Cái gì một người có thể phát minh thì người khác có thể khám phá
– Sherlock Holmes
Tháng Mười Một năm 1994 Jeff Bezos, Shel Kaphan và Paul Barton-Davis lo sắp xếp trụ sở trong một gara cải tạo tại số 28, đường N. E. ở Bellevue và bắt đầu nhiệm vụ xây dựng Amazon.com.
Đó là khung cảnh quá khiêm tốn cho một công ty mà chỉ trong vòng vài năm đã trở thành nhà kinh doanh bán lẻ trên Internet lớn nhất thế giới. Căn phòng chỉ vừa đủ dài để chứa một chiếc xe hơi rưỡi, nhét nào máy tính, tủ đựng tài liệu, kệ sách và một cái bàn tròn rộng. Để rộng chỗ họ dời cái lò gỗ to đã từng đặt giữa gara. Mặc dù chỉ được ít ánh sáng tự nhiên chiếu qua các cửa sổ nhưng nó kể ra cũng sáng sủa nhờ ánh sáng halogen, nền nhà trải vải dầu trắng và những tấm bảng trắng. Trung tâm công nghệ của chiến dịch là hai máy tính SPARCstation chạy trên nền Sun Microsystems. Chúng cung cấp trình đồ họa cao cấp, quy trình xử lý mạnh và khả năng thực hiện nhiều nhiệm vụ cùng một lúc.
Cả ba người đều biết rõ các công ty khác đang bán sách trên mạng. (Thực ra theo hồ sơ của những người sở hữu Computer Literacy, Bezos đã đặt hàng quyển sách Làm thế nào để trở thành nhà tư vấn về máy tính từ trang Web clbooks.com của họ, có lẽ cũng chỉ đủ để thử nghiệm).
“Nhìn vào công ty như Books.com, chúng tôi biết ít nhất phải làm tốt như những người này,” – Barton-Davis nói. “Không có chuyện ‘Trời ơi! Chúng tôi phát minh điều tuyệt diệu chưa từng thấy này và nó sẽ thôn tính tất cả.’” Mặc dù không quá tự mãn về triển vọng, ba người nghĩ rằng những công ty bán sách trực tuyến khác không làm tốt lắm, và rằng “chúng ta có thể làm tốt hơn,” – Barton-Davis nhớ lại. Và nếu bộ ba Amazon có thể tạo ra kết quả đáp ứng tham vọng của họ, họ sẽ mạnh dạn tiếp tục “xây dựng cái gì đó lớn hơn.”
Mặc dù công việc lập trình công nghệ được Bezos, Kaphan, và Barton-Davis thực hiện, nhưng thành viên trọng điểm thứ tư trong cái gara đó chính là Mackenzie Bezos. “Chúng tôi sẽ không làm việc được nếu công ty thiếu Mackenzie. Vai trò của cô ấy vô cùng quan trọng,” – Barton-Davis nói. Là nhân viên chính thức của công ty, Mackenzie phải kiêm nhiệm mỗi thứ một ít. Gọi điện thoại, đặt và mua thiết bị, làm tất cả những việc lặt vặt cần làm gồm cả chân thư ký lẫn kế toán, một tập hợp các trách nhiệm chắc là không dành cho một tiểu thuyết gia. Nhiệm vụ kế toán nghĩa là chỉ làm bán thời gian, lại trở thành công việc toàn thời gian trong một năm rưỡi, cho đến mùa hè năm 1996, khi cuối cùng công ty cũng thuê được người có kinh nghiệm về lĩnh vực này. Mackenzie học tính năng phức tạp của phần mềm kế toán trên máy tính cá nhân Peachtree, một phần mềm có sẵn mà các doanh nghiệp nhỏ sử dụng để theo dõi doanh thu, chi tiêu. Trong những ngày đầu, tất cả mọi giao dịch tài chính tại Amazon.com đều qua tiền mặt, chỉ như cá nhân dùng tài khoản ngân hàng cá nhân. “Tất nhiên chúng tôi có hình thức trả bằng séc tại thời điểm thích hợp và tất cả mọi thứ diễn ra theo đúng hướng,” – Barton Davis nói.
Gina Meyers, người thay Mackenzie đảm nhiệm những công việc về kế toán vào năm 1996, làm việc gần với Mackenzie trong cùng một phòng mô tả “Mackenzie nhanh nhẹn năng động. Cô ấy rất siêng năng và tận tâm đúng nghĩa.” Một nhiệm vụ khác của Mackenzie là giúp Bezos “vững vàng” Meyers nói thêm.
Khi năm 1994 kết thúc và bắt đầu năm 1995, hầu hết thời gian và công sức dồn cho việc lập trình cơ sở hạ tầng cho công ty, bao gồm cả hình thức của trang Web, phát triển một giao diện hệ điều hành, thiết kế cơ sở dữ liệu sẽ lưu trữ tất cả những đơn đặt hàng, thông tin khách hàng…và tạo ra giao diện e-mail giao dịch với khách hàng.
Sau khi nghiên cứu những phần mềm đã có trên thị trường, Bezos quyết định anh và những lập trình viên sẽ phải sáng tạo ra cái của riêng họ. Bởi họ đang tạo ra mô hình bán lẻ trực tuyến mới mà (ít nhất là trong thời điểm bắt đầu) không có sự tồn kho, họ không thể sử dụng các phần mềm hiện hành vốn được thiết kế để cung cấp cho những mô hình đặt hàng qua thư truyền thống có những chức năng như quy trình đặt hàng, theo dõi đặt hàng, quản lý tồn kho. Những gói phần mềm về hậu cần có sẵn cho những công ty có chuẩn hoạt động là đặt hàng qua thư thông thường có hai tính năng: hàng trữ kho và đơn hàng trả về, trong khi Amazon.com có bảy chức năng: (1) chuyển hàng trong vòng 24 giờ ; (2) chuyển hàng trong vòng hai đến ba ngày ; (3) chuyển hàng trong vòng một đến hai tuần ; (4) chuyển hàng trong vòng bốn đến sáu tuần ; (5) chưa xuất bản, sẽ chuyển khi có hàng ; (6) hết hàng ; (7) không in nữa, sẽ chuyển hàng trong một đến ba tháng nếu có. Bezos dự đoán rằng khoảng 85% sự phát triển phần mềm cho Amazon.com trong hai năm đầu tiên sẽ tập trung vào những hệ thống phụ trợ này – hệ thống này vô hình đối với khách hàng. Phần mềm sẽ xử lý và lưu lại hàng triệu quyển sách.
“Jeff muốn chúng tôi có một mô hình kinh doanh phục vụ chính chúng tôi, không phải mô hình kinh doanh dựa vào các phần mềm khác,” – Barton-Davis, người tin rằng một trong những lý do cho sự thành công tất yếu của Amazon.com là “Jeff luôn đòi hỏi mọi thứ phải được thực hiện đúng,”– nói.
Những phần mềm mã nguồn mở – mã nguồn được viết bởi hàng ngàn chuyên gia lập trình trên khắp thế giới – trở thành thứ ai cũng có thể tha hồ sử dụng chủ yếu đã tạo ra Amazon.com cũng như các trang Web thành công khác như Yahoo! Những phần mềm sẵn sàng cho sử dụng đã “hạ thấp rào cản,” – Tim O’Reilly, chủ tịch công ty O’Reilly & Associates, Inc., nhà xuất bản sách máy tính và là người chủ xướng ủng hộ phần mềm mã nguồn mở – nói. Bằng cách không giữ mã riêng cho mình, những công ty phần mềm không phải trả tiền cho nhân viên bảo trì và nâng cấp chương trình của họ; việc này dành cho phần còn lại của cộng đồng lập trình thế giới, những người đang say mê nhào nặn, sửa đổi mọi thứ theo cách của mình.
Lúc đầu hầu như toàn bộ hệ thống của Amazon.com được viết từ chương trình phần mềm mã nguồn mở gọi là ‘C’, là ngôn ngữ được sử dụng nhiều nhất trên hệ điều hành UNIX. “Cả tôi và Shel vốn là những chuyên viên lập trình C sành sỏi,” – Barton-Davis nói.
C cũng được dùng để viết chương trình biên dịch cho Amazon.com (chương trình biên dịch – compiler – xử lý những câu lệnh được viết bằng ngôn ngữ lập trình đặc biệt, sau đó chuyển chúng thành mã mà bộ xử lý của máy tính có thể sử dụng được). Phần mềm C được hỗ trợ bởi Perl, một ngôn ngữ máy tính được yêu thích nhất để vận dụng và soạn thảo nội dung các tập tin văn bản. Ví dụ, những chuyên gia lập trình của Amazon.com sử dụng Perl để tạo ra danh sách dài những sách được đặt hàng đặc biệt, sau đó định hình danh sách lại thành những định dạng khác nhau, để in ra cho những nhân viên phụ trách đơn hàng đặc biệt của Amazon.com. “Việc thoải mái sử dụng Perl để định dạng văn bản thật chí lý, thay vì cố sử dụng C” – Barton-Davis nói.
O’Reilly gọi Perl là “băng dính của Internet và cũng như băng dính, nó được dùng trong các tình huống bất ngờ nhất. Giống một cuộn phim, được cột chặt với nhau bằng băng dính, trang Web thường được tung lên mạng rồi tháo gỡ ra trong ngày, nó cần những công cụ gọn nhẹ và những giải pháp nhanh chóng mà hiệu quả.” Khi Amazon.com được xây dựng ra vào mùa đông năm 1994, chưa có các chương trình xử lý văn bản khối lượng lớn. Nhưng với sự linh hoạt của các công cụ sử dụng mã nguồn mở (còn gọi là phần mềm miễn phí – freeware) như Perl cho phép các công ty mới mở như Amazon.com (và Yahoo!) có thể vận dụng những phần mềm “nhanh và lắm chiêu,” – O’Reilly nói.
O’Reilly tin rằng có một mô hình mới là nền tảng của những trang như Yahoo! và Amazon bởi chúng thay đổi liên tục. Bạn không thể dùng quy trình xử lý nặng nề cho trang Web gồm hàng triệu trang, nơi mà phần lớn thay đổi mỗi ngày. Bộ công cụ lập trình mà Amazon sử dụng thực sự hữu hiệu cho thời đại mới.
Barton-Davis nói: “Những phần mềm mã nguồn mở cung cấp hạ tầng cơ sở cho chúng tôi viết chương trình, phát triển chúng và để tháo gỡ chúng. Nó cung cấp cho chúng tôi những công cụ làm những gì chúng tôi đang làm. Không có chúng, chúng tôi sẽ phải dùng những phần mềm thương mại ví dụ như từ Sun Microsystems hay Digital Equipment, mà phần lớn không làm việc hiệu quả. Những công cụ [phần mềm mã nguồn mở] chúng tôi đang sử dụng cũng đã đủ đáp ứng nhu cầu.”
