Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Tam Quốc @ Diễn Nghĩa

Chương 23 : THUYẾT LÀM THẾ NÀO ĐỂ HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ ( THE END )

Tác giả: Thành Quân Ức

Chương 23 : THUYẾT LÀM THẾ NÀO ĐỂ HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ

1. Gia Cát Lượng còn là nhà điều hành giỏi

Lại nói liên quân Lưu – Tôn mượn gió đông “triển lãm chất lượng Tam quốc” khiến quân Tào đại bại, thành lập thế chân vạc trên thị trường Tam quốc. Còn Lưu Bị vui lại thêm vui, một là gặp dữ hóa lành, hai là chiếm được tình yêu của tiểu thư Tôn Thượng Hương. Đêm động phòng hoa chúc, Lưu Bị mặt rạng rỡ, thì thầm vào tai Tôn Thượng Hương:
– Anh hùng kiếm được mỹ nhân, Lưu Bị này hôm nay có em làm bạn, có thể nói là thỏa nguyện!
Tôn Thượng Hương hỏi ngạc nhiên:

– Sao ai lại nói “kiếm được mĩ nhân”? Anh cho em là gì? Là công việc kinh doanh lợi nhuận sao?
Lưu Bị hoảng hốt, vội giải thích:
– Ấy chết, lỡ lời. Chỉ tại thuyết của Gia Cát Lượng, ông ta thích so sánh kinh doanh với theo đuổi người đẹp.
Tôn Thượng Hương nói:
– Truyền thuyết nói Gia Cát Lượng lắm mưu nhiều kế, hóa ra tài ông ta chỉ là tán gái?
Lưu Bị nói:
– Em đừng trêu anh. Như anh, lăn lộn thương trường mười mấy năm, vẫn chỉ như chú khỉ xuống núi trong sách giáo khoa cấp một, trèo ngô hái đào, trèo đào hái dưa hấu, vất vả không kể hết mà tay trắng vẫn hoàn trắng tay. Từ khi có Gia Cát Lượng, tình thế thay đổi hoàn toàn. Học thức người đó nắm vững, quản lý công tỉ cùng tài tình.
Tôn Thượng Hương nói:
– Không phải em trêu anh. Cũng là tổng giám đốc, vì sao Tào Tháo không mời Gia Cát Lượng mà chỉ mình anh mời được?
Lưu Bị nói:
– Em không hiểu rồi. Các công chủ Trung Quốc thích tự mình làm CEO, ông chủ làm tổng giám đốc điều hành, tổng giám đốc điều hành cũng là ông chủ. Trong quyết đoán đầu tư, ông chủ can đảm, dám mạo hiểm, song trong quản lý công ty, họ lại như những chú học trò cấp một. Anh nhận ra rằng, ông chủ làm CEO dễ gây lẫn lộn trong quản lý. Vì sao vậy? Bởi vì ông chủ là người điều hành công ty “khác tính chất” cũng như đàn ông là đàn ông, đàn bà là đàn bà, một khi xảy ra hiện tượng “xáo trộn giới tính” là kéo theo bao phiền toái.
Tôn Thượng Hương nói:
– Anh đúng là học trò của Gia Cát Lượng, mở miệng ra là đàn ông đàn bà. Em không tin, làm sao ông chủ làm CEO lại dẫn đến tình trạng “xáo trộn giới tính” vậy?
Lưu Bị nói:
– Binh pháp Tôn Tử viết: “Quân lấy kỉ luật để lập kỳ tích” (binh dĩ chính hợp kỳ dị thắng). Xét hành vi quản lý, ông chủ chính là chữ “kỳ”, người điều hành chính là chữ “chính”. Ông chủ theo đuổi sự biến hóa, người điều hành giữ ổn định. Ông chủ thường cảm tính, rất dễ bộc phát, trong khi lý tính và khả năng kiềm chế là phẩm chất tất yếu của người quản lý. Ông chủ coi trọng anh hùng, người quản lý coi trọng tổ chức. Ông chủ hào sảng, chí cao chín tầng mây, người quản lý dù mưa sa gió thổi vẫn lặng lẽ ngồi thuyền buông câu. Nếu ông chủ kiêm điều hành, hai vai không thể nào cũng diễn tốt, ông chủ sẽ đem “tân”, “kỳ”, “biến”, “dị” vào công tác quản lý thường ngày, khiến guồng máy công ty trục trặc. Lúc đại chiến Xích Bích, đã có người gọi Tào Tháo là “một tên điên cầm đầu một bầy ngốc”. Vì sao vậy? Vì Tào Tháo tham công lớn, thích nhanh chóng khuếch trương, thưởng phạt tùy tiện, thăng chức hạ chức một cách khinh suất, tổ chức công ty lỏng lẻo khiến thần kinh nhân viên điên đảo. Kết quả, chỉ một tiếng thét của Trương Phi mà trăm vạn quân Tào như bầy kiến vỡ tổ.
Tôn Thượng Hương nói:
– Em hiểu ý anh rồi. Tướng tùy tiện, quân không trọng, quản lý đúng là một môn khoa học. Song mấy năm gần đây, không ít ông chủ theo theo các khóa MBA, được học hành bài bản, như thế chẳng làm được CEO sao?
Lưu Bị nói:
– Không phải vậy. Ông chủ là người cao nhất trong công ty. Nếu quyết cách trộn lẫn với chấp hành và nếu ông chủ thích gì làm nấy, sẽ dẫn tới tình trạng sáng ra lệnh, chiều sửa lệnh. Như vậy, nhân viên chỉ nhìn nét mặt của ông chủ mà làm việc, nhiều người sẽ cho rằng bổn phận của nhân viên là lấy lòng ông chủ, kết quả họ biến thành một bầy sống hai mặt. Có những nhân viên lấy việc hầu ông chủ chơi tá lả, chở con ông chủ làm tự hào. Hầu hết các ông chủ đều ý thức được tác hại của việc tự mình điều hành, nhưng trên thực tế, họ vẫn chìm trong sự mê man của người trong cuộc.
Tôn Thượng Hương “ư” một tiếng, nói:
– Anh ám chỉ Triệu Vân chứ gì? Em thấy A Đẩu rất thân thiết với anh ta.
Lưu Bị nói:
– Năm xưa ở dốc Trường Bản. Triệu Vân là người “máu nhuốm chiến bào thấm giáp hồng”. Trung dũng còn ai hơn được công. Tuy nhiên, loại trung dũng, lao lực đó không vì việc công, mà chỉ vì việc riêng của nhà họ Lưu ta. Vậy anh còn biết nói gì? Trong lúc tâm trạng đang rối bời đó, anh chỉ còn cách vứt A Đẩu xuống đất, nói một câu trong “Tam quốc diễn nghĩa”: Vì đứa con hư này mà ta suýt mất một đại tướng!
Tôn Thượng Hương cảm thán:
– Mọi người hay trách ông chủ chỉ biết dùng người trong họ, hóa ra bên trong còn nhiều tình cảm rối rắm đến vậy.
– Lưu Bị nói:
– Nói về tình cảm, anh và Quan Vũ, Trương Phi là tình huynh đệ còn hơn cốt nhục. Song Quan Vũ vì tư giao mà tùy tiện tha Tào Tháo ở đường Hoa Dung; em bảo phải làm sao với anh ta? Xử phạt ư? Sợ tổn thương tình anh em mười mấy năm, không xử phạt ư? Sợ phá hoại quy chế công ty. May có Gia Cát Lượng thay anh điều hành, tránh cho anh một việc khó xử.
Tôn Thượng Hương tỉnh ngộ:
– Mọi người đều nói Gia Cát Lượng là nhà lập kế hoạch, hóa ra ông ta còn giỏi quản lý.
Lưu Bị nói:
– Mọi người vẫn còn có chút hiểu lầm về tài của Gia Cát Lượng. Trên thực tế, nói ông ta là nhà lập kế hoạch thông minh không chính xác bằng nói là một nhà quản lý giỏi.

