Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Bá Tước Monto Crixto

Chương 4: Hoàng đế trở về

Tác giả: Alexandre Dumas

Villefort đi như nuốt đường và nhờ trả tiền gấp ba, hắn nhanh chóng tới Paris. Có lá thư của ngài de Saint – Méran, hắn không phải chờ đợi mà được dẫn ngay vào một căn phòng nhỏ ở điện Tuileries có cửa sổ xây cuốn đã từng là phòng làm việc được Napoléon ưa thích và hiện nay vua Louis XVIII thường làm việc ở đó.

Ông vua này bị cuộc cách mạng 1793 đánh sụp đổ ngai vàng và vẫn sống lưu vong đến tận năm trước lúc xảy ra chuyện này. ông ta sợ hơn hết là các cuộc phiến loạn và các âm mưu có thể lại một lần nữa đe dọa vương quyền.

Khi công tước Blacas báo tin có ông de Ville-fort đã từ Marseille đến Paris với lý do có một nguy cơ nghiêm trọng đe dọa vương quyền thì vua Louis XVIII lộ ngay vẻ lo âu ra mặt và đòi đưa ông ta vào gấp.

Cửa mở Villefort bước vào chào nhà vua và bước vài bước lên phía trước để đợi nhà vua hỏi.

– ông de Villefort, vua Louis XVIII nói, đây là công tước Blacas, ông ta đoán chắc là ông có điều quan trọng cần nói với ta.

– Tâu bệ hạ, công tước nói đúng đấy và tôi hy vọng hoàng thượng sẽ thấy rõ điều đó.

– Đầu tiên và trước tất cả mọi việc, ông có cho rằng tai họa có lớn như mức người ta muốn làm để tôi tin hay không?

– Tâu bệ hạ, tôi cho là nó gấp lắm rồi, nhưng may mà tôi đã nhanh tay nên sự việc không đến nỗi không cứu vãn được, tôi hy vọng như vậy.

Tôi đã đến Paris theo cách nhanh nhất có thể được để tâu lên hoàng thượng rằng tôi đã phát hiện trong phạm vi chức trách của mình một cuộc phiến loạn thực sự không đe dọa cái gì khác ngoài ngôi báu của hoàng thượng. Tâu bệ hạ, Napoléon đang vũ trang cho ba tàu chiến. Lúc này ắt là hắn đã rời đảo Elbe, đi đâu tôi không rõ, nhưng có thể đoán chắc rằng nhằm đổ bộ hoặc ở Naples, hoặc ở bờ biển Toscane hoặc chính là ở Pháp..- Xin ông nói tiếp đi, nhà vua rất xúc động nói, ông thu thập được những chi tiết ấy như thế nào? – Tâu bệ hạ, tôi lấy chúng từ cuộc thẩm vấn một người ở Marseille bị tôi cho theo dõi từ lâu và tôi đã cho bắt giữ ngay hôm tôi đi Paris.

– Một cuộc phiến loạn trong lúc này, nhà vua vừa nói vừa mỉm cười, là việc nghĩ đến thì dễ mà tiến hành cho đến nơi đến chốn thì khó hơn, chính bởi vì ta vừa mới giành lại được ngai vàng của tổ tiên, do đó mà ta đặc biệt cảnh giác.

Từ mười tháng nay các Bộ trưởng của ta đã tăng gấp bội việc tuần tiễu để bảo vệ vùng ven biển Địa trung hải. ông cứ yên tâm, nhưng đừng coi nhẹ lòng biết ơn của hoàng gia.

– A! ông Dandré tới! – Công tước Blacas reo lên.

Chính lúc đó, đúng là ông Bộ trưởng cảnh sát xuất hiện ở ngưỡng cửa, mặt tái xanh, run rẩy, ánh mắt thất thần cứ như ông ta kinh ngạc vì bị lóa mắt trước cái gì.

Nhìn thấy bộ mặt thất sắc ấy, Louis XVIII đẩy mạnh cái bàn sau lưng mình và kêu lên:

– ông làm sao thế ông nam tước? Trông ông như người mất hồn!

– Tâu bệ hạ… – Nam tước ấp úng.

– Hãy nói đi nào! – Vua Louis XVIII nói.

Thế là trong cơn tuyệt vọng, ông bộ trưởng cảnh sát lao tới quỳ mọp xuống chân vua Louis XVIII, nhà vua nhíu đôi lông mày, lùi lại một bước.

– Tâu bệ hạ, Bonaparte đã rời khỏi đảo Elbe ngày 28 tháng hai và đã đổ bộ ngày 1 tháng ba.

– Đổ bộ ở đâu? – Nhà vua vội hỏi gắt.

– ở Pháp, tâu bệ hạ, ở một cảng nhỏ gần Antibes trên vịnh Juan.

Louis XVIII phác một cử chỉ khó tả biểu lộ sự tức tối và nỗi kinh hãi rồi đứng phắt dậy như bị một đòn đánh bất ngờ trúng tim và mặt cùng một lúc.

– Đổ bộ vào Pháp! – Nhà vua kêu lên. -Napoléon về Pháp!

– Vâng, bộ trưởng nói, nhưng ông ta tiến qua Gap và Sisteron.

– Hắn tiến! Hắn tiến! – Louis XVIII nói. -Hắ n tiến về Paris hả?

Bộ trưởng cảnh sát giữ một thoáng im lặng cũng tương đương với một sự thú nhận hoàn toàn.

– Này, Louis XVIII lầm bầm, thế mà ông không hay biết tí gì sao?

