Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Điểm Bùng Phát

CHƯƠNG 1: Ba quy luật của đại dịch

Tác giả: Malcolm Gladwell

Giữa thập niên 1990, cả thành phố Baltimore bị tấn công bởi sự lây lan của căn bệnh giang mai. Từ năm 1995 đến 1996, số trẻ sinh ra mắc bệnh này tăng 500%. Đường mô tả tỷ lệ bệnh giang mai nếu biểu diễn trên biểu đồ là đường thẳng trong nhiều năm, khi đến mốc năm 1995, tỷ lệ nhiễm bệnh tăng lên đã khiến đường này bẻ ngoặt thành một góc vuông.

Vậy điều gì đã đẩy vấn nạn giang mai lên cao đến thế? Theo CDC (Trung tâm kiểm soát dịch bệnh), nguyên nhân của vấn nạn này chính là Crack Cocaine 3. Người ta cho rằng chính crack cocaine là nguyên nhân dẫn đến sự tăng đột biến của hành vi tình dục không an toàn, từ đó dẫn đến sự lây lan các virus như HIV hay giang mai. Nó dẫn dụ ngày càng nhiều người tới mua ma túy ở những khu phố nghèo, do đó làm tăng nguy cơ họ sẽ mang mầm bệnh truyền nhiễm về nơi cư trú và lây nhiễm cho những người xung quanh. Điều này sẽ làm thay đổi mô hình liên đới xã hội giữa họ với mọi người xung quanh. Cũng theo trung tâm này, crack cocaine là một cú huých đáng kể mà vấn nạn giang mai cần để biến thành một đại dịch nguy hiểm.
Giáo sư John Zenilman của trường Đại học Johns Hopkins ở Baltimore – một chuyên gia về các bệnh lây truyền qua đường tình dục, lại đưa ra các giải thích khác. Theo ông, nguyên nhân là do sự xuống cấp của dịch vụ chăm sóc y tế ở những khu vực nghèo nhất của thành phố. Giáo sư Zenilman phản ánh: “Những năm 1990 – 1991, có đến 36.000 lượt bệnh nhân đến khám tại các trung tâm khám chữa bệnh lây qua đường tình dục trong thành phố. Nhưng sau đó, do có những vấn đề về ngân sách nên chính quyền thành phố quyết định cắt giảm lần lượt các cơ sở trên. Số nhân viên y tế giảm từ 17 xuống 10. Số bác sĩ ban đầu là 3 giảm xuống về cơ bản là không còn người nào. Số bệnh nhân đến khám chữa bệnh chỉ còn 21.000 người. Chính sách cắt giảm này cũng được áp dụng với các lĩnh vực khác. Có nhiều chính sách thường được tiến hành trước đó như chính sách nâng cấp máy tính bị chấm dứt. Đó là một viễn cảnh tồi tệ nhất về bộ máy quan liêu, không hoạt động được của thành phố. Chẳng bao lâu nữa cả, thuốc thang cũng sẽ cạn kiệt”.

Hay nói cách khác, chỉ có 36.000 lượt bệnh nhân đến khám ở các trung tâm khám chữa bệnh lây qua đường tình dục (STD) ở khu vực tệ nạn của Baltimore trong một năm, dịch giang mai được giữ ở trạng thái cân bằng. Theo giáo sư Zenilman, ở một điểm nào đó, giữa tỷ lệ 36.000 lượt bệnh nhân và 21.000 lượt bệnh nhân một năm, căn bệnh xã hội này đã bùng phát. Nó bắt đầu vượt ra khỏi các khu tệ nạn, lên từng khu phố, từng con đường cao tốc nối những khu vực này với các khu vực còn lại. Vậy là, đột nhiên những người có thể bị lây nhiễm trong một tuần trước khi được chữa trị lúc này lại truyền bệnh cho người khác trong thời gian hai, ba hoặc bốn tuần trước khi được cứu chữa. Chính sự quá chậm trễ trong điều trị như thế đã biến giang mai thành một vấn nạn trầm trọng hơn hẳn những năm trước đó.

Quan điểm thứ ba là của bác sĩ John Potterat – một trong những nhà dịch tễ học hàng đầu trong nước. Ông cho rằng thủ phạm là những thay đổi vật chất trong những năm gần đó đã ảnh hưởng lên phần phía Đông và phía Tây – hai khu vực lạc hậu và trì trệ ở vùng lân cận của Baltimore – và cũng là tâm điểm của vấn nạn giang mai. Ông chỉ trích chính quyền thành phố đã tiến hành công khai, rộng rãi dự án xóa bỏ những khu chung cư cũ nát tập trung ở phía Đông và Tây Baltimore. Hai trong số những khu vực xóa bỏ công khai là Lexington Terrace ở phía Tây và Lafayette Courts ở phía Đông – là những dự án có quy mô lớn vì đây là nơi trú ngụ của hàng trăm gia đình nhưng cũng là nơi tập trung chứa chấp tội phạm và các căn bệnh truyền nhiễm. Ngay khi mọi người bắt đầu di dời khỏi hai khu vực này, những tệ nạn đó cũng giảm hẳn.

“Điều này thật đáng chú ý”, bác sĩ Potterat thốt lên trong lần ghé thăm đầu tiên tới Đông và Tây Baltimore. “50% các dãy nhà đã bị phong tỏa, nhưng có một điểm mà tại đó bước đi này phá hỏng toàn bộ dự án. Những gì đang diễn ra chỉ là một kiểu đục khoét. Nó tiếp tay cho những kẻ khốn cùng. Đã nhiều năm nay, bệnh giang mai chỉ giới hạn ở những khu vực đặc biệt của Baltimore, trong các mạng lưới kiểm soát gắt gao hoạt động tình dục xã hội. Nhưng phương án di dời nhà lại đưa những người nhiễm bệnh tới khu vực khác, mang theo cả căn bệnh giang mai và lối sống, hành vi của họ”.

Điều đáng nói trong cả ba cách giải thích nói trên là tất cả đều không triệt để. Phía trung tâm CDC cho rằng crack cocaine chính là vấn đề. Nhưng năm 1995 không phải là thời điểm xuất hiện lần đầu của crack cocaine ở Baltimore. Crack cocaine du nhập vào thành phố này từ trước đó rất lâu. Theo trung tâm này, giữa thập niên 1990, mức độ nghiêm trọng của vấn nạn crack cocaine đã tăng lên, và thay đổi này cũng đủ để khởi phát dịch giang mai. Tương tự, giáo sư Zenilman cũng không đúng khi nói rằng các trung tâm STD bị đóng cửa, chúng chỉ bị thu hẹp quy mô, từ 17 xuống còn 10 cơ sở. Cũng không hẳn như bác sĩ Potterat cho rằng cả thành phố bị đục khoét. Theo ông, tất cả là do việc phá hủy những khu nhà tạm bợ của dự án nhà ở, dân cư di dời nhà khỏi những khu vực tệ nạn của thành phố và khiến bệnh giang mai lây lan ồ ạt. Nhưng trên thực tế, chỉ cần những thay đổi nhỏ nhất, toàn bộ trạng thái cân bằng của đại dịch có thể bị đảo lộn.

Chi tiết thứ hai, và có lẽ thú vị hơn về cả ba cách giải thích trên là tất cả đều mô tả những hình thức bùng phát khác nhau của đại dịch. Trung tâm CDC đề cập đến bối cảnh tổng thể của dịch bệnh – tại sao sự xuất hiện và phát triển của một loại ma túy có thể biến đổi môi trường của thành phố đến mức đẩy dịch bệnh vào trạng thái bùng phát. Zenilman lại nói về chính bản thân căn bệnh. Khi mà các cơ sở khám chữa bệnh bị cắt giảm, giang mai lại được tái phát triển thêm lần nữa. Lúc này, nó đã trở thành một căn bệnh truyền nhiễm mãn tính, thành một căn bệnh gây đau đớn đeo đẳng hàng tuần liền. Về phần mình, bác sĩ Potterat lại tập trung vào những người mắc bệnh. Theo ông, giang mai được truyền đi từ một mẫu người nhất định ở Baltimore – những người nghèo khó, dùng ma túy và có hành vi tình dục riêng lẻ. Nếu mẫu người này đột ngột bị di dời từ khu vực cư trú quen thuộc sang những khu vực mà trước đó không có vấn nạn giang mai thì căn bệnh sẽ có cơ hội lây lan bùng phát.

Hay nói cách khác, đại dịch không chỉ bùng phát theo một hướng duy nhất. Đại dịch được truyền đi bởi những người truyền tác nhân lây nhiễm, bởi chính tác nhân lây nhiễm đó và bởi cả môi trường mà trong đó tác nhân lây nhiễm hoạt động. Khi một đại dịch bùng phát, nó vượt ra khỏi trạng thái cân bằng và bùng phát bởi có một điều gì đó đã xảy ra, một thay đổi nào đó đã xuất hiện ở một, hai hay cả ba phạm vi nói trên. Tôi tạm gọi ba tác nhân biến đổi đó là: Quy tắc thiểu số; Yếu tố kết dính và Sức mạnh của hoàn cảnh.

