Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Lời Ngỏ Từ Cõi Tâm Linh

Chương chín. Đi tìm nguồn ánh sáng

Tác giả: Brian L. Weiss

Cho đến bây giờ, tôi mới cảm thấy bình yên. Đây là lúc an nhàn. Nhóm người này chắc hẳn được an nhàn. Linh hồn này… linh hồn này tìm niềm an lạc nơi đây. Chúng ta rời bỏ mọi nỗi đau thể xác lại phía sau. Linh hồn chúng ta tìm thấy được niềm an lành thanh thản. Đó là cảm giác tuyệt vời… tuyệt vời, như mặt trời luôn soi sáng khắp nơi. Ánh sáng này thật tuyệt diệu làm sao! Tất cả đều đến từ ánh sáng! Năng lượng đến từ ánh sáng. Linh hồn ta liền bước đến đó. Ánh sáng hầu như giống lực nam châm hút ta vào. Thật tuyệt vời. Ánh sáng như nguồn sức mạnh, biết cách chữa lành.

Một trong những khám phá có tính vững chắc trong nghiên cứu về cận kề cái chết là khái niệm ánh sáng tươi đẹp thanh thản của những người đã trải nghiệm. Ánh sáng này không phải là sự kiện bị nhiễm thuốc an thần xuất hiện trong bộ não bị thương tật, mà đúng ra là cái nhìn lướt qua thế giới bên kia. Thông thường, một người thân yêu đã chết trước đó hoặc một linh hồn có mặt trong ánh sáng đó, đưa ra những lời khuyên, kiến thức, tình yêu thương sâu sắc. Người đó thường nhận thức nhiều chi tiết, nhiều sự kiện, mà trước đây họ chưa hề biết gì. Người ta được những người thân đã chết báo cho họ biết nơi chôn giấu của cải bí mật. Sau này, khi họ khỏi bệnh, họ khám phá ra nhiều vật phẩm, xác nhận rõ ràng thông tin mà họ đã nhận lúc bị hôn mê. Ánh sáng là nguyên nhân của bộ não bị thương, như nhiều nhà phê bình về chuyện cận chết vẫn thường tuyên bố, không thể cung cấp giá trị đặc biệt như vậy. Mặc dù các chi tiết về việc cận chết có thể thay đổi do sự khác biệt về văn hóa, nhưng khái niệm về nguồn ánh sáng tuyệt vời này dường như là hiện tượng phổ biến.

Tại Mỹ, người trải qua chuyện cận chết thường miêu tả việc băng qua con đường hầm để đạt đến ánh sáng. Tại Nhật, vượt qua dòng sông hay mặt nước để đạt đến ánh sáng là sự miêu tả phổ biến hơn. Tuy nhiên, dù di chuyển bằng cách nào đi nữa thì ánh sáng vẫn là sự phát hiện bất biến. Do đó, cảm giác đồng hành cùng với điều đó là nơi ánh sáng hiện diện luôn có niềm thanh thản an lạc.

Sau hai ngày hướng dẫn hội thảo, trong đó có nhiều nhà chuyên môn chăm sóc sức khỏe tham dự, tôi nhận được một lá thư của một nhà chuyên môn đã tham dự. Cô cám ơn tôi đã giúp cô và nhiều người khác trải nghiệm được nguồn ánh sáng tuyệt đẹp.

Tôi tin rằng ánh sáng đó đều giống nhau, mà những người trải qua sự cận kề cái chết và sau khi chết đã nhìn thấy và cảm nhận. Dĩ nhiên, con người có thể chạm vào nguồn ánh sáng trong khi thiền định hoặc trong trạng thái xuất thần, trong giấc mơ hoặc trong nhiều cách khác nhau.

Năm nay cô ba mươi sáu tuổi, còn sự trải nghiệm nguồn ánh sáng đầu tiên vẫn khắc sâu vào ký ức xảy ra lúc cô mười bốn tuổi. Cô muốn chia sẻ điều này với tôi, còn tôi thì rất muốn chia sẻ lại với bạn về những gì cô trình bày, vì sự miêu tả này rất chính xác, không hoa mỹ, rất dễ hiểu.

Cô được giáo dục bởi hệ thống của trường Công giáo tại Châu Mỹ Latin. Ngôn ngữ chính của cô là tiếng Tây Ban Nha, nhưng lá thư của cô viết bằng tiếng Anh.

“Tôi chưa bao giờ biết về chuyện chết hoặc cận chết, kiếp này qua kiếp khác, lại càng không biết gì về tiền kiếp. Tôi cũng chưa hề hình dung được chuyện gì đã xảy ra vào năm học lớp chín.”

Tâm thức cô quay trở về quá khứ tại một lớp học mà cả trường tham gia, một vị tu sĩ dạy cho họ vài phương pháp thiền định và quán tưởng. Đầu tiên, ông lập một nhóm, cho họ nằm trên sàn, hướng dẫn họ thở chậm lại. Rồi ông để họ tự tưởng tượng họ được vô số bông hoa đẹp phủ kín người. Ngay lúc đó, sự trải nghiệm của một cô gái bắt đầu khác lạ, không còn lệ thuộc vào sự chỉ dẫn của vị tu sĩ khả kính kia nữa.

“Muôn chim ca hát, còn chúng tôi đang tận hưởng niềm vui quanh mình. Chúng tôi không còn để ý đến lời hướng dẫn ngọt ngào của vị thầy đưa chúng tôi xuyên qua cánh đồng. Tôi thấy mình nhíu mày, tôi không còn nghe theo lời diễn tả của ông nữa. Tôi đã cố gắng ba lần, thay vào đó tôi tiếp tục đi đến một cái giếng. Tôi cảm thấy lời nói của vị tu sĩ đó xa dần, xa dần, trong lúc lời nói vẫn dẫn dắt vào cánh đồng, mà không phải là cái giếng…

Thân thể tôi mềm nhũn, và tôi đầu hàng. Lúc đó, tôi nhìn thấy mình cúi xuống để nhìn cái gì đó trong giếng, nhưng tôi cảm thấy mình ở trong đó. Rồi cái giếng trở thành con đường hầm. Tay phải tôi cầm đèn, tôi đi qua đường hầm. Mọi thứ đều tối mù ngoại trừ ánh sáng yếu ớt của ngọn đèn trên tay tôi. Một lát sau, tôi nhận ra đường hầm xoay nhẹ qua bên trái, và rồi những tia sáng nhỏ xíu bắt đầu xuất hiện, tôi thấy gần hơn. Những tia sáng lớn dần, lớn hơn ở mỗi bước chân của tôi. Tôi rất muốn xem cái gì ở đó.

Tôi bước đến góc đường và tôi nhìn thấy: Ôi! Trời ơi, tôi mất hết tinh thần! Nguồn ánh sáng lớn nhất, đẹp nhất, quý giá nhất mà tôi chưa bao giờ nhìn thấy! Ánh sáng tròn vo, khổng lồ, giống như ánh mặt trời, nhưng lại trắng tinh, dường như là một khối rắn, nhưng cùng lúc lại mờ ảo! Làm sao mà như vậy được? (Tôi viết vài dòng trong hiện tại, bởi vì linh hồn tôi biết ánh sáng quý giá đó hiện hữu, luôn luôn hiện hữu cho tất cả chúng ta.)

Tôi cảm thấy sợ một lúc, nhưng ánh sáng đó hấp dẫn tôi quá mức. Cầm cây đèn trong tay, tôi cố bước qua khối khổng lồ đó, trước mặt tôi, chùm ánh sáng tuyệt đẹp làm say đắm lòng người đang nhảy múa. Tôi phải vào bên trong để biết được cái gì trong đó! Tôi muốn là một phần trong đó! Tôi có thể nhận ra lực hút đầy nam tính trong môi trường ánh sáng đó…

Tôi gần bước vào trong, bỗng nhiên tôi nghe một giọng nói rõ ràng đầy sức mạnh trong tâm trí: “này cô bé, cô không thể bước qua ánh sáng đó được đâu!” Tôi nhớ như in sức mạnh của giọng nói, tôi cảm thấy một lực đẩy mạnh trên ngực. Đó là giọng nam trẻ tuổi, nhưng chẳng có bóng người nào ở đó cả….

