Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Chúng Ta Thoát Thai Từ Đâu ?

Chương 3: Lại Chuyện Về “Con Mắt Thứ Ba”.

Tác giả: Ernst Muldashev

– “Đạo Phật”,- tôi bắt đầu kể,- “chia mắt thành 5 loại :

1. Mắt bằng xương bằng thịt (fleshly eye), tức hai con mắt bình thường của chúng ta.

2. Mắt tiên tri (divine eye), tức con mắt có thể nhìn xa trông rộng. Nói cách khác, có thể sử dụng con mắt này để nhìn vào Trường thông tin toàn thể và kết quả là có thể dự đoán điều gì đó.

3. Con mắt anh minh (wishdom eye), tức con mắt giúp ta nhìn vào phần hồn của chính mình và phân tích để nhận ra chân lý : sự sống trước hết là tâm hồn chứ không phải thể xác của bạn.

4. Cặp mắt của Dhamma (Dhamma eye), tức cặp mắt giúp thực hiện giáo lý của Đức Phật, mà theo tôi có thể hiểu là khả năng lĩnh hội học thuyết của Đức Phật vốn rất phức tạp.

5. Đôi mắt của Phật (Buddha eye), tức đôi mắt của bậc Thầy. Tôi nghĩ có thể hiểu đó là cặp mắt của con người được bí truyền kinh nghiệm của các nền văn minh trước đây.

– “Sao, con người có thể cùng một lúc có năm con mắt ư ?” – cô gái I-xra-en hỏi.

– “Theo tôi, “con mắt” trong đạo Phật được hiểu là khả năng cảm nhận và phân tích các trạng thái nội tâm”.

– “Vậy Đức Phật có đôi mắt như thế nào ?” – cô gái I-xra-en chưa chịu im

– “Theo như một học giả lớn của Tây Tạng (ngài Minh) cho biết, thì chỉ Đức Phật mới có “con mắt thứ ba”, ở người thường con mắt này kém phát triển. Nhưng “con mắt thứ ba” không bao giờ giống con mắt, ngay của Đức Phật cũng vậy. Nhưng người ta biết có con mắt đó, vì ở vùng trán của ngài từng đợt phát ra tia sáng. Nhờ tia sáng này, Đức Phật đã tập hợp mọi người đến nghe ngài thuyết giáo. Tia phát ra từ trán Đức Phật có thể có năm màu : trắng, xanh lam, xanh lục, vàng, đỏ”.

– “Ôi, kỳ lạ quá”, – cô gái I-xra-en nói.

– “Cậu “Nga mới” sau khi nghe Va-len-chi-a dịch liền hỏi.

– “Trên trán Đức Phật có nguồn ánh sáng à ?”

– “Theo tôi, đó là hiệu quả biến đổi tâm năng thành năng lượng ánh sang”,- Va-lê-ri Lô-ban-cốp đáp,- “có lẽ mọi người đã nghe nói đến thuật điều khiển từ xa, dùng năng lượng có thể di chuyển, chẳng hạn cái cốc trên bàn. Tựa như vậy, năng lượng tinh thần có thể cho hiệu quả ánh sáng.”

– “Xin ông kể tỉ mỉ về “con mắt thứ ba”. Dù sao thì tôi đến đây cũng là để phát triển con mắt đó,”- cô gái Ai-len nài nỉ.

– “Con mắt thứ ba” là một bộ phận của não bộ”,- Va-lê-ri Lô-ban-cốp kể. – “Nếu não tháo lơi các trường xoắn của tâm hồn thì “con mắt thứ ba” điều chỉnh phần cấu thành tâm hồn sang tần số của các trường xoắn. Có thể nói tới ba chức năng của “con mắt thứ ba” :

– Chức năng trí tuệ, tức điều chỉnh sang tần số liên lạc với Đấng Trí Tôn. Hình như các Bậc được bí truyền (ví dụ như E-lê-na Bờ-la-vát-cai-a) đã sử dụng “con mắt thứ ba” phát triển của họ và có thể tự điều chỉnh sang các tần số của Trường thông tin toàn thể.

