Chúng tôi đi tiếp đến thành phố Am-rít-ca của Ấn Độ để gặp đạo sư Đa-ram Rát-giê Bờ-khát-chi. Khi còn ở trường Tổng hợp Đê-li, chúng tôi đã nghe nói về ngài, nhiều học giả-lịch sử gia và các nhà hoạt động tôn giáo khuyên chúng tôi nên gặp ngài. Con người này có chức sắc tôn giáo cao : Swami, không trụ trì đạo viện nào mà lại dành cuộc đời mình cho việc nghiên cứu tín ngưỡng phương Đông. Đó là một hiện tượng thật hiếm, không phải lãnh tụ tôn giáo mà là một nhà bác học được nhận một tước vị tôn giáo cao như vậy. Đạo sư Đa-ram đã nghiên cứu trên 700 cuốn thư tịch cổ đại, nói được vài ngoại ngữ, trong đó có tiếng Phạn, viết nhiều sách, rất nổi tiếng trong giới tín ngưỡng và giới học giả, là công dân danh dự của thành phố. …
Thầy Đa-ram nhỏ bé, ngoại hình khó bảo là đẹp được. Dưới cặp mắt rủ xuống là hai con mắt to và sâu. Thật là không tương ứng: một tâm hồn lớn lao, mạnh mẽ được nhiều người nhắc tới và một tướng mạo xấu xí.
Nhưng vừa cất tiếng nói về vai trò của khoa học tôn giáo khuôn mặt ngài linh hoạt hẳn: cặp mắt long lanh tỏa ra sự ấm áp và hồn hậu, nét mặt sinh động, nụ cười mở rộng và xởi lởi.
…
– “Vai trò của khoa học tôn giáo không được đánh giá đúng mức trên thế giới”- Thầy Đa-ram nói,- “Tôn giáo là kinh nghiệm của các nền văn minh trước đây, những nền văn minh phát triển hơn. Sự kém cỏi của nền văn minh chúng ta không cho phép nhận thức đầy đủ các kinh nghiệm tôn giáo, bởi thế, tôn giáo bắt buộc mọi người phải thuộc các định đề tôn giáo vì sự phát triển tích cực của xã hội. Nếu với trình độ hiện nay của khoa học, phần thể xác có thể được nghiên cứu khá tốt, thì chưa có những phương pháp nghiên cứu phần tâm hồn, đo đạc năng lượng tinh thần, mà không còn nghi ngờ gì nữa, là nó có mãnh lực to lớn. Trong các công trình của mình tôi cố gắng liên kết kinh nghiệm tôn giáo với tri thức hiện đại, tôi rán sức để tôn giáo trở thành đối tượng nghiên cứu, chứ không phải niềm tin mù quáng. Trong lĩnh vực này còn biết bao điều bí mật”.
…
Tôi trình bày nội dung giả thuyết của chúng tôi
…
– “Trực cảm đó là tinh hoa trí tuệ. Phép logic: đó là phương pháp chủ yếu trong khoa học. Nhưng ngay toán học kết hợp với logic học có thể cho phép nhìn sâu vào bên trong, thậm chí vào tâm hồn”,-Thầy Đa-ram cắt ngang.
Trình bày xong, tôi đưa thầy Đa-ram xem bức vẽ người Át-lan giả thuyết.
Thầy nhìn bức hình rồi ngước nhìn chúng tôi và nói to:
– ‘Xô-ma-chi”
– “Cái gì vậy, thưa Thầy ?”
– “Các vị tìm thấy thân xác người đó trong núi phải không ?”,- như không nghe tôi nói, thầy Đa-ram hỏi.
– “Không, thưa Thầy”.
– “Dưới biển ?”
– “Không, thưa Thầy”.
– “Vậy thì ở đâu ?”
– “Chúng tôi không tìm thấy xác nào cả. Bức hình này là kết quả phân tích con mắt được vẽ trên đền chùa Tây Tạng bằng hình học nhãn khoa.”
– “Không phải tất cả đều đúng”,-thầy Đa-ram thốt lên.
– “Xô-ma-chi nghĩa là gì, thưa Thầy ?”
– “Xin các vị nhìn bức vẽ của các vị. Mắt của người này nửa nhắm, nửa mở, người này như nửa sống, nửa chết. Xô-ma-chi là khi thân tôi bất động như đá, như thể chết rồi, nhưng tôi lại vẫn sống. Một thân xác bất động như đá, nhưng còn sự sống”.
– “Thế ra các lạt ma Tây Tạng đã vẽ trên các đền chùa hai con mắt của đại diện nền văn minh trước đây trong tư thế định phải không, thưa Thầy ?”,- tôi hỏi
– “Vâng”,-thầy Đa-ram đáp
– “Do đâu các lại ma Tây Tạng lại có thông tin về tính chất con mắt của người thuộc nền văn minh trước đây ?”
– “Họ đã nhìn thấy những người đó”.
– “Ở đâu, thưa Thầy ?”
– “Trong núi”
– “Khi nào, thưa Thầy ?”
– “Cách đây không lâu lắm !”
– “Xin Thầy cho biết cụ thể hơn về Xô-ma-chi”
– “Tôi xin kể một chuyện lịch sử. Năm 1893, Thầy Ra-ma Cờ-ri-sơ-na ở Ben-ga-li lập trường yoga dạy nhập xô-ma-chi. Một hôm sau khi đã mời bác sĩ đến chứng kiến, Ra-ma Cờ-ri-sơ-na nhập xô-ma-chi. Khám xét thân thể Ra-ma Cờ-ri-sơ-na, vị bác sĩ thấy Thầy đã chết và hạ bút ký giấy báo tử. Sau đó Ra-ma Cờ-ri-sơ-na sống lại. Sau này ngành y đã nhiều lần tiến hành khám nghiệm những người trong trạng thái xô-ma-chi và thấy: mạch, điện tâm đồ, điện não đồ không đo được, thân nhiệt hạ. Rất nhiều trường hợp con người ta ở trạng thái xô-ma-chi vài năm lại tái sinh. Sự xuất hiện của họ đã làm những người xung quanh ngạc nhiên và hoảng sợ”.
– “Xô-ma-chi có phải là giấc ngủ lịm không, thưa Thầy ?”
– “Không phải. Khi ngủ lịm, não vẫn hoạt động, vẫn có quá trình trao đổi chất. Ở trạng thái xô-ma-chi, cơ thể bất động như đá”.
– “Phải hiểu trạng thái bất động như đá là như thế nào, thưa Thầy ?”,- tôi hỏi
– “Thân xác trở nên rắn và lạnh không tự nhiên. Tư thế người chết cũng cứng hơn cơ thể sống, nhưng thân thể ở trạng thái xô-ma-chi cứng hơn nhiều. Nói một cách hình tượng: rắn như đá vậy”.
– “Xin Thầy giải thích rõ hơn”.
– “Trạng thái bất động như đá (stone-still stale) là thuật ngữ đã được giới khoa học nghiên cứu hiện tượng xô-ma-chi thừa nhận. Dĩ nhiên không phải xương thịt người ta biến thành đá tự nhiên, chỉ là thân thể trở nên rất rắn” – thầy Đa-ram đáp
– “Nhờ đâu mà thân thể ở trạng thái xô-ma-chi lại hóa rắn như vậy, thưa Thầy?”
– “Do trao đổi chất trong người hạ xuống điểm không”.
…
– “Đó là một cơ chế đặc biệt và được vận hành thông qua nước của cơ thể”- đạo sư Đa-ram đáp
– “Cơ thể ở trạng thái xô-ma-chi có bị vi khuẩn tác động không, thưa Thầy?”
– “Gần như không bị tác động. Nhưng tốt nhất chọn những nơi sạch sẽ”.
– “Nhiệt độ tác động như thế nào đối với cơ thể trong trạng thái xô-ma-chi”.
– “Tốt hơn hết là nhiệt độ lạnh”.
– “Cần tác động như thế nào đến nước của cơ thể để hạ trao đổi chất xuống điểm không, thưa Thầy ?”
– “Thông qua sinh trường bằng cách tham thiền”- Thầy Đa-ram đáp,- “Sinh trường và nước trong cơ thể đi đôi với nhau. Nhưng con người phải học cách thiền hiệu quả tới mức làm cho sinh trường tác động lên nước của cơ thể và qua nước lên quá trình trao đổi chất. Xô-ma-chi là hình thái nhập định cao nhất. Không phải ai tham thiền cũng đạt được định và không phải người nào học được cách nhập định rồi đều có thể đạt được trạng thái xô-ma-chi, khi mà thể xác có thể được bảo toàn trong nhiều năm”.
