Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Truyện Ngắn A.p. Chekhov

Lão Quản Prisưbeép

Tác giả: Anton Chekhov


– ÔNG QUẢN PRISƯBEÉP! Ông bị truy tố về tội ngày mồng ba tháng Chín này đã dùng lời nói và hành động mà làm nhục ông trương tuần Giưghin, ông chánh tổng Aliapốp, bá hộ Ephimốp, hai nhân chứng Ivanốp và Gavơrilốp cùng với người nông dân khác nữa, ba người đầu tiên trong số đó bị ông thóa mạ trong lúc họ đang thi hành công vụ. Ông có nhận rằng mình có tội không?

Prisưbeép, lão quản mặt mày trông độc địa kệch cỡm, úp thẳng hai tay vào hai nẹp quần và trả lời bằng một giọng khàn khàn, ẹ ẹ nơi cổ, dằn từng tiếng một hệt như đang chỉ huy:

– Kính bẩm ngài chánh án! Vậy là căn cứ theo mọi điều khoản của luật pháp thì phải nghiên cứu mọi trạng huống cả từ hai phía. Không phải tôi có tội mà là hết thảy những người kia. Tất cả mọi chuyện xảy ra là do một cái xác chết. Ngày mồng ba vừa rồi tôi cùng với bà Anphixa nhà tôi đang đi rất thong dong, đường hoàng, thì nhìn thấy bên bờ sông có một đám đông dân chúng gồm đủ hạng người khác nhau tụ tập lại. Điều luật nào cho phép dân chúng được tụ tập, tôi hỏi thế. Để làm cái gì? Có phải luật pháp đã nói rằng dân chúng được phép đi thành bầy thành đàn à? Tôi quát: giải tán! Rồi tôi bắt đầu xua cho họ ai về nhà nấy, ra lệnh cho ông bá hộ tống cổ…

– Khoan đã, nhưng mà ông có phải là trương tuần, là lý trưởng đâu, xua đuổi dân chúng là phận sự của ông à?

– Không phải, không phải của nó! – tiếng mọi người nhao nhao lên khắp phòng. – Bẩm quan án, không sống được với nó đâu. Chúng tôi đã phải chịu khổ chịu sở với nó mười lăm năm nay rồi! Từ khi nó giải ngũ về thì thà cứ bỏ làng bỏ xóm mà đi còn hơn. Nó làm tình làm tội tất cả mọi người rồi!

– Đúng thế, bẩm quan án, – viên lý trưởng được đòi đến làm nhân chứng nói. – Cả làng cả xóm đều kêu ca ạ. Không thể nào sống yên ổn với nó được! Dân làng chúng tôi đi rước hình Chúa, hoặc có đám cưới xin hay giả dụ như có dịp gì khác, ở đâu nó cũng gào cũng thét, chỗ nào cũng đòi chỉnh đốn lại trật tự. Véo tai trẻ con, dòm dỏ rình mò cánh đàn bà con gái xem có chuyện gì không, cứ như bố chồng người ta không bằng… Gần đây nó đảo qua mọi nhà ra lệnh cấm không được hát, tối đến không được thắp đèn. Nó bảo chẳng có luật pháp nào cho phép hát hỏng cả.

– Khoan đã, lát nữa ông sẽ còn dịp trình bày, – quan chánh án nói, – bây giờ thì để cho Prisưbeép nói tiếp. Tiếp tục đi, Prisưbeép!