– Tâu bệ hạ, thực tế không thể có cách nào đoán ra được những ý đồ mà con người này che giấu hết thảy mọi người..- Thực tế không thể có! Phải, đây là một việc to tát. Thực tế không có khả năng cho một ông bộ trưởng là kẻ nắm cả một bộ máy điều hành, các văn phòng, các nhân viên, bọn chỉ điểm, bọn gián điệp với một triệu rưỡi frăng ngân quỹ bí mật để mà phát hiện cái gì xảy ra cách bờ biển nước Pháp sáu mươi dặm! Vậy mà, này! Đây là một người chẳng hề có trong tay lấy một chút gì các phương tiện ấy, đây là một quan tòa tầm thường mà lại biết nhiều hơn ông với toàn bộ hệ thống cảnh sát của mình và giá như ông ta có quyền điều khiển một máy điện báo như ông thì ông ta đã cứu được vương miện của trẫm rồi.

Ông bộ trưởng cảnh sát đưa mắt nhìn Villefort với vẻ cay cú tột bực, còn ông này lại cúi đầu xuống với vẻ khiêm nhường của kẻ chiến thắng.

– Tâu bệ hạ, Villefort nói, lời tấu trình của chúng tôi khiến hoàng thượng tưởng đó là hiệu quả của một sự sáng suốt tột bậc nhưng thực ra chỉ thuần túy và đơn giản là do sự tình cờ, tôi đã tận dụng sự tình cờ ấy với tư cách là người đầy tớ tận tụy, chỉ có thế thôi. Tâu bệ hạ, xin bệ hạ đừng nhận định về tôi cao hơn tầm mà tôi xứng đáng, để đừng bao giờ phải thay đổi ý tưởng ban đầu mà bệ hạ đã nghĩ về tôi. Và bây giờ, hắn hỏi, tôi được vinh hạnh tiếp nhận những mệnh lệnh gì ở hoàng thượng?

– ông hãy nghỉ ngơi một chút và hãy nghĩ rằng ông không có lực lượng để phục vụ ta ở Paris song ông có thể giúp ích cho ta nhiều nhất ở Marseille.

– Tâu bệ hạ, Villefort nghiêng mình trả lời, sau một tiếng đồng hồ nữa tôi sẽ rời Paris.

– Đi đi ông, nhà vua nói, và nếu ta có quên ông – trí nhớ của vua chúa thường là kém mà -thì ông đừng ngại gì nhắc ta nhớ lại ông… ông nam tước, hãy cho gọi bộ trưởng Chiến tranh.

Còn Blacas, ông ở lại đây.

Villefort chào ông bộ trưởng rồi đi ra và tìm một chiếc xe để trở về nhà trọ. Hắn vẫy một chiếc xe thuê đang chạy ngang phố và gieo mình vào cuối xe thả hồn theo những giấc mơ đầy tham vọng. Mười phút sau hắn đã về tới nơi, hắn ra lệnh hai tiếng đồng hồ nữa đóng ngựa vào xe của mình và sai người dọn ăn sáng.

Hắn sắp ngồi vào bàn ăn thì có tiếng chuông vang lên từ một bàn tay thẳng thắn và quả quyết:

người hầu phòng ra mở cửa, và Villefort nghe thấy tiếng người nhắc đến tên mình.

– Cha tôi! – Villefort kêu lên..- Trời ơi! Con biết đấy, Gérard thân yêu, Noirtier nói với con và đặt cây gậy chống của mình vào góc nhà, để mũ xuống ghế, – con không có vẻ mừng rỡ khi gặp cha à?

– Có chứ, thưa cha, Villefort nói, con vui mừng nhưng con thật không ngờ cha lại đến thành thử điều đó khiến con hơi bối rối.

– Ta sắp cho anh biết một tin mới. – Noirtier nói tiếp.

– Thưa cha, con cho rằng con đã biết điều cha sắp nói với con rồi.

– A! Anh biết cuộc đổ bộ của Hoàng thượng ư?

– Đừng nói, cha ơi, con van cha đấy, trước là vì cha sau là vì con. Vâng, con biết tin này thậm chí biết trước cả cha nữa kia vì từ ba ngày nay con phóng như bay từ Marseille về Paris.

– Ba ngày trước đây! Anh có điên không đấy?

Ba ngày trước Hoàng đế đã đổ bộ đâu.

– Không hề gì, con biết kế hoạch này qua một bức thư gửi cho cha từ đảo Elbe. Nếu bức thư ấy rơi vào tay kẻ khác thì lúc này cha ơi, có lẽ cha đã bị xử bắn rồi.

Người cha của Villefort bật cười.

– Nào, xử bắn! Con thân yêu, con nói mạnh nhỉ! Thế còn cái thư đâu?

– Con đốt rồi vì sợ nhỡ còn sót lại một mẩu giấy: bởi lẽ cái thư ấy là bản án của cha.

– Và sự đổ vỡ tương lai con, Noirtier lạnh lùng trả lời; ừ cha hiểu điều đó, nhưng cha không sợ gì vì có con che chở.

– Cha trông mong vào sự trở về của Hoàng đế ư?

– Ta thừa nhận điều đó.

– Cha lầm rồi, cha ơi, ông ta không đi nổi mười dặm trong nội địa nước Pháp mà không bị truy đuổi, bị vây dồn và bị tóm gọn như một con dã thú.

– Anh bạn thân mến ơi, Hoàng đế lúc này đang trên đường Grenoble, ngày 10 hay 12 sẽ đến Lyon và 20 hoặc 25 là tới Paris.

– Dân chúng sẽ nổi dậy…

– Để đi đón Người.

