Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Truyện Ngắn A.p. Chekhov

Phẫu Thuật

Tác giả: Anton Chekhov


MỘT NHÀ THƯƠNG của hội đồng tự quản địa phương. Do bác sĩ đi cưới vợ vắng nên tiếp bệnh nhân là viên y sĩ Kuriatin, một người đàn ông to béo trạc chừng bốn mươi tuổi, mặc chiếc áo vét đũi nhàu nát và chiếc quần len cũng đã sờn rách, cũ kỹ. Gương mặt y lộ rõ vẻ thú vị lưu tâm đến chức phận của mình. Kẹp giữa ngón dài và ngón tay trỏ là một điếu xì gà mùi khét lẹt.

Viên trợ tế nhà thờ Vônmiglaxốp bước vào phòng khám bệnh; đó là một ông già cao lớn, vạm vỡ, mặc chiếc áo thầy tu rộng thùng thình màu nâu, mình đeo thắt lưng da to bản. Mắt bên phải bị lòa chỉ he hé mở, trên sống mũi có một mụn cơm trông từ xa giống như một con nhặng. Trong giây lát, ông già nhìn xung quanh tìm tượng thánh, không tìm được, ông bèn làm dấu trước cái chai đựng phênôn, rồi sau đó ông giở chiếc khăn tay màu đỏ, lấy một chiếc bánh thánh ra, rồi cúi mình đặt trước bàn viên y sĩ ngồi.

– À… à… à… chào ông già! – y sĩ vừa ngáp vừa nói. – Có chuyện gì vậy, ông già?

– Chào ông Xergây Kudmíts… Có việc phải nhờ vả ông đây… Xin lỗi ông, trong Kinh Thánh có câu nói thật đúng: “nước tôi uống hòa lẫn cùng nước mắt”. Hôm vừa rồi đang ngồi uống nước chè với bà lão nhà tôi thì không thể uống một giọt nước vì đau buốt, chỉ còn thiếu nước là nằm xuống chờ chết… Uống một ngụm là người cứ rũ ra! Mà có phải chỉ có răng đau thôi đâu, đau cả một bên đầu… Nhức quá, nhức quá! Đau dội bên tai, xin lỗi ông, cứ như là trong tai có đinh hay cái gì đó: nhói buốt quá thể, nhói buốt quá thể! Ô, lạy Chúa, kẻ có tội là tôi, đứa trái luật là tôi… Tội lỗi làm tâm hồn giá lạnh và đời tôi đã sống trong lười nhác… Ông Xergây Kudmíts, tôi phải chịu tội, phải chịu tội! Đức cha sau lúc làm lễ xong có trách mắng tôi: “Này, Ephim, sao lão cứ nói lúng búng giọng mũi như vậy. Lúc hát thì chẳng còn nghe ra làm sao nữa cả”. Ông cứ nghĩ thử xem, mồm không há ra được thì còn hát với hỏng thế nào được nữa, cả hàm sưng ù lên, xin lỗi, suốt đêm không ngủ được tí nào…

– Ờ… ờ… Ông ngồi xuống đi… Há mồm ra coi!

Ông già Vônmiglaxốp ngồi xuống và há miệng.

Kuriatin chau mày nhăn mặt nhìn vào miệng ông già, và giữa đám răng vàng khè vì chủ nhân của chúng vừa có tuổi lại vừa hút thuốc lá, viên y sĩ nhìn thấy một chiếc răng có lỗ sâu.

– Đức cha bảo tôi ngậm rượu ngâm củ cải ngựa nhưng cũng không ăn thua. Bà Glikêria Aniximốpna, cầu Chúa phù hộ cho bà ta, thì cho tôi đeo sợi dây lấy từ núi Aphôn(1) và bảo tôi súc miệng bằng sữa nóng, còn tôi, thú thực là tôi có đeo cái dây ấy, nhưng còn lấy sữa súc miệng thì tôi không theo: chả là đang tuần ăn chay mà, tôi sợ Chúa…

– Ông chỉ mê tín thôi… (Ngừng một lát.) Phải nhổ nó đi, ông Ephim Mikhêíts ạ!.

