Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Hiệp Khách Hành

Hồi 42 – Mụ Khất Cái Trong Tòa Nhà Đổ Nát

Tác giả: Kim Dung
Chọn tập

Ngô Khảm thở dài đáp:
– Tam sư ca hưởng diễm phúc nhiều quá rồi, nên chết sớm đi thôi.
Thích Phương biến sắc, nghiến răng không nói gì.
Ngô Khảm lại nói tiếp:
– Năm trước sư tẩu ở Kinh Châu tới đây, cả tám anh em có ai trông thấy sư tẩu mà khỏi điên đảo thần hồn? Bọn tiểu đệ không để tên tiểu tử ngu ngốc Địch Vân suốt ngày lẩn quẩn bên mình sư tẩu, nên cùng nhau tính kế hãy đánh bể đẩu hắn trước…
Thích Phương ngắt lời:
– Té ra các vị chỉ vì ta mà đánh đập Địch sư ca?
Ngô Khảm cười đáp:
– Anh em ngoài miệng nói ra dĩ nhiên vì ly do khác, tỷ như ai mượn gã ra mặt đấu với tên đại đạo Lữ Thông để làm mất thể diện của bọn đệ tử ở Vạn gia, nhưng thực ra thì trong thâm tâm người nào cũng chỉ vì sư tẩu mà thôi. Sư tẩu ngồi vá áo cho gã vai kể gối tựa rất thân thiết càng khiến cho anh em ngứa mắt, trong lòng vừa phẫn nộ vừa ăn phải dấm chua đến rụng cả răng.
Thích Phương nghe nói ngấm ngầm kinh hãi tự hỏi:
– Chẳng lẽ chúng vì ta mà gây nên tai họa cho Địch sư ca, tam ca! Tam ca!
Sao từ bấy đến nay tam ca không nói cho ta biết!
Tuy trong lòng xúc động, ngoài mặt nàng vẫn giữ vẻ tự nhiên, nàng lại tươi cười nói:
– Ngô sư đệ! Sư đệ khéo nói giỡn, khi đó ta là cô gái quê mùa, đã ngu nga ngu ngớ, ăn mặc lại đáng tức cười, có gì đáng coi đâu?
Ngô Khảm cãi:
– Không phải! Không phải! Chân mỹ nhân cần gì phải tô son điểm phấn?
Nếu sư tẩu không làm cho mọi người mê mẫn tâm thần thì cái đó…
Gã nói tới đây đột nhiên dừng lại.
Thích Phương hỏi:
– Làm sao?
Ngô Khảm đáp:
– Bọn tiểu đệ lưu sư tẩu ở lại Vạn gia, Ngô mỗ là người tốn nhiều khí lực hơn ai hết, thế mà lúc bình thời sư tẩu ngó thấy tiểu đệ không một nụ cười, như vậy há chẳng khiến cho người ta ôm mối bất bình?
Thích Phương hắng đặng một tiếng rồi hỏi:
– Ta ở lại Vạn gia kết duyên với Vạn sư ca đó là tâm nguyện của ta, việc gì đến Ngô sư đệ phải xuất lực? Khi ấy sư đệ cũng chẳng khuyên ta nửa lời, Ngô sư đệ nói nhăng rồi.
Ngô Khảm đáp:
– Tiểu đê….. hao tốn hơi sức thế nào, sư tẩu không biết thì thôi.
Thích Phương trong lòng kinh hãi giục:
– Ngô sư đệ! Sư đệ nói cho ta nghe đi! Sư đệ mất công thế nào? Ta sẽ không quên tấm lòng tử tế của sư đệ.
Ngô Khảm lắc đầu đáp:
– Việc đã qua rồi còn nhắc lại làm gì? Sư tẩu có biết cũng vô ích, cúng ta chỉ nên nói chuyện mới thôi.
Thích Phương nói:
– Được rồi! Ngô sư đệ chẳng nói thì thôi, sư đệ đưa thuốc giải đây, kẻo có người ngó thấy hai chúng ta là không ổn đâu.