– ông ấy chỉ có vài người bên mình còn người ta điều động những binh đoàn để chống lại ông ta.

– Để hộ giá Người trở về thủ đô. Hãy tin cha, phía chúng ta cũng biết tin đầy đủ chả kém gì anh, và cảnh sát của chúng ta còn khá hơn của các anh: anh muốn có bằng chứng về điều đó.không? Đó là anh thì muốn giấu ta về chuyến đi của mình, thế mà ta thì lại biết anh đến chỉ sau có nửa giờ tính từ lúc anh vượt qua rào chắn đường vào Paris. Anh không cho ai địa chỉ của mình trừ người đánh xe trạm, thế mà ta lại biết địa chỉ của anh, chứng cớ là ta đến được phòng anh ở.

– Đúng thế, Villefort trả lời và nhìn cha kinh ngạc, đúng thế, con thấy là cha đã được thông báo đầy đủ.

– Này, lạy chúa, sự việc thật đơn giản; những người cầm quyền các anh chỉ có những phương tiện do đồng tiền mang lại còn chúng tôi là kẻ mong chờ quyền lực, chúng tôi có những phương tiện do lòng tận tụy trao cho.

– Lòng tận tụy ư? – Villefort vừa cười vừa nói.

– Phải, lòng tận tụy; người ta gọi nó như thế đấy, gọi một cách trung thực, nỗi khát vọng đang mong chờ.

Và Noirtier đi ra với sự điềm tĩnh không rời ông phút nào suốt cuộc gặp gỡ này.

Villefort ăn xong, trả tiền khách sạn, nhảy lên chiếc xe đã thắng ngựa sẵn, đến Lyon thì được tin Bonaparte sắp vào Grenoble, và giữa những náo động suốt dọc đường, hắn tới Marseille, bị giày vò bởi đủ nỗi bực dọc với những tham vọng và vinh quang đầu tiên xâm nhập vào trái tim.

Ông Noirtier là một nhà tiên tri giỏi và các sự việc tiến triển nhanh như ông dự đoán, Napoléon vào Paris ngày 20 tháng ba năm 1815 cùng với dân chúng nổi dậy dọc đường ông đi qua còn nhà vua thì lại phải lưu vong ở Gand.

Hẳn là Napoléon sẽ cách chức Villefort nếu không có sự bảo trợ của Noirtier lúc này đã trở nên có thế lực lớn trong triều đình mới vì những hiểm nguy ông đã trải qua và những công tích mà ông đã cống hiến.

Mọi nỗ lực của Villefort chỉ thu gọn vào việc ỉm đi cái bí mật mà Dantès suýt nữa đã tiết lộ.

Villefort vẫn còn đứng vững và đám cưới của hắn tuy đã ấn định rồi bây giờ lại hoãn đến khi nào thuận tiện hơn. Nếu Hoàng đế giữ được ngôi báu thì Gérard cần có một liên kết khác và cha hắn sẽ gánh lấy việc vừa ra cho hắn; còn nếu có một cuộc phục hồi lần thứ hai đưa Louis XVIII về Pháp thì ảnh hưởng của ông de Saint – Méran sẽ tăng gấp bội, cả hắn cũng thế, và mối liên kết sẽ trở nên thích hợp hơn bao giờ hết..ạng phó biện lý tạm thời trở thành ông chánh án Marseille. Vào một buổi sáng cửa nhà ông mở ra và người ta báo có ông Morrel đến.

Villefort nhìn ông khách với vẻ như là phải cố mà nhận ra. Thế rồi cuối cùng sau vài giây thăm dò và im lặng, trong khi ông chủ tàu đáng kính cứ xoay đi xoay lại cái mũ trong tay thì hắn nói:

– ông Morrel, tôi không nhầm đấy chứ? Lại gần đây nào, viên chánh án nói tiếp và khoát tay làm một cử chỉ che chở, và hãy nói xem nhờ hoàn cảnh nào mà tôi có vinh dự được ông đến thăm.

– Thưa ông, ông chủ tàu mở đầu và dần lấy lại được lòng tự tin trong khi nói, xin ông nhớ lại cho rằng vài ngày trước khi nghe tin cuộc đổ bộ của Hoàng đế, tôi đã đến để xin ông khoan dung đối với một chàng trai đáng thương, một thủy thủ làm phó thuyền trưởng trên chiếc tàu buồm của tôi tên là Edmond Dantès, chắc ông còn nhớ là anh ta bị buộc tội có liên lạc với đảo Elbe mà mối liên lạc này thời ấy là phạm tội nhưng bây giờ lại là chứng tích để được ưu ái.

Ông phục vụ Louis XVIII lúc đó và ông đã chẳng nương tay với anh ta, thưa ông: đó là nghĩa vụ của ông. Bây giờ ông phục vụ Napoléon, và ông có nghĩa vụ che chở anh ta, đó vẫn là nghĩa vụ của ông nữa. Vậy tôi đến để hỏi ông xem anh ta bây giờ ra sao.

Villefort phải gắng gượng hết sức mình. Hắn mở một cuốn sổ lớn đặt trên một cái giá liền kề, chạy lại một cái bàn rồi lại chạy đến chỗ để hồ sơ rồi quay lại nói với ông chủ tàu:

– Tôi nhớ ra rồi! Đó là một thủy thủ, có phải là sắp lấy một cô gái Catalan không? Phải, phải, ồ! Bây giờ tôi nhớ ra rồi: sự việc rất nghiêm trọng.

– Sao lại thế?

