Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Giang Hồ Thập Ác

Chương 55 – An Bày Xảo Diệu

Tác giả: Cổ Long
Chọn tập

Chiếc áo choàng rất rộng và dài, phủ từ đầu Mộ Dung Cửu xuống chân, Tam cô nương không làm sao nhìn được mặt nàng.
Tam cô nương do dự một chút, buột miệng hỏi:
– Nàng là ai thế?
Tiểu Linh Ngư đáp một cách hồ đồ:
– Nàng với ta cùng chung lo một việc cực kỳ quan trọng, sau này rồi ngươi sẽ rõ.
Chàng đẩy Mộ Dung Cửu đến trước mặt Tam cô nương, bảo:
– Hai ngươi đi đi! Đi gấp đi!
Mộ Dung Cửu trệch chiếc áo choàng xuống đến vai, quay đầu nhìn chàng.
Nàng muốn nói gì đó, nhưng Tiểu Linh Ngư đã đi xa rồi.
Đoàn Tam cô nương thấy cả hai có vẻ thần bí quá, không khỏi nghi ngờ, song nghĩ thì nghĩ, chứ Tiểu Linh Ngư đã đi xa rồi, còn hỏi chàng làm sao được nữa?
Vả lại, nếu nàng hỏi, đã chắc gì chàng chịu nói?
Buông nhẹ một tiếng thở dài, trong tiếng thở dài có hơi hướm bực dọc, nàng thốt:
– Ngươi đi theo ta!
Trong khi đó, Tiểu Linh Ngư bước nhanh về hướng ngôi miếu hoang bên ngoài thành.
Chàng đi quanh bên ngoài miếu một vòng, quan sát.
Nhưng người chàng ước hẹn, chưa ai đến cả. Bố trí xong xuôi, chàng tìm một chỗ rất thuận tiện ẩn mình, nơi đó chàng có thể trông thấy bên ngoài, theo dõi hành động của từng người, đồng thời cũng nghe được những gì họ đối đáp với nhau.
Tự nhiên, chàng chọn một chỗ nấp, chỉ nhìn thấy người mà chẳng một ai phát hiện ra chàng được.
Cuối cùng, chàng kiểm soát lại mọi sự việc, dĩ nhiên là kiểm phối mọi hành động trong tâm tư chàng.
Tần Kiếm và Nam Cung Liễu tiếp nhận mảnh giấy của Mộ Dung Cửu rồi, hẳn là phải đến.
Giang Biệt Hạc tiếp nhận phong thơ rồi, đương nhiên cũng phải đến.
Bọn Tần Kiếm đến hẳn là có cho gia nhân tải số bạc tám mươi vạn lượng cùng theo, còn Giang Biệt Hạc cũng phải dẫn một số người đến để lấy lại số bạc bảo tiêu.
Song phương gặp nhau rồi, làm gì chẳng phải sanh trường nhiệt náo.
Dù cho người song phương không bao mặt, trong đêm tối họ không thể trông rõ mặt mày nhau, người song phương lại khẩn cấp, phải hành động nhanh chóng, một lời nói bất hợp có thể đưa nhau vào vòng chiến ngay! Thì làm gì chẳng có nhiệt náo?
Đã chắc là song phương khai trường náo nhiệt, Tiểu Linh Ngư còn đặt giả thuyết là họ không choảng nhau.
Nhưng, choảng nhau hay không choảng nhau điều đó không cần thiết, bởi còn một trường hợp khác, chính cái trường hợp sau này phải đưa họ đến cuộc tranh chấp quyết liệt.
Đoàn Tam cô nương đưa Mộ Dung Cửu đến gian phòng của Giang Biệt Hạc, bọn người nhà họ Mộ Dung tìm gặp nàng tại đó rồi, khi nào họ Mộ Dung tha Giang Biệt Hạc được chứ?
Họ sẽ hỏi tội Giang Biệt Hạc, dù lão ta có lợi hại đến đâu cũng khó mà chống đối với cánh Mộ Dung. Như vậy là kế hoạch của Tiểu Linh Ngư nhất định phải có kết quả như mong muốn. Ngoài cái kết quả mong muốn, chàng còn thu thập thêm nhiều cái lợi khác.
Thứ nhất, chàng dùng chính thủ đoạn của người quật lại người, cho Giang Biệt Hạc nếm trọn vẹn tư vị cái gì lão ta muốn cho người khác nếm, cho lão thưởng thức cái khổ gieo tang giá họa mà lão đã làm cho nhiều người thưởng thức.
Thứ hai, trong đêm vừa qua, bọn Nam Cung Liễu và Tiểu Tiên Nữ đã gây oan uổng cho chàng, vì sự Oan uổng đó, chàng thừa chết thiếu sống, tự nhiên chàng phải hận nàng. Khi họ tiếp nhận mảnh giấy của Bạch Khai Tâm rồi, thế nào họ cũng phân công đi hai nơi, họ không thể bỏ một nơi này, duy nhất đến một nơi khác, dù họ là những kẻ đáng sợ, song lực lượng của họ bị chia đôi, mà Giang Biệt Hạc thì cũng chẳng phải là tay vừa, giả như họ đánh nhau thì họ cũng phải đảo điên, nghiêng ngửa với Giang Biệt Hạc. Không cần họ bị giết chết, miễn là họ khổ chiến với nhau, là chàng thôi hận rồi.
Thứ ba, cuối cùng chàng cũng đưa Mộ Dung Cửu trở về với những người thân của nàng, dù cho tâm trí nàng không khôi phục, ít nhất ở với người thân, nàng cũng sẽ được săn sóc chu đáo, chẳng một ngoại nhân nào còn dám khinh thị, bạc đãi, đùa cợt nàng nữa. Như vậy, chàng sẽ vơi đi phần nào hối hận, bởi chàng dù muốn dù không cũng phải gánh chịu một phần trách nhiệm về trường hợp điên cuồng của Mộ Dung Cửu.
Thứ tư, mắc mưu lần này, tuy không đến đổi đến Giang Biệt Hạc phải tởn, lão sẽ không còn dám buông lung dã tánh lừa người này, gạt người kia, gây xáo trộn trong giới giang hồ, còn Bạch Khai Tâm cũng phải nhìn vào cục diện mà tự cảnh cáo để giảm thiểu mọi hành động vô lương. Như thế, giang hồ sẽ được bình an ít nhất cũng trong một thời gian.
Thứ năm, cha con họ Đoàn sẽ thu hồi số bạc bị cướp, đó cũng là cách chàng trả ơn sự đối xử tốt cha con họ dành cho chàng trong những ngàyqua.
Thứ sáu, chàng rửa được cái nhục cho Thiết Vô Song, cứu vớt cái tiếng Ái Tài Như Mạng của vị lão anh hùng, suốt đời làm việc nghĩa nhưng lúc chết thì cái danh lại bị bôi nhơ.
Một kế hoạch có nhiều lợi ích như vậy, lại được sắp xếp rất chu đáo tuy đòi hỏi nhiều khó khăn, song bù lại, giá trị của nó hầu như tuyệt đối, Tiểu Linh Ngư kiểm điểm lại từ đầu đến cuối hết sức hài lòng.
Đành là một kế hoạch có hại người, song người bị hại rất ít, người hưởng lợi nhiều hơn, huống chi, những kẻ bị hại không nhiều cũng ít toàn là những tay bại hoại.
Hai kẻ bại hoại, cũng là việc đáng làm lắm chứ? Kẻ bại hoại sẽ bớt hành động bại hoại, người đời sẽ bớt khổ vì chúng nghĩ ra, cái điều chàng làm thể được xem như một việc thiện.
Chàng nở một nụ cười thầm nghĩ:
– Ai dám phủ nhận sự thông minh của ta chứ? Ai dám cho rằng ta chẳng phải là một kẻ thông minh đệ nhất trong thiên hạ chứ? Ai không cho ta là một thiên tài?
oo Mộ Dung Cửu vẫn còn đứng nguyên tại chỗ.
Đoàn Tam cô nương lập lại:
– Ngươi đi theo ta.