2. Treo chuông lên cổ mèo

Tôn Thượng Hương mỉm cười như vẻ ghen:
– Rốt cuộc tài của Gia Cát Lượng là gì mà được anh xem trọng đến vậy?
Lưu Bị ôm Tôn Thượng Hương vào lòng nói:
– Anh kể cho em nghe câu chuyện ngụ ngôn nước Anh, nghe xong em sẽ hiểu.
Thiên đường của bầy chuột
Tại một thành phố cổ nọ, có bầy chuột sống rất hạnh phúc. Bầy chuột yêu thương nhau, không lo lắng, sung sướng như thần tiên. Một hôm chuột Có học cảm thán: Đây đúng là thiên đường của loài chuột.
Bỗng một ngày, có con mèo tới phá tan thiên đường thanh bình của loài chuột. Chỉ vì một con mèo hoang màu đen mà cả họ hàng nhà chuột tan nát, ngày đêm sống trong sợ hãi.
Bầy chuột mở hội nghị bàn cách đối phó với con mèo đen đáng ghét. Bọn chuột đua nhau tố khổ, quyết tìm cách tránh được nanh vuốt mèo. Khi đó, con chuột Có học vuốt râu nói:
– Tôi có ý kiến, chỉ cần đeo lên cổ mèo một cái chuông là xong. Như thế, mỗi khi mèo tới gần là ta nghe được tiếng chuông có thể kịp chạy trốn.
– Ý kiến hay lắm!
– Nhưng… Một con chuột hỏi nghi ngờ:
– Làm sao để treo chuông lên cổ mèo đây?
Bầy chuột im bặt.
Câu chuyện cho thấy, chỉ có cách nghĩ thôi thì chưa được gì, mà tất phải có cách làm hiệu quả.
Lưu Bị nói:
– Trước khi Gia Cát Lượng xuống núi, anh như một chú chuột đầy ảo tưởng, ảo tưởng như mây trắng trôi qua, tuy có lúc là một trận gió, có lúc là cơn mưa, song ảo tưởng vẫn chỉ là ảo tưởng. Rất nhiều người cũng vậy, có cách nghĩ mà không có cách làm. Gia Cát Lượng không như vậy. Ông ta biết cách treo chuông lên cổ mèo.
Tôn Thượng Hương thấy thú vị:
– Hai anh, một là người nghĩ, một người làm, một người thực hiện chiến lược, một người thực hiện chiến thuật. Có thể nói, anh và Gia Cát Lượng là cặp bài trùng tuyệt vời!
Lưu Bị cười:
– Đúng đấy! Trong công việc, anh và Gia Cát Lượng là một cặp bài trùng tuyệt vời, còn trong cuộc sống, anh với em là một cặp tuyệt vời.
Tôn Thượng Hương nhảy khỏi giường, khép rèm cửa sổ, quay lại hôn Lưu Bị bằng cặp môi đầy khiêu khích, nói:
– Em là cô gái rất bốc lửa, anh có cặp được không?

3. Làm thế nào để hoàn thành nhiệm vụ

Sau đại chiến Xích Bích, Tào Tháo dằn đau đớn để củng cố văn hóa công ty. Lịch sử chép lại: Xuân Kiến An thứ 15, Tào Tháo mở tiệc mừng khánh thành đài Đồng Tước, quan võ diễn tài tài cung tên, quan văn mừng văn chương thi phú. Có thể hình dung buổi tiệc tưng bừng thế nào.
Uống liền mấy li, say lúc nào không biết, Tào Tháo gọi người mang bút nghiên tới định để viết: “Đài thơ Đồng Tước”. Vừa hạ bút, một thư ký trên là Trình Dục báo cáo Tào Tháo tin Lưu Bị mới lấy vợ. Thoạt nghe, Tào Tháo đã hoảng hốt đánh rơi bút xuống đất.
Trình Dục nhặt bút lên, hỏi:
– Sao tổng giám đốc Tào lại giật mình như vậy?
Tào Tháo nói:
– Lưu Bị là rồng giữa đám người, nay được Kinh Châu, chẳng khác nào rồng khốn cùng thoát ra bể lớn, làm sao không giật mình được?
Trình Dục nói:
– Lưu Bị có tài gì mà dám so với tống giám đốc Tào? Chẳng qua dựa hết vào Gia Cát Lượng mà thôi. Nếu tổng giám đốc Tào quyết, có thể từ nhân viên công ty đào tạo nên một Gia Cát Lượng.
Tào Tháo hỏi:
– Anh nói rõ hơn xem! Trình Dục nói:
– Có một câu châm ngôn nhiều người biết: Có cách nghĩ đúng đắn là đã thành công một nửa. Trên thực tế, giành được nửa thành công kia cực kỳ khó khăn. Người ta chỉ thường quen nêu vấn đề, còn lại đẩy việc giải quyết vấn đề – phần xương xẩu nhất, vào tay người khác. Chỉ có người nào thực sự lăn lộn trong công việc quản lý công ty mới hiểu rằng: Sự khác biệt giữa một công ty với đối thủ cạnh tranh thường không ở chiến lược cao cấp, mà ở năng lực điều hành. Điều đó cũng như tình hình đêm tân hôn Lưu Bị với Tôn Thượng Hương. Yêu nồng nhiệt không bằng thì thầm nồng nhiệt, thì thầm nồng nhiệt không bằng thực hành nồng nhiệt.
Tào Tháo khẽ gật đầu:
– Anh nói hay lắm, cứ tiếp đi! Trình Dục nói:
– Ở nhiều mặt, Lưu Bị là người tháo vát, nhưng trong quản lý công ty, chưa chắc ông ta là người tháo vát. Người tháo vát chính là Gia Cát Lượng. Địa vị Gia Cát Lượng trong công ty Lưu Bị tương ứng với giám đốc điều hành, mà sự quan trọng của ông ta đối với Lưu Bị chính là ở chỗ “chấp hành”.
Tào Tháo thở dài:
– Anh nói không sai. Vì sao trăm vạn quân ta đại bại trận Xích Bích? Suy cho cùng, thua chính là ở chỗ “chấp hành”. Cuối cùng tôi cũng hiểu, trên đời này có nhiều kiểu đấu trí, nghĩ ra một kế hoạch cũng chỉ là một kiểu. Biến kế hoạch vĩ đại thành từng nhiệm vụ khả thi còn phức tạp hơn, trong đó việc dùng quyết tâm và trí tuệ để giải quyết những vấn đề trước mắt lại còn một cuộc đấu tâm, đấu trí khác. Tinh túy của “chấp hành” chính là bài toán “làm thế nào để hoàn thành nhiệm vụ”. Ôi, Chu Du ghen tài Gia Cát Lượng cuối cùng bị mắng chết, ta ghen với Lưu Bị chỉ vì ông ta có Gia Cát Lượng mà thôi.
Chợt Trình Dục nảy ra một ý:
– Chúng ta tìm một công ty head- hunting để đưa Gia Cát Lượng về, có được không?
Tào Tháo nói:
– Anh có thể thử xem, nhưng e khó. Bởi Lưu Bị có một sức hút như nam châm hút sắt, có thể thu hút những người tài năng nhất về làm cho ông ta. Năm xưa tôi đã cho Quan Vũ một chế độ đãi ngộ hậu hĩnh mà hắn vẫn còn một mình một xe với Lưu Bị, trở thành bậc anh hùng. Quan Vũ còn như thế, nói gì đến Gia Cát Lượng.

