Gần bốn năm đã trôi qua kể từ khi tôi và Catherine cùng trải qua chuyện khó tin này. Nó đã thay đổi cả hai chúng tôi thật sâu sắc.
Thỉnh thoảng, cô ấy có tạt ngang văn phòng của tôi để chào hỏi hay thảo luận một vấn đề mà cô gặp phải. Cô không bao giờ có nhu cầu cũng như không mong mỏi sẽ lại được thôi miên hồi quy để đối mặt với một triệu chứng hay để tìm hiểu xem một người mới trong cuộc sống của cô có liên hệ với mình như thế nào trong những kiếp trước.
Công việc của chúng tôi đã xong. Catherine giờ đây hoàn toàn vui thích với cuộc sống của mình, không còn bị hủy hoại vì những triệu chứng gây thương tổn. Cô đã tìm được cảm giác hạnh phúc và hài lòng mà cô nghĩ là mình sẽ không bao giờ đạt được. Cô không còn sợ bệnh tật hay cái chết. Giờ đây, cuộc sống của cô đã có ý nghĩa và mục đích khi cô cân bằng và hòa hợp với chính mình. Cô tỏa ra một sự an lành nội tâm mà nhiều người thèm muốn nhưng chỉ có rất ít người đạt được. Cô cảm nhận nhiều hơn về tâm linh. Với Catherine, những gì đã xảy ra đều rất thật. Cô không nghi ngờ tính chân thật của bất kỳ chi tiết nào và cô chấp nhận tất cả như một phần khắng khít, xác định cô là ai. Cô không quan tâm đến việc theo đuổi nghiên cứu hiện tượng siêu linh, cảm nhận được rằng cô “biết” theo cách riêng mà không thể nào học được qua sách vở hay sự giảng giải. Những người đang hấp hối hay có người thân đang hấp hối thường tìm đến cô. Họ dường như bị hút về phía cô. Cô ngồi và trò chuyện với họ thế rồi họ cảm thấy tốt hơn.
Cuộc sống của tôi cũng thay đổi sâu sắc gần như của Catherine. Tôi trở nên có khả năng trực giác hơn, biết nhiều hơn về những phần bí mật, che giấu của bệnh nhân, đồng nghiệp và bạn bè. Tôi dường như biết rất nhiều về chúng thậm chí ngay cả trước khi tôi cần. Hệ giá trị và mục đích sống của tôi đã chuyển sang hướng nhân bản hơn, ít tích lũy hơn. Những nhà tâm linh, bà đồng, thầy lang và những người khác xuất hiện thường xuyên hơn trong đời tôi và tôi bắt đầu đánh giá khả năng của họ một cách có hệ thống. Carole cũng đã phát triển cùng tôi. Cô trở nên đặc biệt khéo léo trong việc tư vấn về vấn đề sống và chết, giờ đây cô ấy cũng đang điều hành những nhóm hỗ trợ các bệnh nhân đang hấp hối vì bệnh AIDS.
Tôi đã bắt đầu thiền định, thứ mà mãi đến gần đây tôi vẫn nghĩ chỉ có người theo Ấn Độ giáo và những người dân California mới thực hành. Những bài học được truyền qua Catherine đã trở thành một phần ý thức trong đời sống thường nhật của tôi. Luôn nhớ đến ý nghĩa sâu xa hơn của cuộc sống và của cái chết như là một phần tự nhiên của sự sống, tôi trở nên kiên nhẫn hơn, thông cảm hơn, thương yêu hơn. Tôi cũng cảm thấy có trách nhiệm hơn với những hành động của mình dù tiêu cực hay cao quý. Tôi biết sẽ có giá phải trả cho mọi thứ. Thật sự là gieo gió ắt phải gặt bão.
Tôi vẫn viết những công trình khoa học, giảng bài tại các hội thảo chuyên môn và điều hành khoa Tâm thần học. Nhưng giờ đây tôi đứng trong cả hai thế giới; thế giới hiện tượng của năm giác quan trình hiện qua những cơ thể cũng như nhu cầu vật chất của chúng ta và thế giới kỳ diệu hơn của không gian phi vật chất, trình hiện bằng tâm hồn và linh hồn của chúng ta. Tôi biết rằng những thế giới này kết nối với nhau và tất cả đều là năng lượng. Tuy nhiên dường như chúng lại rất cách biệt nhau. Công việc của tôi là kết nối những thế giới này, thực hiện những tài liệu cẩn trọng và khoa học về tính thống nhất của những thế giới đó.