1

Khi nói rằng một nhóm trẻ em sinh sống ở East Village khởi phát đại dịch Hush Puppies hay sự phân bố dân cư của một số dự án nhà ở làm khởi phát dịch giang mai, điều chúng ta thực sự muốn nói đến ở đây là trong một hệ thống hay một quy trình nào đó, một số người sẽ có vai trò quan trọng hơn hẳn những người khác. Xét trên tổng thể của vấn đề, cách nghĩ trên không phải là một khái niệm đặc biệt tiến bộ. Các nhà kinh tế học vẫn thường nói về Quy tắc 80/20. Đó là một lý thuyết cho rằng phần lớn 80% công việc sẽ được thực hiện chỉ bởi 20% số người tham gia. Trong đa số các cộng đồng xã hội, 20% số tội phạm thực hiện 80% các vụ vi phạm pháp luật. 20% người điều khiển xe mô tô gây ra 80% các cụ tai nạn liên quan. 20% người uống bia uống hết 80% lượng bia của cả thế giới. Khi một đại dịch bùng phát, tỷ lệ bất cân xứng này thậm chí còn trở nên mất cân bằng đến tột bậc: chỉ một số rất ít cá thể trong xã hội sẽ đảm trách phần lớn công việc.

Đơn cử như bác sĩ Potterat có lần đã tiến hành phân tích dịch lậu ở Colorado Springs, Colorado bằng cách theo dõi tất cả số bệnh nhân tới khám ở các trung tâm khám chữa bệnh công cộng trong thời gian hơn sáu tháng, bác sĩ Potterat đã phát hiện thấy có khoảng một nửa số bệnh nhân sống ở bốn khu lân cận (bốn khu này chỉ chiếm 6% diện tích toàn thành phố). Có đến một nửa số bệnh nhân sống ở khu vực chiếm 6% diện tích đó thường tụ tập ở cùng sáu quán bar. Sau đó, Potterat tiến hành phỏng vấn 768 người nằm trong phân nhóm rất nhỏ đó và phát hiện 600 người trong số họ không lây bệnh lậu sang ai khác hoặc nếu có, chỉ lây cho duy nhất một người. Nhóm bệnh nhân này được ông gọi là nhóm không lây truyền. Còn nhóm khiến đại dịch phát triển – những người truyền bệnh sang hai, ba, bốn, năm hoặc sáu người khác – là 168 người còn lại. Nói cách khác, trong toàn bộ Colorado Springs với dân số khoảng 100.000 người, dịch bệnh lậu bùng phát chỉ vì hoạt động của 168 con người mang bệnh đang sinh sống ở bốn khu dân cư nhỏ và thường lui tới sáu quán ba giống nhau.

Vậy ai sẽ thuộc nhóm 168 người đó? Họ không giống bạn hay tôi. Họ là những người mà cuộc sống thuộc về bóng đêm, quan hệ tình dục với nhiều người hơn mức bình thường rất nhiều. Họ là những người có cuộc sống và hành vi không nằm trong quy phạm xã hội thông thường. Giữa thập niên 1990, khắp các hồ bơi và các sân trượt băng ở Hast St, Louis, bang Missouri xuất hiện một người đàn ông được mệnh danh là Parnell McGee “Đại Ca”. McGee là một người cao lớn – cao khoảng 1m90, hấp dẫn và là một tài năng trong nghệ thuật trượt băng – kẻ hút hồn các cô gái trẻ với ánh hào quang trên sân băng. Hắn đặc biệt thích tán tỉnh những cô gái độ tuổi 13, 14. Hắn mua tặng họ đồ trang sức đắt tiền, mời họ vi vu trên chiếc Cadillac sang trọng, sau đó là ma túy liều cao và quan hệ xác thịt. Trong khoảng thời gian từ 1995 đến 1997, trước khi bị bắn chết, hắn đã quan hệ với ít nhất 100 cô gái và lẽ tất nhiên, hắn đã truyền lại cho tối thiểu 30 người trong số họ căn bệnh chết người HIV.

Cũng trong khoảng thời gian hai năm đó, cách đấy 150 dặm về phía Buffalo, New York còn có một ví dụ khác về loại “đại ca” bất lương này. Hắn ta làm việc ở những khu phố bần hàn trong trung tâm Jamestown. Tên hắn là Nushawn Williams, ngoài ra hắn còn được biết đến với những cái tên khác nhau như “Cáo già”, “Đồ tể”… Hắn lừa gạt rất nhiều cô gái, đứng tên bốn đến năm căn hộ khác nhau quanh thành phố. Nghề nuôi sống hắn là buôn lậu ma túy ngược từ Bronx về. (Như một nhà dịch tễ học vốn không lạ lẫm với những trường hợp tương tự đã nói thẳng tuột với tôi: “Gã đó quả là thiên tài. Nếu có thể trốn đi với tất cả những gì gã đó làm, tôi sẽ không thèm làm việc thêm một ngày nào nữa”). Giống như Đại Ca, Williams cũng rất hấp dẫn. Hắn thường mua tặng các cô bạn gái hoa hồng, để mặc họ nghịch ngợm bộ tóc dài của mình, ăn chơi trác táng thâu đêm với cần sa và rượu mạnh do hắn chủ trì tại các căn hộ riêng. “Tôi lên giường với anh ta ba hay bốn lần gì đó một đêm”. Một cô bồ cũ của hắn kể lại “Chỉ có tôi và Williams, chúng tôi tiệc tùng thường xuyên… Khi Cáo già đã xong thì lại đến lượt các chiến hữu của anh ta. Cứ kẻ này ra, kẻ kia lại vào”. Hiện tại, Williams đã bị tống vào tù nhưng hắn vẫn được biết đến như kẻ gieo rắc virus HIV cho ít nhất 16 phụ nữ. Còn trường hợp nổi tiếng nhất lại được Randy Shilts tốn nhiều giấy mực đề cập đến trong cuốn sách And the Band Played On về bệnh nhân độc nhất vô nhị của căn bệnh AIDS. Đó là cô tiếp viên hàng không trên chuyến bay Pháp – Canada, Gaetan Dugas. Cô này thừa nhận đã quan hệ tình dục với 2.500 bạn tình trên khắp Bắc Mỹ và cũng là người liên quan đến ít nhất 40 ca mắc AIDS gần đây nhất ở California và New York. Tất cả họ đều thuộc vào nhóm những người khiến đại dịch bùng phát.

Các loại đại dịch xã hội cũng diễn ra theo cùng cách thức trên. Chúng cũng bị điều khiển bở nỗ lực của một nhóm người đặc biệt. Trong trường hợp này, họ không khác biệt với những người khác bởi bản năng tình dục mà bởi tính xã hội, nghị lực, khả năng hiểu biết và ảnh hưởng của họ đối với số đông xã hội. Còn trong trường hợp của Hush Puppies, bí ẩn lớn nhất chính là bằng cách nào những đôi giày Hush Puppies dưới chân số ít dân Hippi – thiểu số người với phục trang phá cách tại khu vực cư dân nghèo của Manhattan lại được bày bán dọc các khu phố thương mại lớn trên khắp nước Mỹ. Mối liên hệ giữa East Village và khu vực miền trung nước Mỹ là gì? Theo Quy luật thiểu số, câu trả lời là: một trong số những cá nhân đặc biệt này nhận ra điều khác biệt của xu hướng và rồi bằng những quan hệ xã hội, bằng nội lực, nhiệt huyết của mình, họ đã tuyên truyền rộng rãi về Hush Puppies như Gaetan Dugas, Nushawn Williams – những nhân tố trung gian có thể làm lây lan rộng rãi căn bệnh thế kỷ HIV.

2

Tại Baltimore, khi số trung tâm khám chữa bệnh liên tục bị cắt giảm, môi trường lây nhiễm của bệnh giang mai trên khu dân cư nghèo cũng thay đổi theo. Trước đây, giang mai chỉ là một căn bệnh truyền nhiễm cấp tính, do đó, khi mắc phải, người ta có thể được chữa khỏi nhanh chóng trước khi kịp lây sang người khác. Tuy nhiên, chính chính sách cắt giảm đó đã biến giang mai trở thành một căn bệnh mãn tính. Bệnh nhân mang trong mình căn bệnh này đổ bệnh cho người khác trong khoảng thời gian kéo dài hơn lên bốn đến năm lần so với bình thường. Đại dịch bùng phát là do nỗ lực đặc biệt của số ít người mang bệnh. Nhưng đôi khi nó còn bùng phát khi có một điều gì đó tình cờ biến đổi chính các tác nhân của đại dịch.