4. Cơ hội phát triến mới

Sau Đổng Trác, Tào Tháo, Lưu Bị là người thứ ba được báo chí bình chọn là doanh nhân tiêu biểu nhất Trung Quốc. Tổng giám đốc tập đoàn Ích Châu Lưu Chương đọc tin đó, lập tức viết thư cầu viện. Do quản lý không tốt, Ích Châu thua lỗ mấy năm liền.
Gia Cát Lượng nói:
– Công ty hưng suy, ông chủ hữu trách. Có những ông chủ giỏi kích thích “năng lượng” nhân viên, có những ông chủ lại giỏi khơi lòng nhiệt tình của nhân viên. Ông là loại đầu, Lưu Chương là loại sau. Vì thế lần này Lưu Chương thuê chúng ta làm quản lý, dù chúng ta có tốt tới đâu cũng không làm được gì cho tập đoàn ông ta.
Lưu Bị hỏi:
– Vậy chúng ta nên làm gì? Gia Cát Lượng nói:
– Ông quên binh pháp lạc đà rồi sao? Nhân cơ hội làm quản lý xuất khẩu này, chúng ta sẽ như chiếc đinh đóng sâu vào những bộ phận quan trọng nhất của tập đoàn Ích Châu. Khi thời cơ chín muồi, chúng ta có thẻ biến chủ thành khách, thu về được tập đoàn Ích Châu.
Lưu Bị cao hứng:

– Hay lắm! Trước trận đại chiến Xích Bích, chúng ta đã không thực hiện được binh pháp lạc đà. Cuối cùng ta cũng có thể đem ra thực hành.
Hai người hẹn nhau, Gia Cát Lượng giữ Kinh Châu, phụ trách những công việc thường nhật của công ty Hoàng Tộc, Lưu Bị cầm đầu một nhóm quản lý xuất khẩu tới Ích Châu. Cũng cần nói thêm, Bàng Thống “phượng sồ” (phượng non) – người sánh với biệt danh “ngọa long” (rồng nằm) của Gia Cát Lượng là một cốt cán trong nhóm. Một hôm, Bàng Thống đang chỉ đạo cộng tác ở một phân xưởng của tập đoàn Ích Châu thì gặp tai nạn, chết ngay khi đang làm nhiệm vụ.
Không lâu sau, tập đoàn Ích Châu sáp nhập với công ty Hoàng Tộc, đổi tên thành tập đoàn xí nghiệp – công ty hữu hạn Hán Thục. Quan Vũ làm giám đốc chi nhánh Kinh Châu, Gia Cát Lượng thì bay tới Thành Đô làm CEO cho tập đoàn.

5. Tạo ra cơ chế mới làm khách hàng vừa ý

Tập đoàn Ích Châu vốn có một bộ máy khá quan liêu. Do quản lý lỏng lẻo, tập đoàn tựa như một câu lạc bộ, quan chức chỉ lo đấu đá, nhân viên lười biếng thành nếp. Làm thế nào để dọn dẹp đống hỗn độn của tập đoàn cũ là thách thức lớn của Gia Cát Lượng vừa từ Thành Đô tới. Điều làm người ta dở khóc dở cười là trên sảnh lớn của trụ sở tập đoàn có gắn hàng chữ vàng lấp lánh: “Vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi”. Gia Cát Lượng hỏi Pháp Chính.
– Hàng chữ này có tác dụng gì?

Pháp Chính đáp:
– Đó chỉ là khẩu hiệu, không có tác dụng gì cả.
Gia Cát Lượng nói:
– Nó không thể chỉ là khẩu hiệu, nó phải thành cơ chế. Tôi tra tư liệu, công việc kinh doanh của các anh trước kia chỉ nhờ vào may mắn của người bán hàng, vậy sao làm hài lòng khách được?
Pháp Chính hỏi:
– Anh có cách gì không? Gia Cát Lượng nói:
– Củng cố thể chế, tăng cường pháp chế, chỉnh đốn lề lối công ty. Thử nghĩ, thương trường như chiến trường, không có một đội ngũ kinh doanh ra sinh vào tử, làm sao thắng được?
Pháp Chính nghĩ ngợi rồi nói:
– Khi xưa Hán Cao tổ tiến vào Quang Trung đã thực hiện chính sách khoan hòa, chỉ dựa vào ước pháp đơn giản mà dân theo. Nay công ty vừa mới sáp nhập, anh lại vừa từ Thành Đô tới, liệu lạm dụng quyền uy như vậy có thỏa đáng lắm không? Tôi nghĩ anh nên học Hán Cao tổ, bớt cấm đoán, bớt hình phạt, tranh thủ tình cảm cấp dưới, nhất là cán bộ cấp giữa, để họ ủng hộ chúng ta.
Gia Cát Lượng cười nói:

– Tiên sinh chỉ biết một mà không biết hai. Khi xưa Tần Thủy Hoàng ngược đãi dân chúng, trăm họ bị áp bức quá mà phải làm phản. Hán Cao tổ biết điểm tệ hại của nhà Tần nên khoan dung để lấy lòng thiên hạ, điều đó rất đúng. Nhưng nay tình hình Ích Châu so với thời nhà Tần khác nhau xa. Sở dĩ Lưu Chương nhu nhược vì ông ta đã dùng biện pháp lấy lòng để được phái “thực lực” trong tập đoàn ủng hộ. Cấp trên lấy lòng cấp dưới khiến đặc quyền hoành hành, chính lệnh không thông. Tôi mà không chỉnh đốn lề lối công ty thì khác gì Lưu Chương?
Pháp Chính đầy hồ nghi:
– Lẽ nào anh tự coi mình hơn Hán Cao tổ? Kinh nghiệm lịch sử cho thấy, thời thế chuyển từ hà khắc sang khoan dung, từ khoan dung chuyển sang hà khắc. Anh chỉ là một trí thức, có bản lĩnh gì mà xoay chuyển thời thế?
Gia Cát Lượng nói:
– Chỉ cần phương pháp thích hợp là có thể xoay chuyển thời thế.
Pháp Chính “a” một tiếng hỏi:
– Anh lại có bí quyết gì vậy?
Gia Cát Lượng xòe bốn ngón tay ra, nói:
– Bí quyết của tôi là xây dựng “bốn hóa”: Chuyên nghiệp hóa kết cấu, tiêu chuẩn hóa cách thức làm việc, chế độ hóa quản lý, chức nghiệp hóa nhân viên.
Pháp Chính cười đầy ngạc nhiên:
– Xây dựng bốn hoá? Khẩu hiệu nghe lạ tai nhỉ. Tiên sinh nói đi, thế nào là chuyên nghiệp hóa kết cấu? Kết cấu công ty thì ảnh hưởng gì tới chất lượng, hiệu quả kinh doanh?
Gia Cát Lượng nói:
– Cùng do nguyên tố carbon cấu tạo nên, vì sao kim cương khác than chì, vì sao giá trị hai loại khác nhau? Vì kết cấu tinh thể chúng không giống nhau. Sở dĩ chúng ta phải thiết kế kết cấu mới cho tập đoàn Thục Hán chính là để phối hợp công tác hiệu quả hơn, dùng cả guồng máy để thỏa mãn nhu cầu khách hàng.
Pháp Chính lại hỏi:
– Vậy tiêu chuẩn hóa cách thức việc làm là thế nào?
Gia Cát Lượng nói:
– Tục ngữ có câu: “Không quy củ, chẳng ra vuông tròn”. Không chỉ khâu sản xuất cần tiêu chuẩn hóa, các hạng mục quản lý khác cũng cần tiêu chuẩn hóa về trình tự và phương pháp. Trong một công ty được tiêu chuẩn hóa cao độ, quyền hạn của mỗi nhân viên đều được qui định rất chặt chẽ, một khi có xáo trộn nhân sự, guồng máy công ty vẫn có thể hoạt động trơn tru. Trong công việc thường ngày, tiêu chuẩn hóa trình tự và cách thức làm việc tạo thuận lợi cho giám sát, chỉ đạo và đánh giá.
Pháp Chính khẽ gật đầu, nói:
– Chỉ có quy củ mới tránh được lộn xộn, nếu không còn thể thống (hệ thống) gì?