Gia đình tôi cũng được thịnh vượng. Carole và Amy trở nên có khả năng siêu nhiên hơn thông thường và chúng tôi vui vẻ khuyến khích phát triển hơn nữa những kỹ năng này. Jordan đã trở thành một cậu thiếu niên mạnh mẽ và có tư chất hấp dẫn, một nhà lãnh đạo bẩm sinh. Cuối cùng tôi trở nên ít cứng nhắc hơn và thỉnh thoảng cũng có những giấc mơ bất thường.
Trong suốt vài tháng sau phiên trị liệu cuối cùng của Catherine, một khuynh hướng kỳ dị bắt đầu xuất hiện trong giấc ngủ của tôi. Thỉnh thoảng tôi có một giấc mơ sống động, trong đó tôi hoặc là đang lắng nghe một bài giảng, hoặc đang đặt những câu hỏi cho giảng viên. Tên của thầy giáo trong giấc mơ là Philo. Lúc tỉnh lại, đôi lúc tôi nhớ một vài nội dung đã được thảo luận nên ghi lại vắn tắt. Tôi cũng đưa vào đây vài thí dụ. Đầu tiên là một bài giảng và tôi nhận ra ảnh hưởng trong thông điệp của các Bậc thầy.
“… Sự thông thái đạt được rất chậm. Sở dĩ như vậy là vì tri thức trí năng để có thể đạt được dễ dàng thì phải chuyển đổi thành ‘cảm xúc,’ hay tiềm thức, tri thức. Một khi đã được chuyển đổi, dấu ấn này là vĩnh viễn. Hành vi thực tế là chất xúc tác cần thiết cho phản ứng này. Nếu không có hành động, những khái niệm sẽ tàn úa và phai mờ. Kiến thức lý thuyết mà không có ứng dụng thực tế thì không đủ.
“Sự cân bằng và hài hòa ngày nay bị bỏ mặc dù chúng là những nền tảng của sự thông thái. Mọi chuyện đều bị làm cho thừa thãi. Con người bị thừa cân vì ăn quá mức. Những người chạy bộ bỏ mặc vẻ ngoài của họ và những người khác vì họ chạy quá mức. Con người dường như tham lam quá mức. Họ uống quá nhiều, hút quá nhiều, chè chén quá nhiều (hay quá ít), nói quá nhiều chuyện vô nghĩa, lo lắng quá nhiều. Nghĩ quá nhiều rằng trắng đen rạch ròi. Có tất cả hay trắng tay. Đây không phải là bản chất của thiên nhiên.
“Trong thiên nhiên có sự cân bằng. Thú vật hủy hoại số lượng nhỏ. Những hệ sinh thái không hủy diệt hàng loạt. Cây cối bị tiêu thụ để rồi tăng trưởng. Các nguồn dưỡng chất được hấp thụ để rồi lại được làm đầy. Hoa để thưởng thức, quả để ăn nhưng rễ thì được bảo tồn.
“Con người không học sự cân bằng nói gì đến thực tập nó. Họ bị dẫn dắt bởi thói háu ăn và tham vọng, bị lèo lái vì sợ hãi. Theo hướng này thì cuối cùng họ sẽ tự hủy diệt. Nhưng thiên nhiên sẽ sống còn; ít nhất là thực vật sẽ còn.
“Hạnh phúc thật sự có gốc rễ trong sự giản dị. Khuynh hướng thừa mứa trong suy nghĩ và hành động đã làm hao mòn hạnh phúc. Sự thừa mứa làm vẩn đục những giá trị căn bản. Những người mộ đạo nói với chúng ta rằng hạnh phúc đến từ việc làm cho trái tim mình tràn ngập tình yêu, đến từ đức tin và hy vọng, đến từ sự thực hành lòng khoan dung và lan tỏa tình nhân ái. Họ hoàn toàn đúng. Với những thái độ này, sự cân bằng và hài hòa thường sẽ thể hiện. Đây là trạng thái hiện tiền tập hợp. Trong những ngày này, chúng là một trạng thái đã chuyển biến của tâm thức. Dường như con người không ở trong trạng thái tự nhiên của họ khi ở trên Trái đất. Họ phải đạt đến trạng thái chuyển biến để có thể đổ đầy chính mình bằng tình yêu và lòng khoan dung cũng như sự giản dị, để cảm nhận sự tinh khiết, để chính mình rũ sạch nỗi sợ kinh niên.
“Làm sao để một người có thể đạt đến trạng thái chuyển biến, một hệ giá trị khác? Và một khi đã đạt đến, làm thế nào để duy trì? Câu trả lời có vẻ rất đơn giản. Đó là mẫu số chung cho mọi tôn giáo. Con người là bất tử và những gì chúng ta hiện đang làm là đang học những bài học của mình. Tất cả chúng ta đều ở trong trường học. Mọi chuyện hết sức đơn giản nếu bạn có thể tin vào sự bất tử.
