Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

10 Câu Nói Vạn Năng

2. “Tôi xin lỗi”

Tác giả: Rich DeVos

Trong cuộc sống, luôn có những lúc ta cần nói “Tôi xin lỗi” hoặc “Tôi lấy làm tiếc”. Nói ra thì khó nhưng một khi đã quen sử dụng những câu nói này, bạn sẽ làm giàu thêm cho cuộc sống của mình và người khác. Không còn đưa ra lý lẽ để biện hộ cho hành vi của mình, bạn nhận thức được cái sai và những tổn thương mà người khác đang cảm thấy. Nói ra những lời đơn giản đó sẽ giúp bạn giảm bớt gánh nặng mà bạn phải mang trong lòng nếu cứ giữ thái độ im lặng.

Sai lầm của ta ắt hẳn sẽ gây tổn thương cho những người có liên quan. Vì vậy, cùng với việc thừa nhận “Tôi đã sai”, ta cũng cần phải chân thành xin lỗi, tránh kiểu nói máy móc rằng họ đúng và mình sai. Khi ta gây lỗi với người nào đó, hẳn là họ sẽ phản ứng lại với cảm xúc tức giận nên ta cần cho họ thấy là mình thật lòng hối tiếc về việc đã làm. Bạn sẽ ngạc nhiên khi biết rất nhiều vấn đề có thể được hóa giải khi ta thành thật hối lỗi. Mọi cảm xúc tiêu cực (như giận dữ) đều tan biến. Tác động tích cực của việc nhận lỗi lớn hơn nhiều so với rủi ro có thể đánh mất vị thế và làm tổn thương đến cái tôi của bạn.

Con trai út của tôi, Doug, khi còn ở độ tuổi vị thành niên đã vài lần nghe tôi trình bày chủ đề về sức mạnh của lời nói, trong đó có việc áp dụng câu “Tôi đã sai và cho tôi xin lỗi” để kết thúc mọi cuộc tranh cãi. Một đêm nọ, đã quá giờ mà Doug vẫn chưa về nhà nên tôi thức để đợi con. Một giờ đồng hồ chờ đợi mà chưa thấy tăm hơi, tôi bắt đầu đâm ra lo lắng. Tôi nghĩ mình sẽ mắng con ngay khi nó vừa bước vào. Rồi cuối

cùng Doug cũng về đến nhà, cậu rón rén bước vào nhà và bắt gặp tôi đang ngồi đó. Biết mình về trễ và nhận thấy cha đang giận, không biện hộ lời nào, Doug mau miệng nói: “Ba, con đã sai rồi, và cho con xin lỗi”. Tôi đã rất giận con, nhưng sau khi nghe Doug thừa nhận lỗi và nói lời xin lỗi, tôi còn có thể nói gì được nữa! Vả lại, tôi nghĩ Doug thật lòng hối tiếc về việc làm của mình – hay ít ra là nó hối tiếc trong thời điểm đó.

“Tôi đã sai” và “Tôi xin lỗi” luôn đi kèm với nhau. Tôi thích lời thừa nhận “Tôi đã sai”, đây không chỉ là câu nói, mà còn là một thái độ sống. Phải trung thực và dũng cảm lắm ta mới có thể thốt ra câu này.

Nhiều nhà lãnh đạo và các nhân vật tên tuổi có thể sẽ hoàn thành tốt trách nhiệm của mình hơn nếu họ có thái độ ứng xử như thế. Bạn nghe được lời xin lỗi của những người nổi tiếng trước công chúng về sự bất cẩn hay lỗi lầm của họ lần gần đây nhất là khi nào? Họ thường có xu hướng lên tiếng bào chữa và bảo vệ quan điểm của mình. Từ các vụ tai tiếng của quan chức đến những hành vi phạm tội, hành động trái với thuần phong mỹ tục của các “ngôi sao”, mượn sức mạnh của hoạt động truyền thông, họ chỉ đưa ra lý lẽ biện minh, chứ hiếm khi qua đó họ công khai xin lỗi – mặc dù làm vậy không đẩy sự nghiệp của họ tới đường cùng. Thực tế thì cộng đồng luôn đánh giá cao đức tính khiêm nhường, cảm thông với họ, sẽ mau chóng bỏ qua nếu họ nhanh chóng và chân thành xin lỗi. Chỉ vài từ đơn giản nhưng có thể ngăn chặn sự lan truyền những tin tức không hay.

