Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Tam Quốc @ Diễn Nghĩa

Chương 08 : TÀO THÁO UỐNG RƯỢU LUẬN NHÂN TÀI

Tác giả: Thành Quân Ức

Chương 08 : TÀO THÁO UỐNG RƯỢU LUẬN NHÂN TÀI

1. Cỏ lồng vực không thể thành lúa

Lại nói “Tổng công ty nhà nước Đông Hán” vốn là một đơn vị quốc danh, CEO của Đông Hán là Tào Tháo. Tào Tháo quyền mưu, giỏi đầu tư, mấy năm nay ỷ thế nhà nước “ép thiên tử để khiển chư hầu”. Nhờ các thủ đoạn sáp nhập, mua lại, liên doanh… mà thành tập đoàn siêu cấp, kinh doanh đủ lĩnh vực: công, nông, thương nghiệp, đầu tư tài chính và đứng vào top mười công ty hàng đầu Trung Quốc. Sau khi xiết nợ Từ Châu, lợi dụng dây chuyền sản xuất sẵn có của công ty, Đông Hán nghiễm nhiên tiến quân vào thị trường điện tử gia dụng. Lưu Bị, Quan Vũ, Trương Phi trở thành nhân viên công ty Đông Hán.

Tình cờ Lưu Bị phát hiện mình có họ với chủ tịch hội đồng quản trị công ty Đông Hán: Hán Nam Đế, cả hai đều thuộc dòng dõi hoàng đế áo vải Lưu Bang. Về thứ bậc, Lưu Bị còn là chú Hán Nam Đế, vì thế mọi người hay gọi Lưu Bị là Lưu hoàng thúc.
Nhờ Hán Nam Đế tiến cử, Lưu Bị được vào hội đồng quản trị của công ty Đông Hán. Song vì cơ chế pháp lý chưa hoàn thiện nên hội đồng quản trị chỉ như đám phỗng đất, quyền hành nằm hết trong tay Tào Tháo. Nhiều thành viên hội đồng quản trị công ty Đông Hán cho rằng: làm tổng giám đốc điều hành công ty Đông Hán, Tào Tháo “danh là tướng Hán, thực là giặc Hán”. Bọn họ ngầm lập mưu để trừ Tào Tháo.

Trải nhiều cay đắng, Lưu Bị trở nên thận trọng, chàng hiểu dã tâm và thủ đoạn tàn độc của Tào Tháo. Giữa những mối quan hệ lợi hại rối rắm, chàng chọn cách lánh mình là hơn.
Thế là Lưu Bị nói với Tào Tháo:
– Tôi nghĩ nên lập một viện nghiên cứu rau để trồng ra một loại rau sạch không sâu.

Tào Tháo lật đi lật lại dự án tiền khả thi của Lưu Bị, cười cười rồi đồng ý và cấp cho 200.000 quan làm kinh phí nghiên cứu.
Quan Vũ, Trương Phi không hiểu quyết định của Lưu Bị, hỏi:
– Đại ca, sao anh không tìm cơ hội để làm việc lớn, lại học nông dân đi trồng rau làm gì? Lưu Bị đáp:

– Trồng rau cũng là một môn khoa học. Các em xem, cỏ lồng vực dù trồng ở đất nào, được tưới tắm thế nào cũng không thể thành lúa, thậm chí còn làm bạc đất. Các em biết điều đó có nghĩa gì không?
Hai anh em Quan, Trương tranh nhau hỏi:

– Đại ca, anh nói đi, bọn em không hiểu?
Sự thực, Lưu Bị không thể quên Từ Châu. Chàng vốn là một nhà quản lý giỏi, thích nghiên cứu, trọng người dưới, giỏi đãi nhân viên, chú trọng xây dựng đội ngũ. Nhiều người tài ở lại Từ Châu với Lưu Bị không chỉ vì lương bổng như Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân… họ đều rất trung thành. Vì sao quản lý bằng tín nghĩa lại không cảm hoá được Lã Bố? Mà chỉ vì Lã Bố, Lưu Bị vĩnh viễn mất Từ Châu.
Vấn đề do đâu? Cuối cùng Lưu Bị cũng hiểu ra. Muốn thu hoạch thóc, chàng không thể trồng cỏ lồng vực, huống hồ giống cỏ lồng vực cực khoẻ. Trong việc quản lý nguồn nhân lực, quản lý sự vụ… xác định trách nhiệm là bước quan trọng đầu. Tuyển sai một người sẽ làm hỏng bao việc. Vậy, làm thế nào tuyển đúng người? Đó chính là năng lực “chọn giống” của nhà quản lý.
Hơn nửa năm Lưu Bị nghiên cứu ở viện rau là hơn nửa năm nghiên cứu về giống.

