Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Chúng Ta Thoát Thai Từ Đâu ?

Chương 2: “Đôi mắt thống kê trung bình”. Các lộ trình di cư của loài người trên trái đất.

Tác giả: Ernst Muldashev

Ở chương trên tôi có nói có thể nghiên cứu chủng tộc loài người nhờ hình học nhãn khoa.

Vấn đề về sự xuất hiện các chủng tộc người thật lý thú. Thật vậy, vì sao con người sống ở các miền khác nhau của hành tinh chúng ta lại không giống nhau ? Liệu có qui luật ngoại hình con người thay đổi tùy thuộc vào khu vực sinh sống không ? Trung tâm phát sinh loài người nằm ở đâu ? Chúng ta có nguồn gốc từ đâu ?

Nhiều học giả đã cố gắng tìm lời giải đáp cho các câu hỏi đó. Người thì chứng minh con người có nguồn gốc thần thánh (các nhà duy tâm), người thì bảo từ khỉ sinh ra (các nhà duy vật theo học thuyết Đác-Uyn). Trong nhóm thứ hai có các nhà bác học cho rằng các chủng tộc người khác nhau xuất thân từ các loài khỉ khác nhau.

“Đôi mắt thống kê trung bình”

Đi tìm lời giải cho câu hỏi đã nêu ra, chúng tôi đã tính được “đôi mắt thống kê trung bình” trong số tất cả chủng tộc nhân loại. Hằng số của giác mạc đã cho phép chúng tôi tính được các thông số hình học nhãn khoa với những con số tuyệt đối.

Khi kết thúc công việc tính toán, chúng tôi sửng sốt : “đôi mắt thống kê trung bình” hoàn toàn rõ ràng là thuộc chủng người Tây Tạng !

– “Nhẽ nào Nhi-cô-lai Rê-rích có lý !”. Tôi kêu lên.

Từ nhỏ tôi đã sùng kính Nh. Rê-rích và coi ông là thần tượng của nền khoa học nước Nga. Vào các năm 1925-1935, ông đã tiến hành vài chuyến thám hiểm Tây Tạng và Hi-ma-lay-a, kết quả ra đời giả thuyết cho rằng loài người xuất hiện ở Tây Tạng và từ đó tỏa ra khắp trái đất. Nh. Rê-rích chỉ ra điều đó khi ông đang nghiên cứu các sự kiện lịch sử và tôn giáo.

Khi chúng tôi phân tích toán học con mắt của các chủng tộc khác nhau trên thế giới thì các thông số hình học nhãn khoa trung bình lại rơi vào chủng tộc Tây Tạng. Ngẫu nhiên chăng ? Liệu ở đây có sự tương tự trực tiếp không ? …

Như vậy là, sau khi tách ra bốn rễ chúng tôi đã sắp xếp được tất cả các chủng tộc nhân loại thuộc tất cả các rễ đó theo mức độ xấp xỉ toán học của mắt với “đôi mắt thống kê trung bình”. Chúng tôi đã có một hệ thống cân đối.

Tiếp theo, chúng tôi đặt ảnh chụp các chủng tộc người trên thế giới vào địa điểm cư trú lịch sử của học và nối chúng với nhau theo đúng tính xấp xỉ toán học của mắt theo bốn rễ nêu trên. Vậy là chúng tôi có hình học nhãn khoa sơ đồ di cư của loài người trên trái đất.

Các lộ trình di cư của loài người trên trái đất

Theo số liệu hình học nhãn khoa loài người xuất hiện ở Tây Tạng và tỏa ra khắp thế giới theo bốn hướng chính :

+Lộ trình A: Xi-bi-ri -> Châu Mỹ -> Niu-di-lân

+Lộ trình B: Thái Lan -> In-đô-nê-xi-a -> Châu Úc

+Lộ trình C: Pa-mia -> Châu Phi

+Lộ trình D: Cáp-ca-dơ -> Châu Âu -> Ai-xlen

Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc hay là sự thống nhất các dân tộc

Đối với những người bình thường, từ “chủng tộc” thường mang ý nghĩa xấu, vì gợi người ta nhớ lại chủ nghĩa phân biệt chủng tộc Giéc-manh và cuộc chiến do bọn phát xít gây ra nhằm phục vụ tư tưởng đó. Tôi xin nhắc lại lần nữa khái niệm “chủng tộc A-ri-ăng” không đúng đắn, bởi lẽ toàn bộ nền văn minh của nhân loại chúng ta đều gọi là nền văn mình A-ri-ăng (trước chúng ta đã tồn tại cac nền văn minh của người Át-lan và người Lê-mu-ri), Hít-le và các tư tưởng gia trước hắn đã lấy tên gọi nền văn minh của toàn thể chúng ta ngày nay gán cho một dân tộc (người Đức) như thể muốn nhấn mạnh vai trò tuyệt đối của người Giéc-manh.