– Ông Xergây Kudmíts, ông hiểu biết hơn tôi. Ông được học hành thì ông mới biết lúc nào thì phải nhổ, lúc nào thì phải nhỏ thuốc, hay dùng cách nào khác mà chữa… Chúa đã sắp đặt các ông làm điều từ thiện, cầu Chúa phù hộ cho các ông, bọn chúng tôi thì phải đêm nguyện ngày cầu cho các ông như cầu cha cầu mẹ… đến khi nhắm mắt mới thôi…

– Xì, chuyện vặt, nói làm gì, – viên y sĩ vừa khiêm tốn nói vừa bước lại tủ lục tìm dụng cụ. – Phẫu thuật là chuyện vặt thôi, có gì đâu… Chẳng qua chỉ cần quen thôi, tay thì cứng cáp một tí… Dễ như trở bàn tay… Hôm vừa rồi đây, ông điền chủ Alếchxanđrơ Ivanứts Eghipétxki có đến nhà thương đây… Cũng bị đau răng như ông… Ông ấy là bậc thức giả cái gì cũng muốn biết, cái gì cũng hỏi ngành ngọn rõ ràng. Ông ấy bắt tay tôi, kêu tôi bằng đủ họ đủ tên nhé… Sống ở Pêtérburg(2) bảy năm, làm quen với đủ các vị giáo sư… Tôi với ông ấy ngồi nói chuyện với nhau mãi… Lạy Chúa, ông nhổ giùm tôi cái răng ấy với, ông Xergây Kudmíts! Việc gì mà không nhổ? Nhổ được chứ. Nhưng mà phải hiểu biết rành rọt bằng không thì cứ gọi là bó tay… Răng cũng có nhiều loại răng chứ. Có cái phải dùng kìm, có cái phải nạy lên, có cái phải dùng lắc lê… Mỗi người mỗi khác.

Viên y sĩ cầm cái nạy lên, nhìn một lúc ra vẻ suy nghĩ đắn đo, sau đó y lại để xuống cầm lấy cái kìm.

– Nào, bây giờ ông há miệng ra cho to vào… – viên y sĩ tay cầm kìm vừa nói vừa bước lại gần ông già. – Tôi sẽ… sẽ ngay bây giờ cho ông… Dễ thôi mà, có quái gì đâu… Chỉ cần vạch cái lợi ra… Kéo ngược lên một cái… thế là xong… (y vạch lợi ra) thế là xong…

– Các ông là người ban phúc, ban ơn… Bọn ngu đần chúng tôi thì có biết mô tê gì… Chúa đã ban học thức cho các ông mà lại…

– Thôi đừng lý sự nữa, mồm ông há ra rồi cơ mà!… Cái răng này nhổ dễ thôi mà, có khi chỉ còn toàn chân răng… Cái này thì có quái gì đâu… (Y đặt chiếc kìm vào.) Ấy chết, sao lại run lên bần bật thế… Ngồi yên chứ… Chỉ nháy mắt là xong thôi… (Y bắt đầu kéo ra.) Điều cần nhất là kìm phải cặp cho sâu (kéo tiếp)… thì mũ răng mới khỏi bị vỡ…

– Ôi cha ơi… Mẹ ơi… ơ ơ ơ…

– Đừng… đừng… Đừng túm tay tôi! Bỏ tay ra! (Lại kéo.)

– Xong ngay thôi… Đấy… Có phải chuyện bỡn đâu mà…

– Ôi cha mẹ ơi… cha mẹ ơi… (Kêu thét lên.) Ôi, lạy thánh thần! Ối ối ối… Nhổ thì nhổ đi! Sao lại kéo dăm ba năm thế-ế!

– Đúng là chuyện… chuyện phẫu thuật… Chứ phải chơi đâu… Làm ngay thế nào được… Đấy… đấy…

Ông già Vônmiglaxốp co đầu gối lên chạm khuỷu tay, mấy ngón tay huơ huơ, mắt trố ra, thở hổn hển… Mồ hôi lấm tấm trên gương mặt đỏ lựng, nước mắt ứa ra. Viên y sĩ Kuriatin cũng thở hổn hển, chân giậm thình thịch bên cạnh lão trợ tế và kéo… Nửa phút đau đớn kinh khủng trôi qua – và chiếc kìm tuột ra khỏi răng. Lão trợ tế chồm lên và thọc ngón tay vào mồm. Lão sờ thấy cái răng vẫn ở chỗ cũ.

