Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Đêm Hội Long Trì

Chương I

Tác giả: Nguyễn Huy Tưởng
Thể loại: Văn Học Việt Nam

Khi bọn Bảo Kim tới Bắc Cung thì hội mới bắt đầu khai mạc. Với chúa Tĩnh Đô, hội Trung thu lại càng náo nhiệt, và năm nay hội tưng bừng hơn cả mọi năm.

Được vào đây, chỉ có những người trong hoàng gia, những người ngoài phủ chúa, những quan to, những mệnh phụ, những tiểu thư và cả những thư sinh cũng được vào. Muốn thưởng công những chiến sĩ đã chiến thắng quân Nguyễn ở Phú Xuân, Chúa đặc biệt cho cả những quan võ được dự vào cuộc vui rất trọng thể này.

Hồ Long Trì đã thành một nơi bồng lai mộng ảo, cách biệt với phàm trần. Hồ rộng hơn nửa dặm, thả rất nhiều sen ấu. Bên hồ, có đắp những ngọn giả sơn rất to bằng đất hoặc bằng đá. Trong hang, trong hốc, hoặc trên đỉnh, hoặc dưới chân, hoặc trước hoặc sau ẩn ẩn, hiện hiện có những chàng Tương Như, hay những gã Tiêu Lang ngồi hòa nhạc, ăn mặc ra vẻ tiên phong đạo cốt. Núi vọng ra những tiếng bổng tiếng chìm, tiếng ti, tiếng trúc, nghe lả lướt du dương. Bờ hồ, trên cành hàng mấy trăm gốc phù dung, dương liễu có treo muôn thứ đèn lồng bằng gấm vóc. Những đèn ấy đều do chúa Tĩnh Đô sai cung nữ chế ra, tinh khéo tuyệt vời, mỗi chiếc đáng giá mấy lạng bạc. Xa trông như muôn vàn sao lốm đốm sáng.

Và bàng bạc khắp nơi, tô điểm thêm lên là ánh trăng rằm. Trăng không trong, hơi đục, nên cảnh sắc càng thêm mông lung phiếu diểu. Đường đi, bóng cây in xuống, khi xóa khi hằn, theo với gió thu. Trời chưa mát, nhưng cũng không nực lắm. Hai bên đường, hoặc dựa vào chân núi, hoặc nối liền hai ngọn núi, hoặc dựng trên sườn, hoặc dựng biệt lập một nơi, có những cửa hàng bán khắp đồ tạp hóa phương nam, phương bắc, cho chí thịt, quả, rượu, nem không gì là không có. Những quan nội thị đều chít khăn vuông, ăn mặc như đàn bà. Họ giữ việc bán hàng.

Nhưng họ có bán đâu? Bọn cung nữ đi đi lại lại trong chợ, tha hồ mà cướp mà mua, không hỏi giá cả gì. Họ tranh nhau lấy những tiếng hàng rau hàng cá mà nói chua nói chát lẫn nhau. Những mệnh phụ, những tiểu thư cũng bỏ thói đài các, ăn mặc trá hình, người quen không nhận ra nhau được, đi lẫn lộn với bọn trên, hoặc mua hoặc bán, lời ăn tiếng nói cũng rất là phóng túng.

Theo ý Chúa, trong đêm duy nhất này, người ta sẽ sống thực tự do, nô đùa thực suồng sã, không biết tôn ti trật tự là gì nữa. Và sau cuộc vui hỗn hợp này, ai lại trở về bổn phận nấy, có chăng nữa chỉ còn giữ chút hương vị cuộc vui như một giấc mộng vàng.

Chúa Tĩnh Đô chưa ngự tới, nhưng người mỗi lúc một đông. Sáu người bạn Bảo Kim cảm thấy cái thú cuồng dại đi bên muôn thức bông hoa, phần nhiều đội lốt những đàn bà con gái nhà quê, nhưng vẫn không sao giấu được vẻ phong lưu quý phái.

Duy có Bảo Kim là thờ ơ hết cả. Năm ngoái chàng cũng có cái cảm giác mê ly như chúng bạn chàng, nhưng năm nay chàng khác hẳn. Mắt chàng chỉ tìm kiếm một người mà đã sáu tháng nay chàng trộm nhớ thầm yêu. Chàng chắc rằng trong đêm hội này, thế nào nàng cũng ra dự. Nhưng đi đã lâu mà chưa gặp. Chàng dừng lại bên một cây dương liễu, mơ mộng nhìn ra Long Trì xem ánh trăng đậu trên những lá ấu sen.

Các bạn vốn yêu Bảo Kim, nên cũng đứng lại theo chàng.

Lưu Sĩ Trực mải tặng một thiếu nữ đi qua một cụm hoa sen, thấy các bạn xúm quanh Bảo Kim, bèn quay lại hỏi:

– Đang vui, đứng lại là cái gì? Đêm nay một khắc là một nén vàng, bỏ qua thì thiệt lắm. Trông kìa, đi mau đến…

Vừa nói vừa lấy tay chỉ phía bên kia hồ. Chỗ ấy sáng bật hơn mọi khu, vì đèn lồng và đèn xếp rất nhiều.

Một chiếc túi thêu ném trúng ngực Bảo Kim giữa những tiếng cười của một bọn thiếu nữ ăn bận lối con gái làng Lim. Người thanh niên cúi xuống nhặt lên xem, thì là một túi đựng hai miếng trầu mùi thơm thoang thoảng. Đáng nhẽ như mọi năm thì chàng đã sấn lại trêu bọn thiếu nữ, mở túi ra lấy trầu mời mọc và bắt đầu một câu chuyện tình dứt ra không hết. Nhưng năm nay chàng bỏ qua.

Chàng cũng chẳng để ý xem ai đã vứt túi. Lãnh đạm và tàn ác, chàng tới gốc cây dương liễu, buộc túi gấm vào một đầu cành, rồi buông cho cành là xuống mặt nước.

Trần Thành, người bộc trực nhất trong bọn, hỏi:

– Anh làm gì mà giận dữ người ta thế?

Bảo Kim cười, đáp lại:

– Coi thường hết cả.

Bọn con gái lấy làm phật ý vì thái độ ghẻ lạnh của chàng. Một người vốn mộ văn chương của Bảo Kim và đã sắm một chiếc quạt lụa, nan ngà, định xin chàng một bài tứ tuyệt, thấy cử chỉ chàng như thế, đành giấu chiếc quạt vào trong bọc.

Các bạn giục giã. Đỗ Tuấn Giao, xinh đẹp như cô con gái, gắt gỏng hỏi Bảo Kim:

– Thế nào? Bắt người ta chết đứng cả đây à? Si tình nên tính quẩn. Có đi thì mới tìm thấy bạn trăm năm, ai người ta làm cỗ sẵn cho mình?

Bảo Kim tự biết làm phiền các bạn, chàng nói:

– Các anh tha lỗi cho, tôi lãng quên mất. Vậy ta đi nào.

Họ lại rẽ sóng giai nhân, thẳng chỗ sáng nhất mà đi. Một cái vỏ chuối ném vào giữa mặt Bảo Kim, tiếp theo một tràng tiếng chua ngoa:

– Danh sĩ Bảo Kim sang năm đi thi thì trượt nhé!

Bảo Kim lấy khăn tay lau mặt, thản nhiên không nói gì.

Nhưng khi bỏ chiếc khăn tay vào túi, nhìn phía trước mặt, chàng bỗng rú lên một tiếng vui mừng. Dựa vào chân một cái giả sơn, rất cao, là một ngôi hàng rất xinh và sáng sủa, bán rượu, hoa quả và bánh trái. Trên tường treo la liệt những câu đối, những bức tứ bình; mấy cây dương liễu trước nhà, rủ xuống những dải lụa trắng bay phấp phới theo chiều gió.

Chủ hàng là một thiếu nữ kiều mỵ: Quỳnh Hoa Quận chúa, ái nữ Tĩnh Vương, người mà Bảo Kim mơ ước. Trước cửa hàng, khách đã ngồi đầy, phần nhiều là những thi nhân mặc khách. Một bọn thị nữ đang tấp nập bán hàng.

Quận chúa trạc 16, 17 tuổi, nàng hơi xanh dưới ánh trăng thu, người hơi gầy, nhưng vẻ thanh tú. Nàng bận chiếc áo vải đồng lầm, chít khăn vuông mỏ quạ. Mắt nàng chợt gặp mắt Bảo Kim. Chàng ngoảnh đi và nàng cúi gằm mặt xuống. Đỗ Tuấn Giao hóm hỉnh nói:

– Đích thị rồi, Quỳnh Hoa Quận chúa.

Hoàng Đình Nghiễm, người nhiều tuổi nhất trong bọn hỏi:

– Vào chứ anh Kim?

Rồi Trần Thành, Lưu Sĩ Trực và hai người nữa là Vũ Hoành, Lê Bá Hổ cùng phá lên cười, khiến cho các cống sĩ ngồi trong hàng đều phải ngoảnh ra.