2. Trò vui của Tào Tháo

Một hôm, Lưu Bị đang tưới rau trong vườn thì hai trợ thủ của Tào Tháo là Hứa Chử và Trương Liêu đến thăm.
Lưu Bị biết quan hệ giữa Tào Tháo và Hán Nam Đế đang rất căng thẳng nên lo lắng, thầm đặt ra mấy câu hỏi:
1. Mình là người của Hán Nam Đế, Tào Tháo bỗng nhiên cử người đến là có tính toán gì?
2. Hứa Chử, Trương Liêu đều là trợ lý tổng giám đốc, quyền cao chức trọng, bình thường thấy mặt họ còn khó. Nay cả hai đều đến, tình thế xem ra không bình thường?
3. Mục đích trồng rau của mình để tránh xa đấu đá trong công ty, lẽ nào có sơ hở?
Nguyên là nhân viên công ty Từ Châu, sau khi Từ Châu bị mua lại, Trương Liêu đã bị đưa vào danh sách tinh giản. Quan Vũ có nói với Tào Thào: Trương Liêu sẽ trở thành người tài, nên giữ

lại dùng. Không ngờ từ đó Trương Liêu thành ái tướng của Tào, công danh lên như diều. Trương Liêu gặp Lưu Bị vẫn xưng là giám đốc Lưu.
Lưu Bị sửa lại:
– Tôi còn là giám đốc gì nữa, nhờ anh gọi lại nhé! Chà, tổng giám đốc Tào sao bỗng dưng nhớ đến tôi vậy?

Trương Liêu đáp:
– Tôi cũng không biết. Ông ta sai hai bọn tôi tới đây, cũng không nói gì thêm.
Lưu Bị hồi hộp vào phòng làm việc của Tào Tháo. Tào Tháo đang xem báo cáo tài chính tháng, thấy Lưu Bị vào thì mời ngồi. Lưu Bị chào:
– Chào tổng giám đốc Tào! Thoáng đây mà đã hơn nửa năm không gặp. Tào Tháo ngẩng đầu lên: – Nghe nói anh trồng cà rốt giỏi, tôi có cử người mua một ít rau anh trồng, có ý đặc biệt mời anh tới cùng hưởng.
Lưu Bị cười hùa:
– Tổng giám đốc Tào muốn rau tươi, gọi điện là có lập tức, mua làm gì? Tào Tháo dọn dẹp mặt bàn, đứng dậy và nói với Lưu Bị:
– Anh là chú của vua chúng ta, sao dám thất kính? Hai người dắt tay nhau đến nhà ăn công ty, đặt một phòng riêng rất lịch sự rồi gọi món rau tươi gấp. Tào Tháo dặn đầu bếp cho rượu mơ. Tào Tháo nói:
– Anh đã nghe chuyện “rừng mơ trước mặt” chưa? Đó là trò vui của tôi. Báo “Kinh doanh Tam quốc” xem đó là một điển hình về xử lý nguy cơ, đăng lên ngay trang nhất. Kỳ thực, mơ chua chỉ để khai vị, đem ngâm rượu mới ý vị.
Lưu Bị nói:
– Tôi cũng đã đọc bài đó. Năm ngoái tổng giám đốc Tào cùng nhân viên tham gia khóa huấn luyện bồi dưỡng năng lực sinh tồn. Trên đường hành quân, đồ uống hết sạch, mọi người khát không muốn bước. Anh nảy diệu kế, chỉ phía trước, nói: “Phía trước không xa là một rừng mơ đầy trái”. Nhân viên ứa nước miếng, bớt khát, và vượt nhanh qua nguy hiểm.
Tào Tháo cười:
– Đúng đó! Anh! Anh vừa trồng rau, vừa đọc báo “Kinh doanh Tam quốc”, anh đúng là một nông dân hiện đại!
Không hiểu Tào Tháo có ý gì, Lưu Bị giật mình thon thót. Tào Tháo nói:
– Tôi luôn coi trọng công tác bồi dưỡng nhân viên, đó là trách nhiệm không thể từ chối đối với

công ty và cộng đồng. Huống hồ, bồi dưỡng nhân tài chính là cách hiệu quả khai thác nguồn nhân lực. Đó là việc có ích cho công ty, cho xã hội.
Lưu Bị gật đầu đồng tình:
– Tầm mắt của tổng giám đốc Tào thật cao viễn, không hổ danh là sao sáng trong giới kinh doanh Trung Quốc.