Trong lĩnh vực siêu vi khuẩn học, đây cũng là một quy luật rất nổi tiếng. Các đợt cúm lây lan trong giai đoạn đầu của dịch khi thời tiết chuyển sang đông rất khác so với quá trình lây lan trong giai đoạn cuối của dịch. Dịch cúm nổi tiếng nhất xảy ra năm 1918. Những dấu hiệu đầu tiên đuợc phát hiện vào mùa xuân mặc dù khi đó, nó chẳng đáng kể gì. Thế nhưng suốt mùa hè, virus lại biến đổi rất lạ và sáu tháng sau, nó đã cướp đi mạng sống của 20 đến 40 triệu người trên khắp thế giới. Mặc dù cách thức lây lan của virus không thay đổi nhưng chính bản thân virus đột nhiên lại trở nên nguy hiểm gấp bội.

Nhà nghiên cứu bệnh AIDS người Hà Lan, Jaap Goudsmit, lập luận rằng hình thức biến đổi kỳ lạ này cũng xảy ra tương tự như virus HIV. Công trình nghiên cứu của bác sĩ Goudsmit tập trung vào bệnh viêm phổi Pneumocytis Cairinii4 hay còn gọi là PCP. Trong cơ thể chúng ta luôn có virus bị nhiễm ngay từ khi mới sinh hoặc nhiễm ngay lập tức sau khi sinh. Phần lớn những virus này vô hại. Hệ thống miễn dịch trong cơ thể luôn dễ dàng chế ngự được chúng trừ những loại virus như HIV. Khi xâm nhập vào cơ thề, những virus này sẽ phá hủy hệ thống miễn dịch, khiến hệ thống trở nên không thể kiểm soát được và gây ra những ca tử vong do bệnh phổi. PCP là bệnh thường gặp phải ở những bệnh nhân AIDS. Trên thực tế, PCP đuợc coi như một dấu hiệu gần như chắc chắn về sự hiện diện của virus này. Bác sĩ Goudsmit cất công lật lại các tài liệu y học, tìm kiếm các trường hợp mắc PCP. Và những gì tìm được sẽ khiến người ta phải ớn lạnh. Ngay khi chiến tranh thế giới lần thứ hai chấm dứt, một đợt dịch PCP bắt nguồn từ thành phố cảng Baltic của Danzig, rồi lan rộng khắp trung tâm châu Âu. Đại dịch này đã cướp đi sinh mạng của hàng ngàn trẻ nhỏ.

Bác sĩ Goudsmit đã tiến hành phân tích một trong những thị trấn chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của đại dịch, khu mỏ Heerlen của tỉnh Lumburg, Hà Lan. Trong thị trấn này có một bệnh viện tập huấn dành cho những bà mẹ sắp sinh mang tên Kweekschool voor Vroed – Vrouwen. Đây là bệnh viện duy nhất ở thị trấn cho mãi tới những năm 1950 khi một trại lính Thụy Điển cũ được sử dụng làm trung tâm bảo trợ đặc biệt cho trẻ sơ sinh thiếu cân và đẻ thiếu tháng. Trong khoảng thời gian từ tháng 6 năm 1955 tới tháng 7 năm 1958 có 89 đứa trẻ trong trại bảo trợ này mắc PCP và 24 ca đã tử vong. Bác sĩ Goudsmit cho rằng sự việc này là một dạng tiền đại dịch HIV. Vì lý do nào đó, virus này đã xâm nhập vào bệnh viện, rồi lây từ đứa trẻ này sang đứa trẻ khác khi sử dụng cùng một bơm kim tiêm để truyền máu và tiêm thuốc kháng sinh – việc này diễn ra khá phổ biến vào thời bấy giờ. Ông viết như sau:

Khả năng lớn nhất là có ít nhất một người lớn – có thể là một người thợ mỏ nào đó từ Phần Lan, Czechoslovakia hay Ý đã mang virus đó tới Limburg. Người này chết vì AIDS nhưng rất có thể anh ta đã truyền virus gây bệnh cho vợ và con mình. Người vợ ( hoặc người bạn gái) bị nhiễm đó có thể đã sinh nở trong trại bảo trợ. Đứa trẻ sinh ra cũng bị nhiễm virus HIV dù bề ngoài vẫn khỏe mạnh. Các ống kim tiêm không được tiệt trùng và những vết thương hở làm lây lan virus từ đứa trẻ này sang đứa trẻ bình thường khác.

Một điều kỳ lạ nhưng có thật trong toàn bộ câu chuyện này là không phải tất cả những đứa trẻ mắc bệnh đều chết. Con số tử vong chỉ chiếm một phần ba. Số trẻ còn sống sót đã làm được điều đến ngày nay vẫn gần như không tưởng. Các em đánh bại virus HIV, loại bỏ nó ra khỏi cơ thể và tiếp tục sống khỏe mạnh. Nói cách khác, trạng thái diễn tiến của đại dịch HIV trong thập niên 1950 rất khác so với trạng thái diễn tiến của căn bệnh AIDS hiện nay. Khi đó HIV có lây lan trên diện rộng nhưng còn yếu nên phần lớn những nguời mắc phải , kể cả trẻ nhỏ đều có thể đẩy lùi bệnh và sống sót được. Đầu những năm 1980, đại dịch HIV bùng phát nhưng tóm lại không chỉ những thay đổi to lớn và sâu sắc xuất hiện trong hành vì tình dục của cộng đồng người đồng tính. Việc lây lan nhanh chóng còn nằm ở chính những thay đổi nội tại của căn bệnh này. Cho dù là nguyên nhân nào đi chăng nữa, virus HIV đã trở nên nguy hiểm hơn gấp bội. Một khi bị lây nhiễm, bạn sẽ mang bệnh suốt đời. Virus ký sinh mãi trong cơ thể bạn.

Ý kiến về tầm quan trọng của Yếu tố kết dính trong Điểm Bùng Phát cũng đưa ra những dẫn giải to lớn trong cách thức chúng ta xem xét các đại dịch xã hội. Chúng ta thường mất rất nhiều thời gian để suy tính xem làm sao để các thông điệp chúng ta nói ra dễ lây lan hơn – làm sao để tiếp cận càng nhiều người càng tốt bằng ý tưởng và sản phẩm của chúng ta. Những điểm khó nhất trong giao tiếp thường là vấn đề tìm ra cách để đảm bảo một thông điệp sẽ không đi từ tai này sang tai kia của người nghe. Kết dính có nghĩa là mọi thông điệp sẽ gây ra được tác động, bạn không thể loại nó ra khỏi suy nghĩ, nó dính vào trí nhớ của bạn. Ví dụ, khi sản phẩm thuốc lá đầu lọc Winston tung ra thị trường hồi đầu năm 1954, công ty trưng lên khẩu hiệu Winston tastes good like a cigarette should ( Winston – hương vị đích thực của thuốc lá). Lúc đó, cách chơi chữ ngược và có phần khiêu khích giữa từ “like” và “as” đã gây ra phản ứng rất lớn trong công chúng (Nếu dùng đúng ngữ pháp thì phải là “as” chứ không phải “like”. Không những tạo ra điệp âm, like còn có nghĩa là yêu thích). Nó là từ được người dân nói rất nhiều. Tương tự, sản phẩm đầu dây giày bịt sắt của Wendy nổi tiếng với câu nói Where’s the beef? – (Chơi chữ Beef. Beef thường có nghĩa là con bò nhưng nó cũng có nghĩa là lời phàn nàn. Hóm hỉnh ở câu hỏi Con bò ở đâu? và Còn phàn nàn chỗ nào được nữa?). Trong cuốn hồi ký viết về sự nghiệp kinh doanh thuốc lá, Richard kể rằng những nhân viên Marketing tại R, J. Reynords – địa điểm bán sản phẩm Winston – rất thích câu slogan của Wendy và đã cho ra một câu slogan nhằm phản đối những lời bài hát lặp âm có phần điệu đà trên đài và truyền hình; bắt chước có phần châm biếm cú pháp của họ như một cách nói thông tục chứ không hẳn là vênh ngữ pháp. Một vài tháng sau khi ra mắt, nhờ vào sức hút của câu slogan, sản phẩm Winston đã thắng lớn. Vượt qua cả Parliament, Kent và L&M, Winston giành vị trí thứ nhì sau Viceroy trên thị trường thuốc lá Mỹ. Một vài năm sau, Winston trở thành nhãn hiệu có sản phẩm bán chạy nhất trong nước. Ngày nay, nếu vô tình buột miệng với bất kì một người Mỹ nào câu “Winston tastes good”, họ sẽ bổ sung cho bạn ngay vế sau “Like cigarette should”. Đây là một lối quảng cáo kết dính rất quan trọng và tính kết dính lại là một trong những yếu tố cơ bản gây bùng phát. Nếu quan điểm của tôi không đáng tin, tại sao bạn lại thay đổi hành vi của mình: mua hàng của tôi hay xem phim của tôi?