Gia Cát Lượng nói:
– Để duy trì hệ thống, chúng ta còn cần chế độ họa quản lý. Gọi là “chế độ hóa”, chính là ghi thành văn bản các quy định về trình tự, phương pháp, yêu cầu và cấm kị trong công ty. Như vậy mới có cơ sở cho việc chỉ đạo, chấp hành, thưởng, phạt…
Pháp Chính nói:
– Tôi nghĩ có thể hiểu ý anh. Song, chỉ mình tôi hiểu chưa đủ, còn bao người khác phản đối.
Gia Cát Lượng nói:
– Đó chính là điều tôi muốn nói trong “hóa” thứ tư: Chức nghiệp hóa nhân viên. Tôi có thể qua các khóa huấn luyện để thúc đẩy tiến trình chức nghiệp hóa nhân viên, để biểu hiện công việc của họ phù hợp với yêu cầu, phương pháp, trình tự làm việc theo chế định của công ty, đồng thời để họ hiểu rằng lời nói việc làm của họ phù hợp với “bốn hóa” sẽ được khen thưởng, phá hoại “bốn hóa” sẽ bị kỉ luật nặng.
Pháp Chính chợt thấy kính trọng Gia Cát Lượng, nói:
– Tôi hiểu rồi, “bốn hóa” thực chất là thắt chặt các mối quan hệ trong công ty. Có chuyên nghiệp hóa kết cấu tổ chức mới có thể tiêu chuẩn hóa cách thức làm việc, có tiêu chuẩn hóa cách thức làm việc, tất cả sẽ có chế độ hóa quản lý, có chế độ hóa quản lý mới bảo đảm nhân viên được chức nghiệp hóa.
Gia Cát Lượng bổ sung:
– Có một đội ngũ nhân viên chức nghiệp hóa mới có thể chấp hành chiến lược làm hài lòng khách hàng của công ty. Đó gọi là cơ chế.
Pháp Chính nói:
– Anh đã tính được chu toàn đến vậy, tôi là người đầu tiên ủng hộ anh. Không ngờ tôi lại bị anh “chế độ hóa” rồi.
Công việc quản lý Thục của Gia Cát Lượng đã trở thành kinh điển. Ông tự gương mẫu chấp hành, lấy tinh thần “cúc cung tận tụy, đến chết mới thôi” để không ngừng hoàn thiện cơ chế quản lý làm khách hàng vừa lòng. Khác với nhiều nhà lãnh đạo thích nghiên cứu chiến lược và quản lý học ở tầm vĩ mô, Gia Cát Lượng toàn tâm toàn ý để thực hiện kế hoạch. Ông có mặt ở rất nhiều khâu quan trọng, cuối cùng ông mắc bệnh và chết ở gò Ngũ Trượng.
Công lao của Gia Cát Lượng đối với quản lý học có thể khái quát trong một câu đối:
Chiếm lòng người, nếu không đại bại

Không xét thời, thưởng phạt lầm to
Câu nói trên nói về cuộc chiến thương trường, câu dưới nói về ý nghĩa của quản lý nguồn lực con người. Với công lao như thế, Gia Cát Lượng trở thành vị giám đốc điều hành ưu tú nhất Trung Quốc.

6. Sức ép trong công tác quản lý

Có người cho rằng Gia Cát Lượng việc gì cũng nhúng tay vào, không những mua việc mà còn không có lợi cho đào tạo đội ngũ kế cận, khiến tập đoàn sau này rơi vào cảnh khốn “Thục không đại tướng”. Một ví dụ hay bị nêu ra là Gia Cát Lượng tự mình xét đến cả những khoản phạt 30 quan.
Ý kiến kiểu đó rõ ràng xem thường Gia Cát Lượng. Nhưng chỉ có CEO mới hiểu được CEO, vì thế mới có câu thơ than muôn thuở: “Xuất sư vị tiệp thân tiên tử, trường sử anh hùng lệ mãn khâm”. Trên thực tế, Gia Cát Lượng không hề ăn ít làm nhiều mà việc nhiều không còn thời gian ăn. Để giảm trừ những áp lực kiểu đó, Gia Cát Lượng đã dùng rất nhiều biện pháp, trong đó gồm:
1. Dự báo
Dự báo thúc đẩy tiến độ là một trong những biện pháp hiệu quả nhất của Gia Cát Lượng. Biện pháp đó tránh cho Gia Cát Lượng rất nhiều công việc không tên tuổi làm phiền.
2. Giữ sự bận rộn
Gia Cát Lượng tự mình phạt những khoản từ 30 quan trở lên là để giữ sự bận rộn. Nhiều nhà quản lý biết rằng, bận rộn làm giảm sức ép tâm lý một cách hiệu quả.

3. Kịp thời hành động
Kịp thời hành động là một trong những biện pháp để giảm sức ép. Khi bạn lao vào giải quyết khó khăn, khó khăn không còn đáng sợ.
4. Chuyên tâm công tác
Chuyên tâm công tác làm quên đi bao nỗi buồn vẩn vơ, hơn nữa, công việc còn làm thỏa mãn vì đạt được kết quả. Trâu gỗ, ngựa gỗ Gia Cát Lượng phát minh ra chính là thành quả của sự chuyên tâm, nó đã giải quyết khó khăn về vận chuyển hàng hóa của công ty.
5. Giảm động trước những người bình thường

Gia Cát Lượng có tâm hồn lương thiện bẩm sinh. Bất kể là ai, chỉ cần tận tụy với công ty, có ích cho xã hội là ông ghi nhớ trong lòng, dù họ có là kẻ thù thì cũng khen thưởng. Thưởng phạt phân minh, một mặt khiến mình cảm thấy thanh thản, một mặt sẽ nhận được sự ủng hộ của người xung quanh, từ đó cải thiện môi trường công việc của mình.
Gia Cát Lượng là một nhà quản lý chất lượng cao. Nhờ sự điều hành của ông, tập đoàn Thục Hán từ một cơ sở yếu kém, thiếu nhân tài, đã trở thành một trong ba công ty lớn nhất cả nước.
Ông tận tâm, tận lực làm việc đến ngày quên ăn, đêm quên ngủ, vì thế dẫn đến bệnh ung thư dạ dày. Không ai biết rằng, lúc làm việc, ông cảm thấy trong lòng tràn trề niềm hạnh phúc vô bờ.

LỜI BÀN CỦA TÁC GIẢ

Tác dụng của toàn bộ quản lý học là nó giúp bạn tạo ra một cơ chế khiến khách hàng vừa lòng. Bạn càng hiểu sâu sắc điều đó, sự quản lý của bạn càng hữu hiệu. Đồng thời bạn cũng sẽ nhận thức được rằng: Văn hóa công ty kỳ thực là một quá trình quản lý, mỗi công đoạn đều thể hiện văn hóa công ty một cách hoàn hảo. Bắt tay vào việc, bạn nên học tập sự tận tụy của Gia Cát Lượng. Rất nhiều nhà lãnh đạo chỉ giỏi lý thuyết quản lý, dốc tâm dốc sức vào hàn lâm hóa, thậm chí logic hóa vấn đề. So với Gia Cát Lượng, họ chỉ biết mà không hiểu, lại còn chê trách Gia Cát Lượng sa đà vào việc vặt. Bạn không nên bắt chước họ đánh trận trên giấy, bởi nếu bạn thực sự là người được việc, sự chú ý của bạn sẽ hướng tới việc vận hành công ty. Bạn đặt hết tâm trí vào mục tiêu, quyết không để xảy ra “đê nghìn dặm vỡ vì tổ kiến”.