– “Thế chuyện gì sẽ xảy ra với phần linh hồn trong trạng thái xô-ma-chi ?”
– “Trong học thuyết về xô-ma-chi có thuật ngữ “OBE” (Out of Body Experience) có nghĩa là “kinh nghiệm ngoài thân xác”, người ta có thể quan sát thân thể mình từ ngoài. Ở trạng thái xô-ma-chi phần linh hồn ở ngoài, dường như bên cạnh thân xác. Con người có thể tiếp tục sự sống sau khi thể xác đã rơi vào trạng thái như bị ướp khô, rồi lại quay về đó. Nhờ xô-ma-chi có thể hiểu được sự sống của linh hồn; bạn thấy được thể xác mình trong thực tại, một thân thể bất động và dường như đã chết, song bạn cảm nhận thấy mình đang sống. Trong trạng thái xô-ma-chi con người hiểu rằng có thể sống không cần đến phần xác”.
– “Nghĩa là vai trò của xô-ma-chi một mặt cho thấy khả năng sống không cần tới thể xác, mặt khác khả năng bảo toàn thi thể trong nhiều năm. Nói một cách có hình tượng : thể xác còn dùng được”- tôi nói
– “Thể xác có thể được bảo toàn hàng trăm, hàng nghìn và thậm chí hàng triệu năm”-đạo sư Đa-ram đáp.
– “Lạ thật”,- tôi thốt lên,- “vậy ra xô-ma-chi có thể là trạng thái cứu hộ con người khi gặp các tai biến và hiểm nguy, kể cả thảm họa toàn cầu. Việc bảo toàn thân thể con người trong trạng thái xô-ma-chi có thể là một sự hứa hẹn thiết lập Quỹ gen nhân loại, đúng thế không, thưa Thầy ?”
…
– “Liệu có cần bảo toàn thân thể con người trong trường hợp thảm họa toàn cầu không, thưa Thầy ?”
– “Cũng không được giảm nhẹ vai trò của phần xác, như thái độ của một vài tôn giáo. Thân thể con người đã được tạo nên qua một quá trình tiến hóa lâu dài. Việc gì phải đi lại chặng đường đó từ đầu, bảo quản thân thể ở trạng thái xô-ma-chi có phải dễ hơn không ?”- thầy Đa-ram đáp
…
– “Thế phần linh hồn ở đâu, thưa Thầy ?”
– “Linh hồn trong dân gian gọi là tim. Nhưng tim chỉ là cái bơm. Còn “tim-linh hồn” nằm ở khu vực rốn.
-Trong y học có khái niệm “người thực vật” nghĩa là tim vẫn hoạt động, vẫn diễn ra quá trình trao đổi chất, nhưng con người lại bất tỉnh nhân sự. Liệu thế có nghĩa là linh hồn không muốn quay lại với cái thể xác đó, hoặc thể xác đó bị hủy hoại quá mức ?”-tôi hỏi
– “Vâng, về nguyên tắc, thể xác có thể sống không cần linh hồn, nhưng như vậy sẽ là “người thực vật”. Nếu hồn quay lại với thể xác thì lúc đó mới là người”.
– “Vậy quan hệ tương hỗ giữa thể xác và hồn là như thế nào, thưa Thầy ?”
– “Nếu hồn ở ngoài thể xác trong trạng thái xô-ma-chi, thì thân thể vẫn ở trạng thái bất động như đá. Nếu hồn trở lại thể xác, thì con người ra khỏi trạng thái xô-ma-chi và sống lại năm, mười, một trăm, một nghìn, nhiều nghìn và triệu năm sau đó”- thầy Đa-ram đáp.
– “Ai phái hồn nhập vào thể xác, thưa Thầy ?”
– “Đấng Trí Tôn. Ở trạng thái xô-ma-chi rất có lợi vì con người biết được một đời sống khác: đời sống của linh hồn, kinh nghiệm được vai trò của Đấng Trí Tôn và sau khi hồn nhập lại vào thể xác, con người có tâm hơn, không hiếu chiến. Nếu mọi người ở trạng thái xô-ma-chi nhiều hơn thì hòa bình trên thế gian sẽ được gìn giữ”.
– “Linh hồn là gì, thưa Thầy ?”
– “Linh hồn là một phần năng lượng vũ trụ và nó nằm trong một không gian được vạch riêng. Năng lượng linh hồn đó là năng lượng ở ngoài êlectron và proton. Nhưng tâm năng mạnh mẽ vô cùng, nó có khả năng tác động lên lực hấp dẫn. Năng lượng của nhiều tâm có một sức mạnh lớn lao. Có tâm năng tích cực và tâm năng tiêu cực, chúng gắn liền với nhau. Tâm năng có thể sáng tạo và có thể tàn phá. Hít-le đã tích lũy tâm năng tiêu cực và nó đã đưa đến hủy diệt con người, chiến tranh. Cái ác và cái thiện song hành. Tâm năng tiêu cực có thể thu hút các đối tượng phá phách của vũ trụ, tác động lên thiên nhiên. Bởi vậy, cùng với xung đột và chiến tranh khá thường xuyên xảy ra động đất, rơi thiên thạch”…
– “Nói có hình tượng, tâm năng thu hút các đối tượng vũ trụ giống như chớp hình cầu bị điện hút, phải không, thưa Thầy ?”- Vê-nhê Ga-pha-rốp hỏi
– “Nói một cách hình tượng thì đúng như vậy. Song ở đây còn có tác động của các quy luật tự nhiên khác”- đạo sư Đa-ram đáp
– “Hay nhỉ”.
– “Các vị bắt đầu nghiên cứu từ con mắt”- thầy Đa-ram nói tiếp,- “và tất nhiên các vị biết rằng, con mắt là tấm gương phản chiếu tâm hồn. Chúng ta nói chuyện với nhau không chỉ bằng ngôn ngữ, mà cả bằng mắt, vì con mắt là cửa sổ mở vào tâm hồn. Thị giác lọt ngay vào tâm hồn, bởi thị giác là cảm giác chủ yếu của chúng ta. Xin các vị so sánh : cự li của thị giác : nhiều kilomet, cự li của thính giác : nhiều mét, lưỡi và các ngón tay hoạt động thông qua giao tiếp. Người mù thiệt thòi rất nhiều, không chỉ trong đời sống thể chất, mà cả đời sống tinh thần”.
– “Điều đó có nghĩa là tâm năng tác động qua mắt ?”- tôi hỏi
– “Vâng, ngoài ra trong các nghiên cứu về mắt của các vị tôi nhận thấy một điểm cực kỳ quan trọng, đó là kích thước giác mạc là số không đổi cho mọi người. Điều đó trùng khớp với kinh nghiệm tôn giáo và minh chứng rằng, Thượng Đế đã ban phát cho mọi người những cơ hội tự thể hiện mình như nhau”.
– “Ý Thầy hay đấy”…
– “Chính giác mạc là cái cửa sổ, hồn tự thể hiện qua đó. Tôi xin có lời khuyên các vị nghiên cứu tâm năng kỹ hơn nữa, chẳng hạn đo năng lượng đó, khi nó đang ra khỏi mắt. Các vị hãy sử dụng các thành tựu mới nhất của vật lý học”- đạo sư Đa-ram nói.
Câu chuyện tiếp theo với ngài đạo sư Đa-ram chuyển sang các nền văn minh trước đây.
– “Trên trái đất đã có 22 nền văn minh”- đạo sư Đa-ram vào đề ngay,- “Đúng là các nền văn minh đã đạt trình độ công nghệ có hàm lượng chất xám cao và tự tiêu vong. Nạn tự hủy diệt diễn ra hoặc ở dạng xung đột toàn cầu hoặc là hệ quả của thảm họa vũ trụ do tác động của tâm năng tiêu cực gây ra. Sau các thảm họa toàn cầu, khí hậu trên trái đất thay đổi. Và chỉ cần khí hậu trên trái đất trở nên thuận tiện cho sự sống loài người lại xuất hiện dưới dạng nền văn minh mới, nó phát triển, đạt trình độ công nghệ có hàm lượng chất xám cao và lại tự hủy diệt”.
– “Tiếc thay, kinh nghiệm mà các nền văn minh trước đây tích lũy được cũng bị tiêu hủy theo”- tôi nói.
