Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Chúng Ta Thoát Thai Từ Đâu ?

Chương 3: Gặp gỡ Thầy

Tác giả: Ernst Muldashev

Thành phố tiếp theo của Ấn Độ (Tran-đi-ga) đón chúng tôi bằng một đợt nóng dữ dội. Như ở các thành phố khác, ở đây chúng tôi cũng tổ chức hội nghị dành cho các bác sĩ nhãn khoa, biểu diễn phẫu thuật mắt. Cuối hội nghị chúng tôi cũng trình bày giả thuyết về nguồn gốc loài người và thu thập các ý kiến: nên gặp ai trong số các thủ lĩnh tôn giáo ?

Nhiều người được nêu ra, song ai nấy đều đặc biệt nói tới 1 người, đó là đạo sư Swami Xáp-va Ma-na-an. Họ nói rằng, vị này nắm nhiều kinh nghiệm huyền bí của Swami. Trong lúc chuyện trò ông có thể thôi miên từ xa, rằng, đạo viện Ra-ma Cở-ri-sơ-na mà vị này trụ trì là một trong các đạo viện hàng đầu của Ấn Độ và vị đạo sư này được truyền nhiều kinh nghiệm đặc biệt.

Người cha của vị bác sĩ nhãn khoa đầu ngành của thành phố đã bố trí buổi gặp gỡ với vị đạo sư, vì ông ta trực tiếp biết Thầy. Trên đường tới đạo viện đó, chúng tôi đã hỏi

nghĩa của từ “Thầy” và “Swami”. “Thầy” là người nắm các kinh nghiệm tôn giáo sâu sắc và tự quyết định truyền nó cho ai và ở chừng mực nào. Người ta cho rằng, trí tuệ thượng đẳng ảnh hưởng tới con người thông qua các vị “Thầy”. Còn “Swami” là chức sắc tôn giáo cao nhất của đạo Hin-đu.

– Tôi xin lưu ý các vị – cha của vị bác sĩ nhãn khoa nói – “Thầy đã biết mục đích chuyến viếng thăm của các vị. Cố gắng để ngài mau chóng thuyết giáo, lúc ấy là ngài thôi miên tác động lên các vị đấy. Các vị cố đứng vững trước cái nhìn của ngài. Nếu không chịu được, ngài sẽ cho các vị là yếu ớt và không hé mở điều gì. Tự Thầy quyết định truyền những kinh nghiệm gì và truyền cho ai”.

Đạo viện của Ra-ma Cờ-ri-sơ-na được xây cất theo tinh thần khổ hạnh. Không có một thứ nào thừa, tường, sàn, trần nhà bình thường. Trên tường treo tranh vẽ các thủ lĩnh tôn giáo. Sắc điệu nhất quán, tất cả đều màu vàng da cam.

Thầy cũng vận áo quần một màu vàng da cam. Một đoàn tùy tùng năm người hộ tống ngài. Chúng tôi ngồi xuống bên bàn: một bên là chúng tôi, bên kia là Thầy và đoàn hầu cận. Thành ra ngồi đối diện với Thầy là Vê-nhê Ga-pha-rốp, bên trái cậu ta là Xéc-gây Xê-li-vê-tốp, bên phải là tôi. Lúc đó Vê-nhê chưa biết ngồi chính diện với Thầy sẽ là cuộc thử thách đối với cậu ta.

– “Tôi nghe nói các vị đến gặp tôi để thu thập các kinh nghiệm sâu sắc ?”- Thầy hỏi.

– “Chúng tôi đến để đối chiếu các hiểu biết của mình với các kinh nghiệm của Ngài”-tôi đáp.

– “Các hiểu biết của các vị ? Là những hiểu biết gì vậy ?” -Thầy nhìn tôi hỏi- “Nói chung là” – Thầy nói tiếp-“người ta bắt đầu hiểu ra đôi điều rồi đấy” …

– “Đây là kết quả nghiên cứu chủ yếu của chúng tôi”- tôi nói và chìa ra cho Thầy hình vẽ người Át-lan giả thuyết.

Thầy đưa tay ra, nhưng khi nhìn thấy bức vẽ chợt bỏ tay xuống. Tôi vươn người chếch sang bên, đặt hình vẽ trước mặt ngài. Ngài liếc nhìn một lần nữa, song không cầm lên tay. Im lặng.

– “Ngài biết điều này ở đâu ra ?” -Thầy hỏi cắt đứt bầu không khí lặng im.

– “Đây là kết quả khảo cứu con mắt các chủng tộc trên thế giới. Xin phép được kể vắn tắt” …

– “Các vị đã đến Tây Tạng rồi phải không ?”

– “Không, chúng tôi chưa đến đó.”

– “Các vị đã gặp các lạt-ma chưa ?”

– “Chưa, thưa Thầy’.

– “Điều này thì các lạt-ma Tây Tạng biết rõ hơn”- Xin ngài kể lại tỉ mỉ …

Tôi đưa ra các tài liệu khoa học và kể tỉ mỉ để Thầy biết nội dung các khảo cứu của chúng tôi, nhưng rồi tôi lại nhấn mạnh tới việc phân tích con mắt trên máy vi tính rất khách quan.

Thầy lắng nghe và bỗng nhiên nói:

– “Máy tính không có hồn. Người Nga các vị suy xét giống hệt người Mỹ. Hoa Kỳ căm ghét Ấn Độ, vì Ấn Độ phát triển về mặt tâm linh. Người Mỹ vô hồn sẽ đưa thế giới đến chỗ tan nát”.

– Tôi xin được đối chiếu các kết quả thu được với ..