Ngày nay Amazon.com sử dụng nhiều hơn những chương trình tinh vi cho những nhu cầu ngày càng đa dạng phức tạp. Ví dụ, hiện nay công ty sử dụng phần mềm Veritas để lưu trữ dữ liệu; Bottomline Technologies cho việc thanh toán hóa đơn điện tử; và i2 Technologies cho việc giám sát các quy trình và sắp xếp hợp lý hóa sách tồn trữ (nhất là khi phải lo cho những đơn hàng đổ về mỗi khi cuốn sách nào đó được Oprah Winfrey giới thiệu).
KHO E-MAIL
Cuối năm 1994, số người dùng e-mail nhiều gấp 10 lần số người lướt Web, theo Internet Report. Về điểm này, AOL, Prodigy, CompuServe và những dịch vụ trực tuyến khác chưa có truy cập Web, và giao thức truyền siêu văn bản (Hypertext transfer Protocol –http) – chuẩn phần mềm để chuyển tải thông tin truyền thông đa phương tiện giữa máy chủ Web và các trình duyệt Web – thì tương đối mới. Do vậy, chưa có nhiều hoạt động thương mại thuần túy dựa vào Web. Nên trong sáu tháng đầu làm việc cùng nhau Bezos, Kaphan, và Barton-Davis phải vật lộn với việc cố gắng tìm ra sự cân bằng giữa khâu cung cấp cho khách hàng danh mục qua e-mail và việc quản lý kinh doanh chặt chẽ trên Web. “Mọi thứ đang thay đổi nhanh đến không ngờ,” – Barton-Davis nói. “Rõ ràng là lưu trữ Web đang trở nên quan trọng. Nhưng đồng thời, chúng tôi vẫn muốn đến được với mọi người càng nhiều càng tốt và con đường đó thông qua e-mail. Lúc ấy Jeff cho rằng e-mail có lẽ quan trọng hơn Web.”
Những tháng đầu Amazon.com đánh bạo đặt trọng tâm vào cả hai việc lưu trữ e-mail và lưu trữ trên Web. Với hệ thống e-mail, khi một khách hàng gởi e-mail đến Amazon.com yêu cầu quyển sách nào đó, công ty sẽ chạy lệnh tìm kiếm sách và gửi kết quả cho khách hàng, sau đó khách hàng sẽ gửi một e-mail khác để đặt hàng. Quy trình này cũng tương tự như dùng công cụ tìm kiếm trên Web, nhưng việc trả lời sẽ là thời gian của e-mail hơn là thời gian thực. Ngôn ngữ sẽ được sử dụng cho e-mail cũng là ngôn ngữ hạt nhân của công cụ tìm kiếm trên Web.
“Nó là ngôn ngữ tìm kiếm giả tự nhiên để bạn xác định quyển sách bạn đang tìm kiếm,”
– Barton-Davis nói. Khách hàng có thể gõ tên tựa sách để yêu cầu (có lẽ chỉ là một hay hai từ), vài ký tự đầu trong tên của tác giả, năm gần chính xác mà quyển sách xuất bản, thông tin này sẽ được chuyển thành thông điệp mà chương trình phần mềm có thể hiểu được. “Khả năng chúng tôi có thể giúp bạn gửi e-mail tới địa chỉ nào đó và nhận lời phản hồi. Sau đó bạn sẽ gửi tiếp cái gì và nhận được kết quả khác. Nhưng rõ ràng công dụng của e-mail thế là đủ, vì tại thời điểm chúng tôi mở cửa ra với công chúng, Web đã lớn mạnh rồi. Vì thế, chúng tôi buông. Nhưng chuyện đó không thành vấn đề vì hầu như mọi thứ e-mail làm được thì Web sẽ đảm trách luôn. Đó mới là điều đáng nói.”
THU THẬP DỮ LIỆU
Một trong những lý do tại sao việc bán sách trên Internet trở thành ý tưởng khả thi là vì lúc nào nó cũng có cơ sở dữ liệu về sách. Ban đầu, cơ sở dữ liệu của Amazon.com lấy từ books in print, nguồn tham khảo không thể thiếu của ngành công nghiệp sách, được xuất bản bởi R. R. Bowker tại New Jersey. Bowker là một công ty chuyên đăng ký chính thức số hiệu sách chuẩn quốc tế (International Standard Book Numbers – ISBN) của Mỹ, đã phát hành một CD-ROM (được cập nhật định kỳ) cho các cửa hiệu sách, thư viện, cả kho chứa sách; phiên bản của năm 1994–1995 liệt kê 1,5 triệu tựa sách. Việc chuyển toàn bộ danh sách các tựa đề từ CD-ROM của Bowker vào cơ sở dữ liệu của Amazon.com là quá trình tốn thời gian và chán ngắt, bởi mỗi lần chỉ trích xuất được 600 tựa sách. Kaphan so sánh quá trình này với việc thay nước hồ bơi bằng ống hút giải khát. Việc chuyển bản cập nhật hàng tuần bao gồm những thay đổi, xóa, sửa lỗi của Bowker sẽ mất nguyên một ngày.
Một nguồn tiềm năng khác là thư viện Quốc hội Hoa Kỳ bao gồm tất cả các sách đã đăng ký bản quyền. “Tôi đặc biệt quan tâm đến cách làm của Thư viện Quốc hội bởi vì họ phân loại sách theo trật tự chủ đề,” – Barton Davis nói. “Hầu hết các quyển sách có ba mức trật tự đặc trưng. Chẳng hạn như quyển ‘Các cuộc tranh luận về lịch sử tầng lớp lao động Mỹ.’ Nhưng giao dịch với thư viện này là cả một chuyện cực nhọc bởi những người mà tôi hỏi chuyện đều không hiểu chúng tôi tìm kiếm cái gì. Chủ đề xếp lọai của sách là một tập hợp các từ cố định. Nếu bạn chọn một từ mà Thư viện Quốc hội không dùng, coi như bạn không may mắn. Khi tôi gõ vào một từ mà tôi cho là rõ ràng, thì chẳng có quyển sách nào hiện ra. Khi đó tôi phải nghĩ đến những từ đồng nghĩa. Chúng tôi chào thua trước đống dữ liệu của Thư viện Quốc hội.”
Amazon.com cũng còn thu thập dữ liệu từ hai nhà phân phối sách lớn là Ingram và Baker & Taylor. Họ đã phân loại sách theo từng hạng mục.
Bezos và công ty sớm nhận ra vấn đề khi sử dụng tất cả các nguồn này là chúng thường cung cấp những thông tin rất đối nghịch trên cùng một quyển sách. Amazon cuối cùng cũng hình dung ra cách tốt nhất để xử lý tình trạng khó khăn này là đặt hàng sách từ nhà phân phối – nhà phân phối sẽ cho biết quyển sách có ở trong kho hay không, và sau đó cứ việc đợi kết quả. Đối chiếu giữa những gì họ hứa cung cấp và khả năng giao hàng thực sự “chúng tôi có thể nói: ‘thông tin của công ty này có bao nhiêu phần trăm tin cậy,’” – Barton-Davis nói. “Ví dụ, nếu nhà xuất bản bảo một quyển sách ‘hết hàng,’ thật ra thì điều đó không chính xác lắm. Nhưng họ bảo quyển sách đó ‘không in’ nữa, thì thông tin lại đáng tin cậy. Có nhà cung cấp sử dụng một mã như ‘nhà xuất bản không còn hàng’ mà về sau hóa ra là đã ‘tuyệt bản.’ Thật không biết đâu mà lần.”
Khi trang Amazon.com được tung lên mạng, khách hàng bắt đầu yêu cầu cho biết phương thức và thời gian giao sách. Vì thế, công ty đã cải tiến cách diễn đạt với triết lý là không nói quá, không nói giấu đi. Những ngày đầu, nếu một quyển sách có ở Amazon.com, nó được xác định là có sẵn để “được giao trong vòng 24 giờ”; một quyển sách có sẵn ở nhà phân phối gần đó thì được chọn là “giao trong vòng hai đến ba ngày”; và sách phải đặt hàng trực tiếp từ nhà xuất bản được liệt kê là “giao trong vòng bốn đến sáu tuần hoặc có lẽ là không bao giờ.” Nhờ thời gian đệm này Amazon.com được xem là tay cừ nếu như khách hàng nhận được sách sớm hơn mong đợi và chẳng có anh chàng khó chịu nào tại một nhà xuất bản nhỏ nghĩ rằng việc xác định “bốn đến sáu tuần mà cũng có thể là không bao giờ” sẽ ảnh hưởng đến việc kinh doanh của họ.
Thêm vấn đề nữa là phải thiết kế ra một hệ thống cập nhật danh mục sách như sách mới xuất bản, sách cũ không còn in nữa. Khi công ty lớn mạnh, những chuyên viên lập trình của Amazon.com đối đầu với việc xử lý hàng trăm MB tập tin cơ sở dữ liệu và số lượng quá tải các câu hỏi : Làm sao xóa thông tin các sách tuyệt bản? Làm sao xóa dữ liệu nằm giữa tập tin? Nếu thế, bạn có thể thêm cờ hiệu vào để đánh dấu phần dữ liệu bị xóa không? Chuyện gì xảy ra khi Amazon.com tự chỉnh sửa cơ sở dữ liệu? Nếu dữ liệu liên tục bị rút khỏi nội dung CD-ROM thì làm sao giữ được bản sao của những thay đổi đó?
Kaphan và Barton-Davis xây dựng cơ sở dữ liệu của riêng họ với một thư viện phần mềm công cộng hiện có từ trường Đại học California tại Berkeley, gọi là DBM (data-based manipulation – sự vận dụng trên cơ sở dữ liệu), vốn được dùng để quản lý các tập tin. Để tăng công suất hệ thống và làm cho nó nhanh cực đại, Kaphan đã chỉnh hệ thống DBM để dùng trên hệ điều hành UNIX, còn gọi là mmap, hệ thống này lợi dụng sự thông minh trên hệ điều hành của Amazon.com để lưu trữ nhiều thông tin hơn trên bộ nhớ của nó. “Và khi hệ điều hành thể hiện đúng mục đích của chúng tôi, nó sẽ giúp cho chúng tôi quản trị êm xuôi và tận dụng các bộ nhớ vật lý mà chúng tôi có,” – Barton-Davis nói. “Điều này trở nên rất quan trọng. Thời gian này, chúng tôi muốn có khoảng 25MB để nắm lưu trữ thông tin từ cơ sở dữ liệu thư mục. Chúng tôi có 1000 quyển sách hay được yêu cầu nhiều nhất – và được quản lý một cách hiệu quả trong bộ nhớ. Chúng tôi bắt đầu sắp xếp đâu vào đấy những thứ mà bạn cần cho phần hiển thị của trang Web.”
