô bắt đầu hẹn hò khi học trung học và dễ dàng hòa đồng với bạn bè của mình – những người hầu hết cô đã quen biết trong nhiều năm. Tuy nhiên, cô thấy khó tin tưởng người khác, nhất là những người không thuộc nhóm bạn thân cận của mình.

Tín ngưỡng của cô đơn giản và không có gì đáng ngờ. Cô được nuôi dạy để tin vào tập tục và tín điều công giáo, cô cũng chưa bao giờ mảy may nghi ngờ tính đúng đắn và hợp lý trong niềm tin của mình. Cô tin rằng nếu là một giáo dân tốt và sống hợp đạo bằng cách giữ đức tin và nghi lễ thì sẽ được tưởng thưởng bằng việc được lên thiên đàng; nếu không sẽ bị vào luyện ngục hay địa ngục. Đức Chúa cha và con sẽ phán xét sau cùng. Sau này tôi biết được rằng Catherine không tin vào tái sinh; thực tế, cô biết rất ít về khái niệm này dù cô có đọc một chút về Ấn Độ giáo. Tái sinh là ý tưởng trái ngược với niềm tin và hiểu biết của cô. Cô chưa từng đọc tác phẩm nào về siêu hình học hay huyền bí và cũng không có hứng thú với chúng. Cô an ổn trong đức tin của mình.

Sau khi tốt nghiệp trung học, Catherine hoàn tất chương trình hai năm về kỹ thuật và trở thành kỹ thuật viên phòng thí nghiệm. Có nghề nghiệp và được anh trai khuyến khích chuyển đến Tampa, Catherine tìm được công việc tại Miami trong một bệnh viện có phối hợp đào tạo với trường Y của đại học Miami. Cô chuyển đến Miami mùa xuân năm 1974 lúc 21 tuổi.

Cuộc sống ở thành phố nhỏ của Catherine dễ chịu hơn cuộc sống ở Miami nhưng cô vui mừng vì đã thoát khỏi những vấn đề của gia đình mình.

Trong năm đầu tiên ở Miami, Catherine gặp Stuart. Theo đạo Do Thái, đã kết hôn và có hai con, anh ta khác hẳn những người đàn ông cô từng hẹn hò. Anh là một bác sỹ thành đạt, mạnh mẽ và tham vọng. Giữa họ có sự thu hút không thể cưỡng lại được nhưng cuộc tình cũng đầy trắc trở và nhiều cung bậc cảm xúc. Anh có một số điểm khiến cô đam mê và như thể bị bỏ bùa. Thời gian Catherine bắt đầu trị liệu, cuộc tình của cô với Stuart đã ở vào năm thứ sáu và hết sức nồng nàn, nếu không muốn nói là tuyệt vời. Catherine không thể cưỡng lại Stuart dù anh ta đối xử tệ với cô còn cô cũng từng giận dữ vì sự dối trá, thất hứa và thiếu thành thật của anh ta.

Một vài tháng trước cuộc hẹn với tôi, Catherine đã được yêu cầu phẫu thuật thanh quản vì u lành tính. Cô đã hồi hộp trước cuộc giải phẫu và trở nên hoàn toàn khiếp sợ khi tỉnh lại trong phòng mổ. Nhân viên điều dưỡng phải mất hàng giờ để giúp cô bình tĩnh trở lại. Sau cuộc giải phẫu ở bệnh viện, cô đã tìm bằng được bác sỹ Edward Poole. Ed là một bác sỹ nhi khoa tốt bụng mà Catherine đã gặp khi làm ở bệnh viện. Cả hai đều cảm thấy gắn bó ngay lập tức và đã phát triển một tình bạn mật thiết. Catherine trò chuyện thoải mái với Ed, kể cho anh nghe về nỗi sợ hãi, mối quan hệ với Stuart và cảm giác đang đánh mất khả năng kiểm soát cuộc đời mình. Anh ấy khẩn thiết yêu cầu cô xin một cuộc hẹn với tôi và chỉ với tôi chứ không phải với bất kỳ bác sỹ tâm lý nào khác trợ lý cho tôi. Khi Ed gọi để báo cho tôi đề nghị của mình, anh giải thích rằng vì một vài lý do nào đó anh nghĩ chỉ có tôi mới có thể thực sự hiểu Catherine, dù rằng những bác sỹ tâm lý khác cũng có kỹ năng và chuyên môn xuất sắc. Tuy nhiên, Catherine đã không gọi cho tôi.

Tám tuần trôi qua. Ngập trong những công việc bận rộn của trưởng khoa Tâm thần, tôi quên mất cuộc gọi của Ed. Sự sợ hãi và chứng hoảng loạn vô cớ của Catherine ngày càng tệ hơn. Bác sỹ Frank Acker – trưởng bộ môn giải phẫu – đã quen biết Catherine nhiều năm và thường trêu đùa thân thiện mỗi khi ông đến thăm phòng thí nghiệm mà cô làm việc. Ông ấy cũng nhận thấy tình trạng không vui và cảm nhận được sự căng thẳng của cô trong thời gian gần đây. Vài lần ông định nói với cô nhưng ngại ngần nên thôi. Một chiều nọ, Frank lái xe đến một bệnh viện nhỏ xa thành phố để giảng bài. Trên đường đi, ông trông thấy Catherine đang lái xe về nhà cũng ở gần bệnh viện đó và bất ngờ vẫy cô tấp vào vệ đường. Ông đã hét qua cửa xe “Tôi muốn cô đến gặp bác sỹ Weiss ngay”, “Không chậm trễ”. Mặc dù các bác sỹ giải phẫu thường hành động nhanh nhẹn nhưng Frank cũng cảm thấy ngạc nghiên về sự mạnh bạo quá mức của mình.

Những cơn hoảng hốt và lo lắng của Catherine ngày càng tăng cả về tần suất lẫn thời gian. Cô bắt đầu gặp đi gặp lại hai cơn ác mộng. Trong một cơn ác mộng, chiếc cầu sụp đổ khi cô lái xe ngang qua đó. Chiếc xe đâm xuống nước, cô bị kẹt trong đó và chết đuối. Trong ác mộng thứ hai, cô bị kẹt trong một căn phòng tối đen, vấp té lên đồ vật và không thể tìm được đường thoát ra ngoài. Cuối cùng, cô đến gặp tôi.

Vào thời điểm buổi trị liệu đầu tiên của tôi với Catherine bắt đầu, tôi không bao giờ nghĩ rằng đời mình rồi sẽ thay đổi hoàn toàn mà chất xúc tác là người phụ nữ sợ sệt, bối rối ngồi đối diện với mình qua chiếc bàn này và tôi sẽ không bao giờ trở lại như trước đây được nữa.

Bình luận