Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ! Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản

Bóng Người Dưới Trăng

Chương 16

Tác giả: Nguyễn Ngọc Ngạn

Ông Chánh chợt nhớ đến caíc hết của Thủ nên hỏi Sử:

– Mày có chạy ra ngoài kho rơm chưa?

Chị bếp đáp thay Sử:

– Bẩm làm gì còn kho ơm ạ? Cháy sạch còn nền đất, con có đi qua, chả thấy gì cả.

Bà Chánh từ trong buồng vừa bước ra vừa lau nước mắt, bà cắt ngang:

– Thôi, đứng đây mà bàn tán được cái gì? Chia nhau đi tìm đi.

Ông Chánh ngẩm nghĩ rồi bảo:

– Thế tối hôm qua nó có ăn cơm nhà ko?

Bà Chánh lắc đầu thảm nảo:

– Hôm qua tôi ở bên nhà phó Thông về, cứ ngỡ là nó nằm trong buồng. Đến khi dọn cơm, gọi nó ra ăn thì mới biết là nó ko có ở nhà. Chờ mõi mắt mà ko thấy nó về, nó đi biệt luôn tới bây giờ.

Sử và hai chị người làm đi nhanh ra cổng, vừa đi vừa cất tiếng gọi:

– Cô Cúc ơi…..

Còn lại mình bà Chánh với chồng, bà ngồi bệch xuống thềm nhà và khóc nấc lên:

– Đi cả đêm ko về, tôi e là nó cóc huyện chẳng lành rồi ông ơi…

Ông Chánh cũng thở dài ngồi xuống bên vợ và nói để trấn an:

– Bà gần gũi nó, tôi hỏi bà, bà có thấy nó phải lòng thằng nào ko? Tôi sợ nó trốn theo giai, nó phải lòng thằng nào đó thì bà cứ nói. Tôi sẽ thu xếp cho nó.

Bà Chánh gắt:

– Nó thì có quen ai bao giờ? Suốt ngày cứ ru rú ở trong nhà.

– Thì bà với tôi có bao giờ ngờ con Khuê mê thằng Thủ? Cái gương tày trời còn sờ sờ ra đấy.

Bà Chánh chán nản bỏ vào buồng nằm khóc. Khóc một lúc bà ngồi dậy lau mặt, vấn khăn và lấy nón ra đường đi tìm Cúc vì thấy cứ nằm khóc cũng chả ích gì

Buổi tối ba người làm và bà Chánh lần lượt trở về mang theo bộ mặt thất vọng. Mọi người tập trung trong dãy nhà ngang. Ông Chánh bảo:

– Con Cúc nó đi đâu cũng phải đi ngang qua sân, thế chúng mày mù cả hay sao mà ko nom thấy?

Chị bếp khúm núm đáp thay cả bọn:

– Dạ bẩm, chúng con đều lo công việc trong bếp nên ko có để ý ạ.

Ông Chánh càu nhàu chửi bâng quơ một lúc rồi vô buồng, ông ngồi vào bàn, kéo cái điếu thuốc lào lại trước mặt rồi mở hộp thuốc lào rê một điếu. Toan bật diêm thì ông nhận ra lọ thuốc độc ông bỏ quên trên cái kệ gỗ dựng sát với đống rượu. Đúng ra cái thứ ấy phải luôn luôn giấu trong tủ, nhưng có lẽ hôm ấy ông lấy ra để hăm dọa bà Chánh và Khuê rồi ông quên cất ở chỗ cũ.

Ông nhớ lời thầy địa lý bảo ông:

– Các thầy thuốc bên Tàu thì giỏi về thuốc bổ mà còn giỏi về thuốc độc, là tại vì thời xưa vua chúa lúc nào cũng cần thuốc độc để giết những người trái ý mình. Thành ra các thầy Tàu chế ra những loại thuốc cực mạnh, chỉ uống vào vài giọt là ko sống được nữa.

Lọ thuốc của ông thầy bánc ho ông Chánh ko có nhãn hiệu nhưng được dán mảnh giấy trắng và được đánh dấu bằng chứ X thật lớn để nhớ. Ông Chánh đứng dậy cầm chai thuốc độc bỏ vào tủ khóa lại cẩn thận rồi ông trở lại bàn châm lửa, rít hơi thuốc dài.

Bà Chánh bỏ cả bửa cơm tối hôm ấy, mấy lần bà đứng trước bàn thờ khấn vái rồi vào buồng con gái nằm trằn trọc suốt đêm, ông Chánh cũng ko ngủ được. Nằm một mình ông vừa nghỉ đến Cúc vừa rờn rợn nhớ lại cái lần Khuê hiện về ngay trong căn buồng ông đang nằm. Ông mon men sang nằm chung với vợ nhưng bà Chánh dứt khoát đuổi ông ra ngoài:

– Ông muốn nằm đây thì tôi sang buồng bên kia tôi nghỉ

Ông lủi thủi quay ra và tự nhiên giận ứ lên tới cổ vì cả hai đứa con gái đều ngu muội, làm bại hoại gia phong.