– “Trí tuệ không phải là bộ não” -Thầy nói tiếp như thể không nghe tôi- “phần xác không quan trọng bằng phần hồn. Quan trọng phải hiểu thế nào là cảm nghiệm. Điều cốt yếu là chúng ta đánh giá cái mà chúng ta đang nhìn và tăng mãnh lực của sự cảm nghiệm, bởi chỉ có sự cảm nghiệm mạnh mẽ mới có thể đúng đắn. Tôn giáo là sự cảm nghiệm cái đại thể chứ không riêng biệt. Cần phân biệt trí tuệ cá nhân với trí tuệ vũ trụ. Raja Yoga tạo khả năng nhìn vào trí tuệ vũ trụ. Sự cảm nghiệm của tôi đến từ trí tuệ vũ trụ” …

Tôi hiểu Thầy bắt đầu trình bày thuyết giáo của mình. Ngài nhìn Xéc-gây, lúc đó đang quay video, rồi nhìn tôi (tôi đang cắm cúi ghi ghi chép chép) và dừng lại ở Vê-nhê Ga-pha-rốp, cậu ta ngồi đối diện và nhìn vào mắt Thầy. Lập tức tôi và Xéc-gây cảm thấy sức mạnh của ánh mắt, thật là may, nó không hướng vào hai chúng tôi. Chúng tôi có cảm giác nặng nề xen lẫn lo lắng: hệt như có ai đó đang đào bới trong óc, lấy nó ra và chia ra từng phần nhỏ. Tôi cúi xuống thấp hơn, vẫn ghi chép đều đặn, Xéc-gây nhìn không rời mắt vào cái máy quay video.

– “Vai trò phát triển tâm linh”-Thầy nói tiếp-rất lớn. “Theo Ra-ma Cờ-ri-sơ-na, thì sự phát triển tâm linh có những dấu hiệu thể chất và thể hiện ở mắt, mũi, và các cơ quan khác. Mắt màu vàng có vai trò đặc biệt”…

Dưới ánh mắt đó, Vê-nhê Ga-pha-rốp lúc lúc lại nhắm mắt lại, sau đó lấy hết lí trí mở mắt ra và tiếp tục nhìn Thầy. Mặt cậu ta đỏ, hai mí mắt hum húp, các ngón tay thỉnh thoảng lại co lại, trán lấm tấm mồ hôi. Tôi và Xéc-gây hiểu rằng, Vê-nhê đang vật lộn với ánh mắt thôi miên của Thầy. Còn chúng tôi thì thoải mái hơn.

Và đây, Thầy đã nói xong. Ngài nhìn chúng tôi với ánh mắt bình thường và tôi có cảm giác có phần ấm áp.

– “Xin được hỏi Thầy ?”

– “Được”

– “Vừa rồi chỉ có ánh mắt của Thầy là có tác động đặc biệt mạnh mẽ. Đó là tác động của “con mắt thứ ba” phải không ?”

– “Có lẽ phải”

– “Thưa Thầy, Sam-ba-la mà nhà bác học vĩ đại người Nga Nhi-cô-lai Rê-rích đã tìm kiếm là gì vậy ?”

– “Sam-ba-la là khái niệm thể tâm chứ không phải thể chất. Các vị đừng tìm kiếm làm gì, không thấy đâu. Đó là nơi trú ngụ của những người thượng đẳng, mà những người thượng đẳng có đặc điểm trước hết là tinh thần cao cả mà các vị không hiểu được”.
– “Thưa Thầy”- tôi nói, có một nguyên lý “mọi thiên tài đều đơn giản”, mà tôi cảm tưởng bắt nguồn từ Thượng Đế, bởi mọi quy luật tự nhiên đều giản đơn một cách tài tình. Tiếc thay, không phải lúc nào chúng ta cũng nhận thức được thiên tài của sự giản đơn và phủ lên đó những câu nói chung chung kiểu : “Một tinh thần cao cả mà chúng ta không thể hiểu …”. Nhân đây, xin được hỏi Thầy: Thầy có biết điều nào cụ thể và đơn giản về Sam-ba-la không hoặc không biết gì ?

– “Tôi có biết.”..

– “Điều gì, thưa Thầy ?”

– “Sam-ba-la, gọi như vậy không đúng lắm. Cái tên này xuất phát từ một vài lạt ma Tây Tạng rồi tỏa đi khắp thế gian và trở thành phổ biến sau khi cuốn sách của Rê-rích được xuất bản. Cái mà các vị gọi là Sam-ba-la không có tên chính xác, song rõ ràng có một trạng thái tâm hồn và thể xác dẫn đến một tâm thức cao cả. Chúng tôi kinh nghiệm rất rõ trạng thái đó và dạy đạt được trạng thái đó”-Thầy trả lời.

– “Trạng thái nào vậy, thưa Thầy ?”

– “Đó là trạng thái của thân xác, nhờ năng lượng tinh thần quá trình trao đổi chất ở trạng thái này hạ xuống điểm không”.

– “Thế liên can gì đến tâm thức cao cả ?”

– “Vì ở trạng thái đó con người dâng hiến mình không phải cho bản thân, mà cho toàn bộ nhân loại, cho sự sống trên trái đất”.

– “Xin thầy giải thích giùm !”

– “Phải hiểu như thế nào, thưa Thầy ?”

Tôi hiểu, chúng tôi lại chạm trán với một điều bí mật lớn lao và mặc dù Thầy rõ ràng đã có cảm tình với chúng tôi, nhưng ngài vẫn sẽ không nói gì hết.

– “Theo những điều chúng tôi đã nghiên cứu được”-quyết định tiếp cận từ hướng khác tôi hỏi- “loài ngừơi có nguồn gốc Hi-ma-lay-a và từ đó phát triển ra khắp trái đất. Liệu chủng tộc Tây Tạng có phải thượng đẳng nhất về mặt tâm linh không, thưa Thầy ?”.

– “Lâu lắm rồi, người Tây Tạng là cao cả nhất trên trái đất. Vùng Hi-ma-lay-a là khu vực siêu tâm linh. Giờ thì thời đại đó đã qua, không thể nói như vậy về người Tây Tạng hiện thời nữa”-Thầy đáp

– “Người Tây Tạng cổ đại có thể hạ quá trình trao đổi chất xuống điểm không và dâng mình cho nhân loại nói chung ?”

– “Họ làm được như vậy”.

– “Bằng cách nào, thưa Thầy ?”

-…

– “Con mắt thứ ba” có vai trò gì trong quá trình đó ?

– “Vai trò của mũi là gì ?”

– “Chẳng có vai trò gì hết”.

Tôi cảm thấy mệt mỏi vô cùng. Tôi nhìn Vê-nhê và Xéc-gây, trông họ cũng mệt phờ sau hai tiếng toạ đàm. Tôi xin phép ra ngoài hút thuốc. Bao nhiêu câu hỏi quay cuồng trong đầu. Tiếp tục tọa đàm như thế nào ? làm thế nào để không rơi vào im lặng hoặc phải nghe các từ rủi ro “bí mật”. Có điều xin được nói trước, lúc đó chúng tôi chưa hiểu trạng thái trong đó quá trình trao đổi chất hạ xuống điểm không sẽ có ý nghĩa như thế nào.