Bảo Kim còn đang lúng túng thì hai người thị nữ cũng ăn mặc quê mùa cầm đèn lồng bước lại, kính cẩn thưa:

– Xin mời liệt vị vào hàng xơi nước. Nhân gặp tiết thu, cô chúng tôi có mở một ngôi hàng nhỏ để được tiếp các văn nhân và tập đòi thi lễ. Nay trường bút chiến mới bắt đầu, mời liệt vị cùng vào dự cuộc cho thêm phần long trọng.

Cả bọn đồng thanh nói:

– Xin đa tạ lĩnh ý.

Anh em Bảo Kim theo hai người thị nữ bước qua thể môn, trên treo một cái đèn tuyệt mỹ, có đề ba chữ “Quần Anh hội”.

Bọn văn nhân ngồi trước cửa hàng có đến hai ba chục người, trước mặt người nào cũng có văn phòng tứ bảo. Thấy có khách lạ, họ đứng dậy thi lễ. Nhưng khi nhận kỹ ra là bọn Bảo Kim, người nào người ấy đều có ý gờm gờm. Một người còn lẩm bẩm:

– Chúng nó vào thì mình còn mong giật giải giật lèo làm sao được?

Trong chốn kinh thành, bọn Bảo Kim đã lừng danh hay chữ. Bảo Kim lại trội hơn cả anh em. Người kẻ chợ đã tặng cho chàng tiếng danh sĩ. Tuy còn ít tuổi, nhưng chàng đã bác lãm quần thư, nghị luận giỏi, văn chương tao nhã.

Bẩy anh em đến ngồi quanh một cái kỷ. Thị nữ bưng một cái đĩa sứ lớn đầy hoa quả, và một khay bạc đầy bánh trái. Một người lễ phép thưa:

– Xin liệt vị chiếu cố.

Bảo Kim nói:

– Trước khi nhận quà ban tặng, xin cho dự trường bút chiến đã. Chúng tôi có hai bàn tay trắng đến đây, chỉ có chút “quà” văn tự tặng chủ nhân. Xin cho dự cuộc…

Quỳnh Hoa đã tới trước mặt. Nàng tươi cười nói:

– Đây là chút lễ tiên kiến. Đối với cao sĩ, vật mọn này chỉ khiến kẻ yêu văn thêm thẹn. Liệt vị hãy chiếu cố cho. Vả liệt vị đến chậm, nên đợi cuộc thi sau. Trong trường văn phải lấy chữ công bình làm cốt.

Lời nói nhẹ như tơ, tự nó có một nhạc điệu tuyệt vời. Bảo Kim đứng ngây nhìn người mà chàng vốn hâm mộ tài sắc. Trước kia chàng mới có hân hạnh nhìn trộm nàng ở xa, không ngờ nay lại có cái diễm phúc được tới gần người ngọc. Mắt chàng ngốn cái sắc thanh kỳ kia, lòng chàng hồi hộp, chàng muốn nói mà không sao nói được.

Từ chỗ giả sơn cạnh đấy, một bài lưu thủy do một chàng tiêu nào đưa lại như lôi hồn chàng theo dòng suối thiên thai.

Hoàng Đình Nghiễm thay mặt anh em, vòng tay thưa:

– Tiểu sinh chúng tôi đến chậm, đã là một tội. Lại để lỡ một dịp ca tụng trăng thu, và sắc đẹp của nữ chủ nhân, chẳng hóa ra lại thêm một tội nữa. Xin nữ chủ nhân cho thi ngay.

Đỗ Tuấn Giao nói:

– Xin nữ chủ nhân cứ cho phép, dù làm dở bài, mang tiếng dốt chúng tôi cũng xin chịu.

Quỳnh Hoa nghiêng mình đáp:

– Đó là quyền liệt vị, tôi đâu dám ngăn cản.

Đầu đề là “Trung thu Long Trì dạ hội phú” (thể lưu thủy). Văn phòng tứ bảo đã đem bày trên kỷ. Các bạn Bảo Kim bắt đầu cấu tứ. Chung quanh, chỉ thấy những nét mặt trầm ngâm. Vài người đã hý hoáy viết trên giấy hoa tiên.

Bài ra dễ, nhưng văn cũng dễ sinh sáo. Quỳnh Hoa đã lui đi đâu mất. Chàng còn say đắm sắc đẹp và hương thơm của giai nhân. Lòng chàng tràn ngập một mối tình bồng bột. Chàng lẳng lặng đứng dậy, bước ra khỏi hàng. Mọi người đều lấy làm ngạc nhiên. Duy các bạn chàng biết tính.

Chàng trèo lên một ngọn giả sơn cao, bao quát cả Long Trì, xa xa là Bắc Cung lẩn trong bóng tối. Cả cái lộng lẫy của đêm hội trung thu, trăng lồng bóng nước, đèn ẩn cành dương, giọng nói, câu cười, tiếng ca, tiếng quản, toàn thể mơ hồ như một giấc chiêm bao. Cả một cuộc tao phùng với khách giai nhân và một mối tình chân thành không bờ, không bến… Chàng chợt thấy thời khắc mong manh, lưu luyến đêm vui, và hồn thơ đột nhiên dào dạt.

Quỳnh Hoa lấy làm lạ. Nàng lo ngại cho Bảo Kim. Nàng lại tự trách có điều chi sơ suất khiến chàng phật ý. Nàng mới gặp chàng mấy lần, nhưng đã nghe tiếng chàng nhiều lắm. Đối với chàng công tử phong lưu ấy, nàng rất có nhiều thiện cảm, hơn nữa, một mối tình u uẩn. Trong ngày hội này, nàng mong gặp chàng và mong nhất được chính mình thưởng thức tài văn chương lỗi lạc của chàng. Nàng lo sợ không có cái may ấy. Nhìn một loạt những người đang múa bút làm văn, nàng chỉ thấy toàn một hạng tầm thường, khí cục ti tiểu, kém Bảo Kim xa.

Nhưng Bảo Kim đã trở vào, chàng như hiện thân của cảm hứng. Mọi người ngẩng đầu nhìn chàng, lo sợ một sự kỳ dị. Chàng về chỗ, chậm rãi mài mực, dầm ngọn bút lông, rồi say sưa như một người đánh bạc, chàng cắm đầu thảo, chỉ một loáng ba tờ hoa tiên đã đặc và bài phú đã thành. Khi chàng đề lạc khoản xong thì đã có nhiều người đem quyển nộp. Chàng nén lòng chờ các bạn cùng đem lên một thể.

Quỳnh Hoa chuyển giao hơn 30 quyển vào trong vườn sau, một nơi tịch mịch và u nhã, ở đó có hơn mười vị đại khoa đang ngồi uống trà bên khói trầm nghi ngút. Nàng vốn là một tay giỏi về thi phú, nhưng tự biết còn trẻ, ý tứ còn nông nổi, không thể thưởng thức hết được những áng văn của các danh sĩ đất thần kinh, vì thế nàng mới xin Tĩnh Vương tuyển giúp nàng những tay lão thành hay chữ để chấm văn thi. Các cụ là chân đại khoa, nên xem văn rất chóng. Chấm đã được hơn mười bài, mặt Quỳnh Hoa chợt sáng lên. Nàng thấy quan Thị lang Ngô Thời Sĩ cầm lấy quyển mà nàng biết ngay là của Bảo Kim; có lẽ chỉ duy có chàng viết thảo.

Ngô Thị lang cau mặt nói:

– Có được phép viết thảo không?

– Không được, – một cụ đáp.

– Nhưng nét bút tươi và tung hoành, xem mấy câu đầu thì thực là tài ba lỗi lạc.

Cụ bỗng cầm bút son khuyên lia khuyên lịa. Quỳnh Hoa sung sướng. Ngô Thị lang là chân Bắc đẩu trong cõi văn chương thời bấy giờ, cụ đã khuyên, chắc văn phải cứng lắm. Cụ bỗng quăng bút nói to:

– Thiên cổ kỳ tài. Bọn mình không sánh kịp. Hay lắm, hay lắm, không muốn chấm những bài khác nữa. Khí hùng kính như phú A Phòng, đài các như tự Đằng Vương các, nhẹ nhàng phiêu dật như phú Xích Bích, thực là lời gấm, lời vóc, suối ngọc, kho vàng. Tuyệt phẩm văn chương, nói không hết được.

Rồi cụ lanh lảnh ngâm bài phú của Bảo Kim cho các bạn nghe. Quỳnh Hoa cảm thấy cái thú tuyệt kỳ nghe bài văn tao nhã, sáng dịu như vầng trăng, nhẹ như gió thu, dâng muôn tiếng nhạc, khêu vạn lời tình.

Ngô Thị lang nhắp chén trà nói:

– Cả một đoạn sau cùng, sau khi tả hết cuộc vui, buông lời nhớ tiếc, tưởng bóng giai nhân, bùi ngùi cho thân thế, cảm khái nồng nàn, chí tình chí thiết, thực mà không thô, tình tứ mà không dâm, lời đẹp mà không sáo.

Quay hỏi Quỳnh Hoa:

– Chỉ tiếc bài phú này viết thảo. Chẳng hay Quận chúa nghĩ sao?

Quỳnh Hoa nói:

– Văn chương là phần chính, tôi không bắt buộc viết chân phương. Xin Thị lang và các quan cứ xem văn mà đánh giá.

