Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Ai Rồi Cũng Chết!

Chương 1. Cái Tôi Độc Lập

Tác giả: Atul Gawande

Từ nhỏ đến lớn, tôi chẳng mấy khi phải chứng kiến người ta vật lộn với những khó khăn cũng như những bệnh tật nghiêm trọng do tuổi già gây ra. Ba mẹ tôi đều là bác sĩ, và cả hai đều là những người khỏe mạnh với lối sống điều độ. Họ là người nhập cư từ Ấn Độ, nuôi dưỡng hai anh em chúng tôi tại một làng đại học nhỏ ở Athens, Ohio, trong khi ông bà thì ở xa. Người già duy nhất mà tôi từng tiếp xúc là một người phụ nữ trong khu phố, người đã dạy tôi học đàn dương cầm hồi tôi còn là học sinh trung học. Về sau, bà ấy mắc bệnh và chuyển nhà đi nơi khác, và tôi cũng chẳng thắc mắc về việc bà ấy đi đầu cũng như chuyện gì đã xảy ra với bà. Tóm lại, khoảng thời gian đó tôi hoàn toàn không có ý niệm gì về sự trải nghiệm tuổi già của con người.

Ở trường đại học, tôi hẹn hò với một cô gái ở cùng khu ký túc xá tên Kathleen, và trong dịp lễ Giáng Sinh năm 1985, tôi có dịp được ghé thăm nhà cô ấy ở Alexandria, Virginia. Ở đó, tôi được gặp bà của Kathleen. Bà tên là Alice Hobson, khi đó đã bảy mươi bảy tuổi. Tôi đã rất ngạc nhiên trước tinh thần minh mẫn và sáng suốt của bà. Bà không cố gắng che giấu tuổi thật. Mái tóc bạc tự nhiên của bà được chải thật mượt mà và được kéo hẳn về một bên, giống kiểu đầu của nữ minh tinh Bette Davis. Đôi bàn tay bà lốm đốm vài vết đồi mồi, trong khi da dẻ bà đã hằn nếp nhăn. Bà mặc một chiếc áo kiểu đơn giản và gọn gàng kết hợp với váy dài, môi bà có thoa chút son, với tư thế để chân nghiêm nghị đủ khiến cho người đối diện nghiêng mình kính cẩn.

Thời gian sau dó, tôi có nhiều cơ hội được tìm hiểu và tiếp xúc với bà nhiều hơn – bởi lẽ Kathleen giờ đây chính là vợ tôi. Bà Alice lớn lên ở một thị trấn nổi tiếng với những cánh đồng hoa và nấm tuyệt đẹp ở Pennsylvania. Cha của bà là một nông dân trồng hoa, chủ nhân của những ngôi nhà kính đầy ắp hoa cắm chướng, cúc vạn thọ và các loại thược dược. Alice và những anh chị em của bà là những thành viên đầu tiên trong dòng họ được bước chân vào đại học. Trong những năm tháng học tập tại Đại học Delaware, Alice gặp gỡ chàng sinh viên khoa xây dựng dân dụng Richmond Hobson. Lúc đó đang là thời kỳ Đại Suy Thoái của nước Mỹ nên mất sáu năm sau khi ra trường, hai người họ mới có thể cưới nhau. Trong những năm đầu của cuộc hôn nhân, Alice và Richmond thường xuyên chuyển nhà do tính chất công việc của ông chồng. Họ có hai con trai là Jim, nhạc phụ của tôi, và Chuck. Rich trúng tuyển vào Tập đoàn Xây dựng Quân Đội, trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng và thi công cầu đường và đê đập. Mười năm sau, ông được đề bạt lên chức kỹ sư trưởng của cả tập đoàn và được làm việc ngay tại trụ sở chính ở Washington, DC cho đến tận bây giờ. Ông và bà Alice an cư ở Arlington. Họ mua ô-tô, thường xuyên rong ruổi với những chuyến du lịch đường dài và làm từ thiện. Sau một thời gian ngắn; họ chuyển đến sống trong một căn nhà mới to hơn, trong khi những đứa trẻ thông minh sáng dạ của họ ung dung vào đại học mà chẳng cần phải vay tiền chính phủ để đóng học phí.

Một ngày nọ, trên một chuyến đi công tác đến Seattle, Rich bất ngờ lên cơn đau tim. Ông có tiền sử bệnh viêm họng và phải thường xuyên uống thuốc nitroglycerin để làm dịu các cơn đau ngực bất thình lình, nhưng lúc đó đang là năm 1965 – thời kỳ mà y học gần như bất lực trước bệnh tim. Rich qua đời ở bệnh viện trước khi bà Alice kịp đến nhìn ông lần cuối. Khi ấy ông mới sáu mươi tuổi, còn bà Alice chỉ mới năm mươi sáu.