3. Tính cách đặc trưng của anh hùng

Tào Tháo trầm ngâm một lát rồi hỏi:
– Nhân có hứng men rượu mơ, hai ta mở một luận đàm nhỏ về đỉnh cao trong giới doanh nhân. Anh nói xem, ngày nay có mấy người đáng gọi là anh hùng trong giới?
Lưu Bị nói:
– Tổng giám đốc công ty Hoài Nam: Viên Thuật, gia sản hàng trăm triệu, có xứng anh hùng không?
Tào Tháo cười:
– Anh hùng gì hắn? Sớm muộn cũng bị tôi cho thành cẩu hùng.
Lưu Bị lại hỏi:
– Vậy, giám đốc tập đoàn công ty Hà Bắc: Viên Thiệu? Rồi tổng giám đốc tập đoàn Kinh Châu: Lưu Biểu, chủ tịch tập đoàn Giang Đông: Tôn Sách, tổng giám đốc tập đoàn Ích Châu: Lưu Chương… họ có xứng là anh hùng không?
Tào Tháo nói:
– Viên Thiệu là tay mít ướt, xứng là hắc hùng (gấu đen); Lưu Biểu, hôi hùng (gấu xám); Tôn Sách, tông hùng (gấu ngựa); Lưu Chương, quá lắm chỉ miêu hùng (gấu mèo).
Lưu Bị ngạc nhiên hỏi: Sao tổng giám đốc Tào đánh giá họ như vậy? Tào Tháo nói:
– Tôi đánh giá theo “hướng tính cách”. Thế nào là đánh giá theo hướng tính cách? Là đánh giá theo khuynh hướng, ưu điểm, nhược điểm trong tính cách của một người, xem tính cách đó có tương xứng với vị trí hay không. Có câu danh ngôn nói gì nhỉ? Ý tưởng quyết định hành vi, hành vi quyết định thói quen, thói quen quyết định tính cách, tính cách quyết định số phận. Cái gọi là số phận, thực chất là hướng tính cách quyết định nên.
Lần đầu tiên Lưu Bị nghe nói về đánh giá theo hướng tính cách, hỏi tò mò: – Tính cách quyết định số phận, tôi đã từng nghe giảng hồi đại học. Nay nghe anh nói, hoá ra còn có thể đánh giá hướng tính cách, thật ý vị!
Tào Tháo nói:

– Qua đánh giá, người biết ưu điểm của mình sẽ phát huy sở trường và hạn chế sở đoản, từ đó tìm công việc phù hợp. Cùng lẽ như vậy, nếu như biết ưu điểm của nhân viên, ta sẽ đặt họ đúng vị trí. Ngược lại, nếu biết nhược điểm của đối thủ, ta sẽ giấu thực, phô hư để đánh bại họ.
Lưu Bị hỏi:

– Tiêu chí đánh giá như thế nào?
Tào Tháo nói:
– Tôi phân tính cách thành bốn loại: loại hoạt bát, loại sức mạnh, loại hoàn mỹ, loại hoà bình. Anh vừa nói đến mấy người Viên Thiệu thuộc loại hoà bình, ngoài cứng trong mềm, giỏi mưu mà không quyết đoán, làm việc lớn mà nhát, thấy lợi nhỏ là quên tính mạng, đó là điểm yếu chết người của y, vì thế sớm muộn cũng thất bại…
Lưu Bị hỏi tiếp:
– Còn Tôn Sách xưng Tiểu Bá Vương Giang Đông?
Tào Tháo nói:
– Tôn Sách thuộc loại sức mạnh, kẻ này hung hãn, nóng vội, lỗ mãng, thiếu nhẫn nại, không thể tiến xa. Còn như Lưu Biểu chỉ thuộc loại hoạt bát, thích nói suông, nói không làm, thích dễ dãi, không thể làm việc lớn. Còn Lưu Chương của tập đoàn Ích Châu thuộc loại hoà bình, nhút nhát sợ việc, thiếu trách nhiệm, lười biếng, cẩu thả, kiểu người đó không thể làm gì.
Nghe Tào Tháo phân tích mà như được mở mang nhãn giới, Lưu Bị tiếp tục hỏi:
-Vậy thế nào mới đáng là anh hùng?
Tào Tháo đáp:
– Anh hùng có tính cách “hoàn mỹ + sức mạnh”. Theo đó, anh hùng thực sự là người có chiều sâu, thích suy nghĩ, giỏi phân tích, có năng lực sáng tạo, biết tự điều chỉnh, không bỏ qua chi tiết, đó là những ưu điểm của tính cách hoàn mỹ; ngoài ra, anh hùng thực sự có tầm mắt cao rộng, mục tiêu rõ ràng, hành động dứt khoát, ý chí kiên cường, đó là những ưu điểm của tính cách sức mạnh. Tóm lại, anh hùng là thế này: lòng ôm chí lớn, óc chất chước mưu, có trí tuệ kiệt xuất và sức hấp dẫn của nhà lãnh đạo.
Lưu Bị hỏi:
– Ai là anh hùng như thế nhỉ?
Tào Tháo nói:
– Anh hùng đời nay chỉ có tôi và anh thôi!
Lưu Bị giật mình kinh sợ, đánh rơi cả đũa xuống đất. Vừa lúc đó có tiếng sấm nổ ngoài song,