– “Không đâu, kinh nghiệm đã không bị hủy diệt. Những kinh nghiệm tích cực đã nhập vào Đấng Trí Tôn (nghĩa là Trường Thông tin toàn thể- tác giả). Những người có thể tiếp cận với Đấng Trí Tôn, ví như các Thầy hoặc bà Bờ-la-vát-cai-a của các vị có khả năng nhập vào các kinh nghiệm đó. Kinh nghiệm của các nền văn minh trước khác hẳn kinh nghiệm ngày nay của chúng ta. Kinh nghiệm của chúng ta đã bị vật chất hóa tột bậc”.
– “Vậy ngài nghĩ có thể nhập vào Kinh nghiệm cao cả không ?”
– “Có, nhập được”- đạo sư Đa-ram trả lời rành rọt.
– “Xin ngài kể chúng tôi nghe về nền văn minh của người Át-lan cận kề chúng ta”.
– “Nền văn minh đó rất phát triển. Nó đã bị chìm xuống đáy biển. Khí hậu thời đó rất ấm và ẩm. Trái đất gồm toàn đảo. Thực vật khác hẳn. Nhiều cây cối mọc dưới nước. Bầu trời màu đỏ. Họ có thể tác động lên lực hấp dẫn, họ có những thiết bị bay kỳ diệu. Họ nắm được tâm năng có hướng. Đó là một trong các nền văn minh phát triển trên trái đất. Tiếc thay nền văn minh đó đã tích lũy năng lượng tâm thần tiêu cực. Kết quả đã xảy ra thảm họa vũ trụ. Trái đất thay đổi trục quay, một đợt sóng biển khổng lồ tràn qua trái đất cuốn trôi các đô thị và dìm chết loài người”.
– “Chúng ta có nguồn gốc từ người Át-lan phải không, thưa Thầy ?”
– “Đúng, chúng ta thoát thai từ người Át-lan”- đạo sư Đa-ram đáp,- “người Át-lan có thể bảo toàn thân thể mình ở trạng thái xô-ma-chi trên Himalaya : phần cao nhất của thế giới, trong thời gian xảy ra đại hồng thủy, sóng biển đã không lên tới nơi. Sau này khi nước đã rút và điều kiện trên trái đất lại khá thuận tiện cho sự sống các linh hồn lại quay lại với thân xác người Át-lan và thế là họ lại bắt đầu sống trở lại, gieo hạt giống nền văn minh ngày nay. Điều kiện sống của họ khó khăn lắm. Ngoại hình của họ thay đổi dần theo sự thay đổi điều kiện sống trên trái đất và có những đường nét của con người thuộc nền văn minh của chúng ta”.
– “Thầy có thấy khó tin không ?”
– “Ở đây không có gì là khó tin cả. Khi các nhà du hành vũ trụ lên mặt trăng và lấy được mẫu đất về thử thì phát hiện trong đó có những vi sinh vật được bảo quản. Nếu trên mặt trăng xuất hiện khí quyển, các vi khuẩn đó có thể sống lại. Con người ở trạng thái xô-ma-chi là con người đã được bảo toàn. Đối với các đạo thầy phương Đông, xô-ma-chi cũng tự nhiên và dễ hiểu như định luật Newton đối với các vị vậy. Xô-ma-chi là điểm cứu hộ duy nhất trong trường hợp nền văn minh tự hủy diệt. Những người nhập xô-ma-chi và ở trong trạng thái đó hàng nghìn hàng triệu năm đã hiến mình cho mục đích cao cả : bảo toàn nhân loại trong trường hợp nền văn minh tự tiêu vong”.
– “Thể xác trong trạng thái xô-ma-chi được bảo toàn nơi nào, thưa Thầy ?”
– “Chúng có thể được bảo quản ở ba nơi”- đạo sư Đa-ram đáp,- “Chỗ thứ nhất là trong nước. Nước là một thực thể đặc biệt, sự sống xuất hiện trên trái đất có vai trò đặc biệt của nước. Nước là thứ trung dung giữa không khí và đất. 66% trong con người là nước. Thành phần muối trong nước biển và trong cơ thể người áng chừng như nhau. Bởi vậy, thân thể người ở trạng thái xô-ma-chi có thể được bảo quản trong nước một thời gian dài. Cơ chế hạ thấp trao đổi chất trong xô-ma-chi là sự thay đổi thuộc tính của nước trong cơ thể người.”
– “Xin lỗi Thầy”- tôi không kìm được nữa,- “viện chúng tôi nghiên cứu nước của cơ thể người mấy năm rồi. Chúng tôi thấy nước đó mang thông tin, nó có vai trò rất lớn trong tái tạo mô”.
– “Thông tin nằm trong nước cơ thể gắn với linh hồn”- đạo sư Đa-ram nói
…
– “Thế còn chỗ thứ hai và thứ ba, nơi cơ thể con người có thể được bảo quản trong trạng thái xô-ma-chi ?”
– “Đó là băng hà và hang động. Ví dụ ở Himalaya đã tìm thấy con cá nằm trong băng hàng triệu năm. Khi băng tan con cá đó bơi ra. Hiện tượng tương tự cũng có thể xảy ra với con người trong trạng thái xô-ma-chi. Còn trong hang động, nhiệt độ lạnh ổn định cũng rất thuận tiện cho việc bảo quản thân thể trong trạng thái xô-ma-chi”.
– “Tôi đọc thấy”- Xéc-gây nói,- “ai đó trong số các nhà nghiên cứu người Nga, Xi-bi-cốp hoặc Rê-rích gì đó, đã nhìn thấy trong một cái hang ở Tây Tạng cái sọ người rất to, trên trán có một cái lỗ giống như hố mắt”.
-“ Con mắt thứ ba” trông không giống con mắt. Cái lỗ có thể là chấn thương”- đạo sư Đa-ram trả lời,- “mà này tôi không khuyên các vị vào trong hang động tìm kiếm người Át-lan ở trạng thái xô-ma-chi đâu nhé”.
– “Vì sao, thưa Thầy ?”
– “Nguy hiểm cho các vị”.
– “Cái gì nguy hiểm, thưa Thầy ?”
– “Cái hang có thân thể người Át-lan ở trạng thái xô-ma-chi vô cùng hiểm trở và khuất tầm mắt. Người ta đã cố tình làm như vậy để con người không chết. Trong đó có các lực đặc biệt, mà chúng ta không biết, chúng nguy hiểm chết người. Các lực đó có nhiệm vụ gìn giữ sự yên tĩnh cho những người Át-lan đang định. Những lực đó do linh hồn người Át-lan ở trạng thái xô-ma-chi chỉ dẫn, các lực này có tính chất năng lượng sinh học và cùng loại với lực mà người Át-lan đã sử dụng để tác động lên lực hấp dẫn và di chuyển các khối đá khổng lồ để xây dựng kim tự tháp. Người thuộc nền văn minh chúng ta chưa biết cách chống trả lại các lực đó: không nên quên rằng, nền văn minh của người Át-lan phát triển hơn nền văn minh của chúng ta nhiều”.
– “Vậy có thể tiếp xúc với linh hồn người Át-lan ở trạng thái xô-ma-chi không, thưa Thầy ?”
– “Không chắc. Tầm mức phát triển tâm linh của người Át-lan cao hơn ta nhiều. Chắc gì họ đã tin động cơ của các vị là thiện chí. Xin các vị nhớ cho : không ông vua nào, không vị tổng thống nào, không nhà bác học nào, không một ai được phép quấy rầy các Át-lan đang trong trạng thái xô-ma-chi. Chỉ có họ, những người đang nhập định được quyết định. Không được phép mà cứ vào là chết”.
– “Việc bảo toàn thể xác người Át-lan trong băng hà và hang động chắc cũng như vậy, thưa Thầy ?”
– “Vâng”,- đạo sư Đa-ram trả lời chắc chắn.
Im lặng. Bức màn bí mật đang hé mở, nhưng rõ ràng không thể mở ra hoàn toàn.
– “Các nhà tiên tri là ai, thưa Thầy ?”- tôi hỏi phá tan sự im lặng
– “Các nhà tiên tri là những người nắm các kinh nghiệm tốt đẹp của các nền văn minh trước đây và truyền lại cho mọi người. Phần lớn họ là những người bình dân”.
– “Liệu một người thuộc nền văn minh trước đây có ngoại hình khác những người bình thường có thể là nhà tiên tri được không, thưa Thầy ?”
– “Được chứ, đó là khi người đó ra khỏi trạng thái xô-ma-chi thì nền văn minh mới đã phát triển và con người đã thay đổi hình dáng của mình phù hợp với hoàn cảnh mới”.
– “Tôi hiểu Thầy đã mệt”- tôi nói,- “mặc dù vậy xin Thầy kể chúng tôi nghe về “SoHm”.
