Chúng ta không có quyền dừng lại phân nửa cuộc đời của con người trước khi họ trả hết nghiệp… Chúng ta không có quyền. Họ sẽ đau khổ với nghiệp báo nhiều hơn nếu chúng ta để họ sống. Khi họ chết và đến một cõi khác, ở đó họ sẽ đau khổ. Họ sẽ bị bỏ rơi trong trạng thái bất an. Họ không tìm thấy niềm an lạc. Họ sẽ quay trở lại và cuộc đời của họ sẽ vô cùng khốn khổ. Họ phải đền bù lại cho những người mà họ đã làm tổn thương…
Nghiệp báo của họ thưởng phạt họ, không phải chúng ta. Họ sẽ bị thưởng phạt theo nghiệp báo.
Bạo lực gây ra cho người khác quá nhiều thương tật. Vài hình thái bạo lực còn có thể hủy hoại tinh thần còn nhiều hơn thương tật cơ thể. Điều này rất vi tế. Tách rời “chúng ta” và “họ” là hành động bạo lực. Tập trung vào sự khác biệt giữa con người hơn là sự tương đồng của chúng ta, sớm muộn gì rồi cũng đưa đến bạo lực.
Chúng ta sợ “người khác”. Chúng ta lên kế hoạch thù hận, thất bại, lỗi lầm cho người khác. Chúng ta trách họ vì những rắc rối của mình hơn là tự nhìn lại mình. Chúng ta thử giải quyết rắc rối bằng cách trả đũa họ.
Vì vậy, những câu lạc bộ mà giới hạn thành viên là những nơi bạo lực. Vấn đề không phải là những thành viên đó sử dụng không hơn gì một câu lạc bộ đánh gôn trong một ngày hè nắng đẹp trên một đường bóng có giới hạn. Bạo lực đang tiến hành. Có “chúng ta” và “họ”, tất cả những người khác. Những người khác không như bạn. Bạn không tin họ. Họ nguy hiểm và đáng sợ.
Khi nào chúng ta vươn tay ra với sự ân cần từ ái đến người khác, những người có vẻ như khác biệt với chúng ta, khi đó chúng ta sẽ chiến thắng nỗi sợ và thay thế bằng tình yêu thương. Chúng ta khắc chế bạo lực. Chúng ta nắm lấy định mệnh của mình.
Tôi biết rằng mỗi lần thi sĩ Maya Angelou nghe lời phê bình đầy thành kiến chống lại bất cứ nhóm nào, cô ta liền nói chắc nịch “im ngay”. Bạn sẽ nghe giọng nói đầy uy quyền của cô xuyên khắp căn phòng đông người tại buổi tiệc tối, nếu cô ta tình cờ nghe được lời bình phẩm hay câu chuyện đùa mù quáng.
Đây là phương pháp tuyệt vời. Nếu tất cả chúng ta đều làm giống như vậy thì những chuyện tin tưởng mù quáng hay thành kiến sẽ bị loại bỏ. Nhưng cần phải can đảm lắm mới dám la lên “im ngay”.
Mặc dù có vẻ khác biệt, nhưng hãy nhớ rằng chúng ta đang bơi trong con suối ngược với dòng nước tình yêu nếu chúng ta chia rẽ người khác như là sự khác biệt. Tình yêu nói với ta rằng tất cả chúng ta đều nối kết với nhau, chúng ta bình đẳng, và chúng giống nhau.
Bạn không cần phải tin vào chuyện đầu thai. Nếu muốn, bạn có thể cho rằng toàn bộ chuyện này là một ẩn dụ. Sức tưởng tượng phong phú, nhiều chi tiết, là phép chữa bệnh, hoặc bất cứ điều gì bạn muốn tin.
Vào mùa xuân năm 1996, tôi tham gia chương trình Maury Povich. Trước khi chương trình trực tiếp thu hình, tôi đưa vài người du hành trở về trong khi máy quay phim thu những chuyến đi của họ. Một trong những người này là Jim, một nhạc công gần năm mươi tuổi. Anh cũng là cựu chiến binh đã từng tham chiến ở Việt Nam. Anh bị bắt quân dịch, và anh rất ghét cảnh giết chóc, nhưng lại không có sự lựa chọn, bất đắc dĩ anh trở thành người lính trong cuộc chiến đó.