Lần này, nàng cất cao giọng hơn, nhưng Mộ Dung Cửu có nghe đâu? Mắt cứ nhìn về hướng Tiểu Linh Ngư vừa thoát nhanh, chàng đã khuất dạng từ lâu lắm rồi, Mộ Dung Cửu vẫn còn nhìn mãi.
Tam cô nương cau mày, bước đến trước mặt Mộ Dung Cửu.
Thân vóc của Tam cô nương cao, che khuất tầm mắt Mộ Dung Cửu.
Mộ Dung Cửu trầm giọng:
– Sao ngươi đứng áng trước mặt ta? Không cho ta nhìn theo chàng à?
Tam cô nương lạnh lùng:
– Người ta đã đi mất rồi, ngươi còn nhìn cái gì chứ?
Mộ Dung Cửu ngẩng đầu lên cao hơn trước một chút, vừa nở một nụ cười vừa lẩm nhẩm:
– Phải! Người ta đã đi rồi, nhưng người ta ra đi, người ta sẽ trở lại đây mà! Ngươi biết không, người ta sẽ trở lại đây!
Tam cô nương gắt to tiếng:
– Người ta gạt ngươi đấy, đưa ngươi đến đây là người ta sẽ chẳng bao giờ còn chiếu cố đến ngươi nữa đâu! Đừng mơ.
Mộ Dung Cửu vẫn cười:
– Không! Người ta không gạt đâu! Ta biết, chàng không gạt ta đâu!
Ánh mắt nàng sáng lên, ngời niềm tin tưởng. Niềm tin tưởng đó có cái nhiệm màu làm tăng vẻ đẹp của Mộ Dung Cửu, và nụ cười rạng rở của nàng hiện tại, trông hấp dẫn vô cùng.
Tam cô nương dù là nữ nhân, trông thấy cũng phải mê bởi mê nên bực tức. Vì bực tức cực độ, nàng mất đi phần nào bình tĩnh, run run giọng hỏi:
– Ngươi… sao ngươi biết là người ta không gạt?
Mộ Dung Cửu cười nhẹ:
– Chàng đưa ta đến đây cốt để cho con ác ma ly khai con tim ta, sau đó chàng sẽ trở lại tìm ta. Chàng đưa ta đến đây là làm điều lợi ích cho ta chứ, nào phải chàng bỏ vơ bỏ vất ta đâu!
Tam cô nương trố mắt:
– Ác ma trong tim ngươi?
Mộ Dung Cửu u buồn:
– Ác ma chiếm cứ con tim của ta, nó làm cho ta không còn nhớ được gì về dĩ vãng cả!
Tam cô nương nhìn sững nàng:
– Tại sao ngươi chẳng nhớ được gì về những việc trước?
Mộ Dung Cửu đáp:
– Ta đã nói tại con ác ma mà! Ta quên hết việc trước rồi.
Tam cô nương hừ một tiếng:
– Tại ngươi mất hết thần trí, nên hắn mới đưa ngươi đến đây! Đừng mơ mộng hắn trở lại.
Mộ Dung Cửu lắc đầu:
– Không! Không mà! Chàng không bỏ ta ở đây luôn đâu!
Tam cô nương hừ một tiếng, lớn hơn trước, lạnh lùng hơn trước:
– Ừ! Ừ! Cứ ở đây mà đợi hắn, đợi ba kiếp, năm kiếp, mười kiếp.
Mộ Dung Cửu mỉm cười:
– Chàng sẽ trở lại mà! Trở lại gấp mà! Làm gì đến mấy kiếp! Không đâu! Ta tin chàng sẽ trở lại ngày mai, hoặc ngày kia! Không lâu đâu!
Tam cô nương bĩu môi:
– Hắn còn nói gì nữa?
Mộ Dung Cửu mơ màng:
– Chàng nói ta là một nữ nhân rất thông minh, nếu ta biết nghe lời chàng thì ngày ngày chàng sẽ đến với ta, bầu bạn ta. Tự nhiên, ta phải biết nghe lời chàng. Ngươi nghĩ ra có nên ngoan ngoãn với chàng mãi mãi chăng?
Tam cô nương run người vì uất ức:
– Không! Ngươi không nên nghe lời hắn! Ngươi không nên ngoan ngoãn với hắn!
Mộ Dung Cửu cau mày:
– Tại sao?
Cơn ghen bốc lên cao tột rồi, Tam cô nương hét:
– Bỏi ngươi chẳng thông minh cái quái gì cả, ngươi là một con điên, một con khùng, mất cả lý trí, ngươi là kẻ xấu xí nhất trần đời, chẳng bao giờ hắn ưa thích người!
Chẳng bao giờ!
Mộ Dung Cửu sững sờ một lúc, lệ thảm tuôn thành dòng chảy dài xuống má.
Nàng lẩm nhẩm như rên:
– Chàng lừa ta… chàng lừa ta…
Bắn tia nhìn ác độc vào mặt Mộ Dung Cửu, Tam cô nương hét luôn:
– Ngươi hãy nghĩ xem, con người như hắn thì làm sao thích ngươi nổi chứ?
Mộ Dung Cửu bật khóc ngay.
Nàng đưa tay ôm mặt, rên rỉ:
– Ta có pải là kẻ điên đâu! Ta đâu có điên?
Tam cô nương bồi thêm một mũi tên:
– Ngươi bảo là không điên, vậy ta hỏi trước kia ngươi là ai? Ngươi có nhớ mình là ai chăng?
Mộ Dung Cửu lúng túng:
– Ta là… ta là…
Nàng ngưng khóc, cắn môi, cau mày, suy nghĩ.
Nhưng nàng nghe đau nơi óc quá chừng, bất giác đưa tay đấm lên đầu mấy lượt, rồi òa khóc trở lại, khóc một lúc lại van cầu:
– Ta xin ngươi đừng hỏi! Ta không biết đâu! Ta chẳng biết gì cả…
Tam cô nương cười lạnh:
– Một người chẳng biết mình là ai, nếu không điên thì còn là gì nữa?
Mộ Dung Cửu vụt gào to:
– Ta điên! Ta là một kẻ điên! Chàng không ưa thích ta! Chàng không ưa thích một kẻ điên!
Vừa khóc, vừa gào, nàng cũng vừa quay mình, rồi phóng nhanh chân chạy luôn.
Tam cô nương đứng nhìn Mộ Dung Cửu chạy đi, thở phào nhào mấy lượt, lẩm nhẩm:
– Đi! Đi càng xa càng tốt chứ sao! Cho hắn vĩnh viễn không còn tìm gặp ngươi nữa.
Nàng nhếch một nụ cười.
Một nụ cười có nét tàn độc.
Bình thường nàng là một nữ nhân lương thiện, giờ đây nàng là con rắn độc, tuy rắn chưa ngoạm ai, song nếu ngoạm trúng ai là người đó cầm như vô cùng khổ.
Nữ nhân là bồ tát, mỗi nữ nhân đều là bồ tát, song đừng bao gờ để cho nữ nhân động tình tham, nhất là tham tình, tham ái.
Khi tham, nữ nhân biến thành la sát gấp! Hơn thế, khi tật đổ, nữ nhân trở nên la sát ngay!
Tiểu Linh Ngư thông minh thật, song chàng chưa phải là thánh, thì tự nhiên phải sơ xuất.
Rất tiếc, chàng quên mất điều đó, thành cái lưới của chàng phải hở hang gần như tai hại, suýt phá hủy công cuộc của chàng.
Thu hình trong bóng tối, Tiểu Linh Ngư bình tịnh chờ.
Nhưng chờ mãi chàng chẳng thấy một bóng người nào xuất hiện. Bởi ngôi miếu ở ngoài thành, rất xa, tiếng trống canh không vọng đến nơi, chàng chẳng biết thời khắc là bao nhiêu.
Tuy nhiên, chàng không khẩn trương lắm, bởi chàng tin chắc thế nào rồi những người đó cũng đến.
Chàng chờ một lúc nữa.
Từ xa xa, có tiếng người vang lên, Tiểu Linh Ngư thở phào, tự hỏi:
– Ai đến trước? Cả hai bên đều nôn nóng như nhau, nhưng bằng vào tánh khí và kinh nghiệm của con người thì cho rằng Giang Biệt Hạc dù sao cũng trầm tịnh hơn, và hẳn là lão ta không đến trước đâu.