“Nếu một phần của con người là bất diệt và có rất nhiều chứng cứ cũng như lịch sử cho thấy như thế, vậy tại sao chúng ta đang làm những điều tồi tệ đến vậy cho chính mình? Tại sao chúng ta dẫm lên hay vượt qua những người khác vì cái “được” cá nhân trong khi thực ra chúng ta đang trượt mất bài học của chính mình? Cuối cùng, tất cả chúng ta dường như sẽ đi đến cùng một nơi, dù với những tốc độ khác nhau. Không ai vĩ đại hơn ai.
“Hãy suy xét những bài học này. Về mặt trí tuệ thì những câu trả lời vẫn luôn có sẵn ở đó nhưng chúng cần phải được hiện thực hóa bằng sự trải nghiệm, để làm cho tiềm thức in dấu vĩnh viễn bằng cách ‘cảm xúc hóa’ và thực hành khái niệm này, đó là chìa khóa. Ký ức hóa ở Trường Chủ nhật(1) vẫn chưa đủ tốt. Ủng hộ bằng miệng mà không hành động thì chẳng có chút giá trị gì. Thật dễ dàng để đọc hay để nói về tình yêu và lòng khoan dung cũng như đức tin. Nhưng để làm được, để cảm nhận được thì gần như cần phải có sự chuyển biến trong trạng thái của tâm thức. Không phải là trạng thái nhất thời đạt được nhờ ma túy, rượu hay những cảm xúc ngoài ý muốn.
Trạng thái lâu bền này đạt được nhờ tri thức và sự hiểu biết. Nó được duy trì nhờ những hành vi vật lý, bằng hành động và việc làm, bằng thực tập. Đó là chọn lấy một vài điều gần như là phép lạ và chuyển biến nó thành sự quen thuộc hàng ngày bằng thực tập, biến nó thành một thói quen. “Hiểu rằng không ai vĩ đại hơn người khác. Cảm nhận nó. Thực tập giúp đỡ người khác. Tất cả chúng ta đều đang chèo chung một con thuyền. Nếu chúng ta không cùng nhau hợp lực thì sẽ chỉ còn lại cây cỏ cô đơn xiết bao.”
Một đêm khác, trong một giấc mơ khác tôi đang đặt câu hỏi. “Tại sao người lại bảo rằng tất cả đều bình đẳng, thế mà những sự trái ngược hiển nhiên đang tát vào mặt chúng ta: bất bình đẳng về đạo đức, sự điều độ, tài chính, quyền lợi, khả năng và tài năng, trí tuệ, năng lực toán học, vô số những thứ khác?”
Câu trả lời là một phép ẩn dụ. “Điều đó cũng giống như một viên kim cương lớn có thể tìm thấy trong từng con người. Hãy tưởng tượng một viên kim cương cao ba tấc. Viên kim cương có một ngàn mặt cắt nhưng những mặt này đang bị phủ bụi bẩn và nhựa đường. Công việc của linh hồn là chùi sạch từng mặt này cho đến khi bề mặt của nó sáng bóng đến mức có thể phản chiếu màu sắc của cầu vồng.
“Giờ đây, một vài người đã lau sạch nhiều mặt làm ánh lên nhiều tia sáng. Những người khác chỉ mới tìm cách lau sạch vài mặt cắt; họ không thể lấp lánh bằng. Tuy nhiên, bên dưới bụi bẩn, bên trong ngực của anh ấy hay cô ấy, mỗi người đều sở hữu một viên kim cương rực rỡ có một ngàn mặt cắt lấp lánh. Viên kim cương hoàn hảo chẳng chút tì vết. Sự khác biệt duy nhất giữa con người là số mặt được lau sạch. Nhưng tất cả các viên kim cương là như nhau và mỗi viên đều hoàn hảo.
“Khi tất cả các mặt được lau sạch và từ đó tỏa ra phổ ánh sáng, viên kim cương trở về với năng lượng tinh khiết vốn là nguồn gốc của nó. Ánh sáng được duy trì. Dường như quá trình dùng để chế tác kim cương được giải phóng, mọi áp lực được giải tỏa. Năng lượng tinh khiết tỏa ra trong cầu vồng ánh sáng và ánh sáng sở hữu ý thức và tri thức.
“Và tất cả kim cương đều hoàn hảo.”
Thỉnh thoảng những câu hỏi thì phức tạp nhưng câu trả lời lại đơn giản.
“Tôi phải làm gì?” Tôi hỏi trong một giấc mơ. “Tôi biết là tôi có thể xử lý và chữa lành những người đau đớn. Họ đến gặp tôi với số lượng nhiều hơn khả năng xử lý của tôi. Tôi rất mệt mỏi. Tuy nhiên liệu tôi có thể nói không khi họ rất cần mà tôi thì có thể giúp họ không? Liệu có đúng không khi nói ‘Không, đã đủ rồi?’ “
“Vai trò của ông không phải là một nhân viên cứu hộ” là câu trả lời.