Vê-nhê Ga-pha-rốp đã kể cho chúng tôi nghe cảm giác của cậu ta khi bị Thầy tác động bằng thôi miên.

– “Tớ có cảm tưởng óc tớ sắp sôi lên sùng sục. Lúc đầu thấy buồn ngủ ghê gớm, tớ cố chịu, tự véo mình để không gật gù. Sau đó, các cảm giác thay đổi: mặt tớ như thể phình ra, tớ cảm thấy hai con mắt lún vào, còn ở vùng gáy rất đau, dường như có người đang ép và não tớ sắp vọt ra đằng gáy”.

– “Cậu khá lắm, đã chịu được !”

– “Ngài làm vậy làm gì, muốn kiểm tra à ?”

– “Mà này” – Xéc-gây nhận xét- “các cậu có thấy trong khi thuyết giáo, ngài thường liếc sang bức vẽ người Át-lan của chúng ta không ? Bức hình đã gây được ấn tượng đấy, ngài biết hết về người Át-lan”.

Chúng tôi quay lại bàn tọa đàm. Và thật bất ngờ đối với chính bản thân, tôi kể Thầy nghe rằng, trong khoa học, chúng tôi sử dụng rộng rãi phép logic trên cơ sở trực cảm, sau đó cố tìm các phương pháp khác để chứng minh (phân tích bằng máy tính, …).

– “Vấn đề là”- tôi nói- “trong khoa học, phương pháp logic được các học giả lĩnh hội tồi lắm”.

– “Toán là khoa học yếu”- Thầy nói nghiêm túc – “bởi nhẽ không tính đến yếu tố tâm linh. Logic học dựa trên cơ sở trực cảm, mà trực cảm lại là biểu hiện chức năng của “con mắt thứ ba”. Bằng logic có thể đạt được cái mà với tầm mức của khoa học hiện đại không thể chứng minh nổi. Chẳng hạn không thể sờ mó được điện tử, song có thể ghi nhận được biểu hiện sự hiện hữu của nó. Tôn giáo tán đồng phương pháp logic để có được cáci nfy phải không ?”- Thầy đưa mắt chỉ bức vẽ người Át-lan giả thuyết

– “Tất nhiên là như vậy. Phân tích trên máy tính đã khẳng định điều đó”.

– “Hay đấy” …

Tất cả chúng tôi đều cảm thấy Thầy đã có thiện cảm với chúng tôi, ánh mắt ngài ấm áp hơn. Thế đấy, chúng tôi nghĩ, ngài tin vào logic, còn máy tính thì không.

– “Xin ngài cho biết”- tôi quyết định hỏi thẳng vào vấn đề,- “cái nốt thẩm mỹ trên trán phụ nữ Ấn Độ có phải là vật lưu niệm về “con mắt thứ ba” mà người thuộc về nền văn minh trước đây có không ?”

– “Phải, “con măt thứ ba” của họ rất phát triển và có một vai trò to lớn trong cuộc sống. Nhưng người ngày nay cũng có “con mắt thứ ba”, phải cái không phát triển bằng”.

– “Bậc được bí truyền người Pháp Nốt-tờ-ra-đa-mút viết rằng những người thuộc nền văn minh trước đây nhờ “con mắt thứ ba” đã dùng năng lượng sinh học tác động lên lực hấp dẫn. Vì vậy, họ có thể di chuyển trong không gian những khối đá khổng lồ, xây kim tự tháp và các đài kỷ niệm khác bằng đá. Thưa ngài, ngài có suy nghĩ gì về chuyện này ?”- tôi hỏi.

– “Tôi nhất trí. Chúng tôi cũng có những thông tin như vậy”- Thầy đáp.- “Ngoài ra, mãnh lực như vậy sẽ còn phát triển nơi con người và tồn tại song song với sự phát triển của nhân loại. Mãnh lực tinh thần cũng là mãnh lực thể chất. Mãnh lực, mà nhờ đó, đã xây nên các kim tự tháp là loại có hướng, còn mãnh lực không hướng là sức mạnh tàn phá”.

– “Hay biết đâu nền văn minh của mgười Át-lan tiêu vong vì họ đã không giữ được năng lượng tinh thần ở trạng thái có hướng tích cực?” – tôi hỏi

– “Họ đã tiêu vong bởi năng lượng tinh thần từ trạng thái hướng tâm đã chuyển sang ly tâm”.

– “Thế là thế nào, thưa Thầy ?”

– “Trong y học mà các vị đang nghiên cứu có khái niệm “sự tái sinh” và “sự thoái hóa”. Sự tái sinh là năng lượng chuyển hóa có hướng, nó làm mô phát triển và là cơ sở của sự sống thể xác. Sự thoái hóa là năng lượng chuyển hóa không hướng, nó đưa đến phá hủy các mô và cái chết. Trong vật lý năng lượng có hướng làm chuyển động máy bay, xe lửa, còn năng lượng vô hướng dẫn đến bùng nổ. Năng lượng tinh thần cũng có thể có hai trạng thái : tâm năng hướng tâm và tâm năng ly tâm. Các quy luật của tâm năng, về nhiều mặt, giống với quy luật đối với năng lượng đầu xương và năng lượng thể chất và có thể tác động mạnh hơn tới loài người. Song có một luật lệ chủ yếu đối với tâm năng-nó phải là hướng tâm, phải hướng vào trong. Tất cả các bậc tiên tri, dù đó là Đức Phật, Chúa Giê-su, Mô-ha-mét và các bậc khác, đều dạy một điều chính yếu: tâm năng phải hướng vào trong. Đó là điểm chủ yếu trong học thuyết của các bậc đó”.

– “Xin Thầy giải thích giùm”.