Lưu Bị vội lấp liếm:
– Tiếng sấm thật đáng sợ!
Tào Tháo trêu:
– Đồng chí mà cũng sợ sấm?
Lưu Bị đáp:
– Tôi nhút nhát từ nhỏ. Lại thêm 13 tuổi, có anh hàng xóm đang đi dưới cây to thì bị sét đánh chết, từ đó nghe sấm là giật mình.
Tào Tháo nhìn Lưu Bị vẻ nghi hoặc, nghĩ bụng: Lẽ nào mình nhầm người? Lẽ nào người này còn nhát hơn cả Lưu Chương?
Lưu Bị tự trấn an, sau đó lấy lại bộ dạng tự nhiên, hỏi tiếp:
– Chẳng lẽ trong tính cách anh hùng không có nhược điểm?
Tào Tháo ngửa mặt cười to:
– Anh hùng là người biết phát huy ưu điểm, đồng thời biết khắc phục nhược điểm của tính cách.

4. Từ sự việc Lã Bố

Lưu Bị chợt nhớ tới một người, bèn hỏi:
– Lã Bố có tính anh hùng không?
Tào Tháo cười, đáp:
– Lã Bố chỉ là người tài thuộc loại sức mạnh, cũng giống như Tôn Sách, không đáng làm anh hùng.
Lưu Bị hỏi:
– Tổng giám đốc Tào nói sao chứ, tôi “anh hùng” mà đâu bằng Lã Bố?
Tào Tháo nói:
– Anh biết không? Nhà văn đời sau Ngô Thừa Ân có viết cuốn Tây Du Ký kể về bốn thầy trò Đường Tăng. Trong đó tính cách Đường Tăng thuộc loại hoàn mỹ, Tôn Ngộ Không thuộc loại sức mạnh, Trư Bát Giới thuộc loại hoạt bát, Sa Tăng thuộc loại hoà bình. Đường Tăng hoàn mỹ sao có thể sai khiến được Tôn Ngộ không sức mạnh? Câu trả lời: ông ta biết niệm thần chú kim cô.
Lưu Bị xoa xoa đầu, nói:
– Hoá ra vì tôi không biết niệm chú kim cô!
Tào Tháo cười:
– No! Trước hết vì anh không biết đánh giá nhân tài. Nếu biết, anh sẽ hiểu ai cũng có chỗ mạnh

và chỗ yếu. Với điểm mạnh của người tài, anh có thể khích lệ; với điểm yếu, anh có thể niệm chú kim cô!
Lưu Bị khen nức nở:
– Đánh giá nhân tài như thế thật thần kỳ! Thứ nhất, có thể dùng nó để tuyển dụng nhân tài. Thứ hai, cũng có thể dùng nó để bồi dưỡng ưu điểm và hạn chế khuyết điểm, từ đó cho họ thành công trong công việc. Thứ ba, cũng là điều quan trọng nhất, có thế lấy đó để kết hợp tương lai nhân tài và tiền đồ xí nghiệp làm một, cùng thực hiện mục đích của nhân tài và mục tiêu phát triển của xí nghiệp.

Tào Tháo cười, nói:
– Đúng đó, nếu anh sớm hiểu lẽ đó thì không hại đến cả công ty Từ Châu lẫn Lã Bố đâu!
Nghĩ tới khu vườn của viện nghiên cứu rau, Lưu Bị bừng tỉnh:
– Anh vừa nói tới kỹ thuật đánh giá nhân tài, kỳ thực rất giống việc tôi chọn giống rau. Chỉ cần tôi chọn được hạt tốt, quản lý tốt, khu vườn sẽ là một phiến xanh tươi.
Tào Tháo cuối cùng cũng nhẹ người: Tay hoàng thúc này lúc nào cũng chỉ nghĩ tới trồng rau, hắn không thể là mối nguy cho ta trong hội đồng quản trị. Ngày mai, ta sẽ cấp thêm 100.000 quan để hắn phụ trách đề tài làm rổ rau cho công y Đông Hán.

LỜI BÀN CỦA TÁC GIẢ

Làm thế nào để tuyển đúng nhân tài là vấn đề hàng đầu trong khai thác nguồn nhân lực. Một quyết định sai lầm sẽ khiến bạn trả giá đắt.
“Tuyển chọn đúng nhân tài” gồm ba bước sau:
Bước một: Giới định nhiệm vụ chủ yếu của từng chức vụ.
Bước hai: Giới định điều kiện cần để từng nhân viên thích hợp với vị trí của mình, bao gồm hướng tính cách, tài năng.
Thứ ba: Bảo đảm người được tuyển phải phù hợp với nhiệm vụ.
Trong quá trình tuyển chọn, năng lực đánh giá nhân tài của bạn giữ vai trò cực quan trọng. Bạn phải cảnh giác, luôn tự hỏi: “Anh ta có đúng là người mình cần không?” Bạn có thể nhờ tới một công cụ hữu hiệu: đó là tiêu chí đánh giá nhân tài.
Chỉ khi đặt người tài đúng vị trí, bạn mới có thể có một nhân viên có năng lực. Nếu không, dù nhân viên tài giỏi đến đâu cũng đành bỏ phí mà thôi.

