Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Kim Sơn Hồ Điệp

Chương 152: Ngoại truyện 3: Quỷ nước ngoài ba đồng (3)

Tác giả: Duy Đao Bách Tích
Chọn tập

Ngày hôm sau, đồng hồ báo thức đã đánh thức cô dậy. Đồng hồ lên dây cót sản xuất ở Yên Đài vang lên âm thanh chán nản ở cuối hành lang ký túc xá, đây là tiếng chuông báo hiệu giờ ăn cuối cùng. Lucy gõ cửa phòng cô, giọng vừa cao lại lo lắng: “Trời ơi cô gái của tôi ơi, định ngủ đến bao giờ đấy hả?”

Cô dụi mắt, mệt mỏi rời giường. Đèn bàn màu bơ sáng suốt một đêm, chiếu sáng biển ngoài cửa. Trong phòng chỉ còn lại mình cô, không thấy Ceasar đâu, dép và khăn tắm đều được đặt gọn gàng cạnh cửa. Nếu không phải mùi cây Thạch Nam* đượm nồng nhắc nhở cô chuyện tối qua là thật, thì có khi cô sẽ tưởng đây chỉ là giấc mơ ngày xuân.

(*Hoa thạch nam có mùi gần giống mùi tinh khí.)

Nhìn mặt trời dịu êm bên ngoài khung cửa, sực nhớ hôm nay phải tới Repulse Bay, cô lập tức cấp tốc tắm rửa, mặc váy ngắn màu màu hồng phấn ra ngoài. Lucy đang nấu nước nóng cho các cô gái dậy sớm tắm ở ngoài ban công, vừa nhìn thấy cô để lộ đôi chân trắng như tuyết thì kéo cô lại, chậc chậc nói, “Quay về thay quần dài đi.”

Cô cúi đầu nhìn, trên đùi chi chít vết đỏ, nhất thời xấu hổ không biết trốn vào đâu. Sợ để Lucy ngửi thấy mùi trong phòng, cô vội khép chặt cửa, tìm quần bò màu xanh nhạt và áo sơ mi dài tay mặc vào, rồi nhanh chóng lẻn ra qua khe cửa.

Thấy Lucy vẫn canh ngoài cửa cho mình, cô cẩn thận hỏi, “Hôm nay tôi…”

Lucy nháy mắt với cô, “Trước khi các cô gái ra ngoài chơi, tôi sẽ đem đi giặt giúp cô. Mau xuống nhà ăn cơm đi, có người đang đợi cô đấy.”

Cô lập tức hiểu ý, cười cảm kích với Lucy, sau đó giao chìa khóa lại cho cô ấy.

Lúc vội vã đi xuống cầu thang, cô thò đầu nhìn ra ngoài vườn hoa từ trong phòng khách, trông thấy anh đang chuyện trò rôm rả với thợ làm vườn, bất giác mỉm cười.

Anh như thể cũng cảm nhận được, quay đầu sang cười với cô rồi chỉ vào phòng ăn, ý bảo cô đi trước ăn gì đi.

Cô rụt đầu về, chạy xuyên qua hành lang như một làn khói trong nắng mai.

Nhà ăn đối diện vườn hoa, kèm với âm thanh các sơ đang làm Thánh lễ, bát đũa thìa muỗng trong phòng ăn kêu loảng xoảng – chính là thời điểm náo nhiệt nhất. Nếu không phải là thứ bảy, thì vào giờ này trong ký túc xá chỉ có mỗi các sơ.

Càng đến gần, tiếng cười nói của các cô gái càng ồn ào.

Tới gần nghe, hình như bọn họ đang thắc mắc về người da trắng xa lạ ở trong vườn hoa.

“Người Anh hay người Mỹ vậy?” Cô gái đến từ vùng cận đông hỏi.

“Người Mỹ. Vừa rồi mình ra ngoài có nói với anh ta hai câu, nhận ra khẩu âm.” Bảo Châu đến từ Thượng Hải, từng học tại trường học Hoa Kỳ ở Thượng Hải.

