Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Bí mật tư duy triệu phú

Kế Hoạch Tài Chính Trong Tâm Thức Bạn Là Gì Và Kế Hoạch Đó Đã Hình Thành Như Thế Nào?

Tác giả: T. Harv Eker

Khi xuất hiện trên đài phát thanh hay truyền hình, tôi nổi tiếng vì thường đưa ra lời khẳng định sau: “Hãy cho tôi 5 phút, tôi có thể tiên đoán tương lai tài chính cho cả cuộc đời còn lại của bạn”.

Bằng cách nào? Qua một cuộc trò chuyện ngắn, tôi có thể xác định được cái gọi là “kế hoạch tài chính và thành công trong tâm thức” của bạn. Mỗi chúng ta đều có kế hoạch tài chính và thành công được cài sẵn trong tiềm

thức. Và bản kế hoạch đó, hơn mọi thứ khác và hơn tất cả những thứ khác kết hợp lại, sẽ quyết định cái đích tài chính của cuộc đời bạn.

Kế hoạch tài chính và thành công trong tâm thức là gì? Tương tự như đối với một ngôi nhà, bản thiết kế của ngôi nhà chính là kế hoạch thành công của ngôi nhà đó. Theo đó, “kế hoạch tài chính trong tâm thức” đơn giản là chương trình được cài đặt trước về cách sống liên quan đến tiền bạc của bạn.

Tôi muốn giới thiệu với bạn một công thức tối quan trọng. Công thức này quyết định cách bạn biến ý muốn thành hiện thực và tạo ra sự thành công về tài chính. Nhiều vị giáo sư đáng kính trong lĩnh vực nghiên cứu tiềm năng con người đã và đang sử dụng công thức này làm nền tảng cho những bài giảng của họ. Được gọi là Quá trình Hiển hiện, công thức đó có dạng như sau:

T F A = R

Nghĩa là:

Suy nghĩ —> Cảm xúc —> Hành động —> Kết quả

Thoughts —> Feelings —> Actions —> Results

Quy Tắc Thịnh Vượng số 4:

Suy nghĩ sinh ra Cảm xúc, Cảm xúc đưa đến Hành động, Hành động tạo ra Kết quả.

Kế hoạch tài chính trong tâm thức bạn là sự kết hợp giữa suy nghĩ, cảm xúc và hành động của bạn trong lĩnh vực tiền bạc.

Vậy Kế hoạch tài chính trong tâm thức bạn hình thành như thế nào? Câu trả lời rất đơn giản. Kế hoạch tài chính trong tâm thức của bạn bao gồm chủ yếu là những thông tin và lập trình bạn nhận được trong quá khứ, đặc biệt là ở thời thơ ấu.

Những ai là nguồn gốc đưa đến sự lập trình này? Đối với hầu hết chúng ta, danh sách đó bao gồm cha mẹ, anh chị em, bạn bè, thầy cô giáo, những nhân vật có quyền lực trong xã hội, các lãnh đạo tôn giáo, những phương tiện thông tin đại chúng, và cả nền văn hóa của bạn nữa. Đó chỉ là một vài tên trong danh sách.

Hãy bàn một chút về khía cạnh văn hóa. Mỗi nền văn hóa có một cách suy nghĩ và tiếp cận khác nhau về vấn đề tiền bạc. Bạn có nghĩ một đứa trẻ vừa sinh ra đã có sẵn thái độ và cảm nhận về tiền? Hay đứa trẻ đó được dạy cách xử lý tiền bạc trong quá trình trưởng thành? Chắc chắn là mọi đứa trẻ đều được dạy cách tư duy và hành động liên quan đến tiền bạc.

Điều ấy là có thật với bạn, với tôi, với tất cả mọi người. Ngay từ khi còn nhỏ, chúng ta đã được dạy cách suy nghĩ và hành động đối với những vấn đề liên quan đến tiền. Những lời chỉ dạy đó dần trở thành phản xạ vô điều kiện và điều khiển bạn suốt cả cuộc đời. Tất nhiên, trừ khi bạn chủ động can thiệp và điều chỉnh các “hồ sơ tài chính” trong trí óc mình. Đây chính là những gì mà chúng ta sẽ thực hiện trong cuốn sách này, việc chúng tôi làm với hàng nghìn người mỗi năm, với cấp độ sâu hơn và mức độ bền vững hơn tại các khóa học Tư Duy Triệu Phú.

Như đã đề cập ở trên rằng suy nghĩ quyết định cảm xúc, cảm xúc đưa đến hành động và hành động tạo ra kết quả. Thế nên ở đây nảy ra một câu hỏi khá thú vị: Suy nghĩ của bạn xuất phát từ đâu? Tại sao bạn lại suy nghĩ khác người ngồi ngay bên cạnh bạn?

Suy nghĩ của bạn bắt nguồn từ “hồ sơ thông tin” bạn có trong những ngăn lưu trữ của trí não bạn. Vậy những thông tin này đến từ đâu? Thông tin này xuất phát từ những lập trình của bạn đã được định hình trong quá khứ. Đúng thế, những khuôn mẫu quá khứ quyết định từng suy nghĩ lóe lên trong trí óc bạn. Do đó, nó thường được nhắc đến như là những suy nghĩ có điều kiện.

Để thể hiện điều này, chúng ta có thể bổ sung “Quá trình Hiển hiện” trên như sau:

P —> T —> F —> A —> R

Thế giới quan trong quá khứ —> Suy nghĩ —> Cảm xúc

—> Hành động —> Kết quả

(Programming —> Thoughts —> Feelings —> Actions

—> Results)

Thế giới quan trong quá khứ của bạn sẽ dẫn đến suy nghĩ, suy nghĩ dẫn dến cảm xúc, cảm xúc dẫn đến hành động, và hành động dẫn đến kết quả.

Vì vậy, giống như bạn có thể làm với máy tính cá nhân: nếu bạn thay đổi nội dung chương trình đã lập sẵn thì bạn đã tạo một bước tiến quan trọng để thay đổi kết quả của mình.

Thế giới quan của chúng ta được tạo ra như thế nào? Cách thức tư duy của chúng ta về mọi lĩnh vực trong cuộc sống, kể cả về tiền bạc, được định hình một cách áp đặt trong quá khứ theo ba cách chính sau đây:

Thông qua lời nói: Bạn đã nghe được những gì khi còn nhỏ?

Làm theo khuôn mẫu: Bạn đã nhìn thấy những gì khi còn nhỏ?

Sự kiện cá nhân cụ thể: Bạn đã trải nghiệm những gì khi còn nhỏ?

Hiểu rõ ba yếu tố khuôn mẫu định hình cách tư duy trên là điều vô cùng quan trọng, vì thế bạn hãy dành thời gian để suy nghĩ và nghiên cứu chúng thật tỉ mỉ, chi tiết.

Trong Phần I của cuốn sách này, bạn sẽ tìm hiểu các yếu tố định hình cách tư duy của mình để vươn đến sự giàu có và thành công.

Yếu tố định hình suy nghĩ thứ nhất: Lời nói

Trước tiên, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về quá trình định hình cách suy nghĩ thông qua những điều ta đã nghe thấy. Từ nhỏ đến khi trưởng thành, bạn đã nghe thấy những gì về tiền bạc, sự sung túc và những người giàu có?

Có phải bạn đã từng nghe những câu như:

• Tiền bạc là nguồn gốc của mọi tội lỗi;

• Hãy dành dụm phòng khi túng thiếu;

• Người giàu rất tham lam;

• Người giàu hay phạm pháp;

• Giàu là tội lỗi;

• Phải làm việc cực nhọc mới có tiền;

• Tiền không phải từ trên trời rơi xuống;

• Bạn không thể vừa giàu vừa có lý tưởng;

• Tiền không thể mua được hạnh phúc;

• Người có tiền nói gì cũng được;

• Tiền của không bao giờ là đủ;

• Người giàu sẽ càng giàu và người nghèo ngày càng nghèo;

• Điều đó không dành cho chúng ta;

• Không phải ai cũng giàu được;

• Không bao giờ đủ;

• Và câu đáng ghét nhất là: Chúng ta không có đủ tiền mua nó!

Trong gia đình tôi ngày trước, mỗi khi tôi hỏi xin tiền cha tôi, ông đều hét toáng lên: “Thân tao làm bằng tiền chắc?”. Tôi đùa lại: “Con ước là như vậy. Con sẽ lấy một cánh tay, một bàn tay thôi, thậm chí là một ngón tay thôi”. Những lúc như vậy, ông không bao giờ cười lấy một lần.

Khúc mắc chính là ở chỗ này. Tất cả những câu nói liên quan đến tiền bạc mà bạn nghe từ khi còn nhỏ vẫn đọng lại trong tiềm thức của bạn, là một phần của kế hoạch tài chính trong tâm thức và chính là cái đang điều khiển cuộc sống tài chính của bạn.

Những khuôn mẫu định hình cách suy nghĩ qua lời nói có sức mạnh cực kỳ lớn. Ví dụ, khi con trai tôi – Jesse – lên ba, nó chạy đến gặp tôi và hồ hởi nói: “Ba ơi, chúng ta đi xem phim Ninza Rùa đi. Ở ngay gần nhà ta này”. Lúc đó tôi không thể lý giải vì sao một đứa trẻ mới lẫm chẫm tập đi lại có thể hiểu về địa lý đến mức biết rằng bộ phim kia đang được chiếu gần nhà. Một vài giờ sau, tôi bắt gặp câu trả lời trong một mẩu quảng cáo về bộ phim ấy trên ti- vi: “Nay bộ phim đã được chiếu ở một rạp gần nhà bạn”.

Một ví dụ khác về sức mạnh của việc định hình suy nghĩ thông qua lời nói là vấn đề chi tiêu của Stephen, một trong những người tham dự khóa học của tôi. Stephen không có khó khăn trong việc kiếm tiền, nhưng luôn khó khăn trong việc giữ tiền.

