Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Lời Ngỏ Từ Cõi Tâm Linh

Chương ba. Tái sinh

Tác giả: Brian L. Weiss

Chúng ta lựa chọn thời điểm để quay trở lại trạng thái vật chất, và khi nào sẽ rời bỏ. Chúng ta biết lúc nào sẽ hoàn thành sứ mệnh… Khi chúng ta có thời gian nghỉ ngơi và nạp lại năng lượng cho linh hồn, chúng ta được phép lựa chọn để trở lại trạng thái vật chất.

Chúng ta sinh vào một gia đình không hề do ngẫu nhiên hay bất ngờ. Chúng ta chọn lựa hoàn cảnh và thiết lập kế hoạch cho cuộc đời mình thậm chí trước khi chúng ta được thụ thai. Kế hoạch này được phụ giúp thêm bởi những linh hồn thân yêu, những người luôn hướng dẫn và bảo vệ chúng ta, mặc dù chúng ta đang sống trong thân thể vật chất, do kế hoạch trong cuộc đời của chúng ta đã mở ra. Định mệnh là một tên gọi khác của những bi kịch được phơi bày mà chúng ta đã chọn lựa sẵn rồi.

Có các sự kiện chính chứng minh rõ ràng trong cuộc đời mà chúng ta thấy đã thật sự xảy ra, điểm của định mệnh, trong giai đoạn kế hoạch ưu tiên để tái sinh. Đây là bằng chứng lâm sàng do chính tôi và nhiều nhà trị liệu khác đã tập hợp lại từ bệnh nhân. Những người này đã trải qua ký ức trước khi sinh ra trong các buổi trị liệu, hoặc thông qua sự gợi nhớ tự nhiên. Mấu chốt được sắp xếp cho chúng ta sẽ gặp những người nào, bạn tâm giao và bạn đồng hành, đúng nơi đúng chỗ mà các sự kiện sẽ xảy ra. Cảm giác ngờ ngợ quen thuộc, như thể chúng ta đã từng ở đó, có thể giải thích như mơ màng nhớ về cuộc đời trước đó đang khai hoa nở nhụy trong cuộc đời vật chất thực sự.

Sự thật đúng như vậy với tất cả mọi người.

Thông thường, người nào được nhận làm con nuôi hay tự hỏi có phải kế hoạch của cuộc đời họ bị phá hủy theo cách nào đó. Câu trả lời là không. Cha mẹ nuôi cũng như cha mẹ ruột đều được chọn lựa. Mọi chuyện đều có nguyên nhân của nó, không hề có sự tình cờ trên con đường định mệnh.

Mặc dù mỗi con người đều có một kế hoạch cho cuộc đời, nhưng chúng ta cũng có sự tự nguyện, cũng như vậy, cha mẹ và mỗi người mà chúng ta tương tác. Cuộc đời của chúng ta và của họ đều ảnh hưởng lẫn nhau do sự lựa chọn khi chúng ta sống trong cơ thể vật chất, còn định mệnh thì vẫn luôn xuất hiện. Chúng ta sẽ gặp người nào mà chúng ta đã lên kế hoạch, sẽ đối mặt với những cơ hội, những trở ngại mà chúng ta đã lập sẵn trước khi chúng ta ra đời. Làm cách nào để điều khiển những cuộc gặp gỡ, phản ứng và các quyết định tiếp theo của chúng ta như thế nào, là biểu hiện của ý chí tự nguyện của chúng ta,. Định mệnh và ý chí tự nguyện luôn luôn cùng tồn tại song hành, và tương tác lẫn nhau. Chúng bổ sung cho nhau, chứ không hề đối nghịch.

***

Sự liên ứng của bằng chứng từ những chuyến du hành của bệnh nhân cho thấy rằng linh hồn xuất hiện để dành phần thân thể đặc biệt trong khoảng thời gian thụ thai. Linh hồn khác không thể chiếm đoạt thân thể đó. Sự hợp nhất của thể xác và linh hồn chưa hoàn chỉnh cho đến lúc được sinh ra. Trước lúc đó, linh hồn của đứa bé chưa sinh có thể còn nằm ngoài hoặc trong thân thể, nó thường ý thức những trải nghiệm ở phía bên kia. Nó cũng ý thức những sự kiện ngoài cơ thể nó và thậm chí ngoài cơ thể của mẹ nó. Linh hồn không bao giờ bị nguy hại. Hư thai hay phá thai cũng không làm tổn thương linh hồn. Khi một trường hợp thai nghén không đủ thời kỳ, thông thường linh hồn đó sẽ nhập vào thân thể của đứa bé sau của cùng cha mẹ đó.

Sau khi tôi giảng về hiện tượng tâm linh, một sinh viên đã tốt nghiệp ngành tâm lý học kể cho tôi nghe về giấc mơ khi vợ anh mang thai bốn tháng. Lúc đó giới tính thai nhi chưa thể xác định. Một đêm nọ, đứa con gái chưa sinh của anh hiện ra trong giấc mơ rất sống động, tuyên bố ra tên của mình, miêu tả kiếp quá khứ vừa qua của nó, giải thích vì sao con bé lại chọn cặp vợ chồng trẻ này để đầu thai, giải thích về kết quả và kế hoạch của nghiệp báo. Anh thức giấc với giấc mơ kỳ ảo gắn chặt vào tâm trí của anh. Anh quay sang vợ và nói rằng “Anh vừa có một giấc mơ kỳ lạ”. Khi anh sắp kể ra thì vợ anh cắt ngang rồi nói: “Em cũng vậy. Em mơ thấy con gái chúng ta đến với em…” giống hệt như các chi tiết anh vừa mơ thấy.

Hai vợ chồng đều ngẩn người. Cả cha lẫn mẹ cùng nhận một thông điệp giống nhau, trong hai giấc mơ xuất hiện cùng một lúc, để khẳng định các thông tin và tạo ra sự hiểu biết còn mãnh liệt hơn nữa.

Năm tháng sau đó, họ sinh ra một bé gái rất kháu khỉnh.

***

Marie là phụ nữ Ý khoảng hơn năm mươi tuổi, rất kinh ngạc bởi sự sống động như thật khi bà nhớ lại tình tiết xảy ra một tháng trước khi bà được sinh ra. Trước đó, bà chưa hề bị thôi miên hay trở về quá khứ, cho nên bà không thể chấp nhận chuyện này là ký ức thật sự, cho dù chi tiết và sự thật rành rành khiến bà kinh ngạc.

Bà bắt đầu với câu chuyện:

– Tôi có phần nào không tin chuyện đó. Tôi nhìn thấy chính mình nằm trong bụng mẹ, còn mẹ tôi thì đang ngồi tại bàn.

Marie tiếp tục kể chi tiết về căn hộ Bronx của mẹ mình, đặc biệt là cái bếp, nơi đó mẹ và dì của bà thường ngồi uống trà và ăn bánh ngọt Ý do chính tay họ làm trong các dịp lễ Giáng Sinh. Marie có vẻ ngạc nhiên vì cây thông đã trang trí xong, mà lễ Giáng Sinh còn cách hai tuần nữa.

Cuộc nói chuyện của hai người trở nên nghiêm trọng. Marie kể tiếp:

– Khi mẹ tôi ngồi uống trà, tôi nhìn mẹ và dì…hiển nhiên là tôi đang trong bào thai… mẹ tôi nói với dì “chị sắp chết rồi, chị không thể nuôi đứa con gái này.”

Thật không tin nổi, Marie đang khai thác ký ức của mình. Cô miêu tả dòng suy nghĩ rất chi tiết khi cô quan sát và lắng nghe từ trong bào thai.

– Tôi tự nhủ “thật kỳ quặc”… mẹ tôi chết… lúc đó khoảng một hay hai tuần nữa là đến Giáng Sinh… Mẹ tôi chết vào ngày mười bốn tháng Giêng vì bệnh viêm phổi.

Marie ngừng giây lát rồi nhìn lên đầy xúc động.

– Bây giờ thì tôi không thể đợi đến khi về nhà rồi mới điện thoại hỏi dì tôi “có phải dì ngồi ở đó và mẹ đã nói như vậy với dì không?” Chắc chắn dì vẫn còn nhớ và sẽ nghĩ tôi bị khùng. Nhưng rõ ràng đó là điều mà tôi nhìn thấy hai người trao đổi… trước đây tôi chưa hề biết gì hết.

Marie chưa bao giờ sống ở căn hộ cũ và dì cô cũng chưa hề nói gì về chuyện này. Tuy vậy, cô vẫn mong bà còn nhớ chính xác những gì mẹ cô đã nói. Theo Marie người phụ nữ tám mươi tuổi này vẫn còn rất minh mẫn.

Trong khoảng hai giờ đồng hồ thuật lại câu chuyện, Marie cũng đã liên lạc với người dì, và bà đã xác nhận mọi chuyện.

– Tôi gọi cho dì nói rằng “dì Marie hả? Con, Cookie nè.” Bà hỏi: “ủa! Ai mới chết vậy?”. Tôi nói “không có ai chết, mà con sẽ nói rất nhanh, dì chỉ nên nghe thôi”. Tôi nói với bà là tôi chỉ muốn biết… “có phải dì đã ngồi ở cái bàn đó với mẹ con, có dĩa bánh quy, có cây thông…”. Dì sững sờ hỏi tôi “ai đã kể với con vậy?”. “Con không thể giải thích với dì được, dì hãy kể cho con nghe chuyện gì đã xảy ra vào ngày hôm đó đi.”