Trước đây tôi chưa bao giờ gặp Jim, tôi không hề biết gì về lai lịch của anh. Tôi nói ngắn gọn, giải thích những việc chúng tôi cần thực hiện, và xin lỗi vì sự xâm phạm của máy quay phim. Anh nói với tôi rằng anh chưa bao giờ bị thôi miên, anh chưa có kinh nghiệm gì về những kiếp quá khứ, nhưng anh sẵn sàng thử nghiệm.
Trong vài phút, Jim đã đi sâu vào trạng thái xuất thần, và bắt đầu trải qua một cảnh tượng trong kiếp quá khứ rất mãnh liệt. Anh không hề bị nhóm quay phim hay máy quay làm xao lãng. Anh kể chậm rãi:
– Tôi là một kỵ binh. Chúng tôi đang ở đâu đó trong vùng Dakota… Chúng tôi… Có nhiều dân da đỏ và chúng tôi bị tàn sát… tôi đang cố thuyết phục những người bạn rằng chúng ta chết trong danh dự… nhưng… không phải vậy.
Mắt anh nhòa lệ. Nỗi đau đớn khổ sở hiện rõ trên khuôn mặt.
– Có cả Gary nữa.
Jim kể thêm, một nụ cười tươi tắn chợt hiện, xuyên qua nỗi đau buồn này. Gary là một trong những người bạn thân của anh trong kiếp hiện tại. Tôi nhẹ nhàng hỏi anh:
– Anh nhận ra Gary hả?
Jim trả lời, một thoáng khuây khỏa:
– Dạ. Bạn của tôi, Gary.
– Gary cũng trong nhóm của anh à?
– Dạ.
Nụ cười lại nở trên môi Jim, nhưng những giọt nước mắt vẫn còn tuôn trào. Tôi cố làm dịu đi nỗi buồn của Jim.
– Được rồi, không sao đâu. Chúng ta đi vòng quanh những người ở đó xem… anh còn sống không?
– Không!
– Chuyện gì xảy ra với anh vậy?
Anh trả lời rõ ràng:
– Chúng cắt tóc tôi.
– Anh còn nhìn thấy gì nữa không? Giọng Jim dường như còn buồn hơn.
– Giết người man rợ quá… Ôi… những chuyện chúng ta đã làm. Tôi đưa anh ra khỏi cảnh bị giết ở kiếp đó.
– Bây giờ anh hãy xem xét lại từ một viễn cảnh cao hơn. Anh đã học hỏi được điều gì trong chuyến du hành này?
Anh yên lặng một lát. Tôi quan sát đôi mắt anh liếc qua liếc lại dưới hàng mi khép nhẹ, như thể anh đang quét hết mọi hình ảnh vào trong bộ nhớ. Rồi Jim kể với tôi rằng anh đang nhìn toàn cảnh của kiếp quá khứ, trong đó sự tàn bạo của chiến tranh và bạo lực không bị kiềm chế đã phơi bày ra trước mắt anh. Anh đã tham gia trong tất cả các tình tiết đó, đôi lúc là nạn nhân, đôi lúc là kẻ tàn sát, có khi là người còn sống sót trong thân tộc.
Anh ngồi chết lặng. Tôi nhắc lại câu hỏi.
– Hãy xem xét lại từ một viễn cảnh cao hơn. Anh đã học hỏi được điều gì? Bài học đó là gì?
Đôi mắt nhòa lệ, Jim trả lời với một giọng nói rất nhẹ nhàng, còn tôi cảm thấy rùng mình khi đang lắng nghe từng lời anh nói.
– Kiếp sống đó thật thánh thiện, và chẳng bao giờ có lý do gì để giết nhau cả.
Khi Jim lặp lại lời ngỏ từ kiếp xưa giống như Catherine đã làm cách đây mười lăm năm, tâm trí tôi quay lướt trở lại hình ảnh anh tân binh mười chín tuổi phản đối cuộc chiến tranh Việt Nam, và cảm thấy khó chịu khi tham gia cuộc chiến này.
Anh không phải là nhân vật đối lập hệ tư tưởng hay chính trị. Nhưng trong độ sâu thẳm của xúc cảm, hẳn là anh nhớ lại những trải nghiệm quá thảm thương trong cuộc chiến chống người da đỏ vào cuối thế kỷ mười chín.
Cuộc sống rất thánh thiện, và chẳng bao giờ có lý do gì để giết nhau cả.