Vào thời điểm tham dự khóa học, mỗi năm Stephen kiếm được hơn 800.000 đô-la và đã có thu nhập như thế chín năm liền. Thế nhưng anh cứ phung phí, cho mượn hoặc mất, hoặc đầu tư sai lầm hết. Cho dù vì lý do nào thì kết quả cũng là tài sản của anh ta có được rất ít, chính xác là zero!

Stephen nhớ lại lúc anh còn nhỏ, lúc nào mẹ anh cũng bảo: “Những người giàu rất tham lam. Người giàu luôn kiếm tiền trên mồ hôi nước mắt của người nghèo. Con chỉ nên kiếm đủ tiền thôi, chứ nếu nhiều tiền hơn thì con cũng sẽ trở thành đồ lợn như họ thôi”.

Không cần phải là nhà thông thái để nhận ra chuyện gì đã xảy ra trong tiềm thức của Stephen. Không ngạc nhiên rằng anh luôn là người rỗng túi. Anh đã được định hình suy nghĩ thông qua niềm tin của bà mẹ rằng người giàu rất tham lam. Vì thế, trí óc Stephen đã kết nối người giàu với sự tham lam, tức là với cái xấu. Vì không muốn là người xấu, tiềm thức của anh đã không muốn mình là người giàu.

Stephen rất yêu mẹ và không muốn làm bà thất vọng. Thông thường, dựa trên những niềm tin của bà, nếu anh

trở nên giàu có, bà sẽ không tán thành. Vì vậy, việc duy nhất anh có thể làm là tống khứ đi thật nhanh bất kỳ khoản tiền nào vượt mức “vừa đủ xài” để khỏi trở thành “đồ lợn” tham lam!

Đến đây, có thể bạn nghĩ rằng nếu phải chọn giữa sự giàu có và được mẹ (hay bất kỳ người nào khác) tán thành thì đa số mọi người sẽ chọn sự giàu có. Nhưng thực tế khó có thể xảy ra chuyện đó! Trí óc con người không hoạt động theo cách ấy. Chắc chắn giàu có sẽ là một sự lựa chọn hợp lý. Nhưng khi tiềm thức phải lựa chọn giữa một bên là những cảm xúc đã bám rễ sâu xa và một bên là tính hợp lý thì hầu như cảm xúc bao giờ cũng chiến thắng.

 

Quy Tắc Thịnh Vượng số 5:

Khi tiềm thức phải lựa chọn giữa một bên là những cảm xúc đã bám rễ sâu xa và một bên là tính hợp lý thì hầu như cảm xúc bao giờ cũng thắng.

 

Trở lại câu chuyện của chúng ta. Trong chưa tới mười phút áp dụng các kỹ thuật thực hành cực kỳ hiệu quả, kế hoạch tài chính trong tâm thức của Stephen đã hoàn toàn thay đổi. Chỉ hai năm sau, anh đã trở thành triệu phú.

Tại khóa học, Stephen bắt đầu hiểu ra rằng những niềm tin tai hại kia là của mẹ anh, được tạo ra từ những suy nghĩ đã hình thành trong quá khứ của bà, chứ không phải của anh. Sau đó chúng tôi tiến thêm một bước nữa và giúp anh xây dựng một chiến thuật cá nhân sao cho vẫn giữ được sự tán thành của mẹ nếu mình giàu lên. Điều đó cũng khá đơn giản.

Biết mẹ rất thích Hawaii, Stephen liền mua một căn nhà ngay bên bờ biển Maui và đưa mẹ tới đó nghỉ suốt mùa đông. Bà như được ở trên thiên đường, nên anh cũng thế. Đầu tiên, bà thật sự vui mừng khi anh trở nên giàu có và bà tự hào khoe với mọi người về sự hiếu thảo và giàu có của anh. Tiếp theo, anh không còn phải lo cho bà suốt sáu tháng mỗi năm. Thật tuyệt!

Trong cuộc đời mình, sau sự khởi đầu chậm chạp, tôi cũng đã bắt đầu kinh doanh khá hơn, nhưng không bao giờ kiếm được tiền từ chứng khoán. Khi đã biết về kế hoạch tài chính trong tâm thức, tôi nhớ ra khi tôi còn bé hàng ngày sau giờ làm việc cha tôi thường ngồi bên bàn ăn với tờ báo có những trang đăng tin chứng khoán. Cha tôi hay đấm nắm tay lên bàn và kêu: ‘Những cổ phiếu chết tiệt!”. Rồi ông cằn nhằn, nguyền rủa hệ thống ngu xuẩn của thị trường chứng khoán suốt nửa giờ liền. Ông còn nói rằng thế này thì thà cứ đem số tiền ấy đi đánh bạc còn hơn.

Bây giờ, khi bạn hiểu sức mạnh của sự định hình cách suy nghĩ qua lời nói, bạn có còn ngạc nhiên khi tôi không kiếm được xu nào từ chứng khoán? Tôi đã được lập trình để thất bại, được lập trình một cách vô thức để chọn sai cổ phiếu, với giá sai và vào sai thời điểm. Tại sao ư? Vì trong

vô thức khi đánh giá cổ phiếu, kế hoạch trong tiềm thức của tôi đã chọn “những cổ phiếu chết tiệt”!

Có thể nói rằng tôi bắt đầu gặt hái nhiều quả ngọt hơn nhờ bỏ công dọn dẹp đám cỏ dại đang mọc lan trong “khu vườn tài chính” bên trong của tôi. Gần như ngay lập tức sau khi tôi định hình lại cách suy nghĩ của mình, những cổ phiếu mà tôi chọn đã có dấu hiệu khởi sắc, và kể từ đó tôi liên tục thu được những thành công bất ngờ trên thị trường chứng khoán. Chuyện thật khó tin, nhưng khi bạn đã hiểu về tác dụng của kế hoạch tài chính trong tâm thức thì điều đó sẽ không còn gây ngạc nhiên nữa.

Tiềm thức chi phối suy nghĩ của bạn. Suy nghĩ của bạn chi phối quyết định, quyết định chi phối hành động, và cuối cùng hành động chi phối thành quả của bạn.

Có bốn yếu tố chính tạo ra sự thay đổi, trong đó bất kỳ yếu tố nào cũng đều là thiết yếu đối với việc lập trình lại kế hoạch tài chính trong tâm thức của bạn. Những yếu tố này rất đơn giản nhưng mang lại hiệu quả vô cùng lớn lao.

• Yếu tố đầu tiên là Nhận thức: Bạn chỉ có thể thay đổi thứ mà bạn biết chắc nó đang tồn tại.

• Yếu tố thứ hai là Hiểu biết: Khi hiểu được “cách suy nghĩ của mình” bắt đầu từ đâu, bạn sẽ nhận ra rằng nó được định hình từ những yếu tố bên ngoài.

• Yếu tố thứ ba là Sự tách biệt: Một khi nhận ra “cách suy nghĩ” này không phải của mình, bạn có thể tách bản

thân ra khỏi chúng trong thực tại và lựa chọn xem có nên giữ lại hay bỏ chúng đi – dựa vào việc bạn là ai hôm nay, bạn đang ở đâu, và bạn muốn ngày mai mình ở vị trí nào. Bạn có thể quan sát cách suy nghĩ đó và xem xét đúng với thực chất của nó. Phải chăng cách suy nghĩ đó chính là “hồ sơ” thông tin được lưu trữ trong tâm trí bạn từ rất lâu rồi và có thể nó không còn phù hợp hay không còn giá trị đối với bạn nữa?

• Yếu tố thứ tư là Định hình lại suy nghĩ: Chúng ta sẽ đề cập đến quá trình này trong Phần II của cuốn sách, nơi tôi sẽ giới thiệu những “hồ sơ trong tâm trí” tạo nên sự giàu có và thành công.

Nếu bạn muốn đi xa hơn nữa, mời bạn tham dự khóa học Tư Duy Triệu Phú (Millionaire Mind Intensive – MMI). Ở đó bạn sẽ được hướng dẫn thực hiện hàng loạt những kỹ năng thực tế rất hiệu quả để tái thiết tiềm thức của bạn ở mức độ cơ bản và lâu dài – tập cho trí óc của bạn có phản ứng hỗ trợ tích cực về mặt tiền bạc và thành công.

Bây giờ hãy trở lại cuộc thảo luận của chúng ta về sự định hình cách suy nghĩ thông qua lời nói và các bước bạn có thể áp dụng ngay để điều chỉnh lại kế hoạch tài chính trong tâm thức bạn.

Các bước tạo ra sự thay đổi thông qua việc định hình suy nghĩ bằng lời nói

NHẬN THỨC: Viết ra tất cả các câu nói có liên quan đến tiền bạc hay sự sung túc, giàu có và người giàu mà bạn từng nghe được từ khi còn nhỏ.

HIỂU BIẾT: Viết ra mức độ tin tưởng của bạn vào những câu nói này và đánh giá xem chúng đã tác động như thế nào đến đời sống tài chính của bạn hiện nay.

TÁCHBIỆT: Bạn có thể nhận ra rằng những cách suy nghĩ đó chỉ là biểu hiện của những điều bên ngoài mà bạn đã học được và chúng không phải là quan điểm của bạn, không phải là chính con người bạn? Bạn có thể thấy rằng ngay lúc này đây bạn hoàn toàn có cơ hội lựa chọn để thay đổi?

TUYÊN BỐ: Bạn hãy đặt tay lên ngực và nói to…

“Những điều người khác nói với tôi về vấn đề tiền bạc không nhất thiết là đúng. Tôi sẽ chọn cho mình những cách suy nghĩ mới có thể giúp tôi có được hạnh phúc và thành công.”