Ngô Khảm cười đáp:
– Ban ngày hoặc giả có người ngó thấy, nhưng ban đêm chỗ này vắng lắm.
Thích Phương lùi lại một bước, mặt lạnh như băng lơn tiếng:
– Sư đệ bảo sao?
Ngô Khảm cười đáp:
– Sư tẩu muốn chữa lành vết thương cho Vạn sư ca cũng chẳng khó gì, canh ba đêm nay tiểu đệ chờ sư tẩu trong phòng củi bên kia, nếu sư tẩu chiều theo ý tiểu đệ, thì tiểu đệ đưa thuốc giải cho đủ trị một lần.
Thích Phương nghiến răng thóa mạ:
– Quân chó má kia! Ngươi dám nói thế thì quả là lớn mật!
Ngô Khảm đáp:
– Tiểu đệ đã gác tính mạng ra một bên rồi, cái đó kêu bằng hy sinh thân mình để lôi hoàng đế xuống ngựa, thằng lõi Vạn Khuê có chỗ nào hơn được Ngô mỗ? Bất quá hắn là con ruột của gia sư, hắn được cái may mắn trong việc đầu thai mà thôi. Mấy anh em gom góp hơi sức để cho mình thằng lõi thối tha hưởng diễm phúc.
Thích Phương nghe gã mấy lần nhắc tới chuyện gom góp hơi sức, càng sinh lòng ngờ vực, nhưng nàng không thể nghe những câu sờm sỡ chớt nhã, liền nói:
– Ta chờ công công trở về sẽ bẩm rõ thực tình để coi lão nhân gia có lột xác ngươi ra không?
Ngô Khảm nói:
– Tiểu đệ cứ ở đây không đi đâu, nếu sư phụ hô hoán, tiểu đệ hãy đổ thuốc giải xuống ao để nuôi cá vàng, tiểu đệ đã hỏi vị lang trung đó thì y nói chỉ còn một bình thuốc giải này mà thôi, nếu muốn phối chế nữa thì phải mất hàng năm hay ít ra sáu tháng mới thành.
Gã vừa nói vừa lấy bình thuốc giải trong bọc ra rồi mở nút sẵn, gã đưa tay gần tới mặt ao, chỉ hơi nghiêng bình một chút là thuốc giải đổ xuống nước, và cái mạng Vạn Khuê coi như không còn nữa.
Thích Phương vội nói:
– Này này! Hãy thu thuốc giải lại để chúng ta thủng thẳng thương lượng cũng không muộn.
Ngô Khảm cười hỏi:
– Còn thương lượng gì nữa? Sư tẩu muốn cứu mạng cho trượng phu thì hãy nghe lời tiểu đệ.
Thích Phương đáp:
– Giả tỷ ngươi quả đã hữu tâm với ta từ trước mà hao tổn hơi sức thì… nếu không ta chẳng tin ngươi.
Ngô Khảm đậy nắp bình thuốc lịa vui mừng hỏi:
– Sư tẩu! Tiểu đệ nói thực thì đêm nay sư tẩu thuận tình tương hội với tiểu đệ phải không?
Thích Phương đáp:
– Cái đó ta còn phải coi xem ngươi nói thật hay nói dối, ngươi mà lừa gạt ta thì đừng hòng.
Ngô Khảm nói:
– Nhất định cả trăm phần trăm, chẳng có chút gì giải dối, đó là Thẩm sư đệ đã nghĩ kế hoạch, Chư sư ca cùng Bốc sư ca giải làm Thái hoa tặc, dẫn dụ thằng lõi Địch Vân vào phòng Đào Hồng để cứu mụ, vàng bạc châu báu để dưới gầm giường gã tiểu tử ngốc dại cũng do tay Ngô Khảm này đặt vào đó. Sư tẩu! Nếu bọn tiểu đệ mà không nghĩ ra diệu kế thì làm sao lưu sư tẩu ở lại Vạn gia được?