Ví dụ cuối cùng mà tôi sẽ trình bày là thông điệp cho những bác sỹ tâm thần khác. Tôi thức dậy vào khoảng sáu giờ sáng từ một giấc mơ trong đó tôi đang giảng bài, trong trường hợp này là cho các thính giả gồm rất đông những bác sỹ tâm thần.
“Trong trào lưu ồ ạt y khoa hóa ngành tâm thần học, điều quan trọng là chúng ta không được từ bỏ truyền thống giảng dạy nghề nghiệp của chúng ta, mặc dù đôi lúc mơ hồ. Chúng ta là những người vẫn phải trò chuyện với bệnh nhân của mình, kiên nhẫn và cảm thông. Chúng ta vẫn dành thời gian để làm việc này. Chúng ta cổ vũ cho sự hiểu biết ý niệm bệnh tật, chữa lành bằng sự hiểu biết và ảnh hưởng đến việc phát hiện những tri thức tự thân chứ không chỉ là những tia laser. Chúng ta vẫn tiếp tục sử dụng niềm hy vọng để cứu chữa.
“Trong những ngày tháng này, những ngành y khoa khác đang nhận thấy rằng những hướng tiếp cận truyền thống trong chữa trị cực kỳ kém hiệu quả, tốn thời gian và không ổn định. Họ thích kỹ thuật hơn là trò chuyện, phân tích hóa học máu do máy tính thực hiện hơn là phân tích hóa học mang tính cá nhân bác sỹ-bệnh nhân trong chữa trị bệnh nhân và mang lại sự thỏa mãn cho các bác sỹ. Hướng tiếp cận y khoa lý tưởng, đạo đức làm thỏa mãn từng người đã nhường chỗ cho hướng tiếp cận kinh tế, hiệu quả, cách ly và hủy hoại sự thỏa mãn. Bệnh nhân cảm thấy hối hả và trống rỗng, không được quan tâm.
“Chúng ta nên tránh bị cám dỗ bởi công nghệ cao. Hơn thế nữa, chúng ta nên làm gương cho các đồng nghiệp của mình. Chúng ta nên thể hiện sự kiên nhẫn, hiểu biết và cảm thông đã giúp đỡ như thế nào cho cả bệnh nhân và bác sỹ. Dành nhiều thời gian hơn để chuyện trò, dạy dỗ, đánh thức hy vọng và kỳ vọng phục hồi – những phẩm chất của bác sỹ chữa trị đã bị lãng quên phần lớn – đây là những điều mà chúng ta phải luôn luôn dùng cho chính mình và làm hình mẫu cho những bác sỹ đồng nghiệp.
“Công nghệ cao là điều tuyệt vời trong nghiên cứu và thúc đẩy sự hiểu biết về bệnh tật và dịch bệnh của con người. Nó có thể là công cụ lâm sàng vô giá nhưng sẽ không bao giờ thay thế được những đặc điểm cá nhân nội tại và những phương pháp của một bác sỹ. Tâm thần học có thể là chuyên ngành y khoa đáng kính trọng nhất. Chúng ta là những thầy giáo. Chúng ta không được từ bỏ vai trò này vì sự thể nhập, đặc biệt là hiện nay.”
Tôi vẫn có những giấc mơ như thế dù chỉ thỉnh thoảng. Thường thì trong khi thiền định hay đôi khi là trong khi đang lái xe trên đường cao tốc hay thậm chí trong khi đang mơ màng, những câu chữ, ý tưởng và hình ảnh như thế sẽ bật ra trong tâm trí tôi. Những thứ này dường như rất khác biệt với ý thức, cách suy nghĩ thông thường hay ý niệm của tôi. Chúng thường xuất hiện rất đúng lúc và giải quyết những thắc mắc hay vấn đề mà tôi đang gặp phải. Tôi dùng chúng cho việc trị liệu và cuộc sống hằng ngày. Tôi xem những hiện tượng này như là sự mở rộng khả năng trực giác của mình và tôi được chúng khích lệ. Với tôi, chúng là những dấu hiệu cho thấy tôi đang tiến đúng hướng ngay cả khi tôi phải đi một con đường rất dài.
Tôi lắng nghe những giấc mơ và trực giác của mình. Khi tôi làm vậy, mọi chuyện dường như đâu vào đấy. Khi tôi không làm vậy, có vài chuyện sẽ bị lệch lạc.
Tôi vẫn cảm nhận các Bậc thầy đang ở quanh mình. Tôi không biết chắc là liệu những giấc mơ và trực giác của mình có bị tác động của họ hay không nhưng tôi e rằng có.