Rồi bạn đặt tay lên trán và nói…

“Tôi có Tư Duy Triệu Phú!”

Yếu tố định hình suy nghĩ thứ hai: Làm theo khuôn mẫu

Cách thứ hai định hình lối suy nghĩ của chúng ta là làm theo khuôn mẫu. Trong thời niên thiếu của bạn, cha mẹ và những người có ảnh hưởng lên bạn có thái độ như thế nào đối với tiền bạc? Họ quản lý tiền bạc có tốt không? Họ là người tiết kiệm hay phung phí? Họ là nhà đầu tư

khôn ngoan hay không hề quan tâm đến lĩnh vực này? Họ chấp nhận mạo hiểm hay là người bảo thủ? Tiền bạc luôn dồi dào hay thất thường trong gia đình bạn? Gia đình bạn làm ra tiền một cách dễ dàng, hay việc kiếm tiền luôn là một cuộc đấu tranh? Tiền bạc có là nguồn vui trong nhà bạn hay là nguyên nhân của những tranh cãi cay đắng?

Tại sao những thông tin này lại quan trọng như vậy? Có lẽ bạn đã nghe câu này: “Bắt chước như khỉ”. Vâng, con người cũng không khác là bao. Khi còn là những đứa trẻ, chúng ta đã học hỏi hầu như mọi thứ từ thế giới xung quanh bằng cách bắt chước.

Mặc dù phần lớn chúng ta không thích công nhận điều này, nhưng đó hoàn toàn là sự thật trần trụi trong câu châm ngôn cổ: “Quả táo không rơi quá xa gốc cây táo”.

Tôi nhớ câu chuyện về một phụ nữ rán thịt chuẩn bị cho bữa tối. Cô luôn cắt bớt một chút ở hai đầu miếng thịt trước khi rán. Trông thấy vậy, người chồng ngạc nhiên hỏi nguyên nhân. Cô đáp: “Đó là cách mẹ em vẫn thường làm”. Tình cờ hôm ấy mẹ cô đến ăn tối, và họ hỏi bà tại sao bà lại cắt đi hai đầu của miếng thịt trước khi cho vào chảo rán. Bà mẹ đáp: “Bà ngoại các con vẫn làm như vậy”. Thế là họ quyết định gọi điện cho bà ngoại để hỏi tại sao. Câu trả lời của bà ngoại là gì? “Bởi vì cái chảo của bà quá nhỏ”!

Điểm đáng lưu ý ở đây là nói chung, chúng ta hay có xu hướng trở nên giống hệt cha hoặc mẹ mình, hoặc là sự kết hợp của cả hai trong lĩnh vực tiền bạc.

Ví dụ, cha tôi là một doanh nhân trong lĩnh vực xây dựng. Ông thực hiện những dự án bao gồm khoảng một chục đến một trăm căn nhà. Mỗi công trình cần một khoản đầu tư khổng lồ. Cha tôi thường phải dồn vào đó mọi khoản tiền ông có và còn phải vay nặng lãi thêm từ ngân hàng cho đến khi những ngôi nhà được bán hết và tiền mặt chảy về suôn sẻ. Vì vậy, trong khoảng thời gian bắt đầu mỗi công trình, chúng tôi thường không có tiền và thường “ngập đầu” trong nợ nần.

Bạn có thể hình dung là tâm trạng cha tôi không vui vẻ gì trong những khoảng thời gian đó, cũng không còn thái độ hào phóng như ông vốn thế. Nếu tôi hỏi xin tiền ông để mua bất cứ thứ gì, dù chỉ vài xu, câu trả lời của ông thường là: “Tôi là gì hả, người tôi làm bằng tiền chắc?” hoặc “Con có điên không đấy?”. Tất nhiên tôi không được xu nào, và cái mà tôi cảm nhận được là ánh mắt “Đừng bao giờ nghĩ đến việc xin tiền nữa”. Tôi chắc là các bạn cũng biết điều đó.

Kịch bản đó thường kéo dài một hoặc hai năm cho đến khi những căn nhà cuối cùng cũng được bán hết. Khi đó, chúng tôi quay cuồng trong vui sướng và cha tôi trở nên khác hẳn. Ông thật hạnh phúc, dễ thương và cực kỳ hào phóng. Ông có thể đến bên tôi và hỏi xem tôi có cần tiền không. Tôi chỉ muốn “trả” cho ông ánh mắt nọ, nhưng tôi đã không dại dột như vậy nên chỉ nói: “Vâng, cảm ơn cha” và sáng mắt lên.

Cuộc sống thật tuyệt vời… cho đến khi ngày đó đến –

khi cha tôi trở về nhà và thông báo với cả gia đình: “Tôi tìm thấy miếng đất tốt. Chúng ta sẽ lại xây nhà”. Tôi trả lời theo phản xạ tự nhiên: “Tuyệt, thưa cha, chúc may mắn” nhưng tim tôi chìm xuống, biết rằng những ngày gian khó lại bắt đầu.

Công thức đó kéo dài từ khi tôi còn bé cho đến khi tôi 21 tuổi, lúc tôi rời khỏi nhà cha mẹ.

Ở tuổi 21, tôi nghỉ học và trở thành – bạn đoán đúng đấy – nhà thầu xây dựng. Tôi tham gia vài dự án và cũng kiếm được một tài sản nho nhỏ, nhưng rất nhanh sau đó tôi đã mất sạch. Tôi lại lao vào công việc khác và tin là mình đã ở trên đỉnh thế giới lần nữa, để rồi lại đụng đáy một năm sau đó.

Cái công thức thu nhập lên-và-xuống lặp đi lặp lại gần mười năm trước khi tôi nhận ra có thể đó không phải do loại hình công việc tôi đã chọn, không phải do đối tác tôi đã làm chung, không phải do tình trạng của nền kinh tế hay do tôi đã quyết định rút ra sớm quá khi mọi việc đang tiến triển tốt. Cuối cùng tôi cũng nhận thấy có thể – chỉ có thể thôi – tôi đã sống một cách vô thức theo công thức thu nhập lên-và-xuống của cha tôi.

Tất cả những gì tôi có thể nói là, nhờ tôi học được những điều các bạn sẽ học trong sách này mà tôi đã có thể điều chỉnh lại bản thân, vượt ra khỏi các khuôn mẫu thu nhập “lên-xuống” đó để có nguồn thu nhập bền vững và luôn tăng trưởng. Ngày nay, mong muốn thay đổi của tôi vẫn còn thôi thúc, mặc dù mọi thứ đang rất tốt đẹp. Nhưng hiện giờ trong đầu tôi là những bộ hồ sơ tâm thức hoàn toàn khác đang theo dõi cảm xúc đó và nói: “Cảm ơn đã chia sẻ. Còn giờ chúng ta hãy tập trung và quay lại với công việc”.

Ví dụ khác từ một trong những cuộc hội thảo của tôi tổ chức ở Orlando, Florida. Như thường lệ, trong khi mọi người đổ dồn lên sân khấu để xin chữ ký và nói lời chào, cảm ơn hoặc vài câu gì đó, tôi chợt chú ý đến một người đàn ông bởi vì ông có vẻ như đang khóc. Ông thở một cách nặng nhọc và liên tục lau nước mắt bằng khăn mùi-xoa. Tôi hỏi xem liệu có thể giúp gì cho ông không. Ông nói: “Tôi năm nay đã 63 tuổi rồi. Tôi thường xuyên đọc sách và tham gia các buổi hội thảo Tôi đã gặp nhiều diễn giả và cố gắng áp dụng những gì họ chỉ bảo. Tôi đã thử mua cổ phiếu, đầu tư vào bất động sản, tham gia hàng tá lĩnh vực kinh doanh khác nhau. Tôi thậm chí còn quay lại trường đại học và lấy được tấm bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh. Tôi có nhiều kiến thức hơn mười người bình thường cộng lại, vậy mà tôi chưa bao giờ làm được như vậy trong kết quả tài chính. Tôi thường có sự khởi đầu thuận lợi nhưng luôn kết thúc với hai bàn tay trắng. Suốt những năm đó tôi không hiểu tại sao mình lại như vậy. Tôi nghĩ mình thật vô dụng, tôi là lão già ngu ngốc… cho đến tận hôm nay”.

“Cuối cùng, sau khi nghe những phân tích của anh, và làm theo các bước của quá trình, tôi chợt hiểu ra một điều. Tôi đã không làm gì sai cả. Chỉ vì kế hoạch tài chính trong tâm thức của cha tôi đã ăn sâu vào đầu tôi và trở thành trở ngại của tôi. Cha tôi đã trải qua thời kỳ khó khăn nhất của cuộc Đại suy thoái. Mỗi ngày ông đều phải cố tìm việc làm hoặc bán hàng gì đó, nhưng ông vẫn thường trở về tay không. Tôi ước gì mình hiểu về quá trình định hình suy nghĩ qua khuôn mẫu từ 40 năm trước. Thật là phí biết bao thời gian, biết bao công sức học hành và bao kiến thức gom nhặt được!”. Ông khóc thành tiếng.

Tôi đáp: “Kiến thức ông học được sẽ không phí, nó chỉ được giữ lại và chờ cơ hội để phát huy hiệu quả. Nay ông đã có một kế hoạch tài chính thành công trong tâm thức thì mọi thứ mà ông từng học sẽ hữu dụng và ông sẽ tiến rất nhanh đến thành công”.

Nhẹ lòng vì được chia sẻ, ông thở sâu hơn. Rồi một nụ cười rạng rỡ xuất hiện trên gương mặt của ông. Ông ôm rất chặt vai tôi và nói: “Cảm ơn, cảm ơn anh rất nhiều”. Lần cuối tôi biết tin ông thì tất cả đều tốt đẹp: số tài sản ông tích lũy trong vòng mười tám tháng gần đây được nhiều hơn cả mười tám năm trước đó cộng lại. Tôi rất vui mừng!