Thị lang nói:

– Quận chúa dạy thế là phải.

Một lúc sau, chấm xong, các quan theo Quỳnh Hoa ra ngoài hàng. Bọn văn nhân đang ngồi hỏi nhau về chữ, vặn nhau về điển, hoặc ăn bánh, hoặc uống trà, thấy các quan và Quận chúa đi ra, đều một loạt đứng dậy.

Ngô Thị lang nói:

– Xin liệt vị an tọa. Nhân đời thịnh trị, ta mới có cuộc vui tao nhã này. Chúng tôi được chấm văn anh em đây thật là một điều đặc hạnh. Chúng tôi đã lấy bài phú của Bảo Kim nhất. Đáng lẽ thì bài ấy không trúng cách, vì viết thảo. Nhưng thể theo lời nữ chủ nhân đây, chúng tôi cứ xem văn mà đánh giá. Chúng tôi sợ là có tuổi, ý kiến hồ đồ, vậy xin liệt vị chọn lấy một người có giọng tốt, ta cùng bình bài phú ấy và thưởng thức một áng văn hay trong đêm thanh gió mát này. Các vị nghĩ sao?

Mọi người thấy Ngô Thị lang thì chắc chắn là sự chấm văn không có gì nhầm lẫn. Huống chi họ vẫn phục tiếng Bảo Kim, nên thấy giải nhất về chàng, không ai lấy làm lạ.

Một người nói:

– Triều đình còn lấy những lời cụ lớn làm khuôn vàng thước ngọc, huống chi là bọn ngu muội như anh em chúng tôi. Chúng tôi biết Đỗ Tuấn Giao là người tốt giọng, xin cử anh ấy vào việc bình văn.

– Phải lắm. Phải lắm. Xin cử Đỗ Tuấn Giao.

Bảo Kim như cuồng dại. Chàng có cần chi giải nhất? Nhưng được để ý trước người đẹp mà chàng mơ ước, chàng say sưa sung sướng hơn ông tiến sĩ vinh qui. Huống chi lại được chính Quỳnh Hoa bênh vực mình, chàng thấy chạy trong thớ thịt một nguồn vui tươi sáng.

Đỗ Tuấn Giao đã tiếp lấy bài phú, và cất tiếng sang sảng bình văn. Cử tọa trước còn xôn xao, nhưng sau bị lôi cuốn bởi câu văn hay, ý tưởng cao siêu, cảnh tình như vẽ, và nhất là bởi cái nhạc điệu tuyệt luân nó khiến cho bài phú thành hẳn một bản đàn réo rắt. Quỳnh Hoa chỉ lo bài phú hết, và Bảo Kim trầm ngâm nghe bạn đọc, thỉnh thoảng lấy làm ngạc nhiên, vì nhiều câu xuất ư ý ngoại, chàng tưởng như mình không sao đạt được.

Tuấn Giao đọc xong, trong bọn cống sĩ có người thở dài nói:

– Thực là thần bút. Tô Đông Pha sống lại cũng không thể làm hay hơn được, giải nhất thực là xứng đáng, chúng tôi còn lâu mới có cái bút lực siêu phàm như thế…

Nói chưa dứt lời, chợt có tiếng kêu thất thanh và cảnh Long Trì bỗng ồn ào như chợ. Tiếng ca quản im đi. Bọn phụ nữ chạy tán loạn. Lắng tai có tiếng kêu “Cậu Trời! Cậu Trời đấy! Chị em trốn đi!”.

Quỳnh Hoa bỗng tái nhợt đi, nàng rú lên:

– Cậu Trời! Khổ quá!

Bọn cống sĩ nhiều người thất sắc. Vài người đứng dậy. Bảo Kim vội vàng đứng lên:

– Anh em định chạy đấy ư? Không thể được. Anh em hãy ngồi lại, ta đội ơn chủ nhân, không nhẽ lại bỏ đi. Người quân tử có bao giờ xử sự như thế? Cậu Trời là cái quái gì mà anh em sợ?

Tưởng như có một trận cuồng phong thổi trong đám hội, người chạy như ong. Tiếng kêu, tiếng thét, tiếng gọi nhau liên tiếp. Cả bọn còn đang ngơ ngẩn, thì một thiếu phụ đầu tóc rũ rượi chạy vào hổn hển:

– Ai cứu tôi với. Cậu Trời…

Một người chạy theo vào. Ấy là một gã trai trẻ, người tầm thước, mắt diều hâu, lông mày rậm, râu ria nhiều, nhưng cạo nhẵn, ăn mặc rất sang. Đi sau là một lũ gia nhân, thảy đều cầm dao, cầm gậy. Chỉ một bước, người trai trẻ đã nhảy tới, giậm chân lên mông người thiếu phụ, cười nói:

– Trói cổ nó đem về phủ cho ta.

Hơi rượu nồng nặc xông ra theo lời nói. Người thiếu phụ ấy cố kêu:

– Lạy Cậu Trời, con là gái có chồng.

Các quan chấm văn đã lui cả vào trong vườn, duy có Ngô Thị lang đứng đấy thấy thế quát:

– Quốc cữu không được vô lễ.

Người trai trẻ cười ngặt nghẽo:

– À! Thị lang họ Ngô, lão hủ nho. Mày không biết quan Tham tụng tao đánh giữa đường còn câm miệng như hến, thứ mày đã đáng kể gì.

Khí uất của Bảo Kim dâng lên tới cổ. Chàng bước lại, các bạn chàng theo sau, Bảo Kim quát:

– Loài súc sinh, quân vô liêm sỉ. Mau bước ra khỏi chốn này.

Người trai trẻ lại cười ha hả:

– A thằng nhãi con, muốn vuốt râu hùm. Quân bay đâu, đánh chết chúng nó đi cho tao, tội vạ đâu tao chịu.

Những tiếng dạ ran, bọn gia nhân xông vào đập bọn Bảo Kim túi bụi.

Quỳnh Hoa vội chạy ra. Người trai trẻ bỗng lùi lại, bị thôi miên bởi vẻ đẹp thanh kỳ. Một tên theo hầu nói:

– Thưa cậu, đấy là Quận chúa Quỳnh Hoa.

Người trai trẻ ngạc nhiên:

– Quỳnh Hoa Quận chúa. Ta không ngờ nàng lại đẹp nhường ấy. Thực là một vưu vật.

Nhưng Quỳnh Hoa đã chạy ra, cất tiếng oanh phán:

– Cậu không biết đây là chốn nào sao? Ra ngay kẻo phụ vương đến bây giờ.

– Quận chúa đừng dọa ta, Chúa thượng đến cũng thế mà thôi.

Quỳnh Hoa giận sôi lên. Người trai trẻ vẫn nhìn nàng chòng chọc, mắt say sưa. Nàng bỗng rú lên, một tên gia nhân bổ giữa đầu Đỗ Tuấn Giao một tay thước, chàng ngã lăn xuống.

Quỳnh Hoa lúng túng không biết xử trí ra sao. Cuộc hỗn chiến mỗi lúc một dữ dội.

Bọn gia nhân giẫm cả lên người thiếu phụ một cách tàn nhẫn. Xem chừng thì bọn ấy thắng thế, và một nửa văn nhân đã ôm đầu chạy trốn.

Vừa lúc ấy, một người thanh niên đi vào, ăn vận lối võ quan, mép để ria, mình đeo gươm, trông có vẻ ngang tàng hào mại. Người ấy nói lớn:

– Xin Quận chúa yên tâm, tiểu tướng xin giúp một tay.

Nói xong, thản nhiên xông lại chỗ đánh nhau… Chỉ nháy mắt, chàng đã vít cổ người trai trẻ dúi xuống, và quát to bảo bọn gia nhân:

– Lũ kia, muốn sống thì buông tay ra, không thì tao giết chết chủ chúng bay.

Người trai trẻ kêu:

– Trời ơi! Đau quá. Thôi đừng đánh nhau nữa chúng bay.

Bọn gia nhân lùi cả lại. Võ quan bảo bọn Bảo Kim:

– Các ông hãy nghỉ tay, để tôi khu xử cho.

Bảo Kim bỗng kêu:

– Anh Nguyễn Mại!

Nguyễn Mại, vì chính là người võ sĩ, nói:

– Kìa Bảo Kim. Nhưng hãy xếp cho xong câu chuyện này đã.

Chàng kéo người trai trẻ đứng dậy:

– Anh dẫn bọn côn đồ bước ngay khỏi hội, nghe chưa? Còn lẩn quất ở chốn này thì đừng trách ta là ác nghiệt.

Người trai trẻ cực chẳng đã, lủi thủi dẫn bọn gia nhân đi, thỉnh thoảng còn quay lại nhìn Nguyễn Mại một cách dữ dội và nham hiểm.

Một người tự xưng là Dương Tuấn Nghiệp, chân ấm sinh, đến xin đem vợ về. Người thiếu phụ là một trang nhan sắc, nhưng mình mẩy bị thương rất nặng, chân tay không cử động được. Nàng ứa nước mắt nhìn chồng, phều phào nói:

– Em tưởng không được trông thấy mặt anh nữa. Suýt chút nữa thì em thành người thất tiết. Nhưng em xem trong mình cũng không sống được nữa đâu. Anh lấy cáng cho em về mau trông thấy hai con, em thực mang tội với chồng với con nhiều lắm.