Có một hàng rào vô hình giữ chặt tôi ngoài vòng ánh sáng. Ngay sau giọng nói, tôi cảm thấy bị đẩy lại phía sau, bay vòng vòng qua đường hầm … rồi bỗng nhiên con đường hầm trở thành cái giếng, và tôi rơi ngược lên cao! Khi thoát khỏi cái giếng, tôi nhìn thấy bầu trời và cánh đồng, trong khoảnh khắc đó, tôi cảm thấy một cú đập mạnh trong thân thể tôi, một cú đánh bất ngờ, như thể linh hồn tôi đột ngột trở về. Linh hồn tôi quay về vì không được phép vượt qua nguồn ánh sáng đó….

Thật ngạc nhiên, khi tôi mở mắt ra thì vị tu sĩ vẫn còn đang miêu tả cánh đồng hoa, học trò vẫn nhắm mắt yên lặng. Không ai nhận ra tôi đã đi và về…”.

Cô quá lo lắng, xúc động về cuộc trải nghiệm đến nỗi không thể kể lại cho ai nghe. Nhiều năm trôi qua, cô giữ trong lòng toàn bộ chuyến đi đến nguồn ánh sáng như một bí mật riêng.

Mười hai năm sau, cô đọc trong một mục báo nói về sự trải nghiệm cận cái chết của một cô bé bốn tuổi. Cô diễn tả lúc đọc bài viết và trở nên “tràn ngập niềm vui”. Cô nhận ra đứa bé đó có thể vượt qua ánh sáng bởi vì con bé đã chết trong một khoảnh khắc.

“Tôi đã khóc thật nhiều. Tôi không còn cô đơn nữa.

Ánh sáng đó không phải là sự tưởng tượng…

Tôi không còn tìm lại được cảm giác thiêng liêng, an lành, yêu thương trong nguồn ánh sáng của riêng mình. Không có điều gì có thể so sánh được với điều thiêng liêng đó trong cõi trần tục này. Tôi nhớ ánh sáng đó.”

Bây giờ người đàn bà này đang làm việc tại bệnh viện, chăm sóc những người sắp chết, giúp họ tạo ra bước chuyển tiếp vào cõi tâm linh, an ủi họ, giúp họ tìm thấy niềm thanh thản, bảo đảm với họ vì cô đã từng có những trải nghiệm tâm linh. Thật thú vị, cô cũng chú ý đến nhiều sự việc kỳ lạ giống như em trai út của tôi, Peter và vợ Barba. Em trai và em dâu tôi là bác sĩ chuyên khoa ung thư. Cả hai người đều có nhiều kinh nghiệm với những bệnh nhân sắp chết.

Bức thư của cô vẫn còn tiếp:

“Tôi có cơ hội ở cùng với những người bệnh sắp chết. Họ “nhìn thấy” những người thân yêu hay cha mẹ đón mừng họ trong cõi khác hoặc an ủi họ. Những bệnh nhân này diễn tả cho tôi nghe về sức nhìn và trải nghiệm trước khi họ rời bỏ. Họ hạnh phúc khi “nhìn thấy” cha mẹ hoặc một nụ cười tươi tắn dành cho họ … Tôi biết họ sẽ tận hưởng được nguồn ánh sáng đó.

Tôi cần, con người đều cần được biết nhiều hơn về cách xoay sở và giúp nhiều người trong quá trình đi đến cái chết bởi vì có ánh sáng; từ ánh sáng chúng ta đến, và theo ánh sáng chúng ta đi. Bằng tình yêu và hạnh phúc, điều mà tôi đã cảm nhận được từ nguồn ánh sáng của tôi, và quan sát trong các bệnh nhân, tôi biết tình yêu không hề chấm dứt theo cái chết…”

Cô đã đúng. Nguồn ánh sáng và tình yêu không bao giờ thật sự kết thúc. Đó là những điều được bện chặt sâu sắc và bất diệt.

Dựa vào kiến thức mà tôi đã lượm lặt từ các vị Thầy, cuộc trải nghiệm cái chết đều giống nhau. Chúng ta vẫn đi đến ánh sáng và nhận được sự an ủi giống nhau, tình yêu đồng nhất, niềm an lạc. Chỉ khác là chuyện gì sẽ xảy ra sau đó. Trong cuộc trải nghiệm cận chết thì người đó quay trở lại với thể xác của mình, còn nếu chết đi thì linh hồn sẽ tiếp tục đi tới, học hỏi trên khía cạnh khác, trên thiên đường, cho đến khi đầu thai trở lại, nếu điều đó là cần thiết hoặc do sự chọn lựa.

Sau này, có nhiều bản báo cáo về những người đã trải nghiệm qua giai đoạn cận chết mang tính tiêu cực. Khi nghiên cứu về điểm này, tôi phát hiện ra cái gọi là cận chết tiêu cực vì không thật sự cận chết. Đúng ra, một người bị thương đã trải qua mức độ nhận thức không ổn định trong lúc bị chấn thương. Họ lờ mờ nhận thức những sự kiện có thật xảy ra tại một mức độ tỉnh thức không hoàn chỉnh.

Tôi đã từng đưa một cảnh sát trở về quá khứ. Anh ta bị thương trong một tai nạn xe hơi khi làm nhiệm vụ. Anh miêu tả sự cận chết kinh hoàng, trong đó thân thể anh bị những sinh vật ghê rợn xô đẩy, lật qua lật lại, đâm tới đâm lui. Thực tế, chuyến trở về quá khứ chứng minh rằng anh bị nửa tỉnh nửa mê trên đường đi cấp cứu. Trên đường đến bệnh viện, anh được nhân viên y tế sơ cứu, truyền nước, chích thuốc, đo huyết áp, cho thở ô-xy. Thật ra, những sinh vật ghê rợn đó là những nhân viên y tế đang cứu anh.

Rất hiếm khi khám phá được những người nổi tiếng hoặc người có chức cao quyền trọng trong những chuyến du hành về quá khứ. Nhưng Henry là một ngoại lệ. Hiện nay, ông là giáo sư của khoa công trình tại một trường đại học lớn ở Trung Tâm Bắc Mỹ. Mọi thứ trong đầu ông, trong hành vi của ông đều có lô-gíc, đều dựa trên lý trí. Ông đến buổi hội thảo của tôi, theo một cách nào đó, rất miễn cưỡng, ông muốn đi cùng với vợ hơn là tham dự. Nhưng khi định mệnh đã lên tiếng, ông tìm thấy chính mình trước hai trăm con người, một người tiên phong theo tình thế để đi về quá khứ riêng lẻ.

Trong vài buổi thực hành theo nhóm, ông có nhiều ký ức tuổi thơ rất sống động, rất rõ ràng, tràn đầy xúc cảm. Ông rất sẵn lòng khám phá thêm.

Henry đạt đến độ sâu trong trạng thái bị thôi miên, mà hầu hết nhiều người không thể đạt được. Tôi luôn nhớ là không nên đánh giá một cuốn sách qua cái bìa. Thậm chí nhiều kỹ sư cũng có thể tự họ đi sâu hơn.

Ông đi quá sâu đến nỗi sau đó ông trải qua chứng quên cả toàn bộ chuyến du hành. Với sự thúc đẩy, ký ức ông trở về tới một mức độ nào đó. Thật may là toàn bộ quá trình đều được ghi âm để sau này ông có thể trải nghiệm lại mọi thứ.

Tuổi thơ của ông rất rõ ràng từng chi tiết, sống động và sâu sắc.