HẾT

Lại nói liên quân Lưu – Tôn mượn gió đông “triển lãm chất lượng Tam quốc” khiến quân Tào đại bại, thành lập thế chân vạc trên thị trường Tam quốc. Còn Lưu Bị vui lại thêm vui, một là gặp dữ hóa lành, hai là chiếm được tình yêu của tiểu thư Tôn Thượng Hương. Đêm động phòng hoa chúc, Lưu Bị mặt rạng rỡ, thì thầm vào tai Tôn Thượng Hương:
– Anh hùng kiếm được mỹ nhân, Lưu Bị này hôm nay có em làm bạn, có thể nói là thỏa nguyện!
Tôn Thượng Hương hỏi ngạc nhiên:

– Sao ai lại nói “kiếm được mĩ nhân”? Anh cho em là gì? Là công việc kinh doanh lợi nhuận sao?
Lưu Bị hoảng hốt, vội giải thích:
– Ấy chết, lỡ lời. Chỉ tại thuyết của Gia Cát Lượng, ông ta thích so sánh kinh doanh với theo đuổi người đẹp.
Tôn Thượng Hương nói:
– Truyền thuyết nói Gia Cát Lượng lắm mưu nhiều kế, hóa ra tài ông ta chỉ là tán gái?
Lưu Bị nói:
– Em đừng trêu anh. Như anh, lăn lộn thương trường mười mấy năm, vẫn chỉ như chú khỉ xuống núi trong sách giáo khoa cấp một, trèo ngô hái đào, trèo đào hái dưa hấu, vất vả không kể hết mà tay trắng vẫn hoàn trắng tay. Từ khi có Gia Cát Lượng, tình thế thay đổi hoàn toàn. Học thức người đó nắm vững, quản lý công tỉ cùng tài tình.
Tôn Thượng Hương nói:
– Không phải em trêu anh. Cũng là tổng giám đốc, vì sao Tào Tháo không mời Gia Cát Lượng mà chỉ mình anh mời được?
Lưu Bị nói:
– Em không hiểu rồi. Các công chủ Trung Quốc thích tự mình làm CEO, ông chủ làm tổng giám đốc điều hành, tổng giám đốc điều hành cũng là ông chủ. Trong quyết đoán đầu tư, ông chủ can đảm, dám mạo hiểm, song trong quản lý công ty, họ lại như những chú học trò cấp một. Anh nhận ra rằng, ông chủ làm CEO dễ gây lẫn lộn trong quản lý. Vì sao vậy? Bởi vì ông chủ là người điều hành công ty “khác tính chất” cũng như đàn ông là đàn ông, đàn bà là đàn bà, một khi xảy ra hiện tượng “xáo trộn giới tính” là kéo theo bao phiền toái.
Tôn Thượng Hương nói:
– Anh đúng là học trò của Gia Cát Lượng, mở miệng ra là đàn ông đàn bà. Em không tin, làm sao ông chủ làm CEO lại dẫn đến tình trạng “xáo trộn giới tính” vậy?
Lưu Bị nói:
– Binh pháp Tôn Tử viết: “Quân lấy kỉ luật để lập kỳ tích” (binh dĩ chính hợp kỳ dị thắng). Xét hành vi quản lý, ông chủ chính là chữ “kỳ”, người điều hành chính là chữ “chính”. Ông chủ theo đuổi sự biến hóa, người điều hành giữ ổn định. Ông chủ thường cảm tính, rất dễ bộc phát, trong khi lý tính và khả năng kiềm chế là phẩm chất tất yếu của người quản lý. Ông chủ coi trọng anh hùng, người quản lý coi trọng tổ chức. Ông chủ hào sảng, chí cao chín tầng mây, người quản lý dù mưa sa gió thổi vẫn lặng lẽ ngồi thuyền buông câu. Nếu ông chủ kiêm điều hành, hai vai không thể nào cũng diễn tốt, ông chủ sẽ đem “tân”, “kỳ”, “biến”, “dị” vào công tác quản lý thường ngày, khiến guồng máy công ty trục trặc. Lúc đại chiến Xích Bích, đã có người gọi Tào Tháo là “một tên điên cầm đầu một bầy ngốc”. Vì sao vậy? Vì Tào Tháo tham công lớn, thích nhanh chóng khuếch trương, thưởng phạt tùy tiện, thăng chức hạ chức một cách khinh suất, tổ chức công ty lỏng lẻo khiến thần kinh nhân viên điên đảo. Kết quả, chỉ một tiếng thét của Trương Phi mà trăm vạn quân Tào như bầy kiến vỡ tổ.
Tôn Thượng Hương nói:
– Em hiểu ý anh rồi. Tướng tùy tiện, quân không trọng, quản lý đúng là một môn khoa học. Song mấy năm gần đây, không ít ông chủ theo theo các khóa MBA, được học hành bài bản, như thế chẳng làm được CEO sao?
Lưu Bị nói:
– Không phải vậy. Ông chủ là người cao nhất trong công ty. Nếu quyết cách trộn lẫn với chấp hành và nếu ông chủ thích gì làm nấy, sẽ dẫn tới tình trạng sáng ra lệnh, chiều sửa lệnh. Như vậy, nhân viên chỉ nhìn nét mặt của ông chủ mà làm việc, nhiều người sẽ cho rằng bổn phận của nhân viên là lấy lòng ông chủ, kết quả họ biến thành một bầy sống hai mặt. Có những nhân viên lấy việc hầu ông chủ chơi tá lả, chở con ông chủ làm tự hào. Hầu hết các ông chủ đều ý thức được tác hại của việc tự mình điều hành, nhưng trên thực tế, họ vẫn chìm trong sự mê man của người trong cuộc.
Tôn Thượng Hương “ư” một tiếng, nói:
– Anh ám chỉ Triệu Vân chứ gì? Em thấy A Đẩu rất thân thiết với anh ta.
Lưu Bị nói:
– Năm xưa ở dốc Trường Bản. Triệu Vân là người “máu nhuốm chiến bào thấm giáp hồng”. Trung dũng còn ai hơn được công. Tuy nhiên, loại trung dũng, lao lực đó không vì việc công, mà chỉ vì việc riêng của nhà họ Lưu ta. Vậy anh còn biết nói gì? Trong lúc tâm trạng đang rối bời đó, anh chỉ còn cách vứt A Đẩu xuống đất, nói một câu trong “Tam quốc diễn nghĩa”: Vì đứa con hư này mà ta suýt mất một đại tướng!
Tôn Thượng Hương cảm thán:
– Mọi người hay trách ông chủ chỉ biết dùng người trong họ, hóa ra bên trong còn nhiều tình cảm rối rắm đến vậy.
– Lưu Bị nói:
– Nói về tình cảm, anh và Quan Vũ, Trương Phi là tình huynh đệ còn hơn cốt nhục. Song Quan Vũ vì tư giao mà tùy tiện tha Tào Tháo ở đường Hoa Dung; em bảo phải làm sao với anh ta? Xử phạt ư? Sợ tổn thương tình anh em mười mấy năm, không xử phạt ư? Sợ phá hoại quy chế công ty. May có Gia Cát Lượng thay anh điều hành, tránh cho anh một việc khó xử.
Tôn Thượng Hương tỉnh ngộ:
– Mọi người đều nói Gia Cát Lượng là nhà lập kế hoạch, hóa ra ông ta còn giỏi quản lý.
Lưu Bị nói:
– Mọi người vẫn còn có chút hiểu lầm về tài của Gia Cát Lượng. Trên thực tế, nói ông ta là nhà lập kế hoạch thông minh không chính xác bằng nói là một nhà quản lý giỏi.