Nàng ôm bụng nhăn mặt hoa, thổ ra huyết, rồi mê man bất tỉnh nhân sự.

Người chồng cũng khóc, vực vợ lên chiếc cáng của Quỳnh Hoa cho mượn, rồi từ biệt mọi người.

Quỳnh Hoa thở dài:

– Chỉ tại…

Nàng muốn nói: “Chỉ tại phụ vương sủng ái Đặng Tuyên phi”. Nhưng trước mặt mọi người nàng không dám nói rõ nỗi lòng. Xúc cảm và người ốm yếu, nàng rầu rầu vào trong hàng nằm nghỉ.

Buổi dạ hội cũng vì câu chuyện “Cậu Trời” mà mất vui. Người về đã vợi đi, trăng cũng nhạt, và cảnh hồ buồn tênh.

Bọn anh em Bảo Kim cũng ra về. Đỗ Tuấn Giao mặt sứt trán bươu, còn pha trò:

– Chỉ vì Kim mà tôi bị đánh. Chẳng phải đầu, phải tai.

Bảo Kim như kẻ mất hồn. Lúc ở hội Quần Anh ra, chàng còn ngập ngừng chưa muốn bước. Cảm tình chan chứa, chàng thảo trên một dải lụa ba bài tứ tuyệt đem buộc vào cành liễu rồi mới rảo bước theo anh em.

Nguyễn Mại nói:

– Bảo Kim thực là nòi tình. Bốn năm chinh chiến, tôi thấy lòng dục nguội như băng. Hiện chỉ có một hoài bão là phụng thờ Tổ quốc, đem lại nền thống nhất cho nhà Nam.

Bảo Kim đáp:

– Anh mới là chân nam tử. Bỏ văn theo võ, không ngờ anh đã trở nên một tướng tài. Trận đánh ở Phú Xuân, mưu mẹo đã cao, uy dũng lại thừa, chấn động cả miền Nam, làm rực rỡ cả Bắc Hà. Hoàng Quận công cực lực tán dương anh và Chúa thượng gọi anh là hổ tướng.

Nguyễn Mại gạt đi:

– Bỏ chuyện ấy đấy, chưa phải lúc nói. Các chú cho tôi biết cái thằng lúc nãy là ai? Tôi điên tiết lắm, và thấy các chú lúng ta lúng túng mà buồn. Bọn văn nhân thực là lũ vô ích, ngâm vịnh để làm gì? Qua cái bệnh ngâm vịnh, cái bả từ chương, nay tôi khinh thường những thứ vô dụng ấy… Thằng ấy là ai mà nó hoành hành thế? Mà xem ý dân sợ nó như cọp, cả Ngô Thị lang, cả Quỳnh Hoa Quận chúa?

Trần Thành nói:

– Nó là Đặng Lân, em Đặng Tuyên phi. Từ ngày đức Tĩnh Vương sủng ái Tuyên phi, việc triều chính mỗi ngày một nát.

Tuyên phi quả là một trang khuynh thành khuynh quốc. Tĩnh Vương chỉ vì say đắm Tuyên phi mà làm toàn những điều bất chính; bao nhiêu lời can gián đều vô hiệu cả. Việc gì cũng nghe Tuyên phi: Chúa là người hiếu hạnh thế mà bênh Tuyên phi đến cưỡng cả lời khuyên của Thái phi.

Thậm chí Chúa biết Đặng Lân là tên vô lại mà cũng sắc phong là Quốc cữu, cho lập phủ đệ như một vị thế tử. Tên Lân ăn tiêu xa xỉ hơn một ông hoàng. Nó muốn gì cũng được, ngang ngược thế nào, ai cũng phải chịu. Ngày ngày chỉ cùng với bọn côn đồ đi hãm hiếp con gái đàn bà, cướp nhà lấy của như một lũ giặc. Người con gái hay đàn bà nào mà nó vừa ý thì nó đuổi cho kỳ được, phạm cả người nhà các quan đại thần. Quan Tham tụng Võ Tá Quyền mắng nó giữa đường, nó đánh chết ngay, Chúa thét đem chém, nhưng Tuyên phi khóc lóc xin cho, Chúa tha bổng. Từ đấy nó càng ngỗ nghịch, tự xưng là “Cậu Trời”, không còn biết kiêng nể là gì nữa.

Nguyễn Mại lắc đầu nói:

– Nếu thế thì gọi là loạn còn gì?

Bảo Kim nói:

– Những người bị nó làm nhục như bà ấm sinh lúc nãy không biết bao nhiêu mà kể, nhiều người thất tiết tự tử cho tròn giá sạch, còn thì chỉ biết ôm giận cho qua đời, chứ biết kêu đâu? Vì thế mỗi khi nó đi đâu người ta chạy tán loạn, sợ hơn sợ thiên tai, nhà nào nhà ấy đóng cửa im lìm. Vô phúc bị nó phá thì đành giương mắt ra mà nhìn. Có ông phủ Dương Chính Doãn luận tội nó, nó đem bọn côn đồ đến giết cả nhà.

Nguyễn Mại giậm chân:

– Thế thì còn ra thể thống gì nữa. Biết trước thì lúc nãy tôi đem giết nó đi cho dân thoát nạn. Nhưng sao nó lại nhũn với tôi thế?

Lưu Sĩ Trực đáp:

– Nó nham hiểm và hèn lắm. Thấy ai vào tay sừng sỏ thì nó lủi đi như con rắn để cắn trộm lúc khác; những khi ấy thì nó lại càng nguy hiểm.

Nguyễn Mại cười nói:

– Các chú cứ nhút nhát thế thì còn làm gì được. Tôi quyết trừ hại cho nhân dân.

Cả bọn đồng thanh:

– Anh không nên vọng động. Tuyên phi là một người thâm độc, có người chỉ đánh Đặng Lân một roi mà bị giết cả ba họ.

Nguyễn Mại:

– Dẫu sao cũng không thể tha được thằng giặc hung dữ ấy. Nó với tôi một sống, một chết…

Nói đến đây bỗng có tiếng ca hát gõ nhịp ở giữa hồ đưa lại.

Bảo Kim nói:

– Chúa ngự ra chơi.

Cả bọn cùng nhìn ra hồ. Dưới ánh trăng một đoàn thuyền rồng đang rẽ sóng bơi đi.

Tiếng tơ gẩy, tiếng trúc thổi, tiếng người hát họa. Trong động tiếng sáo, tiếng đàn văng vẳng đưa lên, cảnh vui vẻ và mơ hồ bị “Cậu Trời” phá tan, nay trở lại. Nhường như khi đấng chúa tể non sông ra, mọi người đều yên tâm, và không còn sợ kẻ nào đến phá bậy đêm hội nữa.

Thuyền từ từ đi về phía hàng Quỳnh Hoa, mái chèo đỏ để rơi tua tủa muôn hàng ngọc sáng. Bọn Bảo Kim và mọi người đổ xô lại để xem mặt Chúa và Tuyên phi. Vì cả năm mấy ai đã được biết mặt vị phó vương, thay quyền Thiên tử ban hành phép nước?

Trước bến, Quỳnh Hoa đứng trực. Thuyền cập bến, Chúa đứng đằng mũi hỏi to:

– Con cha có chấm được bài văn nào xuất sắc không?

Quỳnh Hoa đáp:

– Con còn đợi trình phụ vương xem.

Người ta lấy dây gấm buộc thuyền vào gốc dương liễu. Tĩnh Vương bước lên, theo sau là một trang tuyệt thế giai nhân, trạc 25, 26 tuổi. Nguyễn Mại đoán ngay là Đặng Tuyên phi. Bên cạnh phi thì bao nhiêu cung nữ, kể cả Quỳnh Hoa bị lu mờ, vì phi trông rực rỡ, toàn thắm, toàn tươi. Đẹp mà không nhạt nhẽo, hơi đẫy mà không thô, nồng nàn mà không lơi lả. Phi là một người đàn bà có một sắc đẹp quyến rũ yêu quái. Người phi là tiếng gọi của dục tình.

Chúa và Đặng phi bước lên. Quỳnh Hoa đón vào hàng Quần Anh. Chúa nhìn bốn phía một lát, thấy hội kém bề náo nhiệt, phán rằng:

– Ủa, sao hội Trung thu năm nay tẻ thế?

Quỳnh Hoa định tâu, nhưng bắt gặp mắt sắc của Đặng phi, nàng cúi đầu, tự biết uy quyền của mình không sao chống được với cái uy quyền chúa tể kia. Nguyễn Mại nói nhỏ với các bạn:

– Người đẹp thế kia làm gì mà chẳng gây vạ. Làm gì mà thằng Đặng Lân chẳng hoành hành.

Chúa Tĩnh Đô sau khi vào thăm hàng con gái, cùng Đặng phi xem suốt đám hội, mua hoa quả, bánh trái, ăn uống như một người thường. Chúa lấy làm khoan khoái và lân la cho mãi đến gà gáy mới trở về thuyền. Chèo quế lại khơi sóng Long Trì, trong khi nhã nhạc tấu vang lừng, xen lẫn tiếng gà kết liễu hội Trung thu.

