Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Mật Mã Do Thái

Chương 3: Ý Nghĩa Và Mục Đích Các Giai Đoạn Của Cuộc Sống

Tác giả: Perry Stone
Thể loại: Văn Hóa - Tôn Giáo

MẬT MÃ 3: Người Do Thái có những bí mật trong việc dạy dỗ con cái

Hãy dạy đứa trẻ đi con đường nó phải đi, để đến tuổi già, nó vẫn không lìa bỏ.

Hãy dạy đứa trẻ đi con đường nó phải đi, để đến tuổi già, nó vẫn không lìa bỏ.

– Cn 22,6

Đó là một đêm tháng Mười giá lạnh, khi nhóm của chúng tôi gồm năm người đàn ông của chương trình Gideon Shor dưới sự hướng dẫn của tôi, đã bước nhanh đến văn phòng tầng trên của Giáo trưởng Yehudah Getz. Hôm đó cũng là ngày lễ Hanukkah. Có chín cây đèn lớn được đốt lửa và gắn chặt trên đỉnh của tòa nhà chính, tạo nên một thứ ánh sáng thần bí vượt qua cả mưa gió, sự khắc nghiệt của thời tiết và cả những bức tường đá vôi của Western Wall.

Chúng tôi bước vào văn phòng của Giáo trưởng và được chào đón bằng một nụ cười ấm áp và cái bắt tay nồng ấm của một người đàn ông cao chừng 1,75m. Ông có bộ râu dài màu trắng muốt như chiếc kẹo bông đặt trước chiếc áo khoác màu đen chính thống của mình. Tấm lòng nhiệt tình, hiếu khách và nụ cười sảng khoái của ông khiến tôi nhớ đến một vị Thánh Nicholas của Do Thái.

Buổi gặp mặt của chúng tôi đã thành công tốt đẹp vì tất cả những câu hỏi mà chúng tôi đưa ra đều được trả lời qua người phiên dịch Do Thái. Đôi khi, giáo sĩ Do Thái thần bí sẽ quay lại và lấy ra một cuốn sách từ giá sách khổng lồ vô tận chứa các điều răn của người Do Thái, những trích dẫn của Kinh Thánh truyền miệng, Kinh Talmud hoặc các nguồn Kinh Thánh khác. Sau buổi gặp mặt thân mật, tôi đã được hỏi ý kiến về các bài giảng Torah truyền miệng. Tôi đã phát hiện ra rằng người Do Thái không chỉ có Kinh Torah mà còn có hàng loạt cuốn sách tâm linh và tôn giáo khác. Qua nhiều thế kỷ của các xã hội hiện đại, lúc đó người ta không biết rõ ràng về cách ban hành các điều luật trong Kinh Torah, vì vậy những nhà giảng luật Do Thái đã biên soạn một loạt các bài viết được gọi là Kinh Talmud. Có nhiều người gọi là Talmud Jerusalem, được tạo ra ở Israel khoảng năm 400 SCN và cũng có người gọi là Talmud Babylonian được hoàn thành vào năm 499 SCN. Cả hai cách gọi này đều được chấp nhận là bản thảo của luật Do Thái do Giáo trưởng Judah ha-Nasi (Giáo trưởng của Hội đồng tôn giáo) biên soạn vào thế kỷ thứ II và thứ III.

Khi các giáo trưởng bình luận về Kinh Mishna, họ cho rằng cần bổ sung các điều luật và giai thoại của họ, những tư tưởng thần học, vì vậy mà một tác phẩm đã được biên soạn tên là Gemara. Cả hai Kinh Mishna và Gemara đều được cấu thành từ bộ Kinh Talmud. Ngoài ra, thể văn Midrash (nghiên cứu ý nghĩa) chính là một chú giải bổ sung về Kinh Thánh. Những người Do Thái chính thống thường dành thời gian cuộc sống của họ cho việc nghiên cứu Kinh Torah và bài giảng truyền miệng. Họ nghiên cứu các cuốn kinh trên bằng cách đọc, đặt ra câu hỏi, nhận xét và đọc đi đọc lại nhiều lần. Có nhiều thắc mắc cho rằng liệu trí tuệ của người Do Thái có phải tập trung vào giáo dục không? Hầu hết người Do Thái đều chăm chỉ, siêng năng học hành và nghiên cứu. Trong khi giới trẻ ở phương Tây lại dành thời gian bảy tiếng một ngày để giải trí bằng tivi, thì những bạn trẻ Do Thái cùng tuổi với họ lại đang nghiên cứu những các văn bản cổ xưa.

Sau khi bị đuổi ra khỏi vườn Eden, bà Eve đã sinh được hai người con trai đặt tên là Cain và Abel. Vào một dịp, cả hai người con trai của Eve đều dâng của lễ hy sinh cho Chúa. Abel dâng con vật mới sinh cho Chúa còn Cain dâng hoa trái cho Người. Thiên Chúa thương Abel và nhận thịt Abel dâng cúng, nhưng chê Cain và không nhận hoa trái của Cain. Vì thế Cain tức giận, rủ em ruột của mình ra ngoài đồng rồi giết em. Từ đó Cain trở thành một vagabond có nghĩa là “một kẻ lang thang”. Tinh thần của kẻ lang thang này miêu tả nhiều thế hệ trẻ tuổi ở Mỹ và các quốc gia châu Âu. Các thế hệ Cain chính là một nhóm những kẻ lang thang, tìm kiếm sự chấp thuận, xác nhận và quan tâm, đi tìm kiếm tình yêu ở tất cả những nơi không có thật. Những nhóm Cain này đang được nuôi dưỡng và lớn lên bởi những người còn hơn cả cha mẹ mình trong đó có những băng cướp. Ở Mỹ, các thế hệ trẻ đang được nuôi dưỡng và chịu ảnh hưởng của mọi người chứ không phải cha mẹ của chúng.

Tivi đã trở thành người giữ trẻ trong nhiều gia đình.

Các trò chơi trên máy tính đã lấy mất đi những thời gian giá trị và làm xa rời các cuộc nói chuyện giữa các thành viên trong gia đình.

Điện thoại và các tin nhắn văn bản không cần thiết đang chiếm hữu phần lớn thời gian.

Phim điện ảnh, internet và các công nghệ khác đang tạo ra sự giải trí trong các khoảng thời gian của gia đình.

Trong các gia đình không phải Do Thái, cha mẹ thường làm hai công việc đặc trưng nên đã làm giảm bớt thời gian cho gia đình. Thực tế, theo thống kê cho thấy trung bình người bố sẽ dành 2.5 tiếng một tuần cho con cái của họ bao gồm cả việc xem tivi. Thời gian đầu đời, một chu kỳ sống bắt đầu thì đứa trẻ thường chịu ảnh hưởng của người khác hơn là bố mẹ của chúng. Còn khi chu kì cuộc sống của trẻ là năm tuổi thì chúng bắt đầu làm việc với cha mẹ. Ngay từ khi còn bé, những đứa trẻ đã được đưa đến các trường mầm non trong khi mẹ chúng đang làm việc để kiếm tiền sống qua ngày. Sau những năm tháng ở trường mầm non, trẻ em sẽ trải qua 12 năm học ở tiểu học, trung học và trung học phổ thông, như vậy có khoảng 13 năm chúng bị ảnh hưởng trực tiếp từ các thầy, cô giáo. Đó là những người luôn nỗ lực và cố gắng để truyền đạt kiến thức cho những đứa trẻ với hy vọng chúng sẽ đạt điểm cao và có thể tốt nghiệp. Trong suốt 13 năm đó, những đứa trẻ sẽ dành hàng nghìn giờ đồng hồ để xem những tội ác, cảnh bạo lực, tình dục, và những lời nói tục thông qua các chương trình tivi, phim điện ảnh và DVD. Việc đăng nhập vào internet đã tạo ra thêm hàng nghìn giờ cho những thông tin và hình ảnh sinh động, trong đó có một một thế giới đen tối của sự trụy lạc và những phòng chat trực tuyến.

Có tám từ Do Thái khác nhau được tìm thấy trong Kinh Thánh, được sử dụng để mô tả một giai đoạn mới của cuộc sống.

Trong Kinh Mishna, Giáo trưởng Yehuda, con trai của Tema, đã liệt kê các giai đoạn của cuộc sống bắt đầu từ giai đoạn 5 tuổi cho đến 100 tuổi như sau:

Việc hướng dẫn và dạy dỗ trẻ em phải được bắt đầu tại gia đình. Trong tiếng Hebrew, từ cha mẹ là horim còn thầy, cô là morim. Cả hai từ này đều có nghĩa dạy dỗ và giảng dạy. Với các bậc cha mẹ Do Thái, họ tin rằng họ chính là người hướng dẫn và là người giáo viên quan trọng đối với con cái họ. Trách nhiệm này cũng đã được hé lộ trong Kinh Torah:

Những lời tôi nói đây, anh em phải ghi lòng tạc dạ, phải buộc vào tay làm dấu, mang trên trán làm phù hiệu. Anh em phải dạy những lời ấy cho con cái, mà nói lại cho chúng, lúc ngồi trong nhà cũng như lúc đi đường, khi đi ngủ cũng như khi thức dậy. Anh em phải viết lên khung cửa nhà anh (em) và lên cửa thành của anh (em). Như vậy, bao lâu trời còn che đất, anh em và con cái anh em còn được sống trên đất mà Ðức Chúa, Thiên Chúa của anh em, đã thề với cha ông anh em rằng Người sẽ ban cho các ngài.

– Đnl 11,18-21

Việc hướng dẫn và giảng dạy phải được bắt đầu từ những năm trẻ còn học ở mầm non. Trong 5 năm đầu đời, cha mẹ sẽ có thể nhìn thấy được sự phát triển về tính cách của con cái họ. Đến những năm vị thành niên là quãng thời gian phát triển hệ thống giá trị của trẻ, còn đến năm 20 tuổi là thời gian chúng phát triển đạo đức nghề nghiệp. Sự phát triển và trưởng thành về thể chất có thể vượt qua cả thời gian, nhưng nền tảng cho xu hướng tâm linh của trẻ phải được dạy dỗ từ sớm. Trẻ em sẽ học các giá trị từ gia đình của mình, còn kiến thức chúng sẽ học từ trường lớp và học hỏi các thói quen từ bạn bè của chúng. Trong các gia đình Do Thái giáo, việc đào tạo và dạy dỗ cho trẻ bắt đầu từ cách dạy cho trẻ những lời cầu nguyện, đặc biệt là đức tin trong các nghi thức tôn giáo Shema và Berachot.

Việc đầu tiên là học lời cầu nguyện, Shema Yisrael, có nghĩa là “Nghe đây, hỡi Israel”. Đó là một loại của Kinh Tin Kính với đoạn chính của lời cầu nguyện nằm trong sách Đệ nhị luật chương 6 câu 4 “Nghe đây, hỡi Israel! Ðức Chúa, Thiên Chúa chúng ta, là Ðức Chúa duy nhất”. Ở Do Thái câu này được đọc là “Shema Yisrael Adonai Eloheinu Adonai Echad”. Lời cầu nguyện cũng bao gồm các câu trong sách Đệ nhị luật chương 11 từ câu 13 đến câu 21 và Dân số chương 15 từ câu 37 đến câu 41. Lời nguyện Shema sẽ được đọc đi đọc lại hai lần mỗi ngày, một lời cầu nguyện đọc vào buổi sáng và một lời cầu nguyện vào buổi tối.