Khăng khăng bảo vệ quan điểm, viện dẫn lý do để che đậy sự việc hoặc quy chụp trách nhiệm lên người khác là những việc làm tiêu cực, thay vì quyết định nhìn vấn đề theo hướng tích cực hơn. Cách hành xử này đã trở thành thói quen xấu, biến xã hội chúng ta thành một xã hội đầy tiêu cực.

Việc nói “Tôi xin lỗi” cho thấy ta có thể hiểu quan điểm của người khác, rằng ta muốn giữ gìn mối quan hệ và không tự phụ đến mức không nhận ra những điều tốt đẹp ở họ. Một lời xin lỗi là một quyết định có nhận thức khi ta cảm thông với cảm nhận của người khác. Thay vì nghĩ rằng hành vi xin lỗi xuất phát từ việc nhận thấy mình làm sai, ta nên xem nó sẽ mang lại lợi ích, có tác động tích cực cho người bị ảnh hưởng như thế nào.

Vào cuối những năm 1980, tôi bị ấn tượng với điều ông Walt Disney viết, và tôi đã sử dụng những thuật ngữ của ông trong những bài nói chuyện của tôi. Theo ông, có ba loại người, gồm: Kẻ đầu độc tài ba (Well Poisoner) – người luôn phê bình và cố dìm người khác xuống thay vì nâng đỡ họ; Người cắt cỏ (Lawn Mower) – những người

hoàn thành tốt công việc, quan tâm chăm sóc gia đình mình nhưng không bao giờ mạo hiểm vượt qua hàng rào khu vườn nhà mình để giúp đỡ người khác; và Người làm giàu cuộc sống (Life Enhancer) – người làm phong phú cuộc sống người khác bằng lời nói, hành động của mình và biến thế giới trở thành nơi đáng sống.

Cuối bài nói chuyện, tôi trích đọc câu chuyện về cô Thompson(3) do Elizabeth Ballard viết năm 1976. Câu chuyện kể về một cô giáo và một cậu học trò không được yêu mến, đang cố gắng hòa nhập với các bạn học vì cậu chưa bao giờ có được cuộc sống gia đình tử tế hay được bất kỳ ai quan tâm chăm sóc. Đọc qua quyển sổ học bạ và nhìn thấy bộ quần áo xốc xếch của cậu bé, cô Thompson cũng không ngó ngàng gì đến cậu cho đến khi xảy ra một sự việc vào lễ Giáng sinh.

Trong khi các bạn khác tặng cô Thompson những món quà mới mà cha mẹ mua cho, thì đứa trẻ chẳng ai trông mong gì ấy lại tặng cô một chiếc vòng cẩm thạch lòe loẹt và một ít nước hoa loại rẻ tiền do người mẹ quá cố của cậu để lại. Những học sinh khác bắt đầu cười nhạo món quà của cậu bé. Nhưng cô Thompson đã chấm dứt thái độ bỡn cợt đó bằng hành động ướm thử chiếc vòng tay, thoa lên người một ít nước hoa, và dành tặng những lời khen tốt đẹp cho món quà của cậu. Đêm hôm đó, cô Thompson cũng đã cầu nguyện, xin Chúa tha thứ việc cô đã phớt lờ đứa bé dường như không được ai yêu quý, và hứa với lòng rằng kể từ nay về sau, cô sẽ cố gắng tìm hiểu những mặt tốt đẹp ở cậu bé đáng thương này. Và họ đã bắt đầu tình bạn từ lúc đó đến khi cậu tốt nghiệp ra trường và trở thành bác sĩ. Sau này, trong lễ cưới của mình, cậu bé ngày xưa đã mời cô Thompson thay thế người mẹ quá cố của anh ngồi ở vị trí dành cho mẹ chú rể.