Thích Phương tưởng chừng muốn ngất xỉu, mặt nàng tối sầm lại, những câu nói của Ngô Khảm khác nào đao nhọn đâm vào trái tim nàng, bất giác nàng khẽ la:
– Trời ơi! Tiểu muội… đã trách lầm sư cạ.. Oan uổng sư ca rồi.
Người nàng lảo đảo muốn té phải vịn vào lan can.
Ngô Khảm vô cùng đắc ý nói tiếp:
– Cái đó không phải là giả đâu, sư tẩu chớ hở môi với ai, anh em tiểu đệ đã thề nguyện bất luận trường hợp nào cũng không tiết lộ những điều bí mật này.
Thích Phương rú lên một tiếng rồi vọt đi, nàng đẩy cổng sau vườn hoa chạy ra ngoài.
Ngô Khảm la gọi:
– Này này! Sư tẩu đi đâu thế? Đừng quên canh ba đêm naỵ..
Thích Phương ruột rối như mớ bòng bong, nàng ra cổng sau rồi chạy loạn về phìa không người, xuyên qua mấy khu vườn rau, bỗng ngó thấy căn nhà từ đường nhỏ bé đổ nát ở góc tây bắc, cửa nhà này chỉ khép hờ, nàng đẩy cửa chạy vào trong.
Nàng muốn kiếm một nơi hiu quạnh để trấn tĩnh tâm thần, nàng tự hỏi:
– Địch Vân bị người hãm hại là chuyện chân hay giả? Cuốn đường thi kia từ đâu đưa tới? Ngô Khảm lấy bình thuốc giải để uy hiếp ta, ta biết đối phó bằng cách nào? Còn tam ca, tư cách y làm sao?
Thích Phương đứng tựa gốc cây ngô đồng trong sân nhà từ đường, bao nhiêu luồng tư tưởng nổi lên dồn dập như sóng cồn ở trong đầu óc.
Hồi lâu, lâu lắm, nàng vẫn không tìm ra được quyết định.
Đột nhiên nàng nghe tiếng bước chân lạo xạo từ nội đường đi rạ..
Đó là một mụ khất cái đứng tuổi, lưng còng, đầu bà tóc rối, y phục rách mướp và dơ dáy.
Mụ khất cái thấy có người dường như giật mình kinh hãi, lập tức xoay mình trở vào.
Khi mụ vào gần tới nội đường còn quay đầu lại ngó một lần.
Lần này mụ nhìn rõ diện mạo Thích Phương, bất giác bật tiếng la hoảng:
– Úi chao!
Rồi lùi lại một bước.
Đột nhiên mụ co hai đầu gối quì xuống năn nỉ:
– Thiếu nhưng nhưng!…. Thiếu nhưng nhưng… đừng nói tiểu phụ Ở đây…
Thích Phương rất lấy làm kỳ hỏi:
– Mụ là ai? Đến đây làm gì?
Mụ khất cái ấp úng đáp:
– Không… không làm gì cả! Tiểu phu….. tiểu phụ chỉ là một tên khiếu hóa tử.
Mụ nói rồi đứng dậy rảo bước tiến vào nội đường.
Thích Phương động tâm, lẩm bẩm:
– Người này tất có chuyện gì ngoắt ngoéo.
Nhưng rồi nàng tự nhủ:
– Chính ta cũng lắm điều phiền não, thì còn hỏi đến chuyện người ngoài làm gì?
Nàng nghĩ tiếp:
– Thằng cha Ngô Khảm đã bảo bọn chúng âm mưu hãm hại sư ca, cái đó nhất định không phải là chuyện giải dối, cuốn sách đó… cuốn sách đó…
Nàng đưa tay lên vịn vào cành ngô đồng, cành cây rung rinh, lá cây xào xạc rụng xuống.
Lịa nghe tiếng bước chân rất cấp bách, mụ khất cái do cửa sau lật đật trốn đi.