– Thế mà cũng kéo – ông già nói bằng giọng dở khóc dở cười giễu cợt. – Đến lúc ông chầu trời rồi tôi cũng cầu cho ông bị người ta lôi răng ra như vậy! Xin vái dài, cám ơn ông lắm lắm! Không biết nhổ thì đừng mó tay vào có hơn không! Tôi cứ đau điếng cả người, không còn thấy trời đất gì nữa…

– Nhưng mà tại sao ông lại cứ níu lấy tay tôi? – viên y sĩ cáu kỉnh nói. – Tôi thì kéo, còn ông thì cứ đẩy đẩy tay tôi mà lảm nhảm nói những gì ở đâu… Đồ ngu ngốc!

– Ông ngu thì có!

– Đồ ngu, ông tưởng nhổ cái răng mà dễ như bỡn đấy phỏng? Có giỏi thì cứ thử làm xem! Đây có phải là chuyện leo lên gác chuông mà giật mà kéo dây chuông đâu! (Viên y sĩ làm điệu bộ bắt chước.) Cứ luôn mồm: “Không biết nhổ, không biết nhổ!” Này, ông già ông lại đòi dạy khôn tôi đấy phỏng? Xì, ông mà dạy… Đấy tôi đã nhổ cho ngài Alếchxanđrơ Ivanứts Eghipétxki đấy, thế mà ngài có nói, có kêu la gì đâu… Người ta còn sang trọng hơn ông, mà có nắm tay gì đâu… Thôi, ngồi xuống, đi! Ngồi xuống, tôi đã bảo mà!

– Tôi đau quá… Cho tôi thở một lúc đã… Chà! (Ông già ngồi xuống.) Đừng có kéo lên, mà phải nhổ đấy. Đừng kéo mà nhổ thôi ông, nghe chưa nào… Cứ nhổ phăng đi!

– Chỉ được cái múa rìu qua mắt thợ! Lạy Chúa tôi, bọn dân đen này vô học quá mất thôi! Cứ ở gần mãi, cái bọn này… khéo đến hóa đần mất! Nào, há miệng ra… (Viên y sĩ đặt chiếc kìm vào.) Này, ông bạn già ơi, phẫu thuật không phải là chuyện bỡn đâu… Có đâu như chuyện lên bục mà đọc kinh đâu… (Y bắt đầu kéo.) Đừng run lên thế… Hóa ra cái răng này già quá rồi, chân nó ăn sâu lắm… (Lại kéo.) Ngồi yên, ngồi yên chứ… Thế, thế… Đừng động đậy… Chết, chết sao thế… (Nghe tiếng rắc một cái.) Tôi đã biết mà!

Ông già Vônmiglaxốp ngồi lặng đi một phút dường như không còn hay biết gì nữa. Ông kinh ngạc sững sờ… Đôi mắt ông ngây dại nhìn vào khoảng không, mồ hôi vã ra trên gương mặt tái mét.

– Lẽ ra phải dùng cái nạy… – viên y sĩ lẩm bẩm nói. – Thật là một trường hợp quái dị!

Hoàn hồn trở lại, viên trợ tế thọc ngón tay vào miệng và sờ thấy ở chỗ chiếc răng đau hai mảnh răng vỡ trồi lên.

– Đồ quỷ ở đâu ấy… – ông già làu bàu nói. – Để các người ở đây thì chúng tôi chết cả nút, làm tình làm tội quá thế!

– Cứ chửi nữa đi… – viên y sĩ vừa lẩm bẩm nói vừa cất kìm vào tủ. – Đồ ngu ngốc… Chắc là hồi học chủng viện người ta đánh ông ít quá chắc… Ngài Alếchxanđrơ Ivanứts Eghipétxki, ở Pêtérburg đến bảy năm… Chữ nghĩa bề bề… một cái áo của ông ấy có dễ đến trăm rúp… thế mà ông ấy có chửi rủa gì đâu… Còn ông thì là cái thá gì? Không sao cả đâu, ông cũng chẳng nghèo đâu mà sợ!

Viên trợ tế vơ vội chiếc bánh thánh đặt trên bàn, tay ôm lấy má, rồi chuồn thẳng về nhà…

 

__________

1. Núi Aphôn – ngọn núi thiêng liêng. (Aphôn là một bán đảo ở Hy Lạp). Ở đó có các tu viện (trong đó có tu viện chính giáo), được các tín đồ sùng kính và cũng là nơi để hành hương.