– Xin vâng, – lão quản cất giọng rè rè. – Thưa ngài chánh án, ngài đã hạ cố phán rằng xua đuổi dân chúng không phải phận sự của tôi… Được rồi… Nhưng mà nếu có những chuyện phá rối trị an thì sao? Chẳng lẽ lại cứ để cho dân chúng họ làm loạn thế à? Trong luật pháp có chỗ nào viết rằng dân chúng được quyền muốn làm gì thì làm đâu? Tôi không thể để yên được. Nếu tôi không xua đuổi, không bắt phạt họ thì ai sẽ làm việc ấy? Không một ai biết các thứ luật lệ hiện hành, cả làng này chỉ có một mình tôi, thưa ngài chánh án, tôi có thể nói, chỉ một mình tôi biết phải đối xử với bọn thường dân này như thế nào, thưa ngài, tôi có thể hiểu rõ mọi điều. Tôi không phải là đứa nông phu quê kệch, tôi là một viên quản, trước đây đã từng là thủ kho nhà binh, đã đóng ở Vácsava, ở bộ tham mưu, tiếp đấy, xin ngài biết cho, sau khi giải ngũ, tôi đã làm ở đội chữa cháy, sau đó vì ốm yếu tôi thôi không làm chữa cháy nữa và hai năm liền làm nghề gác cổng cho một trường nam tiểu học… Mọi luật lệ tôi đều được biết. Còn bọn nông phu là hạng người tầm thường ngờ nghệch, không hiểu biết gì cả và phải nghe lời tôi như thế chính là có lợi cho bọn họ. Cứ lấy tỉ dụ như là cái trường hợp vừa rồi… Tôi xua đám dân làng đi vì ở bãi cát trên bờ sông có xác người chết đuối. Tôi hỏi, căn cứ vào đâu mà kẻ chết kia lại nằm ở đấy? Chẳng lẽ như vậy là hợp lệ sao? Viên trương tuần kia sao lại chỉ đứng nhìn? Tôi hỏi, này anh trương tuần, tại sao anh lại không tâu bẩm việc này với thượng cấp? Có thể là người chết đuối này tự dìm mình, mà cũng có thể dính dáng đến chuyện đi tù Xibiri chứ chẳng chơi. Có thể đó là một vụ giết người thuộc hình sự… Thế mà viên trương tuần Giưghin cứ tỉnh khô như không mà hút thuốc. Anh ta nói: “Sao ông lại cứ làm như người chuyên ra mệnh lệnh thế kia? Ở đâu chui lên cái thứ người ra lệnh ấy? Không có ông ra lệnh có dễ chúng tôi lại không biết làm gì sao?” Tôi nói, vậy là anh ngu, anh không biết gì cả, nếu anh cứ đứng đực mặt ra thế kia. Anh ta nói: “Ngay từ hôm qua tôi đã bẩm báo lên ngài xã tuần”. Tôi hỏi, việc gì lại phải báo cho xã tuần? Căn cứ theo điều khoản nào của bộ luật? Chẳng lẽ trong những trường hợp có người chết đuối, người thắt cổ và những trường hợp tương tự, chẳng lẽ trong những trường hợp như vậy ngài xã tuần lại có thể giải quyết được sao? Tôi nói đây là một vụ hình sự, đây là việc của bên dân sự… Tôi nói, gặp trường hợp ấy thì phải cấp báo cho ngài dự thẩm và các vị quan tòa. Tôi nói, việc trước hết, đầu tiên nhất anh phải làm là lập biên bản và gửi cho ngài chánh án. Thế mà viên trương tuần lại cứ vừa nghe vừa cười hoài! Bọn nông phu kia cũng vậy. Tất cả đều cười, thưa ngài chánh án. Tôi có thể xin thề mà khai như vậy. Đây, ông này, ông nọ nữa và cả Giưghin nữa đều cười. Tôi nói, làm gì mà nhe hết cả răng ra thế kia? Thế rồi chính viên trương tuần thì nói rằng: “Những chuyện này cũng chẳng dính dáng gì đến ông chánh án”. Nghe câu nói đó, tôi đã sôi tiết lên. Này trương tuần, có phải ngươi nói thế không? – Lão quản hướng tới trương tuần Giưghin.

– Tôi có nói.