Chúng ta không có quyền dừng lại phân nửa cuộc đời của con người trước khi họ trả hết nghiệp… Chúng ta không có quyền. Họ sẽ đau khổ với nghiệp báo nhiều hơn nếu chúng ta để họ sống. Khi họ chết và đến một cõi khác, ở đó họ sẽ đau khổ. Họ sẽ bị bỏ rơi trong trạng thái bất an. Họ không tìm thấy niềm an lạc. Họ sẽ quay trở lại và cuộc đời của họ sẽ vô cùng khốn khổ. Họ phải đền bù lại cho những người mà họ đã làm tổn thương…
Nghiệp báo của họ thưởng phạt họ, không phải chúng ta. Họ sẽ bị thưởng phạt theo nghiệp báo.
Bạo lực gây ra cho người khác quá nhiều thương tật. Vài hình thái bạo lực còn có thể hủy hoại tinh thần còn nhiều hơn thương tật cơ thể. Điều này rất vi tế. Tách rời “chúng ta” và “họ” là hành động bạo lực. Tập trung vào sự khác biệt giữa con người hơn là sự tương đồng của chúng ta, sớm muộn gì rồi cũng đưa đến bạo lực.
Chúng ta sợ “người khác”. Chúng ta lên kế hoạch thù hận, thất bại, lỗi lầm cho người khác. Chúng ta trách họ vì những rắc rối của mình hơn là tự nhìn lại mình. Chúng ta thử giải quyết rắc rối bằng cách trả đũa họ.
Vì vậy, những câu lạc bộ mà giới hạn thành viên là những nơi bạo lực. Vấn đề không phải là những thành viên đó sử dụng không hơn gì một câu lạc bộ đánh gôn trong một ngày hè nắng đẹp trên một đường bóng có giới hạn. Bạo lực đang tiến hành. Có “chúng ta” và “họ”, tất cả những người khác. Những người khác không như bạn. Bạn không tin họ. Họ nguy hiểm và đáng sợ.
Khi nào chúng ta vươn tay ra với sự ân cần từ ái đến người khác, những người có vẻ như khác biệt với chúng ta, khi đó chúng ta sẽ chiến thắng nỗi sợ và thay thế bằng tình yêu thương. Chúng ta khắc chế bạo lực. Chúng ta nắm lấy định mệnh của mình.
Tôi biết rằng mỗi lần thi sĩ Maya Angelou nghe lời phê bình đầy thành kiến chống lại bất cứ nhóm nào, cô ta liền nói chắc nịch “im ngay”. Bạn sẽ nghe giọng nói đầy uy quyền của cô xuyên khắp căn phòng đông người tại buổi tiệc tối, nếu cô ta tình cờ nghe được lời bình phẩm hay câu chuyện đùa mù quáng.
Đây là phương pháp tuyệt vời. Nếu tất cả chúng ta đều làm giống như vậy thì những chuyện tin tưởng mù quáng hay thành kiến sẽ bị loại bỏ. Nhưng cần phải can đảm lắm mới dám la lên “im ngay”.
Mặc dù có vẻ khác biệt, nhưng hãy nhớ rằng chúng ta đang bơi trong con suối ngược với dòng nước tình yêu nếu chúng ta chia rẽ người khác như là sự khác biệt. Tình yêu nói với ta rằng tất cả chúng ta đều nối kết với nhau, chúng ta bình đẳng, và chúng giống nhau.
Bạn không cần phải tin vào chuyện đầu thai. Nếu muốn, bạn có thể cho rằng toàn bộ chuyện này là một ẩn dụ. Sức tưởng tượng phong phú, nhiều chi tiết, là phép chữa bệnh, hoặc bất cứ điều gì bạn muốn tin.
Vào mùa xuân năm 1996, tôi tham gia chương trình Maury Povich. Trước khi chương trình trực tiếp thu hình, tôi đưa vài người du hành trở về trong khi máy quay phim thu những chuyến đi của họ. Một trong những người này là Jim, một nhạc công gần năm mươi tuổi. Anh cũng là cựu chiến binh đã từng tham chiến ở Việt Nam. Anh bị bắt quân dịch, và anh rất ghét cảnh giết chóc, nhưng lại không có sự lựa chọn, bất đắc dĩ anh trở thành người lính trong cuộc chiến đó.
