Năm Sùng Đức[1] thứ 7, năm 1642, Đạt Lai thứ 5 Lobsang Gyatso trở thành lãnh tụ chính trị tôn giáo toàn Tây Tạng, 25 tuổi.
[1] Sùng Đức: niên hiệu thứ hai của Thanh Thái Tông Hoàng Thái Cực, sử dụng 8 năm (1636-1643).
Năm Thuận Trị thứ 9, năm 1652, Đạt Lai thứ ba dẫn ba ngàn người vào Bắc Kinh gặp mặt vua Thuận Trị.
Năm Khang Hy thứ 18, năm 1679, Sangye Gyatso nhậm chức Đệ Ba.
Năm Khang Hy 21, năm 1682, Đạt Lai thứ 5 qua đời, di chúc giữ kín tin tức 12 năm.
Năm Khang Hy thứ 22, năm 1683, 1 tuổi. Ngày 26 tháng Giêng, Tsangyang Gyatso chào đời ở Monyu, Cona, Lhoka, có cảnh tượng kỳ lạ bảy mặt trời cùng mọc, cột vàng chiếu rọi, là chuyển thế của Liên Hoa Sinh, bí điển “Thần Quỷ Di Giáo” thế kỷ XII có tiên đoán. Nguyên quốc tịch Bhuntan, dân tộc Monpa, sau khi ra đời một năm mới có người biết, là con cả trong nhà, cha mẹ tin thờ Hồng Giáo, tức là phái Nyingma do đại sư Liên Hoa Sinh sáng lập.
Năm 1684, 2 tuổi. Được bí mật an trí ở địa phương, bắt đầu học kinh ở tu viện Basang.
Năm 1688, 6 tuổi. Cha qua đời, bị cậu và cô kỳ thị, theo mẹ dời đến Urgelling[2] gần Tawang.
[2] Thuộc bang Arunachal Pradesh, Ấn Độ.
Năm 1696, 14 tuổi. Công khai thân phận Phật sống của Tsangyang Gyatso. Khang Hy chinh phạt Galdan[3].
[3] Galdan (Cát Nhĩ Đan, 1644-1697): một vị đại hãn của Hãn quốc Dzungar.
Năm 1697, 15 tuổi. Đệ Ba tâu lên triều Thanh, Đạt Lai thứ 5 đã mất. Ngày 17 tháng 9, nghênh đón đến Nagarzê, thọ giới từ Ban thiền thứ 5 Lobsang Yeshe, pháp hiệu Tsangyang Gyatso (Phạn âm Hải), ngày 25 tháng 10 vào cung Potala tọa sàng, trở thành Pháp Vương[4] của Hoàng Giáo (Phái Gelug). Sau khi tọa sàng khắc khổ học kinh ba năm.
[4] Pháp Vương: Từ xưng hô của tín đồ Phật giáo Tây Tạng đối với các vị Lạt Ma chuyển thế.
Năm 1701, 19 tuổi. Các thủ lĩnh bộ lạc Mông Cổ như Lha-bzang Khan không thừa nhận Đạt Lai thứ 6.
Năm 1702, 20 tuổi. Du ngoạn Shigatse, ở tu viện Tashilhunpo yêu cầu Ban Thiền thứ 5 trả giới sa di hoàn tục, trước đó đã bày tỏ cự tuyệt thọ giới tỳ khưu. Sự việc xem “Truyện ký cuộc đời bí mật của Tsangyang Gyatso” do Đệ Ba viết.
Năm 1703, 21 tuổi. Khang Hy phái khâm sai đến Lhasa tra nghiệm pháp thể của Đạt Lai thứ 6.
Năm 1705, 23 tuổi. Đệ Ba bị Lha-bzang Khan giết, các sư biện hộ Đạt Lai thứ 6 là “lạc lối bồ đề”, “du hý tam muội”.
Năm 1706, 24 tuổi. Ngày 17 tháng 5 bị áp giải lên phía bắc, qua tu viện Drepung được các sư cứu ra, lại lần nữa bị bắt. Ở hồ Thanh Hải tung tích không rõ. Đồn rằng đến động Quan âm núi Ngũ Đài.
Các sự việc dưới đây căn cứ “Bí truyện Đạt Lai thứ 6 Tsangyang Gyatso” do đệ tử Ngawang Lhundrup Daji viết.
Năm 1707, 25 tuổi. Yeshey Gyatso, con riêng của Lha-bzang Khan được lập làm Đạt Lai thứ 6.
Năm 1708, 26 tuổi. Tháng 7, Kelzang Gyatso linh đồng ở Litang chào đời. Tsangyang Gyatso du ngoạn Khang Định, chơi mười mấy ngày ở núi Nga My, vùng Kham ôn dịch phát tác, bị nhiễm bệnh đậu mùa.