“Cậu nói gì với anh ta vậy?” Có không ít cô gái tò mò đặt thìa xuống.

“Mình sợ hết cả hồn, tưởng là người Anh đến bắt người. Nhưng ngẫm kỹ lại mới nhớ đây là Hương Cảng, không phải là tô giới, bọn họ không dám trắng trợn làm thế với người Trung Quốc. Nên mình mới chào anh ta ‘chào anh, chào buổi sáng’, anh ta đang nói chuyện với thợ làm vườn, lập tức quay đầu sang, ‘ừ, chào buổi sáng’, chậc chậc, khẩu âm ở Mỹ, nhưng sắc mặt lại rất khác người Mỹ.”

Aldrin cười, “Nhìn ra được sắc mặt người Mỹ luôn hả, bọn họ có sắc mặt thế nào vậy?”

Bảo Châu nói, “Chị họ mình làm việc ở tòa soạn Hoa Kỳ, chị ấy ghét nhất là người Mỹ. Xưa nay người Mỹ rất dễ làm thân, mới biết nhau chưa đến mấy hôm đã quàng vai bá cổ cười đùa.”

Bảo Lai từ vườn đi vào, vừa nghe thấy thế thì đột nhiên phá lên cười.

Mọi người hỏi cô cười cái gì.

Bảo Lai lấy một miếng bánh toast, “Vừa nãy Bảo Châu ở vườn vào lại không nói như vậy.”

Gương mặt Bảo Châu chợt thoắt đỏ, thấp giọng bảo chị đừng nói nữa.

Mọi người hứng thú, nhao nhao đòi cô ấy kể tiếp.

Bảo Lai nói, “Nhìn đi, ban nãy nó còn chạy ù vào nhà, mặt đỏ như trái cà chua, kéo mình lại nói ‘bên ngoài có một người Mỹ, đứng trước bồn hoa, mặc đồng phục đen, còn đẹp hơn Hylas trong bức tranh sơn dầu ở thư phòng của cha nữa.’ Đến khi tắm xong lại nói với tôi, ‘tình yêu đẹp quá, nếu có thể được yêu một lần trước khi cưới thì hay biết mấy’.”

Mọi cô gái cười phá lên: “Bảo Châu muốn yêu rồi.”

Bảo Châu tức giận, cầm bát bột yến mạch đi lướt qua cô, đi ra xa lại nói các sơ múc cho mình ly sữa bò.

Hoài Chân đi đến cửa sổ nhìn, chăm chú nhìn anh một lúc lâu, song lại không mường tượng được dáng dấp Hylas thế nào. Thấy Bảo Châu múc sữa bò, cô cũng múc hai thìa yến mạch rồi xin các sơ sữa nóng, lấy thêm một đĩa trứng bác, ngồi xuống ở cuối bàn cùng với Bảo Châu.

Cả bàn im lặng.

Bảo Châu cúi đầu nhìn, đột nhiên tò mò hỏi, “Ồ, May mặc gì thế?”

Cô noi, “Quần bò, là quần dài ấy.”

Mọi người hiếu kỳ, bảo cô đứng dậy đi một vòng.

Cô đứng lên lùi về sau mấy bước, giải thích, “Đây là quần, quần của công nhân lao động. Công nhân bờ Tây ở Mỹ nhiều, Levi thiết kế cho bọn họ mặc, chất liệu bền khó rách, cũng không cần giặt. Bộ này từng là mốt ở thành phố San Francisco mấy năm, năm nay lưu hành đến phía Đông, người Mỹ bình thường cũng thích mặt nó.”

Mấy cô gái Trung Quốc đều cảm thấy lạ, “Chưa bao giờ thấy con gái mặc quần bao giờ.”

Vài cô gái Malaysia nhỏ giọng nói, “Bình thường ở Malaysia bọn mình cũng hay mặc, đến Nam Trung Quốc, phát hiện chỉ có mấy mụ già Quảng Đông mới mặc quần.”

Aldrin lập tức đổi chủ đề, cách nửa bàn hỏi cô, “Tối qua ở thư viện đến khuya vậy hả?”

