Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

10 Câu Nói Vạn Năng

4. “Tôi tin ở bạn”

Tác giả: Rich DeVos

Tôi cho mình cơ hội để thành công bằng việc không từ bỏ, bởi không ai có thể thành công mà không dốc sức nỗ lực trước đó.(…) Với lòng tin tưởng, chúng ta có thể đưa cộng đồng và đất nước mình tiến lên theo chiều hướng tích cực. Ta cần tin vào công việc mình đang làm, hoặc tin vào viễn cảnh tương lai của công việc mới. Ta phải tin rằng đất nước có cả nguồn lực vô hạn để hiện thực hóa giấc mơ của mình, và việc còn lại ta cần làm là theo đuổi những mục tiêu mình đã đề ra.

Lần nọ, tôi chiến thắng trong cuộc bán đấu giá từ thiện cuốn sách có chữ ký tặng của tác giả Norman Vincent Peale, tác phẩm The Power of Positive Living (Sức mạnh của Lối sống Tích cực). Cuốn sách nhắc tôi nhớ triết lý của ông đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến tôi như thế nào khi tôi mới bắt đầu sự nghiệp kinh doanh.

Tôi đặc biệt ấn tượng với chương thứ hai của quyển sách – “Người biết tin tưởng là người thành công” (Be A Believer = Be An Achiever). Chúng ta không thể đạt được mục tiêu cao nhất nếu không biết tin tưởng vào bản thân. Một trong những cách hiệu quả nhất để giúp người khác đạt được ước mơ là củng cố tinh thần họ bằng câu nói “Tôi tin ở bạn”.

Mọi người thường nói “Tôi tin ở bạn” với người thân và bạn bè mình. Nhưng ta không cần phải lúc nào cũng nói ra những lời như thế, mà hãy thể hiện bằng chính hành động của mình. Đôi khi việc ta có mặt tại một sự kiện nào đó, hay ủng hộ một mục tiêu nào đó cũng đã ngầm thể hiện “Tôi tin ở bạn”.

Tựa đề quyển sách đầu tay của tôi, được viết hơn ba mươi năm trước, chỉ đơn giản là Tin Tưởng! (Believe!). Cuốn sách trình bày một số điều mà tôi tin tưởng khi đó và tiếp tục tin tưởng cho đến tận hôm nay. Triết lý và thông điệp trong cuốn sách giống với những gì tôi trình bày trong những bài nói chuyện của tôi. Tôi muốn khích lệ mọi người tin vào bản thân và người khác. Tôi tin rằng mỗi người đều có nhân phẩm, cùng với lý do để tồn tại. Theo tôi, đó là chìa khóa giúp xây dựng xã hội tốt đẹp hơn, những “tế bào” gia đình đầm ấm, hạnh phúc, còn nhân viên thì đạt được những mục tiêu nghề nghiệp của họ. Vì thế tôi muốn làm bất cứ điều gì có thể để những người đó biết tôi tin tưởng ở họ và động viên họ tin vào bản thân, tiếp tục đạt được nhiều thành quả hơn.

Nhiều trụ sở của chúng tôi thật sự được xây dựng dựa trên sự tin tưởng. Chúng ta phải tin tưởng nhau như tin vào người bạn đời và các thành viên trong gia đình mình. Chúng ta cần tin rằng nhân viên của chúng ta và các nhà lãnh đạo Chính phủ đang

hành động vì lợi ích tốt nhất của chúng ta. Chúng ta phải tin tưởng vào bản thân cùng năng lực của mình để tự lo được cho chính bản thân và đạt được những mục tiêu đã đề ra.

Bên cạnh đó, ta nên cảnh giác trước những ảnh hưởng tiêu cực từ lời nói và hành động thiếu tin tưởng của người khác. Ai trong chúng ta cũng đều có xu hướng nghi ngờ bản thân. Xu hướng đó có thể được củng cố thêm bởi những người có xu hướng phản bác. Đối với nhiều người, danh sách các công việc được hoàn thành ngắn hơn nhiều so với những việc họ luyến tiếc bởi họ nghi ngờ thay vì tin tưởng vào bản thân, bởi họ quyết định nghe theo những ý kiến tiêu cực của người khác hơn là chấp nhận thử sức mình.

Lẽ ra họ có thể được tạo cảm hứng mạnh mẽ hơn nếu biết tự khẳng định: “Tôi tin vào bản thân”.

Tôi cố gắng làm mọi điều có thể để giúp cầu thủ đội Orlando Magic tin rằng họ có thể trở thành những nhà vô địch ngay cả khi vị thế đội bóng và ý kiến của các phóng viên thể thao nói với họ điều ngược lại. Với đội bóng tên tuổi như Magic, chúng tôi phải trở thành tấm gương về một tập thể tràn đầy niềm tin. Vài năm về trước, khi đội bóng lần đầu tiên có mặt trong trận chung kết, tôi muốn cầu thủ của tôi phải tin rằng họ có thể đạt được danh hiệu vô địch. Trước đây, đội Magic chưa lần nào đạt được chức vô địch, vì thế sẽ dễ hiểu nếu các tuyển thủ hoài nghi về khả năng chiến thắng. Có thể họ đang nghĩ danh hiệu vô địch sẽ thuộc về đội tuyển khác, chứ không thuộc về họ. Và trên tất cả, những tay nhà báo thể thao, những người được gọi là chuyên gia đang “nhồi” cho họ niềm tin rằng họ còn quá non kinh nghiệm.

Một tối nọ, tôi gọi họ vào phòng thay đồ và bảo họ đừng để ý đến những lời bi quan, tiêu cực xung quanh. Tôi hỏi họ: “Tại sao không phải là chúng ta? Tại sao không phải là bây giờ?”. Sau này, câu nói này trở thành lời hô hào cổ vũ tinh thần trong những trận chiến quyết định của chúng tôi. Chúng tôi dán câu khẩu hiệu đó trong phòng thay đồ. Trên thực tế, tôi đã dán câu khẩu hiệu đó lên tường nhà mình và vẫn nhìn vào đó như một nguồn khơi dậy niềm cảm hứng. Đội Magic không đoạt cúp vô địch giải bóng rổ nhà nghề Mỹ (NBA) năm đó, nhưng tôi nghĩ mình đã giúp các cầu thủ tin vào bản thân nhiều hơn và cho họ biết tôi tin ở họ.

“Tại sao không phải là chúng ta? Tại sao không phải là bây giờ?”, câu khẩu hiệu mang

ý nghĩa ta nên tin tưởng mình có thể thành công; ta có thể chiến thắng, thành đạt, thành công với mục tiêu đề ra. Để được như vậy, ta phải bắt đầu ngay bây giờ, bởi nếu cứ do dự, ta sẽ không bao giờ làm được chuyện gì.