2. Hiện nay là Lêningrát.

MỘT NHÀ THƯƠNG của hội đồng tự quản địa phương. Do bác sĩ đi cưới vợ vắng nên tiếp bệnh nhân là viên y sĩ Kuriatin, một người đàn ông to béo trạc chừng bốn mươi tuổi, mặc chiếc áo vét đũi nhàu nát và chiếc quần len cũng đã sờn rách, cũ kỹ. Gương mặt y lộ rõ vẻ thú vị lưu tâm đến chức phận của mình. Kẹp giữa ngón dài và ngón tay trỏ là một điếu xì gà mùi khét lẹt.

Viên trợ tế nhà thờ Vônmiglaxốp bước vào phòng khám bệnh; đó là một ông già cao lớn, vạm vỡ, mặc chiếc áo thầy tu rộng thùng thình màu nâu, mình đeo thắt lưng da to bản. Mắt bên phải bị lòa chỉ he hé mở, trên sống mũi có một mụn cơm trông từ xa giống như một con nhặng. Trong giây lát, ông già nhìn xung quanh tìm tượng thánh, không tìm được, ông bèn làm dấu trước cái chai đựng phênôn, rồi sau đó ông giở chiếc khăn tay màu đỏ, lấy một chiếc bánh thánh ra, rồi cúi mình đặt trước bàn viên y sĩ ngồi.

– À… à… à… chào ông già! – y sĩ vừa ngáp vừa nói. – Có chuyện gì vậy, ông già?

– Chào ông Xergây Kudmíts… Có việc phải nhờ vả ông đây… Xin lỗi ông, trong Kinh Thánh có câu nói thật đúng: “nước tôi uống hòa lẫn cùng nước mắt”. Hôm vừa rồi đang ngồi uống nước chè với bà lão nhà tôi thì không thể uống một giọt nước vì đau buốt, chỉ còn thiếu nước là nằm xuống chờ chết… Uống một ngụm là người cứ rũ ra! Mà có phải chỉ có răng đau thôi đâu, đau cả một bên đầu… Nhức quá, nhức quá! Đau dội bên tai, xin lỗi ông, cứ như là trong tai có đinh hay cái gì đó: nhói buốt quá thể, nhói buốt quá thể! Ô, lạy Chúa, kẻ có tội là tôi, đứa trái luật là tôi… Tội lỗi làm tâm hồn giá lạnh và đời tôi đã sống trong lười nhác… Ông Xergây Kudmíts, tôi phải chịu tội, phải chịu tội! Đức cha sau lúc làm lễ xong có trách mắng tôi: “Này, Ephim, sao lão cứ nói lúng búng giọng mũi như vậy. Lúc hát thì chẳng còn nghe ra làm sao nữa cả”. Ông cứ nghĩ thử xem, mồm không há ra được thì còn hát với hỏng thế nào được nữa, cả hàm sưng ù lên, xin lỗi, suốt đêm không ngủ được tí nào…

– Ờ… ờ… Ông ngồi xuống đi… Há mồm ra coi!

Ông già Vônmiglaxốp ngồi xuống và há miệng.

Kuriatin chau mày nhăn mặt nhìn vào miệng ông già, và giữa đám răng vàng khè vì chủ nhân của chúng vừa có tuổi lại vừa hút thuốc lá, viên y sĩ nhìn thấy một chiếc răng có lỗ sâu.

– Đức cha bảo tôi ngậm rượu ngâm củ cải ngựa nhưng cũng không ăn thua. Bà Glikêria Aniximốpna, cầu Chúa phù hộ cho bà ta, thì cho tôi đeo sợi dây lấy từ núi Aphôn(1) và bảo tôi súc miệng bằng sữa nóng, còn tôi, thú thực là tôi có đeo cái dây ấy, nhưng còn lấy sữa súc miệng thì tôi không theo: chả là đang tuần ăn chay mà, tôi sợ Chúa…

– Ông chỉ mê tín thôi… (Ngừng một lát.) Phải nhổ nó đi, ông Ephim Mikhêíts ạ!.