Đầu tiên, tôi đưa ông về lúc ông ba tuổi, ông bị mẹ mắng vì chạy theo trái banh lao vô gốc cây. Ông suýt bị xe tông. Ông có thể cảm nhận được chính xác sự giận dữ và nhẹ nhõm của mẹ ông, và phản ứng của ông với cảm xúc đầy mâu thuẫn của mẹ mình.

Rồi chúng tôi đi về một kiếp quá khứ. Ký ức ông tràn về khi ông đang ngồi tập trung sâu trong trạng thái xuất thần, bỏ quên hàng trăm thính giả đang bị quyến rũ bởi những gợi nhớ của ông. Ông là một tướng lãnh tại thành Rome.

Sau khi đưa ông vào trạng thái mà trong đó những ký ức của một kiếp quá khứ có thể dễ dàng nổi bật lên, tôi hỏi:

– Ông có nhận ra điều gì không? Ông trả lời ngay:

– Có. Tôi đang trong trận chiến. Tôi giống như một vị sĩ quan chỉ huy của La mã. Tôi đang mang… mang quân hàm tướng… tôi đang đánh trận cùng với những binh sĩ của mình. Tôi có xe ngựa và người đánh xe… chúng tôi đang trong trận đánh sống còn…

tôi đâm bằng giáo mác, giết người. Rồi chúng tôi… chúng tôi… Tôi đang chỉ huy trận đánh. Chúng tôi dồn những tên lính khác… có vẻ là lính Đức, giống như lính của đất nước phía Bắc… chúng tôi dồn họ về phía bờ sông, và rồi có một bức tường thẳng đứng phía bên kia sông …

Henry không cần tôi thúc giục hay hỏi đi hỏi lại. Ông cứ nói, như một vị chỉ huy, nói về chiến lược của trận đánh.

– Có vẻ như chúng tôi gặp may. Ông quay lại miêu tả bản thân.

– Tôi mặc bộ áo giáp… cái nón bằng đồng có gắn lông vũ… có miếng chắn trước mặt nón… một miếng áo giáp trước ngực bằng sắt… có một miếng yếm giáp giống như cái váy… phủ từ bụng đến gần đầu gối…

Khi tôi đưa giáo lên đâm đối phương, tôi cũng có cảm giác ai đó sẽ đâm lại tôi… mà tôi không hề sợ hãi.

Ông kể thêm nhưng rất ngạc nhiên vì mình chẳng hề sợ hãi.

– Nó đâm tôi, đâm ngay bên phải.

Ông miêu tả chi tiết, chỉ ngay vào dưới bụng bên phải.

– Tôi có miếng sắt mới trong bộ áo giáp… tôi không sợ bị giáo bằng đá đâm… chỉ những mũi sắc nhọn. Bộ áo giáp của tôi rất cứng…

Sau đó tôi chạy đi… bằng xe ngựa… chúng tôi chạy rất nhanh vì chúng tôi không còn ở trong trận đánh nữa… chúng tôi cứ để trận đánh tiếp diễn. Chúng tôi quan sát từ trên một ngọn đồi… an toàn… Augustus[5] chỉ muốn tướng lãnh nhập vào trận chiến nhưng không ở lại trận chiến… đặc biệt khi chúng tôi thắng lớn.

Ông yên lặng. Rõ ràng trận chiến đã thắng. Tôi muốn đưa ông đi xa hơn trong kiếp đó. Tôi hướng ông đến cuối cuộc đời đó. Sự yên lặng kéo dài một lát nữa, rồi ông kể tiếp.

– Tôi rất giàu, mặc dù tôi xuất thân là một thằng bé nghèo hèn, nhưng tôi là một người đàn ông giàu có… tôi có đất đai… tôi có thể nhìn thấy rất nhiều cây cột. Tôi đang ở trong Viện Nguyên Lão[6]. Tôi mặc áo choàng có đường viền màu tía. Tôi là Nguyên Lão[7].

– Vậy là ông có quyền lực.

– Đúng vậy, nhưng không bằng Ceasar. Tôi chỉ chính thức… bây giờ tôi về hưu, không đánh trận nữa. Tôi chỉ sống ở trên mảnh đất của mình tại Sicily, chỉ làm nông và nuôi cừu. Tôi gặp Ceasar mỗi lần ông đến Syracuse.

– Ông sẵn sàng rời bỏ thời đó chưa hay còn gì khác nữa không?

– Tôi thấy mình sắp chết. Tôi đã già rồi… tôi nằm trên cái tấm phản cứng giống như cái giường… tôi thấy nhiều người chung quanh tôi… vội vàng… vội vàng. Tôi nhìn lên, nhưng cái đầu tôi nặng quá… tôi nhìn thấy vợ tôi… rồi tôi chết.

Ông lại yên lặng. Tôi hỏi thêm:

– Ông nhận ra điều gì tiếp theo đó?

– Tôi nhìn thấy mình trẻ lại. Tôi nhìn xuống căn phòng. Tôi thấy hài lòng… tôi thấy hạnh phúc, vui vẻ.

Tôi nhìn thấy chính mình Có tiếng gọi… hay ai đó đang gọi tôi…có ánh sáng màu vàng… màu vàng, rất mãnh liệt. Tôi không thể nhìn vào trong đó… nhưng có tiếng gọi trong ánh sáng đó gọi tôi…vì vậy tôi bước vào…

Trong ánh sáng tôi cảm thấy rất tuyệt vời, rất ấm áp, năng lượng bao phủ quanh mình.

Có vẻ rất thoải mái, giống như khí hậu thật tuyệt. Tôi vẫn còn mặc bộ áo choàng

Nguyên lão… nhưng tôi trẻ lại.

Ông lại yên lặng. Tôi hỏi tiếp:

– Trong trạng thái này ông còn có gì khác nữa kể cho chúng tôi nghe không?

– Điều gì xảy ra sau đó hả… tôi không biết… tôi không biết nữa… đây là điều cuối cùng mà tôi có thể nhớ lại.

Ông chậm rãi trả lời.

Tôi đưa Henry ra khỏi trạng thái xuất thần.

– Ông cảm thấy ra sao?

– Rất tốt. Chúng ta sẽ bắt đầu?

Ký ức tỉnh thức cuối cùng mà Henry nhớ là tôi bắt đầu thôi miên ông khoảng bốn mươi lăm phút trước đó.

Một tuần sau, tôi gặp bạn thân của Henry, ông ta kể với tôi là Henry cảm thấy rất tuyệt sau chuyến du hành đó. Chuyến trở về đã đem lại cho ông an lạc hơn, hạnh phúc hơn mà ông từng có trước đây, ít nhất là trong kiếp này. Tôi cười.

Nhiều nỗi sợ biến mất khi bạn được nhắc nhở một cách trực tiếp, một cách sâu thẳm về tính thánh thiện, tính bất diệt của bạn. Henry không nghi ngờ gì về kiếp sống tại Rome cách đây hàng bao thế kỷ. Tuy nhiên, thậm chí còn nhiều hơn những ký ức trong kiếp quá khứ, khi một người nhớ lại nguồn ánh sáng tuyệt vời mà họ đối mặt sau khi rời bỏ thân xác này, không chỉ những nỗi sợ biến mất, mà niềm an lạc sẽ lấp đầy trong họ. Nguồn ánh sáng đáng yêu đó nuôi dưỡng linh hồn chúng ta. Henry đã cảm nhận được nguồn ánh sáng đó. Ông nhìn thấy ánh sáng màu vàng. Người khác có thể thấy màu khác.

Chết là điều mà hầu hết chúng ta đều phải tin. Chết là sự lột xác khi linh hồn ta tiến đến một cõi khác. Vậy thì không hề có sự chết, chỉ có sống và yêu thương. Nguồn ánh sáng một lần nữa là biểu tượng trong vũ trụ, vô tận, đầy yêu thương.