Học cách cầu nguyện là một phần rất quan trọng với người Do Thái giáo. Ở Do Thái, có 18 lời cầu nguyện được dùng trong các nghi thức lễ được gọi là shmoneh esre (có nghĩ là “mười tám”). Những lời cầu nguyện này sẽ được cầu nguyện mỗi tuần, ba lần một ngày. Nhưng sau đó những lời nguyền rủa của người theo dị giáo được bổ sung vào, nên đã tạo ra 19 chủ đề cầu nguyện dưới đây:

Một lời nhắc nhở của giao ước Thiên Chúa với các giáo trưởng

Một lời miêu tả sức mạnh toàn năng của Thiên Chúa

Suy niệm tên của Thánh Thần

Cầu nguyện cho sự sáng suốt của Chúa Thánh Thần

Cầu nguyện cho sự ăn năn

Cầu nguyện tha thứ mọi tội lỗi

Cầu nguyện chuộc tội qua Chúa Cứu Thế của Israel

Cầu nguyện chữa lành mọi vết thương – cũng dành cho dân tộc của Israel

Cầu nguyện cho một năm bội thu

Lời cầu nguyện tha hết mọi nợ nần trong Chúa Cứu Thế – Đấng Phán Xét cuối cùng

Cầu nguyện sự gian trá sẽ bị hủy diệt

Cầu nguyện cho sự thành kính và cải đạo thực sự

Cầu nguyện Thành Jerusalem sẽ được xây dựng lại

Cầu nguyện Chúa Cứu Thế sẽ đến

Khẩn cầu cho những lời cầu nguyện này sẽ được Chúa lắng nghe

Cầu nguyện sự danh tiếng sẽ trở lại với Zion

Tạ ơn lòng từ bi của Thiên Chúa

Cầu nguyện sự hòa bình của Thiên Chúa sẽ ở lại cùng dân tộc Israel

Sau khi học xong lời cầu nguyện Shema, những đứa trẻ sẽ bắt đầu học chúc phúc. Lời cầu nguyện này được gọi là Berachot (lời chúc phúc) được yêu cầu trước mặt những đứa trẻ. Khi trẻ em tập nói, chúng được khuyến khích cầu nguyện trước thức ăn và để cảm ơn Thiên Chúa vì những thứ bé nhỏ này như thức ăn, bánh kẹo hay hoa quả mà họ đang có. Trẻ em sẽ phải thực hiện hành động này trong suốt 21 ngày liên tiếp để hành động này trở thành một thói quen. Vì vậy, việc cầu nguyện không được tùy tiện mà phải đều đặn, thường xuyên. Tôi đã nhìn thấy điều đó từ con út của tôi – Amanda. Ngay từ khi con bé còn nhỏ khoảng 2, 3 tuổi, chúng tôi đã yêu cầu Amanda chúc phúc cho thức ăn và mỗi bữa ăn. Vì vậy dù là ăn ở nhà hàng, con bé vẫn nhắc nhở mọi người tạ ơn Thiên Chúa. Với người Do Thái, lời cầu nguyện cho thức ăn đó là:

Phúc thay Người, Thiên Chúa chúng ta, Vua của vũ trụ đã mang đến bánh mỳ từ trái đất

Lời cầu nguyện có thể bao gồm:

Phúc thay Người, Thiên Chúa chúng ta, Vua của vũ trụ đã tạo ra trái nho… tạo ra các loại hoa trái… tạo ra tất cả vạn vật.

Ngay từ khi đứa trẻ còn nhỏ, cha mẹ sẽ phải đọc sách truyện cho con cái của họ nghe. Công việc này thường được vợ tôi – Pam thực hành mỗi ngày cùng với những đứa con của chúng tôi. Cô ấy sẽ kết thúc một ngày bằng cách đọc một chương sách trong khi nằm cùng với những đứa trẻ và chúng tôi sẽ kết thúc một ngày khi những đứa trẻ sẽ chúc ngủ ngon và chúc lành cho gia đình, nhà cửa, thậm chí là cả con mèo. (Hãy nhớ Thiên Chúa cũng gộp các động vật khỏe mạnh vào danh mục chúc phúc của bạn đấy!)

Hầu hết trẻ em đều yêu thích búp bê và đồ chơi. Trong văn hóa Mỹ nổi bật lên búp bê dành cho bé gái, còn đồ chơi thì dành cho bé trai. Tuy nhiên, đồ chơi phương Tây hiếm khi được phát triển trong nền giáo dục tôn giáo. Trong nền văn hóa Do Thái, có rất nhiều đồ chơi được tạo ra với chủ đề tôn giáo trong trí tuệ. Đồ chơi sẽ được nhét vào những cuộn Kinh Torah; bảng chữ cái Do Thái được dựng trên những chiếc hộp hình vuông, hay những chiếc hộp đồ chơi để dạy trẻ lòng khoan dung với những người nghèo khổ; dụng cụ tạo âm thanh Purim (lễ kỉ niệm Do Thái thoát khỏi âm mưu tàn sát của Haman), hay trò chơi liên quan đến Lễ Vượt qua và nhiều đồ chơi có liên quan đến Hanukah (lễ hội tám ngày của Do Thái). Khi trẻ em trưởng thành, chúng sẽ được tặng một chiếc khăn choàng có viền bốn góc và được dạy về lịch sử và ý nghĩa tâm linh của chiếc kèn sừng trâu shofar.

Khi trẻ con lớn lên, chúng sẽ được dạy cách lễ phép với người lớn tuổi. Trong cộng đồng Chính thống, những người đàn ông lớn tuổi luôn được tìm đến vì họ có trải nghiệm và sự thông thái. Với các gia đình Do Thái đầu tiên, các thành viên gia đình đều gắn chặt với nhau khi có một thành viên mất đi, họ để tang trong bảy ngày, và sau đó là để tang đèn trong 30 ngày. Những đứa trẻ đều được dạy phải để tang cha mẹ mình trong 12 tháng và phải thực hiện ngày giỗ cho cha mẹ của mình.

Giai đoạn cuộc sống trong các gia đình Do Thái có thể được tóm gọn trong một từ chúc tụng. Khái niệm chúc tụng cuộc sống được thể hiện qua bảy lễ trọng hàng năm và chu kỳ Sabbath, bắt đầu sinh ra và tiếp tục cho đến lúc kết hôn. Việc ca tụng cuộc sống được phát triển qua năm giai đoạn. Mỗi giai đoạn sẽ mở đầu một nghi thức hay trải nghiệm tôn giáo mới để giới thiệu và ghi nhớ mỗi giai đoạn.

Theo điều răn của Chúa, bé trai Do Thái phải được cắt bao quy đầu vào ngày thứ tám kể từ khi được sinh ra. Hành động cắt bao quy đầu này được Thiên Chúa khởi xướng là một nghi thức tâm linh hơn là một cuộc phẫu thuật vì điều đó mang ý nghĩa con trai Do Thái trở thành một phần trong giao ước với Thiên Chúa. Hành động cắt bao quy đầu được yêu cầu trong luật lệ và bất cứ bé trai Do Thái nào không cắt bao quy đầu đều bị cách xa con người.

Kẻ không được cắt bì, người đàn ông con trai không được cắt bì nơi bao quy đầu, sẽ bị khai trừ khỏi dòng họ: nó đã phá vỡ giao ước của Ta.

– St 14,14

Một chi tiết thú vị khác đó là tên của đứa trẻ sẽ không được đưa ra hay tiết lộ vào lúc sinh. Tên của đứa trẻ sẽ được thảo luận bí mật giữa bố mẹ, họ hàng và bạn bè thân thiết. Điều này vẫn sẽ là bí mật cho đến ngày thứ tám lúc cử hành nghi lễ cắt bao quy đầu. Vào lúc quyết định, người cha của đứa trẻ sẽ ghé vào tai người đỡ đầu và nói tên con trai họ. Sau đó, tên này sẽ được thông báo công khai cho tất cả mọi người có mặt trong lễ đó, mọi người cùng vui mừng và chúc lành cho đứa trẻ. Điều tôn vinh nhất chính là đặt tên con trai sau tên người cha, người ông, hay một kí tự Kinh Thánh hay hoặc tên của một người Do Thái nổi tiếng. Tên của bé trai sẽ được nhấn mạnh trong các sự kiện và được ca tụng vì mọi tên Do Thái đều mang một ý nghĩa đặc trưng và duy nhất.

Những lời chúc lành cho đứa trẻ sẽ là những lời nguyện cho đứa trẻ sẽ thành công trong cuộc sống, trong cuộc hôn nhân tương lai, và lời cầu nguyện đứa bé sẽ lớn lên và hiểu biết về Kinh Torah. Sau nghi thức đó, gia đình và bạn bè thân thiết sẽ dùng chung một bữa ăn nghi lễ.

Giá của sự trao đổi và dâng hiến đứa trẻ

Chỉ sau một thời gian ngắn từ lúc đứa trẻ sinh ra, hầu hết bố mẹ Kitô giáo sẽ sắp xếp một buổi tiến dâng đứa trẻ trong nhà thờ ở địa phương họ. Trong buổi dâng tiến đó ngoài bố mẹ còn có các anh chị em, ông bà nội ngoại, cha đỡ đầu, họ hàng và bạn bè thân thiết tham dự. Buổi lễ sẽ tràn đầy cảm xúc khi linh mục chủ trì ôm đứa bé mới sinh, nói những lời chúc lành lời cầu nguyện và giao phó cho bố mẹ nuôi nấng đứa trẻ theo nghi thức của Thiên Chúa. Sau đó, các nghi thức tôn thờ sẽ được tiếp tục như thường lệ.

Là một người Kitô giáo, tôi tin rằng mỗi đứa trẻ đều được ca tụng trong nhà thờ mà gia đình của chúng thường xuyên tham dự. Việc tiến dâng đứa trẻ cũng là một cơ hội để mời người thân tham dự vào nghi thức tôn thờ mà họ có thể đã không tham dự trong nhiều năm. Tuy nhiên, nhiều bậc cha mẹ cũng có thể chọn cách làm theo các gia đình Do Thái, những người luôn đặt việc dâng tiến đứa con trai đầu lòng của họ là việc quan trọng trong gia đình.

Nghi lễ dành cho con trai này được gọi là Pidyon Haben (sự chuộc lỗi của con trai). Điều răn cổ đại này đã được viết trong sách Dân số chương 18 câu 15-16.

Tất cả các con đầu lòng của bất cứ xác phàm nào, dù là người hay súc vật, mà người ta dâng cho Ðức Chúa, đều được dành cho ngươi; nhưng ngươi phải cho chuộc lại con đầu lòng của người ta, và con đầu lòng của súc vật không sạch, ngươi cũng cho chuộc lại. Ngươi sẽ cho chuộc khi nó được một tháng; tiền chuộc ngươi sẽ ấn định là mười lăm chỉ bạc, tính theo đơn vị đo lường của thánh điện.

Khay bạc, châu báu và tiền xu

Thông thường, mười người đàn ông sẽ được hiện diện trong nghi lễ. Linh mục sẽ hỏi người cha rằng anh ta sẽ lựa chọn đứa trẻ hay 5 shekels(1). Khi người cha chọn đứa trẻ, nói một lời chúc lành, và cầm trên tay đồng tiền bạc đưa cho linh mục.

Linh mục cầm đồng tiền xu trước đứa trẻ và sẽ tuyên bố mọi tội lỗi đã được chuộc. Linh mục sẽ chúc phúc cho đứa trẻ, sau đó đứa trẻ được trở lại với bố mẹ và đồng xu sẽ được đưa lại cho đứa trẻ như một món quà.

Đứa trẻ sẽ quấn trong một cái chăn trên một chiếc khay bạc, xung quanh là vàng bạc được những người phụ nữ tham gia cho mượn. Điều này để ám chỉ việc người Do Thái đã mượn vàng bạc từ những người hàng xóm của họ khi rời khỏi Ai Cập. Sau đó là một bữa ăn của nghi lễ và một số người sẽ phân phát thỏi đường và nhánh tỏi.