– Ông Xergây Kudmíts, ông hiểu biết hơn tôi. Ông được học hành thì ông mới biết lúc nào thì phải nhổ, lúc nào thì phải nhỏ thuốc, hay dùng cách nào khác mà chữa… Chúa đã sắp đặt các ông làm điều từ thiện, cầu Chúa phù hộ cho các ông, bọn chúng tôi thì phải đêm nguyện ngày cầu cho các ông như cầu cha cầu mẹ… đến khi nhắm mắt mới thôi…

– Xì, chuyện vặt, nói làm gì, – viên y sĩ vừa khiêm tốn nói vừa bước lại tủ lục tìm dụng cụ. – Phẫu thuật là chuyện vặt thôi, có gì đâu… Chẳng qua chỉ cần quen thôi, tay thì cứng cáp một tí… Dễ như trở bàn tay… Hôm vừa rồi đây, ông điền chủ Alếchxanđrơ Ivanứts Eghipétxki có đến nhà thương đây… Cũng bị đau răng như ông… Ông ấy là bậc thức giả cái gì cũng muốn biết, cái gì cũng hỏi ngành ngọn rõ ràng. Ông ấy bắt tay tôi, kêu tôi bằng đủ họ đủ tên nhé… Sống ở Pêtérburg(2) bảy năm, làm quen với đủ các vị giáo sư… Tôi với ông ấy ngồi nói chuyện với nhau mãi… Lạy Chúa, ông nhổ giùm tôi cái răng ấy với, ông Xergây Kudmíts! Việc gì mà không nhổ? Nhổ được chứ. Nhưng mà phải hiểu biết rành rọt bằng không thì cứ gọi là bó tay… Răng cũng có nhiều loại răng chứ. Có cái phải dùng kìm, có cái phải nạy lên, có cái phải dùng lắc lê… Mỗi người mỗi khác.

Viên y sĩ cầm cái nạy lên, nhìn một lúc ra vẻ suy nghĩ đắn đo, sau đó y lại để xuống cầm lấy cái kìm.

– Nào, bây giờ ông há miệng ra cho to vào… – viên y sĩ tay cầm kìm vừa nói vừa bước lại gần ông già. – Tôi sẽ… sẽ ngay bây giờ cho ông… Dễ thôi mà, có quái gì đâu… Chỉ cần vạch cái lợi ra… Kéo ngược lên một cái… thế là xong… (y vạch lợi ra) thế là xong…

– Các ông là người ban phúc, ban ơn… Bọn ngu đần chúng tôi thì có biết mô tê gì… Chúa đã ban học thức cho các ông mà lại…

– Thôi đừng lý sự nữa, mồm ông há ra rồi cơ mà!… Cái răng này nhổ dễ thôi mà, có khi chỉ còn toàn chân răng… Cái này thì có quái gì đâu… (Y đặt chiếc kìm vào.) Ấy chết, sao lại run lên bần bật thế… Ngồi yên chứ… Chỉ nháy mắt là xong thôi… (Y bắt đầu kéo ra.) Điều cần nhất là kìm phải cặp cho sâu (kéo tiếp)… thì mũ răng mới khỏi bị vỡ…

– Ôi cha ơi… Mẹ ơi… ơ ơ ơ…

– Đừng… đừng… Đừng túm tay tôi! Bỏ tay ra! (Lại kéo.)

– Xong ngay thôi… Đấy… Có phải chuyện bỡn đâu mà…

– Ôi cha mẹ ơi… cha mẹ ơi… (Kêu thét lên.) Ôi, lạy thánh thần! Ối ối ối… Nhổ thì nhổ đi! Sao lại kéo dăm ba năm thế-ế!

– Đúng là chuyện… chuyện phẫu thuật… Chứ phải chơi đâu… Làm ngay thế nào được… Đấy… đấy…

Ông già Vônmiglaxốp co đầu gối lên chạm khuỷu tay, mấy ngón tay huơ huơ, mắt trố ra, thở hổn hển… Mồ hôi lấm tấm trên gương mặt đỏ lựng, nước mắt ứa ra. Viên y sĩ Kuriatin cũng thở hổn hển, chân giậm thình thịch bên cạnh lão trợ tế và kéo… Nửa phút đau đớn kinh khủng trôi qua – và chiếc kìm tuột ra khỏi răng. Lão trợ tế chồm lên và thọc ngón tay vào mồm. Lão sờ thấy cái răng vẫn ở chỗ cũ.