Thích Phương tự hỏi:
– Không hiểu mụ này tại sao thấy ta lại sợ hãi đến thế?… Trời ơi!…. ta nhớ ra rồi… mu….. mụ chính là Đào Hồng.
Thích Phương sực nghĩ tới Đào Hồng liền ba chân bốn cẳng chạy vọt ra khỏi nhà từ đường, nàng dẫm bừa lên những đống gạch ngói vụn để vọt lại cổng sau.
Thích Phương thò tay ra sau lưng rút lưỡi đao trủy thủ cầm tay quát:
– Đào Hồng! Mụ nấp nánh ở đây làm gì?
Mụ khất cái đó chính là Đào Hồng, nghe Thích Phương kêu rõ tên mình, mụ đã hoang mang, khi mụ ngó thấy tay nàng cầm đao trủy thủ sáng loáng càng thêm bở vía, hai đầu gối run lên bần bật, mụ lại muốn quì xuống van lơn:
– Thiếu nhưng nhưng! Thiếu nhưng nhưng… hãy nhiêu dung cho tiểu phụ.
Thích Phương động tính hiếu kỳ, từ ngày nàng đến ở Vạn gia mời gặp Đào Hồng mấy lần, rồi sau không thấy mặt mụ đâu nữa, mỗi lần nàng nghĩ tới Địch Vân muốn tư bôn với người đàn bà này lại lòng đau như cắt. Vì thế mụ rời khỏi Vạn gia rồi nàng cũng không hỏi nữa, ngờ đâu mụ lại ẩn thân nơi đây.
Ngôi từ đường này cách Vạn gia không xa mấy, nhưng Thích Phương từ ngay thành Thiếu nhưng nhưng, làm việc gì cũng thận trọng, khác hẳn hồi nàng còn là một khuê nữ trong căn nhà cũ ở Tương Tây, chẳng bao giờ nàng ra ngoài đi bừa bãi, tuy có mấy lần nàng đã ngó thấy cửa căn từ đường đổ nát này, nhưng chưa từng bước vào lần nào.
Hiện giờ Đào Hồng mặt mũi dơ dáy tóc xõa xượi, dung nhan tiều tụy, mới mấy năm không gặp mà tưởng chừng mụ già đi đến hai chục tuổi, Thích Phương không nhận ra mụ nữa.
Chì vì Đào Hồng thấy nàng khiếp sợ nên nàng sinh dạ hoài nghi, cố nghĩ mãi mới nhớ ra mụ, giả tỷ mụ cứ thản nhiên như chẳng có chuyện gì mà rút lui thì Thích Phương đang lúc tâm sư rối bời, cũng chẳng lưu tâm đến mụ làm gì.
Thích Phương giơ lưỡi đao trủy thủ lên uy hiếp, xẵng giọng hỏi:
– Mụ ẩn ơ đây làm gì? Mau nói cho ta hay!
Đào Hồng lắp bắp đáp:
– Tiểu phu….. chẳng làm gì hết, thiếu nhưng nhưng! Lão gia đuổi tiểu phụ đi, lão nói:
Nếu còn gặp tiểu phụ Ở Kinh Châu là giết chết. Nhưng… nhưng… tiểu phụ chẳng có nơi nào dung thân được, đành ẩn náu ở đây đi xin ăn, Thiếu nhưng nhưng! Ngoài thành Kinh Châu, tiểu phụ chẳng biết một nơi nào thì con đi đâu được? Xin thiếu nhưng nhưng làm phước… đừng cho lão gia hay.
Thích Phương nghe mụ nói tình trạng thật đáng thương, nàng thu đao trủy thủ về hỏi:
– Tại sao lão gia lại đuổi mụ đi mà ta không biết?
Đào Hồng sa lệ đáp:
– Tiểu phụ cũng không biết vì lẽ gì đột nhiên lão gia đem lòng ghét bỏ, cái vụ họ Địch… gì đó không phải lỗi ở tiểu phụ, chao ôi! Tiểu phu….. tiểu phụ không nên nhắc tới chuyện này nữa.