– ông biết cho rằng sau khi ra khỏi chỗ tôi anh ta bị đưa sang nhà lao của tòa án. Lúc đó tôi đã báo cáo lên Paris, tôi đã chuyển các giấy tờ tìm thấy ở anh ta. Đó là chức trách của tôi, còn làm gì hơn được… và tám ngày sau khi bị bắt, người tù được chuyển sang một nhà lao khác.

– Nhưng làm sao mà anh ta vẫn chưa được trở về? Tôi cho rằng điều quan tâm đầu tiên của tòa án chế độ Bonaparte là phải thả ngay những người trước đây đã bị tòa án bảo hoàng tống giam cơ mà.

– Xin đừng lên án bừa bãi, thưa ông Morrel thân mến, Villefort trả lời; mọi việc phải được tiến hành đúng luật. Lệnh tống giam đến từ.thượng cấp, thì cũng phải từ thượng cấp mới có được lệnh trả tự do. Mà Napoléon vừa mới về được có mười lăm ngày. Tôi chỉ có thể cho ông một lời khuyên duy nhất: hãy viết một lá đơn khiếu nại lên ông bộ trưởng Tư pháp.

– ồ thưa ông, chúng tôi biết rõ thế nào là những đơn khiếu nại: ông bộ trưởng mỗi ngày nhận được tới hai trăm cái mà ông ta chưa đọc nổi bốn.

– Vâng, Villefort nói tiếp, nhưng ông ta sẽ đọc một đơn khiếu nại do tôi phê chuyển, do tôi trực tiếp gửi đi.

– Nhưng phải viết cho bộ trưởng như thế nào?

– Ngồi vào đây ông Morrel, Villefort nói và nhường chỗ ngồi của mình cho ông chủ tàu, tôi đọc cho ông chép nhé.

Thế là Villefort đọc lá đơn trong đó vì một mục đích tuyệt vời, đúng là không còn nghi ngờ gì được, hắn thổi phồng lòng yêu nước của Dantès và những thành tích mà anh đã cống hiến cho sự nghiệp khôi phục chế độ Bonaparte; trong lá đơn ấy Dantès trở nên một trong những nhân viên mẫn cán nhất trong cuộc trở về của Napoléon; hẳn là khi thấy một lá đơn như thế, ông bộ trưởng phải thực hiện công lý ngay lập tức nếu như công lý còn chưa được thực hiện.

Đơn khiếu nại đã viết xong, Villefort cất cao giọng đọc lại.

– Thế đấy, hắn nói, và bây giờ xin hãy tin cậy ở tôi.

– Thưa ông, đơn khiếu nại sẽ sớm được gửi đi chứ?

– Ngay trong ngày hôm nay.

Và đến lượt Villefort ngồi vào bàn, hắn ký xác nhận vào một góc lá đơn.

– Bây giờ, thưa ông, xin hãy chờ đợi, Villefort nói tiếp, tôi bảo đảm hoàn toàn.

Sự bảo đảm này mang lại hy vọng cho ông Morrel: ông cáo từ ra về, hoan hỷ vì lòng tốt của ngài biện lý, và đến báo tin cho người cha già của Dantès rằng chẳng bao lâu nữa cụ sẽ được gặp lại con trai mình.

Còn Villefort đáng lẽ gửi đơn đi Paris thì hắn giữ đơn lại trong tay hắn như một của quý vì lá đơn cứu được Dantès hôm nay lại làm hại anh hết sức khủng khiếp một khi, như Villefort giả định, một cuộc phục hồi lần thứ hai xảy đến.

Vậy là Dantès cứ bị tù: khuất lấp trong chiều sâu của hầm tối, anh không hề nghe thấy chút.gì tiếng đổ vỡ long trời của vương triều Louis XVIII và sự sụp đổ còn ghê gớm hơn của đế chế.

Nhưng hắn ta, Villefort đã theo dõi tất cả với con mắt đầy cảnh giác, nghe ngóng tất cả với đôi tai chăm chú. Trong thời kỳ đế chế xuất hiện ngắn ngủi mà người ta gọi là Một Trăm ngày này đã hai lần ông Morrel lại đến nài xin, bao giờ cũng chỉ là xin cho Dantès được tự do, và lần nào cũng vậy, Villefort lại làm yên lòng ông bằng những lời hứa và những hy vọng; thế rồi cuối cùng đến trận Waterloo. ông Morrel không còn xuất hiện ở chỗ Villefort nữa: ông chủ tàu đã làm cho người bạn trẻ của ông tất cả những gì mà một con người có thể làm được, còn dưới vương triều phục hồi lần thứ hai này mà lại còn cố chạy vạy nữa thì chỉ là làm di lụy đến bản thân mình một cách vô ích.

Louis XVIII lại lên ngôi. Đối với Villefort, Marseille vốn đầy ắp những kỷ niệm nay đã biến thành những ân hận cho hắn, nên đã làm đơn và được nhậm chức Biện lý hoàng gia đang khuyết ở Toulouse. Mười lăm ngày sau khi dọn sang chỗ ở mới hắn cưới cô Renée de Saint – Méran có người cha quyền thế lẫy lừng trong triều hơn bao giờ hết.

Cụ già Dantès chỉ còn được nâng đỡ bằng niềm hy vọng, nay bị sự sụp đổ của Hoàng đế làm tiêu tan tất cả.

Sau khi phải xa con năm tháng trời tính đúng từng ngày, gần như đúng cái giờ mà con cụ bị bắt, cụ trút hơi thở cuối cùng trong vòng tay Mercédès.

Ông Morrel chu cấp mọi phí tổn cho đám tang cụ và trả giùm mấy món nợ nhỏ mà cụ đã vay lúc ốm đau..

