Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Cú Vọ Và Đàn Bồ Câu

Chương 34

Tác giả: Agatha Christie

Bà hiệu trưởng Bulstrode nói:

– Hôm nay cô giáo dạy vẽ đi vắng. Có việc gì thế thưa ông? Cụ thể là ông cần vẽ thứ gì?

– Vẽ những khuôn mặt người, thưa bà.

– Cô giáo Rich của chúng tôi vẽ chân dung rất giỏi. Bức nào cũng giống lắm.

Khi cô giáo Rich đến, bà hiệu trưởng giới thiệu xong, Poirot hỏi:

– Thưa cô Rich, cô có thể vẽ nhanh khuôn mặt của một con người, vẽ bằng bút chì, được không?

– Đấy là một cái thú của tôi.

– Hay lắm! Vậy cô vui lòng vẽ chân dung cô giáo Springer, được không thưa cô?

– Hơi khó. Bởi tôi ít gần chị ấy. Nhưng thôi được, tôi cứ thử xem.

Và cô ngồi loay hoay với cây bút chì và tờ giấy. Lát sau cô đã hoàn thành bản vẽ.

– Bây giờ – Poirot nói – cô vẽ cho những khuôn mặt của bà hiệu trưởng Bulstrode, cô phụ giáo Rowan, cô giáo Blanche và người phụ việc làm vườn Adam.

Hơi ngạc nhiên nhưng cô giáo Rich vẫn thực hiện.

Thám tử Poirot ngắm các bức vẽ.

– Rất tốt. Chỉ vài nét bút chì, thế mà những nét đặc biệt của mỗi người hiện lên rất rõ ràng, đầy đủ nữa chứ. Bây giờ tôi muốn cô thử làm một việc khó hơn xem sao. Thí dụ bức vẽ bà hiệu trưởng, cô thử thay đổi vị trí cặp lông mày xem.

Cô giáo Eileen Rich ngạc nhiên nhìn Poirot.

– Không, tôi không điên đâu. Tôi chỉ muốn làm một thí nghiệm nhỏ.

Cô giáo Rich cúi xuống, làm theo lời yêu cầu của Poirot.

– Tuyệt! Cô vui lòng làm như thế với hai bức chân dung của cô Blanche và cô Rowan.

Cô Rich làm xong, Poirot đặt ba bức vẽ bên nhau, ngắm nghía rồi nói:

– Sau những thay đổi, bà hiệu trưởng vẫn giống bà, nhưng hai người kia thì khác hẳn, không còn nhận ra được nữa. Cô có nhận thấy như vậy không?

– Bây giờ thì tôi hiểu ông muốn biết thứ gì rồi.

Cô chăm chú nhìn người thám tử cuộn các bản vẽ lại.

– Ông định dùng chúng làm gì?

– Có việc đấy thưa cô.

Poirot không nói thêm gì nữa.

* * *

Hôm sau thám tử Poirot đến nhà bà Sutcliffe, mẹ của Jennifer. Sau khi xem thư giới thiệu của bà hiệu trưởng Bulstrode, bà Sutcliffe gọi con gái ra phòng khách để người thám tử hỏi chuyện.

– Chào cô Jennifer. Tôi muốn hỏi cô về người phụ nữ đem cây vợt mới đến cho cô hôm trước. Cô còn nhớ mặt bà ta chứ?

– Sau này cháu mới biết người nhờ chuyển cho cháu cây vợt tuyệt vời kia không phải là cô Gina.

– Tôi biết. Nhưng cô nhớ mặt bà ta chứ? Cô có thể tả qua hình dạng bà ta được không?

Cô bé suy nghĩ một lát rồi nói:

– Cháu chỉ nhớ bà ấy mặc áo dài nhung, khoác một tầm khăn choàng màu xanh lam, và hình như đội chiếc mũ khá rộng.

Poirot khẽ ho:

– Tôi muốn cô tả khuôn mặt bà ấy.

– Trát rất nhiều son phấn – Jennifer nói giọng thản nhiên – Chắc là người nước ngoài, vì người Anh ít khi trát phấn son nhiều đến như thế. Tóc vàng… Cháu đoán bà ấy là người Mỹ.

– Trước đó cô có gặp bà ấy lần nào chưa?

– Chưa bao giờ. Chắc bà ta không phải người vùng lân cận với trường Meadowbank. Bà ấy bảo cháu rằng bà ấy chỉ có việc đến vùng này thôi.

Người thám tử chăm chú quan sát cô bé. Jennifer có vẻ ít quan tâm đến thứ gì, coi mọi chuyện chỉ là bình thường.