– “Lấy ví dụ Hít-le. Hít-le đã thay đức Chúa Trời. Dĩ nhiên, Hít-le vốn không có kinh nghiệm tôn giáo đã không định hướng tư duy dân tộc mình vào bên trong, nghĩa là làm cho mỗi người hướng vào phân tích nội tâm và nhìn vào đó. Ngược lại, bị tư tưởng bá chủ thế giới ám ảnh ông ta đã cố hướng tâm năng dân tộc mình ra ngoài nghĩa là tàn phá, gây chiến tranh. Xin các vị hiểu cho đúng việc hàng ngày mỗi người phân tích và đi sâu vào tâm hồn mình có một sức mạnh rất lớn; một khi đã thoát ra khỏi tâm và có tính chất ly tâm, mãnh lực này nhất định sẽ dẫn đến tai họa, kể cả hiểm họa toàn cầu”.

– “Tâm năng có khả năng tác động lên cả các đối tượng vũ trụ”- Thầy nói

– “Vậy Thượng Đế có giúp gì không ?” – tôi hỏi

– “Thượng Đế ở ngoài mãnh lực, không liên quan gì đến sức mạnh”-Thầy trả lời

– “Thượng Đế chỉ tác động thông qua các bậc tiên tri thôi à ?”

– “Thông qua các bậc Tiên tri, thông qua tín ngưỡng. Điều chính yếu: hướng năng lượng tinh thần vào tâm. Chính bức thông điệp cuối cùng: “SoHm” đã đề cập đến vấn đề đó.

– “Xin Thầy kể cụ thể hơn về bức thông điệp cuối cùng.

– “SoHm”: “đó là những từ ngữ vĩ đại”-Thầy bắt đầu nói- “Đúng ra phải đọc So là Xa chứ không phải là Xâu và Hm là Ư-hừm chứ không phải là Hừm. “So” nghìa là “Tôi là đấy”, “Hm” nghĩa là “Tôi chính là bản thân”. Còn nghĩa chung của “SoHm” là: “tự thể thiện mình đi”- Thầy giơ một ngón tay lên.

– “Tự thể hiện, thưa Thầy ? Ai vậy ?”

– “Con người. Mà mỗi người phải thể hiện độc lập. Bức thông điệp cuối cùng “SoHm” đến trái đất cùng lúc các bậc tiên tri cũng nhận được và thông qua họ đã truyền đi khắp thế gian. Bức thông điệp cuối cùng “SoHm’ đi vào lòng mỗi người. Ai thực hiện được nguyên lý “SoHm”, người đó sẽ hạnh phúc. Nếu nhân loại thực hiện “SoHm” thì sẽ sống sót trên Trái đất. Suốt đời tôi làm theo “SoHm”.

– “Tại sao bức thông điệp lại là cuối cùng ?”

– “Nói đúng phải là bức thông điệp dứt khoát.”

– “Tại sao lại là bức thông điệp dứt khoát, thưa Thầy ?” – tôi hỏi

– “Bởi vì, Đấng Trí Tôn đã nhiều lần giúp loài người trên Trái đất. Vậy mà các nền văn minh trên Trái đất vẫn tự hủy diệt. Các bậc tiên tri cũng dạy nền văn minh chúng ta phải làm cho năng lượng tinh thần mang tính hướng tâm, đừng để nó chuyển thành ly tâm. Liệu sự giúp đỡ như vậy của Đấng Trí Tôn có đủ cho lần này đối với trường hợp nền văn minh của chúng ta không ? Nếu không đủ thì … Xin các vị nhớ cho: Thượng Đế ở ngoài mãnh lực, Thượng Đế không sử dụng sức mạnh. Đủ rồi ! Lúc này nền văn minh của chúng ta phải tự lập, chỉ có tự lập thôi”- Thầy đáp.

– “Liệu điều đó có nghĩa là nếu nền văn minh của chúng ta bị hủy diệt, ví dụ nếu để xảy ra thế chiến lần thứ III, thì đó sẽ là nền văn minh cuối cùng trên Trái Đất ?” – “Có thể lắm, lúc này chúng ta phải tự mình xoay xở lấy, chỉ có tự thân thôi”.

Im lặng. Ai cũng suy ngẫm điều vừa nói ra. Cái gì đó như tiền định đè nặng lên nhận thức.

– “Trạng thái hiện nay bên mắt phải là trạng thái đặc sắc để thể nghiệm”-Thầy bỗng lên tiếng.

– “Gì cơ, thưa Thầy ?”

– “Điều này chỉ có các bậc Thầy chúng tôi mới biết”.

– “Xin Thầy nhìn lên bức hình người Át-lan giả thuyết do chúng tôi thực hiện”- tôi nói, lái câu chuyện sang hướng khác- “người Át-lan cũng có cặp mắt như thế này phải không Thầy ?”

– “Theo kinh nghiệm của tôi thì như vậy. Họ có con mắt tốt hơn của chúng ta. Mắt họ to và ít bệnh tật hơn”.

– “Họ có cái mũi như trên bức vẽ của chúng tôi phải không Thầy ?”- tôi hỏi

– “Mũi họ nhỏ, như thế kia và hơi khác một tí”- Thầy đáp- “mũi họ tồi, hay bị bệnh”.

– “Thế còn “con mắt thứ ba”, thưa Thầy ?”

– “Cái đó của họ rất phát triển, nhưng không có cái lỗ trên trán”.

– “Do đâu Thầy biết tất cả điều đó ?”

– “Xô-ma-chi”i…

– “Xô-ma-chi, đó là gì vậy, thưa Thầy ?”

-…

Thầy làm điệu bộ cho biết, đã tới lúc kết thúc câu chuyện.

– “Xin được hỏi Thầy câu cuối cùng. Các bậc tiên tri đều là những người thuộc nền văn minh trước đây ?”

– “Không phải tất cả. Chẳng hạn Ra-ma là con trai của Cờ-ri-sơ-na với người đàn bà bình thường”. Nói chung-Thầy tổng kết buổi tọa đàm- “tôi thấy lí thú được chuyện trò với các vị. Nhiều nhà nghiên cứu đã tìm kiếm đất nước Sam-ba-la. Chúc các vị cũng thành công. Nếu các vị đoán ra thì chuyện đó phải rơi vào những bàn tay thiện. Đất nước Sam-ba-la có thể được gìn giữ, những kẻ độc ác sẽ bị những lực lượng đặc biệt tiêu diệt”.

Thầy cầm bức vẽ của chúng tôi, nhìn chăm chú một lần nữa rồi đưa mắt nhìn chúng tôi và bước ra.