Hai nhà nghiên cứu về cận cái chết, tiến sĩ Raymond Moody và Elisabeth Kbler-Ross, thường miêu tả một phần “ôn lại cuộc đời”. Một hoặc nhiều sinh linh khôn ngoan, đáng yêu trợ giúp cho bạn ông về những sự kiện của cuộc đời. Điều thú vị đặc biệt là dành cho những người thân của bạn, cách mà bạn thỏa thuận với người khác.

Trong các nghiên cứu của tôi với bệnh nhân khi họ nhớ lại cái chết ở kiếp trước, tôi khám phá ra cuộc trải nghiệm về cái chết đều rất giống nhau. Cuộc đời được hồi tưởng lại luôn theo cách yêu thương, không có phán xét hay chỉ trích. Nhưng bạn sẽ cảm nhận được những xúc cảm sâu sắc, của bạn và của người khác, vì vậy, bạn học hỏi được ngay mức độ sâu sắc đó.

Ví dụ như nếu bạn hào phóng giúp đỡ người khác trong lúc cấp bách, bạn cảm nhận được lòng biết ơn và yêu thương của người đó dành cho bạn. Còn nếu như bạn làm tổn thương họ, về mặt tinh thần hay thể xác, bạn sẽ nhận được sự căm thù của họ.

Thật là cơ hội học hỏi tuyệt vời.

Khi bạn không phải đầu thai trở lại, khi bạn đã học hết các bài học và đã rũ sạch nợ trần ai, bạn sẽ có cơ hội lựa chọn. Bạn có thể tự nguyện quay trở lại để giúp loài người, hoặc bạn có thể ở lại cõi khác, giúp đỡ họ từ cõi đó. Trong cả hai trường hợp, bạn vẫn tiếp tục đi đến thiên đường.

Những cõi khác Loài người luôn nghĩ mình là những sinh vật duy nhất. Nhưng không phải như vậy. Còn có rất nhiều thế giới khác, nhiều cõi khác … Rất nhiều linh hồn ……rất nhiều linh hồn trong cõi này. Tôi không phải là linh hồn duy nhất. Tôi đã đến một cõi khác, vào những thời điểm khác nhau. Mỗi nơi có một mức độ nhận thức cao hơn. Chúng ta sẽ đi đến cõi nào là tùy vào chúng ta đã tiến bộ hơn như thế nào…

Có rất nhiều người trên thế gian này hơn bao giờ hết. Nhưng linh hồn còn nhiều hơn con người. Đây không phải là thế giới duy nhất. Linh hồn ở khắp mọi nơi, rất nhiều cõi khác. Họ bị thế gian này hấp dẫn nên trụ lại đây ngày càng đông hơn, bởi vì trái đất là một ngôi trường rất phổ biến, có quá nhiều điều để học hỏi.

Nói về những cõi khác là tôi muốn nói đến trạng thái đầy năng lượng hoặc mức độ bằng phẳng khác như là tâm thức, chứ không nhất thiết phải là hành tinh hay dãy ngân hà khác.

Thiên đường cũng được xem là một cõi khác, vì sự chuyển hóa năng lượng vượt ngoài ba cõi tâm thức đều có mối liên quan.

Tôi tin rằng năng lượng tình yêu chứa đựng đặc tính tự nhiên, không chịu ảnh hưởng bởi quy luật vật lý, và tồn tại trong tất cả các cõi khác nhau. Tình yêu nối kết tất cả các cõi này lại với nhau và nhiều hành tinh khác vượt ngoài quy luật tự nhiên.

Có nhiều mức độ phụ tồn tại giữa một cõi. Nói một cách khác là có nhiều mức độ trên thiên đường. Chúng ta tiến bước khôn ngoan theo những mức độ này khi chúng ta ngày càng thấu triệt hơn.

Nói chung, chúng ta đều là người thuộc thế giới khác. Không ai trong chúng ta sống từ đầu tại hành tinh này. Trái đất giống như ngôi trường cấp ba, không ở mức độ thấp quá, cũng không cao quá. Nhưng đây là ngôi trường phổ biến. Khi chúng ta tốt nghiệp, chúng ta sẽ đi đến bất cứ nơi nào.

Nhưng trong mọi vũ trụ, tất cả các linh hồn đều giống nhau.

Robert là người phục vụ bàn còn trẻ. Cuộc đời anh đầy gian nan khốn khó, đủ mọi thăng trầm, còn niềm vui trong đời thì quá ít ỏi. Anh ta đang gặp khó khăn về tài chính, và đang dự định trốn khỏi các mối quan hệ, bởi tuổi thơ của anh đã từng bị tổn thương quá nhiều. Rất lạnh lùng, khuôn mặt anh hiếm khi tiết lộ những cảm xúc của mình.

Trong trạng thái xuất thần rất sâu, anh bước vào một khu vườn hoặc là cảnh tượng rừng rậm vùng nhiệt đới. Ngay lập tức anh, anh khóc òa lên vì hạnh phúc. Hầu như anh không thể thốt nên lời. Xúc cảm đó thật lạ lùng đối với anh.

Tôi hỏi anh:

– Anh cảm thấy thế nào?

– Đó là rừng nhiệt đới… đó là nhà.

Anh trả lời rất chậm. Giọng nói tràn đầy xúc động.

– Có vẻ như anh đang cảm nhận điều gì đó rất sâu sắc. Đó là gì vậy?

– Sự vui mừng.

Những giọt nước mắt vẫn rơi đầm đìa trên má, anh không thể nói được, vì vậy tôi đánh thức anh dậy vài phút sau đó. Tôi hy vọng anh có thể miêu tả nhiều hơn khi tỉnh thức, lúc đó mức độ xúc cảm sẽ không quá sâu sắc tràn đầy. Một lát sau, anh lấy lại bình tĩnh.

– Anh đã trải nghiệm điều gì vậy?

– Hầu như tôi nhìn thấy cảnh tượng trên thiên đường… tươi tốt, sáng ngời… không có người nào khác…

– Sao anh lại nghĩ điều này quá cảm động như vậy?

Tôi hỏi nhưng anh không trả lời được. Anh vẫn còn cảm giác xúc động quá mức.

Cuối cùng rồi anh cũng kể, nhưng rất ngắn gọn.

– Tôi cảm thấy chắc chắn có lúc nào đó mình sẽ quay lại nơi đó. Tôi có cảm giác như mình đã từng ở đó, và đó là nơi tôi sẽ… vì vậy tôi không muốn vội vã, tôi muốn cảm nhận từng bước.

Một tuần sau đó, anh giải thích cảm giác thân quen, cảm nhận về sự an lành lạ thường mà anh trải nghiệm trong chuyến du hành. Anh vẫn khó tìm được lời nào để diễn tả cuộc viếng thăm khu rừng xum xuê như cõi thiên đường đó. Lần này, sự khó khăn của anh không phải chỉ vì vật chướng ngại tràn lấp trong xúc cảm sâu sắc, mà bởi vì những từ ngữ đơn giản không thể đánh giá hết được vẻ đẹp, niềm hân hoan, vẻ uy nghiêm của cuộc trải nghiệm. Điều đó không thể tả được.

Tôi tin là Robert có một cuộc trải nghiệm về tâm linh hơn là cuộc du hành trở về quá khứ.

Tất cả mọi cảm xúc về niềm hân hoan mãnh liệt của anh, kết hợp những đặc điểm của cảnh tượng với những chi tiết khá hiếm hoi, và cuộc du hành cùng với một kiếp sống đã chỉ ra điều này cho tôi thấy.

Ở một mức độ thấp, anh đã trải nghiệm lại niềm vui được trở về nhà. Thế gian không thật sự là nhà của chúng ta. Chúng ta là những sinh vật thuộc tâm linh, ngôi nhà thật sự của chúng ta là một nơi thuộc tâm linh, một nơi vô tận mà nhiều người gọi là thiên đường.