Nhưng những bé gái sẽ không được trải qua nghi lễ đặt tên của chúng, những người Do Thái gốc Tây Ban Nha gọi nghi lễ này là Zeved habat, còn những người Do Thái gốc Đức thì gọi là Simchat bat. Nghi lễ này thường được tiến hành vào tháng đầu tiên từ khi đứa trẻ sinh ra và có thể được ca tụng riêng trong giáo đường hoặc trong một bữa tiệc tại nhà. Một giáo trưởng và đội trưởng ca đoàn sẽ tham gia vào nghi thức này.

Có rất nhiều phong tục và truyền thống khác nhau thể hiện rõ chi tiết về nghi thức này cho các bé gái. Tuy nhiên, có một vài phong tục như thắp bảy cây nến, đại diện cho bảy ngày của Đấng Tạo Hóa trong khi ôm đứa trẻ hoặc quấn đứa trẻ trong chiếc khăn choàng có viền bốn góc của người Do Thái. Một số phong tục khác như nhấc đứa trẻ lên và chạm tay của chúng vào Kinh Toral.

Nghi lễ dâng tiến của người Kitô giáo

Những phong tục tốt đẹp này sẽ được áp dụng cho những tín hữu không phải Do Thái như thế nào?

Trong Kinh Thánh không xây dựng bất cứ cách thức nào để dâng tiến trẻ sơ sinh, ngoài ví dụ của bà Hannah (1 Sm 1,23-28) và Mary và Joseph (Lc 2,21-27). Mọi ông bố bà mẹ nên thực hiện việc dâng tiến trong nhà của Chúa, nhưng họ cũng có thể xem xét và cân nhắc để tiến hành nghi lễ đặc biệt tại nhà. Điều này cho phép bạn bè và gia đình được mời đến nhiều hơn tùy vào sự bố trí của gia đình và cũng ngăn chặn sự hạn chế thời gian trong các nghi thức dâng tiến kết hợp với lễ sáng Chủ nhật. Tiếp đó, một bữa ăn đặc biệt cũng được chuẩn bị để chúc mừng đứa trẻ đến với một cuộc sống mới.

Dưới đây sẽ là một số gợi ý để kết hợp những nghi thức truyền thống Do Thái này vào nghi thức dâng tiến trẻ sơ sinh của người Kitô giáo trong gia đình:

Chuẩn bị thời gian dâng tiến sau khi đứa trẻ được 30 ngày tuổi (Ds 18,15-16).

Với những người Kitô giáo truyền thống, Chủ Nhật là một ngày tốt lành bởi vì vào những ngày này họ sẽ tham dự thánh lễ và nghỉ làm việc xác.

Chuẩn bị 5 đồng bạc shekels (cũng có thể là đồng đô la bạc) như một biểu tượng chuộc tội (Ds 18,15-16).

Trưởng ca đoàn, linh mục hoặc giáo trưởng tham dự vào nghi lễ để cầu nguyện cho đứa trẻ những lời chúc lành tốt đẹp nhất.

Bởi vì lời cầu nguyện được dâng lên Chúa, nên bạn có thể chọn cách quấn đứa trẻ vào chiếc khăn choàng có viền bốn góc của người Do Thái để thể hiện lời Chúa và những lời răn của Người.

Sau nghi lễ sẽ là một bữa ăn gia đình.

Bạn có thể gắn chiếc hộp mezuzah nhỏ của đứa trẻ lên phía bên trái khung cửa phòng của đứa trẻ sơ sinh.

Nếu bạn chọn tiến hành nghi lễ ở nhà, thì bạn cần đảm bảo việc thông báo cho tất cả những bên liên quan về tầm quan trọng và trách nhiệm của họ trong suốt buổi dâng tiến. Dù là bé trai hay bé gái, thì tất cả phải được ca tụng và được xác nhận qua nghi lễ dâng tiến riêng tại nhà hoặc trước cộng đồng. Và đó chính là giai đoạn đầu tiên của cuộc sống.

Lễ kỉ niệm tiếp theo này được tiến hành khi con trai (hoặc con gái) Do Thái được 13 tuổi. Những bé trai nhỏ tuổi sẽ trải qua một lễ kỉ niệm được gọi là bar mitzval và các bé gái sẽ trải qua lễ kỉ niệm được gọi là bat mitzvah. Trong tiếng Hebrew mitzvah có nghĩa là “điều răn”. Bởi vì trong tiếng Hebrew từ bar có nghĩa là con trai còn bat có nghĩa là con gái. Trong Kinh Thánh, tất cả các điều răn của Thiên Chúa đều được gọi là mitzvoth. Nghi lễ này là một lễ kỉ niệm để công nhận đến tuổi trưởng thành cho bé trai và bé gái khi chúng đến tuổi quan trọng – tuổi 13.

Một vài lần ở Israel, tôi đã được xem nghi lễ bar mitzvah ở bức tường Western Wall (một vài người gọi là bức tường than khóc – Wailing Wall). Các thành viên gia đình và bạn bè là phụ nữ sẽ đứng sau bức ngăn đá lớn, tách biệt họ với khu của vực của đàn ông trong hội trường. Còn những họ hàng và người quen là đàn ông thì sẽ đứng ở phía ra vào của đường hầm phía bên trái, song song với bức tường lịch sử Western Wall. Những đứa trẻ được tiến hành nghi lễ sẽ được khoác chiếc khăn choàng có viền bốn góc của người Do Thái, đội một chiếc mũ chỏm của người Do Thái và được người bố hoặc họ hàng thân thiết nhất cõng trên lưng.

Những người đàn ông bước vào hội trường bức tường đá lúc này đang vỗ tay, ca hát, và nhảy múa thì giáo trưởng dẫn đầu đám diễu hành và giữ cuốn Kinh Torah lớn trên đầu. Ngay lập tức, những người phụ nữ sẽ phát ra những âm thanh của sự chấp nhận cùng với tiếng la hét và họ bắt đầu ném những nắm kẹo vào nhóm diễu hành.

Cho đến tận lúc này thì người cha vẫn phải chịu trách nhiệm về tất cả những hành động của con họ. Trong khi những người không phải Do Thái thường sợ hãi và lo lắng khi con cái của họ trở thành thanh thiếu niên, thì người Do Thái chính thống lại kỉ niệm và chúc mừng dịp này. Dịp này không chỉ làm thay đổi trách nhiệm đạo đức và tinh thần cho bé trai và bé gái mà thông qua nghi lễ gia đình này, chúng được cha mẹ, họ hàng và bạn bè thân thiết xác nhận và khẳng định.

Theo văn hóa phương Tây, bé gái sẽ được công nhận khi đến tuổi 16 – tuổi đầy ngọt ngào, còn những thiếu niên nam cảm thấy họ trở thành một người đàn ông khi họ đến 18 tuổi, rời xa gia đình và thoát khỏi những bao bọc che chở và ảnh hưởng của bố mẹ, gia đình. Tuy nhiên, nếu chúng ta trì hoãn hướng dẫn đạo đức và tinh thần cho những đứa con của mình cho đến lúc chúng 16 và 18 tuổi thì đã quá muộn. Trong đạo Do Thái, nghi lễ bar mitzvah hoặc bat mitzvah là khởi đầu cho nghi thức đi vào cộng đồng trưởng thành của Do Thái. Người Kitô giáo thường tranh luận “Tuổi trách nhiệm của tinh thần và đạo đức cho trẻ là gì?” Phần lớn các gợi ý cho rằng, đó sẽ là tầm tuổi mà từ khi chúng có thể cầu nguyện và ăn năn hối lỗi đến tuổi nhận biết được đúng sai. Lúc Chúa Giêsu 12 tuổi, Người đã ở trong đền thờ cùng với các cuốn Kinh Thánh và nghiên cứu lề luật. Ông Joseph đã tìm Người và Chúa Giêsu nói: “Con còn có bổn phận ở nhà Cha của con”. Lúc đó Chúa Giêsu gần 13 tuổi.

Với tôi, tôi tin rằng tuổi thực sự của trách nhiệm đạo đức và tinh thần bắt đầu từ năm 12 tuổi đến năm 13 tuổi. Lúc này cũng sẽ bắt đầu những sự thay đổi về hoóc môn và thể chất được gọi là tuổi dậy thì. Với đạo Do Thái, nghi thức bar mitzvah là tuổi điều răn và tuổi thành niên. Tôi còn nhớ khi con trai của bạn tôi là Bill Cloud 13 tuổi, chúng tôi đã tụ tập tại một nhà hàng địa phương để ăn một bữa đặc biệt, cầu nguyện và chúc phúc, chúc mừng cậu bé bước vào với cộng đồng những người trưởng thành. Thay vì chờ đợi cho đến khi tốt nghiệp, những đứa trẻ sẽ rời nhà để thể hiện trách nhiệm tinh thần và cá nhân, vậy tại sao lại không kỉ niệm, chúc mừng tuổi 13 và cho chúng bắt đầu những năm tháng thanh thiếu niên?

Tuổi 18 là một thời điểm đánh dấu bước đi quan trọng trong văn hóa Bắc Mỹ. Hầu hết khoảng thời gian này, những thanh thiếu niên đã tốt nghiệp cấp III và chuẩn bị bước vào cánh cửa đại học hoặc cao đẳng hoặc chúng có thể đang được đào tạo hướng nghiệp. Và đó cũng là tuổi mà bốn cơ quan, chi nhánh quân sự của Mỹ tuyển dụng những chàng trai hay cô gái cho các công việc hoặc sự nghiệp trong hoạt động quân sự. Một điều bất ngờ là Thiên Chúa bắt đầu việc tuyển chọn của Người cho quân đội Israel vào tuổi 20 chứ không phải tuổi 18.

Như vậy sự khác nhau trong hai năm là gì?

Bất kỳ bậc cha mẹ nào nuôi nấng con cái (đặc biệt là con trai) đều biết rằng tuổi từ 16 đến 19 chính là thời điểm thử thách nhất cho tất cả các thanh thiếu niên. Chúng sẽ cố gắng để khám phá bản thân và tránh xa những ảnh hưởng của cha mẹ. Ngoài ra, chúng sẽ có những áp lực từ bạn bè cùng trang lứa về những trải nghiệm với rượu, tình dục và ma túy trái phép. Tôi và vợ tôi cũng từng đặt câu hỏi tại sao hầu hết các ông bố bà mẹ lại có những câu chuyện về sự nổi loạn của đứa con đang tuổi vị thanh niên của họ và tại sao phần lớn cha mẹ lại nói với chúng tôi: “Mọi thứ dường như sẽ trở nên tốt đẹp khi chúng đến tuổi 20”. Một vài người nói rằng: “Khi con tôi bước vào tuổi 20, dường như mọi thứ tốt đẹp đã đến và tôi tự hỏi: ‘Liệu đây có phải đứa con trai ngang ngạnh đã luôn chống đối những chỉ dẫn và giảng dạy của tôi không?’”

Thiên Chúa biết rằng có những vấn đề sinh học sẽ xảy ra ở tuổi 20 mà các nguồn y học gần đây đã phát hiện ra. Khi đếm số dân Do Thái, Thiên Chúa đã đếm từ tuổi 20 đến 60, yêu cầu nộp một nửa shekel để chuộc tội cho mọi đàn ông trên 20 tuổi (Lv 27,3-5). Tất cả đàn ông trên 20 tuổi (chứ không phải 18) đều được chuẩn bị cho chiến tranh nếu cần thiết:

Các ngươi hãy kiểm tra dân số toàn thể cộng đồng con cái Israel theo thị tộc và gia tộc, lập danh sách mọi người đàn ông, từng người một. Những người từ 20 tuổi trở lên, nghĩa là mọi người trong dân Israel đến tuổi nhập ngũ, thì ngươi và Aaron hãy liệt kê theo đơn vị của chúng.