Dì của Marie kể rằng:

– Dì làm cho mẹ con dĩa bánh quy nóng hổi mà mẹ con rất thích. Mẹ con vừa ăn vừa xoa bụng bầu và cũng như thường lệ mẹ con nói “Đây là đứa con bé nhỏ Cookie của chị”.

Marie giải thích:

– Từ ngày đó, tôi có tên là Cookie. Ai cũng gọi tôi là Cookie, tôi rất quý những chuyện đó.

Theo lời dì của Marie thì mẹ cô đã ăn hết hai cái bánh và nhìn chằm chằm về phía cây thông. Marie giải thích thêm:

– Lúc đó khoảng hai tuần trước Giáng Sinh, mẹ tôi trang trí cây thông sớm hơn vì nghĩ rằng tôi sẽ sinh ra trong ngày lễ Giáng Sinh.

Ngồi tại cái bàn đó, mẹ cô đã nói với dì cô rằng: “Marie ơi, chị sẽ không thể sống để nuôi dạy đứa bé này, nhưng chị biết là con gái. Chị muốn đặt tên nó là Rose Marie. Chị biết như vậy, nhưng chị sẽ trông chừng nó… chị sắp chết rồi”. Dì cô trả lời: “Không thể… vô lý quá!”.

Nhưng mẹ cô quả quyết sự việc sẽ xảy ra. Cô nói tiếp:

– Mẹ tôi nhìn cây thông và treo quà hàng năm cho tôi, dù tôi chưa chào đời.

Theo tình trạng thai nghén đó thì mẹ cô rất khỏe. Không hề có tình hình xấu về sức khỏe để xác thực lời tiên đoán đáng lo ngại đó.

Dì của Marie nói tiếp:

– Trông lạ thật! Mẹ con chỉ cảm nhẹ thôi mà. Ngày Giáng Sinh chị bị viêm phổi. Con bị biến chứng lúc mới sinh. Mẹ con chết vì viêm phổi thùy, con chỉ vừa được sinh ra và sống sót.

Marie nói với dì cô:

– Điều này hoàn toàn đúng sự thật.

– Ai kể cho con nghe chuyện quái quỷ này vậy?

– Con đoán, con có thể nghe thấy lúc nằm trong bụng mẹ con.

Marie công nhận:

– Giờ thì tôi tin điều này.

Hồi ức của dì cô đã xác nhận và mở thêm sự trải nghiệm sống động đầy tình cảm của cô. Cô vẫn còn nhiều thắc mắc và dì cô đã giải tỏa rất nhiều. Cô khám phá ra rằng cô quan sát rõ ràng chính xác căn hộ và cái bếp của mẹ cô. Dì Marie kể cho cô nghe rằng tên cô được đặt theo nguyện vọng của mẹ cô. Rồi dì nhắc lại yêu cầu của người chị yêu quý là sau này phải đặt quà Giáng Sinh dưới cây thông. Khi cô hỏi lại dì: “Dì có đặt quà không?”. Dì trả lời “không”. Cả hai cùng cười.

***

Vanessa là phụ nữ trẻ người Tây Ban Nha. Cuộc sống của cô gian truân đến không ngờ.

Cô trở thành góa phụ trẻ vì chồng cô không thể kháng cự nỗi căn bệnh bất ngờ. Từ đó, cô mang niềm đau khổ khôn nguôi. Tôi gặp cô tại buổi hội thảo, lúc đó tôi tình cờ chọn cô để chứng minh một chuyến du hành riêng lẻ. Trước sự chờ đợi của năm trăm thính giả và sự lo lắng của cha cô, cô đi sâu vào trạng thái xuất thần.

Phần quan trọng của chuyến du hành trở về quá khứ của Vanessa xảy ra là khi cô còn nằm trong bụng mẹ. Thư giãn trong tình trạng bị thôi miên, cô miêu tả một luồng ánh sáng tuyệt đẹp và yên bình ngấm vào bào thai, cung cấp nguồn dinh dưỡng tinh thần để bổ sung nguồn dinh dưỡng cho cơ thể của mẹ cô. Cô cảm nhận được tình yêu thương và sự mong đợi của ba mẹ mình. Ngay lúc đó, sự biểu lộ trên khuôn mặt của Vanessa thay đổi từ trạng thái vui sướng hạnh phúc đến ngạc nhiên rồi kính sợ.

Cô nói:

– Tôi nhận thức được mọi việc, cả trong và ngoài bào thai… Tôi biết rất nhiều… Tôi có thể nhìn thấy và cảm nhận tất cả!

Dường như Vanessa bị choáng váng bởi sự nhận thức sâu sắc khi còn nằm trong bụng mẹ. Cô yên lặng, chỉ có mi mắt khép hờ nhấp nháy. Sau này cô kể cho tôi nghe rằng lúc đó cô đang quan sát rất nhiều chuyện.

Cha cô cũng xác nhận mọi chi tiết, mà cô đã nhìn thoáng qua, trước khi sinh ra cô là đúng.

Di chuyển đến một viễn cảnh cao hơn cô nói một cách kiên quyết:

– Tôi có thể nhìn thấy phía trước… Tôi nhìn thấy các sự kiện trong cuộc đời mình xảy ra. Tôi cho rằng mọi sự kiện đều có chủ đích, không hề ngẫu nhiên.

Vì cô đã trải nghiệm được nguồn ánh sáng, thông hiểu nghĩa trong một ý thức cao hơn, biết thừa nhận định mệnh của cuộc đời mình, cho nên nỗi đau buồn của cô dần dần vơi bớt. Cuộc đời cô bắt đầu chuyển hóa ngay trong hiện tại, do những ký ức và trải nghiệm nằm sâu từ trong bụng mẹ.

Những ký ức trong bào thai rất quan trọng bởi nhiều nguyên nhân. Chúng đẩy nhanh tiến triển lâm sàng cho những người bệnh có triệu chứng vì những bi kịch của tuổi thơ hoặc do những đau đớn trong các mối quan hệ. Hơn nữa, những ký ức này chứng minh rằng ý thức ràng buộc tích cực đã hiện diện trước khi một người được sinh ra. Thai nhi hay trẻ sơ sinh đều biết nhận thức nhiều hơn chúng ta nghĩ. Chúng lĩnh hội và hòa nhập nhiều thông tin. Trong nguồn ánh sánh hiểu biết, chúng ta nên suy nghĩ lại làm thế nào mà chúng ta tương tác với các sinh vật bé bỏng này. Chúng rất hăng hái bắt nhịp với các biểu hiện tình yêu thương mà chúng ta giao tiếp với chúng, thông qua cử chỉ, lời nói, tư tưởng và cảm giác.

Vào ngày thứ hai của buổi hội thảo, một trong các sự kiện của cuộc sống lạ lùng xảy ra cùng một lúc trước cả nhóm. Tôi lại chọn một người tình nguyện để chứng minh thêm cho cuộc du hành trở về quá khứ. Lần này, tôi sử dụng một dạng chỉ dẫn thôi miên nhanh hơn.

Một bệnh nhân tình nguyện tên là Ana đã vắng mặt ngày hôm trước vì bệnh. Không ai kể cho cô nghe chuyến trở về của Vanessa.

Lướt nhanh và đi sâu vào trạng thái xuất thần, Ana cũng đi đến thời kỳ thai nhi. Cô bắt đầu miêu tả luồng ánh sáng xanh vàng tuyệt đẹp, nhận thức về các sự kiện cả trong, ngoài cơ thể của mẹ cô và của riêng cô, lý do mà cô chọn người cha người mẹ này và kiếp tới nữa, làm thế nào mà cuộc đời cô được sắp đặt để hoàn thành tốt đẹp nhất cho mục đích của linh hồn cô.

Tôi thật sự kinh ngạc. Thậm chí dù trong công việc tôi thường xuyên đối diện với các sự kiện cùng xảy ra đồng bộ như vậy, tôi vẫn luôn ngạc nhiên về những chuyện không thực theo thống kê của họ.

Toàn bộ thính giả kinh ngạc. Chỉ Ana không biết cái gì đang diễn ra là sự lập lại hầu như chính xác giống như chuyến du hành của Vanessa vào hôm trước.

Có lẽ cả nhóm cần được nghe lại lời nhắn nhủ hai lần, bởi sự trùng hợp ngẫu nhiên của tạo hóa mà chúng ta không có mặt. Chúng ta là những sinh vật thánh thiện, trong một khoảnh khắc nào đó, được kết nạp vào ngôi trường của thế gian, và chúng ta thiết kế một chương trình học để mở mang thêm quá trình học tập. Chúng ta đến từ nguồn ánh sáng, chúng ta xuất thân từ nguồn ánh sáng, và chúng ta không thể biết rằng mình khôn ngoan hơn bao giờ hết. Những gì chúng ta cần làm là phải ghi nhớ.

Ký ức về tuổi thơ thật kinh ngạc Có bảy cấp độ mà chúng ta phải trải qua trước khi chúng ta quay trở lại. Một trong số đó là cấp độ chuyển hóa. Hãy đợi đấy. Cấp độ đó sẽ quyết định điều gì mà bạn nhận lại trong kiếp sau.