Như vậy, dù bạn có mọi kiến thức và kỹ năng nhưng nếu “kế hoạch trong tâm thức” của bạn không được cài đặt để thành công, thì chắc chắn bạn sẽ gặp phải thất bại thảm hại.

Chúng tôi thường có những học viên mà cha mẹ họ đã trải qua Thế chiến thứ II hoặc sống trong thời kỳ Đại suy thoái kinh tế. Họ thường bị sốc khi hiểu ra sự tác động từ những kinh nghiệm của cha mẹ đã tạo nên niềm tin và thói quen của họ về tiền bạc đến thế nào. Một số thì tiêu xài như điên bởi vì “bạn có thể dễ dàng mất hết tiền bạc, vậy hãy tận hưởng nó khi bạn còn có thể”. Một số khác thì ngược lại: họ giữ khư khư những đồng tiền của mình và “tiết kiệm cho những lúc khó khăn”.

Một lời tỉnh táo: Tiết kiệm cho những lúc khó khăn có thể là một ý tưởng tốt, nhưng nó có thể gây nên nhiều vấn đề lớn. Một trong những nguyên tắc chúng tôi dạy (trong một khóa học khác) là Sức mạnh của Mục đích. Nếu bạn tiết kiệm tiền bạc cho những ngày khó khăn, bạn sẽ nhận được gì? Những ngày khó khăn! Thay vì tiết kiệm cho những ngày khó khăn, hãy tập trung vào việc tiết kiệm cho những ngày hạnh phúc hoặc cho ngày bạn giành được tự do tài chính. Khi đó, theo tinh thần của Luật Sức mạnh của Mục đích, bạn sẽ nhận được chính xác những ngày hạnh phúc.

Phần trên chúng ta đã nói rằng phần lớn mọi người đều chịu ảnh hưởng của cha hoặc mẹ, hoặc cả hai, trong những vấn đề tiền bạc; nhưng vẫn có trường hợp ngược lại. Một số lại khác hẳn cha mẹ trong vấn đề tiền bạc. Tại sao vậy? Có phải sự giận dữ và nổi loạn lên tiếng? Thật ra, tất cả phụ thuộc vào việc bạn tiếp nhận và phản ứng như thế nào trước cách sống của cha mẹ mình.

Tiếc thay, vì còn nhỏ nên chúng ta không thể nói với cha mẹ mình: “Cha mẹ ngồi xuống đi. Con có việc muốn nói với cha mẹ. Con không thích cách cha mẹ quản lý tiền bạc hay quản lý cuộc sống như thế. Vì vậy, khi con lớn lên, con sẽ làm theo cách khác. Con hy vọng cha mẹ sẽ hiểu. Con chúc cha mẹ ngủ ngon và có những giấc mơ đẹp”.

Không, sự việc không thể diễn ra như thế. Thay vào đó, khi “tức nước vỡ bờ” thì chúng ta thường sẽ bùng nổ và tuôn ra những câu đại loại như: “Con ghét cha mẹ! Con sẽ không bao giờ giống cha mẹ. Khi lớn lên, con sẽ giàu có. Và con sẽ có bất cứ thứ gì con muốn dù cha mẹ có thích hay không!”. Và chúng ta chạy về phòng riêng, đóng sầm cửa lại, rồi làm nhàu nát chăn gối hay đập phá bất cứ thứ gì cốt để giải tỏa sự ức chế, của mình.

Nhiều người xuất thân từ những gia đình nghèo khó đã tỏ ra oán giận và không chấp nhận cuộc sống bần hàn đó. Họ bỏ nhà ra đi và làm mọi cách để trở nên giàu có, hay ít nhất là họ có động lực để vượt ra khỏi cảnh khốn khó. Nhưng đâu đó vẫn tồn tại một trục trặc tưởng chừng rất nhỏ mà hóa ra lại lớn vô cùng. Dù những người này đã thật sự giàu có hay họ vẫn đang làm việc hết sức mình để trở nên giàu có thì họ cũng không thực sự hạnh phúc. Tại sao? Nguyên nhân là bởi động lực kiếm tiền của họ xuất phát từ sự oán giận và sự phản ứng. Vì thế, trong tâm trí họ, tiền bạc gắn với sự giận dữ, và khi những người này càng kiếm được nhiều tiền thì sự giận dữ trong họ lại càng lớn.

Cuối cùng, họ tự nói với mình: “Tôi đã quá mệt mỏi vì giận dữ và căng thẳng. Tôi chỉ muốn bình yên và hạnh phúc”. Họ hỏi tâm trí của họ – “chủ thể” tạo ra sự liên kết giữa tiền bạc với nỗi tức giận – “Phải xử lý tình huống này như thế nào?”. Tâm trí họ trả lời: “Nếu muốn rũ bỏ sự tức giận đó, bạn sẽ phải rũ bỏ mớ tiền bạc kia”. Và thế là từ trong tiềm thức của mình, họ đã quyết định sẽ vứt bỏ tiền bạc.

Họ nhanh chóng “hiện thực hóa” quyết định đó bằng những khoản chi tiêu thật lớn, tiến hành vài vụ đầu tư sai lầm hay tiêu pha vô độ, hoặc họ phá hoại thành quả của mình theo một cách nào đó đại loại như vậy. Thực tế này sẽ không quan trọng nếu họ cảm thấy mình hạnh phúc. Nhưng có thật thế không? Không! Thật ra là giờ đây cuộc sống của họ càng trở nên tồi tệ hơn trước, bởi vì họ không chỉ giận dữ mà còn vừa giận dữ vừa túng quẫn. Đó là vì họ đã từ bỏ không đúng thứ cần phải từ bỏ!

Họ đã rũ bỏ tiền bạc thay vì sự giận dữ, từ bỏ phần hoa trái thay vì thay đổi phần gốc rễ. Trong khi đó, vấn đề thật sự là, và luôn luôn là, nỗi giận dữ giữa họ với cha mẹ mình. Và khi nào nỗi giận đó còn chưa được giải tỏa thì họ vẫn sẽ không bao giờ thật sự hạnh phúc hay bình yên, bất kể họ giàu hay nghèo.

Lý do hay động cơ để bạn kiếm tiền cũng như tạo ra sự thành công là rất quan trọng. Nếu động cơ kiếm tiền hay thành công của bạn xuất phát từ những nguyên nhân không tích cực như nỗi sợ hãi, giận dữ, hay nhu cầu chứng tỏ bản thân thì tiền bạc sẽ không bao giờ mang lại cho bạn cảm giác hạnh phúc.

 

Quy Tắc Thịnh Vượng số 6:

Nếu động cơ kiếm tiền hay thành công của bạn xuất phát từ những nguyên nhân không tích cực như sợ hãi, giận dữ, hay nhu cầu chứng tỏ bản thân thì tiền bạc sẽ không bao giờ mang lại cho bạn cảm giác hạnh phúc.

 

Tại sao vậy? Bởi vì bạn không thể giải quyết những vấn đề trên bằng tiền bạc. Lấy nỗi sợ hãi làm ví dụ. Trong giờ giảng của mình, tôi thường hỏi cả khán phòng: “Bao nhiêu người trong các bạn cho rằng nỗi sợ hãi là động lực chính cho sự thành công?”. Không nhiều người giơ tay. Tuy nhiên, khi tôi hỏi tiếp: “Bao nhiêu người trong các bạn coi sự an toàn là động lực chính cho thành công?” thì hầu như tất cả mọi người đều giơ tay. Nhưng bạn thử ngẫm xem: Có phải sự an toàn và nỗi sợ hãi đều có cùng một xuất phát điểm? Tìm kiếm sự an toàn là do ta cảm thấy có sự không an toàn, và nỗi sợ cũng bắt nguồn từ sự không an toàn.

Vậy thì nhiều tiền hơn có thể xua đi nỗi sợ hãi không? Đó chỉ là mơ ước của bạn mà thôi! Câu trả lời là hoàn toàn không. Tại sao? Bởi vì tiền bạc không phải là gốc rễ của vấn đề. Gốc rễ là nỗi sợ hãi. Tình hình còn tồi tệ hơn nếu sự sợ hãi không chỉ là vấn đề mà còn là một thói quen. Khi

đó, việc kiếm được nhiều tiền hơn sẽ chỉ làm thay đổi nỗi sợ của chúng ta mà thôi. Khi túng quẫn đa số chúng ta đều lo sợ rằng mình không bao giờ kiếm ra tiền nữa. Tuy nhiên khi đã kiếm ra tiền rồi thì nỗi sợ hãi của chúng ta lại biến thành: “Điều gì sẽ xảy ra nếu tôi đánh mất những thứ tôi đã có?”, hoặc “mọi người đều muốn thứ tôi đang có”, hoặc “tôi là con bò mộng cho sở thuế làm thịt đây”. Tóm lại, trừ khi chúng ta hiểu được căn nguyên của vấn đề và làm tan biến nỗi sợ hãi, còn không thì chẳng số tiền nào có thể giúp được.

Tất nhiên, nếu được lựa chọn, phần lớn chúng ta sẽ chọn thà có tiền và lo lắng mất tiền còn hơn là hoàn toàn không có tiền, nhưng không có lựa chọn nào là cách sống sáng suốt cả.

Với những người bị nỗi sợ hãi chi phối, họ bị thôi thúc phải thành công về mặt tài chính chỉ để chứng tỏ với xã hội rằng mình “dư dả”. Chúng ta sẽ bàn chi tiết về điều này trong Phần II của quyển sách, nhưng bây giờ bạn chỉ cần nhận thức rằng không có khoản tiền nào có thể khiến bạn cảm thấy “khác đi” cả.