LẬP TRÌNH HỆ THỐNG HỖ TRỢ
Cũng vào thời điểm đó, Kaphan và Barton-Davis cần phải hình dung ra là làm thế nào để lập trình những yêu cầu về kho và “văn phòng sân sau” của Amazon.com. Sau khi xem xét kỹ, họ chọn hệ thống cơ sở dữ liệu quan hệ của Oracle Corporation bởi họ thấy nó đáng tin cậy và có chỗ để công ty mở rộng. “Chúng tôi biết sẽ có nhiều yêu cầu hơn trên hệ thống khi công ty lớn mạnh. Chúng tôi cần có báo cáo và thông tin khác cho những người sử dụng các cơ sở dữ liệu. Ít có cơ sở để chúng tôi tin là chúng tôi sẽ tự phát minh lần nữa,” – Barton-Davis nói. Anh cảm thấy Oracle – và những hệ thống cơ sở dữ liệu quan hệ khác – có điều không ổn là chúng có khuynh hướng xem mình là hệ thống toàn diện. Chuyện ấy rất hiếm khi xảy ra. Bạn phải tích cực vật lộn với chúng trên máy tính. Cho nên chúng tôi phải cải tiến mạnh mẽ trên nền do Oracle cung cấp.”
Barton-Davis cho biết cả anh và Kaphan đều không có kiến thức về cơ sở dữ liệu quan hệ. “Một số dự đoán của chúng tôi tốt nhưng cũng có khi rất tệ,” – anh thừa nhận. “Công ty hiện có những thành viên có kiến thức rất tốt về cơ sở dữ liệu quan hệ.”
Vào thời gian Amazon.com lên mạng năm 1995, nó duy trì ít nhất 2GB cơ sở dữ liệu, chứa ít ra hơn một triệu tựa sách. Mỗi khách hàng trực tuyến được cấp chỉ danh (ID) duy nhất khi anh ta/cô ta vào trang Web. Bởi khách hàng làm việc thông qua trang Web nên mọi thứ anh ta/cô ta làm đều được theo dõi để những người quản lý trang Web Amazon.com có thể phân tích việc duyệt Web và phong cách mua hàng của cá nhân.
Vào giai đoạn phát triển, Kaphan và Barton-Davis phải hình dung ra thủ tục cơ bản nhất: thực tế làm thế nào để xử lý một đơn đặt hàng từ khách hàng. Để có thể xử lý tất cả những sự kiện ngẫu nhiên xảy ra trong quá trình hoạt động, họ tự đưa ra một loạt các câu hỏi “Nếu?” Chuyện gì sẽ xảy ra đối với một đơn đặt hàng? Chuyện gì sẽ xảy ra nếu một khách hàng không muốn cung cấp số thẻ tín dụng trên Net mà thích cung cấp qua điện thoại hơn? Nếu khách hàng gọi điện đến công ty thì sao? Công ty sẽ làm gì với thông tin đó? Họ xem xét mọi khả năng nói trên với một loạt các công cụ văn bản. Các công cụ này giúp các đại diện dịch vụ khách hàng của Amazon.com có ngay câu trả lời. Chúng còn giúp bảo đảm sự cộng tác nhất quán trên mỗi bước trong quá trình đặt hàng.
Tất nhiên hiện nay Amazon.com sử dụng một số chương trình lập trình tinh vi nhất trên thế giới để xử lý vô số các khía cạnh đa dạng của việc kinh doanh. Song căn bản của sự vận hành có thể xác nhận là kết quả từ những cố gắng của Kaphan và Barton-Davis, những người đã xây dựng một hệ thống có khả năng lớn mạnh và khá trôi chảy, vì họ soạn trên mã có hướng phát triển trong tương lai.
“Chúng tôi cố vươn lên bằng cách thực hiện những thứ chúng tôi cần lúc đó, nhưng cũng cố gắng chú tâm đến những gì đang phát triển và những đòi hỏi mỗi lúc một lớn hơn,” – Barton-Davis nói.
Sự năng động của Bezos, Kaphan và Barton-Davis đã tạo ra những kết quả thú vị. “Cũng như bản thân tôi, Shel trước đây cũng đã làm đủ loại công việc kinh doanh, đủ loại chương trình cấp độ người sử dụng,” – Barton-Davis nói. “Anh thích làm cái gì mà người khác nhìn thấy tận mắt, chẳng hạn như giao diện của trang Web bạn mà có thể nhấp chuột hơn là những phần lạ bên trong của những hệ thống lớn.”
Với kinh nghiệm lập trình đáng nể của riêng mình, Bezos biết chính xác mức độ khó hay dễ của vấn đề khi anh yêu cầu Kaphan và Barton-Davis thực hiện những mục tiêu lập trình riêng biệt. Sau khi họ hoàn thành những yêu cầu của Bezos, anh thường xem qua và “đưa ra một đề nghị tuyệt vời. Đó thực sự là sự phối hợp tốt,” – Barton-Davis nói. “Khi Jeff hỏi tôi và Shel: ‘Chúng ta có làm được điều này không?’ rõ ràng là anh đã dành thời gian ngầm lượng định vấn đề. Và anh sẵn sàng lắng nghe những gì chúng tôi thực sự nên làm. Anh hiểu rõ những vướng mắc.”
CC MOTEL
Trong thời kỳ đầu kinh doanh trên Internet, rất nhiều khách hàng thận trọng trong việc cung cấp số thẻ tín dụng (thâm tâm hầu hết khách hàng thấy có vẻ an toàn khi cung cấp số thẻ tín dụng theo cách truyền thống là thông qua thư đặt hàng, hơn là qua công ty trực tuyến). Thời điểm Amazon.com khởi động, một tin tặc (hacker) đã thâm nhập hệ thống của nhà cung cấp dịch vụ Internet và lấy cắp hàng ngàn số thẻ tín dụng – nhưng sau đó không đụng đến thẻ này. Bất chấp điểm đen đánh vào ngành công nghiệp mà ai cũng biết này, nhân viên của Amazon.com vẫn tin chắc ít có khả năng một tin tặc chịu bỏ thời gian ra đánh cắp những số liệu cá nhân. Đáng lo hơn về mặt pháp luật là việc có thể hệ thống không an toàn bị ai đó đột nhập lấy nhiều số liệu cùng lúc.
Với mô hình vận hành kiểu Amazon.com, điều quan trọng đối với Amazon.com là có thể đương đầu hiệu quả vấn đề an toàn của thẻ tín dụng. Barton-Davis đã xây dựng thành công hệ thống an toàn đối với thẻ tín dụng tên “CC Motel”; cái tên này là cách chơi chữ từ tên sản phẩm diệt côn trùng Roach Motel. “Đối với CC Motel của Amazon.com, mã số thẻ tín dụng chỉ lập thủ tục nhập, không bao giờ xuất,” câu này thành khẩu hiệu của công ty. Hệ thống CC Motel gồm hai máy tính riêng biệt, giao tiếp nhau qua cổng nối tiếp sử dụng giao thức riêng. Ngay sau khi quyển sách được chuyển đến khách hàng, tiền sẽ được tính vào thẻ tín dụng của họ, thông tin giao dịch sẽ được chuyển vào một đĩa mềm. Sau đó một nhân viên của Amazon.com sẽ lấy đĩa mềm ra khỏi máy tính thứ nhất, chân bước đến máy tính thứ hai, máy tính thứ hai này được nối với trung tâm xử lý thẻ tín dụng qua một bộ điều giải (modem). Quy trình này được gọi đùa là “ mạng đi bộ.”
Công ty thời ban sơ, máy tính dùng để nối với trung tâm xử lý thẻ tín dụng cũng là máy dùng để đặt hàng sách – bởi vì đó là máy tính duy nhất nối với bộ điều giải (modem).
“Vấn đề thời gian trở nên thú vị khi khối lượng công việc bắt đầu phình ra” – Barton-Davis nhớ lại. “Quy trình đặt hàng vào buổi sáng và phải thực hiện quy trình đó đúng thời gian để có thể tiến hành chạy quy trình xử lý thẻ tín dụng.”
Amazon.com muốn đảm bảo tối đa tính an toàn của hệ thống này, vì muốn đánh cắp số thẻ tín dụng lưu giữ ở đây, chỉ còn cách thâm nhập trực tiếp vào đĩa mềm và máy tính. Quy trình máy tính không cho phép bất cứ tên trộm nào tìm được số thẻ tín dụng. Thậm chí nếu có người thực sự biết được cách vận hành của quy trình, thì máy chủ cũng sẽ không hiểu yêu cầu truy tìm số thẻ tín dụng. Cách duy nhất để lấy được số thẻ tín dụng của khách hàng tại Amazon.com là phải đích thân có mặt ở văn phòng và thông hiểu hệ thống an toàn “đi bộ” này.
“Một trong những nguyên nhân khiến tôi thiết kế hệ thống theo cách này là để chúng tôi có thể khẳng định rằng nó an toàn vì tách rời với Internet,” – Barton-Davis nói. “Tôi muốn quả quyết rằng, ngay cả khi thâm nhập được vào phần còn lại của hệ thống, bạn cũng sẽ không thể lấy được số thẻ tín dụng. Khi chúng tôi nhận và lưu số thẻ tín dụng của bạn trên CC Motel, không có cách nào để lấy chúng ra lại ngoài cách đến thẳng văn phòng, nơi đặt máy. Nghĩ kỹ lại, không hiểu tại sao lại cần phải an toàn đến thế. Và thực tế hệ thống dùng hiện nay chắc chắn vận hành khác hẳn. Không có chuyện các đĩa mềm đi lòng vòng nữa.”
Barton-Davis nhớ lại rằng anh thường gặp những cơn ác mộng về hệ thống bởi: “Chúng tôi không coi trọng trách nhiệm việc lưu giữ dữ liệu đó trong tình trạng tốt.” Mặc dù về lý thuyết thì máy được sao lưu dữ liệu mỗi tối song thỉnh thoảng người ta cũng quên. “Chúng tôi luôn tự hỏi: ‘Điều gì sẽ xảy ra nếu số thẻ tín dụng vượt quá sức chứa của đĩa mềm?’ Điều này không được xem trọng. Thế là tôi cứ nghĩ: ‘Chuyện gì xảy ra nếu chúng tôi mất hết chúng?’”
Hồi đó không ai ở Amazon.com rành rẽ về cách giao dịch qua các thẻ tín dụng. “Chúng tôi quan niệm sai về cơ bản đối với quy trình vận hành của những thẻ tín dụng,” – Nicholas Lovejoy, nhân viên thời kỳ đầu, nhớ lại. “Chúng tôi tạo ra thuật ngữ riêng, nhưng nó không phản ánh đúng lắm sự hoạt động của mọi việc. Nó có ý nghĩa với chúng tôi nhưng lại không tương ứng chính xác với cách suy nghĩ của ngân hàng. Vì thế khi giao dịch với ngân hàng, chúng tôi đều nghĩ: ‘Trời ạ, những gã này sao ngốc thế! Họ không biết họ đang nói gì.’ Họ cũng nghĩ về chúng tôi như thế, vì thật ra chúng tôi mới đúng là những kẻ ngốc, hay là những người lập dị, khi đang dùng thuật ngữ riêng tự tạo ra để miêu tả mọi thứ.”
