Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Tam Quốc @ Diễn Nghĩa

Chương 06 : GÀ MẸ MUỘN PHIỀN

Tác giả: Thành Quân Ức

Chương 06 : GÀ MẸ MUỘN PHIỀN

1 . Lã Bố xin việc

Lại nói chuyện Lã Bố vì sơ ý giết chết người ở Phụng Nghi đình mà phải ngồi tù năm năm, sau khi ra tù thì gia sản sạch bách, đến miếng ăn cũng phải lo. Nghe nói Lưu Bị giờ đã là ông chủ công ty điện khí Từ Châu, công việc kinh doanh cũng phất nên Lã Bố tới xin tuyển. Lưu Bị gặp Lã Bố thì vui mừng khôn xiết, nói với Quan Vũ và Trương Phi rằng:

– Lã Bố là kẻ có nghiệp vụ cực cao, anh nghĩ nên cho hắn làm phó giám đốc phụ trách tiêu thụ sản phẩm, các em nghĩ sao?
Trương Phi trừng mắt, nói:
– Không được! Lã Bố tâm địa bất chính, thủ đoạn cũng không thua Đổng Trác, cho hắn làm phó giám đốc, không khéo hắn xô chúng ta đi ăn cám! Lưu Bị nghĩ ngợi:

– Dù thế nào thì hắn cũng từng là đồng môn, đồng nghiệp của chúng ta, cứ phải tiếp đãi đã.
Lã Bố xuất hiện là Lưu Bị nhận ra ngay. Lã Bố mặc complet, đi giầy da, vẫn phong độ như xưa. Lưu Bị thấy người này trải qua năm năm tù đày mà thần thái vẫn không đổi, quá là hơn người.
– Có thể hỏi anh một chuyện riêng tư được không? – Lưu Bị nhớ lại chuyện ngày trước của anh ta: – Rốt cuộc anh với Điêu Thuyền thế nào?
Lã Bố chợt trầm ngâm, nói:
– Lớp bọn ta có hai cô nổi tiếng, đẹp nổi tiếng là Điêu Thuyền và giỏi nổi tiếng là Sái Văn Cơ, song số họ chẳng ra sao. Sái Văn Cơ thích Tào Tháo ra mặt mà lại đi lấy một thằng Tây; còn Điêu Thuuyền lại rơi vào tay Đổng Trác. Các anh thấy tôi ngày xưa ra dáng một phó tổng giám

đốc, song ai chẳng có lúc mềm lòng. Ban đầu tôi châm chọc Điêu Thuyền, sau thì có cảm tình, không ngờ cuối cùng là yêu.
Lưu Bị lại hỏi:
– Nghe nói anh với Điêu Thuyền là cặp anh hùng mỹ nhân, rất đẹp đôi, sao phải dùng cách cực đoan như vậy, không giết Đổng Trác có được không? Lã Bố nói:

– Chỉ tại tôi không làm chủ được bản thân. Tối đó, tôi và Điêu Thuyền hẹn gặp nhau ở quán bar, cô ta uống rất nhiều rượu. Tôi có dự cảm chẳng lành, nói với Điêu Thuyền rằng rượu làm loạn thần, đừng uống nữa. Cô ta càng say càng xinh đẹp, nói: “Chẳng sao đâu, tiền rượu để em”. Tôi nửa đùa nửa thật: “Vậy con cái để ai?” Không nói đến con cái thì thôi, nói thì lại dẫn đến chuyện Đổng Trác. Rời quán cà phê, bọn tôi tới bao một phòng trong đại tửu điếm Phụng Nghi đình. Khi Điêu Thuyền đang nôn trong phòng vệ sinh thì “cốc, cốc, cốc”, có tiếng gõ cửa. Tôi ra mở, Đổng Trác xông vào. .

– Tình ngay lý gian…- Lưu Bị thở dài, nói: – Anh kể tôi mới biết, hy vọng sẽ giúp được anh. Tiễn Lã Bố về, Lưu Bị tìm Mi Trúc hỏi ý kiến. Mi Trúc đáp:
– Việc quản lý cốt giỏi bổ nhiệm. Thứ công ty cần ở anh ta là năng lực, không phải là nhân phẩm; công ty dùng sở trường, không dùng sở đoản. Còn về nhân phẩm của anh ta, dù có vấn đề thì chúng ta cũng không cần quản chặt chẽ quá; có vấn đề vẫn có thể làm việc được, chỉ cần quản lý anh ta theo đúng quy phạm công ty là khó có thể xảy ra sơ suất.
Lưu Bị bèn quyết định tuyển dụng Lã Bố. Trương Phi vẫn ngăn trở, Lưu Bị không ngại phiền, giải thích:
– Anh ta đã ngồi tù năm năm, sao còn dám làm bậy nữa? Huống hồ Đổng Trác bị anh ta giết là tên chẳng ra gì.

2. Gà mẹ muộn phiền

Quan Vũ hỏi:
– Cứ nhất định phải đưa hắn làm phó giám đốc sao?
Lưu Bị thở dài, nói:
– Các em có biết anh phải chịu bao áp lực không? Từ khi làm giám đốc tới giờ, anh chưa biết nghỉ tết là gì, thậm chí định ngày làm đám cưới cũng không được, khiến em Mi Trúc chờ mòn chờ mỏi.
Trương Phi hỏi ngạc nhiên:
– Em Mi nào nhỉ?

Lưu Bị nói:
– Là em gái Mi Trúc đấy. Bọn anh yêu nhau bảy năm rồi. Trong thời đại thông tin và sống gấp này, bảy năm nghe thật kỳ quái.
Quan Vũ gục gặc đầu:
– Bảy năm, đứa trẻ con cũng đã biết đọc. Tình trường của anh em mình đều gian nan quá.
Lưu Bị đau khổ:
– Cá nhân là chuyện nhỏ, công ty mới là chuyện lớn. Ngày nào anh cũng “ba lo, ba bận”: lo nguồn hàng, lo tiêu thụ, lo thanh toán, bận nghiệp vụ, bận tài vụ, bận sự vụ, khiến anh mệt lử! Anh nghĩ, có Lã Bố, dù không nói là rồng thêm cánh thì cũng bớt được gánh ba lo, ba bận.
Quan Vũ nói:
– Đã như vậy, bọn em nói nhiều hoá ra cản anh. Song lời chú ba không phải không có lý, xin anh lưu tâm.
Để chắc chắn thêm, Lưu Bị lại đi hỏi Trần Đăng. Ý kiến Trần Đăng cũng như Mi Trúc, ông ta nói:
– Chúng tôi đều biết anh vất vả, ngày nào cũng đôn đáo như đội trưởng đội cứu hoả, nơi nào cũng có anh. Nếu có một phó giám đốc đỡ việc để anh nghiên cứu, lên kế hoạch thì rất lợi cho công ty.
– Đúng vậy – Lưu Bị cảm thán, nói: – Tôi thường thấy mình lực bất tòng tâm, vá chỗ này lại hở chỗ kia, không cách gì giải quyết, việc mỗi ngày một nhiều. Mấy ngày nay tôi đã nghĩ rồi, nếu tìm được người giỏi việc là tôi sẽ nghỉ ngơi một thời gian.
Trần Đăng hỏi:
– Anh có biết vấn đề do đâu không? Mọi người có ý kiến rằng anh giỏi biết người nhưng không giỏi dùng người. Việc gì anh cũng phải giải quyết, không nói nhọc thân, mà nhân viên chưa chắc thông cảm cho.
Lưu Bị nói:
– Tôi suốt ngày bận bịu như gà mẹ, từ sáng tới tối tất tả lo kiếm ăn, việc lớn việc nhỏ đều tới tôi, họ được hưởng nhàn sao còn không thông cảm?
Trần Đăng nói:
– Đúng vậy, công ty có phát triển như ngày hôm nay hoàn toàn là nhờ vào gà mẹ, có lẽ tất cả nhân viên đều cảm động trước công đức của anh. Song, không biết anh có thấy không, anh đang hết sức lấy lòng nhân viên để đổi lấy sự giúp đỡ và tán dương của họ- có đúng vậy không?

Lưu Bị nghĩ ngợi rồi đáp:
– Đúng vậy đó.
Trần Đăng nói:
– Kiểu nghĩ đó của anh cho thấy rõ ràng cơ chế quản lý của công ty chưa hoàn thiện. Tức là, một mặt anh sợ người khác làm không tốt nên phải tự mình giải quyết; mặt khác, nhân viên không có cơ hội phát triển năng lực, anh có thấy sung sướng gì không?

Lưu Bị nói:
– Vậy tôi phải làm sao bây giờ? Trần Đăng nói:
– Nghe nói Mi Trúc đã tặng anh mười loại cà rốt, song vẫn còn thiếu một loại nữa.
Lưu Bị hỏi ngạc nhiên:
– Chẳng lẽ anh còn có loại cà rốt thứ mười một hay sao?
Trần Đăng nói:
– Loại cà rốt thứ mười một tên là “giao quyền”. Bất kể là Lã Bố hay Trần Bố, Nguyễn Bố, cứ tài là cần. Song, nếu không giao quyền, người tài đến đâu cũng chỉ biết trơ mắt ếch, còn anh vẫn cứ đôn đáo mệt lử.