– Bà ta nói dối cô đấy .

– Chắc thế, cháu cũng chẳng biết nữa.

– Cô tin rằng cô chưa gặp bà ta trước đó bao giờ chứ gì? Nhưng rất có thể đó là một người ở trường nữ học cải trang để cô không nhận ra. Một cô giáo chẳng hạn…

– Cải trang? – Cô bé ngạc nhiên nhắc lại.

Poirot đưa cô bé xem bức chân dung của cô giáo Blanche do cô Rich vẽ.

– Có phải mặt mũi bà ta thế này không?

Jennifer ngập ngừng:

– Cũng có thể. Cháu không nhớ rõ lắm. Lúc đó cháu sướng quá, mải mê ngắm cây vợt mới nên không nhìn kỹ bà ấy.

– Thôi được. Bây giờ tôi sang chuyện khác. Cô có thấy ở trường Meadowbank người nào giống một người cô đã gặp ở Ramat không?

– Ở Ramat ạ? Không. Mà cháu cũng chẳng nhớ nữa…

Thái độ không tự tin ấy của Jennifer làm Poirot chú ý.

– Vậy là cô không quả quyết? Cô thử cố nhớ lại xem.

Sau một lúc, Jennifer mới nói:

– Có một người… Nhưng bà ở Ramat béo hơn nhiều.

“Béo hơn… Lạ thật…” Poirot thầm nghĩ. Liền sau đó, Jennifer nói tiếp:

– Cô Eileen Rich hơi giống bà ta… Nhưng không thể là một người, và cháu biết chắc là như thế. Bởi hôm cháu nghi cô Rich chính là bà kia, mặc dù bà kia béo hơn nhiều, cháu đã dò hỏi, thì ra thời gian cháu với mẹ cháu ở Ramat, cô Rich nghỉ ốm. Cô nghỉ suốt cả một tám cá nguyệt cuối cùng của niên học trước.

– Trong số nhân viên và học sinh ở trường, cô thấy còn ai giống một người nào cô đã biết ở Ramat không?

– Có thể có một hoặc hai người, nhưng cháu không nhớ. Ôi, cháu thèm về trường quá. Ông có nói hộ với ba mẹ cháu cho cháu lại về trường được không ạ?

– Tôi sẽ nghĩ cách giúp cô được trở về trường.

* * *

– Tôi muốn nói chuyện với chị, Eileen – bà hiệu tưởng nói.

Cô giáo Eileen Rich theo bà hiệu trưởng Bulstrode vào phòng giấy của bà. Trường nữ học Meadowbank lúc này vắng vẻ. Số học sinh còn lại chỉ hai mươi nhăm, đều là con em những gia đình mà phụ huynh không thể để họ ở nhà vì nhiều lý do khác nhau.

Tuy nhiên các giáo viên và nhân viên, trừ hai người bị ám hại, tất cả đều ở lại. Bà giám thị Johnson hầu như không có công việc gì làm. Bà giáo Chadwick dạy toán thì già sọp đi và trông dáng thảm hại, suốt ngày đi lang thang như người mất hồn. Bà có vẻ tuyệt vọng hơn nhiều so với bà hiệu trưởng Bulstrode, là người vẫn giữ được vẻ điềm tĩnh. Các giáo viên trẻ có vẻ thích thú thấy số giờ dạy giảm hẳn xuống. Họ tắm ở bể bơi, viết những lá thư dài lê thê và nghiên cứu những cuốn sách của các hãng du lịch.

Về phần mình, cô thư ký Anh Shapland dùng phần lớn thời gian của mình vào việc làm vườn, và cô bộc lộ khả năng đặc biệt về cây cỏ, hoa trái. Không có gì lạ việc cô trò chuyện nhiều với cậu trai trẻ Adam hơn là với bác già Briggs.

Vào đến phòng giấy, cô giáo Eileen Rich đứng lại chờ.

– Chuyện là thế này – bà hiệu trưởng nói – Tôi chưa biết liệu trường này có tiếp tục hoạt động được nữa không, và không chừng tôi sẽ phải đóng cửa hẳn mất…

– Đừng, thưa bà hiệu trưởng… – Cô giáo Rich ngăn.

Cô giậm mạnh chân xuống sàn làm mái tóc cô sộc sệch:

– Bà không được bỏ cái trường này – cô kêu lên – Làm như thế là một tội ác!

– Chị nói hơi quá đấy, Eileen ạ.

– Vì tôi thấy rất rõ vị trí quan trọng của trường này, trong khi rất nhiều hoạt động khác là trò vô tích sự.