– Chức năng tham thiền, tức điều chỉnh sang tần số có cấp độ khác nhau của các trường xoắn của chính tâm hồn mình. Được biết, có 112 kiểu tham thiền, có nghĩa là phải có sự điều chỉnh riêng phù hợp với tần số của mỗi kiểu.

– Chức năng thị giác bên trong, tức điều chỉnh sang tần số các trường xoắn của các cơ quan khác nhau, kết quả là có thể nhìn thấy bộ phận cơ thể và các căn bệnh của chúng.

– “Ở trẻ em, “con mắt thứ ba” tồn tại như một cơ quan thô sơ, đó là kỷ niệm về “con mắt thứ ba” đã phát triển ở những người thuộc các nền văn minh trước đây”,- Va-lê-ri tiếp tục kể,- “các vị hãy nhớ lại tư liệu thư tịch Hy Lạp và La Mã cổ đại kể rằng, người Át-lan chỉ nhìn mà có thể di chuyển những khối đá khổng lồ. Hiểu như thế nào đây ? Bằng “con mắt thứ ba” của mình, họ có thể tự điều chỉnh sang tần số các trường của đá và tháo lơi các trường xoắn, sao cho chúng ngăn cản lực hấp dẫn. Lúc đó, khối đá như thể nhẹ đi, còn sau khi thay đổi hướng tháo lơi các trường xoắn của đá có thể di chuyển chúng”.

– “Để giải đáp câu hỏi “con mắt thứ ba” đã phát triển và thái hóa như thế nào cần phải biết lịch sử phát triển các chủng tộc loài người. Sách báo nói về vấn đề này chủ yếu như nhau cả, chỉ có E-lê-na Bờ-la-vát-cai-a trong cuốn “Học thuyết bí ẩn” là nói rõ hơn cả. Với E-lê-na Bờ-la-vát-cai-a khái niệm “chủng tộc loài người” được hiểu không phải là các dân tộc mà là các nền văn minh. Chẳng hạn chủng tộc thứ Nhất đó là nền văn minh của những con người trên trái đất. Trong cuốn sách đề cập nguồn kiến thức của mình, bà viết như thể có ai đó đọc cho bà ghi. Bà hoàn toàn tin rằng, thông qua bà, Đấng Trí Tôn đã chuyển cho người ngày nay các dữ liệu về lịch sử phát triển loài người trên trái đất. Tôi không có cơ sở để không tin bà, bởi những gì bà đã viết trong cuốn sách của bà trùng khớp với các và thông tin khoa học. Đây là một công trình cơ bản nhất. Bờ-la-vát-cai-a viết rằng, trước chúng ta, trên trái đất có bốn chủng tộc người. Chủng tộc chúng ta là thứ Năm.

– “Như vậy là trên trái đất, theo Bờ-la-vát-cai-a đã có năm chủng tộc người, chúng ta là thứ Năm”,- tôi nói tiếp.- “Sự sống trên trái đất xuất hiện do vật chất cô đặc mấy triệu năm về trước. Con người, động vật và thực vật xuất hiện đồng thời”. Chủng tộc sau có nguồn gốc từ chủng tộc trước :

