Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Hiệp Khách Hành

Hồi 79 – Không Ngờ Mù Chữ Lại Thành Công

Tác giả: Kim Dung
Chọn tập

Thạch Phá Thiên ráng trấn tỉnh tâm thần những chữ trên vách đá thì lại thấy váng óc.
Chàng liền nhìn ra chỗ khác, tự hỏi:
– Chữ gì mà kỳ vậy? Hễ nhìn vào lại choáng váng đầu óc là nghĩa làm sao? Chàng động tính hiếu kỳ, không dằn lòng được, lại quay vào dương mắt lên để ý nhìn thì thấy bao nhiêu nét bút tựa hồ đều biến thành những con nòng nọc lại đứng yên không cử động.
Thạch Phá Thiên thưở nhỏ tấm thân cô độc ở chốn hoang sơn, cứ đến mùa xuân là chàng thường vào khe núi bắt rất nhiều nòng nọc, rồi lại lấy đá xếp thành vũng bỏ vào đồ nuôi để coi chúng rụng đuôi, mọc chân biến thành ếch, nhảy ra ngoài vũng kêu ồm ộp, inh ỏi cả một vùng sơn cước cho đỡ tịch mịch.
Lúc này chàng tưởng chừng như được gặp bạn trong hồi thơ ấu thì mừng rỡ vô cùng. Chàng chú ý nhìn kỹ thái độ của một con nòng nọc. Hồi lâu chàng thấy huyệt Chí Dương ở sau lưng nẩy lên thì bụng bảo dạ:
– Mình tưởng con nòng nọc này dường như đang vùng vẫy chơi lượn mà thực ra là nó có liên quan đến nội khí của mình.
Chàng lại coi đến con nòng nọc thứ hai thì huyệt Huyền Khu ở sau lưng lại nẩy lên. Nhưng bỗng nội khí từ huyệt Chí Dương đến huyệt Huyền Khu không thông nhau nữa.
Chàng liền đảo mắt coi sang con thứ ba mà lâu lắm luồng nội khí không thấy động tĩnh gì.
Ðột nhiên chàng thấy bên mình có giọng khàn khàn lên tiếng.
– Thạch bang chúa chăm chú đọc Thái Huyền Kinh. Té ra tôn gia là một nhà học vấn thâm uyên, tinh thông cả khoa Ðấu Văn ( lối chữ đối thượng cổ giống như con nòng nọc).
Thạch Phá Thiên ngoảnh đầu lại coi thì thấy cặp mắt sáng như diện của Mộc đảo chúa đang chăm chú nhìn mình. Chàng không khỏi nóng cả mặt mày, vội đáp:
– Tiểu nhân không biết một chữ nào cả, Vì vậy những con nòng nọc này hay hay, nên muốn coi chơi một lúc mà thôi.
Mộc đảo chúa gật đầu nói:
– Thế thì phải rồi! Thái Huyền Kinh này viết bằng lối cổ tự gọi là khoa Ðảuu Văn. Tại hạ đang lấy làm kỳ, Thạch bang chúa còn nhỏ tuổi, nếu hiểu biết lối chữ cổ quái này thì thật là một bậc kỳ tài.
Thạch Phá Thiên bẽn lẽn đáp:
– Nếu vậy tiểu nhân xin rút lui, không dám quấy nhiễu hai vị đảo chúa nữa.
Mộc đảo chúa nói:
– Tôn giáo bất tất phải đi đâu, cứ ở đây coi nữa cũng chẳng hề chi, không bận rộn gì đến chúng ta đâu.
Lão nói xong nhắm mắt lại. Thạch Phá Thiên cũng muốn bỏ đi nhưng lại e làm mích lòng Mộc đảo chúa. Chàng định coi một lúc nữa rồi hãy đi ra.
Ngờ đâu chàng vừa ngó lên đầu nòng nọc trên vách đá thì huyệt Trung Chú ở bụng dưới đã nẩy lên kịch kiệt làm cho toàn thân chấn động. Chàng lẩm bẩm:
– Những con nòng nọc này thật là cổ quái! Chưa biến thành ếch đã nhảy lên lao xao.
Bất giác tính tình trẻ nít lại rạo rực, chàng lần lượt ngắm nghía từng con nòng nọc một. Ðồng thời những huyệt đạo trong người chàng xúc động mãnh liệt, chàng cảm thấy rất thích thú.