Nhờ tiền trợ cấp từ Tập đoàn Xây dựng Quân Đội, bà vẫn giữ được căn nhà của mình ở Arlington. Vào thời điểm tôi gặp Alice, bà đã sống một mình trong căn nhà đó trên đường Greencastle suốt hai mươi năm. Mặc dù bố mẹ vợ của tôi – Jim và Nan – cũng sống gần đó, nhưng bà Alice vẫn muốn tự mình chăm sóc bản thân. Bà tự đi cắt cỏ và sửa ống nước rất thành thạo. Bà thường xuyên đến phòng tập thể hình với cô bạn Polly. Bà có sở thích thêu thùa may vá, tự mình làm ra những bộ quần áo, khăn choàng cổ, và những chiếc vớ trang trí Giáng Sinh xanh đỏ cho tất cả mọi người trong gia đình, mỗi chiếc vớ lại được hoàn thiện một cách cẩn thận với hình ông già Noel mũi to rất đáng yêu và tên của mỗi người nhận trên đó. Bà là thành viên của một nhóm bạn thân có chung sở thích đặt vé cả năm để được thưởng thức các màn trình diễn chất lượng cao của Trung tâm Biểu diễn Nghệ thuật Kennedy. Bà lái xe Chevrolet Imbala động cơ V8; mỗi khi lái xe, bà lại lót thêm một chiếc gối đệm để ngồi lên nhằm đủ chiều cao nhìn qua kính xe. Bà thích quán xuyến việc nhà, thăm viếng người thân, lái xe chở bạn bè đi chơi, và đi phát bữa ăn miễn phí cho người nghèo.

Thời gian thấm thoắt thoi đưa, thật khó tưởng tượng bà ấy có thể sống thêm được bao nhiêu năm nữa trong cảnh đơn thân như thế. Bà có vóc người nhỏ bé chừng một thước rưỡi là cùng, và sẵn sàng nổi giận với bất kỳ ai dám chọc quê bà vì chiều cao khiêm tốn. Nhưng cứ mỗi năm trôi qua, người ta có thể nhìn thấy bà lại thấp bé và gầy yếu hơn. Hồi tôi làm đám cưới với cô cháu gái Kathleen của bà, bà Alice tươi cười rạng rỡ, đến gần tôi và bảo rằng lễ cưới của chúng tôi khiến bà cảm thấy rất hạnh phúc, nhưng chứng viêm khớp quái ác đã khiến tôi không thể mời bà nhảy một điệu nhảy theo đúng truyền thống để mừng ngày vui của hai gia đình. Và đến giờ, bà vẫn sống một mình trong căn nhà quen thuộc, tự mình chăm sóc bản thân.

Hồi cha tôi đến gặp bà, chính ông cũng kinh ngạc khi biết bà sống một mình, ông là một bác sĩ chuyên về tiết niệu đã quá quen thuộc với việc điều trị cho các cụ ông cụ bà, nên chuyện một phụ nữ lớn tuổi sống một mình như Alice khiến ông rất quan tâm. Theo quan điểm của cha tôi, trừ những trường hợp thực sự đặc biệt hay ngoại lệ, người cao tuổi không nên sống một mình, họ luôn cẩn được chăm sóc. Là một người gốc Ấn Độ, ông cho rằng con cháu phải có nghĩa vụ chăm sóc ông bà, ở bên cạnh họ và trông nom họ đến tùng miếng ăn giấc ngủ. Kể từ khi định cư ở thành phố New York và tham gia các khóa huấn luyện dành cho người nhập cư, cha tôi dần dần thích nghi và đồng hóa bản thân với văn hóa Mỹ trong từng lời ăn tiếng nói và hành động. Ồng bắt đầu quen với việc hẹn hò và từ bỏ thói quen ăn chay. Ông có một cô bạn gái là bác sĩ nhi khoa; cô cũng là người gốc Ấn, nhưng lại đến từ một vùng khác không sử dụng cùng một ngôn ngữ địa phương giống bố tôi. Thay vì kết hôn kiểu “cha mẹ đặt đâu, con ngồi đấy” theo đúng tập tục truyền thống của người Ấn Độ, bố tôi lại tự mình quyết định chuyện hôn sự và kết hôn với mẹ tôi, khiến cho cả gia đình vướng vào tai tiếng, ông là một là vận động viên tennis không chuyên đầy nhiệt huyết, là chủ tịch của tổ chức từ thiện Rotary Club ở địa phương, và có khiếu kể chuyện mặn. Một trong những khoảnh khắc hãnh diện nhất đời ông diễn ra vào ngày 4 tháng Bảy năm 1976 – ngày kỷ niệm Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ tròn hai trăm tuổi, khi ông được tuyên bố trở thành công dân hợp pháp của nước Mỹ trên một sân khấu lớn trước sự reo hò của hàng trăm người trong khuôn khổ Hội chợ Quận Athens; buổi tuyên bố được bố trí giữa lễ hội đấu giá lợn thiến và một màn đua xe đụng kịch tính. Cha tôi đã thích nghi với mọi ngóc ngách của văn hóa Mỹ, trừ một điều duy nhất: Người Mỹ không có khái niệm chăm sóc cha mẹ già như ở quê hương ông; thay vào đó, họ bỏ mặc các cụ sống neo đơn hoặc gửi vào những nhà dưỡng lão không tên, để các cụ sống những ngày cuối đời còn lại bên các bác sĩ, y tá và những người dưng không nhớ tên mình. Đó là một sự khác biệt văn hóa mà cha tôi không thể chấp nhận được so với cái thế giới nơi ông đã được sinh ra và lớn lên.