– “Các vị đã được nghe chuyện đó rồi thì phải ?”
– “Vâng” – Tôi trình bày ngắn gọn các thông tin chúng tôi đã nhận được về bức thông điệp cuối cùng.
– “Tôi xin bổ sung”- đạo sư Đa-ram bắt đầu kể- “SoHm” là nói chuyện bằng mũi: hít vào – “So”, thở ra – “Hm”. Đúng là những người thuộc nền văn minh trước đây nói chuyện bằng mũi. Song vai trò của “SoHm” lớn vô cùng. “SoHm” , đó là âm thanh của mũi, âm thanh của sinh và tử. Khi một đứa trẻ ra đời, nó là “người thực vật”, cùng với cái hít vào đầu tiên hồn nhập vào thân thể đứa bé, nghĩa là hít vào (“So”) là sinh. Khi con người hấp hối thì hồn lìa thân xác cùng với hơi thở hắt ra, nghĩa là thở ra (“Hm”) là tử. Hít vào có nghĩa là sống, thở ra là chết. Nguyên lý “SoHm” tượng trưng cho sự vô tận và thống nhất của sinh và tử, rằng điều chính yếu là ở nơi kia, ngoài phạm vi trần thế. “Amen” và những lời tương tự trong các tôn giáo đều là hình ảnh của “SoHm”.
– “Vì sao lại gọi “SoHm” là bức thông điệp cuối cùng, thưa Thầy ?”
– “Vì rằng, đó là lời cảnh báo về việc mỗi người cần phải tự thể hiện mình trong giới hạn của sự sống nơi trần gian theo chiều hướng tốt lành. Tiếc thay, nền văn minh trước đây của người Át-lan đã thể hiện theo chiều hướng không chỉ thiện mà cả ác. Người Át-lan dễ dàng nhập vào Đấng Trí Tôn và nhận từ đó các kinh nghiệm phục vụ mục đích không chỉ thiện mà cả ác nữa. Bức thông điệp “SoHm”, có nghĩa là nền văn minh tiếp theo, tức của chúng ta, không được tiếp cận với “Quỹ kiến thức vũ trụ”, bởi không thể tin là các kinh nghiệm đó sẽ chỉ được sử dụng vào các mục đích tốt lành.
“SoHm” có nghĩa là “Hãy thể hiện mình đi” trong giai đoạn giữa cái hít đầu tiên và cái thở ra cuối cùng, nghĩa là thời kỳ sống trên trái đất”.
– “Cho con người tiếp cận với “Quỹ kiến thức vũ trụ” thật nguy hiểm bởi việc nắm biết tri thức mới, chẳng hạn về các dạng năng lượng mới, có thể trở thành điều bất hạnh cho nền văn minh của chúng ta”- tôi nói- “Nguyên lý “SoHm” chứng tỏ Đấng Trí Tôn đã quyết định : thôi không cho loài người dễ dàng tiếp cận với tri thức toàn thể, cứ để loài người tự xoay sở, tự tích lũy lấy kinh nghiệm.”
– “Đúng là như vậy”- đạo sư Đa-ram trả lời.
– “Nhưng mà”- tôi nói tiếp- “Một số người vẫn được tiếp cận với Trường thông tin toàn thể. Tôi hiểu họ là những người có động cơ tốt lành, nghĩa là trường torsion của họ rõ ràng xoắn về hướng tích cực. Chắc chắn chính những người này đã trở thành các bậc tiên tri, các khoa học gia lớn, song cuộc sống của họ khó khăn, vì họ cứ phải tranh đấu với các trường xoắn tiêu cực của nhiều người”.
– “Những người đó là các bậc Thầy”- đạo sư Đa-ram nói
– “Tôi xin kể ngài nghe một trường hợp”- tôi chưa chịu im- “Tôi được xem một bộ phim tài liệu về chuyện các nhà máy của Hít-le thiết kế và sản xuất các đĩa bay trên cơ sở các kinh nghiệm nhận được từ Trường thông tin vũ trụ. Các kinh nghiệm này do hai phụ nữ “được tiếp cận” nhận và chuyển cho bọn Hít-le. Cuối chiến tranh, bọn Hít-le đã sản xuất đĩa bay, chúng đã thử cho bay, nhưng chưa kịp sử dụng. Những chiếc đĩa bay được tạo nên không biết bằng cách nào đã biến mất. Việc nền văn minh trước đây, có lẽ như vậy, đã chuyển giao thông tin về các thiết bị bay cho bọn Hít-le theo tôi hiểu là vi phạm nguyên tắc “SoHm” – “Hãy tự thể hiện mình đi” ?
– “Có thể lắm,- đạo sư Đa-ram thốt lên.- “Nhưng ngài đừng quên rằng, còn có Thần ác vĩ đại. Tâm năng tích cực và tâm năng tiêu cực gắn liền nhau, còn cái Thiện và cái Ác song hành. Không được coi nhẹ vai trò của tâm năng tiêu cực”.
– “Vậy Trường thông tin vũ trụ có thể sửa sai được không, thưa Thầy ? Biết đâu chính đó là lý do các đĩa bay của bọn Hít-le đã biến mất một cách bí hiểm ?”
– “Khi nguyên tắc “SoHm” bị vi phạm, Đấng Trí Tôn không thể dùng mãnh lực tác động được, vì người ở ngoài mãnh lực, nhưng người có thể tác động lên phần hồn của con người. Ví dụ người có thể tác dụng lên tâm những người đã làm ra đĩa bay, thuyết phục họ phá hủy thành quả lao động của mình. Cái Thiện phải thắng, trong trường hợp ngược lại thế giới sẽ bị phá hủy”.
– “Tiếc thật, chỉ vì những kẻ Át-lan độc ác và hám quyền mà nền văn minh của chúng ta bị cắt đứt với “Quỹ kiến thức vũ trụ”,- tôi nói hằn học.
– “Tất nhiên không phải người Át-lan nào cũng độc ác, nhưng năng lượng Ác trong nền văn minh của họ đã thắng. Rồi xem nền văn minh của chúng ta sẽ ra sao, liệu cái Thiện có chiến thắng không, tôi không biết. Bởi vậy, mọi tôn giáo đều dạy bảo một điều – thường xuyên nhắc “Amen” (hoặc các lời tương tự) có nghĩa là “SoHm”, nghĩa là tôi đang tự thể hiện mình ở chiều hướng tốt lành”- đạo sư Đa-ram nói.
– “SoHm” có thể là lời cảnh báo cuối cùng đối với nhân loại. Đấng Trí Tôn có thể từ chối phái các linh hồn quay lại với thể xác ở trạng thái xô-ma-chi, nếu nền văn minh của chúng ta tự hủy diệt”.
– “Có thể lắm” …
– “Xin được hỏi câu cuối cùng”- tôi nói,- “Đầu buổi tọa đàm, khi chúng tôi đưa ngài xem bức hình người Át-lan giả thuyết, ngài hỏi chúng tôi có nhìn thấy họ không. Ngày nay, vẫn có thể trông thấy họ hay sao, thưa Thầy ?”
– “Đúng. Đến bây giờ họ vẫn phải đang ở trạng thái xô-ma-chi. Và không chỉ có họ”…
– “Còn ai nữa, thưa Thầy ?”
…
Chúng tôi giã từ nhau lâu và ấm áp tình người. Từ con người này toát ra một tâm linh nhân hậu và mãnh lực.Tôi không muốn ra về. Xéc-gây và Vê-nhê lần lượt bắt tay Thầy, tôi chụp ảnh họ. Đạo sư Đa-ram nở nụ cười rộng mở.
– “Các vị hãy sử dụng các kinh nghiệm đó vào những mục tiêu tốt đẹp”- Thầy nói lần cuối.
…
Đây là một trường hợp trong khoa học, khi những dữ liệu nhận được một cách độc lập trùng lặp với các kinh nghiệm lịch sử – tôn giáo. Tôn giáo mà nhiều người coi như truyện cổ tích hay lời răn mộ đạo lại là một kinh nghiệm sâu sắc đến từ các nền văn minh trước đây, như đạo sư Đa-ram đã nói.
Chúng tôi hiểu ra rằng, những kinh nghiệm tôn giáo sâu sắc không được phổ biến rộng rãi nghĩa là giữ bí mật, chỉ vì chúng có thể rơi vào tay những thế lực độc ác. …
Chúng tôi lên đường đi Nê-pan và Tây Tạng. Giờ thì chúng tôi biết những vấn đề cần hỏi. Các lạt-ma Tây Tạng sẽ nói gì về vấn đề này nhỉ ?
