Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Bảy Năm Sau

Chương 25

Tác giả: Guillaume Musso

Paris

Quận XVIII

Sebastian rời khỏi khách sạn rồi đi bộ xuống đại lộ Junor theo hướng quảng trường Pecqueur. Những ngày cuối tháng Mười, mùa hè được kéo dài thêm. Trong sân hiên các quán cà phê, khách du lịch và cư dân Montmartre phơi mặt cùng những cánh tay trần của họ dưới nắng mặt trời.

Vô cảm trước cảnh yên bình này, Sebastian chỉ nghĩ đến con trai. Vụ sắp xếp không gian điền viên và lãng mạn ở khách sạn càng khiến anh thấy bất ổn. Càng dấn sâu vào chuyện lạ lùng này, anh càng tin chắc rằng một mối nguy hiểm nào đó đang rình rập anh và Nikki. Một mối đe dọa đè nặng mà anh vẫn chưa tìm ra được giải pháp. Nhiều lần anh quay người lại để xem có bị theo dõi không. Có vẻ là không, nhưng làm sao mà chắc chắn được?

Đến quảng trường, anh dừng lại trước một cây rút tiền. Chiếc thẻ Black Card cho phép anh rút 2000 euro, mức tối đa mà cây ATM chấp nhận. Anh nhét tiền vào ví rồi tiếp tục đi đến tận bến Lamarck-Caulaincourt, anh đã nhìn thấy chỗ này khi trên xe từ sân bay về.

Được gắn hai bên hai chiếc cầu thang điển hình của khu Montmartre, lối vào bến tàu điện ngầm này khiến anh nhớ lại bộ phim Số phận kỳ lạ của Amélie Poulain mà anh đã xem trên đĩa DVD cùng Camille. Anh mua một tệp vé rồi tìm bến Barbès-Rocherchouart trên bản đồ. Nằm ở khu vực giáp ranh giữa các quận IX, X, XVIII, bến đó chỉ cách đây vài điểm dừng. Cuống cuồng, anh bỏ qua thang máy mà lao xuống cầu thang bộ xoáy ốc dẫn xuống bến tàu nằm dưới độ sâu hơn hai mươi lăm mét. Anh bắt chuyến tàu đầu tiên đến Mairie-d’Issy, bỏ qua hai trạm dừng rồi, tại Pigalle, anh bắt tàu số 2 và xuống tại Barbès-Rochechouart.

Bến tàu nơi con trai anh bị bắt cóc…

Trên bến, Sebastien đi theo dòng hành khách đến quầy bán vé. Sau khi kiên nhẫn đứng xếp hàng nhiều phút, anh hỏi cô bán vé qua tấm vách ngăn trong suốt, đầu tiên chỉ cho cô ta bức ảnh của Jeremy rồi đoạn phim về vụ tấn công thằng bé mà anh đã sao chép vào điện thoại di động.

– Tôi không thể giúp ông được gì đâu, ông hãy liên hệ với cảnh sát.

Anh năn nỉ, nhưng không gian quá ồn ào và cũng có nhiều người trong hàng đang chờ đợi. Cô bán vé không phải là thiếu thiện chí mà chẳng qua cô ta nói tiếng Anh rất kém, lại không thật sự hiểu điều mà Sebastian muốn ở mình cộng với sự căng thẳng của những người đang nôn nóng đứng kia đã lây sang cô ta. ́p a ấp úng, rốt cuộc cô ta cũng nói được cho Sebastian hiểu ra rằng mấy ngày gần đây, không có dấu hiệu về một cuộc tấn công nào ngoài mấy vụ trộm cướp thường ngày:

– No agression, sir! No agression! Cô nhắc lại.

Nhận ra rằng mình sẽ chẳng biết được gì thêm nữa, Sebastian cảm ơn cô ta rồi rời bến tàu bằng thang cuốn.

Barbès…

Vừa bước lên phố, Sebastian nhận ra một Paris không giống như Paris trong các bức ảnh. Nơi đây, không có người qua đường nào đội mũ bê rê kẹp chiếc bánh mì baguette dưới cánh tay, không có hiệu pho mát hay bánh mì truyền thống ở mỗi góc phố. Đây cũng không còn là Paris của tháp Eiffel hay của Khải Hoàn Môn, mà là một Paris đa sắc tộc, thô ráp và màu mè khiến anh nhớ tới “nồi lẩu văn hóa” ở New York.

Trên vỉa hè, một gã vượt lên trước anh có vẻ hơi sát quá, một gã khác đẩy anh và anh cảm giác có một bàn tay vừa sượt qua mình.

Một tên móc túi!

Trong lúc anh lùi lại để tránh không cho hai gã kia chạm vào túi mình thì một ông lão bán hàng rong tiến lại mời mọc anh mua thuốc lá.

“Marlboro! Marlboro! Ba euro! Ba euro!”

Anh tiến lên vài bước để thoát thân rồi băng qua phố, nhưng màn xiếc y hệt lại tái diễn ở bên này. Khu phố này đầy rẫy những kẻ bán thuốc lá lậu.

“Legend! Marlboro! Ba euro! Ba euro!”

Và không thấy một bóng cảnh sát nào cả…

Anh nhìn thấy một sạp báo bên dưới trụ sắt của đường tàu điện trên không. Lại một lần nữa, anh rút tấm ảnh con trai mình đưa cho người bán báo.