* * *

Ông nội của tôi trải nghiệm một cuộc sống tuổi già truyền thống và bình dị, chí ít là dưới góc độ của người tây phương. Ông Sitaram Gawande là một nông dân sống trong một ngôi làng tên là Uri, nằm cách trung tâm thành phố Mumbai hơn ba trăm dặm đường bộ, và là nơi mà tổ tiên của chúng tôi đã đổ bao mồ hôi nước mắt để gìn giữ từng tấc đất suốt hàng thế kỷ qua. Theo trí nhớ của tôi, tôi có dịp trở về quê cha đất tổ để thăm ông cùng cha mẹ và em gái khá gần với thời gian tôi gặp bà Alice; khi đó, ông tôi đã hơn một trăm tuổi. Ông chính là người già nhất trong số những người tôi từng gặp gỡ hoặc quen biết trong đời mình, ông chống gậy mà đi, khom lưng như một cây lúa mì bị uốn cong. Ông bị lãng tai đến mức mọi người phải hét thật to vào tai ông thông qua một ống cao su thì ông mới nghe thấy. Lúc ấy ông già yếu lắm, đến nỗi ngay cả việc ngồi xuống đứng lên cũng có khi phải cần người giúp. Nhưng ông vẫn là một quý ông đáng kính và có phong cách, với một chiếc khăn xếp được thắt chắc chắn trên đầu, ông mặc một chiếc áo len nâu được đan vừa khít với hoa văn hình thoi, đeo một cập kính dày cui kiểu Malcolm X[1]. Gia đình trông nom chăm sóc ông toàn thời gian, và ở độ tuổi vượt xa thất thập cổ lai hy, ông được tất cả mọi người xung quanh kính trọng. Ông giữ vị trí quan trọng trong gia đình, mọi việc trong nhà đều phải thông qua ý kiến của ông – từ chuyện cưới hỏi, phân chia tài sản và đất đai, cho đến các quyết định làm ăn. Mỗi khi đến bữa ăn, chúng tôi phải mời ông trước tiên. Mỗi khi người trẻ đến chơi nhà, họ phải cúi đầu chào ông và chạm vào bàn chân ông như một nghi thức quan trọng của người Ấn Độ.

Nếu ông nội tôi sống ở Mỹ, hẳn là giờ này ông đang phải an hưởng tuổi già trong viện dưỡng lão. Các nhân viên chăm sóc sức khỏe ở đó có một hệ thống phần loại người cao tuổi dựa trên những sinh hoạt mà họ còn tự mình xoay xở được. Nếu bạn không thể tự mình ăn uống, mặc quần áo, đi vệ sinh, tắm, chải đầu, ngồi dậy khỏi giường, đứng lên khỏi ghế, và đi bộ – bộ tám “Sinh hoạt căn bản hàng ngày” của con người, xem như bạn không có khả năng tự chăm sóc bản thân. Nếu bạn không thể đi mua sắm, không thể tự chuẩn bị đồ ăn thức uống cho mình, không thể dọn dẹp nhà cửa, giặt giũ, tự uống thuốc theo toa của bác sĩ, gọi điện thoại, du lịch một mình, và quản lý tài chính bản thân – bộ tám “Hoạt động độc lập hàng ngày” của con người, xem như bạn không có khả năng đảm bảo một cuộc sống an toàn cho bản thân mình.

Giờ đây, ông nội tôi chỉ có thể thực hiện được vài ba sinh hoạt cơ bản và một số ít hoạt động phức tạp hơn. Nhưng điều này chẳng hề chi ở Ấn Độ – nơi người già được chăm sóc và tôn kính. Ở đất nước này không có chuyện các thành viên trong gia đình xung đột vì gánh nặng nuôi ông bà, không có chuyện người ta tranh cãi nhau kịch liệt về việc nên làm gì với các cụ. Gia đình tôi có nghĩa vụ đảm bảo rằng ông tôi tiếp tục được tận hưởng một cuộc sống an nhàn bình yên đúng như ý nguyện của ông. ông nội tôi sống chung dưới một mái nhà với một người chú của tôi cùng gia đình của chú; chung quanh ông còn có một bầy con đàn cháu đống, nên ông chẳng phải lo thiếu người chăm sóc.

Vì những điều trên mà ông nội tôi có một cuộc sống ngoài sức tưởng tượng của nhiều cụ ông cụ bà sống trong các xã hội tiên tiến hiện đại như nước Mỹ. Chẳng hạn, kiểu sống đại gia đình cho phép ông tôi được tiếp tục sở hữu và quản lý nông trại, một bất động sản giá trị mà ông đã gây dựng từ hai bản tay trắng – thậm chí là tệ hơn thế. Chỉ sau một vụ mùa thất bát, ông cố của tôi mất trắng tài sản về tay một kẻ cho vay nặng lãi, chỉ giữ lại được hai mẩu đất cầm cố và hai chú bò gầy còm. Ông cố qua đời không lâu sau đó, để lại cho cậu con trai cả Sitaram những khoản nợ chồng chất. Khi đó, ông nội chỉ là một thanh niên mười tám tuổi vừa mới cưới vợ. Chàng trai trẻ Sitaram buộc phải lao động đầu tắt mặt tối trên hai mẩu ruộng còn lại của gia đình để nuôi vợ và mưu sinh cho bản thân mình. Kết hôn chưa được bao lâu, đôi vợ chồng trẻ đã phải làm quen với những bữa ăn chỉ có vài miếng bánh mì và muối. Mỗi ngày trôi qua, họ gần như chết đói. Nhưng ông nội không ngừng hy vọng, cầu nguyện và trung thành với chiếc cày của mình, và đến một ngày nọ, những lời khấn cầu chân thành của ông đã được đền đáp. Vụ mùa năm đó trúng đậm. Ông không chỉ trả hết được các khoản nợ, mà còn tạo lập cuộc sống ấm no cho cả gia đình. Chỉ trong vòng vài năm, từ hai mẫu ruộng khiêm tốn ban đầu, ông tôi chí thú lao động và mở rộng ruộng đất nhà mình lên đến diện tích hơn hai trăm mẫu. Ông nhanh chóng trở thành một trong những điền chủ kiêm người cho vay lãi giàu nhất làng. Ông có ba người vợ – đều đã qua đời trước ông – và mười ba người con. Ông đề cao việc đi học, sự chăm chỉ, lối sống thanh đạm, sự tự chủ, tinh thần nói là làm, và nghiêm khắc dạy dỗ con cháu phải làm theo những nguyên tắc đó. Trong suốt cuộc đời mình, mỗi ngày ông luôn dậy sớm trước cả khi mặt trời mọc, và đến tối, ông chỉ đi ngủ sau khi đã cưỡi ngựa khắp trang trại để kiểm tra kỹ lưỡng từng mẫu ruộng. Đến tận bây giờ, ông vẫn duy trì thói quen này dù đã hơn trăm tuổi. Các ông chú của tôi cứ lo ông nội bị ngã – bởi ông đã già yếu và không còn nhanh nhẹn như trước – nhưng đành chịu, bởi họ biết thói quen đó quan trọng với ông tôi thế nào. Do vậy mà các chú mua cho ông nội một chú ngựa nhỏ hơn và luôn cho người hộ tống mỗi khi ông cưỡi ngựa ra trang trại. Ông vẫn trung thành nghiêm ngặt với lối sống đó cho đến tận ngày qua đời.