Song từ ngữ “chủng tộc” là khái niệm nhân chủng sinh học, đâu phải khái niệm chính trị. Ở đây không có sự tương thích giữa loại chủng tộc với năng lực trí tuệ và khả năng kinh doanh của con người. Hơn nữa, các phép tính hình học nhãn khoa đã cho thấy sự phụ thuộc chặt chẽ trong sự biến đổi của mắt theo 4 con đường di cư từ Tây Tạng của loài người, không còn chỗ cho riêng bất cứ chủng tộc nào. Đồng thời cũng không thể cho rằng, những chủng tộc cuối cùng của mỗi lộ trình di cư là chủng tộc phát triển nhất. Xin hãy so sánh hai lộ trình di cư D và B – chủng tộc Bắc nằm ở cuối lộ trình D có trình độ phát triển cao và chủng tộc Úc bán khai ở cuối lộ trình B.

Theo tôi, mức độ phát triển của các chủng tộc không phụ thuộc vào dấu hiệu nhân chủng sinh học mà do bối cảnh họ đã có những thủ lĩnh thông minh, nhân hậu và sáng suốt có khả năng dẫn dắt dân tộc mình trên con đường tiến bộ và tạo dựng các điều kiện (ví dụ như nền dân chủ) để duy trì khởi điểm tiến bộ trong tương lai. …

Như vậy, theo tôi, trình độ phát triển của một dân tộc do tính chất phát triển lịch sử quyết định: chủng tộc nào càng bước lâu trên con đường tiến bộ thì chủng tộc đó càng phát triển và ngược lại. Không thể có trạng thái ổn định trong một thời gian dài. Ổn định lâu dần sẽ tụt hậu. Chúa Trời đã tạo ra con người như một khởi nguyên không ngừng phát triển, như vậy, con người đã được định sẵn phải tiến bộ. Trong trường hợp ngược lại sẽ thái hóa và hóa hoang.

Trong số các tìm tòi và giả thuyết loại này, các nghiên cứu hình học nhãn khoa cho thấy, loài người có một nguồn gốc duy nhất, sinh ra từ gen của một ông tổ và một bà tổ. Xuất hiện ở Tây Tạng, loài người đã tỏa ra khắp trái đất. Bởi lẽ đó, loài người đồng nhất về mặt sinh học và gen, người này là anh em hoặc chị em của người kia.

Ở chương trên tôi có nói có thể nghiên cứu chủng tộc loài người nhờ hình học nhãn khoa.

Vấn đề về sự xuất hiện các chủng tộc người thật lý thú. Thật vậy, vì sao con người sống ở các miền khác nhau của hành tinh chúng ta lại không giống nhau ? Liệu có qui luật ngoại hình con người thay đổi tùy thuộc vào khu vực sinh sống không ? Trung tâm phát sinh loài người nằm ở đâu ? Chúng ta có nguồn gốc từ đâu ?

Nhiều học giả đã cố gắng tìm lời giải đáp cho các câu hỏi đó. Người thì chứng minh con người có nguồn gốc thần thánh (các nhà duy tâm), người thì bảo từ khỉ sinh ra (các nhà duy vật theo học thuyết Đác-Uyn). Trong nhóm thứ hai có các nhà bác học cho rằng các chủng tộc người khác nhau xuất thân từ các loài khỉ khác nhau.

“Đôi mắt thống kê trung bình”

Đi tìm lời giải cho câu hỏi đã nêu ra, chúng tôi đã tính được “đôi mắt thống kê trung bình” trong số tất cả chủng tộc nhân loại. Hằng số của giác mạc đã cho phép chúng tôi tính được các thông số hình học nhãn khoa với những con số tuyệt đối.

Khi kết thúc công việc tính toán, chúng tôi sửng sốt : “đôi mắt thống kê trung bình” hoàn toàn rõ ràng là thuộc chủng người Tây Tạng !

– “Nhẽ nào Nhi-cô-lai Rê-rích có lý !”. Tôi kêu lên.

Từ nhỏ tôi đã sùng kính Nh. Rê-rích và coi ông là thần tượng của nền khoa học nước Nga. Vào các năm 1925-1935, ông đã tiến hành vài chuyến thám hiểm Tây Tạng và Hi-ma-lay-a, kết quả ra đời giả thuyết cho rằng loài người xuất hiện ở Tây Tạng và từ đó tỏa ra khắp trái đất. Nh. Rê-rích chỉ ra điều đó khi ông đang nghiên cứu các sự kiện lịch sử và tôn giáo.