+ Chủng tộc người đầu tiên, gọi là “tự sinh” đã xuất hiện trên trái đất dưới dạng những thể nhẹ nhàng do thế giới tâm linh tức thế giới của năng lượng tinh thần cô đặc. Đó những người giống như thiên thần, có thể dễ dàng đi qua tường và các vật rắn khác. Trông họ như các hình hài không xương thịt, tự phát sáng như ánh trăng và có chiều cao 40 – 50 mét. Vật thể mềm mại nguyên sinh của con người thuộc chủng tộc thứ Nhất được cấu tạo không bằng thứ vật chất như của người trần mắt thịt chúng ta, nó có tính sóng nhiều hơn. Họ là những người một mắt; chức năng con mắt duy nhất này lại thuộc cái tương tự “con mắt thứ ba” đảm nhiệm việc liên hệ từ xa với thế giới xung quanh và Đấng Trí Tôn. Người chủng tộc đầu tiên sinh sản vô tính, bằng cách phân chia và đâm chồi. Họ không có ngôn ngữ, giao tiếp bằng cách “truyền ý nghĩ”. Họ có thể sống ở mọi nhiệt độ.

+ Chủng tộc thứ Hai, gọi là “người không xương”, xuất hiện thay thế chủng tộc đầu tiên. Những người này cũng giống ma, nhưng đặc hơn chủng tộc thứ Nhất. Họ cũng chỉ có một mắt và giao tiếp bằng cách truyền ý nghĩ. Người chủng tộc thứ Hai vàng óng ánh. Sinh sản bằng cách đâm chồi và hình thành bào tử, nhưng cuối giai đoạn sống của chủng tộc người thứ Hai xuất hiện người ái nam, ái nữ tức là người đàn ông và người đàn bà ở trong cùng một thân thể.

+ Chủng tộc người thứ Ba, gọi là “Lê-mu-ri”, thay thế chủng tộc người thứ Hai, chia thành Lê-mu-ri sơ kỳ và Lê-mu-ri hậu kỳ.

Người Lê-mu-ri sơ kỳ cao đến 20 mét và thể xác của họ đặc hơn nhiều nên không thể gọi như ma được nữa. Họ có xương. Người lưỡng giới này tích lũy dần các dấu hiệu nam tính, trường hợp khác dấu hiệu nữ tính, kết quả là có sự phân chia giới và xuất hiện sinh sản sinh dục. Người Lê-mu-ri có hai mặt và bốn tay. Hai mắt ở phía trước, “con mắt thứ ba” ở đằng sau như thể họ có hai bộ mặt vậy. Hai tay “phục dịch” phần trước thân thể, hai tay “phục dịch” phần sau. Hai con mắt phía trước có chức năng thị giác, mắt sau chủ yếu là thị giác tinh thần. Họ có màu vàng óng ánh. Giao tiếp bằng cách truyền ý nghĩ.

Lê-mu-ri hậu kỳ hoặc Lê-mu-ri – Át-lan là những người phát triển cao hơn cả trên trái đất, có trình độ công nghệ rất cao. Ví dụ công trình của họ có thể bao gồm tượng Nhân sư ở Ai Cập, khu phế tích khổng lồ Xô-lu-bê-ri (nước Anh), một số tượng ở Nam Mỹ, v.v… Chiều cao người Lê-mu-ri hậu kỳ là 7-8 mét. Họ có hai mắt và hai tay. “Con mắt thứ ba” tụt vào trong sọ. Nước da có màu vàng hoặc đỏ. Họ nói thứ tiếng đơn âm mà hiện nay dân chúng vùng Đông-Nam của trái đất vẫn sử dụng. E. Bờ-la-vát-cai-a cho rằng con cháu của người Lê-mu-ri hậu kỳ là thổ dân đầu phẳng của Châu Úc, họ đã sống sót và phát triển theo hướng hoang hóa trên lục địa Úc biệt lập từ thời xa xưa.