– Mọi người đều nghe thấy nhà ngươi nói với mọi người dân thường vậy. “Những chuyện này cũng chẳng dính dáng gì đến ông chánh án”. Mọi người đều nghe thấy nhà ngươi nói thế… Thưa ngài chánh án, nghe câu nói đó tôi đã lộn cả tiết, tôi còn phát hoảng lên nữa. Tôi bảo anh ta, thử nói lại, nói lại câu nhà ngươi vừa nói đi! Anh ta lại nhắc lại những lời ấy… Tôi liền bước đến gần anh ta. Tôi bảo, làm sao mà nhà ngươi lại dám nói tới ngài chánh án bằng những lời lẽ như vậy hả? Ngươi là trương tuần thế mà ngươi lại chống lại chính quyền à? Hả? Tôi bảo, nhà ngươi có biết rằng quan chánh án, nếu ngài muốn, ngài có thể gô cổ nhà ngươi giải lên Sở hiến binh của tỉnh vì lý do nhà ngươi đã có hành vi khả nghi như vậy không? Tôi nói, nhà ngươi có biết căn cứ vào những câu đầy tính chất chính trị như vậy ngài chánh án có thể đày nhà ngươi đi những đâu không? Còn ông chánh tổng thì nói: “Ngài chánh án không thể can thiệp đến những việc ngoài quyền hạn của mình được. Ngài chỉ có thể giải quyết được những việc lặt vặt thôi”. Đấy, ông ta nói như thế đấy, mọi người đều nghe được… Tôi bảo, sao ông lại dám thóa mạ chính quyền như vậy hả? Tôi bảo, này đừng có mà giở trò cợt nhả với tôi, bằng không chuyện sẽ chẳng hay hớm gì đâu, người anh em ạ. Hồi còn đóng ở Vácsava hay còn làm gác cổng ở trường nam tiểu học hễ mỗi lần tôi nghe thấy có câu nói nào không thuận tai là tôi dòm ngay ra ngoài phố xem có ông cảnh binh nào không; tôi nói: “Mời ông lại đây, lại đây, ông cảnh binh”, và bẩm báo hết với ông ấy. Thế còn ở xóm làng này thì biết nói với ai?… Tôi nổi cáu lên, tôi phát bực là dân chúng bây giờ quên hết cả phép tắc, chẳng còn biết sợ luật pháp gì nữa, thế rồi tôi vung tay lên và… tất nhiên là không có gì là mạnh quá, mà đúng là nhè nhẹ tay thôi để cho ông ta chừa cái thói dám nói những lời hỗn xược như vậy với quan trên… Viên trương tuần nhảy vào bênh chánh tổng. Vậy là tôi nện cả trương tuần… Và cứ thế… Tôi nổi nóng lên, thưa ngài, mà không đánh chúng nó không đừng được. Không cho đứa ngu xuẩn nó ăn đòn thì thật là có tội với lương tâm. Phải thế thôi, nếu có chuyện… nếu có sự phá rối trị an…

– Được rồi! Nhưng mà chuyện phá rối trị an đã có người lo. Đã có trương tuần, lý trưởng, bá hộ…

– Trương tuần không dòm dỏ gì đến chuyện đó cả, mà anh ta cũng không hiểu được điều tôi hiểu đâu…

– Nhưng mà ông quản, ông hiểu cho, đấy không phải là chuyện của ông!

– Sao? Sao lại không phải là chuyện của tôi? Kỳ cục thật… Mọi người làm loạn, rồi thế là không phải chuyện của tôi! Thế ra tôi phải khích lệ chúng à? Đấy bọn họ vừa kêu ca với ngài rằng tôi cấm không cho họ hát… Nhưng mà trong các bài hát ấy thì có gì hay hớm đâu kia chứ! Đáng lẽ là phải kiếm một việc gì mà làm thì bọn họ lại hát… Lại còn tối tối họ bắt đầu ngồi quanh đèn nữa chứ. Đáng lẽ phải đi ngủ thì bọn họ lại còn ngồi tán gẫu, cười đùa với nhau. Tôi có ghi lại hết!

– Ông ghi lại cái gì kia?

– Ghi tên những ai nhà có giong đèn.