Cho đến bây giờ, tôi mới cảm thấy bình yên. Đây là lúc an nhàn. Nhóm người này chắc hẳn được an nhàn. Linh hồn này… linh hồn này tìm niềm an lạc nơi đây. Chúng ta rời bỏ mọi nỗi đau thể xác lại phía sau. Linh hồn chúng ta tìm thấy được niềm an lành thanh thản. Đó là cảm giác tuyệt vời… tuyệt vời, như mặt trời luôn soi sáng khắp nơi. Ánh sáng này thật tuyệt diệu làm sao! Tất cả đều đến từ ánh sáng! Năng lượng đến từ ánh sáng. Linh hồn ta liền bước đến đó. Ánh sáng hầu như giống lực nam châm hút ta vào. Thật tuyệt vời. Ánh sáng như nguồn sức mạnh, biết cách chữa lành.

Một trong những khám phá có tính vững chắc trong nghiên cứu về cận kề cái chết là khái niệm ánh sáng tươi đẹp thanh thản của những người đã trải nghiệm. Ánh sáng này không phải là sự kiện bị nhiễm thuốc an thần xuất hiện trong bộ não bị thương tật, mà đúng ra là cái nhìn lướt qua thế giới bên kia. Thông thường, một người thân yêu đã chết trước đó hoặc một linh hồn có mặt trong ánh sáng đó, đưa ra những lời khuyên, kiến thức, tình yêu thương sâu sắc. Người đó thường nhận thức nhiều chi tiết, nhiều sự kiện, mà trước đây họ chưa hề biết gì. Người ta được những người thân đã chết báo cho họ biết nơi chôn giấu của cải bí mật. Sau này, khi họ khỏi bệnh, họ khám phá ra nhiều vật phẩm, xác nhận rõ ràng thông tin mà họ đã nhận lúc bị hôn mê. Ánh sáng là nguyên nhân của bộ não bị thương, như nhiều nhà phê bình về chuyện cận chết vẫn thường tuyên bố, không thể cung cấp giá trị đặc biệt như vậy. Mặc dù các chi tiết về việc cận chết có thể thay đổi do sự khác biệt về văn hóa, nhưng khái niệm về nguồn ánh sáng tuyệt vời này dường như là hiện tượng phổ biến.

Tại Mỹ, người trải qua chuyện cận chết thường miêu tả việc băng qua con đường hầm để đạt đến ánh sáng. Tại Nhật, vượt qua dòng sông hay mặt nước để đạt đến ánh sáng là sự miêu tả phổ biến hơn. Tuy nhiên, dù di chuyển bằng cách nào đi nữa thì ánh sáng vẫn là sự phát hiện bất biến. Do đó, cảm giác đồng hành cùng với điều đó là nơi ánh sáng hiện diện luôn có niềm thanh thản an lạc.

Sau hai ngày hướng dẫn hội thảo, trong đó có nhiều nhà chuyên môn chăm sóc sức khỏe tham dự, tôi nhận được một lá thư của một nhà chuyên môn đã tham dự. Cô cám ơn tôi đã giúp cô và nhiều người khác trải nghiệm được nguồn ánh sáng tuyệt đẹp.

Tôi tin rằng ánh sáng đó đều giống nhau, mà những người trải qua sự cận kề cái chết và sau khi chết đã nhìn thấy và cảm nhận. Dĩ nhiên, con người có thể chạm vào nguồn ánh sáng trong khi thiền định hoặc trong trạng thái xuất thần, trong giấc mơ hoặc trong nhiều cách khác nhau.

Năm nay cô ba mươi sáu tuổi, còn sự trải nghiệm nguồn ánh sáng đầu tiên vẫn khắc sâu vào ký ức xảy ra lúc cô mười bốn tuổi. Cô muốn chia sẻ điều này với tôi, còn tôi thì rất muốn chia sẻ lại với bạn về những gì cô trình bày, vì sự miêu tả này rất chính xác, không hoa mỹ, rất dễ hiểu.

Cô được giáo dục bởi hệ thống của trường Công giáo tại Châu Mỹ Latin. Ngôn ngữ chính của cô là tiếng Tây Ban Nha, nhưng lá thư của cô viết bằng tiếng Anh.

“Tôi chưa bao giờ biết về chuyện chết hoặc cận chết, kiếp này qua kiếp khác, lại càng không biết gì về tiền kiếp. Tôi cũng chưa hề hình dung được chuyện gì đã xảy ra vào năm học lớp chín.”

Tâm thức cô quay trở về quá khứ tại một lớp học mà cả trường tham gia, một vị tu sĩ dạy cho họ vài phương pháp thiền định và quán tưởng. Đầu tiên, ông lập một nhóm, cho họ nằm trên sàn, hướng dẫn họ thở chậm lại. Rồi ông để họ tự tưởng tượng họ được vô số bông hoa đẹp phủ kín người. Ngay lúc đó, sự trải nghiệm của một cô gái bắt đầu khác lạ, không còn lệ thuộc vào sự chỉ dẫn của vị tu sĩ khả kính kia nữa.

“Muôn chim ca hát, còn chúng tôi đang tận hưởng niềm vui quanh mình. Chúng tôi không còn để ý đến lời hướng dẫn ngọt ngào của vị thầy đưa chúng tôi xuyên qua cánh đồng. Tôi thấy mình nhíu mày, tôi không còn nghe theo lời diễn tả của ông nữa. Tôi đã cố gắng ba lần, thay vào đó tôi tiếp tục đi đến một cái giếng. Tôi cảm thấy lời nói của vị tu sĩ đó xa dần, xa dần, trong lúc lời nói vẫn dẫn dắt vào cánh đồng, mà không phải là cái giếng…

Thân thể tôi mềm nhũn, và tôi đầu hàng. Lúc đó, tôi nhìn thấy mình cúi xuống để nhìn cái gì đó trong giếng, nhưng tôi cảm thấy mình ở trong đó. Rồi cái giếng trở thành con đường hầm. Tay phải tôi cầm đèn, tôi đi qua đường hầm. Mọi thứ đều tối mù ngoại trừ ánh sáng yếu ớt của ngọn đèn trên tay tôi. Một lát sau, tôi nhận ra đường hầm xoay nhẹ qua bên trái, và rồi những tia sáng nhỏ xíu bắt đầu xuất hiện, tôi thấy gần hơn. Những tia sáng lớn dần, lớn hơn ở mỗi bước chân của tôi. Tôi rất muốn xem cái gì ở đó.

Tôi bước đến góc đường và tôi nhìn thấy: Ôi! Trời ơi, tôi mất hết tinh thần! Nguồn ánh sáng lớn nhất, đẹp nhất, quý giá nhất mà tôi chưa bao giờ nhìn thấy! Ánh sáng tròn vo, khổng lồ, giống như ánh mặt trời, nhưng lại trắng tinh, dường như là một khối rắn, nhưng cùng lúc lại mờ ảo! Làm sao mà như vậy được? (Tôi viết vài dòng trong hiện tại, bởi vì linh hồn tôi biết ánh sáng quý giá đó hiện hữu, luôn luôn hiện hữu cho tất cả chúng ta.)

Tôi cảm thấy sợ một lúc, nhưng ánh sáng đó hấp dẫn tôi quá mức. Cầm cây đèn trong tay, tôi cố bước qua khối khổng lồ đó, trước mặt tôi, chùm ánh sáng tuyệt đẹp làm say đắm lòng người đang nhảy múa. Tôi phải vào bên trong để biết được cái gì trong đó! Tôi muốn là một phần trong đó! Tôi có thể nhận ra lực hút đầy nam tính trong môi trường ánh sáng đó…

Tôi gần bước vào trong, bỗng nhiên tôi nghe một giọng nói rõ ràng đầy sức mạnh trong tâm trí: “này cô bé, cô không thể bước qua ánh sáng đó được đâu!” Tôi nhớ như in sức mạnh của giọng nói, tôi cảm thấy một lực đẩy mạnh trên ngực. Đó là giọng nam trẻ tuổi, nhưng chẳng có bóng người nào ở đó cả….