Chúng tôi đi tiếp đến thành phố Am-rít-ca của Ấn Độ để gặp đạo sư Đa-ram Rát-giê Bờ-khát-chi. Khi còn ở trường Tổng hợp Đê-li, chúng tôi đã nghe nói về ngài, nhiều học giả-lịch sử gia và các nhà hoạt động tôn giáo khuyên chúng tôi nên gặp ngài. Con người này có chức sắc tôn giáo cao : Swami, không trụ trì đạo viện nào mà lại dành cuộc đời mình cho việc nghiên cứu tín ngưỡng phương Đông. Đó là một hiện tượng thật hiếm, không phải lãnh tụ tôn giáo mà là một nhà bác học được nhận một tước vị tôn giáo cao như vậy. Đạo sư Đa-ram đã nghiên cứu trên 700 cuốn thư tịch cổ đại, nói được vài ngoại ngữ, trong đó có tiếng Phạn, viết nhiều sách, rất nổi tiếng trong giới tín ngưỡng và giới học giả, là công dân danh dự của thành phố. …
Thầy Đa-ram nhỏ bé, ngoại hình khó bảo là đẹp được. Dưới cặp mắt rủ xuống là hai con mắt to và sâu. Thật là không tương ứng: một tâm hồn lớn lao, mạnh mẽ được nhiều người nhắc tới và một tướng mạo xấu xí.
Nhưng vừa cất tiếng nói về vai trò của khoa học tôn giáo khuôn mặt ngài linh hoạt hẳn: cặp mắt long lanh tỏa ra sự ấm áp và hồn hậu, nét mặt sinh động, nụ cười mở rộng và xởi lởi.
…
– “Vai trò của khoa học tôn giáo không được đánh giá đúng mức trên thế giới”- Thầy Đa-ram nói,- “Tôn giáo là kinh nghiệm của các nền văn minh trước đây, những nền văn minh phát triển hơn. Sự kém cỏi của nền văn minh chúng ta không cho phép nhận thức đầy đủ các kinh nghiệm tôn giáo, bởi thế, tôn giáo bắt buộc mọi người phải thuộc các định đề tôn giáo vì sự phát triển tích cực của xã hội. Nếu với trình độ hiện nay của khoa học, phần thể xác có thể được nghiên cứu khá tốt, thì chưa có những phương pháp nghiên cứu phần tâm hồn, đo đạc năng lượng tinh thần, mà không còn nghi ngờ gì nữa, là nó có mãnh lực to lớn. Trong các công trình của mình tôi cố gắng liên kết kinh nghiệm tôn giáo với tri thức hiện đại, tôi rán sức để tôn giáo trở thành đối tượng nghiên cứu, chứ không phải niềm tin mù quáng. Trong lĩnh vực này còn biết bao điều bí mật”.
…
Tôi trình bày nội dung giả thuyết của chúng tôi
…
– “Trực cảm đó là tinh hoa trí tuệ. Phép logic: đó là phương pháp chủ yếu trong khoa học. Nhưng ngay toán học kết hợp với logic học có thể cho phép nhìn sâu vào bên trong, thậm chí vào tâm hồn”,-Thầy Đa-ram cắt ngang.
Trình bày xong, tôi đưa thầy Đa-ram xem bức vẽ người Át-lan giả thuyết.
Thầy nhìn bức hình rồi ngước nhìn chúng tôi và nói to:
– ‘Xô-ma-chi”
– “Cái gì vậy, thưa Thầy ?”
– “Các vị tìm thấy thân xác người đó trong núi phải không ?”,- như không nghe tôi nói, thầy Đa-ram hỏi.
– “Không, thưa Thầy”.
– “Dưới biển ?”
– “Không, thưa Thầy”.
– “Vậy thì ở đâu ?”
– “Chúng tôi không tìm thấy xác nào cả. Bức hình này là kết quả phân tích con mắt được vẽ trên đền chùa Tây Tạng bằng hình học nhãn khoa.”
– “Không phải tất cả đều đúng”,-thầy Đa-ram thốt lên.
– “Xô-ma-chi nghĩa là gì, thưa Thầy ?”
– “Xin các vị nhìn bức vẽ của các vị. Mắt của người này nửa nhắm, nửa mở, người này như nửa sống, nửa chết. Xô-ma-chi là khi thân tôi bất động như đá, như thể chết rồi, nhưng tôi lại vẫn sống. Một thân xác bất động như đá, nhưng còn sự sống”.
– “Thế ra các lạt ma Tây Tạng đã vẽ trên các đền chùa hai con mắt của đại diện nền văn minh trước đây trong tư thế định phải không, thưa Thầy ?”,- tôi hỏi
– “Vâng”,-thầy Đa-ram đáp
– “Do đâu các lại ma Tây Tạng lại có thông tin về tính chất con mắt của người thuộc nền văn minh trước đây ?”
– “Họ đã nhìn thấy những người đó”.
– “Ở đâu, thưa Thầy ?”
– “Trong núi”
– “Khi nào, thưa Thầy ?”
– “Cách đây không lâu lắm !”
– “Xin Thầy cho biết cụ thể hơn về Xô-ma-chi”
– “Tôi xin kể một chuyện lịch sử. Năm 1893, Thầy Ra-ma Cờ-ri-sơ-na ở Ben-ga-li lập trường yoga dạy nhập xô-ma-chi. Một hôm sau khi đã mời bác sĩ đến chứng kiến, Ra-ma Cờ-ri-sơ-na nhập xô-ma-chi. Khám xét thân thể Ra-ma Cờ-ri-sơ-na, vị bác sĩ thấy Thầy đã chết và hạ bút ký giấy báo tử. Sau đó Ra-ma Cờ-ri-sơ-na sống lại. Sau này ngành y đã nhiều lần tiến hành khám nghiệm những người trong trạng thái xô-ma-chi và thấy: mạch, điện tâm đồ, điện não đồ không đo được, thân nhiệt hạ. Rất nhiều trường hợp con người ta ở trạng thái xô-ma-chi vài năm lại tái sinh. Sự xuất hiện của họ đã làm những người xung quanh ngạc nhiên và hoảng sợ”.
– “Xô-ma-chi có phải là giấc ngủ lịm không, thưa Thầy ?”
– “Không phải. Khi ngủ lịm, não vẫn hoạt động, vẫn có quá trình trao đổi chất. Ở trạng thái xô-ma-chi, cơ thể bất động như đá”.
– “Phải hiểu trạng thái bất động như đá là như thế nào, thưa Thầy ?”,- tôi hỏi
– “Thân xác trở nên rắn và lạnh không tự nhiên. Tư thế người chết cũng cứng hơn cơ thể sống, nhưng thân thể ở trạng thái xô-ma-chi cứng hơn nhiều. Nói một cách hình tượng: rắn như đá vậy”.
– “Xin Thầy giải thích rõ hơn”.
– “Trạng thái bất động như đá (stone-still stale) là thuật ngữ đã được giới khoa học nghiên cứu hiện tượng xô-ma-chi thừa nhận. Dĩ nhiên không phải xương thịt người ta biến thành đá tự nhiên, chỉ là thân thể trở nên rất rắn” – thầy Đa-ram đáp
– “Nhờ đâu mà thân thể ở trạng thái xô-ma-chi lại hóa rắn như vậy, thưa Thầy?”
– “Do trao đổi chất trong người hạ xuống điểm không”.
…
– “Đó là một cơ chế đặc biệt và được vận hành thông qua nước của cơ thể”- đạo sư Đa-ram đáp
– “Cơ thể ở trạng thái xô-ma-chi có bị vi khuẩn tác động không, thưa Thầy?”
– “Gần như không bị tác động. Nhưng tốt nhất chọn những nơi sạch sẽ”.
– “Nhiệt độ tác động như thế nào đối với cơ thể trong trạng thái xô-ma-chi”.
– “Tốt hơn hết là nhiệt độ lạnh”.
– “Cần tác động như thế nào đến nước của cơ thể để hạ trao đổi chất xuống điểm không, thưa Thầy ?”
– “Thông qua sinh trường bằng cách tham thiền”- Thầy Đa-ram đáp,- “Sinh trường và nước trong cơ thể đi đôi với nhau. Nhưng con người phải học cách thiền hiệu quả tới mức làm cho sinh trường tác động lên nước của cơ thể và qua nước lên quá trình trao đổi chất. Xô-ma-chi là hình thái nhập định cao nhất. Không phải ai tham thiền cũng đạt được định và không phải người nào học được cách nhập định rồi đều có thể đạt được trạng thái xô-ma-chi, khi mà thể xác có thể được bảo toàn trong nhiều năm”.