Con cái chính là đối tượng cần được nghe nhiều nhất câu nói “Ba/Mẹ tin ở con”. Việc

khuyên răn và chỉ bảo con cái gởi đi bức thông điệp rằng chúng ta tin tưởng chúng. Khi con mang bảng theo dõi kết quả học tập về nhà, vợ chồng tôi không bao giờ làm ầm ĩ lên vì điểm số thấp. Chúng tôi hỏi han con tại sao điểm số lại bị tụt như vậy và bàn xem làm cách nào để cải thiện kết quả học tập. Chúng tôi muốn các con hiểu chúng tôi luôn tin tưởng chúng có thể làm được tốt hơn và khích lệ chúng nỗ lực hết sức mình. Bằng hành động và lời nói, chúng tôi củng cố niềm tin ấy ở chúng, rằng: “Con có thể làm được. Ba mẹ tin ở con”.

Chúng tôi cố gắng tham dự tất cả những trò chơi, vở kịch và những buổi trình diễn khác ở trường của con. Bây giờ chúng tôi cũng làm như thế trong các sự kiện của cháu mình. Mọi người dưới sân khấu đều reo hò cổ vũ, nhưng sự cổ vũ của ông bà, cha mẹ sẽ có ý nghĩa đặc biệt với bọn trẻ hơn. Sự góp mặt của chúng ta ngầm bảo với bọn trẻ rằng chúng ta tin tưởng ở chúng. “Ba/Mẹ tin ở con” – dù được truyền đạt bằng hành động, thái độ, hay lời nói – sẽ thấm sâu vào cách giáo dục con cái của chúng sau này.

Tôi cũng đã áp dụng triết lý “Tôi tin ở bạn” với các thành viên đội bóng rổ Orlando Magic. Mặc dù họ là những vận động viên chuyên nghiệp có tài năng và thành công, nhưng họ vẫn là những chàng trai trẻ tuổi rất cần sự cổ vũ, động viên. Là người sở hữu đội bóng, tôi thường xuyên trò chuyện với các cầu thủ và cố gắng tham dự hầu hết các trận đấu. Chỉ với sự hiện diện của tôi cũng đã nói lên rằng: “Tôi tin ở các bạn”. Tôi động viên họ chơi hết mình mỗi ngày và trong mỗi trận đấu. Tôi luôn nhấn mạnh: “Chúng ta chỉ có một đêm để thể hiện mình trước một số khán giả”. Ở mỗi trận đấu, họ sẽ chơi cho những khán giả lần đầu đến xem và cũng có thể là lần đến xem duy nhất. Các khán giả hâm mộ luôn muốn xem màn trình diễn chất lượng cao và ngắm nhìn những cầu thủ bóng rổ xuất sắc.

Vì thế, chúng tôi muốn các cầu thủ của mình thi đấu hết khả năng trong mỗi trận suốt mùa giải – bởi rất có thể họ sẽ không có cơ hội thứ hai để thể hiện tài năng trước những khán giả chỉ đến một lần duy nhất xem cầu thủ yêu thích của mình chơi. Ý nghĩ đó thường xuyên xuất hiện trong đầu chúng tôi mỗi ngày. Chỉ có một cơ hội để lại ấn tượng tích cực và cho khán giả biết họ quan trọng như thế nào. Nếu bỏ lỡ cơ hội đó, sẽ không còn cơ hội nào nữa.

Tôi muốn các cầu thủ biết tôi quan tâm và tin tưởng họ nhiều thế nào. Vợ tôi thường mời các cầu thủ đội Magic, ban huấn luyện và các nhân viên đến nhà chúng tôi chơi. Một vài người con và cháu của tôi cũng tham dự. Việc tiếp đãi họ tại nhà riêng cùng với gia đình chúng tôi thể hiện rằng chúng tôi tin tưởng, quan tâm đến họ và xem họ như người trong nhà.

Các cổ động viên ngưỡng mộ những cầu thủ giải bóng rổ nhà nghề NBA vì tài năng của họ thể hiện trên sân, vì mức lương hàng triệu đô-la và vì họ được xuất hiện trên các phương tiện truyền thông quốc gia. Nhưng những cầu thủ này cũng chỉ là những chàng trai trẻ, một số vừa mới qua tuổi hai mươi. Trong số đó, một vài người đột nhiên trở thành triệu phú ở độ tuổi còn rất trẻ. Vì vậy tôi giúp họ thấy tầm quan trọng của việc đầu tư và tiết kiệm tiền cho tương lai bởi vì sự nghiệp bóng rổ ở giải NBA là khá ngắn. Tôi tìm cách chia sẻ với họ tầm quan trọng của tư cách đạo đức. Họ bỏ ra không biết bao nhiêu thời gian trên sàn tập để hoàn thiện các kỹ năng, nhưng rốt cuộc lại “quẳng” chúng đi bằng những hành vi thiếu suy nghĩ. Tôi khuyên họ tránh xa những người không đứng đắn, những nơi không thích hợp và trở về nhà trước lúc nửa đêm. Lời khuyên đó luôn được đáp trả bằng nụ cười nhạo, song tôi vẫn kiên nhẫn giúp họ hiểu ra.

Người có khả năng sáng tạo và xây dựng là người biết tin tưởng vào bản thân, tuy nhiên họ cũng cần được khích lệ để thổi bùng lên ngọn lửa nhiệt huyết và đam mê, nhất là khi họ phải đối mặt với những người luôn nghi ngờ, phản bác người khác. Hoạt động thiện nguyện thông qua quỹ từ thiện của Helen và tôi là một biểu hiện khác của thái độ “Tôi tin ở bạn”. Khi có được sự hậu thuẫn của một người giỏi giang đáng tin cậy, thì giá trị và ý nghĩa của dự án hoặc tổ chức ấy gia tăng lên hẳn.

Hơn một thế kỷ trước, trường Rehoboth (Rehoboth Christian School), ngôi trường dành cho hầu hết học trò là thổ dân châu Mỹ ở tiểu bang New Mexico, được thành lập. Tôn chỉ hoạt động của trường là giúp các em học sinh – nhiều em xuất thân từ những gia đình nghèo khó, thu nhập thấp – phát triển lòng tự tin, tin tưởng vào khả năng có được một cuộc sống tốt đẹp hơn; việc giáo dục không chỉ nâng cao tri thức mà còn làm giàu đời sống tình cảm và tinh thần của các em. Helen và tôi đã có được diễm phúc giúp đỡ cho chương trình từ thiện này trong nhiều năm. Chúng tôi được vinh dự tham dự buổi lễ trao tặng trung tâm thể dục thể thao mới ở Rehoboth, một công trình mà chúng tôi và nhiều nhà tài trợ khác cùng chung tay xây dựng. Với sự góp mặt của mình, chúng tôi may mắn có được cơ hội cho các em học sinh ấy biết chúng tôi tin ở các em và chứng minh với các giáo viên và nhân viên rằng chúng tôi tin vào sự nghiệp “trồng người” của họ.