Trên vách đá kể có đến hàng ngàn, hàng vạn con nòng nọc nhỏ, có lúc luồng nội khí trong hai đường huyệt đạo thông liền vào một thì toàn thân chàng cảm thấy rất khoan khoái. Chàng coi thích thú quá quên cả những câu Mộc đảo chúa vừa nói, liền đi tìm những con nòng nọc thích hợp khiến cho những luồng nội khí huyệt đạo mỗi nơi liên lạc với nhau, Nhưng ở trên vách đá không biết bao nhiêu là nòng nọc, mà muốn cho mấy trăm chỗ huyệt đạo thông suốt liền với nhau thành một luồng nội khí thì đâu phải chuyện dễ dàng?
Trong thạch thất không nhìn thấy ánh mặt trời, dĩ nhiên chẳng biết ngày đêm là gì, chỉ khi nào thấy bụng đói thì lấy cơm lấy bánh mà ăn.
Thạch Phá Thiên từ lúc vào phòng hai mươi bốn này đã ăn đến mười tám, mười chín bữa, nhưng đường huyệt đạo trong người thông suốt nhau đã được khá nhiều. Chàng tưởng chừng như những con nòng nọc nhỏ xíu kia cứ từng con nòng nọc một di chuyển dần vào các đường huyệt mạch trong người chàng, lại tựa hồ chúng đã biến thành những con ếch nhỏ đang nhảy nhót trong mình.
Thạch Phá Thiên vừa cảm thấy thích thú lại vừa cảm thấy kinh hãi. Chỉ những chỗ huyệt đạo nào đã thông liền nhau thì luồng nội khí mới yên tĩnh lại một chút. Nhưng huyệt đạo này vừa bình tĩnh lại, thì huyệt đạo khác lại xôn xao.
Chàng như người đang mơ ngủ hay người bị hồn ma ám ảnh, cứ ngưng thần nhìn vào văn tự trên vách đá. Chỉ khi nào mỏi mệt quá không chịu được nữa, chàng mới tựa lưng vào vách đá mà ngủ thiếp đi. Khi tỉnh dậy cặp mắt chàng bị hàng vạn con nòng nọ trên vách thu hút.
Chẳng hiểu đã coi văn tự trên vách đá mất bao nhiêu thời gian, Thạch Phá Thiên đột nhiên cảm thấy luồng nội khí trong người rạo rực, bành trướng, rồi xung phá bảy tám chỗ còn bị tắc nghẽn. Sau cùng nội khí trong người chàng chẳng khác một con sông lớn, nước chảy cuồn cuộn tử huyệt Ðan Ðiền lên đỉnh đầu lại từ đỉnh đầu xuống huyệt Ðan Ðiền, càng chảy càng mau.
Thạch Phá Thiên vừa kinh hãi vừa mừng thầm. Trong lúc hồi hộp, chàng không có chú ý, chẳng biết làm thế nào cho được. Chàng cảm thấy khắp mọi chỗ trong người, khí lực rần rần không nơi phát tiết. Tiện tay chàng sử chưởng pháp Sự liễu phát y khứ ( việc xong dũ áo ra đi).
Chưởng lực phóng ra rồi tinh lực lại càng đầy rẫy. Tay phải chàng cầm thanh kiếm vô hình sử kiếm pháp Thập Bộ sát nhất nhân. Tuy trong tay không có kiếm mà khí lạnh dàn dụa khắp gian phòng.
Thạch Phá Thiên chưa sử xong kiếm pháp thập bộ sát nhất nhân thì da thịt toàn thân chàng bành trướng, căng thẳng tưởng chừng như muốn nổ xé tung ra.
Chàng không tự chủ được nữa thì bỗng luong nội khí vận chuyền theo đường kinh mạch trên bức đồ phổ Û Triệu khách mạn hồ anh. Ðồng thời chàng khoa chân múa tay tựa người vui mừng quá đỗi, lại giống kẻ đau khổ điên khùng.
Thạch Phá Thiên liền vận khí theo bức đồ Triệu khách mạn hồ anh xong, tiếp tục chuyển sang đồ phổ Ngô câu sương tuyết minh Rồi chàng không cần nghĩ ngợi gì nữa mà những bức đồ phổ trên vách đá tự nhiên lần lượt xuất hiện ra trong đầu óc chàng từ bức Ngân yên chiếu bạch mi cho đến bức số hai mươi ba Thuỳ năng thư các hạ, chàng cứ thuộc lòng biểu diễn.
Lúc này bất luận là kiếm pháp hay chưởng pháp, nội công hay khinh công đều hoà hợp vào nhau thành một khối, không còn phân biệt được đâu là chưởng pháp, đâu là kiếm pháp.