Như vậy đám người này phải là bọn Tần Kiếm rồi.
Tiếng người vang lên, lớn dần, tiếng người đã hỗn tạp, lại có cả tiếng đánh xa lăn.
Tiểu Linh Ngư thầm nghĩ:
– Đúng là bọn Tần Kiếm! Có xe là vì họ phải đài tải một số bạc lớn theo họ!
Liền theo đó, chàng nhận ra tiếng lừa, bất giác chàng giật mình, nghĩ là có rắc rối như thế nào đó.
Bởi bọn Tần Kiếm và Nam Cung Liễu xuất thân từ thế gia, nếu cần dùng xe chở chuyên thì dùng ngựa kéo, chứ khi nào lại dùng lừa?
Lừa là loại thú dành cho hạng người tầm thường kia mà!
Nghe tiếng lừa, chàng ngờ không phải là bọn Tần Kiếm nhưng chàng vận dụng nhãn lực, nhìn qua màn đêm, xem cho biết bọn nào.
Về đêm, tự nhiên tầm mắt phải bị thu hẹp lại âm vang lồng lộng mà người chưa hiện rõ.
Mãi mấy phút sau, Tiểu Linh Ngư mới thấy rõ ràng.
Bọn đó chẳng phải là người của Tần Kiếm và Nam Cung Liễu mà cũng chẳng phải là người của Giang Biệt Hạc.
Họ là năm sáu thiếu phụ hương thôn, tóc bỏ xõa, vận tang phục.
Cỗ xe do lừa kéo, trên xe có một cỗ quan tài.
Tiểu Linh Ngư sững sờ! Đêm khuya, đường vắng, bọn này chở quan tài đi đâu?
Sao lại chẳng thấy nam nhân? Chẳng lẽ họ mai táng về đêm?
Các thiếu phụ đó đi ngay vào miếu, đồng quỳ xuống nền, đồng bật khóc. Có nàng khóc rấm rút, có bà khóc ồ ồ…
Một bà vừa vập đầu, vừa gào lên:
– Ông ơi là ông ơi! Ông về trời rồi, có linh thiêng thì ông nên nhìn xuống đây mà xem, tôi thủ tiết nuôi con, mong cho nó sau này trưởng thành trong niềm tôn kính, hiếu thuận thấy nó tôi như thấy ông, nó an ủi tôi lúc tuổi về chiều khi canh đà xế bóng. Ngờ đâu, nó vô phúc lại bị người hảm hại! Ông ơi! Rồi tôi phải nương tựa vào ai! Ông ơi!
Khổ cho cái thân già quá chừng!
Bà này tuổi độ trên dưới năm mươi, có vẻ trang nghiêm đoan chánh.
Bên cạnh bà có một nàng, luôn luôn đưa tay vuốt lưng bà, nàng cũng khóc, song vừa khóc vừa an ủi bà:
– Tiểu nương ơi! Đừng quá bi thảm, càng bi thảm càng hủy hoại sức khỏe của mình, việc đã rồi, chẳng làm sao cứu vãng được mà tiểu nương tự hành hạ cái xác thân như thế. Hãy phôi pha niềm đau khổ, lo gìn giữ sự nghiệp kia, tiểu nương chết đi, người ta sẽ chiếm đoạt gia sản.
Họ cùng đến đây chung nhóm, nhưng vào miếu rồi, họ chia ra làm hai phe, phe của tiểu nương chiếm góc tả, còn phe kia thì quỳ nơi góc hữu.
Người bên góc tả khóc rồi, kể rồi, an ủi rồi, đến lượt người bên góc hữu tiếp nối.
Đầu nảo bọn người bên hữu là một nữ nhân, tuổi trên năm mươi, khóc lớn hơn, kể lớn hơn, kể nhiều hơn:
– Ông ơi là ông ơi! Ông chết đi, là ông an thân từ nhiều năm qua, ông có biết đâu, bỏ tôi lại cỏi trần này, đau khổ qúa chừng? Tôi thủ tiết nuôi con, mong con lớn lên, thành người hữu dụng, báo hiếu, đáp ân, ngờ đâu con bất hạnh mà vắn số, nó chết rồi, tôi bị con tiện tỳ kia mắng xỏ, mắng móc, chửi thấp chửi cao, tôi khổ vì thương ông, tôi khổ vì nuôi con, giờ thì tôi khổ luôn với con người chanh chua đanh đá đó nữa! Ông ơi là ông ơi! Con, tuy chẳng phải là tôi banh da xẻ thịt mà sanh nó ra, song tôi nuôi dưỡng nó từ nhỏ đến bây giờ mà làm sao tôi chẳng thương? Làm sao tôi hại nó được?
Người ta hại nó rồi đổ cho tôi đó ông à! Người ta muốn đoạt cái cơ nghiệp của ông, người ta sẽ sanh tâm lang chạ đó ông à!
Bà này có vẻ xấu xí hơn bà kia, gầy ốm, lạnh lùng, có phần nào lanh xảo hơn bà trước.
Bên cạnh bà, cũng có một nàng, cũng quỳ như bà, cũng vuốt ve, an ủi:
– Đại nương ơi! Đừng khóc than nữa, khóc than mãi thì sanh bệnh hoạn, rủi mà đại nương chết đi, thì sự nghiệp kia lại về tay kẻ khác, uổng công lao đại nương gìn giữ trong bao nhiêu năm trời…
Tiểu Linh Ngư đã hiểu.
Thì ra, đây là một người vợ lớn, một người vợ nhỏ, chồng đã chết từ lâu, để lại một đứa con trai.
Con, lại do người vợ nhỏ sanh, nhưng lại giao người vợ lớn nuôi.
Vợ lớn không con, vợ nhỏ sanh con, nhờ sanh con mà được chồng nuông chiều, vợ lớn ganh.
Do đó, có sự bất hòa, chồng còn thì mối bất hòa đó không phát động, chồng mất thì họ ra mặt chống đối nhau, tuy nhiên chưa quyết liệt lắm.
Bây giờ bỗng dưng đứa con kia chết, họ khai chiến với nhau liền. Cuộc chiến bằng mồm này có lẽ đã diễn ra mấy hôm nay, song phương cùng có đồng mình, có ủng hộ như nhau, bằng cớ là hai cái nàng hầu hạ bên cạnh họ, mỗi người binh chủ thấy rõ.
Họ đổ cho nhau cái tội giết đứa con không ai xử phân cho họ, họ kéo nhau đến đây mà gào khóc, gọi hồn thiêng của chồng về phán xét.
Nhưng, tại sao họ đưa nhau đến miếu này?
Bây giờ, Tiểu Linh Ngư mới biết, đây chẳng phải là miếu mạo chi cả, mà đây chỉ là một ngôi từ đường của dòng tộc họ.
Chàng cười thầm, tuy sự xuất hiện của bọn nữ nhân này có phần nào trở ngại cho công cuộc mà chàng đã an bày.
Vừa lúc đó, có mấy bóng đen từ xa lướt tới, rất nhanh.
Họ vận y phục chẹt, màu đen, người nào cũng bao kín mặt.
Tiểu Linh Ngư giật mình, thầm nghĩ:
– Giang Biệt Hạc đến!
Bây giờ, bọn phu nhân lại khóc lớn hơn trước, mắng nhau thực sự rồi, chẳng cần phải móc, phải xỏ nhau nữa.
Chủ mắng, tớ phụ họa, song phương gây huyên náo bất chấp bọn người mới đến.
Bọn áo đen đến nơi rồi, đứng riêng ra một chỗ, lạnh lùng nhìn, lạnh lùng nghe, chẳng một ai cất tiếng hỏi han, hoặc khuyên can.
Vợ lớn chỉ tay ngay mặt vợ nhỏ, hét:
– Con tiện tỳ kia, ngươi dùng lời xảo mị, dụ dỗ chồng ta, cướp đoạt tình yêu của ta, tấn hiếp ta, bây giờ thì con ngươi đã chết rồi, đúng là trời cao có mắt, báo quả nhân tiền đó! Ngươi không suy gẫm mà tự hối, lại còn dám lớn tiếng mắng ta nữa à? Hở, con tiện tỳ? Ngươi bằng vào thế lực nào mà mắng ta? Chồng ta đâu còn ở thế gian này mà bênh vực ngươi? Con ngươi đã chết rồi, còn ai bênh vực ngươi?