“Tôi tin ở bạn” cũng có thể giúp xây dựng nên một cộng đồng tốt đẹp. Tôi luôn cố gắng truyền cảm hứng cho những thành viên trong cộng đồng mình để họ gặt hái thành công bằng việc bảo đảm với họ: “Tôi tin ở bạn”. Thành phố Grand Rapids đã được tái thiết từ bốn mươi năm qua. Thành phố gần như bị lãng quên trong quá khứ nay đang phát triển lớn mạnh với rất nhiều tòa nhà cao tầng đua nhau mọc lên. Bất cứ khi nào tôi được đề nghị phát biểu, tại buổi lễ hiến tặng công trình phúc lợi hoặc tại

buổi gây quỹ từ thiện, tôi đều cố truyền đạt bức thông điệp “Tôi tin ở bạn” đến cộng đồng. Tôi hy vọng mình có thể khơi nguồn động lực giúp họ tin tưởng rằng họ có thể là người thành đạt, rằng họ có một cộng đồng tuyệt vời và sống trong một bang thuộc một quốc gia lớn mạnh. Tôi muốn mỗi người đều tin cá nhân mình có thể đóng góp cho sự lớn mạnh của đất nước và mọi người đều giữ vai trò hết sức quan trọng.

Tôi khám phá ra rằng ngay cả tổng thống Mỹ cũng tìm thấy sự động viên khi biết mọi người đặt niềm tin vào mình. Khi Gerald Ford còn giữ cương vị tổng thống, mỗi khi đến thủ đô Washington, tôi đều gọi đến Nhà Trắng để được gặp ông nếu ông có chút thời gian trò chuyện. Người thư ký sắp xếp lịch hẹn cho Tổng thống luôn nói với tôi một cách khích lệ: “Tổng thống muốn gặp ông. Ông ấy cần nói chuyện với một người đồng hương nào đó và không phải người đang tìm sự giúp đỡ”. Là Tổng thống, Gerald Ford biết mình có trách nhiệm ra những quyết định quan trọng ảnh hưởng đến hàng triệu người. Tôi làm điều mình có thể là ghé thăm ông để khẳng định với ông rằng tôi luôn ở đằng sau ủng hộ và tin tưởng ông, cũng như cho ông biết mọi người dân đều đồng tình với ông trong những vấn đề trọng đại.

Trong công việc hàng ngày, ta rất cần được cấp trên hay bạn đồng nghiệp ủng hộ, tin rằng ta có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ. Tập đoàn Amway tuyển dụng hàng ngàn nhân viên vào làm việc. Để thành công, họ cần làm việc trong bầu không khí tràn đầy sự tin tưởng lẫn nhau và tin tưởng vào tài năng của bản thân. Gần đây, chúng tôi tổ chức một cuộc họp dành cho nhân viên và một trong số những người phát biểu ý kiến là giám đốc mới phụ trách bộ phận thực phẩm – đồ uống. Anh chia sẻ trước các nhân viên về kinh nghiệm làm việc của mình và anh đã đạt được thành công trong nghề nghiệp như thế nào. Anh khởi nghiệp từ công việc cọ rửa chai lọ và xoong chảo, rồi không ngừng nỗ lực, tin vào chính mình để đạt được vị trí cao như hiện nay.

Tin tưởng vào những người đang ở trên đỉnh thành công thì rất dễ dàng. Tuy nhiên ta cũng nên đặt niềm tin vào những người đang cần sự giúp đỡ. Nhiều năm về trước, công ty Amway mua lại hãng Mutual Broadcasting System(8). Chúng tôi thuê Larry King(9) làm người dẫn chương trình phỏng vấn (talk show) đêm khuya. Lúc đó, Larry từng dẫn một chương trình địa phương ở bang Florida nhưng đã ba năm rồi anh không còn làm chương trình phát thanh nữa. Chúng tôi là những người đầu tiên đưa anh trở lại với công việc phát thanh. Lúc đó, người quản lý mạng lưới phát thanh của chúng tôi đã làm việc với Larry King ở Florida và bảo Larry thật sự là người dẫn chương trình tuyệt vời.

Người quản lý nói với chúng tôi: “Nếu ông sẵn sàng cho anh ta thử sức, thì tôi có một sáng kiến cho chương trình vào các buổi tối trên sóng phát thanh của chúng ta, bắt

đầu từ nửa đêm đến tận năm giờ sáng”. Thế là chúng tôi để Larry dẫn chương trình và mở các đường dây điện thoại nóng – một trong những chương trình đầu tiên thực hiện việc này. Thính giả gọi đến và Larry bắt đầu trò chuyện, phỏng vấn họ theo một phong cách mà sau này trở thành nét đặc trưng của anh.

Tôi cảm thấy vinh dự mỗi khi Larry mời tôi làm khách trong chương trình của anh. Dù đã đạt đến đỉnh thành công của sự nghiệp, nhưng anh vẫn ở lại với chúng tôi trong nhiều năm. Larry King là một con người tuyệt vời. Tôi cảm thấy hài lòng khi đã cho anh cơ hội thực hiện một chương trình phỏng vấn lớn trên sóng phát thanh và khi đã đặt niềm tin nơi anh.

Tin tưởng bản thân và người khác là yếu tố quyết định thành công của con người, điều mà chúng ta thấy thường xuyên đến nỗi cho rằng đó là chuyện hiển nhiên. Ví dụ như, nhìn cây cầu treo Mackinac Bridge năm mươi tuổi (hoàn thành năm 1957), dài hơn tám ngàn mét bắt qua eo hồ Michigan và hồ Huron, nối liền bán đảo phía bắc và phía nam tiểu bang Michigan, các nhà thiết kế ra nó phải tin vào ý tưởng của mình, những kỹ sư phải tin rằng cây cầu có thể chịu đựng được sức gió cực mạnh và trọng lượng lên đến hàng ngàn tấn của các phương tiện di chuyển trên cầu, các công nhân cũng phải tin rằng những khối bê tông mà họ đã đổ cùng những dây cáp mà họ đã căng một ngày nào đó sẽ thành hình giống như cây cầu trên bản vẽ.

Cho đến bây giờ, tôi vẫn ghi nhớ một điều tôi đã viết trong cuốn sách Tin Tưởng! vào năm 1975: “Tôi tin rằng một trong những lực lượng mạnh mẽ nhất trên thế giới là ý chí của những người biết tin vào bản thân, những người dám đặt ra mục tiêu cao, và theo đuổi điều họ muốn đạt được trong cuộc sống”. Vì thế, tôi tự giao cho mình nhiệm vụ truyền tới mọi người bức thông điệp cốt lõi “Tôi tin ở bạn” không chỉ qua cuốn sách Tin tưởng!, mà còn qua từng bài nói chuyện của tôi.