Prisưbeép rút trong túi ra một mảnh giấy dính mỡ, đeo kính lên và đọc:

– Nhà của những người nông dân sau đây có thắp đèn: Ivan Prokhorốp, Xápva Mikiphorốp, Pêtơrơ Pêtơrốp. Vợ lính Suxtơrôva, một mụ góa ăn nằm bừa bãi trái phép với Xemiôn Kixlốp. Igơnát Xverơsốc làm nghề tà thuật, còn vợ hắn ta là Mavra là một mụ phù thủy, đêm đêm chuyên đi vắt trộm sữa bò nhà khác.

– Đủ rồi! – ngài chánh án phán và bắt đầu hỏi các nhân chứng.

Lão quản Prisưbeép nâng kính lên trán và kinh ngạc nhìn quan chánh án, người mà rõ ràng đã không đứng về phía lão ta. Đôi mắt lồi của lão long lên sòng sọc, mũi chuyển sang màu đỏ lự. Lão nhìn quan chánh án, nhìn các nhân chứng và không thể nào hiểu được vì sao quan lại có vẻ xúc động thế và vì sao từ khắp mọi góc trong phòng đều nghe thấy khi thì tiếng xì xào, khi thì tiếng cười húng hắng trong miệng. Lão cũng không hiểu nổi bản án nữa: một tháng phạt giam!

– Vì tội gì?! – lão dang hai tay ra tỏ rằng không hiểu được. – Căn cứ vào điều luật nào?

Đối với lão rõ ràng là thế giới đã đổi khác, là không thể nào sống trên đời này được nữa. Những ý nghĩ buồn bã, đen tối ám ảnh lão ta. Nhưng khi bước ra khỏi phòng xử án, nhìn thấy đám nông phu tụ tập nói với nhau cái gì đấy, thì lão ta, theo một thói quen không thể nào tẩy rửa được, bèn duỗi thẳng tay theo đường nẹp quần và quát to bằng cái giọng rè rè giận dữ:

– Ê, dân chúng, giải tán ngay! Không được xúm đông thế này! Ai về nhà nấy!

– ÔNG QUẢN PRISƯBEÉP! Ông bị truy tố về tội ngày mồng ba tháng Chín này đã dùng lời nói và hành động mà làm nhục ông trương tuần Giưghin, ông chánh tổng Aliapốp, bá hộ Ephimốp, hai nhân chứng Ivanốp và Gavơrilốp cùng với người nông dân khác nữa, ba người đầu tiên trong số đó bị ông thóa mạ trong lúc họ đang thi hành công vụ. Ông có nhận rằng mình có tội không?

Prisưbeép, lão quản mặt mày trông độc địa kệch cỡm, úp thẳng hai tay vào hai nẹp quần và trả lời bằng một giọng khàn khàn, ẹ ẹ nơi cổ, dằn từng tiếng một hệt như đang chỉ huy:

– Kính bẩm ngài chánh án! Vậy là căn cứ theo mọi điều khoản của luật pháp thì phải nghiên cứu mọi trạng huống cả từ hai phía. Không phải tôi có tội mà là hết thảy những người kia. Tất cả mọi chuyện xảy ra là do một cái xác chết. Ngày mồng ba vừa rồi tôi cùng với bà Anphixa nhà tôi đang đi rất thong dong, đường hoàng, thì nhìn thấy bên bờ sông có một đám đông dân chúng gồm đủ hạng người khác nhau tụ tập lại. Điều luật nào cho phép dân chúng được tụ tập, tôi hỏi thế. Để làm cái gì? Có phải luật pháp đã nói rằng dân chúng được phép đi thành bầy thành đàn à? Tôi quát: giải tán! Rồi tôi bắt đầu xua cho họ ai về nhà nấy, ra lệnh cho ông bá hộ tống cổ…

– Khoan đã, nhưng mà ông có phải là trương tuần, là lý trưởng đâu, xua đuổi dân chúng là phận sự của ông à?