Tôn Thượng Hương mỉm cười như vẻ ghen:
– Rốt cuộc tài của Gia Cát Lượng là gì mà được anh xem trọng đến vậy?
Lưu Bị ôm Tôn Thượng Hương vào lòng nói:
– Anh kể cho em nghe câu chuyện ngụ ngôn nước Anh, nghe xong em sẽ hiểu.
Thiên đường của bầy chuột
Tại một thành phố cổ nọ, có bầy chuột sống rất hạnh phúc. Bầy chuột yêu thương nhau, không lo lắng, sung sướng như thần tiên. Một hôm chuột Có học cảm thán: Đây đúng là thiên đường của loài chuột.
Bỗng một ngày, có con mèo tới phá tan thiên đường thanh bình của loài chuột. Chỉ vì một con mèo hoang màu đen mà cả họ hàng nhà chuột tan nát, ngày đêm sống trong sợ hãi.
Bầy chuột mở hội nghị bàn cách đối phó với con mèo đen đáng ghét. Bọn chuột đua nhau tố khổ, quyết tìm cách tránh được nanh vuốt mèo. Khi đó, con chuột Có học vuốt râu nói:
– Tôi có ý kiến, chỉ cần đeo lên cổ mèo một cái chuông là xong. Như thế, mỗi khi mèo tới gần là ta nghe được tiếng chuông có thể kịp chạy trốn.
– Ý kiến hay lắm!
– Nhưng… Một con chuột hỏi nghi ngờ:
– Làm sao để treo chuông lên cổ mèo đây?
Bầy chuột im bặt.
Câu chuyện cho thấy, chỉ có cách nghĩ thôi thì chưa được gì, mà tất phải có cách làm hiệu quả.
Lưu Bị nói:
– Trước khi Gia Cát Lượng xuống núi, anh như một chú chuột đầy ảo tưởng, ảo tưởng như mây trắng trôi qua, tuy có lúc là một trận gió, có lúc là cơn mưa, song ảo tưởng vẫn chỉ là ảo tưởng. Rất nhiều người cũng vậy, có cách nghĩ mà không có cách làm. Gia Cát Lượng không như vậy. Ông ta biết cách treo chuông lên cổ mèo.
Tôn Thượng Hương thấy thú vị:
– Hai anh, một là người nghĩ, một người làm, một người thực hiện chiến lược, một người thực hiện chiến thuật. Có thể nói, anh và Gia Cát Lượng là cặp bài trùng tuyệt vời!
Lưu Bị cười:
– Đúng đấy! Trong công việc, anh và Gia Cát Lượng là một cặp bài trùng tuyệt vời, còn trong cuộc sống, anh với em là một cặp tuyệt vời.
Tôn Thượng Hương nhảy khỏi giường, khép rèm cửa sổ, quay lại hôn Lưu Bị bằng cặp môi đầy khiêu khích, nói:
– Em là cô gái rất bốc lửa, anh có cặp được không?

Sau đại chiến Xích Bích, Tào Tháo dằn đau đớn để củng cố văn hóa công ty. Lịch sử chép lại: Xuân Kiến An thứ 15, Tào Tháo mở tiệc mừng khánh thành đài Đồng Tước, quan võ diễn tài tài cung tên, quan văn mừng văn chương thi phú. Có thể hình dung buổi tiệc tưng bừng thế nào.
Uống liền mấy li, say lúc nào không biết, Tào Tháo gọi người mang bút nghiên tới định để viết: “Đài thơ Đồng Tước”. Vừa hạ bút, một thư ký trên là Trình Dục báo cáo Tào Tháo tin Lưu Bị mới lấy vợ. Thoạt nghe, Tào Tháo đã hoảng hốt đánh rơi bút xuống đất.
Trình Dục nhặt bút lên, hỏi:
– Sao tổng giám đốc Tào lại giật mình như vậy?
Tào Tháo nói:
– Lưu Bị là rồng giữa đám người, nay được Kinh Châu, chẳng khác nào rồng khốn cùng thoát ra bể lớn, làm sao không giật mình được?
Trình Dục nói:
– Lưu Bị có tài gì mà dám so với tống giám đốc Tào? Chẳng qua dựa hết vào Gia Cát Lượng mà thôi. Nếu tổng giám đốc Tào quyết, có thể từ nhân viên công ty đào tạo nên một Gia Cát Lượng.
Tào Tháo hỏi:
– Anh nói rõ hơn xem! Trình Dục nói:
– Có một câu châm ngôn nhiều người biết: Có cách nghĩ đúng đắn là đã thành công một nửa. Trên thực tế, giành được nửa thành công kia cực kỳ khó khăn. Người ta chỉ thường quen nêu vấn đề, còn lại đẩy việc giải quyết vấn đề – phần xương xẩu nhất, vào tay người khác. Chỉ có người nào thực sự lăn lộn trong công việc quản lý công ty mới hiểu rằng: Sự khác biệt giữa một công ty với đối thủ cạnh tranh thường không ở chiến lược cao cấp, mà ở năng lực điều hành. Điều đó cũng như tình hình đêm tân hôn Lưu Bị với Tôn Thượng Hương. Yêu nồng nhiệt không bằng thì thầm nồng nhiệt, thì thầm nồng nhiệt không bằng thực hành nồng nhiệt.
Tào Tháo khẽ gật đầu:
– Anh nói hay lắm, cứ tiếp đi! Trình Dục nói:
– Ở nhiều mặt, Lưu Bị là người tháo vát, nhưng trong quản lý công ty, chưa chắc ông ta là người tháo vát. Người tháo vát chính là Gia Cát Lượng. Địa vị Gia Cát Lượng trong công ty Lưu Bị tương ứng với giám đốc điều hành, mà sự quan trọng của ông ta đối với Lưu Bị chính là ở chỗ “chấp hành”.
Tào Tháo thở dài:
– Anh nói không sai. Vì sao trăm vạn quân ta đại bại trận Xích Bích? Suy cho cùng, thua chính là ở chỗ “chấp hành”. Cuối cùng tôi cũng hiểu, trên đời này có nhiều kiểu đấu trí, nghĩ ra một kế hoạch cũng chỉ là một kiểu. Biến kế hoạch vĩ đại thành từng nhiệm vụ khả thi còn phức tạp hơn, trong đó việc dùng quyết tâm và trí tuệ để giải quyết những vấn đề trước mắt lại còn một cuộc đấu tâm, đấu trí khác. Tinh túy của “chấp hành” chính là bài toán “làm thế nào để hoàn thành nhiệm vụ”. Ôi, Chu Du ghen tài Gia Cát Lượng cuối cùng bị mắng chết, ta ghen với Lưu Bị chỉ vì ông ta có Gia Cát Lượng mà thôi.
Chợt Trình Dục nảy ra một ý:
– Chúng ta tìm một công ty head- hunting để đưa Gia Cát Lượng về, có được không?
Tào Tháo nói:
– Anh có thể thử xem, nhưng e khó. Bởi Lưu Bị có một sức hút như nam châm hút sắt, có thể thu hút những người tài năng nhất về làm cho ông ta. Năm xưa tôi đã cho Quan Vũ một chế độ đãi ngộ hậu hĩnh mà hắn vẫn còn một mình một xe với Lưu Bị, trở thành bậc anh hùng. Quan Vũ còn như thế, nói gì đến Gia Cát Lượng.