Jay và tôi phải vượt qua nhiều thử thách nhưng không có thử thách nào khiến chúng tôi từ bỏ lòng tin của mình. Nếu chúng tôi quá chú trọng những lời phản đối và cân nhắc các lý lẽ chống lại chúng tôi, chúng tôi sẽ không kinh doanh trong ngành hàng không, mở nhà hàng hay thành lập Amway. Hãy tưởng tượng tầm ảnh hưởng bạn tác động lên cuộc sống của những người được động viên “Tôi tin tưởng ở bạn” lớn đến thế nào. “Tôi tin ở bạn” không chỉ là lời khen ngợi, lời cảm ơn họ vì đã hoàn thành tốt công việc hoặc vì những thành công trong quá khứ, nó còn thể hiện niềm tin của bạn vào khả năng gặt hái thành công trong tương lai của họ.

Tôi thường xuyên nhắn nhủ với các nhà phân phối của Amway rằng sứ mệnh của họ là nâng đỡ những người khác và quy tắc đầu tiên là đặt niềm tin vào người khác. Hình

thức kinh doanh này và những nguyên tắc công việc được ra đời dựa trên niềm tin căn bản là mỗi người đều có giá trị của riêng mình. Trước đó, có ý kiến cho rằng: “Nhiều người không muốn làm việc; họ lười biếng, bàng quan; họ muốn sống dựa vào chương trình an sinh xã hội hoặc trợ cấp thất nghiệp”. Nhưng chúng tôi không đồng ý với điều đó và nêu rõ quan điểm của mình: “Mọi người đều đáng được coi trọng, họ mong muốn làm việc và có chí cầu tiến”. Suốt từ đó, tôi luôn nhấn mạnh quan điểm bạn sẽ gần như không thể xây dựng riêng cho mình một sự nghiệp kinh doanh nếu bạn cứ nghĩ mọi người chẳng có điểm gì tốt đẹp.

Khả năng tạo ra bầu không khí tin tưởng là một kỹ năng mà những nhà lãnh đạo ngày nay cần có. Như tôi đã trình bày, việc học cách sống lạc quan và nói những lời tích cực là điều đặc biệt quan trọng đối với các nhà lãnh đạo. Họ cần diễn đạt điều mình tin tưởng và truyền đạt niềm tin ấy đến những người sẽ tham gia cùng họ. Một số người bảo rằng tôi không bán sản phẩm tiêu dùng, mà tôi đang bán “con người bạn cho chính bạn”. Có lẽ bởi vì tôi đã chứng kiến rất nhiều người lựa chọn thái độ sống tự tin. Ban đầu, họ mang cảm giác không chắc chắn và hoài nghi bản thân, nhưng với mỗi “bước” thành công nhỏ, lòng tự tin của họ được gia tăng từng chút một. Cuối cùng, họ nhận ra khả năng tiềm ẩn của bản thân, điều mà bấy lâu nay họ không hề biết tới.

Ta sẽ không bao giờ nhận ra khả năng của mình nếu không chấp nhận thử sức. Vào năm 1987, một anh bạn chơi thuyền buồm đề nghị tôi giúp Câu lạc bộ Thuyền buồm New York (New York Yacht Club) giành lại chiếc cúp vô địch từ tay nước Úc. Amway cũng là một trong ba nhà tài trợ cho đội thuyền buồm, vì thế mà tôi cũng có phần trách nhiệm trong đó. Chúng tôi đã không chiến thắng, nhưng trong thất bại tôi vẫn giữ được tinh thần lạc quan. Khi được giới truyền thông hỏi về phản ứng của mình, tôi đã nói: “Nếu bạn không tham gia cuộc đua, bạn sẽ không bao giờ chiến thắng. Cuộc sống cũng vận hành theo cách như vậy. Mặc dù chúng tôi không giành được chiến thắng, nhưng chúng tôi đã tham dự và đã hoàn thành phần thi đấu của mình”.

Tôi cho mình cơ hội để thành công bằng việc không từ bỏ, bởi không ai có thể thành công mà không dốc sức nỗ lực trước đó. Tin vào bản thân không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với việc có tầm nhìn. Chúng tôi đã khởi sự công việc kinh doanh này dưới tầng hầm, chứ không bắt đầu với một nhà máy lớn. Chúng tôi cũng không biết cả cách bán hàng. Nhưng sau khi một số người bán được một ít sản phẩm và mở ra thêm cơ hội cho nhiều người, chúng tôi mới xây dựng được tòa nhà văn phòng với diện tích ba mươi mét nhân mười ba mét. Thật là một viễn cảnh ấn tượng! Nhưng ngay từ đầu chúng tôi đâu có nghĩ Amway sẽ trở thành một doanh nghiệp lớn!

Điểm mấu chốt ở đây là, hoặc là bạn thử sức, hoặc là than van. Cha tôi không bao giờ cho tôi nói từ “không thể”. Đối nghịch với “không thể” là “thử sức”. Tin vào bản thân, bạn có thể mường tượng ra hình ảnh về mẫu người mà bạn có khả năng trở thành. Rồi bạn dồn hết tâm sức để đạt được những mục tiêu mình đề ra. Khi đó, sự tự tin của bạn đủ sức để truyền cảm hứng cho người khác tin vào bản thân họ. “Tôi tin ở bạn” là câu nói có sức truyền cảm mạnh mẽ mà nhà lãnh đạo nên thể hiện với nhân viên, bậc phụ huynh nên nói với con cái; là nguồn cổ vũ tinh thần cho người bạn đang phải trải qua quãng thời gian khó khăn, v.v.

Với lòng tin tưởng, chúng ta có thể đưa cộng đồng và đất nước mình tiến lên theo chiều hướng tích cực. Ta cần tin vào công việc mình đang làm, hoặc tin vào viễn cảnh tương lai của công việc mới. Ta phải tin rằng đất nước có cả nguồn lực vô hạn để hiện thực hóa giấc mơ của mình, và việc còn lại ta cần làm là theo đuổi những mục tiêu mình đã đề ra.

Chú thích

(8) Mutual Broadcasting System là mạng lưới truyền thanh của Mỹ hoạt động từ năm 1934 đến 1999.

(9) Larry King là người dẫn chương trình nổi tiếng, một biểu tượng lớn của ngành công nghiệp truyền hình Mỹ. Trong suốt 25 năm (1985 – 2010), ông đều đặn xuất hiện vào mỗi tối trên kênh truyền hình CNN để thực hiện chương trình phỏng vấn đầy thú vị với các nhân vật nổi tiếng của nước Mỹ và thế giới.