Thành phố tiếp theo của Ấn Độ (Tran-đi-ga) đón chúng tôi bằng một đợt nóng dữ dội. Như ở các thành phố khác, ở đây chúng tôi cũng tổ chức hội nghị dành cho các bác sĩ nhãn khoa, biểu diễn phẫu thuật mắt. Cuối hội nghị chúng tôi cũng trình bày giả thuyết về nguồn gốc loài người và thu thập các ý kiến: nên gặp ai trong số các thủ lĩnh tôn giáo ?

Nhiều người được nêu ra, song ai nấy đều đặc biệt nói tới 1 người, đó là đạo sư Swami Xáp-va Ma-na-an. Họ nói rằng, vị này nắm nhiều kinh nghiệm huyền bí của Swami. Trong lúc chuyện trò ông có thể thôi miên từ xa, rằng, đạo viện Ra-ma Cở-ri-sơ-na mà vị này trụ trì là một trong các đạo viện hàng đầu của Ấn Độ và vị đạo sư này được truyền nhiều kinh nghiệm đặc biệt.

Người cha của vị bác sĩ nhãn khoa đầu ngành của thành phố đã bố trí buổi gặp gỡ với vị đạo sư, vì ông ta trực tiếp biết Thầy. Trên đường tới đạo viện đó, chúng tôi đã hỏi

nghĩa của từ “Thầy” và “Swami”. “Thầy” là người nắm các kinh nghiệm tôn giáo sâu sắc và tự quyết định truyền nó cho ai và ở chừng mực nào. Người ta cho rằng, trí tuệ thượng đẳng ảnh hưởng tới con người thông qua các vị “Thầy”. Còn “Swami” là chức sắc tôn giáo cao nhất của đạo Hin-đu.

– Tôi xin lưu ý các vị – cha của vị bác sĩ nhãn khoa nói – “Thầy đã biết mục đích chuyến viếng thăm của các vị. Cố gắng để ngài mau chóng thuyết giáo, lúc ấy là ngài thôi miên tác động lên các vị đấy. Các vị cố đứng vững trước cái nhìn của ngài. Nếu không chịu được, ngài sẽ cho các vị là yếu ớt và không hé mở điều gì. Tự Thầy quyết định truyền những kinh nghiệm gì và truyền cho ai”.

Đạo viện của Ra-ma Cờ-ri-sơ-na được xây cất theo tinh thần khổ hạnh. Không có một thứ nào thừa, tường, sàn, trần nhà bình thường. Trên tường treo tranh vẽ các thủ lĩnh tôn giáo. Sắc điệu nhất quán, tất cả đều màu vàng da cam.

Thầy cũng vận áo quần một màu vàng da cam. Một đoàn tùy tùng năm người hộ tống ngài. Chúng tôi ngồi xuống bên bàn: một bên là chúng tôi, bên kia là Thầy và đoàn hầu cận. Thành ra ngồi đối diện với Thầy là Vê-nhê Ga-pha-rốp, bên trái cậu ta là Xéc-gây Xê-li-vê-tốp, bên phải là tôi. Lúc đó Vê-nhê chưa biết ngồi chính diện với Thầy sẽ là cuộc thử thách đối với cậu ta.

– “Tôi nghe nói các vị đến gặp tôi để thu thập các kinh nghiệm sâu sắc ?”- Thầy hỏi.

– “Chúng tôi đến để đối chiếu các hiểu biết của mình với các kinh nghiệm của Ngài”-tôi đáp.

– “Các hiểu biết của các vị ? Là những hiểu biết gì vậy ?” -Thầy nhìn tôi hỏi- “Nói chung là” – Thầy nói tiếp-“người ta bắt đầu hiểu ra đôi điều rồi đấy” …

– “Đây là kết quả nghiên cứu chủ yếu của chúng tôi”- tôi nói và chìa ra cho Thầy hình vẽ người Át-lan giả thuyết.

Thầy đưa tay ra, nhưng khi nhìn thấy bức vẽ chợt bỏ tay xuống. Tôi vươn người chếch sang bên, đặt hình vẽ trước mặt ngài. Ngài liếc nhìn một lần nữa, song không cầm lên tay. Im lặng.

– “Ngài biết điều này ở đâu ra ?” -Thầy hỏi cắt đứt bầu không khí lặng im.

– “Đây là kết quả khảo cứu con mắt các chủng tộc trên thế giới. Xin phép được kể vắn tắt” …

– “Các vị đã đến Tây Tạng rồi phải không ?”

– “Không, chúng tôi chưa đến đó.”

– “Các vị đã gặp các lạt-ma chưa ?”

– “Chưa, thưa Thầy’.

– “Điều này thì các lạt-ma Tây Tạng biết rõ hơn”- Xin ngài kể lại tỉ mỉ …

Tôi đưa ra các tài liệu khoa học và kể tỉ mỉ để Thầy biết nội dung các khảo cứu của chúng tôi, nhưng rồi tôi lại nhấn mạnh tới việc phân tích con mắt trên máy vi tính rất khách quan.

Thầy lắng nghe và bỗng nhiên nói:

– “Máy tính không có hồn. Người Nga các vị suy xét giống hệt người Mỹ. Hoa Kỳ căm ghét Ấn Độ, vì Ấn Độ phát triển về mặt tâm linh. Người Mỹ vô hồn sẽ đưa thế giới đến chỗ tan nát”.

– Tôi xin được đối chiếu các kết quả thu được với ..