– Ds 1,2-3

Thiên Chúa biết được điều gì ở tuổi 20 mà chúng ta không biết? Trong cuốn For Parents Only, tác giả đã đưa ra lý do tại sao thanh thiếu niên đang tìm kiếm sự tự do lại thường đưa ra các quyết định nguy hiểm và ngu ngốc, bỏ ngoài tai những lời cảnh báo rõ ràng. Tác giả viết:

Những đứa trẻ vị thành niên của chúng ta không chỉ bị nghiện, mà chúng còn thiếu đầu óc. Các nhà khoa học đã chứng minh rằng thùy trước của bộ não – là khu vực cho phép đánh giá và xem xét các hậu quả, kiểm soát những cơn bốc đồng – bộ phận này sẽ không được phát triển đầy đủ cho đến những năm tuổi thành niên. Vì vậy, thiếu đi chức năng đầy đủ của thùy trước thì não của thanh thiếu niên chủ yếu dựa vào vùng trung tâm để điều khiển các cảm xúc – tác động này có nghĩa là họ sẽ đưa ra quyết định dễ dàng và bốc đồng hơn.

Xã hội thường đặt trách nhiệm nặng nề lên các thanh thiếu niên trong việc đưa ra các quyết định quan trọng về sự nghiệp, trường học và quân đội khi chúng 18 tuổi. Thực sự vai trò của trí tuệ trong những quyết định quan trọng đó sẽ được phát triển tốt hơn chỉ sau những năm thanh thiếu niên. Rõ ràng là Đấng Sáng Tạo đã biết rằng tuổi 20 và sau tuổi 20 thì thùy não sẽ được phát triển đầy đủ trong việc đưa ra quyết định, cho phép họ đưa ra các quyết định và phán quyết trí tuệ tốt hơn.

Trong Kinh Torah, bước sang tuổi 30 được xem như bước vào một giai đoạn cuộc sống khác của sự trưởng thành về tâm linh. Một người trong bộ tộc Levite cũng không thể làm lễ trong nhà thờ dành cho mục sư cho đến khi họ 30 tuổi (Ds 4,3; 23,30). Chúa Giêsu cũng được rửa rội và bước vào giáo đường cộng đồng lúc Người khoảng 30 tuổi (Lc 3,23). Khi việc trưởng thành về tâm linh không đồng nhất với tuổi theo niên đại của một người, thì đã xuất hiện tầm quan trọng của tuổi 30.

Theo suy nghĩ của các giáo trưởng, tuổi 30 chính là lúc chúng ta chạm đến đỉnh cao của sức mạnh. Đó cũng là sự thực đặc biệt của Israel cổ đại, khi thời gian sống trung bình của một người là từ 45 tuổi đến 50 tuổi. Trong thời cổ đại, con người sẽ kết hôn trong khoảng thời gian từ giữa tuổi vị thành niên đến hết tuổi vị thành niên. Và Thiên Chúa sẽ miễn cho những người mới lập gia đình khỏi phải làm việc trong suốt một năm để họ có thể kết hợp và xây dựng mối quan hệ với nhau. Những năm đầu, lúc người cha có một đứa con trai đang phát triển ở tuổi 13 thì trung bình người cha lúc này sẽ gần 30 tuổi. Đó là khoảng thời gian nổi bật và xu hướng tâm linh mà người cha đã thiếu sót ở tuổi 20 khi họ tập trung vào học tập, kinh doanh, vợ con hay sự nghiệp. Tuy nhiên, khi đứa trẻ bắt đầu lớn lên và phát triển, nhiều bậc cha mẹ thiếu đi những hướng đi tâm linh, vì vậy họ trở nên lo lắng cho sự phát triển tâm linh và thái độ đạo đức của những đứa con.

Mọi người đều biết rằng bước chuyển từ tuổi 29 sang tuổi 30 chính là một bước ngoặt lớn trong cuộc đời cũng như bước chuyển ở tuổi 40, 50 và 70. Giai đoạn thứ 4 này thể hiện một giai đoạn cuộc sống quan trọng, mang một cấp độ phát triển của tâm linh mới.

Đối với người Do Thái chính thống và người Kitô giáo, kết hôn trong niềm tin cậy và trung thành có vai trò rất quan trọng. Khi một người đàn ông Do Thái kết hôn với một người phụ nữ Do Thái sẽ giúp duy trì và giữ gìn bản sắc dân tộc, truyền thống và văn hóa Do Thái. Thời vua Abraham, ông đã không cho phép Isaac kết hôn với một người Xê-mít xứ Canaanite (St 24,3) và Rebekah cũng không muốn Jacob kết hôn với con gái của Heth, đó cũng là một bộ phận của Canaan (St 27,46). Người Kitô giáo kết hôn với một người Kitô giáo khác sẽ giúp tạo ra hòa bình nhiều hơn trong gia đình, bởi vì như vậy sẽ không có sự phân chia tôn giáo hay đặt câu hỏi niềm tin là gì khi nuôi dạy đứa trẻ. Cả người Kitô giáo và người Do Thái đều hiểu rằng niềm tin và đức tin có thể truyền lại cho con cháu của họ.

Mục đích ban đầu của việc kết hôn chính là để sinh sôi nảy nở và duy trì nòi giống. Trong 613 điều răn trong Kinh Torah, thì điều đầu tiên là “Hãy sinh sôi nảy nở thật nhiều, cho đầy mặt đất, và thống trị mặt đất. Hãy làm bá chủ cá biển, chim trời, và mọi giống vật bò trên mặt đất (St 1,28). Đối với người Do Thái cổ đại, kết hôn là có ý nghĩa cam kết suốt đời hơn là cảm xúc “Tôi đang yêu”. Thực sự, việc hứa hôn ở thời cổ đại giống như lời xác nhận của một công việc kinh doanh chứ không như việc hứa hôn ngày nay. Bởi vì tình yêu có thể được tạo ra và phát triển khi bạn phải dùng cả đời mình để xây dựng mái ấm gia đình.

Việc lựa chọn người bạn đời và bước vào cuộc sống hôn nhân là một trong những điều mong chờ nhất trong cuộc sống. Một vài năm trước, tôi đã nghiên cứu về phong tục trong đám cưới Do Thái cổ đại trước khi có sự xuất hiện của Đấng Toàn Năng. Khi một người đàn ông trẻ đã lựa chọn được cô dâu tương lai, anh ta sẽ đến gặp cha mẹ của cô dâu trước tiên. Trong buổi gặp mặt sẽ có một vài sự kiện quan trọng. Đầu tiên, chàng trai trẻ sẽ đưa ra một hợp đồng hôn nhân, hợp đồng này sẽ có đầy đủ chi tiết những gì anh ta mong đợi từ người vợ tương lai của mình và những gì cô ấy có thể mong đợi từ anh ta như một người chồng. Khi hợp đồng này được đồng ý, thì được gọi là kebubah và cả hai người sẽ cùng uống một ly rượu như một biểu tượng của sự đồng ý giao ước. Sau đó, người cha của chú rể sẽ đưa ra một cái giá đặc biệt cho người con gái đó. Nó có thể là lạc đà, cừu hoặc một phần đất đai hay gia sản.

Sau khi hoàn thành nghi thức này, chú rể sẽ trở về nhà mình, còn cô dâu vẫn ở nhà cha mẹ. Kể từ ngày đó, cặp đôi này không được hẹn hò hoặc tán tỉnh người khác. Sẽ có hai người, một người là bạn của cô dâu, một người là bạn của chú rể giúp chuyển thông điệp và tin nhắn giữa cô dâu và chú rể. Người phụ nữ sẽ vẫn đặt niềm tin vào người chồng tương lai của mình và đeo một chiếc khăn che mặt để thể hiện cô ấy đã có người hỏi cưới. Còn người đàn ông sẽ làm việc trong nhà của cha mẹ anh ta để chuẩn bị một căn phòng đặc biệt cho hai người trong đêm tân hôn.

Sau khi hoàn thành căn phòng, bố chú rể sẽ cho phép con trai họ đến đón cô dâu về. Lúc đó sẽ có một nhóm những người đàn ông bí mật đến nhà nhà cô dâu đứng bên ngoài cửa sổ nhà cô và thông báo rằng: “Chú rể đang đến và hãy chuẩn bị sẵn sàng”. Lúc đó, người phụ nữ sẽ chuẩn bị mọi thứ cho chính cô ấy và thường sẽ có một vài người phụ nữ đồng trinh có mặt ở đó với cô ấy trong những giây phút náo nhiệt này. Sau đó cô gái sẽ được đưa đi nhanh khỏi nhà và được đưa đến căn phòng tân hôn chú rể đã chuẩn bị. Nếu sự kiện này diễn ra vào buổi tối thì họ sẽ đốt đuốc và thắp sáng trên một cái cán dài và đưa cô dâu băng qua bóng đêm đến nơi chú rể đang đợi.

Khi cô dâu đến, chú rể sẽ đưa cô dâu mới của mình vào căn phòng đặc biệt được gọi là chuppah và hai người sẽ có đêm tân hôn tại đó.

Như vậy, năm chu kỳ cuộc sống này – giai đoạn 8 tuổi (cắt bao quy đầu), 13 tuổi (bước vào tuổi trưởng thành), 20 tuổi (trưởng thành về trí tuệ và cảm xúc), 30 tuổi (trưởng thành tâm linh mới), và cuối cùng là kết hôn chính là năm giai đoạn cuộc sống quan trọng của người Do Thái. Giai đoạn thứ năm – kết hôn là lúc các cặp đôi bắt đầu những giấc mơ con đàn cháu đống, điều này sẽ đưa họ vào thế giới của một gia đình mới. Trẻ em sẽ mang đến một cấp độ mới của những trách nhiệm bao gồm nuôi lớn và dạy bảo.

Trong Kinh Torah cũng hé lộ tầm quan trọng của những lời nói chúc lành cho con cháu của bạn. Isaac đã nói lời chúc lành cho Jacob, Esau (St 27) và Jacob đã chúc lành cho hai con trai của Joseph (St 48), và sau đó lời chúc lành được chuyển cho con trai ông (St 49). Trước khi Moses chết, ông đã thông báo một lời chúc lành tiên tri trên bộ tộc của Israel (Đnl 33). Tầng lớp cha ông và các bậc cha mẹ Do Thái chính thống cũng đưa ra lời chúc lành cho con cháu họ, họ tin vào sự toàn năng của Chúa sẽ ban những ân huệ của Người qua lời cầu nguyện của họ.

Lời chúc lành sẽ được nói ra vào những ngày Sabbath, ngày lễ trọng và các dịp đặc biệt khác. Việc bắt đầu những lời cầu nguyện chúc lành có vai trò rất quan trọng đối với trẻ em khi còn nhỏ, độ tuổi dễ lĩnh hội và biết lắng nghe hơn vì chúng thường trở nên ương bướng và nghịch ngợm hơn khi bước vào tuổi vị thành niên.

Trong sách Sáng Thế 48,2 cũng có ghi lại một mẫu chúc lành cho trẻ em, khi Jacob chúc phúc cho Manasseh và Ephraim. Ông Jacob đã ngồi ở mép giường và chúc lành cho cháu trai của ông “… nương trên đầu gậy mình mà thờ lạy” (Dt 11,21). Ngày nay, khi thực hiện nghi thức chúc phúc này đối với những đứa con của họ, họ thường thích đứng để tôn trọng việc tiến gần đến ngai vàng của Chúa. Khi chuẩn bị chúc lành, người ta thường yêu cầu đứa trẻ cúi đầu, để dạy cho chúng sự tôn kính đối với Thiên Chúa và kể lại cho chúng về việc thực hiện lời chúc lành của tổ tiên chúng như trong sách Sáng thế chương 24 câu 48 và Xuất hành chương 12 câu 17 khi Israel rời khỏi Ai Cập.