Tôi cho mình cơ hội để thành công bằng việc không từ bỏ, bởi không ai có thể thành công mà không dốc sức nỗ lực trước đó.(…) Với lòng tin tưởng, chúng ta có thể đưa cộng đồng và đất nước mình tiến lên theo chiều hướng tích cực. Ta cần tin vào công việc mình đang làm, hoặc tin vào viễn cảnh tương lai của công việc mới. Ta phải tin rằng đất nước có cả nguồn lực vô hạn để hiện thực hóa giấc mơ của mình, và việc còn lại ta cần làm là theo đuổi những mục tiêu mình đã đề ra.

Lần nọ, tôi chiến thắng trong cuộc bán đấu giá từ thiện cuốn sách có chữ ký tặng của tác giả Norman Vincent Peale, tác phẩm The Power of Positive Living (Sức mạnh của Lối sống Tích cực). Cuốn sách nhắc tôi nhớ triết lý của ông đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến tôi như thế nào khi tôi mới bắt đầu sự nghiệp kinh doanh.

Tôi đặc biệt ấn tượng với chương thứ hai của quyển sách – “Người biết tin tưởng là người thành công” (Be A Believer = Be An Achiever). Chúng ta không thể đạt được mục tiêu cao nhất nếu không biết tin tưởng vào bản thân. Một trong những cách hiệu quả nhất để giúp người khác đạt được ước mơ là củng cố tinh thần họ bằng câu nói “Tôi tin ở bạn”.

Mọi người thường nói “Tôi tin ở bạn” với người thân và bạn bè mình. Nhưng ta không cần phải lúc nào cũng nói ra những lời như thế, mà hãy thể hiện bằng chính hành động của mình. Đôi khi việc ta có mặt tại một sự kiện nào đó, hay ủng hộ một mục tiêu nào đó cũng đã ngầm thể hiện “Tôi tin ở bạn”.

Tựa đề quyển sách đầu tay của tôi, được viết hơn ba mươi năm trước, chỉ đơn giản là Tin Tưởng! (Believe!). Cuốn sách trình bày một số điều mà tôi tin tưởng khi đó và tiếp tục tin tưởng cho đến tận hôm nay. Triết lý và thông điệp trong cuốn sách giống với những gì tôi trình bày trong những bài nói chuyện của tôi. Tôi muốn khích lệ mọi người tin vào bản thân và người khác. Tôi tin rằng mỗi người đều có nhân phẩm, cùng với lý do để tồn tại. Theo tôi, đó là chìa khóa giúp xây dựng xã hội tốt đẹp hơn, những “tế bào” gia đình đầm ấm, hạnh phúc, còn nhân viên thì đạt được những mục tiêu nghề nghiệp của họ. Vì thế tôi muốn làm bất cứ điều gì có thể để những người đó biết tôi tin tưởng ở họ và động viên họ tin vào bản thân, tiếp tục đạt được nhiều thành quả hơn.

Nhiều trụ sở của chúng tôi thật sự được xây dựng dựa trên sự tin tưởng. Chúng ta phải tin tưởng nhau như tin vào người bạn đời và các thành viên trong gia đình mình. Chúng ta cần tin rằng nhân viên của chúng ta và các nhà lãnh đạo Chính phủ đang

hành động vì lợi ích tốt nhất của chúng ta. Chúng ta phải tin tưởng vào bản thân cùng năng lực của mình để tự lo được cho chính bản thân và đạt được những mục tiêu đã đề ra.

Bên cạnh đó, ta nên cảnh giác trước những ảnh hưởng tiêu cực từ lời nói và hành động thiếu tin tưởng của người khác. Ai trong chúng ta cũng đều có xu hướng nghi ngờ bản thân. Xu hướng đó có thể được củng cố thêm bởi những người có xu hướng phản bác. Đối với nhiều người, danh sách các công việc được hoàn thành ngắn hơn nhiều so với những việc họ luyến tiếc bởi họ nghi ngờ thay vì tin tưởng vào bản thân, bởi họ quyết định nghe theo những ý kiến tiêu cực của người khác hơn là chấp nhận thử sức mình.

Lẽ ra họ có thể được tạo cảm hứng mạnh mẽ hơn nếu biết tự khẳng định: “Tôi tin vào bản thân”.

Tôi cố gắng làm mọi điều có thể để giúp cầu thủ đội Orlando Magic tin rằng họ có thể trở thành những nhà vô địch ngay cả khi vị thế đội bóng và ý kiến của các phóng viên thể thao nói với họ điều ngược lại. Với đội bóng tên tuổi như Magic, chúng tôi phải trở thành tấm gương về một tập thể tràn đầy niềm tin. Vài năm về trước, khi đội bóng lần đầu tiên có mặt trong trận chung kết, tôi muốn cầu thủ của tôi phải tin rằng họ có thể đạt được danh hiệu vô địch. Trước đây, đội Magic chưa lần nào đạt được chức vô địch, vì thế sẽ dễ hiểu nếu các tuyển thủ hoài nghi về khả năng chiến thắng. Có thể họ đang nghĩ danh hiệu vô địch sẽ thuộc về đội tuyển khác, chứ không thuộc về họ. Và trên tất cả, những tay nhà báo thể thao, những người được gọi là chuyên gia đang “nhồi” cho họ niềm tin rằng họ còn quá non kinh nghiệm.

Một tối nọ, tôi gọi họ vào phòng thay đồ và bảo họ đừng để ý đến những lời bi quan, tiêu cực xung quanh. Tôi hỏi họ: “Tại sao không phải là chúng ta? Tại sao không phải là bây giờ?”. Sau này, câu nói này trở thành lời hô hào cổ vũ tinh thần trong những trận chiến quyết định của chúng tôi. Chúng tôi dán câu khẩu hiệu đó trong phòng thay đồ. Trên thực tế, tôi đã dán câu khẩu hiệu đó lên tường nhà mình và vẫn nhìn vào đó như một nguồn khơi dậy niềm cảm hứng. Đội Magic không đoạt cúp vô địch giải bóng rổ nhà nghề Mỹ (NBA) năm đó, nhưng tôi nghĩ mình đã giúp các cầu thủ tin vào bản thân nhiều hơn và cho họ biết tôi tin ở họ.

“Tại sao không phải là chúng ta? Tại sao không phải là bây giờ?”, câu khẩu hiệu mang

ý nghĩa ta nên tin tưởng mình có thể thành công; ta có thể chiến thắng, thành đạt, thành công với mục tiêu đề ra. Để được như vậy, ta phải bắt đầu ngay bây giờ, bởi nếu cứ do dự, ta sẽ không bao giờ làm được chuyện gì.

