Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Kim Sơn Hồ Điệp

Chương 86: Đỉnh Vàng (3)

Tác giả: Duy Đao Bách Tích
Chọn tập

Chuyện này là do một biên tập bị lòng hư vinh làm mờ đầu óc, tự tiện đăng tin đó lên trang bìa nguyệt san tiếng Anh kỳ thứ ba mà chưa được tổng biên tập và Hoài Chân cho phép.

Từ trước đến nay cộng đồng người Hoa rất hay bị xem nhẹ, mà trong số đó lại có quá nhiều người trẻ tuổi, nôn nóng hy vọng mượn Nhật báo Trung Tây để đạt được sự đồng ý của xã hội người phương Tây. Bọn họ cứ tưởng hành động nhỏ nhặt này sẽ không gây nên sóng gió lớn trong cộng đồng người da trắng, nhưng bọn họ nghĩ sai rồi. Người Hoa cần quyền phát ngôn, trong khi đó phiên bản tiếng Anh của Nhật báo Trung Tây chỉ mới xuất bản ba kỳ, mà đã có rất nhiều người da trắng mong muốn thấy chuyện nực cười của bọn họ. Ví dụ như bản ghi chép bệnh án của Hoài Chân lần trước, lại ví dụ như hội nghị ở khu vực Đại Tây Dương lần này.

Biên tập nguyệt Overland vừa nhận được tin tức, ngay lập tức đăng tải về vấn đề này trong số báo cuối tháng 9 —— “Liên minh Đại học khu vực Đại Tây Dương thường gửi những bức thư mời không quan trọng. Số người đến tham dự năm nào cũng đông nghịt, tôi dám tin chắc rằng, người phụ trách gửi thư mời cũng không có thời gian xác nhận xem những người được mời có thuộc nhóm người mà bọn họ vẫn luôn bài trừ hay không.”

Đối với chuyện nguyệt san Overland chế giễu cộng đồng người Hoa, liên minh trường học âm thầm bài Hoa đã trả lời đưa đẩy một cách rất khéo léo. Bọn họ đã nói thế này trên Nhật báo Coastal số tiếp theo: thực chất trong nhiều năm qua, gần như không có người da màu nào từng diễn thuyết ở hội nghị cả.

Mà rốt cuộc là do người da màu không muốn hay là bị bọn họ chặn ngoài cửa, cũng trở thành bí mật không phải ai cũng biết.

Hoài Chân không rõ chuyện này bị người da trắng ở bên ngoài phố người Hoa cười nhạo bao lâu. Lại một lần nữa phố người Hoa thất bại trong việc gõ cửa xã hội nước Mỹ, so với lần trước tức giận, lần này nội tâm cô đã bình tĩnh hơn nhiều rồi.

Mới đầu, điều cô lo lắng duy nhất là không biết chuyện này có ảnh hưởng đến cuộc sống cấp ba cô đã hằng mong đợi hay không.

Có điều Vân Hà vừa tốt nghiệp trung học đã nhanh chóng loại bỏ nghi ngờ của cô. “Có rất nhiều thứ để học sinh cấp ba  chơi đùa vui vẻ giết thì giờ, nhưng chị chắc chắn không phải là đọc báo. Những người bài Hoa thì vẫn cứ đề cao định kiến của mình, hùa theo mọi người mà bài trừ người Hoa thôi. Đừng có thử thay đổi quan điểm của bọn họ làm gì, em cứ chơi với những người em thấy hợp là được, như thế cuộc sống cấp ba của em sẽ thoải mái hơn nhiều.”

Đây là đúc kết của Vân Hà sau mười tám năm sống ở phố người Hoa, cùng với một năm đầu chuyển ra khỏi trung học phố người Hoa, đến nhập học ở trường cấp ba công lập.

Hẳn cuộc sống của Vân Hà ở trường cấp không có nhiều bất trắc lắm.

Đại học nhập học sớm hơn trường cấp ba một tuần. Mà ban đêm Hoài Chân vẫn muốn làm việc ở chỗ già Huệ, thế nên cô chuyển đến phố Lombard ở muộn hơn Vân Hà một tuần.

Tuy nhiên, Hoài Chân lại không phải là người đầu tiên biết tin già Huệ quyết định đóng cửa phòng khám Huệ Thị.