Tất nhiên là sai lầm đã xảy ra, đặc biệt là khi việc đọc sai các tài liệu từ công ty tín dụng, dẫn đến việc các nhân viên Amazon.com hiểu sai cách xử lý thông tin của các công ty này.
Không chỉ một lần Amazon.com làm mất tập tin gốc lưu khoảng hơn 200 giao dịch tín dụng. Cách duy nhất để lấy lại thông tin là trở lại CC Motel, in ra một bản sao của tập tin với tất cả các số thẻ tín dụng, gọi cho công ty thẻ, ngồi lại với họ và kiểm tra tất cả các số trong danh sách để chắc chắn rằng mọi giao dịch đều đã thực sự được xử lý. Công việc nhàm chán này có thể mất cả giờ để giải quyết một vài số tài khoản. (Tất nhiên, đó là vấn đề của những ngày cũ, khi mà công ty xử lý việc đặt hàng tương đối thủ công).
Thỉnh thoảng ai đó lỡ viết đè lên tập tin giao dịch đã được gửi cho công ty tín dụng. Để thu hồi những thông tin này, Amazon.com phải yêu cầu công ty tín dụng fax lại cho họ một bản sao danh sách các giao dịch, nhưng danh sách này chỉ chứa bốn số cuối cùng của số thẻ tín dụng, thành ra phải có người bỏ thời gian ra đối chiếu những số này với danh sách giao dịch. Những chuyên viên lập trình giải quyết vấn đề này bằng cách lưu trữ lại tất cả những giao dịch.
Khi Amazon.com bắt đầu bán cổ phiếu ra thị trường vào tháng Bảy năm 1995, một nửa số khách hàng của họ gọi điện đến và cung cấp số thẻ tín dụng. Lúc đầu thì công ty mong khách hàng sẽ cung cấp số thẻ tín dụng qua điện thoại, một ít qua Web, nhưng ngay trong mấy ngày đầu điều đó đã không diễn ra. Có khách hàng trả tiền bằng séc, trong khi những người khác thì chọn cách đặt hàng trực tuyến. Nhóm sau phải nhập năm số cuối của thẻ tín dụng, sau đó gọi cho Amazon.com để cung cấp những số còn lại.
Thời gian này khách hàng sử dụng các hệ thống mã hóa được cài sẵn; phổ biến nhất là Netscape Navigator về phía trình duyệt và Netscape Secure Commerce Server phía máy chủ, hệ thống này làm cho những tin tặc rất khó thu thập thông tin riêng. “Đó không phải là điều chúng ta có thể tự làm được mà phải được cài sẵn vào trong trình duyệt người ta đang sử dụng,” – Barton-Davis nói.
TRỞ NÊN THÂN THIỆN VỚI NGƯỜI DÙNG
Trở lại những ngày mới thành lập, nếu một khách hàng gửi yêu cầu đến Amazon.com và sau đó cập nhật một yêu cầu khác – chỉ cần nửa giây sau máy tính của công ty sẽ không nhận ra là nó đã giao dịch trước đó với máy tính của khách hàng. Vì thế, lấy ví dụ là nếu khách hàng tìm một quyển sách của John Updike và sau đó muốn tìm những quyển sách khác cũng của John Updike, những giao thức của Web không có cách nào để nhận biết được rằng đó là một chuỗi các sự trao đổi giữa máy tính của khách hàng và máy chủ của Amazon.com.
Hồi đó rất nhiều công ty kinh doanh trên Internet đang vận dụng nhiều biện pháp khác nhau nhằm giải quyết vấn đề này thông qua việc sử dụng tập lệnh giao diện CGI (Common Gateway Interface). CGI, được gắn vào một liên kết siêu văn bản (hypertext link), cho phép máy chủ Web giao tiếp với phần khác của phần mềm trên cùng một máy. Ví dụ, một chương trình CGI có thể lấy dữ liệu từ một máy chủ Web và chuyển nội dung đó sang một thông điệp trên e-mail.
Chương trình CGI của Amazon.com sẽ tạo ra một từ định danh với 19 ký số trên địa chỉ của một đối tượng (URL: Uniform Resource Locator) được tạo ra bởi sự kết hợp ngẫu nhiên và những thông tin đặc biệt. (URL là địa chỉ Web mà tất cả các trình duyệt nhận ra được).
“Ngay khi bạn nối với hệ thống lần đầu tiên, chúng tôi hình dung ra cái khóa của phần kế tiếp cho bạn và sau đó về cơ bản thì chúng tôi sẽ sửa lại những URL của mọi thứ mà bạn sẽ quay lại. Bất cứ khi nào bạn gửi đến chúng tôi một yêu cầu khác, sẽ có khóa của phần đó như một phần của URL, vì vậy chúng tôi sẽ theo dõi được những gì bạn yêu cầu,” – Barton- Davis giải thích. “Về điểm này, không có gì mới. Nhiều người với một số thủ thuật đã làm được điều này. Nhiều chức năng giống nhau có thể được thực hiện bởi một số thư viện ngôn ngữ Perl, là ngôn ngữ chủ đạo cho CGI).
Sau khi nhận đơn hàng, Amazon.com cần phải thiết lập một lịch sử giao dịch cho khách, như một phép ẩn dụ ta nói “Giỏ hàng,” – Barton-Davis cho hay. “Có ba khái niệm chưa được xác định. Chúng tôi chẳng thích cái nào trong số đó. ‘Giỏ hàng’ là ít chướng tai nhất.”
Đối với những người đã quen với trang Web Amazon.com, giỏ hàng đã trở thành hình tượng quen thuộc.
Khi các kỹ sư của Amazon.com đang cố gắng đưa ra một sản phẩm, rất nhiều công nghệ dành cho Internet đang phát triển. Với các chuẩn về trình duyệt thay đổi mỗi sáu tháng, công ty bảo đảm rằng nó sẽ tiếp tục thực hiện tốt với những trình duyệt thuần văn bản (bởi trang này hầu như chỉ có văn bản). “Điều này tiếp tục là một đặc trưng trên trang Amazon mà người ta đã từng bình luận – mà bạn vẫn thật sự có thể dùng Lynx là trình duyệt chỉ có văn bản để truy nhập vào trang này, toàn bộ trang vẫn có ý nghĩa,” – Barton-Davis nói. “Trong một số trang nếu bạn không có đồ họa, bạn không thể dùng trang Web của họ. Không có thay đổi sau cùng nào mang ý nghĩa những thứ ta đã làm trước đó giờ đây sẽ sụp đổ; nó chỉ có ý nghĩa là còn những cách tốt hơn thôi. Những cách thức cũ vẫn hoạt động tốt. Và điều này đến nay vẫn tiếp tục đúng.”
Vì tất cả những người dùng trang Web tại nhà đều đang vận hành những bộ điều giải (modem) chậm 9600bits/giây hay 14.4kbits/giây. Quan trọng là việc bảo đảm các trang có thể được tải về chỉ trong vài giây. Với những người đã gọi Internet là “World Wide Wait” (wait:đợi), Amazon.com ngay từ đầu đã tập trung vào văn bản của trang, còn đồ họa thì dứt khoát là đứng phía sau.
“Chúng ta đang nói về thời gian tải về – tính bằng đơn vị giây – cho một ảnh với kích thước nào đó,” – Barton-Davis nói. “Chúng tôi thực sự muốn giữ ở kích thước nhỏ được nén lại, và cũng cố gắng sử dụng lại các hình ảnh. Đối với phần văn bản, không phải là vấn đề lớn lắm. Mặc dù tốc độ 9.600 bits/giây và modem 14,4 kbits/giây thì hơi chậm nếu bạn chỉ sử dụng những trang văn bản, có thể chấp nhận được một cách vừa phải trong vài khía cạnh, ngay cả ngày nay. Nhưng với hình ảnh thì rõ ràng là không. Điều này có nghĩa là việc cố gắng dùng lại những hình ảnh có tầm quan trọng rất lớn. Ở điểm này, với hầu hết các trình duyệt nếu họ chỉ tải về một hình ảnh cụ thể nào đó từ trang trước và nó được dùng lại, họ không cần phải tải nó lại nữa. Ví dụ chúng tôi bàn về việc dùng các thanh ngang trang trí một số trang với các con vật sống trong rừng mưa Amazon nhiệt đới. Ngay lúc tôi rời công ty, trang Web cũng có rất ít hình ảnh. Chúng tôi không thật sự có quan hệ tốt với bất cứ nhà cung cấp đồ họa nào.”
Tim O’Reilly là nhà xuất bản sách, ca ngợi Amazon.com vì đã xây dựng giao diện dễ sử dụng tập trung trọng điểm vào chức năng. “Rất nhiều người bỏ rất nhiều thời gian và năng lượng vào việc tạo ra những trang khó sử dụng bởi họ chất vào đó đủ thứ hình ảnh,” – O’Reilly nói. “Amazon.com rất là trần trụi. Họ nhận ra rằng họ không tạo ra tờ quảng cáo mà đang xây dựng một ứng dụng.”
THỜI ĐẠI TIỀN BẠC
Trong suốt sáu tháng đầu vận hành, Jeff Bezos vẫn bỏ tiền túi ra để chi cho công ty. Tháng Bảy năm 1994, là người sáng lập, chủ tịch, giám đốc điều hành, anh đã mua lại 10.200.200 cổ phần từ cổ phần chung, toàn bộ với giá là 10.000 USD và cho công ty vay không lãi suất 15.000 USD, theo dõi số nợ là 29.000 USD vào tháng Mười Một, theo báo cáo công cho hay. Trong suốt thời gian này, cá nhân anh phải bảo đảm những bổn phận của công ty dưới một tài khoản thương gia với ngân hàng Seafirst của Seattle.
Nhưng anh không thể tiếp tục quay lại với nguồn riêng của mình. Tháng Hai năm 1995, anh bán 582.528 cổ phần từ phần chung cho cha anh là Miguel A. Bezos, với giá 0,1717 USD/cổ phần. Số tiền 100.020 USD bán được cho phép công ty chuyển từ gara đến khu phố lớn hơn.
Sáu tháng đầu tiên này tạo ra một cơ sở hạ tầng đáng nể, nhưng công ty còn con đường dài phải đi. Thực tế, Amazon.com đã bước vào thời kỳ then chốt nhất.
Giai đoạn này sắp được ghi dấu là tác động bất ngờ về thời điểm, công nghệ, truyền thông quảng cáo, đầu tư tài chính mạo hiểm, cuồng loạn thị trường chứng khoán, sự tham lam, sợ hãi; và Jeff Bezos cùng Amazon.com đã có mặt nhằm thâu tóm mọi lợi thế.