Đối với người tây phương hiện đại, cách sống của ông tôi hẳn là chuyện không tưởng, thậm chí lố bịch. Nếu ông tôi sống ở phương Tây, các bác sĩ hẳn là sẽ khuyên ông từ bỏ ngay thói quen đó vì nó nguy hiểm đến tính mạng. Nếu ông tôi ngoan cố không làm theo để rồi ngã ngựa và nhập viện với một bên hông bị chấn thương chẳng hạn, bệnh viện sẽ không cho ông về nhà. Họ sẽ buộc ông vào viện dưỡng lão. Ấy vậy mà ở cái thế giới chân quê của ông tôi, ông có quyền chọn cách sống cho mình, sống cuộc sống mà mình muốn, và gia đình có vai trò giúp ông hoàn thành ý nguyện đó.

Ông nội tôi cuối cùng cũng qua đời ở độ tuổi gần một trăm mười, sau một cú ngã trên xe buýt khiến ông bị chấn thương đầu. Lúc đó, ông đang bắt xe đi đến trụ sở tòa án ở thị trấn bên cạnh nhằm giải quyết một công việc mà mọi người cho là điên rồ, nhưng nó lại rất quan trọng với ông. Trong lúc ông nội đang xuống xe, chiếc xe buýt bất ngờ di chuyển khiến ông ngã, mặc dù lúc đó có người thân trong gia đình đi cùng ông. Cú ngã khiến đầu của ông bị va đập mạnh gây tụ máu dưới màng cứng, dẫn đến tình trạng xuất huyết trong sọ não. Thay vì đưa ông đi bệnh viện, chú tôi mang ông về nhà, và ông trút hơi thở cuối cùng chỉ sau đó vài ngày. Suốt cả đời mình, ông tôi được sống cuộc sống như mong muốn, và gia đình vẫn luôn sát cánh cùng ông cho đến tận ngày ông lìa xa cõi trần.

* * *

Nhìn lại toàn bộ lịch sử loài người vốn không thiếu sự xuất hiện của những cá nhân thọ trên trăm tuổi, ông Sitaram Gawande có thể xem là một trường hợp điển hình. Người già thường được chăm sóc chu đáo ở những nền văn hóa đề cao lối sống đại gia đình mà trong đó, các thành viên thuộc ba hoặc thậm chí bốn thế hệ sống cùng nhau dưới một mái nhà. Trong những xã hội trọng truyền thống, kể cả khi ở đó diễn ra hiện tượng gia đình hạt nhân dần dần thay thế mô hình đại gia đình (như đã xảy ra ở các nước Bắc Âu cách đây vài thế kỷ), người ta cũng không nỡ bỏ mặc người già tự chăm sóc bản thân và sống neo đơn. Người trẻ thường rời khỏi nhà ngay khi có đủ điều kiện và xây dựng gia đình nhỏ của riêng mình. Nhưng sẽ có một người con – thường là con gái út – ở lại nhà cha mẹ, nhất là khi cha mẹ đã già yếu; mà ví dụ điển hình nhất trong lịch sử chính là trường hợp của nữ thi sĩ Emily Dickinson[2] ở Amherst, Massachusetts vào giữa thế kỷ mười chín. Anh trai của bà rời khỏi nhà, kết hôn và có gia đình riêng, còn Emily và người em gái ở lại sống cùng cha mẹ cho đến ngày họ qua đời. Như lịch sử đã ghi nhận, cha của Emily thọ bảy mươi mốt tuổi; khi đó, Emily đã ngoài bốn mươi và mẹ bà vẫn còn sống. Hai chị em bà dành trọn cả phẩn đời còn lại để chăm sóc cha mẹ già cho đến hơi thở cuối cùng.