– Tôi tên là Sebastian Larabee. Tôi là người Mỹ. Đây là ảnh con trai tôi, Jeremy. Nó bị bắt cóc tại đây hai hôm trước. Ông có nghe được tin tức gì về thằng bé không?[1]

[1]. Trong nguyên bản, Sebastian nói bằng tiếng Anh. (ND)

Là người gốc Bắc Phi, ông chủ sạp báo đã kinh doan ở ngã tư Barbès-Rochechouart này được hơn ba mươi năm. Là cuốn từ điển sống của khu phố, ông đã học tiếng Anh qua những lần tiếp xúc với khách du lịch và có thể giao tiếp dễ dàng.

– Chưa, tôi chưa từng nghe nói về chuyện này.

– Ông chắc chứ? Ông xem đoạn phim này đi, anh vừa nài nỉ vừa chìa điện thoại ra, trong đó có lưu lại đoạn phim về vụ tấn công Jeremy.

Ông chủ sạp báo chùi cặp kính mắt bằng vạt áo sơ mi rồi chỉnh nó lại ngay ngắn trên mũi.

– Tôi nhìn không rõ lắm, ông than vãn. Màn hình bé quá.

– Ông xem lại lần nữa nhé, làm ơn.

Đám đông dày đặc. Không khí náo nhiệt và ồn ã, Sebastian bị xô đẩy nhiều lần. Chen chúc trên đoạn vỉa hè trước lối ra trạm tàu điện, đám đông những kẻ bán hàng rong lợi dụng chiếm lĩnh luôn mặt đường lát đá giăm nện phía trước quầy báo. “Marlboro! Marlboro! Ba euro! Ba euro!” Điệp khúc rao hàng của họ khiến người ta ong cả đầu.

– Xin lỗi, chuyện này chẳng gợi cho tôi điều gì cả, ông chủ sạp báo vừa nói vừa trả lại điện thoại. Nhưng anh cứ để lại số điện thoại cho tôi. Tôi sẽ hỏi Karim, người làm của tôi, xem liệu cậu ra có nghe được điều gì đó không. Chính cậu ta là người đóng ki ốt vào các thứ Hai mà.

Để cảm ơn ông giá, Sebastian rút ra tập tiền rồi đưa cho ông 50 euro, nhưng ông già cũng có tự trọng chứ.

– Anh cất tiền đi. Và đừng có đi lang thang ở đây nữa, ông già vừa khuyên nhủ anh vừa hất cằm về phía đám ngưới mờ ám đang lượn lờ quanh ki ốt.

Sebastian chìa cho ông danh thiếp trên đó đã gạch chân số di động của anh rồi viết thêm tên và tuổi con trai anh.

– Nếu vụ tấn công đã được ghi hình lại, ông chủ sạp báo nói tiếp, đội an ninh ngành đường sắt sẽ có mặt ngay tức khắc.

– Có đồn cảnh sát nào ở gần đây không?

Ông chủ sạp báo bĩu môi.

– Có đồn Giọt Vàng cách đây hai trăm mét, nhưng đó không phải là nơi hiếu khách nhất thủ đô đâu…

Sebastian gật gật đầu cảm ơn ông ta một lần nữa.

Giờ chưa phải là lúc đến đồn cảnh sát ngay. Anh định quay lại khách sạn thì nảy ra một ý khác.

“Legend! Legend! Ba euro!”

Ở cuối cầu thang của bến tàu điện, những kẻ bán hàng rong hẳn là ngày nào cũng phải đứng chầu chực hàng tiếng đồng hồ. Còn vị trí quan sát nào tốt hơn để có thể biết được hết các động tĩnh trong bến? Có lẽ chính họ chứ không phải cảnh sát mới có nhiều thông tin đáng tìm hiểu hơn!

Bước đi quyết đoán, Sebastian hòa lẫn vào đám đông ồn ào giữa những khác quen và vài khách du lịch đi lạc trên đường tới Montmartre.

“Marlboro! Ba euro!”

Vẫn di chuyển không ngừng, đám bán thuốc lá rong phanh chiếc áo bu dông trên người thật nhanh để trưng ra những túi thuốc lá rẻ tiền. Không phải là những kẻ hung hăng, họ biết cách tạo ra sức ép. Nhất là khi số lượng đông đảo cũng như những điệp khúc liên hồi của họ khiến ai cũng muốn thoát khỏi nơi hỗn độn này càng nhanh càng tốt, nhưng Sebastian vẫn kiên trì đi theo trực giác.

“Marlboro! Ba euro!”

Anh rút ra từ túi bức ảnh của Jeremy rồi giơ ra. Việc đó đã trở thành thói quen!

– Ông nhìn thấy cậu bé này chưa? Ông nhìn thấy cậu bé này chưa?

– Xéo ngay, gã này. Để cho bọn tao làm ăn!

Không nản chí, Sebastian đi lần lượt hết các vỉa hè ở ngã tư Barbès-Rochechouart, chìa ảnh con trai cho từng người bán hàng. Anh đã sắp từ bỏ thì bất chợt nghe thấy một giọng nói rì rầm phía sau lưng:

– Đây là Jeremy, phải không?

Bình luận