– Chiến đấu cho một lý tưởng không làm chị sợ ư? Thôi được, tôi rất quý những người có gan. Thật ra, tôi đâu thuộc loại người dễ dàng đầu hàng. Khi tình hình quá tốt đẹp, người ta dễ ngủ trên vòng nguyệt quế, hoặc người ta thấy mệt mỏi. Nhưng đấy không phải tình trạng của tôi lúc này. Tôi sẽ đem toàn bộ sức lực ra chiến đấu, tôi sẵn sàng bỏ ra đến đồng xu cuối cùng. Bây giờ ta đi thẳng vào công việc cụ thể. Nếu trường vẫn tồn tại được, liệu chị có nhận liên kết, chung sức với tôi trong việc lãnh đạo nó không?

– Tôi ấy ạ?… – Cô Eileen Rich kinh ngạc kêu lên.

– Đúng, chị!

– Tôi chưa đủ sức đâu. Tôi còn quá trẻ và chưa có kinh nghiệm, sợ không đáp ứng được yêu cầu của bà.

– Tôi chưa biết tôi cần yêu cầu người cộng tác phải như thế nào. Vả lại hiện nay, vị trí tôi đề nghị với chị chẳng lấy gì làm hấp dẫn, và chị thừa sức làm tròn. Tuy nhiên, tôi thấy cần phải nói với chị rằng, ngay khi cô giáo Vansittart còn sống, tôi đã nghĩ đến chị. Tôi cho rằng chị là người có đầy đủ phẩm chất để cùng với tôi quản lý cái trường này.

Eileen Rich chăm chú nhìn bà hiệu trưởng:

– Tôi tưởng… mà mọi người ở đây đều đinh ninh là chị Vansittart…

– Tôi chưa hề quyết định điều gì về chị ấy. Mới chỉ là đã có lúc tôi nghĩ đến chọn chị ấy. Có thế thôi và ý nghĩ ấy nảy sinh mới từ hai năm nay. Nhưng đến thời gian gần đây, tôi nhận ra rằng Vansittart chưa phải là người tôi muốn chọn để thay thế tôi.

– Tôi tưởng chị ấy cũng đạt được mọi điều kiện và sẽ lãnh đạo trường này theo đúng những phương châm bà đề ra chứ?

– Chính vì như thế mà tôi quyết định không chọn chị ấy. Con người không thể chỉ sống theo quá khứ. Truyền thống có cần thiết không? Cần, nhưng không phải chỉ có truyền thống! Chúng ta cần xây dựng một trường học cho thế hệ học sinh ngày nay, chứ không phải cho thế hệ học sinh cách đây năm chục hoặc ba chục năm. Khi tôi đứng ra sáng lập trường nữ học này cùng với bà Chadwick, tôi chưa bằng tuổi chị bây giờ. Chị hãy nhớ lại trong Thánh Kinh có viết: “Người già mơ mộng, người trẻ hành động”. Tại đây, chúng ta không chỉ mơ mộng về quá khứ, mà phải hành động, phải hướng tới tương lai. Chính vì vậy tôi đi đến kết luận rằng chỉ chính là người tôi cần tìm kiếm. Chị, chứ không phải Eleanor Vansittart.

– Nếu quả như vậy thì thật là tuyệt vời. Vị trí lãnh đạo trường nữ học này là vị trí tôi mong ước nhất trong tất cả mọi vị trí khác.

Bà hiệu trưởng Bulstrode cố ghìm cảm xúc lại, không để lộ ra cho cô giáo Rich nhìn thấy cảm giác khó chịu của bà trước niềm vui quá mức của cô. Bà từ tốn nói:

– Tôi hiểu. Đó là vị trí tuyệt vời đấy, trong lúc này.

– Không phải. Tôi không định nói như thế – cô giáo Eileen sôi nổi nói – Hiện giờ tôi chưa thể kể chi tiết ra với bà, nhưng nếu chuyện này bà nói ra cách đây chỉ mười lăm ngày thôi, tôi sẽ trả lời rằng tôi không thể nhận trách nhiệm bà giao cho. Lý do duy nhất khiến tôi có thể nhận là, lúc này trách nhiệm kia hết sức nặng nề. Bà cho phép tôi được suy nghĩ thêm rồi mới trả lời dứt khoát, được không ạ?

– Sẵn sàng! – Bà hiệu trưởng trả lời đơn giản.

Bà vẫn đang bàng hoàng ngạc nhiên trước câu trả lời của cô giáo Eileen Rich. Bà thầm nghĩ . “Thì ra không bao giờ ai có thể biết được đáy lòng người khác.”

Bình luận
720
× sticky