3. Vì sao Lưu Bang yếu mà thắng mạnh

Lưu Bị hỏi:
– Giao quyền là thế nào? Vì sao cần giao quyền?
Trần Đăng nói:
– Cái gọi là “giao quyền” chính là một kiểu quản lý thông qua người khác để hoàn thành công việc. Vậy vì sao phải giao quyền? Bởi một người dù anh hùng tới đâu, cứ cho là có ba đầu sáu tay đi, thì cũng chỉ là một cá nhân. Hạng Võ có anh hùng không, từ đầu đến chân là anh hùng, vậy mà cuối cùng phải chết dưới tay Lưu Bang. Vì vậy, nhà quản lý giỏi và người giỏi quản lý không giống nhau. Làm một người quản lý trác việc, anh ta tất phải tăng sức mạnh cho tập thể. Lưu Bị chợt tỉnh ngộ, gật đầu, nói:
– Giờ nghĩ lại thấy Hán Cao tổ đánh đâu thua đấy, mà càng bị vây hãm lại càng mạnh thì thật là thần kỳ.
Trần Đăng nói:
– Lưu Bang thắng ở điểm nào? Tôi có một quyển Sử ký, trong đó có đoạn đối thoại giữa Lưu Bang và Hàn Tín rất sinh động, đáng để suy ngẫm.
Lưu Bị đón lấy sách, giở phần “Hoài Âm hầu liệt truyện”, trong đó chép: Nhà vua hỏi:

– Như ta thì có thể cầm được bao nhiêu quân? Tín nói:
– Bệ hạ chẳng qua chỉ cầm được mười vạn. Nhà vua hỏi:

– Thế còn nhà ngươi thì cầm được bao nhiêu? Tín nói:
– Thần thì càng nhiều càng tốt!
Nhà vua cười:

– Càng nhiều càng tốt thì sao lại bị ta bắt?
Tín nói:
– Bệ hạ không thể cầm quân, nhưng giỏi khiển tướng, vì vậy Tín mới bị bệ hạ bắt…
Lưu Bị buông sách, cảm thán:
– Trước kia tôi từng đọc qua đoạn này mà không để ý. Nay mới thấy đặc biệt sâu sắc. Hoá ra Hán Cao tổ thu được thiên hạ toàn là nhờ vào hai chữ “khiển tướng “!
Trần Đăng nói:
– Hai chữ “khiển tướng”, ý tứ chính là giỏi bổ nhiệm. “Biết người” là tiền đề để “dùng người”, “dùng người” là mục đích của “biết người”. Anh làm lãnh đạo của bọn tôi, không chỉ cần giỏi nhìn người mà còn cần giỏi dùng người. Cái gọi là giỏi dùng người, kỳ thực chính là nghệ thuật giao quyền.

4. Chín trở ngại trong giao quyền

Lưu Bị hỏi:
– Nghe cách anh nói thì giao quyền cũng rất khó phải không?
Trần Đăng nói:
– Nên nói rằng trở ngại lớn nhất trong giao quyền chính là bản thân nhà quản lý. Khắc phục trở ngại này không thể nói dễ dàng.
Lưu Bị nói:
– Tôi hiểu rồi. Anh nói đi, để giao quyền có hiệu quả thì tôi phải khắc phục trở ngại gì?
Trần Đăng lấy trong ngăn kéo ra một tờ giấy, nói:
– Chung quy có chín trở ngại. Để tôi liệt kê ra giấy cho anh xem.
Trở ngại thứ nhất: Không tin nhân viên
Làm một nhà quản lý, rất nhiều lúc anh cố tỏ ra tin nhiệm người dưới quyền. Tuy nhiên sự thực

lại cho thấy anh không yên tâm. Trong công việc cụ thể, anh không cách gì không hỏi cấp dưới công việc tiến hành tới đâu, thậm chí tự mình làm phần mấu chốt. Trong lòng anh luôn có một dấu hỏi lớn rằng cấp dưới có tận tâm với công việc như mình không?
Có lẽ nỗi lo của canh cũng có nguyên nhân, một số người làm việc không được như anh trông đợi. Song, cứ oán trách, phê bình mãi thì được gì? Nếu anh nghi ngờ tinh thần của nhân viên, anh nên tự hỏi bản thân có phải mình đã không dùng lòng tin để kích thích người ta? Nếu anh nghi ngờ năng lực của nhân viên, anh cũng nên tự hỏi bản thân rằng đã tạo cho nhân viên cơ hội bồi dưỡng hay thử thách chưa? Tóm lại, anh nên tìm nguyên nhân thất bại ở bản thân, sau đó mới tìm cách nâng cao trách nhiệm và nghiệp vụ cho người khác. Thực tế đơn giản thế này: có sự tin cậy và bồi dưỡng, nhân viên chắc chắn sẽ thành những người đáng tin cậy.

Trở ngại thứ hai: Sợ mất kiểm soát
Rất nhiều nhà quản lý do dự trong việc giao quyền vì sợ mất sự kiểm soát trong công việc. Một khi mất sự kiểm soát, hậu quả sẽ ngoài dự liệu. Vấn đề là: Lẽ nào anh cứ phải khống chế công việc trong tầm tay? Có thể dùng biện pháp thích hợp để tránh sự mất kiểm soát không?
Chỉ cần duy trì mối liên lạc và hỗ trợ thông suốt, dùng những cuộc họp “liên bộ phận”, “bản tin “… để nâng cao hiệu suất thông tin thì việc mất kiểm soát trong quá trình tiến hành công việc rất khó xảy ra. Đồng thời, khi giao nhiệm vụ, việc nêu thật rõ vấn đề, mục tiêu, nguyên liệu…cũng giúp tránh mất kiểm soát.
Ngoài ra, cùng giải quyết công việc cũng rất dễ gây chia rẽ giữa người quản lý và nhân viên. Bởi anh tự tin vào kinh nghiệm, thậm chí bắt cấp dưới phải làm theo cách của anh khiến cho họ không dốc hết trách nhiệm đối với công việc. Kỳ thực mọi con đường đều dẫn đến Roma, quan trọng không phải là phương pháp, mà là kết quả. Anh có thể giao toàn quyền cho cấp dưới xử lý một số khâu cụ thể. Rất có thể, trong quá trình tiến hành công việc, cấp dưới còn có những phương pháp khoa học hơn, tốt hơn của anh!
Trở ngại thứ ba: Quá đề cao sự quan trọng của bản thân trong công ty
Bởi giỏi việc nên trong rất nhiều trường hợp anh có ý nghĩ sai lầm: “thiếu mình là không việc gì xong”. Đúng vậy, có lẽ anh cũng sẽ làm tốt cùng lúc rất nhiều việc, chỉ có điều anh phải có phép phân thân như Tôn Ngộ Không. Kỳ thực, nhân viên của anh chính là gia tài lớn nhất của anh, họ giúp anh bán hàng, giúp anh giao dịch và mặc cả, giúp anh có mối liên hệ với người tiêu dùng, v.v…
Trong những công việc và nghiệp vụ cụ thể, một số người trong họ có kinh nghiệm tốt hơn anh,