Yếu tố kết dính cho rằng có rất nhiều phương pháp cụ thể để một thông điệp có tính lây lan trở nên đáng nhớ; và những thay đổi tương đối đơn giản trong hình thức trình bày, cách tổ chức thông điệp có thể tạo nên những khác biệt lớn trong mức độ tác động của thông điệp đó.

3

Mỗi khi có người dân nào ở Baltimore tìm đến các trung tâm y tế công cộng để điều trị giang mai hay lậu, giáo sư John Zenilman đều lưu lại địa chỉ của họ vào máy vi tính sao cho trên bản đồ thành phố, những trường hợp này sẽ xuất hiện như các chấm sao nhỏ màu đen. Nó hơi giống tấm bản đồ vẫn được các sở cảnh sát treo trên tường, có ghim đánh dấu những khu vực xuất hiện hành vi phạm tội. Trên tấm bản đồ của giáo sứ Zenilman, những khu vực lân cận của phía Đông và Tây Baltimore đều có xu hướng dày đặc các chấm sao màu đen. Từ hai điểm nóng trên, các trường hợp lan rộng dọc theo hai giao lộ trung tâm là ranh giới chia đôi chúng. Vào mùa hè khi tình hình các bệnh lây lan qua đường tình dục ở mức đỉnh điểm, những chùm sao đen trải dọc theo giao lộ dẫn ra khỏi Đông và Tây Baltimore dồn lại thành chùm kín đặc. Căn bệnh đang hoành hành. Khi thời tiết chuyển sang đông, người dân ở hai khu vực trên ở trong nhà nhiều hơn, tránh xa khỏi những quán bar, những câu lạc bộ, hay các góc phố tối tăm – nơi diễn ra các cuộc trao đổi, mua bán dâm. Và nhờ vậy, những chấm đen trong các khu vực cũng biến mất dần.

Ảnh hưởng của mùa lên số trường hợp lây nhiễm bệnh đến mức thật khó hình dung được rằng chỉ cần một mùa đông dài và khắc nghiệt ở Baltimore cũng đủ để làm chậm và giảm đáng kể – ít nhất là trong mùa đó – sự phát triển của căn bệnh giang mai.

Như được biểu diễn trong bản đồ của giáo sư Zenilman, các đại dịch đều bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi yếu tố hoàn cảnh. Đó là những tình huống, điều kiện hay môi trường cụ thể trong đó đại dịch diễn ra. Đây là điều hiển nhiên. Dầu vậy, điều hấp dẫn
ở đây là quy luật này sẽ được mở rộng tới chừng nào. Không chỉ có những yếu tố bình thường như thời tiết mới ảnh hường lên hành vi mà cả những yếu tố nhỏ nhất, mơ hồ nhất và không ngờ tới nhất cũng có thể tác động lên cách thức chúng ta hành động. Chẳng hạn như, một trong những vụ việc nổi tiếng nhất trong lịch sử New York là cái chết do bị đâm của một phụ nữ trẻ tên là Kitty Genovese năm 1964. Genovese bị một kẻ quá khích đuổi theo và hành hung ba lần trên phố trước khi bị hắn đâm chết. Trong suốt nửa tiếng đồng hồ diễn ra sự việc, 38 người hàng xóm của cô đứng xem từ cửa sổ nhà họ. Tuy nhiên, trong suốt thời điểm đó, không một ai trong số 38 nhân chứng gọi điện cầu cứu cảnh sát. Vụ việc này đã gây ra vòng luẩn quẩn đổ thừa trách nhiệm lẫn nhau và sau đó trở thành hình ảnh tượng trưng cho lối sống lạnh lùng, vị kỷ đặc trưng của lớp người thành thị. Rosemhal, người sau này làm biên tập của tờ báo New York Times viết trong cuốn sách kể về sự kiện này như sau:

Không ai có thể lý giải được tại sao trong cả 38 người, không hề có một ai nhấc điện thoại gọi cảnh sát khi chứng kiến cô gái bị tấn công vì chính họ khi rơi vào trường hợp đó cũng không nói được nguyên do. Tuy nhiên, có thể giả định rằng sự thờ ơ của họ là một trong số vô vàn những thay đổi của một đô thị lớn. Nó gần như là vấn đề sinh tồn tâm lý. Nếu một ai đó bị bao vây và dồn ép bởi hàng triệu người khác, để bảo vệ mình khỏi những đụng độ liên miên, cách duy nhất là cố gắng phớt lờ hết thảy mọi việc. Thái độ dửng dưng đối với người hàng xóm và những rắc rối của người đó là một phản xạ có điều kiện trong cuộc sống ở New York hay bất kì thành phố lớn nào khác.

Đây là kiểu cắt nghĩa dựa trên môi trường rất có ý nghĩa về trực giác với tất cả chúng ta. Cuộc sống tách biệt trong các thành phố lớn khiến con người ta trở nên độc ác và vô cảm. Tuy nhiên, toàn bộ câu chuyện về cô gái xấu số Genovese hóa ra lại phức tạp hơn và cũng đáng lưu tâm hơn. Hai nhà tâm lý học của thành phố New York, Bibb Latane, Đại học Columbia và John Darley, Đại học New York, sau sự kiện trên đã thực hiện một loạt những nghiên cứu nhằm cố gắng tìm ra chân tướng của hiện tượng được họ gán cho cái tên “Lối sống bàng quan”. Họ sắp xếp một hoặc hai dạng trường hợp khẩn cấp vào những tình huống khác nhau để xem những người nào sẽ đến và giúp đỡ. Thật ngạc nhiên, kết quả họ tìm ra là chỉ với một yếu tố chúng ta cũng có thể dự đoán được hành vi trợ giúp. Yếu tố đó là số lượng nhân chứng có mặt tại hiện trường xảy ra sự việc.

Chẳng hạn, trong một thí nghiệm, Latane và Darley để một sinh viên mắc bệnh thần kinh ở một mình trên tầng còn trống. Khi có một người khác chuyển đến ở phòng bên cạnh, 85% thời gian người này phải chạy sang để giúp đỡ anh sinh viên kia. Nhưng khi các chủ thể này tin rằng có bốn người nữa cũng nghe thấy cơn động kinh của anh sinh viên, anh ta sẽ chỉ chạy đến giúp 37% thời gian. Trong một phòng thí nghiệm khác, khi một người trông thấy khói bốc ra từ một ô cửa, nếu đang ở đó một mình, khả năng anh ta báo động là 75%. Còn khi ở trong một nhóm, khả năng anh ta báo động về tai nạn chỉ là 38%. Điều đó có nghĩa là khi nằm trong một nhóm, trách nhiệm hành động sẽ bị phân tán. Những người này cho rằng đã có ai đó gọi điện báo hoặc giả định vì không có ai hành động nên chắc những dấu hiệu hiển nhiên – như tiếng động kinh phát ra từ căn phòng bên cạnh hay khói bốc ra từ ô cửa – không thực sự là vấn đề cần chú ý. Theo các nhà tâm lý xã hội như Latane và Darley, khi đó trong trường hợp của Kitty Genovese, vấn đề không phải là ở chỗ không ai gọi điện cho cảnh sát dù có đến 38 người nghe thấy tiếng thét của cô gái; mà nằm ở thực tế không ai gọi bởi vì cả 38 người cùng nghe thấy. Thật trớ trêu! Nếu bị tấn công trên một con phố vắng chỉ có một nhân chứng duy nhất, có lẽ Genovese đã có thể sống.

Hay nói cách khác, chìa khóa khiến mọi người thay đổi hành vi (chẳng hạn như, quan tâm nhiều hơn tới hàng xóm bất hạnh) đôi khi lại nằm ở những chi tiết nhỏ nhất trong hoàn cảnh tức thì. Quy tắc Sức mạnh của hoàn cảnh cho rằng con người nhạy cảm với môi trường hơn là họ cảm nhận.

4

Ba quy luật của Điểm Bùng Phát – Quy tắc thiểu số, Yếu tố kết dính và Sức mạnh của hoàn cảnh – đưa ra một phương thức nhận thức đúng đắn về đại dịch. Chúng là kim chỉ nam dẫn chúng ta đi tới Điểm Bùng Phát. Cuốn sách sẽ bám sát các quy luật này và áp dụng chúng trong những tình huống nan giải cũng như các đại dịch xuất hiện ở thế giới quanh ta. Ba quy luật của Điểm Bùng Phát sẽ hỗ trợ chúng ta như thế nào trong việc hiểu rõ, chẳng hạn như vấn nạn hút thuốc của trẻ vị thành niên, hiện tượng truyền khẩu, tội phạm hay sự xuất hiện của một cuốn sách bán chạy? Câu trả lời sẽ khiến bạn bất ngờ.