Cái gì một người có thể phát minh thì người khác có thể khám phá
– Sherlock Holmes
Tháng Mười Một năm 1994 Jeff Bezos, Shel Kaphan và Paul Barton-Davis lo sắp xếp trụ sở trong một gara cải tạo tại số 28, đường N. E. ở Bellevue và bắt đầu nhiệm vụ xây dựng Amazon.com.
Đó là khung cảnh quá khiêm tốn cho một công ty mà chỉ trong vòng vài năm đã trở thành nhà kinh doanh bán lẻ trên Internet lớn nhất thế giới. Căn phòng chỉ vừa đủ dài để chứa một chiếc xe hơi rưỡi, nhét nào máy tính, tủ đựng tài liệu, kệ sách và một cái bàn tròn rộng. Để rộng chỗ họ dời cái lò gỗ to đã từng đặt giữa gara. Mặc dù chỉ được ít ánh sáng tự nhiên chiếu qua các cửa sổ nhưng nó kể ra cũng sáng sủa nhờ ánh sáng halogen, nền nhà trải vải dầu trắng và những tấm bảng trắng. Trung tâm công nghệ của chiến dịch là hai máy tính SPARCstation chạy trên nền Sun Microsystems. Chúng cung cấp trình đồ họa cao cấp, quy trình xử lý mạnh và khả năng thực hiện nhiều nhiệm vụ cùng một lúc.
Cả ba người đều biết rõ các công ty khác đang bán sách trên mạng. (Thực ra theo hồ sơ của những người sở hữu Computer Literacy, Bezos đã đặt hàng quyển sách Làm thế nào để trở thành nhà tư vấn về máy tính từ trang Web clbooks.com của họ, có lẽ cũng chỉ đủ để thử nghiệm).
“Nhìn vào công ty như Books.com, chúng tôi biết ít nhất phải làm tốt như những người này,” – Barton-Davis nói. “Không có chuyện ‘Trời ơi! Chúng tôi phát minh điều tuyệt diệu chưa từng thấy này và nó sẽ thôn tính tất cả.’” Mặc dù không quá tự mãn về triển vọng, ba người nghĩ rằng những công ty bán sách trực tuyến khác không làm tốt lắm, và rằng “chúng ta có thể làm tốt hơn,” – Barton-Davis nhớ lại. Và nếu bộ ba Amazon có thể tạo ra kết quả đáp ứng tham vọng của họ, họ sẽ mạnh dạn tiếp tục “xây dựng cái gì đó lớn hơn.”
Mặc dù công việc lập trình công nghệ được Bezos, Kaphan, và Barton-Davis thực hiện, nhưng thành viên trọng điểm thứ tư trong cái gara đó chính là Mackenzie Bezos. “Chúng tôi sẽ không làm việc được nếu công ty thiếu Mackenzie. Vai trò của cô ấy vô cùng quan trọng,” – Barton-Davis nói. Là nhân viên chính thức của công ty, Mackenzie phải kiêm nhiệm mỗi thứ một ít. Gọi điện thoại, đặt và mua thiết bị, làm tất cả những việc lặt vặt cần làm gồm cả chân thư ký lẫn kế toán, một tập hợp các trách nhiệm chắc là không dành cho một tiểu thuyết gia. Nhiệm vụ kế toán nghĩa là chỉ làm bán thời gian, lại trở thành công việc toàn thời gian trong một năm rưỡi, cho đến mùa hè năm 1996, khi cuối cùng công ty cũng thuê được người có kinh nghiệm về lĩnh vực này. Mackenzie học tính năng phức tạp của phần mềm kế toán trên máy tính cá nhân Peachtree, một phần mềm có sẵn mà các doanh nghiệp nhỏ sử dụng để theo dõi doanh thu, chi tiêu. Trong những ngày đầu, tất cả mọi giao dịch tài chính tại Amazon.com đều qua tiền mặt, chỉ như cá nhân dùng tài khoản ngân hàng cá nhân. “Tất nhiên chúng tôi có hình thức trả bằng séc tại thời điểm thích hợp và tất cả mọi thứ diễn ra theo đúng hướng,” – Barton Davis nói.
Gina Meyers, người thay Mackenzie đảm nhiệm những công việc về kế toán vào năm 1996, làm việc gần với Mackenzie trong cùng một phòng mô tả “Mackenzie nhanh nhẹn năng động. Cô ấy rất siêng năng và tận tâm đúng nghĩa.” Một nhiệm vụ khác của Mackenzie là giúp Bezos “vững vàng” Meyers nói thêm.
Khi năm 1994 kết thúc và bắt đầu năm 1995, hầu hết thời gian và công sức dồn cho việc lập trình cơ sở hạ tầng cho công ty, bao gồm cả hình thức của trang Web, phát triển một giao diện hệ điều hành, thiết kế cơ sở dữ liệu sẽ lưu trữ tất cả những đơn đặt hàng, thông tin khách hàng…và tạo ra giao diện e-mail giao dịch với khách hàng.
Sau khi nghiên cứu những phần mềm đã có trên thị trường, Bezos quyết định anh và những lập trình viên sẽ phải sáng tạo ra cái của riêng họ. Bởi họ đang tạo ra mô hình bán lẻ trực tuyến mới mà (ít nhất là trong thời điểm bắt đầu) không có sự tồn kho, họ không thể sử dụng các phần mềm hiện hành vốn được thiết kế để cung cấp cho những mô hình đặt hàng qua thư truyền thống có những chức năng như quy trình đặt hàng, theo dõi đặt hàng, quản lý tồn kho. Những gói phần mềm về hậu cần có sẵn cho những công ty có chuẩn hoạt động là đặt hàng qua thư thông thường có hai tính năng: hàng trữ kho và đơn hàng trả về, trong khi Amazon.com có bảy chức năng: (1) chuyển hàng trong vòng 24 giờ ; (2) chuyển hàng trong vòng hai đến ba ngày ; (3) chuyển hàng trong vòng một đến hai tuần ; (4) chuyển hàng trong vòng bốn đến sáu tuần ; (5) chưa xuất bản, sẽ chuyển khi có hàng ; (6) hết hàng ; (7) không in nữa, sẽ chuyển hàng trong một đến ba tháng nếu có. Bezos dự đoán rằng khoảng 85% sự phát triển phần mềm cho Amazon.com trong hai năm đầu tiên sẽ tập trung vào những hệ thống phụ trợ này – hệ thống này vô hình đối với khách hàng. Phần mềm sẽ xử lý và lưu lại hàng triệu quyển sách.
“Jeff muốn chúng tôi có một mô hình kinh doanh phục vụ chính chúng tôi, không phải mô hình kinh doanh dựa vào các phần mềm khác,” – Barton-Davis, người tin rằng một trong những lý do cho sự thành công tất yếu của Amazon.com là “Jeff luôn đòi hỏi mọi thứ phải được thực hiện đúng,”– nói.
Những phần mềm mã nguồn mở – mã nguồn được viết bởi hàng ngàn chuyên gia lập trình trên khắp thế giới – trở thành thứ ai cũng có thể tha hồ sử dụng chủ yếu đã tạo ra Amazon.com cũng như các trang Web thành công khác như Yahoo! Những phần mềm sẵn sàng cho sử dụng đã “hạ thấp rào cản,” – Tim O’Reilly, chủ tịch công ty O’Reilly & Associates, Inc., nhà xuất bản sách máy tính và là người chủ xướng ủng hộ phần mềm mã nguồn mở – nói. Bằng cách không giữ mã riêng cho mình, những công ty phần mềm không phải trả tiền cho nhân viên bảo trì và nâng cấp chương trình của họ; việc này dành cho phần còn lại của cộng đồng lập trình thế giới, những người đang say mê nhào nặn, sửa đổi mọi thứ theo cách của mình.
Lúc đầu hầu như toàn bộ hệ thống của Amazon.com được viết từ chương trình phần mềm mã nguồn mở gọi là ‘C’, là ngôn ngữ được sử dụng nhiều nhất trên hệ điều hành UNIX. “Cả tôi và Shel vốn là những chuyên viên lập trình C sành sỏi,” – Barton-Davis nói.
C cũng được dùng để viết chương trình biên dịch cho Amazon.com (chương trình biên dịch – compiler – xử lý những câu lệnh được viết bằng ngôn ngữ lập trình đặc biệt, sau đó chuyển chúng thành mã mà bộ xử lý của máy tính có thể sử dụng được). Phần mềm C được hỗ trợ bởi Perl, một ngôn ngữ máy tính được yêu thích nhất để vận dụng và soạn thảo nội dung các tập tin văn bản. Ví dụ, những chuyên gia lập trình của Amazon.com sử dụng Perl để tạo ra danh sách dài những sách được đặt hàng đặc biệt, sau đó định hình danh sách lại thành những định dạng khác nhau, để in ra cho những nhân viên phụ trách đơn hàng đặc biệt của Amazon.com. “Việc thoải mái sử dụng Perl để định dạng văn bản thật chí lý, thay vì cố sử dụng C” – Barton-Davis nói.
O’Reilly gọi Perl là “băng dính của Internet và cũng như băng dính, nó được dùng trong các tình huống bất ngờ nhất. Giống một cuộn phim, được cột chặt với nhau bằng băng dính, trang Web thường được tung lên mạng rồi tháo gỡ ra trong ngày, nó cần những công cụ gọn nhẹ và những giải pháp nhanh chóng mà hiệu quả.” Khi Amazon.com được xây dựng ra vào mùa đông năm 1994, chưa có các chương trình xử lý văn bản khối lượng lớn. Nhưng với sự linh hoạt của các công cụ sử dụng mã nguồn mở (còn gọi là phần mềm miễn phí – freeware) như Perl cho phép các công ty mới mở như Amazon.com (và Yahoo!) có thể vận dụng những phần mềm “nhanh và lắm chiêu,” – O’Reilly nói.
O’Reilly tin rằng có một mô hình mới là nền tảng của những trang như Yahoo! và Amazon bởi chúng thay đổi liên tục. Bạn không thể dùng quy trình xử lý nặng nề cho trang Web gồm hàng triệu trang, nơi mà phần lớn thay đổi mỗi ngày. Bộ công cụ lập trình mà Amazon sử dụng thực sự hữu hiệu cho thời đại mới.
Barton-Davis nói: “Những phần mềm mã nguồn mở cung cấp hạ tầng cơ sở cho chúng tôi viết chương trình, phát triển chúng và để tháo gỡ chúng. Nó cung cấp cho chúng tôi những công cụ làm những gì chúng tôi đang làm. Không có chúng, chúng tôi sẽ phải dùng những phần mềm thương mại ví dụ như từ Sun Microsystems hay Digital Equipment, mà phần lớn không làm việc hiệu quả. Những công cụ [phần mềm mã nguồn mở] chúng tôi đang sử dụng cũng đã đủ đáp ứng nhu cầu.”