Chúng ta được sinh ra với một ký ức đáng kể, trong ngôi nhà thật sự của chúng ta, mặt khác, cõi bình yên hạnh phúc mà chúng ta vừa bỏ lại sau lưng để lần nữa, lại trở về một thân thể hiện hữu. Chúng ta được sinh ra cùng với một khả năng khác thường để cho và nhận tình yêu thương, để trải nghiệm niềm vui thanh khiết, và trải nghiệm đầy đủ ngay giây phút hiện tại. Khi còn nhỏ chúng ta không hề biết lo lắng gì về quá khứ hay tương lai. Chúng ta sống và cảm nhận trọn vẹn trong cùng một khoảnh khắc, bởi vì chúng ta có ý định trải nghiệm trong cõi nhân sinh này.

Cuộc tấn công vào tâm trí chúng ta bắt đầu ngay lúc chúng ta còn thơ ấu. Chúng ta được truyền thụ bởi những giá trị, tư tưởng của cha mẹ, xã hội và nền văn hóa. Những giá trị và tư tưởng đó đã đàn áp mọi tri thức bẩm sinh của chúng ta. Lẽ ra chúng ta phải chống cự lại cuộc tấn công này, chúng ta bị đe dọa với nỗi sợ hãi, cảm giác tội lỗi, sự giễu cợt, sự phê phán và nỗi nhục nhã. Loại trừ hoặc từ bỏ tình yêu thương, hành hạ tình cảm hay thể xác cũng có thể lờ mờ xuất hiện. Cha mẹ, thầy cô, xã hội và cả nền văn hóa của chúng ta có thể và thường xuyên dạy ta những điều sai lầm. Thế giới này là chứng cớ cho những việc nêu trên, bởi chính nó cũng làm dao động một cách thiếu thận trọng đối với sự phá hủy không thể thay đổi được.

Nếu được phép, con cháu chúng ta sẽ chỉ cho chúng ta cách thoát khỏi đó.

Một câu chuyện nổi tiếng kể về một bà mẹ khi bước vào phòng của đứa con mới sinh và thấy đứa con bốn tuổi quanh quẩn bên giường của đứa nhỏ. Đứa lớn nói:

– Em phải kể cho anh về thiên đường và Chúa. Anh quên mất rồi.

Chúng ta phải học hỏi nhiều từ con cái trước khi chúng quên hết. Dù ở kiếp này hay nhiều kiếp khác, chúng ta luôn có thời thơ ấu. Chúng ta nhớ rồi quên. Để cứu rỗi chính bản thân và cả thế giới, chúng ta cần phải nhớ lại. Chúng ta phải dũng cảm vượt qua sự tẩy não, điều mà gây ra cho chúng ta biết bao nhiêu đau thương sầu khổ. Chúng ta phải phục hồi lại tình yêu và hạnh phúc. Chúng ta phải sống đúng nghĩa con người như chúng ta đã sống lúc còn thơ.

Một bà mẹ có đứa con trai đã hai mươi tuổi, kể về cách cư xử lạ lùng của thằng bé khi nó ba tuổi. Con chó ở nhà vừa chết, bà để nó nằm đó với đứa con trai và đi qua phòng kế bên điện thoại cho bác sĩ thú y. Khi quay lại bà sửng sốt nhìn thấy thằng bé quấn con chó bằng băng dán và trét đầy bơ lên nó. Bà hỏi thằng bé:

– Con đang làm gì vậy. Đứa bé trả lời:

– Mẹ ơi, con muốn chắc là nó bay lên thiên đường nhanh hơn.

Bà nghĩ rằng có lẽ con trai mình đã xem Sesame Street[2] hoặc cái gì đó…

Một năm sau, trước khi bà biết về những kiếp quá khứ, bà kể lại chuyện này cho người bạn. Bạn của bà đang bận uống trà, trả lời rất thờ ơ:

– Chắc hẳn kiếp trước thằng bé là người Ai Cập… người Ai Cập thường trét dầu và quấn băng keo vào con chó bị chết rồi mới đem chôn.

Hôm sau người bạn mang đến cho bà một cuốn sách mô tả về nghi thức chôn cất của người Ai Cập. Bà nói rằng:

– Khi chị ấy chỉ cho tôi xem bức tranh trong cuốn sách… thật rùng rợn… nó giống hệt con chó của tôi lúc chết bị quấn băng… Tôi hỏi thằng con tôi có nhớ đã quấn con chó như vậy không thì nó nhớ rõ. Nó nói khi con chó chết, nó biết phải làm gì… Nó phải chăm sóc con chó, vì linh hồn con chó đang bay lơ lửng. Mới có ba tuổi mà nó đã biết điều này.

Rồi bà kết luận:

– Bây giờ thì tôi tin rằng con tôi đã từng là người Ai Cập. Điều này thật tuyệt vời, vì chúng tôi là người Do Thái, sự pha trộn thật dễ thương trong văn hóa của chúng tôi.

Nhà văn Carey Wiliams kể cho tôi nghe về một trường hợp hấp dẫn khác của hai đứa bé trai sinh đôi hai tuổi sống tại thành phố New York. Cha của chúng là một bác sĩ rất giỏi. Một ngày kia, hai vợ chồng họ quan sát cặp sinh đôi nói chuyện với nhau bằng một ngôn ngữ lạ lùng, loại ngôn ngữ sành điệu hơn những loại khác mà những đứa trẻ mới biết đi tự sáng chế ra. Thay vì dùng những từ có sẵn cho những đồ vật giống nhau, chẳng hạn như ti vi hoặc điện thoại, hai đứa bé lại nói chuyện với nhau bằng một biệt ngữ hoàn hảo hơn. Cha mẹ chúng cũng chưa bao giờ nghe những từ ngữ đó.

Họ đưa hai đứa bé đến khoa ngôn ngữ của đại học Columbia, tại đó có vị giáo sư về ngôn ngữ cổ nhận ra tiếng nói của chúng là ngôn ngữ Aramaic của vùng Trung Đông thời cổ đại. Ngôn ngữ Aramaic[3] hầu như bị tuyệt chủng, ngày nay chỉ được sử dụng tại các vùng xa xôi ở Sirya. Ngôn ngữ Semitic[4] cổ xưa này có nguồn gốc từ các vùng thuộc Plalestine trong thời đại của Chúa Giê-su.

Bạn không thể kéo lại cái giọng xưa cũ như vậy từ mạng truyền hình đêm khuya, thậm chí tại New York. Tuy nhiên, bạn có thể tìm lại được kiến thức từ kho ký ức trong tiền kiếp. Trẻ con lại đặc biệt lão luyện trong chuyện này.

Ví dụ như bạn có thể hỏi con mình liệu chúng có nhớ lúc trước chúng đã “lớn” như thế nào. Hãy lắng nghe câu trả lời vì có thể điều này còn hơn sản phẩm của trí tưởng tượng tích cực. Biết đâu con cái bạn sẽ cung cấp rõ ràng nhiều chi tiết về tiền kiếp.

Quan sát niềm vui và tính tự phát của trẻ con lúc chúng chơi đùa luôn là việc làm bổ ích. Nhiều người trong chúng ta hay quên đi cách tạo ra hạnh phúc đơn giản trong cuộc đời. Chúng ta quan tâm quá nhiều đến khái niệm thành công và thất bại, đến cái loại ấn tượng nào để gây ra với người khác, và luôn cả đến tương lai. Chúng ta quên đi cách vui đùa, nhưng con cái sẽ nhắc nhở chúng ta.

Chúng nhắc nhở ta về những giá trị cổ xưa, những điều thật sự quan trọng trong cuộc đời: niềm vui, hạnh phúc, sự quan tâm đối với từng giây phút trong hiện tại, niềm tin, và giá trị của những mối quan hệ.

Con cháu chúng ta có rất nhiều điều nhắc nhở chúng ta.

Nghiệp và những bài học.

Chúng ta có nhiều mối nợ phải trả, nếu không trả trong kiếp này chúng ta sẽ phải trả qua nhiều kiếp sau. Bạn tiến triển vì đã trả những mối nợ đó. Nhiều linh hồn này tiến triển nhanh hơn linh hồn kia là vậy. Nếu như có điều gì đó ngăn chặn việc trả nợ của bạn, bạn phải quay trở lại vùng ký ức đó và chờ cho đến khi linh hồn mà bạn thiếu nợ đến gặp bạn. Nếu cả hai người có thể quay trở lại cõi thế gian cùng lúc thì bạn nên biết rằng bạn sẽ phải trả những khoản nợ đó.

Có rất nhiều kiếp để con người hoàn thành mọi sự sắp đặt và trả các khoản nợ mà chúng ta đã vay.

***

Tôi không hề nghe nói về nhiều cõi khác, nhưng tại cõi này, bao gồm “nợ và trả nợ” cũng đủ gợi lên khái niệm của nghiệp báo. Nghiệp là cơ hội để học hỏi, để thực hành yêu thương và tha thứ. Nghiệp cũng là cơ hội để chuộc lỗi lầm, để làm lại cuộc đời, để đền bù cho những người mà chúng ta đã từng đối xử sai trái hoặc làm họ tổn thương trong quá khứ.

Nghiệp không chỉ là một khái niệm của Phương Đông. Đó là tư tưởng của vũ trụ, hiện thân cho mọi tôn giáo. Có câu châm ngôn nói rằng “Gieo gì gặt nấy.” Mỗi tư tưởng, mỗi hành động đều có hậu quả thích đáng. Chúng ta đều phải chịu trách nhiệm cho tất cả hành động của chính mình.