Gần bốn năm đã trôi qua kể từ khi tôi và Catherine cùng trải qua chuyện khó tin này. Nó đã thay đổi cả hai chúng tôi thật sâu sắc.
Thỉnh thoảng, cô ấy có tạt ngang văn phòng của tôi để chào hỏi hay thảo luận một vấn đề mà cô gặp phải. Cô không bao giờ có nhu cầu cũng như không mong mỏi sẽ lại được thôi miên hồi quy để đối mặt với một triệu chứng hay để tìm hiểu xem một người mới trong cuộc sống của cô có liên hệ với mình như thế nào trong những kiếp trước.
Công việc của chúng tôi đã xong. Catherine giờ đây hoàn toàn vui thích với cuộc sống của mình, không còn bị hủy hoại vì những triệu chứng gây thương tổn. Cô đã tìm được cảm giác hạnh phúc và hài lòng mà cô nghĩ là mình sẽ không bao giờ đạt được. Cô không còn sợ bệnh tật hay cái chết. Giờ đây, cuộc sống của cô đã có ý nghĩa và mục đích khi cô cân bằng và hòa hợp với chính mình. Cô tỏa ra một sự an lành nội tâm mà nhiều người thèm muốn nhưng chỉ có rất ít người đạt được. Cô cảm nhận nhiều hơn về tâm linh. Với Catherine, những gì đã xảy ra đều rất thật. Cô không nghi ngờ tính chân thật của bất kỳ chi tiết nào và cô chấp nhận tất cả như một phần khắng khít, xác định cô là ai. Cô không quan tâm đến việc theo đuổi nghiên cứu hiện tượng siêu linh, cảm nhận được rằng cô “biết” theo cách riêng mà không thể nào học được qua sách vở hay sự giảng giải. Những người đang hấp hối hay có người thân đang hấp hối thường tìm đến cô. Họ dường như bị hút về phía cô. Cô ngồi và trò chuyện với họ thế rồi họ cảm thấy tốt hơn.
Cuộc sống của tôi cũng thay đổi sâu sắc gần như của Catherine. Tôi trở nên có khả năng trực giác hơn, biết nhiều hơn về những phần bí mật, che giấu của bệnh nhân, đồng nghiệp và bạn bè. Tôi dường như biết rất nhiều về chúng thậm chí ngay cả trước khi tôi cần. Hệ giá trị và mục đích sống của tôi đã chuyển sang hướng nhân bản hơn, ít tích lũy hơn. Những nhà tâm linh, bà đồng, thầy lang và những người khác xuất hiện thường xuyên hơn trong đời tôi và tôi bắt đầu đánh giá khả năng của họ một cách có hệ thống. Carole cũng đã phát triển cùng tôi. Cô trở nên đặc biệt khéo léo trong việc tư vấn về vấn đề sống và chết, giờ đây cô ấy cũng đang điều hành những nhóm hỗ trợ các bệnh nhân đang hấp hối vì bệnh AIDS.
Tôi đã bắt đầu thiền định, thứ mà mãi đến gần đây tôi vẫn nghĩ chỉ có người theo Ấn Độ giáo và những người dân California mới thực hành. Những bài học được truyền qua Catherine đã trở thành một phần ý thức trong đời sống thường nhật của tôi. Luôn nhớ đến ý nghĩa sâu xa hơn của cuộc sống và của cái chết như là một phần tự nhiên của sự sống, tôi trở nên kiên nhẫn hơn, thông cảm hơn, thương yêu hơn. Tôi cũng cảm thấy có trách nhiệm hơn với những hành động của mình dù tiêu cực hay cao quý. Tôi biết sẽ có giá phải trả cho mọi thứ. Thật sự là gieo gió ắt phải gặt bão.
Tôi vẫn viết những công trình khoa học, giảng bài tại các hội thảo chuyên môn và điều hành khoa Tâm thần học. Nhưng giờ đây tôi đứng trong cả hai thế giới; thế giới hiện tượng của năm giác quan trình hiện qua những cơ thể cũng như nhu cầu vật chất của chúng ta và thế giới kỳ diệu hơn của không gian phi vật chất, trình hiện bằng tâm hồn và linh hồn của chúng ta. Tôi biết rằng những thế giới này kết nối với nhau và tất cả đều là năng lượng. Tuy nhiên dường như chúng lại rất cách biệt nhau. Công việc của tôi là kết nối những thế giới này, thực hiện những tài liệu cẩn trọng và khoa học về tính thống nhất của những thế giới đó.