– Không phải, không phải của nó! – tiếng mọi người nhao nhao lên khắp phòng. – Bẩm quan án, không sống được với nó đâu. Chúng tôi đã phải chịu khổ chịu sở với nó mười lăm năm nay rồi! Từ khi nó giải ngũ về thì thà cứ bỏ làng bỏ xóm mà đi còn hơn. Nó làm tình làm tội tất cả mọi người rồi!

– Đúng thế, bẩm quan án, – viên lý trưởng được đòi đến làm nhân chứng nói. – Cả làng cả xóm đều kêu ca ạ. Không thể nào sống yên ổn với nó được! Dân làng chúng tôi đi rước hình Chúa, hoặc có đám cưới xin hay giả dụ như có dịp gì khác, ở đâu nó cũng gào cũng thét, chỗ nào cũng đòi chỉnh đốn lại trật tự. Véo tai trẻ con, dòm dỏ rình mò cánh đàn bà con gái xem có chuyện gì không, cứ như bố chồng người ta không bằng… Gần đây nó đảo qua mọi nhà ra lệnh cấm không được hát, tối đến không được thắp đèn. Nó bảo chẳng có luật pháp nào cho phép hát hỏng cả.

– Khoan đã, lát nữa ông sẽ còn dịp trình bày, – quan chánh án nói, – bây giờ thì để cho Prisưbeép nói tiếp. Tiếp tục đi, Prisưbeép!

– Xin vâng, – lão quản cất giọng rè rè. – Thưa ngài chánh án, ngài đã hạ cố phán rằng xua đuổi dân chúng không phải phận sự của tôi… Được rồi… Nhưng mà nếu có những chuyện phá rối trị an thì sao? Chẳng lẽ lại cứ để cho dân chúng họ làm loạn thế à? Trong luật pháp có chỗ nào viết rằng dân chúng được quyền muốn làm gì thì làm đâu? Tôi không thể để yên được. Nếu tôi không xua đuổi, không bắt phạt họ thì ai sẽ làm việc ấy? Không một ai biết các thứ luật lệ hiện hành, cả làng này chỉ có một mình tôi, thưa ngài chánh án, tôi có thể nói, chỉ một mình tôi biết phải đối xử với bọn thường dân này như thế nào, thưa ngài, tôi có thể hiểu rõ mọi điều. Tôi không phải là đứa nông phu quê kệch, tôi là một viên quản, trước đây đã từng là thủ kho nhà binh, đã đóng ở Vácsava, ở bộ tham mưu, tiếp đấy, xin ngài biết cho, sau khi giải ngũ, tôi đã làm ở đội chữa cháy, sau đó vì ốm yếu tôi thôi không làm chữa cháy nữa và hai năm liền làm nghề gác cổng cho một trường nam tiểu học… Mọi luật lệ tôi đều được biết. Còn bọn nông phu là hạng người tầm thường ngờ nghệch, không hiểu biết gì cả và phải nghe lời tôi như thế chính là có lợi cho bọn họ. Cứ lấy tỉ dụ như là cái trường hợp vừa rồi… Tôi xua đám dân làng đi vì ở bãi cát trên bờ sông có xác người chết đuối. Tôi hỏi, căn cứ vào đâu mà kẻ chết kia lại nằm ở đấy? Chẳng lẽ như vậy là hợp lệ sao? Viên trương tuần kia sao lại chỉ đứng nhìn? Tôi hỏi, này anh trương tuần, tại sao anh lại không tâu bẩm việc này với thượng cấp? Có thể là người chết đuối này tự dìm mình, mà cũng có thể dính dáng đến chuyện đi tù Xibiri chứ chẳng chơi. Có thể đó là một vụ giết người thuộc hình sự… Thế mà viên trương tuần Giưghin cứ tỉnh khô như không mà hút thuốc. Anh ta nói: “Sao ông lại cứ làm như người chuyên ra mệnh lệnh thế kia? Ở đâu chui lên cái thứ người ra lệnh ấy? Không có ông ra lệnh có dễ chúng tôi lại không biết làm gì sao?” Tôi nói, vậy là anh ngu, anh không biết gì cả, nếu anh cứ đứng đực mặt ra thế kia. Anh ta nói: “Ngay từ hôm qua tôi đã bẩm báo lên ngài xã tuần”. Tôi hỏi, việc gì lại phải báo cho xã tuần? Căn cứ theo điều khoản nào của bộ luật? Chẳng lẽ trong những trường hợp có người chết đuối, người thắt cổ và những trường hợp tương tự, chẳng lẽ trong những trường hợp như vậy ngài xã tuần lại có thể giải quyết được sao? Tôi nói đây là một vụ hình sự, đây là việc của bên dân sự… Tôi nói, gặp trường hợp ấy thì phải cấp báo cho ngài dự thẩm và các vị quan tòa. Tôi nói, việc trước hết, đầu tiên nhất anh phải làm là lập biên bản và gửi cho ngài chánh án. Thế mà viên trương tuần lại cứ vừa nghe vừa cười hoài! Bọn nông phu kia cũng vậy. Tất cả đều cười, thưa ngài chánh án. Tôi có thể xin thề mà khai như vậy. Đây, ông này, ông nọ nữa và cả Giưghin nữa đều cười. Tôi nói, làm gì mà nhe hết cả răng ra thế kia? Thế rồi chính viên trương tuần thì nói rằng: “Những chuyện này cũng chẳng dính dáng gì đến ông chánh án”. Nghe câu nói đó, tôi đã sôi tiết lên. Này trương tuần, có phải ngươi nói thế không? – Lão quản hướng tới trương tuần Giưghin.