+ Chủng tộc thứ Tư là người Át-lan. Người Át-lan có hai mắt thể chất, còn “con mắt thứ ba” nằm sâu trong sọ, nhưng hoạt động tốt. Họ có hai tay. Cao 3 – 4 mét, nhưng đến cuối giai đoạn sinh tồn của người Át-lan, họ nhỏ đi. Một bộ phận người Át-lan có màu da vàng, một bộ phận màu đen, một bộ phận nâu và một bộ phận màu đỏ. Vào các thời kỳ cuối cư dân Át-lan-tích phần lớn là người Át-lan da vàng và da đen, họ đánh nhau thường xuyên. Ban đầu họ nói thứ tiếng ngưng kết, hiện giờ một vài bộ lạc thổ dân Nam Mỹ vẫn dùng. Sau này phát triển dần thành ngôn ngữ biến hình tức ngôn ngữ phát triển cao, là cơ sở của các ngôn ngữ hiện đại. Ngôn ngữ biến hình của người Át-lan là gốc gác của tiếng Phạn bây giờ là ngôn ngữ thần bí của các Bậc được bí truyền.

Nền văn minh của người Át-lan khá cao. Họ tiếp nhận kinh nghiệm bằng cách nhập vào Trường thông tin toàn thể, họ biết thôi miên từ xa, truyền ý nghĩ qua khoảng cách, có thể tác động lên lực hấp dẫn, có các thiết bị bay (vi-ma-na), xây dựng các ngẫu tượng bằng đá trên đảo Pát-khi, kim tự tháp Ai Cập và nhiều đài kỷ niệm thời cổ đại thần bí khác.

+ Chủng tộc người thứ Năm, tức chủng tộc chúng ta, trong thư tịch thần bí gọi là chủng tộc A-ri-ăng, xuất hiện khi vẫn còn người Át-lan hậu kỳ. Một bộ phận lớn chủng tộc thứ Năm trở nên hoang dã và không thể sử dụng kinh nghiệm của người Át-lan để tự phát triển. Người chủng tộc thứ Năm ban đầu cao đến 2 – 3 mét, sau nhỏ

dần. “Con mắt thứ ba” hoàn toàn không còn chức năng gì, kết quả là mất liên lạc với Trường thông tin toàn thể và không thể sử dụng được những kinh nghiệm thu nhận được từ đó. Người chủng tộc thứ Năm dần dần có ngoại hình của người ngày nay. …

– “Vậy là hai chủng tộc đầu tiên (người một mắt)”, – tôi nói tiếp,- “chỉ có cái mà ta gọi là “con mắt thứ ba” và chỉ sử dụng mỗi cái đó trong cuộc sống. Chủng tộc thứ Ba (có hai mặt) ngoài “con mắt thứ ba” ở sau gáy còn có hai mắt thể chất phía trước được dùng để nhìn thế giới vật thể và hỗ trợ “con mắt thứ ba”. Ở người chủng tộc thứ Tư (người Át-lan), “con mắt thứ ba” tụt vào trong sọ nhưng chức năng vẫn còn.. Đến chủng tộc thứ Năm (chúng ta), “con mắt thứ ba” còn lại là cơ quan thô sơ gọi là đầu xương. Nhưng có xu hướng là chủng tộc chúng ta lại phát triển “con mắt thứ ba”. Người Át-lan khi cảm thấy “con mắt thứ ba” thái hóa đã cố kích thích nhân tạo. Còn chúng ta bây giờ cũng có trường lớp dạy tham thiền, mà như chúng ta biết, chính là để phát triển chức năng của “con mắt thứ ba”. Và chị đến đây cũng là để tăng cường hoạt động của “con mắt thứ ba” của mình”,- tôi nói và nhìn sang cô gái người Ai-len.

– “Tại sao lại gọi là “con mắt thứ ba”, nếu nó nằm trong sọ ? “– cô gái Ai-len hỏi.

– “Các nhà giải phẫu thấy rằng, trong quá trình phát triển phôi, “con mắt thứ ba” đã hình thành theo đúng kiểu con mắt”.

Chuyện đó rõ quá, vì hai chủng tộc đầu tiên chỉ có mỗi một mắt, chính con mắt mà chúng ta gọi là “thứ ba” đấy. E. Bờ-la-vát-cai-a cũng đã chỉ ra điều đó. Tâm linh phát triển càng cao thì đầu xương, vốn là “con mắt thứ ba”, càng phát triển.