Khi bọn Bảo Kim tới Bắc Cung thì hội mới bắt đầu khai mạc. Với chúa Tĩnh Đô, hội Trung thu lại càng náo nhiệt, và năm nay hội tưng bừng hơn cả mọi năm.

Được vào đây, chỉ có những người trong hoàng gia, những người ngoài phủ chúa, những quan to, những mệnh phụ, những tiểu thư và cả những thư sinh cũng được vào. Muốn thưởng công những chiến sĩ đã chiến thắng quân Nguyễn ở Phú Xuân, Chúa đặc biệt cho cả những quan võ được dự vào cuộc vui rất trọng thể này.

Hồ Long Trì đã thành một nơi bồng lai mộng ảo, cách biệt với phàm trần. Hồ rộng hơn nửa dặm, thả rất nhiều sen ấu. Bên hồ, có đắp những ngọn giả sơn rất to bằng đất hoặc bằng đá. Trong hang, trong hốc, hoặc trên đỉnh, hoặc dưới chân, hoặc trước hoặc sau ẩn ẩn, hiện hiện có những chàng Tương Như, hay những gã Tiêu Lang ngồi hòa nhạc, ăn mặc ra vẻ tiên phong đạo cốt. Núi vọng ra những tiếng bổng tiếng chìm, tiếng ti, tiếng trúc, nghe lả lướt du dương. Bờ hồ, trên cành hàng mấy trăm gốc phù dung, dương liễu có treo muôn thứ đèn lồng bằng gấm vóc. Những đèn ấy đều do chúa Tĩnh Đô sai cung nữ chế ra, tinh khéo tuyệt vời, mỗi chiếc đáng giá mấy lạng bạc. Xa trông như muôn vàn sao lốm đốm sáng.

Và bàng bạc khắp nơi, tô điểm thêm lên là ánh trăng rằm. Trăng không trong, hơi đục, nên cảnh sắc càng thêm mông lung phiếu diểu. Đường đi, bóng cây in xuống, khi xóa khi hằn, theo với gió thu. Trời chưa mát, nhưng cũng không nực lắm. Hai bên đường, hoặc dựa vào chân núi, hoặc nối liền hai ngọn núi, hoặc dựng trên sườn, hoặc dựng biệt lập một nơi, có những cửa hàng bán khắp đồ tạp hóa phương nam, phương bắc, cho chí thịt, quả, rượu, nem không gì là không có. Những quan nội thị đều chít khăn vuông, ăn mặc như đàn bà. Họ giữ việc bán hàng.

Nhưng họ có bán đâu? Bọn cung nữ đi đi lại lại trong chợ, tha hồ mà cướp mà mua, không hỏi giá cả gì. Họ tranh nhau lấy những tiếng hàng rau hàng cá mà nói chua nói chát lẫn nhau. Những mệnh phụ, những tiểu thư cũng bỏ thói đài các, ăn mặc trá hình, người quen không nhận ra nhau được, đi lẫn lộn với bọn trên, hoặc mua hoặc bán, lời ăn tiếng nói cũng rất là phóng túng.

Theo ý Chúa, trong đêm duy nhất này, người ta sẽ sống thực tự do, nô đùa thực suồng sã, không biết tôn ti trật tự là gì nữa. Và sau cuộc vui hỗn hợp này, ai lại trở về bổn phận nấy, có chăng nữa chỉ còn giữ chút hương vị cuộc vui như một giấc mộng vàng.

Chúa Tĩnh Đô chưa ngự tới, nhưng người mỗi lúc một đông. Sáu người bạn Bảo Kim cảm thấy cái thú cuồng dại đi bên muôn thức bông hoa, phần nhiều đội lốt những đàn bà con gái nhà quê, nhưng vẫn không sao giấu được vẻ phong lưu quý phái.

Duy có Bảo Kim là thờ ơ hết cả. Năm ngoái chàng cũng có cái cảm giác mê ly như chúng bạn chàng, nhưng năm nay chàng khác hẳn. Mắt chàng chỉ tìm kiếm một người mà đã sáu tháng nay chàng trộm nhớ thầm yêu. Chàng chắc rằng trong đêm hội này, thế nào nàng cũng ra dự. Nhưng đi đã lâu mà chưa gặp. Chàng dừng lại bên một cây dương liễu, mơ mộng nhìn ra Long Trì xem ánh trăng đậu trên những lá ấu sen.

Các bạn vốn yêu Bảo Kim, nên cũng đứng lại theo chàng.

Lưu Sĩ Trực mải tặng một thiếu nữ đi qua một cụm hoa sen, thấy các bạn xúm quanh Bảo Kim, bèn quay lại hỏi:

– Đang vui, đứng lại là cái gì? Đêm nay một khắc là một nén vàng, bỏ qua thì thiệt lắm. Trông kìa, đi mau đến…

Vừa nói vừa lấy tay chỉ phía bên kia hồ. Chỗ ấy sáng bật hơn mọi khu, vì đèn lồng và đèn xếp rất nhiều.

Một chiếc túi thêu ném trúng ngực Bảo Kim giữa những tiếng cười của một bọn thiếu nữ ăn bận lối con gái làng Lim. Người thanh niên cúi xuống nhặt lên xem, thì là một túi đựng hai miếng trầu mùi thơm thoang thoảng. Đáng nhẽ như mọi năm thì chàng đã sấn lại trêu bọn thiếu nữ, mở túi ra lấy trầu mời mọc và bắt đầu một câu chuyện tình dứt ra không hết. Nhưng năm nay chàng bỏ qua.

Chàng cũng chẳng để ý xem ai đã vứt túi. Lãnh đạm và tàn ác, chàng tới gốc cây dương liễu, buộc túi gấm vào một đầu cành, rồi buông cho cành là xuống mặt nước.

Trần Thành, người bộc trực nhất trong bọn, hỏi:

– Anh làm gì mà giận dữ người ta thế?

Bảo Kim cười, đáp lại:

– Coi thường hết cả.

Bọn con gái lấy làm phật ý vì thái độ ghẻ lạnh của chàng. Một người vốn mộ văn chương của Bảo Kim và đã sắm một chiếc quạt lụa, nan ngà, định xin chàng một bài tứ tuyệt, thấy cử chỉ chàng như thế, đành giấu chiếc quạt vào trong bọc.

Các bạn giục giã. Đỗ Tuấn Giao, xinh đẹp như cô con gái, gắt gỏng hỏi Bảo Kim:

– Thế nào? Bắt người ta chết đứng cả đây à? Si tình nên tính quẩn. Có đi thì mới tìm thấy bạn trăm năm, ai người ta làm cỗ sẵn cho mình?

Bảo Kim tự biết làm phiền các bạn, chàng nói:

– Các anh tha lỗi cho, tôi lãng quên mất. Vậy ta đi nào.

Họ lại rẽ sóng giai nhân, thẳng chỗ sáng nhất mà đi. Một cái vỏ chuối ném vào giữa mặt Bảo Kim, tiếp theo một tràng tiếng chua ngoa:

– Danh sĩ Bảo Kim sang năm đi thi thì trượt nhé!

Bảo Kim lấy khăn tay lau mặt, thản nhiên không nói gì.

Nhưng khi bỏ chiếc khăn tay vào túi, nhìn phía trước mặt, chàng bỗng rú lên một tiếng vui mừng. Dựa vào chân một cái giả sơn, rất cao, là một ngôi hàng rất xinh và sáng sủa, bán rượu, hoa quả và bánh trái. Trên tường treo la liệt những câu đối, những bức tứ bình; mấy cây dương liễu trước nhà, rủ xuống những dải lụa trắng bay phấp phới theo chiều gió.

Chủ hàng là một thiếu nữ kiều mỵ: Quỳnh Hoa Quận chúa, ái nữ Tĩnh Vương, người mà Bảo Kim mơ ước. Trước cửa hàng, khách đã ngồi đầy, phần nhiều là những thi nhân mặc khách. Một bọn thị nữ đang tấp nập bán hàng.

Quận chúa trạc 16, 17 tuổi, nàng hơi xanh dưới ánh trăng thu, người hơi gầy, nhưng vẻ thanh tú. Nàng bận chiếc áo vải đồng lầm, chít khăn vuông mỏ quạ. Mắt nàng chợt gặp mắt Bảo Kim. Chàng ngoảnh đi và nàng cúi gằm mặt xuống. Đỗ Tuấn Giao hóm hỉnh nói:

– Đích thị rồi, Quỳnh Hoa Quận chúa.

Hoàng Đình Nghiễm, người nhiều tuổi nhất trong bọn hỏi:

– Vào chứ anh Kim?

Rồi Trần Thành, Lưu Sĩ Trực và hai người nữa là Vũ Hoành, Lê Bá Hổ cùng phá lên cười, khiến cho các cống sĩ ngồi trong hàng đều phải ngoảnh ra.

Bảo Kim còn đang lúng túng thì hai người thị nữ cũng ăn mặc quê mùa cầm đèn lồng bước lại, kính cẩn thưa:

– Xin mời liệt vị vào hàng xơi nước. Nhân gặp tiết thu, cô chúng tôi có mở một ngôi hàng nhỏ để được tiếp các văn nhân và tập đòi thi lễ. Nay trường bút chiến mới bắt đầu, mời liệt vị cùng vào dự cuộc cho thêm phần long trọng.