Năm 1709, 27 tuổi. Qua Litang, Batang, bí mật trở về Lhasa, trở về khu vực Lhoka.
Năm 1711, 29 tuổi. Bị cầm tù ở Dagzê[5], sau trốn thoát.
[5] Dagzê (Đạt Tư): một huyện của địa cấp thị Lhasa, Khu tự trị Tây Tạng, Trung Quốc.
Năm 1712, 30 tuổi. Du ngoạn Kathmandu của Nepal, chiêm ngưỡng biểu tượng Linga của thần Shiva. Tháng 10, theo quốc vương đến Ấn Độ hành hương.
Năm 1713, 31 tuổi. Du ngoạn Ấn Độ. Tháng 4, leo núi Linh Thứu. Gặp voi trắng.
Năm 1714, 32 tuổi. Ở tu viện Tabu, huyện Nang, Lhoka, mọi người xưng là đại sư Tabu. Đầu năm, Kelzang Gyatso được chuyển đến Dêgê[6] ở phía bắc vùng Kham, sau đó, theo lệnh vua Khang Hy đưa đến tu viện Kumbum ở phụ cận Tây Ninh.
[6] Dêgê (Đức Cách): một huyện thuộc Châu tự trị dân tộc Tạng Garzê (Cam Tư), tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc.
Năm 1715, 33 tuổi. Lần nữa bí mật trở về Lhasa. Kelzang Gyatso xuất gia ở Litang. Ngawang Lhundrup Daji chào đời.
Năm 1716, 34 tuổi. Mùa xuân, dẫn mười hai nhà sư của tu viện Mulu Lhasa đến Alxa, quen biết gia đình Ngawang Lhundrup Daji.
Năm 1717, 35 tuổi. Lha-bzang Khan bị quân đội Dzungar giết, Đạt Lai thứ 6 giả bị giam cầm trong tu viện núi Dược Vương, bảy năm sau qua đời. Mùa xuân, Đại Lai Lạt Ma thứ 6 cùng mười hai người tùy tùng đến doanh Định Viễn (nay là Bayanhaote) tấn kiến vương gia Alxa A Bảo và công chúa Đạo Cách Thậm, được phê chuẩn xây sửa tu viện Zhaohua. Trung thu, Tsangyang Gyatso đi cùng công chúa Đạo Cách Thậm vào kinh nửa năm, ngụ tại vương phủ Alxa ở Thập Sát Hải. Thăm Hoàng Tự, Hoàng Cung, xem Phật lớn làm bằng gỗ đàn hương do Yeshe Gyatso dâng ở cung Ưng Hòa. Ở cửa Đức Thắng, nhìn thấy con của Đệ Ba bị áp giải vào kinh.
Năm 1718, 36 tuổi. Mùa xuân, trở về Alxa.
Năm 1719, 37 tuổi. Triều Thanh dẹp yên Dzungar, chính thức thừa nhận Kelzang Gyatso là Đạt Lai thứ 6.
Năm 1720, 38 tuổi. Ngày 15 tháng 9 Kelzang Gyatso linh đồng ở Litang tọa sàng làm Đạt Lai, hơn trăm ngàn người Lhasa lễ bái.
Năm 1721, 39 tuổi. Công viên Long Vương Đàm[7] lập “Bia dẹp yên Tây Tạng” của vua Khang Hy.
[7] Công viên Long Vương Đàm nằm ở Lhasa, Khu tự trị Tây Tạng, Trung Quốc.
Năm 1723, 41 tuổi. Thân vương Đan Tăng ở Thanh Hải phản loạn, vua Khang Hy phái Niên Canh Nghiêu[8], Tổng Đốc Xuyên Thiểm dẹp phản, tu viện Tabu bị đốt.
[8] Niên Canh Nghiêu (1679-1726): một đại thần thời nhà Thanh, có vai trò quan trọng trong suốt hai triều Khang Hy và Ung Chính.
Năm Ung Chính[9] thứ 5, năm 1727, 45 tuổi. Xây lại tu viện Tabu (tức tu viện Shimen).
[9] Ung Chính (1678-1735): vị Hoàng đế thứ 5 của nhà Thanh, trị vì từ năm 1723 đến 1735, tên húy là Dận Chân, miếu hiệu Thanh Thế Tông. Là một vị vua siêng năng, cần kiệm và có tinh thần chống tham nhũng.
Năm 1730, 48 tuổi. Ở Lan Châu[10], cầu chúc cho đại quân của Nhạc Trung Kỳ[11] chinh phạt Dzungar, làm phép bảy ngày.
[10] Lan Châu: thủ phủ tỉnh Cam Túc, Trung Quốc.
[11] Nhạc Trung Kỳ (1686-1754): một tướng lĩnh thời Khang Hy, Ung Chính, Càn Long nhà Thanh.