Như bao câu chuyện về những người giúp đỡ người khác trong lúc hoạn nạn khó khăn, câu chuyện về cô Thompson nhắc nhở chúng ta phải biết nâng đỡ người cô thế. Tuy nhiên trên thực tế, phần lớn mọi người đều tỏ ra phớt lờ khi người khác cần được trợ giúp. Rất đơn giản, ta có thể dùng thái độ lạc quan và những câu nói tích cực để tương giao với họ. Hãy biết cảm thông thay vì khăng khăng bảo vệ quan điểm, cũng như cố gắng “bới” lỗi để phê bình họ; hãy củng cố đức tính khiêm tốn, tránh thói kiêu căng ngạo mạn.

Trong cuộc sống, có những sự việc diễn ra không phải do lỗi của bạn, song bạn vẫn cảm thấy buồn thương và tiếc nuối, chẳng hạn như: “Tôi lấy làm tiếc khi bạn vừa mất đi người thân”, “Thật buồn khi nghe tin về bệnh tình của bạn” hoặc “Tôi rất tiếc khi bạn không được đề bạt lên vị trí đó mặc dù bạn đã nỗ lực làm việc chăm chỉ”. Đó là cách bày tỏ thái độ cảm thông và khiêm nhường của ta trước mất mát, khó khăn của người khác.

Đặc biệt trong phạm vi gia đình, là người lớn, ta có thể giúp các con mình đối mặt và vượt qua những thất vọng – biết đứng lên sau thất bại là yếu tố quan trọng để trưởng thành. Qua cách nhìn của người lớn, có những sự việc không quá quan trọng nhưng có thể làm tổn thương chúng. Tôi đã vài lần chứng kiến tâm trạng và thái độ của một đứa trẻ gặp phải vài chuyện không mấy thuận lợi trong ngày. Không phải đứa trẻ nào cũng dễ dàng có bạn cùng chơi chung hay đảm nhận vai trò trưởng nhóm. Đó là những lúc người lớn chúng ta nên thể hiện sự cảm thông và nói vài lời động viên tinh thần: “Ba/Mẹ thật tiếc. Ba/Mẹ rất tự hào về sự cố gắng của con. Hãy tiếp tục nỗ lực, vì ba/mẹ biết con có thể làm được!”.

Một dạng khác của cách nói “Tôi xin lỗi” là bạn tiếc vì không thể đảm đương trách nhiệm hoặc không thể chấp nhận lời thỉnh cầu nào đó, như: “Thật tiếc là tôi không thể đến dự buổi tiệc của bạn”, hay “Tôi thành thật xin lỗi vì đã không đi ăn cùng bạn tối qua”. Hãy nói như vậy với thái độ yêu thương và tôn trọng.

Khi đã lên chức ông, mỗi ngày trên lịch làm việc là một danh sách ghi chú những sự kiện nổi bật trong ngày của các cháu tôi. Nếu không tham dự được, tôi sẽ gọi điện báo cho chúng biết hoặc gửi đi một tấm thiệp và nói rằng tôi đang nghĩ về chúng, cảm thấy tự hào về chúng và thấy tiếc khi không thể ở bên cạnh chúng lúc đó. Bằng cách này, việc thẳng thắn xin lỗi thậm chí còn tạo cho tôi thêm cơ hội giao tiếp với cháu mình, cho chúng biết tôi có để ý đến việc chúng đang làm.

Chúng ta cũng nên thú nhận với bản thân và với người khác cảm giác hối tiếc về những lỗi lầm trong quá khứ, những sai phạm trong cách đánh giá, nỗi luyến tiếc vì đã để vuột mất cơ hội quý giá, hay tiếc nuối vì biết mình có thể làm tốt hơn nữa. Bản thân tôi cũng có nhiều điều đáng hối tiếc. Khi công ty đang trên đà phát triển, chúng tôi đã không mạnh dạn xúc tiến các hoạt động kinh doanh tự do để chúng cùng phát triển với công việc kinh doanh chính của công ty. Có lẽ những doanh nhân khác cũng có cùng cảm giác như tôi.