– Tôi có nói.

– Mọi người đều nghe thấy nhà ngươi nói với mọi người dân thường vậy. “Những chuyện này cũng chẳng dính dáng gì đến ông chánh án”. Mọi người đều nghe thấy nhà ngươi nói thế… Thưa ngài chánh án, nghe câu nói đó tôi đã lộn cả tiết, tôi còn phát hoảng lên nữa. Tôi bảo anh ta, thử nói lại, nói lại câu nhà ngươi vừa nói đi! Anh ta lại nhắc lại những lời ấy… Tôi liền bước đến gần anh ta. Tôi bảo, làm sao mà nhà ngươi lại dám nói tới ngài chánh án bằng những lời lẽ như vậy hả? Ngươi là trương tuần thế mà ngươi lại chống lại chính quyền à? Hả? Tôi bảo, nhà ngươi có biết rằng quan chánh án, nếu ngài muốn, ngài có thể gô cổ nhà ngươi giải lên Sở hiến binh của tỉnh vì lý do nhà ngươi đã có hành vi khả nghi như vậy không? Tôi nói, nhà ngươi có biết căn cứ vào những câu đầy tính chất chính trị như vậy ngài chánh án có thể đày nhà ngươi đi những đâu không? Còn ông chánh tổng thì nói: “Ngài chánh án không thể can thiệp đến những việc ngoài quyền hạn của mình được. Ngài chỉ có thể giải quyết được những việc lặt vặt thôi”. Đấy, ông ta nói như thế đấy, mọi người đều nghe được… Tôi bảo, sao ông lại dám thóa mạ chính quyền như vậy hả? Tôi bảo, này đừng có mà giở trò cợt nhả với tôi, bằng không chuyện sẽ chẳng hay hớm gì đâu, người anh em ạ. Hồi còn đóng ở Vácsava hay còn làm gác cổng ở trường nam tiểu học hễ mỗi lần tôi nghe thấy có câu nói nào không thuận tai là tôi dòm ngay ra ngoài phố xem có ông cảnh binh nào không; tôi nói: “Mời ông lại đây, lại đây, ông cảnh binh”, và bẩm báo hết với ông ấy. Thế còn ở xóm làng này thì biết nói với ai?… Tôi nổi cáu lên, tôi phát bực là dân chúng bây giờ quên hết cả phép tắc, chẳng còn biết sợ luật pháp gì nữa, thế rồi tôi vung tay lên và… tất nhiên là không có gì là mạnh quá, mà đúng là nhè nhẹ tay thôi để cho ông ta chừa cái thói dám nói những lời hỗn xược như vậy với quan trên… Viên trương tuần nhảy vào bênh chánh tổng. Vậy là tôi nện cả trương tuần… Và cứ thế… Tôi nổi nóng lên, thưa ngài, mà không đánh chúng nó không đừng được. Không cho đứa ngu xuẩn nó ăn đòn thì thật là có tội với lương tâm. Phải thế thôi, nếu có chuyện… nếu có sự phá rối trị an…