Cô nghĩ chắc Lucy Chu tìm cớ thay cô, bèn ừ trả lời.

Có người lập tức nói, “Mình tưởng cậu hẹn hò với Rumpo Hà thật.”

Cô cười, “Một lúc cậu ta hẹn bảy tám cô gái, mình cũng phải đi với cậu ta sao?”

Không ít người đang nhìn cô như nhìn tình địch với ánh mắt cảnh giác, vừa nghe thế lập tức thả lỏng.

Có người lại nghĩ đến chiếc quần bị chê, hiếm thấy khen, “Mặc cũng tiện hơn nhiều đấy chứ nhỉ, không dễ rách.”

Cô cười cám ơn Aldrin.

Mọi người ồn ào bàn luận, hai chiếc bàn ăn dài lại rôm rả đến ba đề tài, tiếng Anh thuộc địa, Quảng Đông và Ấn Độ xen lẫn nhau, nghe như đánh trận. Cô nhớ lại có lần giáo sư môn Văn học nói “ba cô gái Quảng Đông nói chuyện, có thể bù trừ một trăm học sinh trong nước”, đúng là chính xác.

Nhà ăn đối diện vườn hoa, vườn hoa nằm cạnh vách núi, đi xuống có thể thấy biển. Thợ làm vườn chăm sóc rất tốt, hoa trong vườn nở rộ xum xuê, biển và thành phố cùng biến mất trong tầm mắt, chỉ có thể nhìn thấy bầu trời xanh thẳm.

Một chiếc Vauxhall màu trắng chạy đến, dưới sự chỉ huy của sơ nước Pháp, tài xế dừng xe trong bãi đậu xe.

Các cô gái bản xứ đùa, “Nhìn là biết ngay xe nước Mỹ, người Anh không thích màu này.” Cái mác đế quốc vẫn rất được các cô gái thuộc địa thích.

Xe vừa chạy vào, Lucy Chu đứng trên cầu thang đã lên tiếng thúc giục: “Cô Quý, sao ăn sáng lâu thế hả, định để người ta chờ đến khi nào nữa?”

Cô vội vã uống hết bát yến mạch, lại sực nhớ có lẽ Ceasar vẫn chưa ăn sáng, bèn đi vòng vào lấy hai quả trứng trong nồi om.

Vừa ngoái đầu lại thì trông thấy Ceasar đứng ở cửa, có lẽ muốn nói với cô xe đã tới. Thấy cô mặc áo quần dài tay, anh mỉm cười, dùng tiếng Anh hỏi cô. “Sao mặc nhiều thế?”

Ngay lập tức, phòng ăn ồn ào lặng ngắt như tờ.

Cô nghe vậy bèn trừng mắt nhìn anh, xoay sang chào tạm biệt người khác.

Hai người còn chưa ra đến vườn hoa, âm thanh ở đằng sau lại vang lên.

Bảo Lai hỏi, “… Đó là chồng cô ấy sao?”

Lucy đáp, “Đúng thế. Nói muốn đón cô ấy đến Repulse Bay, trời chưa sáng đã chờ rồi.”

Hoài Chân cúi đầu nghĩ, lúc về phải đến phố Trung tâm mua ít thớ vải tốt tặng Lucy mới được.

Bảo Châu thấp giọng lẩm bẩm.

Aldrin lớn tiếng ngắt lời cô ấy, “Vì sao người ta phải nói rõ với các cô? Chỉ mới bị Rumpo chặn trên đường núi mà đã có mấy người ghen rồi, nếu nói ra chuyện này, khéo còn bị người ta bảo là khoe khoang.”

Trên bàn ăn lại lặng đi một chốc.

Có sinh viên năm trên nói, “Nhắc đến người Mỹ, chị cứ tưởng bọn họ đều giống thầy Tore dạy vi-ô-lông-xen, vừa mập vừa lùn lại bị hói, mũi đỏ như cà chua. Ai ngờ lại trẻ như thế… Đúng là làm người ta giật mình, đúng không?”

Chọn tập
Bình luận