Thạch Phá Thiên diễn công phu xuôi xuống cho tới bức đồ phổ thứ hai mươi ba Û Thuỳ năng thư các hạ vừa xong thì lập tức cảm thấy luồng nội khí vận ngược lên, cho nên đi vào đồ phỗ số hai mươi hai Bất tâm thế thượng anh ngược lên cho tới đô phổ số một Triệu khách mạn hồ anh…
Bất giác chàng hú lên một tiếng dài. Chỉ trong khoảng khắc, bao nhiêu những công phu học ngày trước, bất luận là Âm Chưởng của mẫu thân, hay Viêm Công của TạYên Khách truyền thụ hoặc lực mà chàng tự tập ở mười tám pho tượng La Hán, hoặc Cầm Nã thủ của Ðinh Ðang truyền thụ, hoặc kiếm pháp của bọn tử phái Tuyết Sơn rèn luyện cho nhau mà chàng trông thấy hoá Thượng Thanh kiếm pháp mà vợ chồng Thạch Thanh truyền thụ, hoặc quyền pháp, chưởng pháp của Ðinh Bất Tứ dạy cho, hoặc đao pháp học được ở Sử bà bà, hoặc đao kiếm hợp nhất tự chàng sáng chế ra, đều dần kéo đến đảo lộn trong đầu óc chàng tay chàng cũng múa lên tưng bừng.
Bây giờ không theo một thứ tự nào nữa. Bất chấp là công phu Tương chả đạm Chu hợi hay Thoát kiếm tất tiền hoành chàng muốn thi triển môn gì tuỳ ý, đã không cần nghĩ tới nội khí, cũng chẳng cần nhớ chiêu số. Hàng ngàn hàng vạn chiêu thức trên vách đá cứ tự nhiên trong lòng phát ra không ngớt.
Thạch Phá Thiên càng biểu diễn càng cảm thấy trong lòng vui sướng. Sau chàng không nhịn được nữa bật lên chàng cười ha hả, buột miệng la:
– Thật là tuyệt diệu! Ðột nhiên chàng nghe thấy hai người hoan hô!
– Quả nhiên tuyệt diệu!…
Thạch phá Thiên giật mình, dừng tay thu chiêu lại. Chàng thấy Long, Mộc hai vị đảo chúa đứng trong góc nhà, lộ vẻ vừa kinh hãi, vừa vui mừng đang chăm chú nhìn chàng. Chàng vội nói:
– Tiểu nhân phá quấy, xin hai vị miễn trách.
Chàng thấy hai đảo chúa trán toát mồ hôi đầm đìa, quần áo cũng ướt hết, chỗ góc nhà hai lão đứng đều có nước lênh láng.
Long đảo chúa nói:
– Thạch Bang Chúa được trời ban cho kỳ tài. Thiệt là đáng mừng. Xin nhận của lão phu một lạy này.
Lão nói xong phục xuống lạy. Mộc đảo chúa cũng sụp lạy theo.
Thạch phá Thiên cả kinh, vội quỳ mọp khấu đầu lia lịa. Trán chàng dâp xuống đất kêu binh binh.
Chàng hấp tấp nói:
– Hai vị làm như vậy… thì tiểu nhân tổn thọ mất.
Long đảo chúa nói:
– Thạch bang chúa!… Xin tôn giá… đứng dậy!
Thạch phá Thiên dứng dậy thì thấy Long đảo chúa cũng toan đứng thẳng người lên nhưng đột nhiên lão lảo đảo người đi hai cái phải ngồi phệt xuống đất.
Mộc đảo chúa hai tay chống đât cũng không đứng lên được.
Thạch phá Thiên cả kinh hỏi:
– Hai vị làm sao vây? Rồi chàng vội sang nâng Long đảo chúa ngồi dậy hẳn hoi, chàng lại nâng cả Mộc đảo chúa ngồi lên nữa.
Long đảo chúa lắc đầu. Vẻ mặt mỉm cười. Lão nhắm mắt vận khí.
Mộc đảo chúa chắp hai tay lại cũng tự mình hành công.
Thạch phá Thiên không dám quấy nhiễu, đứng lặng yên cho hai lão vận khí hành công.
Hồi lâu bỗng nghe Mộc dảo chúa thở pháo một cái rồi đứng phắt dậy. Lão qua bên này ôm lấy Long đảo chúa.
Long đảo chúa dương cặp mắt lên nhìn rồi hai lão ôm lấy nhau phá lên cười ha hả, ra chiều hoan hỉ vô cùng.