– “Trí tuệ không phải là bộ não” -Thầy nói tiếp như thể không nghe tôi- “phần xác không quan trọng bằng phần hồn. Quan trọng phải hiểu thế nào là cảm nghiệm. Điều cốt yếu là chúng ta đánh giá cái mà chúng ta đang nhìn và tăng mãnh lực của sự cảm nghiệm, bởi chỉ có sự cảm nghiệm mạnh mẽ mới có thể đúng đắn. Tôn giáo là sự cảm nghiệm cái đại thể chứ không riêng biệt. Cần phân biệt trí tuệ cá nhân với trí tuệ vũ trụ. Raja Yoga tạo khả năng nhìn vào trí tuệ vũ trụ. Sự cảm nghiệm của tôi đến từ trí tuệ vũ trụ” …

Tôi hiểu Thầy bắt đầu trình bày thuyết giáo của mình. Ngài nhìn Xéc-gây, lúc đó đang quay video, rồi nhìn tôi (tôi đang cắm cúi ghi ghi chép chép) và dừng lại ở Vê-nhê Ga-pha-rốp, cậu ta ngồi đối diện và nhìn vào mắt Thầy. Lập tức tôi và Xéc-gây cảm thấy sức mạnh của ánh mắt, thật là may, nó không hướng vào hai chúng tôi. Chúng tôi có cảm giác nặng nề xen lẫn lo lắng: hệt như có ai đó đang đào bới trong óc, lấy nó ra và chia ra từng phần nhỏ. Tôi cúi xuống thấp hơn, vẫn ghi chép đều đặn, Xéc-gây nhìn không rời mắt vào cái máy quay video.

– “Vai trò phát triển tâm linh”-Thầy nói tiếp-rất lớn. “Theo Ra-ma Cờ-ri-sơ-na, thì sự phát triển tâm linh có những dấu hiệu thể chất và thể hiện ở mắt, mũi, và các cơ quan khác. Mắt màu vàng có vai trò đặc biệt”…

Dưới ánh mắt đó, Vê-nhê Ga-pha-rốp lúc lúc lại nhắm mắt lại, sau đó lấy hết lí trí mở mắt ra và tiếp tục nhìn Thầy. Mặt cậu ta đỏ, hai mí mắt hum húp, các ngón tay thỉnh thoảng lại co lại, trán lấm tấm mồ hôi. Tôi và Xéc-gây hiểu rằng, Vê-nhê đang vật lộn với ánh mắt thôi miên của Thầy. Còn chúng tôi thì thoải mái hơn.

Và đây, Thầy đã nói xong. Ngài nhìn chúng tôi với ánh mắt bình thường và tôi có cảm giác có phần ấm áp.

– “Xin được hỏi Thầy ?”

– “Được”

– “Vừa rồi chỉ có ánh mắt của Thầy là có tác động đặc biệt mạnh mẽ. Đó là tác động của “con mắt thứ ba” phải không ?”

– “Có lẽ phải”

– “Thưa Thầy, Sam-ba-la mà nhà bác học vĩ đại người Nga Nhi-cô-lai Rê-rích đã tìm kiếm là gì vậy ?”

– “Sam-ba-la là khái niệm thể tâm chứ không phải thể chất. Các vị đừng tìm kiếm làm gì, không thấy đâu. Đó là nơi trú ngụ của những người thượng đẳng, mà những người thượng đẳng có đặc điểm trước hết là tinh thần cao cả mà các vị không hiểu được”.
– “Thưa Thầy”- tôi nói, có một nguyên lý “mọi thiên tài đều đơn giản”, mà tôi cảm tưởng bắt nguồn từ Thượng Đế, bởi mọi quy luật tự nhiên đều giản đơn một cách tài tình. Tiếc thay, không phải lúc nào chúng ta cũng nhận thức được thiên tài của sự giản đơn và phủ lên đó những câu nói chung chung kiểu : “Một tinh thần cao cả mà chúng ta không thể hiểu …”. Nhân đây, xin được hỏi Thầy: Thầy có biết điều nào cụ thể và đơn giản về Sam-ba-la không hoặc không biết gì ?

– “Tôi có biết.”..

– “Điều gì, thưa Thầy ?”

– “Sam-ba-la, gọi như vậy không đúng lắm. Cái tên này xuất phát từ một vài lạt ma Tây Tạng rồi tỏa đi khắp thế gian và trở thành phổ biến sau khi cuốn sách của Rê-rích được xuất bản. Cái mà các vị gọi là Sam-ba-la không có tên chính xác, song rõ ràng có một trạng thái tâm hồn và thể xác dẫn đến một tâm thức cao cả. Chúng tôi kinh nghiệm rất rõ trạng thái đó và dạy đạt được trạng thái đó”-Thầy trả lời.

– “Trạng thái nào vậy, thưa Thầy ?”

– “Đó là trạng thái của thân xác, nhờ năng lượng tinh thần quá trình trao đổi chất ở trạng thái này hạ xuống điểm không”.

– “Thế liên can gì đến tâm thức cao cả ?”

– “Vì ở trạng thái đó con người dâng hiến mình không phải cho bản thân, mà cho toàn bộ nhân loại, cho sự sống trên trái đất”.

– “Xin thầy giải thích giùm !”

– “Phải hiểu như thế nào, thưa Thầy ?”

Tôi hiểu, chúng tôi lại chạm trán với một điều bí mật lớn lao và mặc dù Thầy rõ ràng đã có cảm tình với chúng tôi, nhưng ngài vẫn sẽ không nói gì hết.

– “Theo những điều chúng tôi đã nghiên cứu được”-quyết định tiếp cận từ hướng khác tôi hỏi- “loài ngừơi có nguồn gốc Hi-ma-lay-a và từ đó phát triển ra khắp trái đất. Liệu chủng tộc Tây Tạng có phải thượng đẳng nhất về mặt tâm linh không, thưa Thầy ?”.

– “Lâu lắm rồi, người Tây Tạng là cao cả nhất trên trái đất. Vùng Hi-ma-lay-a là khu vực siêu tâm linh. Giờ thì thời đại đó đã qua, không thể nói như vậy về người Tây Tạng hiện thời nữa”-Thầy đáp

– “Người Tây Tạng cổ đại có thể hạ quá trình trao đổi chất xuống điểm không và dâng mình cho nhân loại nói chung ?”

– “Họ làm được như vậy”.

– “Bằng cách nào, thưa Thầy ?”

-…

– “Con mắt thứ ba” có vai trò gì trong quá trình đó ?

– “Vai trò của mũi là gì ?”

– “Chẳng có vai trò gì hết”.

Tôi cảm thấy mệt mỏi vô cùng. Tôi nhìn Vê-nhê và Xéc-gây, trông họ cũng mệt phờ sau hai tiếng toạ đàm. Tôi xin phép ra ngoài hút thuốc. Bao nhiêu câu hỏi quay cuồng trong đầu. Tiếp tục tọa đàm như thế nào ? làm thế nào để không rơi vào im lặng hoặc phải nghe các từ rủi ro “bí mật”. Có điều xin được nói trước, lúc đó chúng tôi chưa hiểu trạng thái trong đó quá trình trao đổi chất hạ xuống điểm không sẽ có ý nghĩa như thế nào.