Có một hàng rào vô hình giữ chặt tôi ngoài vòng ánh sáng. Ngay sau giọng nói, tôi cảm thấy bị đẩy lại phía sau, bay vòng vòng qua đường hầm … rồi bỗng nhiên con đường hầm trở thành cái giếng, và tôi rơi ngược lên cao! Khi thoát khỏi cái giếng, tôi nhìn thấy bầu trời và cánh đồng, trong khoảnh khắc đó, tôi cảm thấy một cú đập mạnh trong thân thể tôi, một cú đánh bất ngờ, như thể linh hồn tôi đột ngột trở về. Linh hồn tôi quay về vì không được phép vượt qua nguồn ánh sáng đó….

Thật ngạc nhiên, khi tôi mở mắt ra thì vị tu sĩ vẫn còn đang miêu tả cánh đồng hoa, học trò vẫn nhắm mắt yên lặng. Không ai nhận ra tôi đã đi và về…”.

Cô quá lo lắng, xúc động về cuộc trải nghiệm đến nỗi không thể kể lại cho ai nghe. Nhiều năm trôi qua, cô giữ trong lòng toàn bộ chuyến đi đến nguồn ánh sáng như một bí mật riêng.

Mười hai năm sau, cô đọc trong một mục báo nói về sự trải nghiệm cận cái chết của một cô bé bốn tuổi. Cô diễn tả lúc đọc bài viết và trở nên “tràn ngập niềm vui”. Cô nhận ra đứa bé đó có thể vượt qua ánh sáng bởi vì con bé đã chết trong một khoảnh khắc.

“Tôi đã khóc thật nhiều. Tôi không còn cô đơn nữa.

Ánh sáng đó không phải là sự tưởng tượng…

Tôi không còn tìm lại được cảm giác thiêng liêng, an lành, yêu thương trong nguồn ánh sáng của riêng mình. Không có điều gì có thể so sánh được với điều thiêng liêng đó trong cõi trần tục này. Tôi nhớ ánh sáng đó.”

Bây giờ người đàn bà này đang làm việc tại bệnh viện, chăm sóc những người sắp chết, giúp họ tạo ra bước chuyển tiếp vào cõi tâm linh, an ủi họ, giúp họ tìm thấy niềm thanh thản, bảo đảm với họ vì cô đã từng có những trải nghiệm tâm linh. Thật thú vị, cô cũng chú ý đến nhiều sự việc kỳ lạ giống như em trai út của tôi, Peter và vợ Barba. Em trai và em dâu tôi là bác sĩ chuyên khoa ung thư. Cả hai người đều có nhiều kinh nghiệm với những bệnh nhân sắp chết.

Bức thư của cô vẫn còn tiếp:

“Tôi có cơ hội ở cùng với những người bệnh sắp chết. Họ “nhìn thấy” những người thân yêu hay cha mẹ đón mừng họ trong cõi khác hoặc an ủi họ. Những bệnh nhân này diễn tả cho tôi nghe về sức nhìn và trải nghiệm trước khi họ rời bỏ. Họ hạnh phúc khi “nhìn thấy” cha mẹ hoặc một nụ cười tươi tắn dành cho họ … Tôi biết họ sẽ tận hưởng được nguồn ánh sáng đó.

Tôi cần, con người đều cần được biết nhiều hơn về cách xoay sở và giúp nhiều người trong quá trình đi đến cái chết bởi vì có ánh sáng; từ ánh sáng chúng ta đến, và theo ánh sáng chúng ta đi. Bằng tình yêu và hạnh phúc, điều mà tôi đã cảm nhận được từ nguồn ánh sáng của tôi, và quan sát trong các bệnh nhân, tôi biết tình yêu không hề chấm dứt theo cái chết…”

Cô đã đúng. Nguồn ánh sáng và tình yêu không bao giờ thật sự kết thúc. Đó là những điều được bện chặt sâu sắc và bất diệt.

Dựa vào kiến thức mà tôi đã lượm lặt từ các vị Thầy, cuộc trải nghiệm cái chết đều giống nhau. Chúng ta vẫn đi đến ánh sáng và nhận được sự an ủi giống nhau, tình yêu đồng nhất, niềm an lạc. Chỉ khác là chuyện gì sẽ xảy ra sau đó. Trong cuộc trải nghiệm cận chết thì người đó quay trở lại với thể xác của mình, còn nếu chết đi thì linh hồn sẽ tiếp tục đi tới, học hỏi trên khía cạnh khác, trên thiên đường, cho đến khi đầu thai trở lại, nếu điều đó là cần thiết hoặc do sự chọn lựa.

Sau này, có nhiều bản báo cáo về những người đã trải nghiệm qua giai đoạn cận chết mang tính tiêu cực. Khi nghiên cứu về điểm này, tôi phát hiện ra cái gọi là cận chết tiêu cực vì không thật sự cận chết. Đúng ra, một người bị thương đã trải qua mức độ nhận thức không ổn định trong lúc bị chấn thương. Họ lờ mờ nhận thức những sự kiện có thật xảy ra tại một mức độ tỉnh thức không hoàn chỉnh.

Tôi đã từng đưa một cảnh sát trở về quá khứ. Anh ta bị thương trong một tai nạn xe hơi khi làm nhiệm vụ. Anh miêu tả sự cận chết kinh hoàng, trong đó thân thể anh bị những sinh vật ghê rợn xô đẩy, lật qua lật lại, đâm tới đâm lui. Thực tế, chuyến trở về quá khứ chứng minh rằng anh bị nửa tỉnh nửa mê trên đường đi cấp cứu. Trên đường đến bệnh viện, anh được nhân viên y tế sơ cứu, truyền nước, chích thuốc, đo huyết áp, cho thở ô-xy. Thật ra, những sinh vật ghê rợn đó là những nhân viên y tế đang cứu anh.

Rất hiếm khi khám phá được những người nổi tiếng hoặc người có chức cao quyền trọng trong những chuyến du hành về quá khứ. Nhưng Henry là một ngoại lệ. Hiện nay, ông là giáo sư của khoa công trình tại một trường đại học lớn ở Trung Tâm Bắc Mỹ. Mọi thứ trong đầu ông, trong hành vi của ông đều có lô-gíc, đều dựa trên lý trí. Ông đến buổi hội thảo của tôi, theo một cách nào đó, rất miễn cưỡng, ông muốn đi cùng với vợ hơn là tham dự. Nhưng khi định mệnh đã lên tiếng, ông tìm thấy chính mình trước hai trăm con người, một người tiên phong theo tình thế để đi về quá khứ riêng lẻ.

Trong vài buổi thực hành theo nhóm, ông có nhiều ký ức tuổi thơ rất sống động, rất rõ ràng, tràn đầy xúc cảm. Ông rất sẵn lòng khám phá thêm.

Henry đạt đến độ sâu trong trạng thái bị thôi miên, mà hầu hết nhiều người không thể đạt được. Tôi luôn nhớ là không nên đánh giá một cuốn sách qua cái bìa. Thậm chí nhiều kỹ sư cũng có thể tự họ đi sâu hơn.

Ông đi quá sâu đến nỗi sau đó ông trải qua chứng quên cả toàn bộ chuyến du hành. Với sự thúc đẩy, ký ức ông trở về tới một mức độ nào đó. Thật may là toàn bộ quá trình đều được ghi âm để sau này ông có thể trải nghiệm lại mọi thứ.

Tuổi thơ của ông rất rõ ràng từng chi tiết, sống động và sâu sắc.