lẽ gì mà không dùng tới gia tài như tới vậy?
Trở ngại thứ tư: Cho rằng tự mình làm sẽ tốt hơn
Một số người quản lý cho rằng chẳng thà mình lăn xả vào việc còn hơn để cấp dưới làm. Vì sao vậy? Họ cho rằng dạy cấp dưới làm mất đến mấy giờ, còn tự mình làm chỉ mất có nửa giờ.
Lấy đâu ra thời gian dạy họ, chẳng thà tự mình làm còn thoải mái hơn.
Vấn đề là: Lẽ nào việc gì cũng chỉ có anh làm? Dù thấy rằng tự mình làm sẽ tốt hơn người khác, song nếu dạy nhân viên, anh sẽ thấy người ta cũng có thể làm tốt như anh, thậm chí tốt hơn. Hôm nay anh mất mấy giờ dạy họ, nhưng sau này anh tiết kiệm được mấy chục, mấy trăm giờ để tìm tòi suy nghĩ, phát triển kinh doanh.
Trở ngại thứ năm: Sợ vị thế của mình lung lay
Đó là nỗi sợ của rất nhiều nhà quản lý: Nếu đem quyền của mình giao cho người khác, liệu có làm giảm tầm quan trọng của mình trong tổ chức, theo đó là lung lay vị thế của mình?
Câu trả lời rõ ràng là “Không”. Nếu anh làm cấp dưới của mình tích cực hơn, chủ động giải quyết vấn đề; nếu anh có thể phát huy được sức mạnh của tập thể để hoàn thành nhiệm vụ nhiều hơn, nhanh hơn, tốt hơn thì vị thế của anh chắc chắn sẽ càng vững chắc hay càng cao hơn. Anh sẽ có một đội ngũ hiệu quả hơn để thực hiện tốt hơn các ý đồ của anh.
Trở ngại thứ sáu: Thích tranh công với cấp dưới
Làm một nhà quản lý, nhiều khi anh phải đóng vai đứng sau sân khấu, rất ít cơ hội để anh như trước kia: đứng trước đài đón nhận tung hô. Quan Vũ có thể qua năm ải chém sáu tướng, Trương Phi hét đứt ruột Hạ Hầu Kiệt, còn anh chỉ có thể chịu tịch mịch một mình sau màn sân khấu. Song không biết anh có nghĩ hay không, chính vì anh nhẫn nhịn tịch mịch sau màn sân khấu mà Quan Vũ, Trương Phi mới có thể lập chiến công vang dội như vậy.
Có một nhân viên rất thạo việc, bán hàng rất giỏi, từng bốn năm liền đoạt danh hiệu “người bán hàng vàng” của công ty. Sau đó anh ta được làm quản lý, giữ chức giám đốc tiêu thụ. Song lên làm quản lý thì mối quan hệ của anh ta với nhân viên liền rạn nứt, vì danh hiệu “người bán hàng vàng” nhiều năm liên tục của mình mà anh ta không giúp đỡ cấp dưới tích cực, thậm chí còn gây trở ngại. Nhân viên của anh ta vì thế lũ lượt bỏ đi. Tranh công với cấp dưới, kết cục sẽ là “bạn bè rời xa, người thân lìa bỏ” mà thôi.
Trở ngại thứ bảy: Cho rằng giao quyền làm giảm tính linh hoạt
Nếu có một việc, sẽ thì rất linh hoạt khi tự mình giải quyết. Song với trăm công việc của một giám đốc, anh sẽ không thể đồng thời làm tốt tất cả. Nếu cứ ép mình đâu đâu cũng phải có mặt,

chính anh sẽ tự gây khó cho mình. Vậy nên giao các công việc cụ thể cho cấp dưới, tạo cho mình tầm nhìn toàn cục, tự duy sẽ thêm linh hoạt, đồng thời tập trung thêm thời gian và tinh lực để giải quyết những vấn đề nóng bỏng và đột xuất trước mắt.
Trở ngại thứ tám: Sợ ảnh hưởng tới công việc thường ngày của nhân viên

Có thể anh cho rằng công việc thường ngày mà nhân viên của mình còn chưa làm tốt, làm sao giao nhiệm vụ năng hơn được? Mới nghe qua thì tưởng anh là một nhà quản lý mặc áo phông hiểu tâm tình cấp dưới, song không ai vì thế mà cảm động. Tục ngữ có câu: “Tướng giỏi không có quân tồi”, nếu năng lực làm việc của nhân viên có vấn đề, rất có thể vấn đề chính ở bản thân anh.

Trong thiên nhiên, đại bàng mẹ thả con mình giữa lưng chừng núi, dạy con học bay từ nỗi khiếp sợ. Anh có thể tự hỏi bản thân liệu có phải vì phong cách “áo phông” đã khiến nhân viên vĩnh viễn không có cơ hội dang cánh? Nhiều nhân viên ưu tú bỏ đi không phải vì “áo phông” của anh, mà vì không có cơ hội để thi thố tài năng. Họ không muốn biến mình thành kẻ lười biếng, ngó lơ công việc. Họ cũng như anh, khát vọng thử thách, khát vọng chiến đấu và chiến thắng. Song, nếu anh không giao quyền, làm sao họ có thể thực hiện mơ ước?

Trở ngại thứ chín: Nhân viên không rõ kế hoạch phát triển công ty
Vì sao họ lại không rõ kế hoạch phát triển của công ty? Bởi anh không công bố. Có một số nhà quản lý, vì mục đích rất đáng cười, đã cố ý biến tin tức thành thần bí, không để nhân viên nắm được tình hình công ty, thậm chí không công bố cả những tin tức quan trọng. Có lẽ họ cảm giác rằng chỉ như vậy mới có thể củng cố uy quyền và dắt mũi nhân viên. Thực tế, tình hình công ty vô cùng quan trọng để nhân viên làm việc thuận lợi, bởi mục đích của họ lúc đó mới rõ ràng. Song, nếu nhân viên không nắm được kế hoạch phát triển công ty, liệu họ có quan tâm tới tương lai của công ty không? Sự phát triển của công ty dựa vào nỗ lực của tất cả mọi người, đặc biệt là các chuyên gia. Làm sao anh có thể tách họ khỏi tương lại công ty.
Cuối cùng, theo thói quen, Trần Đăng lại tổng kết: – Đối mặt với thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, đối mặt với quy mô công ty ngày một lớn, đối mặt với công việc quản lý ngày càng phức tạp, anh nhất định phải học cách giao quyền. Chỉ như vậy anh mới thoát khỏi những công việc lặt vặt để có thể tạo đội ngũ nhân viên hiệu quả vượt bậc, kịp thời hoàn thành nhiệm vụ kinh doanh của công ty.
Lưu Bị nói:
– Nghe anh một buổi bằng mười năm đọc sách. Tôi biết mình phải làm gì rồi.

5. “Cơn sốt” tin tức về Lã Bố

Kỳ thực, Lưu Bị chọn Lã Bố còn vì một tính toán khác. Mấy năm nay báo chí thích đưa tin về giới kinh doanh, huống hồ Lã Bố là người nổi tiếng. Nhớ lại mấy năm trước, báo chí đua nhau đưa tin về vụ án Lã Bố – Điêu Thuyền. Sau đó Điêu Thuyền được bầu là “người đàn bà sexy nhất trong năm”, tới giờ cô vẫn là một trong bốn người đàn bà đẹp nhất Trung Quốc. Còn Lã Bố thì bị bọn bồi bút gán cho biệt danh “sát thủ mặt đẹp”. Giờ đây, bước thứ nhất ra khỏi nhà tù, bước thứ hai đã làm quản lý cho công ty Từ Châu, quả là đề tài hấp dẫn của báo giới. Lưu Bị bắn một mũi tên trúng hai đích, công ty Từ Châu đã thêm được một nhân tài có nghiệp vụ quản lý rất phong phú lại thu hút được sự chú ý của khách hàng.
Quan Vũ nói:
– Đại ca, anh đã nói vậy thì bọn em cũng không phản đối. Có điều, em và Trương Phi nam chinh bắc chiến, nay cũng chỉ là giám đốc khu vực, lẽ gì Lã Bố vừa vào đã làm phó giám đốc, cấp bậc cao hơn bọn em mấy lần? Lưu Bị giải thích:
– Các em không hiểu rồi. Nghiệp vụ Lã Bố hơn chúng ta nhiều, điều này thì ta quá rõ qua trận Hổ Lao Quan. Mời anh ta phụ trách tiêu thụ sản phẩm thì việc kinh doanh tất sẽ phát đạt, lợi nhuận sẽ cao hơn. Khi đó có thể cấp cho mỗi em một biệt thự có vườn, thêm cả một xe hơi đắt tiền, vậy được không?
Quan, Trương, hai người nghe nói đến xe hơi đắt tiền thì im lặng. Một lúc sau, Quan Vũ nói:
– Vậy thì em thích một chiếc BMW.
Trương Phi hùa theo:
– Em thích một chiếc Mẹc.
Kế một tên hai đích thật hiệu quả, nhất là về mặt tuyên truyền báo chí. Không chỉ Lã Bố được giới truyền thông đưa tin mà tin tức về công ty Từ Châu cũng liên tục được đăng tải. Lưu Bị dương dương đắc ý, nghĩ rằng mình lập được công lớn nên bỏ bê hết việc lớn việc nhỏ của công ty Từ Châu. Lưu Bị kết hôn với tiểu thư Mi rồi cùng nhau đi nghỉ tuần trăng mật. Nào ngờ Lưu Bị tài một thì Lã Bố tài hai. Hoá ra Lã Bố không chỉ giỏi nghiệp vụ mà còn giỏi xoay vòng vốn. Nắm khâu tiêu thụ là mạch máu của công ty, chưa đầy một năm sau, công ty Từ Châu chỉ còn là cái xác không hồn.
Sau đó, không tốn một cắc, Lã Bố mua lại công ty Từ Châu, tự mình làm giám đốc. Trường hợp Lưu Bị, Lã Bố nghĩ ngợi rồi đưa làm giám đốc kinh doanh ở Tiểu Bái, mỗi năm phải nộp cho công ty 500.000 quan.

Chỉ tiêu quả là cao. Trương Phi không thông, Tiểu Bái tuy gắn mác công ty Từ Châu nhưng cũng chỉ đủ vắt mũi bỏ miệng, Lã Bố thật độc ác. Nhưng Lưu Bị đã có cách, nhờ sự khóc lóc của chàng mà hai năm nay Tiểu Bái chỉ nộp có hơn 80.000 quan.