Dù là gia đình nhà Dickinson ở trời tây hay cuộc đời của ông Sitaram Gawande ở Ấn Độ, cả hai trường hợp đều xuất hiện trong những hệ thống giá trị có chung ưu điểm là giải quyết được vấn để chăm sóc người già trong gia đình. Ở đó, người ta không phải lo sốt vó việc đặt chỗ trước trong viện dưỡng lão hay đăng ký những suất ăn miễn phí cho người già neo đơn. Mọi người đều ngám hiểu rằng cha mẹ minh sẽ sống trong nhà mình đến suốt đời, rằng ít nhất một đúa con của họ sẽ phải thực hiện nghĩa vụ chăm sóc cha mẹ đến lúc đó. Trái lại, trong háu hết các xã hội đương thời, việc chăm sóc người cao tuổi – vốn dĩ được xem là trọng trách cao cả của tất cả mọi người bất chấp khoảng cách thế hệ trong một gia đình hay đại gia đình – càng lúc càng trở thành chuyện riêng của mỗi người: thân ai nấy lo, còn nếu già yếu quá thì tim đến bác sĩ hoặc các cơ sở, dịch vụ y tế. Cớ sao điểu này lại xảy ra? Chúng ta đã và đang làm gì, để mà những cuộc đời như Sitaram Gawande lại trở thành dĩ vãng, trong khi những người già cô đơn như Alice Hobson thì lại càng lúc càng đông?

Một câu trả lời nằm ở sự thay đổi của chính tuổi già. Thời xưa chẳng có mấy người sống thọ, do vậy mà vài cá nhân đạt đến độ tuổi thượng thọ được kính trọng và tôn thờ như những vị thánh sống, thần bảo hộ của những giá trị truyền thống, sự thông thái và lịch sử. Những người này thường duy trì địa vị hoặc giữ trọng trách chủ gia đình cho đến tận ngày qua đời. Trong nhiều xã hội truyền thống hoặc bảo thủ, người ta không chỉ kính nể và vâng lời người lớn tuổi, mà chúng ta còn có tục “sống lâu lên lão làng” – người cao tuổi thường được giao trọng trách chủ trì các nghi lễ linh thiêng hoặc quan trọng, hoặc thậm chí được ưu tiên nắm giữ quyền lực chính trị. Ở những nơi đó, người già được trọng vọng đến nỗi người ta thường có gắng tỏ ra già hơn tuổi thật – chứ không thích trẻ đẹp như xu hướng ngày nay – mỗi khi động chạm đến vấn đề tuổi tác. Thói quen nói dối tuổi thật của mình trở thành “chuyện thường ngày ở huyện.” Những nhà nhân khẩu học gọi hiện tượng này là “khai gian tuổi,” đến nỗi họ phải phát minh ra những phương pháp làm việc và phép tính phúc tạp nhằm nán lại các thông số vé độ tuổi dân chúng cho chính xác hơn trong các cuộc điều tra dân số, khi mà số lượng những câu trả lời không đúng sự thật có thể nhiều đến mức làm sai lệch toàn bộ kết quả khảo sát. Những nhà nghiên cứu này cũng nhận thấy một điều thú vị, là vào thế kỷ mười tám ở Hoa Kỳ cũng như Châu Âu, ngay cả chủ đề nói dối của chúng ta cũng khác. Trong khi ngày nay người ta có xu hướng thích trẻ hơn tuổi thật và thường “bớt xén” số tuổi của mình mỗi khi có ai hỏi, các cuộc điều tra dân số được thực hiện ở những thế kỳ trước cho thấy dân tình thích cộng thêm vài đơn vị vào tuổi thật của mình khi được hỏi. Thời đó, tuổi già là một phẩm chất mà người ta ngưỡng mộ và khao khát.

Nhưng ngày nay, sống thọ không còn là chuyện hiếm của con người. Năm 1790, số người có độ tuổi từ sáu mươi lăm trở lên chiếm chưa đầy hai phần trăm dân số; ngày nay, tỉ lệ này đã tăng lên thành 14 phần trăm. Ở các nước Đức, Ý và Nhật Bản, tỉ lệ đó thậm chí vượt trên 20 phần trăm. Trung Quốc là quốc gia đầu tiên trên thế giới có số lượng người già vượt quá 100 triệu người.

Ngay cả quan niệm cho rằng người già nắm giữ trí tuệ và sự thông thái cũng càng lúc càng mờ nhạt do sự phát triển của công nghệ với tốc độ như vũ bão – không chỉ những công nghệ liên quan đến vật chất và cơ khí, mà nó còn vươn đến cả thế giới Internet và thậm chí hơn thế nữa. Công nghệ mới giúp tạo thêm nhiều nghề nghiệp, công việc mới và yêu cầu trình độ chuyên môn cao, và điều này góp phần làm cho lực lượng lao động mặt dày mày dạn và có nhiều năm kinh nghiệm không còn được xem trọng như trước. Ngày xưa, mỗi khi muốn tìm hiểu về thế giới và tự nhiên, chúng ta không còn cách nào khác ngoài việc tìm đến những bậc trưởng bối lão làng để có cơ may được giải đáp. Còn ngày nay, chúng ta có thể nắm bắt tri thức của cả thế giới trong tay chỉ bằng cách ngồi một chỗ gõ Google, còn nếu chúng ta gặp khó khăn trong việc sử dụng công nghệ, cứ hỏi đám thanh thiếu niên là xong.

Nhưng có lẽ đây mới là vấn đề quan trọng nhất mà chúng ta cần bàn luận: Chính sự phổ biến của tuổi già đã khơi nguồn cho sự biến đổi mạnh mẽ trong mối quan hệ giữa người già với người trẻ. Theo truyền thống, cha mẹ sống khỏe là nguồn cội của mọi sự ổn định và an toàn, họ chia sẻ cho thế hệ sau những lời khuyên quý giá và bảo bọc về mặt kinh tế cho những gia đình nhỏ của con cái. Và cũng bởi các điền chủ, địa chủ ngày xưa sở hữu và nắm giữ tài sản của mình đến cuối đời, người con nào chịu khó hy sinh cuộc sống cá nhân mình để chăm lo cho cha mẹ sẽ được ưu tiên thừa kế toàn bộ nhà cửa vườn tược, hoặc ít nhất sẽ được chia tài sản nhiều hơn những anh chị em chuyển ra ngoài ở riêng. Nhưng nếu cha mẹ sống quá thọ, căng thẳng và xung đột bắt đầu xuất hiện. Khi đó, đối với phần lớn người trẻ, mô hình gia đình truyền thống không còn là nguồn cội của sự an toàn ổn định nữa, mà trở thành cuộc chiến tranh giành quyền lực và quyền kiểm soát đối với tài sản, tiền bạc, và kể cả những quyết định cơ bản nhất về việc họ nên sống như thế nào.