Con đường bảo đảm nhất để đầu thai vào một dòng dõi đặc biệt hay một tôn giáo là biểu lộ rõ ràng thành kiến đối với nhóm người đó. Thù ghét là chuyến tàu tốc hành đưa bạn đến với nhóm đó. Thỉnh thoảng linh hồn phải học hỏi yêu thương bằng cách trở thành cái mà nó khinh ghét nhất. Điều quan trọng nên nhớ rằng nghiệp là điều để học hỏi không phải để trừng phạt. Cha mẹ chúng ta và những người mà chúng ta có mối tương quan đều do sự tự nguyện. Họ có thể yêu thương và giúp đỡ hoặc thù ghét và làm hại chúng ta. Sự lựa chọn của họ không phải là nghiệp báo của bạn, mà là biểu hiện cho sự tự nguyện của họ. Họ cũng đang học hỏi.

Đôi khi linh hồn chọn một cuộc đời đầy thử thách đặc biệt để tăng tốc tiến trình tâm linh. Hoặc nó chọn hành động yêu thương, giúp đỡ người khác, những người sẽ cùng trải qua cuộc đời sóng gió tương tự như của nó. Cuộc đời chông gai không phải là sự trừng phạt, mà đúng hơn, là một cơ hội.

Chúng ta thay đổi dòng dõi, tôn giáo, giới tính, và lợi thế kinh tế bởi vì chúng ta phải học hỏi từ mọi khía cạnh. Chúng ta trải nghiệm tất cả. Nghiệp hoàn toàn công bằng. Không hề có sự bỏ sót trong sự học hỏi của chúng ta.

Tuy nhiên, ân huệ có thể thay thế nghiệp báo. Ân huệ là sự can thiệp của thánh thần, một bàn tay yêu thương từ thiên đường vươn ra để giúp đỡ, để xóa bớt nỗi đau của chúng ta. Khi chúng ta hiểu rõ được bài học cuộc đời, chúng ta không còn phải đau khổ nữa, thậm chí nếu như nghiệp báo nợ nần cũng chưa được trả hết.

Chúng ta có mặt trên thế gian này là để học hỏi, chứ không phải để đau khổ.

Elisabeth Kble-Ross là nhà tâm thần học nổi tiếng quốc tế. Cô là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu về sự sống và cái chết, và sự trải nghiệm gần với cái chết đã làm thay đổi cách thức mà chúng ta đối mặt với cái chết. Cô kể cho tôi nghe một câu chuyện như sau.

Elisabeth là đứa bé sinh ba, thiếu ký lô. Bác sĩ nói với mẹ cô rằng ít nhất hai trong ba đứa bé không thể sống được. Tuy nhiên, mẹ cô là một phụ nữ mạnh mẽ và can đảm lạ thường, một người luôn sẵn lòng cho đi tất cả mà không cần nhận lại bất cứ điều gì, một con người đầy lòng tự trọng và độc lập. Bà thề rằng tất cả ba đứa con gái mình đều phải sống. Bà chăm nom con mình cả năm trời, luôn giữ chúng trên giường ấm áp, giống như ngày nay người ta sử dụng nuôi trẻ trong lồng kính. Cả ba đứa con của ba đều lớn và khỏe mạnh.

Khi Elisabeth làm việc tại khoa Tâm Thần học thuộc đại học Chicago, cô về nhà thăm mẹ tại Thụy Sĩ.

Mẹ cô đưa ra một yêu sách thật lạ lùng. Bà nói:

– Elisabeth, nếu mẹ bị bệnh hoặc mất trí, mẹ cần con làm cho mẹ điều gì đó để mẹ thoát khỏi sự đau khổ.

Elisabeth trả lời ngay:

– Con không làm được mẹ à. Mẹ cô nài nỉ:

– Con làm được mà. Con là con của mẹ, là nhà tâm thần học. Con có thể làm cho mẹ điều gì đó.

– Không mẹ ơi, con không làm được. Hơn nữa, những người như mẹ thì luôn khỏe mạnh, đi bộ, leo núi. Mẹ sẽ sống đến chín mươi tuổi.

Elisabeth không muốn nói nhiều đến chủ đề trợ giúp tự sát, rồi cô quay về Chicago.

Một tháng sau đó, mẹ cô đau khổ vì cơn đột quỵ khủng khiếp đã khiến bà bị liệt. Cho dù trí óc của bà vẫn tương đối còn nguyên vẹn, nhưng những sinh hoạt bình thường thì người phụ nữ kiêu hãnh và độc lập này bắt buộc phải dựa vào người khác.

Elisabeth nói với tôi rằng:

– Tôi đã học được cách lắng nghe những linh cảm của người khác.

Mẹ cô chết bốn năm sau đó, cơ thể bà không bao giờ phục hồi được. Elisabeth điên tiết lên với Chúa.

Làm việc với trẻ em hấp hối và những bức họa đáng chú ý của chúng, tầm nhận thức về mặt tâm linh của Elisabeth đã trải rộng, cho dù sự giận dữ vẫn còn đó. Cô cũng bắt đầu tập thiền.

Một hôm, ngay sau khi mẹ cô chết, Elisabeth bị choáng váng bởi một giọng nói mạnh mẽ từ bên trong hoặc lời nhắn nhủ trong lúc cô ngồi thiền. Giọng nói vang lên:

– Tại sao con lại tức giận ta đến vậy? Cô trả lời theo tâm thức:

– Vì Người đã khiến mẹ con đau đớn quá đáng. Một con người chu đáo, đáng yêu, luôn cho đi mà không bao giờ đòi hỏi gì cho bản thân mình. Người đã bắt mẹ con phải đau đớn suốt bốn năm rồi chết!

Giọng nói trả lời nhẹ nhàng:

– Đó là món quà dành cho mẹ con. Một ân huệ. Tình yêu phải được cân bằng. Nếu không có người nhận tình yêu thì ai sẽ cho đi? Mẹ con đã học được điều này chỉ trong bốn năm, thay vì phải trở lại trong một hoặc nhiều kiếp quá chậm trễ với một thân thể suy yếu, nơi đó, mẹ con phải chấp nhận tình yêu của người khác. Giờ đây mẹ con đã học hỏi được và tiến bộ lên.

Sau khi nghe và thấu hiểu ra lời nhắn nhủ đó, sự giận dữ của cô tan biến. Sự giác ngộ sẽ lập tức chữa lành mọi nỗi đau sâu thẳm nhất.

***

Trong nhóm thực tập chuyến du hành tại buổi hội thảo của tôi có hai mẹ con đều vượt qua sự xúc cảm. Trong lúc nghỉ giải lao, họ kể cho nhau nghe về những ký ức và những phản ứng. Họ giật mình khi thấy đã từng chia sẻ với nhau trong một kiếp, rất lâu và trong thời gian quá nhiều bạo lực. Người mẹ kể lại cho cả nhóm nghe vì con gái bà vẫn còn quá kích động không thể nói được.

– Hôm nay tôi và con gái mình có mặt tại đây, và tôi chắc chắn rằng chúng tôi đã có cùng một mảng ký ức trong tiền kiếp, cùng một cuộc sống… trong lúc ngồi thiền. Con bé nói rằng đang tiếp tục trải nghiệm… nó cho rằng… bị con bò đực húc… hoặc là một gã có sừng đánh… nó đã nhìn thấy cái sừng. Con bé cứ bị đánh liên tục…

Người mẹ nói tiếp, kể về sự trải nghiệm riêng của bà cùng lúc đó.

– Lúc đầu con bé kể với tôi, tôi chỉ nghe bị con bò húc, rồi bắt đầu kéo dài. Tôi có được mảng ký ức từ kiếp trước hầu như là tên cướp biển. Có cái gì đó giống như da và vật rất nặng trên đầu tôi với những cái sừng… tôi đi vào trong hang hay cái chòi, rồi một đứa bé thấy tôi, tôi giết nó bằng thanh gươm. Trời tối đen, thấy sợ quá… con gái tôi nói rằng nó cũng rất sợ… thân thể nó bị đau lúc ngồi thiền, chính xác cái chỗ mà thanh gươm đâm vào! Thật sự… rõ ràng… rất khó kể… khó hơn tôi nghĩ.

Cả hai mẹ con bà vẫn còn trải nghiệm phản ứng cảm xúc sâu sắc về những ký ức giống nhau trong cùng một kiếp.

Tôi chỉ cho họ thấy rằng nếu điều này xảy ra cùng một kiếp, cả hai người tự nhiên cùng nhớ lại, rồi họ đều đã chết và lành lặn cùng nhau trở lại đây. Chẳng cần phải cảm thấy giận hờn hay tội lỗi, chỉ có tình yêu thương và sự tha thứ mà thôi. Ký ức đó, kiếp sống đó chứng minh rằng không hề có cái chết, mà chỉ có sự sống. Tôi nói với họ:

– Nhiều phần chữa trị không chỉ là ký ức, không chỉ là sự phấn chấn, mà còn là sự thấu triệt về cái chết. Khi bạn hiểu được điều đó quá mãnh liệt, bạn bắt đầu nhận ra rằng không có cái chết mà chỉ là sự rời bỏ thể xác thôi. Giống như cuộc dạo bước qua cánh cửa. Nhưng mà bạn đã trở lại, vì vậy bạn có thể sắp đặt, và không cần phải cảm thấy tội lỗi.

Bà mẹ cắt ngang lời tôi:

– Không, tôi không… một trong những điều mà tôi luôn nói với con tôi rằng tôi thích tính hung hăng của nó, thậm chí khi nó còn nhỏ. Tôi rất ấn tượng với tính cách đó. Bây giờ chúng tôi nói đùa về nó và con tôi nói rằng lần cuối nó bị giết. Nhưng bây giờ tình mẹ con của chúng tôi thậm chí còn tốt hơn, và toàn bộ chuyện này có cảm giác …
rất có tác động!