6. Lúc chìa cà rốt không được buông gậy

Tục ngữ Trung Quốc có câu “cây đổ, khỉ bỏ đi “; trong quản lý học cũng có câu “tướng thua, quân tàn”. Sau khi Lưu Bị từ giám đốc trở thành giám đốc chi nhánh, một loạt anh tài của công ty lũ lượt bỏ đi. Ngay đến cả Trần Đăng cơ trí, sau hơn nửa năm lép vế dưới tay Lã Bố, cũng chuẩn bị đầu quân cho Tào Tháo đương lên như mặt trời sớm. Lúc chuẩn bị đi, ông ta đến Tiểu Bái chào Lưu Bị.

Lưu Bị oán trách:
– Xưa nghe ông tuyển Lã Bố nên phải chịu cảnh chó sói gửi chân. Đã có công với Lã Bố, ông còn đi làm gì?
Trần Đăng cười khổ sở:
– Sao anh còn trách tôi? Tôi từng nói với anh: quản lý là một loại game điều khiển. Huống hồ Lã Bố là kẻ hùng, anh lại không phòng bị. Hồi anh và Mi tiểu thư đi hưởng tuần trăng mật, đến cái bóng cũng không thấy tăm hơi. Khi anh về thì Lã Bố đã kiểm soát toàn bộ sự vụ và sổ sách công ty.
Lưu Bị thở dài:
– Đúng vậy, tôi không xứng với ghế tổng giám đốc, tôi phải tổng kết lại toàn bộ kinh nghiệm. Thế nhưng, sai lầm của tôi ở đâu?
Trần Đăng nói:
– Làm một nhà quản lý, bất kể là giao quyền ở cấp độ nào, anh cũng phải có một nguyên tắc rõ ràng: Giao quyền không phải là vứt bỏ quyền lực của mình, mà là thông qua giao quyền để quyền lực của mình mạnh hơn. Đó chính là sai lầm chết người của anh: anh chìa cà rốt, nhưng lại vứt luôn cây gậy. Nói cách khác, không phải anh giao quyền, mà là trao quyền.
Lưu Bị hiểu ra vài phần:
– Anh nói cũng phải, đúng là khi tôi chìa cà rốt, tôi hay vứt gậy sang một bên.
Trần Đăng nói:
– Ưu điểm của anh là ở đó, anh giỏi dùng cà rốt hơn bất cứ ai. Nhưng khuyết điểm của anh cũng ở đó, anh chỉ nhớ cà rốt mà quên cây gậy. Không có cây gậy, làm sao anh khống chế được công ty? Khi anh đã không khống chế được người khác, người khác sẽ khống chế anh.

Lưu Bị hỏi:
– Nếu bây giờ quay lại thời trước thì tôi nên làm gì?
Trần Đăng nói:
– Tôi đã từng bảo: Quản lý là một loại game điều khiển. Trong giao quyền, điều quan trọng phải làm của người quản lý là khống chế. Nói một cách đơn giản, nhà quản lý thành công khi giao việc thì vẫn nắm trong tay một điều cốt lõi và hai điều cơ bản. Cốt lõi là hiểu rõ việc cần giao quyền, có cần giao quyền hay không và giao quyền như thế nào. Hai điều cơ bản là cần giám sát và hỗ trợ đối tượng được giao quyền. Chỉ như vậy anh mới có thể tăng quyền lực bằng giao quyền.

7. Bảy điều trọng yếu trong giao quyền

Lưu Bị hỏi tiếp:
– Khi nắm trong tay một điều cốt lõi và hai điều quan trọng, những việc cụ thể phải làm gì?
Trần Đăng nói:
– Tôi nghĩ, để giao quyền hiệu quả thì phải nắm bảy điểm dưới đây.
Điểm thứ nhất là đề ra kế hoạch giao quyền, việc đầu tiên của giao quyền là phân trách nhiệm theo nhóm và cần tiến hành một cách thận trọng. Anh phải xác định nhiệm vụ nào cần giao quyền, nhiệm vụ nào cần giữ lại, sau đó thiết lập cơ chế kiểm soát, hỗ trợ.
Lưu Bị than thở:
– Không sai, chính vì thiếu cơ chế như vậy nên tôi mới mất quyền về tay Lã Bố. Thực đau lòng, thực đau lòng!
Trần Đăng nói:
– Điểm thứ hai trong giao quyền là khắc phục trở ngại, trở ngại chính là cảm giác không yên tâm khi giao quyền. Điều này tôi đã từng nói rồi.
Lưu Bị cười méo xệch:
– Tôi chỉ vì nhớ mỗi điều đó mà phạm phải sai lầm.
– Điểm thứ ba là tìm người phù hợp để giao quyền được hiệu quả…
Lưu Bị nói:
– Tôi mắc sai lầm lớn nhất ở điểm này. Tôi thích lập công lớn, thích khua chiêng gõ mõ mà quên mất đánh giá toàn diện con người Lã Bố.
– Điểm thứ tư, giao quyền hiệu quả là liên lạc hiệu quả. người giao quyền phải bảo đảm người được giao quyền hoàn toàn hiểu nhiệm vụ của mình. Nên làm rõ mục đích của nhiệm vụ và nhấn

mạnh sự kỳ vọng của anh vào kết quả. Anh phải làm cho người được giao quyền hiểu được phạm vi tự chủ của mình đến đâu, nếu thấy quyền hạn mình không đủ, anh ta phải đề nghị mở rộng quyền hạn ngay, sau này không được tự vượt giới hạn.
Lưu Bị nói:

– Tôi cũng phạm sai lầm ở điểm này. Liệu lầm lẫn của tôi có làm người khác sáng hơn không? Không được để Lã Bố lợi dụng làm xằng.
Trần Đăng nói:
– Điểm thứ năm, giao quyền hiệu quả cần tới nghệ thuật giao quyền, tức là giao quyền thế nào để đạt hiệu quả cao nhất.

Lưu Bị nói:
– Điểm này thì tôi khá hơn. Ví như phần lớn các nhà quản lý đều giao việc vào đầu giờ sáng, kiểu này rất thuận tiện cho nhà quản lý. Còn tôi cho rằng nên giao việc từ cuối giờ hôm trước, như vậy không chỉ làm nhân viên sắp xếp được công việc ngày hôm sau, mà lúc ở nhà vẫn suy nghĩ được về công việc, sớm hôm sau chỉ tập trung tỉnh lực mà thực hiện. Sự thực cho thấy cách thức của tôi hiệu quả hơn.
Trần Đăng nói:
– Điểm thứ sáu là kiểm soát sự tiến triển của công việc, bảo đảm người được giao quyền vẫn đang hướng về mục tiêu.
Lưu Bị nói:
– Đúng rồi cho dù Lã Bố là kẻ tài cán mà xấu xa tới đâu, nếu kiểm soát hiệu quả thì cũng không thể mắc sai lầm lớn tới vậy.
Trần Đăng nói:
– Điểm thứ bảy là đánh giá công tác. Không chỉ xong việc mới đánh giá, mà nên đánh giá trong suốt tiến trình công việc để kịp thời giúp đỡ, khen ngợi và phòng tránh biến cố.
Lưu Bị nói:
– Giờ vận lớn đã qua rồi, tất cả chỉ là bài học kinh nghiệm. Nếu một ngày tôi khởi nghiệp lại thì liệu có mắc sai lầm đó nữa không?
Trần Đăng nói:
– Thành hay bại đều do bản thân. Chỉ cần anh dốc sức thì nghiệp lớn đang đợi.
Lưu Bị nắm chặt hai tay Trần Đăng, bùi ngùi:
– Làm việc cùng anh mấy năm mà biết được bao điều. Chỉ tiếc tất cả đã qua, giờ tôi là bại tướng

nên không dám giữ anh. Chúc anh trăm việc thuận lợi, bước bước hanh thông. Hai người vẫy tay từ biệt. Sau này Lưu Bị không gặp lại Trần Đăng. Kẻ tài tử từng giỡn sóng bạc đầu, từ giờ phút này như bọt nước chìm trong sóng lớn.

LỜI BÀN CỦA TÁC GIẢ

Giao quyền không chỉ là chia cà rốt. Với người được giao quyền, thực chất là giữ ruộng dưa. Tài “khiển tướng” của Lưu Bang là kinh điển về giao quyền. Hàn Tín được giữ “ruộng dưa” nên sung sướng vì có cảm giác chiến thắng, còn Lưu Bang thì thu hoạch cả cơ đồ bốn trăm năm. Điều đó cho thấy, giao quyền quả chính là thực hiện nguyên tắc win – win giữa nhân viên và công ty, một mặt nó thoả mãn nhu cầu thành công trong công việc của nhân viên, một mặt nó giúp thực hiện thành công chiến lược của công ty. Nếu không, nhân viên không mong tiến thủ; làm một nhà quản lý, bạn cũng sẽ bị sa vào trăm công việc lặt vặt.