Villefort đi như nuốt đường và nhờ trả tiền gấp ba, hắn nhanh chóng tới Paris. Có lá thư của ngài de Saint – Méran, hắn không phải chờ đợi mà được dẫn ngay vào một căn phòng nhỏ ở điện Tuileries có cửa sổ xây cuốn đã từng là phòng làm việc được Napoléon ưa thích và hiện nay vua Louis XVIII thường làm việc ở đó.

Ông vua này bị cuộc cách mạng 1793 đánh sụp đổ ngai vàng và vẫn sống lưu vong đến tận năm trước lúc xảy ra chuyện này. ông ta sợ hơn hết là các cuộc phiến loạn và các âm mưu có thể lại một lần nữa đe dọa vương quyền.

Khi công tước Blacas báo tin có ông de Ville-fort đã từ Marseille đến Paris với lý do có một nguy cơ nghiêm trọng đe dọa vương quyền thì vua Louis XVIII lộ ngay vẻ lo âu ra mặt và đòi đưa ông ta vào gấp.

Cửa mở Villefort bước vào chào nhà vua và bước vài bước lên phía trước để đợi nhà vua hỏi.

– ông de Villefort, vua Louis XVIII nói, đây là công tước Blacas, ông ta đoán chắc là ông có điều quan trọng cần nói với ta.

– Tâu bệ hạ, công tước nói đúng đấy và tôi hy vọng hoàng thượng sẽ thấy rõ điều đó.

– Đầu tiên và trước tất cả mọi việc, ông có cho rằng tai họa có lớn như mức người ta muốn làm để tôi tin hay không?

– Tâu bệ hạ, tôi cho là nó gấp lắm rồi, nhưng may mà tôi đã nhanh tay nên sự việc không đến nỗi không cứu vãn được, tôi hy vọng như vậy.

Tôi đã đến Paris theo cách nhanh nhất có thể được để tâu lên hoàng thượng rằng tôi đã phát hiện trong phạm vi chức trách của mình một cuộc phiến loạn thực sự không đe dọa cái gì khác ngoài ngôi báu của hoàng thượng. Tâu bệ hạ, Napoléon đang vũ trang cho ba tàu chiến. Lúc này ắt là hắn đã rời đảo Elbe, đi đâu tôi không rõ, nhưng có thể đoán chắc rằng nhằm đổ bộ hoặc ở Naples, hoặc ở bờ biển Toscane hoặc chính là ở Pháp..- Xin ông nói tiếp đi, nhà vua rất xúc động nói, ông thu thập được những chi tiết ấy như thế nào? – Tâu bệ hạ, tôi lấy chúng từ cuộc thẩm vấn một người ở Marseille bị tôi cho theo dõi từ lâu và tôi đã cho bắt giữ ngay hôm tôi đi Paris.

– Một cuộc phiến loạn trong lúc này, nhà vua vừa nói vừa mỉm cười, là việc nghĩ đến thì dễ mà tiến hành cho đến nơi đến chốn thì khó hơn, chính bởi vì ta vừa mới giành lại được ngai vàng của tổ tiên, do đó mà ta đặc biệt cảnh giác.

Từ mười tháng nay các Bộ trưởng của ta đã tăng gấp bội việc tuần tiễu để bảo vệ vùng ven biển Địa trung hải. ông cứ yên tâm, nhưng đừng coi nhẹ lòng biết ơn của hoàng gia.

– A! ông Dandré tới! – Công tước Blacas reo lên.

Chính lúc đó, đúng là ông Bộ trưởng cảnh sát xuất hiện ở ngưỡng cửa, mặt tái xanh, run rẩy, ánh mắt thất thần cứ như ông ta kinh ngạc vì bị lóa mắt trước cái gì.

Nhìn thấy bộ mặt thất sắc ấy, Louis XVIII đẩy mạnh cái bàn sau lưng mình và kêu lên:

– ông làm sao thế ông nam tước? Trông ông như người mất hồn!

– Tâu bệ hạ… – Nam tước ấp úng.

– Hãy nói đi nào! – Vua Louis XVIII nói.

Thế là trong cơn tuyệt vọng, ông bộ trưởng cảnh sát lao tới quỳ mọp xuống chân vua Louis XVIII, nhà vua nhíu đôi lông mày, lùi lại một bước.

– Tâu bệ hạ, Bonaparte đã rời khỏi đảo Elbe ngày 28 tháng hai và đã đổ bộ ngày 1 tháng ba.

– Đổ bộ ở đâu? – Nhà vua vội hỏi gắt.

– ở Pháp, tâu bệ hạ, ở một cảng nhỏ gần Antibes trên vịnh Juan.

Louis XVIII phác một cử chỉ khó tả biểu lộ sự tức tối và nỗi kinh hãi rồi đứng phắt dậy như bị một đòn đánh bất ngờ trúng tim và mặt cùng một lúc.

– Đổ bộ vào Pháp! – Nhà vua kêu lên. -Napoléon về Pháp!

– Vâng, bộ trưởng nói, nhưng ông ta tiến qua Gap và Sisteron.

– Hắn tiến! Hắn tiến! – Louis XVIII nói. -Hắ n tiến về Paris hả?

Bộ trưởng cảnh sát giữ một thoáng im lặng cũng tương đương với một sự thú nhận hoàn toàn.

– Này, Louis XVIII lầm bầm, thế mà ông không hay biết tí gì sao?