Trước đây tôi chưa bao giờ gặp Jim, tôi không hề biết gì về lai lịch của anh. Tôi nói ngắn gọn, giải thích những việc chúng tôi cần thực hiện, và xin lỗi vì sự xâm phạm của máy quay phim. Anh nói với tôi rằng anh chưa bao giờ bị thôi miên, anh chưa có kinh nghiệm gì về những kiếp quá khứ, nhưng anh sẵn sàng thử nghiệm.
Trong vài phút, Jim đã đi sâu vào trạng thái xuất thần, và bắt đầu trải qua một cảnh tượng trong kiếp quá khứ rất mãnh liệt. Anh không hề bị nhóm quay phim hay máy quay làm xao lãng. Anh kể chậm rãi:
– Tôi là một kỵ binh. Chúng tôi đang ở đâu đó trong vùng Dakota… Chúng tôi… Có nhiều dân da đỏ và chúng tôi bị tàn sát… tôi đang cố thuyết phục những người bạn rằng chúng ta chết trong danh dự… nhưng… không phải vậy.
Mắt anh nhòa lệ. Nỗi đau đớn khổ sở hiện rõ trên khuôn mặt.
– Có cả Gary nữa.
Jim kể thêm, một nụ cười tươi tắn chợt hiện, xuyên qua nỗi đau buồn này. Gary là một trong những người bạn thân của anh trong kiếp hiện tại. Tôi nhẹ nhàng hỏi anh:
– Anh nhận ra Gary hả?
Jim trả lời, một thoáng khuây khỏa:
– Dạ. Bạn của tôi, Gary.
– Gary cũng trong nhóm của anh à?
– Dạ.
Nụ cười lại nở trên môi Jim, nhưng những giọt nước mắt vẫn còn tuôn trào. Tôi cố làm dịu đi nỗi buồn của Jim.
– Được rồi, không sao đâu. Chúng ta đi vòng quanh những người ở đó xem… anh còn sống không?
– Không!
– Chuyện gì xảy ra với anh vậy?
Anh trả lời rõ ràng:
– Chúng cắt tóc tôi.
– Anh còn nhìn thấy gì nữa không? Giọng Jim dường như còn buồn hơn.
– Giết người man rợ quá… Ôi… những chuyện chúng ta đã làm. Tôi đưa anh ra khỏi cảnh bị giết ở kiếp đó.
– Bây giờ anh hãy xem xét lại từ một viễn cảnh cao hơn. Anh đã học hỏi được điều gì trong chuyến du hành này?
Anh yên lặng một lát. Tôi quan sát đôi mắt anh liếc qua liếc lại dưới hàng mi khép nhẹ, như thể anh đang quét hết mọi hình ảnh vào trong bộ nhớ. Rồi Jim kể với tôi rằng anh đang nhìn toàn cảnh của kiếp quá khứ, trong đó sự tàn bạo của chiến tranh và bạo lực không bị kiềm chế đã phơi bày ra trước mắt anh. Anh đã tham gia trong tất cả các tình tiết đó, đôi lúc là nạn nhân, đôi lúc là kẻ tàn sát, có khi là người còn sống sót trong thân tộc.
Anh ngồi chết lặng. Tôi nhắc lại câu hỏi.
– Hãy xem xét lại từ một viễn cảnh cao hơn. Anh đã học hỏi được điều gì? Bài học đó là gì?
Đôi mắt nhòa lệ, Jim trả lời với một giọng nói rất nhẹ nhàng, còn tôi cảm thấy rùng mình khi đang lắng nghe từng lời anh nói.
– Kiếp sống đó thật thánh thiện, và chẳng bao giờ có lý do gì để giết nhau cả.
Khi Jim lặp lại lời ngỏ từ kiếp xưa giống như Catherine đã làm cách đây mười lăm năm, tâm trí tôi quay lướt trở lại hình ảnh anh tân binh mười chín tuổi phản đối cuộc chiến tranh Việt Nam, và cảm thấy khó chịu khi tham gia cuộc chiến này.
Anh không phải là nhân vật đối lập hệ tư tưởng hay chính trị. Nhưng trong độ sâu thẳm của xúc cảm, hẳn là anh nhớ lại những trải nghiệm quá thảm thương trong cuộc chiến chống người da đỏ vào cuối thế kỷ mười chín.
Cuộc sống rất thánh thiện, và chẳng bao giờ có lý do gì để giết nhau cả.