Hãy làm thử, cho dù thất bại, dẫu sao cũng tốt hơn là phải hối tiếc sau đó. Nếu không thành công, ít ra ta cũng học hỏi được thêm những kinh nghiệm quý báu và mở mang đầu óc, tầm nhìn. Jay và tôi đã từng tập tành kinh doanh nhà hàng. Công việc làm ăn thua lỗ nhưng chí ít tôi đã “sáng” ra được hai điều: kiếm tiền từ việc kinh doanh nhà hàng khó khăn như thế nào, và chắc chắn đó không phải là công việc phù hợp với tôi! Vì vậy ta hãy thử sức mình một lần thử xem.

Để có thể chia sẻ niềm tiếc nuối cùng người khác, ta phải hiểu tình huống từ quan điểm của họ. Nhiều người gọi tôi là người dễ gần và thân thiện bởi vì tôi thích giao

thiệp với mọi người, quan tâm và cố gắng hiểu vấn đề từ góc nhìn của họ. Bạn không thể chân thành xin lỗi hay thể hiện sự cảm thông nếu không hiểu gì về họ cũng như hoàn cảnh của họ. Khi đến thăm các khách sạn của chúng tôi, tôi thích đi bộ khắp nhà bếp hay khu vực chung dành riêng cho nhân viên để chào hỏi và cảm ơn họ về công việc họ làm. Tôi thích đi lòng vòng nhà thi đấu Amway Arena, nói chuyện với nhân viên trước khi đội bóng rổ Orlando Magic thi đấu. Nhiều người nói rằng họ rất ấn tượng khi thấy tôi nhanh chóng và dễ dàng bắt chuyện với mọi người, từ người hàng xóm cho đến các bệnh nhân đang ngồi trong phòng chờ.

Những đứa cháu tôi sẽ không bao giờ quên được kỳ nghỉ của chúng tôi ở quần đảo Marquesas(4) gần Tahiti. Chúng tôi đã làm quen và giúp đỡ một người đàn ông sống trong căn chòi bên bãi biển. Ông ta hay cười ngoác miệng, để lộ hai chiếc răng “độc nhất” của mình. Ông biết rõ hòn đảo, vì thế tôi thuê ông làm người hướng dẫn, nhờ ông đưa chúng tôi đến chỗ thác nước ít người lui tới. Thác nước đó là một trong những nơi đẹp nhất trên hòn đảo, chúng tôi sẽ không thể tự mình khám phá nếu không có sự giúp đỡ của ông. Thế mới thấy, làm sao có thể tận hưởng khoảng thời gian thú vị ấy nếu tôi không làm quen với người đàn ông xa lạ kia.

Nói “Tôi xin lỗi” hay “Tôi rất tiếc” còn là một kỹ năng đặc biệt giúp hàn gắn mối quan hệ. Nó cho người khác biết bạn hiểu họ và thật lòng muốn sửa đổi hoặc mong muốn giúp đỡ họ. Hãy lấy can đảm để nói “Tôi xin lỗi” sau cuộc cãi vã mà ta biết mình là người sai; bước vào nhà tang lễ và cố gắng tìm những lời lẽ thích hợp để chia sẻ với người bạn vừa mất đi người thân; an ủi bạn bè khi cậu ta mất hết lòng tin vì một lá thư từ chối.

Trong cuộc sống, luôn có những lúc ta cần nói “Tôi xin lỗi” hoặc “Tôi lấy làm tiếc”. Nói ra thì khó nhưng một khi đã quen sử dụng những câu nói này, bạn sẽ làm giàu thêm cho cuộc sống của mình và người khác. Không còn đưa ra lý lẽ để biện hộ cho hành vi của mình, bạn nhận thức được cái sai và những tổn thương mà người khác đang cảm thấy. Nói ra những lời đơn giản đó sẽ giúp bạn giảm bớt gánh nặng mà bạn phải mang trong lòng nếu cứ giữ thái độ im lặng.

Chú thích

(3) Độc giả có thể đọc toàn bộ câu chuyện trong cuốn sách Quest For Character của Charles Swindol.

(4) Marquesas Islands là nhóm các hòn đảo ở Polysenia (thuộc Pháp) được hình thành từ những đợt núi lửa phun trào.