Chúng ta lựa chọn thời điểm để quay trở lại trạng thái vật chất, và khi nào sẽ rời bỏ. Chúng ta biết lúc nào sẽ hoàn thành sứ mệnh… Khi chúng ta có thời gian nghỉ ngơi và nạp lại năng lượng cho linh hồn, chúng ta được phép lựa chọn để trở lại trạng thái vật chất.

Chúng ta sinh vào một gia đình không hề do ngẫu nhiên hay bất ngờ. Chúng ta chọn lựa hoàn cảnh và thiết lập kế hoạch cho cuộc đời mình thậm chí trước khi chúng ta được thụ thai. Kế hoạch này được phụ giúp thêm bởi những linh hồn thân yêu, những người luôn hướng dẫn và bảo vệ chúng ta, mặc dù chúng ta đang sống trong thân thể vật chất, do kế hoạch trong cuộc đời của chúng ta đã mở ra. Định mệnh là một tên gọi khác của những bi kịch được phơi bày mà chúng ta đã chọn lựa sẵn rồi.

Có các sự kiện chính chứng minh rõ ràng trong cuộc đời mà chúng ta thấy đã thật sự xảy ra, điểm của định mệnh, trong giai đoạn kế hoạch ưu tiên để tái sinh. Đây là bằng chứng lâm sàng do chính tôi và nhiều nhà trị liệu khác đã tập hợp lại từ bệnh nhân. Những người này đã trải qua ký ức trước khi sinh ra trong các buổi trị liệu, hoặc thông qua sự gợi nhớ tự nhiên. Mấu chốt được sắp xếp cho chúng ta sẽ gặp những người nào, bạn tâm giao và bạn đồng hành, đúng nơi đúng chỗ mà các sự kiện sẽ xảy ra. Cảm giác ngờ ngợ quen thuộc, như thể chúng ta đã từng ở đó, có thể giải thích như mơ màng nhớ về cuộc đời trước đó đang khai hoa nở nhụy trong cuộc đời vật chất thực sự.

Sự thật đúng như vậy với tất cả mọi người.

Thông thường, người nào được nhận làm con nuôi hay tự hỏi có phải kế hoạch của cuộc đời họ bị phá hủy theo cách nào đó. Câu trả lời là không. Cha mẹ nuôi cũng như cha mẹ ruột đều được chọn lựa. Mọi chuyện đều có nguyên nhân của nó, không hề có sự tình cờ trên con đường định mệnh.

Mặc dù mỗi con người đều có một kế hoạch cho cuộc đời, nhưng chúng ta cũng có sự tự nguyện, cũng như vậy, cha mẹ và mỗi người mà chúng ta tương tác. Cuộc đời của chúng ta và của họ đều ảnh hưởng lẫn nhau do sự lựa chọn khi chúng ta sống trong cơ thể vật chất, còn định mệnh thì vẫn luôn xuất hiện. Chúng ta sẽ gặp người nào mà chúng ta đã lên kế hoạch, sẽ đối mặt với những cơ hội, những trở ngại mà chúng ta đã lập sẵn trước khi chúng ta ra đời. Làm cách nào để điều khiển những cuộc gặp gỡ, phản ứng và các quyết định tiếp theo của chúng ta như thế nào, là biểu hiện của ý chí tự nguyện của chúng ta,. Định mệnh và ý chí tự nguyện luôn luôn cùng tồn tại song hành, và tương tác lẫn nhau. Chúng bổ sung cho nhau, chứ không hề đối nghịch.

***

Sự liên ứng của bằng chứng từ những chuyến du hành của bệnh nhân cho thấy rằng linh hồn xuất hiện để dành phần thân thể đặc biệt trong khoảng thời gian thụ thai. Linh hồn khác không thể chiếm đoạt thân thể đó. Sự hợp nhất của thể xác và linh hồn chưa hoàn chỉnh cho đến lúc được sinh ra. Trước lúc đó, linh hồn của đứa bé chưa sinh có thể còn nằm ngoài hoặc trong thân thể, nó thường ý thức những trải nghiệm ở phía bên kia. Nó cũng ý thức những sự kiện ngoài cơ thể nó và thậm chí ngoài cơ thể của mẹ nó. Linh hồn không bao giờ bị nguy hại. Hư thai hay phá thai cũng không làm tổn thương linh hồn. Khi một trường hợp thai nghén không đủ thời kỳ, thông thường linh hồn đó sẽ nhập vào thân thể của đứa bé sau của cùng cha mẹ đó.

Sau khi tôi giảng về hiện tượng tâm linh, một sinh viên đã tốt nghiệp ngành tâm lý học kể cho tôi nghe về giấc mơ khi vợ anh mang thai bốn tháng. Lúc đó giới tính thai nhi chưa thể xác định. Một đêm nọ, đứa con gái chưa sinh của anh hiện ra trong giấc mơ rất sống động, tuyên bố ra tên của mình, miêu tả kiếp quá khứ vừa qua của nó, giải thích vì sao con bé lại chọn cặp vợ chồng trẻ này để đầu thai, giải thích về kết quả và kế hoạch của nghiệp báo. Anh thức giấc với giấc mơ kỳ ảo gắn chặt vào tâm trí của anh. Anh quay sang vợ và nói rằng “Anh vừa có một giấc mơ kỳ lạ”. Khi anh sắp kể ra thì vợ anh cắt ngang rồi nói: “Em cũng vậy. Em mơ thấy con gái chúng ta đến với em…” giống hệt như các chi tiết anh vừa mơ thấy.

Hai vợ chồng đều ngẩn người. Cả cha lẫn mẹ cùng nhận một thông điệp giống nhau, trong hai giấc mơ xuất hiện cùng một lúc, để khẳng định các thông tin và tạo ra sự hiểu biết còn mãnh liệt hơn nữa.

Năm tháng sau đó, họ sinh ra một bé gái rất kháu khỉnh.

***

Marie là phụ nữ Ý khoảng hơn năm mươi tuổi, rất kinh ngạc bởi sự sống động như thật khi bà nhớ lại tình tiết xảy ra một tháng trước khi bà được sinh ra. Trước đó, bà chưa hề bị thôi miên hay trở về quá khứ, cho nên bà không thể chấp nhận chuyện này là ký ức thật sự, cho dù chi tiết và sự thật rành rành khiến bà kinh ngạc.

Bà bắt đầu với câu chuyện:

– Tôi có phần nào không tin chuyện đó. Tôi nhìn thấy chính mình nằm trong bụng mẹ, còn mẹ tôi thì đang ngồi tại bàn.

Marie tiếp tục kể chi tiết về căn hộ Bronx của mẹ mình, đặc biệt là cái bếp, nơi đó mẹ và dì của bà thường ngồi uống trà và ăn bánh ngọt Ý do chính tay họ làm trong các dịp lễ Giáng Sinh. Marie có vẻ ngạc nhiên vì cây thông đã trang trí xong, mà lễ Giáng Sinh còn cách hai tuần nữa.

Cuộc nói chuyện của hai người trở nên nghiêm trọng. Marie kể tiếp:

– Khi mẹ tôi ngồi uống trà, tôi nhìn mẹ và dì…hiển nhiên là tôi đang trong bào thai… mẹ tôi nói với dì “chị sắp chết rồi, chị không thể nuôi đứa con gái này.”

Thật không tin nổi, Marie đang khai thác ký ức của mình. Cô miêu tả dòng suy nghĩ rất chi tiết khi cô quan sát và lắng nghe từ trong bào thai.

– Tôi tự nhủ “thật kỳ quặc”… mẹ tôi chết… lúc đó khoảng một hay hai tuần nữa là đến Giáng Sinh… Mẹ tôi chết vào ngày mười bốn tháng Giêng vì bệnh viêm phổi.

Marie ngừng giây lát rồi nhìn lên đầy xúc động.

– Bây giờ thì tôi không thể đợi đến khi về nhà rồi mới điện thoại hỏi dì tôi “có phải dì ngồi ở đó và mẹ đã nói như vậy với dì không?” Chắc chắn dì vẫn còn nhớ và sẽ nghĩ tôi bị khùng. Nhưng rõ ràng đó là điều mà tôi nhìn thấy hai người trao đổi… trước đây tôi chưa hề biết gì hết.

Marie chưa bao giờ sống ở căn hộ cũ và dì cô cũng chưa hề nói gì về chuyện này. Tuy vậy, cô vẫn mong bà còn nhớ chính xác những gì mẹ cô đã nói. Theo Marie người phụ nữ tám mươi tuổi này vẫn còn rất minh mẫn.

Trong khoảng hai giờ đồng hồ thuật lại câu chuyện, Marie cũng đã liên lạc với người dì, và bà đã xác nhận mọi chuyện.

– Tôi gọi cho dì nói rằng “dì Marie hả? Con, Cookie nè.” Bà hỏi: “ủa! Ai mới chết vậy?”. Tôi nói “không có ai chết, mà con sẽ nói rất nhanh, dì chỉ nên nghe thôi”. Tôi nói với bà là tôi chỉ muốn biết… “có phải dì đã ngồi ở cái bàn đó với mẹ con, có dĩa bánh quy, có cây thông…”. Dì sững sờ hỏi tôi “ai đã kể với con vậy?”. “Con không thể giải thích với dì được, dì hãy kể cho con nghe chuyện gì đã xảy ra vào ngày hôm đó đi.”