Sáng hôm sau chị bếp dậy sớm như thường lệ. Trời còn nhá nhem tối, chị ra giếng kéo nước nấu trà lá sen cho ông Chánh để lát nữa ông dậy thì có sẳn. Lúc thả cái gào xuống. Chị bếp giật mình thấy cái gào chạm phải vật gì trên mặt nước. Nghe cộp một tiếng khô khan. Chị cúi nhìn xuống nhưng trời còn tối ko trông rõ. Chị đứng sựng một lúc rồi chợt nghĩ ra, hốt hoảng buông rơi cái gào và thét lên, đồng thời bỏ chạy vào dãy nhà ngang. Chị run lập cập, nói ko ra hơi:

– Anh Sử ơi, ối giời ơi anh Sử ơi, anh Sử ơi…

Sử đang ngồi hút thuốc lào tái mặt ngồi lại:

– Cái gì thế? Cái gì mà chị cuống lên thế?

Chị bếp vừa thở, vừa kéo cánh tay Sử:

– Anh…làm ơn ra xem hộ tôi cái gì…dưới giếng..Trời tối quá tôi nom ko rõ.

Sử lấy lại bình tỉnh cười khẩy:

– Trời tối chị ko nom rõ thì làm sao tôi nom rõ được. Mắt chị còn tinh hơn tôi mà.

Nói xong câu ấy, Sử tưởng chị bếp sẽ cười theo câu khôi hài của anh, nhưng rõ ràng mặt chị vẩn tái mét và hai bàn tay run rẩy lập cập. Sử đặt cái điếu và sực nhớ ra vội đứng bật dậy, anh chạy lao vào bếp, đốt cây đuốc, tẩm dầu hôi rồi cầm ra giếng, anh giơ cây đuốc mở to mắt cúi xuống. Chỉ nhìn thoáng qua, anh đã biết ngay là anh đoán đúng, đó là xác người chết và cái xác ấy dĩ nhiên đã trương sình lên. Sử thừ người chết lặng mấy giây nhìn chị bếp. Chị bếp cũng đã đoán như anh cho nên đã oà lên khóc lớn.

Cúc ko ngã xuống giếng bởi cái giếng có thành gạch xây chung quanh cao cả bục. Người đứng kéo nước ko thể nào lộn cổ xuống được, huống chi cái gào kéo nước nhẹ tênh, chỉ lấy vừa đủ nước để đun một ấm trà. Cho nên ko có sức mạnh để nhào té xuống. Cả Sử và chị bếp đều biết là Cúc tự nhảy xuống tìm cái chết chứ ko phải là tai nạn.

Sử nói với chị bếp:

– Đừng báo cho ông bà biết vội. Để tôi xuống vớt xác lên đã

Chị bếp lắc đầu, lững thửng đi vào nhà tức tưởi khóc lớn:

– Bà ơi…ông ơi…khổ thân cho ông bà quá…cô Cúc chết rồi…

Từ trong buồng, bà Chánh chạy lao ra, tóc chưa kịp vấn, bà kêu hãi hùng:

– Cái gì? Mày nói cái gì?

Chị bếp quay đầu chỉ tay ra bờ giếng và nức nở tiếp:

– Cô Cúc…cô Cúc…chết đuối…ở dưới giếng…bà ơi…chết lâu rồi…

Bà Chánh chỉ kịp nghe có bấy nhiêu đã ngã lăn ra nền gạch và ko biết gì nữa. Chị bếp ngồi xuống bên cạnh, tiếp tục kêu gào trong khi Sử quả quyết lấy dây thừng thòng xuống giếng để leo xuống vớt cô chủ lên. Ở buồng bên cạnh, ông Chánh nghe ồn ào cũng chạy nhanh ra, khi ông tới gần chị bếp ngẩng lên sục sùi kể:

– Ông ơi….cô Cúc tử tử rồi…chết dưới giếng từ hôm qua rồi…

Ông Chánh buộc miệng kêu lên:

– Ối Giời ơi, Giời hại nhà này rồi.

Ông nhìn vợ nằm bất động trên nền xi măng, nháo nhác chạy lao ra bờ giếng, mặt trắng bệch, hơi thở dồn dập. Sử vừa cột xong sợi dây thừng vào khúc cây khế bên cạnh và bắt đầu leo xuống. Ông Chánh quay sang nhìn phía cây mít, nơi hai đứa con ông thường ngồi chơi. Bây giờ cả hai đều đã về bên kia thế giới. Khá lâu, ông mới ngoái cổ lại chị bếp:

– Mày đỡ bà mày vào trong buồng, lấy lá trầu ong hơ lửa đánh gió cho bà mày tỉnh lại

Bình luận