Trong cuộc sống, luôn có những lúc ta cần nói “Tôi xin lỗi” hoặc “Tôi lấy làm tiếc”. Nói ra thì khó nhưng một khi đã quen sử dụng những câu nói này, bạn sẽ làm giàu thêm cho cuộc sống của mình và người khác. Không còn đưa ra lý lẽ để biện hộ cho hành vi của mình, bạn nhận thức được cái sai và những tổn thương mà người khác đang cảm thấy. Nói ra những lời đơn giản đó sẽ giúp bạn giảm bớt gánh nặng mà bạn phải mang trong lòng nếu cứ giữ thái độ im lặng.

Sai lầm của ta ắt hẳn sẽ gây tổn thương cho những người có liên quan. Vì vậy, cùng với việc thừa nhận “Tôi đã sai”, ta cũng cần phải chân thành xin lỗi, tránh kiểu nói máy móc rằng họ đúng và mình sai. Khi ta gây lỗi với người nào đó, hẳn là họ sẽ phản ứng lại với cảm xúc tức giận nên ta cần cho họ thấy là mình thật lòng hối tiếc về việc đã làm. Bạn sẽ ngạc nhiên khi biết rất nhiều vấn đề có thể được hóa giải khi ta thành thật hối lỗi. Mọi cảm xúc tiêu cực (như giận dữ) đều tan biến. Tác động tích cực của việc nhận lỗi lớn hơn nhiều so với rủi ro có thể đánh mất vị thế và làm tổn thương đến cái tôi của bạn.

Con trai út của tôi, Doug, khi còn ở độ tuổi vị thành niên đã vài lần nghe tôi trình bày chủ đề về sức mạnh của lời nói, trong đó có việc áp dụng câu “Tôi đã sai và cho tôi xin lỗi” để kết thúc mọi cuộc tranh cãi. Một đêm nọ, đã quá giờ mà Doug vẫn chưa về nhà nên tôi thức để đợi con. Một giờ đồng hồ chờ đợi mà chưa thấy tăm hơi, tôi bắt đầu đâm ra lo lắng. Tôi nghĩ mình sẽ mắng con ngay khi nó vừa bước vào. Rồi cuối

cùng Doug cũng về đến nhà, cậu rón rén bước vào nhà và bắt gặp tôi đang ngồi đó. Biết mình về trễ và nhận thấy cha đang giận, không biện hộ lời nào, Doug mau miệng nói: “Ba, con đã sai rồi, và cho con xin lỗi”. Tôi đã rất giận con, nhưng sau khi nghe Doug thừa nhận lỗi và nói lời xin lỗi, tôi còn có thể nói gì được nữa! Vả lại, tôi nghĩ Doug thật lòng hối tiếc về việc làm của mình – hay ít ra là nó hối tiếc trong thời điểm đó.

“Tôi đã sai” và “Tôi xin lỗi” luôn đi kèm với nhau. Tôi thích lời thừa nhận “Tôi đã sai”, đây không chỉ là câu nói, mà còn là một thái độ sống. Phải trung thực và dũng cảm lắm ta mới có thể thốt ra câu này.

Nhiều nhà lãnh đạo và các nhân vật tên tuổi có thể sẽ hoàn thành tốt trách nhiệm của mình hơn nếu họ có thái độ ứng xử như thế. Bạn nghe được lời xin lỗi của những người nổi tiếng trước công chúng về sự bất cẩn hay lỗi lầm của họ lần gần đây nhất là khi nào? Họ thường có xu hướng lên tiếng bào chữa và bảo vệ quan điểm của mình. Từ các vụ tai tiếng của quan chức đến những hành vi phạm tội, hành động trái với thuần phong mỹ tục của các “ngôi sao”, mượn sức mạnh của hoạt động truyền thông, họ chỉ đưa ra lý lẽ biện minh, chứ hiếm khi qua đó họ công khai xin lỗi – mặc dù làm vậy không đẩy sự nghiệp của họ tới đường cùng. Thực tế thì cộng đồng luôn đánh giá cao đức tính khiêm nhường, cảm thông với họ, sẽ mau chóng bỏ qua nếu họ nhanh chóng và chân thành xin lỗi. Chỉ vài từ đơn giản nhưng có thể ngăn chặn sự lan truyền những tin tức không hay.