Đó là một ngày thứ sáu trước khi trường cấp ba Công nghệ khai giảng. Hoài Chân đến trường điểm danh rồi về nhà, trên bàn ăn trưa, A Phúc đột nhiên hỏi Hoài Chân: “Nhà ta thuê phòng khám của già Huệ làm cửa hàng mới có được không?”

Hoài Chân ngạc nhiên.

A Phúc nói, “Mấy hôm nay ông ấy đang bàn bạc với chú. Ông ấy muốn dẫn bà bạn gái Philippines đi châu Âu chừng nửa năm, đi gấp lắm. Có điều mới đăng báo quảng cáo, chắc vẫn chưa đi ngay đâu. Ông ấy nói là nể tình hàng xóm cũ nhiều năm, tùy chú ra giá, ba chục năm chục đô đều được, hy vọng chú giúp ông ấy chuyện này.”

Đột nhiên Hoài Chân không ăn nổi cơm. Cô ngơ ngác sửng sốt, đặt bát đũa xuống chạy ào ra ngoài.

Phòng khám Huệ Thị vẫn mở cửa, một người phụ nữ đứng sau quầy dọn dẹp từng tủ thuốc một, còn một người khác đang vẩy nước ở sân sau. Chiếc ghế trong phòng châm cứu cũng úp ngược trên bàn, sàn nhà vẩy đầy nước, trong không khí là mùi bụi bặm ẩm ướt.

Già Huệ ngồi trên ghế uống cà phê đọc báo.

Vừa thấy Hoài Chân đến thì ông ngoắc tay gọi lại, nói, “Nha đầu đến đúng lúc lắm. Hoa cúc cam thảo đinh hương, mấy thứ này, con đến thu dọn lại đi, hai ngày nữa sẽ có người tới lấy. Còn dư mười mấy hộp thuốc viên Nam Tử Hán, đưa tất cho Tiểu Lục gia đi, thay ta hỏi thăm quả thận của cậu ta.”

Hoài Chân cắn răng nghiến lợi: “Ai muốn đưa thay ông chứ!”

Già Huệ xòe tay ra: “Vậy trả 60 đô la tiền lương lại cho ta!”

Hoài Chân trợn mắt nhìn ông, lửa giận phừng phừng lại chẳng biết phát tiết vào đâu, nghiến răng gằn chữ nói: “Không trả!”

“Con thật vô lại!”

“Chính ông vô lại thì có!”

“Ta vô lại hồi nào?”

“Ông Hoàng bị đau xương bàn chân, bà Phùng mắc chứng dương hư đổ mồ hôi, bọn họ đã bớt bệnh chưa? Con gái ba của nhà họ Trần sốt cao mãi chưa hạ, uống hai gói thuốc rồi vẫn chưa khỏe, không đợi em ấy khỏe mà ông tính chạy đi đâu?”

Già Huệ ngẩn ngơ hồi lâu, sau đó nói, “Ta đã bảo bọn họ đến bệnh viện Tây y rồi còn gì. Nếu đến bệnh viện Tây y khám thì bây giờ cũng đã khỏi rồi.”

Hoài Chân không nghe nổi, lật giở danh sách ghi chép chữa bệnh: “Hôm trước cô Phương lại bị tiểu són, bà Khang lại bị bệnh phổi…”

“Tối qua ta đã gọi điện cho họ rồi, cũng bảo họ đến bệnh viện Tây y mà khám.”

Hoài Chân kiềm chế.

Già Huệ lại chỉ vào cô: “Không được khóc!”

Hoài Chân ngẩng đầu lên, sụt sịt một lúc mới hỏi ông: “Có phải do con viết ghi chép khám bệnh tệ quá, khiến mấy tờ báo kia mắng ông, nên ông mới không thoải mái…”

Già Huệ nhìn gò má cô đỏ bừng, thở dài bảo, “Bọn họ nói cũng không hẳn sai. Có vài bệnh đến ta cũng phải bế tắc. Nếu phòng khám Huệ Thị còn ở đây thì sẽ không ai chịu tới bệnh viện Đông Hoa khám cả.”

Hoài Chân nói, “Nhưng ông có thể chữa lành nhiều bệnh mà.”