Vê-nhê Ga-pha-rốp đã kể cho chúng tôi nghe cảm giác của cậu ta khi bị Thầy tác động bằng thôi miên.

– “Tớ có cảm tưởng óc tớ sắp sôi lên sùng sục. Lúc đầu thấy buồn ngủ ghê gớm, tớ cố chịu, tự véo mình để không gật gù. Sau đó, các cảm giác thay đổi: mặt tớ như thể phình ra, tớ cảm thấy hai con mắt lún vào, còn ở vùng gáy rất đau, dường như có người đang ép và não tớ sắp vọt ra đằng gáy”.

– “Cậu khá lắm, đã chịu được !”

– “Ngài làm vậy làm gì, muốn kiểm tra à ?”

– “Mà này” – Xéc-gây nhận xét- “các cậu có thấy trong khi thuyết giáo, ngài thường liếc sang bức vẽ người Át-lan của chúng ta không ? Bức hình đã gây được ấn tượng đấy, ngài biết hết về người Át-lan”.

Chúng tôi quay lại bàn tọa đàm. Và thật bất ngờ đối với chính bản thân, tôi kể Thầy nghe rằng, trong khoa học, chúng tôi sử dụng rộng rãi phép logic trên cơ sở trực cảm, sau đó cố tìm các phương pháp khác để chứng minh (phân tích bằng máy tính, …).

– “Vấn đề là”- tôi nói- “trong khoa học, phương pháp logic được các học giả lĩnh hội tồi lắm”.

– “Toán là khoa học yếu”- Thầy nói nghiêm túc – “bởi nhẽ không tính đến yếu tố tâm linh. Logic học dựa trên cơ sở trực cảm, mà trực cảm lại là biểu hiện chức năng của “con mắt thứ ba”. Bằng logic có thể đạt được cái mà với tầm mức của khoa học hiện đại không thể chứng minh nổi. Chẳng hạn không thể sờ mó được điện tử, song có thể ghi nhận được biểu hiện sự hiện hữu của nó. Tôn giáo tán đồng phương pháp logic để có được cáci nfy phải không ?”- Thầy đưa mắt chỉ bức vẽ người Át-lan giả thuyết

– “Tất nhiên là như vậy. Phân tích trên máy tính đã khẳng định điều đó”.

– “Hay đấy” …

Tất cả chúng tôi đều cảm thấy Thầy đã có thiện cảm với chúng tôi, ánh mắt ngài ấm áp hơn. Thế đấy, chúng tôi nghĩ, ngài tin vào logic, còn máy tính thì không.

– “Xin ngài cho biết”- tôi quyết định hỏi thẳng vào vấn đề,- “cái nốt thẩm mỹ trên trán phụ nữ Ấn Độ có phải là vật lưu niệm về “con mắt thứ ba” mà người thuộc về nền văn minh trước đây có không ?”

– “Phải, “con măt thứ ba” của họ rất phát triển và có một vai trò to lớn trong cuộc sống. Nhưng người ngày nay cũng có “con mắt thứ ba”, phải cái không phát triển bằng”.

– “Bậc được bí truyền người Pháp Nốt-tờ-ra-đa-mút viết rằng những người thuộc nền văn minh trước đây nhờ “con mắt thứ ba” đã dùng năng lượng sinh học tác động lên lực hấp dẫn. Vì vậy, họ có thể di chuyển trong không gian những khối đá khổng lồ, xây kim tự tháp và các đài kỷ niệm khác bằng đá. Thưa ngài, ngài có suy nghĩ gì về chuyện này ?”- tôi hỏi.

– “Tôi nhất trí. Chúng tôi cũng có những thông tin như vậy”- Thầy đáp.- “Ngoài ra, mãnh lực như vậy sẽ còn phát triển nơi con người và tồn tại song song với sự phát triển của nhân loại. Mãnh lực tinh thần cũng là mãnh lực thể chất. Mãnh lực, mà nhờ đó, đã xây nên các kim tự tháp là loại có hướng, còn mãnh lực không hướng là sức mạnh tàn phá”.

– “Hay biết đâu nền văn minh của mgười Át-lan tiêu vong vì họ đã không giữ được năng lượng tinh thần ở trạng thái có hướng tích cực?” – tôi hỏi

– “Họ đã tiêu vong bởi năng lượng tinh thần từ trạng thái hướng tâm đã chuyển sang ly tâm”.

– “Thế là thế nào, thưa Thầy ?”

– “Trong y học mà các vị đang nghiên cứu có khái niệm “sự tái sinh” và “sự thoái hóa”. Sự tái sinh là năng lượng chuyển hóa có hướng, nó làm mô phát triển và là cơ sở của sự sống thể xác. Sự thoái hóa là năng lượng chuyển hóa không hướng, nó đưa đến phá hủy các mô và cái chết. Trong vật lý năng lượng có hướng làm chuyển động máy bay, xe lửa, còn năng lượng vô hướng dẫn đến bùng nổ. Năng lượng tinh thần cũng có thể có hai trạng thái : tâm năng hướng tâm và tâm năng ly tâm. Các quy luật của tâm năng, về nhiều mặt, giống với quy luật đối với năng lượng đầu xương và năng lượng thể chất và có thể tác động mạnh hơn tới loài người. Song có một luật lệ chủ yếu đối với tâm năng-nó phải là hướng tâm, phải hướng vào trong. Tất cả các bậc tiên tri, dù đó là Đức Phật, Chúa Giê-su, Mô-ha-mét và các bậc khác, đều dạy một điều chính yếu: tâm năng phải hướng vào trong. Đó là điểm chủ yếu trong học thuyết của các bậc đó”.

– “Xin Thầy giải thích giùm”.