Dì của Marie kể rằng:

– Dì làm cho mẹ con dĩa bánh quy nóng hổi mà mẹ con rất thích. Mẹ con vừa ăn vừa xoa bụng bầu và cũng như thường lệ mẹ con nói “Đây là đứa con bé nhỏ Cookie của chị”.

Marie giải thích:

– Từ ngày đó, tôi có tên là Cookie. Ai cũng gọi tôi là Cookie, tôi rất quý những chuyện đó.

Theo lời dì của Marie thì mẹ cô đã ăn hết hai cái bánh và nhìn chằm chằm về phía cây thông. Marie giải thích thêm:

– Lúc đó khoảng hai tuần trước Giáng Sinh, mẹ tôi trang trí cây thông sớm hơn vì nghĩ rằng tôi sẽ sinh ra trong ngày lễ Giáng Sinh.

Ngồi tại cái bàn đó, mẹ cô đã nói với dì cô rằng: “Marie ơi, chị sẽ không thể sống để nuôi dạy đứa bé này, nhưng chị biết là con gái. Chị muốn đặt tên nó là Rose Marie. Chị biết như vậy, nhưng chị sẽ trông chừng nó… chị sắp chết rồi”. Dì cô trả lời: “Không thể… vô lý quá!”.

Nhưng mẹ cô quả quyết sự việc sẽ xảy ra. Cô nói tiếp:

– Mẹ tôi nhìn cây thông và treo quà hàng năm cho tôi, dù tôi chưa chào đời.

Theo tình trạng thai nghén đó thì mẹ cô rất khỏe. Không hề có tình hình xấu về sức khỏe để xác thực lời tiên đoán đáng lo ngại đó.

Dì của Marie nói tiếp:

– Trông lạ thật! Mẹ con chỉ cảm nhẹ thôi mà. Ngày Giáng Sinh chị bị viêm phổi. Con bị biến chứng lúc mới sinh. Mẹ con chết vì viêm phổi thùy, con chỉ vừa được sinh ra và sống sót.

Marie nói với dì cô:

– Điều này hoàn toàn đúng sự thật.

– Ai kể cho con nghe chuyện quái quỷ này vậy?

– Con đoán, con có thể nghe thấy lúc nằm trong bụng mẹ con.

Marie công nhận:

– Giờ thì tôi tin điều này.

Hồi ức của dì cô đã xác nhận và mở thêm sự trải nghiệm sống động đầy tình cảm của cô. Cô vẫn còn nhiều thắc mắc và dì cô đã giải tỏa rất nhiều. Cô khám phá ra rằng cô quan sát rõ ràng chính xác căn hộ và cái bếp của mẹ cô. Dì Marie kể cho cô nghe rằng tên cô được đặt theo nguyện vọng của mẹ cô. Rồi dì nhắc lại yêu cầu của người chị yêu quý là sau này phải đặt quà Giáng Sinh dưới cây thông. Khi cô hỏi lại dì: “Dì có đặt quà không?”. Dì trả lời “không”. Cả hai cùng cười.

***

Vanessa là phụ nữ trẻ người Tây Ban Nha. Cuộc sống của cô gian truân đến không ngờ.

Cô trở thành góa phụ trẻ vì chồng cô không thể kháng cự nỗi căn bệnh bất ngờ. Từ đó, cô mang niềm đau khổ khôn nguôi. Tôi gặp cô tại buổi hội thảo, lúc đó tôi tình cờ chọn cô để chứng minh một chuyến du hành riêng lẻ. Trước sự chờ đợi của năm trăm thính giả và sự lo lắng của cha cô, cô đi sâu vào trạng thái xuất thần.

Phần quan trọng của chuyến du hành trở về quá khứ của Vanessa xảy ra là khi cô còn nằm trong bụng mẹ. Thư giãn trong tình trạng bị thôi miên, cô miêu tả một luồng ánh sáng tuyệt đẹp và yên bình ngấm vào bào thai, cung cấp nguồn dinh dưỡng tinh thần để bổ sung nguồn dinh dưỡng cho cơ thể của mẹ cô. Cô cảm nhận được tình yêu thương và sự mong đợi của ba mẹ mình. Ngay lúc đó, sự biểu lộ trên khuôn mặt của Vanessa thay đổi từ trạng thái vui sướng hạnh phúc đến ngạc nhiên rồi kính sợ.

Cô nói:

– Tôi nhận thức được mọi việc, cả trong và ngoài bào thai… Tôi biết rất nhiều… Tôi có thể nhìn thấy và cảm nhận tất cả!

Dường như Vanessa bị choáng váng bởi sự nhận thức sâu sắc khi còn nằm trong bụng mẹ. Cô yên lặng, chỉ có mi mắt khép hờ nhấp nháy. Sau này cô kể cho tôi nghe rằng lúc đó cô đang quan sát rất nhiều chuyện.

Cha cô cũng xác nhận mọi chi tiết, mà cô đã nhìn thoáng qua, trước khi sinh ra cô là đúng.

Di chuyển đến một viễn cảnh cao hơn cô nói một cách kiên quyết:

– Tôi có thể nhìn thấy phía trước… Tôi nhìn thấy các sự kiện trong cuộc đời mình xảy ra. Tôi cho rằng mọi sự kiện đều có chủ đích, không hề ngẫu nhiên.

Vì cô đã trải nghiệm được nguồn ánh sáng, thông hiểu nghĩa trong một ý thức cao hơn, biết thừa nhận định mệnh của cuộc đời mình, cho nên nỗi đau buồn của cô dần dần vơi bớt. Cuộc đời cô bắt đầu chuyển hóa ngay trong hiện tại, do những ký ức và trải nghiệm nằm sâu từ trong bụng mẹ.

Những ký ức trong bào thai rất quan trọng bởi nhiều nguyên nhân. Chúng đẩy nhanh tiến triển lâm sàng cho những người bệnh có triệu chứng vì những bi kịch của tuổi thơ hoặc do những đau đớn trong các mối quan hệ. Hơn nữa, những ký ức này chứng minh rằng ý thức ràng buộc tích cực đã hiện diện trước khi một người được sinh ra. Thai nhi hay trẻ sơ sinh đều biết nhận thức nhiều hơn chúng ta nghĩ. Chúng lĩnh hội và hòa nhập nhiều thông tin. Trong nguồn ánh sánh hiểu biết, chúng ta nên suy nghĩ lại làm thế nào mà chúng ta tương tác với các sinh vật bé bỏng này. Chúng rất hăng hái bắt nhịp với các biểu hiện tình yêu thương mà chúng ta giao tiếp với chúng, thông qua cử chỉ, lời nói, tư tưởng và cảm giác.

Vào ngày thứ hai của buổi hội thảo, một trong các sự kiện của cuộc sống lạ lùng xảy ra cùng một lúc trước cả nhóm. Tôi lại chọn một người tình nguyện để chứng minh thêm cho cuộc du hành trở về quá khứ. Lần này, tôi sử dụng một dạng chỉ dẫn thôi miên nhanh hơn.

Một bệnh nhân tình nguyện tên là Ana đã vắng mặt ngày hôm trước vì bệnh. Không ai kể cho cô nghe chuyến trở về của Vanessa.

Lướt nhanh và đi sâu vào trạng thái xuất thần, Ana cũng đi đến thời kỳ thai nhi. Cô bắt đầu miêu tả luồng ánh sáng xanh vàng tuyệt đẹp, nhận thức về các sự kiện cả trong, ngoài cơ thể của mẹ cô và của riêng cô, lý do mà cô chọn người cha người mẹ này và kiếp tới nữa, làm thế nào mà cuộc đời cô được sắp đặt để hoàn thành tốt đẹp nhất cho mục đích của linh hồn cô.

Tôi thật sự kinh ngạc. Thậm chí dù trong công việc tôi thường xuyên đối diện với các sự kiện cùng xảy ra đồng bộ như vậy, tôi vẫn luôn ngạc nhiên về những chuyện không thực theo thống kê của họ.

Toàn bộ thính giả kinh ngạc. Chỉ Ana không biết cái gì đang diễn ra là sự lập lại hầu như chính xác giống như chuyến du hành của Vanessa vào hôm trước.

Có lẽ cả nhóm cần được nghe lại lời nhắn nhủ hai lần, bởi sự trùng hợp ngẫu nhiên của tạo hóa mà chúng ta không có mặt. Chúng ta là những sinh vật thánh thiện, trong một khoảnh khắc nào đó, được kết nạp vào ngôi trường của thế gian, và chúng ta thiết kế một chương trình học để mở mang thêm quá trình học tập. Chúng ta đến từ nguồn ánh sáng, chúng ta xuất thân từ nguồn ánh sáng, và chúng ta không thể biết rằng mình khôn ngoan hơn bao giờ hết. Những gì chúng ta cần làm là phải ghi nhớ.

Ký ức về tuổi thơ thật kinh ngạc Có bảy cấp độ mà chúng ta phải trải qua trước khi chúng ta quay trở lại. Một trong số đó là cấp độ chuyển hóa. Hãy đợi đấy. Cấp độ đó sẽ quyết định điều gì mà bạn nhận lại trong kiếp sau.

Chúng ta được sinh ra với một ký ức đáng kể, trong ngôi nhà thật sự của chúng ta, mặt khác, cõi bình yên hạnh phúc mà chúng ta vừa bỏ lại sau lưng để lần nữa, lại trở về một thân thể hiện hữu. Chúng ta được sinh ra cùng với một khả năng khác thường để cho và nhận tình yêu thương, để trải nghiệm niềm vui thanh khiết, và trải nghiệm đầy đủ ngay giây phút hiện tại. Khi còn nhỏ chúng ta không hề biết lo lắng gì về quá khứ hay tương lai. Chúng ta sống và cảm nhận trọn vẹn trong cùng một khoảnh khắc, bởi vì chúng ta có ý định trải nghiệm trong cõi nhân sinh này.