Vợ nhỏ không chịu kém mắng trả:
– Cái mụ xấu xí độc ác kia, sao ngươi không tự xét lấy mình? Ngươi là con lọ lem, còn ai mê ngươi mà nói là ta cướp đoạt chồng ngươi? Xấu xí như ngươi mà cũng học đòi ghen tương nữa à? Cho ngươi biết, tại ngươi xấu quá, nên chồng ta bỏ, chồng ta tởm ngươi mà chết đó nhé! Chồng ta tức uất vì cái thói lăng loàn của ngươi mà phải chết đó nhé!
Vợ lớn quát:
– Chồng người à? Ai là chồng ngươi? Cái thứ ỷ có chút nhan sắc, chút miệng lưỡi, chuyên dụ dỗ người mê luyến mà cũng già mồm! Hò hẹn! Cho ngươi biết, còn sống chồng ta chỉ nhìn nhận có một mình ta là vợ, chết đi, chồng ta vẫn phù hộ có mỗi mình ta! Còn ngươi, bất quá là đồ tiêu khiển, đáng gì mà lên mặt? Chồng ta ghét ngươi, khiến cho con ngươi chết luôn, cho ngươi tuyệt vong luôn mà đừng cao hãnh!
Vợ nhỏ rít lên:
– Ai thẹn? Có ngươi thẹn thì có! Người ta đã ruồng bỏ từ lâu, mà cứ bám theo người ta mắt! Hừ! Cái thứ gái độc không con mà cũng lên mặt! Cho ngươi biết, chồng ta muốn bỏ ngươi từ lâu lắm đó, song ta nghĩ thương tình, nên khuyên dứt, nhờ vậy mà ngươi còn nương náu trong mái nhà, đở phải vất vả bơ vơ đó.
Họ càng mắng nhau càng hăng, rồi họ xáp lại gần nhau.
Vợ lớn vung tay tát vào mặt vợ nhỏ, kêu bốp một tiếng lón.
Vợ nhỏ gào to:
– Ngươi đánh ta! Ngươi đánh ta! Được! Ta sợ gì ngươi chứ!
Thốt xong, vợ nhỏ lướt lên, nhào vào mình vợ lớn.
Bà nàng đi theo hai bà, tuy chia thành hai phe bất đồng đều song rõ rệt, áp vào can dứt, can không được, họ lại đánh nhau, cả ba cũng hứng của nhau mỗi người mấy tát.
Họ hăng tiết, không dám đánh chủ, họ lại đánh nhau cho đở ngứa ngáy.
Cả năm người gồm hai chủ ba tớ càng đánh càng hăng, nhắm mắt mà đánh, bất cần trúng trật, bất kể trúng nơi nào.
Nhưng, họ chẳng phải là những người có học võ, họ đành nhau theo cái lối ở thôn quê, vung tay một lúc, là họ nắm áo nhau, ghịt đầu nhau, áo rách tơi bời, tóc rối tơi bời, rồi họ Ôm nhau, quật ngã nhau, đè lên, bật qua, lăn lại.
Họ lăn, họ lộn mãi, càng phút càng gần bọn người áo đen.
Họ không nhìn chúng, họ chỉ nhìn bọn họ, mắt bà nào, nàng nào cũng đỏ ngầu.
Bọn áo đen cũng kỳ quái, thấy người ta đánh nhau, lại đứng yên một chỗ không can ngăn ma cũng chẳng nhìn.
Chúng lạnh lùng như những pho tượng đá.
Bỗng, một loạt tiếng rẹt rẹt vọng lên, hơn mười vệt sáng từ năm nữ nhân bay ra.
Ám khí! Ám khí sáng mà đen, hẳn phải độc, gia dỉ họ phát xuất quá nhanh, ám khí cuốn đến bọn áo đen, tưởng chừng chẳng một tên nào tránh kịp.
oo Tiểu Linh Ngư hiểu ngay là có việc lạ lùng.
Và, bây giờ chàng mới để ý kỷ đến năm nữ nhân đó. Họ, đầu bù, tóc rối, mặt thô, lại già, thế mà người nào cũng có đôi bàn tay trắng mịn, ngón nhỏ và thon.
Đôi bàn tay đó tố cáo lứa tuổi của họ và ít nhất Tiểu Linh Ngư cũng tin chắc họ chẳng hề thuộc lớp bốn năm mươi như dáng vẻ của họ.
Họ là ai? Nếu không phải là người trong họ Mộ Dung, thì còn ngoại nhân nào nữa?
Ngọai nhân đến đây ám gì trong đêm khuya, vắng vẻ?
Tiểu Linh Ngư thầm nghĩ:
– Ám khí của bọn Mộ Dung lợi hại thật, phen này lão hồ ly khó thoát nạn rồi đó!
Ngờ đâu, bọn người áo đen chừng như có dự liệu trường hợp đó, cho nên khi hơn mười vệt sáng đen chớp, cả bọn đã nhún chân tung bổng mình lên cao, đồng thời gian, ai có kiếm rút kiếm, ai có đao rút đao, đao và kiếm cùng giáng xuống đầu bọn nữ nhân.
Năm nữ nhân lập tức rẻ qua hai bên, tránh những nhát đao kiếm đó cùng một lúc, bàn tay họ vung lên, ở mỗi bàn tay có một món vũ khí.
Người áo đen đầu não, cười lạnh thốt:
– Các phu nhân võ sĩ kia, đừng tưởng trước mặt ta các ngươi dễ dàng bày mưu gian kế xảo được! Ta đã dọ thám kỷ lắm rồi, dòng dõi của những người được phụng thờ trong tư đường này, đã chết hết từ nhiều năm qua, các ngươi là những ai, dám mạo nhận họ chứ? Nếu chẳng cung khai lai lịch, thì đừng hòng thoát chết với ta trong đêm nay, tại đây!
Tiểu Linh Ngư thở dài, nghĩ:
– Giang Biệt Hạc quả là con cáo già! Vô luận làm việc gì lão cũng điều tra trước rất kỷ, lão đề phòng đủ mọi mặt. Chẳng bao giờ lão làm liều!
Chàng mở to mắt hơn, chăm chú nhìn cục diện bên dưới không thể bỏ sót một diễn tiến nhỏ.
Bà vợ lớn cười lạnh mấy tiếng, hỏi lại:
– Bọn ta là ai, chẳng lẽ ngươi không biết? Ngươi còn vờ hỏi làm chi.
Câu hỏi đó rất dễ đáp, mà dù không đáp cũng chẳng hệ gì, song người áo đen lại không tưởng như vậy, y cho rằng câu hỏi đó hàm chứa muôn ngàn phức tạp.
Song phương đã cùng đến đây, cùng gặp nhau rồi dù ai giới thiệu ai họ vẫn biết đối phương là ai, và đến với mục đích gì.
Nhưng cái khó là ở chỗ thừa nhận hay không thừa nhận có biết lai lịch đối phương.
Nếu nói rằng biết, là tự cung khai lai lịch của chính mình, trong khi mình muốn giấu, nói rằng biết, là nêu rõ mục đích đến đây của mình, và vô hình trung mình mặc nhận một tội ác…
Còn như nói rằng không biết, thì người ta sẽ hỏi mình đến đây làm gì?
Kẻ thấp trí sẽ kiêu hãnh mà nói ngay ra lai lịch của các phu nhân hay ít nhất cũng ức đoán.
Giang Biệt Hạc khi nào lại hớ hênh như thế được?
Bởi không thể đáp, người áo đen đó im lặng.
Hai phu nhân đóng vai vợ lớn và vợ nhỏ có ý nghi ngờ, đưa mắt nhìn nhau, và vợ nhỏ hỏi:
– Ngươi là ai? Chẳng lẽ ngươi đến đây không do phong thơ đó?
Người áo đen mà Tiểu Linh Ngư tin chắc là Giang Biệt Hạc, trước đó không đáp chẳng qua để nhóng tình hình, bây giờ nghe đối phương hỏi như vậy, không còn lo ngại nửa, bất giác cười lạnh, gằn giọng:
– Nếu không vì bức thơ đó, khi nào tại hạ đến đây?