Cả bọn đồng thanh nói:

– Xin đa tạ lĩnh ý.

Anh em Bảo Kim theo hai người thị nữ bước qua thể môn, trên treo một cái đèn tuyệt mỹ, có đề ba chữ “Quần Anh hội”.

Bọn văn nhân ngồi trước cửa hàng có đến hai ba chục người, trước mặt người nào cũng có văn phòng tứ bảo. Thấy có khách lạ, họ đứng dậy thi lễ. Nhưng khi nhận kỹ ra là bọn Bảo Kim, người nào người ấy đều có ý gờm gờm. Một người còn lẩm bẩm:

– Chúng nó vào thì mình còn mong giật giải giật lèo làm sao được?

Trong chốn kinh thành, bọn Bảo Kim đã lừng danh hay chữ. Bảo Kim lại trội hơn cả anh em. Người kẻ chợ đã tặng cho chàng tiếng danh sĩ. Tuy còn ít tuổi, nhưng chàng đã bác lãm quần thư, nghị luận giỏi, văn chương tao nhã.

Bẩy anh em đến ngồi quanh một cái kỷ. Thị nữ bưng một cái đĩa sứ lớn đầy hoa quả, và một khay bạc đầy bánh trái. Một người lễ phép thưa:

– Xin liệt vị chiếu cố.

Bảo Kim nói:

– Trước khi nhận quà ban tặng, xin cho dự trường bút chiến đã. Chúng tôi có hai bàn tay trắng đến đây, chỉ có chút “quà” văn tự tặng chủ nhân. Xin cho dự cuộc…

Quỳnh Hoa đã tới trước mặt. Nàng tươi cười nói:

– Đây là chút lễ tiên kiến. Đối với cao sĩ, vật mọn này chỉ khiến kẻ yêu văn thêm thẹn. Liệt vị hãy chiếu cố cho. Vả liệt vị đến chậm, nên đợi cuộc thi sau. Trong trường văn phải lấy chữ công bình làm cốt.

Lời nói nhẹ như tơ, tự nó có một nhạc điệu tuyệt vời. Bảo Kim đứng ngây nhìn người mà chàng vốn hâm mộ tài sắc. Trước kia chàng mới có hân hạnh nhìn trộm nàng ở xa, không ngờ nay lại có cái diễm phúc được tới gần người ngọc. Mắt chàng ngốn cái sắc thanh kỳ kia, lòng chàng hồi hộp, chàng muốn nói mà không sao nói được.

Từ chỗ giả sơn cạnh đấy, một bài lưu thủy do một chàng tiêu nào đưa lại như lôi hồn chàng theo dòng suối thiên thai.

Hoàng Đình Nghiễm thay mặt anh em, vòng tay thưa:

– Tiểu sinh chúng tôi đến chậm, đã là một tội. Lại để lỡ một dịp ca tụng trăng thu, và sắc đẹp của nữ chủ nhân, chẳng hóa ra lại thêm một tội nữa. Xin nữ chủ nhân cho thi ngay.

Đỗ Tuấn Giao nói:

– Xin nữ chủ nhân cứ cho phép, dù làm dở bài, mang tiếng dốt chúng tôi cũng xin chịu.

Quỳnh Hoa nghiêng mình đáp:

– Đó là quyền liệt vị, tôi đâu dám ngăn cản.

Đầu đề là “Trung thu Long Trì dạ hội phú” (thể lưu thủy). Văn phòng tứ bảo đã đem bày trên kỷ. Các bạn Bảo Kim bắt đầu cấu tứ. Chung quanh, chỉ thấy những nét mặt trầm ngâm. Vài người đã hý hoáy viết trên giấy hoa tiên.

Bài ra dễ, nhưng văn cũng dễ sinh sáo. Quỳnh Hoa đã lui đi đâu mất. Chàng còn say đắm sắc đẹp và hương thơm của giai nhân. Lòng chàng tràn ngập một mối tình bồng bột. Chàng lẳng lặng đứng dậy, bước ra khỏi hàng. Mọi người đều lấy làm ngạc nhiên. Duy các bạn chàng biết tính.

Chàng trèo lên một ngọn giả sơn cao, bao quát cả Long Trì, xa xa là Bắc Cung lẩn trong bóng tối. Cả cái lộng lẫy của đêm hội trung thu, trăng lồng bóng nước, đèn ẩn cành dương, giọng nói, câu cười, tiếng ca, tiếng quản, toàn thể mơ hồ như một giấc chiêm bao. Cả một cuộc tao phùng với khách giai nhân và một mối tình chân thành không bờ, không bến… Chàng chợt thấy thời khắc mong manh, lưu luyến đêm vui, và hồn thơ đột nhiên dào dạt.

Quỳnh Hoa lấy làm lạ. Nàng lo ngại cho Bảo Kim. Nàng lại tự trách có điều chi sơ suất khiến chàng phật ý. Nàng mới gặp chàng mấy lần, nhưng đã nghe tiếng chàng nhiều lắm. Đối với chàng công tử phong lưu ấy, nàng rất có nhiều thiện cảm, hơn nữa, một mối tình u uẩn. Trong ngày hội này, nàng mong gặp chàng và mong nhất được chính mình thưởng thức tài văn chương lỗi lạc của chàng. Nàng lo sợ không có cái may ấy. Nhìn một loạt những người đang múa bút làm văn, nàng chỉ thấy toàn một hạng tầm thường, khí cục ti tiểu, kém Bảo Kim xa.

Nhưng Bảo Kim đã trở vào, chàng như hiện thân của cảm hứng. Mọi người ngẩng đầu nhìn chàng, lo sợ một sự kỳ dị. Chàng về chỗ, chậm rãi mài mực, dầm ngọn bút lông, rồi say sưa như một người đánh bạc, chàng cắm đầu thảo, chỉ một loáng ba tờ hoa tiên đã đặc và bài phú đã thành. Khi chàng đề lạc khoản xong thì đã có nhiều người đem quyển nộp. Chàng nén lòng chờ các bạn cùng đem lên một thể.

Quỳnh Hoa chuyển giao hơn 30 quyển vào trong vườn sau, một nơi tịch mịch và u nhã, ở đó có hơn mười vị đại khoa đang ngồi uống trà bên khói trầm nghi ngút. Nàng vốn là một tay giỏi về thi phú, nhưng tự biết còn trẻ, ý tứ còn nông nổi, không thể thưởng thức hết được những áng văn của các danh sĩ đất thần kinh, vì thế nàng mới xin Tĩnh Vương tuyển giúp nàng những tay lão thành hay chữ để chấm văn thi. Các cụ là chân đại khoa, nên xem văn rất chóng. Chấm đã được hơn mười bài, mặt Quỳnh Hoa chợt sáng lên. Nàng thấy quan Thị lang Ngô Thời Sĩ cầm lấy quyển mà nàng biết ngay là của Bảo Kim; có lẽ chỉ duy có chàng viết thảo.

Ngô Thị lang cau mặt nói:

– Có được phép viết thảo không?

– Không được, – một cụ đáp.

– Nhưng nét bút tươi và tung hoành, xem mấy câu đầu thì thực là tài ba lỗi lạc.

Cụ bỗng cầm bút son khuyên lia khuyên lịa. Quỳnh Hoa sung sướng. Ngô Thị lang là chân Bắc đẩu trong cõi văn chương thời bấy giờ, cụ đã khuyên, chắc văn phải cứng lắm. Cụ bỗng quăng bút nói to:

– Thiên cổ kỳ tài. Bọn mình không sánh kịp. Hay lắm, hay lắm, không muốn chấm những bài khác nữa. Khí hùng kính như phú A Phòng, đài các như tự Đằng Vương các, nhẹ nhàng phiêu dật như phú Xích Bích, thực là lời gấm, lời vóc, suối ngọc, kho vàng. Tuyệt phẩm văn chương, nói không hết được.

Rồi cụ lanh lảnh ngâm bài phú của Bảo Kim cho các bạn nghe. Quỳnh Hoa cảm thấy cái thú tuyệt kỳ nghe bài văn tao nhã, sáng dịu như vầng trăng, nhẹ như gió thu, dâng muôn tiếng nhạc, khêu vạn lời tình.

Ngô Thị lang nhắp chén trà nói:

– Cả một đoạn sau cùng, sau khi tả hết cuộc vui, buông lời nhớ tiếc, tưởng bóng giai nhân, bùi ngùi cho thân thế, cảm khái nồng nàn, chí tình chí thiết, thực mà không thô, tình tứ mà không dâm, lời đẹp mà không sáo.

Quay hỏi Quỳnh Hoa:

– Chỉ tiếc bài phú này viết thảo. Chẳng hay Quận chúa nghĩ sao?

Quỳnh Hoa nói:

– Văn chương là phần chính, tôi không bắt buộc viết chân phương. Xin Thị lang và các quan cứ xem văn mà đánh giá.

Thị lang nói:

– Quận chúa dạy thế là phải.