Lại nói “Tổng công ty nhà nước Đông Hán” vốn là một đơn vị quốc danh, CEO của Đông Hán là Tào Tháo. Tào Tháo quyền mưu, giỏi đầu tư, mấy năm nay ỷ thế nhà nước “ép thiên tử để khiển chư hầu”. Nhờ các thủ đoạn sáp nhập, mua lại, liên doanh… mà thành tập đoàn siêu cấp, kinh doanh đủ lĩnh vực: công, nông, thương nghiệp, đầu tư tài chính và đứng vào top mười công ty hàng đầu Trung Quốc. Sau khi xiết nợ Từ Châu, lợi dụng dây chuyền sản xuất sẵn có của công ty, Đông Hán nghiễm nhiên tiến quân vào thị trường điện tử gia dụng. Lưu Bị, Quan Vũ, Trương Phi trở thành nhân viên công ty Đông Hán.

Tình cờ Lưu Bị phát hiện mình có họ với chủ tịch hội đồng quản trị công ty Đông Hán: Hán Nam Đế, cả hai đều thuộc dòng dõi hoàng đế áo vải Lưu Bang. Về thứ bậc, Lưu Bị còn là chú Hán Nam Đế, vì thế mọi người hay gọi Lưu Bị là Lưu hoàng thúc.
Nhờ Hán Nam Đế tiến cử, Lưu Bị được vào hội đồng quản trị của công ty Đông Hán. Song vì cơ chế pháp lý chưa hoàn thiện nên hội đồng quản trị chỉ như đám phỗng đất, quyền hành nằm hết trong tay Tào Tháo. Nhiều thành viên hội đồng quản trị công ty Đông Hán cho rằng: làm tổng giám đốc điều hành công ty Đông Hán, Tào Tháo “danh là tướng Hán, thực là giặc Hán”. Bọn họ ngầm lập mưu để trừ Tào Tháo.

Trải nhiều cay đắng, Lưu Bị trở nên thận trọng, chàng hiểu dã tâm và thủ đoạn tàn độc của Tào Tháo. Giữa những mối quan hệ lợi hại rối rắm, chàng chọn cách lánh mình là hơn.
Thế là Lưu Bị nói với Tào Tháo:
– Tôi nghĩ nên lập một viện nghiên cứu rau để trồng ra một loại rau sạch không sâu.

Tào Tháo lật đi lật lại dự án tiền khả thi của Lưu Bị, cười cười rồi đồng ý và cấp cho 200.000 quan làm kinh phí nghiên cứu.
Quan Vũ, Trương Phi không hiểu quyết định của Lưu Bị, hỏi:
– Đại ca, sao anh không tìm cơ hội để làm việc lớn, lại học nông dân đi trồng rau làm gì? Lưu Bị đáp:

– Trồng rau cũng là một môn khoa học. Các em xem, cỏ lồng vực dù trồng ở đất nào, được tưới tắm thế nào cũng không thể thành lúa, thậm chí còn làm bạc đất. Các em biết điều đó có nghĩa gì không?
Hai anh em Quan, Trương tranh nhau hỏi:

– Đại ca, anh nói đi, bọn em không hiểu?
Sự thực, Lưu Bị không thể quên Từ Châu. Chàng vốn là một nhà quản lý giỏi, thích nghiên cứu, trọng người dưới, giỏi đãi nhân viên, chú trọng xây dựng đội ngũ. Nhiều người tài ở lại Từ Châu với Lưu Bị không chỉ vì lương bổng như Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân… họ đều rất trung thành. Vì sao quản lý bằng tín nghĩa lại không cảm hoá được Lã Bố? Mà chỉ vì Lã Bố, Lưu Bị vĩnh viễn mất Từ Châu.
Vấn đề do đâu? Cuối cùng Lưu Bị cũng hiểu ra. Muốn thu hoạch thóc, chàng không thể trồng cỏ lồng vực, huống hồ giống cỏ lồng vực cực khoẻ. Trong việc quản lý nguồn nhân lực, quản lý sự vụ… xác định trách nhiệm là bước quan trọng đầu. Tuyển sai một người sẽ làm hỏng bao việc. Vậy, làm thế nào tuyển đúng người? Đó chính là năng lực “chọn giống” của nhà quản lý.
Hơn nửa năm Lưu Bị nghiên cứu ở viện rau là hơn nửa năm nghiên cứu về giống.