Thạch phá Thiên không hiểu hai lão vì lẽ gì mà lại nức lòng hởi dạ đến thế, nhưng không dám hỏi.
Thấy hai lão cười, chàng cũng ngây ngô cười theo.
Long đảo chúa vịn tay vào vách đá, từ từ đứng lên nói:
– Thạch bang chúa! Hai anh em lão phu mấy chục năm nay canh cánh bên lòng vì những mối nghi ngờ. Bữa nay được tôn giá phá giải, lão phu thật cảm kích không biết đến đâu mà kể.
Thạch phá Thiên nói:
– Tiểu nhân đâu có… phá giải được cái gì?
Long đảo chúa tủm tỉm cười đáp:
– Thạch bang chúa hà tất phải nhún nhường như vậy? Tôn giá đã nghiên cứu và hiểu thấu những đồ giải trên vách đá về khoa Hiệp Khách Hành này. Như vậy thì chẳng những tôn giá là người thứ nhất trong võ lâm mà ngoài bậc cao nhân tiền bối đã điêu khắc đồ phổ trên vách đá, lão phu e rằng cổ kim rất ít người bì kịp.
Thạch phá Thiên sợ hãi vô cùng nói:
– Tiểu nhân không dám! Tiểu nhân không dám! Long đảo chúa nói vậy mà để cho Bạch gia gia của Tiểu nhân nghe thấy thì người sẽ giận lắm đấy!
Long đảo chúa hỏi lại:
– Tại sao vậy! Thạch phá Thiên đáp:
– Bạch gia gia muốn hết thảy mọi người đều kêu lão gia là đại anh hùng, đại hào kiệt, đại hiệp sĩ, đại tôn sư, đệ nhất về kiếm pháp, đệ nhất về quyền cước, đệ nhất về ám khí, đệ nhất về nội công trong võ lâm từ cổ chí kim không ai bì kịp. Tiểu nhân có hiểu gì đâu mà dám sánh với Bạch gia gia?
Long đảo chúa cười nói:
– Ðại anh hùng, đại hào kiệt, đại hiệp sĩ, đại tôn sư, nội công đệ nhất trong võ lâm từ cổ chí kim… Ha ha!… té ra nhân vật ấy là Bạch tự Tại ở phái Tuyết Sơn Ha ha!
Rồi lão cùng Mộc đảo chúa nhìn nhau mà cười.
Long đảo chúa lại hỏi Thạch phá Thiên:
– Thạch bang chúa nghĩ thế nào về lời tuyên bố của Uy Ðức tiên sinh.
Thạch phá Thiên trầm ngâm một lúc rồi đáp:
– Võ công của Bạch gia gia dĩ nhiên là rất cao cường nhưng bảo rằ ng cái gì cũng đệ nhất tự cổ chí kim thì e rằ ng… chưa chắc.
Long đảo chúa nói:
– Chính thế! nói về kiếm pháp, chưởng pháp, nội công, Thạch bang chúa cũng đã cao hơn gấp mười lần Bach gia gia rồi. Những lời chú giải bằ ng khoa đẩu cổ văn trên vách đá này, tại hạ cùng Mộc huynh đệ mười phần chưa biết được một. Chẳng hiểu Thạch bang chúa có sẵn lòng chỉ giáo cho chăng.?
Thạch phá Thiên hết nhìn Long đảo chúa lại ngó Mộc đảo chúa. Chàng thấy hai lão lộ vẻ rất thành khẩn thêm vào những nét sợ hãi tựa hồ lo rằng những yêu cầu cua rmình có điều thất thố. Hai lão có ý sợ chàng không chịu tiết lộ những điều huyền diệu mà chàng đã hiểu rõ.
Chàng vội đáp:
– Tiểu nhân xin nhất nhất trình bày thế cùng hai vị, chẳng dám dấu diếm gì. Ðầu tiên tiểu nhân coi con nòng nọc này thì hấy huyệt Trung chúa chuyển động. Tiểu nhân coi đến con kia thì huyệt Thái bách nhảy bong lên…
Chàng vừa nói vừa chỉ từng con nòng nọc một, để giải thích cho hai lão nghe.
Hai vị Long, Mộc lơ mơ ra chiều không hiểu.
Thạch phá Thiên thấy nét mặt hai lão ra chiều khác lạ, liền nói:
– Tiểu nhân nói trật rồi chăng?