Bà vợ nhỏ tiếp hỏi:
– Như vậy là nhất định ngươi cần lấy lại số bạc?
Người áo đen buông gọn:
– Chẳng những cần bạc, mà cũng đòi người luôn.
Bà vợ lớn thoáng biến sắc, trầm giọng hỏi:
– Ngươi muốn cả bạc lẫn người?
Người áo đen gật đầu:
– Không thể thiếu một trong hai!
Bà vợ nhỏ nổi giận:
– Ngươi bằng vào đâu mà lại dám hống hách với ta chứ?
Người áo đen cười lạnh:
– Ta bằng vào thanh kiếm nơi tay đây!
Bây giờ song phương đã nhận đối phương đúng là người mà mình tìm gặp, họ nhận như vậy là sự lầm lạc của họ càng sâu, càng rộng.
Một bên, đòi đủ số bạc và số bạc là tám mươi vạn lượng, người là Giang Ngọc Lang.
Một bên mang bạc đến đây, chuộc Mộ Dung Cửu.
Không có số bạc tám mươi vạn lượng, không có Giang Ngọc Lang thì đừng hòng có Mộ Dung Cửu.
Bên này, tưởng là bên kia chận bắt Giang Ngọc Lang, đoạt số bạc.
Bên kia tưởng bên này bắt Mộ Dung Cửu, cho chuộc bằng tiền.
Họ càng đối đáp, càng phẫn nộ như nhau và càng lầm lạc hơn, Tiểu Linh Ngư nghe hai đàng đối đáp, chàng khoan khoái vô cùng. Thế là cái kế hoạch của chàng thành công rồi đó!
Chàng hy vọng họ động thủ gấp, họ đánh nhau càng ác liệt, thì chàng càng thích thú.
Bà vợ lớn lại đưa mắt nhìn bà vợ nhỏ.
Vợ nhỏ cao giọng:
– Cho ngươi biết, bạc và người, ngươi đừng hy vọng về tay, bởi bạc thì chúng ta chưa mang tới kịp, còn người thì.. Người áo đén hừ lạnh:
– Ta đã nói, ta muốn cả người lẫn bạc, thiếu một trong hai thì sự việc bất thành, nói chi là thiếu cả hai? Giả như ngươi chưa có sẵn, thì tạm thời các ngươi hãy trao bạc cho ta, nhận bạc rồi, ta sẽ tiếp tục thương lượng.
Y đưa về phía hậu vẫy vẫy.
Bọn phu nhân không thấy dấu hiệu tay của y, song Tiểu Linh Ngư thấy rõ.
Bốn người áo đen kia, tự nhiên cũng thấy rõ.
Hai người đứng trước, đột nhiên xuất thủ, ánh đao vừa chớp, con lừa kéo xe ngã liền.
Hai người đứng sau lập tức bước tới cỗ xe, nhấc bổng chiếc quan tài quăng xuống đất.
Bạc từ trong quan tài văng ra tung tóe, lợp mặt đất.
Người áo đen, đầu não của nội bọn, bật cười lạnh, thốt:
– Ta đã nói, trước mặt ta, các ngươi đừng hòng giở trò ma quỷ gì cả!
Y thấy số bạc đó, trong lòng phẫn nộ cực độ, sát cơ bắt đầu dấy động, y quả quyết là số bạc bảo tiêu nằm trong quan tài đó, chứ làm gì trên đời này có kẻ thừa tiền lắm bạc, dùng quan tài để tải đến chốn hoang vắng chứ?
Chỉ có những kẻ điên mới làm như vậy, và bọn phu nhân kia thì hẳn là không điên rồi.
Ý lại ra dấu hiệu tay lượt thứ hai.
Bốn gã áo đen hoành đao, sắp sửa tiến công.
Đúng lúc đó, một loạt tiếng rẹt rẹt vang lên như lần trước, nhưng lần này những điểm sáng đen không do bọn phu nhân phát huy, mà lại từ trong cỗ quan tài bay ra, hướng về bọn áo đen vút đến.
Quan tài đựng bạc, dưới quan tài có người!
Sự tình này, bọn áo đen không tưởng tượng nỗi, bởi không tưởng nỗi, tự nhiên chúng không phòng bị kịp thời.
Chúng rú lên một tiếng, rồi cùng ngã nhào xuống đất.
Chỉ có người đầu não trong bọn, nhờ đứng xa xa, nhờ có phản ứng nhanh vung kiếm quét một vòng tròn, gạt bắn những ám khí bay đi nơi khác.
Y thoát nạn, song thuộc hạ đều ngã gục, điều đó vẫn là một bất hạnh cho y như thường.
Dĩ nhiên y phải phẫn nộ, hét to:
– Bọn các ngươi tàn độc quá! Dám…
Bà vợ lớn cười lạnh, chận lời:
– Đối phó với con người tàn độc cỡ ngươi, chúng ta phải có thủ đoạn tàn độc, như vậy mới cân xứng!
Năm phụ nhân nhanh như chớp tạo thành vòng vây, quanh người áo đen, từ trong quan tài, một người nữa xuất hiện, đứng sau lưng người áo đen, cao giọng hỏi:
– Ngươi còn lời gì để nói chăng?
Bị bao vây như vậy, người áo đen không hề nao núng, trái lại còn bật cười ngạo nghễ, thốt:
– Ta không ngờ các ngươi hành sự cũng khá chu đáo đấy! Bởi ta đánh giá các ngươi quá thấp, cho nên các ngươi có dịp đắc ý như thế này. Nhưng, ta cảnh cáo các ngươi là nên dẹp sự đắc ý lại ngay, bởi còn sớm lắm, đắc ý sớm rồi sau đó lại thất vọng, thì bẻ bàng ê chề biết bao!
Người từ trong quan tài nhảy ra, vận y phục chẹt, dáng dấp vừa yểu điệu vừa gọn gàng, tuy có một vuông xoa che kín mặt, song Tiểu Linh Ngư nhận ra ngay chính là Tiểu Tiên Nữ.
Vì biết nàng nóng nảy, lại không quen đóng kịch, cho nên bọn họ phải để nàng ẩn nấp trong quan tài, chỉ khi nào đến việc, nàng mới được phép xuất hiện, có như thế mới qua mặt được đối phương.
Giả như cho nàng nhập bọn ở bên ngoài, nàng không làm màu mè, bộ tịch được khéo léo, thì cơ mưu của họ phải bị phát hiện gấp.
Nàng có tánh nóng nảy, lại bị nhốt trong quan tài khá lâu, tự nhiên nàng phải bực, ra ngoài được rồi, nàng phải trút cái bực đó vào một nơi và nàng vung kiếm dẫm vào lưng người áo đen, mượn cái lưng của y làm nơi đổ trút cái bực.
Đồng thời nàng quát:
– Nói nhảm vô ích! Nạp mạng cho ta ngay!
Chừng như phía sau lưng của người áo đen còn có một con mắt thứ ba, y không quay đầu nhìn lại, vẫn biết có kẻ đâm kiếm tới.
Hoành tay lại, y quật ngược kiếm từ dưới lên trên, thanh kiếm của y hất thanh kiếm của Tiểu Tiên Nữ bật lộn trở về, suýt vuột khỏi tay nàng.
Dĩ nhiên, cổ tay của Tiểu Tiên Nữ bị chấn động mạnh, bàn tay hầu như tê dại, nàng giật mình nhận ra đối phương là một cường địch mà bình sanh nàng mới gặp lần đầu, một cường địch làm cho nàng phải ngán.
Nhưng, bản tính hiếu thắng, thay vì dè dặt, nàng lại tức uất, hé tlên:
– Cái chết đã đến kề cận ngươi, ngươi lại còn dám sinh tật, phản kháng ta à?
Nương cái đà chạm kiếm với Tiểu Tiên Nữ, người áo đen lấy thế đảo bộ, vọt nhanh về một góc tường, rồi cười lạnh mấy tiếng ung dung đáp:
– Cái chết đến kề cận ai, thì các ngươi hãy bình tịnh chờ xem, đừng ức đoán vội mà thành hồ đồ. Hãy nhìn ra bên ngoài kia một chút đi!