Khăng khăng bảo vệ quan điểm, viện dẫn lý do để che đậy sự việc hoặc quy chụp trách nhiệm lên người khác là những việc làm tiêu cực, thay vì quyết định nhìn vấn đề theo hướng tích cực hơn. Cách hành xử này đã trở thành thói quen xấu, biến xã hội chúng ta thành một xã hội đầy tiêu cực.

Việc nói “Tôi xin lỗi” cho thấy ta có thể hiểu quan điểm của người khác, rằng ta muốn giữ gìn mối quan hệ và không tự phụ đến mức không nhận ra những điều tốt đẹp ở họ. Một lời xin lỗi là một quyết định có nhận thức khi ta cảm thông với cảm nhận của người khác. Thay vì nghĩ rằng hành vi xin lỗi xuất phát từ việc nhận thấy mình làm sai, ta nên xem nó sẽ mang lại lợi ích, có tác động tích cực cho người bị ảnh hưởng như thế nào.

Vào cuối những năm 1980, tôi bị ấn tượng với điều ông Walt Disney viết, và tôi đã sử dụng những thuật ngữ của ông trong những bài nói chuyện của tôi. Theo ông, có ba loại người, gồm: Kẻ đầu độc tài ba (Well Poisoner) – người luôn phê bình và cố dìm người khác xuống thay vì nâng đỡ họ; Người cắt cỏ (Lawn Mower) – những người

hoàn thành tốt công việc, quan tâm chăm sóc gia đình mình nhưng không bao giờ mạo hiểm vượt qua hàng rào khu vườn nhà mình để giúp đỡ người khác; và Người làm giàu cuộc sống (Life Enhancer) – người làm phong phú cuộc sống người khác bằng lời nói, hành động của mình và biến thế giới trở thành nơi đáng sống.

Cuối bài nói chuyện, tôi trích đọc câu chuyện về cô Thompson(3) do Elizabeth Ballard viết năm 1976. Câu chuyện kể về một cô giáo và một cậu học trò không được yêu mến, đang cố gắng hòa nhập với các bạn học vì cậu chưa bao giờ có được cuộc sống gia đình tử tế hay được bất kỳ ai quan tâm chăm sóc. Đọc qua quyển sổ học bạ và nhìn thấy bộ quần áo xốc xếch của cậu bé, cô Thompson cũng không ngó ngàng gì đến cậu cho đến khi xảy ra một sự việc vào lễ Giáng sinh.

Trong khi các bạn khác tặng cô Thompson những món quà mới mà cha mẹ mua cho, thì đứa trẻ chẳng ai trông mong gì ấy lại tặng cô một chiếc vòng cẩm thạch lòe loẹt và một ít nước hoa loại rẻ tiền do người mẹ quá cố của cậu để lại. Những học sinh khác bắt đầu cười nhạo món quà của cậu bé. Nhưng cô Thompson đã chấm dứt thái độ bỡn cợt đó bằng hành động ướm thử chiếc vòng tay, thoa lên người một ít nước hoa, và dành tặng những lời khen tốt đẹp cho món quà của cậu. Đêm hôm đó, cô Thompson cũng đã cầu nguyện, xin Chúa tha thứ việc cô đã phớt lờ đứa bé dường như không được ai yêu quý, và hứa với lòng rằng kể từ nay về sau, cô sẽ cố gắng tìm hiểu những mặt tốt đẹp ở cậu bé đáng thương này. Và họ đã bắt đầu tình bạn từ lúc đó đến khi cậu tốt nghiệp ra trường và trở thành bác sĩ. Sau này, trong lễ cưới của mình, cậu bé ngày xưa đã mời cô Thompson thay thế người mẹ quá cố của anh ngồi ở vị trí dành cho mẹ chú rể.