Con cái chính là đối tượng cần được nghe nhiều nhất câu nói “Ba/Mẹ tin ở con”. Việc

khuyên răn và chỉ bảo con cái gởi đi bức thông điệp rằng chúng ta tin tưởng chúng. Khi con mang bảng theo dõi kết quả học tập về nhà, vợ chồng tôi không bao giờ làm ầm ĩ lên vì điểm số thấp. Chúng tôi hỏi han con tại sao điểm số lại bị tụt như vậy và bàn xem làm cách nào để cải thiện kết quả học tập. Chúng tôi muốn các con hiểu chúng tôi luôn tin tưởng chúng có thể làm được tốt hơn và khích lệ chúng nỗ lực hết sức mình. Bằng hành động và lời nói, chúng tôi củng cố niềm tin ấy ở chúng, rằng: “Con có thể làm được. Ba mẹ tin ở con”.

Chúng tôi cố gắng tham dự tất cả những trò chơi, vở kịch và những buổi trình diễn khác ở trường của con. Bây giờ chúng tôi cũng làm như thế trong các sự kiện của cháu mình. Mọi người dưới sân khấu đều reo hò cổ vũ, nhưng sự cổ vũ của ông bà, cha mẹ sẽ có ý nghĩa đặc biệt với bọn trẻ hơn. Sự góp mặt của chúng ta ngầm bảo với bọn trẻ rằng chúng ta tin tưởng ở chúng. “Ba/Mẹ tin ở con” – dù được truyền đạt bằng hành động, thái độ, hay lời nói – sẽ thấm sâu vào cách giáo dục con cái của chúng sau này.

Tôi cũng đã áp dụng triết lý “Tôi tin ở bạn” với các thành viên đội bóng rổ Orlando Magic. Mặc dù họ là những vận động viên chuyên nghiệp có tài năng và thành công, nhưng họ vẫn là những chàng trai trẻ tuổi rất cần sự cổ vũ, động viên. Là người sở hữu đội bóng, tôi thường xuyên trò chuyện với các cầu thủ và cố gắng tham dự hầu hết các trận đấu. Chỉ với sự hiện diện của tôi cũng đã nói lên rằng: “Tôi tin ở các bạn”. Tôi động viên họ chơi hết mình mỗi ngày và trong mỗi trận đấu. Tôi luôn nhấn mạnh: “Chúng ta chỉ có một đêm để thể hiện mình trước một số khán giả”. Ở mỗi trận đấu, họ sẽ chơi cho những khán giả lần đầu đến xem và cũng có thể là lần đến xem duy nhất. Các khán giả hâm mộ luôn muốn xem màn trình diễn chất lượng cao và ngắm nhìn những cầu thủ bóng rổ xuất sắc.

Vì thế, chúng tôi muốn các cầu thủ của mình thi đấu hết khả năng trong mỗi trận suốt mùa giải – bởi rất có thể họ sẽ không có cơ hội thứ hai để thể hiện tài năng trước những khán giả chỉ đến một lần duy nhất xem cầu thủ yêu thích của mình chơi. Ý nghĩ đó thường xuyên xuất hiện trong đầu chúng tôi mỗi ngày. Chỉ có một cơ hội để lại ấn tượng tích cực và cho khán giả biết họ quan trọng như thế nào. Nếu bỏ lỡ cơ hội đó, sẽ không còn cơ hội nào nữa.

Tôi muốn các cầu thủ biết tôi quan tâm và tin tưởng họ nhiều thế nào. Vợ tôi thường mời các cầu thủ đội Magic, ban huấn luyện và các nhân viên đến nhà chúng tôi chơi. Một vài người con và cháu của tôi cũng tham dự. Việc tiếp đãi họ tại nhà riêng cùng với gia đình chúng tôi thể hiện rằng chúng tôi tin tưởng, quan tâm đến họ và xem họ như người trong nhà.

Các cổ động viên ngưỡng mộ những cầu thủ giải bóng rổ nhà nghề NBA vì tài năng của họ thể hiện trên sân, vì mức lương hàng triệu đô-la và vì họ được xuất hiện trên các phương tiện truyền thông quốc gia. Nhưng những cầu thủ này cũng chỉ là những chàng trai trẻ, một số vừa mới qua tuổi hai mươi. Trong số đó, một vài người đột nhiên trở thành triệu phú ở độ tuổi còn rất trẻ. Vì vậy tôi giúp họ thấy tầm quan trọng của việc đầu tư và tiết kiệm tiền cho tương lai bởi vì sự nghiệp bóng rổ ở giải NBA là khá ngắn. Tôi tìm cách chia sẻ với họ tầm quan trọng của tư cách đạo đức. Họ bỏ ra không biết bao nhiêu thời gian trên sàn tập để hoàn thiện các kỹ năng, nhưng rốt cuộc lại “quẳng” chúng đi bằng những hành vi thiếu suy nghĩ. Tôi khuyên họ tránh xa những người không đứng đắn, những nơi không thích hợp và trở về nhà trước lúc nửa đêm. Lời khuyên đó luôn được đáp trả bằng nụ cười nhạo, song tôi vẫn kiên nhẫn giúp họ hiểu ra.

Người có khả năng sáng tạo và xây dựng là người biết tin tưởng vào bản thân, tuy nhiên họ cũng cần được khích lệ để thổi bùng lên ngọn lửa nhiệt huyết và đam mê, nhất là khi họ phải đối mặt với những người luôn nghi ngờ, phản bác người khác. Hoạt động thiện nguyện thông qua quỹ từ thiện của Helen và tôi là một biểu hiện khác của thái độ “Tôi tin ở bạn”. Khi có được sự hậu thuẫn của một người giỏi giang đáng tin cậy, thì giá trị và ý nghĩa của dự án hoặc tổ chức ấy gia tăng lên hẳn.

Hơn một thế kỷ trước, trường Rehoboth (Rehoboth Christian School), ngôi trường dành cho hầu hết học trò là thổ dân châu Mỹ ở tiểu bang New Mexico, được thành lập. Tôn chỉ hoạt động của trường là giúp các em học sinh – nhiều em xuất thân từ những gia đình nghèo khó, thu nhập thấp – phát triển lòng tự tin, tin tưởng vào khả năng có được một cuộc sống tốt đẹp hơn; việc giáo dục không chỉ nâng cao tri thức mà còn làm giàu đời sống tình cảm và tinh thần của các em. Helen và tôi đã có được diễm phúc giúp đỡ cho chương trình từ thiện này trong nhiều năm. Chúng tôi được vinh dự tham dự buổi lễ trao tặng trung tâm thể dục thể thao mới ở Rehoboth, một công trình mà chúng tôi và nhiều nhà tài trợ khác cùng chung tay xây dựng. Với sự góp mặt của mình, chúng tôi may mắn có được cơ hội cho các em học sinh ấy biết chúng tôi tin ở các em và chứng minh với các giáo viên và nhân viên rằng chúng tôi tin vào sự nghiệp “trồng người” của họ.