Gia đình tôi cũng được thịnh vượng. Carole và Amy trở nên có khả năng siêu nhiên hơn thông thường và chúng tôi vui vẻ khuyến khích phát triển hơn nữa những kỹ năng này. Jordan đã trở thành một cậu thiếu niên mạnh mẽ và có tư chất hấp dẫn, một nhà lãnh đạo bẩm sinh. Cuối cùng tôi trở nên ít cứng nhắc hơn và thỉnh thoảng cũng có những giấc mơ bất thường.
Trong suốt vài tháng sau phiên trị liệu cuối cùng của Catherine, một khuynh hướng kỳ dị bắt đầu xuất hiện trong giấc ngủ của tôi. Thỉnh thoảng tôi có một giấc mơ sống động, trong đó tôi hoặc là đang lắng nghe một bài giảng, hoặc đang đặt những câu hỏi cho giảng viên. Tên của thầy giáo trong giấc mơ là Philo. Lúc tỉnh lại, đôi lúc tôi nhớ một vài nội dung đã được thảo luận nên ghi lại vắn tắt. Tôi cũng đưa vào đây vài thí dụ. Đầu tiên là một bài giảng và tôi nhận ra ảnh hưởng trong thông điệp của các Bậc thầy.
“… Sự thông thái đạt được rất chậm. Sở dĩ như vậy là vì tri thức trí năng để có thể đạt được dễ dàng thì phải chuyển đổi thành ‘cảm xúc,’ hay tiềm thức, tri thức. Một khi đã được chuyển đổi, dấu ấn này là vĩnh viễn. Hành vi thực tế là chất xúc tác cần thiết cho phản ứng này. Nếu không có hành động, những khái niệm sẽ tàn úa và phai mờ. Kiến thức lý thuyết mà không có ứng dụng thực tế thì không đủ.
“Sự cân bằng và hài hòa ngày nay bị bỏ mặc dù chúng là những nền tảng của sự thông thái. Mọi chuyện đều bị làm cho thừa thãi. Con người bị thừa cân vì ăn quá mức. Những người chạy bộ bỏ mặc vẻ ngoài của họ và những người khác vì họ chạy quá mức. Con người dường như tham lam quá mức. Họ uống quá nhiều, hút quá nhiều, chè chén quá nhiều (hay quá ít), nói quá nhiều chuyện vô nghĩa, lo lắng quá nhiều. Nghĩ quá nhiều rằng trắng đen rạch ròi. Có tất cả hay trắng tay. Đây không phải là bản chất của thiên nhiên.
“Trong thiên nhiên có sự cân bằng. Thú vật hủy hoại số lượng nhỏ. Những hệ sinh thái không hủy diệt hàng loạt. Cây cối bị tiêu thụ để rồi tăng trưởng. Các nguồn dưỡng chất được hấp thụ để rồi lại được làm đầy. Hoa để thưởng thức, quả để ăn nhưng rễ thì được bảo tồn.
“Con người không học sự cân bằng nói gì đến thực tập nó. Họ bị dẫn dắt bởi thói háu ăn và tham vọng, bị lèo lái vì sợ hãi. Theo hướng này thì cuối cùng họ sẽ tự hủy diệt. Nhưng thiên nhiên sẽ sống còn; ít nhất là thực vật sẽ còn.
“Hạnh phúc thật sự có gốc rễ trong sự giản dị. Khuynh hướng thừa mứa trong suy nghĩ và hành động đã làm hao mòn hạnh phúc. Sự thừa mứa làm vẩn đục những giá trị căn bản. Những người mộ đạo nói với chúng ta rằng hạnh phúc đến từ việc làm cho trái tim mình tràn ngập tình yêu, đến từ đức tin và hy vọng, đến từ sự thực hành lòng khoan dung và lan tỏa tình nhân ái. Họ hoàn toàn đúng. Với những thái độ này, sự cân bằng và hài hòa thường sẽ thể hiện. Đây là trạng thái hiện tiền tập hợp. Trong những ngày này, chúng là một trạng thái đã chuyển biến của tâm thức. Dường như con người không ở trong trạng thái tự nhiên của họ khi ở trên Trái đất. Họ phải đạt đến trạng thái chuyển biến để có thể đổ đầy chính mình bằng tình yêu và lòng khoan dung cũng như sự giản dị, để cảm nhận sự tinh khiết, để chính mình rũ sạch nỗi sợ kinh niên.
“Làm sao để một người có thể đạt đến trạng thái chuyển biến, một hệ giá trị khác? Và một khi đã đạt đến, làm thế nào để duy trì? Câu trả lời có vẻ rất đơn giản. Đó là mẫu số chung cho mọi tôn giáo. Con người là bất tử và những gì chúng ta hiện đang làm là đang học những bài học của mình. Tất cả chúng ta đều ở trong trường học. Mọi chuyện hết sức đơn giản nếu bạn có thể tin vào sự bất tử.