– Tâu bệ hạ, thực tế không thể có cách nào đoán ra được những ý đồ mà con người này che giấu hết thảy mọi người..- Thực tế không thể có! Phải, đây là một việc to tát. Thực tế không có khả năng cho một ông bộ trưởng là kẻ nắm cả một bộ máy điều hành, các văn phòng, các nhân viên, bọn chỉ điểm, bọn gián điệp với một triệu rưỡi frăng ngân quỹ bí mật để mà phát hiện cái gì xảy ra cách bờ biển nước Pháp sáu mươi dặm! Vậy mà, này! Đây là một người chẳng hề có trong tay lấy một chút gì các phương tiện ấy, đây là một quan tòa tầm thường mà lại biết nhiều hơn ông với toàn bộ hệ thống cảnh sát của mình và giá như ông ta có quyền điều khiển một máy điện báo như ông thì ông ta đã cứu được vương miện của trẫm rồi.

Ông bộ trưởng cảnh sát đưa mắt nhìn Villefort với vẻ cay cú tột bực, còn ông này lại cúi đầu xuống với vẻ khiêm nhường của kẻ chiến thắng.

– Tâu bệ hạ, Villefort nói, lời tấu trình của chúng tôi khiến hoàng thượng tưởng đó là hiệu quả của một sự sáng suốt tột bậc nhưng thực ra chỉ thuần túy và đơn giản là do sự tình cờ, tôi đã tận dụng sự tình cờ ấy với tư cách là người đầy tớ tận tụy, chỉ có thế thôi. Tâu bệ hạ, xin bệ hạ đừng nhận định về tôi cao hơn tầm mà tôi xứng đáng, để đừng bao giờ phải thay đổi ý tưởng ban đầu mà bệ hạ đã nghĩ về tôi. Và bây giờ, hắn hỏi, tôi được vinh hạnh tiếp nhận những mệnh lệnh gì ở hoàng thượng?

– ông hãy nghỉ ngơi một chút và hãy nghĩ rằng ông không có lực lượng để phục vụ ta ở Paris song ông có thể giúp ích cho ta nhiều nhất ở Marseille.

– Tâu bệ hạ, Villefort nghiêng mình trả lời, sau một tiếng đồng hồ nữa tôi sẽ rời Paris.

– Đi đi ông, nhà vua nói, và nếu ta có quên ông – trí nhớ của vua chúa thường là kém mà -thì ông đừng ngại gì nhắc ta nhớ lại ông… ông nam tước, hãy cho gọi bộ trưởng Chiến tranh.

Còn Blacas, ông ở lại đây.

Villefort chào ông bộ trưởng rồi đi ra và tìm một chiếc xe để trở về nhà trọ. Hắn vẫy một chiếc xe thuê đang chạy ngang phố và gieo mình vào cuối xe thả hồn theo những giấc mơ đầy tham vọng. Mười phút sau hắn đã về tới nơi, hắn ra lệnh hai tiếng đồng hồ nữa đóng ngựa vào xe của mình và sai người dọn ăn sáng.

Hắn sắp ngồi vào bàn ăn thì có tiếng chuông vang lên từ một bàn tay thẳng thắn và quả quyết:

người hầu phòng ra mở cửa, và Villefort nghe thấy tiếng người nhắc đến tên mình.

– Cha tôi! – Villefort kêu lên..- Trời ơi! Con biết đấy, Gérard thân yêu, Noirtier nói với con và đặt cây gậy chống của mình vào góc nhà, để mũ xuống ghế, – con không có vẻ mừng rỡ khi gặp cha à?

– Có chứ, thưa cha, Villefort nói, con vui mừng nhưng con thật không ngờ cha lại đến thành thử điều đó khiến con hơi bối rối.

– Ta sắp cho anh biết một tin mới. – Noirtier nói tiếp.

– Thưa cha, con cho rằng con đã biết điều cha sắp nói với con rồi.

– A! Anh biết cuộc đổ bộ của Hoàng thượng ư?

– Đừng nói, cha ơi, con van cha đấy, trước là vì cha sau là vì con. Vâng, con biết tin này thậm chí biết trước cả cha nữa kia vì từ ba ngày nay con phóng như bay từ Marseille về Paris.

– Ba ngày trước đây! Anh có điên không đấy?

Ba ngày trước Hoàng đế đã đổ bộ đâu.

– Không hề gì, con biết kế hoạch này qua một bức thư gửi cho cha từ đảo Elbe. Nếu bức thư ấy rơi vào tay kẻ khác thì lúc này cha ơi, có lẽ cha đã bị xử bắn rồi.

Người cha của Villefort bật cười.

– Nào, xử bắn! Con thân yêu, con nói mạnh nhỉ! Thế còn cái thư đâu?

– Con đốt rồi vì sợ nhỡ còn sót lại một mẩu giấy: bởi lẽ cái thư ấy là bản án của cha.

– Và sự đổ vỡ tương lai con, Noirtier lạnh lùng trả lời; ừ cha hiểu điều đó, nhưng cha không sợ gì vì có con che chở.

– Cha trông mong vào sự trở về của Hoàng đế ư?

– Ta thừa nhận điều đó.

– Cha lầm rồi, cha ơi, ông ta không đi nổi mười dặm trong nội địa nước Pháp mà không bị truy đuổi, bị vây dồn và bị tóm gọn như một con dã thú.

– Anh bạn thân mến ơi, Hoàng đế lúc này đang trên đường Grenoble, ngày 10 hay 12 sẽ đến Lyon và 20 hoặc 25 là tới Paris.

– Dân chúng sẽ nổi dậy…

– Để đi đón Người.

– ông ấy chỉ có vài người bên mình còn người ta điều động những binh đoàn để chống lại ông ta.