Cuộc tấn công vào tâm trí chúng ta bắt đầu ngay lúc chúng ta còn thơ ấu. Chúng ta được truyền thụ bởi những giá trị, tư tưởng của cha mẹ, xã hội và nền văn hóa. Những giá trị và tư tưởng đó đã đàn áp mọi tri thức bẩm sinh của chúng ta. Lẽ ra chúng ta phải chống cự lại cuộc tấn công này, chúng ta bị đe dọa với nỗi sợ hãi, cảm giác tội lỗi, sự giễu cợt, sự phê phán và nỗi nhục nhã. Loại trừ hoặc từ bỏ tình yêu thương, hành hạ tình cảm hay thể xác cũng có thể lờ mờ xuất hiện. Cha mẹ, thầy cô, xã hội và cả nền văn hóa của chúng ta có thể và thường xuyên dạy ta những điều sai lầm. Thế giới này là chứng cớ cho những việc nêu trên, bởi chính nó cũng làm dao động một cách thiếu thận trọng đối với sự phá hủy không thể thay đổi được.

Nếu được phép, con cháu chúng ta sẽ chỉ cho chúng ta cách thoát khỏi đó.

Một câu chuyện nổi tiếng kể về một bà mẹ khi bước vào phòng của đứa con mới sinh và thấy đứa con bốn tuổi quanh quẩn bên giường của đứa nhỏ. Đứa lớn nói:

– Em phải kể cho anh về thiên đường và Chúa. Anh quên mất rồi.

Chúng ta phải học hỏi nhiều từ con cái trước khi chúng quên hết. Dù ở kiếp này hay nhiều kiếp khác, chúng ta luôn có thời thơ ấu. Chúng ta nhớ rồi quên. Để cứu rỗi chính bản thân và cả thế giới, chúng ta cần phải nhớ lại. Chúng ta phải dũng cảm vượt qua sự tẩy não, điều mà gây ra cho chúng ta biết bao nhiêu đau thương sầu khổ. Chúng ta phải phục hồi lại tình yêu và hạnh phúc. Chúng ta phải sống đúng nghĩa con người như chúng ta đã sống lúc còn thơ.

Một bà mẹ có đứa con trai đã hai mươi tuổi, kể về cách cư xử lạ lùng của thằng bé khi nó ba tuổi. Con chó ở nhà vừa chết, bà để nó nằm đó với đứa con trai và đi qua phòng kế bên điện thoại cho bác sĩ thú y. Khi quay lại bà sửng sốt nhìn thấy thằng bé quấn con chó bằng băng dán và trét đầy bơ lên nó. Bà hỏi thằng bé:

– Con đang làm gì vậy. Đứa bé trả lời:

– Mẹ ơi, con muốn chắc là nó bay lên thiên đường nhanh hơn.

Bà nghĩ rằng có lẽ con trai mình đã xem Sesame Street[2] hoặc cái gì đó…

Một năm sau, trước khi bà biết về những kiếp quá khứ, bà kể lại chuyện này cho người bạn. Bạn của bà đang bận uống trà, trả lời rất thờ ơ:

– Chắc hẳn kiếp trước thằng bé là người Ai Cập… người Ai Cập thường trét dầu và quấn băng keo vào con chó bị chết rồi mới đem chôn.

Hôm sau người bạn mang đến cho bà một cuốn sách mô tả về nghi thức chôn cất của người Ai Cập. Bà nói rằng:

– Khi chị ấy chỉ cho tôi xem bức tranh trong cuốn sách… thật rùng rợn… nó giống hệt con chó của tôi lúc chết bị quấn băng… Tôi hỏi thằng con tôi có nhớ đã quấn con chó như vậy không thì nó nhớ rõ. Nó nói khi con chó chết, nó biết phải làm gì… Nó phải chăm sóc con chó, vì linh hồn con chó đang bay lơ lửng. Mới có ba tuổi mà nó đã biết điều này.

Rồi bà kết luận:

– Bây giờ thì tôi tin rằng con tôi đã từng là người Ai Cập. Điều này thật tuyệt vời, vì chúng tôi là người Do Thái, sự pha trộn thật dễ thương trong văn hóa của chúng tôi.

Nhà văn Carey Wiliams kể cho tôi nghe về một trường hợp hấp dẫn khác của hai đứa bé trai sinh đôi hai tuổi sống tại thành phố New York. Cha của chúng là một bác sĩ rất giỏi. Một ngày kia, hai vợ chồng họ quan sát cặp sinh đôi nói chuyện với nhau bằng một ngôn ngữ lạ lùng, loại ngôn ngữ sành điệu hơn những loại khác mà những đứa trẻ mới biết đi tự sáng chế ra. Thay vì dùng những từ có sẵn cho những đồ vật giống nhau, chẳng hạn như ti vi hoặc điện thoại, hai đứa bé lại nói chuyện với nhau bằng một biệt ngữ hoàn hảo hơn. Cha mẹ chúng cũng chưa bao giờ nghe những từ ngữ đó.

Họ đưa hai đứa bé đến khoa ngôn ngữ của đại học Columbia, tại đó có vị giáo sư về ngôn ngữ cổ nhận ra tiếng nói của chúng là ngôn ngữ Aramaic của vùng Trung Đông thời cổ đại. Ngôn ngữ Aramaic[3] hầu như bị tuyệt chủng, ngày nay chỉ được sử dụng tại các vùng xa xôi ở Sirya. Ngôn ngữ Semitic[4] cổ xưa này có nguồn gốc từ các vùng thuộc Plalestine trong thời đại của Chúa Giê-su.

Bạn không thể kéo lại cái giọng xưa cũ như vậy từ mạng truyền hình đêm khuya, thậm chí tại New York. Tuy nhiên, bạn có thể tìm lại được kiến thức từ kho ký ức trong tiền kiếp. Trẻ con lại đặc biệt lão luyện trong chuyện này.

Ví dụ như bạn có thể hỏi con mình liệu chúng có nhớ lúc trước chúng đã “lớn” như thế nào. Hãy lắng nghe câu trả lời vì có thể điều này còn hơn sản phẩm của trí tưởng tượng tích cực. Biết đâu con cái bạn sẽ cung cấp rõ ràng nhiều chi tiết về tiền kiếp.

Quan sát niềm vui và tính tự phát của trẻ con lúc chúng chơi đùa luôn là việc làm bổ ích. Nhiều người trong chúng ta hay quên đi cách tạo ra hạnh phúc đơn giản trong cuộc đời. Chúng ta quan tâm quá nhiều đến khái niệm thành công và thất bại, đến cái loại ấn tượng nào để gây ra với người khác, và luôn cả đến tương lai. Chúng ta quên đi cách vui đùa, nhưng con cái sẽ nhắc nhở chúng ta.

Chúng nhắc nhở ta về những giá trị cổ xưa, những điều thật sự quan trọng trong cuộc đời: niềm vui, hạnh phúc, sự quan tâm đối với từng giây phút trong hiện tại, niềm tin, và giá trị của những mối quan hệ.

Con cháu chúng ta có rất nhiều điều nhắc nhở chúng ta.

Nghiệp và những bài học.

Chúng ta có nhiều mối nợ phải trả, nếu không trả trong kiếp này chúng ta sẽ phải trả qua nhiều kiếp sau. Bạn tiến triển vì đã trả những mối nợ đó. Nhiều linh hồn này tiến triển nhanh hơn linh hồn kia là vậy. Nếu như có điều gì đó ngăn chặn việc trả nợ của bạn, bạn phải quay trở lại vùng ký ức đó và chờ cho đến khi linh hồn mà bạn thiếu nợ đến gặp bạn. Nếu cả hai người có thể quay trở lại cõi thế gian cùng lúc thì bạn nên biết rằng bạn sẽ phải trả những khoản nợ đó.

Có rất nhiều kiếp để con người hoàn thành mọi sự sắp đặt và trả các khoản nợ mà chúng ta đã vay.

***

Tôi không hề nghe nói về nhiều cõi khác, nhưng tại cõi này, bao gồm “nợ và trả nợ” cũng đủ gợi lên khái niệm của nghiệp báo. Nghiệp là cơ hội để học hỏi, để thực hành yêu thương và tha thứ. Nghiệp cũng là cơ hội để chuộc lỗi lầm, để làm lại cuộc đời, để đền bù cho những người mà chúng ta đã từng đối xử sai trái hoặc làm họ tổn thương trong quá khứ.

Nghiệp không chỉ là một khái niệm của Phương Đông. Đó là tư tưởng của vũ trụ, hiện thân cho mọi tôn giáo. Có câu châm ngôn nói rằng “Gieo gì gặt nấy.” Mỗi tư tưởng, mỗi hành động đều có hậu quả thích đáng. Chúng ta đều phải chịu trách nhiệm cho tất cả hành động của chính mình.