Già Huệ thở dài, “Ta cũng lớn tuổi rồi, chỉ muốn đi du lịch mà thôi. Ta đợi được, nhưng bà bạn El Salvador đã năm mươi sáu tuổi xuân của ta lại không đợi nổi, bà ấy muốn chạy rồi kia kìa.”

Hoài Chân phì một tiếng, suýt nữa cười chảy nước mũi.

Già Huệ cũng cười: “Cười thì tốt, con gái cười sẽ gặp may mắn.” Dứt lời ông giơ tay lên, lấy một cuốn sách ố vàng trong ngăn kéo ra đưa cho cô, “Ngày trước tiên phụ ta đi theo công nhân đường sắt Trung ương Đại Tây Dương khám chữa bệnh, mọi ghi chép của ông đều ở trong này, coi như cũng như có ý nghĩa. Ông ấy để lại cho ta chút di sản ít ỏi thế này, ta cầm cũng vô dụng, giao cho con đấy.”

Hoài Chân do dự nhận lấy. Trên bìa cuốn sách đóng buộc chỉ là một hàng chữ viết bằng bút lông: “Sổ kiến thức của Huệ Đương tại Kim Sơn.”

Hoài Chân nhanh chóng lật xem, sững sờ thấy rõ, “Đây là…”

Già Huệ lim dim mắt nhìn cô, “Con viết bản ghi chép tiếng Anh đó viết không tệ.”

Gần đây bị mắng nhiều nên khi già Huệ khen cô, Hoài Chân lại cảm thấy không quen, cô xoay mặt đi, suýt nữa nghẹn ngào.

Già Huệ chậm rãi nói, “Mới khóc đó đã cười, đúng là ngốc nghếch.”

Hoài Chân nén nước mắt, quay đầu nói tiếp, “Ông đi chơi một mình mà chỉ để lại cho con mỗi bản phê bình nguyệt san Overland, đúng là không phúc hậu.”

Già Huệ hờ hững châm chọc cô: “Sai! Ta có bạn gái bầu bạn, từ trước đến nay luôn có đôi có cặp, chưa bao giờ một mình cả.”

Hoài Chân trợn mắt nhìn ông.

Già Huệ không thèm để ý, “Cùng lắm là con cũng quen bạn trai đi.”

Hoài Chân lườm một cái, chẳng buồn để tâm tới ông.

Cô lại đưa mắt nhìn bản ghi chép, nói, “Con muốn học lên cấp ba đã, không muốn viết tiếp, dù gì viết cũng không ai đọc.”

Già Huệ bĩu môi, “Tóm lại cho con đất, tùy con.”

Đương lúc nói chuyện, A Phúc từ bên ngoài ló đầu vào, mời già Huệ qua nhà bàn chuyện thuê phòng, vừa thấy Hoài Chân thì cười nói, “Ấy, chú chọc con bé khóc rồi sao?”

Ba người cùng đến tiệm giặt A Phúc, già Huệ nói, “Còn không phải à, có lẽ cũng nên kiếm bạn trai đi, đỡ bị ấm ức lại chỉ biết trách móc cha mẹ.”

A Phúc cười khà khà, “Thế thì tốt quá, tuần sau người thím Lục giới thiệu sẽ xin nghỉ về nhà, đúng lúc định để hai đứa gặp nhau —— đáng tiếc Huệ đại phu đi gấp gáp quá, không thể gặp cậu ta được. Nghe nói cậu ta đó làm trong thủy quân lục chiến, trẻ tuổi tuấn tú, nho nhã lịch sự…”

Hoài Chân ho khan, thấp giọng phản bác, “Sao lại giới thiệu…”

A Phúc lập tức đổi đề tài, nói về kế hoạch tương lai của mình với già Huệ: “Miễn cho La Văn nói tôi cứ để bà ấy làm vợ thương nhân, sau khi chuyển mặt tiền cửa hàng thì sân bên này cũng không cần dùng để phơi đồ nữa, có thể xây hai vườn hoa, làm thêm giá xích đu cho Hoài Chân với Vân Hà…”

Già Huệ bảo, “Được đấy, không tệ chút nào. Không đánh đu với chị thì cũng có thể hẹn hò với bạn trai ở trong sân.”

Chọn tập
Bình luận