Giữa thập niên 1990, cả thành phố Baltimore bị tấn công bởi sự lây lan của căn bệnh giang mai. Từ năm 1995 đến 1996, số trẻ sinh ra mắc bệnh này tăng 500%. Đường mô tả tỷ lệ bệnh giang mai nếu biểu diễn trên biểu đồ là đường thẳng trong nhiều năm, khi đến mốc năm 1995, tỷ lệ nhiễm bệnh tăng lên đã khiến đường này bẻ ngoặt thành một góc vuông.

Vậy điều gì đã đẩy vấn nạn giang mai lên cao đến thế? Theo CDC (Trung tâm kiểm soát dịch bệnh), nguyên nhân của vấn nạn này chính là Crack Cocaine 3. Người ta cho rằng chính crack cocaine là nguyên nhân dẫn đến sự tăng đột biến của hành vi tình dục không an toàn, từ đó dẫn đến sự lây lan các virus như HIV hay giang mai. Nó dẫn dụ ngày càng nhiều người tới mua ma túy ở những khu phố nghèo, do đó làm tăng nguy cơ họ sẽ mang mầm bệnh truyền nhiễm về nơi cư trú và lây nhiễm cho những người xung quanh. Điều này sẽ làm thay đổi mô hình liên đới xã hội giữa họ với mọi người xung quanh. Cũng theo trung tâm này, crack cocaine là một cú huých đáng kể mà vấn nạn giang mai cần để biến thành một đại dịch nguy hiểm.
Giáo sư John Zenilman của trường Đại học Johns Hopkins ở Baltimore – một chuyên gia về các bệnh lây truyền qua đường tình dục, lại đưa ra các giải thích khác. Theo ông, nguyên nhân là do sự xuống cấp của dịch vụ chăm sóc y tế ở những khu vực nghèo nhất của thành phố. Giáo sư Zenilman phản ánh: “Những năm 1990 – 1991, có đến 36.000 lượt bệnh nhân đến khám tại các trung tâm khám chữa bệnh lây qua đường tình dục trong thành phố. Nhưng sau đó, do có những vấn đề về ngân sách nên chính quyền thành phố quyết định cắt giảm lần lượt các cơ sở trên. Số nhân viên y tế giảm từ 17 xuống 10. Số bác sĩ ban đầu là 3 giảm xuống về cơ bản là không còn người nào. Số bệnh nhân đến khám chữa bệnh chỉ còn 21.000 người. Chính sách cắt giảm này cũng được áp dụng với các lĩnh vực khác. Có nhiều chính sách thường được tiến hành trước đó như chính sách nâng cấp máy tính bị chấm dứt. Đó là một viễn cảnh tồi tệ nhất về bộ máy quan liêu, không hoạt động được của thành phố. Chẳng bao lâu nữa cả, thuốc thang cũng sẽ cạn kiệt”.

Hay nói cách khác, chỉ có 36.000 lượt bệnh nhân đến khám ở các trung tâm khám chữa bệnh lây qua đường tình dục (STD) ở khu vực tệ nạn của Baltimore trong một năm, dịch giang mai được giữ ở trạng thái cân bằng. Theo giáo sư Zenilman, ở một điểm nào đó, giữa tỷ lệ 36.000 lượt bệnh nhân và 21.000 lượt bệnh nhân một năm, căn bệnh xã hội này đã bùng phát. Nó bắt đầu vượt ra khỏi các khu tệ nạn, lên từng khu phố, từng con đường cao tốc nối những khu vực này với các khu vực còn lại. Vậy là, đột nhiên những người có thể bị lây nhiễm trong một tuần trước khi được chữa trị lúc này lại truyền bệnh cho người khác trong thời gian hai, ba hoặc bốn tuần trước khi được cứu chữa. Chính sự quá chậm trễ trong điều trị như thế đã biến giang mai thành một vấn nạn trầm trọng hơn hẳn những năm trước đó.

Quan điểm thứ ba là của bác sĩ John Potterat – một trong những nhà dịch tễ học hàng đầu trong nước. Ông cho rằng thủ phạm là những thay đổi vật chất trong những năm gần đó đã ảnh hưởng lên phần phía Đông và phía Tây – hai khu vực lạc hậu và trì trệ ở vùng lân cận của Baltimore – và cũng là tâm điểm của vấn nạn giang mai. Ông chỉ trích chính quyền thành phố đã tiến hành công khai, rộng rãi dự án xóa bỏ những khu chung cư cũ nát tập trung ở phía Đông và Tây Baltimore. Hai trong số những khu vực xóa bỏ công khai là Lexington Terrace ở phía Tây và Lafayette Courts ở phía Đông – là những dự án có quy mô lớn vì đây là nơi trú ngụ của hàng trăm gia đình nhưng cũng là nơi tập trung chứa chấp tội phạm và các căn bệnh truyền nhiễm. Ngay khi mọi người bắt đầu di dời khỏi hai khu vực này, những tệ nạn đó cũng giảm hẳn.

“Điều này thật đáng chú ý”, bác sĩ Potterat thốt lên trong lần ghé thăm đầu tiên tới Đông và Tây Baltimore. “50% các dãy nhà đã bị phong tỏa, nhưng có một điểm mà tại đó bước đi này phá hỏng toàn bộ dự án. Những gì đang diễn ra chỉ là một kiểu đục khoét. Nó tiếp tay cho những kẻ khốn cùng. Đã nhiều năm nay, bệnh giang mai chỉ giới hạn ở những khu vực đặc biệt của Baltimore, trong các mạng lưới kiểm soát gắt gao hoạt động tình dục xã hội. Nhưng phương án di dời nhà lại đưa những người nhiễm bệnh tới khu vực khác, mang theo cả căn bệnh giang mai và lối sống, hành vi của họ”.

Điều đáng nói trong cả ba cách giải thích nói trên là tất cả đều không triệt để. Phía trung tâm CDC cho rằng crack cocaine chính là vấn đề. Nhưng năm 1995 không phải là thời điểm xuất hiện lần đầu của crack cocaine ở Baltimore. Crack cocaine du nhập vào thành phố này từ trước đó rất lâu. Theo trung tâm này, giữa thập niên 1990, mức độ nghiêm trọng của vấn nạn crack cocaine đã tăng lên, và thay đổi này cũng đủ để khởi phát dịch giang mai. Tương tự, giáo sư Zenilman cũng không đúng khi nói rằng các trung tâm STD bị đóng cửa, chúng chỉ bị thu hẹp quy mô, từ 17 xuống còn 10 cơ sở. Cũng không hẳn như bác sĩ Potterat cho rằng cả thành phố bị đục khoét. Theo ông, tất cả là do việc phá hủy những khu nhà tạm bợ của dự án nhà ở, dân cư di dời nhà khỏi những khu vực tệ nạn của thành phố và khiến bệnh giang mai lây lan ồ ạt. Nhưng trên thực tế, chỉ cần những thay đổi nhỏ nhất, toàn bộ trạng thái cân bằng của đại dịch có thể bị đảo lộn.

Chi tiết thứ hai, và có lẽ thú vị hơn về cả ba cách giải thích trên là tất cả đều mô tả những hình thức bùng phát khác nhau của đại dịch. Trung tâm CDC đề cập đến bối cảnh tổng thể của dịch bệnh – tại sao sự xuất hiện và phát triển của một loại ma túy có thể biến đổi môi trường của thành phố đến mức đẩy dịch bệnh vào trạng thái bùng phát. Zenilman lại nói về chính bản thân căn bệnh. Khi mà các cơ sở khám chữa bệnh bị cắt giảm, giang mai lại được tái phát triển thêm lần nữa. Lúc này, nó đã trở thành một căn bệnh truyền nhiễm mãn tính, thành một căn bệnh gây đau đớn đeo đẳng hàng tuần liền. Về phần mình, bác sĩ Potterat lại tập trung vào những người mắc bệnh. Theo ông, giang mai được truyền đi từ một mẫu người nhất định ở Baltimore – những người nghèo khó, dùng ma túy và có hành vi tình dục riêng lẻ. Nếu mẫu người này đột ngột bị di dời từ khu vực cư trú quen thuộc sang những khu vực mà trước đó không có vấn nạn giang mai thì căn bệnh sẽ có cơ hội lây lan bùng phát.

Hay nói cách khác, đại dịch không chỉ bùng phát theo một hướng duy nhất. Đại dịch được truyền đi bởi những người truyền tác nhân lây nhiễm, bởi chính tác nhân lây nhiễm đó và bởi cả môi trường mà trong đó tác nhân lây nhiễm hoạt động. Khi một đại dịch bùng phát, nó vượt ra khỏi trạng thái cân bằng và bùng phát bởi có một điều gì đó đã xảy ra, một thay đổi nào đó đã xuất hiện ở một, hai hay cả ba phạm vi nói trên. Tôi tạm gọi ba tác nhân biến đổi đó là: Quy tắc thiểu số; Yếu tố kết dính và Sức mạnh của hoàn cảnh.