Sau Đổng Trác, Tào Tháo, Lưu Bị là người thứ ba được báo chí bình chọn là doanh nhân tiêu biểu nhất Trung Quốc. Tổng giám đốc tập đoàn Ích Châu Lưu Chương đọc tin đó, lập tức viết thư cầu viện. Do quản lý không tốt, Ích Châu thua lỗ mấy năm liền.
Gia Cát Lượng nói:
– Công ty hưng suy, ông chủ hữu trách. Có những ông chủ giỏi kích thích “năng lượng” nhân viên, có những ông chủ lại giỏi khơi lòng nhiệt tình của nhân viên. Ông là loại đầu, Lưu Chương là loại sau. Vì thế lần này Lưu Chương thuê chúng ta làm quản lý, dù chúng ta có tốt tới đâu cũng không làm được gì cho tập đoàn ông ta.
Lưu Bị hỏi:
– Vậy chúng ta nên làm gì? Gia Cát Lượng nói:
– Ông quên binh pháp lạc đà rồi sao? Nhân cơ hội làm quản lý xuất khẩu này, chúng ta sẽ như chiếc đinh đóng sâu vào những bộ phận quan trọng nhất của tập đoàn Ích Châu. Khi thời cơ chín muồi, chúng ta có thẻ biến chủ thành khách, thu về được tập đoàn Ích Châu.
Lưu Bị cao hứng:

– Hay lắm! Trước trận đại chiến Xích Bích, chúng ta đã không thực hiện được binh pháp lạc đà. Cuối cùng ta cũng có thể đem ra thực hành.
Hai người hẹn nhau, Gia Cát Lượng giữ Kinh Châu, phụ trách những công việc thường nhật của công ty Hoàng Tộc, Lưu Bị cầm đầu một nhóm quản lý xuất khẩu tới Ích Châu. Cũng cần nói thêm, Bàng Thống “phượng sồ” (phượng non) – người sánh với biệt danh “ngọa long” (rồng nằm) của Gia Cát Lượng là một cốt cán trong nhóm. Một hôm, Bàng Thống đang chỉ đạo cộng tác ở một phân xưởng của tập đoàn Ích Châu thì gặp tai nạn, chết ngay khi đang làm nhiệm vụ.
Không lâu sau, tập đoàn Ích Châu sáp nhập với công ty Hoàng Tộc, đổi tên thành tập đoàn xí nghiệp – công ty hữu hạn Hán Thục. Quan Vũ làm giám đốc chi nhánh Kinh Châu, Gia Cát Lượng thì bay tới Thành Đô làm CEO cho tập đoàn.

Tập đoàn Ích Châu vốn có một bộ máy khá quan liêu. Do quản lý lỏng lẻo, tập đoàn tựa như một câu lạc bộ, quan chức chỉ lo đấu đá, nhân viên lười biếng thành nếp. Làm thế nào để dọn dẹp đống hỗn độn của tập đoàn cũ là thách thức lớn của Gia Cát Lượng vừa từ Thành Đô tới. Điều làm người ta dở khóc dở cười là trên sảnh lớn của trụ sở tập đoàn có gắn hàng chữ vàng lấp lánh: “Vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi”. Gia Cát Lượng hỏi Pháp Chính.
– Hàng chữ này có tác dụng gì?

Pháp Chính đáp:
– Đó chỉ là khẩu hiệu, không có tác dụng gì cả.
Gia Cát Lượng nói:
– Nó không thể chỉ là khẩu hiệu, nó phải thành cơ chế. Tôi tra tư liệu, công việc kinh doanh của các anh trước kia chỉ nhờ vào may mắn của người bán hàng, vậy sao làm hài lòng khách được?
Pháp Chính hỏi:
– Anh có cách gì không? Gia Cát Lượng nói:
– Củng cố thể chế, tăng cường pháp chế, chỉnh đốn lề lối công ty. Thử nghĩ, thương trường như chiến trường, không có một đội ngũ kinh doanh ra sinh vào tử, làm sao thắng được?
Pháp Chính nghĩ ngợi rồi nói:
– Khi xưa Hán Cao tổ tiến vào Quang Trung đã thực hiện chính sách khoan hòa, chỉ dựa vào ước pháp đơn giản mà dân theo. Nay công ty vừa mới sáp nhập, anh lại vừa từ Thành Đô tới, liệu lạm dụng quyền uy như vậy có thỏa đáng lắm không? Tôi nghĩ anh nên học Hán Cao tổ, bớt cấm đoán, bớt hình phạt, tranh thủ tình cảm cấp dưới, nhất là cán bộ cấp giữa, để họ ủng hộ chúng ta.
Gia Cát Lượng cười nói:

– Tiên sinh chỉ biết một mà không biết hai. Khi xưa Tần Thủy Hoàng ngược đãi dân chúng, trăm họ bị áp bức quá mà phải làm phản. Hán Cao tổ biết điểm tệ hại của nhà Tần nên khoan dung để lấy lòng thiên hạ, điều đó rất đúng. Nhưng nay tình hình Ích Châu so với thời nhà Tần khác nhau xa. Sở dĩ Lưu Chương nhu nhược vì ông ta đã dùng biện pháp lấy lòng để được phái “thực lực” trong tập đoàn ủng hộ. Cấp trên lấy lòng cấp dưới khiến đặc quyền hoành hành, chính lệnh không thông. Tôi mà không chỉnh đốn lề lối công ty thì khác gì Lưu Chương?
Pháp Chính đầy hồ nghi:
– Lẽ nào anh tự coi mình hơn Hán Cao tổ? Kinh nghiệm lịch sử cho thấy, thời thế chuyển từ hà khắc sang khoan dung, từ khoan dung chuyển sang hà khắc. Anh chỉ là một trí thức, có bản lĩnh gì mà xoay chuyển thời thế?
Gia Cát Lượng nói:
– Chỉ cần phương pháp thích hợp là có thể xoay chuyển thời thế.
Pháp Chính “a” một tiếng hỏi:
– Anh lại có bí quyết gì vậy?
Gia Cát Lượng xòe bốn ngón tay ra, nói:
– Bí quyết của tôi là xây dựng “bốn hóa”: Chuyên nghiệp hóa kết cấu, tiêu chuẩn hóa cách thức làm việc, chế độ hóa quản lý, chức nghiệp hóa nhân viên.
Pháp Chính cười đầy ngạc nhiên:
– Xây dựng bốn hoá? Khẩu hiệu nghe lạ tai nhỉ. Tiên sinh nói đi, thế nào là chuyên nghiệp hóa kết cấu? Kết cấu công ty thì ảnh hưởng gì tới chất lượng, hiệu quả kinh doanh?
Gia Cát Lượng nói:
– Cùng do nguyên tố carbon cấu tạo nên, vì sao kim cương khác than chì, vì sao giá trị hai loại khác nhau? Vì kết cấu tinh thể chúng không giống nhau. Sở dĩ chúng ta phải thiết kế kết cấu mới cho tập đoàn Thục Hán chính là để phối hợp công tác hiệu quả hơn, dùng cả guồng máy để thỏa mãn nhu cầu khách hàng.
Pháp Chính lại hỏi:
– Vậy tiêu chuẩn hóa cách thức việc làm là thế nào?
Gia Cát Lượng nói:
– Tục ngữ có câu: “Không quy củ, chẳng ra vuông tròn”. Không chỉ khâu sản xuất cần tiêu chuẩn hóa, các hạng mục quản lý khác cũng cần tiêu chuẩn hóa về trình tự và phương pháp. Trong một công ty được tiêu chuẩn hóa cao độ, quyền hạn của mỗi nhân viên đều được qui định rất chặt chẽ, một khi có xáo trộn nhân sự, guồng máy công ty vẫn có thể hoạt động trơn tru. Trong công việc thường ngày, tiêu chuẩn hóa trình tự và cách thức làm việc tạo thuận lợi cho giám sát, chỉ đạo và đánh giá.
Pháp Chính khẽ gật đầu, nói:
– Chỉ có quy củ mới tránh được lộn xộn, nếu không còn thể thống (hệ thống) gì?