– Để hộ giá Người trở về thủ đô. Hãy tin cha, phía chúng ta cũng biết tin đầy đủ chả kém gì anh, và cảnh sát của chúng ta còn khá hơn của các anh: anh muốn có bằng chứng về điều đó.không? Đó là anh thì muốn giấu ta về chuyến đi của mình, thế mà ta thì lại biết anh đến chỉ sau có nửa giờ tính từ lúc anh vượt qua rào chắn đường vào Paris. Anh không cho ai địa chỉ của mình trừ người đánh xe trạm, thế mà ta lại biết địa chỉ của anh, chứng cớ là ta đến được phòng anh ở.

– Đúng thế, Villefort trả lời và nhìn cha kinh ngạc, đúng thế, con thấy là cha đã được thông báo đầy đủ.

– Này, lạy chúa, sự việc thật đơn giản; những người cầm quyền các anh chỉ có những phương tiện do đồng tiền mang lại còn chúng tôi là kẻ mong chờ quyền lực, chúng tôi có những phương tiện do lòng tận tụy trao cho.

– Lòng tận tụy ư? – Villefort vừa cười vừa nói.

– Phải, lòng tận tụy; người ta gọi nó như thế đấy, gọi một cách trung thực, nỗi khát vọng đang mong chờ.

Và Noirtier đi ra với sự điềm tĩnh không rời ông phút nào suốt cuộc gặp gỡ này.

Villefort ăn xong, trả tiền khách sạn, nhảy lên chiếc xe đã thắng ngựa sẵn, đến Lyon thì được tin Bonaparte sắp vào Grenoble, và giữa những náo động suốt dọc đường, hắn tới Marseille, bị giày vò bởi đủ nỗi bực dọc với những tham vọng và vinh quang đầu tiên xâm nhập vào trái tim.

Ông Noirtier là một nhà tiên tri giỏi và các sự việc tiến triển nhanh như ông dự đoán, Napoléon vào Paris ngày 20 tháng ba năm 1815 cùng với dân chúng nổi dậy dọc đường ông đi qua còn nhà vua thì lại phải lưu vong ở Gand.

Hẳn là Napoléon sẽ cách chức Villefort nếu không có sự bảo trợ của Noirtier lúc này đã trở nên có thế lực lớn trong triều đình mới vì những hiểm nguy ông đã trải qua và những công tích mà ông đã cống hiến.

Mọi nỗ lực của Villefort chỉ thu gọn vào việc ỉm đi cái bí mật mà Dantès suýt nữa đã tiết lộ.

Villefort vẫn còn đứng vững và đám cưới của hắn tuy đã ấn định rồi bây giờ lại hoãn đến khi nào thuận tiện hơn. Nếu Hoàng đế giữ được ngôi báu thì Gérard cần có một liên kết khác và cha hắn sẽ gánh lấy việc vừa ra cho hắn; còn nếu có một cuộc phục hồi lần thứ hai đưa Louis XVIII về Pháp thì ảnh hưởng của ông de Saint – Méran sẽ tăng gấp bội, cả hắn cũng thế, và mối liên kết sẽ trở nên thích hợp hơn bao giờ hết..ạng phó biện lý tạm thời trở thành ông chánh án Marseille. Vào một buổi sáng cửa nhà ông mở ra và người ta báo có ông Morrel đến.

Villefort nhìn ông khách với vẻ như là phải cố mà nhận ra. Thế rồi cuối cùng sau vài giây thăm dò và im lặng, trong khi ông chủ tàu đáng kính cứ xoay đi xoay lại cái mũ trong tay thì hắn nói:

– ông Morrel, tôi không nhầm đấy chứ? Lại gần đây nào, viên chánh án nói tiếp và khoát tay làm một cử chỉ che chở, và hãy nói xem nhờ hoàn cảnh nào mà tôi có vinh dự được ông đến thăm.

– Thưa ông, ông chủ tàu mở đầu và dần lấy lại được lòng tự tin trong khi nói, xin ông nhớ lại cho rằng vài ngày trước khi nghe tin cuộc đổ bộ của Hoàng đế, tôi đã đến để xin ông khoan dung đối với một chàng trai đáng thương, một thủy thủ làm phó thuyền trưởng trên chiếc tàu buồm của tôi tên là Edmond Dantès, chắc ông còn nhớ là anh ta bị buộc tội có liên lạc với đảo Elbe mà mối liên lạc này thời ấy là phạm tội nhưng bây giờ lại là chứng tích để được ưu ái.

Ông phục vụ Louis XVIII lúc đó và ông đã chẳng nương tay với anh ta, thưa ông: đó là nghĩa vụ của ông. Bây giờ ông phục vụ Napoléon, và ông có nghĩa vụ che chở anh ta, đó vẫn là nghĩa vụ của ông nữa. Vậy tôi đến để hỏi ông xem anh ta bây giờ ra sao.

Villefort phải gắng gượng hết sức mình. Hắn mở một cuốn sổ lớn đặt trên một cái giá liền kề, chạy lại một cái bàn rồi lại chạy đến chỗ để hồ sơ rồi quay lại nói với ông chủ tàu:

– Tôi nhớ ra rồi! Đó là một thủy thủ, có phải là sắp lấy một cô gái Catalan không? Phải, phải, ồ! Bây giờ tôi nhớ ra rồi: sự việc rất nghiêm trọng.

– Sao lại thế?