Thích Phương hăm dọa:
– Được rồi! Mụ không chịu nói thì theo ta về gặp lão gia.
Nàng vươn tay trái ra nắm lấy vạt áo Đào Hồng.
Bản tính Thích Phương rất ưa sạch, vạt áo Đào Hồng đầy dầu mở nhơ nhớp, tay nàng sờ vào thấy nhẩy nhụa rất khó chịu, nhưng nàng nóng lòng điều tra cho biết rõ chân tướng vụ Địch Vân bị Oan uổng, nên dù là vật dơ dáy đến đâu, nàng cũng không quản ngại.
Đào Hồng sợ quá run bần bật vội đáp:
– Để tiện phụ nói! Để tiện phụ nói, thiếu nhưng nhưng! Thiếu nhưng nhưng muốn tiểu phụ nói gì bây giờ?
Thích Phương hỏi:
– Về vụ họ Địch… gì đó, đầu đuôi ra sao? sao mụ lại định theo gã trốn đi?
Đào Hồng trong lòng hoảng sợ, dương cặp mắt thao láo, không thốt nên lời.
Thích Phương nhìn mụ chằm chặp, lòng nàng cũng cảm thấy hồi hộp, có khi còn hồi hộp hơn Đào Hồng gấp mười lần.
Sỡ dĩ Thích Phương kinh hãi là nàng sợ phải nghe ở miệng Đào Hồng nói ra câu:
Khi đó Địch Vân quả có ước hẹn cùng mụ đem nhau đi trốn, đó là một điều sĩ nhục cho nàng.
Trong lúc nhất thời, Đào Hồng không nói nên lời, sắc mặt mụ lợt lạt, trái tim Thích Phương tựa hồ ngừng đập.
Nhưng sau Đào Hồng cũng nói:
– Cái đó… cái đó không trách tiểu phụ được, thiếu gia bức bách tiểu phụ phải làm như vậy, y dặn tiểu phụ phải ôm ghì lấy gã họ Địch, vu oan cho gã toan bài cưỡng gian và bắt tiểu phụ chạy trốn theo gã. Tiểu phụ đã nói lại với lão gia, nhưng lão gia không tin, lão gia chỉ căn dặn không được tiết lộ vụ đó ra ngoài rồi cho tiểu phụ quần áo và tiền bạc. Đồng thời… lão gia đuổi tiểu phụ ra khỏi nhà.
Thích Phương vừa cảm kích vừa thương tâm lại vừa đau xót, trong lòng không ngớt la thầm:
– Sư ca ơi! Tiểu muội nghi oan cho sư ca rồi, đáng lý tiểu muội phải biết sư ca một dạ chân thành với tiểu muội, thật là khổ cho chàng! Thật đau đớn cho chàng!
Bây giờ nàng không oán ghét Đào Hồng mà lại còn cảm ơn mụ, vì mụ đã giải khai cái nút buộc chết trong lòng nàng bấy lâu nay.
Trong nổi thê lương đau khổ, Thích Phương lại cảm thấy mối tình êm dịu ngon ngọt, tuy nàng đã lấy Vạn Khuê, nhưng trong thâm tâm nàng thủy chung không quên được Địch sư ca, dù chàng lúc lâm nguy có thay đổi lòng dạ hay có hành động đê hèn. Nàng bất chấp chàng gây nên trăm ngàn điều không phải, muôn điều bạc bẽo, nhưng vẫn là chàng, chỉ có chàng mới là người khiến cho nàng phải thở dài hay sa lệ nhớ thương.
Đột nhiên bao nhiêu mối đau khổ oán hờn biến thành nỗi thương tâm, lòng hối hận, nàng lẩm bẩm:
– Nếu ta mà biết thế này thì dù có phải ngàn đao phân thây ta cũng liều mình xông vào ngục giải cứu chàng ra, chàng phải chịu bao nhiêu cực nhọc đau khổ, không hiểu… lòng chàng nghĩ sao?