Sự sợ hãi cũng khiến cho việc “luôn phải chứng tỏ mình” trở thành một thói quen, một cách sống quen thuộc đến nỗi thậm chí bạn không hề nhận ra rằng nó đang điều khiển bạn. Bạn tự cho mình là người sống có mục đích, có quyết tâm, quyết đoán, v.v. mà không nhận ra động cơ sâu xa đang điều khiển mình chính là nỗi sợ hãi.

Đối với những người bị ám ảnh phải chứng tỏ mình “dư dả” thì không có khoản tiền nào có thể làm dịu nỗi đau của vết thương lòng. Vết thương này khiến cho mọi của cải đều là “không đủ” trong cuộc đời họ. Không có khoản tiền nào, hay bất cứ điều gì khác liên quan tới vấn đề tài chính là đủ đối với những người cảm thấy chưa đủ hài lòng với chính bản thân mình.

Tất cả là do bản thân bạn. Hãy nhớ, thế giới bên ngoài phản ánh “thế giới bên trong” của bạn. Nếu bạn tin là mình thiếu thốn, bạn sẽ tạo ra thực tế rằng bạn sẽ nghèo khó. Mặt khác, nếu bạn tin là mình giàu có thì bạn sẽ tạo ra sự sung túc. Tại sao?

Bằng cách tách rời động cơ tài chính ra khỏi sự giận dữ, sợ hãi và cả nhu cầu chứng tỏ bản thân, bạn hoàn toàn có thể thiết lập những mối quan hệ mới để trở nên giàu có thông qua mục đích, sự đóng góp và niềm vui. Theo cách ấy, bạn sẽ không bao giờ phải từ bỏ tiền bạc của mình để mong đổi lấy hạnh phúc.

Làm kẻ nổi loạn hay đối lập với cha mẹ không phải bao giờ cũng là vấn đề. Ngược lại, nếu bạn là kẻ nổi loạn (thường là trường hợp của người con thứ trong nhà) và cha mẹ bạn không có thói quen tiền bạc tốt, rất có thể việc làm ngược lại với họ là điều tốt. Còn nếu cha mẹ bạn là những người thành công và bạn nổi loạn chống lại họ, bạn sẽ gặp những rắc rối tài chính lớn.

Dù sao thì điều quan trọng nhất là bạn phải nhận ra mối quan hệ giữa bản tính của bạn và cách ứng xử của cha mẹ bạn trong lĩnh vực tiền bạc.

Các bước tạo ra sự thay đổi thông qua định hình suy nghĩ bằng cách làm theo khuôn mẫu

NHẬN THỨC: Quan sát cách cư xử, thói quen của cha mẹ hay những người thân có ảnh hưởng đến bạn trong quá khứ về vấn đề tiền bạc và sự giàu có. Hãy viết ra mức độ tương đồng hay đối lập giữa bạn và họ.

HIỂU BIẾT: Liệt kê những ảnh hưởng của hành động làm theo những khuôn mẫu đó (bắt chước người khác) đối với đời sống tài chính của bạn.

TÁCH BIỆT: Bạn nhận ra rằng cách cư xử đó là do bạn bị ảnh hưởng từ những yếu tố, khuôn mẫu bên ngoài, chứ nó không thuộc về bản chất của bạn. Ngay từ lúc này đây, bạn có thể lựa chọn để trở nên khác biệt.

TUYÊN BỐ: Bạn hãy đặt tay lên ngực và nói to…

“Đối với những quan điểm về tài chính, trước giờ tôi chỉ làm theo người khác. Ngay từ bây giờ tôi sẽ làm theo cách của tôi.”

Rồi bạn đặt tay lên trán và nói…

“Tôi có Tư Duy Triệu Phú!”

Yếu tố định hình suy nghĩ thứ ba: Những sự kiện (tình huống) đặc biệt

Chúng ta bị tác động rất mạnh từ những sự kiện cá nhân đặc biệt mà ta đã trải qua, và đây chính là yếu tố cơ bản thứ ba góp phần định hình suy nghĩ của mỗi người. Khi còn nhỏ, bạn đã có những trải nghiệm gì liên quan đến tiền bạc, sự giàu có và những người giàu có? Những ấn tượng này có ý nghĩa vô cùng quan trọng bởi vì chúng sẽ bồi đắp và củng cố niềm tin của bạn – hay đúng ra là tạo ra ảo tưởng của bạn, những cái mà ngày nay bạn đang vô thức tuân theo.

Tôi xin đưa ra một ví dụ. Josey, một học viên của tôi, là y tá phòng mổ. Thu nhập của cô rất khá, nhưng cô luôn tiêu hết số tiền kiếm được. Khi tìm hiểu thêm, Josey nhớ lại năm lên 11 tuổi cô cùng chị gái đã phải chứng kiến cảnh cha mẹ cô lớn tiếng cãi nhau về vấn đề tiền bạc trong một nhà hàng Trung Quốc. Lúc đó cha cô đứng dậy, đấm tay lên bàn và quát rất to. Gương mặt ông đỏ bừng rồi chuyển sang tái mét và ông ngã vật xuống sàn nhà vì lên cơn đau tim. Cô đã được học cách sơ cấp cứu ở trường nên đã cố áp dụng để cứu cha mình. Nhưng vô ích, cha cô đã qua đời trên tay cô.

Thế là kể từ ngày ấy, trong tâm trí của Josey, tiền luôn gắn liền với nỗi đau. Không có gì lạ khi đến tuổi trưởng thành, cô luôn vô thức rũ bỏ hết tiền bạc của mình để thoát khỏi nỗi đau. Một chi tiết thú vị là cô đã chọn nghề y tá.

Tại sao? Có thể là vì cô vẫn còn đang cố gắng cứu cha mình?

Tại khóa học, chúng tôi đã giúp Josey xác định kế hoạch tài chính cũ trong tâm thức của cô và sửa chữa, điều chỉnh lại. Giờ đây cô đã trở nên tự do về mặt tài chính. Cô không còn làm y tá nữa, không phải vì cô đã chán công việc của mình, mà vì cô bước vào nghề y vì một lý do sai lầm. Giờ đây, cô đã là một chuyên gia hoạch định tài chính, vẫn giúp đỡ mọi người, nhưng lần này là để tìm hiểu thế giới quan trong quá khứ của họ đã chi phối mọi mặt trong đời sống tài chính của họ như thế nào.

Và đây là một ví dụ khác, là chuyện gia đình tôi. Năm vợ tôi lên tám tuổi, có lần khi nghe tiếng chuông lanh lảnh của xe kem bên đường, cô ấy hỏi xin mẹ 25 xu. Mẹ cô đáp: “Xin lỗi, con gái. Con hỏi xin ba ấy. Ba quản lý tiền mà”. Thế là vợ tôi đi hỏi xin cha. Ông đưa cô 25 xu. Cô chạy đi mua kem và vui vẻ trông thấy.

Hết tuần này đến tuần khác, sự việc cứ thế lặp đi lặp lại nhiều lần nữa. Vậy vợ tôi đã học được gì về chuyện tiền bạc?

Trước hết, đàn ông là người quản lý chuyện tiền nong trong gia đình. Thế nên, sau khi chúng tôi kết hôn, theo bạn cô ấy sẽ trông chờ gì ở tôi? Đúng rồi: tiền. Và tôi phải nói với bạn rằng cô ấy không còn chỉ hỏi xin 25 xu nữa, con số ấy giờ đã tăng lên!

Thứ hai, cô ấy học được rằng phụ nữ không cần có tiền. Nếu mẹ cô ấy không có tiền thì tất nhiên đó cũng là cách sống của cô ấy. Để củng cố cách sống đó, từ trong tiềm thức, cô ấy luôn loại trừ tất cả tiền bạc. Nếu bạn đưa

100 đô-la thì cô ấy tiêu hết 100 đô-la, nếu bạn đưa 1.000 đô- la thì cô ấy sẽ tiêu hết 1.000 đô-la. Rồi cô ấy tham gia một lớp học của tôi và học được kỹ thuật dùng đòn bẩy kinh tế. Tôi đưa cô 2.000 đô-la, cô tiêu hết 10.000 đô-la! Tôi cố gắng giải thích: “Không, em yêu, dùng đòn bẩy kinh tế nghĩa là chúng ta phải là người nhận được số tiền 10.000 đô-la, chứ không phải là tiêu mất số tiền đó”. Nhưng có vẻ như cố gắng của tôi vô ích.

Đề tài duy nhất khiến chúng tôi thường xuyên cãi nhau là tiền bạc. Có lúc nó suýt làm cho cuộc hôn nhân của chúng tôi đổ vỡ. Lúc đó chúng tôi chưa biết rằng nguyên nhân là do mỗi người nhìn nhận vấn đề tài chính theo một cách khác nhau. Đối với vợ tôi, tiền có nghĩa là niềm vui thích tức thời (như việc ăn kem hồi nhỏ vậy). Còn tôi, hoàn toàn ngược lại, tôi lớn lên với niềm tin rằng tiền bạc phải được tích lũy để làm phương tiện tạo ra tự do.

Trong quan niệm của tôi, mỗi khi vợ tôi tiêu tiền thì đó không phải là cô đã tiêu pha đơn thuần, mà là cô ấy đang tiêu tán chính sự tự do trong tương lai của chúng tôi. Còn đối với vợ tôi thì sao? Mỗi khi tôi ngăn không cho cô ấy tiêu tiền thì cô ấy lại cho rằng tôi đang tước đi niềm vui thích trong đời cô ấy.

Câu chuyện thành công của Deborah Chamitoff

Người gửi: Deborah Chamitoff

Người nhận: T. Harv Eker Nội dung: Tự do tài chính! Chào Harv,

Bây giờ tôi đã có 18 nguồn thu nhập thụ động và tôi không cần VIỆC LÀM nữa. Vâng, tôi đã giàu có, nhưng quan trọng hơn, cuộc sống của tôi giờ đây thật phong phú, vui vẻ và đầy hạnh phúc! Nhưng không phải lúc nào mọi thứ cũng diễn ra như thế.