1

Khi nói rằng một nhóm trẻ em sinh sống ở East Village khởi phát đại dịch Hush Puppies hay sự phân bố dân cư của một số dự án nhà ở làm khởi phát dịch giang mai, điều chúng ta thực sự muốn nói đến ở đây là trong một hệ thống hay một quy trình nào đó, một số người sẽ có vai trò quan trọng hơn hẳn những người khác. Xét trên tổng thể của vấn đề, cách nghĩ trên không phải là một khái niệm đặc biệt tiến bộ. Các nhà kinh tế học vẫn thường nói về Quy tắc 80/20. Đó là một lý thuyết cho rằng phần lớn 80% công việc sẽ được thực hiện chỉ bởi 20% số người tham gia. Trong đa số các cộng đồng xã hội, 20% số tội phạm thực hiện 80% các vụ vi phạm pháp luật. 20% người điều khiển xe mô tô gây ra 80% các cụ tai nạn liên quan. 20% người uống bia uống hết 80% lượng bia của cả thế giới. Khi một đại dịch bùng phát, tỷ lệ bất cân xứng này thậm chí còn trở nên mất cân bằng đến tột bậc: chỉ một số rất ít cá thể trong xã hội sẽ đảm trách phần lớn công việc.

Đơn cử như bác sĩ Potterat có lần đã tiến hành phân tích dịch lậu ở Colorado Springs, Colorado bằng cách theo dõi tất cả số bệnh nhân tới khám ở các trung tâm khám chữa bệnh công cộng trong thời gian hơn sáu tháng, bác sĩ Potterat đã phát hiện thấy có khoảng một nửa số bệnh nhân sống ở bốn khu lân cận (bốn khu này chỉ chiếm 6% diện tích toàn thành phố). Có đến một nửa số bệnh nhân sống ở khu vực chiếm 6% diện tích đó thường tụ tập ở cùng sáu quán bar. Sau đó, Potterat tiến hành phỏng vấn 768 người nằm trong phân nhóm rất nhỏ đó và phát hiện 600 người trong số họ không lây bệnh lậu sang ai khác hoặc nếu có, chỉ lây cho duy nhất một người. Nhóm bệnh nhân này được ông gọi là nhóm không lây truyền. Còn nhóm khiến đại dịch phát triển – những người truyền bệnh sang hai, ba, bốn, năm hoặc sáu người khác – là 168 người còn lại. Nói cách khác, trong toàn bộ Colorado Springs với dân số khoảng 100.000 người, dịch bệnh lậu bùng phát chỉ vì hoạt động của 168 con người mang bệnh đang sinh sống ở bốn khu dân cư nhỏ và thường lui tới sáu quán ba giống nhau.

Vậy ai sẽ thuộc nhóm 168 người đó? Họ không giống bạn hay tôi. Họ là những người mà cuộc sống thuộc về bóng đêm, quan hệ tình dục với nhiều người hơn mức bình thường rất nhiều. Họ là những người có cuộc sống và hành vi không nằm trong quy phạm xã hội thông thường. Giữa thập niên 1990, khắp các hồ bơi và các sân trượt băng ở Hast St, Louis, bang Missouri xuất hiện một người đàn ông được mệnh danh là Parnell McGee “Đại Ca”. McGee là một người cao lớn – cao khoảng 1m90, hấp dẫn và là một tài năng trong nghệ thuật trượt băng – kẻ hút hồn các cô gái trẻ với ánh hào quang trên sân băng. Hắn đặc biệt thích tán tỉnh những cô gái độ tuổi 13, 14. Hắn mua tặng họ đồ trang sức đắt tiền, mời họ vi vu trên chiếc Cadillac sang trọng, sau đó là ma túy liều cao và quan hệ xác thịt. Trong khoảng thời gian từ 1995 đến 1997, trước khi bị bắn chết, hắn đã quan hệ với ít nhất 100 cô gái và lẽ tất nhiên, hắn đã truyền lại cho tối thiểu 30 người trong số họ căn bệnh chết người HIV.

Cũng trong khoảng thời gian hai năm đó, cách đấy 150 dặm về phía Buffalo, New York còn có một ví dụ khác về loại “đại ca” bất lương này. Hắn ta làm việc ở những khu phố bần hàn trong trung tâm Jamestown. Tên hắn là Nushawn Williams, ngoài ra hắn còn được biết đến với những cái tên khác nhau như “Cáo già”, “Đồ tể”… Hắn lừa gạt rất nhiều cô gái, đứng tên bốn đến năm căn hộ khác nhau quanh thành phố. Nghề nuôi sống hắn là buôn lậu ma túy ngược từ Bronx về. (Như một nhà dịch tễ học vốn không lạ lẫm với những trường hợp tương tự đã nói thẳng tuột với tôi: “Gã đó quả là thiên tài. Nếu có thể trốn đi với tất cả những gì gã đó làm, tôi sẽ không thèm làm việc thêm một ngày nào nữa”). Giống như Đại Ca, Williams cũng rất hấp dẫn. Hắn thường mua tặng các cô bạn gái hoa hồng, để mặc họ nghịch ngợm bộ tóc dài của mình, ăn chơi trác táng thâu đêm với cần sa và rượu mạnh do hắn chủ trì tại các căn hộ riêng. “Tôi lên giường với anh ta ba hay bốn lần gì đó một đêm”. Một cô bồ cũ của hắn kể lại “Chỉ có tôi và Williams, chúng tôi tiệc tùng thường xuyên… Khi Cáo già đã xong thì lại đến lượt các chiến hữu của anh ta. Cứ kẻ này ra, kẻ kia lại vào”. Hiện tại, Williams đã bị tống vào tù nhưng hắn vẫn được biết đến như kẻ gieo rắc virus HIV cho ít nhất 16 phụ nữ. Còn trường hợp nổi tiếng nhất lại được Randy Shilts tốn nhiều giấy mực đề cập đến trong cuốn sách And the Band Played On về bệnh nhân độc nhất vô nhị của căn bệnh AIDS. Đó là cô tiếp viên hàng không trên chuyến bay Pháp – Canada, Gaetan Dugas. Cô này thừa nhận đã quan hệ tình dục với 2.500 bạn tình trên khắp Bắc Mỹ và cũng là người liên quan đến ít nhất 40 ca mắc AIDS gần đây nhất ở California và New York. Tất cả họ đều thuộc vào nhóm những người khiến đại dịch bùng phát.

Các loại đại dịch xã hội cũng diễn ra theo cùng cách thức trên. Chúng cũng bị điều khiển bở nỗ lực của một nhóm người đặc biệt. Trong trường hợp này, họ không khác biệt với những người khác bởi bản năng tình dục mà bởi tính xã hội, nghị lực, khả năng hiểu biết và ảnh hưởng của họ đối với số đông xã hội. Còn trong trường hợp của Hush Puppies, bí ẩn lớn nhất chính là bằng cách nào những đôi giày Hush Puppies dưới chân số ít dân Hippi – thiểu số người với phục trang phá cách tại khu vực cư dân nghèo của Manhattan lại được bày bán dọc các khu phố thương mại lớn trên khắp nước Mỹ. Mối liên hệ giữa East Village và khu vực miền trung nước Mỹ là gì? Theo Quy luật thiểu số, câu trả lời là: một trong số những cá nhân đặc biệt này nhận ra điều khác biệt của xu hướng và rồi bằng những quan hệ xã hội, bằng nội lực, nhiệt huyết của mình, họ đã tuyên truyền rộng rãi về Hush Puppies như Gaetan Dugas, Nushawn Williams – những nhân tố trung gian có thể làm lây lan rộng rãi căn bệnh thế kỷ HIV.

2

Tại Baltimore, khi số trung tâm khám chữa bệnh liên tục bị cắt giảm, môi trường lây nhiễm của bệnh giang mai trên khu dân cư nghèo cũng thay đổi theo. Trước đây, giang mai chỉ là một căn bệnh truyền nhiễm cấp tính, do đó, khi mắc phải, người ta có thể được chữa khỏi nhanh chóng trước khi kịp lây sang người khác. Tuy nhiên, chính chính sách cắt giảm đó đã biến giang mai trở thành một căn bệnh mãn tính. Bệnh nhân mang trong mình căn bệnh này đổ bệnh cho người khác trong khoảng thời gian kéo dài hơn lên bốn đến năm lần so với bình thường. Đại dịch bùng phát là do nỗ lực đặc biệt của số ít người mang bệnh. Nhưng đôi khi nó còn bùng phát khi có một điều gì đó tình cờ biến đổi chính các tác nhân của đại dịch.