Đào Hồng liếc mắt nhìn trộm Thích Phương, cất tiếng run run nói:
– Thiếu nhưng nhưng! Tạ Ơn thiếu nhưng nhưng, nhưng nhưng tha cho tiểu phụ, tiện phụ lập tức rời khỏi Kinh Châu, vĩnh viễn không trở lại nữa.
Thích Phương thở dài hỏi:
– Tại sao lão gia lại đuổi mụ đi? Phải chăng mụ sợ ta biết vụ này? Hỡi ơi!
Trời kia đất nọ bữa nay khiến ta gặp mụ Ở đây.
Nàng buông vạt áo mụ ra, toan lấy tiền để cho mụ, nhưng lúc nàng lật đật chạy đi lại chẳng đem theo tiền bạc gì hết.
Đào Hồng thấy Thích Phương buông tay ra rồi, vẫn sợ nàng đột nhiên thay đổi ý kiến, hấp tấp bỏ chạy, miệng mụ còn lảm nhảm:
– Lão gia ban đêm bị ma quỉ ám ảnh, dậy xây tường sao lại trách ta được?
Ta có… nhắm mắt nói quàng đâu?
Thích Phương rượt theo hỏi:
– Cái gì mà bị ma quỉ ám ảnh…? Chuyện xây tường làm sao?…
Đào Hồng biết mình lỡ lời, vội đáp:
– Không có gì! Không có gì! Dạ! Ban đêm lão gia thường gặp ma quỉ, nửa đêm trở dậy xây tường.
Thích Phương nghe mụ nói điên điên khùng khùng liền cho là mụ bị công công đuổi ra cửa, ngày đêm đau khổ quá chừng, đầu óc không còn sáng suốt. Nàng vẫn hoài nghi, tự hỏi:
Sao công công nửa đêm lại trở dậy xây tường? Trong nhà trước nay ta có thấy công công xây tường bao giờ đâu?
Đào Hồng sợ nàng không tin, liền nói tiếp:
– Lão gia cử động như người xây tường chứ không phải thật, lão giạ.. lão gia nửa đêm thích làm thợ nề. Tiểu phụ nói lão gia mấy câu, lão gia liền nổi nóng đánh tiểu phụ thừa sống thiếu chết rồi đuổi đị..
Mụ léo nhéo nói trăng nói cuội không ngớt đoạn gò lưng chạy đi.
Thích Phương nhìn bóng sau lưng Đào Hồng nghĩ bụng:
– Bất quá mụ chị hơn ta mười tuổi mà đã biến thành hình dạng thế này, không hiểu tại sao công công lại đuổi mụ đi? Còn chuyện thấy quỉ, xây tường, thì chắc là mụ điên rồi. Hỡi ơi! vì người đàn bà ngớ ngẩn này mà sư ca chịu khổ một đời.
Nàng nghĩ tới đấy bất giác giọt châu tầm tạ như mưa, sau nàng đánh bạo không cần nín nhịn nữa lớn tiếng khóc òa lên.
Thích Phương đứng tựa cây ngô đồng khóc rống lên một hồi, mối đau khổ trong lòng vơi đi một phần, nàng uể oải cất bước về nhà, nàng tránh lối vườn sau, do cửa ngách phía đông tiến vào rồi đi thẳng lên lầu.
Vạn Khuê nghe tiếng bước chân Thích Phương đang đi trên cầu thang đã nóng nẩy cất tiếng hỏi:
– Phương muội! Có tìm được thuốc giải không?
Thích Phương vào phòng thấy Vạn Khuê đã ngồi dậy, vẻ mặt hết nóng nẩy, cánh tay bị thương gác lên cạnh giường, máu đen ở mụ bàn tay tiếp tục từ từ rỉ ra, lâu lâu mới thành giọt nhỏ xuống chậu đồng đánh “tạch” một tiếng.