Tiền bạc đã từng là gánh nặng của tôi. Tôi ủy thác cho những người xa lạ quản lý các công việc tài chính để khỏi phải dính dáng đến nó. Khi xảy ra sự sụp đổ của thị trường chứng khoán mới đây, tôi gần như mất sạch. Vậy mà thậm chí tôi còn không nhận ra điều đó cho đến lúc đã quá muộn.

Tôi mất tiền, nhưng quan trọng hơn là tôi đã đánh mất cả sự tôn trọng đối với bản thân. Đờ đẫn vì sợ hãi, xấu hổ và tuyệt vọng, tôi cố xa lánh mọi người và mọi thứ xung quanh. Tôi tiếp tục tự dằn vặt như thế cho tới khi tôi đến với khóa học Tư Duy Triệu Phú của anh.

Trong mấy ngày cuối tuần biến động đó, tôi đã giành lại năng lượng của mình và quyết định sẽ tự kiểm soát tương lai tài chính của mình. Tôi thực hiện lời tuyên bố về sự thịnh vượng và tha thứ cho bản thân vì những sai lầm trong quá khứ, thực sự tin tưởng rằng tôi xứng đáng được giàu có.

Hiện nay tôi thực sự vui thích với việc quản lý tiền bạc của mình! Tôi đã hoàn toàn có được sự tự do về tài chính và tôi biết mình sẽ luôn luôn như thế bởi vì tôi đã có Tư duy Triệu phú!

Cảm ơn anh, Harv. Cảm ơn…

May mà chúng tôi đã học được cách thay đổi kế hoạch tài chính trong tâm thức của mình, và quan trọng hơn là đã tạo ra một kế hoạch tài chính chung phù hợp cho gia đình.

Tất cả điều này có hiệu quả không? Để tôi nói bạn nghe: Tôi đã chứng kiến ba sự kiện kỳ diệu trong đời:

1. Sự ra đời của con gái tôi;

2. Sự ra đời của con trai tôi;

3. Việc vợ tôi và tôi không cãi nhau vì tiền bạc nữa! Các con số thống kê đã chỉ ra rằng tiền bạc chính là

nguyên nhân số 1 gây nên sự đổ vỡ trong phần lớn các mối quan hệ. Nhưng lý do đằng sau những cuộc chiến về tiền bạc không phải là bản thân đồng tiền, mà vì kế hoạch tài chính trong tâm thức của các bên không trùng khớp với nhau. Vấn đề không nằm ở chỗ bạn có bao nhiêu tiền, song nếu kế hoạch tài chính trong tâm thức bạn không khớp với đối tác của bạn trong từng mối quan hệ nhất định thì bạn sẽ gặp rắc rối lớn đấy. “Định lý” này đúng với những cặp vợ chồng đã cưới nhau, những cặp đang hẹn hò, với các quan hệ gia đình và nhất là với các đối tác làm ăn.

Chìa khóa ở đây là bạn phải hiểu rõ rằng bạn cần quan

tâm xử lý các kế hoạch tài chính trong tâm thức, chứ không phải tiền bạc. Khi đã hiểu được kế hoạch tài chính trong tâm thức của một người nào đó, bạn hoàn toàn có thể hợp tác với người đó theo cách có lợi cho cả hai.

Bạn có thể bắt đầu bằng nhận thức rằng kế hoạch tài chính trong tâm thức của đối tác có thể không hoàn toàn giống như bạn. Thay vì buồn rầu, hãy chọn cách tìm hiểu họ. Hãy làm tất cả có thể để làm rõ cái gì là quan trọng đối với đối tác của bạn trong lĩnh vực tiền bạc rồi xác định động cơ hành động của họ. Bằng cách đó, bạn sẽ xử lý gốc rễ vấn đề thay vì chỉ quan tâm đến hoa trái. Điều này khiến cho sự hợp tác trở nên hiệu quả.

Một trong những điều quan trọng nhất bạn sẽ học được, nếu bạn quyết định tham gia khóa học Tư Duy Triệu Phú, là làm sao nhận ra kế hoạch tài chính trong tâm thức của mình và đối tác của bạn, cũng như làm sao tạo ra kế hoạch mới chung cho cả hai để giúp cho sự hợp tác thực sự được như các bên mong muốn. Nếu làm được như vậy thì đó là một sự giải thoát, vì nó loại trừ một trong những lý do lớn nhất gây nên đau đớn cho phần lớn mọi người.

Các bước tạo ra sự thay đổi thông qua định hình suy nghĩ bằng những sự kiện cá nhân cụ thể

Đây là bài tập bạn có thể thực hiện cùng với đối tác của mình. Hãy cùng thảo luận những câu chuyện liên quan đến tiền bạc mà mỗi người tích lũy được – những điều bạn nghe được từ bé, những khuôn mẫu tài chính trong gia

đình mà bạn đã noi theo, và những sự kiện đầy cảm xúc đã xảy ra với bạn. Và cũng cần tìm hiểu xem tiền có ý nghĩa như thế nào với đối tác của bạn. Đó là sự vui thích, sự tự do, hay sự an toàn, hay địa vị? Điều đó sẽ giúp bạn xác định kế hoạch tài chính trong tâm thức hiện tại của cả đôi bên, đồng thời giúp bạn khám phá nguyên nhân có thể gây bất đồng trong lĩnh vực này.

Tiếp theo, hãy thảo luận một kế hoạch tài chính mới, nhưng không phải là của riêng cá nhân nào nữa, mà của chung tất cả. Hãy thống nhất các quan điểm và mục tiêu chung liên quan đến tiền bạc và thành công. Sau đó, hãy lập danh sách các thái độ và hành động mà cả hai cùng nhất trí làm theo, rồi dán chúng lên tường. Nếu có tranh cãi xảy ra thì các bên đều phải nhẹ nhàng nhắc nhở nhau về những gì các bạn đã cùng quyết định trong tâm trạng thoải mái, sáng suốt, không bị cảm xúc cũng như các kế hoạch tài chính trong tâm thức chi phối.

NHẬN THỨC: Phân tích một sự việc cụ thể gây nhiều cảm xúc mà bạn đã trải qua xoay quanh vấn đề tiền bạc khi bạn còn nhỏ.

HIỂU BIẾT: Viết ra những tác động mà sự việc này có thể đã gây ra đối với đời sống tài chính hiện nay của bạn.

TÁCH BIỆT: Bạn nhận ra rằng cách xử sự này chỉ là kết quả của việc tiếp thu một cách thụ động chứ không phải là bản chất của bạn. Hiện tại bạn hoàn toàn có quyền lựa chọn cách hành xử khác.

TUYÊN BỐ: Bạn hãy đặt tay lên ngực và nói to…

“Tôi đã loại bỏ những ảnh hưởng không tích cực từ những trải nghiệm quá khứ liên quan đến tiền. Kể từ bây giờ, tôi sẽ tạo ra tương lai mới của mình, giàu có và thành công.”

Rồi bạn đặt tay lên trán và nói…

“Tôi có Tư Duy Triệu Phú!”

Vai trò của Kế hoạch tài chính trong tâm thức

Bây giờ, đã đến lúc trả lời “câu hỏi triệu đô-la”. Kế hoạch tài chính và thành công trong tâm thức của bạn là gì, và nó đã vô thức đưa bạn đến những kết quả ra sao? Nó được cài đặt để đưa bạn đến thành công, đến cuộc sống tầm thường hay đến tình trạng thất bại về tài chính? Bạn được lập trình để đánh vật với tiền bạc hay để kiếm tiền một cách dễ dàng?

Bạn được lập trình để có thu nhập ổn định hay không ổn định? Hẳn bạn đã nghe câu nói: “Đầu tiên bạn đã có, rồi bạn lại không có, sau đó bạn lại có, rồi lại không có”. Chuyện đó thường xuyên xảy ra và dường như căn nguyên của sự biến động trái ngược này xuất phát từ thế giới bên ngoài. Ví dụ: “Tôi có một công việc được trả lương khá hậu, nhưng sau đó công ty giảm biên. Thế là tôi lập doanh nghiệp của riêng mình và mọi thứ có vẻ đều tốt đẹp, nhưng rồi thị trường chững lại. Công việc kinh doanh

tiếp theo của tôi rất khấm khá, nhưng sau đó đối tác của tôi bỏ đi, v.v và v.v.”. Bạn đừng để mình bị đánh lừa, đó chính là do kế hoạch tài chính trong tâm thức của bạn tác động đấy!

Bạn được lập trình để có thu nhập cao, trung bình hay thấp? Bạn có biết phần lớn chúng ta đã được lập trình để kiếm một số tiền cụ thể nào đó không? Bạn được lập trình để kiếm được mỗi năm 20.000 đến 30.000 đô-la? 40.000 đến

60.000 đô-la? 70.000 đến 100.000 đô-la? 150.000 đến

200.000 đô-la? hay 250.000 đô-la trở lên?

Cách đây vài năm có một quý ông ăn mặc chỉn chu đến tham dự buổi hội thảo kéo dài hai giờ của tôi. Cuối buổi hôm đó, ông tới gặp tôi và hỏi xem tôi có nghĩ rằng khóa học ba ngày về phương pháp tư duy triệu phú có thể giúp ích được gì cho ông không, khi thực tế ông đang kiếm được 500.000 đô-la mỗi năm. Tôi hỏi ông đã kiếm được mức tiền đó bao lâu rồi. Ông ta trả lời: “Đều đặn suốt bảy năm nay”.