– “Đạo Phật”,- tôi bắt đầu kể,- “chia mắt thành 5 loại :

1. Mắt bằng xương bằng thịt (fleshly eye), tức hai con mắt bình thường của chúng ta.

2. Mắt tiên tri (divine eye), tức con mắt có thể nhìn xa trông rộng. Nói cách khác, có thể sử dụng con mắt này để nhìn vào Trường thông tin toàn thể và kết quả là có thể dự đoán điều gì đó.

3. Con mắt anh minh (wishdom eye), tức con mắt giúp ta nhìn vào phần hồn của chính mình và phân tích để nhận ra chân lý : sự sống trước hết là tâm hồn chứ không phải thể xác của bạn.

4. Cặp mắt của Dhamma (Dhamma eye), tức cặp mắt giúp thực hiện giáo lý của Đức Phật, mà theo tôi có thể hiểu là khả năng lĩnh hội học thuyết của Đức Phật vốn rất phức tạp.

5. Đôi mắt của Phật (Buddha eye), tức đôi mắt của bậc Thầy. Tôi nghĩ có thể hiểu đó là cặp mắt của con người được bí truyền kinh nghiệm của các nền văn minh trước đây.

– “Sao, con người có thể cùng một lúc có năm con mắt ư ?” – cô gái I-xra-en hỏi.

– “Theo tôi, “con mắt” trong đạo Phật được hiểu là khả năng cảm nhận và phân tích các trạng thái nội tâm”.

– “Vậy Đức Phật có đôi mắt như thế nào ?” – cô gái I-xra-en chưa chịu im

– “Theo như một học giả lớn của Tây Tạng (ngài Minh) cho biết, thì chỉ Đức Phật mới có “con mắt thứ ba”, ở người thường con mắt này kém phát triển. Nhưng “con mắt thứ ba” không bao giờ giống con mắt, ngay của Đức Phật cũng vậy. Nhưng người ta biết có con mắt đó, vì ở vùng trán của ngài từng đợt phát ra tia sáng. Nhờ tia sáng này, Đức Phật đã tập hợp mọi người đến nghe ngài thuyết giáo. Tia phát ra từ trán Đức Phật có thể có năm màu : trắng, xanh lam, xanh lục, vàng, đỏ”.

– “Ôi, kỳ lạ quá”, – cô gái I-xra-en nói.

– “Cậu “Nga mới” sau khi nghe Va-len-chi-a dịch liền hỏi.

– “Trên trán Đức Phật có nguồn ánh sáng à ?”

– “Theo tôi, đó là hiệu quả biến đổi tâm năng thành năng lượng ánh sang”,- Va-lê-ri Lô-ban-cốp đáp,- “có lẽ mọi người đã nghe nói đến thuật điều khiển từ xa, dùng năng lượng có thể di chuyển, chẳng hạn cái cốc trên bàn. Tựa như vậy, năng lượng tinh thần có thể cho hiệu quả ánh sáng.”

– “Xin ông kể tỉ mỉ về “con mắt thứ ba”. Dù sao thì tôi đến đây cũng là để phát triển con mắt đó,”- cô gái Ai-len nài nỉ.

– “Con mắt thứ ba” là một bộ phận của não bộ”,- Va-lê-ri Lô-ban-cốp kể. – “Nếu não tháo lơi các trường xoắn của tâm hồn thì “con mắt thứ ba” điều chỉnh phần cấu thành tâm hồn sang tần số của các trường xoắn. Có thể nói tới ba chức năng của “con mắt thứ ba” :

– Chức năng trí tuệ, tức điều chỉnh sang tần số liên lạc với Đấng Trí Tôn. Hình như các Bậc được bí truyền (ví dụ như E-lê-na Bờ-la-vát-cai-a) đã sử dụng “con mắt thứ ba” phát triển của họ và có thể tự điều chỉnh sang các tần số của Trường thông tin toàn thể.