Như bao câu chuyện về những người giúp đỡ người khác trong lúc hoạn nạn khó khăn, câu chuyện về cô Thompson nhắc nhở chúng ta phải biết nâng đỡ người cô thế. Tuy nhiên trên thực tế, phần lớn mọi người đều tỏ ra phớt lờ khi người khác cần được trợ giúp. Rất đơn giản, ta có thể dùng thái độ lạc quan và những câu nói tích cực để tương giao với họ. Hãy biết cảm thông thay vì khăng khăng bảo vệ quan điểm, cũng như cố gắng “bới” lỗi để phê bình họ; hãy củng cố đức tính khiêm tốn, tránh thói kiêu căng ngạo mạn.

Trong cuộc sống, có những sự việc diễn ra không phải do lỗi của bạn, song bạn vẫn cảm thấy buồn thương và tiếc nuối, chẳng hạn như: “Tôi lấy làm tiếc khi bạn vừa mất đi người thân”, “Thật buồn khi nghe tin về bệnh tình của bạn” hoặc “Tôi rất tiếc khi bạn không được đề bạt lên vị trí đó mặc dù bạn đã nỗ lực làm việc chăm chỉ”. Đó là cách bày tỏ thái độ cảm thông và khiêm nhường của ta trước mất mát, khó khăn của người khác.

Đặc biệt trong phạm vi gia đình, là người lớn, ta có thể giúp các con mình đối mặt và vượt qua những thất vọng – biết đứng lên sau thất bại là yếu tố quan trọng để trưởng thành. Qua cách nhìn của người lớn, có những sự việc không quá quan trọng nhưng có thể làm tổn thương chúng. Tôi đã vài lần chứng kiến tâm trạng và thái độ của một đứa trẻ gặp phải vài chuyện không mấy thuận lợi trong ngày. Không phải đứa trẻ nào cũng dễ dàng có bạn cùng chơi chung hay đảm nhận vai trò trưởng nhóm. Đó là những lúc người lớn chúng ta nên thể hiện sự cảm thông và nói vài lời động viên tinh thần: “Ba/Mẹ thật tiếc. Ba/Mẹ rất tự hào về sự cố gắng của con. Hãy tiếp tục nỗ lực, vì ba/mẹ biết con có thể làm được!”.

Một dạng khác của cách nói “Tôi xin lỗi” là bạn tiếc vì không thể đảm đương trách nhiệm hoặc không thể chấp nhận lời thỉnh cầu nào đó, như: “Thật tiếc là tôi không thể đến dự buổi tiệc của bạn”, hay “Tôi thành thật xin lỗi vì đã không đi ăn cùng bạn tối qua”. Hãy nói như vậy với thái độ yêu thương và tôn trọng.

Khi đã lên chức ông, mỗi ngày trên lịch làm việc là một danh sách ghi chú những sự kiện nổi bật trong ngày của các cháu tôi. Nếu không tham dự được, tôi sẽ gọi điện báo cho chúng biết hoặc gửi đi một tấm thiệp và nói rằng tôi đang nghĩ về chúng, cảm thấy tự hào về chúng và thấy tiếc khi không thể ở bên cạnh chúng lúc đó. Bằng cách này, việc thẳng thắn xin lỗi thậm chí còn tạo cho tôi thêm cơ hội giao tiếp với cháu mình, cho chúng biết tôi có để ý đến việc chúng đang làm.

Chúng ta cũng nên thú nhận với bản thân và với người khác cảm giác hối tiếc về những lỗi lầm trong quá khứ, những sai phạm trong cách đánh giá, nỗi luyến tiếc vì đã để vuột mất cơ hội quý giá, hay tiếc nuối vì biết mình có thể làm tốt hơn nữa. Bản thân tôi cũng có nhiều điều đáng hối tiếc. Khi công ty đang trên đà phát triển, chúng tôi đã không mạnh dạn xúc tiến các hoạt động kinh doanh tự do để chúng cùng phát triển với công việc kinh doanh chính của công ty. Có lẽ những doanh nhân khác cũng có cùng cảm giác như tôi.