Trong tiếng Hebrew từ smicha có nghĩa là “sự đặt tay”. Trong đền thờ, các linh mục sẽ đặt tay lên các con vật để tượng trưng cho việc chuyển đổi những tội lỗi.

Trước khi chúc phúc, linh mục sẽ đặt hai tay lên đầu đứa trẻ hoặc có thể đặt một tay lên đầu đứa trẻ nếu có hai đứa trẻ được chúc lành. Người Do Thái có một câu chúc lành dành cho người cha cầu nguyện cho đứa con trai vào ngày Sabbath đó là Xin Thiên Chúa làm cho con nên như Ephraim và Manassah! Còn lời chúc phúc cho các bé gái là Xin Thiên Chúa làm cho con nên như Sarah, Leah, Rebekah và Rachel!.

Xin sứ thần là Ðấng đã giải thoát cha khỏi mọi tai họa,

chúc phúc cho những đứa trẻ này.

Ước gì nhờ chúng, tên tuổi của cha

và của cha ông cha là Abraham và Isaac được nhắc tới,

và ước gì chúng lan tràn khắp xứ!

– Đnl 48,16

Vào thời cổ đại cũng có một lời chúc lành đặc biệt được Thượng Đế cầu nguyện cho toàn thể dân tộc. Đó là lời chúc vào thời Moses được một linh mục cao nhất cầu nguyện cho toàn thể dân tộc và cả hai đền thờ của Do Thái:

Nguyện Ðức Chúa chúc lành và gìn giữ anh (em)!

Nguyện Ðức Chúa tươi nét mặt nhìn đến anh (em)

và rủ lòng thương anh (em)!

Nguyện Ðức Chúa ghé mắt nhìn

và ban bình an cho anh (em)!

– Ds 6,24-26

Trong cộng đồng Do Thái giáo, người cha có vai trò quan trọng trong sự thành công và ổn định của một gia đình thịnh vượng. Còn trong các gia đình Do Thái giáo có tôn giáo sâu sắc, người cha sẽ là người tham gia trực tiếp vào việc đào tạo tâm linh và tôn giáo cho con cái của họ. Người cha sẽ tham gia vào việc đào tạo và giảng dạy dưới đây:

Tham gia trực tiếp vào lễ cắt bao quy đầu của con trai họ và nộp đồng shekels bạc

Lên kế hoạch và quan sát các nghi lễ bar mitzvah và bat mitzvah cho con trai và con gái của họ

Tham gia vào các lễ trọng, đặc biệt là ba lễ trọng mà tất cả những người đàn ông trên 20 tuổi phải tham gia

Tham gia lễ Hanukkah, kể chuyện, tặng quà và thắp nến

Hướng dẫn và đưa gia đình đến giáo đường vào ngày lễ Sabbath

Dạy cho con cái về Kinh Thánh, Kinh Torah và câu chuyện liên quan đến các bộ kinh này

Tham gia vào các bữa ăn trong tuần lễ Sabbath trong vai trò người đứng đầu.

Trong gia đình Do Thái sùng đạo, họ rất coi trọng các bữa ăn gia đình. Trong tiếng Do Thái, Se’uda có nghĩa là bữa ăn. Và mỗi bữa ăn cần được thánh hóa bằng những lời chúc phúc cho lương thực nuôi sống con người. Bữa ăn có ý nghĩa rất đặc biệt, vì khi xây dựng đền thờ, chiếc bàn Do Thái được xem như chiếc bàn chuộc tội (Kinh Talmud). Trên bàn đó sẽ có muối vì muối thường được dùng trong các lễ tế tại đền thờ. Khi Abraham đãi ba vị khách hay Moses tiếp đãi những người cao tuổi, nếu khách ở lại thì người cha sẽ phải tiếp đãi một bữa ăn, đặc biệt nếu khách là người nghèo ở lại. Những bữa ăn đặc biệt cần được chuẩn bị là ba bữa ăn trong ngày Sabbath, bữa ăn trong Lễ Vượt qua, trong Lễ Hiện xuống và Lễ Lều tạm. Ngoài ra cũng sẽ có những bữa ăn đặc biệt vào dịp lễ hội Purim, Hanukkah và Simchat Torah. Thêm vào đó còn có bữa ăn đặc biệt trước khi bắt đầu lễ ăn chay, bữa sáng trong đám cưới và bữa ăn trong ngày rửa tội cho bé trai và bé gái. Ngoài ra, họ cũng chuẩn bị bữa ăn đặc biệt khi có ai đó vượt qua được căn bệnh và qua giai đoạn nguy hiểm. Tuy nhiên, khi người cha vắng mặt trong cuộc sống của đứa trẻ, thì có rất nhiều hậu quả xã hội và cảm xúc tiêu cực kéo theo.

Các bậc cha mẹ Do Thái là môn đồ của Kinh Torah thường dành thời gian để dạy con cái họ cầu nguyện, nghiên cứu Kinh Torah, Talmud và nói lời chúc phúc cho tương lai của họ. Là một tín hữu Kinh Thánh, bạn có thể làm theo các phong tục và tiền lệ thuộc Kinh Thánh, tương tự của anh em Do Thái chúng ta bằng cách thực hiện các hoạt động nằm trong bảy niềm tin cuộc sống này cho con cái bạn.

Các bậc cha mẹ đều biết rằng có một xu hướng hiển nhiên và bẩm sinh trong tất cả mọi đứa trẻ, đó là chống đối lại những lời dạy bảo. Trong tiếng Do Thái có từ yetzer có nghĩa là “khuynh hướng”. Đạo Do Thái dạy rằng con người được tạo ra với hai xu hướng đối lập: làm điều tốt lành (yetzer ha’vtov), và làm điều xấu xa (yetzer ha’ra); mọi người đều có quyền tự do để chọn hoặc là tốt hoặc là xấu. Trước trận Đại hồng thủy, Thiên Chúa đã phán với loài người: Ðức Chúa thấy rằng sự gian ác của con người quả là nhiều trên mặt đất, và lòng người chỉ toan tính những ý định xấu suốt ngày. (St 6,5). Kinh Talmud dạy rằng Thiên Chúa đã ban tặng Kinh Torah để song hành và giúp đỡ con người trong hành trình cuộc sống của họ, vì vậy nghiên cứu và học lời Chúa giúp con người có thể kiểm soát được yetzer (khuynh hướng) và ngăn chặn khuynh hướng tội ác của chính mình.

Với trẻ em, chúng thích học thông qua các ví dụ chứ không phải những con chữ. Kinh Thánh chép rằng: “Hãy dạy đứa trẻ đi con đường nó phải đi, để đến tuổi già, nó vẫn không lìa bỏ” (Cn 22,6). Có nhiều ông bố bà mẹ thường không quan tâm đến con đường con cái họ nên đi, nhưng họ lại quan tâm đến con đường mà con cái không nên đi vào và vướng phải.

Những người cha là người Do Thái chính thống sống ở Jerusalem thường kể lại rất nhiều câu chuyện về những người con trai trong Kinh Thánh để dạy con trai của họ cách cư xử có trách nhiệm. Ví dụ, trong thung lũng Kidron ở Jerusalem có rất nhiều ngôi mộ cổ đại với nhiều phiến đá vôi được khắc chạm. Những ngôi mộ này, giống như các tòa tháp đá chính là lời nhắc nhở thầm kín của con người – những người đã từng chịu ảnh hưởng trong Thành Thánh. Trong đó có một ngôi mộ được xác định là ngôi mộ của Absalom, con trai ông David. Ông Absalom đã bí mật khởi nghĩa chống lại cha ông và tham gia vào cuộc chiến để cướp ngôi vua. Sự ương bướng đã đưa ông đến sự thất bại và chết đi từ khi còn rất trẻ. (2 Sm 18,19).

Những người Do Thái chính thống thường đưa những đứa con của họ đến ngôi mộ của Absalom, ngôi mộ nằm ở gần rìa của nghĩa trang Do Thái. Đây được xem là câu chuyện bi thương về sự ương bướng của Absalom khi chống lại cha của mình. Thông qua câu chuyện đó, người Do Thái muốn tạo ra một hình ảnh đạo đức rõ ràng về hậu quả của việc không nghe lời và đề cao cái giá mà một đứa con trai phải trả khi không nghe lời khuyên bảo khôn ngoan.

Một phương pháp tương tự cũng được một mục sư trẻ tuổi sử dụng. Ông đã đưa toàn bộ nhóm thanh niên trẻ tuổi của mình đến một nghĩa trang địa phương và để họ ngồi trên những đám cỏ. Gần đó là một ngôi mộ đá có tên của một người thanh niên trẻ tuổi đã từng phục vụ cho Chúa nhưng đã chết trong hoàn cảnh đầy tội lỗi. Vị mục sư bắt đầu nói về cuộc đời của người đàn ông trẻ tuổi này và hé lộ việc anh bị rút ngắn cuộc đời chỉ vì tính ương bướng và ngỗ ngược của mình. Ông đã thấy được sự thay đổi ngay lập tức trong thái độ của lũ trẻ trong suốt nhiều tháng, đặc biệt khi chúng phát hiện đó là phần mộ của anh trai nhà lãnh đạo trẻ tuổi. Việc học hỏi từ thị giác có khả năng giúp kích thích rất tốt cho trí tưởng tượng. Chương trình truyền hình Manna-fest hàng tuần của chúng tôi sử dụng nhiều đạo cụ và đồ họa lớn để tạo thành hình ảnh trực quan cho thông điệp. Vì vậy mà cha mẹ lũ trẻ thường nói với tôi: “Bọn trẻ nhà tôi rất thích chương trình của anh. Chúng thích xem những loại đạo cụ anh sử dụng.”

Các môn đệ của Chúa Kitô nói rằng: “Thưa thầy, xin dạy chúng con cầu nguyện” (Lc 11,1). Tất cả họ đều biết Chúa Giêsu luôn cầu nguyện vào sáng sớm (Mc 1,35) và họ đã được chứng kiến phép lạ từ đời sống cầu nguyện của Người. Vì vậy, cách tốt nhất để dạy con cái bạn cách cầu nguyện là hãy trở thành một hình mẫu và cầu nguyện cho chính bạn!

Năm 1960 khi đó tôi còn là một đứa trẻ, tôi vẫn có thể nhớ được hình ảnh cha tôi trong căn phòng cầu nguyện trên gác của ông và khi ông cầu nguyện, ông thường mở tất cả cửa sổ ra. Tôi biết rằng những người ở bên kia sông tại nhà tù của giáo phận cũng có thể nghe thấy tiếng của ông. Nhiều lần vào buổi tối, tôi có thể nghe thấy lời cầu nguyện của cha tôi thông qua các lỗ thông hơi trong sàn phòng ngủ của tôi vì ông đã vào trong tầng hầm ngôi nhà và cầu nguyện. Khi tôi bị ốm hay gặp khó khăn, tôi tin rằng Thiên Chúa sẽ nghe lời cầu nguyện của cha tôi. Đời sống cầu nguyện của ông chính là một và khuôn mẫu cho tôi học hỏi cách cầu nguyện. Hãy cho con bạn thấy và nghe bạn cầu nguyện ở nhà, không chỉ ở nhà thờ.

Những lời cầu nguyện đơn giản nhất cho người mới bắt đầu là cầu nguyện trước khi đi ngủ. Trong lời cầu nguyện trước khi đi ngủ, người Do Thái chính thống thường đề cập đến bốn tổng lãnh thiên thần, hai trong số đó được đề cập trong Kinh Thánh (đó là Thiên sứ Michael và Gabriel) và hai thiên sứ còn lại được tìm thấy trong các nguồn Kinh Ngụy tác (không phải Kinh Thánh). Họ cầu nguyện: “Nhân danh Chúa Cha, Thiên Chúa của Israel: Thiên sứ Michael bên phải của con, Thiên sứ Gabriel bên trái của con, Uriel trước mặt con, Raphael phía sau con, và trên đầu của con là sự hiện diện của Thiên Chúa.”