Ngày nay Amazon.com sử dụng nhiều hơn những chương trình tinh vi cho những nhu cầu ngày càng đa dạng phức tạp. Ví dụ, hiện nay công ty sử dụng phần mềm Veritas để lưu trữ dữ liệu; Bottomline Technologies cho việc thanh toán hóa đơn điện tử; và i2 Technologies cho việc giám sát các quy trình và sắp xếp hợp lý hóa sách tồn trữ (nhất là khi phải lo cho những đơn hàng đổ về mỗi khi cuốn sách nào đó được Oprah Winfrey giới thiệu).
KHO E-MAIL
Cuối năm 1994, số người dùng e-mail nhiều gấp 10 lần số người lướt Web, theo Internet Report. Về điểm này, AOL, Prodigy, CompuServe và những dịch vụ trực tuyến khác chưa có truy cập Web, và giao thức truyền siêu văn bản (Hypertext transfer Protocol –http) – chuẩn phần mềm để chuyển tải thông tin truyền thông đa phương tiện giữa máy chủ Web và các trình duyệt Web – thì tương đối mới. Do vậy, chưa có nhiều hoạt động thương mại thuần túy dựa vào Web. Nên trong sáu tháng đầu làm việc cùng nhau Bezos, Kaphan, và Barton-Davis phải vật lộn với việc cố gắng tìm ra sự cân bằng giữa khâu cung cấp cho khách hàng danh mục qua e-mail và việc quản lý kinh doanh chặt chẽ trên Web. “Mọi thứ đang thay đổi nhanh đến không ngờ,” – Barton-Davis nói. “Rõ ràng là lưu trữ Web đang trở nên quan trọng. Nhưng đồng thời, chúng tôi vẫn muốn đến được với mọi người càng nhiều càng tốt và con đường đó thông qua e-mail. Lúc ấy Jeff cho rằng e-mail có lẽ quan trọng hơn Web.”
Những tháng đầu Amazon.com đánh bạo đặt trọng tâm vào cả hai việc lưu trữ e-mail và lưu trữ trên Web. Với hệ thống e-mail, khi một khách hàng gởi e-mail đến Amazon.com yêu cầu quyển sách nào đó, công ty sẽ chạy lệnh tìm kiếm sách và gửi kết quả cho khách hàng, sau đó khách hàng sẽ gửi một e-mail khác để đặt hàng. Quy trình này cũng tương tự như dùng công cụ tìm kiếm trên Web, nhưng việc trả lời sẽ là thời gian của e-mail hơn là thời gian thực. Ngôn ngữ sẽ được sử dụng cho e-mail cũng là ngôn ngữ hạt nhân của công cụ tìm kiếm trên Web.
“Nó là ngôn ngữ tìm kiếm giả tự nhiên để bạn xác định quyển sách bạn đang tìm kiếm,”
– Barton-Davis nói. Khách hàng có thể gõ tên tựa sách để yêu cầu (có lẽ chỉ là một hay hai từ), vài ký tự đầu trong tên của tác giả, năm gần chính xác mà quyển sách xuất bản, thông tin này sẽ được chuyển thành thông điệp mà chương trình phần mềm có thể hiểu được. “Khả năng chúng tôi có thể giúp bạn gửi e-mail tới địa chỉ nào đó và nhận lời phản hồi. Sau đó bạn sẽ gửi tiếp cái gì và nhận được kết quả khác. Nhưng rõ ràng công dụng của e-mail thế là đủ, vì tại thời điểm chúng tôi mở cửa ra với công chúng, Web đã lớn mạnh rồi. Vì thế, chúng tôi buông. Nhưng chuyện đó không thành vấn đề vì hầu như mọi thứ e-mail làm được thì Web sẽ đảm trách luôn. Đó mới là điều đáng nói.”
THU THẬP DỮ LIỆU
Một trong những lý do tại sao việc bán sách trên Internet trở thành ý tưởng khả thi là vì lúc nào nó cũng có cơ sở dữ liệu về sách. Ban đầu, cơ sở dữ liệu của Amazon.com lấy từ books in print, nguồn tham khảo không thể thiếu của ngành công nghiệp sách, được xuất bản bởi R. R. Bowker tại New Jersey. Bowker là một công ty chuyên đăng ký chính thức số hiệu sách chuẩn quốc tế (International Standard Book Numbers – ISBN) của Mỹ, đã phát hành một CD-ROM (được cập nhật định kỳ) cho các cửa hiệu sách, thư viện, cả kho chứa sách; phiên bản của năm 1994–1995 liệt kê 1,5 triệu tựa sách. Việc chuyển toàn bộ danh sách các tựa đề từ CD-ROM của Bowker vào cơ sở dữ liệu của Amazon.com là quá trình tốn thời gian và chán ngắt, bởi mỗi lần chỉ trích xuất được 600 tựa sách. Kaphan so sánh quá trình này với việc thay nước hồ bơi bằng ống hút giải khát. Việc chuyển bản cập nhật hàng tuần bao gồm những thay đổi, xóa, sửa lỗi của Bowker sẽ mất nguyên một ngày.
Một nguồn tiềm năng khác là thư viện Quốc hội Hoa Kỳ bao gồm tất cả các sách đã đăng ký bản quyền. “Tôi đặc biệt quan tâm đến cách làm của Thư viện Quốc hội bởi vì họ phân loại sách theo trật tự chủ đề,” – Barton Davis nói. “Hầu hết các quyển sách có ba mức trật tự đặc trưng. Chẳng hạn như quyển ‘Các cuộc tranh luận về lịch sử tầng lớp lao động Mỹ.’ Nhưng giao dịch với thư viện này là cả một chuyện cực nhọc bởi những người mà tôi hỏi chuyện đều không hiểu chúng tôi tìm kiếm cái gì. Chủ đề xếp lọai của sách là một tập hợp các từ cố định. Nếu bạn chọn một từ mà Thư viện Quốc hội không dùng, coi như bạn không may mắn. Khi tôi gõ vào một từ mà tôi cho là rõ ràng, thì chẳng có quyển sách nào hiện ra. Khi đó tôi phải nghĩ đến những từ đồng nghĩa. Chúng tôi chào thua trước đống dữ liệu của Thư viện Quốc hội.”
Amazon.com cũng còn thu thập dữ liệu từ hai nhà phân phối sách lớn là Ingram và Baker & Taylor. Họ đã phân loại sách theo từng hạng mục.
Bezos và công ty sớm nhận ra vấn đề khi sử dụng tất cả các nguồn này là chúng thường cung cấp những thông tin rất đối nghịch trên cùng một quyển sách. Amazon cuối cùng cũng hình dung ra cách tốt nhất để xử lý tình trạng khó khăn này là đặt hàng sách từ nhà phân phối – nhà phân phối sẽ cho biết quyển sách có ở trong kho hay không, và sau đó cứ việc đợi kết quả. Đối chiếu giữa những gì họ hứa cung cấp và khả năng giao hàng thực sự “chúng tôi có thể nói: ‘thông tin của công ty này có bao nhiêu phần trăm tin cậy,’” – Barton-Davis nói. “Ví dụ, nếu nhà xuất bản bảo một quyển sách ‘hết hàng,’ thật ra thì điều đó không chính xác lắm. Nhưng họ bảo quyển sách đó ‘không in’ nữa, thì thông tin lại đáng tin cậy. Có nhà cung cấp sử dụng một mã như ‘nhà xuất bản không còn hàng’ mà về sau hóa ra là đã ‘tuyệt bản.’ Thật không biết đâu mà lần.”
Khi trang Amazon.com được tung lên mạng, khách hàng bắt đầu yêu cầu cho biết phương thức và thời gian giao sách. Vì thế, công ty đã cải tiến cách diễn đạt với triết lý là không nói quá, không nói giấu đi. Những ngày đầu, nếu một quyển sách có ở Amazon.com, nó được xác định là có sẵn để “được giao trong vòng 24 giờ”; một quyển sách có sẵn ở nhà phân phối gần đó thì được chọn là “giao trong vòng hai đến ba ngày”; và sách phải đặt hàng trực tiếp từ nhà xuất bản được liệt kê là “giao trong vòng bốn đến sáu tuần hoặc có lẽ là không bao giờ.” Nhờ thời gian đệm này Amazon.com được xem là tay cừ nếu như khách hàng nhận được sách sớm hơn mong đợi và chẳng có anh chàng khó chịu nào tại một nhà xuất bản nhỏ nghĩ rằng việc xác định “bốn đến sáu tuần mà cũng có thể là không bao giờ” sẽ ảnh hưởng đến việc kinh doanh của họ.
Thêm vấn đề nữa là phải thiết kế ra một hệ thống cập nhật danh mục sách như sách mới xuất bản, sách cũ không còn in nữa. Khi công ty lớn mạnh, những chuyên viên lập trình của Amazon.com đối đầu với việc xử lý hàng trăm MB tập tin cơ sở dữ liệu và số lượng quá tải các câu hỏi : Làm sao xóa thông tin các sách tuyệt bản? Làm sao xóa dữ liệu nằm giữa tập tin? Nếu thế, bạn có thể thêm cờ hiệu vào để đánh dấu phần dữ liệu bị xóa không? Chuyện gì xảy ra khi Amazon.com tự chỉnh sửa cơ sở dữ liệu? Nếu dữ liệu liên tục bị rút khỏi nội dung CD-ROM thì làm sao giữ được bản sao của những thay đổi đó?
Kaphan và Barton-Davis xây dựng cơ sở dữ liệu của riêng họ với một thư viện phần mềm công cộng hiện có từ trường Đại học California tại Berkeley, gọi là DBM (data-based manipulation – sự vận dụng trên cơ sở dữ liệu), vốn được dùng để quản lý các tập tin. Để tăng công suất hệ thống và làm cho nó nhanh cực đại, Kaphan đã chỉnh hệ thống DBM để dùng trên hệ điều hành UNIX, còn gọi là mmap, hệ thống này lợi dụng sự thông minh trên hệ điều hành của Amazon.com để lưu trữ nhiều thông tin hơn trên bộ nhớ của nó. “Và khi hệ điều hành thể hiện đúng mục đích của chúng tôi, nó sẽ giúp cho chúng tôi quản trị êm xuôi và tận dụng các bộ nhớ vật lý mà chúng tôi có,” – Barton-Davis nói. “Điều này trở nên rất quan trọng. Thời gian này, chúng tôi muốn có khoảng 25MB để nắm lưu trữ thông tin từ cơ sở dữ liệu thư mục. Chúng tôi có 1000 quyển sách hay được yêu cầu nhiều nhất – và được quản lý một cách hiệu quả trong bộ nhớ. Chúng tôi bắt đầu sắp xếp đâu vào đấy những thứ mà bạn cần cho phần hiển thị của trang Web.”