Một hôm, Lưu Bị đang tưới rau trong vườn thì hai trợ thủ của Tào Tháo là Hứa Chử và Trương Liêu đến thăm.
Lưu Bị biết quan hệ giữa Tào Tháo và Hán Nam Đế đang rất căng thẳng nên lo lắng, thầm đặt ra mấy câu hỏi:
1. Mình là người của Hán Nam Đế, Tào Tháo bỗng nhiên cử người đến là có tính toán gì?
2. Hứa Chử, Trương Liêu đều là trợ lý tổng giám đốc, quyền cao chức trọng, bình thường thấy mặt họ còn khó. Nay cả hai đều đến, tình thế xem ra không bình thường?
3. Mục đích trồng rau của mình để tránh xa đấu đá trong công ty, lẽ nào có sơ hở?
Nguyên là nhân viên công ty Từ Châu, sau khi Từ Châu bị mua lại, Trương Liêu đã bị đưa vào danh sách tinh giản. Quan Vũ có nói với Tào Thào: Trương Liêu sẽ trở thành người tài, nên giữ

lại dùng. Không ngờ từ đó Trương Liêu thành ái tướng của Tào, công danh lên như diều. Trương Liêu gặp Lưu Bị vẫn xưng là giám đốc Lưu.
Lưu Bị sửa lại:
– Tôi còn là giám đốc gì nữa, nhờ anh gọi lại nhé! Chà, tổng giám đốc Tào sao bỗng dưng nhớ đến tôi vậy?

Trương Liêu đáp:
– Tôi cũng không biết. Ông ta sai hai bọn tôi tới đây, cũng không nói gì thêm.
Lưu Bị hồi hộp vào phòng làm việc của Tào Tháo. Tào Tháo đang xem báo cáo tài chính tháng, thấy Lưu Bị vào thì mời ngồi. Lưu Bị chào:
– Chào tổng giám đốc Tào! Thoáng đây mà đã hơn nửa năm không gặp. Tào Tháo ngẩng đầu lên: – Nghe nói anh trồng cà rốt giỏi, tôi có cử người mua một ít rau anh trồng, có ý đặc biệt mời anh tới cùng hưởng.
Lưu Bị cười hùa:
– Tổng giám đốc Tào muốn rau tươi, gọi điện là có lập tức, mua làm gì? Tào Tháo dọn dẹp mặt bàn, đứng dậy và nói với Lưu Bị:
– Anh là chú của vua chúng ta, sao dám thất kính? Hai người dắt tay nhau đến nhà ăn công ty, đặt một phòng riêng rất lịch sự rồi gọi món rau tươi gấp. Tào Tháo dặn đầu bếp cho rượu mơ. Tào Tháo nói:
– Anh đã nghe chuyện “rừng mơ trước mặt” chưa? Đó là trò vui của tôi. Báo “Kinh doanh Tam quốc” xem đó là một điển hình về xử lý nguy cơ, đăng lên ngay trang nhất. Kỳ thực, mơ chua chỉ để khai vị, đem ngâm rượu mới ý vị.
Lưu Bị nói:
– Tôi cũng đã đọc bài đó. Năm ngoái tổng giám đốc Tào cùng nhân viên tham gia khóa huấn luyện bồi dưỡng năng lực sinh tồn. Trên đường hành quân, đồ uống hết sạch, mọi người khát không muốn bước. Anh nảy diệu kế, chỉ phía trước, nói: “Phía trước không xa là một rừng mơ đầy trái”. Nhân viên ứa nước miếng, bớt khát, và vượt nhanh qua nguy hiểm.
Tào Tháo cười:
– Đúng đó! Anh! Anh vừa trồng rau, vừa đọc báo “Kinh doanh Tam quốc”, anh đúng là một nông dân hiện đại!
Không hiểu Tào Tháo có ý gì, Lưu Bị giật mình thon thót. Tào Tháo nói:
– Tôi luôn coi trọng công tác bồi dưỡng nhân viên, đó là trách nhiệm không thể từ chối đối với

công ty và cộng đồng. Huống hồ, bồi dưỡng nhân tài chính là cách hiệu quả khai thác nguồn nhân lực. Đó là việc có ích cho công ty, cho xã hội.
Lưu Bị gật đầu đồng tình:
– Tầm mắt của tổng giám đốc Tào thật cao viễn, không hổ danh là sao sáng trong giới kinh doanh Trung Quốc.