– Thế mà cũng kéo – ông già nói bằng giọng dở khóc dở cười giễu cợt. – Đến lúc ông chầu trời rồi tôi cũng cầu cho ông bị người ta lôi răng ra như vậy! Xin vái dài, cám ơn ông lắm lắm! Không biết nhổ thì đừng mó tay vào có hơn không! Tôi cứ đau điếng cả người, không còn thấy trời đất gì nữa…

– Nhưng mà tại sao ông lại cứ níu lấy tay tôi? – viên y sĩ cáu kỉnh nói. – Tôi thì kéo, còn ông thì cứ đẩy đẩy tay tôi mà lảm nhảm nói những gì ở đâu… Đồ ngu ngốc!

– Ông ngu thì có!

– Đồ ngu, ông tưởng nhổ cái răng mà dễ như bỡn đấy phỏng? Có giỏi thì cứ thử làm xem! Đây có phải là chuyện leo lên gác chuông mà giật mà kéo dây chuông đâu! (Viên y sĩ làm điệu bộ bắt chước.) Cứ luôn mồm: “Không biết nhổ, không biết nhổ!” Này, ông già ông lại đòi dạy khôn tôi đấy phỏng? Xì, ông mà dạy… Đấy tôi đã nhổ cho ngài Alếchxanđrơ Ivanứts Eghipétxki đấy, thế mà ngài có nói, có kêu la gì đâu… Người ta còn sang trọng hơn ông, mà có nắm tay gì đâu… Thôi, ngồi xuống, đi! Ngồi xuống, tôi đã bảo mà!

– Tôi đau quá… Cho tôi thở một lúc đã… Chà! (Ông già ngồi xuống.) Đừng có kéo lên, mà phải nhổ đấy. Đừng kéo mà nhổ thôi ông, nghe chưa nào… Cứ nhổ phăng đi!

– Chỉ được cái múa rìu qua mắt thợ! Lạy Chúa tôi, bọn dân đen này vô học quá mất thôi! Cứ ở gần mãi, cái bọn này… khéo đến hóa đần mất! Nào, há miệng ra… (Viên y sĩ đặt chiếc kìm vào.) Này, ông bạn già ơi, phẫu thuật không phải là chuyện bỡn đâu… Có đâu như chuyện lên bục mà đọc kinh đâu… (Y bắt đầu kéo.) Đừng run lên thế… Hóa ra cái răng này già quá rồi, chân nó ăn sâu lắm… (Lại kéo.) Ngồi yên, ngồi yên chứ… Thế, thế… Đừng động đậy… Chết, chết sao thế… (Nghe tiếng rắc một cái.) Tôi đã biết mà!

Ông già Vônmiglaxốp ngồi lặng đi một phút dường như không còn hay biết gì nữa. Ông kinh ngạc sững sờ… Đôi mắt ông ngây dại nhìn vào khoảng không, mồ hôi vã ra trên gương mặt tái mét.

– Lẽ ra phải dùng cái nạy… – viên y sĩ lẩm bẩm nói. – Thật là một trường hợp quái dị!

Hoàn hồn trở lại, viên trợ tế thọc ngón tay vào miệng và sờ thấy ở chỗ chiếc răng đau hai mảnh răng vỡ trồi lên.

– Đồ quỷ ở đâu ấy… – ông già làu bàu nói. – Để các người ở đây thì chúng tôi chết cả nút, làm tình làm tội quá thế!

– Cứ chửi nữa đi… – viên y sĩ vừa lẩm bẩm nói vừa cất kìm vào tủ. – Đồ ngu ngốc… Chắc là hồi học chủng viện người ta đánh ông ít quá chắc… Ngài Alếchxanđrơ Ivanứts Eghipétxki, ở Pêtérburg đến bảy năm… Chữ nghĩa bề bề… một cái áo của ông ấy có dễ đến trăm rúp… thế mà ông ấy có chửi rủa gì đâu… Còn ông thì là cái thá gì? Không sao cả đâu, ông cũng chẳng nghèo đâu mà sợ!

Viên trợ tế vơ vội chiếc bánh thánh đặt trên bàn, tay ôm lấy má, rồi chuồn thẳng về nhà…

 

__________

1. Núi Aphôn – ngọn núi thiêng liêng. (Aphôn là một bán đảo ở Hy Lạp). Ở đó có các tu viện (trong đó có tu viện chính giáo), được các tín đồ sùng kính và cũng là nơi để hành hương.

2. Hiện nay là Lêningrát.

Bình luận