– “Thế chuyện gì sẽ xảy ra với phần linh hồn trong trạng thái xô-ma-chi ?”
– “Trong học thuyết về xô-ma-chi có thuật ngữ “OBE” (Out of Body Experience) có nghĩa là “kinh nghiệm ngoài thân xác”, người ta có thể quan sát thân thể mình từ ngoài. Ở trạng thái xô-ma-chi phần linh hồn ở ngoài, dường như bên cạnh thân xác. Con người có thể tiếp tục sự sống sau khi thể xác đã rơi vào trạng thái như bị ướp khô, rồi lại quay về đó. Nhờ xô-ma-chi có thể hiểu được sự sống của linh hồn; bạn thấy được thể xác mình trong thực tại, một thân thể bất động và dường như đã chết, song bạn cảm nhận thấy mình đang sống. Trong trạng thái xô-ma-chi con người hiểu rằng có thể sống không cần đến phần xác”.
– “Nghĩa là vai trò của xô-ma-chi một mặt cho thấy khả năng sống không cần tới thể xác, mặt khác khả năng bảo toàn thi thể trong nhiều năm. Nói một cách có hình tượng : thể xác còn dùng được”- tôi nói
– “Thể xác có thể được bảo toàn hàng trăm, hàng nghìn và thậm chí hàng triệu năm”-đạo sư Đa-ram đáp.
– “Lạ thật”,- tôi thốt lên,- “vậy ra xô-ma-chi có thể là trạng thái cứu hộ con người khi gặp các tai biến và hiểm nguy, kể cả thảm họa toàn cầu. Việc bảo toàn thân thể con người trong trạng thái xô-ma-chi có thể là một sự hứa hẹn thiết lập Quỹ gen nhân loại, đúng thế không, thưa Thầy ?”
…
– “Liệu có cần bảo toàn thân thể con người trong trường hợp thảm họa toàn cầu không, thưa Thầy ?”
– “Cũng không được giảm nhẹ vai trò của phần xác, như thái độ của một vài tôn giáo. Thân thể con người đã được tạo nên qua một quá trình tiến hóa lâu dài. Việc gì phải đi lại chặng đường đó từ đầu, bảo quản thân thể ở trạng thái xô-ma-chi có phải dễ hơn không ?”- thầy Đa-ram đáp
…
– “Thế phần linh hồn ở đâu, thưa Thầy ?”
– “Linh hồn trong dân gian gọi là tim. Nhưng tim chỉ là cái bơm. Còn “tim-linh hồn” nằm ở khu vực rốn.
-Trong y học có khái niệm “người thực vật” nghĩa là tim vẫn hoạt động, vẫn diễn ra quá trình trao đổi chất, nhưng con người lại bất tỉnh nhân sự. Liệu thế có nghĩa là linh hồn không muốn quay lại với cái thể xác đó, hoặc thể xác đó bị hủy hoại quá mức ?”-tôi hỏi
– “Vâng, về nguyên tắc, thể xác có thể sống không cần linh hồn, nhưng như vậy sẽ là “người thực vật”. Nếu hồn quay lại với thể xác thì lúc đó mới là người”.
– “Vậy quan hệ tương hỗ giữa thể xác và hồn là như thế nào, thưa Thầy ?”
– “Nếu hồn ở ngoài thể xác trong trạng thái xô-ma-chi, thì thân thể vẫn ở trạng thái bất động như đá. Nếu hồn trở lại thể xác, thì con người ra khỏi trạng thái xô-ma-chi và sống lại năm, mười, một trăm, một nghìn, nhiều nghìn và triệu năm sau đó”- thầy Đa-ram đáp.
– “Ai phái hồn nhập vào thể xác, thưa Thầy ?”
– “Đấng Trí Tôn. Ở trạng thái xô-ma-chi rất có lợi vì con người biết được một đời sống khác: đời sống của linh hồn, kinh nghiệm được vai trò của Đấng Trí Tôn và sau khi hồn nhập lại vào thể xác, con người có tâm hơn, không hiếu chiến. Nếu mọi người ở trạng thái xô-ma-chi nhiều hơn thì hòa bình trên thế gian sẽ được gìn giữ”.
– “Linh hồn là gì, thưa Thầy ?”
– “Linh hồn là một phần năng lượng vũ trụ và nó nằm trong một không gian được vạch riêng. Năng lượng linh hồn đó là năng lượng ở ngoài êlectron và proton. Nhưng tâm năng mạnh mẽ vô cùng, nó có khả năng tác động lên lực hấp dẫn. Năng lượng của nhiều tâm có một sức mạnh lớn lao. Có tâm năng tích cực và tâm năng tiêu cực, chúng gắn liền với nhau. Tâm năng có thể sáng tạo và có thể tàn phá. Hít-le đã tích lũy tâm năng tiêu cực và nó đã đưa đến hủy diệt con người, chiến tranh. Cái ác và cái thiện song hành. Tâm năng tiêu cực có thể thu hút các đối tượng phá phách của vũ trụ, tác động lên thiên nhiên. Bởi vậy, cùng với xung đột và chiến tranh khá thường xuyên xảy ra động đất, rơi thiên thạch”…
– “Nói có hình tượng, tâm năng thu hút các đối tượng vũ trụ giống như chớp hình cầu bị điện hút, phải không, thưa Thầy ?”- Vê-nhê Ga-pha-rốp hỏi
– “Nói một cách hình tượng thì đúng như vậy. Song ở đây còn có tác động của các quy luật tự nhiên khác”- đạo sư Đa-ram đáp
– “Hay nhỉ”.
– “Các vị bắt đầu nghiên cứu từ con mắt”- thầy Đa-ram nói tiếp,- “và tất nhiên các vị biết rằng, con mắt là tấm gương phản chiếu tâm hồn. Chúng ta nói chuyện với nhau không chỉ bằng ngôn ngữ, mà cả bằng mắt, vì con mắt là cửa sổ mở vào tâm hồn. Thị giác lọt ngay vào tâm hồn, bởi thị giác là cảm giác chủ yếu của chúng ta. Xin các vị so sánh : cự li của thị giác : nhiều kilomet, cự li của thính giác : nhiều mét, lưỡi và các ngón tay hoạt động thông qua giao tiếp. Người mù thiệt thòi rất nhiều, không chỉ trong đời sống thể chất, mà cả đời sống tinh thần”.
– “Điều đó có nghĩa là tâm năng tác động qua mắt ?”- tôi hỏi
– “Vâng, ngoài ra trong các nghiên cứu về mắt của các vị tôi nhận thấy một điểm cực kỳ quan trọng, đó là kích thước giác mạc là số không đổi cho mọi người. Điều đó trùng khớp với kinh nghiệm tôn giáo và minh chứng rằng, Thượng Đế đã ban phát cho mọi người những cơ hội tự thể hiện mình như nhau”.
– “Ý Thầy hay đấy”…
– “Chính giác mạc là cái cửa sổ, hồn tự thể hiện qua đó. Tôi xin có lời khuyên các vị nghiên cứu tâm năng kỹ hơn nữa, chẳng hạn đo năng lượng đó, khi nó đang ra khỏi mắt. Các vị hãy sử dụng các thành tựu mới nhất của vật lý học”- đạo sư Đa-ram nói.
Câu chuyện tiếp theo với ngài đạo sư Đa-ram chuyển sang các nền văn minh trước đây.
– “Trên trái đất đã có 22 nền văn minh”- đạo sư Đa-ram vào đề ngay,- “Đúng là các nền văn minh đã đạt trình độ công nghệ có hàm lượng chất xám cao và tự tiêu vong. Nạn tự hủy diệt diễn ra hoặc ở dạng xung đột toàn cầu hoặc là hệ quả của thảm họa vũ trụ do tác động của tâm năng tiêu cực gây ra. Sau các thảm họa toàn cầu, khí hậu trên trái đất thay đổi. Và chỉ cần khí hậu trên trái đất trở nên thuận tiện cho sự sống loài người lại xuất hiện dưới dạng nền văn minh mới, nó phát triển, đạt trình độ công nghệ có hàm lượng chất xám cao và lại tự hủy diệt”.
– “Tiếc thay, kinh nghiệm mà các nền văn minh trước đây tích lũy được cũng bị tiêu hủy theo”- tôi nói.