Đó là những gì tôi muốn nghe. Tôi hỏi ông là tại sao ông không làm ra được 2 triệu đô-la mỗi năm. Tôi nói chương trình đào tạo của tôi dành cho những người muốn đạt đến tiềm lực tài chính cao nhất của mình, và tôi hỏi ông đã bao giờ cân nhắc việc tại sao ông bị “kẹt” ở mức thu nhập nửa triệu đô-la chưa. Ông suy nghĩ và quyết định tham gia chương trình.

Một năm sau, tôi nhận được e-mail của ông với nội dung như sau: “Chương trình đào tạo đã hiệu quả không ngờ, chỉ có điều tôi đã mắc một sai lầm. Tôi đã hoạch định lại kế hoạch tài chính trong tâm thức của mình chỉ để kiếm

2 triệu đô-la một năm như chúng ta đã nói chuyện khi đó. Kết quả là tôi đã đạt được con số này. Tôi dự định sẽ tham gia khóa học lần nữa để hoạch định lại kế hoạch tài chính lên mức thu nhập 10 triệu đô-la một năm”.

Tôi muốn nhấn mạnh rằng, số tiền ở đây không phải là vấn đề thật sự quan trọng. Điều quan trọng là bạn có chạm tới tiềm lực tài chính cao nhất của mình hay không. Tôi biết nhiều bạn sẽ hỏi, tại sao trên đời này có người lại cần nhiều tiền thế? Đầu tiên, câu hỏi như thế nói chung không có tính xây dựng và hỗ trợ cho sức khỏe tài chính của bạn và vì thế nó là dấu hiệu rằng bạn sẽ không thể cài đặt lại kế hoạch tài chính trong tâm thức mình được. Thứ hai, lý do chính mà người đàn ông này muốn kiếm được nhiều tiền như vậy là để tài trợ cho những hoạt động từ thiện giúp nạn nhân AIDS ở châu Phi của ông. Những thông tin này là dành cho những người cứ cho rằng hễ người giàu thì có tính tham lam.

Giờ ta hãy tiếp tục. Bạn đã được lập trình để tiết kiệm tiền hay để tiêu tiền? Bạn đã được lập trình để quản lý tốt tiền bạc hay không quản lý được tiền bạc?

Bạn đã được lập trình để chọn lấy những vụ đầu tư thắng lợi hay thất bại? Có thể bạn ngạc nhiên: “Tại sao

chuyện tôi kiếm được tiền hay không từ đầu tư chứng khoán hoặc bất động sản lại là một phần của cái gọi là kế hoạch tài chính trong tâm thức?”. Đơn giản thôi; Ai chọn mua chứng khoán hoặc bất động sản? Bạn! Ai chọn quyết định bán? Bạn ! Ai chọn quyết định mua? Bạn! Vậy thì bạn phải có một cái gì đó để làm cơ sở cho việc đánh giá và ra những quyết định ấy.

Tôi có một người quen ở San Diego tên là Larry. Larry rất khao khát kiếm tiền, nhưng anh ta có “nụ hôn tử thần” trong vấn đề đầu tư tiền bạc của mình: Bất cứ thứ gì anh ta mua đều rớt giá như đá rơi. Bạn có tin rằng cha anh ta cũng gặp chính xác vấn đề này? Quả đúng là như vậy! Tôi có quan hệ thân thiết với Larry nên có thể hỏi anh lời khuyên về đầu tư. Và chúng bao giờ cũng… sai một cách hoàn hảo! Bất cứ những gì Larry khuyên, tôi đều làm ngược lại. Tôi rất khoái Larry!

Ngược lại, một số người dường như có khả năng “hái ra tiền” mà ta còn gọi là “người có bàn tay Midas”. Tất cả những gì họ chạm vào đều biến thành vàng. Tuy nhiên, dù là “bàn tay Midas” hay “cái hôn tử thần” thì chúng đều là hệ quả của các kế hoạch tài chính trong tâm thức.

Nói chung, kế hoạch tài chính trong tâm thức sẽ quyết định vận mệnh tài chính của bạn, thậm chí là cả cuộc sống cá nhân của bạn. Nếu bạn là một phụ nữ có kế hoạch tài chính được thiết lập ở mức thấp, nhiều khả năng bạn cũng sẽ hấp dẫn một người đàn ông cũng có kế hoạch tài chính

ở mức thấp tương đương, sao cho bạn sẽ cảm thấy mình được ở trong “vùng thoải mái” tài chính và xác nhận tính hợp lý của kế hoạch trong tâm thức bạn. Nếu bạn là người đàn ông có kế hoạch tài chính được cài đặt thấp, rất có khả năng bạn sẽ thu hút một người phụ nữ hay tiêu xài và trước sau gì cũng tiêu tán hết tiền của bạn để bạn có thể ở trong “vùng thoải mái” tài chính và xác nhận tính hợp lý của kế hoạch tài chính của mình.

Đa số mọi người tin rằng thành công trong kinh doanh của họ chủ yếu phụ thuộc vào kiến thức và các kỹ năng kinh doanh của họ, hay ít nhất là phụ thuộc vào thời điểm và địa điểm kinh doanh của họ trên thương trường. Tôi không muốn phủ nhận niềm tin ấy của bạn, nhưng quả là điều đó không lấy gì làm chắc chắn nếu không muốn nói là không hề có ý nghĩa!

Công việc kinh doanh tiến triển tốt như thế nào đều là kết quả của kế hoạch tài chính trong tâm thức của bạn. Bạn luôn có xu hướng muốn chứng minh rằng kế hoạch tài chính trong tâm thức của mình là đúng. Nếu bạn có một kế hoạch tài chính trong tâm thức được xây dựng để kiếm

100.000 đô-la mỗi năm, đó cũng đúng là mức lợi nhuận mà công việc kinh doanh của bạn sẽ mang lại, nghĩa là bạn sẽ kiếm ra 100.000 đô-la mỗi năm.

Nếu bạn là một người bán hàng và kế hoạch tài chính trong tâm thức bạn được xây dựng để kiếm được 50.000 đô-la mỗi năm và bằng cách nào đó bạn sắp có được một

thương vụ khổng lồ mang lại cho bạn 90.000 đô-la vào năm đó, thì sẽ có hai khả năng xảy ra: hoặc là vụ buôn bán này sẽ không thành công, hoặc là thật sự nếu bạn làm ra

90.000 đô-la, bạn hãy sẵn sàng đón nhận một năm thất bại sắp đến ngay sau đó để đưa thu nhập của bạn về đúng mức của kế hoạch tài chính trong tâm thức của bạn.

Mặt khác, nếu bạn quyết định kiếm 50.000 đô-la và bạn đang ở trong giai đoạn khủng hoảng kéo dài tới vài năm thì bạn cũng đừng quá lo lắng, bởi vì nhất định bạn sẽ lấy lại được số tiền ấy. Bạn phải kiếm được nó, đó là quy luật tiềm thức của trí óc và tiền bạc. Ai đó trong hoàn cảnh như vậy có thể sẽ đi qua đường rồi bị xe đâm và kết thúc với việc nhận chính xác mỗi năm 50.000 đô-la bảo hiểm. Thật đơn giản: bằng cách này hay cách khác, nếu tâm thức bạn hướng đến 50.000 đô-la mỗi năm, bạn sẽ nhận được đúng như thế.

Vậy làm sao để bạn có thể xác định được kế hoạch tài chính trong tâm thức của mình được cài đặt ở mức nào? Một trong những cách thông thường nhất là hãy xem các thành quả mà bạn đạt được. Hãy xem tài khoản ngân hàng của bạn, thu nhập của bạn, tổng giá trị tài sản bạn đang có. Hãy xem xét hiệu quả kinh doanh của bạn. Hãy tự đánh giá xem bạn là người tiết kiệm hay thích tiêu pha, bạn có biết quản lý tiền không. Hãy xem bạn có phải là người kiên định trong việc kiếm tiền hay không. Hãy xem bạn có phải làm việc nặng nhọc vì tiền không. Hãy xem xét những mối quan hệ có liên quan đến tiền bạc của bạn.

Tiền bạc đến với bạn dễ dàng hay khó khăn? Bạn sở hữu doanh nghiệp hay làm công ăn lương? Bạn gắn bó với công việc hay bạn thường xuyên thay đổi việc làm?

Kế hoạch tài chính của bạn hoạt động như bộ nhiệt kế tự động của máy điều hòa không khí vậy. Nếu nhiệt độ phòng là 270C thì đó là do nhiệt kế được cài ở 270C. Bây giờ mới là điều thú vị. Giả sử cửa sổ mở và bên ngoài trời lạnh, thì nhiệt độ trong phòng có giảm xuống 200C? Tất nhiên, nhưng điều gì sẽ xảy ra? Nhiệt kế tự động sẽ kích hoạt máy điều hòa để nâng cao nhiệt độ trong phòng lên 270C. Có thể cửa sổ mở và trời nóng, nhiệt độ trong phòng có thể lên đến 330C? Có thể, nhưng chuyện gì sẽ xảy ra? Nhiệt kế tự động sẽ khởi động điều hòa và đưa nhiệt độ trở lại 270C.

Cách duy nhất để thay đổi một cách ổn định nhiệt độ trong phòng là cài đặt lại nhiệt kế tự động của máy điều hòa. Cũng thế, cách duy nhất để thay đổi mức độ thành công tài chính của bạn một cách bền vững là cài đặt lại “nhiệt kế tài chính” trong tâm thức bạn.

 

Quy Tắc Thịnh Vượng số 7:

Cách duy nhất để thay đổi một cách ổn định nhiệt độ trong phòng là cài đặt lại nhiệt kế tự động của máy điều hòa. Cũng thế, cách

duy nhất để thay đổi mức độ thành công tài chính của bạn một cách bền vững là cài đặt lại “nhiệt kế tài chính” trong tâm thức bạn.