– “Lấy ví dụ Hít-le. Hít-le đã thay đức Chúa Trời. Dĩ nhiên, Hít-le vốn không có kinh nghiệm tôn giáo đã không định hướng tư duy dân tộc mình vào bên trong, nghĩa là làm cho mỗi người hướng vào phân tích nội tâm và nhìn vào đó. Ngược lại, bị tư tưởng bá chủ thế giới ám ảnh ông ta đã cố hướng tâm năng dân tộc mình ra ngoài nghĩa là tàn phá, gây chiến tranh. Xin các vị hiểu cho đúng việc hàng ngày mỗi người phân tích và đi sâu vào tâm hồn mình có một sức mạnh rất lớn; một khi đã thoát ra khỏi tâm và có tính chất ly tâm, mãnh lực này nhất định sẽ dẫn đến tai họa, kể cả hiểm họa toàn cầu”.

– “Tâm năng có khả năng tác động lên cả các đối tượng vũ trụ”- Thầy nói

– “Vậy Thượng Đế có giúp gì không ?” – tôi hỏi

– “Thượng Đế ở ngoài mãnh lực, không liên quan gì đến sức mạnh”-Thầy trả lời

– “Thượng Đế chỉ tác động thông qua các bậc tiên tri thôi à ?”

– “Thông qua các bậc Tiên tri, thông qua tín ngưỡng. Điều chính yếu: hướng năng lượng tinh thần vào tâm. Chính bức thông điệp cuối cùng: “SoHm” đã đề cập đến vấn đề đó.

– “Xin Thầy kể cụ thể hơn về bức thông điệp cuối cùng.

– “SoHm”: “đó là những từ ngữ vĩ đại”-Thầy bắt đầu nói- “Đúng ra phải đọc So là Xa chứ không phải là Xâu và Hm là Ư-hừm chứ không phải là Hừm. “So” nghìa là “Tôi là đấy”, “Hm” nghĩa là “Tôi chính là bản thân”. Còn nghĩa chung của “SoHm” là: “tự thể thiện mình đi”- Thầy giơ một ngón tay lên.

– “Tự thể hiện, thưa Thầy ? Ai vậy ?”

– “Con người. Mà mỗi người phải thể hiện độc lập. Bức thông điệp cuối cùng “SoHm” đến trái đất cùng lúc các bậc tiên tri cũng nhận được và thông qua họ đã truyền đi khắp thế gian. Bức thông điệp cuối cùng “SoHm’ đi vào lòng mỗi người. Ai thực hiện được nguyên lý “SoHm”, người đó sẽ hạnh phúc. Nếu nhân loại thực hiện “SoHm” thì sẽ sống sót trên Trái đất. Suốt đời tôi làm theo “SoHm”.

– “Tại sao bức thông điệp lại là cuối cùng ?”

– “Nói đúng phải là bức thông điệp dứt khoát.”

– “Tại sao lại là bức thông điệp dứt khoát, thưa Thầy ?” – tôi hỏi

– “Bởi vì, Đấng Trí Tôn đã nhiều lần giúp loài người trên Trái đất. Vậy mà các nền văn minh trên Trái đất vẫn tự hủy diệt. Các bậc tiên tri cũng dạy nền văn minh chúng ta phải làm cho năng lượng tinh thần mang tính hướng tâm, đừng để nó chuyển thành ly tâm. Liệu sự giúp đỡ như vậy của Đấng Trí Tôn có đủ cho lần này đối với trường hợp nền văn minh của chúng ta không ? Nếu không đủ thì … Xin các vị nhớ cho: Thượng Đế ở ngoài mãnh lực, Thượng Đế không sử dụng sức mạnh. Đủ rồi ! Lúc này nền văn minh của chúng ta phải tự lập, chỉ có tự lập thôi”- Thầy đáp.

– “Liệu điều đó có nghĩa là nếu nền văn minh của chúng ta bị hủy diệt, ví dụ nếu để xảy ra thế chiến lần thứ III, thì đó sẽ là nền văn minh cuối cùng trên Trái Đất ?” – “Có thể lắm, lúc này chúng ta phải tự mình xoay xở lấy, chỉ có tự thân thôi”.

Im lặng. Ai cũng suy ngẫm điều vừa nói ra. Cái gì đó như tiền định đè nặng lên nhận thức.

– “Trạng thái hiện nay bên mắt phải là trạng thái đặc sắc để thể nghiệm”-Thầy bỗng lên tiếng.

– “Gì cơ, thưa Thầy ?”

– “Điều này chỉ có các bậc Thầy chúng tôi mới biết”.

– “Xin Thầy nhìn lên bức hình người Át-lan giả thuyết do chúng tôi thực hiện”- tôi nói, lái câu chuyện sang hướng khác- “người Át-lan cũng có cặp mắt như thế này phải không Thầy ?”

– “Theo kinh nghiệm của tôi thì như vậy. Họ có con mắt tốt hơn của chúng ta. Mắt họ to và ít bệnh tật hơn”.

– “Họ có cái mũi như trên bức vẽ của chúng tôi phải không Thầy ?”- tôi hỏi

– “Mũi họ nhỏ, như thế kia và hơi khác một tí”- Thầy đáp- “mũi họ tồi, hay bị bệnh”.

– “Thế còn “con mắt thứ ba”, thưa Thầy ?”

– “Cái đó của họ rất phát triển, nhưng không có cái lỗ trên trán”.

– “Do đâu Thầy biết tất cả điều đó ?”

– “Xô-ma-chi”i…

– “Xô-ma-chi, đó là gì vậy, thưa Thầy ?”

-…

Thầy làm điệu bộ cho biết, đã tới lúc kết thúc câu chuyện.

– “Xin được hỏi Thầy câu cuối cùng. Các bậc tiên tri đều là những người thuộc nền văn minh trước đây ?”

– “Không phải tất cả. Chẳng hạn Ra-ma là con trai của Cờ-ri-sơ-na với người đàn bà bình thường”. Nói chung-Thầy tổng kết buổi tọa đàm- “tôi thấy lí thú được chuyện trò với các vị. Nhiều nhà nghiên cứu đã tìm kiếm đất nước Sam-ba-la. Chúc các vị cũng thành công. Nếu các vị đoán ra thì chuyện đó phải rơi vào những bàn tay thiện. Đất nước Sam-ba-la có thể được gìn giữ, những kẻ độc ác sẽ bị những lực lượng đặc biệt tiêu diệt”.

Thầy cầm bức vẽ của chúng tôi, nhìn chăm chú một lần nữa rồi đưa mắt nhìn chúng tôi và bước ra.

Bình luận