Hãy làm thử, cho dù thất bại, dẫu sao cũng tốt hơn là phải hối tiếc sau đó. Nếu không thành công, ít ra ta cũng học hỏi được thêm những kinh nghiệm quý báu và mở mang đầu óc, tầm nhìn. Jay và tôi đã từng tập tành kinh doanh nhà hàng. Công việc làm ăn thua lỗ nhưng chí ít tôi đã “sáng” ra được hai điều: kiếm tiền từ việc kinh doanh nhà hàng khó khăn như thế nào, và chắc chắn đó không phải là công việc phù hợp với tôi! Vì vậy ta hãy thử sức mình một lần thử xem.

Để có thể chia sẻ niềm tiếc nuối cùng người khác, ta phải hiểu tình huống từ quan điểm của họ. Nhiều người gọi tôi là người dễ gần và thân thiện bởi vì tôi thích giao

thiệp với mọi người, quan tâm và cố gắng hiểu vấn đề từ góc nhìn của họ. Bạn không thể chân thành xin lỗi hay thể hiện sự cảm thông nếu không hiểu gì về họ cũng như hoàn cảnh của họ. Khi đến thăm các khách sạn của chúng tôi, tôi thích đi bộ khắp nhà bếp hay khu vực chung dành riêng cho nhân viên để chào hỏi và cảm ơn họ về công việc họ làm. Tôi thích đi lòng vòng nhà thi đấu Amway Arena, nói chuyện với nhân viên trước khi đội bóng rổ Orlando Magic thi đấu. Nhiều người nói rằng họ rất ấn tượng khi thấy tôi nhanh chóng và dễ dàng bắt chuyện với mọi người, từ người hàng xóm cho đến các bệnh nhân đang ngồi trong phòng chờ.

Những đứa cháu tôi sẽ không bao giờ quên được kỳ nghỉ của chúng tôi ở quần đảo Marquesas(4) gần Tahiti. Chúng tôi đã làm quen và giúp đỡ một người đàn ông sống trong căn chòi bên bãi biển. Ông ta hay cười ngoác miệng, để lộ hai chiếc răng “độc nhất” của mình. Ông biết rõ hòn đảo, vì thế tôi thuê ông làm người hướng dẫn, nhờ ông đưa chúng tôi đến chỗ thác nước ít người lui tới. Thác nước đó là một trong những nơi đẹp nhất trên hòn đảo, chúng tôi sẽ không thể tự mình khám phá nếu không có sự giúp đỡ của ông. Thế mới thấy, làm sao có thể tận hưởng khoảng thời gian thú vị ấy nếu tôi không làm quen với người đàn ông xa lạ kia.

Nói “Tôi xin lỗi” hay “Tôi rất tiếc” còn là một kỹ năng đặc biệt giúp hàn gắn mối quan hệ. Nó cho người khác biết bạn hiểu họ và thật lòng muốn sửa đổi hoặc mong muốn giúp đỡ họ. Hãy lấy can đảm để nói “Tôi xin lỗi” sau cuộc cãi vã mà ta biết mình là người sai; bước vào nhà tang lễ và cố gắng tìm những lời lẽ thích hợp để chia sẻ với người bạn vừa mất đi người thân; an ủi bạn bè khi cậu ta mất hết lòng tin vì một lá thư từ chối.

Trong cuộc sống, luôn có những lúc ta cần nói “Tôi xin lỗi” hoặc “Tôi lấy làm tiếc”. Nói ra thì khó nhưng một khi đã quen sử dụng những câu nói này, bạn sẽ làm giàu thêm cho cuộc sống của mình và người khác. Không còn đưa ra lý lẽ để biện hộ cho hành vi của mình, bạn nhận thức được cái sai và những tổn thương mà người khác đang cảm thấy. Nói ra những lời đơn giản đó sẽ giúp bạn giảm bớt gánh nặng mà bạn phải mang trong lòng nếu cứ giữ thái độ im lặng.

Chú thích

(3) Độc giả có thể đọc toàn bộ câu chuyện trong cuốn sách Quest For Character của Charles Swindol.

(4) Marquesas Islands là nhóm các hòn đảo ở Polysenia (thuộc Pháp) được hình thành từ những đợt núi lửa phun trào.

Bình luận