Quả thật, mâu thuẫn giữa các thế hệ luôn là một phần không thể thiếu trong cái đại gia đình truyền thống của ông Sitaram. Bạn cứ thử tưởng tượng xem những người chú của tôi cảm thấy như thế nào khi cha mình vẫn còn sống khỏe ở tuổi một trăm, trong khi bản thân họ đã bước qua ngưỡng cửa tuổi già sức yếu mà vẫn còn phải mòn mỏi chờ thừa kế cũng như sự độc lập về kinh tế. Tôi từng nghe thấy hoặc chứng kiến nhiều cuộc xung đột cay đắng giữa cha mẹ và con cháu trong các gia đình thôn quê xoay quanh vấn đề tiền của và đất đai. ông tôi cũng không ngoại lệ khi trong những ngày cuối đời của mình, ông còn phải đối đầu với người con duy nhất ở cùng mình trong những cuộc tranh cãi gay gắt về vấn đề tài sản và chuyện làm ăn. Tôi không rõ nguyên nhân thực sự của cuộc xung đột: có thể chú tôi đã tự ý ra quyết định về một thương vụ làm ăn nào đó mà không xin phép ông; có lẽ ông tôi có việc phải đi ra ngoài nhưng không ai chịu đi cùng ông; cũng có thể ông tôi muốn nằm ngủ với cửa sổ mở toang, trong khi những người khác trong nhà muốn khép cửa vì sợ trúng gió. Chẳng cần biết nguyên nhân thực sự xuất phát từ đâu, chỉ biết rằng mâu thuẫn giữa họ không ngừng chất chồng (tùy vào việc ai là người kể lại sự vụ) những khi ông Sitaram hờn dỗi tông cửa ra khỏi nhà ngay giữa đêm khuya khoắt hoặc thậm chí bị nhốt ở ngoài do khóa trái cửa. Thế là ông nội đi bộ mấy dặm đến ở nhờ nhà bà con và không chịu về nhà suốt hai tháng trời.

Sự phát triển kinh tế toàn cầu cũng đã và đang tạo ra nhiều sự biến đổi mạnh mẽ về những cơ hội mới cho người trẻ. Sự thịnh vượng của nền kinh tế ngày nay phụ thuộc vào những cá nhân dám bứt phá khỏi xiểng xích gia đình để đi con đường riêng của mình – để tìm thấy công việc ở bất kỳ nơi đâu, làm những gì mình muốn và cưới người mình yêu. Mà ví dụ rõ nhất chính là con đường đi của cha tôi, rời làng quê nghèo Uti đến Athens, Ohio nước Mỹ. Lần đầu tiên ông sống xa quê là hồi lên thành phố học đại học ở Nagpur để rồi sau đó, ông tìm thấy nhiều cơ hội phát triển sự nghiệp ở nước Mỹ xa xôi. Đến khi cha tôi thành đạt, ông gửi nhiều tiền hơn về cho gia đình, giúp ông tôi và các chú xây nhà mới, xây dựng các đường ống dẫn nước sạch và đường dây điện thoại cho làng, và thiết lập hệ thống tưới tiêu hiện đại giúp duy trì vụ mùa tươi tốt bất kể nắng mưa. Cha tôi còn tài trợ cho việc xây dựng một ngôi trường mới mang tên mẹ mình trong làng. Nhưng tất cả những sự đóng góp đó không thể chối bỏ sự thật, là cha đã chính thức rời khỏi gia đình, và sẽ không quay trở lại nữa.

* * *

Điều tuyệt vời ở đây chính là theo thời gian, ngày càng có nhiều bậc phụ mẫu không còn cảm thấy khó chịu hay luyến tiếc khi con cái tự ý quyết định hoặc ra riêng. Các nhà sử học khám phá ra rằng người cao tuổi trong thời đại công nghiệp hóa không gặp nhiều khó khăn về kinh tế mà cũng chẳng buồn bã khi bị con cái bỏ mặc. Thay vào đó, trong những nền kinh tế đang phát triển, lề thói sở hữu và truyền lại tài sản của con người cũng thay đổi theo. Trước tình trạng con cái rời khỏi nhà để tìm kiếm cơ hội bên ngoài, các bậc cha mẹ nhận ra rằng họ có thể tự mình kiếm thu nhập bằng cách cho thuê nhà hoặc bán đất thay vì cố thủ trong nhà mình đến suốt đời. Nhờ hệ thống trợ cấp xã hội và những khoản thu nhập mới đó, ngày càng có nhiều người cao tuổi có khả năng tự mình tích lũy tài sản và nhà cửa, cho phép bản thân đảm bảo kinh tế cho cuộc sống về già mà không cần phải đi làm kiếm tiền cực khổ cho đến khi không còn sức để làm, thậm chí cho đến tận lúc qua đời. Khái niệm “vé hưu” càng lúc càng phổ biến và được định hình rõ nét.