“Nếu một phần của con người là bất diệt và có rất nhiều chứng cứ cũng như lịch sử cho thấy như thế, vậy tại sao chúng ta đang làm những điều tồi tệ đến vậy cho chính mình? Tại sao chúng ta dẫm lên hay vượt qua những người khác vì cái “được” cá nhân trong khi thực ra chúng ta đang trượt mất bài học của chính mình? Cuối cùng, tất cả chúng ta dường như sẽ đi đến cùng một nơi, dù với những tốc độ khác nhau. Không ai vĩ đại hơn ai.
“Hãy suy xét những bài học này. Về mặt trí tuệ thì những câu trả lời vẫn luôn có sẵn ở đó nhưng chúng cần phải được hiện thực hóa bằng sự trải nghiệm, để làm cho tiềm thức in dấu vĩnh viễn bằng cách ‘cảm xúc hóa’ và thực hành khái niệm này, đó là chìa khóa. Ký ức hóa ở Trường Chủ nhật(1) vẫn chưa đủ tốt. Ủng hộ bằng miệng mà không hành động thì chẳng có chút giá trị gì. Thật dễ dàng để đọc hay để nói về tình yêu và lòng khoan dung cũng như đức tin. Nhưng để làm được, để cảm nhận được thì gần như cần phải có sự chuyển biến trong trạng thái của tâm thức. Không phải là trạng thái nhất thời đạt được nhờ ma túy, rượu hay những cảm xúc ngoài ý muốn.
Trạng thái lâu bền này đạt được nhờ tri thức và sự hiểu biết. Nó được duy trì nhờ những hành vi vật lý, bằng hành động và việc làm, bằng thực tập. Đó là chọn lấy một vài điều gần như là phép lạ và chuyển biến nó thành sự quen thuộc hàng ngày bằng thực tập, biến nó thành một thói quen. “Hiểu rằng không ai vĩ đại hơn người khác. Cảm nhận nó. Thực tập giúp đỡ người khác. Tất cả chúng ta đều đang chèo chung một con thuyền. Nếu chúng ta không cùng nhau hợp lực thì sẽ chỉ còn lại cây cỏ cô đơn xiết bao.”
Một đêm khác, trong một giấc mơ khác tôi đang đặt câu hỏi. “Tại sao người lại bảo rằng tất cả đều bình đẳng, thế mà những sự trái ngược hiển nhiên đang tát vào mặt chúng ta: bất bình đẳng về đạo đức, sự điều độ, tài chính, quyền lợi, khả năng và tài năng, trí tuệ, năng lực toán học, vô số những thứ khác?”
Câu trả lời là một phép ẩn dụ. “Điều đó cũng giống như một viên kim cương lớn có thể tìm thấy trong từng con người. Hãy tưởng tượng một viên kim cương cao ba tấc. Viên kim cương có một ngàn mặt cắt nhưng những mặt này đang bị phủ bụi bẩn và nhựa đường. Công việc của linh hồn là chùi sạch từng mặt này cho đến khi bề mặt của nó sáng bóng đến mức có thể phản chiếu màu sắc của cầu vồng.
“Giờ đây, một vài người đã lau sạch nhiều mặt làm ánh lên nhiều tia sáng. Những người khác chỉ mới tìm cách lau sạch vài mặt cắt; họ không thể lấp lánh bằng. Tuy nhiên, bên dưới bụi bẩn, bên trong ngực của anh ấy hay cô ấy, mỗi người đều sở hữu một viên kim cương rực rỡ có một ngàn mặt cắt lấp lánh. Viên kim cương hoàn hảo chẳng chút tì vết. Sự khác biệt duy nhất giữa con người là số mặt được lau sạch. Nhưng tất cả các viên kim cương là như nhau và mỗi viên đều hoàn hảo.
“Khi tất cả các mặt được lau sạch và từ đó tỏa ra phổ ánh sáng, viên kim cương trở về với năng lượng tinh khiết vốn là nguồn gốc của nó. Ánh sáng được duy trì. Dường như quá trình dùng để chế tác kim cương được giải phóng, mọi áp lực được giải tỏa. Năng lượng tinh khiết tỏa ra trong cầu vồng ánh sáng và ánh sáng sở hữu ý thức và tri thức.
“Và tất cả kim cương đều hoàn hảo.”
Thỉnh thoảng những câu hỏi thì phức tạp nhưng câu trả lời lại đơn giản.
“Tôi phải làm gì?” Tôi hỏi trong một giấc mơ. “Tôi biết là tôi có thể xử lý và chữa lành những người đau đớn. Họ đến gặp tôi với số lượng nhiều hơn khả năng xử lý của tôi. Tôi rất mệt mỏi. Tuy nhiên liệu tôi có thể nói không khi họ rất cần mà tôi thì có thể giúp họ không? Liệu có đúng không khi nói ‘Không, đã đủ rồi?’ “
“Vai trò của ông không phải là một nhân viên cứu hộ” là câu trả lời.