Trong lĩnh vực siêu vi khuẩn học, đây cũng là một quy luật rất nổi tiếng. Các đợt cúm lây lan trong giai đoạn đầu của dịch khi thời tiết chuyển sang đông rất khác so với quá trình lây lan trong giai đoạn cuối của dịch. Dịch cúm nổi tiếng nhất xảy ra năm 1918. Những dấu hiệu đầu tiên đuợc phát hiện vào mùa xuân mặc dù khi đó, nó chẳng đáng kể gì. Thế nhưng suốt mùa hè, virus lại biến đổi rất lạ và sáu tháng sau, nó đã cướp đi mạng sống của 20 đến 40 triệu người trên khắp thế giới. Mặc dù cách thức lây lan của virus không thay đổi nhưng chính bản thân virus đột nhiên lại trở nên nguy hiểm gấp bội.

Nhà nghiên cứu bệnh AIDS người Hà Lan, Jaap Goudsmit, lập luận rằng hình thức biến đổi kỳ lạ này cũng xảy ra tương tự như virus HIV. Công trình nghiên cứu của bác sĩ Goudsmit tập trung vào bệnh viêm phổi Pneumocytis Cairinii4 hay còn gọi là PCP. Trong cơ thể chúng ta luôn có virus bị nhiễm ngay từ khi mới sinh hoặc nhiễm ngay lập tức sau khi sinh. Phần lớn những virus này vô hại. Hệ thống miễn dịch trong cơ thể luôn dễ dàng chế ngự được chúng trừ những loại virus như HIV. Khi xâm nhập vào cơ thề, những virus này sẽ phá hủy hệ thống miễn dịch, khiến hệ thống trở nên không thể kiểm soát được và gây ra những ca tử vong do bệnh phổi. PCP là bệnh thường gặp phải ở những bệnh nhân AIDS. Trên thực tế, PCP đuợc coi như một dấu hiệu gần như chắc chắn về sự hiện diện của virus này. Bác sĩ Goudsmit cất công lật lại các tài liệu y học, tìm kiếm các trường hợp mắc PCP. Và những gì tìm được sẽ khiến người ta phải ớn lạnh. Ngay khi chiến tranh thế giới lần thứ hai chấm dứt, một đợt dịch PCP bắt nguồn từ thành phố cảng Baltic của Danzig, rồi lan rộng khắp trung tâm châu Âu. Đại dịch này đã cướp đi sinh mạng của hàng ngàn trẻ nhỏ.

Bác sĩ Goudsmit đã tiến hành phân tích một trong những thị trấn chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của đại dịch, khu mỏ Heerlen của tỉnh Lumburg, Hà Lan. Trong thị trấn này có một bệnh viện tập huấn dành cho những bà mẹ sắp sinh mang tên Kweekschool voor Vroed – Vrouwen. Đây là bệnh viện duy nhất ở thị trấn cho mãi tới những năm 1950 khi một trại lính Thụy Điển cũ được sử dụng làm trung tâm bảo trợ đặc biệt cho trẻ sơ sinh thiếu cân và đẻ thiếu tháng. Trong khoảng thời gian từ tháng 6 năm 1955 tới tháng 7 năm 1958 có 89 đứa trẻ trong trại bảo trợ này mắc PCP và 24 ca đã tử vong. Bác sĩ Goudsmit cho rằng sự việc này là một dạng tiền đại dịch HIV. Vì lý do nào đó, virus này đã xâm nhập vào bệnh viện, rồi lây từ đứa trẻ này sang đứa trẻ khác khi sử dụng cùng một bơm kim tiêm để truyền máu và tiêm thuốc kháng sinh – việc này diễn ra khá phổ biến vào thời bấy giờ. Ông viết như sau:

Khả năng lớn nhất là có ít nhất một người lớn – có thể là một người thợ mỏ nào đó từ Phần Lan, Czechoslovakia hay Ý đã mang virus đó tới Limburg. Người này chết vì AIDS nhưng rất có thể anh ta đã truyền virus gây bệnh cho vợ và con mình. Người vợ ( hoặc người bạn gái) bị nhiễm đó có thể đã sinh nở trong trại bảo trợ. Đứa trẻ sinh ra cũng bị nhiễm virus HIV dù bề ngoài vẫn khỏe mạnh. Các ống kim tiêm không được tiệt trùng và những vết thương hở làm lây lan virus từ đứa trẻ này sang đứa trẻ bình thường khác.

Một điều kỳ lạ nhưng có thật trong toàn bộ câu chuyện này là không phải tất cả những đứa trẻ mắc bệnh đều chết. Con số tử vong chỉ chiếm một phần ba. Số trẻ còn sống sót đã làm được điều đến ngày nay vẫn gần như không tưởng. Các em đánh bại virus HIV, loại bỏ nó ra khỏi cơ thể và tiếp tục sống khỏe mạnh. Nói cách khác, trạng thái diễn tiến của đại dịch HIV trong thập niên 1950 rất khác so với trạng thái diễn tiến của căn bệnh AIDS hiện nay. Khi đó HIV có lây lan trên diện rộng nhưng còn yếu nên phần lớn những nguời mắc phải , kể cả trẻ nhỏ đều có thể đẩy lùi bệnh và sống sót được. Đầu những năm 1980, đại dịch HIV bùng phát nhưng tóm lại không chỉ những thay đổi to lớn và sâu sắc xuất hiện trong hành vì tình dục của cộng đồng người đồng tính. Việc lây lan nhanh chóng còn nằm ở chính những thay đổi nội tại của căn bệnh này. Cho dù là nguyên nhân nào đi chăng nữa, virus HIV đã trở nên nguy hiểm hơn gấp bội. Một khi bị lây nhiễm, bạn sẽ mang bệnh suốt đời. Virus ký sinh mãi trong cơ thể bạn.

Ý kiến về tầm quan trọng của Yếu tố kết dính trong Điểm Bùng Phát cũng đưa ra những dẫn giải to lớn trong cách thức chúng ta xem xét các đại dịch xã hội. Chúng ta thường mất rất nhiều thời gian để suy tính xem làm sao để các thông điệp chúng ta nói ra dễ lây lan hơn – làm sao để tiếp cận càng nhiều người càng tốt bằng ý tưởng và sản phẩm của chúng ta. Những điểm khó nhất trong giao tiếp thường là vấn đề tìm ra cách để đảm bảo một thông điệp sẽ không đi từ tai này sang tai kia của người nghe. Kết dính có nghĩa là mọi thông điệp sẽ gây ra được tác động, bạn không thể loại nó ra khỏi suy nghĩ, nó dính vào trí nhớ của bạn. Ví dụ, khi sản phẩm thuốc lá đầu lọc Winston tung ra thị trường hồi đầu năm 1954, công ty trưng lên khẩu hiệu Winston tastes good like a cigarette should ( Winston – hương vị đích thực của thuốc lá). Lúc đó, cách chơi chữ ngược và có phần khiêu khích giữa từ “like” và “as” đã gây ra phản ứng rất lớn trong công chúng (Nếu dùng đúng ngữ pháp thì phải là “as” chứ không phải “like”. Không những tạo ra điệp âm, like còn có nghĩa là yêu thích). Nó là từ được người dân nói rất nhiều. Tương tự, sản phẩm đầu dây giày bịt sắt của Wendy nổi tiếng với câu nói Where’s the beef? – (Chơi chữ Beef. Beef thường có nghĩa là con bò nhưng nó cũng có nghĩa là lời phàn nàn. Hóm hỉnh ở câu hỏi Con bò ở đâu? và Còn phàn nàn chỗ nào được nữa?). Trong cuốn hồi ký viết về sự nghiệp kinh doanh thuốc lá, Richard kể rằng những nhân viên Marketing tại R, J. Reynords – địa điểm bán sản phẩm Winston – rất thích câu slogan của Wendy và đã cho ra một câu slogan nhằm phản đối những lời bài hát lặp âm có phần điệu đà trên đài và truyền hình; bắt chước có phần châm biếm cú pháp của họ như một cách nói thông tục chứ không hẳn là vênh ngữ pháp. Một vài tháng sau khi ra mắt, nhờ vào sức hút của câu slogan, sản phẩm Winston đã thắng lớn. Vượt qua cả Parliament, Kent và L&M, Winston giành vị trí thứ nhì sau Viceroy trên thị trường thuốc lá Mỹ. Một vài năm sau, Winston trở thành nhãn hiệu có sản phẩm bán chạy nhất trong nước. Ngày nay, nếu vô tình buột miệng với bất kì một người Mỹ nào câu “Winston tastes good”, họ sẽ bổ sung cho bạn ngay vế sau “Like cigarette should”. Đây là một lối quảng cáo kết dính rất quan trọng và tính kết dính lại là một trong những yếu tố cơ bản gây bùng phát. Nếu quan điểm của tôi không đáng tin, tại sao bạn lại thay đổi hành vi của mình: mua hàng của tôi hay xem phim của tôi?