Một lúc sau, chấm xong, các quan theo Quỳnh Hoa ra ngoài hàng. Bọn văn nhân đang ngồi hỏi nhau về chữ, vặn nhau về điển, hoặc ăn bánh, hoặc uống trà, thấy các quan và Quận chúa đi ra, đều một loạt đứng dậy.

Ngô Thị lang nói:

– Xin liệt vị an tọa. Nhân đời thịnh trị, ta mới có cuộc vui tao nhã này. Chúng tôi được chấm văn anh em đây thật là một điều đặc hạnh. Chúng tôi đã lấy bài phú của Bảo Kim nhất. Đáng lẽ thì bài ấy không trúng cách, vì viết thảo. Nhưng thể theo lời nữ chủ nhân đây, chúng tôi cứ xem văn mà đánh giá. Chúng tôi sợ là có tuổi, ý kiến hồ đồ, vậy xin liệt vị chọn lấy một người có giọng tốt, ta cùng bình bài phú ấy và thưởng thức một áng văn hay trong đêm thanh gió mát này. Các vị nghĩ sao?

Mọi người thấy Ngô Thị lang thì chắc chắn là sự chấm văn không có gì nhầm lẫn. Huống chi họ vẫn phục tiếng Bảo Kim, nên thấy giải nhất về chàng, không ai lấy làm lạ.

Một người nói:

– Triều đình còn lấy những lời cụ lớn làm khuôn vàng thước ngọc, huống chi là bọn ngu muội như anh em chúng tôi. Chúng tôi biết Đỗ Tuấn Giao là người tốt giọng, xin cử anh ấy vào việc bình văn.

– Phải lắm. Phải lắm. Xin cử Đỗ Tuấn Giao.

Bảo Kim như cuồng dại. Chàng có cần chi giải nhất? Nhưng được để ý trước người đẹp mà chàng mơ ước, chàng say sưa sung sướng hơn ông tiến sĩ vinh qui. Huống chi lại được chính Quỳnh Hoa bênh vực mình, chàng thấy chạy trong thớ thịt một nguồn vui tươi sáng.

Đỗ Tuấn Giao đã tiếp lấy bài phú, và cất tiếng sang sảng bình văn. Cử tọa trước còn xôn xao, nhưng sau bị lôi cuốn bởi câu văn hay, ý tưởng cao siêu, cảnh tình như vẽ, và nhất là bởi cái nhạc điệu tuyệt luân nó khiến cho bài phú thành hẳn một bản đàn réo rắt. Quỳnh Hoa chỉ lo bài phú hết, và Bảo Kim trầm ngâm nghe bạn đọc, thỉnh thoảng lấy làm ngạc nhiên, vì nhiều câu xuất ư ý ngoại, chàng tưởng như mình không sao đạt được.

Tuấn Giao đọc xong, trong bọn cống sĩ có người thở dài nói:

– Thực là thần bút. Tô Đông Pha sống lại cũng không thể làm hay hơn được, giải nhất thực là xứng đáng, chúng tôi còn lâu mới có cái bút lực siêu phàm như thế…

Nói chưa dứt lời, chợt có tiếng kêu thất thanh và cảnh Long Trì bỗng ồn ào như chợ. Tiếng ca quản im đi. Bọn phụ nữ chạy tán loạn. Lắng tai có tiếng kêu “Cậu Trời! Cậu Trời đấy! Chị em trốn đi!”.

Quỳnh Hoa bỗng tái nhợt đi, nàng rú lên:

– Cậu Trời! Khổ quá!

Bọn cống sĩ nhiều người thất sắc. Vài người đứng dậy. Bảo Kim vội vàng đứng lên:

– Anh em định chạy đấy ư? Không thể được. Anh em hãy ngồi lại, ta đội ơn chủ nhân, không nhẽ lại bỏ đi. Người quân tử có bao giờ xử sự như thế? Cậu Trời là cái quái gì mà anh em sợ?

Tưởng như có một trận cuồng phong thổi trong đám hội, người chạy như ong. Tiếng kêu, tiếng thét, tiếng gọi nhau liên tiếp. Cả bọn còn đang ngơ ngẩn, thì một thiếu phụ đầu tóc rũ rượi chạy vào hổn hển:

– Ai cứu tôi với. Cậu Trời…

Một người chạy theo vào. Ấy là một gã trai trẻ, người tầm thước, mắt diều hâu, lông mày rậm, râu ria nhiều, nhưng cạo nhẵn, ăn mặc rất sang. Đi sau là một lũ gia nhân, thảy đều cầm dao, cầm gậy. Chỉ một bước, người trai trẻ đã nhảy tới, giậm chân lên mông người thiếu phụ, cười nói:

– Trói cổ nó đem về phủ cho ta.

Hơi rượu nồng nặc xông ra theo lời nói. Người thiếu phụ ấy cố kêu:

– Lạy Cậu Trời, con là gái có chồng.

Các quan chấm văn đã lui cả vào trong vườn, duy có Ngô Thị lang đứng đấy thấy thế quát:

– Quốc cữu không được vô lễ.

Người trai trẻ cười ngặt nghẽo:

– À! Thị lang họ Ngô, lão hủ nho. Mày không biết quan Tham tụng tao đánh giữa đường còn câm miệng như hến, thứ mày đã đáng kể gì.

Khí uất của Bảo Kim dâng lên tới cổ. Chàng bước lại, các bạn chàng theo sau, Bảo Kim quát:

– Loài súc sinh, quân vô liêm sỉ. Mau bước ra khỏi chốn này.

Người trai trẻ lại cười ha hả:

– A thằng nhãi con, muốn vuốt râu hùm. Quân bay đâu, đánh chết chúng nó đi cho tao, tội vạ đâu tao chịu.

Những tiếng dạ ran, bọn gia nhân xông vào đập bọn Bảo Kim túi bụi.

Quỳnh Hoa vội chạy ra. Người trai trẻ bỗng lùi lại, bị thôi miên bởi vẻ đẹp thanh kỳ. Một tên theo hầu nói:

– Thưa cậu, đấy là Quận chúa Quỳnh Hoa.

Người trai trẻ ngạc nhiên:

– Quỳnh Hoa Quận chúa. Ta không ngờ nàng lại đẹp nhường ấy. Thực là một vưu vật.

Nhưng Quỳnh Hoa đã chạy ra, cất tiếng oanh phán:

– Cậu không biết đây là chốn nào sao? Ra ngay kẻo phụ vương đến bây giờ.

– Quận chúa đừng dọa ta, Chúa thượng đến cũng thế mà thôi.

Quỳnh Hoa giận sôi lên. Người trai trẻ vẫn nhìn nàng chòng chọc, mắt say sưa. Nàng bỗng rú lên, một tên gia nhân bổ giữa đầu Đỗ Tuấn Giao một tay thước, chàng ngã lăn xuống.

Quỳnh Hoa lúng túng không biết xử trí ra sao. Cuộc hỗn chiến mỗi lúc một dữ dội.

Bọn gia nhân giẫm cả lên người thiếu phụ một cách tàn nhẫn. Xem chừng thì bọn ấy thắng thế, và một nửa văn nhân đã ôm đầu chạy trốn.

Vừa lúc ấy, một người thanh niên đi vào, ăn vận lối võ quan, mép để ria, mình đeo gươm, trông có vẻ ngang tàng hào mại. Người ấy nói lớn:

– Xin Quận chúa yên tâm, tiểu tướng xin giúp một tay.

Nói xong, thản nhiên xông lại chỗ đánh nhau… Chỉ nháy mắt, chàng đã vít cổ người trai trẻ dúi xuống, và quát to bảo bọn gia nhân:

– Lũ kia, muốn sống thì buông tay ra, không thì tao giết chết chủ chúng bay.

Người trai trẻ kêu:

– Trời ơi! Đau quá. Thôi đừng đánh nhau nữa chúng bay.

Bọn gia nhân lùi cả lại. Võ quan bảo bọn Bảo Kim:

– Các ông hãy nghỉ tay, để tôi khu xử cho.

Bảo Kim bỗng kêu:

– Anh Nguyễn Mại!

Nguyễn Mại, vì chính là người võ sĩ, nói:

– Kìa Bảo Kim. Nhưng hãy xếp cho xong câu chuyện này đã.

Chàng kéo người trai trẻ đứng dậy:

– Anh dẫn bọn côn đồ bước ngay khỏi hội, nghe chưa? Còn lẩn quất ở chốn này thì đừng trách ta là ác nghiệt.

Người trai trẻ cực chẳng đã, lủi thủi dẫn bọn gia nhân đi, thỉnh thoảng còn quay lại nhìn Nguyễn Mại một cách dữ dội và nham hiểm.

Một người tự xưng là Dương Tuấn Nghiệp, chân ấm sinh, đến xin đem vợ về. Người thiếu phụ là một trang nhan sắc, nhưng mình mẩy bị thương rất nặng, chân tay không cử động được. Nàng ứa nước mắt nhìn chồng, phều phào nói:

– Em tưởng không được trông thấy mặt anh nữa. Suýt chút nữa thì em thành người thất tiết. Nhưng em xem trong mình cũng không sống được nữa đâu. Anh lấy cáng cho em về mau trông thấy hai con, em thực mang tội với chồng với con nhiều lắm.