Ví dụ cuối cùng mà tôi sẽ trình bày là thông điệp cho những bác sỹ tâm thần khác. Tôi thức dậy vào khoảng sáu giờ sáng từ một giấc mơ trong đó tôi đang giảng bài, trong trường hợp này là cho các thính giả gồm rất đông những bác sỹ tâm thần.
“Trong trào lưu ồ ạt y khoa hóa ngành tâm thần học, điều quan trọng là chúng ta không được từ bỏ truyền thống giảng dạy nghề nghiệp của chúng ta, mặc dù đôi lúc mơ hồ. Chúng ta là những người vẫn phải trò chuyện với bệnh nhân của mình, kiên nhẫn và cảm thông. Chúng ta vẫn dành thời gian để làm việc này. Chúng ta cổ vũ cho sự hiểu biết ý niệm bệnh tật, chữa lành bằng sự hiểu biết và ảnh hưởng đến việc phát hiện những tri thức tự thân chứ không chỉ là những tia laser. Chúng ta vẫn tiếp tục sử dụng niềm hy vọng để cứu chữa.
“Trong những ngày tháng này, những ngành y khoa khác đang nhận thấy rằng những hướng tiếp cận truyền thống trong chữa trị cực kỳ kém hiệu quả, tốn thời gian và không ổn định. Họ thích kỹ thuật hơn là trò chuyện, phân tích hóa học máu do máy tính thực hiện hơn là phân tích hóa học mang tính cá nhân bác sỹ-bệnh nhân trong chữa trị bệnh nhân và mang lại sự thỏa mãn cho các bác sỹ. Hướng tiếp cận y khoa lý tưởng, đạo đức làm thỏa mãn từng người đã nhường chỗ cho hướng tiếp cận kinh tế, hiệu quả, cách ly và hủy hoại sự thỏa mãn. Bệnh nhân cảm thấy hối hả và trống rỗng, không được quan tâm.
“Chúng ta nên tránh bị cám dỗ bởi công nghệ cao. Hơn thế nữa, chúng ta nên làm gương cho các đồng nghiệp của mình. Chúng ta nên thể hiện sự kiên nhẫn, hiểu biết và cảm thông đã giúp đỡ như thế nào cho cả bệnh nhân và bác sỹ. Dành nhiều thời gian hơn để chuyện trò, dạy dỗ, đánh thức hy vọng và kỳ vọng phục hồi – những phẩm chất của bác sỹ chữa trị đã bị lãng quên phần lớn – đây là những điều mà chúng ta phải luôn luôn dùng cho chính mình và làm hình mẫu cho những bác sỹ đồng nghiệp.
“Công nghệ cao là điều tuyệt vời trong nghiên cứu và thúc đẩy sự hiểu biết về bệnh tật và dịch bệnh của con người. Nó có thể là công cụ lâm sàng vô giá nhưng sẽ không bao giờ thay thế được những đặc điểm cá nhân nội tại và những phương pháp của một bác sỹ. Tâm thần học có thể là chuyên ngành y khoa đáng kính trọng nhất. Chúng ta là những thầy giáo. Chúng ta không được từ bỏ vai trò này vì sự thể nhập, đặc biệt là hiện nay.”
Tôi vẫn có những giấc mơ như thế dù chỉ thỉnh thoảng. Thường thì trong khi thiền định hay đôi khi là trong khi đang lái xe trên đường cao tốc hay thậm chí trong khi đang mơ màng, những câu chữ, ý tưởng và hình ảnh như thế sẽ bật ra trong tâm trí tôi. Những thứ này dường như rất khác biệt với ý thức, cách suy nghĩ thông thường hay ý niệm của tôi. Chúng thường xuất hiện rất đúng lúc và giải quyết những thắc mắc hay vấn đề mà tôi đang gặp phải. Tôi dùng chúng cho việc trị liệu và cuộc sống hằng ngày. Tôi xem những hiện tượng này như là sự mở rộng khả năng trực giác của mình và tôi được chúng khích lệ. Với tôi, chúng là những dấu hiệu cho thấy tôi đang tiến đúng hướng ngay cả khi tôi phải đi một con đường rất dài.
Tôi lắng nghe những giấc mơ và trực giác của mình. Khi tôi làm vậy, mọi chuyện dường như đâu vào đấy. Khi tôi không làm vậy, có vài chuyện sẽ bị lệch lạc.
Tôi vẫn cảm nhận các Bậc thầy đang ở quanh mình. Tôi không biết chắc là liệu những giấc mơ và trực giác của mình có bị tác động của họ hay không nhưng tôi e rằng có.