Cả bọn cùng đưa mắt nhìn ra, thấy bên ngoài lố nhố những bóng người, vận y phục đen, mỗi người đều thủ cung tên, tên lắp sẳn vào dây, dây kéo thẳng.
Bất cứ nơi nào có khoảng trống cho người bên trong nhìn ra, như cửa cái, cửa sổ cũng đều có người trấn giữ, có lẽ vòng vây đã bao quanh từ đường rất chặt chẽ, và nơi nào có người cầm cung tên, không người thì có cơ quan bắn tên ngắn, bố trí đều đều.
Không kể số người bị những mảng tường che khuất, nội cái bọn hiện lộ trong tầm mắt của các phụ nhân, cũng khá đông rồi.
Các phu nhân biến sắc mặt.
Bất cứ ai có võ công cao tuyệt đến đâu, cũng phải ngán những mũi tên bắn bất ngờ, bắn trong lúc họ đang bận giao đấu, từ bốn phương tám hướng bắn tới.
Trừ ra bỏ cuộc, thoát chạy khỏi cục trường, thì đừng ai mong tránh được một vài mũi tên chạm trúng mình, mà thời thường thì những mũi tên đó lại có tẫm độc.
Các phụ nhân thấy rõ nguy cơ biểu hiện rồi.
Người áo đen lạnh lùng tiếp:
– Các ngươi ức độ bao nhiêu cung ở bên ngoài? Có tất cả là một trăm bốn mươi chiếc Thiết Thai cung, nếu ta đếm từ một đến ba, mà các ngươi không buông vũ khí, xuôi tay cúi đầu chịu trôi, thì cái hậu quả sẽ đến với các ngươi như thế nào, các ngươi hãy cố mà nhận lãnh, không được oán hận ta đấy nhé.
Một trăm bốn mươi chiếc Thiết Thai cung, luân lưu nhau mà nhã tên! Dù cho các phu nhân có mười tám tay như Phật Chuẩn Đề, cũng chẳng làm sao ngăn chận kịp!
Giả như có một người nào đó, kiêu hãnh chạy thoát được ra ngoài, song một người thoát lọt mà số còn lại phải bị hạ Ở bên trong từ đường, thì cái người chạy thoát đó, sống sót nữa mà làm gì?
Họ tụ họp nhau lại một chỗ, họ bàn bàn luận luận, Tiểu Tiên Nữ và vợ nhỏ chừng như muốn liều xông ra, vợ lớn thì nắm chặt tay hai người ấy.
Trong khi các phụ nhân bàn luận, người áo đen thả đếm:
– Một!
Bà vợ lớn đột nhiên cao giọng hỏi:
– Giả như giao đủ bạc và người cho ngươi thì ngươi tính làm sao?
Người áo đen điềm nhiên:
– Giao người trước đi.
Bỗng có tiếng kêu la kinh hãi vang lên ở bên ngoài, kế tiếp có mấy gã áo đen ngã gục.
Thế trận đang được bố trí chặt chẽ, bỗng có kẻ ngã, tạo thành lỗ trống, thế trận phải lõng lẽo ngay, nguy hơn nữa, nguyên nhân ngã của những người kia rất bí mật, kẻ còn còn lại đâm hoảng, buông rời cảnh giác, lo cho thân chưa chắc gì được an toàn, còn lo chi đến trận thế?
Họ cùng nhao nhao lên, hàng ngũ bắt đầu rối, trận thế bắt đầu loạn.
Bà vợ lớn sáng mắt lên, thét gấp:
– Tam muội! Tam muội! Không động thủ thì còn đợi đến lúc nào nữa?
Một vệt sáng chớp lên, một thanh kiếm vút sang người áo đen liền.
oo Nơi chỗ nấp, Tiểu Linh Ngư nghe bà vợ lớn thốt với người áo đen như vậy, biết ngay là họ sẽ mở một cuộc đối thoại với một đầu đề khác, trên một phương diện khác.
Họ thương thuyết với lão áo đen, song phương nói tới nói lui với nhau một lúc, rất có thể cuối cùng họ phát giác ra tất cả đều lầm.
Để cho họ có thì giờ thương thuyết thì còn gì cái kế hoạch của chàng?
Không thể chậm trể, chàng chụp vội một viên đá quăng đi.
Hiện tại, công lực của chàng đáng kể lắm rồi, viên đá do chàng quăng đi vừa mạnh, vừa bất ngờ, gã đại hán thủ cung tên bên ngoài kia, làm sao chịu nỗi cái chạm?
Thủ pháp của chàng rất nhanh, không đầy nửa phút, chàng đã quăng đúng mười viên đá, mỗi viên chạm một tên, mười tên cùng rú thảm, ngã nhào, kẻ trúng đá không biết từ đây bay đến, người chưa trúng càng mơ hồ hơn nữa, chẳng một ai hiểu rõ nguyên nhân.
Đoản kiếm vút đến người áo đen, do bà vợ nhỏ phát xuất, thủ pháp của bà ấy nhanh không tưởng nổi, kiếm vừa lóe sáng, bà đã phát xuất trên mười chiêu.
Toàn là những chiêu độc, kỳ bí, không thường thấy ai sử dụng trên giang hồ.
Người áo đen vung kiếm nghinh đón, nhưng kiếm của y vẫn bị kiếm của bà vợ nhỏ phong trụ, y không còn vung múa tùy ý được nữa.
Đến lúc đó y mới giật mình, niềm kinh hãi hẳn phải lộ ra nơi mặt, vì y bao mặt nên chẳng ai trông rõ sắc diện ra sao.
Trên giang hồ, cao thủ về phía yếu không phải là ít, nhưng khí lực của họ có hạn, dù sao cũng chẳng bằng nam nhân.
Cho nên họ chuyên luyện môn khác như khinh công, phóng ám khí, cái xảo có thừa, chỉ kém phần công lực thôi.
Bù qua, sớt lại, họ vẫn lợi hại như thường, họ biết nhược điểm của ho do thiên phú, thì tự nhiên họ phải tìm một cái gì khác bổ túc vào.
Bởi khí lực kém, họ chuyên dùng kiếm, kiếp pháp của họ nhanh là cái chắc, có điều công lực không được thâm hậu thôi.
Nhưng trong võ thuật, chẳng phải kẻ có sức mạnh mới chiếm phần thắng xuất phát một thế công mãnh liệt, thế công không nhắm đúng chỗ nhược của đối phương, thì cầm như thừa, bởi dù có gây thương tích, những thương tích đó không hẳn là trí mạng.
Sao cho bằng lừa thế mà đánh vào những yếu điểm trong người, chạm nhẹ những nơi đó, là hạ đối phương ngay!
Đó cũng là một lý do khiến nữ nhân dùng kiếm, một vật kinh linh, dễ tiến, dễ thoái, dễ thọc vào những chỗ hiểm trong thân thể của con người.
Họ còn tập luyện phóng ám khí.
Nam nhân đấu với nam nhân, dùng ám khí là mất tư cách anh hùng, trái lại trên giang hồ, chẳng ai trách nữ nhân dùng ám khí, vì tất cả đều chấp nhận họ kém khuyết về thể chất.
Trong trường hợp này, tranh lấy cái sống chết từng giây, bà vợ nhỏ bắt buộc phải xuất phát những chiêu kiếm cực kỳ độc, đánh ra mà không cầu thủ, đánh với cái ý tưởng bại cả thương, liều chết để giết chết địch.
Bà vợ lớn hoành kiếm ngang ngực, đứng bên ngoài, lược trận, không vào tiếp trợ.
Theo quy cũ giang hồ, dùng số đông, đánh ít là hèn, song người ta cũng chấp nhận luôn cho nhiều nữ nhân cùng dành một nam nhân một lúc.
Nhưng phụ nhân đóng vai bà lớn lại không vào, cứ đứng ngoài mà nhìn phụ nhân đóng vai bà vợ nhỏ tấn công người áo đen.
Bọn phu nhân này có vẻ tự phụ quá chừng. Họ hành động như nam nhân, khí khái như nam nhân dù là nữ, họ chẳng hề tỏ cái yếu hèn của nữ nhân.
Người áo đen lấy làm lạ về điểm đó.