Giám đốc điều hành hãng Panasonic từng nói: “Một nhà quản lý giỏi chỉ làm việc của mình, không làm việc của cấp dưới”. Giao quyền có hiệu quả, tức là có nhiều việc thì bạn làm việc quan trọng nhất.

Lại nói chuyện Lã Bố vì sơ ý giết chết người ở Phụng Nghi đình mà phải ngồi tù năm năm, sau khi ra tù thì gia sản sạch bách, đến miếng ăn cũng phải lo. Nghe nói Lưu Bị giờ đã là ông chủ công ty điện khí Từ Châu, công việc kinh doanh cũng phất nên Lã Bố tới xin tuyển. Lưu Bị gặp Lã Bố thì vui mừng khôn xiết, nói với Quan Vũ và Trương Phi rằng:

– Lã Bố là kẻ có nghiệp vụ cực cao, anh nghĩ nên cho hắn làm phó giám đốc phụ trách tiêu thụ sản phẩm, các em nghĩ sao?
Trương Phi trừng mắt, nói:
– Không được! Lã Bố tâm địa bất chính, thủ đoạn cũng không thua Đổng Trác, cho hắn làm phó giám đốc, không khéo hắn xô chúng ta đi ăn cám! Lưu Bị nghĩ ngợi:

– Dù thế nào thì hắn cũng từng là đồng môn, đồng nghiệp của chúng ta, cứ phải tiếp đãi đã.
Lã Bố xuất hiện là Lưu Bị nhận ra ngay. Lã Bố mặc complet, đi giầy da, vẫn phong độ như xưa. Lưu Bị thấy người này trải qua năm năm tù đày mà thần thái vẫn không đổi, quá là hơn người.
– Có thể hỏi anh một chuyện riêng tư được không? – Lưu Bị nhớ lại chuyện ngày trước của anh ta: – Rốt cuộc anh với Điêu Thuyền thế nào?
Lã Bố chợt trầm ngâm, nói:
– Lớp bọn ta có hai cô nổi tiếng, đẹp nổi tiếng là Điêu Thuyền và giỏi nổi tiếng là Sái Văn Cơ, song số họ chẳng ra sao. Sái Văn Cơ thích Tào Tháo ra mặt mà lại đi lấy một thằng Tây; còn Điêu Thuuyền lại rơi vào tay Đổng Trác. Các anh thấy tôi ngày xưa ra dáng một phó tổng giám

đốc, song ai chẳng có lúc mềm lòng. Ban đầu tôi châm chọc Điêu Thuyền, sau thì có cảm tình, không ngờ cuối cùng là yêu.
Lưu Bị lại hỏi:
– Nghe nói anh với Điêu Thuyền là cặp anh hùng mỹ nhân, rất đẹp đôi, sao phải dùng cách cực đoan như vậy, không giết Đổng Trác có được không? Lã Bố nói:

– Chỉ tại tôi không làm chủ được bản thân. Tối đó, tôi và Điêu Thuyền hẹn gặp nhau ở quán bar, cô ta uống rất nhiều rượu. Tôi có dự cảm chẳng lành, nói với Điêu Thuyền rằng rượu làm loạn thần, đừng uống nữa. Cô ta càng say càng xinh đẹp, nói: “Chẳng sao đâu, tiền rượu để em”. Tôi nửa đùa nửa thật: “Vậy con cái để ai?” Không nói đến con cái thì thôi, nói thì lại dẫn đến chuyện Đổng Trác. Rời quán cà phê, bọn tôi tới bao một phòng trong đại tửu điếm Phụng Nghi đình. Khi Điêu Thuyền đang nôn trong phòng vệ sinh thì “cốc, cốc, cốc”, có tiếng gõ cửa. Tôi ra mở, Đổng Trác xông vào. .

– Tình ngay lý gian…- Lưu Bị thở dài, nói: – Anh kể tôi mới biết, hy vọng sẽ giúp được anh. Tiễn Lã Bố về, Lưu Bị tìm Mi Trúc hỏi ý kiến. Mi Trúc đáp:
– Việc quản lý cốt giỏi bổ nhiệm. Thứ công ty cần ở anh ta là năng lực, không phải là nhân phẩm; công ty dùng sở trường, không dùng sở đoản. Còn về nhân phẩm của anh ta, dù có vấn đề thì chúng ta cũng không cần quản chặt chẽ quá; có vấn đề vẫn có thể làm việc được, chỉ cần quản lý anh ta theo đúng quy phạm công ty là khó có thể xảy ra sơ suất.
Lưu Bị bèn quyết định tuyển dụng Lã Bố. Trương Phi vẫn ngăn trở, Lưu Bị không ngại phiền, giải thích:
– Anh ta đã ngồi tù năm năm, sao còn dám làm bậy nữa? Huống hồ Đổng Trác bị anh ta giết là tên chẳng ra gì.

Quan Vũ hỏi:
– Cứ nhất định phải đưa hắn làm phó giám đốc sao?
Lưu Bị thở dài, nói:
– Các em có biết anh phải chịu bao áp lực không? Từ khi làm giám đốc tới giờ, anh chưa biết nghỉ tết là gì, thậm chí định ngày làm đám cưới cũng không được, khiến em Mi Trúc chờ mòn chờ mỏi.
Trương Phi hỏi ngạc nhiên:
– Em Mi nào nhỉ?

Lưu Bị nói:
– Là em gái Mi Trúc đấy. Bọn anh yêu nhau bảy năm rồi. Trong thời đại thông tin và sống gấp này, bảy năm nghe thật kỳ quái.
Quan Vũ gục gặc đầu:
– Bảy năm, đứa trẻ con cũng đã biết đọc. Tình trường của anh em mình đều gian nan quá.
Lưu Bị đau khổ:
– Cá nhân là chuyện nhỏ, công ty mới là chuyện lớn. Ngày nào anh cũng “ba lo, ba bận”: lo nguồn hàng, lo tiêu thụ, lo thanh toán, bận nghiệp vụ, bận tài vụ, bận sự vụ, khiến anh mệt lử! Anh nghĩ, có Lã Bố, dù không nói là rồng thêm cánh thì cũng bớt được gánh ba lo, ba bận.
Quan Vũ nói:
– Đã như vậy, bọn em nói nhiều hoá ra cản anh. Song lời chú ba không phải không có lý, xin anh lưu tâm.
Để chắc chắn thêm, Lưu Bị lại đi hỏi Trần Đăng. Ý kiến Trần Đăng cũng như Mi Trúc, ông ta nói:
– Chúng tôi đều biết anh vất vả, ngày nào cũng đôn đáo như đội trưởng đội cứu hoả, nơi nào cũng có anh. Nếu có một phó giám đốc đỡ việc để anh nghiên cứu, lên kế hoạch thì rất lợi cho công ty.
– Đúng vậy – Lưu Bị cảm thán, nói: – Tôi thường thấy mình lực bất tòng tâm, vá chỗ này lại hở chỗ kia, không cách gì giải quyết, việc mỗi ngày một nhiều. Mấy ngày nay tôi đã nghĩ rồi, nếu tìm được người giỏi việc là tôi sẽ nghỉ ngơi một thời gian.
Trần Đăng hỏi:
– Anh có biết vấn đề do đâu không? Mọi người có ý kiến rằng anh giỏi biết người nhưng không giỏi dùng người. Việc gì anh cũng phải giải quyết, không nói nhọc thân, mà nhân viên chưa chắc thông cảm cho.
Lưu Bị nói:
– Tôi suốt ngày bận bịu như gà mẹ, từ sáng tới tối tất tả lo kiếm ăn, việc lớn việc nhỏ đều tới tôi, họ được hưởng nhàn sao còn không thông cảm?
Trần Đăng nói:
– Đúng vậy, công ty có phát triển như ngày hôm nay hoàn toàn là nhờ vào gà mẹ, có lẽ tất cả nhân viên đều cảm động trước công đức của anh. Song, không biết anh có thấy không, anh đang hết sức lấy lòng nhân viên để đổi lấy sự giúp đỡ và tán dương của họ- có đúng vậy không?

Lưu Bị nghĩ ngợi rồi đáp:
– Đúng vậy đó.
Trần Đăng nói:
– Kiểu nghĩ đó của anh cho thấy rõ ràng cơ chế quản lý của công ty chưa hoàn thiện. Tức là, một mặt anh sợ người khác làm không tốt nên phải tự mình giải quyết; mặt khác, nhân viên không có cơ hội phát triển năng lực, anh có thấy sung sướng gì không?

Lưu Bị nói:
– Vậy tôi phải làm sao bây giờ? Trần Đăng nói:
– Nghe nói Mi Trúc đã tặng anh mười loại cà rốt, song vẫn còn thiếu một loại nữa.
Lưu Bị hỏi ngạc nhiên:
– Chẳng lẽ anh còn có loại cà rốt thứ mười một hay sao?
Trần Đăng nói:
– Loại cà rốt thứ mười một tên là “giao quyền”. Bất kể là Lã Bố hay Trần Bố, Nguyễn Bố, cứ tài là cần. Song, nếu không giao quyền, người tài đến đâu cũng chỉ biết trơ mắt ếch, còn anh vẫn cứ đôn đáo mệt lử.