“Tôi tin ở bạn” cũng có thể giúp xây dựng nên một cộng đồng tốt đẹp. Tôi luôn cố gắng truyền cảm hứng cho những thành viên trong cộng đồng mình để họ gặt hái thành công bằng việc bảo đảm với họ: “Tôi tin ở bạn”. Thành phố Grand Rapids đã được tái thiết từ bốn mươi năm qua. Thành phố gần như bị lãng quên trong quá khứ nay đang phát triển lớn mạnh với rất nhiều tòa nhà cao tầng đua nhau mọc lên. Bất cứ khi nào tôi được đề nghị phát biểu, tại buổi lễ hiến tặng công trình phúc lợi hoặc tại

buổi gây quỹ từ thiện, tôi đều cố truyền đạt bức thông điệp “Tôi tin ở bạn” đến cộng đồng. Tôi hy vọng mình có thể khơi nguồn động lực giúp họ tin tưởng rằng họ có thể là người thành đạt, rằng họ có một cộng đồng tuyệt vời và sống trong một bang thuộc một quốc gia lớn mạnh. Tôi muốn mỗi người đều tin cá nhân mình có thể đóng góp cho sự lớn mạnh của đất nước và mọi người đều giữ vai trò hết sức quan trọng.

Tôi khám phá ra rằng ngay cả tổng thống Mỹ cũng tìm thấy sự động viên khi biết mọi người đặt niềm tin vào mình. Khi Gerald Ford còn giữ cương vị tổng thống, mỗi khi đến thủ đô Washington, tôi đều gọi đến Nhà Trắng để được gặp ông nếu ông có chút thời gian trò chuyện. Người thư ký sắp xếp lịch hẹn cho Tổng thống luôn nói với tôi một cách khích lệ: “Tổng thống muốn gặp ông. Ông ấy cần nói chuyện với một người đồng hương nào đó và không phải người đang tìm sự giúp đỡ”. Là Tổng thống, Gerald Ford biết mình có trách nhiệm ra những quyết định quan trọng ảnh hưởng đến hàng triệu người. Tôi làm điều mình có thể là ghé thăm ông để khẳng định với ông rằng tôi luôn ở đằng sau ủng hộ và tin tưởng ông, cũng như cho ông biết mọi người dân đều đồng tình với ông trong những vấn đề trọng đại.

Trong công việc hàng ngày, ta rất cần được cấp trên hay bạn đồng nghiệp ủng hộ, tin rằng ta có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ. Tập đoàn Amway tuyển dụng hàng ngàn nhân viên vào làm việc. Để thành công, họ cần làm việc trong bầu không khí tràn đầy sự tin tưởng lẫn nhau và tin tưởng vào tài năng của bản thân. Gần đây, chúng tôi tổ chức một cuộc họp dành cho nhân viên và một trong số những người phát biểu ý kiến là giám đốc mới phụ trách bộ phận thực phẩm – đồ uống. Anh chia sẻ trước các nhân viên về kinh nghiệm làm việc của mình và anh đã đạt được thành công trong nghề nghiệp như thế nào. Anh khởi nghiệp từ công việc cọ rửa chai lọ và xoong chảo, rồi không ngừng nỗ lực, tin vào chính mình để đạt được vị trí cao như hiện nay.

Tin tưởng vào những người đang ở trên đỉnh thành công thì rất dễ dàng. Tuy nhiên ta cũng nên đặt niềm tin vào những người đang cần sự giúp đỡ. Nhiều năm về trước, công ty Amway mua lại hãng Mutual Broadcasting System(8). Chúng tôi thuê Larry King(9) làm người dẫn chương trình phỏng vấn (talk show) đêm khuya. Lúc đó, Larry từng dẫn một chương trình địa phương ở bang Florida nhưng đã ba năm rồi anh không còn làm chương trình phát thanh nữa. Chúng tôi là những người đầu tiên đưa anh trở lại với công việc phát thanh. Lúc đó, người quản lý mạng lưới phát thanh của chúng tôi đã làm việc với Larry King ở Florida và bảo Larry thật sự là người dẫn chương trình tuyệt vời.

Người quản lý nói với chúng tôi: “Nếu ông sẵn sàng cho anh ta thử sức, thì tôi có một sáng kiến cho chương trình vào các buổi tối trên sóng phát thanh của chúng ta, bắt

đầu từ nửa đêm đến tận năm giờ sáng”. Thế là chúng tôi để Larry dẫn chương trình và mở các đường dây điện thoại nóng – một trong những chương trình đầu tiên thực hiện việc này. Thính giả gọi đến và Larry bắt đầu trò chuyện, phỏng vấn họ theo một phong cách mà sau này trở thành nét đặc trưng của anh.

Tôi cảm thấy vinh dự mỗi khi Larry mời tôi làm khách trong chương trình của anh. Dù đã đạt đến đỉnh thành công của sự nghiệp, nhưng anh vẫn ở lại với chúng tôi trong nhiều năm. Larry King là một con người tuyệt vời. Tôi cảm thấy hài lòng khi đã cho anh cơ hội thực hiện một chương trình phỏng vấn lớn trên sóng phát thanh và khi đã đặt niềm tin nơi anh.

Tin tưởng bản thân và người khác là yếu tố quyết định thành công của con người, điều mà chúng ta thấy thường xuyên đến nỗi cho rằng đó là chuyện hiển nhiên. Ví dụ như, nhìn cây cầu treo Mackinac Bridge năm mươi tuổi (hoàn thành năm 1957), dài hơn tám ngàn mét bắt qua eo hồ Michigan và hồ Huron, nối liền bán đảo phía bắc và phía nam tiểu bang Michigan, các nhà thiết kế ra nó phải tin vào ý tưởng của mình, những kỹ sư phải tin rằng cây cầu có thể chịu đựng được sức gió cực mạnh và trọng lượng lên đến hàng ngàn tấn của các phương tiện di chuyển trên cầu, các công nhân cũng phải tin rằng những khối bê tông mà họ đã đổ cùng những dây cáp mà họ đã căng một ngày nào đó sẽ thành hình giống như cây cầu trên bản vẽ.

Cho đến bây giờ, tôi vẫn ghi nhớ một điều tôi đã viết trong cuốn sách Tin Tưởng! vào năm 1975: “Tôi tin rằng một trong những lực lượng mạnh mẽ nhất trên thế giới là ý chí của những người biết tin vào bản thân, những người dám đặt ra mục tiêu cao, và theo đuổi điều họ muốn đạt được trong cuộc sống”. Vì thế, tôi tự giao cho mình nhiệm vụ truyền tới mọi người bức thông điệp cốt lõi “Tôi tin ở bạn” không chỉ qua cuốn sách Tin tưởng!, mà còn qua từng bài nói chuyện của tôi.