Nàng ôm bụng nhăn mặt hoa, thổ ra huyết, rồi mê man bất tỉnh nhân sự.

Người chồng cũng khóc, vực vợ lên chiếc cáng của Quỳnh Hoa cho mượn, rồi từ biệt mọi người.

Quỳnh Hoa thở dài:

– Chỉ tại…

Nàng muốn nói: “Chỉ tại phụ vương sủng ái Đặng Tuyên phi”. Nhưng trước mặt mọi người nàng không dám nói rõ nỗi lòng. Xúc cảm và người ốm yếu, nàng rầu rầu vào trong hàng nằm nghỉ.

Buổi dạ hội cũng vì câu chuyện “Cậu Trời” mà mất vui. Người về đã vợi đi, trăng cũng nhạt, và cảnh hồ buồn tênh.

Bọn anh em Bảo Kim cũng ra về. Đỗ Tuấn Giao mặt sứt trán bươu, còn pha trò:

– Chỉ vì Kim mà tôi bị đánh. Chẳng phải đầu, phải tai.

Bảo Kim như kẻ mất hồn. Lúc ở hội Quần Anh ra, chàng còn ngập ngừng chưa muốn bước. Cảm tình chan chứa, chàng thảo trên một dải lụa ba bài tứ tuyệt đem buộc vào cành liễu rồi mới rảo bước theo anh em.

Nguyễn Mại nói:

– Bảo Kim thực là nòi tình. Bốn năm chinh chiến, tôi thấy lòng dục nguội như băng. Hiện chỉ có một hoài bão là phụng thờ Tổ quốc, đem lại nền thống nhất cho nhà Nam.

Bảo Kim đáp:

– Anh mới là chân nam tử. Bỏ văn theo võ, không ngờ anh đã trở nên một tướng tài. Trận đánh ở Phú Xuân, mưu mẹo đã cao, uy dũng lại thừa, chấn động cả miền Nam, làm rực rỡ cả Bắc Hà. Hoàng Quận công cực lực tán dương anh và Chúa thượng gọi anh là hổ tướng.

Nguyễn Mại gạt đi:

– Bỏ chuyện ấy đấy, chưa phải lúc nói. Các chú cho tôi biết cái thằng lúc nãy là ai? Tôi điên tiết lắm, và thấy các chú lúng ta lúng túng mà buồn. Bọn văn nhân thực là lũ vô ích, ngâm vịnh để làm gì? Qua cái bệnh ngâm vịnh, cái bả từ chương, nay tôi khinh thường những thứ vô dụng ấy… Thằng ấy là ai mà nó hoành hành thế? Mà xem ý dân sợ nó như cọp, cả Ngô Thị lang, cả Quỳnh Hoa Quận chúa?

Trần Thành nói:

– Nó là Đặng Lân, em Đặng Tuyên phi. Từ ngày đức Tĩnh Vương sủng ái Tuyên phi, việc triều chính mỗi ngày một nát.

Tuyên phi quả là một trang khuynh thành khuynh quốc. Tĩnh Vương chỉ vì say đắm Tuyên phi mà làm toàn những điều bất chính; bao nhiêu lời can gián đều vô hiệu cả. Việc gì cũng nghe Tuyên phi: Chúa là người hiếu hạnh thế mà bênh Tuyên phi đến cưỡng cả lời khuyên của Thái phi.

Thậm chí Chúa biết Đặng Lân là tên vô lại mà cũng sắc phong là Quốc cữu, cho lập phủ đệ như một vị thế tử. Tên Lân ăn tiêu xa xỉ hơn một ông hoàng. Nó muốn gì cũng được, ngang ngược thế nào, ai cũng phải chịu. Ngày ngày chỉ cùng với bọn côn đồ đi hãm hiếp con gái đàn bà, cướp nhà lấy của như một lũ giặc. Người con gái hay đàn bà nào mà nó vừa ý thì nó đuổi cho kỳ được, phạm cả người nhà các quan đại thần. Quan Tham tụng Võ Tá Quyền mắng nó giữa đường, nó đánh chết ngay, Chúa thét đem chém, nhưng Tuyên phi khóc lóc xin cho, Chúa tha bổng. Từ đấy nó càng ngỗ nghịch, tự xưng là “Cậu Trời”, không còn biết kiêng nể là gì nữa.

Nguyễn Mại lắc đầu nói:

– Nếu thế thì gọi là loạn còn gì?

Bảo Kim nói:

– Những người bị nó làm nhục như bà ấm sinh lúc nãy không biết bao nhiêu mà kể, nhiều người thất tiết tự tử cho tròn giá sạch, còn thì chỉ biết ôm giận cho qua đời, chứ biết kêu đâu? Vì thế mỗi khi nó đi đâu người ta chạy tán loạn, sợ hơn sợ thiên tai, nhà nào nhà ấy đóng cửa im lìm. Vô phúc bị nó phá thì đành giương mắt ra mà nhìn. Có ông phủ Dương Chính Doãn luận tội nó, nó đem bọn côn đồ đến giết cả nhà.

Nguyễn Mại giậm chân:

– Thế thì còn ra thể thống gì nữa. Biết trước thì lúc nãy tôi đem giết nó đi cho dân thoát nạn. Nhưng sao nó lại nhũn với tôi thế?

Lưu Sĩ Trực đáp:

– Nó nham hiểm và hèn lắm. Thấy ai vào tay sừng sỏ thì nó lủi đi như con rắn để cắn trộm lúc khác; những khi ấy thì nó lại càng nguy hiểm.

Nguyễn Mại cười nói:

– Các chú cứ nhút nhát thế thì còn làm gì được. Tôi quyết trừ hại cho nhân dân.

Cả bọn đồng thanh:

– Anh không nên vọng động. Tuyên phi là một người thâm độc, có người chỉ đánh Đặng Lân một roi mà bị giết cả ba họ.

Nguyễn Mại:

– Dẫu sao cũng không thể tha được thằng giặc hung dữ ấy. Nó với tôi một sống, một chết…

Nói đến đây bỗng có tiếng ca hát gõ nhịp ở giữa hồ đưa lại.

Bảo Kim nói:

– Chúa ngự ra chơi.

Cả bọn cùng nhìn ra hồ. Dưới ánh trăng một đoàn thuyền rồng đang rẽ sóng bơi đi.

Tiếng tơ gẩy, tiếng trúc thổi, tiếng người hát họa. Trong động tiếng sáo, tiếng đàn văng vẳng đưa lên, cảnh vui vẻ và mơ hồ bị “Cậu Trời” phá tan, nay trở lại. Nhường như khi đấng chúa tể non sông ra, mọi người đều yên tâm, và không còn sợ kẻ nào đến phá bậy đêm hội nữa.

Thuyền từ từ đi về phía hàng Quỳnh Hoa, mái chèo đỏ để rơi tua tủa muôn hàng ngọc sáng. Bọn Bảo Kim và mọi người đổ xô lại để xem mặt Chúa và Tuyên phi. Vì cả năm mấy ai đã được biết mặt vị phó vương, thay quyền Thiên tử ban hành phép nước?

Trước bến, Quỳnh Hoa đứng trực. Thuyền cập bến, Chúa đứng đằng mũi hỏi to:

– Con cha có chấm được bài văn nào xuất sắc không?

Quỳnh Hoa đáp:

– Con còn đợi trình phụ vương xem.

Người ta lấy dây gấm buộc thuyền vào gốc dương liễu. Tĩnh Vương bước lên, theo sau là một trang tuyệt thế giai nhân, trạc 25, 26 tuổi. Nguyễn Mại đoán ngay là Đặng Tuyên phi. Bên cạnh phi thì bao nhiêu cung nữ, kể cả Quỳnh Hoa bị lu mờ, vì phi trông rực rỡ, toàn thắm, toàn tươi. Đẹp mà không nhạt nhẽo, hơi đẫy mà không thô, nồng nàn mà không lơi lả. Phi là một người đàn bà có một sắc đẹp quyến rũ yêu quái. Người phi là tiếng gọi của dục tình.

Chúa và Đặng phi bước lên. Quỳnh Hoa đón vào hàng Quần Anh. Chúa nhìn bốn phía một lát, thấy hội kém bề náo nhiệt, phán rằng:

– Ủa, sao hội Trung thu năm nay tẻ thế?

Quỳnh Hoa định tâu, nhưng bắt gặp mắt sắc của Đặng phi, nàng cúi đầu, tự biết uy quyền của mình không sao chống được với cái uy quyền chúa tể kia. Nguyễn Mại nói nhỏ với các bạn:

– Người đẹp thế kia làm gì mà chẳng gây vạ. Làm gì mà thằng Đặng Lân chẳng hoành hành.

Chúa Tĩnh Đô sau khi vào thăm hàng con gái, cùng Đặng phi xem suốt đám hội, mua hoa quả, bánh trái, ăn uống như một người thường. Chúa lấy làm khoan khoái và lân la cho mãi đến gà gáy mới trở về thuyền. Chèo quế lại khơi sóng Long Trì, trong khi nhã nhạc tấu vang lừng, xen lẫn tiếng gà kết liễu hội Trung thu.

Bình luận