Con nhỏ nằm phục bên chân gia gia ngủ say rồi.
Thích Phương được nghe lời Ngô Khảm nói, lúc nàng ở nhà chạy đi trong lòng oán hận Vạn Khuê vô cùng vì gã đã thi hành thủ đoạn đê hèn để hãm hại Địch Vân, nhưng bây giờ nàng ngó thấy bộ mặt thanh tú của gã biến thành tiều tụy. Mấy năm cùng nhau ân ái khiến lòng nàng lại nhủn ra, nàng tự nhủ:
– Chung qui tam ca cũng vì yêu ta mà hãm hại Địch sư ca, thủ đoạn của y cố nhiên là thâm hiểm tàn độc, khiến sư ca phải chịu đựng bao nhiêu nổi đau khổ nhục nhằn, nhưng cái đó cũng hoàn toàn vì ta.
Vạn Khuê lại hỏi:
– Có mua được thuốc giải không?
Trong lúc nhất thời Thích Phương khó bề quyết định có nên thuật lại những lời vô sĩ của Ngô Khảm cho trượng phu biết hay không nàng buột miệng đáp:
– Tiểu muội đã kiếm thấy vị lang trung đó và đưa tiền xin y lập tức mua dược liệu chế thuốc.
Vạn Khuê thở phào một cái nhẹ nhõm, nói:
– Phương muội! Nếu ta còn sống sót thì cái mạng này là Phương muội đã cứu cho.
Thích Phương gượng cười, nàng ngửi thấy mùi máu trong chậu rất khó chịu, liền lấy cái chậu sứ xanh thay vào để hứng máu và đem cái chậu đồng ra ngoài.
Nàng đi được hai bước, mùi huyết độc xông lên làm nàng choáng váng cơ hồ ngất xỉu, nàng lẩm bẩm:
– Giống rết độc này thật là lợi hại!
Nàng rảo bước ra ngoài phòng đặt cái chậu xuống đất bên cạnh bàn, xoay mình lại thò tay vào bọc rút khăn ra bưng mũi rồi mới đem chạy đi đổ.
Tay thò vào bọc đụng phải cuốn đường thi, nàng lại sững sờ trống ngực đánh thình thình.
Thích Phương cầm cuốn sách cũ ngồi bên bàn lật từng trang ra coi.
Nàng nhớ rõ hôm ấy nàng kiểm điểm áo cũ, lật dưới đáy rương thấy cuốn sách này trong đống áo quần, gia gia nàng chẳng biết được bao nhiêu chữ mà không hiểu lão lượm cuốn sách này ở đâu về, nàng vừa cắt xong hai bông hoa thêu tiện tay gấp vào trong sách.
Chiều hôm ấy nàng và Địch sư ca cùng đến sơn động, màng theo cuốn sách đi, về sau cứ để luôn trong động, sao bây giờ nó lại ở đây? Phải chăng Địch sư ca đả bảo vị lang trung kia đưa tới đây?
Rồi nàng lại nghĩ:
– Vị lang trung này… chẳng lẽ năm ngón tay phải ỵ.. ỵ.. bị Ngô Khảm chặt đứt? Tại sao… Tại sao thủy chung không thò bàn tay mặt ra ngoài?
Nàng chợt nghĩ tới vụ này, liền ngưng thần nhớ lại lúc lang trung nâng đỡ con gái, lúc lấy bình thuốc, lúc mở nắp bình và lúc đổ thuốc rạ..
Nàng còn nghĩ tới lúc y đón lấy chung rượu của nàng đưa ra, đặt chung rượu kề môi uống cạn… bấy nhiêu cử động dường như đều bằng một bàn tay trái, có điều lúc đó nàng không lưu tâm nên không nhớ được rành mạch.
Thích Phương lại tự hỏi:
– Chẳng lẽ… chẳng lẽ vị lang trung kia chính là sư ca? Sao mặt mũi y chẳng giống sư ca chút nào?

Chọn tập
Bình luận
× sticky