Bạn có thể thử bất cứ thứ gì và tất cả mọi thứ bạn muốn. Bạn có thể phát triển kiến thức của mình về kinh doanh, tiếp thị, bán hàng, đàm phán, quản lý… Bạn có thể trở thành chuyên gia trong đầu tư bất động sản hay thị trường chứng khoán. Tất cả những điều ấy là các dụng cụ cực kỳ quan trọng. Nhưng cuối cùng, nếu bạn không có cái “hộp dụng cụ” bên trong đủ lớn và đủ mạnh để tạo ra và chứa đựng được những khoản tiền lớn, tất cả công cụ tài chính trên thế giới đều trở nên vô ích với bạn.

Điều này một lần nữa khẳng định rằng: “Thu nhập của bạn chỉ có thể tăng lên theo mức độ mà bạn mong đợi”. Và hãy lưu ý là kế hoạch tài chính và thành công của cá nhân bạn sẽ đi theo bạn đến suốt cuộc đời, trừ khi bạn xác định sẽ thay đổi nó.

Và đó chính xác là những gì chúng tôi sẽ tiếp tục trong Phần II cuốn sách này, và chúng tôi sẽ đi xa hơn nữa cùng bạn trong các khóa học Tư Duy Triệu Phú.

Hãy nhớ rằng yếu tố đầu tiên của mọi thay đổi chính là nhận thức. Hãy quan sát bản thân, hãy tỉnh táo quan sát những suy nghĩ của bạn, những nỗi sợ, niềm tin, thói quen, hành động và thậm chí là sự thụ động của bạn. Hãy đặt mình dưới kính hiển vi. Hãy nghiên cứu bản thân.

Phần lớn chúng ta tin rằng cuộc sống của chúng ta được tạo thành từ nhiều sự lựa chọn. Nhưng không hẳn là thế! Dù là người sáng suốt nhất thì trung bình mỗi ngày chúng ta cũng chỉ có một vài sự chọn lựa phản ánh đúng

nhận thức của chúng ta trong thời điểm hiện tại. Trong phần lớn trường hợp còn lại, chúng ta hành xử như những người máy, phản xạ một cách tự động và bị điều khiển bởi tiềm thức và những thói quen cũ. Đó là những khi nhận thức cần lên tiếng để bạn có thể sống theo sự lựa chọn đúng đắn trong thời điểm hiện tại thay vì bị điều khiển bởi sự lập trình trong quá khứ.

 

Quy Tắc Thịnh Vượng số 8:

Nhận thức cần lên tiếng để bạn có thể sống theo sự lựa chọn đúng đắn trong thời điểm hiện tại thay vì bị điều khiển bởi sự lập trình trong quá khứ.

 

Nhờ có nhận thức mà chúng ta biết sống với con người chúng ta hôm nay chứ không phải với con người chúng ta hôm qua. Bằng cách đó, chúng ta có thể phản ứng một cách phù hợp với các tình huống, khai thác hết mọi kỹ năng và tài nghệ tiềm tàng của mình, tránh sự phản ứng bị động khi phải đối diện với các sự kiện bằng những nỗi sợ hãi và bất an từ trong quá khứ.

Một khi đã có ý thức về điều đó, bạn sẽ thấy “việc lập trình” của mình chỉ là một sự lưu trữ thông tin về những gì bạn nhận được và tin tưởng trong quá khứ, khi bạn còn quá nhỏ để biết rõ sự thực. Bạn có thể thấy rằng bạn không phải là “cuộn băng từ” chứa những thông tin được ghi lại,

mà bạn là chính chiếc máy ghi thông tin ấy. Bạn không phải là “nước trong cốc” mà là chính “chiếc cốc” đựng nước. Bạn không phải là “phần mềm” mà bạn là “phần cứng”.

Ở đây yếu tố di truyền có thể đóng vai trò quan trọng, cũng như các khía cạnh tinh thần vẫn luôn giữ một vai trò nhất định, song phần lớn những gì định hình nên con người bạn lại xuất phát từ thông tin và những niềm tin của người khác. Niềm tin không nhất thiết phải đúng hoặc sai, thật hoặc giả, và dù giá trị của nó là gì đi nữa thì niềm tin vẫn là những ý kiến được lặp đi lặp lại và truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác rồi đến với bạn. Biết được điều đó, bạn hãy tỉnh táo lựa chọn để từ bỏ tất cả niềm tin hay cách sống nào không phục vụ cho sự thành công của bạn, và thay chúng bằng một niềm tin hay cách sống khác thích hợp hơn.

Trong các khóa học, chúng tôi vẫn thường nói: “Không có suy nghĩ nào ở trong đầu bạn là miễn phí cả”. Mỗi ý nghĩ bạn có sẽ hoặc là một sự đầu tư, hoặc là một khoản chi phí. Nó sẽ đẩy bạn đến gần hoặc kéo bạn xa khỏi thành công. Nó sẽ làm bạn mạnh hơn hoặc yếu đi. Vì thế, bạn cần thật tỉnh táo lựa chọn những suy nghĩ và niềm tin của mình.

Hãy nhận thức rõ rằng những ý nghĩ và niềm tin của bạn không phải là bạn, chúng không nhất thiết phải gắn liền với bạn. Chúng chỉ quý giá nếu bạn tin chúng là thế,

chúng không có tầm quan trọng và ý nghĩa hơn là những gì bạn gắn cho chúng. Chúng không có ý nghĩa gì ngoại trừ ý nghĩa bạn gắn cho chúng.

Ở đầu quyển sách, có phải tôi đã đề nghị bạn đừng tin vào những lời tôi nói? Vâng, tương tự vậy, nếu bạn thật sự muốn cất cánh trong đời, hãy đừng tin lời nào bạn nói. Và nếu bạn muốn nhanh chóng thay đổi, bạn đừng tin bất cứ ý nghĩ nào bạn có.

Tuy nhiên, cũng giống như mọi người, chắc chắn là bạn sẽ tin tưởng một điều gì đó. Vì thế, bạn có thể tiếp nhận những niềm tin hỗ trợ bạn, hay cụ thể hơn là những niềm tin về sự giàu có. Hãy nhớ: tư duy sinh ra cảm xúc, cảm xúc đưa đến hành động, và hành động đem lại kết quả. Bạn có thể lựa chọn cách suy nghĩ và hành động như những người giàu có, và nhờ vậy bạn có thể tự mình tạo ra những kết quả như những người giàu có đã tạo ra.

Câu hỏi đặt ra là: “Người giàu suy nghĩ và hành động như thế nào?”. Đó chính là những gì bạn sẽ khám phá trong Phần II của cuốn sách này.

Nếu bạn muốn thay đổi cuộc sống tài chính của mình mãi mãi, hãy đọc tiếp!

TUYÊN BỐ: Bạn hãy đặt tay lên ngực và nói…

“Tôi quan sát những ý nghĩ của mình và chỉ làm theo những gì tăng cường sức mạnh cho tôi.”

Rồi bạn đặt tay lên trán và nói…

“Tôi có Tư Duy Triệu Phú!”

 

Câu chuyện thành công của Rhonda & Bob Baines

Người gửi: Rhonda & Bob Baines

Người nhận: T. Harv Eker

Nội dung: Chúng tôi cảm thấy tự do!

Chúng tôi tham gia lớp học Tư Duy Triệu Phú mà thật sự không biết mình sẽ thu được những gì. Nhưng chúng tôi đã rất ấn tượng vì những kết quả đạt được sau đó. Trước khi tham dự khóa học, chúng tôi có rất nhiều vấn đề về tiền bạc. Chúng tôi dường như không tiến lên được. Chúng tôi liên tục sống trong nợ nần mà không hiểu tại sao. Chúng tôi thường trả hết nợ trong thẻ tín dụng (thường là bằng những khoản tiền thưởng lớn) để rồi lại dấn sâu vào nợ nần chỉ trong sáu tháng sau đó, cho dù chúng tôi có kiếm được bao nhiêu tiền. Chúng tôi rất lo lắng và hay cãi cọ nhau.

Thế rồi chúng tôi tham gia khóa học Tư Duy Triệu Phú. Khi nghe Harv nói, chồng tôi và tôi cứ liếc nhau, đá chân nhau, nhìn nhau và cười nhau. Chúng tôi nghe được rất nhiều thông tin làm chúng tôi phải thốt lên: “Ôi, ra là vậy!”, “Hèn chi”, “Mọi điều vậy là rõ rồi”. Chúng tôi rất phấn chấn.

Chúng tôi đã học và hiểu được anh ấy và tôi suy nghĩ khác nhau thế nào về tiền bạc. Rằng anh ấy là người tiêu hoang còn tôi là người chạy trốn như thế nào.Thật là một sự kết hợp khủng khiếp! Sau khi

hiểu ra vấn đề, chúng tôi không trách cứ nhau nữa mà bắt đầu hiểu nhau, nhất là bắt đầu tôn trọng và yêu nhau hơn.

Suốt một năm sau đó chúng tôi hầu như không cãi cọ vì tiền bạc, chúng tôi chỉ nói chuyện về những gì đã học được. Chúng tôi không còn nợ nần nữa. Thật ra, chúng tôi đã có tiền tiết kiệm, lần đầu tiên sau 16 năm chung sống! Hiện nay chúng tôi không chỉ có tiền cho tương lai, mà còn có đủ tiền cho chi tiêu hàng ngày, học hành, giải trí, tiết kiệm mua nhà, thậm chí chúng tôi còn có tiền để chia sẻ giúp đỡ người thân và quyên góp cho quỹ từ thiện. Thật tuyệt vời khi có tiền dành cho những khoản chi tiêu này!

Chúng tôi cảm thấy thật tự do!

Cảm ơn anh rất nhiều, Harv.

Bình luận