Lưu Bị hỏi:
– Giao quyền là thế nào? Vì sao cần giao quyền?
Trần Đăng nói:
– Cái gọi là “giao quyền” chính là một kiểu quản lý thông qua người khác để hoàn thành công việc. Vậy vì sao phải giao quyền? Bởi một người dù anh hùng tới đâu, cứ cho là có ba đầu sáu tay đi, thì cũng chỉ là một cá nhân. Hạng Võ có anh hùng không, từ đầu đến chân là anh hùng, vậy mà cuối cùng phải chết dưới tay Lưu Bang. Vì vậy, nhà quản lý giỏi và người giỏi quản lý không giống nhau. Làm một người quản lý trác việc, anh ta tất phải tăng sức mạnh cho tập thể. Lưu Bị chợt tỉnh ngộ, gật đầu, nói:
– Giờ nghĩ lại thấy Hán Cao tổ đánh đâu thua đấy, mà càng bị vây hãm lại càng mạnh thì thật là thần kỳ.
Trần Đăng nói:
– Lưu Bang thắng ở điểm nào? Tôi có một quyển Sử ký, trong đó có đoạn đối thoại giữa Lưu Bang và Hàn Tín rất sinh động, đáng để suy ngẫm.
Lưu Bị đón lấy sách, giở phần “Hoài Âm hầu liệt truyện”, trong đó chép: Nhà vua hỏi:

– Như ta thì có thể cầm được bao nhiêu quân? Tín nói:
– Bệ hạ chẳng qua chỉ cầm được mười vạn. Nhà vua hỏi:

– Thế còn nhà ngươi thì cầm được bao nhiêu? Tín nói:
– Thần thì càng nhiều càng tốt!
Nhà vua cười:

– Càng nhiều càng tốt thì sao lại bị ta bắt?
Tín nói:
– Bệ hạ không thể cầm quân, nhưng giỏi khiển tướng, vì vậy Tín mới bị bệ hạ bắt…
Lưu Bị buông sách, cảm thán:
– Trước kia tôi từng đọc qua đoạn này mà không để ý. Nay mới thấy đặc biệt sâu sắc. Hoá ra Hán Cao tổ thu được thiên hạ toàn là nhờ vào hai chữ “khiển tướng “!
Trần Đăng nói:
– Hai chữ “khiển tướng”, ý tứ chính là giỏi bổ nhiệm. “Biết người” là tiền đề để “dùng người”, “dùng người” là mục đích của “biết người”. Anh làm lãnh đạo của bọn tôi, không chỉ cần giỏi nhìn người mà còn cần giỏi dùng người. Cái gọi là giỏi dùng người, kỳ thực chính là nghệ thuật giao quyền.

Lưu Bị hỏi:
– Nghe cách anh nói thì giao quyền cũng rất khó phải không?
Trần Đăng nói:
– Nên nói rằng trở ngại lớn nhất trong giao quyền chính là bản thân nhà quản lý. Khắc phục trở ngại này không thể nói dễ dàng.
Lưu Bị nói:
– Tôi hiểu rồi. Anh nói đi, để giao quyền có hiệu quả thì tôi phải khắc phục trở ngại gì?
Trần Đăng lấy trong ngăn kéo ra một tờ giấy, nói:
– Chung quy có chín trở ngại. Để tôi liệt kê ra giấy cho anh xem.
Trở ngại thứ nhất: Không tin nhân viên
Làm một nhà quản lý, rất nhiều lúc anh cố tỏ ra tin nhiệm người dưới quyền. Tuy nhiên sự thực

lại cho thấy anh không yên tâm. Trong công việc cụ thể, anh không cách gì không hỏi cấp dưới công việc tiến hành tới đâu, thậm chí tự mình làm phần mấu chốt. Trong lòng anh luôn có một dấu hỏi lớn rằng cấp dưới có tận tâm với công việc như mình không?
Có lẽ nỗi lo của canh cũng có nguyên nhân, một số người làm việc không được như anh trông đợi. Song, cứ oán trách, phê bình mãi thì được gì? Nếu anh nghi ngờ tinh thần của nhân viên, anh nên tự hỏi bản thân có phải mình đã không dùng lòng tin để kích thích người ta? Nếu anh nghi ngờ năng lực của nhân viên, anh cũng nên tự hỏi bản thân rằng đã tạo cho nhân viên cơ hội bồi dưỡng hay thử thách chưa? Tóm lại, anh nên tìm nguyên nhân thất bại ở bản thân, sau đó mới tìm cách nâng cao trách nhiệm và nghiệp vụ cho người khác. Thực tế đơn giản thế này: có sự tin cậy và bồi dưỡng, nhân viên chắc chắn sẽ thành những người đáng tin cậy.

Trở ngại thứ hai: Sợ mất kiểm soát
Rất nhiều nhà quản lý do dự trong việc giao quyền vì sợ mất sự kiểm soát trong công việc. Một khi mất sự kiểm soát, hậu quả sẽ ngoài dự liệu. Vấn đề là: Lẽ nào anh cứ phải khống chế công việc trong tầm tay? Có thể dùng biện pháp thích hợp để tránh sự mất kiểm soát không?
Chỉ cần duy trì mối liên lạc và hỗ trợ thông suốt, dùng những cuộc họp “liên bộ phận”, “bản tin “… để nâng cao hiệu suất thông tin thì việc mất kiểm soát trong quá trình tiến hành công việc rất khó xảy ra. Đồng thời, khi giao nhiệm vụ, việc nêu thật rõ vấn đề, mục tiêu, nguyên liệu…cũng giúp tránh mất kiểm soát.
Ngoài ra, cùng giải quyết công việc cũng rất dễ gây chia rẽ giữa người quản lý và nhân viên. Bởi anh tự tin vào kinh nghiệm, thậm chí bắt cấp dưới phải làm theo cách của anh khiến cho họ không dốc hết trách nhiệm đối với công việc. Kỳ thực mọi con đường đều dẫn đến Roma, quan trọng không phải là phương pháp, mà là kết quả. Anh có thể giao toàn quyền cho cấp dưới xử lý một số khâu cụ thể. Rất có thể, trong quá trình tiến hành công việc, cấp dưới còn có những phương pháp khoa học hơn, tốt hơn của anh!
Trở ngại thứ ba: Quá đề cao sự quan trọng của bản thân trong công ty
Bởi giỏi việc nên trong rất nhiều trường hợp anh có ý nghĩ sai lầm: “thiếu mình là không việc gì xong”. Đúng vậy, có lẽ anh cũng sẽ làm tốt cùng lúc rất nhiều việc, chỉ có điều anh phải có phép phân thân như Tôn Ngộ Không. Kỳ thực, nhân viên của anh chính là gia tài lớn nhất của anh, họ giúp anh bán hàng, giúp anh giao dịch và mặc cả, giúp anh có mối liên hệ với người tiêu dùng, v.v…
Trong những công việc và nghiệp vụ cụ thể, một số người trong họ có kinh nghiệm tốt hơn anh,