Tào Tháo trầm ngâm một lát rồi hỏi:
– Nhân có hứng men rượu mơ, hai ta mở một luận đàm nhỏ về đỉnh cao trong giới doanh nhân. Anh nói xem, ngày nay có mấy người đáng gọi là anh hùng trong giới?
Lưu Bị nói:
– Tổng giám đốc công ty Hoài Nam: Viên Thuật, gia sản hàng trăm triệu, có xứng anh hùng không?
Tào Tháo cười:
– Anh hùng gì hắn? Sớm muộn cũng bị tôi cho thành cẩu hùng.
Lưu Bị lại hỏi:
– Vậy, giám đốc tập đoàn công ty Hà Bắc: Viên Thiệu? Rồi tổng giám đốc tập đoàn Kinh Châu: Lưu Biểu, chủ tịch tập đoàn Giang Đông: Tôn Sách, tổng giám đốc tập đoàn Ích Châu: Lưu Chương… họ có xứng là anh hùng không?
Tào Tháo nói:
– Viên Thiệu là tay mít ướt, xứng là hắc hùng (gấu đen); Lưu Biểu, hôi hùng (gấu xám); Tôn Sách, tông hùng (gấu ngựa); Lưu Chương, quá lắm chỉ miêu hùng (gấu mèo).
Lưu Bị ngạc nhiên hỏi: Sao tổng giám đốc Tào đánh giá họ như vậy? Tào Tháo nói:
– Tôi đánh giá theo “hướng tính cách”. Thế nào là đánh giá theo hướng tính cách? Là đánh giá theo khuynh hướng, ưu điểm, nhược điểm trong tính cách của một người, xem tính cách đó có tương xứng với vị trí hay không. Có câu danh ngôn nói gì nhỉ? Ý tưởng quyết định hành vi, hành vi quyết định thói quen, thói quen quyết định tính cách, tính cách quyết định số phận. Cái gọi là số phận, thực chất là hướng tính cách quyết định nên.
Lần đầu tiên Lưu Bị nghe nói về đánh giá theo hướng tính cách, hỏi tò mò: – Tính cách quyết định số phận, tôi đã từng nghe giảng hồi đại học. Nay nghe anh nói, hoá ra còn có thể đánh giá hướng tính cách, thật ý vị!
Tào Tháo nói:

– Qua đánh giá, người biết ưu điểm của mình sẽ phát huy sở trường và hạn chế sở đoản, từ đó tìm công việc phù hợp. Cùng lẽ như vậy, nếu như biết ưu điểm của nhân viên, ta sẽ đặt họ đúng vị trí. Ngược lại, nếu biết nhược điểm của đối thủ, ta sẽ giấu thực, phô hư để đánh bại họ.
Lưu Bị hỏi:

– Tiêu chí đánh giá như thế nào?
Tào Tháo nói:
– Tôi phân tính cách thành bốn loại: loại hoạt bát, loại sức mạnh, loại hoàn mỹ, loại hoà bình. Anh vừa nói đến mấy người Viên Thiệu thuộc loại hoà bình, ngoài cứng trong mềm, giỏi mưu mà không quyết đoán, làm việc lớn mà nhát, thấy lợi nhỏ là quên tính mạng, đó là điểm yếu chết người của y, vì thế sớm muộn cũng thất bại…
Lưu Bị hỏi tiếp:
– Còn Tôn Sách xưng Tiểu Bá Vương Giang Đông?
Tào Tháo nói:
– Tôn Sách thuộc loại sức mạnh, kẻ này hung hãn, nóng vội, lỗ mãng, thiếu nhẫn nại, không thể tiến xa. Còn như Lưu Biểu chỉ thuộc loại hoạt bát, thích nói suông, nói không làm, thích dễ dãi, không thể làm việc lớn. Còn Lưu Chương của tập đoàn Ích Châu thuộc loại hoà bình, nhút nhát sợ việc, thiếu trách nhiệm, lười biếng, cẩu thả, kiểu người đó không thể làm gì.
Nghe Tào Tháo phân tích mà như được mở mang nhãn giới, Lưu Bị tiếp tục hỏi:
-Vậy thế nào mới đáng là anh hùng?
Tào Tháo đáp:
– Anh hùng có tính cách “hoàn mỹ + sức mạnh”. Theo đó, anh hùng thực sự là người có chiều sâu, thích suy nghĩ, giỏi phân tích, có năng lực sáng tạo, biết tự điều chỉnh, không bỏ qua chi tiết, đó là những ưu điểm của tính cách hoàn mỹ; ngoài ra, anh hùng thực sự có tầm mắt cao rộng, mục tiêu rõ ràng, hành động dứt khoát, ý chí kiên cường, đó là những ưu điểm của tính cách sức mạnh. Tóm lại, anh hùng là thế này: lòng ôm chí lớn, óc chất chước mưu, có trí tuệ kiệt xuất và sức hấp dẫn của nhà lãnh đạo.
Lưu Bị hỏi:
– Ai là anh hùng như thế nhỉ?
Tào Tháo nói:
– Anh hùng đời nay chỉ có tôi và anh thôi!
Lưu Bị giật mình kinh sợ, đánh rơi cả đũa xuống đất. Vừa lúc đó có tiếng sấm nổ ngoài song,

Lưu Bị vội lấp liếm:
– Tiếng sấm thật đáng sợ!
Tào Tháo trêu:
– Đồng chí mà cũng sợ sấm?
Lưu Bị đáp:
– Tôi nhút nhát từ nhỏ. Lại thêm 13 tuổi, có anh hàng xóm đang đi dưới cây to thì bị sét đánh chết, từ đó nghe sấm là giật mình.
Tào Tháo nhìn Lưu Bị vẻ nghi hoặc, nghĩ bụng: Lẽ nào mình nhầm người? Lẽ nào người này còn nhát hơn cả Lưu Chương?
Lưu Bị tự trấn an, sau đó lấy lại bộ dạng tự nhiên, hỏi tiếp:
– Chẳng lẽ trong tính cách anh hùng không có nhược điểm?
Tào Tháo ngửa mặt cười to:
– Anh hùng là người biết phát huy ưu điểm, đồng thời biết khắc phục nhược điểm của tính cách.