– Được rồi! Nhưng mà chuyện phá rối trị an đã có người lo. Đã có trương tuần, lý trưởng, bá hộ…

– Trương tuần không dòm dỏ gì đến chuyện đó cả, mà anh ta cũng không hiểu được điều tôi hiểu đâu…

– Nhưng mà ông quản, ông hiểu cho, đấy không phải là chuyện của ông!

– Sao? Sao lại không phải là chuyện của tôi? Kỳ cục thật… Mọi người làm loạn, rồi thế là không phải chuyện của tôi! Thế ra tôi phải khích lệ chúng à? Đấy bọn họ vừa kêu ca với ngài rằng tôi cấm không cho họ hát… Nhưng mà trong các bài hát ấy thì có gì hay hớm đâu kia chứ! Đáng lẽ là phải kiếm một việc gì mà làm thì bọn họ lại hát… Lại còn tối tối họ bắt đầu ngồi quanh đèn nữa chứ. Đáng lẽ phải đi ngủ thì bọn họ lại còn ngồi tán gẫu, cười đùa với nhau. Tôi có ghi lại hết!

– Ông ghi lại cái gì kia?

– Ghi tên những ai nhà có giong đèn.

Prisưbeép rút trong túi ra một mảnh giấy dính mỡ, đeo kính lên và đọc:

– Nhà của những người nông dân sau đây có thắp đèn: Ivan Prokhorốp, Xápva Mikiphorốp, Pêtơrơ Pêtơrốp. Vợ lính Suxtơrôva, một mụ góa ăn nằm bừa bãi trái phép với Xemiôn Kixlốp. Igơnát Xverơsốc làm nghề tà thuật, còn vợ hắn ta là Mavra là một mụ phù thủy, đêm đêm chuyên đi vắt trộm sữa bò nhà khác.

– Đủ rồi! – ngài chánh án phán và bắt đầu hỏi các nhân chứng.

Lão quản Prisưbeép nâng kính lên trán và kinh ngạc nhìn quan chánh án, người mà rõ ràng đã không đứng về phía lão ta. Đôi mắt lồi của lão long lên sòng sọc, mũi chuyển sang màu đỏ lự. Lão nhìn quan chánh án, nhìn các nhân chứng và không thể nào hiểu được vì sao quan lại có vẻ xúc động thế và vì sao từ khắp mọi góc trong phòng đều nghe thấy khi thì tiếng xì xào, khi thì tiếng cười húng hắng trong miệng. Lão cũng không hiểu nổi bản án nữa: một tháng phạt giam!

– Vì tội gì?! – lão dang hai tay ra tỏ rằng không hiểu được. – Căn cứ vào điều luật nào?

Đối với lão rõ ràng là thế giới đã đổi khác, là không thể nào sống trên đời này được nữa. Những ý nghĩ buồn bã, đen tối ám ảnh lão ta. Nhưng khi bước ra khỏi phòng xử án, nhìn thấy đám nông phu tụ tập nói với nhau cái gì đấy, thì lão ta, theo một thói quen không thể nào tẩy rửa được, bèn duỗi thẳng tay theo đường nẹp quần và quát to bằng cái giọng rè rè giận dữ:

– Ê, dân chúng, giải tán ngay! Không được xúm đông thế này! Ai về nhà nấy!

Bình luận