– Chức năng tham thiền, tức điều chỉnh sang tần số có cấp độ khác nhau của các trường xoắn của chính tâm hồn mình. Được biết, có 112 kiểu tham thiền, có nghĩa là phải có sự điều chỉnh riêng phù hợp với tần số của mỗi kiểu.

– Chức năng thị giác bên trong, tức điều chỉnh sang tần số các trường xoắn của các cơ quan khác nhau, kết quả là có thể nhìn thấy bộ phận cơ thể và các căn bệnh của chúng.

– “Ở trẻ em, “con mắt thứ ba” tồn tại như một cơ quan thô sơ, đó là kỷ niệm về “con mắt thứ ba” đã phát triển ở những người thuộc các nền văn minh trước đây”,- Va-lê-ri tiếp tục kể,- “các vị hãy nhớ lại tư liệu thư tịch Hy Lạp và La Mã cổ đại kể rằng, người Át-lan chỉ nhìn mà có thể di chuyển những khối đá khổng lồ. Hiểu như thế nào đây ? Bằng “con mắt thứ ba” của mình, họ có thể tự điều chỉnh sang tần số các trường của đá và tháo lơi các trường xoắn, sao cho chúng ngăn cản lực hấp dẫn. Lúc đó, khối đá như thể nhẹ đi, còn sau khi thay đổi hướng tháo lơi các trường xoắn của đá có thể di chuyển chúng”.

– “Để giải đáp câu hỏi “con mắt thứ ba” đã phát triển và thái hóa như thế nào cần phải biết lịch sử phát triển các chủng tộc loài người. Sách báo nói về vấn đề này chủ yếu như nhau cả, chỉ có E-lê-na Bờ-la-vát-cai-a trong cuốn “Học thuyết bí ẩn” là nói rõ hơn cả. Với E-lê-na Bờ-la-vát-cai-a khái niệm “chủng tộc loài người” được hiểu không phải là các dân tộc mà là các nền văn minh. Chẳng hạn chủng tộc thứ Nhất đó là nền văn minh của những con người trên trái đất. Trong cuốn sách đề cập nguồn kiến thức của mình, bà viết như thể có ai đó đọc cho bà ghi. Bà hoàn toàn tin rằng, thông qua bà, Đấng Trí Tôn đã chuyển cho người ngày nay các dữ liệu về lịch sử phát triển loài người trên trái đất. Tôi không có cơ sở để không tin bà, bởi những gì bà đã viết trong cuốn sách của bà trùng khớp với các và thông tin khoa học. Đây là một công trình cơ bản nhất. Bờ-la-vát-cai-a viết rằng, trước chúng ta, trên trái đất có bốn chủng tộc người. Chủng tộc chúng ta là thứ Năm.

– “Như vậy là trên trái đất, theo Bờ-la-vát-cai-a đã có năm chủng tộc người, chúng ta là thứ Năm”,- tôi nói tiếp.- “Sự sống trên trái đất xuất hiện do vật chất cô đặc mấy triệu năm về trước. Con người, động vật và thực vật xuất hiện đồng thời”. Chủng tộc sau có nguồn gốc từ chủng tộc trước :

+ Chủng tộc người đầu tiên, gọi là “tự sinh” đã xuất hiện trên trái đất dưới dạng những thể nhẹ nhàng do thế giới tâm linh tức thế giới của năng lượng tinh thần cô đặc. Đó những người giống như thiên thần, có thể dễ dàng đi qua tường và các vật rắn khác. Trông họ như các hình hài không xương thịt, tự phát sáng như ánh trăng và có chiều cao 40 – 50 mét. Vật thể mềm mại nguyên sinh của con người thuộc chủng tộc thứ Nhất được cấu tạo không bằng thứ vật chất như của người trần mắt thịt chúng ta, nó có tính sóng nhiều hơn. Họ là những người một mắt; chức năng con mắt duy nhất này lại thuộc cái tương tự “con mắt thứ ba” đảm nhiệm việc liên hệ từ xa với thế giới xung quanh và Đấng Trí Tôn. Người chủng tộc đầu tiên sinh sản vô tính, bằng cách phân chia và đâm chồi. Họ không có ngôn ngữ, giao tiếp bằng cách “truyền ý nghĩ”. Họ có thể sống ở mọi nhiệt độ.

