Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Chúng Ta Thoát Thai Từ Đâu ?

Chương 2: Người thường biết gì về nguồn gốc loài người

Tác giả: Ernst Muldashev

Nếu đặt câu hỏi này với những thường dân ở Nga, Mỹ, Đức và các nứơc tương tự như vậy thì ai đó sẽ đáp rằng người từ khỉ mà ra, người thì bảo hạt giống loài người đã được đem từ vũ trụ vào Trái đất, còn đại đa số sẽ nhìn bạn như thằng dở hơi và thốt rằng: “Tôi không biết”, cố tỏ ra họ chẳng cần biết điều đó, trong cuộc sống có biết bao vấn đề phải quan tâm, nào là làm vườn, đi mua hàng, lo trả các khoản nợ nần …

Đối với câu hỏi khiêu khích một trong các thuyết Đác-uyn cho rằng con người có nguồn gốc từ các loài khỉ khác nhau phần lớn sẽ phủ định Đác-uyn và chắc hẳn phân vân không biết chọn con khỉ nhỏ Macac hay con hắc tinh tinh và càng thấy người anh em họ hàng như vậy chẳng đáng kính trọng.

Thậm chí, ở Ấn Độ, chẳng ai hé răng về con khỉ, còn câu hỏi khiêu khích nọ chỉ gây buồn cười mà thôi. Ở đây, khỉ nhảy nhót trên nóc nhà và thường xuyên có mặt bên các hố rác, có lẽ chúng cũng gây nên các nỗi niềm như lũ chim bồ câu và quạ bên nước chúng tôi, và chẳng ai có thái độ sùng kính của con cháu đối với chúng. Bò lại là chuyện khác- đó là những con vật thiêng.

Dân chúng các nước này tin vào nguồn gốc thánh thần của loài người. Người thường dĩ nhiên chẳng thể lí giải được thế nghĩa là thế nào. Từ nhỏ họ đã thuộc lòng các điều sơ thiểu của Phật giáo, họ không hiểu nhiều luận điểm khoa học sâu sắc của học thuyết vĩ đại của Đức Phật, trong khi đó lại biết các thuật ngữ như: “thiền định”, “con mắt thứ ba”, lòng từ bi. Thường dân các nước này trước hết chân thành tin vào sự vĩ đại của nhận thức tôn giáo về thế giới và tin chắc vào sự cần thiết phát triển tâm linh, còn đáp lại câu hỏi về thực chất của giáo lý thì họ vì kém phát triển và ngôn ngữ nghèp nàn chắc chắn sẽ trả lời: “cái đó phức tạp lắm”.

Theo cách nhìn của tôi Phật giáo là tín ngưỡng thế giới mang tính khoa học sâu sắc hơn cả, người thường và cả các học giả không dễ gì lĩnh hội bởi các biểu tượng của nó bị vật chất hóa quá mức.

Mọi người khác nhau và quan điểm của họ về vai trò của các yếu tố vật chất và tinh thần trong đời sống cũng không giống nhau. Dù vậy, mọi người vẫn giống nhau dù chỉ với một nghĩa là họ có chung một nguồn gốc. Tất nhiên mải quay cuồng với cuộc sống và những vấn đề đời thường, mấy người suy nghĩ sâu xa. Nhưng bất kể ai, kể cả người ít học nhất cũng thắc mắc không biết tổ tiên họ là ai ?

Nếu đặt câu hỏi này với những thường dân ở Nga, Mỹ, Đức và các nứơc tương tự như vậy thì ai đó sẽ đáp rằng người từ khỉ mà ra, người thì bảo hạt giống loài người đã được đem từ vũ trụ vào Trái đất, còn đại đa số sẽ nhìn bạn như thằng dở hơi và thốt rằng: “Tôi không biết”, cố tỏ ra họ chẳng cần biết điều đó, trong cuộc sống có biết bao vấn đề phải quan tâm, nào là làm vườn, đi mua hàng, lo trả các khoản nợ nần …

Đối với câu hỏi khiêu khích một trong các thuyết Đác-uyn cho rằng con người có nguồn gốc từ các loài khỉ khác nhau phần lớn sẽ phủ định Đác-uyn và chắc hẳn phân vân không biết chọn con khỉ nhỏ Macac hay con hắc tinh tinh và càng thấy người anh em họ hàng như vậy chẳng đáng kính trọng.

Thậm chí, ở Ấn Độ, chẳng ai hé răng về con khỉ, còn câu hỏi khiêu khích nọ chỉ gây buồn cười mà thôi. Ở đây, khỉ nhảy nhót trên nóc nhà và thường xuyên có mặt bên các hố rác, có lẽ chúng cũng gây nên các nỗi niềm như lũ chim bồ câu và quạ bên nước chúng tôi, và chẳng ai có thái độ sùng kính của con cháu đối với chúng. Bò lại là chuyện khác- đó là những con vật thiêng.

Dân chúng các nước này tin vào nguồn gốc thánh thần của loài người. Người thường dĩ nhiên chẳng thể lí giải được thế nghĩa là thế nào. Từ nhỏ họ đã thuộc lòng các điều sơ thiểu của Phật giáo, họ không hiểu nhiều luận điểm khoa học sâu sắc của học thuyết vĩ đại của Đức Phật, trong khi đó lại biết các thuật ngữ như: “thiền định”, “con mắt thứ ba”, lòng từ bi. Thường dân các nước này trước hết chân thành tin vào sự vĩ đại của nhận thức tôn giáo về thế giới và tin chắc vào sự cần thiết phát triển tâm linh, còn đáp lại câu hỏi về thực chất của giáo lý thì họ vì kém phát triển và ngôn ngữ nghèp nàn chắc chắn sẽ trả lời: “cái đó phức tạp lắm”.

Theo cách nhìn của tôi Phật giáo là tín ngưỡng thế giới mang tính khoa học sâu sắc hơn cả, người thường và cả các học giả không dễ gì lĩnh hội bởi các biểu tượng của nó bị vật chất hóa quá mức.

Mọi người khác nhau và quan điểm của họ về vai trò của các yếu tố vật chất và tinh thần trong đời sống cũng không giống nhau. Dù vậy, mọi người vẫn giống nhau dù chỉ với một nghĩa là họ có chung một nguồn gốc. Tất nhiên mải quay cuồng với cuộc sống và những vấn đề đời thường, mấy người suy nghĩ sâu xa. Nhưng bất kể ai, kể cả người ít học nhất cũng thắc mắc không biết tổ tiên họ là ai ?

Bình luận