Ngoài ra, hai phu nhân đóng vai nữ tỳ cũng có thủ pháp tuyệt diệu, họ phóng ám khí rất chuẩn, bàn tay họ vung lên, phải có một vài gã đại hán áo đen ở bên ngoài rú thảm, ngã nhào. Bên ngoài, theo lời người áo đen đã nói, có một trăm bốn mươi chiếc Thiết thai cung, như vậy là phải có ít nhất một trăm bốn mươi đại hán, số đó khá nhiều, nhưng cái nhiều trong lúc này có hại hơn có lợi, bởi số người đông, càng kinh hoảng càng loạn hơn, càng vướng nhau, càng lúng túng.
Chúng chẳng ngớt kinh hoảng, bởi từ bên trong, ám khí cứ vút ra, phần Tiểu Tiên Nữ thì nàng đã vọt ra ngoài rồi.
Nàng xông xáo giữa bọn đại hán, có khác nào hổ cái đang đòi rượt đuổi một đàn cừu non?
Trong mấy phút, số đại hán trên trăm đó, chỉ còn thừa lại độ năm mươi tên còn đứng vững, và năm mươi tên đó đang tìm đường tháo chạy.
Tiểu Linh Ngư nhìn cảnh tượng đó muốn cười vang lên, cười bằng thích. Từ lâu, chàng từng bị Giang Biệt Hạc làm cho điên đảo mấy phen, sự bực tức chứa đụng quá nhiều, càng ngày càng dồn ứ, mãi đến đêm nay mới có dịp phát tiết.
Có dịp tuôn ra, chàng phải tuôn, chàng tức là không được tự do tuôn, chàng tức vì phải tuôn từ từ, tuôn như vậy thì làm sao mau hả?
Trong khi đó, bà vợ nhỏ đã đánh ra mấy chiêu rồi, chiêu sau mau hơn, độc hơn chiêu trước.
Mũi kiếm cứ loang loáng, trước những chỗ yếu nhược của người áo đen, mũi kiếm phần nhiều tập trung quanh yết hầu của người áo đen.
Những con mắt thường nhìn vào, không làm sao nhận định rõ rệt tình hình.
Người thường ai cũng cho rằng bà vợ nhỏ thắng thế.
Nhưng, người có kinh nghiệm nhìn vào cục diện, tất thấy rõ người áo đen đang bận lo nghĩ những gì khác hơn là ứng phó với đối phương.
Cho nên y chỉ cử kiếm cầm chừng, cốt phòng vệ hơn là trang thắng.
Qua một lúc, chừng như y đã thức ngộ điều gì, bật cười sang sảng, và đến bây giờ y mới khởi thế phản công.
Trước đó bà vợ nhỏ tưởng đâu mình lấn được đối phương nên càng đánh càng hăng, không ngờ bất thình lình người áo đen quật khởi thế phản côn mãnh liệt, đườn gkiếm của y biến hóa lạ lùng, chẳng khác nào y được thay thế bằng một người khác, tài nghệ cao hơn y.
Tự nhiên, từ kinh ngạc bà vợ nhỏ trở nên lúng túng.
Dựa vào kiếm pháp, bà chiếm ưu thế, bây giờ kiếm pháp của bà không còn làm cho đối phương sợ nữa, chính bà phải sợ trở lại, vì công lực của bà đâu có so sánh nổi với đối phương.
Đối phương có nhiều ưu thế hơn, ngoài công lực của một nam nhân, y còn có thanh kiếm dài, còn thanh kiếm của bà thì lại ngắn, ngắn phải đánh chẹt, phải nhập nội, mà nhập nội khi đối phương có công lực cao là một sự liều.
Không nhập nội được thì bà phải xoay xoay ở bên ngoài, và xoay xoay ở bên ngoài là tự đưa mình vào tầm hoạt động của trường kiếm, cái nguy vẫn hoàn nguy, tăng chứ không giảm.
Hiện tại, bà phát hiện ra điều đó, cầm như muộn mất rồi.
Chỉ tại bà đánh giá đối phương quá thấp, thành ra có hối cũng chẳng ích lợi gì.
Tiến không hy vọng, lùi thì mất mặt, bà vợ nhỏ phải liều, thay vì đáng rộng, bà lại đánh chẹt, sáp gần hơn.
Bà vợ lớn kêu gấp:
– Đừng! Đừng đấu lực với hắn!
Bà không muốn tưa. vào số đông, dành cái thắng, nhưng trong tình thế này, không thể đứng ngoài vòng được nữa, bắt buộc phải vung trường kiếm tham chiến ngay.
Một tiếng soảng vang lên, lửa bắn ra bốn phía.
Một tiếng soảng do ba thanh kiếm chạm nhau, hẳn phải lớn, sức chạm phải mạnh, mạnh vì một bên có hai công lực phối hợp, còn bên kia phải vận dụng công lực chống lại.
Thế mà bên một chẳng việc gì, trái lại bên hai lại nghe chấn động nửa thân mình, tay cầm kiếm tê dại, cơ hồ buông luôn vũ khí.
Tiểu Linh Ngư thầm kêu khổ:
– Cái bọn liễu đầu này sao mà ngu ngốc đến thế? Đã có tuyệt kỷ gia truyền lại không mang ra sử dụng, chả hạn cầm nả thủ pháp của chúng là môn độc đáo, chúng bỏ đi cứ sính tài đấu lực thì đấu cái gì? Chúng làm sao thắng nổi con cáo già mà hòng sính lực?
Qua cái chạm đó, bà vợ lớn và bà vợ nhỏ bị chấn dội về phía hậu gần hai trượng, sát chân tường.
Lâm nguy, họ vẫn không rối loạn, bản năng tự vệ vẫn linh động như thường, cả hai thủ sẳn một số ám khí trong tay, phóng người áo đen đang nương thế thắng tiến theo.
Họ Mộ Dung nổi trên giang hồ về hai môn khinh công và ám khí, giả như người áo đen cầu thắng gấp, tham công mà lướt tới, thì cầm như đút đầu vào trong.. Với khoảng cách hai trượng, y không làm sao vượt qua kịp lúc để đến cạnh hai phu nhân bởi nếu y vừa nhích động thân hình, là hai phu nhân cũng nhích động luôn, bằng vào thuật khinh công siêu thượng, hai bà tránh đi nơi khác dễ dàng trước khi người áo đen đến nơi.
Không kể số ám khí trong tay hai bà, số ám khí đó sẽ bay ra bất ngờ.
Người áo đen biết vậy, nên không mạo hiểm tham công, cầu thắng gấp. Y đứng nguyên tại chỗ, giương tròn mắt nhìn hai phụ nhân, bật cười lớn.
– Đêm nay, bất cứ cái gì, ta cũng không muốn, người cũng không muốn mà bạc cũng không! Ta đi đây!
Thốt song, y dợm chân lùi lại.
Y bỏ cuộc? Điều đó là cho Tiểu Linh Ngư hết sức kỳ quái, mà hai phụ nhân cũng kỳ quái như chàng.
Chàng kỳ quái bởi không nghĩ là người áo đen bỏ qua một việc quan trọng rất dễ dàng như vậy.
Hai phụ nhân kỳ quái, vì người áo đen đang thắng thế rõ rệt, sao lại không lợi dụng cơ hội tốt?
Người vợ lớn trố mắt hỏi:
– Vừa rồi, ngươi dám liều chết sống để bức bách bọn ta, sao bỗng nhiên lại bỏ mà đi?
Người áo đen cười ha hả:
– Vừa rồi, chẳng biết các ngươi là ai, nếu ta bỏ đi thì ngày sau làm sao tìm được các ngươi? Cho nên ta phải lưu lại.
Bà vợ lớn lại hỏi:
– Còn bây giờ?
Người áo đen cười lạnh:
– Những cô nương trong họ Mộ Dung là những người có tên tuổi, có nhà, có cửa, có sự nghiệp huy hoàng, dù hôm nay ta không thu hồi được gì, thì một ngày nào đó ta sẽ trở lại, tìm đến tận nhà, giải quyết sự tình.
Bà vợ nhỏ biến sắc mặt:
– Ngươi đã biết lai lịch bọn ta?