Long đảo chúa ấp úng đáp:
– Té ra Thạch bang chúa chỉ coi… những con nòng nọc chứ không phải coi những chữ. Vậy mà tại sao Thạch bang chúa lại thông hiểu được cả Thiên thái Huyền kinh?
Thạch phá Thiên thẹn đỏ mặt lên đáp:
– Tiểu nhân từ thuở nhỏ không đọc sách bao giờ thực tình chẳng biết một chữ, rất lấy làm xấu hổ.
Long, Mộc đảo chúa kinh ngạc đến bất nẩy cả người lên, đồng thanh hỏi:
– Bang chúa không biết chữ ư?
Thạch phá Thiên đáp:
– Tiểu nhân không biết. Sau khi tiểu nhân trở về Trung nguyên nhất định sẽ yêu cầu A Tú… dạy cho biết chữ. Tiểu nhân dốt nát để người chê cười thật là mất mặt.
Long, Mộc hai vị đảo chúa thấy chàng vẻ mặt thật thà, tuyệt không có ý xảo trá, không tin cũng đến phải tin.
Long đảo chúa đầu óc hỗn loạn, lão vịn vào vách đá hỏi:
– Bang chúa đã không biết chữ thì sao lại hiểu được biết bao nhiêu lời chú giải từ phòng số một đến phòng số hai mươi ba. Hay là ai giải thích cho Bang chúa?
Thạch phá Thiên đáp:
– Không có ai giải thích hết. Bạch gia gia giảng mấy câu, Phạm gia gia giảng mấy câu mà tiểu nhân chẳng hiểu gì ráo, nên nghe không vào tai. Tiểu nhân… chỉ coi đồ hình rồi nghĩ vơ nghĩ vẩn. Ðột nhiên làn mây hoặc những thanh kiếm nhỏ gì gì đó trên đồ hình hoà nhịp với một nhiệt khí trong người tiểu nhân.
Mộc đảo chúa hỏi:
– Bang chúa không biết chữ mà hiểu được đồ giải… cái đó kể cũng lạ thiệt!
Long đảo chúa hỏi:
– Chẳng lẽ trong cõi mênh mang quả có ý trời thiệt? Hay là Bang chúa được trời ban cho kỳ tài.
Mộc đảo chúa đột nhiên dậm chân la lên:
– Tiểu đệ hiểu rồi! Tiểu đệ hiểu rồi! Ðại ca! Té ra là thế! Long đảo chúa ngẩn người ra một chút rồi lão cũng hiểu ngay. Ta nên biết hai lão cũng ở với nhau mấy chục năm trời, bản lãnh ngang nhau, trí lực cũng tương đương. Có điều Mộc đảo chúa thì trầm lặng it nói. Kể về ngoại giao lão kém Long đảo chúa một chút, nhưng về trí phán đoán hiểu biết thì có phần lẹ hơn lão Long.
Long đảo chúa quay lại bảo Thạch phá Thiên:
– Thạch bang chúa! May ở chỗ bang chúa không biết chữ mới phá giải được mối nghi ngờ sâu xa này, khiến anh em lão phu dù có chết cũng nhắm mắt được, không đến nối ôm hận mang xuống tuyền đài.
Thạch phá Thiên ngơ ngác hỏi:
– Cái gì mà chết cũng nhắm mắt được?… Long đảo chúa khẽ buông tiếng thở dài nói:
– Té ra những văn tự chú thích rườm rà này câu nào cũng có ý đưa người ta vào con đường lạc lõng. Ðã là người nghiên cứu đồ phổ thì còn ai lại không nghiền nghĩ về những lời chú thích.
Thạch phá Thiên lấy làm kỳ hỏi:
– Ðảo chúa nói vậy thì bao nhiêu văn tự ở đây đều vô dụng ư?
Long đảo chúa đáp:
– Chẳng những vô dụng mà còn có hại lớn nữa là khác. Giả tỷ không có những bài chú thích này thì hai anh em lão phu đâu đến nỗi phải tốn bao nhiêu tâm huyết, sức cùng lực kiệt, mà chẳng được ích gì.
Mộc đảo chúa thở dài nói:
– Thiên Thai Huyền Kinh này thực ra không phải là khoa đẩu cổ văn… mà chỉ là những đường dây cùng phương vị các kinh mạch mà thôi. Hỡi ôi! Uổng công bốn chục năm trời! Uổng công bốn chục năm trời!
Long đảo chúa nói
– Câu Bạch thủ Thái huyền Kinh thật chỉ lý. Hiền đệ ơi! Ðầu tóc hiền đệ đã bạc phơ rồi!

Chọn tập
Bình luận
× sticky