Raphael là một thiên thần về chữa bệnh và Uriel được cho là nguồn ánh sáng hướng dẫn của Kinh Thánh. Vì vậy, mọi trẻ em nên học một lời cầu nguyện trước khi đi ngủ, ngay sau khi chúng có thể biết nói.

Trước khi cho đứa trẻ đến trường, cha mẹ nên cầu nguyện cùng với chúng. Bằng cách sử dụng Kinh Thánh, “ông Abraham dậy sớm” (St 22,3), làm nghi lễ Shacharit, có nghĩa là “thời gian vào lúc sáng sớm”, ông là người đầu tiên trong ba người cầu nguyện hàng ngày. Thời điểm một người Do Thái sùng đạo tỉnh dậy, họ sẽ cầu nguyện: “Lạy Chúa, tạ ơn Người, Thiên Chúa hằng sống và hiển trị, vì Người đã trở lại với linh hồn con với lòng từ bi.”

Chúng ta biết Chúa Kitô đã cầu nguyện rất lâu trước khi mặt trời mọc (Mc 1,35) và trong đền thờ, những lời cầu nguyện buổi sáng sẽ được dâng lên khi mặt trời mọc, bắt đầu một ngày mới. Là cha mẹ, bạn hãy nói một lời cầu nguyện che chở cho những đứa con của bạn trước khi chúng rời xa ngôi nhà yên bình và sự che chở của bạn.

Hầu hết các nhà thờ ở Bắc Mỹ có một khu giáo đường dành cho trẻ em. Ngày nay, khu dành cho trẻ em của nhà thờ chúng tôi đã trở thành một nơi còn hơn cả một dịch vụ giữ trẻ, đó là nơi trẻ em giết thời gian trong khi bố mẹ chúng đang tôn thờ trong thánh đường chính. Ngoài ra, cũng có một số chương trình giáo hội tiến bộ nhất được tìm thấy trong các khu dành cho trẻ em địa phương, đặc biệt là các giáo đoàn lớn.

Những đứa trẻ sẽ đến nhà thờ cùng với chúng tôi cho đến khi chúng 11 tuổi. Jonathan, con trai của tôi đã trở thành một người rất am hiểu về khu giáo đường của trẻ em. Sau giờ phụng vụ, nó sẽ thông báo cho tôi ưu điểm và nhược điểm của khu giáo đường này cũng như kỹ năng giao tiếp của những người phụ trách ở đây đã ảnh hưởng tới trẻ em như thế nào. Nếu bạn đến tham dự lễ ở nhà thờ mà không có một khu giáo đường dành cho trẻ em, thì bạn nên xem xét nói với lãnh đạo và đề xuất một khu cho trẻ em.

Từ ngữ chính là mũi tên có thể xuyên thấu hoặc có thể là dầu thơm chữa lành. Điều này đã được viết trong Kinh Thánh: “Sống hay chết đều do cái lưỡi, ai yêu chuộng nó, sẽ lãnh nhận hậu quả.” (Cách ngôn 18,21). Ông bà và cha mẹ không bao giờ được nói với con cái một cách hạ mình. Một đứa trẻ sẽ không bao giờ muốn nghe những câu nói như: “Con câm ngay. Sao con dốt vậy hả. Con sẽ chẳng bao giờ làm được việc gì cả”. Những từ ngữ xúc phạm này trẻ con sẽ không bao giờ quên trong suốt cuộc đời chúng.

Các tổ phụ là những ví dụ điển hình về cách nói chuyện với con cái. Họ biết lúc nào thì nên quở trách con trai của họ khi chúng làm sai (St 34,30), nhưng họ cũng biết cách để khen thưởng cho chúng khi chúng làm đúng. Nói ra lời phước lành không phải là miễn đi sự trừng phạt nhưng là một lời khẳng định để đứa trẻ lựa chọn con đường đúng đắn.

Không có ngày nào mà tôi không cầu xin Đức Chúa Trời ban phước cho con cái và gia đình tôi vào buổi sáng và buổi tối. Tôi thấy lời cầu nguyện của mình cũng giống như cha tôi đã cầu nguyện cho bốn đứa con của ông: “Lạy Chúa, xin bảo vệ chúng, che chở chúng khỏi bị tổn hại, nguy hiểm, và bất kỳ tai nạn bất ngờ nào”. Bạn đừng bao giờ cho rằng chỉ vì Kinh Thánh đã đưa ra lời hứa bảo vệ, thì có nghĩa là những lời hứa này sẽ tự động đến mà không cần bất kỳ nỗ lực nào của tín hữu để yêu cầu cho những lời hứa cá nhân.

Theo cùng một cách thức mà Chúa Giêsu đã làm trong sách Matthew 4,1-11, chúng ta phải đọc, tin nhận, và nói thành lời những câu Kinh Thánh, như vậy thì lời cầu nguyện mới được kích hoạt và hiệu quả.

Bấy giờ người ta dẫn trẻ em đến với Ðức Giêsu, để Người đặt tay lên chúng và cầu nguyện. Thấy vậy, các môn đệ trách mắng họ. Nhưng Ðức Giêsu nói, “Cứ để trẻ em đến với Thầy, đừng ngăn cấm chúng, vì Nước Trời thuộc về những ai giống như chúng”.

– Lc 18, 15-16

Theo truyền thống Do Thái, một người công bình ban phước cho một đứa trẻ sẽ được lặp đi lặp lại bởi Chúa Kitô trong giáo đường của Ngài. Trong đức tin Do Thái, ngày Sabbath bắt đầu từ ngày thứ Sáu vào lúc hoàng hôn (khoảng 6 giờ chiều). Mỗi tối thứ Sáu, người cha sùng đạo sẽ đặt tay lên con cái mình để ban phước cho chúng. Phong tục này có nguồn gốc từ những lời chúc của Jacob cho Ephraim và Manasseh (St 48). Là một Kitô hữu, bạn có thể làm theo các mô hình vai trò của Jacob và ban phước cho con cái bạn của bạn mỗi tuần trong suốt ngày Sabbath của Do Thái hoặc ngày Sabbath truyền thống của Kitô giáo.

Khi tôi còn là một đứa trẻ, có nhiều người đàn ông và phụ nữ tuyệt vời của Thiên Chúa đã phục vụ trong nhà thờ của cha tôi. Tôi đã luôn luôn ngưỡng mộ những chứng cứ tuyệt vời và những câu chuyện xây dựng đức tin của họ. Tôi cũng từng ngồi trong lều lớn và chứng kiến những người đàn ông của Thiên Chúa cầu nguyện cho những người đang cần đến Chúa và tôi vẫn có thể hồi tưởng lại được không khí vui vẻ ấy.

Khi các cá nhân này cầu nguyện cho chúng tôi, tôi đã được trải nghiệm trách nhiệm tinh thần và tình cảm, đến giờ tôi vẫn nhớ. Từ trời sẽ có một lời hồi đáp qua lời cầu nguyện, và sức mạnh tinh thần sẽ được giải phóng thông qua sức mạnh của chúc lành. Khi bạn đang ở trong sự hiện diện của những tôi tớ vĩ đại của Thiên Chúa và những người này sẽ mang sự hiện diện của Thiên Chúa đến cuộc sống của chúng ta, hãy yêu cầu họ cầu nguyện cho con của bạn vì Chúa Kitô làm cho tất cả các trẻ em mà Người gặp.

Hầu hết những người Kitô giáo đều biết đến câu: “Hãy dạy đứa trẻ đi con đường nó phải đi, để đến tuổi già, nó vẫn không lìa bỏ” (Cn 22,6). Theo quan niệm phương Tây, dạy dỗ trẻ bao gồm giảng dạy và chỉ bảo bằng lời cùng với sự sửa chữa khi cần thiết. Động từ dạy dỗ (train) trong tiếng Hebrew là từ chanak và ngày nay nó đã trở thành một phần của thuật ngữ Do Thái về học tập. Ngày nay từ chinuch có nghĩa là “giáo dục” và từ mekhanekh ám chỉ người giáo dục. Trong tiếng Hebrew, từ trẻ em là na’ar, từ này có thể đề cập đến những đứa trẻ trong khoảng giữa của trẻ con và trưởng thành.

Kinh Torah hướng dẫn cho các ông bố bà mẹ dạy lời Chúa cho con cháu của họ (Đnl 4,9; 6,7). Còn Kinh Talmud thì hé lộ vai trò của người cha trong việc dạy dỗ con trai của họ: “Người cha luôn được trói buộc vào sự tôn trọng của con trai họ, cắt bao quy đầu… dạy con trai họ Kinh Torah, lấy vợ cho chúng, và dạy cho chúng một cái nghề” (Kiddushin 29a). Thời Israel cổ đại, người đàn ông chính là người đứng đầu về mặt tâm linh trong gia đình và là chủ gia đình. Còn trong đền thờ, các linh mục sẽ là người làm chủ mặt tâm linh, đại diện cho toàn thể mọi người hàng ngày thực hiện các nghi lễ và hiến tế trong lề luật. Các nhà tiên tri đã dạy về những lời giảng được hé lộ của Thiên Chúa, tuyên bố lời chúc lành cho những ai vâng lời và cảnh báo những phán xét sẽ đến nếu dân tộc ruồng bỏ điều răn đạo đức và xã hội của Thiên Chúa. Những người cha Do Thái từ 12 bộ tộc đã nuôi dạy con cái họ tuân theo tất cả những điều răn của Thiên Chúa để đảm bảo sẽ tiếp tục được nhận ân huệ của Thiên Chúa. Việc dạy dỗ này bắt đầu từ khi đứa trẻ còn rất bé.

Theo quan điểm của người Do Thái, việc dạy dỗ trẻ em tốt hơn là dạy trẻ phân biệt đúng và sai. Mỗi đứa trẻ sinh ra đều có một tính cách khác nhau, đều là một món quà bí ẩn, và có khả năng khác nhau. Tất cả những tính cách và năng lực ấy đều là duy nhất vì đó là dấu chỉ cá nhân của đứa trẻ. Khi trẻ sơ sinh phát triển thành một đứa trẻ, từ trẻ em thành vị thành niên, từ vị thành niên thành người trưởng thành, bố mẹ đều nhận biết được khuynh hướng và sự ban tặng trong tính cách của đứa trẻ để khai thác những năng lực của chúng theo cách mà Thiên Chúa có thể và sẽ sử dụng đứa trẻ để thực hiện sứ mệnh giao phó.

Kinh Thánh đã nói với chúng ta:

Hãy lấy CHÚA làm niềm vui của bạn,

Người sẽ cho phỉ chí toại lòng

– Tv 37,4

Câu này sẽ được dịch như sau “những gì mà chúng ta mong muốn, Thiên Chúa sẽ cho chúng ta”. Chúng ta biết rằng Thiên Chúa luôn đáp lại những lời cầu xin và khẩn nguyện (Ga 14,13; 16,23). Tuy nhiên, cũng có một cách dịch khác của Thánh vịnh chương 37 câu 4 đó là “Thiên Chúa sẽ ban cho và đặt vào trái tim ta những khao khát cùng mong muốn, và Thiên Chúa sẽ giúp chúng ta thực hiện điều đó”. Những thanh niên Kitô giáo thường thỉnh cầu lời cầu nguyện với mong muốn ý Chúa được thực hiện trong cuộc sống của họ. Tôi trả lời họ bằng một câu hỏi: “Từ sâu thẳm tâm hồn, con thực sự muốn làm gì?” Sau khi nghe câu trả lời của họ, tôi đáp lại: “Vậy thì hãy chuẩn bị làm điều đó đi.”