Người áo đen thay đổi thái độ:
– Kiếm pháp của Mộ Dung nhị cô nương hiểm độc nhất trên đời này, phàm ai có tham gia sinh hoạt trong giới giang hồ cũng đều biết cả. Tự nhiên tại hạ phải biết chứ!
Bà vợ nhỏ đột nhiên giật mớ tóc, gở luôn chiếc nạ.
Một gương mặt mới hiện ra, với làn da trắng, đôi mắt phượng, mày liễu môi hồng.
Nhìn kỷ một chút, giữa đôi mày, thấy ẩn ước có sát khí.
Nàng cười lạnh, thốt:
– Ngươi nhận ra ta, nhưng ta chưa nhận ra ngươi. Ngày sau ta làm sao tìm ngươi được? Ngươi thử nghĩ như vậy thì chúng ta có thể để cho ngươi đi được chăng?
Một người cao giọng tiếp:
– Không! Không thể để cho y đi được!
Chính Tiểu Tiên Nữ thốt lên câu đó, đồng thời nàng đứng chắn tại khung cửa, đoạn hậu người áo đen.
Người áo đen gật đầu cuồng dại:
– Nếu tại hạ không có biện pháp thoát ly nơi này, thì chẳng bao giờ tại hạ dám nói cái ý của cho các vị hiểu.
Mộ Dung Song hét:
– Bọn ta muốn xem ngươi sẽ dùng biện pháp gì, thoát khỏi nơi này!
Cái vị Mộ Dung nhị cô nương đó, tánh khí nóng nảy, tuy vừa qua không thủ thắng nỗi, hơn thế lại suýt lâm nguy nhưng vẫn không hề khiếp sợ, vừa thốt xong lại vung kiếm lướt tới liền.
Một tiếng soảng vang lên.
Nàng đóng vai người vợ lớn nhanh tay cử kiếm chận Mộ Dung Song lại.
Mộ Dung Song nổi giận:
– Tam muội định buông tha hắn à? Chẳng lẽ không muốn thu hồi Cửu muội?
Mộ Dung tam cô nương trong cái lớp người vợ lớn điềm nhiên đáp:
– Hắn không thể nào thoát đi được, thì chúng ta vội chi động thủ?
Nàng có cái tên là San San, tâm cơ linh xảo, nàng là một tài nữ trong chín chị em Mộ Dung.
Mộ Dung Song dù là chị, dù nóng tính, nhưng vẫn nhượng bộ Mộ Dung San San mấy phần.
Nhượng, song vẫn tức, Mộ Dung Song dậm chân, hằn hộc:
– Tam muội chờ gì nữa?
Mộ Dung San San giải thích:
– Tôi nhận thấy trong sự tình này có nhiều uẩn khúc…
Mộ Dung Song hừ một tiếng:
– Uẩn khúc như thế nào?
Mộ Dung San San tiếp:
– Người này hẹn chúng ta đến đây, đáng lý phải biết ngay chúng ta là ai lúc ban đầu, nhưng mãi đến bây giờ hắn mới nhận ra. Nhị thơ nghĩ có kỳ quái hay không?
Mộ Dung Song giật mình, lại dậm chân:
– Kỳ quái thế nào được? Ai biết đâu hắn chẳng giả vờ?
Tiểu Tiên Nữ phụ họa:
– Phải đó! Trước hết, chế trụ hắn lại rồi muốn nói gì sẽ nói!
Người áo đen lắng tai nghe bọn Mộ Dung đối thoại, lúc đó cất cao giọng chen vào:
– Tam vị khoan động thủ, tại hạ chỉ sợ tất cả chúng ta cùng bị một kẻ nào đó lừa mà thành ra có sự xung chạm!
Bỗng một loạt tiếng lổn cổn vang lên, một chiếc lư hương từ trên rơi xuống, chạm nhiều vật theo đà rơi, chiếc lư hương mang theo một tấm bố trắng.
Trên tấm bố có mấy chữ:
– Giang Biệt Hạc! Ngươi đã gây thành nhiều tội ác, hiện tại dù ngươi có muốn chạy tội, vị tất ngươi mãn nguyện?
Đang đêm, từ đường chìm trong bóng tối, tấm bố màn trắng nổi bật trước mắt mọi người, bố trắng có chữ đen, chữ to bằng cái bát, ai ai cũng đọc được rõ ràng.
Bao nhiêu người hiện diện cùng kinh hãi.
Mộ Dung Song kêu lên thất thanh:
– Ngươi là Giang Biệt Hạc?
Người áo đen cũng kinh hãi như các nàng, đôi mắt bắn tia nhìn qua hai lỗ hổng, nơi vuông khăn bao mặt, trong tia nhìn vẻ kinh hoàng hiện rõ.
Y nghe chị em họ Mộ Dung đối thoại với nhau, biết ngay là song phương cùng bị lừa cả.
Y tự hỏi, người nào đó đã thực hiện âm mưu cay độc này.
Người ta thường tình mắc mưu, tất phải tức, phải hận, song y thì khác, trúng kế rồi, y không tức, không hận, trái lại còn sợ hãi.
Y nghĩ, con người có khả năng lừa nổi y, hẳn chẳng phải là một tay vừa.
Đành rằng, hôm nay y có cách thoát thân, y chẳng ngán sợ gì với cảnh hiện tại, nhưng y nghĩ về tương lai, có một kẻ cao cường như thế, theo sát bên cạnh y, thực hiện nhiều mưu độc khác, liệu y còn ăn ngủ an lành chăng?
Phàm ai muốn lừa người, lần thứ nhất không thành công, hẳn phải làm tiếp nối, làm mãi mãi, đến khi nào đắc ý thì thôi. Và khi đó thì người áo đen còn gì?
Cho nên y sợ, sợ về tương lai, chứ hiện cảnh đối với y chẳng đáng kể gì.
Y là con người lắm tâm cơ, ai khác chỉ nghĩ ra một việc, còn y thì nghĩ đến năm mười việc, cũng như một thám tử trước khi truy tầm thủ phạm một vụ án, đặt ra nhiều giả thuyết, rồi lần lượt giải trừ những giả thuyết bất hợp lý.
Nghĩ ra được nhiều việc, là có lợi cho y, cảnh giác của y do đó được chuẩn bị chu đáo, chặc chẽ hơn.
Nhưng, cũng có cái hại là y phải mơ màng suy tưởng lắm lúc quên mất thực tại.
Trong trường hợp này, quên thực tại là một điều tai hại không nhỏ.
Thành ra, nghĩ được nhiều việc, có lợi cho về sau, song lại có hại cho hiện tại.
Y thừ người, không đáp câu hỏi của Mộ Dung Song.
Mộ Dung Song cười lạnh:
– Đường đường là một đại hiệp đất Giang Nam, lại làm cái việc như thế này!
Thực nằm mộng, khách giang hồ cũng chẳng ai tưởng nổi!
Người áo đen chưa đáp:
Một loạt tiếng lổn cổn vang lên nữa. Một chiếc lư hương từ bên trên lăn xuống, chạm vào mấy vật theo đá rơi, chiếc lư hương cũng mang theo một tấm bố trắng cũng có chữ:
– Giang Biệt Hạc! Cái người mà ngươi đã giấu kín một nơi, đã được kẻ khác tìm ra rồi. Ngươi còn lời gì mà nói nữa chứ?
oo Tự nhiên hai tấm đó do Tiểu Linh Ngư buông xuống, chàng đã chuẩn bị sẵn, quấn bố quanh cột lư vào trính nhà, khi cần là giật dây, lư sẽ rơi.
Chàng nhận thấy họ bắt đầu nghi ngờ, nếu để song phương có đủ thì giờ giải thích, thì cái kế của chàng phải hỏng là chắc rồi.
Bắt buộc, chàng phải đốt gian đoạn, dùng hai mảnh bố này, gây hoang mang cho họ, cốt kéo dài thời gian, cho bọn Tần Kiếm đến kịp lúc.
Chàng tính toán, có lẽ hiện giờ, bọn Tần Kiếm đã đến Đoàn gia trang tìm Mộ Dung Cửu rồi. Họ sẽ mang Mộ Dung Cửu đến đây. Lúc đó, Giang Biệt Hạc dù có trăm miệng, cũng không phân biện được.
Thế là chàng hoàn toàn thành công!

Chọn tập
Bình luận