Năm 1733, 51 tuổi. Mùa hè, động thổ sửa tu viện Zhaohua.
Năm 1735, 53 tuổi. Tự gom mười ngàn lạng bạc ròng, cử Ngawang Lhundrup Daji đến Tây Tạng theo Ban Thiền học kinh.
Năm Càn Long thứ nhất, năm 1736, 54 tuổi. Từ Alxa dời đến Enjianle thuộc hồ Thanh Hải ở chín năm.
Năm 1737, 55 tuổi. Ban Thiền thứ 5 Lobsang Yeshe viên tịch.
Năm 1738, 56 tuổi. Mùa thu, Ngawang Lhundrup Daji tinh thông tất cả luận lý kinh văn, trở về Alxa.
Năm 1739, 57 tuổi. Tu viện Zhaohua cử hành pháp hội cầu nguyện quy mô to lớn, nghênh mời Tsangyang Gyatso ngồi pháp tọa tám sư tử, chủ trì pháp sự năm ngày đêm.
Năm 1743, 61 tuổi. Tu viện Tabu xây xong, trải qua thời gian mười sáu năm.
Năm 1745, 63 tuổi. Từ Enjianle hồ Thanh Hải trở về Alxa, cuối tháng 10, nhiễm bệnh.
Năm 1764, 64 tuổi. Ngày 8 tháng 5, tọa hóa ở tu viện Chengqing, Alxa, hưởng thọ 64 tuổi.
Năm 1747, nhục thân của Đạt Lai thứ 6 được dời đến bên hồ Gao’erlamu, tu viện Zhaohua lập tháp thờ cúng.
Năm 1751, triều Thanh hạ lệnh cho Kelzang Gyatso phụ trách quản lý chính quyền địa phương Tây Tạng. Chính quyền chính trị tôn giáo hợp nhất bắt đầu.
Năm 1756, bắt đầu xây dựng tu viện Guangzong (Nam Tự), và dời toàn bộ tu viện Zhaohua đến địa chỉ tu viện Guangzong hiện nay.
Năm 1757, đệ tử Ngawang Lhundrup Daji viết xong “Bí truyện”, Đạt Lai thứ 7 viên tịch. Tu viện Guangzong (Nam Tự) trong núi Hạ Lan xây xong, được tôn làm Thượng Sư. Trong tu viện thờ cúng tháp chứa nhục thân của Đạt Lai thứ 6, mãi đến năm 1966 vẫn còn.
Năm 1760, triều Thanh ban tên “Tu viện Guangzong” cho Nam Tự.
Năm 1779, Ban Thiền thứ 6 từ Tây Tạng đến Nhiệt Hà[12] chúc mừng đại thọ bảy mươi tuổi của Càn Long, tháng 11 bệnh mất ở Bắc Kinh.
[12] Nhiệt Hà (Rehe, Jehol): một tỉnh cũ của Trung Quốc, nằm ở phía bắc Vạn lý trường thành, phía tây Mãn Châu Lý, phía đông Mông Cổ, thủ phủ là thành phố Thừa Đức (nay thuộc tỉnh Hà Bắc).
Năm 1783, vua Càn Long phong Jamphel Gyatso làm Đạt Lai thứ 8.
Năm 1908, Đạt Lai Lạt Ma thứ 13 Thubten Gyatso[13] vào kinh, chiêm ngưỡng động Quan âm núi Ngũ Đài.
[13] Thubten Gyatso (Thổ Đăng Gia Mục Thố, 1876-1933): Đạt Lai Lạt Ma thứ 13.
Năm 1930, bản dịch Hán – Anh của Vu Đạo Tuyền[14] xuất bản.
[14] Vu Đạo Tuyền (1901-1992): nhà Tạng học, nhà ngôn ngữ học, nhà giáo, người Sơn Đông, Trung Quốc.
Năm 1938, Tăng Giam sáng tác “Bài từ về cung Potala”.
Năm 1981, Nhà Xuất bản Dân tộc xuất bản “Tình ca và Bí truyện của Tsangyang Gyatso” do Trang Tinh dịch. Sư sãi của Nam Tự cử hành pháp hội cầu nguyện mùa hè tại nền cũ của chùa, xây lại tháp mới thờ cúng tro cốt của Đạt Lai thứ 6 vốn được chăm chút cất giữ.
Năm 1982, Nhà Xuất bản Nhân dân Tây Tạng xuất bản “Nghiên cứu Tsangyang Gyatso và tình ca của Ngài”.
Năm 2010, Nhà Xuất bản Văn hóa Nghệ thuật xuất bản “Bất phụ Như Lai bất phụ khanh[15]”.
[15] Sách của tác giả Diêu Mẫn.