Lưu Bị chợt nhớ tới một người, bèn hỏi:
– Lã Bố có tính anh hùng không?
Tào Tháo cười, đáp:
– Lã Bố chỉ là người tài thuộc loại sức mạnh, cũng giống như Tôn Sách, không đáng làm anh hùng.
Lưu Bị hỏi:
– Tổng giám đốc Tào nói sao chứ, tôi “anh hùng” mà đâu bằng Lã Bố?
Tào Tháo nói:
– Anh biết không? Nhà văn đời sau Ngô Thừa Ân có viết cuốn Tây Du Ký kể về bốn thầy trò Đường Tăng. Trong đó tính cách Đường Tăng thuộc loại hoàn mỹ, Tôn Ngộ Không thuộc loại sức mạnh, Trư Bát Giới thuộc loại hoạt bát, Sa Tăng thuộc loại hoà bình. Đường Tăng hoàn mỹ sao có thể sai khiến được Tôn Ngộ không sức mạnh? Câu trả lời: ông ta biết niệm thần chú kim cô.
Lưu Bị xoa xoa đầu, nói:
– Hoá ra vì tôi không biết niệm chú kim cô!
Tào Tháo cười:
– No! Trước hết vì anh không biết đánh giá nhân tài. Nếu biết, anh sẽ hiểu ai cũng có chỗ mạnh

và chỗ yếu. Với điểm mạnh của người tài, anh có thể khích lệ; với điểm yếu, anh có thể niệm chú kim cô!
Lưu Bị khen nức nở:
– Đánh giá nhân tài như thế thật thần kỳ! Thứ nhất, có thể dùng nó để tuyển dụng nhân tài. Thứ hai, cũng có thể dùng nó để bồi dưỡng ưu điểm và hạn chế khuyết điểm, từ đó cho họ thành công trong công việc. Thứ ba, cũng là điều quan trọng nhất, có thế lấy đó để kết hợp tương lai nhân tài và tiền đồ xí nghiệp làm một, cùng thực hiện mục đích của nhân tài và mục tiêu phát triển của xí nghiệp.

Tào Tháo cười, nói:
– Đúng đó, nếu anh sớm hiểu lẽ đó thì không hại đến cả công ty Từ Châu lẫn Lã Bố đâu!
Nghĩ tới khu vườn của viện nghiên cứu rau, Lưu Bị bừng tỉnh:
– Anh vừa nói tới kỹ thuật đánh giá nhân tài, kỳ thực rất giống việc tôi chọn giống rau. Chỉ cần tôi chọn được hạt tốt, quản lý tốt, khu vườn sẽ là một phiến xanh tươi.
Tào Tháo cuối cùng cũng nhẹ người: Tay hoàng thúc này lúc nào cũng chỉ nghĩ tới trồng rau, hắn không thể là mối nguy cho ta trong hội đồng quản trị. Ngày mai, ta sẽ cấp thêm 100.000 quan để hắn phụ trách đề tài làm rổ rau cho công y Đông Hán.

Làm thế nào để tuyển đúng nhân tài là vấn đề hàng đầu trong khai thác nguồn nhân lực. Một quyết định sai lầm sẽ khiến bạn trả giá đắt.
“Tuyển chọn đúng nhân tài” gồm ba bước sau:
Bước một: Giới định nhiệm vụ chủ yếu của từng chức vụ.
Bước hai: Giới định điều kiện cần để từng nhân viên thích hợp với vị trí của mình, bao gồm hướng tính cách, tài năng.
Thứ ba: Bảo đảm người được tuyển phải phù hợp với nhiệm vụ.
Trong quá trình tuyển chọn, năng lực đánh giá nhân tài của bạn giữ vai trò cực quan trọng. Bạn phải cảnh giác, luôn tự hỏi: “Anh ta có đúng là người mình cần không?” Bạn có thể nhờ tới một công cụ hữu hiệu: đó là tiêu chí đánh giá nhân tài.
Chỉ khi đặt người tài đúng vị trí, bạn mới có thể có một nhân viên có năng lực. Nếu không, dù nhân viên tài giỏi đến đâu cũng đành bỏ phí mà thôi.

Bình luận
720
× sticky