Đầu tiên, tôi đưa ông về lúc ông ba tuổi, ông bị mẹ mắng vì chạy theo trái banh lao vô gốc cây. Ông suýt bị xe tông. Ông có thể cảm nhận được chính xác sự giận dữ và nhẹ nhõm của mẹ ông, và phản ứng của ông với cảm xúc đầy mâu thuẫn của mẹ mình.

Rồi chúng tôi đi về một kiếp quá khứ. Ký ức ông tràn về khi ông đang ngồi tập trung sâu trong trạng thái xuất thần, bỏ quên hàng trăm thính giả đang bị quyến rũ bởi những gợi nhớ của ông. Ông là một tướng lãnh tại thành Rome.

Sau khi đưa ông vào trạng thái mà trong đó những ký ức của một kiếp quá khứ có thể dễ dàng nổi bật lên, tôi hỏi:

– Ông có nhận ra điều gì không? Ông trả lời ngay:

– Có. Tôi đang trong trận chiến. Tôi giống như một vị sĩ quan chỉ huy của La mã. Tôi đang mang… mang quân hàm tướng… tôi đang đánh trận cùng với những binh sĩ của mình. Tôi có xe ngựa và người đánh xe… chúng tôi đang trong trận đánh sống còn…

tôi đâm bằng giáo mác, giết người. Rồi chúng tôi… chúng tôi… Tôi đang chỉ huy trận đánh. Chúng tôi dồn những tên lính khác… có vẻ là lính Đức, giống như lính của đất nước phía Bắc… chúng tôi dồn họ về phía bờ sông, và rồi có một bức tường thẳng đứng phía bên kia sông …

Henry không cần tôi thúc giục hay hỏi đi hỏi lại. Ông cứ nói, như một vị chỉ huy, nói về chiến lược của trận đánh.

– Có vẻ như chúng tôi gặp may. Ông quay lại miêu tả bản thân.

– Tôi mặc bộ áo giáp… cái nón bằng đồng có gắn lông vũ… có miếng chắn trước mặt nón… một miếng áo giáp trước ngực bằng sắt… có một miếng yếm giáp giống như cái váy… phủ từ bụng đến gần đầu gối…

Khi tôi đưa giáo lên đâm đối phương, tôi cũng có cảm giác ai đó sẽ đâm lại tôi… mà tôi không hề sợ hãi.

Ông kể thêm nhưng rất ngạc nhiên vì mình chẳng hề sợ hãi.

– Nó đâm tôi, đâm ngay bên phải.

Ông miêu tả chi tiết, chỉ ngay vào dưới bụng bên phải.

– Tôi có miếng sắt mới trong bộ áo giáp… tôi không sợ bị giáo bằng đá đâm… chỉ những mũi sắc nhọn. Bộ áo giáp của tôi rất cứng…

Sau đó tôi chạy đi… bằng xe ngựa… chúng tôi chạy rất nhanh vì chúng tôi không còn ở trong trận đánh nữa… chúng tôi cứ để trận đánh tiếp diễn. Chúng tôi quan sát từ trên một ngọn đồi… an toàn… Augustus[5] chỉ muốn tướng lãnh nhập vào trận chiến nhưng không ở lại trận chiến… đặc biệt khi chúng tôi thắng lớn.

Ông yên lặng. Rõ ràng trận chiến đã thắng. Tôi muốn đưa ông đi xa hơn trong kiếp đó. Tôi hướng ông đến cuối cuộc đời đó. Sự yên lặng kéo dài một lát nữa, rồi ông kể tiếp.

– Tôi rất giàu, mặc dù tôi xuất thân là một thằng bé nghèo hèn, nhưng tôi là một người đàn ông giàu có… tôi có đất đai… tôi có thể nhìn thấy rất nhiều cây cột. Tôi đang ở trong Viện Nguyên Lão[6]. Tôi mặc áo choàng có đường viền màu tía. Tôi là Nguyên Lão[7].

– Vậy là ông có quyền lực.

– Đúng vậy, nhưng không bằng Ceasar. Tôi chỉ chính thức… bây giờ tôi về hưu, không đánh trận nữa. Tôi chỉ sống ở trên mảnh đất của mình tại Sicily, chỉ làm nông và nuôi cừu. Tôi gặp Ceasar mỗi lần ông đến Syracuse.

– Ông sẵn sàng rời bỏ thời đó chưa hay còn gì khác nữa không?

– Tôi thấy mình sắp chết. Tôi đã già rồi… tôi nằm trên cái tấm phản cứng giống như cái giường… tôi thấy nhiều người chung quanh tôi… vội vàng… vội vàng. Tôi nhìn lên, nhưng cái đầu tôi nặng quá… tôi nhìn thấy vợ tôi… rồi tôi chết.

Ông lại yên lặng. Tôi hỏi thêm:

– Ông nhận ra điều gì tiếp theo đó?

– Tôi nhìn thấy mình trẻ lại. Tôi nhìn xuống căn phòng. Tôi thấy hài lòng… tôi thấy hạnh phúc, vui vẻ.

Tôi nhìn thấy chính mình Có tiếng gọi… hay ai đó đang gọi tôi…có ánh sáng màu vàng… màu vàng, rất mãnh liệt. Tôi không thể nhìn vào trong đó… nhưng có tiếng gọi trong ánh sáng đó gọi tôi…vì vậy tôi bước vào…

Trong ánh sáng tôi cảm thấy rất tuyệt vời, rất ấm áp, năng lượng bao phủ quanh mình.

Có vẻ rất thoải mái, giống như khí hậu thật tuyệt. Tôi vẫn còn mặc bộ áo choàng

Nguyên lão… nhưng tôi trẻ lại.

Ông lại yên lặng. Tôi hỏi tiếp:

– Trong trạng thái này ông còn có gì khác nữa kể cho chúng tôi nghe không?

– Điều gì xảy ra sau đó hả… tôi không biết… tôi không biết nữa… đây là điều cuối cùng mà tôi có thể nhớ lại.

Ông chậm rãi trả lời.

Tôi đưa Henry ra khỏi trạng thái xuất thần.

– Ông cảm thấy ra sao?

– Rất tốt. Chúng ta sẽ bắt đầu?

Ký ức tỉnh thức cuối cùng mà Henry nhớ là tôi bắt đầu thôi miên ông khoảng bốn mươi lăm phút trước đó.

Một tuần sau, tôi gặp bạn thân của Henry, ông ta kể với tôi là Henry cảm thấy rất tuyệt sau chuyến du hành đó. Chuyến trở về đã đem lại cho ông an lạc hơn, hạnh phúc hơn mà ông từng có trước đây, ít nhất là trong kiếp này. Tôi cười.

Nhiều nỗi sợ biến mất khi bạn được nhắc nhở một cách trực tiếp, một cách sâu thẳm về tính thánh thiện, tính bất diệt của bạn. Henry không nghi ngờ gì về kiếp sống tại Rome cách đây hàng bao thế kỷ. Tuy nhiên, thậm chí còn nhiều hơn những ký ức trong kiếp quá khứ, khi một người nhớ lại nguồn ánh sáng tuyệt vời mà họ đối mặt sau khi rời bỏ thân xác này, không chỉ những nỗi sợ biến mất, mà niềm an lạc sẽ lấp đầy trong họ. Nguồn ánh sáng đáng yêu đó nuôi dưỡng linh hồn chúng ta. Henry đã cảm nhận được nguồn ánh sáng đó. Ông nhìn thấy ánh sáng màu vàng. Người khác có thể thấy màu khác.

Chết là điều mà hầu hết chúng ta đều phải tin. Chết là sự lột xác khi linh hồn ta tiến đến một cõi khác. Vậy thì không hề có sự chết, chỉ có sống và yêu thương. Nguồn ánh sáng một lần nữa là biểu tượng trong vũ trụ, vô tận, đầy yêu thương.