+ Chủng tộc thứ Hai, gọi là “người không xương”, xuất hiện thay thế chủng tộc đầu tiên. Những người này cũng giống ma, nhưng đặc hơn chủng tộc thứ Nhất. Họ cũng chỉ có một mắt và giao tiếp bằng cách truyền ý nghĩ. Người chủng tộc thứ Hai vàng óng ánh. Sinh sản bằng cách đâm chồi và hình thành bào tử, nhưng cuối giai đoạn sống của chủng tộc người thứ Hai xuất hiện người ái nam, ái nữ tức là người đàn ông và người đàn bà ở trong cùng một thân thể.

+ Chủng tộc người thứ Ba, gọi là “Lê-mu-ri”, thay thế chủng tộc người thứ Hai, chia thành Lê-mu-ri sơ kỳ và Lê-mu-ri hậu kỳ.

Người Lê-mu-ri sơ kỳ cao đến 20 mét và thể xác của họ đặc hơn nhiều nên không thể gọi như ma được nữa. Họ có xương. Người lưỡng giới này tích lũy dần các dấu hiệu nam tính, trường hợp khác dấu hiệu nữ tính, kết quả là có sự phân chia giới và xuất hiện sinh sản sinh dục. Người Lê-mu-ri có hai mặt và bốn tay. Hai mắt ở phía trước, “con mắt thứ ba” ở đằng sau như thể họ có hai bộ mặt vậy. Hai tay “phục dịch” phần trước thân thể, hai tay “phục dịch” phần sau. Hai con mắt phía trước có chức năng thị giác, mắt sau chủ yếu là thị giác tinh thần. Họ có màu vàng óng ánh. Giao tiếp bằng cách truyền ý nghĩ.

Lê-mu-ri hậu kỳ hoặc Lê-mu-ri – Át-lan là những người phát triển cao hơn cả trên trái đất, có trình độ công nghệ rất cao. Ví dụ công trình của họ có thể bao gồm tượng Nhân sư ở Ai Cập, khu phế tích khổng lồ Xô-lu-bê-ri (nước Anh), một số tượng ở Nam Mỹ, v.v… Chiều cao người Lê-mu-ri hậu kỳ là 7-8 mét. Họ có hai mắt và hai tay. “Con mắt thứ ba” tụt vào trong sọ. Nước da có màu vàng hoặc đỏ. Họ nói thứ tiếng đơn âm mà hiện nay dân chúng vùng Đông-Nam của trái đất vẫn sử dụng. E. Bờ-la-vát-cai-a cho rằng con cháu của người Lê-mu-ri hậu kỳ là thổ dân đầu phẳng của Châu Úc, họ đã sống sót và phát triển theo hướng hoang hóa trên lục địa Úc biệt lập từ thời xa xưa.

+ Chủng tộc thứ Tư là người Át-lan. Người Át-lan có hai mắt thể chất, còn “con mắt thứ ba” nằm sâu trong sọ, nhưng hoạt động tốt. Họ có hai tay. Cao 3 – 4 mét, nhưng đến cuối giai đoạn sinh tồn của người Át-lan, họ nhỏ đi. Một bộ phận người Át-lan có màu da vàng, một bộ phận màu đen, một bộ phận nâu và một bộ phận màu đỏ. Vào các thời kỳ cuối cư dân Át-lan-tích phần lớn là người Át-lan da vàng và da đen, họ đánh nhau thường xuyên. Ban đầu họ nói thứ tiếng ngưng kết, hiện giờ một vài bộ lạc thổ dân Nam Mỹ vẫn dùng. Sau này phát triển dần thành ngôn ngữ biến hình tức ngôn ngữ phát triển cao, là cơ sở của các ngôn ngữ hiện đại. Ngôn ngữ biến hình của người Át-lan là gốc gác của tiếng Phạn bây giờ là ngôn ngữ thần bí của các Bậc được bí truyền.