Tuổi thọ trung bình của con người – vẫn còn dưới mức năm mươi vào năm 1900 – đã tăng lên thành sáu mươi vào những năm 1930 nhờ vào những thành tựu phát triển trong các lĩnh vực dinh dưỡng, điều kiện vệ sinh và chăm sóc sức khỏe. Kích cỡ gia đình không ngùng thu hẹp, từ trung bình bảy đứa trẻ trong một hộ gia đình giữa những năm 1800 giảm xuống chỉ còn ba kể từ sau năm 1900. Độ tuổi trung bình của người mẹ khi sinh ra đứa con út cũng giảm đáng kể, từ tuổi mãn kinh giảm xuống còn ba mươi, thậm chí trẻ hơn. Kết quả là ngày càng có nhiều bậc cha mẹ sống khỏe và chúng kiến con cái mình trưởng thành. Trong những năm đầu thế kỷ hai mươi, người mẹ thường rơi vào độ tuổi năm mươi – thay vì ngoài sáu mươi vào thế kỷ trước – khi con út của mình ngoài hai mươi. Các bậc cha mẹ ngày nay có thêm nhiều thời gian để tận hưởng cuộc sống – một thập kỷ hoặc hơn – trước khi con cái họ hoặc bản thân họ cần lo nghĩ về tuổi già.

Do vậy, các cụ chọn giải pháp tiếp tục sống tốt, cũng như con cái mình. Với những cơ hội mới được tạo ra, cả cha mẹ lẫn con cái đều nhìn nhận sự chia xa như một hành động giải phóng cả hai bên khỏi ràng buộc và xiểng xích. Với các bậc cha mẹ lớn tuổi có cuộc sống vững chãi về mặt tài chính mà sống xa con cái, điều mà họ lựa chọn được các nhà khoa học xã hội gọi là “sự thân mật có khoảng cách,” xa mặt nhưng không cách lòng. Trong khi nước Mỹ đầu thế kỷ hai mươi có 60 phần trăm người già trên sáu mươi lăm tuổi sống chung với con cái, tỉ lệ này đã nhanh chóng giảm xuống còn 25 phần trăm trong những năm I960, và đến năm 1975, nó chỉ còn chưa đầy 15 phần trăm. Việc con cái rời khỏi cha mẹ và ra riêng khi có đủ điểu kiện trở thành một hiện tượng toàn cầu. Chỉ có 10 phần trăm người già trên tám mươi tuổi sống cùng con cái dưới một mái nhà; phân nửa số cụ ông cụ bà ngoài tám mươi sống một mình, thậm chí đơn thân. Ngay cả Châu Á, nơi mà hành vi bỏ mặc cha mẹ già sống neo đơn từng bị xem là một nỗi nhục và đáng xấu hổ – giống như quan điểm của ông nội tôi – cũng không tránh khỏi xu hướng biến đổi toàn cầu đó. Thống kê dân số ở các quốc gia Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đều cho thấy sự gia tăng đáng kể tỉ lệ người già sống một mình.

Đây kỳ thực là dấu hiệu của một sự tiến bộ đột phá về mặt tư tưởng. Ngay cả người già cũng có quyền chủ động cũng như có nhiều sự lựa chọn hơn cho cuộc sống của mình. Del Webb, một chuyên gia bất động sản ở bang Arizona, đã có công phát minh và phổ biến cụm từ “cộng đồng hưu trí” vào năm 1960 khi ông thiết lập Sun City, một khu dân cư độc đáo ở Phoenix, bởi lẽ nó là cộng đồng dân cư đầu tiên được xây dựng dành riêng cho người về hưu. Đó là một ý tưởng dậy sóng gay gắt lúc bấy giờ, bởi phần lớn các nhà bất động sản thời đó vẫn còn bảo thủ với quan điểm rằng người cao tuổi cần được sống gần gũi với con cháu. Webb không đồng tình. Ông tin rằng chẳng có người nào gần đất xa trời lại muốn sống cuộc sống “mất tự do” như ông nội tôi, lúc nào cũng phải cần có gia đình “kè kè sau lưng.” ông dựng nên khu Sun City như một viễn cảnh thay thế mà ở đó người dân được tận hưởng điều mà ông gọi là “những năm tháng an nhàn nhất đời mình.” Nơi đó có sân golf, khu thương mại, trung tâm giải trí, cung cấp cho những cư dân hưu trí lớn tuổi của mình một môi trường sống sôi nổi và năng động, để họ luôn có thể tụ họp bạn bè gồm toàn những người giống mình, cùng nhau ăn uống vui vè và chia sẻ những khoảnh khắc tuyệt vời của cuộc sống. Tầm nhìn của Webb được công chúng đón nhận và nhân rộng trên toàn cầu, từ các nước Châu Âu, châu Mỹ cho đến cả khu vực Châu Á, các cộng đồng hưu trí mọc lên như nấm và không còn là một khái niệm lạ lẫm với người dân.