Gia Cát Lượng nói:
– Để duy trì hệ thống, chúng ta còn cần chế độ họa quản lý. Gọi là “chế độ hóa”, chính là ghi thành văn bản các quy định về trình tự, phương pháp, yêu cầu và cấm kị trong công ty. Như vậy mới có cơ sở cho việc chỉ đạo, chấp hành, thưởng, phạt…
Pháp Chính nói:
– Tôi nghĩ có thể hiểu ý anh. Song, chỉ mình tôi hiểu chưa đủ, còn bao người khác phản đối.
Gia Cát Lượng nói:
– Đó chính là điều tôi muốn nói trong “hóa” thứ tư: Chức nghiệp hóa nhân viên. Tôi có thể qua các khóa huấn luyện để thúc đẩy tiến trình chức nghiệp hóa nhân viên, để biểu hiện công việc của họ phù hợp với yêu cầu, phương pháp, trình tự làm việc theo chế định của công ty, đồng thời để họ hiểu rằng lời nói việc làm của họ phù hợp với “bốn hóa” sẽ được khen thưởng, phá hoại “bốn hóa” sẽ bị kỉ luật nặng.
Pháp Chính chợt thấy kính trọng Gia Cát Lượng, nói:
– Tôi hiểu rồi, “bốn hóa” thực chất là thắt chặt các mối quan hệ trong công ty. Có chuyên nghiệp hóa kết cấu tổ chức mới có thể tiêu chuẩn hóa cách thức làm việc, có tiêu chuẩn hóa cách thức làm việc, tất cả sẽ có chế độ hóa quản lý, có chế độ hóa quản lý mới bảo đảm nhân viên được chức nghiệp hóa.
Gia Cát Lượng bổ sung:
– Có một đội ngũ nhân viên chức nghiệp hóa mới có thể chấp hành chiến lược làm hài lòng khách hàng của công ty. Đó gọi là cơ chế.
Pháp Chính nói:
– Anh đã tính được chu toàn đến vậy, tôi là người đầu tiên ủng hộ anh. Không ngờ tôi lại bị anh “chế độ hóa” rồi.
Công việc quản lý Thục của Gia Cát Lượng đã trở thành kinh điển. Ông tự gương mẫu chấp hành, lấy tinh thần “cúc cung tận tụy, đến chết mới thôi” để không ngừng hoàn thiện cơ chế quản lý làm khách hàng vừa lòng. Khác với nhiều nhà lãnh đạo thích nghiên cứu chiến lược và quản lý học ở tầm vĩ mô, Gia Cát Lượng toàn tâm toàn ý để thực hiện kế hoạch. Ông có mặt ở rất nhiều khâu quan trọng, cuối cùng ông mắc bệnh và chết ở gò Ngũ Trượng.
Công lao của Gia Cát Lượng đối với quản lý học có thể khái quát trong một câu đối:
Chiếm lòng người, nếu không đại bại

Không xét thời, thưởng phạt lầm to
Câu nói trên nói về cuộc chiến thương trường, câu dưới nói về ý nghĩa của quản lý nguồn lực con người. Với công lao như thế, Gia Cát Lượng trở thành vị giám đốc điều hành ưu tú nhất Trung Quốc.

Có người cho rằng Gia Cát Lượng việc gì cũng nhúng tay vào, không những mua việc mà còn không có lợi cho đào tạo đội ngũ kế cận, khiến tập đoàn sau này rơi vào cảnh khốn “Thục không đại tướng”. Một ví dụ hay bị nêu ra là Gia Cát Lượng tự mình xét đến cả những khoản phạt 30 quan.
Ý kiến kiểu đó rõ ràng xem thường Gia Cát Lượng. Nhưng chỉ có CEO mới hiểu được CEO, vì thế mới có câu thơ than muôn thuở: “Xuất sư vị tiệp thân tiên tử, trường sử anh hùng lệ mãn khâm”. Trên thực tế, Gia Cát Lượng không hề ăn ít làm nhiều mà việc nhiều không còn thời gian ăn. Để giảm trừ những áp lực kiểu đó, Gia Cát Lượng đã dùng rất nhiều biện pháp, trong đó gồm:
1. Dự báo
Dự báo thúc đẩy tiến độ là một trong những biện pháp hiệu quả nhất của Gia Cát Lượng. Biện pháp đó tránh cho Gia Cát Lượng rất nhiều công việc không tên tuổi làm phiền.
2. Giữ sự bận rộn
Gia Cát Lượng tự mình phạt những khoản từ 30 quan trở lên là để giữ sự bận rộn. Nhiều nhà quản lý biết rằng, bận rộn làm giảm sức ép tâm lý một cách hiệu quả.

3. Kịp thời hành động
Kịp thời hành động là một trong những biện pháp để giảm sức ép. Khi bạn lao vào giải quyết khó khăn, khó khăn không còn đáng sợ.
4. Chuyên tâm công tác
Chuyên tâm công tác làm quên đi bao nỗi buồn vẩn vơ, hơn nữa, công việc còn làm thỏa mãn vì đạt được kết quả. Trâu gỗ, ngựa gỗ Gia Cát Lượng phát minh ra chính là thành quả của sự chuyên tâm, nó đã giải quyết khó khăn về vận chuyển hàng hóa của công ty.
5. Giảm động trước những người bình thường

Gia Cát Lượng có tâm hồn lương thiện bẩm sinh. Bất kể là ai, chỉ cần tận tụy với công ty, có ích cho xã hội là ông ghi nhớ trong lòng, dù họ có là kẻ thù thì cũng khen thưởng. Thưởng phạt phân minh, một mặt khiến mình cảm thấy thanh thản, một mặt sẽ nhận được sự ủng hộ của người xung quanh, từ đó cải thiện môi trường công việc của mình.
Gia Cát Lượng là một nhà quản lý chất lượng cao. Nhờ sự điều hành của ông, tập đoàn Thục Hán từ một cơ sở yếu kém, thiếu nhân tài, đã trở thành một trong ba công ty lớn nhất cả nước.
Ông tận tâm, tận lực làm việc đến ngày quên ăn, đêm quên ngủ, vì thế dẫn đến bệnh ung thư dạ dày. Không ai biết rằng, lúc làm việc, ông cảm thấy trong lòng tràn trề niềm hạnh phúc vô bờ.

Tác dụng của toàn bộ quản lý học là nó giúp bạn tạo ra một cơ chế khiến khách hàng vừa lòng. Bạn càng hiểu sâu sắc điều đó, sự quản lý của bạn càng hữu hiệu. Đồng thời bạn cũng sẽ nhận thức được rằng: Văn hóa công ty kỳ thực là một quá trình quản lý, mỗi công đoạn đều thể hiện văn hóa công ty một cách hoàn hảo. Bắt tay vào việc, bạn nên học tập sự tận tụy của Gia Cát Lượng. Rất nhiều nhà lãnh đạo chỉ giỏi lý thuyết quản lý, dốc tâm dốc sức vào hàn lâm hóa, thậm chí logic hóa vấn đề. So với Gia Cát Lượng, họ chỉ biết mà không hiểu, lại còn chê trách Gia Cát Lượng sa đà vào việc vặt. Bạn không nên bắt chước họ đánh trận trên giấy, bởi nếu bạn thực sự là người được việc, sự chú ý của bạn sẽ hướng tới việc vận hành công ty. Bạn đặt hết tâm trí vào mục tiêu, quyết không để xảy ra “đê nghìn dặm vỡ vì tổ kiến”.

HẾT

Bình luận
720
× sticky