lẽ gì mà không dùng tới gia tài như tới vậy?
Trở ngại thứ tư: Cho rằng tự mình làm sẽ tốt hơn
Một số người quản lý cho rằng chẳng thà mình lăn xả vào việc còn hơn để cấp dưới làm. Vì sao vậy? Họ cho rằng dạy cấp dưới làm mất đến mấy giờ, còn tự mình làm chỉ mất có nửa giờ.
Lấy đâu ra thời gian dạy họ, chẳng thà tự mình làm còn thoải mái hơn.
Vấn đề là: Lẽ nào việc gì cũng chỉ có anh làm? Dù thấy rằng tự mình làm sẽ tốt hơn người khác, song nếu dạy nhân viên, anh sẽ thấy người ta cũng có thể làm tốt như anh, thậm chí tốt hơn. Hôm nay anh mất mấy giờ dạy họ, nhưng sau này anh tiết kiệm được mấy chục, mấy trăm giờ để tìm tòi suy nghĩ, phát triển kinh doanh.
Trở ngại thứ năm: Sợ vị thế của mình lung lay
Đó là nỗi sợ của rất nhiều nhà quản lý: Nếu đem quyền của mình giao cho người khác, liệu có làm giảm tầm quan trọng của mình trong tổ chức, theo đó là lung lay vị thế của mình?
Câu trả lời rõ ràng là “Không”. Nếu anh làm cấp dưới của mình tích cực hơn, chủ động giải quyết vấn đề; nếu anh có thể phát huy được sức mạnh của tập thể để hoàn thành nhiệm vụ nhiều hơn, nhanh hơn, tốt hơn thì vị thế của anh chắc chắn sẽ càng vững chắc hay càng cao hơn. Anh sẽ có một đội ngũ hiệu quả hơn để thực hiện tốt hơn các ý đồ của anh.
Trở ngại thứ sáu: Thích tranh công với cấp dưới
Làm một nhà quản lý, nhiều khi anh phải đóng vai đứng sau sân khấu, rất ít cơ hội để anh như trước kia: đứng trước đài đón nhận tung hô. Quan Vũ có thể qua năm ải chém sáu tướng, Trương Phi hét đứt ruột Hạ Hầu Kiệt, còn anh chỉ có thể chịu tịch mịch một mình sau màn sân khấu. Song không biết anh có nghĩ hay không, chính vì anh nhẫn nhịn tịch mịch sau màn sân khấu mà Quan Vũ, Trương Phi mới có thể lập chiến công vang dội như vậy.
Có một nhân viên rất thạo việc, bán hàng rất giỏi, từng bốn năm liền đoạt danh hiệu “người bán hàng vàng” của công ty. Sau đó anh ta được làm quản lý, giữ chức giám đốc tiêu thụ. Song lên làm quản lý thì mối quan hệ của anh ta với nhân viên liền rạn nứt, vì danh hiệu “người bán hàng vàng” nhiều năm liên tục của mình mà anh ta không giúp đỡ cấp dưới tích cực, thậm chí còn gây trở ngại. Nhân viên của anh ta vì thế lũ lượt bỏ đi. Tranh công với cấp dưới, kết cục sẽ là “bạn bè rời xa, người thân lìa bỏ” mà thôi.
Trở ngại thứ bảy: Cho rằng giao quyền làm giảm tính linh hoạt
Nếu có một việc, sẽ thì rất linh hoạt khi tự mình giải quyết. Song với trăm công việc của một giám đốc, anh sẽ không thể đồng thời làm tốt tất cả. Nếu cứ ép mình đâu đâu cũng phải có mặt,

chính anh sẽ tự gây khó cho mình. Vậy nên giao các công việc cụ thể cho cấp dưới, tạo cho mình tầm nhìn toàn cục, tự duy sẽ thêm linh hoạt, đồng thời tập trung thêm thời gian và tinh lực để giải quyết những vấn đề nóng bỏng và đột xuất trước mắt.
Trở ngại thứ tám: Sợ ảnh hưởng tới công việc thường ngày của nhân viên

Có thể anh cho rằng công việc thường ngày mà nhân viên của mình còn chưa làm tốt, làm sao giao nhiệm vụ năng hơn được? Mới nghe qua thì tưởng anh là một nhà quản lý mặc áo phông hiểu tâm tình cấp dưới, song không ai vì thế mà cảm động. Tục ngữ có câu: “Tướng giỏi không có quân tồi”, nếu năng lực làm việc của nhân viên có vấn đề, rất có thể vấn đề chính ở bản thân anh.

Trong thiên nhiên, đại bàng mẹ thả con mình giữa lưng chừng núi, dạy con học bay từ nỗi khiếp sợ. Anh có thể tự hỏi bản thân liệu có phải vì phong cách “áo phông” đã khiến nhân viên vĩnh viễn không có cơ hội dang cánh? Nhiều nhân viên ưu tú bỏ đi không phải vì “áo phông” của anh, mà vì không có cơ hội để thi thố tài năng. Họ không muốn biến mình thành kẻ lười biếng, ngó lơ công việc. Họ cũng như anh, khát vọng thử thách, khát vọng chiến đấu và chiến thắng. Song, nếu anh không giao quyền, làm sao họ có thể thực hiện mơ ước?

Trở ngại thứ chín: Nhân viên không rõ kế hoạch phát triển công ty
Vì sao họ lại không rõ kế hoạch phát triển của công ty? Bởi anh không công bố. Có một số nhà quản lý, vì mục đích rất đáng cười, đã cố ý biến tin tức thành thần bí, không để nhân viên nắm được tình hình công ty, thậm chí không công bố cả những tin tức quan trọng. Có lẽ họ cảm giác rằng chỉ như vậy mới có thể củng cố uy quyền và dắt mũi nhân viên. Thực tế, tình hình công ty vô cùng quan trọng để nhân viên làm việc thuận lợi, bởi mục đích của họ lúc đó mới rõ ràng. Song, nếu nhân viên không nắm được kế hoạch phát triển công ty, liệu họ có quan tâm tới tương lai của công ty không? Sự phát triển của công ty dựa vào nỗ lực của tất cả mọi người, đặc biệt là các chuyên gia. Làm sao anh có thể tách họ khỏi tương lại công ty.
Cuối cùng, theo thói quen, Trần Đăng lại tổng kết: – Đối mặt với thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, đối mặt với quy mô công ty ngày một lớn, đối mặt với công việc quản lý ngày càng phức tạp, anh nhất định phải học cách giao quyền. Chỉ như vậy anh mới thoát khỏi những công việc lặt vặt để có thể tạo đội ngũ nhân viên hiệu quả vượt bậc, kịp thời hoàn thành nhiệm vụ kinh doanh của công ty.
Lưu Bị nói:
– Nghe anh một buổi bằng mười năm đọc sách. Tôi biết mình phải làm gì rồi.

Kỳ thực, Lưu Bị chọn Lã Bố còn vì một tính toán khác. Mấy năm nay báo chí thích đưa tin về giới kinh doanh, huống hồ Lã Bố là người nổi tiếng. Nhớ lại mấy năm trước, báo chí đua nhau đưa tin về vụ án Lã Bố – Điêu Thuyền. Sau đó Điêu Thuyền được bầu là “người đàn bà sexy nhất trong năm”, tới giờ cô vẫn là một trong bốn người đàn bà đẹp nhất Trung Quốc. Còn Lã Bố thì bị bọn bồi bút gán cho biệt danh “sát thủ mặt đẹp”. Giờ đây, bước thứ nhất ra khỏi nhà tù, bước thứ hai đã làm quản lý cho công ty Từ Châu, quả là đề tài hấp dẫn của báo giới. Lưu Bị bắn một mũi tên trúng hai đích, công ty Từ Châu đã thêm được một nhân tài có nghiệp vụ quản lý rất phong phú lại thu hút được sự chú ý của khách hàng.
Quan Vũ nói:
– Đại ca, anh đã nói vậy thì bọn em cũng không phản đối. Có điều, em và Trương Phi nam chinh bắc chiến, nay cũng chỉ là giám đốc khu vực, lẽ gì Lã Bố vừa vào đã làm phó giám đốc, cấp bậc cao hơn bọn em mấy lần? Lưu Bị giải thích:
– Các em không hiểu rồi. Nghiệp vụ Lã Bố hơn chúng ta nhiều, điều này thì ta quá rõ qua trận Hổ Lao Quan. Mời anh ta phụ trách tiêu thụ sản phẩm thì việc kinh doanh tất sẽ phát đạt, lợi nhuận sẽ cao hơn. Khi đó có thể cấp cho mỗi em một biệt thự có vườn, thêm cả một xe hơi đắt tiền, vậy được không?
Quan, Trương, hai người nghe nói đến xe hơi đắt tiền thì im lặng. Một lúc sau, Quan Vũ nói:
– Vậy thì em thích một chiếc BMW.
Trương Phi hùa theo:
– Em thích một chiếc Mẹc.
Kế một tên hai đích thật hiệu quả, nhất là về mặt tuyên truyền báo chí. Không chỉ Lã Bố được giới truyền thông đưa tin mà tin tức về công ty Từ Châu cũng liên tục được đăng tải. Lưu Bị dương dương đắc ý, nghĩ rằng mình lập được công lớn nên bỏ bê hết việc lớn việc nhỏ của công ty Từ Châu. Lưu Bị kết hôn với tiểu thư Mi rồi cùng nhau đi nghỉ tuần trăng mật. Nào ngờ Lưu Bị tài một thì Lã Bố tài hai. Hoá ra Lã Bố không chỉ giỏi nghiệp vụ mà còn giỏi xoay vòng vốn. Nắm khâu tiêu thụ là mạch máu của công ty, chưa đầy một năm sau, công ty Từ Châu chỉ còn là cái xác không hồn.
Sau đó, không tốn một cắc, Lã Bố mua lại công ty Từ Châu, tự mình làm giám đốc. Trường hợp Lưu Bị, Lã Bố nghĩ ngợi rồi đưa làm giám đốc kinh doanh ở Tiểu Bái, mỗi năm phải nộp cho công ty 500.000 quan.

Chỉ tiêu quả là cao. Trương Phi không thông, Tiểu Bái tuy gắn mác công ty Từ Châu nhưng cũng chỉ đủ vắt mũi bỏ miệng, Lã Bố thật độc ác. Nhưng Lưu Bị đã có cách, nhờ sự khóc lóc của chàng mà hai năm nay Tiểu Bái chỉ nộp có hơn 80.000 quan.