LẬP TRÌNH HỆ THỐNG HỖ TRỢ
Cũng vào thời điểm đó, Kaphan và Barton-Davis cần phải hình dung ra là làm thế nào để lập trình những yêu cầu về kho và “văn phòng sân sau” của Amazon.com. Sau khi xem xét kỹ, họ chọn hệ thống cơ sở dữ liệu quan hệ của Oracle Corporation bởi họ thấy nó đáng tin cậy và có chỗ để công ty mở rộng. “Chúng tôi biết sẽ có nhiều yêu cầu hơn trên hệ thống khi công ty lớn mạnh. Chúng tôi cần có báo cáo và thông tin khác cho những người sử dụng các cơ sở dữ liệu. Ít có cơ sở để chúng tôi tin là chúng tôi sẽ tự phát minh lần nữa,” – Barton-Davis nói. Anh cảm thấy Oracle – và những hệ thống cơ sở dữ liệu quan hệ khác – có điều không ổn là chúng có khuynh hướng xem mình là hệ thống toàn diện. Chuyện ấy rất hiếm khi xảy ra. Bạn phải tích cực vật lộn với chúng trên máy tính. Cho nên chúng tôi phải cải tiến mạnh mẽ trên nền do Oracle cung cấp.”
Barton-Davis cho biết cả anh và Kaphan đều không có kiến thức về cơ sở dữ liệu quan hệ. “Một số dự đoán của chúng tôi tốt nhưng cũng có khi rất tệ,” – anh thừa nhận. “Công ty hiện có những thành viên có kiến thức rất tốt về cơ sở dữ liệu quan hệ.”
Vào thời gian Amazon.com lên mạng năm 1995, nó duy trì ít nhất 2GB cơ sở dữ liệu, chứa ít ra hơn một triệu tựa sách. Mỗi khách hàng trực tuyến được cấp chỉ danh (ID) duy nhất khi anh ta/cô ta vào trang Web. Bởi khách hàng làm việc thông qua trang Web nên mọi thứ anh ta/cô ta làm đều được theo dõi để những người quản lý trang Web Amazon.com có thể phân tích việc duyệt Web và phong cách mua hàng của cá nhân.
Vào giai đoạn phát triển, Kaphan và Barton-Davis phải hình dung ra thủ tục cơ bản nhất: thực tế làm thế nào để xử lý một đơn đặt hàng từ khách hàng. Để có thể xử lý tất cả những sự kiện ngẫu nhiên xảy ra trong quá trình hoạt động, họ tự đưa ra một loạt các câu hỏi “Nếu?” Chuyện gì sẽ xảy ra đối với một đơn đặt hàng? Chuyện gì sẽ xảy ra nếu một khách hàng không muốn cung cấp số thẻ tín dụng trên Net mà thích cung cấp qua điện thoại hơn? Nếu khách hàng gọi điện đến công ty thì sao? Công ty sẽ làm gì với thông tin đó? Họ xem xét mọi khả năng nói trên với một loạt các công cụ văn bản. Các công cụ này giúp các đại diện dịch vụ khách hàng của Amazon.com có ngay câu trả lời. Chúng còn giúp bảo đảm sự cộng tác nhất quán trên mỗi bước trong quá trình đặt hàng.
Tất nhiên hiện nay Amazon.com sử dụng một số chương trình lập trình tinh vi nhất trên thế giới để xử lý vô số các khía cạnh đa dạng của việc kinh doanh. Song căn bản của sự vận hành có thể xác nhận là kết quả từ những cố gắng của Kaphan và Barton-Davis, những người đã xây dựng một hệ thống có khả năng lớn mạnh và khá trôi chảy, vì họ soạn trên mã có hướng phát triển trong tương lai.
“Chúng tôi cố vươn lên bằng cách thực hiện những thứ chúng tôi cần lúc đó, nhưng cũng cố gắng chú tâm đến những gì đang phát triển và những đòi hỏi mỗi lúc một lớn hơn,” – Barton-Davis nói.
Sự năng động của Bezos, Kaphan và Barton-Davis đã tạo ra những kết quả thú vị. “Cũng như bản thân tôi, Shel trước đây cũng đã làm đủ loại công việc kinh doanh, đủ loại chương trình cấp độ người sử dụng,” – Barton-Davis nói. “Anh thích làm cái gì mà người khác nhìn thấy tận mắt, chẳng hạn như giao diện của trang Web bạn mà có thể nhấp chuột hơn là những phần lạ bên trong của những hệ thống lớn.”
Với kinh nghiệm lập trình đáng nể của riêng mình, Bezos biết chính xác mức độ khó hay dễ của vấn đề khi anh yêu cầu Kaphan và Barton-Davis thực hiện những mục tiêu lập trình riêng biệt. Sau khi họ hoàn thành những yêu cầu của Bezos, anh thường xem qua và “đưa ra một đề nghị tuyệt vời. Đó thực sự là sự phối hợp tốt,” – Barton-Davis nói. “Khi Jeff hỏi tôi và Shel: ‘Chúng ta có làm được điều này không?’ rõ ràng là anh đã dành thời gian ngầm lượng định vấn đề. Và anh sẵn sàng lắng nghe những gì chúng tôi thực sự nên làm. Anh hiểu rõ những vướng mắc.”
CC MOTEL
Trong thời kỳ đầu kinh doanh trên Internet, rất nhiều khách hàng thận trọng trong việc cung cấp số thẻ tín dụng (thâm tâm hầu hết khách hàng thấy có vẻ an toàn khi cung cấp số thẻ tín dụng theo cách truyền thống là thông qua thư đặt hàng, hơn là qua công ty trực tuyến). Thời điểm Amazon.com khởi động, một tin tặc (hacker) đã thâm nhập hệ thống của nhà cung cấp dịch vụ Internet và lấy cắp hàng ngàn số thẻ tín dụng – nhưng sau đó không đụng đến thẻ này. Bất chấp điểm đen đánh vào ngành công nghiệp mà ai cũng biết này, nhân viên của Amazon.com vẫn tin chắc ít có khả năng một tin tặc chịu bỏ thời gian ra đánh cắp những số liệu cá nhân. Đáng lo hơn về mặt pháp luật là việc có thể hệ thống không an toàn bị ai đó đột nhập lấy nhiều số liệu cùng lúc.
Với mô hình vận hành kiểu Amazon.com, điều quan trọng đối với Amazon.com là có thể đương đầu hiệu quả vấn đề an toàn của thẻ tín dụng. Barton-Davis đã xây dựng thành công hệ thống an toàn đối với thẻ tín dụng tên “CC Motel”; cái tên này là cách chơi chữ từ tên sản phẩm diệt côn trùng Roach Motel. “Đối với CC Motel của Amazon.com, mã số thẻ tín dụng chỉ lập thủ tục nhập, không bao giờ xuất,” câu này thành khẩu hiệu của công ty. Hệ thống CC Motel gồm hai máy tính riêng biệt, giao tiếp nhau qua cổng nối tiếp sử dụng giao thức riêng. Ngay sau khi quyển sách được chuyển đến khách hàng, tiền sẽ được tính vào thẻ tín dụng của họ, thông tin giao dịch sẽ được chuyển vào một đĩa mềm. Sau đó một nhân viên của Amazon.com sẽ lấy đĩa mềm ra khỏi máy tính thứ nhất, chân bước đến máy tính thứ hai, máy tính thứ hai này được nối với trung tâm xử lý thẻ tín dụng qua một bộ điều giải (modem). Quy trình này được gọi đùa là “ mạng đi bộ.”
Công ty thời ban sơ, máy tính dùng để nối với trung tâm xử lý thẻ tín dụng cũng là máy dùng để đặt hàng sách – bởi vì đó là máy tính duy nhất nối với bộ điều giải (modem).
“Vấn đề thời gian trở nên thú vị khi khối lượng công việc bắt đầu phình ra” – Barton-Davis nhớ lại. “Quy trình đặt hàng vào buổi sáng và phải thực hiện quy trình đó đúng thời gian để có thể tiến hành chạy quy trình xử lý thẻ tín dụng.”
Amazon.com muốn đảm bảo tối đa tính an toàn của hệ thống này, vì muốn đánh cắp số thẻ tín dụng lưu giữ ở đây, chỉ còn cách thâm nhập trực tiếp vào đĩa mềm và máy tính. Quy trình máy tính không cho phép bất cứ tên trộm nào tìm được số thẻ tín dụng. Thậm chí nếu có người thực sự biết được cách vận hành của quy trình, thì máy chủ cũng sẽ không hiểu yêu cầu truy tìm số thẻ tín dụng. Cách duy nhất để lấy được số thẻ tín dụng của khách hàng tại Amazon.com là phải đích thân có mặt ở văn phòng và thông hiểu hệ thống an toàn “đi bộ” này.
“Một trong những nguyên nhân khiến tôi thiết kế hệ thống theo cách này là để chúng tôi có thể khẳng định rằng nó an toàn vì tách rời với Internet,” – Barton-Davis nói. “Tôi muốn quả quyết rằng, ngay cả khi thâm nhập được vào phần còn lại của hệ thống, bạn cũng sẽ không thể lấy được số thẻ tín dụng. Khi chúng tôi nhận và lưu số thẻ tín dụng của bạn trên CC Motel, không có cách nào để lấy chúng ra lại ngoài cách đến thẳng văn phòng, nơi đặt máy. Nghĩ kỹ lại, không hiểu tại sao lại cần phải an toàn đến thế. Và thực tế hệ thống dùng hiện nay chắc chắn vận hành khác hẳn. Không có chuyện các đĩa mềm đi lòng vòng nữa.”
Barton-Davis nhớ lại rằng anh thường gặp những cơn ác mộng về hệ thống bởi: “Chúng tôi không coi trọng trách nhiệm việc lưu giữ dữ liệu đó trong tình trạng tốt.” Mặc dù về lý thuyết thì máy được sao lưu dữ liệu mỗi tối song thỉnh thoảng người ta cũng quên. “Chúng tôi luôn tự hỏi: ‘Điều gì sẽ xảy ra nếu số thẻ tín dụng vượt quá sức chứa của đĩa mềm?’ Điều này không được xem trọng. Thế là tôi cứ nghĩ: ‘Chuyện gì xảy ra nếu chúng tôi mất hết chúng?’”
Hồi đó không ai ở Amazon.com rành rẽ về cách giao dịch qua các thẻ tín dụng. “Chúng tôi quan niệm sai về cơ bản đối với quy trình vận hành của những thẻ tín dụng,” – Nicholas Lovejoy, nhân viên thời kỳ đầu, nhớ lại. “Chúng tôi tạo ra thuật ngữ riêng, nhưng nó không phản ánh đúng lắm sự hoạt động của mọi việc. Nó có ý nghĩa với chúng tôi nhưng lại không tương ứng chính xác với cách suy nghĩ của ngân hàng. Vì thế khi giao dịch với ngân hàng, chúng tôi đều nghĩ: ‘Trời ạ, những gã này sao ngốc thế! Họ không biết họ đang nói gì.’ Họ cũng nghĩ về chúng tôi như thế, vì thật ra chúng tôi mới đúng là những kẻ ngốc, hay là những người lập dị, khi đang dùng thuật ngữ riêng tự tạo ra để miêu tả mọi thứ.”