– “Không đâu, kinh nghiệm đã không bị hủy diệt. Những kinh nghiệm tích cực đã nhập vào Đấng Trí Tôn (nghĩa là Trường Thông tin toàn thể- tác giả). Những người có thể tiếp cận với Đấng Trí Tôn, ví như các Thầy hoặc bà Bờ-la-vát-cai-a của các vị có khả năng nhập vào các kinh nghiệm đó. Kinh nghiệm của các nền văn minh trước khác hẳn kinh nghiệm ngày nay của chúng ta. Kinh nghiệm của chúng ta đã bị vật chất hóa tột bậc”.
– “Vậy ngài nghĩ có thể nhập vào Kinh nghiệm cao cả không ?”
– “Có, nhập được”- đạo sư Đa-ram trả lời rành rọt.
– “Xin ngài kể chúng tôi nghe về nền văn minh của người Át-lan cận kề chúng ta”.
– “Nền văn minh đó rất phát triển. Nó đã bị chìm xuống đáy biển. Khí hậu thời đó rất ấm và ẩm. Trái đất gồm toàn đảo. Thực vật khác hẳn. Nhiều cây cối mọc dưới nước. Bầu trời màu đỏ. Họ có thể tác động lên lực hấp dẫn, họ có những thiết bị bay kỳ diệu. Họ nắm được tâm năng có hướng. Đó là một trong các nền văn minh phát triển trên trái đất. Tiếc thay nền văn minh đó đã tích lũy năng lượng tâm thần tiêu cực. Kết quả đã xảy ra thảm họa vũ trụ. Trái đất thay đổi trục quay, một đợt sóng biển khổng lồ tràn qua trái đất cuốn trôi các đô thị và dìm chết loài người”.
– “Chúng ta có nguồn gốc từ người Át-lan phải không, thưa Thầy ?”
– “Đúng, chúng ta thoát thai từ người Át-lan”- đạo sư Đa-ram đáp,- “người Át-lan có thể bảo toàn thân thể mình ở trạng thái xô-ma-chi trên Himalaya : phần cao nhất của thế giới, trong thời gian xảy ra đại hồng thủy, sóng biển đã không lên tới nơi. Sau này khi nước đã rút và điều kiện trên trái đất lại khá thuận tiện cho sự sống các linh hồn lại quay lại với thân xác người Át-lan và thế là họ lại bắt đầu sống trở lại, gieo hạt giống nền văn minh ngày nay. Điều kiện sống của họ khó khăn lắm. Ngoại hình của họ thay đổi dần theo sự thay đổi điều kiện sống trên trái đất và có những đường nét của con người thuộc nền văn minh của chúng ta”.
– “Thầy có thấy khó tin không ?”
– “Ở đây không có gì là khó tin cả. Khi các nhà du hành vũ trụ lên mặt trăng và lấy được mẫu đất về thử thì phát hiện trong đó có những vi sinh vật được bảo quản. Nếu trên mặt trăng xuất hiện khí quyển, các vi khuẩn đó có thể sống lại. Con người ở trạng thái xô-ma-chi là con người đã được bảo toàn. Đối với các đạo thầy phương Đông, xô-ma-chi cũng tự nhiên và dễ hiểu như định luật Newton đối với các vị vậy. Xô-ma-chi là điểm cứu hộ duy nhất trong trường hợp nền văn minh tự hủy diệt. Những người nhập xô-ma-chi và ở trong trạng thái đó hàng nghìn hàng triệu năm đã hiến mình cho mục đích cao cả : bảo toàn nhân loại trong trường hợp nền văn minh tự tiêu vong”.
– “Thể xác trong trạng thái xô-ma-chi được bảo toàn nơi nào, thưa Thầy ?”
– “Chúng có thể được bảo quản ở ba nơi”- đạo sư Đa-ram đáp,- “Chỗ thứ nhất là trong nước. Nước là một thực thể đặc biệt, sự sống xuất hiện trên trái đất có vai trò đặc biệt của nước. Nước là thứ trung dung giữa không khí và đất. 66% trong con người là nước. Thành phần muối trong nước biển và trong cơ thể người áng chừng như nhau. Bởi vậy, thân thể người ở trạng thái xô-ma-chi có thể được bảo quản trong nước một thời gian dài. Cơ chế hạ thấp trao đổi chất trong xô-ma-chi là sự thay đổi thuộc tính của nước trong cơ thể người.”
– “Xin lỗi Thầy”- tôi không kìm được nữa,- “viện chúng tôi nghiên cứu nước của cơ thể người mấy năm rồi. Chúng tôi thấy nước đó mang thông tin, nó có vai trò rất lớn trong tái tạo mô”.
– “Thông tin nằm trong nước cơ thể gắn với linh hồn”- đạo sư Đa-ram nói
…
– “Thế còn chỗ thứ hai và thứ ba, nơi cơ thể con người có thể được bảo quản trong trạng thái xô-ma-chi ?”
– “Đó là băng hà và hang động. Ví dụ ở Himalaya đã tìm thấy con cá nằm trong băng hàng triệu năm. Khi băng tan con cá đó bơi ra. Hiện tượng tương tự cũng có thể xảy ra với con người trong trạng thái xô-ma-chi. Còn trong hang động, nhiệt độ lạnh ổn định cũng rất thuận tiện cho việc bảo quản thân thể trong trạng thái xô-ma-chi”.
– “Tôi đọc thấy”- Xéc-gây nói,- “ai đó trong số các nhà nghiên cứu người Nga, Xi-bi-cốp hoặc Rê-rích gì đó, đã nhìn thấy trong một cái hang ở Tây Tạng cái sọ người rất to, trên trán có một cái lỗ giống như hố mắt”.
-“ Con mắt thứ ba” trông không giống con mắt. Cái lỗ có thể là chấn thương”- đạo sư Đa-ram trả lời,- “mà này tôi không khuyên các vị vào trong hang động tìm kiếm người Át-lan ở trạng thái xô-ma-chi đâu nhé”.
– “Vì sao, thưa Thầy ?”
– “Nguy hiểm cho các vị”.
– “Cái gì nguy hiểm, thưa Thầy ?”
– “Cái hang có thân thể người Át-lan ở trạng thái xô-ma-chi vô cùng hiểm trở và khuất tầm mắt. Người ta đã cố tình làm như vậy để con người không chết. Trong đó có các lực đặc biệt, mà chúng ta không biết, chúng nguy hiểm chết người. Các lực đó có nhiệm vụ gìn giữ sự yên tĩnh cho những người Át-lan đang định. Những lực đó do linh hồn người Át-lan ở trạng thái xô-ma-chi chỉ dẫn, các lực này có tính chất năng lượng sinh học và cùng loại với lực mà người Át-lan đã sử dụng để tác động lên lực hấp dẫn và di chuyển các khối đá khổng lồ để xây dựng kim tự tháp. Người thuộc nền văn minh chúng ta chưa biết cách chống trả lại các lực đó: không nên quên rằng, nền văn minh của người Át-lan phát triển hơn nền văn minh của chúng ta nhiều”.
– “Vậy có thể tiếp xúc với linh hồn người Át-lan ở trạng thái xô-ma-chi không, thưa Thầy ?”
– “Không chắc. Tầm mức phát triển tâm linh của người Át-lan cao hơn ta nhiều. Chắc gì họ đã tin động cơ của các vị là thiện chí. Xin các vị nhớ cho : không ông vua nào, không vị tổng thống nào, không nhà bác học nào, không một ai được phép quấy rầy các Át-lan đang trong trạng thái xô-ma-chi. Chỉ có họ, những người đang nhập định được quyết định. Không được phép mà cứ vào là chết”.
– “Việc bảo toàn thể xác người Át-lan trong băng hà và hang động chắc cũng như vậy, thưa Thầy ?”
– “Vâng”,- đạo sư Đa-ram trả lời chắc chắn.
Im lặng. Bức màn bí mật đang hé mở, nhưng rõ ràng không thể mở ra hoàn toàn.
– “Các nhà tiên tri là ai, thưa Thầy ?”- tôi hỏi phá tan sự im lặng
– “Các nhà tiên tri là những người nắm các kinh nghiệm tốt đẹp của các nền văn minh trước đây và truyền lại cho mọi người. Phần lớn họ là những người bình dân”.
– “Liệu một người thuộc nền văn minh trước đây có ngoại hình khác những người bình thường có thể là nhà tiên tri được không, thưa Thầy ?”
– “Được chứ, đó là khi người đó ra khỏi trạng thái xô-ma-chi thì nền văn minh mới đã phát triển và con người đã thay đổi hình dáng của mình phù hợp với hoàn cảnh mới”.
– “Tôi hiểu Thầy đã mệt”- tôi nói,- “mặc dù vậy xin Thầy kể chúng tôi nghe về “SoHm”.