Con đường bảo đảm nhất để đầu thai vào một dòng dõi đặc biệt hay một tôn giáo là biểu lộ rõ ràng thành kiến đối với nhóm người đó. Thù ghét là chuyến tàu tốc hành đưa bạn đến với nhóm đó. Thỉnh thoảng linh hồn phải học hỏi yêu thương bằng cách trở thành cái mà nó khinh ghét nhất. Điều quan trọng nên nhớ rằng nghiệp là điều để học hỏi không phải để trừng phạt. Cha mẹ chúng ta và những người mà chúng ta có mối tương quan đều do sự tự nguyện. Họ có thể yêu thương và giúp đỡ hoặc thù ghét và làm hại chúng ta. Sự lựa chọn của họ không phải là nghiệp báo của bạn, mà là biểu hiện cho sự tự nguyện của họ. Họ cũng đang học hỏi.

Đôi khi linh hồn chọn một cuộc đời đầy thử thách đặc biệt để tăng tốc tiến trình tâm linh. Hoặc nó chọn hành động yêu thương, giúp đỡ người khác, những người sẽ cùng trải qua cuộc đời sóng gió tương tự như của nó. Cuộc đời chông gai không phải là sự trừng phạt, mà đúng hơn, là một cơ hội.

Chúng ta thay đổi dòng dõi, tôn giáo, giới tính, và lợi thế kinh tế bởi vì chúng ta phải học hỏi từ mọi khía cạnh. Chúng ta trải nghiệm tất cả. Nghiệp hoàn toàn công bằng. Không hề có sự bỏ sót trong sự học hỏi của chúng ta.

Tuy nhiên, ân huệ có thể thay thế nghiệp báo. Ân huệ là sự can thiệp của thánh thần, một bàn tay yêu thương từ thiên đường vươn ra để giúp đỡ, để xóa bớt nỗi đau của chúng ta. Khi chúng ta hiểu rõ được bài học cuộc đời, chúng ta không còn phải đau khổ nữa, thậm chí nếu như nghiệp báo nợ nần cũng chưa được trả hết.

Chúng ta có mặt trên thế gian này là để học hỏi, chứ không phải để đau khổ.

Elisabeth Kble-Ross là nhà tâm thần học nổi tiếng quốc tế. Cô là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu về sự sống và cái chết, và sự trải nghiệm gần với cái chết đã làm thay đổi cách thức mà chúng ta đối mặt với cái chết. Cô kể cho tôi nghe một câu chuyện như sau.

Elisabeth là đứa bé sinh ba, thiếu ký lô. Bác sĩ nói với mẹ cô rằng ít nhất hai trong ba đứa bé không thể sống được. Tuy nhiên, mẹ cô là một phụ nữ mạnh mẽ và can đảm lạ thường, một người luôn sẵn lòng cho đi tất cả mà không cần nhận lại bất cứ điều gì, một con người đầy lòng tự trọng và độc lập. Bà thề rằng tất cả ba đứa con gái mình đều phải sống. Bà chăm nom con mình cả năm trời, luôn giữ chúng trên giường ấm áp, giống như ngày nay người ta sử dụng nuôi trẻ trong lồng kính. Cả ba đứa con của ba đều lớn và khỏe mạnh.

Khi Elisabeth làm việc tại khoa Tâm Thần học thuộc đại học Chicago, cô về nhà thăm mẹ tại Thụy Sĩ.

Mẹ cô đưa ra một yêu sách thật lạ lùng. Bà nói:

– Elisabeth, nếu mẹ bị bệnh hoặc mất trí, mẹ cần con làm cho mẹ điều gì đó để mẹ thoát khỏi sự đau khổ.

Elisabeth trả lời ngay:

– Con không làm được mẹ à. Mẹ cô nài nỉ:

– Con làm được mà. Con là con của mẹ, là nhà tâm thần học. Con có thể làm cho mẹ điều gì đó.

– Không mẹ ơi, con không làm được. Hơn nữa, những người như mẹ thì luôn khỏe mạnh, đi bộ, leo núi. Mẹ sẽ sống đến chín mươi tuổi.

Elisabeth không muốn nói nhiều đến chủ đề trợ giúp tự sát, rồi cô quay về Chicago.

Một tháng sau đó, mẹ cô đau khổ vì cơn đột quỵ khủng khiếp đã khiến bà bị liệt. Cho dù trí óc của bà vẫn tương đối còn nguyên vẹn, nhưng những sinh hoạt bình thường thì người phụ nữ kiêu hãnh và độc lập này bắt buộc phải dựa vào người khác.

Elisabeth nói với tôi rằng:

– Tôi đã học được cách lắng nghe những linh cảm của người khác.

Mẹ cô chết bốn năm sau đó, cơ thể bà không bao giờ phục hồi được. Elisabeth điên tiết lên với Chúa.

Làm việc với trẻ em hấp hối và những bức họa đáng chú ý của chúng, tầm nhận thức về mặt tâm linh của Elisabeth đã trải rộng, cho dù sự giận dữ vẫn còn đó. Cô cũng bắt đầu tập thiền.

Một hôm, ngay sau khi mẹ cô chết, Elisabeth bị choáng váng bởi một giọng nói mạnh mẽ từ bên trong hoặc lời nhắn nhủ trong lúc cô ngồi thiền. Giọng nói vang lên:

– Tại sao con lại tức giận ta đến vậy? Cô trả lời theo tâm thức:

– Vì Người đã khiến mẹ con đau đớn quá đáng. Một con người chu đáo, đáng yêu, luôn cho đi mà không bao giờ đòi hỏi gì cho bản thân mình. Người đã bắt mẹ con phải đau đớn suốt bốn năm rồi chết!

Giọng nói trả lời nhẹ nhàng:

– Đó là món quà dành cho mẹ con. Một ân huệ. Tình yêu phải được cân bằng. Nếu không có người nhận tình yêu thì ai sẽ cho đi? Mẹ con đã học được điều này chỉ trong bốn năm, thay vì phải trở lại trong một hoặc nhiều kiếp quá chậm trễ với một thân thể suy yếu, nơi đó, mẹ con phải chấp nhận tình yêu của người khác. Giờ đây mẹ con đã học hỏi được và tiến bộ lên.

Sau khi nghe và thấu hiểu ra lời nhắn nhủ đó, sự giận dữ của cô tan biến. Sự giác ngộ sẽ lập tức chữa lành mọi nỗi đau sâu thẳm nhất.

***

Trong nhóm thực tập chuyến du hành tại buổi hội thảo của tôi có hai mẹ con đều vượt qua sự xúc cảm. Trong lúc nghỉ giải lao, họ kể cho nhau nghe về những ký ức và những phản ứng. Họ giật mình khi thấy đã từng chia sẻ với nhau trong một kiếp, rất lâu và trong thời gian quá nhiều bạo lực. Người mẹ kể lại cho cả nhóm nghe vì con gái bà vẫn còn quá kích động không thể nói được.

– Hôm nay tôi và con gái mình có mặt tại đây, và tôi chắc chắn rằng chúng tôi đã có cùng một mảng ký ức trong tiền kiếp, cùng một cuộc sống… trong lúc ngồi thiền. Con bé nói rằng đang tiếp tục trải nghiệm… nó cho rằng… bị con bò đực húc… hoặc là một gã có sừng đánh… nó đã nhìn thấy cái sừng. Con bé cứ bị đánh liên tục…

Người mẹ nói tiếp, kể về sự trải nghiệm riêng của bà cùng lúc đó.

– Lúc đầu con bé kể với tôi, tôi chỉ nghe bị con bò húc, rồi bắt đầu kéo dài. Tôi có được mảng ký ức từ kiếp trước hầu như là tên cướp biển. Có cái gì đó giống như da và vật rất nặng trên đầu tôi với những cái sừng… tôi đi vào trong hang hay cái chòi, rồi một đứa bé thấy tôi, tôi giết nó bằng thanh gươm. Trời tối đen, thấy sợ quá… con gái tôi nói rằng nó cũng rất sợ… thân thể nó bị đau lúc ngồi thiền, chính xác cái chỗ mà thanh gươm đâm vào! Thật sự… rõ ràng… rất khó kể… khó hơn tôi nghĩ.

Cả hai mẹ con bà vẫn còn trải nghiệm phản ứng cảm xúc sâu sắc về những ký ức giống nhau trong cùng một kiếp.

Tôi chỉ cho họ thấy rằng nếu điều này xảy ra cùng một kiếp, cả hai người tự nhiên cùng nhớ lại, rồi họ đều đã chết và lành lặn cùng nhau trở lại đây. Chẳng cần phải cảm thấy giận hờn hay tội lỗi, chỉ có tình yêu thương và sự tha thứ mà thôi. Ký ức đó, kiếp sống đó chứng minh rằng không hề có cái chết, mà chỉ có sự sống. Tôi nói với họ:

– Nhiều phần chữa trị không chỉ là ký ức, không chỉ là sự phấn chấn, mà còn là sự thấu triệt về cái chết. Khi bạn hiểu được điều đó quá mãnh liệt, bạn bắt đầu nhận ra rằng không có cái chết mà chỉ là sự rời bỏ thể xác thôi. Giống như cuộc dạo bước qua cánh cửa. Nhưng mà bạn đã trở lại, vì vậy bạn có thể sắp đặt, và không cần phải cảm thấy tội lỗi.

Bà mẹ cắt ngang lời tôi:

– Không, tôi không… một trong những điều mà tôi luôn nói với con tôi rằng tôi thích tính hung hăng của nó, thậm chí khi nó còn nhỏ. Tôi rất ấn tượng với tính cách đó. Bây giờ chúng tôi nói đùa về nó và con tôi nói rằng lần cuối nó bị giết. Nhưng bây giờ tình mẹ con của chúng tôi thậm chí còn tốt hơn, và toàn bộ chuyện này có cảm giác …
rất có tác động!

Bình luận
720
× sticky