Vấn đề của họ chính là “Họ sẽ làm gì nếu đó không phải là điều Thiên Chúa muốn.”

Câu trả lời là: “Bạn nghĩ ai cho bạn khao khát đang ngự trị trong trái tim bạn, những khao khát hướng đến một món quà hoặc một sự nghiệp đặc biệt. Chính Thiên Chúa đã cho bạn niềm khao khát đó và Người sẽ giúp bạn thực hiện điều này”. Những xu hướng này xuất hiện rất sớm trong cuộc sống và chi phối ngay từ khi còn nhỏ.

Thiên Chúa gọi Miền Đất Hứa là vùng đất đầy sữa tươi và mật ngọt, điều này để ám chỉ đến sự giàu có của miền đất và đó là một thành ngữ của người Do Thái về sự giàu có. Mishna Rabba nói rằng việc nghiên cứu Kinh Torah được so sánh với sữa tươi và mật ngọt vì từ ngữ trong đó còn ngọt hơn cả mật (Tv 19,10). Ông John Tông đồ cũng đã từng được ăn “mật ong dại” (Mc 1,6). Một trong những phong tục của người Ả Rập là bôi trái cây vào vòm miệng của đứa trẻ. Một nhà cải cách Tin Lành nổi tiếng thế kỷ XVI John Calvin đã đề cập đến một phong tục, đó là người Do Thái sẽ lấy mật ong và bôi vào vòm miệng của đứa trẻ mới sinh. Theo truyền thống Do Thái, ngày đầu tiên đứa trẻ đến trường sẽ được nhìn thấy một phiến đá có chép hai đoạn Kinh Thánh – sách Lêvi chương 1 câu 1 và sách Đệ nhị luật chương 33 câu 4, cùng với đó là các ký tự trong bảng chữ cái và câu nói: “Lề luật của Chúa là khuynh hướng của tôi”. Giáo viên sẽ đọc các từ trên phiến đá và trẻ em sẽ đọc lại những từ đó. Sau đó, phiến đá sẽ được bôi một lớp mật ong và giáo viên sẽ liếm mật ong trước mặt những đứa trẻ (Ed 3,3). Sau đó, mỗi đứa trẻ sẽ được phát những chiếc bánh ngọt có viết Kinh Thánh ở trên. Trong Kinh Torah có 613 điều răn mà người Do Thái phải vâng theo và các giáo trưởng không muốn những đứa trẻ xem lề luật của Chúa chỉ chứa đầy những lời cảnh báo và điều răn tiêu cực. Họ muốn tinh thần và trí tuệ mong manh dễ vỡ của những đứa trẻ sẽ lĩnh hội lề luật của Người thật ngọt ngào. Vì vậy, bài giảng minh họa này sẽ tạo ra ấn tượng lâu dài trong trí óc của những đứa trẻ.

Có một số phương pháp trong cách giáo dục của người Do Thái mà theo ý kiến cá nhân tôi, đó là những phương pháp rất hữu ích với trẻ nhỏ và các em trong lứa tuổi vị thành niên trong việc tiếp thu kiến thức. Mỗi phương pháp đều có tác dụng khác nhau và tôi chia các phương pháp này thành bốn nhóm. Đó là:

Trực quan: Kiến thức sẽ được tiếp thu qua những gì con trẻ nhìn thấy

Lặp đi lặp lại: Kiến thức được tiếp thu thông qua những thông tin, hành động được lặp đi lặp lại

Ca hát: Kiến thức được tiếp thu thông qua những giai điệu âm nhạc được lặp đi lặp lại

Âm nhạc: Kiến thức được tiếp thu thông qua những bài hát

Đạo Do Thái là tôn giáo sử dụng những đối tượng tôn giáo có thật và nhìn thấy để minh chứng cho niềm tin của người Do Thái. Ở Do Thái, nhà của họ được đánh dấu bằng một vật được gắn trên thanh dọc của khung cửa được gọi là mezuzah (Chương 8). Chính vì thế mà người Do Thái khi bước vào cửa nhà mình sẽ luôn tự nhắc nhở bản thân về sự tuân nghe theo lời Chúa và luôn nâng cao nhận thức cho gia đình về Kinh Torah. Những người đàn ông Do Thái cầu nguyện ở bức tường Western Wall ở Israel và trong các giáo đường trên khắp thế giới đều mặc một chiếc khăn choàng được thiết kế riêng cho những người cầu nguyện gọi là tallit. Chiếc khăn choàng là biểu tượng lịch sử đặc biệt và mang ý nghĩa biểu trưng phong phú. Những tua đường viền và ruy băng màu xanh được kết đặc biệt để trang trí vào bốn góc của khăn choàng mang một ý nghĩa tinh thần đặc biệt. Những trẻ em khi đến 13 tuổi sẽ được dùng chiếc khăn choàng tallit trong nghi lễ trưởng thành hoặc chiếc khăn cũng được dùng cho con rể vào ngày kết hôn. Người đàn ông Do Thái cũng thường đeo hộp tefillin, cũng được gọi là phylacteries. Đó là hai hộp bằng da màu đen có đính một miếng da dê nhỏ ở trên và chiếc hộp được gắn với một dây dài bằng da để quấn xung quanh cánh tay phải, bắt đầu từ các ngón tay và cánh tay. Chiếc hộp sẽ được đặt trên đỉnh đầu và đeo trong những lúc cầu nguyện. Quan niệm này dựa trên quan điểm mệnh lệnh phải ràng buộc trong lời Chúa: “Phải buộc những lời ấy vào tay làm dấu, mang trên trán làm phù hiệu” (Đnl 6,8).

Đối với người Do Thái, những đồ dùng mang tính tôn giáo này rất quan trọng với họ và nó làm cho họ trở thành một phần của “dân được Chúa chọn” (Đnl 7,6). Những ngày lễ trọng hàng năm cũng là những thông điệp được minh chứng. Trong Lễ Vượt qua, sẽ có một chiếc đĩa và bốn chén rượu được đặt trên bàn. Trong Lễ Bánh không men (matzot) sẽ nhắc nhở người Do Thái về cuộc trốn thoát nhanh chóng của họ khỏi Ai Cập. Hay maror (một loại thảo dược đắng) sẽ gợi nhớ về những cay đắng, gian khổ của họ khi là nô lệ. Hoặc một hỗn hợp gồm quả hạch, táo, cây quế và rượu được gọi là horoset sẽ biểu trưng cho vữa, hồ làm nên gạch ở Ai Cập. Những ống xương chân chim gợi nhớ về chiên con hiến tế được ăn trong đêm trước khi họ rời đi. Lễ Vượt qua là một thông điệp được minh chứng. Trong Lễ Hanukkah, một giá đỡ nến có chín nhánh (menorah) sẽ được thắp sáng trong suốt tám đêm liền. Mỗi tối, họ sẽ kể lại một câu chuyện thú vị về việc tẩy rửa đền thờ và sau đó là tặng quà cho những đứa trẻ. Trong khi những đứa trẻ chơi trò chơi thì cha mẹ chúng sẽ chuẩn bị những bữa ăn đặc biệt cho ngày trọng đại này. Một lần nữa, lịch sử còn có sức mạnh hơn cả lời nói – điều đó đã được chứng minh.

Chúa Giêsu đã sử dụng cách giáo dục trực quan trong phương pháp giảng dạy của Người. Những bài giảng của Người chủ yếu diễn ra ngoài trời. Khi kể câu chuyện ngụ ngôn về con cừu và con dê, lúa mì và cỏ dại cùng người đàn ông gieo hạt giống lời Người thì Người thường nói về những vật xung quanh Người. Khi đặt ra câu hỏi, Người thường đưa ra một câu trả lời minh chứng. Khi hỏi về những đứa trẻ, Người sẽ đặt đứa trẻ ra giữa đám đông. Khi hỏi về thuế, Người lại dùng một đồng xu để minh chứng cho điều luật của người nộp thuế (Mc 9,36; 12,13-17).

Nếu ta lặp đi lặp lại một thông tin bảy lần cho một người thì người đó có thể dễ dàng tiếp nhận thông tin. Khi Chúa Giêsu nói với đám đông, Người thường nói: “Một lần nữa, ta bảo thật các con…” (Mt 19,24). Trong Kinh Torah, Thiên Chúa thường nhắc nhở liên tục người Israel không được quên luật của Người khi họ tiến về Miền Đất Hứa (Đnl 4,9,23,31). Tất cả những đứa con của tôi đều học bảng chữ cái tiếng Anh bằng cách sử dụng các đoạn Kinh Thánh được bắt đầu bằng chữ cái trong bảng chữ cái như: A – (All – Tất cả) “Tất cả đều đã phạm tội và không thấy được sự vinh hiển của Thiên Chúa” (Rm 3,23), B – (Believe – Tin) “Hãy tin vào Chúa Giêsu, thì ông và cả nhà sẽ được cứu độ” (Cv 16,31)… Và tôi thực sự rất ngạc nhiên về tốc độ học thuộc bảng chữ cái Kinh Thánh của các con mình.

Khi Kinh Torah được đọc trong các giáo đường, một người điều khiển ca đoàn sẽ hát một lời cầu nguyện và ca một điệu trong Kinh Torah. Với người Hồi giáo, một ngày họ cũng nghe năm lần những lời cầu nguyện vang lên từ các nhà thờ Hồi giáo qua những bài ca và thánh vịnh. Những bài thánh vịnh này được hát rất độc đáo và khó đọc. Tôi có thể lấy mười dòng thơ, rồi đọc cho hàng trăm người và yêu cầu họ học và đọc lại trong vòng mười phút. Một số người có thể đọc lại được một cách suôn sẻ nhưng một số lại bị ngập ngừng, không nhớ hết. Nếu một đoạn thơ tương tự được phổ nhạc thì hầu hết mọi người có thể hát trong vòng mười phút. Ta hãy nhớ lại bài hát bảng chữ cái mà chúng ta học ở trường mầm non “A, B, C, D, E, F, G…”. Khi ta phổ nhạc và hát thì kiến thức sẽ rất dễ dàng được tiếp nhận. Tôi nghĩ rằng đó là do kiến thức sẽ vào tâm trí chúng ta trước, sau đó trở thành một phần của tinh thần nhưng âm nhạc lại tác động vào bên trong con người chúng ta trước rồi mới đến tâm trí. Âm nhạc đã đi vào bên trong con người, từ tâm linh trước, cũng như khi chúng ta thấy David chơi đàn thì thần khí xấu đã rời khỏi vua Saul(2)(1 Sm 16,23).

Âm nhạc và tiếng hát là một phần rất quan trọng trong việc thờ phụng của người Do Thái ngày nay. Kinh Torah đã ghi lại những bài ca chiến thắng của Moses (Xh 15) và một lời thánh ca tiên tri về cuộc đời rao giảng của Moses (Đnl 32). Kinh Thánh chỉ ra rằng Deborah và Barak đã hát khi thất bại ở Canaanites (Tl 5). David là một người gảy đàn xuất sắc và được gọi là “người gảy đàn ngọt ngào nhất Israel” (1 Sm 16,16-17). Hay vua Solomon đã viết hàng ngàn câu châm ngôn và 1005 bài ca (1 V 4,32). Nhà tạm của David là nơi con người thờ phụng khi đến với Thiên Chúa (1 Sb 15,1) và ngôi đền của Solomon cũng tràn ngập âm nhạc, lời ca với một trăm hai mươi người chơi đàn (2 Sb 5,12). Những vật dụng như kèn thổi, đàn gảy, đàn lia kết hợp với các nghi thức khác được thể hiện trong ngôi nhà của Thiên Chúa.