– “Các vị đã được nghe chuyện đó rồi thì phải ?”
– “Vâng” – Tôi trình bày ngắn gọn các thông tin chúng tôi đã nhận được về bức thông điệp cuối cùng.
– “Tôi xin bổ sung”- đạo sư Đa-ram bắt đầu kể- “SoHm” là nói chuyện bằng mũi: hít vào – “So”, thở ra – “Hm”. Đúng là những người thuộc nền văn minh trước đây nói chuyện bằng mũi. Song vai trò của “SoHm” lớn vô cùng. “SoHm” , đó là âm thanh của mũi, âm thanh của sinh và tử. Khi một đứa trẻ ra đời, nó là “người thực vật”, cùng với cái hít vào đầu tiên hồn nhập vào thân thể đứa bé, nghĩa là hít vào (“So”) là sinh. Khi con người hấp hối thì hồn lìa thân xác cùng với hơi thở hắt ra, nghĩa là thở ra (“Hm”) là tử. Hít vào có nghĩa là sống, thở ra là chết. Nguyên lý “SoHm” tượng trưng cho sự vô tận và thống nhất của sinh và tử, rằng điều chính yếu là ở nơi kia, ngoài phạm vi trần thế. “Amen” và những lời tương tự trong các tôn giáo đều là hình ảnh của “SoHm”.
– “Vì sao lại gọi “SoHm” là bức thông điệp cuối cùng, thưa Thầy ?”
– “Vì rằng, đó là lời cảnh báo về việc mỗi người cần phải tự thể hiện mình trong giới hạn của sự sống nơi trần gian theo chiều hướng tốt lành. Tiếc thay, nền văn minh trước đây của người Át-lan đã thể hiện theo chiều hướng không chỉ thiện mà cả ác. Người Át-lan dễ dàng nhập vào Đấng Trí Tôn và nhận từ đó các kinh nghiệm phục vụ mục đích không chỉ thiện mà cả ác nữa. Bức thông điệp “SoHm”, có nghĩa là nền văn minh tiếp theo, tức của chúng ta, không được tiếp cận với “Quỹ kiến thức vũ trụ”, bởi không thể tin là các kinh nghiệm đó sẽ chỉ được sử dụng vào các mục đích tốt lành.
“SoHm” có nghĩa là “Hãy thể hiện mình đi” trong giai đoạn giữa cái hít đầu tiên và cái thở ra cuối cùng, nghĩa là thời kỳ sống trên trái đất”.
– “Cho con người tiếp cận với “Quỹ kiến thức vũ trụ” thật nguy hiểm bởi việc nắm biết tri thức mới, chẳng hạn về các dạng năng lượng mới, có thể trở thành điều bất hạnh cho nền văn minh của chúng ta”- tôi nói- “Nguyên lý “SoHm” chứng tỏ Đấng Trí Tôn đã quyết định : thôi không cho loài người dễ dàng tiếp cận với tri thức toàn thể, cứ để loài người tự xoay sở, tự tích lũy lấy kinh nghiệm.”
– “Đúng là như vậy”- đạo sư Đa-ram trả lời.
– “Nhưng mà”- tôi nói tiếp- “Một số người vẫn được tiếp cận với Trường thông tin toàn thể. Tôi hiểu họ là những người có động cơ tốt lành, nghĩa là trường torsion của họ rõ ràng xoắn về hướng tích cực. Chắc chắn chính những người này đã trở thành các bậc tiên tri, các khoa học gia lớn, song cuộc sống của họ khó khăn, vì họ cứ phải tranh đấu với các trường xoắn tiêu cực của nhiều người”.
– “Những người đó là các bậc Thầy”- đạo sư Đa-ram nói
– “Tôi xin kể ngài nghe một trường hợp”- tôi chưa chịu im- “Tôi được xem một bộ phim tài liệu về chuyện các nhà máy của Hít-le thiết kế và sản xuất các đĩa bay trên cơ sở các kinh nghiệm nhận được từ Trường thông tin vũ trụ. Các kinh nghiệm này do hai phụ nữ “được tiếp cận” nhận và chuyển cho bọn Hít-le. Cuối chiến tranh, bọn Hít-le đã sản xuất đĩa bay, chúng đã thử cho bay, nhưng chưa kịp sử dụng. Những chiếc đĩa bay được tạo nên không biết bằng cách nào đã biến mất. Việc nền văn minh trước đây, có lẽ như vậy, đã chuyển giao thông tin về các thiết bị bay cho bọn Hít-le theo tôi hiểu là vi phạm nguyên tắc “SoHm” – “Hãy tự thể hiện mình đi” ?
– “Có thể lắm,- đạo sư Đa-ram thốt lên.- “Nhưng ngài đừng quên rằng, còn có Thần ác vĩ đại. Tâm năng tích cực và tâm năng tiêu cực gắn liền nhau, còn cái Thiện và cái Ác song hành. Không được coi nhẹ vai trò của tâm năng tiêu cực”.
– “Vậy Trường thông tin vũ trụ có thể sửa sai được không, thưa Thầy ? Biết đâu chính đó là lý do các đĩa bay của bọn Hít-le đã biến mất một cách bí hiểm ?”
– “Khi nguyên tắc “SoHm” bị vi phạm, Đấng Trí Tôn không thể dùng mãnh lực tác động được, vì người ở ngoài mãnh lực, nhưng người có thể tác động lên phần hồn của con người. Ví dụ người có thể tác dụng lên tâm những người đã làm ra đĩa bay, thuyết phục họ phá hủy thành quả lao động của mình. Cái Thiện phải thắng, trong trường hợp ngược lại thế giới sẽ bị phá hủy”.
– “Tiếc thật, chỉ vì những kẻ Át-lan độc ác và hám quyền mà nền văn minh của chúng ta bị cắt đứt với “Quỹ kiến thức vũ trụ”,- tôi nói hằn học.
– “Tất nhiên không phải người Át-lan nào cũng độc ác, nhưng năng lượng Ác trong nền văn minh của họ đã thắng. Rồi xem nền văn minh của chúng ta sẽ ra sao, liệu cái Thiện có chiến thắng không, tôi không biết. Bởi vậy, mọi tôn giáo đều dạy bảo một điều – thường xuyên nhắc “Amen” (hoặc các lời tương tự) có nghĩa là “SoHm”, nghĩa là tôi đang tự thể hiện mình ở chiều hướng tốt lành”- đạo sư Đa-ram nói.
– “SoHm” có thể là lời cảnh báo cuối cùng đối với nhân loại. Đấng Trí Tôn có thể từ chối phái các linh hồn quay lại với thể xác ở trạng thái xô-ma-chi, nếu nền văn minh của chúng ta tự hủy diệt”.
– “Có thể lắm” …
– “Xin được hỏi câu cuối cùng”- tôi nói,- “Đầu buổi tọa đàm, khi chúng tôi đưa ngài xem bức hình người Át-lan giả thuyết, ngài hỏi chúng tôi có nhìn thấy họ không. Ngày nay, vẫn có thể trông thấy họ hay sao, thưa Thầy ?”
– “Đúng. Đến bây giờ họ vẫn phải đang ở trạng thái xô-ma-chi. Và không chỉ có họ”…
– “Còn ai nữa, thưa Thầy ?”
…
Chúng tôi giã từ nhau lâu và ấm áp tình người. Từ con người này toát ra một tâm linh nhân hậu và mãnh lực.Tôi không muốn ra về. Xéc-gây và Vê-nhê lần lượt bắt tay Thầy, tôi chụp ảnh họ. Đạo sư Đa-ram nở nụ cười rộng mở.
– “Các vị hãy sử dụng các kinh nghiệm đó vào những mục tiêu tốt đẹp”- Thầy nói lần cuối.
…
Đây là một trường hợp trong khoa học, khi những dữ liệu nhận được một cách độc lập trùng lặp với các kinh nghiệm lịch sử – tôn giáo. Tôn giáo mà nhiều người coi như truyện cổ tích hay lời răn mộ đạo lại là một kinh nghiệm sâu sắc đến từ các nền văn minh trước đây, như đạo sư Đa-ram đã nói.
Chúng tôi hiểu ra rằng, những kinh nghiệm tôn giáo sâu sắc không được phổ biến rộng rãi nghĩa là giữ bí mật, chỉ vì chúng có thể rơi vào tay những thế lực độc ác. …
Chúng tôi lên đường đi Nê-pan và Tây Tạng. Giờ thì chúng tôi biết những vấn đề cần hỏi. Các lạt-ma Tây Tạng sẽ nói gì về vấn đề này nhỉ ?