Tất nhiên là sai lầm đã xảy ra, đặc biệt là khi việc đọc sai các tài liệu từ công ty tín dụng, dẫn đến việc các nhân viên Amazon.com hiểu sai cách xử lý thông tin của các công ty này.
Không chỉ một lần Amazon.com làm mất tập tin gốc lưu khoảng hơn 200 giao dịch tín dụng. Cách duy nhất để lấy lại thông tin là trở lại CC Motel, in ra một bản sao của tập tin với tất cả các số thẻ tín dụng, gọi cho công ty thẻ, ngồi lại với họ và kiểm tra tất cả các số trong danh sách để chắc chắn rằng mọi giao dịch đều đã thực sự được xử lý. Công việc nhàm chán này có thể mất cả giờ để giải quyết một vài số tài khoản. (Tất nhiên, đó là vấn đề của những ngày cũ, khi mà công ty xử lý việc đặt hàng tương đối thủ công).
Thỉnh thoảng ai đó lỡ viết đè lên tập tin giao dịch đã được gửi cho công ty tín dụng. Để thu hồi những thông tin này, Amazon.com phải yêu cầu công ty tín dụng fax lại cho họ một bản sao danh sách các giao dịch, nhưng danh sách này chỉ chứa bốn số cuối cùng của số thẻ tín dụng, thành ra phải có người bỏ thời gian ra đối chiếu những số này với danh sách giao dịch. Những chuyên viên lập trình giải quyết vấn đề này bằng cách lưu trữ lại tất cả những giao dịch.
Khi Amazon.com bắt đầu bán cổ phiếu ra thị trường vào tháng Bảy năm 1995, một nửa số khách hàng của họ gọi điện đến và cung cấp số thẻ tín dụng. Lúc đầu thì công ty mong khách hàng sẽ cung cấp số thẻ tín dụng qua điện thoại, một ít qua Web, nhưng ngay trong mấy ngày đầu điều đó đã không diễn ra. Có khách hàng trả tiền bằng séc, trong khi những người khác thì chọn cách đặt hàng trực tuyến. Nhóm sau phải nhập năm số cuối của thẻ tín dụng, sau đó gọi cho Amazon.com để cung cấp những số còn lại.
Thời gian này khách hàng sử dụng các hệ thống mã hóa được cài sẵn; phổ biến nhất là Netscape Navigator về phía trình duyệt và Netscape Secure Commerce Server phía máy chủ, hệ thống này làm cho những tin tặc rất khó thu thập thông tin riêng. “Đó không phải là điều chúng ta có thể tự làm được mà phải được cài sẵn vào trong trình duyệt người ta đang sử dụng,” – Barton-Davis nói.
TRỞ NÊN THÂN THIỆN VỚI NGƯỜI DÙNG
Trở lại những ngày mới thành lập, nếu một khách hàng gửi yêu cầu đến Amazon.com và sau đó cập nhật một yêu cầu khác – chỉ cần nửa giây sau máy tính của công ty sẽ không nhận ra là nó đã giao dịch trước đó với máy tính của khách hàng. Vì thế, lấy ví dụ là nếu khách hàng tìm một quyển sách của John Updike và sau đó muốn tìm những quyển sách khác cũng của John Updike, những giao thức của Web không có cách nào để nhận biết được rằng đó là một chuỗi các sự trao đổi giữa máy tính của khách hàng và máy chủ của Amazon.com.
Hồi đó rất nhiều công ty kinh doanh trên Internet đang vận dụng nhiều biện pháp khác nhau nhằm giải quyết vấn đề này thông qua việc sử dụng tập lệnh giao diện CGI (Common Gateway Interface). CGI, được gắn vào một liên kết siêu văn bản (hypertext link), cho phép máy chủ Web giao tiếp với phần khác của phần mềm trên cùng một máy. Ví dụ, một chương trình CGI có thể lấy dữ liệu từ một máy chủ Web và chuyển nội dung đó sang một thông điệp trên e-mail.
Chương trình CGI của Amazon.com sẽ tạo ra một từ định danh với 19 ký số trên địa chỉ của một đối tượng (URL: Uniform Resource Locator) được tạo ra bởi sự kết hợp ngẫu nhiên và những thông tin đặc biệt. (URL là địa chỉ Web mà tất cả các trình duyệt nhận ra được).
“Ngay khi bạn nối với hệ thống lần đầu tiên, chúng tôi hình dung ra cái khóa của phần kế tiếp cho bạn và sau đó về cơ bản thì chúng tôi sẽ sửa lại những URL của mọi thứ mà bạn sẽ quay lại. Bất cứ khi nào bạn gửi đến chúng tôi một yêu cầu khác, sẽ có khóa của phần đó như một phần của URL, vì vậy chúng tôi sẽ theo dõi được những gì bạn yêu cầu,” – Barton- Davis giải thích. “Về điểm này, không có gì mới. Nhiều người với một số thủ thuật đã làm được điều này. Nhiều chức năng giống nhau có thể được thực hiện bởi một số thư viện ngôn ngữ Perl, là ngôn ngữ chủ đạo cho CGI).
Sau khi nhận đơn hàng, Amazon.com cần phải thiết lập một lịch sử giao dịch cho khách, như một phép ẩn dụ ta nói “Giỏ hàng,” – Barton-Davis cho hay. “Có ba khái niệm chưa được xác định. Chúng tôi chẳng thích cái nào trong số đó. ‘Giỏ hàng’ là ít chướng tai nhất.”
Đối với những người đã quen với trang Web Amazon.com, giỏ hàng đã trở thành hình tượng quen thuộc.
Khi các kỹ sư của Amazon.com đang cố gắng đưa ra một sản phẩm, rất nhiều công nghệ dành cho Internet đang phát triển. Với các chuẩn về trình duyệt thay đổi mỗi sáu tháng, công ty bảo đảm rằng nó sẽ tiếp tục thực hiện tốt với những trình duyệt thuần văn bản (bởi trang này hầu như chỉ có văn bản). “Điều này tiếp tục là một đặc trưng trên trang Amazon mà người ta đã từng bình luận – mà bạn vẫn thật sự có thể dùng Lynx là trình duyệt chỉ có văn bản để truy nhập vào trang này, toàn bộ trang vẫn có ý nghĩa,” – Barton-Davis nói. “Trong một số trang nếu bạn không có đồ họa, bạn không thể dùng trang Web của họ. Không có thay đổi sau cùng nào mang ý nghĩa những thứ ta đã làm trước đó giờ đây sẽ sụp đổ; nó chỉ có ý nghĩa là còn những cách tốt hơn thôi. Những cách thức cũ vẫn hoạt động tốt. Và điều này đến nay vẫn tiếp tục đúng.”
Vì tất cả những người dùng trang Web tại nhà đều đang vận hành những bộ điều giải (modem) chậm 9600bits/giây hay 14.4kbits/giây. Quan trọng là việc bảo đảm các trang có thể được tải về chỉ trong vài giây. Với những người đã gọi Internet là “World Wide Wait” (wait:đợi), Amazon.com ngay từ đầu đã tập trung vào văn bản của trang, còn đồ họa thì dứt khoát là đứng phía sau.
“Chúng ta đang nói về thời gian tải về – tính bằng đơn vị giây – cho một ảnh với kích thước nào đó,” – Barton-Davis nói. “Chúng tôi thực sự muốn giữ ở kích thước nhỏ được nén lại, và cũng cố gắng sử dụng lại các hình ảnh. Đối với phần văn bản, không phải là vấn đề lớn lắm. Mặc dù tốc độ 9.600 bits/giây và modem 14,4 kbits/giây thì hơi chậm nếu bạn chỉ sử dụng những trang văn bản, có thể chấp nhận được một cách vừa phải trong vài khía cạnh, ngay cả ngày nay. Nhưng với hình ảnh thì rõ ràng là không. Điều này có nghĩa là việc cố gắng dùng lại những hình ảnh có tầm quan trọng rất lớn. Ở điểm này, với hầu hết các trình duyệt nếu họ chỉ tải về một hình ảnh cụ thể nào đó từ trang trước và nó được dùng lại, họ không cần phải tải nó lại nữa. Ví dụ chúng tôi bàn về việc dùng các thanh ngang trang trí một số trang với các con vật sống trong rừng mưa Amazon nhiệt đới. Ngay lúc tôi rời công ty, trang Web cũng có rất ít hình ảnh. Chúng tôi không thật sự có quan hệ tốt với bất cứ nhà cung cấp đồ họa nào.”
Tim O’Reilly là nhà xuất bản sách, ca ngợi Amazon.com vì đã xây dựng giao diện dễ sử dụng tập trung trọng điểm vào chức năng. “Rất nhiều người bỏ rất nhiều thời gian và năng lượng vào việc tạo ra những trang khó sử dụng bởi họ chất vào đó đủ thứ hình ảnh,” – O’Reilly nói. “Amazon.com rất là trần trụi. Họ nhận ra rằng họ không tạo ra tờ quảng cáo mà đang xây dựng một ứng dụng.”
THỜI ĐẠI TIỀN BẠC
Trong suốt sáu tháng đầu vận hành, Jeff Bezos vẫn bỏ tiền túi ra để chi cho công ty. Tháng Bảy năm 1994, là người sáng lập, chủ tịch, giám đốc điều hành, anh đã mua lại 10.200.200 cổ phần từ cổ phần chung, toàn bộ với giá là 10.000 USD và cho công ty vay không lãi suất 15.000 USD, theo dõi số nợ là 29.000 USD vào tháng Mười Một, theo báo cáo công cho hay. Trong suốt thời gian này, cá nhân anh phải bảo đảm những bổn phận của công ty dưới một tài khoản thương gia với ngân hàng Seafirst của Seattle.
Nhưng anh không thể tiếp tục quay lại với nguồn riêng của mình. Tháng Hai năm 1995, anh bán 582.528 cổ phần từ phần chung cho cha anh là Miguel A. Bezos, với giá 0,1717 USD/cổ phần. Số tiền 100.020 USD bán được cho phép công ty chuyển từ gara đến khu phố lớn hơn.
Sáu tháng đầu tiên này tạo ra một cơ sở hạ tầng đáng nể, nhưng công ty còn con đường dài phải đi. Thực tế, Amazon.com đã bước vào thời kỳ then chốt nhất.
Giai đoạn này sắp được ghi dấu là tác động bất ngờ về thời điểm, công nghệ, truyền thông quảng cáo, đầu tư tài chính mạo hiểm, cuồng loạn thị trường chứng khoán, sự tham lam, sợ hãi; và Jeff Bezos cùng Amazon.com đã có mặt nhằm thâu tóm mọi lợi thế.