Khi chúng tôi phân tích toán học con mắt của các chủng tộc khác nhau trên thế giới thì các thông số hình học nhãn khoa trung bình lại rơi vào chủng tộc Tây Tạng. Ngẫu nhiên chăng ? Liệu ở đây có sự tương tự trực tiếp không ? …

Như vậy là, sau khi tách ra bốn rễ chúng tôi đã sắp xếp được tất cả các chủng tộc nhân loại thuộc tất cả các rễ đó theo mức độ xấp xỉ toán học của mắt với “đôi mắt thống kê trung bình”. Chúng tôi đã có một hệ thống cân đối.

Tiếp theo, chúng tôi đặt ảnh chụp các chủng tộc người trên thế giới vào địa điểm cư trú lịch sử của học và nối chúng với nhau theo đúng tính xấp xỉ toán học của mắt theo bốn rễ nêu trên. Vậy là chúng tôi có hình học nhãn khoa sơ đồ di cư của loài người trên trái đất.

Các lộ trình di cư của loài người trên trái đất

Theo số liệu hình học nhãn khoa loài người xuất hiện ở Tây Tạng và tỏa ra khắp thế giới theo bốn hướng chính :

+Lộ trình A: Xi-bi-ri -> Châu Mỹ -> Niu-di-lân

+Lộ trình B: Thái Lan -> In-đô-nê-xi-a -> Châu Úc

+Lộ trình C: Pa-mia -> Châu Phi

+Lộ trình D: Cáp-ca-dơ -> Châu Âu -> Ai-xlen

Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc hay là sự thống nhất các dân tộc

Đối với những người bình thường, từ “chủng tộc” thường mang ý nghĩa xấu, vì gợi người ta nhớ lại chủ nghĩa phân biệt chủng tộc Giéc-manh và cuộc chiến do bọn phát xít gây ra nhằm phục vụ tư tưởng đó. Tôi xin nhắc lại lần nữa khái niệm “chủng tộc A-ri-ăng” không đúng đắn, bởi lẽ toàn bộ nền văn minh của nhân loại chúng ta đều gọi là nền văn mình A-ri-ăng (trước chúng ta đã tồn tại cac nền văn minh của người Át-lan và người Lê-mu-ri), Hít-le và các tư tưởng gia trước hắn đã lấy tên gọi nền văn minh của toàn thể chúng ta ngày nay gán cho một dân tộc (người Đức) như thể muốn nhấn mạnh vai trò tuyệt đối của người Giéc-manh.

Song từ ngữ “chủng tộc” là khái niệm nhân chủng sinh học, đâu phải khái niệm chính trị. Ở đây không có sự tương thích giữa loại chủng tộc với năng lực trí tuệ và khả năng kinh doanh của con người. Hơn nữa, các phép tính hình học nhãn khoa đã cho thấy sự phụ thuộc chặt chẽ trong sự biến đổi của mắt theo 4 con đường di cư từ Tây Tạng của loài người, không còn chỗ cho riêng bất cứ chủng tộc nào. Đồng thời cũng không thể cho rằng, những chủng tộc cuối cùng của mỗi lộ trình di cư là chủng tộc phát triển nhất. Xin hãy so sánh hai lộ trình di cư D và B – chủng tộc Bắc nằm ở cuối lộ trình D có trình độ phát triển cao và chủng tộc Úc bán khai ở cuối lộ trình B.

Theo tôi, mức độ phát triển của các chủng tộc không phụ thuộc vào dấu hiệu nhân chủng sinh học mà do bối cảnh họ đã có những thủ lĩnh thông minh, nhân hậu và sáng suốt có khả năng dẫn dắt dân tộc mình trên con đường tiến bộ và tạo dựng các điều kiện (ví dụ như nền dân chủ) để duy trì khởi điểm tiến bộ trong tương lai. …

Như vậy, theo tôi, trình độ phát triển của một dân tộc do tính chất phát triển lịch sử quyết định: chủng tộc nào càng bước lâu trên con đường tiến bộ thì chủng tộc đó càng phát triển và ngược lại. Không thể có trạng thái ổn định trong một thời gian dài. Ổn định lâu dần sẽ tụt hậu. Chúa Trời đã tạo ra con người như một khởi nguyên không ngừng phát triển, như vậy, con người đã được định sẵn phải tiến bộ. Trong trường hợp ngược lại sẽ thái hóa và hóa hoang.

Trong số các tìm tòi và giả thuyết loại này, các nghiên cứu hình học nhãn khoa cho thấy, loài người có một nguồn gốc duy nhất, sinh ra từ gen của một ông tổ và một bà tổ. Xuất hiện ở Tây Tạng, loài người đã tỏa ra khắp trái đất. Bởi lẽ đó, loài người đồng nhất về mặt sinh học và gen, người này là anh em hoặc chị em của người kia.

Bình luận
720
× sticky