Hai nhà nghiên cứu về cận cái chết, tiến sĩ Raymond Moody và Elisabeth Kbler-Ross, thường miêu tả một phần “ôn lại cuộc đời”. Một hoặc nhiều sinh linh khôn ngoan, đáng yêu trợ giúp cho bạn ông về những sự kiện của cuộc đời. Điều thú vị đặc biệt là dành cho những người thân của bạn, cách mà bạn thỏa thuận với người khác.

Trong các nghiên cứu của tôi với bệnh nhân khi họ nhớ lại cái chết ở kiếp trước, tôi khám phá ra cuộc trải nghiệm về cái chết đều rất giống nhau. Cuộc đời được hồi tưởng lại luôn theo cách yêu thương, không có phán xét hay chỉ trích. Nhưng bạn sẽ cảm nhận được những xúc cảm sâu sắc, của bạn và của người khác, vì vậy, bạn học hỏi được ngay mức độ sâu sắc đó.

Ví dụ như nếu bạn hào phóng giúp đỡ người khác trong lúc cấp bách, bạn cảm nhận được lòng biết ơn và yêu thương của người đó dành cho bạn. Còn nếu như bạn làm tổn thương họ, về mặt tinh thần hay thể xác, bạn sẽ nhận được sự căm thù của họ.

Thật là cơ hội học hỏi tuyệt vời.

Khi bạn không phải đầu thai trở lại, khi bạn đã học hết các bài học và đã rũ sạch nợ trần ai, bạn sẽ có cơ hội lựa chọn. Bạn có thể tự nguyện quay trở lại để giúp loài người, hoặc bạn có thể ở lại cõi khác, giúp đỡ họ từ cõi đó. Trong cả hai trường hợp, bạn vẫn tiếp tục đi đến thiên đường.

Những cõi khác Loài người luôn nghĩ mình là những sinh vật duy nhất. Nhưng không phải như vậy. Còn có rất nhiều thế giới khác, nhiều cõi khác … Rất nhiều linh hồn ……rất nhiều linh hồn trong cõi này. Tôi không phải là linh hồn duy nhất. Tôi đã đến một cõi khác, vào những thời điểm khác nhau. Mỗi nơi có một mức độ nhận thức cao hơn. Chúng ta sẽ đi đến cõi nào là tùy vào chúng ta đã tiến bộ hơn như thế nào…

Có rất nhiều người trên thế gian này hơn bao giờ hết. Nhưng linh hồn còn nhiều hơn con người. Đây không phải là thế giới duy nhất. Linh hồn ở khắp mọi nơi, rất nhiều cõi khác. Họ bị thế gian này hấp dẫn nên trụ lại đây ngày càng đông hơn, bởi vì trái đất là một ngôi trường rất phổ biến, có quá nhiều điều để học hỏi.

Nói về những cõi khác là tôi muốn nói đến trạng thái đầy năng lượng hoặc mức độ bằng phẳng khác như là tâm thức, chứ không nhất thiết phải là hành tinh hay dãy ngân hà khác.

Thiên đường cũng được xem là một cõi khác, vì sự chuyển hóa năng lượng vượt ngoài ba cõi tâm thức đều có mối liên quan.

Tôi tin rằng năng lượng tình yêu chứa đựng đặc tính tự nhiên, không chịu ảnh hưởng bởi quy luật vật lý, và tồn tại trong tất cả các cõi khác nhau. Tình yêu nối kết tất cả các cõi này lại với nhau và nhiều hành tinh khác vượt ngoài quy luật tự nhiên.

Có nhiều mức độ phụ tồn tại giữa một cõi. Nói một cách khác là có nhiều mức độ trên thiên đường. Chúng ta tiến bước khôn ngoan theo những mức độ này khi chúng ta ngày càng thấu triệt hơn.

Nói chung, chúng ta đều là người thuộc thế giới khác. Không ai trong chúng ta sống từ đầu tại hành tinh này. Trái đất giống như ngôi trường cấp ba, không ở mức độ thấp quá, cũng không cao quá. Nhưng đây là ngôi trường phổ biến. Khi chúng ta tốt nghiệp, chúng ta sẽ đi đến bất cứ nơi nào.

Nhưng trong mọi vũ trụ, tất cả các linh hồn đều giống nhau.

Robert là người phục vụ bàn còn trẻ. Cuộc đời anh đầy gian nan khốn khó, đủ mọi thăng trầm, còn niềm vui trong đời thì quá ít ỏi. Anh ta đang gặp khó khăn về tài chính, và đang dự định trốn khỏi các mối quan hệ, bởi tuổi thơ của anh đã từng bị tổn thương quá nhiều. Rất lạnh lùng, khuôn mặt anh hiếm khi tiết lộ những cảm xúc của mình.

Trong trạng thái xuất thần rất sâu, anh bước vào một khu vườn hoặc là cảnh tượng rừng rậm vùng nhiệt đới. Ngay lập tức anh, anh khóc òa lên vì hạnh phúc. Hầu như anh không thể thốt nên lời. Xúc cảm đó thật lạ lùng đối với anh.

Tôi hỏi anh:

– Anh cảm thấy thế nào?

– Đó là rừng nhiệt đới… đó là nhà.

Anh trả lời rất chậm. Giọng nói tràn đầy xúc động.

– Có vẻ như anh đang cảm nhận điều gì đó rất sâu sắc. Đó là gì vậy?

– Sự vui mừng.

Những giọt nước mắt vẫn rơi đầm đìa trên má, anh không thể nói được, vì vậy tôi đánh thức anh dậy vài phút sau đó. Tôi hy vọng anh có thể miêu tả nhiều hơn khi tỉnh thức, lúc đó mức độ xúc cảm sẽ không quá sâu sắc tràn đầy. Một lát sau, anh lấy lại bình tĩnh.

– Anh đã trải nghiệm điều gì vậy?

– Hầu như tôi nhìn thấy cảnh tượng trên thiên đường… tươi tốt, sáng ngời… không có người nào khác…

– Sao anh lại nghĩ điều này quá cảm động như vậy?

Tôi hỏi nhưng anh không trả lời được. Anh vẫn còn cảm giác xúc động quá mức.

Cuối cùng rồi anh cũng kể, nhưng rất ngắn gọn.

– Tôi cảm thấy chắc chắn có lúc nào đó mình sẽ quay lại nơi đó. Tôi có cảm giác như mình đã từng ở đó, và đó là nơi tôi sẽ… vì vậy tôi không muốn vội vã, tôi muốn cảm nhận từng bước.

Một tuần sau đó, anh giải thích cảm giác thân quen, cảm nhận về sự an lành lạ thường mà anh trải nghiệm trong chuyến du hành. Anh vẫn khó tìm được lời nào để diễn tả cuộc viếng thăm khu rừng xum xuê như cõi thiên đường đó. Lần này, sự khó khăn của anh không phải chỉ vì vật chướng ngại tràn lấp trong xúc cảm sâu sắc, mà bởi vì những từ ngữ đơn giản không thể đánh giá hết được vẻ đẹp, niềm hân hoan, vẻ uy nghiêm của cuộc trải nghiệm. Điều đó không thể tả được.

Tôi tin là Robert có một cuộc trải nghiệm về tâm linh hơn là cuộc du hành trở về quá khứ.

Tất cả mọi cảm xúc về niềm hân hoan mãnh liệt của anh, kết hợp những đặc điểm của cảnh tượng với những chi tiết khá hiếm hoi, và cuộc du hành cùng với một kiếp sống đã chỉ ra điều này cho tôi thấy.

Ở một mức độ thấp, anh đã trải nghiệm lại niềm vui được trở về nhà. Thế gian không thật sự là nhà của chúng ta. Chúng ta là những sinh vật thuộc tâm linh, ngôi nhà thật sự của chúng ta là một nơi thuộc tâm linh, một nơi vô tận mà nhiều người gọi là thiên đường.

Bình luận
720
× sticky