Tục ngữ Trung Quốc có câu “cây đổ, khỉ bỏ đi “; trong quản lý học cũng có câu “tướng thua, quân tàn”. Sau khi Lưu Bị từ giám đốc trở thành giám đốc chi nhánh, một loạt anh tài của công ty lũ lượt bỏ đi. Ngay đến cả Trần Đăng cơ trí, sau hơn nửa năm lép vế dưới tay Lã Bố, cũng chuẩn bị đầu quân cho Tào Tháo đương lên như mặt trời sớm. Lúc chuẩn bị đi, ông ta đến Tiểu Bái chào Lưu Bị.

Lưu Bị oán trách:
– Xưa nghe ông tuyển Lã Bố nên phải chịu cảnh chó sói gửi chân. Đã có công với Lã Bố, ông còn đi làm gì?
Trần Đăng cười khổ sở:
– Sao anh còn trách tôi? Tôi từng nói với anh: quản lý là một loại game điều khiển. Huống hồ Lã Bố là kẻ hùng, anh lại không phòng bị. Hồi anh và Mi tiểu thư đi hưởng tuần trăng mật, đến cái bóng cũng không thấy tăm hơi. Khi anh về thì Lã Bố đã kiểm soát toàn bộ sự vụ và sổ sách công ty.
Lưu Bị thở dài:
– Đúng vậy, tôi không xứng với ghế tổng giám đốc, tôi phải tổng kết lại toàn bộ kinh nghiệm. Thế nhưng, sai lầm của tôi ở đâu?
Trần Đăng nói:
– Làm một nhà quản lý, bất kể là giao quyền ở cấp độ nào, anh cũng phải có một nguyên tắc rõ ràng: Giao quyền không phải là vứt bỏ quyền lực của mình, mà là thông qua giao quyền để quyền lực của mình mạnh hơn. Đó chính là sai lầm chết người của anh: anh chìa cà rốt, nhưng lại vứt luôn cây gậy. Nói cách khác, không phải anh giao quyền, mà là trao quyền.
Lưu Bị hiểu ra vài phần:
– Anh nói cũng phải, đúng là khi tôi chìa cà rốt, tôi hay vứt gậy sang một bên.
Trần Đăng nói:
– Ưu điểm của anh là ở đó, anh giỏi dùng cà rốt hơn bất cứ ai. Nhưng khuyết điểm của anh cũng ở đó, anh chỉ nhớ cà rốt mà quên cây gậy. Không có cây gậy, làm sao anh khống chế được công ty? Khi anh đã không khống chế được người khác, người khác sẽ khống chế anh.

Lưu Bị hỏi:
– Nếu bây giờ quay lại thời trước thì tôi nên làm gì?
Trần Đăng nói:
– Tôi đã từng bảo: Quản lý là một loại game điều khiển. Trong giao quyền, điều quan trọng phải làm của người quản lý là khống chế. Nói một cách đơn giản, nhà quản lý thành công khi giao việc thì vẫn nắm trong tay một điều cốt lõi và hai điều cơ bản. Cốt lõi là hiểu rõ việc cần giao quyền, có cần giao quyền hay không và giao quyền như thế nào. Hai điều cơ bản là cần giám sát và hỗ trợ đối tượng được giao quyền. Chỉ như vậy anh mới có thể tăng quyền lực bằng giao quyền.

Lưu Bị hỏi tiếp:
– Khi nắm trong tay một điều cốt lõi và hai điều quan trọng, những việc cụ thể phải làm gì?
Trần Đăng nói:
– Tôi nghĩ, để giao quyền hiệu quả thì phải nắm bảy điểm dưới đây.
Điểm thứ nhất là đề ra kế hoạch giao quyền, việc đầu tiên của giao quyền là phân trách nhiệm theo nhóm và cần tiến hành một cách thận trọng. Anh phải xác định nhiệm vụ nào cần giao quyền, nhiệm vụ nào cần giữ lại, sau đó thiết lập cơ chế kiểm soát, hỗ trợ.
Lưu Bị than thở:
– Không sai, chính vì thiếu cơ chế như vậy nên tôi mới mất quyền về tay Lã Bố. Thực đau lòng, thực đau lòng!
Trần Đăng nói:
– Điểm thứ hai trong giao quyền là khắc phục trở ngại, trở ngại chính là cảm giác không yên tâm khi giao quyền. Điều này tôi đã từng nói rồi.
Lưu Bị cười méo xệch:
– Tôi chỉ vì nhớ mỗi điều đó mà phạm phải sai lầm.
– Điểm thứ ba là tìm người phù hợp để giao quyền được hiệu quả…
Lưu Bị nói:
– Tôi mắc sai lầm lớn nhất ở điểm này. Tôi thích lập công lớn, thích khua chiêng gõ mõ mà quên mất đánh giá toàn diện con người Lã Bố.
– Điểm thứ tư, giao quyền hiệu quả là liên lạc hiệu quả. người giao quyền phải bảo đảm người được giao quyền hoàn toàn hiểu nhiệm vụ của mình. Nên làm rõ mục đích của nhiệm vụ và nhấn

mạnh sự kỳ vọng của anh vào kết quả. Anh phải làm cho người được giao quyền hiểu được phạm vi tự chủ của mình đến đâu, nếu thấy quyền hạn mình không đủ, anh ta phải đề nghị mở rộng quyền hạn ngay, sau này không được tự vượt giới hạn.
Lưu Bị nói:

– Tôi cũng phạm sai lầm ở điểm này. Liệu lầm lẫn của tôi có làm người khác sáng hơn không? Không được để Lã Bố lợi dụng làm xằng.
Trần Đăng nói:
– Điểm thứ năm, giao quyền hiệu quả cần tới nghệ thuật giao quyền, tức là giao quyền thế nào để đạt hiệu quả cao nhất.

Lưu Bị nói:
– Điểm này thì tôi khá hơn. Ví như phần lớn các nhà quản lý đều giao việc vào đầu giờ sáng, kiểu này rất thuận tiện cho nhà quản lý. Còn tôi cho rằng nên giao việc từ cuối giờ hôm trước, như vậy không chỉ làm nhân viên sắp xếp được công việc ngày hôm sau, mà lúc ở nhà vẫn suy nghĩ được về công việc, sớm hôm sau chỉ tập trung tỉnh lực mà thực hiện. Sự thực cho thấy cách thức của tôi hiệu quả hơn.
Trần Đăng nói:
– Điểm thứ sáu là kiểm soát sự tiến triển của công việc, bảo đảm người được giao quyền vẫn đang hướng về mục tiêu.
Lưu Bị nói:
– Đúng rồi cho dù Lã Bố là kẻ tài cán mà xấu xa tới đâu, nếu kiểm soát hiệu quả thì cũng không thể mắc sai lầm lớn tới vậy.
Trần Đăng nói:
– Điểm thứ bảy là đánh giá công tác. Không chỉ xong việc mới đánh giá, mà nên đánh giá trong suốt tiến trình công việc để kịp thời giúp đỡ, khen ngợi và phòng tránh biến cố.
Lưu Bị nói:
– Giờ vận lớn đã qua rồi, tất cả chỉ là bài học kinh nghiệm. Nếu một ngày tôi khởi nghiệp lại thì liệu có mắc sai lầm đó nữa không?
Trần Đăng nói:
– Thành hay bại đều do bản thân. Chỉ cần anh dốc sức thì nghiệp lớn đang đợi.
Lưu Bị nắm chặt hai tay Trần Đăng, bùi ngùi:
– Làm việc cùng anh mấy năm mà biết được bao điều. Chỉ tiếc tất cả đã qua, giờ tôi là bại tướng

nên không dám giữ anh. Chúc anh trăm việc thuận lợi, bước bước hanh thông. Hai người vẫy tay từ biệt. Sau này Lưu Bị không gặp lại Trần Đăng. Kẻ tài tử từng giỡn sóng bạc đầu, từ giờ phút này như bọt nước chìm trong sóng lớn.

Giao quyền không chỉ là chia cà rốt. Với người được giao quyền, thực chất là giữ ruộng dưa. Tài “khiển tướng” của Lưu Bang là kinh điển về giao quyền. Hàn Tín được giữ “ruộng dưa” nên sung sướng vì có cảm giác chiến thắng, còn Lưu Bang thì thu hoạch cả cơ đồ bốn trăm năm. Điều đó cho thấy, giao quyền quả chính là thực hiện nguyên tắc win – win giữa nhân viên và công ty, một mặt nó thoả mãn nhu cầu thành công trong công việc của nhân viên, một mặt nó giúp thực hiện thành công chiến lược của công ty. Nếu không, nhân viên không mong tiến thủ; làm một nhà quản lý, bạn cũng sẽ bị sa vào trăm công việc lặt vặt.

Giám đốc điều hành hãng Panasonic từng nói: “Một nhà quản lý giỏi chỉ làm việc của mình, không làm việc của cấp dưới”. Giao quyền có hiệu quả, tức là có nhiều việc thì bạn làm việc quan trọng nhất.

Bình luận
× sticky