Nền văn minh của người Át-lan khá cao. Họ tiếp nhận kinh nghiệm bằng cách nhập vào Trường thông tin toàn thể, họ biết thôi miên từ xa, truyền ý nghĩ qua khoảng cách, có thể tác động lên lực hấp dẫn, có các thiết bị bay (vi-ma-na), xây dựng các ngẫu tượng bằng đá trên đảo Pát-khi, kim tự tháp Ai Cập và nhiều đài kỷ niệm thời cổ đại thần bí khác.

+ Chủng tộc người thứ Năm, tức chủng tộc chúng ta, trong thư tịch thần bí gọi là chủng tộc A-ri-ăng, xuất hiện khi vẫn còn người Át-lan hậu kỳ. Một bộ phận lớn chủng tộc thứ Năm trở nên hoang dã và không thể sử dụng kinh nghiệm của người Át-lan để tự phát triển. Người chủng tộc thứ Năm ban đầu cao đến 2 – 3 mét, sau nhỏ

dần. “Con mắt thứ ba” hoàn toàn không còn chức năng gì, kết quả là mất liên lạc với Trường thông tin toàn thể và không thể sử dụng được những kinh nghiệm thu nhận được từ đó. Người chủng tộc thứ Năm dần dần có ngoại hình của người ngày nay. …

– “Vậy là hai chủng tộc đầu tiên (người một mắt)”, – tôi nói tiếp,- “chỉ có cái mà ta gọi là “con mắt thứ ba” và chỉ sử dụng mỗi cái đó trong cuộc sống. Chủng tộc thứ Ba (có hai mặt) ngoài “con mắt thứ ba” ở sau gáy còn có hai mắt thể chất phía trước được dùng để nhìn thế giới vật thể và hỗ trợ “con mắt thứ ba”. Ở người chủng tộc thứ Tư (người Át-lan), “con mắt thứ ba” tụt vào trong sọ nhưng chức năng vẫn còn.. Đến chủng tộc thứ Năm (chúng ta), “con mắt thứ ba” còn lại là cơ quan thô sơ gọi là đầu xương. Nhưng có xu hướng là chủng tộc chúng ta lại phát triển “con mắt thứ ba”. Người Át-lan khi cảm thấy “con mắt thứ ba” thái hóa đã cố kích thích nhân tạo. Còn chúng ta bây giờ cũng có trường lớp dạy tham thiền, mà như chúng ta biết, chính là để phát triển chức năng của “con mắt thứ ba”. Và chị đến đây cũng là để tăng cường hoạt động của “con mắt thứ ba” của mình”,- tôi nói và nhìn sang cô gái người Ai-len.

– “Tại sao lại gọi là “con mắt thứ ba”, nếu nó nằm trong sọ ? “– cô gái Ai-len hỏi.

– “Các nhà giải phẫu thấy rằng, trong quá trình phát triển phôi, “con mắt thứ ba” đã hình thành theo đúng kiểu con mắt”.

Chuyện đó rõ quá, vì hai chủng tộc đầu tiên chỉ có mỗi một mắt, chính con mắt mà chúng ta gọi là “thứ ba” đấy. E. Bờ-la-vát-cai-a cũng đã chỉ ra điều đó. Tâm linh phát triển càng cao thì đầu xương, vốn là “con mắt thứ ba”, càng phát triển.

Bình luận
720
× sticky