Yếu tố kết dính cho rằng có rất nhiều phương pháp cụ thể để một thông điệp có tính lây lan trở nên đáng nhớ; và những thay đổi tương đối đơn giản trong hình thức trình bày, cách tổ chức thông điệp có thể tạo nên những khác biệt lớn trong mức độ tác động của thông điệp đó.

3

Mỗi khi có người dân nào ở Baltimore tìm đến các trung tâm y tế công cộng để điều trị giang mai hay lậu, giáo sư John Zenilman đều lưu lại địa chỉ của họ vào máy vi tính sao cho trên bản đồ thành phố, những trường hợp này sẽ xuất hiện như các chấm sao nhỏ màu đen. Nó hơi giống tấm bản đồ vẫn được các sở cảnh sát treo trên tường, có ghim đánh dấu những khu vực xuất hiện hành vi phạm tội. Trên tấm bản đồ của giáo sứ Zenilman, những khu vực lân cận của phía Đông và Tây Baltimore đều có xu hướng dày đặc các chấm sao màu đen. Từ hai điểm nóng trên, các trường hợp lan rộng dọc theo hai giao lộ trung tâm là ranh giới chia đôi chúng. Vào mùa hè khi tình hình các bệnh lây lan qua đường tình dục ở mức đỉnh điểm, những chùm sao đen trải dọc theo giao lộ dẫn ra khỏi Đông và Tây Baltimore dồn lại thành chùm kín đặc. Căn bệnh đang hoành hành. Khi thời tiết chuyển sang đông, người dân ở hai khu vực trên ở trong nhà nhiều hơn, tránh xa khỏi những quán bar, những câu lạc bộ, hay các góc phố tối tăm – nơi diễn ra các cuộc trao đổi, mua bán dâm. Và nhờ vậy, những chấm đen trong các khu vực cũng biến mất dần.

Ảnh hưởng của mùa lên số trường hợp lây nhiễm bệnh đến mức thật khó hình dung được rằng chỉ cần một mùa đông dài và khắc nghiệt ở Baltimore cũng đủ để làm chậm và giảm đáng kể – ít nhất là trong mùa đó – sự phát triển của căn bệnh giang mai.

Như được biểu diễn trong bản đồ của giáo sư Zenilman, các đại dịch đều bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi yếu tố hoàn cảnh. Đó là những tình huống, điều kiện hay môi trường cụ thể trong đó đại dịch diễn ra. Đây là điều hiển nhiên. Dầu vậy, điều hấp dẫn
ở đây là quy luật này sẽ được mở rộng tới chừng nào. Không chỉ có những yếu tố bình thường như thời tiết mới ảnh hường lên hành vi mà cả những yếu tố nhỏ nhất, mơ hồ nhất và không ngờ tới nhất cũng có thể tác động lên cách thức chúng ta hành động. Chẳng hạn như, một trong những vụ việc nổi tiếng nhất trong lịch sử New York là cái chết do bị đâm của một phụ nữ trẻ tên là Kitty Genovese năm 1964. Genovese bị một kẻ quá khích đuổi theo và hành hung ba lần trên phố trước khi bị hắn đâm chết. Trong suốt nửa tiếng đồng hồ diễn ra sự việc, 38 người hàng xóm của cô đứng xem từ cửa sổ nhà họ. Tuy nhiên, trong suốt thời điểm đó, không một ai trong số 38 nhân chứng gọi điện cầu cứu cảnh sát. Vụ việc này đã gây ra vòng luẩn quẩn đổ thừa trách nhiệm lẫn nhau và sau đó trở thành hình ảnh tượng trưng cho lối sống lạnh lùng, vị kỷ đặc trưng của lớp người thành thị. Rosemhal, người sau này làm biên tập của tờ báo New York Times viết trong cuốn sách kể về sự kiện này như sau:

Không ai có thể lý giải được tại sao trong cả 38 người, không hề có một ai nhấc điện thoại gọi cảnh sát khi chứng kiến cô gái bị tấn công vì chính họ khi rơi vào trường hợp đó cũng không nói được nguyên do. Tuy nhiên, có thể giả định rằng sự thờ ơ của họ là một trong số vô vàn những thay đổi của một đô thị lớn. Nó gần như là vấn đề sinh tồn tâm lý. Nếu một ai đó bị bao vây và dồn ép bởi hàng triệu người khác, để bảo vệ mình khỏi những đụng độ liên miên, cách duy nhất là cố gắng phớt lờ hết thảy mọi việc. Thái độ dửng dưng đối với người hàng xóm và những rắc rối của người đó là một phản xạ có điều kiện trong cuộc sống ở New York hay bất kì thành phố lớn nào khác.

Đây là kiểu cắt nghĩa dựa trên môi trường rất có ý nghĩa về trực giác với tất cả chúng ta. Cuộc sống tách biệt trong các thành phố lớn khiến con người ta trở nên độc ác và vô cảm. Tuy nhiên, toàn bộ câu chuyện về cô gái xấu số Genovese hóa ra lại phức tạp hơn và cũng đáng lưu tâm hơn. Hai nhà tâm lý học của thành phố New York, Bibb Latane, Đại học Columbia và John Darley, Đại học New York, sau sự kiện trên đã thực hiện một loạt những nghiên cứu nhằm cố gắng tìm ra chân tướng của hiện tượng được họ gán cho cái tên “Lối sống bàng quan”. Họ sắp xếp một hoặc hai dạng trường hợp khẩn cấp vào những tình huống khác nhau để xem những người nào sẽ đến và giúp đỡ. Thật ngạc nhiên, kết quả họ tìm ra là chỉ với một yếu tố chúng ta cũng có thể dự đoán được hành vi trợ giúp. Yếu tố đó là số lượng nhân chứng có mặt tại hiện trường xảy ra sự việc.

Chẳng hạn, trong một thí nghiệm, Latane và Darley để một sinh viên mắc bệnh thần kinh ở một mình trên tầng còn trống. Khi có một người khác chuyển đến ở phòng bên cạnh, 85% thời gian người này phải chạy sang để giúp đỡ anh sinh viên kia. Nhưng khi các chủ thể này tin rằng có bốn người nữa cũng nghe thấy cơn động kinh của anh sinh viên, anh ta sẽ chỉ chạy đến giúp 37% thời gian. Trong một phòng thí nghiệm khác, khi một người trông thấy khói bốc ra từ một ô cửa, nếu đang ở đó một mình, khả năng anh ta báo động là 75%. Còn khi ở trong một nhóm, khả năng anh ta báo động về tai nạn chỉ là 38%. Điều đó có nghĩa là khi nằm trong một nhóm, trách nhiệm hành động sẽ bị phân tán. Những người này cho rằng đã có ai đó gọi điện báo hoặc giả định vì không có ai hành động nên chắc những dấu hiệu hiển nhiên – như tiếng động kinh phát ra từ căn phòng bên cạnh hay khói bốc ra từ ô cửa – không thực sự là vấn đề cần chú ý. Theo các nhà tâm lý xã hội như Latane và Darley, khi đó trong trường hợp của Kitty Genovese, vấn đề không phải là ở chỗ không ai gọi điện cho cảnh sát dù có đến 38 người nghe thấy tiếng thét của cô gái; mà nằm ở thực tế không ai gọi bởi vì cả 38 người cùng nghe thấy. Thật trớ trêu! Nếu bị tấn công trên một con phố vắng chỉ có một nhân chứng duy nhất, có lẽ Genovese đã có thể sống.

Hay nói cách khác, chìa khóa khiến mọi người thay đổi hành vi (chẳng hạn như, quan tâm nhiều hơn tới hàng xóm bất hạnh) đôi khi lại nằm ở những chi tiết nhỏ nhất trong hoàn cảnh tức thì. Quy tắc Sức mạnh của hoàn cảnh cho rằng con người nhạy cảm với môi trường hơn là họ cảm nhận.

4

Ba quy luật của Điểm Bùng Phát – Quy tắc thiểu số, Yếu tố kết dính và Sức mạnh của hoàn cảnh – đưa ra một phương thức nhận thức đúng đắn về đại dịch. Chúng là kim chỉ nam dẫn chúng ta đi tới Điểm Bùng Phát. Cuốn sách sẽ bám sát các quy luật này và áp dụng chúng trong những tình huống nan giải cũng như các đại dịch xuất hiện ở thế giới quanh ta. Ba quy luật của Điểm Bùng Phát sẽ hỗ trợ chúng ta như thế nào trong việc hiểu rõ, chẳng hạn như vấn nạn hút thuốc của trẻ vị thành niên, hiện tượng truyền khẩu, tội phạm hay sự xuất hiện của một cuốn sách bán chạy? Câu trả lời sẽ khiến bạn bất ngờ.

Bình luận