– ông biết cho rằng sau khi ra khỏi chỗ tôi anh ta bị đưa sang nhà lao của tòa án. Lúc đó tôi đã báo cáo lên Paris, tôi đã chuyển các giấy tờ tìm thấy ở anh ta. Đó là chức trách của tôi, còn làm gì hơn được… và tám ngày sau khi bị bắt, người tù được chuyển sang một nhà lao khác.

– Nhưng làm sao mà anh ta vẫn chưa được trở về? Tôi cho rằng điều quan tâm đầu tiên của tòa án chế độ Bonaparte là phải thả ngay những người trước đây đã bị tòa án bảo hoàng tống giam cơ mà.

– Xin đừng lên án bừa bãi, thưa ông Morrel thân mến, Villefort trả lời; mọi việc phải được tiến hành đúng luật. Lệnh tống giam đến từ.thượng cấp, thì cũng phải từ thượng cấp mới có được lệnh trả tự do. Mà Napoléon vừa mới về được có mười lăm ngày. Tôi chỉ có thể cho ông một lời khuyên duy nhất: hãy viết một lá đơn khiếu nại lên ông bộ trưởng Tư pháp.

– ồ thưa ông, chúng tôi biết rõ thế nào là những đơn khiếu nại: ông bộ trưởng mỗi ngày nhận được tới hai trăm cái mà ông ta chưa đọc nổi bốn.

– Vâng, Villefort nói tiếp, nhưng ông ta sẽ đọc một đơn khiếu nại do tôi phê chuyển, do tôi trực tiếp gửi đi.

– Nhưng phải viết cho bộ trưởng như thế nào?

– Ngồi vào đây ông Morrel, Villefort nói và nhường chỗ ngồi của mình cho ông chủ tàu, tôi đọc cho ông chép nhé.

Thế là Villefort đọc lá đơn trong đó vì một mục đích tuyệt vời, đúng là không còn nghi ngờ gì được, hắn thổi phồng lòng yêu nước của Dantès và những thành tích mà anh đã cống hiến cho sự nghiệp khôi phục chế độ Bonaparte; trong lá đơn ấy Dantès trở nên một trong những nhân viên mẫn cán nhất trong cuộc trở về của Napoléon; hẳn là khi thấy một lá đơn như thế, ông bộ trưởng phải thực hiện công lý ngay lập tức nếu như công lý còn chưa được thực hiện.

Đơn khiếu nại đã viết xong, Villefort cất cao giọng đọc lại.

– Thế đấy, hắn nói, và bây giờ xin hãy tin cậy ở tôi.

– Thưa ông, đơn khiếu nại sẽ sớm được gửi đi chứ?

– Ngay trong ngày hôm nay.

Và đến lượt Villefort ngồi vào bàn, hắn ký xác nhận vào một góc lá đơn.

– Bây giờ, thưa ông, xin hãy chờ đợi, Villefort nói tiếp, tôi bảo đảm hoàn toàn.

Sự bảo đảm này mang lại hy vọng cho ông Morrel: ông cáo từ ra về, hoan hỷ vì lòng tốt của ngài biện lý, và đến báo tin cho người cha già của Dantès rằng chẳng bao lâu nữa cụ sẽ được gặp lại con trai mình.

Còn Villefort đáng lẽ gửi đơn đi Paris thì hắn giữ đơn lại trong tay hắn như một của quý vì lá đơn cứu được Dantès hôm nay lại làm hại anh hết sức khủng khiếp một khi, như Villefort giả định, một cuộc phục hồi lần thứ hai xảy đến.

Vậy là Dantès cứ bị tù: khuất lấp trong chiều sâu của hầm tối, anh không hề nghe thấy chút.gì tiếng đổ vỡ long trời của vương triều Louis XVIII và sự sụp đổ còn ghê gớm hơn của đế chế.

Nhưng hắn ta, Villefort đã theo dõi tất cả với con mắt đầy cảnh giác, nghe ngóng tất cả với đôi tai chăm chú. Trong thời kỳ đế chế xuất hiện ngắn ngủi mà người ta gọi là Một Trăm ngày này đã hai lần ông Morrel lại đến nài xin, bao giờ cũng chỉ là xin cho Dantès được tự do, và lần nào cũng vậy, Villefort lại làm yên lòng ông bằng những lời hứa và những hy vọng; thế rồi cuối cùng đến trận Waterloo. ông Morrel không còn xuất hiện ở chỗ Villefort nữa: ông chủ tàu đã làm cho người bạn trẻ của ông tất cả những gì mà một con người có thể làm được, còn dưới vương triều phục hồi lần thứ hai này mà lại còn cố chạy vạy nữa thì chỉ là làm di lụy đến bản thân mình một cách vô ích.

Louis XVIII lại lên ngôi. Đối với Villefort, Marseille vốn đầy ắp những kỷ niệm nay đã biến thành những ân hận cho hắn, nên đã làm đơn và được nhậm chức Biện lý hoàng gia đang khuyết ở Toulouse. Mười lăm ngày sau khi dọn sang chỗ ở mới hắn cưới cô Renée de Saint – Méran có người cha quyền thế lẫy lừng trong triều hơn bao giờ hết.

Cụ già Dantès chỉ còn được nâng đỡ bằng niềm hy vọng, nay bị sự sụp đổ của Hoàng đế làm tiêu tan tất cả.

Sau khi phải xa con năm tháng trời tính đúng từng ngày, gần như đúng cái giờ mà con cụ bị bắt, cụ trút hơi thở cuối cùng trong vòng tay Mercédès.

Ông Morrel chu cấp mọi phí tổn cho đám tang cụ và trả giùm mấy món nợ nhỏ mà cụ đã vay lúc ốm đau..

Bình luận