Khi ở Israel, tôi có nghe nói rằng việc lặp lại âm nhạc là phương pháp mà các nhà tiên tri cổ đại dạy cho các học trò của mình trong trường học tiên tri (2 V 2,3-7). Lớp học được chia làm hai nhóm, một nhóm hát Kinh Thánh và nhóm thứ hai lặp lại lời nhóm thứ nhất bằng việc hát các bài hát.

Ba nơi dành cho việc ca hát

Trong thời cổ đại Israel có ba nơi dành cho việc ca hát đó là: trong gia đình, trong giáo đường và ở các đền thờ. Nhà là nơi cầu nguyện hàng ngày, giáo đường là nơi tập trung, thờ phụng hàng tuần và đền thờ là nơi tập trung những người đàn ông trên 20 tuổi hành hương về Jerusalem ba lần một năm. Trong gia đình họ sẽ hát các bài hát như khi Chúa Giêsu hát với các môn đệ của mình sau bữa ăn tối (Mc 14,26). Trong giáo đường, trưởng ca đoàn sẽ dẫn lời hát như đọc kinh Toarh và trong các đền thờ, linh mục sẽ hướng dẫn ca đoàn hát lời cầu nguyện. Sau năm 70 SCN, bàn ăn tối của người Do Thái trở thành bàn thờ của đền thờ. Khi ngồi xuống bữa ăn, cả gia đình sẽ cùng hát bài hát (zimrot) để tái hiện lại hình ảnh ca đoàn trong các ngôi đền cổ.

Ông Paul đã đề cập rằng những tín hữu “Hãy lấy ca vịnh, thơ thánh, bài hát thiêng liêng mà đối đáp cùng nhau, và hết lòng hát mừng ngợi khen Chúa” (Ep 5,19). Thánh vịnh là những lời đi cùng với các dụng cụ âm nhạc, thánh ca là những bài ca ngợi ca Thiên Chúa, và những bài hát thiêng liêng là những bài hát về Chúa Thánh Thần trong lòng mỗi chúng ta. Trong Kinh Tân Ước đã chỉ ra ba nơi mà những bài ca này được cất lên. Đó là:

Trong gia đình: trong những thế kỷ đầu, việc thờ phụng được thực hiện ngay trong gia đình của các tín hữu. Đó là các nhà thờ đầu tiên.

Trong nhà thờ: những tín hữu đã tập trung lại với nhau hàng tuần để học Kinh Thánh và thờ phụng.

Trong đền thờ nước trời: vào năm 70 SCN, đền thờ của người Do Thái ở Jerusalem bị phá hủy, tuy nhiên John đã thấy một đền thờ nước trời với 24 người già và 140 người Do Thái trẻ từ 12 bộ lạc đang gảy đàn và hát bài hát mới (Kh 4,10; 14,1-3).

Những bài ca của người Do Thái chủ yếu về Thiên Chúa – sức mạnh của Người, quyền uy của Người, lòng thương xót của Người và khả năng của Người. Những bài hát dựa trên rất nhiều câu chuyện trong Kinh Torah và những lời tiên tri.

Điều đáng chú ý là việc cầu nguyện của người Do Thái là để tôn kính và thờ phụng Thiên Chúa hơn là để cầu xin Thiên Chúa cho những thứ họ cần. “Bài hát là sự nhận thức đúng đắn của người cầu nguyện Do Thái. Herchel nhận xét: “Chúng ta đừng hiểu sai bản chất của việc cầu nguyện, đặc biệt người Do Thái sùng đạo. Mục đích ban đầu của cầu nguyện không phải là cầu xin điều gì đó, chỉ đơn thuần là để ca hát, ca tụng Thiên Chúa. Bởi vì bản chất của cầu nguyện là bài hát nên con người không thể sống mà không ca hát.”

Tôi có giữ một số đĩa CD nhạc sách phúc âm trong nhà, trong xe và cả văn phòng làm việc. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi trẻ nhỏ nghe nhạc, chúng có thể nhận thức được một chút về kỹ năng máy tính như kỹ năng giải toán và câu đố nhanh hơn. Một số nghiên cứu khác lại chỉ ra rằng, nghe nhạc 30 phút mỗi ngày sẽ giúp ích cho quá trình lưu thông máu. Một số nghiên cứu còn cho thấy rằng, nghe nhạc cổ điển như nhạc Mozart có thể làm tăng chỉ số IQ cho trẻ nhỏ.

Sức mạnh của âm nhạc như những bài hát ca tụng hay những bài hát thiêng liêng không những soi sáng và nâng bước cho tâm hồn con người mà còn giúp tâm hồn cảm thấy nhẹ nhàng, thoải mái, giảm căng thẳng và áp lực. David đã chứng minh điều này khi ông gảy đàn thì đức vua Saul, người bị thần khí xấu, cảm thấy thoải mái, dễ chịu và thần khí xấu đã rời xa đức vua (1 Sm 16,23).

Thánh vịnh chương 90 câu 12 nói: “Cầu xin Chúa dạy chúng tôi biết đếm các ngày trong cuộc đời mình, cầu cho chúng tôi được lòng khôn ngoan”. Mọi sự sống đều quay theo một chu kỳ. Bốn chu kỳ của mặt trăng sẽ đánh dấu một tháng trên trái đất. Trái đất quay 365.25 ngày quanh mặt trời tạo nên một năm. Giống như một năm được chia làm bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông thì cuộc đời chúng ta cũng trải qua mùa xuân của tuổi trẻ, mùa hè của sự phát triển, mùa thu của sự trưởng thành và những ngày cuối đời sẽ là màu đông.

Mỗi chu kỳ trong cuộc sống của con người đều có một mức độ mới trong trách nhiệm về sự trưởng thành và tinh thần. Sự trưởng thành về mặt tinh thần không phải là bẩm sinh, mà được dạy dỗ từ những tấm gương, từ những chỉ dẫn của Thiên Chúa và từ việc cầu nguyện. Đây là lý do Thánh Peter đã viết các tín hữu nên: “Anh em hãy lớn lên trong ân sủng và trong sự hiểu biết Ðức Giêsu Kitô là Chúa và là Ðấng Cứu Ðộ chúng ta” (2 Pr 3,18)”.

Là Đấng Sáng Tạo nên Thiên Chúa biết rất rõ quy luật phát triển tâm lý, cảm xúc và thể chất của loài người. Người đã tạo ra khung thời gian chi tiết cho từng giai đoạn cuộc sống cụ thể, từ đó cho mỗi người cơ hội để học tập, trưởng thành và trải qua cấp độ mới của ân huệ và chúc lành. Người dự định loài người chúng ta sẽ ăn mừng và chúc tụng những giai đoạn cuộc sống này và xác nhận mỗi cá nhân trong đức tin và cho họ niềm tin cùng sự khuyến khích.

Việc dạy dỗ một đứa trẻ phải bắt đầu từ những năm tháng đầu đời. Những giai đoạn cuộc sống quan trọng của mỗi bé trai là lúc 8 ngày tuổi, 13 tuổi, 20 tuổi, 30 tuổi và khi lập gia đình là khoảng thời gian ý nghĩa để chúc mừng. Cuộc sống của con người chính là sự ca tụng và chúc mừng kể từ lúc được sinh ra cho đến khi lìa xa cõi đời.

Các tín hữu cần phải hiểu được ý nghĩa của các giai đoạn cuộc sống quan trọng và những nghi lễ đặc biệt, biết được tầm quan trọng của khoảng thời gian đó.

Với những người không phải đạo Do Thái, ngoài vấn đề sức khỏe thì không có bất cứ yêu cầu nào về việc phải cắt bao quy đầu cho con trai của họ. Tuy nhiên, 8 ngày sau khi bé trai chào đời được xem là thời gian đặc biệt và thời gian giá trị này nên được dâng cho Chúa. Và gia đình sẽ chuẩn bị một bữa ăn để bạn bè, gia đình và người thân cùng tận hưởng chúc mừng.

Khi chúng ta làm theo những khuôn mẫu của người Do Thái, thì đứa trẻ cần được dâng tiến sau khi chúng được 30 ngày tuổi. Khoảng thời gian này, trẻ sơ sinh đang thích nghi dần với thế giới và lắng nghe tiếng nói của những người khác.

Đây có thể xem là độ tuổi của trách nhiệm và việc tôn vinh đứa trẻ bước vào giai đoạn này– tuổi của trách nhiệm với lời ca tụng là rất quan trọng. Và đây là giai đoạn không còn những kiểu thái độ như “Bây giờ chỉ có mình con thôi… Đến lúc để lớn rồi đây… Con không còn là một đứa trẻ…” Vào ngày này, những ông bố bà mẹ Kitô giáo có thể chuẩn bị bữa ăn và lễ chúc mừng đặc biệt tại nhà hoặc đặt một phòng riêng cho gia đình và bạn bè cùng tham dự nghi lễ chúc mừng.

Bố và mẹ sẽ công nhận đứa trẻ trước mọi người nhưng không làm chúng cảm thấy xấu hổ (Vì lúc này chúng đã là thanh thiếu niên rồi).

Tặng chúng một cuốn Kinh Thánh đặc biệt để tôn vinh chúng bước vào giai đoạn người lớn.

Tặng chúng một vật (có thể có chữ ký) của người mà chúng ngưỡng mộ nhất.

Một người đứng đầu về mặt tâm linh mà chúng yêu thích và ngưỡng mộ sẽ tặng chúng lời cầu nguyện xin những ân huệ của Chúa sẽ ở với chúng.

Bắt đầu đối xử với chúng với sự tôn trọng và cho chúng tự chịu trách nhiệm với mọi việc trước đây chưa từng làm.

Tuổi 20 – tuổi của sự trưởng thành mới. Lúc này chúng không còn là thanh thiếu niên nữa mà bước vào giai đoạn mới của những lựa chọn và quyết định cảm xúc cùng trí tuệ.

Làm chủ một sự kiện của con gái cho một cô gái.

Làm chủ một sự kiện của con trai cho một cậu con trai.

Nếu một người đã kết hôn, thì giai đoạn này là giai đoạn quan trọng của sự trưởng thành trong cuộc sống của người đàn ông hay phụ nữ. Mọi người đều có thể nhớ đến cảm xúc khi bước sang tuổi 30. Với nhiều người, tuổi 30 khiến họ cảm thấy mình già hơn. Nhưng thay vì những “thời gian phiền muộn”, chúng ta nên nhớ rằng cộng đoàn của Chúa Giêsu đã không ra đời – hay người ta cũng không trở thành linh mục trong đền thờ cho đến khi 30 tuổi. Tuổi 30 thực ra là một thời gian tuyệt vời!

Hầu hết những cặp đôi Kitô giáo chuẩn bị kết hôn đều có những phong tục và truyền thống của riêng họ để chúc mừng ngày trọng đại này. Ngày nay, ở Do Thái, nhiều cặp đôi còn nhờ các giáo trưởng thực hiện một lời chúc phúc đặc biệt cho họ trong lễ cưới. Một vài người khác thì yêu cầu lời chúc phúc của linh mục nằm trong sách Dân số chương 6 câu 24-26 để chúc phúc cho cặp đôi – câu này vẫn thường được chúc phúc cho những người ở Israel:

Nguyện Ðức Chúa chúc lành và gìn giữ anh (em)!

Nguyện Ðức Chúa tươi nét mặt nhìn đến anh (em) và rủ lòng thương anh (em)!

Nguyện Ðức Chúa ghé mắt nhìn và ban bình an cho anh (em)!

Các tín hữu phải luôn chúc tụng và ca ngợi cuộc sống, từ khi còn trong bụng mẹ cho đến khi lìa đời, từ lúc còn là một đứa trẻ cho đến khi chúng ta đi vào cõi vĩnh hằng và đến với ngôi nhà đời đời của chúng ta trên nước trời. Điều này có thể được nói rằng “Ðối với CHÚA thật là đắt giá, cái chết của những ai trung hiếu với Người” (Tv 116,15).

Bình luận