Jay và tôi phải vượt qua nhiều thử thách nhưng không có thử thách nào khiến chúng tôi từ bỏ lòng tin của mình. Nếu chúng tôi quá chú trọng những lời phản đối và cân nhắc các lý lẽ chống lại chúng tôi, chúng tôi sẽ không kinh doanh trong ngành hàng không, mở nhà hàng hay thành lập Amway. Hãy tưởng tượng tầm ảnh hưởng bạn tác động lên cuộc sống của những người được động viên “Tôi tin tưởng ở bạn” lớn đến thế nào. “Tôi tin ở bạn” không chỉ là lời khen ngợi, lời cảm ơn họ vì đã hoàn thành tốt công việc hoặc vì những thành công trong quá khứ, nó còn thể hiện niềm tin của bạn vào khả năng gặt hái thành công trong tương lai của họ.

Tôi thường xuyên nhắn nhủ với các nhà phân phối của Amway rằng sứ mệnh của họ là nâng đỡ những người khác và quy tắc đầu tiên là đặt niềm tin vào người khác. Hình

thức kinh doanh này và những nguyên tắc công việc được ra đời dựa trên niềm tin căn bản là mỗi người đều có giá trị của riêng mình. Trước đó, có ý kiến cho rằng: “Nhiều người không muốn làm việc; họ lười biếng, bàng quan; họ muốn sống dựa vào chương trình an sinh xã hội hoặc trợ cấp thất nghiệp”. Nhưng chúng tôi không đồng ý với điều đó và nêu rõ quan điểm của mình: “Mọi người đều đáng được coi trọng, họ mong muốn làm việc và có chí cầu tiến”. Suốt từ đó, tôi luôn nhấn mạnh quan điểm bạn sẽ gần như không thể xây dựng riêng cho mình một sự nghiệp kinh doanh nếu bạn cứ nghĩ mọi người chẳng có điểm gì tốt đẹp.

Khả năng tạo ra bầu không khí tin tưởng là một kỹ năng mà những nhà lãnh đạo ngày nay cần có. Như tôi đã trình bày, việc học cách sống lạc quan và nói những lời tích cực là điều đặc biệt quan trọng đối với các nhà lãnh đạo. Họ cần diễn đạt điều mình tin tưởng và truyền đạt niềm tin ấy đến những người sẽ tham gia cùng họ. Một số người bảo rằng tôi không bán sản phẩm tiêu dùng, mà tôi đang bán “con người bạn cho chính bạn”. Có lẽ bởi vì tôi đã chứng kiến rất nhiều người lựa chọn thái độ sống tự tin. Ban đầu, họ mang cảm giác không chắc chắn và hoài nghi bản thân, nhưng với mỗi “bước” thành công nhỏ, lòng tự tin của họ được gia tăng từng chút một. Cuối cùng, họ nhận ra khả năng tiềm ẩn của bản thân, điều mà bấy lâu nay họ không hề biết tới.

Ta sẽ không bao giờ nhận ra khả năng của mình nếu không chấp nhận thử sức. Vào năm 1987, một anh bạn chơi thuyền buồm đề nghị tôi giúp Câu lạc bộ Thuyền buồm New York (New York Yacht Club) giành lại chiếc cúp vô địch từ tay nước Úc. Amway cũng là một trong ba nhà tài trợ cho đội thuyền buồm, vì thế mà tôi cũng có phần trách nhiệm trong đó. Chúng tôi đã không chiến thắng, nhưng trong thất bại tôi vẫn giữ được tinh thần lạc quan. Khi được giới truyền thông hỏi về phản ứng của mình, tôi đã nói: “Nếu bạn không tham gia cuộc đua, bạn sẽ không bao giờ chiến thắng. Cuộc sống cũng vận hành theo cách như vậy. Mặc dù chúng tôi không giành được chiến thắng, nhưng chúng tôi đã tham dự và đã hoàn thành phần thi đấu của mình”.

Tôi cho mình cơ hội để thành công bằng việc không từ bỏ, bởi không ai có thể thành công mà không dốc sức nỗ lực trước đó. Tin vào bản thân không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với việc có tầm nhìn. Chúng tôi đã khởi sự công việc kinh doanh này dưới tầng hầm, chứ không bắt đầu với một nhà máy lớn. Chúng tôi cũng không biết cả cách bán hàng. Nhưng sau khi một số người bán được một ít sản phẩm và mở ra thêm cơ hội cho nhiều người, chúng tôi mới xây dựng được tòa nhà văn phòng với diện tích ba mươi mét nhân mười ba mét. Thật là một viễn cảnh ấn tượng! Nhưng ngay từ đầu chúng tôi đâu có nghĩ Amway sẽ trở thành một doanh nghiệp lớn!

Điểm mấu chốt ở đây là, hoặc là bạn thử sức, hoặc là than van. Cha tôi không bao giờ cho tôi nói từ “không thể”. Đối nghịch với “không thể” là “thử sức”. Tin vào bản thân, bạn có thể mường tượng ra hình ảnh về mẫu người mà bạn có khả năng trở thành. Rồi bạn dồn hết tâm sức để đạt được những mục tiêu mình đề ra. Khi đó, sự tự tin của bạn đủ sức để truyền cảm hứng cho người khác tin vào bản thân họ. “Tôi tin ở bạn” là câu nói có sức truyền cảm mạnh mẽ mà nhà lãnh đạo nên thể hiện với nhân viên, bậc phụ huynh nên nói với con cái; là nguồn cổ vũ tinh thần cho người bạn đang phải trải qua quãng thời gian khó khăn, v.v.

Với lòng tin tưởng, chúng ta có thể đưa cộng đồng và đất nước mình tiến lên theo chiều hướng tích cực. Ta cần tin vào công việc mình đang làm, hoặc tin vào viễn cảnh tương lai của công việc mới. Ta phải tin rằng đất nước có cả nguồn lực vô hạn để hiện thực hóa giấc mơ của mình, và việc còn lại ta cần làm là theo đuổi những mục tiêu mình đã đề ra.

Chú thích

(8) Mutual Broadcasting System là mạng lưới truyền thanh của Mỹ hoạt động từ năm 1934 đến 1999.

(9) Larry King là người dẫn chương trình nổi tiếng, một biểu tượng lớn của ngành công nghiệp truyền hình Mỹ. Trong suốt 25 năm (1985 – 2010), ông đều đặn xuất hiện vào mỗi tối trên kênh truyền hình CNN để thực hiện chương trình phỏng vấn đầy thú vị với các nhân vật nổi tiếng của nước Mỹ và thế giới.

Bình luận