Còn vài những cụ ông cụ bà không có nhu cầu chuyển đến sống trong những cộng đồng đó – chẳng hạn như Alice Hobson – việc ở lại nhà mình là một lựa chọn khả thi và hợp lý, để họ có nhiều quyền tự chủ hơn cũng như được sống theo cách mình muốn. Đây thực sự là một điều đáng mừng. Chưa có thời đại nào mà người ta có thể hạnh phúc đến thế khi đã vào tuổi thất thập cổ lai hy. Khoảng cách quyền lực giữa các thế hệ được thỏa hiệp và không giống như cách chúng ta thường nghĩ. Sự chia sẻ quyền lực với con cái không hề khiến cho người lớn tuổi mất đi quyền kiểm soát hay vị thế quan trọng của mình. Sự hiện đại hóa không hề có tính chất hạ thấp giá trị của người cao tuổi như nhiều người thường tưởng tượng. Nó chỉ làm vơi đi phần nào giá trị của gia đình. Nó tạo cơ hội cho tất cả mọi người – cả người trẻ lẫn người già – được trải nghiệm cuộc sống tự do và tự chủ hơn, bao gồm cả sự độc lập do được giải phóng khỏi những ràng buộc và sự ban ơn qua lại từ những thành viên khác trong gia đình. Sự sùng kính đối với người cao tuổi không còn cao vời vợi như thời trước, chẳng phải vì nó bị thay thế bởi sự tôn sùng tuổi trẻ. Mà nó bị soán ngôi chính bởi sự trỗi dậy cái tôi độc lập của mỗi con người.

* * *

Còn một vấn đề lớn chưa lời đáp tồn tại dai dẳng trong lối sống mới này. Sự tôn sùng và theo đuổi chủ nghĩa tự do của chúng ta đang diễn ra bất chấp cả thực tế lẫn những quy luật tự nhiên bất biến của cuộc sống: Dù sớm dù muộn, sự độc lập hoàn toàn là chuyện không tưởng. Rồi sẽ đến lúc chúng ta bị quật ngã bởi bệnh tật và tuổi già sức yếu. Đó là một sự thật hiển nhiên như ánh sáng ban ngày. Một câu hỏi mới được đặt ra ở đây: Nếu chúng ta sống để được độc lập và tự do, thế thì chúng ta có thể làm gì khi không còn đủ sức duy trì sự tự do đó nữa?

Năm 1992, Alice tròn tám mươi tư tuổi. Khi đó sức khỏe của bà giảm sút trầm trọng. Bà phải trải qua nhiều cuộc phẫu thuật liên tiếp, từ lắp răng giả cho đến giải phẫu đục thủy tinh thể ở cả hai mắt. Chuyện là thế. Cũng may là bà chưa mắc phải bệnh gì nghiêm trọng đến mức nhập viện. Bà vẫn đều đặn đến phòng tập cùng cô bạn Polly, tự đi mua sắm cá nhân và một mình chăm sóc nhà cửa. Jim và Nan bày tỏ ý kiến sửa sang tầng hầm nhà mình thành một căn phòng riêng cho Alice để bà có thể chuyển đến sống cùng họ. Họ đề xuất bà nên sống cùng con cháu, vì như thế sẽ an toàn hơn cho sức khỏe của bà. Nhưng Alice quyết không nghe. Bà không có ý định từ bỏ cuộc sống độc lập.

Nhưng rồi mọi thứ cũng bắt đầu thay đổi. Trong một chuyến đi leo núi cùng gia đình, khi tất cả mọi người đã tụ họp đông đủ để thưởng thức bữa trưa, nhưng chờ mãi không thấy bà Alice đâu. Mọi người hoảng hốt đi tìm thì phát hiện bà đang ngồi trong buồng khác vì tưởng nhầm đó là buồng của gia đình mình và cũng chờ mãi chẳng thấy ai. Cả đời chúng tôi chưa bao giờ thấy bà Alice lẩn thẩn như thế. Trong những ngày kế tiếp, cả gia đình chúng tôi thay phiên nhau để mắt đến Alice để bà không đi lạc nữa, và rồi chuyến đi cũng kết thúc xuôi chèo mát mái. Chuyện ngày hôm đó cũng trôi dần vào quên lãng.

Nhưng sau đó, trong lần đến thăm Alice vào một buổi chiều nọ, Nan phát hiện trên người bà đầy rẫy các vết bầm dập xanh đỏ. Bà Alice đã bị ngã chăng?

“Không!” Alice đáp. Nói chuyện mãi một hồi sau, bà mới chịu thú nhận là mình vừa làm đổ nước lênh láng trên cầu thang xuống táng hầm. Bà nhấn mạnh rằng đó chỉ là một cú ngã nhẹ không đáng lo. Điều đó có thể xảy đến với bất kỳ ai. Bà bảo rằng bà sẽ cẩn thận hơn trong những lần sau.

Tuy nhiên, không lâu sau đó, Alice càng lúc càng té ngã nhiều hơn. Dù chưa đến mức gây xương, nhưng cả gia đình bắt đầu lo lắng cho bà. Thế là Jim quyết định làm điều mà mọi gia đình sẽ làm trong tình huống đó, ông dân bà đi gặp bác sĩ.

Vị bác sĩ thực hiện vài cuộc kiểm tra và xét nghiệm với Alice, ông phát hiện bà có dấu hiệu loãng xương và cần được bổ sung can-xi. Ông huyên thuyên dài dòng về chế độ uống thuốc hiện tại của bà và kê toa mới cho bà. Nhưng sự thật là ông ta đang lúng túng không biết nên làm thế nào trong tình huống đó. Vị bác sĩ đó đang đối mặt với một vấn đề không có giải pháp. Bà Alice đang hoang mang. Trí nhớ của bà mỗi lúc một sa sút. Vấn đề càng lúc càng trầm trọng hơn. Bà Alice không thể sống một mình được nữa. Nhưng ông bác sĩ chẳng biết phải trả lời hay đưa ra chỉ dẫn thế nào cho bà. Ông thậm chí không biết làm thế nào để miêu tả những nguy cơ có thể xảy ra với bệnh nhân của mình.

Bình luận